Thông điệp yêu thương từ MẶT TRỜI TÂM THỨC

CÁC BẬC THẦY CHỨNG NGỘ CỦA THẾ KỶ 20 -21

XỨ SỞ GIÂY PHÚT HIỆN TẠI

XỨ SỞ GIÂY PHÚT HIỆN TẠI

Quảng cáo online

Chữ chạy

Chào mừng bạn đến với blog MẶT TRỜI TÂM THỨC Email : mattroitamthuc@yahoo.com - Phone 0903070348

Quảng cáo thay đổi

Truyện cười

CHÀO MỪNG CÁC BẠN ĐANG ĐẾN VỚI PHÚT GIÂY HIỆN TẠI

Giây phút hiện tại

Sống trong giây phút hiện tại là một phép lạ. Phép lạ không phải là để đi trên mặt nước.
Phép lạ là đi trên trên hành tinh xanh xinh đẹp này trong trong giây phút hiện tại, biết trân quý sự bình an và vẻ đẹp có sẵn ngay bây giờ.

Thứ Bảy, 31 tháng 12, 2011

Thông điệp tình yêu

Osho yêu quý,

Liệu đã có ai thực sự hiểu được thông điệp tình yêu của ông? Gần đây tôi cảm thấy thật đau lòng khi nhận ra rằng tôi chưa hiểu được, và tự hỏi chẳng phải chúng ta vẫn đang ca những bài ca cũ rích đó sao, dù chủ đề có chút ít khác biệt. Chỉ có việc sống cuộc sống bình dị và tự nhiên thôi mà cũng khó hiểu đến thế sao?

Vì nó quá bình dị, quá tự nhiên nên mới khó. Bạn không bình dị và bạn cũng không tự nhiên. Còn nó thì bình dị và tự nhiên. 

Thông điệp tình yêu của tôi rất đơn giản, không gì đơn giản hơn thế. Nhưng lý trí của bạn thì lại phức tạp quá, rối rắm quá. Nó làm cho mọi thứ rối tung cả lên. – Đó là nhiệm vụ của nó. Và hàng thế kỷ qua nó đã được huấn luyện để làm chỉ một việc là: khiến mọi việc trở nên phức tạp đến mức bạn không sống nổi.

Lý trí của bạn đã rất nhuần nhuyễn trong việc phá hủy bạn, vì cuộc sống của bạn chứa đựng những điều quá đơn giảnn. Hiện hữu rất đơn giản, nhưng lý trí của con người đã bị gọt giũa, quy định, giáo dục, lập trình theo cách mà điều đơn giản nhất cũng bị bẻ cong đi. Ngay khi nó đi vào lý trí bạn là nó đã hết đơn giản rồi. Lý trí suy diễn nó, tìm ra những thứ không có trong nó, và lờ đi những thứ sẵn có trong nó rồi.

Và bạn nghĩ bạn đã nghe được những điều bấy lâu nay tôi vẫn nói với bạn? Không phải vậy. Tôi nói với bạn một đằng bạn nghe một nẻo vì việc nghe của bạn không trực tiếp. Có một kẻ trung gian – đó chính là lý trí của bạn. Nó hoạt động với chức năng kiểm duyệt, nó không để cho nhiều thứ thâm nhập vào bạn đâu.

Bạn sẽ phải ngạc nhiên nếu biết được nó đã ngăn chặn bao nhiêu – 98% đấy. Nó chỉ cho phép 2% những điều nghe được thâm nhập vào bạn, mà 2% đó cũng không còn là nguyên chất nữa. Đầu tiên 2% đó bị ô nhiễm do sự suy diễn của lý trí, của những trải nghiệm quá khứ, những quy định, và khi lý trí cho rằng nó đã hiểu thì những điều được nói ra và những điều bạn nghe được đã cách nhau hai nửa địa cầu rồi.

Đức Phật Cồ Đàm thường kể câu chuyện này, có một điều thật lạ là tất cả những vị thầy vĩ đại đều dựa vào những câu chuyện. Việc này có lý do của nó: lý trí thấy thư giãn khi nghe một câu chuyện, một câu đùa giỡn. Không nhất thiết phải căng thẳng, nghiêm trọng, chỉ nghe một câu chuyện thôi mà, và thế là bạn thấy thoải mái.

Tuy nhiên, khi nghe về những vấn đề như tình yêu, sự tự do hay tĩnh lặng, bạn lại bị căng thẳng. Chính vì thế mà các vị thầy phải sử dụng những câu chuyện đơn giản. Có lẽ khi câu chuyện kết thúc họ có thể thành công trong việc đưa một thông điệp nhỏ thâm nhập vào bạn qua đằng cửa sau thừa lúc bạn còn đang thư giãn.

Đức Phật Cồ Đàm thường nói với các đệ tử của mình rằng: đó là thói quen của ngài sau buổi nói chuyện ban tối – “Giờ các người hãy đi làm công việc cuối cùng trước khi đi ngủ. Và việc cuối cùng đó là thiền định”.

Một buổi tối nọ, tham dự buổi thuyết pháp có một cô gái điếm và một tên trộm. Khi Đức Phật nói: “Giờ các người hãy đi làm công việc cuối cùng trước khi đi ngủ”, thì tất cả các đệ tử của ngài đứng dậy đi thiền. Tên trộm thì bừng tỉnh. – “Mình làm gì ở đây thế nhỉ?”. Đã đến giờ đi ăn trộm rồi. Cô gái điếm thì nhìn quanh và cảm thấy đức Phật thật mẫn cảm, vì khi nói điều đó đức Phật đã nhìn cô. Cô cúi xuống thật thấp với lòng biết ơn sâu sắc vì cô đã được nhắc nhở rằng, “Hãy đi làm công việc của mình trước khi ngủ”.

