Thông điệp yêu thương từ MẶT TRỜI TÂM THỨC

CÁC BẬC THẦY CHỨNG NGỘ CỦA THẾ KỶ 20 -21

XỨ SỞ GIÂY PHÚT HIỆN TẠI

XỨ SỞ GIÂY PHÚT HIỆN TẠI

Quảng cáo online

Chữ chạy

Chào mừng bạn đến với blog MẶT TRỜI TÂM THỨC Email : mattroitamthuc@yahoo.com - Phone 0903070348

Quảng cáo thay đổi

Truyện cười

CHÀO MỪNG CÁC BẠN ĐANG ĐẾN VỚI PHÚT GIÂY HIỆN TẠI

Giây phút hiện tại

Sống trong giây phút hiện tại là một phép lạ. Phép lạ không phải là để đi trên mặt nước.
Phép lạ là đi trên trên hành tinh xanh xinh đẹp này trong trong giây phút hiện tại, biết trân quý sự bình an và vẻ đẹp có sẵn ngay bây giờ.

Thứ Ba, 31 tháng 7, 2012

Đạo tám làn


Phật nói:

Những người theo đạo giống như các chiến binh
tranh đấu đơn độc với vô số kẻ thù. Họ tất cả có
thể ra ngoài công sự với áo giáp đầy đủ; nhưng
trong số họ có một số người nhát gan, một số
người nửa vời và trốn chạy rút lui, và một số bị
giết trong cuộc ẩu đả và một số về nhà thắng lợi.
Này các sư, nếu các ông muốn đạt tới chứng ngộ,
các ông phải bước đi vững chắc theo cách của
mình, với tấm lòng cương quyết, với lòng dũng
cảm, và phải bạo dạn trong bất kì môi trường nào
có thể xảy tới cho các ông, và phá huỷ mọi ảnh
hưởng tai ác mà các ông có thể bắt gặp; với điều
như vậy các công sẽ đạt tới đích.
Phật Gautama không nghiêng về trừu tượng hoá,
triết lí hay siêu hình. Ông ấy rất thực tiễn, thực tế,
không viển vông. Ông ấy rất khoa học. Cách tiếp cận
của ông ấy không phải là cách tiếp cận của nhà tư
tưởng; cách tiếp cận của ông ấy mang tính tồn tại. Khi
ông ấy đạt tới và trở thành vị phật, tương truyền rằng
Thần của các Thần, Brahma, đã tới ông ấy và hỏi ông
ấy, "Ai là nhân chứng cho ông? Ông tuyên bố rằng
ông đã trở thành phật, nhưng ai là nhân chứng cho
ông?" Phật cười to, chạm đất bằng hai tay và nói, "Đất
này, đất cứng này là nhân chứng của ta."
Ông ấy rất trần tục; ông ấy đã làm cho đất thành
nhân chứng của mình. Ông ấy có thể đã nói như vậy
về trời, nhưng không; ông ấy có thể đã nói về mặt trời
hay mặt trăng, nhưng không. Ông ấy đã chạm đất và
nói, "Đất cứng này là nhân chứng của ta." Toàn thể
cách tiếp cận của ông ấy giống như thế đấy.
Trước khi chúng ta đi vào trong những lời kinh
này, cần phải hiểu các bước cơ sở của ông ấy.
Đạo của Phật có tên là 'Bát chính đạo' - con
đường tám làn. Ông ấy đã chia nó thành tám phần.
Nhưng phân chia đó là tuỳ tiện, chỉ là tiện dụng; Đạo
là một. Nó thực sự không bị phân chia, nó được phân
chia để cho bạn có thể hiểu nó dễ dàng. Và đây là
chính điều nền tảng: nếu bạn có thể hiểu tám bước
này hay tám phân chia này của Đạo, Đạo sẽ mở ra
ngay trước bạn. Bạn đang đứng trên nó đấy, nhưng
không nhận biết thôi; tâm trí bạn đang vẩn vơ ở đâu
đó. Đạo đang ở ngay trước bạn. Cho nên cố gắng hiểu
tám bước này sâu sắc nhất có thể được đi.
Thứ nhất là: chính kiến (nhìn đúng).
Và tất cả tám bước này đều liên quan tới tính
chính, tính đúng - chính kiến, chính ý, chính ngữ,
chính hạnh, chính nghề nghiệp, chính tinh tiến, chính
niệm, và cái thứ tám, cái tối thượng, chính định. Từ
'chính' phải được hiểu trước hết bởi vì từ tiếng Phạn
samyak có ý nghĩa, hàm chứa với nghĩa nhiều tới mức
nó không thể nào được dịch nổi. 'Right-Chính' là từ
việc dịch rất nghèo nàn cho nó bởi nhiều nguyên
nhân.
Thứ nhất, từ 'chính' lập tức cho ý tưởng cứ dường
như nó đối lại cái tà. samyak không bao giờ cho ý
tưởng đó; samyak không đối lại tà. Chính của Phật
không chống lại tà, bởi vì Phật nói, 'Tà có nhiều,
chính có một - cho nên làm sao chính có thể đối lại tà
được?" Mạnh khoẻ có một thôi, bệnh tật có nhiều.
Không có nhiều mạnh khoẻ như có nhiều bệnh tật
đâu, cho nên mạnh khoẻ không thể đối lại bệnh tật
được - bằng không thì sẽ có nhiều mạnh khoẻ thế. Ai
đó đang bị lao - TB và thế rồi người đó trở nên mạnh
khoẻ, ai đó bị ung thư và người đó trở nên mạnh
khoẻ, và ai đó bị cảm cúm rồi người đó trở nên mạnh
khoẻ. Ba mạnh khoẻ này không phải là ba mạnh khoẻ.
Bệnh tật khác nhau, nhưng mạnh khoẻ là một, và một
không thể nào đối lại nhiều.
Đích xác cùng điều đó là đúng với chính và tà.
Chính có một thôi. Tà có hàng triệu; bạn có thể cứ bịa
ra những cái tà. Chính thì không thể bịa ra được; nó
không phụ thuộc vào bạn. Chính là trạng thái của việc
bạn đang trong hoà nhịp với cái toàn thể. Đó là nghĩa
của mạnh khoẻ nữa: khi bạn đang hoà nhịp với cái
toàn thể thì bạn mạnh khoẻ. Âm nhạc tuôn chảy giữa
bạn và cái toàn thể, không có cản trở. Bạn cảm thấy
khoẻ mạnh. Không có tiếng ồn, mọi thứ đều trong hài
hoà. Khi cá nhân trong hoà nhịp với vũ trụ, cái chính
tồn tại, mạnh khoẻ tồn tại. Khi bạn rơi ra ngoài sự hoà
nhịp thế thì nhiều cái tà phát sinh - không có giới hạn
cho chúng, chúng là vô hạn. Và bạn có thể bịa ra
nhiều cái tà mới.
Nhân loại đã bịa ra nhiều bệnh tật mới mà trước
đây chưa phổ biến. Trong kinh sách ngày xưa, kinh
sách ayurvedic, nhiều bệnh không được nhắc tới. Mọi
người nghĩ chúng không được nhắc tới bởi vì
ayurveda đã không đủ khoa học, cho nên họ không
thể chẩn đoán được các bệnh đó. Điều đó không
đúng; ayurveda đã trở thành khoa học hoàn hảo.
Nhưng các bệnh đó đã không có trong sự tồn tại, cho
nên làm sao bạn có thể chẩn đoán được cái không tồn
tại? Chúng là phi tồn tại. Đã có vài bệnh tồn tại chỉ
cho người giầu, người rất giầu. Chúng được gọi là
bệnh hoàng gia. Bệnh lao đã được gọi là bệnh 'hoàng
gia'. Nó không phải là bệnh thường. Bây giờ toàn thế
giới đã trở thành hoàng gia rồi; bây giờ toàn thế giới
đang chịu bệnh giầu, của sự giầu có. Nhàn rỗi đã làm
cho nhiều thứ thành sẵn có, nhiều bệnh mới thành sẵn
có.
Ung thư là bệnh rất mới. Nó mới chỉ tồn tại khi
tâm trí rất lo nghĩ, khi lo âu trở thành giống như vết
thương. Và quanh vết thương tinh tế đó trong tâm lí
phát sinh bệnh tật trong thân thể tương ứng với nó.
Đó chính là ung thư là gì: Đó là lí do tại sao ung thư
lại dường như không thể chữa khỏi. Không có cách
nào chữa được nó từ phía thân thể. Nó có thể được
chữa chỉ từ phía tâm trí bởi vì về căn bản nó phát sinh
ở đó.
Mỗi thời đại lại có bệnh tật riêng của nó, mỗi thời
đại đều có chứng tật riêng của nó, và mỗi thời đại đều
tạo ra tội lỗi riêng của nó. Nhưng đức hạnh là vô thời
đại, vô thời gian. Tính thượng đế chẳng có liên quan
gì tới bất kì thời đại nào, thời kì nào. Nó không mang
tính lịch sử, nó mang tính tồn tại.
Phật nói: Chính là cái không phải do ông tạo ra.
Nó đã có đó rồi. Nếu ông đi xa khỏi nó thì ông là tà,
nếu ông lại gần nó thì ông là chính. Ông càng tới gần,
ông càng chính hơn. Một ngày nào đó, khi ông đích
xác ở nhà, ông là chính hoàn hảo. Samyak (chính) và
samadhi (định) cả hai có cùng một gốc sam. Samyak
là bước đi tới samadhi. Nếu ông không hiểu samyak,
ông sẽ không có khả năng hiểu samadhi.
Cho nên bẩy bước chung cuộc đưa tới bước cuối
cùng. 'Samadhi' nghĩa là: bây giờ mọi thứ đã rơi vào
hoà nhịp với sự tồn tại. Không thiếu sót nào tồn tại;
âm nhạc hoàn toàn hoàn hảo. Nhưng không có từ hay
hơn trong tiếng Anh so với từ 'chính', cho nên bạn
phải hiểu nó. 'Chính' theo nghĩa phật giáo của thuật
ngữ này nghĩa là: được cân bằng, được định tâm,
được tiếp đất, hài hoà, yên bình - tất cả những điều
này. Nhưng điều cơ bản vẫn có thể được hiểu cho dù
không có thuật ngữ đồng nghĩa trong tiếng Anh để
dịch nó.
Nhưng nhớ, nó chẳng liên quan gì tới tà cả. Tà là
bịa đặt của con người, chính là thiêng liêng. Chính
không phải là cái gì đó bạn phải làm - bạn được sinh
ra đã chính rồi. Tà là cái gì đó bạn phải làm; bạn đã
không được sinh ra mà tà. Mọi đứa trẻ đều được sinh
ra trong hài hoà. Đó là lí do tại sao trẻ con lại đẹp thế.
Bạn đã bao giờ thấy đứa bé mới sinh ra xấu không?
Điều đó không xảy ra. Mọi đứa trẻ mới sinh đều đẹp,
nhưng tất cả người lớn lại không đẹp. Cho nên cái gì
đó ở đâu đó phải đã đi sai - bởi vì mọi đứa trẻ mới
sinh đều đẹp. Chúng có duyên dáng, thanh thoát vô
cùng mà chẳng liên quan gì tới thực tế nào, bởi vì
chúng không có thời gian để thực hành bất kì cái gì.
Chúng tới thế giới này mà không có diễn tập nào.
Chúng chỉ có đó; hạnh phúc thế, im lặng thế, hài hoà
thế. Duyên dáng thế bao quanh chúng - cứ dường như
toàn thể sự tồn tại đang bảo vệ chúng. Thế rồi, dần
dần, chúng học cách thức của con người và trở thành
tà. Thế thì xấu xí xuất hiện. Thế thì những đôi mắt
đẹp trở thành khủng khiếp; thế thì khuôn mặt đẹp có
thể trở thành mang tính tội phạm; thế thì thân thể đẹp
có thể mất đi mọi duyên dáng. Thế thì thông minh
đẹp... Mọi đứa trẻ sinh ra đều thông minh; đó là cách
mọi sự đang thế. Đứa trẻ thông minh có thể trở thành
ngu xuẩn, tầm thường. Đây là thành tựu của con
người.
Cái tà là thành tựu của con người, cái chính là
thiêng liêng. Bạn không làm cái gì vì nó cả. Bạn chỉ
phải dừng tất cả mọi thứ bạn đã từng làm để tạo ra cái
tà. Và khi có cái chính, bạn không cảm thấy mình là
chính. Đó là lí do tại sao, tôi nhắc lại: Nó không đối
lại cái tà. Khi bạn đang trong cái chính bạn đơn giản
tự nhiên. Bạn không có cảm giác gì về tính chính cả.
Bạn không có cảm giác nào rằng bạn là thánh nhân vĩ
đại. Nếu bạn có cảm giác đó thế thì bạn vẫn còn tà ở
đâu đó - bởi vì cái không là một nốt chói tai. Nó
không cho phép âm nhạc tuôn chảy.
'Chính' nghĩa là được cân bằng, không căng
thẳng, định tâm; bạn không là người lạ trong sự tồn
tại. Đây là nghĩa của 'chính': bạn ở nhà. Sự tồn tại này
là gia đình bạn. Bạn không phải là người xa lạ. Ở
phương Tây, và ở phương Đông nữa, tâm trí hiện đại
liên tục nói và nghĩ về điều xa lạ, rằng con người đã
trở thành người ngoài, rằng con người đã trở thành
người lạ, rằng chúng ta dường như chỉ giống như điều
ngẫu nhiên trên trái đất. Các nhà hiện sinh có từ đúng
cho nó: họ nói chúng ta đã bị tống xuống đây. Tống
sao? Bị gạt bỏ! Bị đuổi đi! Bị trừng phạt! Và sự tồn
tại này đang chống lại chúng ta. Và bạn có thể chứng
minh được điều đó: biết bao nhiêu bệnh tật - cái chết
có đó; biết bao nhiêu thất vọng, thất bại. Mọi người
cứ nói con người đề nghị và Thượng đế quyết định.
Cho nên tất nhiên con người mang định mệnh,
mang định mệnh từ chính lúc ban đầu, là được sinh ra
với ham muốn lớn lao và không có khả năng nào cho
bất kì sự hoàn thành nào. Làm sao sự tồn tại này có
thể là nhà của bạn được? Nó không thể là gia đình của
bạn.
Cái chính là khi bạn bắt đầu cảm thấy rằng bạn ở
nhà. Không cái gì xa lạ, không cái gì lạ cả.
Phật nói: Nếu ông có, ông là tà - bởi vì bất kì khi
nào bạn có, bạn đều tách rời khỏi sự tồn tại. Khi bạn
không có thì bạn là chính. Nghe điều ngược đời này;
đó là một trong những ngược đời tuyệt vời nhất. Phật
nói: Khi ông có, ông là tà. Sự hiện hữu của bạn là tà.
Chính sự tách bạch, cái 'tôi đây', tạo ra rào chắn. Thế
thì bạn không tan chảy, thế thì bạn trở thành đông
cứng, thế thì bạn giống như khối băng. Chết. Khép
kín. Thế thì bạn có biên giới.
Khi bạn bắt đầu tan chảy, và bạn bắt đầu cảm
thấy, "Sự tồn tại có đó, và mình chỉ là một phần
thôi"... và bạn thảnh thơi, và có buông bỏ; bạn biến
mất. Thế thì bạn là chính. Khi bạn không có thì bạn là
chính.
Tám bước này chỉ là những chỉ báo, dần dần, về
cách đi tới dũng cảm vô cùng đó, dũng cảm tối
thượng đó nơi bạn lấy bước nhảy lượng tử và bạn đơn
giản biến mất. Khi cái ngã biến mất, Cái Ta Vũ Trụ
phát sinh.
Điều đầu tiên là chính kiến, nhìn đúng.
Phật nói: Nhìn vào mọi sự mà không có ý kiến
nào, bằng không ông chẳng bao giờ nhìn vào thực tại
cả. Nhìn vào mọi thứ mà không có triết lí nào, không
có định kiến nào, không có giáo điều, tín điều, kinh
sách nào. Nhìn đi. Nhìn vào mọi sự như chúng đang
đấy. Mang tính sự kiện; đừng tạo ra hư cấu. Nếu bạn
đang tìm cái gì đó với định kiến, bạn sẽ tìm thấy nó -
đó là rắc rối đấy. Nếu bạn đã đầy đức tin thì bạn sẽ
thấy nó bởi vì tâm trí mang tính sáng tạo, tưởng
tượng, có khả năng tự thôi miên tới mức bất kì cái gì
nó tin nó đều có thể tạo ra. Phật nói: đi tới thực tại mà
không có đức tin nào. Đức tin là rào chắn.
Bạn phải đã quan sát điều đó.
Nếu bạn được sinh ra là người Hindu - điều đó
nghĩa là nếu bạn được huấn luyện từ thời thơ ấu bởi những người Hindu -
điều đó nghĩa là bạn là nạn nhân
của Hindu giáo. Và cùng điều đó áp dụng cho người
Mô ha mét giáo và Ki tô giáo, người Do Thái, người
Jaina, người cộng sản: toàn thể nhân loại là nạn nhân
của trường phái này nọ, của định kiến này nọ, của đức
tin này nọ. Nếu bạn được sinh ra là người Hindu, đã
được huấn luyện theo những giáo điều nào đó, và bạn
bắt đầu thiền, bạn sẽ bắt đầu thấy linh ảnh của
Krishna, Rama - điều đó tuỳ vào điều bạn đã được
dạy, người đã được áp đặt và khắc ghi vào tâm trí bạn
- nhưng Christ sẽ không bao giờ tới với bạn. Christ tới
với người Ki tô giáo, Phật tới với Phật tử, Mahavira
tới với người Jaina. Với người Jaina, Mohammed
không bao giờ có thể tới; điều đó là không thể được.
Ngay cả quan niệm về ý tưởng này cũng là không thể
được. Ngay cả trong mơ, Mohammed cũng sẽ không
tới cho người Jaina. Điều gì xảy ra? Nhưng Phật,
Mahaviras, Christs, có thực sự tới không? hay đức tin
riêng của bạn đang tạo ra họ? Đức tin riêng của bạn
đang tạo ra họ đấy.
Với người cộng sản thì chẳng ai tới cả. Đức tin
của người đó là ở chỗ tất cả các tôn giáo đều vô
nghĩa, một loại thuốc phiện cho mọi người, một chất
độc nguy hiểm cần loại bỏ nhanh nhất có thể được -
thế thì chẳng ai tới cả. Điều đó tuỳ thuộc vào bạn.
Nếu bạn có niềm tin, chính niềm tin đó trở thành giấc
mơ; và nếu bạn lại là người rất, rất nhạy cảm, cảm
nhận, thì giấc mơ đó có thể trông còn thực hơn là thực
tại. Thực tế, điều này xảy ra mọi ngày, ngay cả trong
những người không tôn giáo. Bạn mơ trong đêm và
khi bạn mơ thì mơ có vẻ thực thế. Bạn đã mơ cả đời
mình và mọi sáng bạn đều xoá bỏ nó như thứ không
thật. Nhưng rồi đêm hôm sau bạn lại mơ, và trong
giấc mơ nó lại dường như thật.
Khả năng mơ sống nhờ vào niềm tin. Nếu bạn có
niềm tin mạnh mẽ thế thì khả năng mơ gắn với niềm
tin này, đổ năng lượng của nó vào niềm tin này, làm
cho niềm tin này thành thực tại, và bạn bắt đầu có linh
ảnh. Phật không ủng hộ linh ảnh nào cả - bởi vì ông
ấy nói: "Cái đang đó không cần linh ảnh nào. Điều
cần thiết đơn giản là sự sáng tỏ để thấy." Tâm trí bạn
không cần có giấc mơ nào, giấc mơ lớn lao về các
thánh nhân vĩ đại, cõi trời và địa ngục; đây tất cả đều
là sáng tạo của bạn.
Chính kiến là: không có định kiến nào, không có
niềm tin nào, không có ý kiến về bất kì cái gì. Khó
đấy... con đường của Phật là gian nan; ông ấy yêu cầu
quá nhiều. Điều đó gần như là kì công siêu nhân.
Nhưng điều đó là có thể - và đó là cách duy nhất
hướng tới chân lí.
Nếu bạn có ý kiến nào đó bạn sẽ áp đặt ý kiến của
mình lên chân lí. Bạn vẫn làm điều đó hàng ngày đấy
thôi. Nếu bạn tới tôi với ý kiến rằng người này là tốt,
bạn sẽ bị thuyết phục rằng người này là tốt thật; nếu
bạn đến với ý kiến rằng người này là xấu, bạn sẽ bị
thuyết phục rằng người này là xấu thật. Niềm tin của
bạn bao giờ cũng tìm ra cái mà nó muốn tìm. Niềm tin
rất mang tính chọn lọc. Tôi đã nghe...
Đứa bé được đem ra toà lần nữa bị buộc tội đánh
cắp nắp trục bánh xe ô tô. Quan toà quyết định gọi bố
nó tới: "Trông đây," quan toà nói. “Con ông đã ra toà nhiều lần vì bị
buộc tội ăn cắp, và tôi phát mệt khi
thấy nó ở đây."
"Tôi không trách ông đâu, thưa quan toà," người
bố nói. "Và tôi cũng phát mệt khi thấy nó ở đây như
ông."
"Thế thì sao ông không dạy nó cách hành động?
Chỉ cho nó con đường chính và nó sẽ không tới đây
nữa."
"Tôi đã chỉ cho nó con đường chính rồi đấy chứ,"
người bố nói, "nhưng nó lại dường như không có tài
năng nào để học. Nó bao giờ cũng bị bắt!"
Bây giờ, chính đạo là khác cho quan toà và cho
người bố. Bản thân người bố là kẻ cắp. Ông ta cũng
muốn đứa con học 'chính đạo' để cho nó không bao
giờ bị bắt lần nữa. Nhưng chính đạo của ông ta là
chính đạo của ông ta.
Với kì nghỉ, Mullevy quyết định đi tới Thuỵ Sĩ để
hoàn thành giấc mơ cả đời và trèo lên núi Matterhorn.
Anh ta thuê một người hướng dẫn, và ngay khi họ sắp
lên tới đỉnh thì họ bị tuyết lở dập xuống.
Ba giờ sau Thánh Bernard đào xới tới họ, một
chai rượu vang được buộc dưới cằm ông ta.
"Hoan hô!" người hướng dẫn kêu lên. "Người bạn
tốt nhất của con người tới rồi."
"A," Mullevy nói. "Và nhìn vào kích cỡ của thằng
cha đang mang nó!"
Bây giờ, với người này anh chàng đó là người bạn
vĩ đại nhất của nhân loại, với người kia đó là cái chai
mà người đó đang mang.
"A," Mullevy nói. "Và nhìn vào kích cỡ của thằng
cha đang mang nó!"
Điều đó tuỳ thuộc vào cách bạn nhìn mọi sự. Bạn
có thể nhìn vào cùng một thứ, và bạn có thể không
thấy cùng một thứ. Nếu bạn nghe tôi trong tin cậy,
bạn nghe kiểu khác. Nếu bạn nghe tôi mà không tin,
bạn nghe tôi kiểu khác. Nếu bạn nghe như một đệ tử,
bạn nghe kiểu khác. Nếu bạn nghe chỉ như người
ngoài, khách thăm - chỉ nhân tiện thôi, bạn đã tới
cùng người bạn - bạn nghe kiểu khác. Điều tôi đang
nói vẫn thế, nhưng cách bạn diễn giải nó sẽ tuỳ thuộc
vào bạn. Nghe đúng sẽ là ở chỗ bạn nghe như không
ai cả: không chống đối không ủng hộ, không có định
kiến - chỉ là việc nghe. Nếu bạn có thể thấy mọi sự
mà không có ý tưởng gì trong tâm trí, thế thì Phật nói
đó là chính kiến.
Chính kiến không cần quan niệm hoá. Đó là lí do
tại sao Phật lại nói: Đừng hỏi ta câu hỏi lí thuyết nào.
Ông ấy không nói gì về Thượng đế cả - không phải vì
Thượng đế không có. Ông ấy không nói gì về điều đó
bởi vì việc tạo ra lí thuyết là vô dụng. Ông ấy cố gắng
mở mắt bạn ra với điều đó. Ông ấy nói: Để biết chân
lí bạn cần đôi mắt - cũng như bạn không thể nào dạy
được người mù ánh sáng giống cái gì, dù bạn có cố
gắng tới đâu. Bạn không thể dạy người mù bất kì cái
gì về ánh sáng được. Tất nhiên, bạn có thể dạy bao
nhiêu tuỳ ý và người đó có thể học tất cả những thong tin bạn đã chuyển
giao cho người đó, nhưng dầu vậy
thì trong thực tế, người đó vẫn không có khả năng
quan niệm nổi ánh sáng là gì. Người đó không thể
quan niệm được.
Chuyện xảy ra:
Một người mù được đưa tới Phật. Ông ấy vừa đi
qua làng này, và mọi người trong làng đều mệt mỏi vì
người mù này bởi vì anh ta là người rất logic và rất
triết lí. Anh ta nhiều biện luận tới mức anh ta thường
hay chứng minh rằng ánh sáng không tồn tại. Anh ta
sẽ nói, "Ông cứ đem nó lại đây, tôi sẽ sờ vào nó"; hay
"Ông cứ đem nó tới đi để tôi có thể nếm nó"; hay
"Ông đem nó tới đi, ít nhất để tôi ngửi nó"; hay "Ông
đem nó tới đi và đánh nó như cái trống để cho tôi có
thể nghe thấy nó."
Tất nhiên, bạn không thể đánh ánh sáng như cái
trống được, và bạn không thể nếm được nó, và bạn
không thể ngửi được nó, và bạn không thể sờ được
nó.
Người mù này sẽ cười, cười đắc thắng, và anh ta
sẽ nói, "Các ông ngu lắm! Các ông đang cố gắng
chứng minh cái gì đó cho tôi mà nó lại không có. Tôi
có bốn giác quan. Chứng minh nó đi! Tôi sẵn sàng
đây, tôi cởi mở."
Họ không thể chứng minh được điều đó, cho nên
người mù này bắt đầu cho rằng họ chỉ đang cố gắng
lừa mình về ánh sáng này: "Toàn thể trò này chỉ là lừa
dối, giả dối. Thực tế, họ muốn chứng minh rằng mình
mù. Họ đang sỉ nhục mình. Mình đâu có mù, bởi vì
ánh sáng không tồn tại. Cho nên phỏng có ích gì? Nếu
ánh sáng mà không tồn tại, chẳng cần mắt đó làm gì.
Mắt chỉ là hư cấu."
Ông ta sẽ nói, "Các ông tất cả đều mù, nhưng các
ông đang mơ về cái gì đó không tồn tại."
Họ mang người đó tới Phật, và Phật nói, "Đừng
đem người đó tới ta. Ta biết một thầy thuốc - bởi vì
người đó không cần thuyết phục, người đó cần cái
nhìn về ánh sáng. Người đó cần mắt. Người đó cần trị
liệu, người đó không cần lí thuyết về nó. Nhưng ta
biết một thầy thuốc."
Phật có một thầy thuốc giỏi, rất có học. Thầy
thuốc này được một nhà vua phái tới cho ông ấy, để
chăm sóc thân thể Phật. Người mù này đã được đưa
tới thầy thuốc đó. Ông ta điều trị cho người này, và
trong vòng sáu tháng người này đã có thể nhìn được.
Vào lúc đó Phật đã đi sang thị trấn khác. Người
này chạy và nhảy múa; anh ta cực lạc. Anh quì xuống
dưới chân Phật và anh ta nói, "Thầy đã thuyết phục
được tôi."
Phật nói, "Đừng nói điều vô nghĩa. Ta đã chẳng
làm gì cả. Mắt ông đã thuyết phục ông, và không có
cách khác."
Phật thường nói: ta không phải là triết gia, ta là
thầy chữa. Ta muốn chữa trị mắt bên trong của các
ông, và bước đầu tiên là nhìn đúng - chính kiến.
'Chính kiến' thực sự nghĩa là: một tâm trí không có
quan điểm. Nếu bạn có quan điểm nào đó, đó là quan
điểm tà. Nếu bạn không có quan điểm nào, thế thì bạn
đơn giản cởi mở, sáng tỏ. Thế thì cửa sổ của bạn hoàn toàn mở, bạn không
có cản trở nào; bất kì cái gì sẵn
có bạn đều có khả năng thấy. Phật không bao giờ nói
điều gì về cái bạn sẽ thấy; ông ấy chỉ nói về cách chữa
trị chứng mù của bạn, cách thoát ra khỏi chứng mù
của bạn.
Con trai của Mulla Nasruddin, đang học khoa học
chính trị, hỏi bố nó, "Bố ơi, kẻ phản bội trong chính
trị là gì?"
"Bất kì người nào rời bỏ đảng của mình," Mulla
nói, "và đi sang phía bên kia, đều là kẻ phản bội."
"Rồi, thế nói gì về người rời bỏ đảng của họ để đi
theo đảng của bố?" cậu thanh niên hỏi.
"Người đó là người cải đạo con ạ," Nasruddin nói,
"một người cải đạo thực sự."
Bây giờ, khi ai đó chuyển từ đảng này sang đảng
khác thì người đó là kẻ phản bội, và khi ai đó gia nhập
đảng của bạn từ các đảng khác thì anh ta là người cải
đạo. Khi người Hindu trở thành người Ki tô giáo, với
người Hindu anh ta là kẻ phản bội, với người Ki tô
giáo anh ta là người cải đạo; và khi người Ki tô giáo
trở thành người Hindu, họ đón chào anh ta: hiểu biết
của anh ta trở lại, anh ta đã nhận ra chân lí là gì.
Nhưng với người Ki tô giáo, anh ta là kẻ phản bội.
Nếu bạn sống với các quan điểm bạn không thể
thấy được chân lí của bất kì cái gì. Quan điểm của bạn
bao giờ cũng tới như rào chắn. Nó cản trở, nó bóp
méo, nó không cho phép bạn thấy mọi vật như nó
đang đấy. Và Thượng đế là cái đang đấy. Để biết thực
tế bạn không cần có bất kì quan điểm nào. Thực tế,
nếu bạn thực sự muốn biết cái thực, bạn phải vứt bỏ
các quan điểm. Đó là từ bỏ đầu tiên Phật dạy: Vứt bỏ
mọi quan điểm, và chính kiến sẽ nảy sinh. Mọi quan
điểm đều là tà. Hindu giáo, Ki tô giáo, Phật giáo: mọi
quan điểm đều là quan điểm tà.
Người không có quan điểm, người không có ý
kiến, người không một ý nghĩ níu bám vào, người chỉ
là tấm gương, mới phản chiếu thực tại.
Người đàn bà nghe nhà truyền giáo nói qua các
lời răn, và sau mọi lời răn bà ta lại tham gia cùng các
thính giả khác mà kêu lên, "Amen!"
Khi ông ta nói tới lời răn: Các ngươi không được
phạm tội ngoại tình, bà ta nói, "Bây giờ ông ấy bắt
đầu xen vào đây."
Cái gì đó vẫn có vẻ tuyệt đối đúng chừng nào nó
vẫn còn khớp với bạn - cứ dường như bạn là tiêu
chuẩn của chân lí. Khoảnh khắc nó không khớp với
bạn thì nó sai. Đây là cách tiếp cận sai, và nếu bạn giữ
cách tiếp cận này, bạn sẽ không bao giờ đạt tới cái
thực. Nếu cái gì đó không khớp với bạn, thế thì đừng
vội vàng mà quyết định vấn đề - rằng nó phải sai bởi
vì nó không khớp với bạn. Nó không cần phải khớp
với bạn. Thượng đế không có nghĩa vụ gì phải khớp
với bạn. Thực tại không có nghĩa vụ gì phải khớp với
bạn. Nếu nó không khớp với bạn, thế thì con người của hiểu biết đúng sẽ
tự thay đổi mình chứ không phủ
nhận thực tại.
Cho nên bất kì khi nào điều đó gây tổn thương,
bất kì khi nào thực tại gây tổn thương, và bất kì khi
nào bạn cảm thấy rằng bạn không khớp, thì chính bạn
mới là người không khớp chứ không phải là thực tại.
Và người không có quan điểm nào sẽ không bao giờ
thấy rằng có xung đột gì giữa mình và thực tại. Người
đó bao giờ cũng sẽ khớp với thực tại và thực tại sẽ
khớp với người đó - cũng hệt như găng tay khớp với
bàn tay. Đây là chính kiến.
Bước thứ hai là: chính ý.
Chúng ta sống hướng theo kết quả, chúng ta sống
hướng theo mục đích, chúng ta sống với ý định, với
ham muốn: "Mọi sự phải như thế này, thế thì mình sẽ
hạnh phúc. Nếu chúng không giống thế này thế thì
mình sẽ bất hạnh." Đó là lí do tại sao họ thất vọng thế.
Phật nói: Thất vọng của ông tới từ ý định của ông. Ý
định của bạn dường như đi ngược lại thực tại; thế thì
bạn thất vọng.
Vứt bỏ ý định, vứt bỏ ham muốn đi, và chỉ đi từ
khoảnh khắc nọ sang khoảnh khắc kia với thực tại, dù
nó dẫn tới đâu. Trở thành mẩu gỗ trôi giạt; chỉ nổi với
dòng chảy và bạn sẽ không bao giờ bị thất vọng. Thất
vọng tới bất kì khi nào có xung đột giữa bạn và thực
tế. Và nhớ, thực tại sẽ thắng; bạn không thể thắng
đươc thực tại. Không ai có thể thắng được Thượng đế;
điều đó là không thể được, điều đó không xảy ra. Bạn
có thể thắng chỉ cùng với Ngài thôi. Bất kì khi nào
bạn thành công, nhớ lấy, một cách ngẫu nhiên bạn
phải đã cùng với Ngài rồi. Mọi thành công đơn giản
ngụ ý điều này: rằng một cách vô tình bạn phải đã
bước đi cùng Ngài, và đó là lí do tại sao bạn đã thành
công. Thất bại ngụ ý rằng một cách vô tình bạn phải
đã bước đi ngược với Ngài. Thất bại là chỉ dẫn, thành
công là chỉ dẫn.
Người đã học được điều này bỏ đi mọi ý định của
mình. Người đó không có ham muốn riêng tư. Người
đó nói đích xác điều Jesus đã nói trên cây thánh giá:
Vương quốc của ngài tới, ý chí của ngài sẽ được thực
hiện. Người đó buông xuôi. Phật không có khái niệm
về Thượng đế. Cách tiếp cận của ông ấy còn khoa học
hơn cách tiếp cận của Jesus. Jesus mang tính thơ ca
hơn. Thượng đế là thơ ca, thơ ca hay. Phật không phải
là nhà thơ, ông ấy mang tính rất toán học. Ông ấy nói:
Không có nhu cầu nói về Thượng đế. Duy nhất một
điều có thể được hiểu: bạn vứt bỏ ý định. Khi bạn
không có ý định nào, bạn có chính ý. Và bạn phải nhớ
nghịch lí này trong tất cả tám bước.
'Chính ý' nghĩa là không có ý định nào về phần
bạn. Thế thì vũ trụ tuôn chảy qua bạn. Thế thì vũ trụ
cứ hoàn thành ý định của nó qua bạn. Bạn trở thành
phương tiện.
"Cầu xin ngài," con người nhỏ bé cầu nguyện,
"ngài biết con. Con bao giờ cũng cầu nguyện ngài và
vậy mà con lại chẳng được cái gì ngoài vận rủi, khổ,
ốm đau và thất vọng trong cả đời con. Và xin ngài
nhìn kẻ hàng thịt bên cạnh. Hắn ta chưa bao giờ cầu
nguyện trong đời, thế mà hắn chẳng có gì khác hơn phát đạt, mạnh khoẻ và
vui vẻ. Làm sao một người tin
tưởng như con lại cứ luôn trong rắc rối còn hắn ta thì
bao giờ cũng làm ngon lành thế?"
Bỗng nhiên một tiếng nói ầm ầm vang tới tai anh
ta, "Bởi vì anh hàng thịt không luôn làm ta khó chịu,
đó là lí do tại sao!"
Bây giờ, lời cầu nguyện của bạn có thể là 'điều
làm khó chịu'. Lời cầu nguyện của bạn là gì? - lời cầu
nguyện của bạn là ý định của bạn, là ham muốn mà
bạn muốn được đáp ứng. Lời cầu nguyện của bạn là
gì? - lời cầu nguyện của bạn bao giờ cũng đi ngược lại
Thượng đế. Và nhìn vào cái ngớ ngẩn của nó: bạn
đang cầu nguyện Thượng đế, và lời cầu nguyện về cơ
bản đi ngược lại Thượng đế - bởi vì nếu nó không đi
ngược lại Thượng đế thế thì phỏng có ích gì mà cầu
nguyện. Bạn ốm: nếu bạn tin cậy vào Thượng đế điều
đó nghĩa là bạn biết rằng Thượng đế muốn bạn ốm.
Đây là cách bạn đang thế vào lúc này, đây chính là ý
chí của Thượng đế. Bạn chấp nhận nó. Thế thì lời cầu
nguyện của bạn là lòng biết ơn duy nhất. Bạn không
cầu xin điều gì cả, bạn đơn giản cảm ơn Ngài: "Cảm
ơn ngài vì đã làm cho con ốm. Cảm ơn ngài, bởi vì
con biết điều đó phải là cần thiết. Con có thể không
hiểu, nhưng con biết ngài cho con bất kì cái gì được
cần tới, bất kì khi nào điều đó được cần tới." Bạn
không đi tới đền chùa hay nhà thờ hay thánh đường
và hỏi xin giúp đỡ. Nếu bạn hỏi, bạn đang đi ngược
lại Thượng đế đấy. Điều đã xảy ra không thể xảy ra
ngược lại với ý chí của cái toàn thể được, dù nó là bất
kì cái gì. Nếu đó là đêm tối, thế thì bạn phải đang cần
tới đêm tối đấy.
Một nhà huyền môn Sufi hay nói trong lời cầu
nguyện hàng ngày của mình, "Xin cảm ơn ngài, Chúa
Trời - ngài bao giờ cũng cho con bất kì cái gì được
cần tới." Đệ tử của ông ấy rất bực mình bởi điều này,
bởi vì họ đã thấy ông ấy nhiều lần như thế khi nghèo
khó, đói khát, chẳng nơi nghỉ lại trong đêm. Và dầu
vậy, ông ấy vẫn cầu nguyện Thượng đế năm lần một
ngày, và ông ấy sẽ nói, "Cảm ơn ngài. Con biết ơn
làm sao - bất kì điều gì con cần ngài bao giờ cũng cho
con."
Một hôm điều đó thành quá thể. Trong ba ngày họ
đã đói; không ai cúng dường thức ăn cho họ. Trong ba
ngày họ đã ngủ dưới gốc cây, ngoài thị trấn. Và thị
trấn này rất đối kháng với họ và sẵn sàng giết chết họ.
Và buổi sáng ngày thứ tư nhà huyền môn này lại cầu
nguyện và ông ấy nói, "Cảm ơn ngài. Bất kì điều gì
con cần ngài bao giờ cũng cho con."
Một đệ tử không thể nào kìm được mình. Anh ta
nói, "Thôi mọi điều vô nghĩa này đi! Phải có giới hạn
cho mọi thứ chứ. Thầy đang cám ơn Thượng đế vì cái
gì nào? Trong ba ngày chúng ta đã bị đói, khát, không
chỗ trú ngụ. Đêm lạnh và chúng ta bị rét cứng người
còn thầy lại cảm ơn! Vì cái gì! Ngài đã cho thầy cái
gì!"
Nhà huyền môn cười và nói, "Trong ba ngày này
ta cần bị đói, cần ở mà không có chỗ trú ngụ nào. Đó
là một phần của sự trưởng thành của ta. Ba ngày này
đã làm cho ta cực kì tốt lành, chúng đã là ân huệ lớn lao. Đó là điều
được cần tới, và ngài bao giờ cũng cho
bất kì cái gì được cần tới."
Trong thực tế, bất kì cái gì Ngài cho đều là bất kì
cái gì được cần tới.
Nhưng khi bạn cầu nguyện, lời cầu nguyện của
bạn bao giờ cũng 'làm khó chịu'. Bạn phàn nàn, bạn
càu nhàu, cáu kỉnh. Bạn đang nói, "Chẳng cái gì đúng
cả, mọi thứ đều sai. Xin đưa nó vào chỗ đúng đi!
Bằng không thì con sẽ bắt đầu không tin ngài nữa;
bằng không thì con sẽ trở thành kẻ vô thần đấy. Nếu
ngài có, thì làm những điều này đi. Nếu ngài không
có, thế thì con kết thúc đây, con không định cầu
nguyện thêm nữa đâu."
Lời cầu nguyện của bạn có phải là một loại hối lộ
không đấy? Bạn thờ phụng Ngài chỉ để thuyết phục
Ngài hoàn thành các ham muốn của bạn sao? Phật
nói: Người tôn giáo thực không có quan điểm của
riêng mình - và đó là quan điểm đúng của người đó.
Người đó không sống cuộc sống riêng tư, người đó
không sống cuộc sống tách rời. Người đó đi cùng vũ
trụ, người đó là một với vũ trụ. Người đó không có
mục đích tách rời, không có định mệnh tách rời. Định
mệnh của cái toàn thể là định mệnh của người đó. Thế
thì người đó trở thành linh thiêng.
Người không có ý định tất nhiên sống từ khoảnh
khắc sang khoảnh khắc. Người đó không thể phóng
chiếu vào tương lai. Với bất kì cái gì được cần tới
trong khoảnh khắc này, người đó đều đáp ứng tương
ứng. Người đó mang tính tự phát và người đó mang
tính đáp ứng. Khi tôi dùng từ 'đáp ứng' tôi dùng nghĩa
nguyên thuỷ của nó. Người đó có khả năng đáp ứng;
người đó có thể đáp ứng, và người đó có thể đáp ứng
một cách toàn bộ, bởi vì người đó không có ý định
riêng của mình. Người đó có thể đơn giản nói,
"Vâng," và người đó có thể nói điều đó một cách toàn
bộ. Người đó sẽ không giữ lại điều gì cả. Cái có của
người đó sẽ không phải là cái có ngần ngại. Nó sẽ
giống như đoá hoa... nở ra, toả hương thơm của nó
cho sự tồn tại.
Con người của chính ý thì sống cuộc sống không
có căng thẳng nào. Nhìn vào từ 'ý định - intension'; nó