Chỉ một câu nói mà ba loại người nghe được ba ý nghĩa khác nhau. Thực ra nó có nhiều ý nghĩa hơn thế, vì đối với người hành thiền này thì đó là niềm vui, đối với người hành thiền khác thì đó là việc mà họ phải làm; và như thế ý nghãi không còn giống nhau nữa. Thông điệp giành cho tất cả những người hành thiền là như nhau nhưng họ nghe không giống nhau.

Suốt cuộc đời tôi chưa bao giờ dạy điều gì phức tạp cho một người nào. Cuộc sống đã phức tạp rồi, và tôi không muốn chất thêm gánh nặng cho bạn. Nhưng có lẽ tôi là người bị hiểu sai nhiều nhất trong thế kỷ này, vì một lẽ đơn giản là tôi nói những điều đơn giản mà không ai nói. Tôi đang nói về những điều hiển nhiên mà tất cả mọi người đã làm ngơ, đã lãng quên. Không ai nói về những điều ấy cả.

Bạn có thể chìm vào những luận thuyết thần học của Thiên Chúa giáo, nhìn những tác phẩm tôn giáo vĩ đại của đạo Hindu, của đạo Hồi, đạo Do Thái – rất uyên bác nhưng rất khó hiểu. Chúng càng khó hiểu thì càng được nể trọng. Khi người ta không hiểu điều gì, họ cho rằng nó to tát, huyền bí ngoài tầm hiểu biết của họ. Và tự nhiên nó được người ta kính nể.

Người Hindu sử dụng tiếng Sanskrit để viết luận thuyết tôn giáo của họ, mà ngôn ngữ này đã là tử ngữ rồi. Ngoài chợ búa người ta không nói thứ ngôn ngữ này; nó là ngôn ngữ của các chuyên gia. Thế mà họ nhất quyết không chịu chuyển dịch kinh sách Hindu.

Tôi cứ tự hỏi tại sao họ lại phản đối chuyện này? Thực ra họ nên vui mới phải khi kinh sách của họ được chuyển dịch ra những ngôn ngữ khác và thông điệp của họ được truyền bá đến mọi ngõ ngách trên thế giới. Nhưng khi tôi đọc kinh sách của họ, tôi đã hiểu tại sao. 

Lý do là những kinh sách đó chẳng có gì cả. Chỉ là thứ ngôn ngữ khó hiểu, và người thường không hiểu được nó, chính vì thế mà họ tôn thờ nó. Một khi nó được dịch ra một thứ tiếng mà người dẫn vẫn sử dụng, nó sẽ không còn vầng hào quang, không còn linh thiêng nữa. Nó sẽ trở thành một thứ tầm thường bởi nó không còn là khó hiểu.

Các tôn giáo khác cũng vậy – chẳng hạn như Do Thái giáo. Các giáo sĩ Do Thái vẫn thích dùng tiếng Hebrew hơn. Tiếng Hebrew không còn là một sinh ngữ nữa, vậy tại sao lại cứ bám lấy nó? Lý do là, nó đem lại cho lý trí một cảm giác huyền bí, không thể lĩnh hội được, thần thánh ngoài tầm hiểu biết, và điều duy nhất bạn có thể làm là cúi đầu trước nó. Một khi nó được dịch ra rồi thì nó chẳng là gì. Và đặc biệt là, nó chẳng có thứ gì mà bạn cần cả.

Không có kinh sách nào dạy về tình yêu, về ý nghĩa của nó, về những bình diện khác nhau của nó. Không có kinh sách nào dạy về tự do. Không có kinh sách nào dạy về bạn; về cuộc sống của bạn, và làm sao để chuyển hóa cuộc đời mình thành một cuộc hỉ hoan. Kinh sách viết về Thượng Đế - chẳng ăn nhập gì cả. Thượng Đế thì liên quan gì đến ai? Thánh thần thì hề hấn gì đến ai? – toàn những thứ hoàn toàn không ăn nhập gì với sự hiện hữu của loài người.

Lý trí bị chất đầy những thứ hành lý không cần thiết. Tâm trí không còn chỗ trống cho những thực tế mà bạn phải sống. Thế nên ngay cả nhà thần học vĩ đại nhất của bạn cũng chỉ là một thằng ngốc không hiểu tình yêu bằng bạn, không hiểu chút gì về tự do, chưa bao giờ biết phân định giữa cá tính với cá nhân.

Tôi học môn tôn giáo với một vị giáo sư nọ. Sau mấy buổi học tôi đứng dậy nói với ông ấy rằng: “Tôi nghĩ thầy đang giảng về những thứ chẳng ăn nhập gì. Tôi chẳng thấy một sinh viên nào gặp khó khăn về Thượng Đế, và tôi cũng không thấy Thượng Đế có liên quan gì đến thầy cả” – vì hồi đó tôi ở đối diện nhà ông, và tôi thấy chính bà vợ của ông ấy mới có vấn đề.

Tôi nói với ông ấy: “Vợ của thầy mới là vấn đề thực sự; đó là vấn đề mà thầy nên bàn thảo. Thượng Đế hoàn toàn là trừu tượng. Tôi chưa bao giờ thấy thầy nghĩ về Thượng Đế khi thầy ở nhà. Và trong tất cả những điều thầy đang giảng cho chúng tôi không hề có chút trải nghiệm nào của thầy, nó không phải là vấn đề của thầy. Thầy đang nhồi nhét vào đầu những con người ngây thơ với những ý niệm vô ích. Xin thầy hãy dạy về tình yêu!”.

Ông thầy rất giận. Ông nói: “Cậu đi gặp hiệu trưởng với tôi!”.

Tôi nói: “Gặp Thượng Đế cũng được. Thầy không dọa tôi được đâu”.

Trên đường đến phòng thầy hiệu trưởng, ông ấy nói: “Cậu không sợ thật à?”.

Tôi đáp: “Tại sao tôi lại phải sợ? Chính thầy mới là người phải sợ! Tôi hiểu đám sinh viên; vấn đề của họ là về tình yêu, và vấn đề của thầy cũng là về tình yêu. Tôi sẽ nói với thầy hiệu trưởng là: “Nếu thầy không tin tôi, cứ gọi vợ ông ấy đến mà hỏi, và thầy sẽ hiểu tại sao tôi lại nói đó là vấn đề”. Ông nói: “Cậu đang làm mọi chuyện phức tạp lên đấy”.

Tôi đáp: “Tôi nói rất đơn giản và thực tế đấy chứ. Tôi có thể đưa tất cả sinh viên đến văn phòng thầy; thầy sẽ thấy tất cả bọn họ đều có vấn đề về tình yêu. Người thì theo đuổi một cô gái mà không thành công – đó là vấn đề của anh ta. Người thì có được cô ấy – và đó cũng là vấn đề của anh ta”.

Ông nói: “Cậu về được rồi đấy. Không cần phải làm thế”.

Tôi đáp: “Tôi không bao giờ bỏ cuộc. Nếu thầy không làm thì tôi sẽ làm một mình”.

Ông nói: “Tôi nói là không cần thiết…”.

Tôi nói: “Có thể nó không cần thiết cho thầy nhưng là điều cần thiết đối với tôi. Rốt cục thì tôi vẫn phải quyết định, bởi lẽ đối với tôi tình yêu là một hiện tượng tôn giáo, còn Thượng đế chỉ là một giả thuyết. Nó chẳng có ý nghĩa gì bởi chẳng có gì tương ứng với nó cả”.


Và tình yêu là một hiện tượng tôn giáo. Trừ khi người ta hiểu nó trọn vẹn, còn không họ sẽ phải đau khổ chỉ vì một thứ lẽ ra đã có thể làm cho cuộc sống của họ thăng hoa. Thứ lẽ ra có thể là thiên đàng của họ sẽ lại trở thành địa ngục chỉ vì họ không hiểu nó. Và tất nhiên đó là một nghệ thuật. Ai mà cần quan tâm tới Thượng Đế kia chứ? Thầy nói có lý. Chúng tôi đến đây là để hiểu tôn giáo, chứ không phải để hiểu những điều vô nghĩa”.

“Nhưng”, ông nói: “chương trình đào tạo không đề cập đến tình yêu, tự do, cá nhân hay tĩnh lặng… chúng tôi phải dạy đủ nội dung chương trình”.

Các trường đại học dạy đủ nội dung trong chương trình đào tạo của họ mà không cần biết về cuộc sống thực sự của con người, về những vấn đề thực sự của họ. Vì tôi nói về những điều đơn giản, nhiều người đơn thuần cho rằng đó không phải là tôn giáo. Họ có một ý niệm về tôn giáo, về những giả thuyết trừu tượng phức tạp, bạn cứ suy ngẫm về chúng nhưng cuộc đời bạn sẽ chẳng có gì khác biệt – bạn vẫn thế thôi. Có thể bạn là người Hindu, người Hồi giáo, người Thiên Chúa giáo, chẳng hề chi; những vấn đề thực sự của bạn vẫn không thay đổi. Những vấn đề tưởng tượng của mới khác nhau, nhưng chúng chẳng là gì khác hơn gánh nặng cho lý trí của bạn.

Bạn có thể hiểu được tôi nếu bạn gạt lý trí và cơ chế hoạt động rối rắm của nó sang một bên. Bạn không cần đến nó vì công việc của tôi là từ trái tim đến trái tim. Tôi đang nói bằng trái tim của mình.

ôi không phải là một nhà lý thuyết, tôi không nói bằng lý trí. Tôi đang thổ lộ tim tôi với bạn, nhưng nếu bạn định nghe bằng lý trí thì bạn sẽ bỏ lỡ nó mất.

Nếu bạn sẵn sàng mở một cánh cửa vào sự hiện tồn của mình, nếu bạn sẵn sàng lắng nghe bằng trái tim thì dù tôi có nói gì đi nữa, những điều tôi nói vẫn đơn giản đến mức ban không cần phải đặt niềm tin vào nó bởi lẽ chắc chắn rằng không có cách nào hoài nghi nó được. Nó đơn giản đến mức không cách nào nghi ngại nó được.

Tôi phản đối niềm tin vì lẽ đơn giản là trong tất cả những lời dạy của tôi, bạn không cần đến nó. Tôi ủng hộ sự nghi ngờ vì bạn không thể nghi ngờ được những lời dạy đơn giản của tôi. Tất cả các tôn giáo trên thế giới đều đòi hỏi niềm tin, bởi vì những điều họ rao giảng có thể bị hoài nghi vì sự hoài nghi có thể phá sập toàn bộ dinh thự của họ.