được tạo ra từ căng thẳng. Mọi ý định đều sẽ tạo ra
căng thẳng. Từ này được tạo nên từ hai từ, 'in', và
'tension'. Khi thực tại bên trong của bạn mà căng
thẳng, nó là trong căng thẳng. Khi thực tại bên trong
của bạn được thảnh thơi và không có căng thẳng - bạn
không định đi đâu cả, bạn không săn đuổi cái gì cả,
bạn không đi theo cái gì cả, bạn chỉ ở đây và bây giờ,
được thảnh thơi - trạng thái của không căng thẳng hay
không ý định đó chính là điều Phật gọi là chính ý. Bởi
vì thế thì bỗng nhiên vũ trụ bắt đầu tuôn chảy qua
bạn. Bạn trở thành giống như cây trúc hổng. Bạn trở
thành cây sáo.
Bước thứ ba là chính ngữ.
Phật nói: Chỉ nói cái đang đó. Đừng bao giờ đi
vào trong hư cấu. Chỉ nói cái đúng và thực. Chỉ nói
cái bạn đã kinh nghiệm. Đừng bao giờ nói về kinh
nghiệm của người khác. Nếu bạn còn chưa biết
Thượng đế, xin đừng nói gì về Thượng đế cả - bởi vì
bất kì điều gì bạn nói đều sẽ là sai lệch, sẽ là báng bổ,
sẽ là tội lỗi. Bởi vì bất kì điều gì bạn nói cũng đều sẽ sai. Nếu bạn đã
biết tới Thượng đế, chỉ thế nói; bằng
không thì đừng. Thế giới này sẽ đẹp hơn, ít lẫn lộn
hơn, nếu câu châm ngôn của Phật mà được nghe theo:
chính ngữ. Ông ấy nói: chỉ nói cái bạn đã kinh
nghiệm, cái được dựa vào kinh nghiệm của bạn, được
bắt rễ trong kinh nghiệm của bạn. Đừng bao giờ nói
cái gì khác.
Nghĩ về điều đó đi... biết bao nhiêu điều chúng ta
cứ nói mà chúng ta lại chưa bao giờ kinh nghiệm qua,
điều chúng ta chẳng biết gì về nó cả. Chúng ta đã
nghe nói, chúng ta có thể đã đọc, nhưng điều đó
không làm cho bạn có khả năng thốt ra được cái gì.
Nó tất cả đều được vay mượn, và cái được vay mượn
không bao giờ là chân lí cả. Chỉ nói cái đang đó.
Mang tính sự kiện, không hư cấu.
Phật đã không tạo ra huyền môn nào. Phát biểu
của ông ấy đều trần trụi không có thơ ca hay hư cấu gì
cả, không có trang trí. Ông ấy chưa bao giờ trang
điểm cho phát biểu của mình; chúng trần trụi, chúng
không có trang phục nào. Ông ấy nói: Nếu ông bắt
đầu chơi đùa với hư cấu, thì không có chấm dứt. Và
nhiều tôn giáo trên thế giới có đến chín mươi chín
phần trăm là hư cấu. Người Hindu nói: có một địa
ngục, một cõi trời. Người Jaina nói: có bẩy địa ngục
và bẩy cõi trời. Và có một thầy giáo, Gosal, vào thời
của Mahavira. Ai đó hỏi ông ấy, "Ông nói gì vậy? Vì
người Hindu tin vào chỉ một cõi trời, một địa ngục.
Và các đệ tử của Mahavira nói rằng họ đã không đi đủ
sâu, nhưng thầy của họ đã đi sâu hơn và ông ấy nói có
bẩy địa ngục và bẩy cõi trời."
Gosal cười. Ông ấy nói, "Không là gì nhé! Tôi
biết có bẩy trăm địa ngục và bẩy trăm cõi trời."
Bây giờ, bạn có thể cứ chơi tiếp; không có chấm
dứt cho nó, và không có nhu cầu để chứng minh nó.
Nhân danh tôn giáo hư cấu có thể tiếp tục. Đủ mọi thứ
ngu xuẩn có thể được nói nhân danh tôn giáo. Không
có cách nào đánh giá xem liệu chúng là đúng hay
không. Không có cách nào làm cho chúng hợp thức
hay không hợp thức; bạn không thể chứng minh được,
bạn không thể bác bỏ được. Đó là lí do tại sao đủ mọi
loại vô nghĩa vẫn tiếp diễn. Có ba trăm tôn giáo trên
trái đất và mọi tôn giáo đều có hư cấu riêng của nó.
Chúng tất cả đều hư cấu. Nếu chúng chỉ hư cấu thôi
thì đã không có vấn đề gì. Nếu điều đó được hiểu, nếu
bạn muốn tận hưởng hư cấu, thì bạn tận hưởng.
Bạn có biết rằng Krishnamurti đọc mãi tiểu thuyết
trinh thám không? Ông ấy chưa bao giờ đọc Gita, ông
ấy chưa bao giờ đọc Koran, ông ấy chưa bao giờ đọc
Kinh Thánh. Ông ấy cứ đọc tiểu thuyết trinh thám.
Chẳng ai đã hỏi ông ấy tại sao, và ông ấy chưa bao
giờ trả lời, nhưng tôi biết tại sao - bởi vì điều đó là
như nhau cả thôi. Dù bạn đọc tiểu thuyết trinh thám,
hay bạn đọc Kinh Thánh hay Koran, cũng chẳng tạo
ra khác biệt gì. Chúng là các tiểu thuyết trinh thám
tôn giáo, chúng là các tiểu thuyết trinh thám cám dỗ.
Bạn có thể ngạc nhiên rằng một người với phẩm chất
của Krishnamurti mà lại đọc tiểu thuyết trinh thám,
nhưng điều đó mang tính rất chỉ dẫn. Ông ấy đơn giản
nói rằng mọi thứ đều là hư cấu, và nếu bạn muốn đọc
tiểu thuyết trinh thám thế thì sao lại không đọc tiểu
thuyết trinh thám thế kỉ hai mươi? Sao lại phải đi ngược lại và đọc
những thứ cũ rích, nguyên thuỷ? Sao
không đọc thứ mới, mô đen mới nhất?
Phật nói: Chính ngữ nghĩa là: không mang tính hư
cấu, không mang tính bí truyền. Chỉ tuyệt đối chân
thành và đích thực. Đã có nhiều lần khi các câu hỏi
được hỏi với Phật và ông ấy sẽ vẫn còn im lặng, ông
ấy sẽ không trả lời. Ông ấy sẽ nói, "Điều này không
cần cho sự trưởng thành tâm linh của các ông. Điều
này là không cần thiết." Ai đó hỏi, "Ai đã tạo ra thế
giới này?" Và ông ấy sẽ nói, "Đừng hỏi - bởi vì nếu A
tạo ra hay B tạo ra hay C tạo ra, điều đó có tạo nên
khác biệt gì cho ông không? Hay nếu không ai đã tạo
ra nó và nó đã có đó mà chẳng có ai làm ra nó, tạo ra
nó, điều đó có tạo ra khác biệt gì không? Ông hỏi điều
gì đó thực, mang tính kinh nghiệm đi. Ông hỏi điều gì
đó có thể có ích nào đó cho ông. Đừng hỏi các câu hỏi
ngu xuẩn."
Bây giờ thấy đấy: ông ấy nói, "Những câu hỏi này
- ngu xuẩn!" bởi vì câu trả lời sẽ không giúp ích gì
cho bạn theo bất kì cách nào để trưởng thành. Và có
những người cứ tranh đấu về những điều này. Ai đó
nói Thượng đế đã tạo ra nó; ai đó nói trong sáu ngày;
ai đó nói ngài vẫn đang tạo ra, sự sáng tạo vẫn tiếp
tục, nó chưa bao giờ được kết thúc, dấu chấm hết vẫn
còn chưa tới - và họ cứ tranh đấu và cãi lộn. Dường
như họ muốn đánh nhau, cho nên bất kì cái cớ gì cũng
có tác dụng. Và đây lại là những cái cớ hay bởi vì
không có cách nào để chấm dứt chúng. Bạn có thể cứ
tiếp diễn mãi và mãi và mãi, đến vô hạn. Thế rồi có
những người hỏi, "Ai đã tạo ra Thượng đế?" Bây giờ
họ cũng đang hỏi câu hỏi thẳng vào vấn đề.
Những câu hỏi này là không liên quan, và Phật
nói: Chỉ nói điều ông biết thôi, và chỉ nói điều có ích,
và chỉ nói điều có ích lợi. Đừng phù phiếm, đừng hư
cấu. Chân thành trong việc thốt ra lời của ông.
Chuyện xảy ra:
Nhà lãnh đạo chính trị địa phương được mời tới
nói chuyện cho những người bị giam giữ trong bệnh
viện tâm thần. Vị chính khách bắt đầu bài nói của
mình và đã nói được quãng mười phút thì một anh
chàng ở đằng sau đứng dậy và kêu lên, "Ô, ông không
biết ông đang nói gì à! Thêm vào đó, ông lại nói quá
nhiều. Sao ông không im đi và ngồi xuống!"
"Tôi sẽ đợi một lúc cho tới khi nào các anh đuổi
người kia ra," viên chính khách nói với người giám
thị.
"Đuổi anh ta ra sao?" viên giám thị hỏi. "Chắc
chắn là không rồi! Anh chàng đáng thương đó đã ở
đây tám năm và đây là lần đầu tiên anh ta nói ra điều
gì đó có nghĩa đấy, thưa ông."
Bạn đã bao giờ nghe diễn văn của chính trị gia
chưa? Họ cứ nói và nói - và chẳng nói lên một điều gì
cả. Đó chính là ngoại giao là gì đấy: cứ nói về mọi sự
mà chẳng nói cái gì cả, bằng không thì bạn sẽ bị nhận
ra. Cho nên, cứ vòng vo tam quốc, mọi người cứ thế
mãi. Đến cuối bạn không thể có được kết luận gì;
không có kết luận. Họ đơn giản chơi với từ ngữ. Từ
ngữ có sức quyến rũ riêng của chúng, và nếu bạn quan sát bạn sẽ có khả
năng thấy. Đôi khi bạn nói một từ,
thế rồi từ đó dẫn tới từ khác - từ có sức quyến rũ riêng
của chúng - thế rồi bạn đi sang từ khác mà nó lại dẫn
bạn vào từ khác nữa, và chung cuộc bạn chấm dứt ở
đâu đó nơi bạn chưa bao giờ muốn tới. Từ có sức
quyến rũ riêng của chúng, có ma thuật riêng của
chúng. Cứ hỏi các tiểu thuyết gia, nhà thơ mà xem; họ
biết về điều đó đấy. Các tiểu thuyết gia bắt đầu một
câu chuyện, nhưng nó chẳng bao giờ chấm dứt theo
ông ấy. Dần dần, các nhân vật bắt đầu khẳng định cá
tính riêng của họ. Dần dần, từ đan dệt lại theo cách
nào đó và đi vào các hướng nào đó. Tất cả các tiểu
thuyết gia lớn đều biết về điều đó và nói. "Nó là thế
đấy - tức là chúng tôi bắt đầu cuốn tiểu thuyết nhưng
chúng tôi chẳng bao giờ chấm dứt được nó. Nó chấm
dứt theo cách riêng của nó."
Bạn cứ thử viết một câu chuyện mà xem. Đầu tiên
bạn lập kế hoạch trong đầu óc, bạn có bản kế hoạch
tổng thể trần trụi khi bạn mới bắt đầu. Khoảnh khắc
bạn bắt đầu, mọi sự bắt đầu xảy ra mà bạn chưa bao
giờ chủ định vậy. Thế rồi bạn bị dẫn đi ngày một lạc
lối hơn, và cuốn tiểu thuyết hay câu chuyện chấm dứt
ở đâu đó mà bạn thậm chí chưa bao giờ mơ tới. Điều
gì xảy ra? Từ ngữ có ma thuật của riêng nó. Từ này
dẫn tới từ khác, và người ta cứ đi mãi đi mãi.
Phật nói: Lưu tâm. Đừng bị đưa đi lạc lối bởi từ
ngữ. Nói điều ông thực sự muốn nói, đừng phù
phiếm.
Mới đêm hôm nọ bà Mulla Nasruddin tới tôi. Bà
ấy nói, "Thầy biết không? Tôi có thể đứng ở cửa và
chỉ bằng việc nhìn vào khuôn mặt chồng là tôi có thể
biết liệu ông ấy có đang nói dối hay không."
Tôi ngạc nhiên. Tôi nói, "Làm sao mà bà có thể
làm được điều đó?"
Bà ấy nói, "Nếu môi ông ấy mà chuyển động, ông
ấy nói dối đấy."
Mulla Nasruddin là một chính khách. Nếu môi
ông ấy chuyển động... thế là đủ! Thế thì ông ấy phải
đang nói dối rồi. Ông ấy còn có thể làm cái gì khác
được?
Nhớ một điều: bạn phải cẩn thận về điều bạn nhận
vào, và bạn phải cẩn thận về điều bạn đem ra. Chỉ thế
thì bạn mới có thể có cuộc sống được định tâm. Mọi
người đều bất cẩn: họ cứ tọng vào mình bất kì cái gì
họ tìm thấy. Bất kì cái gì! Họ cứ tọng vào - trong thân
thể, và trong tâm trí nữa. Cẩn thận vào.
Nếu hàng xóm của bạn tới và bắt đầu buôn
chuyện, bạn nghe rất chăm chú. Nếu hàng xóm ném
rác rưởi nào đó sang vườn của bạn, bạn sẽ bắt đầu
đánh nhau, nhưng nếu người đó ném rác rưởi nào đó
vào đầu bạn, bạn hoan nghênh nhiệt liệt. Bạn không
thấy điều đó: một khi ai đó đã được phép vứt rác rưởi
vào đầu bạn, bạn sẽ làm gì với nó? Chẳng chóng thì
chầy nó sẽ đi qua mồm bạn và đi vào đầu ai đó khác.
Bạn không thể giữ nó ở bên trong được. Đó là lí do tại
sao mọi người lại gặp khó khăn thế trong giữ bí mật.
Bảo ai đó đừng nói cho bất kì ai khác bất kì điều gì,
và bạn có thể chắc chắn người đó sẽ nói. Bảo vợ bạn,
"Điều này rất bí mật... em đừng nói cho ai nhé," và bạn có thể chắc chắn
rằng trong vòng hai mươi bốn
giờ cả thị trấn sẽ biết. Tất nhiên cô ấy cũng sẽ nói
cùng điều đó khi cô ấy kể câu chuyện này cho người
phục vụ: "Đừng nói điều này cho bất kì ai, nó là rất bí
mật." Và anh ta sẽ nói cùng điều đó cho vợ mình, và
chuyện đó cứ tiếp diễn mãi. Trong vòng hai mươi bốn
giờ bạn sẽ thấy cả thị trấn đều biết về nó. Không có
cách nào tốt hơn để lan truyền một điều: cứ bảo mọi
người, "Chớ nói điều đó cho ai cả." Chắc chắn đấy -
họ sẽ phải nói điều đó. Bởi vì bất kì khi nào có bí mật
thì đều khó giữ được nó bên trong. Nó muốn đi ra
ngoài.
Đừng cứ nhận bất kì điều gì vào, và đừng cứ ném
bất kì cái gì lên mọi người. Nếu bạn quá đầy những
rác rưởi, đi ra bờ sông, đi vào rừng, và nói với cây
cối. Chẳng hại gì cả, bởi vì chúng không nghe. Bạn có
thể nói, bạn có thể làm mình nhẹ gánh, bạn có thể
nghỉ ngơi thư dãn rồi quay về. Nhưng đừng làm điều
đó cho con người - họ cũng đã quá nặng gánh rồi.
Phật nói: Chính ngữ nghĩa là lời nói rất chân
thành.
Kinh Thánh nói: Lúc ban đầu là lời... và thế rồi
mọi thứ đi vào. Phật nói: Nếu ông vứt bỏ lời, sẽ có
thực tại, cái bắt đầu. Nếu ông trở nên im lặng, thế thì
bất kì điều gì ông nói đều sẽ có ý nghĩa.
Bạn đã quan sát điều đó chưa? Nếu bạn nhịn ăn
một ngày, ngày hôm sau cơn đói của bạn có niềm đam
mê khác cho nó. Nếu bạn nhịn ăn thế thì bạn có cơn
đói tươi tắn nảy sinh trong mình. Nếu bạn cứ tọng vào
mình hàng ngày, liên tục, và không bao giờ nhịn ăn,
bạn hoàn toàn quên mất ngôn ngữ của đói, cái tươi
mới, cái đẹp, cái sống động của cơn đói. Nhịn ăn một
ngày và ngày hôm sau bạn sẽ có cơn đói tươi mới nảy
sinh, và ngày hôm sau bạn sẽ có khẩu vị khác. Thức
ăn có thể vẫn thế thôi, nhưng nó sẽ trở nên có hương
vị - bởi vì chính cơn đói làm cho nó thành có hương
vị.
Và cùng điều đó xảy ra với từ ngữ. Giữ im lặng,
và thế rồi nói điều gì đó, và bạn sẽ thấy: điều gì đó ấy
có sức mạnh trong nó. Im lặng giống như nhịn ăn: nó
đem cuộc sống vào trong lời của bạn. Và trong thế
giới này chỉ những người đã giữ cho mình ở trong im
lặng sâu sắc, mới có tầm quan trọng mênh mông, và
lời của họ mang giá trị kéo dài vĩnh hằng.
Phật đã im lặng trong nhiều tháng, Mahavira đã
im lặng trong mười hai năm. Bất kì khi nào Jesus cảm
thấy rằng ông ấy mệt mỏi, ông ấy đều đi vào rừng và
ông ấy sẽ nói với các đệ tử của mình, "Bỏ ta đấy. Để
ta một mình." Ông ấy sẽ trong im lặng trong bốn
mươi ngày, và thế rồi ông ấy sẽ quay lại. Và thế thì
lời của ông ấy có giá trị với họ: từng lời đều giống
như kim cương.
Nếu bạn thực sự muốn rằng lời của mình phải có
giá trị, thế thì học im lặng. Giữ im lặng ngày một
nhiều; thế thì một ngày nào đó bạn sẽ biết chính ngữ
là gì.
Bước thứ tư là: chính hạnh.
Phật nói: đức hạnh tới từ bên ngoài không phải là
chính hạnh. Đức hạnh tới từ bên trong mới là chính
hạnh.
Mọi điều chúng ta nghĩ là đức hạnh thì không
thực sự là đức hạnh đâu. Đó chỉ là điều được xã hội
huấn luyện thôi. Bạn đã được dạy phải cư xử theo
cách nào đó và bạn cư xử theo cách nào đó - nhưng
hành vi đó là hành vi của kẻ nô lệ. Nó không phải là
hành vi của người tự do, nó không bắt nguồn từ tự do.
Và làm sao đức hạnh lại có thể bắt nguồn từ việc nô lệ
được?
Phật nói: Đức hạnh là có thể chỉ khi ông tự do
toàn bộ, không ước định nào. Không phải là bạn phải
làm điều gì đó, không phải là đó là nghĩa vụ của bạn,
không phải là bạn phải tuân theo qui tắc nào đó;
nhưng mà bạn đã trở nên có ý thức, bạn đã trở nên
nhận biết. Và từ nhận biết đó bạn cư xử theo cách nào
đó. Nhận biết là chính hạnh; vô nhận biết là tà hạnh.
Bạn có thể chân thực. Bạn có thể không phải là
tên trộm, và bạn có thể không phải là người ngu bâu
quanh vợ người khác, và bạn có thể không phải là kẻ
lừa dối, nhưng nếu đấy chỉ là vì xã hội đã áp đặt
những điều này lên bạn, thì bạn vẫn không phải là đức
hạnh. Bạn có thể là công dân tốt nhưng đức hạnh lại
là điều lớn lao hơn: nó không rẻ thế. Bạn có thể là tốt
với xã hội; xã hội không muốn cái gì nhiều hơn thế.
Nếu bạn không tạo ra rắc rối nào - thế là đủ; nếu bạn
không tạo ra mối nguy hại nào - thế là đủ - bạn là
công dân tốt. Nhưng là đức hạnh còn ngụ ý cái gì đó
nhiều hơn là công dân tốt. Nó ngụ ý... người tốt; nó
chẳng liên quan gì tới xã hội cả. Nó có cái gì đó liên
quan tới tính toàn vẹn bên trong của bạn.
Phật nói: Trở nên có ý thức hơn. Sống qua ý thức
hơn là sống qua lương tâm.
Lương tâm được xã hội tạo ra. Nếu bạn được sinh
ra trong gia đình người Jaina thì bạn sẽ không ăn thịt,
nhưng điều đó không có nghĩa là bạn không bạo hành.
Làm sao bạn có thể không bạo hành chỉ bởi việc
không ăn thịt? - bởi vì từ chính thời thơ ấu của mình
bạn đã được dạy không ăn thịt và ăn thịt đã trở thành
buồn nôn. Người Jaina thậm chí không thể nhìn vào
miếng thịt được: ngay cả nhìn miếng thịt người đó
cũng bắt đầu cảm thấy buồn nôn, người đó bắt đầu
cảm thấy nôn nao.
Khi tôi còn là đứa trẻ, trong gia đình tôi ngay cả
cà chua cũng không được phép. Tôi đã hỏi mẹ tôi,
"Sao cà chua lại không được phép?" Bà ấy nói,
"Chúng trông giống thịt. Người ta cảm thấy nôn nao
nếu người ta nhìn vào cà chua.'
Cà chua, cà chua đáng thương... bạn không thể
tìm được người hồn nhiên hơn cà chua đâu!
Nhưng tôi đã không nếm cà chua trong một thời
gian dài hồi thơ ấu. Khi tôi tới kí túc xá, chỉ thế thì tôi
mới thu được dũng cảm để ăn cà chua. Và ngày đầu
tiên, khi tôi ăn chúng, tôi đã không thể nào ngủ nổi cả
đêm. Dạ dầy tôi sôi òng ọc, và tôi sợ là tôi đã phạm
phải tội lỗi lớn. Đến sáng tôi nôn ra - chỉ là ước định.
Tiếng Pháp chỉ có một từ cho cả ý thức và lương
tâm. Điều đó là đúng; Phật sẽ đồng ý với điều đó. Nó
chỉ có một từ cho cả lương tâm và ý thức. Phật cũng
nói: ý thức của bạn nên là lương tâm bạn. Bạn nên
nhận biết hơn. Bạn nên bắt đầu thấy nhiều điều như
chúng đấy, và thế rồi phi bạo hành sẽ nảy sinh. Điều
ngu xuẩn là đi giết con vật chỉ vì thức ăn của bạn.
Điều đó không phải là tội lỗi, nó là ngu xuẩn. Nó chẳng liên quan gì tới
tội lỗi cả. Bạn sẽ không bị ném
vào ngọn lửa địa ngục đâu.
Tôi đã nghe...
Một người giầu chết đi, một kẻ keo kiệt - ông ta
phải đã là một marwari. Họ là những người Do Thái
Ấn Độ. Ông ta chết. Ông ta bảo vợ mình, "Không cần
mặc quần áo gì cho tôi, bởi vì tôi biết nơi tôi sẽ đi.
Tôi sẽ đi tới chỗ nóng nực đấy. Tôi đã phạm phải bao
nhiêu là tội lỗi, cho nên tôi sẽ xuống địa ngục. Không
có nhu cầu quần áo, và quần áo thì đắt đỏ, mà giá cả
đang lên mỗi ngày một cao hơn. Bà giữ lấy chúng.
Chúng sẽ có ích cho con cái chúng ta." Thế là bà vợ
đem thiêu ông ấy mà không có quần áo.
Nhưng đêm hôm sau, vào giữa đêm ai đó gõ cửa.
Thế là bà ấy ra mở cửa. Con ma chồng bà ấy đứng đó,
và ông ta nói, "Đưa cho tôi bộ quần áo len!"
"Có chuyện gì với ông thế?"
Ông ta nói, "Bây giờ những ngày xưa đó qua rồi.
Họ có địa ngục với điều hoà nhiệt độ. Tôi rét run
người!"
Quên mọi thứ vô nghĩa đi - rằng trong địa ngục
bạn sẽ khổ sở. Biết bao nhiêu chính khách có đó, biết
bao nhiêu nhà khoa học có đó. Tự nhiên là họ sẽ sẽ
phải làm điều hoà không khí cho nó bây giờ.
Phật nói: Không phải bởi vì sợ hãi mà các ông
phải đức hạnh, mà bởi vì hiểu biết; và không phải bởi
vì tham lam mà các ông phải đức hạnh - bởi vì tôn
giáo bình thường của bạn dựa trên sợ hãi và tham lam,
chỉ toàn mẹo vặt về thưởng phạt. Cũng như bạn vẫn
làm với con cái mình, các tôn giáo đã làm với bạn:
nếu bạn làm điều này thì bạn sẽ lên trời, nếu bạn làm
điều này bạn sẽ xuống địa ngục - sợ hãi và tham lam.
Họ đang chơi đùa trên sợ và tham của con người, và
họ nói rằng người ta không nên sợ hãi, và người ta
không nên tham lam, và toàn thể cấu trúc của họ lại
dựa trên cùng sợ hãi và tham lam.
Phật nói: Không sợ và không tham. Nhìn vào mọi
sự, và từ nhận biết riêng của bạn tính đáp ứng nảy
sinh. Bạn bắt đầu cư xử một cách duyên dáng. Bạn
không làm những điều ngu xuẩn, có thế thôi.
Nếu bạn làm mọi sự từ sợ hãi, bạn sẽ không bao
giờ có khả năng đức hạnh toàn bộ - bởi vì sâu bên
dưới, bên ngoài sợ, bạn sẽ biết... Và ham muốn làm
điều đối lập, là cái đối lập, sẽ vẫn còn đó.
Chuyện xảy ra:
Trong một cuộc họp tôn giáo một quả phụ trẻ hấp
dẫn nghiêng người quá xa ngoài ban công và bị ngã.
Nhưng bộ quần áo của cô ấy lại mắc vào ngọn đèn
treo và giữ cô ấy lơ lửng trong không trung. Người
thuyết giáo, tất nhiên, lập tức để ý tới tình huống khó
khăn của người đàn bà này và kêu gọi toàn thể giáo
đoàn, "Người đầu tiên nhìn lên đó bị nguy cơ trừng
phạt mù mắt."
Mulla Nasruddin, đang ở trong giáo đoàn, thì
thầm vào tai người đứng bên cạnh mình, "Tôi nghĩ tôi
sẽ liều với một mắt."
Đức hạnh bị áp đặt không thể mang tính toàn bộ;
người ta bao giờ cũng sẵn lòng liều với một mắt, ít
nhất. Ai mà biết được? Điều đó có thể đúng, điều đó
có thể không đúng...
Và cái gọi là người đạo đức bao giờ cũng sẽ cần
ngày nghỉ, bởi vì điều đó sẽ làm mệt mỏi. Nó dựa trên
xung đột: một phần của con người bạn nói điều gì đó
và đức hạnh nói điều gì đó khác. Bạn bị phân chia,
bạn bị chia chẻ. Bởi vì chia chẻ này mà toàn thể nhân
loại có chút ít tinh thần phân liệt - một phần đi
phương nam, một phần đi phương bắc. Và bạn bao
giờ cũng trong mơ hồ, và bạn bao giờ cũng lưỡng lự,
vẩn vơ - đi đâu? làm gì? Bản năng của bạn nói điều gì
đó và ước định của bạn nói chính điều đối lập. Bạn có
thể ép buộc bất kì cái gì lên bản thân mình, nhưng
thực tế, nó sẽ không bao giờ là một phần của bạn.
Người bản ngã có thể được xã hội gọi là khiêm
tốn, và người đó có thể cố gắng trở thành khiêm tốn.
Nhưng người bản ngã là người bản ngã: bây giờ
khiêm tốn sẽ che giấu bản ngã.
Tôi đã nghe...
Một giáo sĩ phát biểu với giáo đoàn của mình. Họ
rất xúc động bởi buổi lễ và một người đứng dậy và
nói, "Tôi là Joe Smith. Tôi tới mảnh đất này không
một xu. Bây giờ tôi đáng giá năm triệu, nhưng khi tôi
nghe lời của ông, tôi chẳng là gì cả."
Một người khác đứng dậy và nói, "Tôi đã bắt đầu
không có xu nào, thế nữa. Bây giờ tôi đáng giá mười
triệu, nhưng khi tôi nghe lời của ông, thưa giáo sĩ, tôi
không là gì cả, tuyệt đối không gì cả."
Thế rồi người khác đứng dậy và nói, "Tôi làm
việc cho cơ quan bưu điện. Tôi làm tám mươi đô la
một tuần, nhưng khi tôi nghe lời của ông tôi chẳng là
gì cả, hoàn toàn không là gì cả." Và nhà triệu phú thứ
nhất nói với người thứ hai, "Nhìn xem ai muốn là
không gì cả."
Chỉ là nhân viên bưu điện thôi, mà cố gắng trở
thành không gì cả sao? Thế thì không gì cả cần rằng
trước hết bạn phải trở thành triệu phú. Đó là lí do tại
sao ở Ấn Độ, một nước tôn giáo thế, mà thậm chí
không thời đại nào lại không có một người đơn giản
đã từng tuyên bố là thiên thần giáng thế, một
tirthankara. Không, chưa đâu; điều đó chưa xảy ra đâu
- bởi vì nếu bạn mà nghèo, bạn sẽ từ bỏ cái gì? Tất cả
hai mươi bốn tirthankaras của người Jaina đều bắt
nguồn từ gia đình hoàng gia, con vua. Bản thân Phật
cũng bắt nguồn từ một gia đình hoàng gia; Rama,
Krishna - mọi người đều bắt nguồn từ gia đình hoàng
gia.
Tại sao? Tại sao Kabir lại không thế? Tại sao
Farid lại không thế? Tại sao Dadu lại không thế?
Chẳng cái gì thiếu cả. Chỉ một điều đang bị bỏ lỡ: họ
không có gì để từ bỏ cả. Nhìn xem ai đang cố gắng là
không gì cả! Trước hết bạn phải có đã; để từ bỏ bạn
phải có nhiều, bạn cần nhiều; bạn phải có đã. Người
đơn giản không thực sự là người khiêm tốn, duy nhất người bản ngã mới là
người khiêm tốn. Và thế thì
người đó cố gắng, qua khiêm tốn của mình, để nói
rằng mình là người khiêm tốn nhất trên thế giới.
Nhưng cùng điều đó trong cách ăn mặc khác vẫn tiếp
tục. Đức hạnh của bạn chưa bao giờ làm biến đổi bạn.
Cho nên Phật nói: Chính hạnh là từ bên trong, từ
nhận biết - không từ sợ hãi, không từ tham lam.
Bước thứ năm là: chính nghề nghiệp.
Phật nói: Cuộc sống nên đơn giản, không phức
tạp. Cuộc sống nên dựa trên nhu cầu, không dựa trên
ham muốn. Nhu cầu là hoàn toàn được: bạn cần thức
ăn, bạn cần quần áo, bạn cần chỗ trú ngụ, bạn cần tình
yêu, bạn cần quan hệ. Hoàn toàn tốt, chẳng có gì sai
trong nó cả. Nhu cầu có thể được đáp ứng; ham muốn
về cơ bản là không thể đáp ứng được. Ham muốn tạo
ra phức cảm. Chúng tạo ra phức cảm bởi vì chúng
không bao giờ có thể được hoàn thành. Bạn cứ làm
việc vất vả vì chúng, và chúng vẫn còn không được
hoàn thành, và bạn vẫn còn trống rỗng.
Điều thứ nhất về nghề nghiệp là: nó nên dựa trên
nhu cầu, không dựa trên ham muốn. Thế thì một
lượng rất nhỏ các thứ cũng là đủ.
Thứ hai là: nó không nên mang tính bạo hành.
Bạn không nên làm cái gì đó chỉ bởi vì bạn có thể
kiếm được tiền nào đó từ nó. Bạn có thể giết ai đó và
kiếm tiền nào đó, bạn có thể là đồ tể và bạn có thể lấy
đó làm nghề nghiệp của mình, nhưng điều đó là vô
nhân đạo... và rất vô ý thức. Những cách tốt hơn là có
thể. Người ta nên mang tính sáng tạo trong nghề
nghiệp của mình, người ta không nên mang tính phá
huỷ.
Một doanh nhân thảo luận với người đồng bào.
"Anh ta thường làm việc cho tôi," người thứ nhất
nói. "Tôi sẽ không tin cậy anh ta với tiền của tôi. Anh
ta sẽ nói dối, ăn cắp, lừa bịp; bất kì cái gì vì một đồng
đô la."
"Làm sao ông biết anh ta rõ thế?"
"Làm sao á?" người thứ nhất nói. "Tôi đã dạy cho
anh ta mọi thứ mà anh ta biết."
Người ta nên tỉnh táo hơn chút ít. Tiền không phải
là tất cả, và người ta không nên phá huỷ cuộc sống
riêng của mình chỉ vào việc tích luỹ tiền bạc. Nghèo
có thể cực kì hay. Nếu bạn chỉ sống theo nhu cầu của
mình, nghèo có thể là mãn nguyện vô cùng. Thực tế,
bạn sẽ không bao giờ tìm ra người giầu được mãn
nguyện đâu. Đôi khi bạn có thể bắt gặp người ăn xin
với khuôn mặt mãn nguyện, nhưng chẳng bao giờ bắt
gặp nhà triệu phú như vậy.
Bạn càng săn đuổi, bạn càng cảm thấy đường
chân trời ở xa xăm. Bạn càng chạy nhanh, bạn càng
tới gần cái chết của mình hơn, nhưng chẳng bao giờ
tới sự hoàn thành nào cả. Cái bóng của cái chết, nỗi
sợ cái chết, nỗi sợ rằng bạn lại sắp bỏ lỡ, phá huỷ đi
mọi sự mãn nguyện.
Bước thứ sáu là: chính tinh tiến.
Phật nói: Đừng bao giờ căng thẳng và đừng bao
giờ lười biếng. Người ta phải cân bằng giữa hai điều
này. Thế thì có chính tinh tiến; nỗ lực về cơ bản là vô
nỗ lực.
Bạn có thấy trẻ con chơi đùa không? Chúng chơi,
nhưng không có nỗ lực, không có căng thẳng. Chúng
tận hưởng nó. Bạn có thấy hoạ sĩ vẽ, nhà thơ làm thơ,
nhạc sĩ chơi nhạc cụ không? hay vũ công? Không có
nỗ lực. Nếu có nỗ lực thế thì vũ công không phải là vũ
công thực. Thế thì vũ công chỉ đang cố gắng kiếm cái
gì đó từ nó. Thế thì người đó đang hướng kết quả,
hướng đích. Thế thì bản thân hoạt động, bản thân điệu
vũ, không phải là vui vẻ của người đó.
Khi Phật nói 'chính tinh tiến' điều đó ngụ ý: mọi
thứ mà bạn làm nên là vui vẻ lên chính nó. Nó nên
mang giá trị bản chất. Nó nên mang tính chơi đùa.
Và chính tâm là bước thứ bẩy.
'Lưu tâm' là từ của phật dành cho thiền. Với lưu
tâm ông ấy ngụ ý: bạn bao giờ cũng nên vẫn còn tỉnh
táo, quan sát. Bạn bao giờ cũng nên vẫn còn trong
hiện tại. Không một điều nào nên được thực hiện
trong một loại trạng thái ngủ của tâm trí. Bạn không
nên di chuyển như người mộng du, bạn nên di chuyển
với ý thức sắc bén.
Phật hay nói: Thậm chí tới hơi thở của mình cũng
không nên được phép đi vào và đi ra mà không có ý
thức của ông. Ông ấy nói với các sư: Bao giờ cũng đi
vừa quan sát hơi thở đi vào, hơi thở đi ra. Nếu ông di
chuyển, quan sát việc chuyển động chân. Nếu ông
nói, mang tính quan sát. Nếu ông đang nghe, mang
tính quan sát. Nếu ông đang ăn, mang tính quan sát.
Đừng bao giờ cho phép bất kì hành động nào được
thực hiện mà không có nhận biết, và thế thì không cái
gì khác được cần tới cả. Nhận biết này sẽ lan toả khắp
cuộc sống của ông; nó sẽ là một thứ suốt hai mươi
bốn tiếng. Không có nhu cầu dành giờ riêng biệt cho
thiền. Và Phật nói việc thiền đó không thể tách rời
khỏi cuộc sống; nó phải lan toả và trộn lẫn với cuộc
sống, nó phải là một với cuộc sống.
Và bước thứ tám, bước cuối cùng là: chính định -
khi bạn đã được hấp thu toàn bộ vào trung tâm của sự
tồn tại...
Bẩy bước này sẽ đem bạn tới nó, nhưng dầu vậy
ông ấy nói: chính định. Điều đó nghĩa là có một khả
năng của tà định nữa chăng? Vâng, có một khả năng
đấy.
Nếu bạn rơi vào trong vô thức, nếu bạn rơi vào
trong cơn mê, đó là tà định; nó không phải là chính.
Định là phải đem bạn tới nhận biết toàn thể, tới nhận
biết hoàn hảo. Bạn phải không rơi vào cơn mê, bạn
phải không trở thành vô ý thức.
Người ta có thể trở nên vô ý thức. Người ta có thể
đi vào bên trong sâu tới mức người ta có thể quên mất
cái bên ngoài. Bây giờ nhìn xem - chúng ta thông
thường sống ở bên ngoài, chúng ta đã quên mất cái
bên trong. Bên trong chúng ta là vô ý thức; bên ngoài
có chút ít ý thức. Chúng ta chuyển ra ngoài, đi ra
ngoài. Thế rồi một ngày nào đó bạn lộn ngược lại, bạn thay đổi toàn bộ
quá trình: bạn bắt đầu quên cái bên
ngoài và bạn bắt đầu trở nên nhận biết bên trong. Một
khoảnh khắc tới khi bạn ở bên trong toàn bộ và bạn đã
quên mất cái bên ngoài. Phật nói rằng đây là tà định.
Vẫn cùng con người đó chỉ đứng theo tư thế lộn
ngược.
Phật nói: Chính định là khi, cả trong và ngoài,
ông đều nhận biết toàn bộ; không phải với cái giá của
bên ngoài. Trong hay ngoài, bạn đều nhận biết. Ánh
sáng tâm thức của bạn đang bùng cháy rực rỡ thế, nó
rót đầy bạn bằng ánh sáng, nó rót đầy bên ngoài bạn
cũng bằng ánh sáng. Thực tế, trong chính định thì cái
bên trong và cái bên ngoài biến mất; chỉ có ánh sáng.
Chính định không phải là bên trong. Chính định là
siêu việt lên trên cả bên trong và bên ngoài. Chính
định là siêu việt lên nhị nguyên, lên sự phân chia.
Bây giờ đến lời kinh. Lời kinh này đơn giản nói
cách một sannyasin nên là vậy.
Phật nói:
Những người theo đạo giống như các chiến binh
tranh đấu đơn độc với vô số kẻ thù. Họ tất cả có
thể ra ngoài công sự với áo giáp đầy đủ; nhưng
trong số họ có một số người nhát gan, một số
người nửa vời và trốn chạy rút lui, và một số bị
giết trong cuộc ẩu đả và một số về nhà thắng lợi.
Này các sư, nếu các ông muốn đạt tới chứng ngộ,
các ông phải bước đi vững chắc theo cách của
mình, với tấm lòng cương quyết, với lòng dũng
cảm, và phải bạo dạn trong bất kì môi trường nào
có thể xảy tới cho các ông, và phá huỷ mọi ảnh
hưởng tai ác mà các ông có thể bắt gặp; với điều
như vậy các công sẽ đạt tới đích.
Tám bước này là công việc.
Và Phật nói: Có nhiều kiểu người: vài người là kẻ
hèn nhát chưa bao giờ đi theo Đạo; vài người đi với
giáp trụ đầy đủ nhưng quay lại khi họ bắt đầu cảm
thấy khó khăn nảy sinh; vài người đi nửa chừng con
đường một cách nửa vời, rồi quay lại; vài người đi xa
thêm chút ít nhưng lại bị giết. Bởi vì họ không bao
giờ có thể huy động được năng lượng của mình, họ
không bao giờ có thể trở nên được hoà nhập, họ có
thể dễ dàng bị phá huỷ. Họ đã không đủ sẵn sàng để
đi vào trận chiến - có thể ở bên ngoài họ có giáp trụ
đầy đủ, có thể ở bên ngoài trông thì rất mạnh, nhưng
bên trong lại hổng hoác, trống rỗng. Chỉ có rất ít
người mới đi vào trận chiến, thắng trận chiến, và quay
về nhà.
Việc quay về nhà đó là chính định, và bẩy bước
này trước samadhi là trận chiến, là Đạo. Đi chậm thôi,
bằng không bạn có thể bị giết chết.
Chẳng hạn: nếu một người mang đức hạnh giả mà
đi vào trận chiến thì người đó sẽ bị giết. Bạn phải
mang đức hạnh đích thực. 'Đức hạnh đích thực' nghĩa
là bạn phải có đức hạnh từ bên trong. Những khuôn
mặt giả kia được học từ bên ngoài sẽ không ích gì cả.
Bạn sẽ vẫn còn hổng hoác bên trong. Và bạn phải đi
từng bước một. Bạn không thể nhảy qua các bước, bằng không thì những lỗ
hổng kia sẽ trở thành nguy
hiểm.
Đó là lí do tại sao tôi nói về tám bước này, con
đường tám làn này. Lời kinh này có nghĩa chỉ nếu bạn
hiểu tám bước này. 'Về nhà' nghĩa là samadhi - định.
Điều đó ngụ ý bạn đã đi tới chính trung tâm của sự
tồn tại. Để tôi đọc lại nó lần nữa.
Những người theo đạo giống như các chiến binh
tranh đấu đơn độc với vô số kẻ thù.
Kẻ thù có nhiều, và bạn lại một mình. Cho nên
bạn phải hoàn toàn sẵn sàng, bằng không bạn sẽ bỏ lỡ
mục đích này.
Họ tất cả có thể ra ngoài công sự với áo giáp đầy
đủ; nhưng trong số họ có một số người nhát gan...
Nếu bạn còn chưa sống chính kiến, chính ý, chính
ngữ, thì bạn sẽ vẫn còn nhát gan. Bạn sẽ vẫn còn rất
yếu đuối, yếu ớt. Bạn sẽ vẫn còn bất lực.
... và một số người nửa vời và trốn chạy rút lui...
Nếu bạn không thực hành chính hạnh và chính
nghề nghiệp, điều này sẽ xảy ra: bạn sẽ đi nửa đường
thôi. Bạn sẽ là người chạy trốn, người trốn thoát.
...và một số bị giết trong cuộc ẩu đả...
Một số đi toàn tâm nhưng bị giết. Nếu bạn không
thực hành chính tinh tiến và chính tâm, điều này sẽ
xảy ra. Nhưng chỉ có vài người...
...một số về nhà thắng lợi.
Nếu bạn đã thực hành tất cả bẩy bước này bạn sẽ
về nhà thắng lợi, bạn sẽ đạt tới samadhi.
... các ông phải bước đi vững chắc theo cách của
mình, với tấm lòng cương quyết, với lòng dũng
cảm, và phải bạo dạn trong bất kì môi trường nào
có thể xảy tới cho các ông, và phá huỷ mọi ảnh
hưởng tai ác mà các ông có thể bắt gặp; với điều
như vậy các công sẽ đạt tới đích.

Phật nói:

Những người theo đạo giống như các chiến binh
tranh đấu đơn độc với vô số kẻ thù. Họ tất cả có
thể ra ngoài công sự với áo giáp đầy đủ; nhưng
trong số họ có một số người nhát gan, một số
người nửa vời và trốn chạy rút lui, và một số bị
giết trong cuộc ẩu đả và một số về nhà thắng lợi.
Này các sư, nếu các ông muốn đạt tới chứng ngộ,
các ông phải bước đi vững chắc theo cách của
mình, với tấm lòng cương quyết, với lòng dũng
cảm, và phải bạo dạn trong bất kì môi trường nào
có thể xảy tới cho các ông, và phá huỷ mọi ảnh
hưởng tai ác mà các ông có thể bắt gặp; với điều
như vậy các công sẽ đạt tới đích.
Phật Gautama không nghiêng về trừu tượng hoá,
triết lí hay siêu hình. Ông ấy rất thực tiễn, thực tế,
không viển vông. Ông ấy rất khoa học. Cách tiếp cận
của ông ấy không phải là cách tiếp cận của nhà tư
tưởng; cách tiếp cận của ông ấy mang tính tồn tại. Khi
ông ấy đạt tới và trở thành vị phật, tương truyền rằng
Thần của các Thần, Brahma, đã tới ông ấy và hỏi ông
ấy, "Ai là nhân chứng cho ông? Ông tuyên bố rằng
ông đã trở thành phật, nhưng ai là nhân chứng cho
ông?" Phật cười to, chạm đất bằng hai tay và nói, "Đất
này, đất cứng này là nhân chứng của ta."
Ông ấy rất trần tục; ông ấy đã làm cho đất thành
nhân chứng của mình. Ông ấy có thể đã nói như vậy
về trời, nhưng không; ông ấy có thể đã nói về mặt trời
hay mặt trăng, nhưng không. Ông ấy đã chạm đất và
nói, "Đất cứng này là nhân chứng của ta." Toàn thể
cách tiếp cận của ông ấy giống như thế đấy.
Trước khi chúng ta đi vào trong những lời kinh
này, cần phải hiểu các bước cơ sở của ông ấy.
Đạo của Phật có tên là 'Bát chính đạo' - con
đường tám làn. Ông ấy đã chia nó thành tám phần.
Nhưng phân chia đó là tuỳ tiện, chỉ là tiện dụng; Đạo
là một. Nó thực sự không bị phân chia, nó được phân
chia để cho bạn có thể hiểu nó dễ dàng. Và đây là
chính điều nền tảng: nếu bạn có thể hiểu tám bước
này hay tám phân chia này của Đạo, Đạo sẽ mở ra
ngay trước bạn. Bạn đang đứng trên nó đấy, nhưng
không nhận biết thôi; tâm trí bạn đang vẩn vơ ở đâu
đó. Đạo đang ở ngay trước bạn. Cho nên cố gắng hiểu
tám bước này sâu sắc nhất có thể được đi.
Thứ nhất là: chính kiến (nhìn đúng).
Và tất cả tám bước này đều liên quan tới tính
chính, tính đúng - chính kiến, chính ý, chính ngữ,
chính hạnh, chính nghề nghiệp, chính tinh tiến, chính
niệm, và cái thứ tám, cái tối thượng, chính định. Từ
'chính' phải được hiểu trước hết bởi vì từ tiếng Phạn
samyak có ý nghĩa, hàm chứa với nghĩa nhiều tới mức
nó không thể nào được dịch nổi. 'Right-Chính' là từ
việc dịch rất nghèo nàn cho nó bởi nhiều nguyên
nhân.
Thứ nhất, từ 'chính' lập tức cho ý tưởng cứ dường
như nó đối lại cái tà. samyak không bao giờ cho ý
tưởng đó; samyak không đối lại tà. Chính của Phật
không chống lại tà, bởi vì Phật nói, 'Tà có nhiều,
chính có một - cho nên làm sao chính có thể đối lại tà
được?" Mạnh khoẻ có một thôi, bệnh tật có nhiều.
Không có nhiều mạnh khoẻ như có nhiều bệnh tật
đâu, cho nên mạnh khoẻ không thể đối lại bệnh tật
được - bằng không thì sẽ có nhiều mạnh khoẻ thế. Ai
đó đang bị lao - TB và thế rồi người đó trở nên mạnh
khoẻ, ai đó bị ung thư và người đó trở nên mạnh
khoẻ, và ai đó bị cảm cúm rồi người đó trở nên mạnh
khoẻ. Ba mạnh khoẻ này không phải là ba mạnh khoẻ.
Bệnh tật khác nhau, nhưng mạnh khoẻ là một, và một
không thể nào đối lại nhiều.
Đích xác cùng điều đó là đúng với chính và tà.
Chính có một thôi. Tà có hàng triệu; bạn có thể cứ bịa
ra những cái tà. Chính thì không thể bịa ra được; nó
không phụ thuộc vào bạn. Chính là trạng thái của việc
bạn đang trong hoà nhịp với cái toàn thể. Đó là nghĩa
của mạnh khoẻ nữa: khi bạn đang hoà nhịp với cái
toàn thể thì bạn mạnh khoẻ. Âm nhạc tuôn chảy giữa
bạn và cái toàn thể, không có cản trở. Bạn cảm thấy
khoẻ mạnh. Không có tiếng ồn, mọi thứ đều trong hài
hoà. Khi cá nhân trong hoà nhịp với vũ trụ, cái chính
tồn tại, mạnh khoẻ tồn tại. Khi bạn rơi ra ngoài sự hoà
nhịp thế thì nhiều cái tà phát sinh - không có giới hạn
cho chúng, chúng là vô hạn. Và bạn có thể bịa ra
nhiều cái tà mới.
Nhân loại đã bịa ra nhiều bệnh tật mới mà trước
đây chưa phổ biến. Trong kinh sách ngày xưa, kinh
sách ayurvedic, nhiều bệnh không được nhắc tới. Mọi
người nghĩ chúng không được nhắc tới bởi vì
ayurveda đã không đủ khoa học, cho nên họ không
thể chẩn đoán được các bệnh đó. Điều đó không
đúng; ayurveda đã trở thành khoa học hoàn hảo.
Nhưng các bệnh đó đã không có trong sự tồn tại, cho
nên làm sao bạn có thể chẩn đoán được cái không tồn
tại? Chúng là phi tồn tại. Đã có vài bệnh tồn tại chỉ
cho người giầu, người rất giầu. Chúng được gọi là
bệnh hoàng gia. Bệnh lao đã được gọi là bệnh 'hoàng
gia'. Nó không phải là bệnh thường. Bây giờ toàn thế
giới đã trở thành hoàng gia rồi; bây giờ toàn thế giới
đang chịu bệnh giầu, của sự giầu có. Nhàn rỗi đã làm
cho nhiều thứ thành sẵn có, nhiều bệnh mới thành sẵn
có.
Ung thư là bệnh rất mới. Nó mới chỉ tồn tại khi
tâm trí rất lo nghĩ, khi lo âu trở thành giống như vết
thương. Và quanh vết thương tinh tế đó trong tâm lí
phát sinh bệnh tật trong thân thể tương ứng với nó.
Đó chính là ung thư là gì: Đó là lí do tại sao ung thư
lại dường như không thể chữa khỏi. Không có cách
nào chữa được nó từ phía thân thể. Nó có thể được
chữa chỉ từ phía tâm trí bởi vì về căn bản nó phát sinh
ở đó.
Mỗi thời đại lại có bệnh tật riêng của nó, mỗi thời
đại đều có chứng tật riêng của nó, và mỗi thời đại đều
tạo ra tội lỗi riêng của nó. Nhưng đức hạnh là vô thời
đại, vô thời gian. Tính thượng đế chẳng có liên quan
gì tới bất kì thời đại nào, thời kì nào. Nó không mang
tính lịch sử, nó mang tính tồn tại.
Phật nói: Chính là cái không phải do ông tạo ra.
Nó đã có đó rồi. Nếu ông đi xa khỏi nó thì ông là tà,
nếu ông lại gần nó thì ông là chính. Ông càng tới gần,
ông càng chính hơn. Một ngày nào đó, khi ông đích
xác ở nhà, ông là chính hoàn hảo. Samyak (chính) và
samadhi (định) cả hai có cùng một gốc sam. Samyak
là bước đi tới samadhi. Nếu ông không hiểu samyak,
ông sẽ không có khả năng hiểu samadhi.
Cho nên bẩy bước chung cuộc đưa tới bước cuối
cùng. 'Samadhi' nghĩa là: bây giờ mọi thứ đã rơi vào
hoà nhịp với sự tồn tại. Không thiếu sót nào tồn tại;
âm nhạc hoàn toàn hoàn hảo. Nhưng không có từ hay
hơn trong tiếng Anh so với từ 'chính', cho nên bạn
phải hiểu nó. 'Chính' theo nghĩa phật giáo của thuật
ngữ này nghĩa là: được cân bằng, được định tâm,
được tiếp đất, hài hoà, yên bình - tất cả những điều
này. Nhưng điều cơ bản vẫn có thể được hiểu cho dù
không có thuật ngữ đồng nghĩa trong tiếng Anh để
dịch nó.
Nhưng nhớ, nó chẳng liên quan gì tới tà cả. Tà là
bịa đặt của con người, chính là thiêng liêng. Chính
không phải là cái gì đó bạn phải làm - bạn được sinh
ra đã chính rồi. Tà là cái gì đó bạn phải làm; bạn đã
không được sinh ra mà tà. Mọi đứa trẻ đều được sinh
ra trong hài hoà. Đó là lí do tại sao trẻ con lại đẹp thế.
Bạn đã bao giờ thấy đứa bé mới sinh ra xấu không?
Điều đó không xảy ra. Mọi đứa trẻ mới sinh đều đẹp,
nhưng tất cả người lớn lại không đẹp. Cho nên cái gì
đó ở đâu đó phải đã đi sai - bởi vì mọi đứa trẻ mới
sinh đều đẹp. Chúng có duyên dáng, thanh thoát vô
cùng mà chẳng liên quan gì tới thực tế nào, bởi vì
chúng không có thời gian để thực hành bất kì cái gì.
Chúng tới thế giới này mà không có diễn tập nào.
Chúng chỉ có đó; hạnh phúc thế, im lặng thế, hài hoà
thế. Duyên dáng thế bao quanh chúng - cứ dường như
toàn thể sự tồn tại đang bảo vệ chúng. Thế rồi, dần
dần, chúng học cách thức của con người và trở thành
tà. Thế thì xấu xí xuất hiện. Thế thì những đôi mắt
đẹp trở thành khủng khiếp; thế thì khuôn mặt đẹp có
thể trở thành mang tính tội phạm; thế thì thân thể đẹp
có thể mất đi mọi duyên dáng. Thế thì thông minh
đẹp... Mọi đứa trẻ sinh ra đều thông minh; đó là cách
mọi sự đang thế. Đứa trẻ thông minh có thể trở thành
ngu xuẩn, tầm thường. Đây là thành tựu của con
người.
Cái tà là thành tựu của con người, cái chính là
thiêng liêng. Bạn không làm cái gì vì nó cả. Bạn chỉ
phải dừng tất cả mọi thứ bạn đã từng làm để tạo ra cái
tà. Và khi có cái chính, bạn không cảm thấy mình là
chính. Đó là lí do tại sao, tôi nhắc lại: Nó không đối
lại cái tà. Khi bạn đang trong cái chính bạn đơn giản
tự nhiên. Bạn không có cảm giác gì về tính chính cả.
Bạn không có cảm giác nào rằng bạn là thánh nhân vĩ
đại. Nếu bạn có cảm giác đó thế thì bạn vẫn còn tà ở
đâu đó - bởi vì cái không là một nốt chói tai. Nó
không cho phép âm nhạc tuôn chảy.
'Chính' nghĩa là được cân bằng, không căng
thẳng, định tâm; bạn không là người lạ trong sự tồn
tại. Đây là nghĩa của 'chính': bạn ở nhà. Sự tồn tại này
là gia đình bạn. Bạn không phải là người xa lạ. Ở
phương Tây, và ở phương Đông nữa, tâm trí hiện đại
liên tục nói và nghĩ về điều xa lạ, rằng con người đã
trở thành người ngoài, rằng con người đã trở thành
người lạ, rằng chúng ta dường như chỉ giống như điều
ngẫu nhiên trên trái đất. Các nhà hiện sinh có từ đúng
cho nó: họ nói chúng ta đã bị tống xuống đây. Tống
sao? Bị gạt bỏ! Bị đuổi đi! Bị trừng phạt! Và sự tồn
tại này đang chống lại chúng ta. Và bạn có thể chứng
minh được điều đó: biết bao nhiêu bệnh tật - cái chết
có đó; biết bao nhiêu thất vọng, thất bại. Mọi người
cứ nói con người đề nghị và Thượng đế quyết định.
Cho nên tất nhiên con người mang định mệnh,
mang định mệnh từ chính lúc ban đầu, là được sinh ra
với ham muốn lớn lao và không có khả năng nào cho
bất kì sự hoàn thành nào. Làm sao sự tồn tại này có
thể là nhà của bạn được? Nó không thể là gia đình của
bạn.
Cái chính là khi bạn bắt đầu cảm thấy rằng bạn ở
nhà. Không cái gì xa lạ, không cái gì lạ cả.
Phật nói: Nếu ông có, ông là tà - bởi vì bất kì khi
nào bạn có, bạn đều tách rời khỏi sự tồn tại. Khi bạn
không có thì bạn là chính. Nghe điều ngược đời này;
đó là một trong những ngược đời tuyệt vời nhất. Phật
nói: Khi ông có, ông là tà. Sự hiện hữu của bạn là tà.
Chính sự tách bạch, cái 'tôi đây', tạo ra rào chắn. Thế
thì bạn không tan chảy, thế thì bạn trở thành đông
cứng, thế thì bạn giống như khối băng. Chết. Khép
kín. Thế thì bạn có biên giới.
Khi bạn bắt đầu tan chảy, và bạn bắt đầu cảm
thấy, "Sự tồn tại có đó, và mình chỉ là một phần
thôi"... và bạn thảnh thơi, và có buông bỏ; bạn biến
mất. Thế thì bạn là chính. Khi bạn không có thì bạn là
chính.
Tám bước này chỉ là những chỉ báo, dần dần, về
cách đi tới dũng cảm vô cùng đó, dũng cảm tối
thượng đó nơi bạn lấy bước nhảy lượng tử và bạn đơn
giản biến mất. Khi cái ngã biến mất, Cái Ta Vũ Trụ
phát sinh.
Điều đầu tiên là chính kiến, nhìn đúng.
Phật nói: Nhìn vào mọi sự mà không có ý kiến
nào, bằng không ông chẳng bao giờ nhìn vào thực tại
cả. Nhìn vào mọi thứ mà không có triết lí nào, không
có định kiến nào, không có giáo điều, tín điều, kinh
sách nào. Nhìn đi. Nhìn vào mọi sự như chúng đang
đấy. Mang tính sự kiện; đừng tạo ra hư cấu. Nếu bạn
đang tìm cái gì đó với định kiến, bạn sẽ tìm thấy nó -
đó là rắc rối đấy. Nếu bạn đã đầy đức tin thì bạn sẽ
thấy nó bởi vì tâm trí mang tính sáng tạo, tưởng
tượng, có khả năng tự thôi miên tới mức bất kì cái gì
nó tin nó đều có thể tạo ra. Phật nói: đi tới thực tại mà
không có đức tin nào. Đức tin là rào chắn.
Bạn phải đã quan sát điều đó.
Nếu bạn được sinh ra là người Hindu - điều đó
nghĩa là nếu bạn được huấn luyện từ thời thơ ấu bởi những người Hindu -
điều đó nghĩa là bạn là nạn nhân
của Hindu giáo. Và cùng điều đó áp dụng cho người
Mô ha mét giáo và Ki tô giáo, người Do Thái, người
Jaina, người cộng sản: toàn thể nhân loại là nạn nhân
của trường phái này nọ, của định kiến này nọ, của đức
tin này nọ. Nếu bạn được sinh ra là người Hindu, đã
được huấn luyện theo những giáo điều nào đó, và bạn
bắt đầu thiền, bạn sẽ bắt đầu thấy linh ảnh của
Krishna, Rama - điều đó tuỳ vào điều bạn đã được
dạy, người đã được áp đặt và khắc ghi vào tâm trí bạn
- nhưng Christ sẽ không bao giờ tới với bạn. Christ tới
với người Ki tô giáo, Phật tới với Phật tử, Mahavira
tới với người Jaina. Với người Jaina, Mohammed
không bao giờ có thể tới; điều đó là không thể được.
Ngay cả quan niệm về ý tưởng này cũng là không thể
được. Ngay cả trong mơ, Mohammed cũng sẽ không
tới cho người Jaina. Điều gì xảy ra? Nhưng Phật,
Mahaviras, Christs, có thực sự tới không? hay đức tin
riêng của bạn đang tạo ra họ? Đức tin riêng của bạn
đang tạo ra họ đấy.
Với người cộng sản thì chẳng ai tới cả. Đức tin
của người đó là ở chỗ tất cả các tôn giáo đều vô
nghĩa, một loại thuốc phiện cho mọi người, một chất
độc nguy hiểm cần loại bỏ nhanh nhất có thể được -
thế thì chẳng ai tới cả. Điều đó tuỳ thuộc vào bạn.
Nếu bạn có niềm tin, chính niềm tin đó trở thành giấc
mơ; và nếu bạn lại là người rất, rất nhạy cảm, cảm
nhận, thì giấc mơ đó có thể trông còn thực hơn là thực
tại. Thực tế, điều này xảy ra mọi ngày, ngay cả trong
những người không tôn giáo. Bạn mơ trong đêm và
khi bạn mơ thì mơ có vẻ thực thế. Bạn đã mơ cả đời
mình và mọi sáng bạn đều xoá bỏ nó như thứ không
thật. Nhưng rồi đêm hôm sau bạn lại mơ, và trong
giấc mơ nó lại dường như thật.
Khả năng mơ sống nhờ vào niềm tin. Nếu bạn có
niềm tin mạnh mẽ thế thì khả năng mơ gắn với niềm
tin này, đổ năng lượng của nó vào niềm tin này, làm
cho niềm tin này thành thực tại, và bạn bắt đầu có linh
ảnh. Phật không ủng hộ linh ảnh nào cả - bởi vì ông
ấy nói: "Cái đang đó không cần linh ảnh nào. Điều
cần thiết đơn giản là sự sáng tỏ để thấy." Tâm trí bạn
không cần có giấc mơ nào, giấc mơ lớn lao về các
thánh nhân vĩ đại, cõi trời và địa ngục; đây tất cả đều
là sáng tạo của bạn.
Chính kiến là: không có định kiến nào, không có
niềm tin nào, không có ý kiến về bất kì cái gì. Khó
đấy... con đường của Phật là gian nan; ông ấy yêu cầu
quá nhiều. Điều đó gần như là kì công siêu nhân.
Nhưng điều đó là có thể - và đó là cách duy nhất
hướng tới chân lí.
Nếu bạn có ý kiến nào đó bạn sẽ áp đặt ý kiến của
mình lên chân lí. Bạn vẫn làm điều đó hàng ngày đấy
thôi. Nếu bạn tới tôi với ý kiến rằng người này là tốt,
bạn sẽ bị thuyết phục rằng người này là tốt thật; nếu
bạn đến với ý kiến rằng người này là xấu, bạn sẽ bị
thuyết phục rằng người này là xấu thật. Niềm tin của
bạn bao giờ cũng tìm ra cái mà nó muốn tìm. Niềm tin
rất mang tính chọn lọc. Tôi đã nghe...
Đứa bé được đem ra toà lần nữa bị buộc tội đánh
cắp nắp trục bánh xe ô tô. Quan toà quyết định gọi bố
nó tới: "Trông đây," quan toà nói. “Con ông đã ra toà nhiều lần vì bị
buộc tội ăn cắp, và tôi phát mệt khi
thấy nó ở đây."
"Tôi không trách ông đâu, thưa quan toà," người
bố nói. "Và tôi cũng phát mệt khi thấy nó ở đây như
ông."
"Thế thì sao ông không dạy nó cách hành động?
Chỉ cho nó con đường chính và nó sẽ không tới đây
nữa."
"Tôi đã chỉ cho nó con đường chính rồi đấy chứ,"
người bố nói, "nhưng nó lại dường như không có tài
năng nào để học. Nó bao giờ cũng bị bắt!"
Bây giờ, chính đạo là khác cho quan toà và cho
người bố. Bản thân người bố là kẻ cắp. Ông ta cũng
muốn đứa con học 'chính đạo' để cho nó không bao
giờ bị bắt lần nữa. Nhưng chính đạo của ông ta là
chính đạo của ông ta.
Với kì nghỉ, Mullevy quyết định đi tới Thuỵ Sĩ để
hoàn thành giấc mơ cả đời và trèo lên núi Matterhorn.
Anh ta thuê một người hướng dẫn, và ngay khi họ sắp
lên tới đỉnh thì họ bị tuyết lở dập xuống.
Ba giờ sau Thánh Bernard đào xới tới họ, một
chai rượu vang được buộc dưới cằm ông ta.
"Hoan hô!" người hướng dẫn kêu lên. "Người bạn
tốt nhất của con người tới rồi."
"A," Mullevy nói. "Và nhìn vào kích cỡ của thằng
cha đang mang nó!"
Bây giờ, với người này anh chàng đó là người bạn
vĩ đại nhất của nhân loại, với người kia đó là cái chai
mà người đó đang mang.
"A," Mullevy nói. "Và nhìn vào kích cỡ của thằng
cha đang mang nó!"
Điều đó tuỳ thuộc vào cách bạn nhìn mọi sự. Bạn
có thể nhìn vào cùng một thứ, và bạn có thể không
thấy cùng một thứ. Nếu bạn nghe tôi trong tin cậy,
bạn nghe kiểu khác. Nếu bạn nghe tôi mà không tin,
bạn nghe tôi kiểu khác. Nếu bạn nghe như một đệ tử,
bạn nghe kiểu khác. Nếu bạn nghe chỉ như người
ngoài, khách thăm - chỉ nhân tiện thôi, bạn đã tới
cùng người bạn - bạn nghe kiểu khác. Điều tôi đang
nói vẫn thế, nhưng cách bạn diễn giải nó sẽ tuỳ thuộc
vào bạn. Nghe đúng sẽ là ở chỗ bạn nghe như không
ai cả: không chống đối không ủng hộ, không có định
kiến - chỉ là việc nghe. Nếu bạn có thể thấy mọi sự
mà không có ý tưởng gì trong tâm trí, thế thì Phật nói
đó là chính kiến.
Chính kiến không cần quan niệm hoá. Đó là lí do
tại sao Phật lại nói: Đừng hỏi ta câu hỏi lí thuyết nào.
Ông ấy không nói gì về Thượng đế cả - không phải vì
Thượng đế không có. Ông ấy không nói gì về điều đó
bởi vì việc tạo ra lí thuyết là vô dụng. Ông ấy cố gắng
mở mắt bạn ra với điều đó. Ông ấy nói: Để biết chân
lí bạn cần đôi mắt - cũng như bạn không thể nào dạy
được người mù ánh sáng giống cái gì, dù bạn có cố
gắng tới đâu. Bạn không thể dạy người mù bất kì cái
gì về ánh sáng được. Tất nhiên, bạn có thể dạy bao
nhiêu tuỳ ý và người đó có thể học tất cả những thong tin bạn đã chuyển
giao cho người đó, nhưng dầu vậy
thì trong thực tế, người đó vẫn không có khả năng
quan niệm nổi ánh sáng là gì. Người đó không thể
quan niệm được.
Chuyện xảy ra:
Một người mù được đưa tới Phật. Ông ấy vừa đi
qua làng này, và mọi người trong làng đều mệt mỏi vì
người mù này bởi vì anh ta là người rất logic và rất
triết lí. Anh ta nhiều biện luận tới mức anh ta thường
hay chứng minh rằng ánh sáng không tồn tại. Anh ta
sẽ nói, "Ông cứ đem nó lại đây, tôi sẽ sờ vào nó"; hay
"Ông cứ đem nó tới đi để tôi có thể nếm nó"; hay
"Ông đem nó tới đi, ít nhất để tôi ngửi nó"; hay "Ông
đem nó tới đi và đánh nó như cái trống để cho tôi có
thể nghe thấy nó."
Tất nhiên, bạn không thể đánh ánh sáng như cái
trống được, và bạn không thể nếm được nó, và bạn
không thể ngửi được nó, và bạn không thể sờ được
nó.
Người mù này sẽ cười, cười đắc thắng, và anh ta
sẽ nói, "Các ông ngu lắm! Các ông đang cố gắng
chứng minh cái gì đó cho tôi mà nó lại không có. Tôi
có bốn giác quan. Chứng minh nó đi! Tôi sẵn sàng
đây, tôi cởi mở."
Họ không thể chứng minh được điều đó, cho nên
người mù này bắt đầu cho rằng họ chỉ đang cố gắng
lừa mình về ánh sáng này: "Toàn thể trò này chỉ là lừa
dối, giả dối. Thực tế, họ muốn chứng minh rằng mình
mù. Họ đang sỉ nhục mình. Mình đâu có mù, bởi vì
ánh sáng không tồn tại. Cho nên phỏng có ích gì? Nếu
ánh sáng mà không tồn tại, chẳng cần mắt đó làm gì.
Mắt chỉ là hư cấu."
Ông ta sẽ nói, "Các ông tất cả đều mù, nhưng các
ông đang mơ về cái gì đó không tồn tại."
Họ mang người đó tới Phật, và Phật nói, "Đừng
đem người đó tới ta. Ta biết một thầy thuốc - bởi vì
người đó không cần thuyết phục, người đó cần cái
nhìn về ánh sáng. Người đó cần mắt. Người đó cần trị
liệu, người đó không cần lí thuyết về nó. Nhưng ta
biết một thầy thuốc."
Phật có một thầy thuốc giỏi, rất có học. Thầy
thuốc này được một nhà vua phái tới cho ông ấy, để
chăm sóc thân thể Phật. Người mù này đã được đưa
tới thầy thuốc đó. Ông ta điều trị cho người này, và
trong vòng sáu tháng người này đã có thể nhìn được.
Vào lúc đó Phật đã đi sang thị trấn khác. Người
này chạy và nhảy múa; anh ta cực lạc. Anh quì xuống
dưới chân Phật và anh ta nói, "Thầy đã thuyết phục
được tôi."
Phật nói, "Đừng nói điều vô nghĩa. Ta đã chẳng
làm gì cả. Mắt ông đã thuyết phục ông, và không có
cách khác."
Phật thường nói: ta không phải là triết gia, ta là
thầy chữa. Ta muốn chữa trị mắt bên trong của các
ông, và bước đầu tiên là nhìn đúng - chính kiến.
'Chính kiến' thực sự nghĩa là: một tâm trí không có
quan điểm. Nếu bạn có quan điểm nào đó, đó là quan
điểm tà. Nếu bạn không có quan điểm nào, thế thì bạn
đơn giản cởi mở, sáng tỏ. Thế thì cửa sổ của bạn hoàn toàn mở, bạn không
có cản trở nào; bất kì cái gì sẵn
có bạn đều có khả năng thấy. Phật không bao giờ nói
điều gì về cái bạn sẽ thấy; ông ấy chỉ nói về cách chữa
trị chứng mù của bạn, cách thoát ra khỏi chứng mù
của bạn.
Con trai của Mulla Nasruddin, đang học khoa học
chính trị, hỏi bố nó, "Bố ơi, kẻ phản bội trong chính
trị là gì?"
"Bất kì người nào rời bỏ đảng của mình," Mulla
nói, "và đi sang phía bên kia, đều là kẻ phản bội."
"Rồi, thế nói gì về người rời bỏ đảng của họ để đi
theo đảng của bố?" cậu thanh niên hỏi.
"Người đó là người cải đạo con ạ," Nasruddin nói,
"một người cải đạo thực sự."
Bây giờ, khi ai đó chuyển từ đảng này sang đảng
khác thì người đó là kẻ phản bội, và khi ai đó gia nhập
đảng của bạn từ các đảng khác thì anh ta là người cải
đạo. Khi người Hindu trở thành người Ki tô giáo, với
người Hindu anh ta là kẻ phản bội, với người Ki tô
giáo anh ta là người cải đạo; và khi người Ki tô giáo
trở thành người Hindu, họ đón chào anh ta: hiểu biết
của anh ta trở lại, anh ta đã nhận ra chân lí là gì.
Nhưng với người Ki tô giáo, anh ta là kẻ phản bội.
Nếu bạn sống với các quan điểm bạn không thể
thấy được chân lí của bất kì cái gì. Quan điểm của bạn
bao giờ cũng tới như rào chắn. Nó cản trở, nó bóp
méo, nó không cho phép bạn thấy mọi vật như nó
đang đấy. Và Thượng đế là cái đang đấy. Để biết thực
tế bạn không cần có bất kì quan điểm nào. Thực tế,
nếu bạn thực sự muốn biết cái thực, bạn phải vứt bỏ
các quan điểm. Đó là từ bỏ đầu tiên Phật dạy: Vứt bỏ
mọi quan điểm, và chính kiến sẽ nảy sinh. Mọi quan
điểm đều là tà. Hindu giáo, Ki tô giáo, Phật giáo: mọi
quan điểm đều là quan điểm tà.
Người không có quan điểm, người không có ý
kiến, người không một ý nghĩ níu bám vào, người chỉ
là tấm gương, mới phản chiếu thực tại.
Người đàn bà nghe nhà truyền giáo nói qua các
lời răn, và sau mọi lời răn bà ta lại tham gia cùng các
thính giả khác mà kêu lên, "Amen!"
Khi ông ta nói tới lời răn: Các ngươi không được
phạm tội ngoại tình, bà ta nói, "Bây giờ ông ấy bắt
đầu xen vào đây."
Cái gì đó vẫn có vẻ tuyệt đối đúng chừng nào nó
vẫn còn khớp với bạn - cứ dường như bạn là tiêu
chuẩn của chân lí. Khoảnh khắc nó không khớp với
bạn thì nó sai. Đây là cách tiếp cận sai, và nếu bạn giữ
cách tiếp cận này, bạn sẽ không bao giờ đạt tới cái
thực. Nếu cái gì đó không khớp với bạn, thế thì đừng
vội vàng mà quyết định vấn đề - rằng nó phải sai bởi
vì nó không khớp với bạn. Nó không cần phải khớp
với bạn. Thượng đế không có nghĩa vụ gì phải khớp
với bạn. Thực tại không có nghĩa vụ gì phải khớp với
bạn. Nếu nó không khớp với bạn, thế thì con người của hiểu biết đúng sẽ
tự thay đổi mình chứ không phủ
nhận thực tại.
Cho nên bất kì khi nào điều đó gây tổn thương,
bất kì khi nào thực tại gây tổn thương, và bất kì khi
nào bạn cảm thấy rằng bạn không khớp, thì chính bạn
mới là người không khớp chứ không phải là thực tại.
Và người không có quan điểm nào sẽ không bao giờ
thấy rằng có xung đột gì giữa mình và thực tại. Người
đó bao giờ cũng sẽ khớp với thực tại và thực tại sẽ
khớp với người đó - cũng hệt như găng tay khớp với
bàn tay. Đây là chính kiến.
Bước thứ hai là: chính ý.
Chúng ta sống hướng theo kết quả, chúng ta sống
hướng theo mục đích, chúng ta sống với ý định, với
ham muốn: "Mọi sự phải như thế này, thế thì mình sẽ
hạnh phúc. Nếu chúng không giống thế này thế thì
mình sẽ bất hạnh." Đó là lí do tại sao họ thất vọng thế.
Phật nói: Thất vọng của ông tới từ ý định của ông. Ý
định của bạn dường như đi ngược lại thực tại; thế thì
bạn thất vọng.
Vứt bỏ ý định, vứt bỏ ham muốn đi, và chỉ đi từ
khoảnh khắc nọ sang khoảnh khắc kia với thực tại, dù
nó dẫn tới đâu. Trở thành mẩu gỗ trôi giạt; chỉ nổi với
dòng chảy và bạn sẽ không bao giờ bị thất vọng. Thất
vọng tới bất kì khi nào có xung đột giữa bạn và thực
tế. Và nhớ, thực tại sẽ thắng; bạn không thể thắng
đươc thực tại. Không ai có thể thắng được Thượng đế;
điều đó là không thể được, điều đó không xảy ra. Bạn
có thể thắng chỉ cùng với Ngài thôi. Bất kì khi nào
bạn thành công, nhớ lấy, một cách ngẫu nhiên bạn
phải đã cùng với Ngài rồi. Mọi thành công đơn giản
ngụ ý điều này: rằng một cách vô tình bạn phải đã
bước đi cùng Ngài, và đó là lí do tại sao bạn đã thành
công. Thất bại ngụ ý rằng một cách vô tình bạn phải
đã bước đi ngược với Ngài. Thất bại là chỉ dẫn, thành
công là chỉ dẫn.
Người đã học được điều này bỏ đi mọi ý định của
mình. Người đó không có ham muốn riêng tư. Người
đó nói đích xác điều Jesus đã nói trên cây thánh giá:
Vương quốc của ngài tới, ý chí của ngài sẽ được thực
hiện. Người đó buông xuôi. Phật không có khái niệm
về Thượng đế. Cách tiếp cận của ông ấy còn khoa học
hơn cách tiếp cận của Jesus. Jesus mang tính thơ ca
hơn. Thượng đế là thơ ca, thơ ca hay. Phật không phải
là nhà thơ, ông ấy mang tính rất toán học. Ông ấy nói:
Không có nhu cầu nói về Thượng đế. Duy nhất một
điều có thể được hiểu: bạn vứt bỏ ý định. Khi bạn
không có ý định nào, bạn có chính ý. Và bạn phải nhớ
nghịch lí này trong tất cả tám bước.
'Chính ý' nghĩa là không có ý định nào về phần
bạn. Thế thì vũ trụ tuôn chảy qua bạn. Thế thì vũ trụ
cứ hoàn thành ý định của nó qua bạn. Bạn trở thành
phương tiện.
"Cầu xin ngài," con người nhỏ bé cầu nguyện,
"ngài biết con. Con bao giờ cũng cầu nguyện ngài và
vậy mà con lại chẳng được cái gì ngoài vận rủi, khổ,
ốm đau và thất vọng trong cả đời con. Và xin ngài
nhìn kẻ hàng thịt bên cạnh. Hắn ta chưa bao giờ cầu
nguyện trong đời, thế mà hắn chẳng có gì khác hơn phát đạt, mạnh khoẻ và
vui vẻ. Làm sao một người tin
tưởng như con lại cứ luôn trong rắc rối còn hắn ta thì
bao giờ cũng làm ngon lành thế?"
Bỗng nhiên một tiếng nói ầm ầm vang tới tai anh
ta, "Bởi vì anh hàng thịt không luôn làm ta khó chịu,
đó là lí do tại sao!"
Bây giờ, lời cầu nguyện của bạn có thể là 'điều
làm khó chịu'. Lời cầu nguyện của bạn là gì? - lời cầu
nguyện của bạn là ý định của bạn, là ham muốn mà
bạn muốn được đáp ứng. Lời cầu nguyện của bạn là
gì? - lời cầu nguyện của bạn bao giờ cũng đi ngược lại
Thượng đế. Và nhìn vào cái ngớ ngẩn của nó: bạn
đang cầu nguyện Thượng đế, và lời cầu nguyện về cơ
bản đi ngược lại Thượng đế - bởi vì nếu nó không đi
ngược lại Thượng đế thế thì phỏng có ích gì mà cầu
nguyện. Bạn ốm: nếu bạn tin cậy vào Thượng đế điều
đó nghĩa là bạn biết rằng Thượng đế muốn bạn ốm.
Đây là cách bạn đang thế vào lúc này, đây chính là ý
chí của Thượng đế. Bạn chấp nhận nó. Thế thì lời cầu
nguyện của bạn là lòng biết ơn duy nhất. Bạn không
cầu xin điều gì cả, bạn đơn giản cảm ơn Ngài: "Cảm
ơn ngài vì đã làm cho con ốm. Cảm ơn ngài, bởi vì
con biết điều đó phải là cần thiết. Con có thể không
hiểu, nhưng con biết ngài cho con bất kì cái gì được
cần tới, bất kì khi nào điều đó được cần tới." Bạn
không đi tới đền chùa hay nhà thờ hay thánh đường
và hỏi xin giúp đỡ. Nếu bạn hỏi, bạn đang đi ngược
lại Thượng đế đấy. Điều đã xảy ra không thể xảy ra
ngược lại với ý chí của cái toàn thể được, dù nó là bất
kì cái gì. Nếu đó là đêm tối, thế thì bạn phải đang cần
tới đêm tối đấy.
Một nhà huyền môn Sufi hay nói trong lời cầu
nguyện hàng ngày của mình, "Xin cảm ơn ngài, Chúa
Trời - ngài bao giờ cũng cho con bất kì cái gì được
cần tới." Đệ tử của ông ấy rất bực mình bởi điều này,
bởi vì họ đã thấy ông ấy nhiều lần như thế khi nghèo
khó, đói khát, chẳng nơi nghỉ lại trong đêm. Và dầu
vậy, ông ấy vẫn cầu nguyện Thượng đế năm lần một
ngày, và ông ấy sẽ nói, "Cảm ơn ngài. Con biết ơn
làm sao - bất kì điều gì con cần ngài bao giờ cũng cho
con."
Một hôm điều đó thành quá thể. Trong ba ngày họ
đã đói; không ai cúng dường thức ăn cho họ. Trong ba
ngày họ đã ngủ dưới gốc cây, ngoài thị trấn. Và thị
trấn này rất đối kháng với họ và sẵn sàng giết chết họ.
Và buổi sáng ngày thứ tư nhà huyền môn này lại cầu
nguyện và ông ấy nói, "Cảm ơn ngài. Bất kì điều gì
con cần ngài bao giờ cũng cho con."
Một đệ tử không thể nào kìm được mình. Anh ta
nói, "Thôi mọi điều vô nghĩa này đi! Phải có giới hạn
cho mọi thứ chứ. Thầy đang cám ơn Thượng đế vì cái
gì nào? Trong ba ngày chúng ta đã bị đói, khát, không
chỗ trú ngụ. Đêm lạnh và chúng ta bị rét cứng người
còn thầy lại cảm ơn! Vì cái gì! Ngài đã cho thầy cái
gì!"
Nhà huyền môn cười và nói, "Trong ba ngày này
ta cần bị đói, cần ở mà không có chỗ trú ngụ nào. Đó
là một phần của sự trưởng thành của ta. Ba ngày này
đã làm cho ta cực kì tốt lành, chúng đã là ân huệ lớn lao. Đó là điều
được cần tới, và ngài bao giờ cũng cho
bất kì cái gì được cần tới."
Trong thực tế, bất kì cái gì Ngài cho đều là bất kì
cái gì được cần tới.
Nhưng khi bạn cầu nguyện, lời cầu nguyện của
bạn bao giờ cũng 'làm khó chịu'. Bạn phàn nàn, bạn
càu nhàu, cáu kỉnh. Bạn đang nói, "Chẳng cái gì đúng
cả, mọi thứ đều sai. Xin đưa nó vào chỗ đúng đi!
Bằng không thì con sẽ bắt đầu không tin ngài nữa;
bằng không thì con sẽ trở thành kẻ vô thần đấy. Nếu
ngài có, thì làm những điều này đi. Nếu ngài không
có, thế thì con kết thúc đây, con không định cầu
nguyện thêm nữa đâu."
Lời cầu nguyện của bạn có phải là một loại hối lộ
không đấy? Bạn thờ phụng Ngài chỉ để thuyết phục
Ngài hoàn thành các ham muốn của bạn sao? Phật
nói: Người tôn giáo thực không có quan điểm của
riêng mình - và đó là quan điểm đúng của người đó.
Người đó không sống cuộc sống riêng tư, người đó
không sống cuộc sống tách rời. Người đó đi cùng vũ
trụ, người đó là một với vũ trụ. Người đó không có
mục đích tách rời, không có định mệnh tách rời. Định
mệnh của cái toàn thể là định mệnh của người đó. Thế
thì người đó trở thành linh thiêng.
Người không có ý định tất nhiên sống từ khoảnh
khắc sang khoảnh khắc. Người đó không thể phóng
chiếu vào tương lai. Với bất kì cái gì được cần tới
trong khoảnh khắc này, người đó đều đáp ứng tương
ứng. Người đó mang tính tự phát và người đó mang
tính đáp ứng. Khi tôi dùng từ 'đáp ứng' tôi dùng nghĩa
nguyên thuỷ của nó. Người đó có khả năng đáp ứng;
người đó có thể đáp ứng, và người đó có thể đáp ứng
một cách toàn bộ, bởi vì người đó không có ý định
riêng của mình. Người đó có thể đơn giản nói,
"Vâng," và người đó có thể nói điều đó một cách toàn
bộ. Người đó sẽ không giữ lại điều gì cả. Cái có của
người đó sẽ không phải là cái có ngần ngại. Nó sẽ
giống như đoá hoa... nở ra, toả hương thơm của nó
cho sự tồn tại.
Con người của chính ý thì sống cuộc sống không
có căng thẳng nào. Nhìn vào từ 'ý định - intension'; nó
được tạo ra từ căng thẳng. Mọi ý định đều sẽ tạo ra
căng thẳng. Từ này được tạo nên từ hai từ, 'in', và
'tension'. Khi thực tại bên trong của bạn mà căng
thẳng, nó là trong căng thẳng. Khi thực tại bên trong
của bạn được thảnh thơi và không có căng thẳng - bạn
không định đi đâu cả, bạn không săn đuổi cái gì cả,