Tôi đơn giản và thực tế. Tôi không siêu hình; vì thế mà bạn không cần phải đặt niềm tin vào tôi. Nếu bạn đã nghe tôi, một sự tín nhiệm chắc chắn sẽ nảy sinh trong bạn, nhưng nó không phải niềm tin, nó gần với tình yêu thậm chí nếu bạn có cố hoài nghi thì cũng không thể được. Và khi bạn đã không thể nghi ngờ một điều gì đó, đó chính là sự tín nhiệm thật sự, một sự tín nhiệm không lay chuyển. Nó chuyển hóa đơn giản bằng cách ở trong bạn.

Trong suốt quá trình lịch sử của loài người, duy chỉ có Mahavira là người đã làm nên sự khác biệt đáng nhớ - mà ở đây điều này là rất quan trọng. Ngài nói rằng có hai cách để đến được với thực tại. Cách thứ nhất là shravaka. Shravaka nghĩa là người biết lắng nghe bằng trái tim. Như vậy người đó không cần phải làm gì hết. Nghe là đủ, và rồi người đó sẽ được chuyển hóa. Cách kia là cách của các thầy tu, những người sẽ phải gian truân lắm mới đến được thực tại.

Tôi không định tạo ra các thầy tu. Chính vì thế mà tôi chọn cách thuyết giảng bởi chỉ cần biết nghe thôi bạn đã có thể lột xác rồi. Bạn chỉ cần có thiện chí mở cánh cửa trái tim của chính mình. Hãy để tôi vào và bạn sẽ khác.

Tôi đã thấy hàng ngàn người thay đổi mà không cần đến sự hiểu biết; họ đã trải qua một sự thay đổi sâu sắc, nhưng sự thay đổi đó chỉ diễn ra ngầm mà thôi. Lý trí của họ không được phép tham gia vào chuyện đó – nó chỉ xảy ra trong tim họ.

Những người này không cần đến liệu pháp nào, không cần thiền định. Nếu họ đã lắng nghe, theo cách tôi đang nói với bạn thì đây chính là sự thiền định, liệu pháp, và sự chuyển biến toàn diện của họ.


































Osho yêu quý,

Liệu đã có ai thực sự hiểu được thông điệp tình yêu của ông? Gần đây tôi cảm thấy thật đau lòng khi nhận ra rằng tôi chưa hiểu được, và tự hỏi chẳng phải chúng ta vẫn đang ca những bài ca cũ rích đó sao, dù chủ đề có chút ít khác biệt. Chỉ có việc sống cuộc sống bình dị và tự nhiên thôi mà cũng khó hiểu đến thế sao?

Vì nó quá bình dị, quá tự nhiên nên mới khó. Bạn không bình dị và bạn cũng không tự nhiên. Còn nó thì bình dị và tự nhiên. 

Thông điệp tình yêu của tôi rất đơn giản, không gì đơn giản hơn thế. Nhưng lý trí của bạn thì lại phức tạp quá, rối rắm quá. Nó làm cho mọi thứ rối tung cả lên. – Đó là nhiệm vụ của nó. Và hàng thế kỷ qua nó đã được huấn luyện để làm chỉ một việc là: khiến mọi việc trở nên phức tạp đến mức bạn không sống nổi.

Lý trí của bạn đã rất nhuần nhuyễn trong việc phá hủy bạn, vì cuộc sống của bạn chứa đựng những điều quá đơn giảnn. Hiện hữu rất đơn giản, nhưng lý trí của con người đã bị gọt giũa, quy định, giáo dục, lập trình theo cách mà điều đơn giản nhất cũng bị bẻ cong đi. Ngay khi nó đi vào lý trí bạn là nó đã hết đơn giản rồi. Lý trí suy diễn nó, tìm ra những thứ không có trong nó, và lờ đi những thứ sẵn có trong nó rồi.

Và bạn nghĩ bạn đã nghe được những điều bấy lâu nay tôi vẫn nói với bạn? Không phải vậy. Tôi nói với bạn một đằng bạn nghe một nẻo vì việc nghe của bạn không trực tiếp. Có một kẻ trung gian – đó chính là lý trí của bạn. Nó hoạt động với chức năng kiểm duyệt, nó không để cho nhiều thứ thâm nhập vào bạn đâu.

Bạn sẽ phải ngạc nhiên nếu biết được nó đã ngăn chặn bao nhiêu – 98% đấy. Nó chỉ cho phép 2% những điều nghe được thâm nhập vào bạn, mà 2% đó cũng không còn là nguyên chất nữa. Đầu tiên 2% đó bị ô nhiễm do sự suy diễn của lý trí, của những trải nghiệm quá khứ, những quy định, và khi lý trí cho rằng nó đã hiểu thì những điều được nói ra và những điều bạn nghe được đã cách nhau hai nửa địa cầu rồi.

Đức Phật Cồ Đàm thường kể câu chuyện này, có một điều thật lạ là tất cả những vị thầy vĩ đại đều dựa vào những câu chuyện. Việc này có lý do của nó: lý trí thấy thư giãn khi nghe một câu chuyện, một câu đùa giỡn. Không nhất thiết phải căng thẳng, nghiêm trọng, chỉ nghe một câu chuyện thôi mà, và thế là bạn thấy thoải mái.