bạn không đi theo cái gì cả, bạn chỉ ở đây và bây giờ,
được thảnh thơi - trạng thái của không căng thẳng hay
không ý định đó chính là điều Phật gọi là chính ý. Bởi
vì thế thì bỗng nhiên vũ trụ bắt đầu tuôn chảy qua
bạn. Bạn trở thành giống như cây trúc hổng. Bạn trở
thành cây sáo.
Bước thứ ba là chính ngữ.
Phật nói: Chỉ nói cái đang đó. Đừng bao giờ đi
vào trong hư cấu. Chỉ nói cái đúng và thực. Chỉ nói
cái bạn đã kinh nghiệm. Đừng bao giờ nói về kinh
nghiệm của người khác. Nếu bạn còn chưa biết
Thượng đế, xin đừng nói gì về Thượng đế cả - bởi vì
bất kì điều gì bạn nói đều sẽ là sai lệch, sẽ là báng bổ,
sẽ là tội lỗi. Bởi vì bất kì điều gì bạn nói cũng đều sẽ sai. Nếu bạn đã
biết tới Thượng đế, chỉ thế nói; bằng
không thì đừng. Thế giới này sẽ đẹp hơn, ít lẫn lộn
hơn, nếu câu châm ngôn của Phật mà được nghe theo:
chính ngữ. Ông ấy nói: chỉ nói cái bạn đã kinh
nghiệm, cái được dựa vào kinh nghiệm của bạn, được
bắt rễ trong kinh nghiệm của bạn. Đừng bao giờ nói
cái gì khác.
Nghĩ về điều đó đi... biết bao nhiêu điều chúng ta
cứ nói mà chúng ta lại chưa bao giờ kinh nghiệm qua,
điều chúng ta chẳng biết gì về nó cả. Chúng ta đã
nghe nói, chúng ta có thể đã đọc, nhưng điều đó
không làm cho bạn có khả năng thốt ra được cái gì.
Nó tất cả đều được vay mượn, và cái được vay mượn
không bao giờ là chân lí cả. Chỉ nói cái đang đó.
Mang tính sự kiện, không hư cấu.
Phật đã không tạo ra huyền môn nào. Phát biểu
của ông ấy đều trần trụi không có thơ ca hay hư cấu gì
cả, không có trang trí. Ông ấy chưa bao giờ trang
điểm cho phát biểu của mình; chúng trần trụi, chúng
không có trang phục nào. Ông ấy nói: Nếu ông bắt
đầu chơi đùa với hư cấu, thì không có chấm dứt. Và
nhiều tôn giáo trên thế giới có đến chín mươi chín
phần trăm là hư cấu. Người Hindu nói: có một địa
ngục, một cõi trời. Người Jaina nói: có bẩy địa ngục
và bẩy cõi trời. Và có một thầy giáo, Gosal, vào thời
của Mahavira. Ai đó hỏi ông ấy, "Ông nói gì vậy? Vì
người Hindu tin vào chỉ một cõi trời, một địa ngục.
Và các đệ tử của Mahavira nói rằng họ đã không đi đủ
sâu, nhưng thầy của họ đã đi sâu hơn và ông ấy nói có
bẩy địa ngục và bẩy cõi trời."
Gosal cười. Ông ấy nói, "Không là gì nhé! Tôi
biết có bẩy trăm địa ngục và bẩy trăm cõi trời."
Bây giờ, bạn có thể cứ chơi tiếp; không có chấm
dứt cho nó, và không có nhu cầu để chứng minh nó.
Nhân danh tôn giáo hư cấu có thể tiếp tục. Đủ mọi thứ
ngu xuẩn có thể được nói nhân danh tôn giáo. Không
có cách nào đánh giá xem liệu chúng là đúng hay
không. Không có cách nào làm cho chúng hợp thức
hay không hợp thức; bạn không thể chứng minh được,
bạn không thể bác bỏ được. Đó là lí do tại sao đủ mọi
loại vô nghĩa vẫn tiếp diễn. Có ba trăm tôn giáo trên
trái đất và mọi tôn giáo đều có hư cấu riêng của nó.
Chúng tất cả đều hư cấu. Nếu chúng chỉ hư cấu thôi
thì đã không có vấn đề gì. Nếu điều đó được hiểu, nếu
bạn muốn tận hưởng hư cấu, thì bạn tận hưởng.
Bạn có biết rằng Krishnamurti đọc mãi tiểu thuyết
trinh thám không? Ông ấy chưa bao giờ đọc Gita, ông
ấy chưa bao giờ đọc Koran, ông ấy chưa bao giờ đọc
Kinh Thánh. Ông ấy cứ đọc tiểu thuyết trinh thám.
Chẳng ai đã hỏi ông ấy tại sao, và ông ấy chưa bao
giờ trả lời, nhưng tôi biết tại sao - bởi vì điều đó là
như nhau cả thôi. Dù bạn đọc tiểu thuyết trinh thám,
hay bạn đọc Kinh Thánh hay Koran, cũng chẳng tạo
ra khác biệt gì. Chúng là các tiểu thuyết trinh thám
tôn giáo, chúng là các tiểu thuyết trinh thám cám dỗ.
Bạn có thể ngạc nhiên rằng một người với phẩm chất
của Krishnamurti mà lại đọc tiểu thuyết trinh thám,
nhưng điều đó mang tính rất chỉ dẫn. Ông ấy đơn giản
nói rằng mọi thứ đều là hư cấu, và nếu bạn muốn đọc
tiểu thuyết trinh thám thế thì sao lại không đọc tiểu
thuyết trinh thám thế kỉ hai mươi? Sao lại phải đi ngược lại và đọc
những thứ cũ rích, nguyên thuỷ? Sao
không đọc thứ mới, mô đen mới nhất?
Phật nói: Chính ngữ nghĩa là: không mang tính hư
cấu, không mang tính bí truyền. Chỉ tuyệt đối chân
thành và đích thực. Đã có nhiều lần khi các câu hỏi
được hỏi với Phật và ông ấy sẽ vẫn còn im lặng, ông
ấy sẽ không trả lời. Ông ấy sẽ nói, "Điều này không
cần cho sự trưởng thành tâm linh của các ông. Điều
này là không cần thiết." Ai đó hỏi, "Ai đã tạo ra thế
giới này?" Và ông ấy sẽ nói, "Đừng hỏi - bởi vì nếu A
tạo ra hay B tạo ra hay C tạo ra, điều đó có tạo nên
khác biệt gì cho ông không? Hay nếu không ai đã tạo
ra nó và nó đã có đó mà chẳng có ai làm ra nó, tạo ra
nó, điều đó có tạo ra khác biệt gì không? Ông hỏi điều
gì đó thực, mang tính kinh nghiệm đi. Ông hỏi điều gì
đó có thể có ích nào đó cho ông. Đừng hỏi các câu hỏi
ngu xuẩn."
Bây giờ thấy đấy: ông ấy nói, "Những câu hỏi này
- ngu xuẩn!" bởi vì câu trả lời sẽ không giúp ích gì
cho bạn theo bất kì cách nào để trưởng thành. Và có
những người cứ tranh đấu về những điều này. Ai đó
nói Thượng đế đã tạo ra nó; ai đó nói trong sáu ngày;
ai đó nói ngài vẫn đang tạo ra, sự sáng tạo vẫn tiếp
tục, nó chưa bao giờ được kết thúc, dấu chấm hết vẫn
còn chưa tới - và họ cứ tranh đấu và cãi lộn. Dường
như họ muốn đánh nhau, cho nên bất kì cái cớ gì cũng
có tác dụng. Và đây lại là những cái cớ hay bởi vì
không có cách nào để chấm dứt chúng. Bạn có thể cứ
tiếp diễn mãi và mãi và mãi, đến vô hạn. Thế rồi có
những người hỏi, "Ai đã tạo ra Thượng đế?" Bây giờ
họ cũng đang hỏi câu hỏi thẳng vào vấn đề.
Những câu hỏi này là không liên quan, và Phật
nói: Chỉ nói điều ông biết thôi, và chỉ nói điều có ích,
và chỉ nói điều có ích lợi. Đừng phù phiếm, đừng hư
cấu. Chân thành trong việc thốt ra lời của ông.
Chuyện xảy ra:
Nhà lãnh đạo chính trị địa phương được mời tới
nói chuyện cho những người bị giam giữ trong bệnh
viện tâm thần. Vị chính khách bắt đầu bài nói của
mình và đã nói được quãng mười phút thì một anh
chàng ở đằng sau đứng dậy và kêu lên, "Ô, ông không
biết ông đang nói gì à! Thêm vào đó, ông lại nói quá
nhiều. Sao ông không im đi và ngồi xuống!"
"Tôi sẽ đợi một lúc cho tới khi nào các anh đuổi
người kia ra," viên chính khách nói với người giám
thị.
"Đuổi anh ta ra sao?" viên giám thị hỏi. "Chắc
chắn là không rồi! Anh chàng đáng thương đó đã ở
đây tám năm và đây là lần đầu tiên anh ta nói ra điều
gì đó có nghĩa đấy, thưa ông."
Bạn đã bao giờ nghe diễn văn của chính trị gia
chưa? Họ cứ nói và nói - và chẳng nói lên một điều gì
cả. Đó chính là ngoại giao là gì đấy: cứ nói về mọi sự
mà chẳng nói cái gì cả, bằng không thì bạn sẽ bị nhận
ra. Cho nên, cứ vòng vo tam quốc, mọi người cứ thế
mãi. Đến cuối bạn không thể có được kết luận gì;
không có kết luận. Họ đơn giản chơi với từ ngữ. Từ
ngữ có sức quyến rũ riêng của chúng, và nếu bạn quan sát bạn sẽ có khả
năng thấy. Đôi khi bạn nói một từ,
thế rồi từ đó dẫn tới từ khác - từ có sức quyến rũ riêng
của chúng - thế rồi bạn đi sang từ khác mà nó lại dẫn
bạn vào từ khác nữa, và chung cuộc bạn chấm dứt ở
đâu đó nơi bạn chưa bao giờ muốn tới. Từ có sức
quyến rũ riêng của chúng, có ma thuật riêng của
chúng. Cứ hỏi các tiểu thuyết gia, nhà thơ mà xem; họ
biết về điều đó đấy. Các tiểu thuyết gia bắt đầu một
câu chuyện, nhưng nó chẳng bao giờ chấm dứt theo
ông ấy. Dần dần, các nhân vật bắt đầu khẳng định cá
tính riêng của họ. Dần dần, từ đan dệt lại theo cách
nào đó và đi vào các hướng nào đó. Tất cả các tiểu
thuyết gia lớn đều biết về điều đó và nói. "Nó là thế
đấy - tức là chúng tôi bắt đầu cuốn tiểu thuyết nhưng
chúng tôi chẳng bao giờ chấm dứt được nó. Nó chấm
dứt theo cách riêng của nó."
Bạn cứ thử viết một câu chuyện mà xem. Đầu tiên
bạn lập kế hoạch trong đầu óc, bạn có bản kế hoạch
tổng thể trần trụi khi bạn mới bắt đầu. Khoảnh khắc
bạn bắt đầu, mọi sự bắt đầu xảy ra mà bạn chưa bao
giờ chủ định vậy. Thế rồi bạn bị dẫn đi ngày một lạc
lối hơn, và cuốn tiểu thuyết hay câu chuyện chấm dứt
ở đâu đó mà bạn thậm chí chưa bao giờ mơ tới. Điều
gì xảy ra? Từ ngữ có ma thuật của riêng nó. Từ này
dẫn tới từ khác, và người ta cứ đi mãi đi mãi.
Phật nói: Lưu tâm. Đừng bị đưa đi lạc lối bởi từ
ngữ. Nói điều ông thực sự muốn nói, đừng phù
phiếm.
Mới đêm hôm nọ bà Mulla Nasruddin tới tôi. Bà
ấy nói, "Thầy biết không? Tôi có thể đứng ở cửa và
chỉ bằng việc nhìn vào khuôn mặt chồng là tôi có thể
biết liệu ông ấy có đang nói dối hay không."
Tôi ngạc nhiên. Tôi nói, "Làm sao mà bà có thể
làm được điều đó?"
Bà ấy nói, "Nếu môi ông ấy mà chuyển động, ông
ấy nói dối đấy."
Mulla Nasruddin là một chính khách. Nếu môi
ông ấy chuyển động... thế là đủ! Thế thì ông ấy phải
đang nói dối rồi. Ông ấy còn có thể làm cái gì khác
được?
Nhớ một điều: bạn phải cẩn thận về điều bạn nhận
vào, và bạn phải cẩn thận về điều bạn đem ra. Chỉ thế
thì bạn mới có thể có cuộc sống được định tâm. Mọi
người đều bất cẩn: họ cứ tọng vào mình bất kì cái gì
họ tìm thấy. Bất kì cái gì! Họ cứ tọng vào - trong thân
thể, và trong tâm trí nữa. Cẩn thận vào.
Nếu hàng xóm của bạn tới và bắt đầu buôn
chuyện, bạn nghe rất chăm chú. Nếu hàng xóm ném
rác rưởi nào đó sang vườn của bạn, bạn sẽ bắt đầu
đánh nhau, nhưng nếu người đó ném rác rưởi nào đó
vào đầu bạn, bạn hoan nghênh nhiệt liệt. Bạn không
thấy điều đó: một khi ai đó đã được phép vứt rác rưởi
vào đầu bạn, bạn sẽ làm gì với nó? Chẳng chóng thì
chầy nó sẽ đi qua mồm bạn và đi vào đầu ai đó khác.
Bạn không thể giữ nó ở bên trong được. Đó là lí do tại
sao mọi người lại gặp khó khăn thế trong giữ bí mật.
Bảo ai đó đừng nói cho bất kì ai khác bất kì điều gì,
và bạn có thể chắc chắn người đó sẽ nói. Bảo vợ bạn,
"Điều này rất bí mật... em đừng nói cho ai nhé," và bạn có thể chắc chắn
rằng trong vòng hai mươi bốn
giờ cả thị trấn sẽ biết. Tất nhiên cô ấy cũng sẽ nói
cùng điều đó khi cô ấy kể câu chuyện này cho người
phục vụ: "Đừng nói điều này cho bất kì ai, nó là rất bí
mật." Và anh ta sẽ nói cùng điều đó cho vợ mình, và
chuyện đó cứ tiếp diễn mãi. Trong vòng hai mươi bốn
giờ bạn sẽ thấy cả thị trấn đều biết về nó. Không có
cách nào tốt hơn để lan truyền một điều: cứ bảo mọi
người, "Chớ nói điều đó cho ai cả." Chắc chắn đấy -
họ sẽ phải nói điều đó. Bởi vì bất kì khi nào có bí mật
thì đều khó giữ được nó bên trong. Nó muốn đi ra
ngoài.
Đừng cứ nhận bất kì điều gì vào, và đừng cứ ném
bất kì cái gì lên mọi người. Nếu bạn quá đầy những
rác rưởi, đi ra bờ sông, đi vào rừng, và nói với cây
cối. Chẳng hại gì cả, bởi vì chúng không nghe. Bạn có
thể nói, bạn có thể làm mình nhẹ gánh, bạn có thể
nghỉ ngơi thư dãn rồi quay về. Nhưng đừng làm điều
đó cho con người - họ cũng đã quá nặng gánh rồi.
Phật nói: Chính ngữ nghĩa là lời nói rất chân
thành.
Kinh Thánh nói: Lúc ban đầu là lời... và thế rồi
mọi thứ đi vào. Phật nói: Nếu ông vứt bỏ lời, sẽ có
thực tại, cái bắt đầu. Nếu ông trở nên im lặng, thế thì
bất kì điều gì ông nói đều sẽ có ý nghĩa.
Bạn đã quan sát điều đó chưa? Nếu bạn nhịn ăn
một ngày, ngày hôm sau cơn đói của bạn có niềm đam
mê khác cho nó. Nếu bạn nhịn ăn thế thì bạn có cơn
đói tươi tắn nảy sinh trong mình. Nếu bạn cứ tọng vào
mình hàng ngày, liên tục, và không bao giờ nhịn ăn,
bạn hoàn toàn quên mất ngôn ngữ của đói, cái tươi
mới, cái đẹp, cái sống động của cơn đói. Nhịn ăn một
ngày và ngày hôm sau bạn sẽ có cơn đói tươi mới nảy
sinh, và ngày hôm sau bạn sẽ có khẩu vị khác. Thức
ăn có thể vẫn thế thôi, nhưng nó sẽ trở nên có hương
vị - bởi vì chính cơn đói làm cho nó thành có hương
vị.
Và cùng điều đó xảy ra với từ ngữ. Giữ im lặng,
và thế rồi nói điều gì đó, và bạn sẽ thấy: điều gì đó ấy
có sức mạnh trong nó. Im lặng giống như nhịn ăn: nó
đem cuộc sống vào trong lời của bạn. Và trong thế
giới này chỉ những người đã giữ cho mình ở trong im
lặng sâu sắc, mới có tầm quan trọng mênh mông, và
lời của họ mang giá trị kéo dài vĩnh hằng.
Phật đã im lặng trong nhiều tháng, Mahavira đã
im lặng trong mười hai năm. Bất kì khi nào Jesus cảm
thấy rằng ông ấy mệt mỏi, ông ấy đều đi vào rừng và
ông ấy sẽ nói với các đệ tử của mình, "Bỏ ta đấy. Để
ta một mình." Ông ấy sẽ trong im lặng trong bốn
mươi ngày, và thế rồi ông ấy sẽ quay lại. Và thế thì
lời của ông ấy có giá trị với họ: từng lời đều giống
như kim cương.
Nếu bạn thực sự muốn rằng lời của mình phải có
giá trị, thế thì học im lặng. Giữ im lặng ngày một
nhiều; thế thì một ngày nào đó bạn sẽ biết chính ngữ
là gì.
Bước thứ tư là: chính hạnh.
Phật nói: đức hạnh tới từ bên ngoài không phải là
chính hạnh. Đức hạnh tới từ bên trong mới là chính
hạnh.
Mọi điều chúng ta nghĩ là đức hạnh thì không
thực sự là đức hạnh đâu. Đó chỉ là điều được xã hội
huấn luyện thôi. Bạn đã được dạy phải cư xử theo
cách nào đó và bạn cư xử theo cách nào đó - nhưng
hành vi đó là hành vi của kẻ nô lệ. Nó không phải là
hành vi của người tự do, nó không bắt nguồn từ tự do.
Và làm sao đức hạnh lại có thể bắt nguồn từ việc nô lệ
được?
Phật nói: Đức hạnh là có thể chỉ khi ông tự do
toàn bộ, không ước định nào. Không phải là bạn phải
làm điều gì đó, không phải là đó là nghĩa vụ của bạn,
không phải là bạn phải tuân theo qui tắc nào đó;
nhưng mà bạn đã trở nên có ý thức, bạn đã trở nên
nhận biết. Và từ nhận biết đó bạn cư xử theo cách nào
đó. Nhận biết là chính hạnh; vô nhận biết là tà hạnh.
Bạn có thể chân thực. Bạn có thể không phải là
tên trộm, và bạn có thể không phải là người ngu bâu
quanh vợ người khác, và bạn có thể không phải là kẻ
lừa dối, nhưng nếu đấy chỉ là vì xã hội đã áp đặt
những điều này lên bạn, thì bạn vẫn không phải là đức
hạnh. Bạn có thể là công dân tốt nhưng đức hạnh lại
là điều lớn lao hơn: nó không rẻ thế. Bạn có thể là tốt
với xã hội; xã hội không muốn cái gì nhiều hơn thế.
Nếu bạn không tạo ra rắc rối nào - thế là đủ; nếu bạn
không tạo ra mối nguy hại nào - thế là đủ - bạn là
công dân tốt. Nhưng là đức hạnh còn ngụ ý cái gì đó
nhiều hơn là công dân tốt. Nó ngụ ý... người tốt; nó
chẳng liên quan gì tới xã hội cả. Nó có cái gì đó liên
quan tới tính toàn vẹn bên trong của bạn.
Phật nói: Trở nên có ý thức hơn. Sống qua ý thức
hơn là sống qua lương tâm.
Lương tâm được xã hội tạo ra. Nếu bạn được sinh
ra trong gia đình người Jaina thì bạn sẽ không ăn thịt,
nhưng điều đó không có nghĩa là bạn không bạo hành.
Làm sao bạn có thể không bạo hành chỉ bởi việc
không ăn thịt? - bởi vì từ chính thời thơ ấu của mình
bạn đã được dạy không ăn thịt và ăn thịt đã trở thành
buồn nôn. Người Jaina thậm chí không thể nhìn vào
miếng thịt được: ngay cả nhìn miếng thịt người đó
cũng bắt đầu cảm thấy buồn nôn, người đó bắt đầu
cảm thấy nôn nao.
Khi tôi còn là đứa trẻ, trong gia đình tôi ngay cả
cà chua cũng không được phép. Tôi đã hỏi mẹ tôi,
"Sao cà chua lại không được phép?" Bà ấy nói,
"Chúng trông giống thịt. Người ta cảm thấy nôn nao
nếu người ta nhìn vào cà chua.'
Cà chua, cà chua đáng thương... bạn không thể
tìm được người hồn nhiên hơn cà chua đâu!
Nhưng tôi đã không nếm cà chua trong một thời
gian dài hồi thơ ấu. Khi tôi tới kí túc xá, chỉ thế thì tôi
mới thu được dũng cảm để ăn cà chua. Và ngày đầu
tiên, khi tôi ăn chúng, tôi đã không thể nào ngủ nổi cả
đêm. Dạ dầy tôi sôi òng ọc, và tôi sợ là tôi đã phạm
phải tội lỗi lớn. Đến sáng tôi nôn ra - chỉ là ước định.
Tiếng Pháp chỉ có một từ cho cả ý thức và lương
tâm. Điều đó là đúng; Phật sẽ đồng ý với điều đó. Nó
chỉ có một từ cho cả lương tâm và ý thức. Phật cũng
nói: ý thức của bạn nên là lương tâm bạn. Bạn nên
nhận biết hơn. Bạn nên bắt đầu thấy nhiều điều như
chúng đấy, và thế rồi phi bạo hành sẽ nảy sinh. Điều
ngu xuẩn là đi giết con vật chỉ vì thức ăn của bạn.
Điều đó không phải là tội lỗi, nó là ngu xuẩn. Nó chẳng liên quan gì tới
tội lỗi cả. Bạn sẽ không bị ném
vào ngọn lửa địa ngục đâu.
Tôi đã nghe...
Một người giầu chết đi, một kẻ keo kiệt - ông ta
phải đã là một marwari. Họ là những người Do Thái
Ấn Độ. Ông ta chết. Ông ta bảo vợ mình, "Không cần
mặc quần áo gì cho tôi, bởi vì tôi biết nơi tôi sẽ đi.
Tôi sẽ đi tới chỗ nóng nực đấy. Tôi đã phạm phải bao
nhiêu là tội lỗi, cho nên tôi sẽ xuống địa ngục. Không
có nhu cầu quần áo, và quần áo thì đắt đỏ, mà giá cả
đang lên mỗi ngày một cao hơn. Bà giữ lấy chúng.
Chúng sẽ có ích cho con cái chúng ta." Thế là bà vợ
đem thiêu ông ấy mà không có quần áo.
Nhưng đêm hôm sau, vào giữa đêm ai đó gõ cửa.
Thế là bà ấy ra mở cửa. Con ma chồng bà ấy đứng đó,
và ông ta nói, "Đưa cho tôi bộ quần áo len!"
"Có chuyện gì với ông thế?"
Ông ta nói, "Bây giờ những ngày xưa đó qua rồi.
Họ có địa ngục với điều hoà nhiệt độ. Tôi rét run
người!"
Quên mọi thứ vô nghĩa đi - rằng trong địa ngục
bạn sẽ khổ sở. Biết bao nhiêu chính khách có đó, biết
bao nhiêu nhà khoa học có đó. Tự nhiên là họ sẽ sẽ
phải làm điều hoà không khí cho nó bây giờ.
Phật nói: Không phải bởi vì sợ hãi mà các ông
phải đức hạnh, mà bởi vì hiểu biết; và không phải bởi
vì tham lam mà các ông phải đức hạnh - bởi vì tôn
giáo bình thường của bạn dựa trên sợ hãi và tham lam,
chỉ toàn mẹo vặt về thưởng phạt. Cũng như bạn vẫn
làm với con cái mình, các tôn giáo đã làm với bạn:
nếu bạn làm điều này thì bạn sẽ lên trời, nếu bạn làm
điều này bạn sẽ xuống địa ngục - sợ hãi và tham lam.
Họ đang chơi đùa trên sợ và tham của con người, và
họ nói rằng người ta không nên sợ hãi, và người ta
không nên tham lam, và toàn thể cấu trúc của họ lại
dựa trên cùng sợ hãi và tham lam.
Phật nói: Không sợ và không tham. Nhìn vào mọi
sự, và từ nhận biết riêng của bạn tính đáp ứng nảy
sinh. Bạn bắt đầu cư xử một cách duyên dáng. Bạn
không làm những điều ngu xuẩn, có thế thôi.
Nếu bạn làm mọi sự từ sợ hãi, bạn sẽ không bao
giờ có khả năng đức hạnh toàn bộ - bởi vì sâu bên
dưới, bên ngoài sợ, bạn sẽ biết... Và ham muốn làm
điều đối lập, là cái đối lập, sẽ vẫn còn đó.
Chuyện xảy ra:
Trong một cuộc họp tôn giáo một quả phụ trẻ hấp
dẫn nghiêng người quá xa ngoài ban công và bị ngã.
Nhưng bộ quần áo của cô ấy lại mắc vào ngọn đèn
treo và giữ cô ấy lơ lửng trong không trung. Người
thuyết giáo, tất nhiên, lập tức để ý tới tình huống khó
khăn của người đàn bà này và kêu gọi toàn thể giáo
đoàn, "Người đầu tiên nhìn lên đó bị nguy cơ trừng
phạt mù mắt."
Mulla Nasruddin, đang ở trong giáo đoàn, thì
thầm vào tai người đứng bên cạnh mình, "Tôi nghĩ tôi
sẽ liều với một mắt."
Đức hạnh bị áp đặt không thể mang tính toàn bộ;
người ta bao giờ cũng sẵn lòng liều với một mắt, ít
nhất. Ai mà biết được? Điều đó có thể đúng, điều đó
có thể không đúng...
Và cái gọi là người đạo đức bao giờ cũng sẽ cần
ngày nghỉ, bởi vì điều đó sẽ làm mệt mỏi. Nó dựa trên
xung đột: một phần của con người bạn nói điều gì đó
và đức hạnh nói điều gì đó khác. Bạn bị phân chia,
bạn bị chia chẻ. Bởi vì chia chẻ này mà toàn thể nhân
loại có chút ít tinh thần phân liệt - một phần đi
phương nam, một phần đi phương bắc. Và bạn bao
giờ cũng trong mơ hồ, và bạn bao giờ cũng lưỡng lự,
vẩn vơ - đi đâu? làm gì? Bản năng của bạn nói điều gì
đó và ước định của bạn nói chính điều đối lập. Bạn có
thể ép buộc bất kì cái gì lên bản thân mình, nhưng
thực tế, nó sẽ không bao giờ là một phần của bạn.
Người bản ngã có thể được xã hội gọi là khiêm
tốn, và người đó có thể cố gắng trở thành khiêm tốn.
Nhưng người bản ngã là người bản ngã: bây giờ
khiêm tốn sẽ che giấu bản ngã.
Tôi đã nghe...
Một giáo sĩ phát biểu với giáo đoàn của mình. Họ
rất xúc động bởi buổi lễ và một người đứng dậy và
nói, "Tôi là Joe Smith. Tôi tới mảnh đất này không
một xu. Bây giờ tôi đáng giá năm triệu, nhưng khi tôi
nghe lời của ông, tôi chẳng là gì cả."
Một người khác đứng dậy và nói, "Tôi đã bắt đầu
không có xu nào, thế nữa. Bây giờ tôi đáng giá mười
triệu, nhưng khi tôi nghe lời của ông, thưa giáo sĩ, tôi
không là gì cả, tuyệt đối không gì cả."
Thế rồi người khác đứng dậy và nói, "Tôi làm
việc cho cơ quan bưu điện. Tôi làm tám mươi đô la
một tuần, nhưng khi tôi nghe lời của ông tôi chẳng là
gì cả, hoàn toàn không là gì cả." Và nhà triệu phú thứ
nhất nói với người thứ hai, "Nhìn xem ai muốn là
không gì cả."
Chỉ là nhân viên bưu điện thôi, mà cố gắng trở
thành không gì cả sao? Thế thì không gì cả cần rằng
trước hết bạn phải trở thành triệu phú. Đó là lí do tại
sao ở Ấn Độ, một nước tôn giáo thế, mà thậm chí
không thời đại nào lại không có một người đơn giản
đã từng tuyên bố là thiên thần giáng thế, một
tirthankara. Không, chưa đâu; điều đó chưa xảy ra đâu
- bởi vì nếu bạn mà nghèo, bạn sẽ từ bỏ cái gì? Tất cả
hai mươi bốn tirthankaras của người Jaina đều bắt
nguồn từ gia đình hoàng gia, con vua. Bản thân Phật
cũng bắt nguồn từ một gia đình hoàng gia; Rama,
Krishna - mọi người đều bắt nguồn từ gia đình hoàng
gia.
Tại sao? Tại sao Kabir lại không thế? Tại sao
Farid lại không thế? Tại sao Dadu lại không thế?
Chẳng cái gì thiếu cả. Chỉ một điều đang bị bỏ lỡ: họ
không có gì để từ bỏ cả. Nhìn xem ai đang cố gắng là
không gì cả! Trước hết bạn phải có đã; để từ bỏ bạn
phải có nhiều, bạn cần nhiều; bạn phải có đã. Người
đơn giản không thực sự là người khiêm tốn, duy nhất người bản ngã mới là
người khiêm tốn. Và thế thì
người đó cố gắng, qua khiêm tốn của mình, để nói
rằng mình là người khiêm tốn nhất trên thế giới.
Nhưng cùng điều đó trong cách ăn mặc khác vẫn tiếp
tục. Đức hạnh của bạn chưa bao giờ làm biến đổi bạn.
Cho nên Phật nói: Chính hạnh là từ bên trong, từ
nhận biết - không từ sợ hãi, không từ tham lam.
Bước thứ năm là: chính nghề nghiệp.
Phật nói: Cuộc sống nên đơn giản, không phức
tạp. Cuộc sống nên dựa trên nhu cầu, không dựa trên
ham muốn. Nhu cầu là hoàn toàn được: bạn cần thức
ăn, bạn cần quần áo, bạn cần chỗ trú ngụ, bạn cần tình
yêu, bạn cần quan hệ. Hoàn toàn tốt, chẳng có gì sai
trong nó cả. Nhu cầu có thể được đáp ứng; ham muốn
về cơ bản là không thể đáp ứng được. Ham muốn tạo
ra phức cảm. Chúng tạo ra phức cảm bởi vì chúng
không bao giờ có thể được hoàn thành. Bạn cứ làm
việc vất vả vì chúng, và chúng vẫn còn không được
hoàn thành, và bạn vẫn còn trống rỗng.
Điều thứ nhất về nghề nghiệp là: nó nên dựa trên
nhu cầu, không dựa trên ham muốn. Thế thì một
lượng rất nhỏ các thứ cũng là đủ.
Thứ hai là: nó không nên mang tính bạo hành.
Bạn không nên làm cái gì đó chỉ bởi vì bạn có thể
kiếm được tiền nào đó từ nó. Bạn có thể giết ai đó và
kiếm tiền nào đó, bạn có thể là đồ tể và bạn có thể lấy
đó làm nghề nghiệp của mình, nhưng điều đó là vô
nhân đạo... và rất vô ý thức. Những cách tốt hơn là có
thể. Người ta nên mang tính sáng tạo trong nghề
nghiệp của mình, người ta không nên mang tính phá
huỷ.
Một doanh nhân thảo luận với người đồng bào.
"Anh ta thường làm việc cho tôi," người thứ nhất
nói. "Tôi sẽ không tin cậy anh ta với tiền của tôi. Anh
ta sẽ nói dối, ăn cắp, lừa bịp; bất kì cái gì vì một đồng
đô la."
"Làm sao ông biết anh ta rõ thế?"
"Làm sao á?" người thứ nhất nói. "Tôi đã dạy cho
anh ta mọi thứ mà anh ta biết."
Người ta nên tỉnh táo hơn chút ít. Tiền không phải
là tất cả, và người ta không nên phá huỷ cuộc sống
riêng của mình chỉ vào việc tích luỹ tiền bạc. Nghèo
có thể cực kì hay. Nếu bạn chỉ sống theo nhu cầu của
mình, nghèo có thể là mãn nguyện vô cùng. Thực tế,
bạn sẽ không bao giờ tìm ra người giầu được mãn
nguyện đâu. Đôi khi bạn có thể bắt gặp người ăn xin
với khuôn mặt mãn nguyện, nhưng chẳng bao giờ bắt
gặp nhà triệu phú như vậy.
Bạn càng săn đuổi, bạn càng cảm thấy đường
chân trời ở xa xăm. Bạn càng chạy nhanh, bạn càng
tới gần cái chết của mình hơn, nhưng chẳng bao giờ
tới sự hoàn thành nào cả. Cái bóng của cái chết, nỗi
sợ cái chết, nỗi sợ rằng bạn lại sắp bỏ lỡ, phá huỷ đi
mọi sự mãn nguyện.
Bước thứ sáu là: chính tinh tiến.
Phật nói: Đừng bao giờ căng thẳng và đừng bao
giờ lười biếng. Người ta phải cân bằng giữa hai điều
này. Thế thì có chính tinh tiến; nỗ lực về cơ bản là vô
nỗ lực.
Bạn có thấy trẻ con chơi đùa không? Chúng chơi,
nhưng không có nỗ lực, không có căng thẳng. Chúng
tận hưởng nó. Bạn có thấy hoạ sĩ vẽ, nhà thơ làm thơ,
nhạc sĩ chơi nhạc cụ không? hay vũ công? Không có
nỗ lực. Nếu có nỗ lực thế thì vũ công không phải là vũ
công thực. Thế thì vũ công chỉ đang cố gắng kiếm cái
gì đó từ nó. Thế thì người đó đang hướng kết quả,
hướng đích. Thế thì bản thân hoạt động, bản thân điệu
vũ, không phải là vui vẻ của người đó.
Khi Phật nói 'chính tinh tiến' điều đó ngụ ý: mọi
thứ mà bạn làm nên là vui vẻ lên chính nó. Nó nên
mang giá trị bản chất. Nó nên mang tính chơi đùa.
Và chính tâm là bước thứ bẩy.
'Lưu tâm' là từ của phật dành cho thiền. Với lưu
tâm ông ấy ngụ ý: bạn bao giờ cũng nên vẫn còn tỉnh
táo, quan sát. Bạn bao giờ cũng nên vẫn còn trong
hiện tại. Không một điều nào nên được thực hiện
trong một loại trạng thái ngủ của tâm trí. Bạn không
nên di chuyển như người mộng du, bạn nên di chuyển
với ý thức sắc bén.
Phật hay nói: Thậm chí tới hơi thở của mình cũng
không nên được phép đi vào và đi ra mà không có ý
thức của ông. Ông ấy nói với các sư: Bao giờ cũng đi
vừa quan sát hơi thở đi vào, hơi thở đi ra. Nếu ông di
chuyển, quan sát việc chuyển động chân. Nếu ông
nói, mang tính quan sát. Nếu ông đang nghe, mang
tính quan sát. Nếu ông đang ăn, mang tính quan sát.
Đừng bao giờ cho phép bất kì hành động nào được
thực hiện mà không có nhận biết, và thế thì không cái
gì khác được cần tới cả. Nhận biết này sẽ lan toả khắp
cuộc sống của ông; nó sẽ là một thứ suốt hai mươi
bốn tiếng. Không có nhu cầu dành giờ riêng biệt cho
thiền. Và Phật nói việc thiền đó không thể tách rời
khỏi cuộc sống; nó phải lan toả và trộn lẫn với cuộc
sống, nó phải là một với cuộc sống.
Và bước thứ tám, bước cuối cùng là: chính định -
khi bạn đã được hấp thu toàn bộ vào trung tâm của sự
tồn tại...
Bẩy bước này sẽ đem bạn tới nó, nhưng dầu vậy
ông ấy nói: chính định. Điều đó nghĩa là có một khả
năng của tà định nữa chăng? Vâng, có một khả năng
đấy.
Nếu bạn rơi vào trong vô thức, nếu bạn rơi vào
trong cơn mê, đó là tà định; nó không phải là chính.
Định là phải đem bạn tới nhận biết toàn thể, tới nhận
biết hoàn hảo. Bạn phải không rơi vào cơn mê, bạn
phải không trở thành vô ý thức.
Người ta có thể trở nên vô ý thức. Người ta có thể
đi vào bên trong sâu tới mức người ta có thể quên mất
cái bên ngoài. Bây giờ nhìn xem - chúng ta thông
thường sống ở bên ngoài, chúng ta đã quên mất cái
bên trong. Bên trong chúng ta là vô ý thức; bên ngoài
có chút ít ý thức. Chúng ta chuyển ra ngoài, đi ra
ngoài. Thế rồi một ngày nào đó bạn lộn ngược lại, bạn thay đổi toàn bộ
quá trình: bạn bắt đầu quên cái bên
ngoài và bạn bắt đầu trở nên nhận biết bên trong. Một
khoảnh khắc tới khi bạn ở bên trong toàn bộ và bạn đã
quên mất cái bên ngoài. Phật nói rằng đây là tà định.
Vẫn cùng con người đó chỉ đứng theo tư thế lộn
ngược.
Phật nói: Chính định là khi, cả trong và ngoài,
ông đều nhận biết toàn bộ; không phải với cái giá của
bên ngoài. Trong hay ngoài, bạn đều nhận biết. Ánh
sáng tâm thức của bạn đang bùng cháy rực rỡ thế, nó
rót đầy bạn bằng ánh sáng, nó rót đầy bên ngoài bạn
cũng bằng ánh sáng. Thực tế, trong chính định thì cái
bên trong và cái bên ngoài biến mất; chỉ có ánh sáng.
Chính định không phải là bên trong. Chính định là
siêu việt lên trên cả bên trong và bên ngoài. Chính
định là siêu việt lên nhị nguyên, lên sự phân chia.
Bây giờ đến lời kinh. Lời kinh này đơn giản nói
cách một sannyasin nên là vậy.
Phật nói:
Những người theo đạo giống như các chiến binh
tranh đấu đơn độc với vô số kẻ thù. Họ tất cả có
thể ra ngoài công sự với áo giáp đầy đủ; nhưng
trong số họ có một số người nhát gan, một số
người nửa vời và trốn chạy rút lui, và một số bị
giết trong cuộc ẩu đả và một số về nhà thắng lợi.
Này các sư, nếu các ông muốn đạt tới chứng ngộ,
các ông phải bước đi vững chắc theo cách của
mình, với tấm lòng cương quyết, với lòng dũng
cảm, và phải bạo dạn trong bất kì môi trường nào
có thể xảy tới cho các ông, và phá huỷ mọi ảnh
hưởng tai ác mà các ông có thể bắt gặp; với điều
như vậy các công sẽ đạt tới đích.
Tám bước này là công việc.
Và Phật nói: Có nhiều kiểu người: vài người là kẻ
hèn nhát chưa bao giờ đi theo Đạo; vài người đi với
giáp trụ đầy đủ nhưng quay lại khi họ bắt đầu cảm
thấy khó khăn nảy sinh; vài người đi nửa chừng con
đường một cách nửa vời, rồi quay lại; vài người đi xa
thêm chút ít nhưng lại bị giết. Bởi vì họ không bao
giờ có thể huy động được năng lượng của mình, họ
không bao giờ có thể trở nên được hoà nhập, họ có
thể dễ dàng bị phá huỷ. Họ đã không đủ sẵn sàng để
đi vào trận chiến - có thể ở bên ngoài họ có giáp trụ
đầy đủ, có thể ở bên ngoài trông thì rất mạnh, nhưng
bên trong lại hổng hoác, trống rỗng. Chỉ có rất ít
người mới đi vào trận chiến, thắng trận chiến, và quay
về nhà.
Việc quay về nhà đó là chính định, và bẩy bước
này trước samadhi là trận chiến, là Đạo. Đi chậm thôi,
bằng không bạn có thể bị giết chết.
Chẳng hạn: nếu một người mang đức hạnh giả mà
đi vào trận chiến thì người đó sẽ bị giết. Bạn phải
mang đức hạnh đích thực. 'Đức hạnh đích thực' nghĩa
là bạn phải có đức hạnh từ bên trong. Những khuôn
mặt giả kia được học từ bên ngoài sẽ không ích gì cả.
Bạn sẽ vẫn còn hổng hoác bên trong. Và bạn phải đi
từng bước một. Bạn không thể nhảy qua các bước, bằng không thì những lỗ
hổng kia sẽ trở thành nguy
hiểm.
Đó là lí do tại sao tôi nói về tám bước này, con
đường tám làn này. Lời kinh này có nghĩa chỉ nếu bạn
hiểu tám bước này. 'Về nhà' nghĩa là samadhi - định.
Điều đó ngụ ý bạn đã đi tới chính trung tâm của sự
tồn tại. Để tôi đọc lại nó lần nữa.
Những người theo đạo giống như các chiến binh
tranh đấu đơn độc với vô số kẻ thù.
Kẻ thù có nhiều, và bạn lại một mình. Cho nên
bạn phải hoàn toàn sẵn sàng, bằng không bạn sẽ bỏ lỡ
mục đích này.
Họ tất cả có thể ra ngoài công sự với áo giáp đầy
đủ; nhưng trong số họ có một số người nhát gan...
Nếu bạn còn chưa sống chính kiến, chính ý, chính
ngữ, thì bạn sẽ vẫn còn nhát gan. Bạn sẽ vẫn còn rất
yếu đuối, yếu ớt. Bạn sẽ vẫn còn bất lực.
... và một số người nửa vời và trốn chạy rút lui...
Nếu bạn không thực hành chính hạnh và chính
nghề nghiệp, điều này sẽ xảy ra: bạn sẽ đi nửa đường
thôi. Bạn sẽ là người chạy trốn, người trốn thoát.
...và một số bị giết trong cuộc ẩu đả...
Một số đi toàn tâm nhưng bị giết. Nếu bạn không
thực hành chính tinh tiến và chính tâm, điều này sẽ
xảy ra. Nhưng chỉ có vài người...
...một số về nhà thắng lợi.
Nếu bạn đã thực hành tất cả bẩy bước này bạn sẽ
về nhà thắng lợi, bạn sẽ đạt tới samadhi.
... các ông phải bước đi vững chắc theo cách của
mình, với tấm lòng cương quyết, với lòng dũng
cảm, và phải bạo dạn trong bất kì môi trường nào
có thể xảy tới cho các ông, và phá huỷ mọi ảnh
hưởng tai ác mà các ông có thể bắt gặp; với điều
như vậy các công sẽ đạt tới đích.