Tuy nhiên, khi nghe về những vấn đề như tình yêu, sự tự do hay tĩnh lặng, bạn lại bị căng thẳng. Chính vì thế mà các vị thầy phải sử dụng những câu chuyện đơn giản. Có lẽ khi câu chuyện kết thúc họ có thể thành công trong việc đưa một thông điệp nhỏ thâm nhập vào bạn qua đằng cửa sau thừa lúc bạn còn đang thư giãn.

Đức Phật Cồ Đàm thường nói với các đệ tử của mình rằng: đó là thói quen của ngài sau buổi nói chuyện ban tối – “Giờ các người hãy đi làm công việc cuối cùng trước khi đi ngủ. Và việc cuối cùng đó là thiền định”.

Một buổi tối nọ, tham dự buổi thuyết pháp có một cô gái điếm và một tên trộm. Khi Đức Phật nói: “Giờ các người hãy đi làm công việc cuối cùng trước khi đi ngủ”, thì tất cả các đệ tử của ngài đứng dậy đi thiền. Tên trộm thì bừng tỉnh. – “Mình làm gì ở đây thế nhỉ?”. Đã đến giờ đi ăn trộm rồi. Cô gái điếm thì nhìn quanh và cảm thấy đức Phật thật mẫn cảm, vì khi nói điều đó đức Phật đã nhìn cô. Cô cúi xuống thật thấp với lòng biết ơn sâu sắc vì cô đã được nhắc nhở rằng, “Hãy đi làm công việc của mình trước khi ngủ”.

Chỉ một câu nói mà ba loại người nghe được ba ý nghĩa khác nhau. Thực ra nó có nhiều ý nghĩa hơn thế, vì đối với người hành thiền này thì đó là niềm vui, đối với người hành thiền khác thì đó là việc mà họ phải làm; và như thế ý nghãi không còn giống nhau nữa. Thông điệp giành cho tất cả những người hành thiền là như nhau nhưng họ nghe không giống nhau.

Suốt cuộc đời tôi chưa bao giờ dạy điều gì phức tạp cho một người nào. Cuộc sống đã phức tạp rồi, và tôi không muốn chất thêm gánh nặng cho bạn. Nhưng có lẽ tôi là người bị hiểu sai nhiều nhất trong thế kỷ này, vì một lẽ đơn giản là tôi nói những điều đơn giản mà không ai nói. Tôi đang nói về những điều hiển nhiên mà tất cả mọi người đã làm ngơ, đã lãng quên. Không ai nói về những điều ấy cả.

Bạn có thể chìm vào những luận thuyết thần học của Thiên Chúa giáo, nhìn những tác phẩm tôn giáo vĩ đại của đạo Hindu, của đạo Hồi, đạo Do Thái – rất uyên bác nhưng rất khó hiểu. Chúng càng khó hiểu thì càng được nể trọng. Khi người ta không hiểu điều gì, họ cho rằng nó to tát, huyền bí ngoài tầm hiểu biết của họ. Và tự nhiên nó được người ta kính nể.

Người Hindu sử dụng tiếng Sanskrit để viết luận thuyết tôn giáo của họ, mà ngôn ngữ này đã là tử ngữ rồi. Ngoài chợ búa người ta không nói thứ ngôn ngữ này; nó là ngôn ngữ của các chuyên gia. Thế mà họ nhất quyết không chịu chuyển dịch kinh sách Hindu.

Tôi cứ tự hỏi tại sao họ lại phản đối chuyện này? Thực ra họ nên vui mới phải khi kinh sách của họ được chuyển dịch ra những ngôn ngữ khác và thông điệp của họ được truyền bá đến mọi ngõ ngách trên thế giới. Nhưng khi tôi đọc kinh sách của họ, tôi đã hiểu tại sao. 

Lý do là những kinh sách đó chẳng có gì cả. Chỉ là thứ ngôn ngữ khó hiểu, và người thường không hiểu được nó, chính vì thế mà họ tôn thờ nó. Một khi nó được dịch ra một thứ tiếng mà người dẫn vẫn sử dụng, nó sẽ không còn vầng hào quang, không còn linh thiêng nữa. Nó sẽ trở thành một thứ tầm thường bởi nó không còn là khó hiểu.

Các tôn giáo khác cũng vậy – chẳng hạn như Do Thái giáo. Các giáo sĩ Do Thái vẫn thích dùng tiếng Hebrew hơn. Tiếng Hebrew không còn là một sinh ngữ nữa, vậy tại sao lại cứ bám lấy nó? Lý do là, nó đem lại cho lý trí một cảm giác huyền bí, không thể lĩnh hội được, thần thánh ngoài tầm hiểu biết, và điều duy nhất bạn có thể làm là cúi đầu trước nó. Một khi nó được dịch ra rồi thì nó chẳng là gì. Và đặc biệt là, nó chẳng có thứ gì mà bạn cần cả.

Không có kinh sách nào dạy về tình yêu, về ý nghĩa của nó, về những bình diện khác nhau của nó. Không có kinh sách nào dạy về tự do. Không có kinh sách nào dạy về bạn; về cuộc sống của bạn, và làm sao để chuyển hóa cuộc đời mình thành một cuộc hỉ hoan. Kinh sách viết về Thượng Đế - chẳng ăn nhập gì cả. Thượng Đế thì liên quan gì đến ai? Thánh thần thì hề hấn gì đến ai? – toàn những thứ hoàn toàn không ăn nhập gì với sự hiện hữu của loài người.