Thứ Năm, 26 tháng 7, 2012

Thân thể là linh hồn thấy được, còn linh hồn là thân thể không thấy được


Thân thể là linh hồn thấy được, còn linh hồn là
thân thể không thấy được. Thân thể và linh hồn
là không phân chia ở đâu cả, chúng là các bộ
phận của nhau, chúng là các bộ phận của cùng một
toàn thể. Bạn phải chấp nhận thân thể, bạn phải yêu
mến thân thể, bạn phải kính trọng thân thể, bạn phải
biết ơn thân thể mình...
Thân thể là cơ chế phức tạp nhất trong sự tồn tại
- nó đơn giản là điều kì diệu!
Và người được ân huệ là những người ngạc nhiên
về điều đó.
Bắt đầu cảm thấy ngạc nhiên với thân thể riêng
của mình, bởi vì nó là gần với bạn nhất. Tự nhiên gần
gũi nhất đã tiếp cận tới bạn, sự tồn tại gần gũi nhất
đã tới với bạn, là qua thân thể. Trong thân thể bạn là
nước của đại dương, trong thân thể bạn là lửa của
các vì sao và mặt trời, trong thân thể bạn là không
khí, thân thể bạn được làm ra từ đất.
Thân thể bạn đại diện cho toàn thể sự tồn tại, tất
cả các yếu tố. Và đó thật là sự biến đổi làm sao! Sự
biến thái làm sao! Nhìn đất, và rồi nhìn vào thân thể
bạn, sự biến đổi làm sao, và bạn chưa bao giờ lấy làm
kinh ngạc về điều đó! Cát bụi đã trở thành thiêng
liêng - còn bí ẩn lớn lao nào hơn có thể có nữa đây?
Bạn còn chờ đợi phép màu nào lớn lao hơn nữa đây?
Và bạn thấy phép màu này đang xảy ra hàng ngày. Từ
bùn xuất hiện hoa sen... và từ cát bụi đã nảy sinh thân
thể tuyệt đẹp của chúng ta.
MỘT NỀN GIÁO DỤC MỚI TOÀN BỘ là cần
có trong thế giới này, nơi về nền tảng mọi người đều
được đưa vào im lặng của trái tim - nói cách khác, vào
thiền - và nơi mọi người phải được chuẩn bị để từ bi
với thân thể riêng của mình. Bởi vì chừng nào bạn
còn chưa từ bi với thân thể riêng của mình, bạn không
thể từ bi được với bất kì thân thể nào khác. Nó là một
cơ thể sống, và nó đã không làm hại gì bạn cả. Nó đã
liên tục phục vụ từ khi bạn được thụ thai và nó sẽ còn
phục vụ cho tới cái chết của bạn. Nó sẽ làm mọi điều
bạn muốn làm, ngay cả điều không thể được, và nó sẽ
không phải là không nghe lời bạn.
Không thể nào quan niệm nổi việc tạo ra một cơ
chế như vậy, biết nghe lời thế và trí huệ thế. Nếu bạn
trở nên nhận biết về tất cả các chức năng của thân thể
mình, bạn sẽ ngạc nhiên. Bạn chưa bao giờ nghĩ về
điều thân thể mình đã từng làm. Nó kì diệu thế, bí ẩn
thế. Nhưng bạn lại chưa bao giờ nhìn vào nó cả. Bạn
chưa bao giờ bận tâm làm quen với thân thể riêng của
mình và bạn giả vờ yêu người khác sao? Bạn không thể yêu được, bởi vì những người khác đó cũng
dường như là thân thể đối với bạn mà thôi.

Thân thể là bí ẩn vĩ đại nhất trong toàn thể sự tồn
tại. Bí ẩn này cần được yêu, bí ẩn của nó và sự vận
hành của nó cần được truy tìm thân thiết.
Các tôn giáo không may đã tuyệt đối chống lại
thân thể. Nhưng điều đó cho manh mối, chỉ dẫn dứt
khoát rằng nếu một người biết được trí huệ của thân
thể và bí ẩn của thân thể, người đó sẽ không bao giờ
bận tâm tới tu sĩ hay về Thượng đế. Người đó sẽ tìm
thấy bí ẩn lớn lao nhất bên trong bản thân mình, và
bên trong bí ẩn của thân thể là chính điện thờ của tâm
thức bạn.
Một khi bạn đã trở nên nhận biết về tâm thức của
mình, về bản thể của mình, không có Thượng đế nào
trên bạn cả. Chỉ người như vậy mới có thể mang tính
kính trọng với người khác, với các sinh linh khác, bởi
vì tất cả họ đều bí ẩn như bản thân người đó - những
cách diễn đạt khác nhau, muôn mầu muôn vẻ, điều
làm cho cuộc sống thành phong phú. Và khi một
người đã tìm ra tâm thức bên trong, người đó đã tìm
ra chìa khoá cho điều tối thượng.
Bất kì giáo dục nào không dạy cho bạn yêu thân
thể mình, không dạy cho bạn từ bi với thân thể mình,
không dạy cho bạn cách đi vào trong bí ẩn của nó, sẽ
không có khả năng dạy cho bạn cách đi vào trong tâm
thức riêng của mình. Thân thể là cánh cửa - thân thể
là bàn đạp, và bất kì giáo dục nào không động chạm
tới chủ thể của thân thể và tâm thức đều không chỉ
không đầy đủ tuyệt đối, nó còn hoàn toàn có hại bởi
vì nó sẽ cứ mang tính phá huỷ. Chỉ có việc nở hoa của
tâm thức bên trong bạn mới ngăn cản bạn khỏi mang
tính phá huỷ. Và tâm thức đó cho bạn sự thôi thúc vô
cùng để sáng tạo - để sáng tạo cái đẹp hơn trong thế
giới này, để sáng tạo sự tiện nghi hơn trong thế giới
này.
Con người cần thân thể tốt hơn, thân thể mạnh
khoẻ hơn. Con người cần là sinh linh ý thức hơn, tỉnh
táo hơn. Con người cần đủ loại tiện nghi và xa hoa mà
cuộc sống sẵn sàng chuyển giao. Sự tồn tại sẵn sàng
cho bạn thiên đường ở đây bây giờ, nhưng bạn cứ trì
hoãn nó - nó bao giờ cũng sau cái chết.
Ở Sri Lanka một nhà huyền môn lớn sắp chết...
Ông ấy được hàng nghìn người tôn kính và họ đã tụ
tập quanh ông ấy. Ông ấy mở mắt ra: vài hơi thở nữa
sẽ đưa ông ấy sang bờ bên kia, và thế rồi ông ấy sẽ ra
đi, và ra đi mãi mãi. Mọi người đều nóng lòng nghe
lời nói cuối cùng của ông ấy.
Ông già này nói, "Ta đã từng dạy các ông trong cả
đời ta về phúc lạc, cực lạc, về thiền. Bây giờ ta sắp
sang bờ bên kia đây. Ta sẽ không còn sẵn đấy thêm
nữa. Các ông đã nghe ta, nhưng các ông chưa bao giờ
thực hành điều ta vẫn thường bảo các ông. Các ông
bao giờ cũng trì hoãn. Nhưng bây giờ chẳng có ích gì
mà trì hoãn cả, ta sắp đi đây. Có ai sẵn lòng đi cùng ta
không?"
Im lặng lớn trùm lên, đến cái kim rơi cũng nghe
thấy được. Mọi người nhìn nhau, cứ nghĩ “Có lẽ
người này, người đã là đệ tử bốn mươi năm... người
đó có thể sẵn sàng.” Nhưng người đó lại đang nhìn
vào người khác - chẳng ai đứng lên cả. Từ ngay sau
|
|
5 03/03/2010 - 1/ 3 6
phòng, một người giơ tay lên. Nhà huyền môn nghĩ,
"Ít nhất, một người đủ dũng cảm đây."
Nhưng người đó nói, "Xin cho tôi được làm rõ
chuyện với thầy vì sao tôi lại không đứng dậy, tôi chỉ
giơ tay lên thôi. Tôi muốn biết cách sang tới bờ bên
kia, bởi vì hôm nay tất nhiên tôi còn chưa sẵn sàng.
Có nhiều điều vẫn chưa hoàn thành: Khách tới thăm,
con trai nhỏ sắp xây dựng gia đình, và ngày này tôi
không thể đi được. Thầy nói từ bờ bên kia, thầy
không thể quay lại được, nhưng một ngày nào đó, một
ngày nào đó chắc chắn, tôi sẽ tới và gặp thầy. Nếu
thầy có thể giải thích cho chúng tôi thêm một lần nữa
- mặc dầu thầy đã từng giải thích trong suốt cả đời
thầy rồi, nói thêm một lần nữa - làm sao đạt tới bờ
bên kia? Nhưng xin lưu tâm rằng tôi không sẵn sàng
đi ngay bây giờ. Tôi chỉ muốn làm tươi lại kí ức của
mình để cho khi thời điểm đúng tới..."
Thời điểm đúng đó không bao giờ tới cả.
Đấy không phải là câu chuyện về người đáng
thương đó đâu, đây là câu chuyện của hàng triệu
người, của gần như mọi người. Họ tất cả đều chờ đợi
thời điểm đúng, chòm sao đúng... Ho đi xem bói, đi
tới người xem tay, hỏi những cách khác nhau về cái gì
sẽ xảy ra vào ngày mai.
Ngày mai chẳng bao giờ xảy ra cả - nó chưa bao
giờ xảy ra. Nó đơn giản là chiến lược trì hoãn ngu
xuẩn.
Cái xảy ra bao giờ cũng hôm nay.
Một loại giáo dục đúng sẽ dạy cho mọi người
sống ở đây bây giờ, tạo ra thiên đường của trái đất
này. Đừng đợi cái chết tới, và đừng khổ cho tới khi
cái chết chấm dứt khổ của bạn. Để cái chết thấy bạn
đang nhảy múa và vui vẻ và đằm thắm.
Một kinh nghiệm kì lạ là nếu một người có thể
sống cuộc sống của mình dường như người đó đã ở
trên thiên đường, cái chết không thể lấy được gì từ
kinh nghiệm của người đó. Cách tiếp cận của tôi là
dạy cho bạn đây là thiên đường, không có thiên
đường nào ở đâu khác cả, và cũng chẳng cần chuẩn bị
gì để hạnh phúc. Không kỉ luật nào là cần để yêu mến;
chỉ chút ít tỉnh táo, chỉ chút ít thức tỉnh, chút ít hiểu
biết thôi. Và nếu giáo dục không thể cho bạn chút ít
hiểu biết này, nó không phải là giáo dục.