Lý trí bị chất đầy những thứ hành lý không cần thiết. Tâm trí không còn chỗ trống cho những thực tế mà bạn phải sống. Thế nên ngay cả nhà thần học vĩ đại nhất của bạn cũng chỉ là một thằng ngốc không hiểu tình yêu bằng bạn, không hiểu chút gì về tự do, chưa bao giờ biết phân định giữa cá tính với cá nhân.

Tôi học môn tôn giáo với một vị giáo sư nọ. Sau mấy buổi học tôi đứng dậy nói với ông ấy rằng: “Tôi nghĩ thầy đang giảng về những thứ chẳng ăn nhập gì. Tôi chẳng thấy một sinh viên nào gặp khó khăn về Thượng Đế, và tôi cũng không thấy Thượng Đế có liên quan gì đến thầy cả” – vì hồi đó tôi ở đối diện nhà ông, và tôi thấy chính bà vợ của ông ấy mới có vấn đề.

Tôi nói với ông ấy: “Vợ của thầy mới là vấn đề thực sự; đó là vấn đề mà thầy nên bàn thảo. Thượng Đế hoàn toàn là trừu tượng. Tôi chưa bao giờ thấy thầy nghĩ về Thượng Đế khi thầy ở nhà. Và trong tất cả những điều thầy đang giảng cho chúng tôi không hề có chút trải nghiệm nào của thầy, nó không phải là vấn đề của thầy. Thầy đang nhồi nhét vào đầu những con người ngây thơ với những ý niệm vô ích. Xin thầy hãy dạy về tình yêu!”.

Ông thầy rất giận. Ông nói: “Cậu đi gặp hiệu trưởng với tôi!”.

Tôi nói: “Gặp Thượng Đế cũng được. Thầy không dọa tôi được đâu”.

Trên đường đến phòng thầy hiệu trưởng, ông ấy nói: “Cậu không sợ thật à?”.

Tôi đáp: “Tại sao tôi lại phải sợ? Chính thầy mới là người phải sợ! Tôi hiểu đám sinh viên; vấn đề của họ là về tình yêu, và vấn đề của thầy cũng là về tình yêu. Tôi sẽ nói với thầy hiệu trưởng là: “Nếu thầy không tin tôi, cứ gọi vợ ông ấy đến mà hỏi, và thầy sẽ hiểu tại sao tôi lại nói đó là vấn đề”. Ông nói: “Cậu đang làm mọi chuyện phức tạp lên đấy”.

Tôi đáp: “Tôi nói rất đơn giản và thực tế đấy chứ. Tôi có thể đưa tất cả sinh viên đến văn phòng thầy; thầy sẽ thấy tất cả bọn họ đều có vấn đề về tình yêu. Người thì theo đuổi một cô gái mà không thành công – đó là vấn đề của anh ta. Người thì có được cô ấy – và đó cũng là vấn đề của anh ta”.

Ông nói: “Cậu về được rồi đấy. Không cần phải làm thế”.

Tôi đáp: “Tôi không bao giờ bỏ cuộc. Nếu thầy không làm thì tôi sẽ làm một mình”.

Ông nói: “Tôi nói là không cần thiết…”.

Tôi nói: “Có thể nó không cần thiết cho thầy nhưng là điều cần thiết đối với tôi. Rốt cục thì tôi vẫn phải quyết định, bởi lẽ đối với tôi tình yêu là một hiện tượng tôn giáo, còn Thượng đế chỉ là một giả thuyết. Nó chẳng có ý nghĩa gì bởi chẳng có gì tương ứng với nó cả”.


Và tình yêu là một hiện tượng tôn giáo. Trừ khi người ta hiểu nó trọn vẹn, còn không họ sẽ phải đau khổ chỉ vì một thứ lẽ ra đã có thể làm cho cuộc sống của họ thăng hoa. Thứ lẽ ra có thể là thiên đàng của họ sẽ lại trở thành địa ngục chỉ vì họ không hiểu nó. Và tất nhiên đó là một nghệ thuật. Ai mà cần quan tâm tới Thượng Đế kia chứ? Thầy nói có lý. Chúng tôi đến đây là để hiểu tôn giáo, chứ không phải để hiểu những điều vô nghĩa”.

“Nhưng”, ông nói: “chương trình đào tạo không đề cập đến tình yêu, tự do, cá nhân hay tĩnh lặng… chúng tôi phải dạy đủ nội dung chương trình”.

Các trường đại học dạy đủ nội dung trong chương trình đào tạo của họ mà không cần biết về cuộc sống thực sự của con người, về những vấn đề thực sự của họ. Vì tôi nói về những điều đơn giản, nhiều người đơn thuần cho rằng đó không phải là tôn giáo. Họ có một ý niệm về tôn giáo, về những giả thuyết trừu tượng phức tạp, bạn cứ suy ngẫm về chúng nhưng cuộc đời bạn sẽ chẳng có gì khác biệt – bạn vẫn thế thôi. Có thể bạn là người Hindu, người Hồi giáo, người Thiên Chúa giáo, chẳng hề chi; những vấn đề thực sự của bạn vẫn không thay đổi. Những vấn đề tưởng tượng của mới khác nhau, nhưng chúng chẳng là gì khác hơn gánh nặng cho lý trí của bạn.

Bạn có thể hiểu được tôi nếu bạn gạt lý trí và cơ chế hoạt động rối rắm của nó sang một bên. Bạn không cần đến nó vì công việc của tôi là từ trái tim đến trái tim. Tôi đang nói bằng trái tim của mình.

ôi không phải là một nhà lý thuyết, tôi không nói bằng lý trí. Tôi đang thổ lộ tim tôi với bạn, nhưng nếu bạn định nghe bằng lý trí thì bạn sẽ bỏ lỡ nó mất.

Nếu bạn sẵn sàng mở một cánh cửa vào sự hiện tồn của mình, nếu bạn sẵn sàng lắng nghe bằng trái tim thì dù tôi có nói gì đi nữa, những điều tôi nói vẫn đơn giản đến mức ban không cần phải đặt niềm tin vào nó bởi lẽ chắc chắn rằng không có cách nào hoài nghi nó được. Nó đơn giản đến mức không cách nào nghi ngại nó được.

Tôi phản đối niềm tin vì lẽ đơn giản là trong tất cả những lời dạy của tôi, bạn không cần đến nó. Tôi ủng hộ sự nghi ngờ vì bạn không thể nghi ngờ được những lời dạy đơn giản của tôi. Tất cả các tôn giáo trên thế giới đều đòi hỏi niềm tin, bởi vì những điều họ rao giảng có thể bị hoài nghi vì sự hoài nghi có thể phá sập toàn bộ dinh thự của họ.

Tôi đơn giản và thực tế. Tôi không siêu hình; vì thế mà bạn không cần phải đặt niềm tin vào tôi. Nếu bạn đã nghe tôi, một sự tín nhiệm chắc chắn sẽ nảy sinh trong bạn, nhưng nó không phải niềm tin, nó gần với tình yêu thậm chí nếu bạn có cố hoài nghi thì cũng không thể được. Và khi bạn đã không thể nghi ngờ một điều gì đó, đó chính là sự tín nhiệm thật sự, một sự tín nhiệm không lay chuyển. Nó chuyển hóa đơn giản bằng cách ở trong bạn.

Trong suốt quá trình lịch sử của loài người, duy chỉ có Mahavira là người đã làm nên sự khác biệt đáng nhớ - mà ở đây điều này là rất quan trọng. Ngài nói rằng có hai cách để đến được với thực tại. Cách thứ nhất là shravaka. Shravaka nghĩa là người biết lắng nghe bằng trái tim. Như vậy người đó không cần phải làm gì hết. Nghe là đủ, và rồi người đó sẽ được chuyển hóa. Cách kia là cách của các thầy tu, những người sẽ phải gian truân lắm mới đến được thực tại.

Tôi không định tạo ra các thầy tu. Chính vì thế mà tôi chọn cách thuyết giảng bởi chỉ cần biết nghe thôi bạn đã có thể lột xác rồi. Bạn chỉ cần có thiện chí mở cánh cửa trái tim của chính mình. Hãy để tôi vào và bạn sẽ khác.

Tôi đã thấy hàng ngàn người thay đổi mà không cần đến sự hiểu biết; họ đã trải qua một sự thay đổi sâu sắc, nhưng sự thay đổi đó chỉ diễn ra ngầm mà thôi. Lý trí của họ không được phép tham gia vào chuyện đó – nó chỉ xảy ra trong tim họ.

Những người này không cần đến liệu pháp nào, không cần thiền định. Nếu họ đã lắng nghe, theo cách tôi đang nói với bạn thì đây chính là sự thiền định, liệu pháp, và sự chuyển biến toàn diện của họ.


































Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét

HÃY TÌM LẠI CHÍNH MÌNH BẰNG SỰ THỨC TÌNH MỤC ĐÍCH SỐNG

Nhân loại đã thực sự sẵn sàng cho một quá trình chuyển biến nhận thức , một quá trình nở hoa sâu sắc và triệt để của tâm thức đến độ , so với quá trình này thì việc cây cỏ nở hoa 114 triệu năm trước đây , dù cho đẹp đến mấy thì đấy cũng chỉ là sự phản ánh nhạt nhòa ? Liệu con người có thể từ bỏ tầng tầng lớp lớp những cách nghĩ bị bó buộc cũ và trở nên giống như những tinh thể pha lê trong suốt để ánh sang nhận thức xuyên qua dễ dàng ?

Liệu con người có thể thoát ra khỏi trường hấp dẫn của chủ nghĩa vật chất , thoát ra khỏi tình trạng tự đồng nhất mình với hình tướng ?

Khả năng chuyển hóa này cũng là thông điệp chính của những giáo lý sâu sắc để khai thị cho con người .Những người phát đi thông điệp này – như Đức Phật , chúa Jesus và nhiều người khác – là những bông hoa đầu tiên của nhân loại . Họ là những vị Thầy tiên phong , rất hiếm hoi và quý giá vô cùng . Tuy vậy , một sự chuyển hóa rộng khắp chưa thể xảy ra vào thời điểm đó được , nên thông điệp của họ bị bóp méo đi rất nhiều . Ngoại trừ ở một số ít người , tâm thức của con người thời ấy nói chung chưa được chuyển hóa nhiều

Bây giờ thì nhân loại đã sẵn sàng để chuyển hóa chưa ? tại sao lúc này mới thật là thời cơ ? Ban có thể làm gì để thúc đẩy quá trình chuyển hóa nội tại này ? Đặc điểm của nhận thức cũ đầy tính bản ngã là gì và đâu là dấu hiệu của một tâm thức mới đang trổi dậy ?