Thân thể là linh hồn thấy được, còn linh hồn là
thân thể không thấy được. Thân thể và linh hồn
là không phân chia ở đâu cả, chúng là các bộ
phận của nhau, chúng là các bộ phận của cùng một
toàn thể. Bạn phải chấp nhận thân thể, bạn phải yêu
mến thân thể, bạn phải kính trọng thân thể, bạn phải
biết ơn thân thể mình...
Thân thể là cơ chế phức tạp nhất trong sự tồn tại
- nó đơn giản là điều kì diệu!
Và người được ân huệ là những người ngạc nhiên
về điều đó.
Bắt đầu cảm thấy ngạc nhiên với thân thể riêng
của mình, bởi vì nó là gần với bạn nhất. Tự nhiên gần
gũi nhất đã tiếp cận tới bạn, sự tồn tại gần gũi nhất
đã tới với bạn, là qua thân thể. Trong thân thể bạn là
nước của đại dương, trong thân thể bạn là lửa của
các vì sao và mặt trời, trong thân thể bạn là không
khí, thân thể bạn được làm ra từ đất.
Thân thể bạn đại diện cho toàn thể sự tồn tại, tất
cả các yếu tố. Và đó thật là sự biến đổi làm sao! Sự
biến thái làm sao! Nhìn đất, và rồi nhìn vào thân thể
bạn, sự biến đổi làm sao, và bạn chưa bao giờ lấy làm
kinh ngạc về điều đó! Cát bụi đã trở thành thiêng
liêng - còn bí ẩn lớn lao nào hơn có thể có nữa đây?
Bạn còn chờ đợi phép màu nào lớn lao hơn nữa đây?
Và bạn thấy phép màu này đang xảy ra hàng ngày. Từ
bùn xuất hiện hoa sen... và từ cát bụi đã nảy sinh thân
thể tuyệt đẹp của chúng ta.
MỘT NỀN GIÁO DỤC MỚI TOÀN BỘ là cần
có trong thế giới này, nơi về nền tảng mọi người đều
được đưa vào im lặng của trái tim - nói cách khác, vào
thiền - và nơi mọi người phải được chuẩn bị để từ bi
với thân thể riêng của mình. Bởi vì chừng nào bạn
còn chưa từ bi với thân thể riêng của mình, bạn không
thể từ bi được với bất kì thân thể nào khác. Nó là một
cơ thể sống, và nó đã không làm hại gì bạn cả. Nó đã
liên tục phục vụ từ khi bạn được thụ thai và nó sẽ còn
phục vụ cho tới cái chết của bạn. Nó sẽ làm mọi điều
bạn muốn làm, ngay cả điều không thể được, và nó sẽ
không phải là không nghe lời bạn.
Không thể nào quan niệm nổi việc tạo ra một cơ
chế như vậy, biết nghe lời thế và trí huệ thế. Nếu bạn
trở nên nhận biết về tất cả các chức năng của thân thể
mình, bạn sẽ ngạc nhiên. Bạn chưa bao giờ nghĩ về
điều thân thể mình đã từng làm. Nó kì diệu thế, bí ẩn
thế. Nhưng bạn lại chưa bao giờ nhìn vào nó cả. Bạn
chưa bao giờ bận tâm làm quen với thân thể riêng của
mình và bạn giả vờ yêu người khác sao? Bạn không thể yêu được, bởi vì những người khác đó cũng
dường như là thân thể đối với bạn mà thôi.

Thân thể là bí ẩn vĩ đại nhất trong toàn thể sự tồn
tại. Bí ẩn này cần được yêu, bí ẩn của nó và sự vận
hành của nó cần được truy tìm thân thiết.
Các tôn giáo không may đã tuyệt đối chống lại
thân thể. Nhưng điều đó cho manh mối, chỉ dẫn dứt
khoát rằng nếu một người biết được trí huệ của thân
thể và bí ẩn của thân thể, người đó sẽ không bao giờ
bận tâm tới tu sĩ hay về Thượng đế. Người đó sẽ tìm
thấy bí ẩn lớn lao nhất bên trong bản thân mình, và
bên trong bí ẩn của thân thể là chính điện thờ của tâm
thức bạn.
Một khi bạn đã trở nên nhận biết về tâm thức của
mình, về bản thể của mình, không có Thượng đế nào
trên bạn cả. Chỉ người như vậy mới có thể mang tính
kính trọng với người khác, với các sinh linh khác, bởi
vì tất cả họ đều bí ẩn như bản thân người đó - những
cách diễn đạt khác nhau, muôn mầu muôn vẻ, điều
làm cho cuộc sống thành phong phú. Và khi một
người đã tìm ra tâm thức bên trong, người đó đã tìm
ra chìa khoá cho điều tối thượng.
Bất kì giáo dục nào không dạy cho bạn yêu thân
thể mình, không dạy cho bạn từ bi với thân thể mình,
không dạy cho bạn cách đi vào trong bí ẩn của nó, sẽ
không có khả năng dạy cho bạn cách đi vào trong tâm
thức riêng của mình. Thân thể là cánh cửa - thân thể
là bàn đạp, và bất kì giáo dục nào không động chạm
tới chủ thể của thân thể và tâm thức đều không chỉ
không đầy đủ tuyệt đối, nó còn hoàn toàn có hại bởi
vì nó sẽ cứ mang tính phá huỷ. Chỉ có việc nở hoa của
tâm thức bên trong bạn mới ngăn cản bạn khỏi mang
tính phá huỷ. Và tâm thức đó cho bạn sự thôi thúc vô
cùng để sáng tạo - để sáng tạo cái đẹp hơn trong thế
giới này, để sáng tạo sự tiện nghi hơn trong thế giới
này.
Con người cần thân thể tốt hơn, thân thể mạnh
khoẻ hơn. Con người cần là sinh linh ý thức hơn, tỉnh
táo hơn. Con người cần đủ loại tiện nghi và xa hoa mà
cuộc sống sẵn sàng chuyển giao. Sự tồn tại sẵn sàng
cho bạn thiên đường ở đây bây giờ, nhưng bạn cứ trì
hoãn nó - nó bao giờ cũng sau cái chết.
Ở Sri Lanka một nhà huyền môn lớn sắp chết...
Ông ấy được hàng nghìn người tôn kính và họ đã tụ
tập quanh ông ấy. Ông ấy mở mắt ra: vài hơi thở nữa
sẽ đưa ông ấy sang bờ bên kia, và thế rồi ông ấy sẽ ra
đi, và ra đi mãi mãi. Mọi người đều nóng lòng nghe
lời nói cuối cùng của ông ấy.
Ông già này nói, "Ta đã từng dạy các ông trong cả
đời ta về phúc lạc, cực lạc, về thiền. Bây giờ ta sắp
sang bờ bên kia đây. Ta sẽ không còn sẵn đấy thêm
nữa. Các ông đã nghe ta, nhưng các ông chưa bao giờ
thực hành điều ta vẫn thường bảo các ông. Các ông
bao giờ cũng trì hoãn. Nhưng bây giờ chẳng có ích gì
mà trì hoãn cả, ta sắp đi đây. Có ai sẵn lòng đi cùng ta
không?"
Im lặng lớn trùm lên, đến cái kim rơi cũng nghe
thấy được. Mọi người nhìn nhau, cứ nghĩ “Có lẽ
người này, người đã là đệ tử bốn mươi năm... người
đó có thể sẵn sàng.” Nhưng người đó lại đang nhìn
vào người khác - chẳng ai đứng lên cả. Từ ngay sau
|
|
5 03/03/2010 - 1/ 3 6
phòng, một người giơ tay lên. Nhà huyền môn nghĩ,
"Ít nhất, một người đủ dũng cảm đây."
Nhưng người đó nói, "Xin cho tôi được làm rõ
chuyện với thầy vì sao tôi lại không đứng dậy, tôi chỉ
giơ tay lên thôi. Tôi muốn biết cách sang tới bờ bên
kia, bởi vì hôm nay tất nhiên tôi còn chưa sẵn sàng.
Có nhiều điều vẫn chưa hoàn thành: Khách tới thăm,
con trai nhỏ sắp xây dựng gia đình, và ngày này tôi
không thể đi được. Thầy nói từ bờ bên kia, thầy
không thể quay lại được, nhưng một ngày nào đó, một
ngày nào đó chắc chắn, tôi sẽ tới và gặp thầy. Nếu
thầy có thể giải thích cho chúng tôi thêm một lần nữa
- mặc dầu thầy đã từng giải thích trong suốt cả đời
thầy rồi, nói thêm một lần nữa - làm sao đạt tới bờ
bên kia? Nhưng xin lưu tâm rằng tôi không sẵn sàng
đi ngay bây giờ. Tôi chỉ muốn làm tươi lại kí ức của
mình để cho khi thời điểm đúng tới..."
Thời điểm đúng đó không bao giờ tới cả.
Đấy không phải là câu chuyện về người đáng
thương đó đâu, đây là câu chuyện của hàng triệu
người, của gần như mọi người. Họ tất cả đều chờ đợi
thời điểm đúng, chòm sao đúng... Ho đi xem bói, đi
tới người xem tay, hỏi những cách khác nhau về cái gì
sẽ xảy ra vào ngày mai.
Ngày mai chẳng bao giờ xảy ra cả - nó chưa bao
giờ xảy ra. Nó đơn giản là chiến lược trì hoãn ngu
xuẩn.
Cái xảy ra bao giờ cũng hôm nay.
Một loại giáo dục đúng sẽ dạy cho mọi người
sống ở đây bây giờ, tạo ra thiên đường của trái đất
này. Đừng đợi cái chết tới, và đừng khổ cho tới khi
cái chết chấm dứt khổ của bạn. Để cái chết thấy bạn
đang nhảy múa và vui vẻ và đằm thắm.
Một kinh nghiệm kì lạ là nếu một người có thể
sống cuộc sống của mình dường như người đó đã ở
trên thiên đường, cái chết không thể lấy được gì từ
kinh nghiệm của người đó. Cách tiếp cận của tôi là
dạy cho bạn đây là thiên đường, không có thiên
đường nào ở đâu khác cả, và cũng chẳng cần chuẩn bị
gì để hạnh phúc. Không kỉ luật nào là cần để yêu mến;
chỉ chút ít tỉnh táo, chỉ chút ít thức tỉnh, chút ít hiểu
biết thôi. Và nếu giáo dục không thể cho bạn chút ít
hiểu biết này, nó không phải là giáo dục.