Những câu hỏi này và một số câu hỏi khác sẽ được đề cập trong cuốn sách này . Quan trọng hơn , quyển sách cũng chính là một công cụ có tính chuyển hóa , xuất phát từ một nhận thức mới đầy tính nổi dậy . Những ý tưởng và khái niệm ở đây tuy quan trọng , nhưng đó cũng là thứ yếu . Chính những tấm bảng chỉ đường giúp bảng chỉ đường giúp bạn đi đến trạng thái thức tỉnh . Trong lúc đọc quyển sách này , một sự chuyển hóa sẽ xảy ra trong bạn

Mục đích chính của quyển sách không phải là để cung cấp thêm thông tin hay những niềm tin mù quáng cho trí năng của bạn , hay cố thuyết phục bạn về một điều gì đó , mà nó mang đến cho bạn một sự chuyển hóa trong nhận thức , tức là thức tỉnh bạn ra khỏi những dòng suy nghĩ miên man ở trong đầu

Nếu được như vậy thì bạn sẽ không chỉ thấy cuốn sách này là “thú vị” . Vì “thú vị” có nghĩa là bạn còn đứng ở bên ngoài , tìm vui với những ý nghĩ , và khái niệm ở trong đầu bạn để tu duy rằng mình đồng ý hay không đồng ý với cuốn sách .

Vì cuốn sách này được viết cho bạn , do đó cuốn sách hoặc rất vô nghĩa đối với bạn , hoặc nó làm cho nhận thức của bạn có sự thay đổi lớn . Tuy nhiên cuốn sách này chỉ có thể thức tỉnh những người đã sẵn sang để tỉnh thức

Tuy nhiên khi có một người vừa tỉnh thức thì biến cố này sẽ tạo nên một quán tính trong tâm thức của tập thể , giúp cho sự tỉnh thức xảy ra dễ dàng hơn ở những người khác . Nếu trong lúc này bạn chưa rõ tỉnh thức nghĩa là gì , thì bạn cũng không cần bận tâm nhiều vể nghĩa của từ ấy , hãy cứ tiếp tục đọc và trong bạn có sự tỉnh thức , thì bạn sẽ hiểu “ tỉnh thức “ có nghĩa là gì

Quá trình tỉnh thức một khi đã bắt đầu ở trong bạn rồi thì không thể đảo ngược lại ; và để cho quá trình này được bắt đầu ,bạn chỉ cần trải qua trạng thái thức tỉnh – dù chỉ tong môt thoáng chốc

Đối với một số người thì một thoáng chốc của trạng thái thức tỉnh đó sẽ xảy đến khi họ đọc cuốn sách này . Còn đối với những người khác thì cuốn sách sẽ giúp họ nhận ra rằng quá trình tỉnh thức đã xảy ra ở trong họ rồi , nhưng bây giờ họ mới nhận ra .

Ở một số người thì quá trình tỉnh thức chỉ xảy ra khi họ gặp phải những mất mát hay khổ đau lớn

Trong khi ở những người khác , là khi họ tiếp xúc với những bậc Thầy hay những giáo lý về tâm linh , hay do đọc cuốn “ Sức mạnh của Hiện tại “ hay những cuốn sách có giá trị tâm linh sống động khác . Hoặc có thể là sự tổng hợp của tất cả những điều ấy . Tuy nhiên , một khi sự thức tỉnh đã bắt đầu ở trong bạn thì cuốn sách này sẽ giúp cho bạn đẩy nhanh và gia tăng cường độ tỉnh thức

Điều căn bản nhất của quá trình thức tỉnh là :

Nhận ra sự mê mờ đang tồn tại trong bạn

Nhận diện bản ngã của bạn khi nó đang nói , đang nghĩ , đang làm một việc nào đó

Nhận ra thói quen suy nghĩ đầy tính băng hoại trong tâm thức của tập thể đang thẩm thấu vào mọi khía cạnh của đời sống , kéo dài thêm tình trạng chưa thức tỉnh

Đó là lý do tôi viết quyển sách này : để nêu lên những khía cạnh chính của bản ngã và cách bản ngã hoạt động trong bạn cũng như trong tâm thức tập thể . Điều này có ý nghĩa quan trọng , vì hai lý do chính .

Trước hết , nếu bạn không nhận ra được những cơ cấu hoạt động của bản ngã , bạn sẽ không nhận diện được nó , và sẽ nhầm lẫn mà liên tục tự đồng hóa mình với bản ngã , tức là vô tình bạn để cho bản ngã chứ ngự lấy bạn , mạo danh là bạn

Thứ hai , tự than việc nhận diện bản ngã ở trong bạn chính là một trong những phương cách giúp cho sự tỉnh thức ở trong bạn được diễn ra . Khi bạn nhận ra sự mê lầm của mình , thì cái làm cho sự nhận biết ấy có thể diễn ra chính là thứ nhận thức mới đang trỗi dậy , đó cũng chính là tỉnh thức .

như ta không thể đấu tranh lại bong tối , hay chống đối lại sự mê mờ . Điều mà ta cần làm là mang ánh sáng của nhận thức vào những nơi tối tăm này

Và bạn chính là Ánh sang đó

Bài đăng phổ biến

Lưu trữ Blog