Thứ Tư, 25 tháng 7, 2012

Kính trực giác thuần khiết


Gosa Hoyen hay nói, “Khi mọi người hỏi tôi thiền
giống cái gì, tôi kể cho họ câu chuyện này:
Để ý thấy rằng bố mình đã già đi, con của kẻ trộm
đề nghị ông bố dạy cho anh ta trộm đêm để cho
anh ta có thể đảm đương công việc gia đình sau
khi bố đã nghỉ.
Ông bố đồng ý, và đêm đó họ cùng đào tường
khoét vách vào trộm một nhà.
Mở chiếc rương lớn ra ông bố bảo đứa con chui
vào để lấy quần áo. Ngay khi đứa con đã chui
vào, ông bố khoá trái cái rương lại và làm ầm ĩ
để cho cả nhà thức dậy. Thế rồi ông ta im lặng
chuồn mất.
Bị khoá kín bên trong chiếc rương, người con
giận dữ, khiếp hãi và vắt óc tìm cách ra. Thế rồi
một ý nghĩ chợt loé lên trong anh ta - anh ta làm
tiếng động như tiếng mèo. Gia đình này bảo
người hầu cầm cây nến tới kiểm tra lại chiếc
rương.
Khi nắp rương vừa được mở khoá ra thì anh
chàng nhảy vọt ra, thổi tắt cây nến, xô qua người
hầu khiếp hãi và chạy mất. Mọi người đuổi theo
người đó.
Để ý thấy một chiếc giếng ngay bên cạnh đường,
anh chàng ném xuống đó một tảng đá lớn, rồi ẩn
vào trong bóng tối. Những người đuổi theo tụ tập
quanh giếng cố gắng xem tên trộm bị chết đuối.
Khi anh chàng này về tới nhà, anh ta rất giận bố
mình và cố gắng kể lại câu chuyện. Nhưng ông bố
nói, ‘Đừng bận tâm kể chi tiết cho ta nữa. Con
đang ở đây - con đã học xong nghệ thuật rồi.’”
Bản thể là một, thế giới là nhiều, và giữa hai điều này là
tâm trí bị phân chia, tâm trí nhị nguyên. Cũng giống như cây
lớn, cây sồi cổ đại: thân cây là một, thế rồi cây chia thành
hai nhánh chính, phân nhánh chính mà từ đó cả nghìn lẻ một
phân nhánh phát triển ra. Bản thể cũng tựa như thân cây -
cái một, bất nhị. Tâm trí là phân nhánh đầu tiên tại đó cây
chia làm đôi, trở thành nhị nguyên, trở thành biện chứng:
chính đề và phản đề, đàn ông và đàn bà, âm và dương, ngày
và đêm, Thượng đế và Quỉ, Yoga và Thiền. Tất cả các nhị nguyên của
thế giới về cơ bản đều là trong nhị nguyên của
tâm trí, và dưới nhị nguyên này là cái một của hiện hữu. Nếu
bạn trượt xuống dưới, dưới nhị nguyên, bạn sẽ thấy cái một -
gọi nó là Thượng đế, gọi nó là niết bàn hay bất kì cái gì bạn
thích cũng được. Nếu bạn đi lên cao hơn qua nhị nguyên,
bạn đi tới thế giới nhiều triệu nguyên.
Đây là một trong những điều sáng suốt cơ bản nhất cần
phải được hiểu - rằng tâm trí không phải là cái một. Do đó
bất kì cái gì bạn thấy qua tâm trí cũng đều trở thành hai.
Điều đó cũng giống như tia sáng trắng đi qua lăng kính: nó
lập tức bị phân ra thành bẩy mầu và cầu vồng được tạo ra.
Trước khi nó đi vào lăng kính, nó là một, qua lăng kính nó
bị phân chia và mầu trắng biến mất trong bẩy mầu của cầu
vồng.
Thế giới này là cầu vồng, tâm trí là lăng kính, và bản thể
là tia sáng trắng.
Nghiên cứu hiện đại đã đi tới một sự kiện rất có ý nghĩa,
một trong những điều có ý nghĩa nhất trong thế kỉ này, và đó
là việc bạn không có một não, bạn có hai não. Bộ não của
bạn được phân chia thành hai bán cầu não, bán cầu phải và
bán cầu trái. Bán cầu phải được nối với bên trái, còn bán cầu
trái được nối với bên phải, chéo nhau. Bán cầu phải là trực
giác, phi logic, vô lí, thơ ca, theo Platon, tưởng tượng, lãng
mạn, huyền môn, tôn giáo; bán cầu trái là logic, hợp lí, toán
học, theo Aristotle, khoa học, tính toán. Hai bán cầu này
thường xuyên xung đột nhau. Chính trị trên thế giới là bên
trong bạn, chính trị lớn nhất trên thế giới là bên trong bạn.
Bạn có thể không nhận biết về nó nhưng một khi bạn trở nên
nhận biết, điều thực cần phải làm là ở đâu đó giữa hai não
này.
Tay trái có liên quan tới bán cầu phải; đó là trực giác,
tưởng tượng, huyền môn, thơ ca, tôn giáo. Tay trái bị lên án
rất nhiều. Xã hội là của những người thuận tay phải; tay phải
có nghĩa là bán cầu trái. Mười phần trăm trẻ con được sinh
ra là thuận tay trái, nhưng chúng bị buộc phải thuận tay phải.
Trẻ con được sinh ra thuận tay trái về cơ bản là phi logic,
trực giác, không toán học, không Euclid. Chúng là nguy
hiểm cho xã hội; xã hội buộc chúng theo đủ mọi cách phải
trở thành thuận tay phải. Đây cũng không chỉ là vấn đề
thuận tay, đây còn là vấn đề của chính trị bên trong; đứa trẻ
thuận tay trái hoạt động qua bán cầu não phải. Điều đó xã
hội không thể cho phép được, điều đó là nguy hiểm; nó phải
bị dừng lại trước khi mọi việc đi quá xa.
Có nghi ngờ rằng ban đầu tỉ lệ phải là năm mươi- năm
mươi, trẻ con thuận tay trái năm mươi phần trăm và trẻ con
thuận tay phải năm mươi phần trăm. Nhưng nhóm tay phải
đã thống trị quá lâu cho nên dần dần tỉ lệ đã tụt xuống mười
phần trăm và chín mươi phần trăm. Ngay trong số các bạn ở
đây, nhiều người là thuận tay trái nhưng bạn có thể không
biết về điều đó. Bạn có thể viết bằng tay phải và làm việc
bằng tay phải, nhưng hồi nhỏ bạn có thể đã bị buộc phải
thuận tay phải. Đây là thủ đoạn, bởi vì một khi bạn trở nên
thuận tay phải, bán cầu trái của bạn bắt đầu hoạt động. Bán
cầu trái là lí trí, bán cầu phải là vượt ra ngoài lí trí. Hoạt
động của nó không phải là toán học - nó hoạt động trong
chớp nhoáng, nó là trực giác, rất duyên dáng, nhưng bất hợp
lí.
Thiểu số thuận tay trái là thiểu số bị áp bức nhất trên thế
giới, thậm chí còn bị áp bức hơn cả người da đen, thậm chí
còn hơn cả người nghèo. Bây giờ nếu bạn hiểu phân chia
này thì bạn có thể hiểu nhiều điều. Tư sản và vô sản: vô sản
bao giờ cũng hoạt động qua bán cầu não phải, người nghèo trực giác
hơn. Đi về người nguyên thuỷ, họ trực giác hơn.
Người càng nghèo, càng kém trí tuệ - và đó là điều gây ra
cái nghèo của người đó. Bởi vì người đó kém trí tuệ nên
người đó không thể nào cạnh tranh được trong thế giới của lí
trí. Người đó kém ăn nói hơn khi phải dùng tới ngôn ngữ,
dùng tới lí trí, dùng tới tính toán. Người đó gần như là người
đần - điều đó có thể là nguyên nhân cho con người người đó
là nghèo nàn.
Còn người giầu hoạt động qua bán cầu não trái; người
đó tính toán nhiều hơn, số học trong đủ mọi thứ, tinh ranh,
láu cá, logic, lập kế hoạch. Đó có thể là lí do tại sao người
đó giầu.
Bây giờ vô sản và tư sản không thể biến mất bởi cách
mạng cộng sản được, không, bởi vì cách mạng cộng sản là
do cùng người thực hiện. Sa hoàng cai trị nước Nga; ông ta
cai trị nó qua bán cầu não trái. Thế rồi ông ta bị Lenin thay
thế, người lại có cùng kiểu. Thế rồi Lenin bị Stalin thay thế,
người lại càng cùng kiểu hơn. Cách mạng là sai bởi vì sâu
phía dưới vẫn là cùng kiểu người cai trị - người cai trị và
người bị cai trị là như nhau; người bị cai trị mang tính chất
bán cầu phải. Cho nên bất kì cái gì bạn làm trong thế giới
bên ngoài đều thực sự không khác nhau, nó là nông cạn.
Cùng điều đó áp dụng cho đàn ông và đàn bà. Đàn bà là
người bán cầu phải, đàn ông là người bán cầu trái. Đàn ông
đã thống trị đàn bà trong nhiều thế kỉ. Bây giờ một vài phụ
nữ đang nổi dậy, nhưng điều khôi hài là ở chỗ những người
này vẫn là cùng kiểu đàn bà. Trong thực tế họ lại hệt như
đàn ông: hợp lí, biện luận, kiểu Aristotle.
Có thể là một ngày nào đó, như khi cách mạng cộng sản
đã thành công ở Nga và Trung quốc, một ngày nào đó ở đâu
đó, có thể là ở Mĩ, đàn bà có thể thành công và lật đổ đàn
ông. Nhưng vào lúc đàn bà thành công, đàn bà sẽ không còn
là đàn bà nữa; họ sẽ trở thành kiểu bán cầu trái vào lúc đó.
Bởi vì để tranh đấu với người tính toán, và để tranh đấu với
đàn ông, bạn phải giống như đàn ông, hung hăng.
Chính hung hăng đó được biểu lộ khắp trên thế giới
trong công cuộc giải phóng phụ nữ. Những đàn bà đã trở
thành một phần của phong trào giải phóng đó là rất hung
hăng; họ đang làm mất đi mọi vẻ duyên dáng, tất cả những
cái bắt nguồn từ trực giác. Bởi vì nếu bạn phải tranh đấu với
đàn ông, bạn phải học cùng thủ đoạn, nếu bạn phải tranh đấu
với đàn ông, bạn phải tranh đấu với cùng kĩ thuật. Tranh đấu
với ai đó là rất nguy hiểm vì bạn trở thành giống như kẻ thù
của mình.
Đó là một trong những vấn đề lớn nhất của lịch sử loài
người. Một khi bạn tranh đấu với ai đó, dần dần bạn phải
dùng cùng kĩ thuật và theo cùng cách. Kẻ thù có thể bị đánh
bại, nhưng vào lúc nó bị đánh bại, bạn đã trở thành kẻ thù
của riêng mình. Stalin còn sa hoàng hơn bất kì sa hoàng nào,
bạo hành hơn bất kì sa hoàng nào. Tất nhiên, vấn đề phải là
như vậy: để lật đổ sa hoàng, cần phải có những người rất
bạo hành, còn bạo hành hơn cả bản thân sa hoàng. Chỉ họ
mới trở thành các nhà cách mạng, mới leo lên đỉnh. Lúc họ
đạt tới, bản thân họ đã trở thành sa hoàng rồi - và xã hội tiếp
tục theo cùng cách này. Chỉ những thứ nông cạn mới thay
đổi; sâu bên dưới xung đột vẫn cứ còn.
Xung đột là ở bên trong con người. Chừng nào nó còn
chưa được giải quyết ở đó thì nó không thể nào được giải
quyết ở bất kì đâu cả. Chính trị là ở bên trong bạn, nó là ở
giữa hai phần của tâm trí bạn.
Có một cầu nối rất nhỏ. Nếu cầu đó bị gẫy bởi tai nạn
nào đó, bởi một khiếm khuyết vật lí nào đó hay một cái gì đó khác,
người này bị chia chẻ, người này trở thành hai
người và hiện tượng tinh thần phân liệt hay nhân cách chia
chẻ xuất hiện. Nếu cầu này bị gẫy - và cầu này rất mong
manh - thế thì bạn trở thành hai, bạn hành xử giống như hai
người. Buổi sáng bạn rất đáng yêu, rất hay, buổi tối bạn rất
cáu kỉnh, hoàn toàn khác. Và bạn không nhớ buổi sáng của
mình - làm sao bạn có thể nhớ được? - tâm trí khác đã hoạt
động và người này trở thành hai người. Nếu cây cầu này
được làm mạnh thêm nhiều đến mức hai tâm trí biến mất
như là hai và trở thành một, thế thì tích hợp, thế thì kết tinh
phát sinh. Điều George Gurdjieff hay nói về kết tinh bản thể
không là gì khác hơn hai tâm trí này đã trở thành một, gặp
gỡ của nam và nữ bên trong, gặp gỡ của âm và dương, gặp
gỡ của trái và phải, gặp gỡ của logic và phi logic, gặp gỡ của
Plato và Aristotle.
Nếu bạn có thể hiểu được phân nhánh cơ sở này trong
cây cuộc sống của mình, thế thì bạn có thể hiểu tất cả những
xung đột vẫn diễn ra quanh bạn và bên trong bạn.
Để tôi kể cho bạn một giai thoại:
Trong người Đức, người Berlin được coi là hình ảnh thu
nhỏ của tính cục cằn và hiệu quả của người Phổ, trong khi
người Vienna lại là tinh hoa của cái duyên dáng và bất cẩn
của người Áo.
Có một câu chuyện về một người Berlin đến thăm
Vienna, bị lạc đường và đang cần hướng dẫn. Người Berlin
đó sẽ làm gì? Ông ta tóm lấy ve áo của người Vienna đầu
tiên đi ngang qua và sủa lên, “Bưu điện, ở đâu?”
Người Vienna giật nẩy mình cẩn thận gỡ nắm tay của
người kia ra, vuốt lại vạt áo và nói một cách lễ phép, “Thưa
ngài, đáng ra ngài nên lịch sự hơn khi lại gần tôi một cách lễ
phép và nói, ‘Thưa ngài, nếu ngài có thời gian và nếu ngẫu
nhiên ngài biết, xin ngài chỉ cho tôi Bưu điện.’”
Người Berlin nhìm chòng chọc một lát rồi lầu bầu, “Thà
lạc còn hơn!” rồi huỳnh huỵch bỏ đi.
Chính người Vienna đó về sau lại đến thăm Berlin và
hoá ra là bây giờ chính ông ấy lại phải đi tìm Bưu điện. Tiến
lại gần một người Berlin ông ta nói một cách lễ phép, “Thưa
ngài, nếu ngài có thời gian và nếu ngẫu nhiên ngài biết, xin
ngài chỉ cho tôi Bưu điện.”
Nhanh nhẹn như một cái máy người Berlin trả lời,
“Thẳng phía trước, tiến lên hai khối nhà, rẽ ngay sang phải,
tiến thêm một khối nhà, đi qua phố, nửa rẽ sang phải, bước
bên trái qua đường tầu hoả, đi qua quầy báo vào tầng dưới
của Bưu điện.”
Người Vienna, còn ngơ ngác chưa hiểu ra, dẫu sao vẫn
lầm bầm, “Một nghìn lần cám ơn, thưa ngài,” trong khi
người Berlin tò mò vồ lấy vạt áo người kia và hô lên, “Đừng
cám ơn làm gì, nhắc lại lời hướng dẫn đi!”
Tâm trí nam, người Berlin; tâm trí nữ, người Vienna...
Tâm trí nữ có vẻ duyên dáng, tâm trí nam có tính hiệu quả.
Và tất nhiên, trong quá trình dài, nếu có tranh đấu thường
xuyên, tính duyên dáng nhất định sẽ bị thất bại. Tâm trí hiệu
quả sẽ thắng bởi vì thế giới này hiểu ngôn ngữ của toán học,
không phải của tình yêu. Nhưng khoảnh khắc tính hiệu quả
thắng thế tính duyên dáng, bạn đã làm mất đi cái gì đó cực
kì giá trị: bạn đã đánh mất tiếp xúc với bản thể riêng của
mình. Bạn có thể trở thành rất hiệu quả nhưng bạn sẽ không
còn là con người thực nữa. Bạn sẽ trở thành cái máy, một
thứ tựa rô bốt.
Bởi vì điều này mà thường xuyên có xung đột giữa đàn
ông và đàn bà. Họ không thể nào tách biệt mãi, họ phải đi
vào trong mối quan hệ với nhau nhiều lần. Nhưng họ không
thể nào cùng nhau được. Tranh đấu không phải là bên ngoài,
tranh đấu là ở bên trong bạn. Và đây là hiểu biết của tôi:
chừng nào bạn còn chưa giải quyết xong tranh đấu bên trong
của bạn giữa bán cầu trái và phải, bạn sẽ không bao giờ có
thể an bình trong tình yêu, không bao giờ - bởi vì tranh đấu
bên trong sẽ được phản xạ ra bên ngoài. Nếu bạn đang tranh
đấu bên trong và bạn đồng nhất với bán cầu trái, bán cầu lí
trí, và liên tục cố gắng áp đảo bán cầu phải, bạn sẽ cố gắng
làm cùng điều đó với người đàn bà bạn yêu. Nếu người đàn
bà đang liên tục tranh đấu với lí do riêng của mình ở bên
trong, cô ấy sẽ liên tục tranh đấu với người đàn ông cô ấy
yêu.
Tất cả các mối quan hệ - gần như tất cả, ngoại lệ là có
thể bỏ qua được, có thể không tính tới - đều trở thành xấu.
Lúc đầu chúng là đẹp. Lúc đầu bạn không phô bầy thực tại,
lúc đầu bạn giả vờ. Một khi mối quan hệ được thiết lập và
bạn thảnh thơi, xung đột bên trong của bạn sủi bọt lên và bắt
đầu phản chiếu vào mối quan hệ của bạn - thế thì tranh đấu,
thế thì cả nghìn lẻ một cách cãi cọ lẫn nhau, phá huỷ lẫn
nhau. Do đó mới có hấp dẫn tới đồng dục. Bất kì khi nào xã
hội đã trở nên bị phân chia quá nhiều giữa đàn ông và đàn
bà, đồng dục lại bột phát tức thì. Bởi vì ít nhất đàn ông trong
tình yêu với đàn ông không có nhiều xung đột nhau. Mối
quan hệ tình yêu không thể rất thoả mãn, không thể dẫn tới
những khoảnh khắc cực kì phúc lạc và cực thích, nhưng ít
nhất thì nó cũng không xấu như mối quan hệ giữa đàn ông
và đàn bà. Đàn bà trở thành đồng tính nữ bất kì khi nào xung
đột trở nên quá nhiều, bởi vì ít nhất thì mối quan hệ tình yêu
giữa hai người phụ nữ cũng không vào sâu trong xung đột
đến thế. Người giống nhau gặp người giống nhau, họ có thể
hiểu lẫn nhau.
Vậy đấy, hiểu biết là có thể, nhưng hấp dẫn bị mất, tính
cực bị mất. Đấy là cái giá rất lớn. Hiểu biết là có thể nhưng
toàn bộ căng thẳng, thách thức bị mất. Nếu bạn chọn thách
thức, thế thì xung đột tới, bởi vì vấn đề thực là ở đâu đó bên
trong bạn. Chừng nào bạn còn chưa giải quyết được nó,
chừng nào bạn còn chưa đi tới hài hoà sâu sắc giữa tâm trí
nữ tính và nam tính của mình, bạn sẽ không thể yêu được.
Mọi người tới tôi và họ hỏi cách đi sâu vào trong mối
quan hệ. Tôi bảo họ, “Trước hết, đi sâu vào thiền đi. Chừng
nào bạn còn chưa giải quyết được bên trong bản thân mình,
bạn sẽ còn tạo ra nhiều vấn đề hơn là bạn đã có.” Nếu bạn đi
vào trong mối quan hệ, tất cả các vấn đề của bạn sẽ được
nhân lên. Chỉ quan sát thôi. Điều vĩ đại nhất và đẹp đẽ nhất
trên trái đất này là tình yêu, nhưng bạn có thể tìm thấy cái gì
xấu xa hơn, địa ngục hơn là nó không?
Mulla Nasruddin có lần đã bảo tôi, “Thế này, tôi đã phải
lảng tránh cái ngày độc địa này nhiều tháng rồi, nhưng lần
này thì tôi phải đi vào.”
“Đến nha sĩ hay bác sĩ?” tôi hỏi.
“Không,” người đó nói, “Tôi sắp cưới vợ.”
Mọi người né tránh hôn nhân, mọi người lảng tránh nó.
Khi một ngày nào đó họ thấy là không thể nào thoát khỏi nó,
chỉ thế thì họ mới thảnh thơi.
Vấn đề là ở đâu? Tại sao mọi người sợ dính líu sâu vào
thế? Dính líu lập tức tạo ra sợ hãi; cam kết lập tức tạo ra sợ
hãi - và con người hiện đại muốn dục nhưng không muốn có
yêu.
Một phụ nữ bảo với tôi rằng cô ấy muốn dục với người
lạ. Du hành trên tầu hoả, gặp một người lạ, thế thì được,
nhưng không với thậm chí ai đó là bạn bè hay quen thuộc.
Tôi hỏi, “Sao vậy?” Cô ấy nói rằng một khi bạn làm tình với
ai đó đã biết bạn, rắc rối nào đó bắt đầu. Trên tầu hoả, trong
cuộc hành trình, bạn gặp gỡ, làm tình, bạn thậm chí không
biết đến tên người kia là gì, người đó là ai, người đó từ đâu
tới. Bạn xuống tầu khi ga xuống của bạn tới và người đó đi
mất, quên nhau mãi mãi. Người đó chẳng để lại dấu vết gì,
bạn hoàn toàn vẫn còn sạch sẽ. Bạn đi ra khỏi nó hoàn toàn
sạch sẽ và không dấu vết gì.
Tôi có thể hiểu được. Đây là khó khăn của toàn bộ tâm
trí hiện đại. Tất cả các mối quan hệ đều dần dần trở thành
tuỳ tiện. Mọi người sợ mọi loại cam kết bởi vì ít nhất họ
cũng nhận ra một điều từ kinh nghiệm cay đắng: bất kì khi
nào bạn trở nên có quan hệ quá nhiều, thực tại bột phát, và
xung đột bên trong của bạn bắt đầu bị người khác phản xạ
lại. Và thế thì cuộc sống trở thành xấu xí, khủng khiếp,
không thể dung thứ được.
Có lần chuyện này xảy ra: Tôi đang ngồi với mấy người
bạn trong sân khu kí túc xá đại học. Một trong các thầy giáo
nói, “Vào cái ngày đám cưới của tôi xảy ra...”
Nhưng một thầy giáo khác lập tức dừng ông ấy lại và
nói, “Xin lỗi để đính chính, nhưng vấn đề như hôn nhân,
tiếp tân, ăn tối, và mọi thứ tự nhiên thế vẫn cứ xảy ra. Đấy
chỉ là tai hoạ xảy ra thôi. Các thầy có thấy sự phân biệt
không? Xin đừng nói, ‘Vào cái ngày hôn nhân của tôi xảy ra
hay vào cái ngày đám cưới của tôi xảy ra.’”
Người kia là thầy giáo ngôn ngữ và tất nhiên ông ấy
cũng đúng. Nhưng người thứ nhất nói, “Vâng, nhiều, nhiều
thứ...” và lại bắt đầu. “Và như tôi đã nói, cái ngày đám cưới
của tôi xảy ra ... đấy là tai hoạ.”
Nếu bạn ở ngoài hôn nhân, nó có thể trông giống như ốc
đảo đẹp trong sa mạc, nhưng khi bạn tới gần hơn, ốc đảo bắt
đầu khô cằn và biến mất. Một khi bạn bị bắt vào trong đó,
nó là sự giam cầm. Nhưng nhớ, giam cầm không tới từ
người kia, nó tới từ bên trong bạn.
Nếu bán cầu não trái thống trị bạn, bạn sẽ sống một cuộc
sống rất thành công, thành công đến mức vào lúc bạn bốn
mươi tuổi bạn sẽ mang ung bướu; vào lúc bạn bốn mươi
nhăm tuổi, bạn sẽ bị ít nhất là một hay hai cơn đau tim; vào
lúc bạn năm mươi tuổi, bạn sẽ gần chết - nhưng chết một
cách thành công. Bạn có thể trở thành nhà khoa học vĩ đại
nhưng bạn sẽ không bao giờ trở thành con người vĩ đại. Bạn
có thể tích luỹ đủ của cải nhưng bạn sẽ mất tất cả những cái
có giá trị. Bạn có thể chinh phục toàn thế giới như
Alexander nhưng lãnh thổ bên trong của bạn sẽ vẫn còn
không được chinh phục.
Có nhiều hấp dẫn để đi theo bán cầu não trái - đó là não
phàm tục. Nó bận tâm tới mọi đồ vật: ô tô, nhà cửa, tiền bạc,
danh vọng. Đó là khuynh hướng của người mà ở Ấn Độ
chúng ta gọi là grihastha, người nội trợ.
Bán cầu não phải có khuynh hướng là sannyasin, người
quan tâm nhiều hơn tới bản thể bên trong của riêng mình, an
bình bên trong của mình, phúc lạc của mình, và ít quan tâm
tới các đồ vật. Nếu chúng tới một cách dễ dàng, tốt; nếu
chúng không tới thì thế cũng tốt. Người đó quan tâm nhiều
tới khoảnh khắc này, ít quan tâm tới tương lai; quan tâm
nhiều tới tính thơ ca của cuộc sống, ít quan tâm tới số học
của nó.
Tôi đã từng nghe một giai thoại:
Finkelstein đã đạt được thành công bất thình lình trong
cuộc đua và Muscovitz, hoàn toàn hiểu được, thấy thèm
muốn.
“Finkelstein, anh đã làm thế nào vậy?” người đó hỏi.
“Dễ lắm,” Finkelstein nói, “đấy là mơ thôi.”
“Mơ à?”
“Đúng đấy. Tôi đã tính đánh cược về ba con ngựa,
nhưng tôi không chắc về con ngựa thứ ba. Thế rồi đêm hôm
trước tôi đã mơ rằng một thiên thần đứng trên đầu giường
tôi và nói, ‘Ta ban phúc lành cho con, Finkelstein, bẩy lần
bẩy phúc lành cho con.’ Khi tôi tỉnh dậy tôi hiểu rằng bẩy
lần bẩy là bốn mươi tám và rằng con ngựa số bốn mươi tám
là Giấc mơ thiên đường. Tôi đã lấy Giấc mơ thiên đường
làm con ngựa thứ ba trong đánh cược của mình và tôi hoàn
thành việc đó, chỉ đơn giản hoàn thành nó.”
Muscovitz nói, “Nhưng Finkelstein, bẩy lần bẩy là bốn
chín chứ!”
Và Finkelstein nói, “Vậy thì anh là nhà toán học rồi.”
Bao giờ cũng có cách đi theo cuộc sống qua số học, và
không có cách khác để đi theo cuộc sống qua mơ và linh
ảnh. Chúng hoàn toàn khác nhau.
Mới hôm nọ một ai đó đã hỏi, “Liệu có ma, tiên và
những điều như vậy không nhỉ?” Có đấy, có chúng - nếu
bạn đi qua bán cầu não phải thì chúng có, nếu bạn đi qua
bán cầu não trái thì chúng không có. Tất cả trẻ con đều
thuộc loại bán cầu phải, chúng thấy ma và tiên khắp xung
quanh. Nhưng bạn cứ đi nói với chúng và đưa chúng về chỗ
của chúng và bảo chúng, “Vô lí! Chúng mày ngu lắm. Tiên
đâu nào? Chẳng có gì cả, chỉ là cái bóng.” Dần dần bạn
thuyết phục đứa trẻ, đứa trẻ bất lực; dần dần bạn thuyết phục
nó và nó chuyển từ khuynh hướng bán cầu phải sang khuynh
hướng bán cầu trái. Nó phải chuyển, nó phải sống trong thế
giới của bạn. Nó phải quên đi giấc mơ của nó, nó phải quên
đi mọi điều huyền bí, nó phải quên đi mọi thơ ca - nó phải
học toán học. Tất nhiên nó trở thành hiệu quả trong toán
học, và trở thành gần như què quặt và tê liệt trong cuộc
sống. Sự tồn tại cứ đi xa dần xa dần và nó trở thành giống
như món hàng trong chợ. Toàn bộ cuộc sống của nó trở
thành như rác rưởi, nhưng tất nhiên, có giá trị trong con mắt
của thế gian.
Sannyasin là người sống qua tưởng tượng, sống qua
phẩm chất mộng mơ của tâm trí mình, người sống qua thơ
ca, người thi vị hoá cuộc sống, người nhìn qua linh ảnh. Thế
thì cây còn xanh hơn như chúng có vẻ xanh với bạn, thế thì
chim còn đẹp hơn, thế thì mọi thứ đều mang phẩm chất chói
sáng. Sỏi thường trở thành kim cương, đá thường không còn
bình thường nữa - không có gì là bình thường cả. Nếu bạn
nhìn từ bán cầu phải, mọi thứ đều trở thành thiêng liêng,
linh thiêng. Tôn giáo là từ bán cầu phải.
Một người đang ngồi cùng bạn mình ở quán cà phê uống
trà. Người đó nghiên cứu chén trà và nói với một tiếng thở
dài, “Aha, anh bạn, cuộc sống giống như chén trà.”
Người kia xem xét một chốc và rồi nói, “Nhưng tại sao?
Sao cuộc sống lại giống chén trà?”
Người thứ nhất đáp, “Làm sao tôi biết được? Tôi là triết
gia sao?”
Bán cầu não phải chỉ đưa ra phát biểu về sự kiện, nó
không thể cho bạn lí do. Nếu bạn hỏi, “Tại sao?” nó chỉ có
thể giữ im lặng, không câu trả lời nào tới từ nó. Nếu bạn
bước đi và bạn thấy một đoá hoa sen và bạn nói, “Đẹp thế!”
- rồi ai đó nói, ‘Tại sao?” bạn sẽ làm gì? Bạn sẽ nói, “Làm
sao tôi biết được? Tôi là triết gia sao?” Đấy là phát biểu đơn
giản, phát biểu rất đơn giản, trong bản thân nó đã là toàn bộ,
đầy đủ. Không có lí do đằng sau nó và không có kết quả bên
ngoài nó, nó là phát biểu đơn giản về sự kiện. Đọc
Upanishad mà xem - chúng là những phát biểu đơn giản về
sự kiện. Chúng nói, “Thượng đế hiện hữu.” Bạn đừng hỏi tại
sao. Chúng sẽ nói, “Chúng ta có phải là triết gia không?
Làm sao chúng ta biết được? Thượng đế hiện hữu.” Chúng
nói Thượng đế là đẹp, chúng nói Thượng đế là gần, gần hơn
trái tim bạn - nhưng đừng hỏi tại sao, chúng không phải là
triết gia.
Nhìn vào sách phúc âm và phát biểu của Jesus: chúng
đơn giản. Ông ấy nói, “Thượng đế của ta là thiên đường. Ta
là con ngài, ngài là bố ta. Đừng hỏi tại sao.” Ông ấy sẽ
không thể nào chứng minh điều đó trước toà án, ông ấy sẽ
đơn giản nói, “Ta biết.” Nếu bạn hỏi ông ấy ai đã nói cho
ông ấy, với thẩm quyền nào mà ông ấy nói những điều này,
ông ấy sẽ nói, “Đó là thẩm quyền của riêng ta. Ta không có
thẩm quyền nào khác.” Đó là vấn đề khi một người như
Jesus đi vào trong thế giới này: tâm trí lí trí không thể nào
hiểu nổi. Ông ấy đã bị đóng đinh không bởi lí do nào khác -
ông ấy đã bị đóng đinh bởi bán cầu trái bởi vì ông ấy là
người bán cầu phải. Ông ấ đã bị đóng đinh bởi vì xung đột
bên trong.
Lão Tử nói, “Cả thế gian dường như là khôn ngoan, chỉ
ta là đần độn u mê. Cả thế gian dường như chắc chắn, chỉ ta
là lẫn lộn và do dự.” Ông ấy là người bán cầu phải.
Bán cầu phải là bán cầu của thơ ca và tình yêu. Dịch
chuyển lớn là cần thiết và dịch chuyển đó là biến đổi bên
trong. Yoga là nỗ lực để đạt tới cái một của bản thể qua bán
cầu trái, dùng logic, toán học, khoa học và cố gắng vượt ra
ngoài. Thiền là cái đối lập lại: mục tiêu là như nhau nhưng
thiền dùng bán cầu phải để vượt ra ngoài. Cả hai đều có thể
được dùng, nhưng đi theo Yoga là con đường rất, rất dài; nó
gần như là cuộc vật lộn không cần thiết bởi vì bạn đang cố
gắng từ lí trí đạt tới siêu lí trí, điều là khó khăn hơn. Thiền
dễ hơn bởi vì nó là nỗ lực để đạt tới siêu lí trí từ vô lí trí. Vô
lí trí gần giống như siêu lí trí - không có rào chắn. Yoga
giống như đi xuyên qua tường. Còn thiền giống như mở ra
cánh cửa... cánh cửa có thể không đóng chút nào, bạn đẩy
một chút và nó mở ra.
Bây giờ đến câu chuyện này. Nó là một trong những câu
chuyện hay nhất trong các giai thoại thiền. Thiền nhân nói
thông qua các chuyện kể. Họ phải nói qua các chuyện kể bởi
vì họ không thể nào tạo ra được lí thuyết và học thuyết, họ
chỉ có thể kể chuyện. Họ là những người kể chuyện vĩ đại.
Jesus kể mãi các chuyện ngụ ngôn, Phật kể mãi chuyện ngụ
ngôn, các nhà huyền môn Sufi kể mãi những chuyện ngụ
ngôn - điều đó không phải là trùng lặp. Chuyện kể, chuyện
ngụ ngôn, giai thoại, là cách thức của bán cầu phải; logic,
biện luận, chứng minh, suy diễn, là cách thức của bán cầu
trái.
Nghe nó.
Gosa Hoyen hay nói, “Khi mọi người hỏi tôi thiền
giống cái gì, tôi kể cho họ câu chuyện này:
Câu chuyện này thực sự kể lại về việc thiền giống cái gì
mà không có định nghĩa. Nó chỉ ra. Định nghĩa là không thể có được bởi
vì thiền, theo phẩm chất cơ bản của nó, là
không định nghĩa được. Bạn có thể nếm trải nó nhưng bạn
không thể định nghĩa nó được, bạn có thể sống nó nhưng
ngôn ngữ là không đủ để nói về nó, bạn có thể trình bầy nó
nhưng bạn không thể nói về nó. Nhưng qua câu chuyện này
có thể truyền được một chút ít phẩm chất. Và câu chuyện
này thực sự chỉ ra, chỉ ra hoàn toàn phẩm chất của thiền
giống cái gì. Đây chỉ là cử chỉ - bạn đừng làm nó thành định
nghĩa, đừng triết lí quanh nó. Cứ để nó giống như tia chớp -
chớp loé của hiểu biết. Nó không định làm tăng thêm hiểu
biết của bạn nhưng nó có thể làm cho bạn dịch chuyển, xốc
mạnh, thay đổi động thái. Bạn có thể bị ném từ góc tâm trí
này sang góc khác... và đó là toàn bộ vấn đề của câu chuyện.
Để ý thấy rằng bố mình đã già đi, con của kẻ trộm
đề nghị ông bố dạy cho anh ta việc trộm đêm để
anh ta có thể đảm đương công việc gia đình sau
khi bố đã nghỉ.
Bây giờ công việc của kẻ trộm không phải là việc khoa
học, nó là nghệ thuật. Kẻ trộm ngay từ khi sinh ra đã như
nhà thơ; bạn không thể học được, học hành chẳng ích gì.
Nếu bạn học, bạn sẽ bị bắt. Bởi vì thế thì cảnh sát còn biết
nhiều hơn bạn, họ đã tích luỹ hàng thế kỉ học hành. Kẻ trộm
là kẻ trộm từ khi sinh ra: người đó sống qua trực giác - đó là
mẹo - người đó sống qua linh cảm. Kẻ trộm mang nữ tính;
người đó không là doanh nhân, người đó là kẻ liều lĩnh.
Người đó liều mạng tất cả chỉ vì cái không có gì, toàn bộ
nghề của người đó là nguy hiểm và rủi ro.
Điều này cũng giống hệt như người tôn giáo. Thiền nhân
nói rằng người tôn giáo cũng giống như kẻ trộm vậy: trong
tìm kiếm Thượng đế, họ cũng là những kẻ trộm. Không có
cách nào để đạt tới Thượng đế qua logic hay lí trí hay xã
hội, văn hoá, văn minh đã được chấp nhận. Họ khoét vách ở
đâu đó, họ lẻn vào từ cửa sau. Nếu trong ngày điều đó là
không được phép, họ đi vào trong bóng tối. Nếu không thể
đi theo đám đông trên đường cái, họ tạo con đường cá nhân
riêng của mình trong rừng rậm. Vậy đấy, có tương tự chắc
chắn. Bạn có thể đạt tới Thượng đế chỉ nếu bạn là kẻ trộm -
nghệ sĩ về cách đánh cắp lửa, cách đánh cắp kho báu.
Người bố sắp nghỉ hưu và đứa con hỏi, “Trước khi bố
nghỉ hưu bố dạy cho con việc này đi.”
Ông bố đồng ý, và đêm đó họ cùng đào tường
khoét vách vào trộm một nhà.
Mở chiếc rương lớn ra ông bố bảo đứa con chui
vào để lấy quần áo. Ngay khi đứa con đã chui vào
thì ông bố khoá trái cái rương lại và làm ầm ĩ để
cho cả nhà thức dậy. Thế rồi ông ta im lặng
chuồn mất.
Ông ta phải là một thầy thực sự, không phải là kẻ trộm
thường...
Bị khoá kín bên trong chiếc rương, người con
giận dữ, khiếp hãi và vắt óc tìm cách ra...
Tất nhiên, thế là tự nhiên! Kiểu dạy quái quỉ gì thế này?
Người đó đã bị ném vào trong một tình huống nguy hiểm -
nhưng đó là cách duy nhất để dạy điều gì đó về cái chưa
biết. Đó là cách duy nhất để dạy điều gì đó về bán cầu não
phải. Bán cầu não trái có thể được dạy ở trường học: việc
học là có thể, bộ môn là có thể, giáo trình từng bước một là
có thể. Thế rồi dần dần, chuyển từ lớp nọ lên lớp kia, bạn trở thành
thạc sĩ nghệ thuật và khoa học và biết bao nhiêu thứ
nữa. Nhưng không thể có trường nào dạy về bán cầu phải:
nó là trực giác, nó không phải là từng bước một, nó là bất
thần. Nó tựa như tia chớp, chớp loé trong bầu trời đêm. Nếu
nó xảy ra, nó xảy ra, nếu nó không xảy ra, nó không xảy ra -
chẳng có thể làm gì về nó cả. Bạn chỉ có thể để mình trong
một tình huống nào đó nơi nhiều khả năng hơn cho nó xảy
ra. Đó là lí do tại sao tôi nói ông già ấy phải đã là thầy thực
sự.
Bị khoá kín bên trong chiếc rương, người con
giận dữ, khiếp hãi và vắt óc tìm cách ra...
Đây là ba trạng thái mà tâm trí của bạn sẽ trôi qua.
Trong tất cả các buổi thiền của tôi cũng điều đó được thực
hiện cho bạn. Bị khoá kín bên trong rương, mà chìa khoá bị
vứt đi rồi, trước hết bạn cảm thấy giận. Nhiều sannyasin tới
tôi và họ nói họ cảm thấy rất giận tôi. Tôi có thể hiểu, điều
đó là tự nhiên: tôi đang buộc họ vào những tình huống mà
tâm trí cũ của họ không thể hoạt động được. Đó là lí do gốc
rễ cho giận dữ. Họ đơn giản cảm thấy bất lực, tâm trí cũ của
họ không thể làm việc được, họ không thể làm ra được cái gì
từ đó - “Chuyện gì vậy?” Và khi bạn cảm thấy một tình
huống mà tâm trí bạn đơn giản vô dụng, bạn cảm thấy giận
tôi, giận dữ và rồi khiếp hãi. Thế thì người ta hiểu ra toàn bộ
tình huống và tất cả những điều bạn đã học dường như đơn
giản vô dụng; do đó mới sợ.
Bây giờ không có cách thức logic nào để thoát ra khỏi
cái rương đó: nó bị khoá từ bên ngoài, ông bố đã gây tiếng
động và cả nhà đã tỉnh dậy, mọi người lùng sục xung quanh,
tìm kiếm và người bố thì đã trốn thoát. Bây giờ có cách thức
logic nào để thoát ra khỏi cái rương không? Logic đơn giản
thất bại, lí trí chẳng ích gì. Bạn có thể nghĩ được gì? Tâm trí
bỗng nhiên dừng lại - và đó là điều người bố đang làm, đó là
tất cả những gì ông ấy làm. Ông ấy đang cố gắng buộc đứa
con phải vào một tình thế mà tâm trí logic dừng lại, bởi vì kẻ
trộm không cần tâm trí logic. Nếu người đó theo tâm trí
logic, chẳng chóng thì chầy người đó sẽ bị cảnh sát bắt bởi
vì họ cũng theo cùng một logic.
Việc đó đã xảy ra trong thế chiến thứ hai. Trong ba năm
Adolf Hitler liên tục thắng, và lí do là ở chỗ ông ta phi logic.
Tất cả các nước khác đang đánh nhau với ông ta đều đánh
nhau theo logic. Tất nhiên, họ có khoa học lớn lao về chiến
tranh, có huấn luyện quân sự, thế này thế nọ, và họ có các
chuyên gia, người sẽ nói, “Bây giờ Hitler sắp tấn công từ
phía này.” Và nếu Hitler cũng theo cảm giác của mình thì
ông ta phải làm điều đó bởi vì đó là điểm yếu nhất trong
tuyến phòng ngự của kẻ địch. Tất nhiên kẻ địch phải bị tấn
công nơi họ yếu nhất, đấy là logic. Cho nên họ chờ đợi
Hitler tại điểm yếu nhất, họ tập trung quanh điểm yếu nhất
còn Hitler lại đánh vào bất kì đâu, không dự kiến được. Ông
ta thậm chí chẳng thèm theo lời khuyên của các tướng lĩnh
của mình.
Ông ta có một nhà chiêm tinh, người sẽ gợi ý ra nơi phải
tấn công. Bây giờ đây là một điều gì đó chưa bao giờ được
làm trước đây - chiến tranh không được điều hành bởi nhà
chiêm tinh. Một khi Churchill hiểu ra, một khi các gián điệp
đệ trình báo cáo rằng họ sẽ không thắng được con người này
bởi vì ông ta tuyệt đối phi logic, rằng một nhà chiêm tinh
tồi, người chẳng biết gì về chiến tranh cả, người chưa bao
giờ ra mặt trận, quyết định mọi điều và quyết định bằng các
ngôi sao - sao có liên quan gì tới chiến tranh đang diễn ra
trên trái đất này? - thế thì Churchill lập tức chỉ định một nhà
chiêm tinh hoàng gia và họ bắt đầu tuân theo nhà chiêm tinh hoàng gia
này. Thế thì mọi việc bắt đầu đi vào luồng, bởi vì
bây giờ hai người đần đang dự đoán. Mọi thứ trở nên dễ
dàng hơn.
Nếu kẻ trộm định tuân theo Aristotle, chẳng chóng thì
chầy người đó sẽ bị bắt bởi cùng logic Aristotle mà cảnh sát
cũng tuân theo. Mới vài ngày trước đây, Vedanta đã làm
một điều hay: anh ấy trốn đi bằng chiếc xe dip của thiền
viện. Tất nhiên cảnh sát đã được thông báo. Mọi người đều
cho rằng người đó sẽ đi tới Chanda, bởi vì anh ta đã từng nói
rằng anh ta sẽ đi tới Chanda và mở lại một thiền viện cũ vẫn
quen có ở đó, Kailash. Nếu như anh ta đi tới đó, cảnh sát có
thể không theo được người đó, nhưng cảnh sát nghĩ một
cách logic và họ nói, “Nếu anh ta đã từng nói rằng anh ta
định đi tới Chanda thì anh ta sẽ không đến Chanda bây giờ
vì anh ta sợ người đó sẽ bị bắt trên đường. Anh ta không đi
tới đó đâu.” Cho nên họ không lo nghĩ gì về con đường đó
và, tất nhiên, Vedanta đã bị bắt ở Lonavala. Anh ta định đi
tới Bombay, nhưng cảnh sát cũng theo cùng logic đó.
Nếu bạn đi qua logic, thế thì bất kì ai theo cùng phương
pháp logic cũng đều có thể bắt được bạn ở bất kì đâu.
Kẻ trộm phải không thể dự đoán trước được, logic là
không thể có. Người đó phải phi logic thật nhiều để cho
không ai có thể dự đoán được người đó. Nhưng phi logic chỉ
có thể nếu toàn bộ năng lượng của bạn chuyển qua bán cầu
phải.
Bị khoá kín bên trong chiếc rương, người con
giận dữ, khiếp hãi và vắt óc tìm cách ra.
“Làm sao đây?” là một câu hỏi logic. Do đó anh ta khiếp
sợ bởi vì không có cách nào, cái ‘làm sao’ đơn giản là bất
lực. Thế rồi một ý tưởng loé lên trong anh ta. Bây giờ đây là
dịch chuyển: chỉ trong tình huống nguy hiểm nơi mà bán
cầu trái không thể làm việc được, nó mới cho phép, xem như
phương sách cuối cùng, bán cầu phải có tiếng nói của nó.
Khi nó không thể làm việc được, khi nó cảm thấy rằng bây
giờ không còn đi đâu được nữa, bây giờ là thất bại, thế thì
sao không dành ra một cơ hội cho phần vẫn bị kìm nén, cho
phần bị cầm tù của tâm trí? Để cho đấy là một cơ hội. Có
thể... và cũng chẳng hại gì. Đột nhiên...
Thế rồi một ý nghĩ chợt loé lên trong anh ta - anh
ta làm tiếng động như tiếng mèo.
Bây giờ đây không phải là logic. Làm tiếng động như
tiếng mèo đơn giản là một ý tưởng ngớ ngẩn. Nhưng nó lại
có tác dụng.
Gia đình này bảo người hầu cầm cây nến tới kiểm
tra lại chiếc rương.
Khi nắp rương vừa được mở khoá ra, anh chàng
nhảy vọt ra, thổi tắt cây nến, xô qua người hầu
khiếp hãi và chạy mất. Mọi người đuổi theo anh
ta.
Để ý thấy một chiếc giếng ngay bên cạnh đường,
anh chàng ném xuống đó một tảng đá lớn, rồi ẩn
vào trong bóng tối. Những người đuổi theo tụ tập
quanh giếng cố gắng xem tên trộm bị chết đuối.
Điều này nữa cũng không phải là tâm trí logic bởi vì tâm
trí logic cần thời gian. Tâm trí logic cần thời gian để xử lí,
để nghĩ, để tranh luận theo cách này cách nọ, tất cả các
phương án - và có cả nghìn lẻ một phương án. Khi bạn đang trong một
tình huống mà không có thời gian cho suy nghĩ,
nếu mọi người đang đuổi theo bạn... làm sao bạn nghĩ được?
Suy nghĩ là tốt khi bạn ngồi trong ghế bành. Với mắt nhắm
bạn có thể triết lí rồi nghĩ ngợi rồi tranh luận, ủng hộ cái này
chống lại cái kia, thuận và chống; nhưng khi mọi người
đang đuổi theo bạn và cuộc sống của bạn đang lâm nguy,
bạn không có thời gian để suy nghĩ - người ta sống trong
khoảnh khắc ấy, người ta đơn giản trở thành tự phát. Không
phải là anh ta đã quyết định ném hòn đá, điều đó đơn giản
xảy ra. Đó không phải là kết luận, anh ta không nghĩ về việc
làm nó, anh ta đơn giản thấy bản thân mình làm việc đó.
Anh ta ném đá vào giếng, ẩn mình trong bóng tối, những
người đuổi theo dừng lại, cứ nghĩ là tên trộm đã tự chết
chìm trong giếng.
Khi anh chàng này về tới nhà, anh ta rất giận bố
mình và cố gắng kể lại câu chuyện. Nhưng ông bố
nói, ‘Đừng bận tâm kể chi tiết cho ta nữa. Con
đang ở đây - con đã học xong nghệ thuật rồi.’”
Kể lại chi tiết phỏng có ích gì nữa? Chúng là vô dụng.
Chi tiết là vô dụng khi có liên quan tới trực giác bởi vì trực
giác chưa bao giờ lặp lại. Chi tiết là có nghĩa chừng nào
logic có liên quan. Cho nên người logic cứ đi vào những chi
tiết tỉ mỉ để cho nếu cùng tình huống đó lại xảy ra, họ sẽ
điều khiển được và họ sẽ biết phải làm gì.
Nhưng trong cuộc sống của kẻ trộm, cùng một tình
huống không bao giờ xảy ra lần nữa. Và trong cuộc sống
thực cùng một tình huống cũng chẳng bao giờ xảy ra cả.
Nếu bạn có kết luận trong tâm trí mình, bạn sẽ trở thành gần
chết, bạn sẽ không thể đáp ứng. Trong cuộc sống, đáp ứng là
cần thiết, không phải là phản ứng: bạn phải hoạt động từ
không đâu cả, không kết luận nào bên trong. Bạn phải hoạt
động mà không có trung tâm nào; bạn phải hoạt động trong
cái chưa biết từ cái chưa biết.
Và đây chính là điều mà Goso Hoyen quen nói khi mọi
người hỏi ông thiền giống cái gì. Ông sẽ kể lại câu chuyện
này.
Thiền đích xác giống như kẻ trộm vậy: nó là nghệ thuật,
nó không phải là khoa học, nó là nữ tính; nó không phải là
nam tính, nó không hung hăng, nó là tiếp nhận; nó không
phải là phương pháp luận đã được lập kế hoạch kĩ, nó là tự
phát. Nó chẳng liên can gì tới lí thuyết, giả thuyết, học
thuyết, kinh sách - nó phải xử lí chỉ một điều, và đó là, nhận
biết.
Điều gì đã xảy ra trong khoảnh khắc đó khi đứa con ở
bên trong rương? Trong nguy hiểm như thế bạn không thể
nào ngủ được. Trong nguy hiểm như thế tâm thức của bạn
trở nên rất sắc bén, mà phải như thế. Cuộc sống đang nguy
hiểm - bạn hoàn toàn tỉnh thức. Đó là cách người ta nên
hoàn toàn tỉnh thức từng khoảnh khắc. Và khi bạn hoàn toàn
tỉnh thức, dịch chuyển này xảy ra: từ bán cầu trái năng
lượng chuyển sang bán cầu phải. Bất kì khi nào bạn tỉnh táo
bạn đều trở thành trực giác; chớp loé tới với bạn, chớp loé từ
cái chưa biết, từ trời xanh. Bạn có thể không theo chúng -
thế thì bạn sẽ lỡ nhiều lắm.
Trong thực tế tất cả các phát minh vĩ đại trong khoa học
cũng đều tới từ bán cầu phải, không phải từ bán cầu trái.
Bạn phải đã nghe nói về Bà Curie, người phụ nữ duy nhất
được giải thưởng Nobel. Bà ấy đã làm việc vất vả trong ba
năm trên một vấn đề toán học nào đó mà không thể nào giải
quyết được nó. Bà ấy làm việc cần mẫn, biện luận hết cách
này đến cách khác, nhưng chẳng có cách nào. Một đêm, mệt mỏi, kiệt
sức, bà ấy rơi vào giấc ngủ; trong khi bà ấy rơi vào
giấc ngủ thì thế nữa bà ấy vẫn cố gắng giải quyết bài toán
này. Trong đêm bà ấy thức dậy, bước đi, viết ra lời giải trên
tờ báo nào đó, rồi quay lại ngủ tiếp. Sáng hôm sau bà ấy tìm
thấy lời giải trên bàn. Bà ấy không thể tin được ai đã làm
điều đó! Không ai làm điều đó cả! Người phục vụ - bạn
không thể nào mong đợi người đó làm điều đó được, người
đó chẳng biết gì về toán học cả. Bà ấy nhớ rõ rằng đêm hôm
trước bà ấy đã cố gắng hết sức mà không thể nào làm được
nó. Điều gì đã xảy ra? Thế rồi bà ấy cố gắng nhớ bởi vì bản
viết tay là của bà ấy. Bà ấy cố gắng nhớ... và thế rồi hồi
tưởng yếu ớt tới, dường như là trong mơ bà đã bước đi tới
bàn và đã viết ra.
Lời giải này từ đâu tới? Nó không thể nào tới từ bán cầu
trái, bên trái đã làm việc vất vả suốt ba năm nay. Và chẳng
có quá trình gì trên giấy cả, chỉ có kết luận. Nếu nó tới từ
bên trái thì sẽ phải có quá trình, nó tới dần từng bước.
Nhưng điều này giống như một tia chớp - cùng loại tia chớp
đã xảy ra cho cậu con trai đang trong rương. Bán cầu trái,
mệt mỏi, kiệt sức, bất lực, tìm sự giúp đỡ của bán cầu phải.
Bất kì khi nào bạn đang trong một góc như vậy, chỗ mà
logic thất bại, đừng thất vọng, đừng trở thành vô vọng.
Những khoảnh khắc đó có thể chứng tỏ là phúc lành lớn lao
nhất trong cuộc sống của bạn bởi vì đây là những khoảnh
khắc mà bên trái cho phép bên phải theo cách thức của nó.
Thế thì phần nữ tính, phần cảm nhận, cho bạn ý tưởng. Nếu
bạn theo nó, nhiều cánh cửa sẽ được mở ra. Nhưng cũng có
thể là bạn làm lỡ nó; bạn có thể nói, “Vô nghĩa làm sao!”
Cậu con trai này có thể đã lỡ bởi vì cái ý tưởng đó rất
bình thường, thường xuyên, logic. Tạo ra tiếng động giống
mèo sao? Để làm gì? Anh ta có thể đã hỏi, “Tại sao?” và thế
thì anh ta sẽ lỡ. Nhưng anh ta có thể không hỏi bởi vì tình
huống đã đến mức không còn cách nào khác. Cho nên anh ta
nghĩ, “Thôi thì thử xem sao. Có gì sai trong đó đâu?” Anh ta
dùng manh mối này.
Ông bố là phải. Ông ấy nói, “Đừng đi vào chi tiết, chúng
không quan trọng. Con đã về tới nhà, con đã học được nghệ
thuật.”
Toàn bộ nghệ thuật là cách thức hoạt động từ phần nữ
tính của tâm trí bạn, bởi vì nữ tính được gắn với cái toàn thể
và nam tính không gắn với cái toàn thể. Nam tính là hung
hăng, nam tính thường xuyên trong tranh đấu; nữ tính
thường xuyên buông xuôi, trong tin cậy sâu sắc. Do đó thân
thể nữ đẹp thế, tròn trịa thế. Có tin cậy sâu sắc và hài hoà
sâu sắc với tự nhiên. Đàn bà sống trong buông xuôi sâu sắc;
đàn ông thường xuyên đánh nhau, giận dữ, làm việc này
việc nọ, cố gắng chứng minh điều gì đó, cố gắng đạt tới đâu
đó. Đàn bà hạnh phúc, không cố gắng đạt tới đâu cả. Hỏi
đàn bà xem họ có muốn lên mặt trăng không - họ sẽ đơn
giản ngạc nhiên. Để làm gì? Ích lợi gì? Sao rắc rối thế? Gia
đình là hoàn toàn tuyệt vời. Đàn bà không quan tâm đến cái
gì đang xảy ra ở Việt Nam và cái gì đang xảy ra ở Hàn quốc
và cái gì đang xảy ra ở Israel. Cô ấy nhiều nhất chỉ quan tâm
tới cái gì đang xảy ra ở nhà hàng xóm, nhiều nhất chỉ quan
tâm tới ai đang yêu ai, ai đang trốn đi với ai... trong những
chuyện tầm phào, không phải trong chính trị. Cô ấy quan
tâm nhiều tới cái ngay lập tức, tại đây và bây giờ; cái đem
cho cô ấy hài hoà, duyên dáng. Đàn ông thường xuyên cố
gắng chứng minh điều gì đó, và nếu bạn muốn chứng minh
dĩ nhiên bạn phải tranh đấu và cạnh tranh, tích luỹ.
Có lần một người đàn bà cố gắng mời bác sĩ Johnson nói
chuyện với cô ta nhưng ông này đường như rất ít để ý tới cô
ta.
“Sao thế bác sĩ,” cô ta nói một cách hóm hỉnh, “Tôi cứ
tưởng ông thích bầu bạn với đàn ông hơn là bầu bạn với đàn
bà.”
“Thưa bà,” Johnson đáp, “tôi rất thích bầu bạn với các
bà. Tôi thích cái đẹp của họ, tôi thích cái duyên dáng của họ,
tôi thích cái hoạt bát của họ, và tôi thích im lặng của họ.”
Đàn ông đã buộc đàn bà phải im lặng, không chỉ bên
ngoài, cả bên trong nữa - buộc phần nữ tính phải yên tĩnh.
Quan sát bên trong mình đi. Nếu phần nữ tính nói điều gì đó
bạn lập tức nhảy lên nó và bạn nói, “Có logic không? Rõ
ngớ ngẩn!” Mọi người tới tôi và họ nói, “Trái tim nói chúng
tôi thích trở thành sannyasin nhưng cái đầu nói không.” Bác
sĩ Johnson, cố gắng giữ đàn bà im lặng... Trái tim là nữ tính.
Bạn bỏ lỡ nhiều trong cuộc sống của mình bởi vì cái đầu
cứ nói mãi; nó không cho phép ai nói. Và phẩm chất duy
nhất trong cái đầu là ở chỗ nó ăn nói lưu loát hơn, tinh ranh
hơn, nguy hiểm hơn, bạo hành hơn. Bởi tính bạo hành của
nó mà nó đã trở thành người lãnh đạo bên trong, và quyền
lãnh đạo bên trong đó đã trở thành quyền lãnh đạo bên ngoài
cho đàn ông. Đàn ông đã thống trị đàn bà cả trong thế giới
bên ngoài nữa - cái duyên dáng bị cái bạo hành thống trị.
Tôi được mời tới một trường học với một việc nào đó.
Có một đám học sinh đang tập trung và trong đám này toán
diễu hành đã được sắp xếp theo chiều cao, đứa thấp nhất
đứng trước cho đến đứa cao nhất. Nhưng hình mẫu này bị
phá vỡ, tôi để ý thấy, bởi đứa đầu tiên đi đầu cho đám rước.
Nó là một thanh niên lênh khênh cao hơn hẳn một cái đầu so
với tụi còn lại.
“Sao cháu kia đứng trước?” tôi hỏi một bé gái, “Nó là
lãnh đạo của trường, đội trưởng hay cái gì như vậy không?”
“Không,” cô bé thì thào, “nó chuyên môn cấu véo.”
Tâm trí nam tính cứ cấu véo, tạo ra rắc rối. Kẻ gây rắc
rối trở thành người lãnh đạo. Trong trường, tất cả các thầy
giáo khôn ngoan đều chọn tụi gây rắc rối nhất làm trưởng
lớp, trường - bọn gây rắc rối, bọn tội phạm. Một khi chúng ở
vị trí quyền lực, toàn bộ năng lượng của chúng để gây rắc
rối nay trở thành có ích cho thầy giáo. Cũng những con
người đó bắt đầu tạo ra kỉ luật.
Quan sát các chính khách trên thế giới này: khi một
đảng đương quyền thì đảng đối lập tạo ra rắc rối trong nước.
Họ là những kẻ phá luật, các nhà cách mạng. Và đảng
đương quyền tạo ra kỉ luật. Một khi họ bị ném ra khỏi quyền
lực, họ sẽ tạo ra rắc rối. Và một khi đảng đối lập lên nắm
quyền, họ trở thành người bảo vệ kỉ luật. Tất cả họ đều là kẻ
gây rắc rối.
Tâm trí nam tính là hiện tượng gây rắc rối, do đó nó chế
ngự, nó chi phối. Nhưng sâu bên dưới, mặc dầu bạn có thể
đạt tới quyền lực, bạn làm lỡ cuộc sống - và sâu phía dưới,
tâm trí nữ tính vẫn tiếp tục. Và chừng nào mà bạn còn chưa
rơi trở lại với nữ tính và chưa buông xuôi, bạn sẽ không biết
cuộc sống thực là gì và mở hội nó là gì.
Tôi đã từng nghe một giai thoại:
Một nhà khoa học Mĩ có lần tới thăm văn phòng của
một nhà vật lí được giải thưởng Nobel, Niels Bohr, ở
Copenhagen, và ngạc nhiên thấy rằng phía trên bàn ông ấy là chiếc móng
ngựa, được đóng đinh chắc chắn trên tường
với đầu mở quay lên theo cách thức đã được cho là nó sẽ
đem lại vận may và không để nó tràn mất.
Người Mĩ nói với một cái cười mỉa mai, “Chắc chắn là
ông không tin vào cái móng ngựa này sẽ đem lại cho ông
vận may, phải chứ, giáo sư Bohr? Sau rốt, là một nhà khoa
học cỡ đầu đàn...”
Bohr cười khúc khích, “Tôi chẳng tin vào điều như vậy
đâu, anh bạn tốt của tôi, không tin một chút nào. Tôi chắc
chắn là không thể nào tin vào những cái vô nghĩa ngốc
nghếch như thế. Tuy nhiên, người ta bảo tôi là cái móng
ngựa này sẽ đem lại vận may cho bạn dù bạn có tin vào nó
hay không.”
Nhìn sâu hơn một chút, ngay dưới logic của bạn ấy, bạn
sẽ thấy luồng nước tươi mát của trực giác, luồng nước của
tin cậy tuôn chảy.
Yoga là một cách để dùng lí trí đạt tới Thượng đế - tất
nhiên rất khó khăn, và là con đường dài nhất. Nếu bạn theo
Patanjali, bạn đang cố gắng làm cái mà có thể xảy ra chẳng
phải làm gì; bạn đang cố gắng vất vả để làm điều gì đó có
thể xảy ra ngay bây giờ mà không cần nỗ lực nào. Bạn đang
cố gắng kéo bản thân mình lên bằng chiếc dây giầy - kéo
bản thân bạn lên.
Thiền là cách thức của tự phát, cố gắng vô nỗ lực, cách
thức của trực giác.
Thiền sư Ikkyu, một nhà thơ lớn, đã nói, “Tôi có thể
nhìn thấy mây từ xa hàng nghìn dặm, nghe thấy tiếng nhạc
cổ trong rặng thông.”
Đây là tất cả những gì về thiền. Bạn không thể thấy mây
từ xa hàng nghìn dặm bằng tâm trí logic. Tâm trí logic giống
như chiếc kính, quá bẩn, quá nhiều bụi bặm tư tưởng, lí
thuyết, học thuyết. Nhưng bạn có thể thấy mây từ hàng
nghìn dặm với chiếc kính thuần khiết của trực giác, với vô ý
nghĩ, chỉ nhận biết thuần khiết. Tấm gương sạch bóng và
trong sáng tối thượng.
Bạn không thể nghe thấy nhạc cổ trong rặng thông bằng
tâm trí logic thông thường. Làm sao bạn có thể nghe thấy
nhạc cổ được? Âm nhạc, một khi đã trôi qua, trôi qua mãi
mãi.
Nhưng tôi bảo bạn, Ikkyu là phải. Bạn có thể nghe thấy
nhạc cổ trong rặng thông... Tôi đã từng nghe thấy nó...
Nhưng dịch chuyển, thay đổi toàn bộ, thay đổi động thái, là
cần có. Thế thì bạn lần nữa lại có thể thấy Phật đang thuyết
giảng và bạn có thể nghe lần nữa Phật đang nói.
Bạn có thể nghe nhạc cổ trong rặng thông bởi vì nó là
tiếng nhạc vĩnh hằng, nó không bao giờ mất. Bạn đã đánh
mất khả năng nghe nó. Âm nhạc này là vĩnh hằng; một khi
bạn lấy lại khả năng đó, bỗng nhiên nó lại có đó. Nó bao giờ
cũng có đó, chỉ bạn là không có đó. Ở đây và bây giờ và bạn
cũng có thể thấy mây từ xa hàng nghìn dặm và nghe thấy
tiếng nhạc cổ trong rặng thông.
Thay đổi nhiều và nhiều hơn nữa hướng tới bán cầu phải
đi. Trở thành ngày càng nữ tính hơn, ngày càng đáng yêu
hơn, buông xuôi, tin cậy, ngày càng gần hơn với cái toàn
thể. Đừng cố gắng làm hòn đảo, trở thành một phần của lục
địa đi.

Gosa Hoyen hay nói, “Khi mọi người hỏi tôi thiền
giống cái gì, tôi kể cho họ câu chuyện này:
Để ý thấy rằng bố mình đã già đi, con của kẻ trộm
đề nghị ông bố dạy cho anh ta trộm đêm để cho
anh ta có thể đảm đương công việc gia đình sau
khi bố đã nghỉ.
Ông bố đồng ý, và đêm đó họ cùng đào tường
khoét vách vào trộm một nhà.
Mở chiếc rương lớn ra ông bố bảo đứa con chui
vào để lấy quần áo. Ngay khi đứa con đã chui
vào, ông bố khoá trái cái rương lại và làm ầm ĩ
để cho cả nhà thức dậy. Thế rồi ông ta im lặng
chuồn mất.
Bị khoá kín bên trong chiếc rương, người con
giận dữ, khiếp hãi và vắt óc tìm cách ra. Thế rồi
một ý nghĩ chợt loé lên trong anh ta - anh ta làm
tiếng động như tiếng mèo. Gia đình này bảo
người hầu cầm cây nến tới kiểm tra lại chiếc
rương.
Khi nắp rương vừa được mở khoá ra thì anh
chàng nhảy vọt ra, thổi tắt cây nến, xô qua người
hầu khiếp hãi và chạy mất. Mọi người đuổi theo
người đó.
Để ý thấy một chiếc giếng ngay bên cạnh đường,
anh chàng ném xuống đó một tảng đá lớn, rồi ẩn
vào trong bóng tối. Những người đuổi theo tụ tập
quanh giếng cố gắng xem tên trộm bị chết đuối.
Khi anh chàng này về tới nhà, anh ta rất giận bố
mình và cố gắng kể lại câu chuyện. Nhưng ông bố
nói, ‘Đừng bận tâm kể chi tiết cho ta nữa. Con
đang ở đây - con đã học xong nghệ thuật rồi.’”
Bản thể là một, thế giới là nhiều, và giữa hai điều này là
tâm trí bị phân chia, tâm trí nhị nguyên. Cũng giống như cây
lớn, cây sồi cổ đại: thân cây là một, thế rồi cây chia thành
hai nhánh chính, phân nhánh chính mà từ đó cả nghìn lẻ một
phân nhánh phát triển ra. Bản thể cũng tựa như thân cây -
cái một, bất nhị. Tâm trí là phân nhánh đầu tiên tại đó cây
chia làm đôi, trở thành nhị nguyên, trở thành biện chứng:
chính đề và phản đề, đàn ông và đàn bà, âm và dương, ngày
và đêm, Thượng đế và Quỉ, Yoga và Thiền. Tất cả các nhị nguyên của
thế giới về cơ bản đều là trong nhị nguyên của
tâm trí, và dưới nhị nguyên này là cái một của hiện hữu. Nếu
bạn trượt xuống dưới, dưới nhị nguyên, bạn sẽ thấy cái một -
gọi nó là Thượng đế, gọi nó là niết bàn hay bất kì cái gì bạn
thích cũng được. Nếu bạn đi lên cao hơn qua nhị nguyên,
bạn đi tới thế giới nhiều triệu nguyên.
Đây là một trong những điều sáng suốt cơ bản nhất cần
phải được hiểu - rằng tâm trí không phải là cái một. Do đó
bất kì cái gì bạn thấy qua tâm trí cũng đều trở thành hai.
Điều đó cũng giống như tia sáng trắng đi qua lăng kính: nó
lập tức bị phân ra thành bẩy mầu và cầu vồng được tạo ra.
Trước khi nó đi vào lăng kính, nó là một, qua lăng kính nó
bị phân chia và mầu trắng biến mất trong bẩy mầu của cầu
vồng.
Thế giới này là cầu vồng, tâm trí là lăng kính, và bản thể
là tia sáng trắng.
Nghiên cứu hiện đại đã đi tới một sự kiện rất có ý nghĩa,
một trong những điều có ý nghĩa nhất trong thế kỉ này, và đó
là việc bạn không có một não, bạn có hai não. Bộ não của
bạn được phân chia thành hai bán cầu não, bán cầu phải và
bán cầu trái. Bán cầu phải được nối với bên trái, còn bán cầu
trái được nối với bên phải, chéo nhau. Bán cầu phải là trực
giác, phi logic, vô lí, thơ ca, theo Platon, tưởng tượng, lãng
mạn, huyền môn, tôn giáo; bán cầu trái là logic, hợp lí, toán
học, theo Aristotle, khoa học, tính toán. Hai bán cầu này
thường xuyên xung đột nhau. Chính trị trên thế giới là bên
trong bạn, chính trị lớn nhất trên thế giới là bên trong bạn.
Bạn có thể không nhận biết về nó nhưng một khi bạn trở nên
nhận biết, điều thực cần phải làm là ở đâu đó giữa hai não
này.
Tay trái có liên quan tới bán cầu phải; đó là trực giác,
tưởng tượng, huyền môn, thơ ca, tôn giáo. Tay trái bị lên án
rất nhiều. Xã hội là của những người thuận tay phải; tay phải
có nghĩa là bán cầu trái. Mười phần trăm trẻ con được sinh
ra là thuận tay trái, nhưng chúng bị buộc phải thuận tay phải.
Trẻ con được sinh ra thuận tay trái về cơ bản là phi logic,
trực giác, không toán học, không Euclid. Chúng là nguy
hiểm cho xã hội; xã hội buộc chúng theo đủ mọi cách phải
trở thành thuận tay phải. Đây cũng không chỉ là vấn đề
thuận tay, đây còn là vấn đề của chính trị bên trong; đứa trẻ
thuận tay trái hoạt động qua bán cầu não phải. Điều đó xã
hội không thể cho phép được, điều đó là nguy hiểm; nó phải
bị dừng lại trước khi mọi việc đi quá xa.
Có nghi ngờ rằng ban đầu tỉ lệ phải là năm mươi- năm
mươi, trẻ con thuận tay trái năm mươi phần trăm và trẻ con
thuận tay phải năm mươi phần trăm. Nhưng nhóm tay phải
đã thống trị quá lâu cho nên dần dần tỉ lệ đã tụt xuống mười
phần trăm và chín mươi phần trăm. Ngay trong số các bạn ở
đây, nhiều người là thuận tay trái nhưng bạn có thể không
biết về điều đó. Bạn có thể viết bằng tay phải và làm việc
bằng tay phải, nhưng hồi nhỏ bạn có thể đã bị buộc phải
thuận tay phải. Đây là thủ đoạn, bởi vì một khi bạn trở nên
thuận tay phải, bán cầu trái của bạn bắt đầu hoạt động. Bán
cầu trái là lí trí, bán cầu phải là vượt ra ngoài lí trí. Hoạt
động của nó không phải là toán học - nó hoạt động trong
chớp nhoáng, nó là trực giác, rất duyên dáng, nhưng bất hợp
lí.
Thiểu số thuận tay trái là thiểu số bị áp bức nhất trên thế
giới, thậm chí còn bị áp bức hơn cả người da đen, thậm chí
còn hơn cả người nghèo. Bây giờ nếu bạn hiểu phân chia
này thì bạn có thể hiểu nhiều điều. Tư sản và vô sản: vô sản
bao giờ cũng hoạt động qua bán cầu não phải, người nghèo trực giác
hơn. Đi về người nguyên thuỷ, họ trực giác hơn.
Người càng nghèo, càng kém trí tuệ - và đó là điều gây ra
cái nghèo của người đó. Bởi vì người đó kém trí tuệ nên
người đó không thể nào cạnh tranh được trong thế giới của lí
trí. Người đó kém ăn nói hơn khi phải dùng tới ngôn ngữ,
dùng tới lí trí, dùng tới tính toán. Người đó gần như là người
đần - điều đó có thể là nguyên nhân cho con người người đó
là nghèo nàn.
Còn người giầu hoạt động qua bán cầu não trái; người
đó tính toán nhiều hơn, số học trong đủ mọi thứ, tinh ranh,
láu cá, logic, lập kế hoạch. Đó có thể là lí do tại sao người
đó giầu.
Bây giờ vô sản và tư sản không thể biến mất bởi cách
mạng cộng sản được, không, bởi vì cách mạng cộng sản là
do cùng người thực hiện. Sa hoàng cai trị nước Nga; ông ta
cai trị nó qua bán cầu não trái. Thế rồi ông ta bị Lenin thay
thế, người lại có cùng kiểu. Thế rồi Lenin bị Stalin thay thế,
người lại càng cùng kiểu hơn. Cách mạng là sai bởi vì sâu
phía dưới vẫn là cùng kiểu người cai trị - người cai trị và
người bị cai trị là như nhau; người bị cai trị mang tính chất
bán cầu phải. Cho nên bất kì cái gì bạn làm trong thế giới
bên ngoài đều thực sự không khác nhau, nó là nông cạn.
Cùng điều đó áp dụng cho đàn ông và đàn bà. Đàn bà là
người bán cầu phải, đàn ông là người bán cầu trái. Đàn ông
đã thống trị đàn bà trong nhiều thế kỉ. Bây giờ một vài phụ
nữ đang nổi dậy, nhưng điều khôi hài là ở chỗ những người
này vẫn là cùng kiểu đàn bà. Trong thực tế họ lại hệt như
đàn ông: hợp lí, biện luận, kiểu Aristotle.
Có thể là một ngày nào đó, như khi cách mạng cộng sản
đã thành công ở Nga và Trung quốc, một ngày nào đó ở đâu
đó, có thể là ở Mĩ, đàn bà có thể thành công và lật đổ đàn
ông. Nhưng vào lúc đàn bà thành công, đàn bà sẽ không còn
là đàn bà nữa; họ sẽ trở thành kiểu bán cầu trái vào lúc đó.
Bởi vì để tranh đấu với người tính toán, và để tranh đấu với
đàn ông, bạn phải giống như đàn ông, hung hăng.
Chính hung hăng đó được biểu lộ khắp trên thế giới
trong công cuộc giải phóng phụ nữ. Những đàn bà đã trở
thành một phần của phong trào giải phóng đó là rất hung
hăng; họ đang làm mất đi mọi vẻ duyên dáng, tất cả những
cái bắt nguồn từ trực giác. Bởi vì nếu bạn phải tranh đấu với
đàn ông, bạn phải học cùng thủ đoạn, nếu bạn phải tranh đấu
với đàn ông, bạn phải tranh đấu với cùng kĩ thuật. Tranh đấu
với ai đó là rất nguy hiểm vì bạn trở thành giống như kẻ thù
của mình.
Đó là một trong những vấn đề lớn nhất của lịch sử loài
người. Một khi bạn tranh đấu với ai đó, dần dần bạn phải
dùng cùng kĩ thuật và theo cùng cách. Kẻ thù có thể bị đánh
bại, nhưng vào lúc nó bị đánh bại, bạn đã trở thành kẻ thù
của riêng mình. Stalin còn sa hoàng hơn bất kì sa hoàng nào,
bạo hành hơn bất kì sa hoàng nào. Tất nhiên, vấn đề phải là
như vậy: để lật đổ sa hoàng, cần phải có những người rất
bạo hành, còn bạo hành hơn cả bản thân sa hoàng. Chỉ họ
mới trở thành các nhà cách mạng, mới leo lên đỉnh. Lúc họ
đạt tới, bản thân họ đã trở thành sa hoàng rồi - và xã hội tiếp
tục theo cùng cách này. Chỉ những thứ nông cạn mới thay
đổi; sâu bên dưới xung đột vẫn cứ còn.
Xung đột là ở bên trong con người. Chừng nào nó còn
chưa được giải quyết ở đó thì nó không thể nào được giải
quyết ở bất kì đâu cả. Chính trị là ở bên trong bạn, nó là ở
giữa hai phần của tâm trí bạn.
Có một cầu nối rất nhỏ. Nếu cầu đó bị gẫy bởi tai nạn
nào đó, bởi một khiếm khuyết vật lí nào đó hay một cái gì đó khác,
người này bị chia chẻ, người này trở thành hai
người và hiện tượng tinh thần phân liệt hay nhân cách chia
chẻ xuất hiện. Nếu cầu này bị gẫy - và cầu này rất mong
manh - thế thì bạn trở thành hai, bạn hành xử giống như hai
người. Buổi sáng bạn rất đáng yêu, rất hay, buổi tối bạn rất
cáu kỉnh, hoàn toàn khác. Và bạn không nhớ buổi sáng của
mình - làm sao bạn có thể nhớ được? - tâm trí khác đã hoạt
động và người này trở thành hai người. Nếu cây cầu này
được làm mạnh thêm nhiều đến mức hai tâm trí biến mất
như là hai và trở thành một, thế thì tích hợp, thế thì kết tinh
phát sinh. Điều George Gurdjieff hay nói về kết tinh bản thể
không là gì khác hơn hai tâm trí này đã trở thành một, gặp
gỡ của nam và nữ bên trong, gặp gỡ của âm và dương, gặp
gỡ của trái và phải, gặp gỡ của logic và phi logic, gặp gỡ của
Plato và Aristotle.
Nếu bạn có thể hiểu được phân nhánh cơ sở này trong
cây cuộc sống của mình, thế thì bạn có thể hiểu tất cả những
xung đột vẫn diễn ra quanh bạn và bên trong bạn.
Để tôi kể cho bạn một giai thoại:
Trong người Đức, người Berlin được coi là hình ảnh thu
nhỏ của tính cục cằn và hiệu quả của người Phổ, trong khi
người Vienna lại là tinh hoa của cái duyên dáng và bất cẩn
của người Áo.
Có một câu chuyện về một người Berlin đến thăm
Vienna, bị lạc đường và đang cần hướng dẫn. Người Berlin
đó sẽ làm gì? Ông ta tóm lấy ve áo của người Vienna đầu
tiên đi ngang qua và sủa lên, “Bưu điện, ở đâu?”
Người Vienna giật nẩy mình cẩn thận gỡ nắm tay của
người kia ra, vuốt lại vạt áo và nói một cách lễ phép, “Thưa
ngài, đáng ra ngài nên lịch sự hơn khi lại gần tôi một cách lễ
phép và nói, ‘Thưa ngài, nếu ngài có thời gian và nếu ngẫu
nhiên ngài biết, xin ngài chỉ cho tôi Bưu điện.’”
Người Berlin nhìm chòng chọc một lát rồi lầu bầu, “Thà
lạc còn hơn!” rồi huỳnh huỵch bỏ đi.
Chính người Vienna đó về sau lại đến thăm Berlin và
hoá ra là bây giờ chính ông ấy lại phải đi tìm Bưu điện. Tiến
lại gần một người Berlin ông ta nói một cách lễ phép, “Thưa
ngài, nếu ngài có thời gian và nếu ngẫu nhiên ngài biết, xin
ngài chỉ cho tôi Bưu điện.”
Nhanh nhẹn như một cái máy người Berlin trả lời,
“Thẳng phía trước, tiến lên hai khối nhà, rẽ ngay sang phải,
tiến thêm một khối nhà, đi qua phố, nửa rẽ sang phải, bước
bên trái qua đường tầu hoả, đi qua quầy báo vào tầng dưới
của Bưu điện.”
Người Vienna, còn ngơ ngác chưa hiểu ra, dẫu sao vẫn
lầm bầm, “Một nghìn lần cám ơn, thưa ngài,” trong khi
người Berlin tò mò vồ lấy vạt áo người kia và hô lên, “Đừng
cám ơn làm gì, nhắc lại lời hướng dẫn đi!”
Tâm trí nam, người Berlin; tâm trí nữ, người Vienna...
Tâm trí nữ có vẻ duyên dáng, tâm trí nam có tính hiệu quả.
Và tất nhiên, trong quá trình dài, nếu có tranh đấu thường
xuyên, tính duyên dáng nhất định sẽ bị thất bại. Tâm trí hiệu
quả sẽ thắng bởi vì thế giới này hiểu ngôn ngữ của toán học,
không phải của tình yêu. Nhưng khoảnh khắc tính hiệu quả
thắng thế tính duyên dáng, bạn đã làm mất đi cái gì đó cực
kì giá trị: bạn đã đánh mất tiếp xúc với bản thể riêng của
mình. Bạn có thể trở thành rất hiệu quả nhưng bạn sẽ không
còn là con người thực nữa. Bạn sẽ trở thành cái máy, một
thứ tựa rô bốt.
Bởi vì điều này mà thường xuyên có xung đột giữa đàn
ông và đàn bà. Họ không thể nào tách biệt mãi, họ phải đi
vào trong mối quan hệ với nhau nhiều lần. Nhưng họ không
thể nào cùng nhau được. Tranh đấu không phải là bên ngoài,
tranh đấu là ở bên trong bạn. Và đây là hiểu biết của tôi:
chừng nào bạn còn chưa giải quyết xong tranh đấu bên trong
của bạn giữa bán cầu trái và phải, bạn sẽ không bao giờ có
thể an bình trong tình yêu, không bao giờ - bởi vì tranh đấu
bên trong sẽ được phản xạ ra bên ngoài. Nếu bạn đang tranh
đấu bên trong và bạn đồng nhất với bán cầu trái, bán cầu lí
trí, và liên tục cố gắng áp đảo bán cầu phải, bạn sẽ cố gắng
làm cùng điều đó với người đàn bà bạn yêu. Nếu người đàn
bà đang liên tục tranh đấu với lí do riêng của mình ở bên
trong, cô ấy sẽ liên tục tranh đấu với người đàn ông cô ấy
yêu.
Tất cả các mối quan hệ - gần như tất cả, ngoại lệ là có
thể bỏ qua được, có thể không tính tới - đều trở thành xấu.
Lúc đầu chúng là đẹp. Lúc đầu bạn không phô bầy thực tại,
lúc đầu bạn giả vờ. Một khi mối quan hệ được thiết lập và
bạn thảnh thơi, xung đột bên trong của bạn sủi bọt lên và bắt
đầu phản chiếu vào mối quan hệ của bạn - thế thì tranh đấu,
thế thì cả nghìn lẻ một cách cãi cọ lẫn nhau, phá huỷ lẫn
nhau. Do đó mới có hấp dẫn tới đồng dục. Bất kì khi nào xã
hội đã trở nên bị phân chia quá nhiều giữa đàn ông và đàn
bà, đồng dục lại bột phát tức thì. Bởi vì ít nhất đàn ông trong
tình yêu với đàn ông không có nhiều xung đột nhau. Mối
quan hệ tình yêu không thể rất thoả mãn, không thể dẫn tới
những khoảnh khắc cực kì phúc lạc và cực thích, nhưng ít
nhất thì nó cũng không xấu như mối quan hệ giữa đàn ông
và đàn bà. Đàn bà trở thành đồng tính nữ bất kì khi nào xung
đột trở nên quá nhiều, bởi vì ít nhất thì mối quan hệ tình yêu
giữa hai người phụ nữ cũng không vào sâu trong xung đột
đến thế. Người giống nhau gặp người giống nhau, họ có thể
hiểu lẫn nhau.
Vậy đấy, hiểu biết là có thể, nhưng hấp dẫn bị mất, tính
cực bị mất. Đấy là cái giá rất lớn. Hiểu biết là có thể nhưng
toàn bộ căng thẳng, thách thức bị mất. Nếu bạn chọn thách
thức, thế thì xung đột tới, bởi vì vấn đề thực là ở đâu đó bên
trong bạn. Chừng nào bạn còn chưa giải quyết được nó,
chừng nào bạn còn chưa đi tới hài hoà sâu sắc giữa tâm trí
nữ tính và nam tính của mình, bạn sẽ không thể yêu được.
Mọi người tới tôi và họ hỏi cách đi sâu vào trong mối
quan hệ. Tôi bảo họ, “Trước hết, đi sâu vào thiền đi. Chừng
nào bạn còn chưa giải quyết được bên trong bản thân mình,
bạn sẽ còn tạo ra nhiều vấn đề hơn là bạn đã có.” Nếu bạn đi
vào trong mối quan hệ, tất cả các vấn đề của bạn sẽ được
nhân lên. Chỉ quan sát thôi. Điều vĩ đại nhất và đẹp đẽ nhất
trên trái đất này là tình yêu, nhưng bạn có thể tìm thấy cái gì
xấu xa hơn, địa ngục hơn là nó không?
Mulla Nasruddin có lần đã bảo tôi, “Thế này, tôi đã phải
lảng tránh cái ngày độc địa này nhiều tháng rồi, nhưng lần
này thì tôi phải đi vào.”
“Đến nha sĩ hay bác sĩ?” tôi hỏi.
“Không,” người đó nói, “Tôi sắp cưới vợ.”
Mọi người né tránh hôn nhân, mọi người lảng tránh nó.
Khi một ngày nào đó họ thấy là không thể nào thoát khỏi nó,
chỉ thế thì họ mới thảnh thơi.
Vấn đề là ở đâu? Tại sao mọi người sợ dính líu sâu vào
thế? Dính líu lập tức tạo ra sợ hãi; cam kết lập tức tạo ra sợ
hãi - và con người hiện đại muốn dục nhưng không muốn có
yêu.
Một phụ nữ bảo với tôi rằng cô ấy muốn dục với người
lạ. Du hành trên tầu hoả, gặp một người lạ, thế thì được,
nhưng không với thậm chí ai đó là bạn bè hay quen thuộc.
Tôi hỏi, “Sao vậy?” Cô ấy nói rằng một khi bạn làm tình với
ai đó đã biết bạn, rắc rối nào đó bắt đầu. Trên tầu hoả, trong
cuộc hành trình, bạn gặp gỡ, làm tình, bạn thậm chí không
biết đến tên người kia là gì, người đó là ai, người đó từ đâu
tới. Bạn xuống tầu khi ga xuống của bạn tới và người đó đi
mất, quên nhau mãi mãi. Người đó chẳng để lại dấu vết gì,
bạn hoàn toàn vẫn còn sạch sẽ. Bạn đi ra khỏi nó hoàn toàn
sạch sẽ và không dấu vết gì.
Tôi có thể hiểu được. Đây là khó khăn của toàn bộ tâm
trí hiện đại. Tất cả các mối quan hệ đều dần dần trở thành
tuỳ tiện. Mọi người sợ mọi loại cam kết bởi vì ít nhất họ
cũng nhận ra một điều từ kinh nghiệm cay đắng: bất kì khi
nào bạn trở nên có quan hệ quá nhiều, thực tại bột phát, và
xung đột bên trong của bạn bắt đầu bị người khác phản xạ
lại. Và thế thì cuộc sống trở thành xấu xí, khủng khiếp,
không thể dung thứ được.
Có lần chuyện này xảy ra: Tôi đang ngồi với mấy người
bạn trong sân khu kí túc xá đại học. Một trong các thầy giáo
nói, “Vào cái ngày đám cưới của tôi xảy ra...”
Nhưng một thầy giáo khác lập tức dừng ông ấy lại và
nói, “Xin lỗi để đính chính, nhưng vấn đề như hôn nhân,
tiếp tân, ăn tối, và mọi thứ tự nhiên thế vẫn cứ xảy ra. Đấy
chỉ là tai hoạ xảy ra thôi. Các thầy có thấy sự phân biệt
không? Xin đừng nói, ‘Vào cái ngày hôn nhân của tôi xảy ra
hay vào cái ngày đám cưới của tôi xảy ra.’”
Người kia là thầy giáo ngôn ngữ và tất nhiên ông ấy
cũng đúng. Nhưng người thứ nhất nói, “Vâng, nhiều, nhiều
thứ...” và lại bắt đầu. “Và như tôi đã nói, cái ngày đám cưới
của tôi xảy ra ... đấy là tai hoạ.”
Nếu bạn ở ngoài hôn nhân, nó có thể trông giống như ốc
đảo đẹp trong sa mạc, nhưng khi bạn tới gần hơn, ốc đảo bắt
đầu khô cằn và biến mất. Một khi bạn bị bắt vào trong đó,
nó là sự giam cầm. Nhưng nhớ, giam cầm không tới từ
người kia, nó tới từ bên trong bạn.
Nếu bán cầu não trái thống trị bạn, bạn sẽ sống một cuộc
sống rất thành công, thành công đến mức vào lúc bạn bốn
mươi tuổi bạn sẽ mang ung bướu; vào lúc bạn bốn mươi
nhăm tuổi, bạn sẽ bị ít nhất là một hay hai cơn đau tim; vào
lúc bạn năm mươi tuổi, bạn sẽ gần chết - nhưng chết một
cách thành công. Bạn có thể trở thành nhà khoa học vĩ đại
nhưng bạn sẽ không bao giờ trở thành con người vĩ đại. Bạn
có thể tích luỹ đủ của cải nhưng bạn sẽ mất tất cả những cái
có giá trị. Bạn có thể chinh phục toàn thế giới như
Alexander nhưng lãnh thổ bên trong của bạn sẽ vẫn còn
không được chinh phục.
Có nhiều hấp dẫn để đi theo bán cầu não trái - đó là não
phàm tục. Nó bận tâm tới mọi đồ vật: ô tô, nhà cửa, tiền bạc,
danh vọng. Đó là khuynh hướng của người mà ở Ấn Độ
chúng ta gọi là grihastha, người nội trợ.
Bán cầu não phải có khuynh hướng là sannyasin, người
quan tâm nhiều hơn tới bản thể bên trong của riêng mình, an
bình bên trong của mình, phúc lạc của mình, và ít quan tâm
tới các đồ vật. Nếu chúng tới một cách dễ dàng, tốt; nếu
chúng không tới thì thế cũng tốt. Người đó quan tâm nhiều
tới khoảnh khắc này, ít quan tâm tới tương lai; quan tâm
nhiều tới tính thơ ca của cuộc sống, ít quan tâm tới số học
của nó.
Tôi đã từng nghe một giai thoại:
Finkelstein đã đạt được thành công bất thình lình trong
cuộc đua và Muscovitz, hoàn toàn hiểu được, thấy thèm
muốn.
“Finkelstein, anh đã làm thế nào vậy?” người đó hỏi.
“Dễ lắm,” Finkelstein nói, “đấy là mơ thôi.”
“Mơ à?”
“Đúng đấy. Tôi đã tính đánh cược về ba con ngựa,
nhưng tôi không chắc về con ngựa thứ ba. Thế rồi đêm hôm
trước tôi đã mơ rằng một thiên thần đứng trên đầu giường
tôi và nói, ‘Ta ban phúc lành cho con, Finkelstein, bẩy lần
bẩy phúc lành cho con.’ Khi tôi tỉnh dậy tôi hiểu rằng bẩy
lần bẩy là bốn mươi tám và rằng con ngựa số bốn mươi tám
là Giấc mơ thiên đường. Tôi đã lấy Giấc mơ thiên đường
làm con ngựa thứ ba trong đánh cược của mình và tôi hoàn
thành việc đó, chỉ đơn giản hoàn thành nó.”
Muscovitz nói, “Nhưng Finkelstein, bẩy lần bẩy là bốn
chín chứ!”
Và Finkelstein nói, “Vậy thì anh là nhà toán học rồi.”
Bao giờ cũng có cách đi theo cuộc sống qua số học, và
không có cách khác để đi theo cuộc sống qua mơ và linh
ảnh. Chúng hoàn toàn khác nhau.
Mới hôm nọ một ai đó đã hỏi, “Liệu có ma, tiên và
những điều như vậy không nhỉ?” Có đấy, có chúng - nếu
bạn đi qua bán cầu não phải thì chúng có, nếu bạn đi qua
bán cầu não trái thì chúng không có. Tất cả trẻ con đều
thuộc loại bán cầu phải, chúng thấy ma và tiên khắp xung
quanh. Nhưng bạn cứ đi nói với chúng và đưa chúng về chỗ
của chúng và bảo chúng, “Vô lí! Chúng mày ngu lắm. Tiên
đâu nào? Chẳng có gì cả, chỉ là cái bóng.” Dần dần bạn
thuyết phục đứa trẻ, đứa trẻ bất lực; dần dần bạn thuyết phục
nó và nó chuyển từ khuynh hướng bán cầu phải sang khuynh
hướng bán cầu trái. Nó phải chuyển, nó phải sống trong thế
giới của bạn. Nó phải quên đi giấc mơ của nó, nó phải quên
đi mọi điều huyền bí, nó phải quên đi mọi thơ ca - nó phải
học toán học. Tất nhiên nó trở thành hiệu quả trong toán
học, và trở thành gần như què quặt và tê liệt trong cuộc
sống. Sự tồn tại cứ đi xa dần xa dần và nó trở thành giống
như món hàng trong chợ. Toàn bộ cuộc sống của nó trở
thành như rác rưởi, nhưng tất nhiên, có giá trị trong con mắt
của thế gian.
Sannyasin là người sống qua tưởng tượng, sống qua
phẩm chất mộng mơ của tâm trí mình, người sống qua thơ
ca, người thi vị hoá cuộc sống, người nhìn qua linh ảnh. Thế
thì cây còn xanh hơn như chúng có vẻ xanh với bạn, thế thì
chim còn đẹp hơn, thế thì mọi thứ đều mang phẩm chất chói
sáng. Sỏi thường trở thành kim cương, đá thường không còn
bình thường nữa - không có gì là bình thường cả. Nếu bạn
nhìn từ bán cầu phải, mọi thứ đều trở thành thiêng liêng,
linh thiêng. Tôn giáo là từ bán cầu phải.
Một người đang ngồi cùng bạn mình ở quán cà phê uống
trà. Người đó nghiên cứu chén trà và nói với một tiếng thở
dài, “Aha, anh bạn, cuộc sống giống như chén trà.”
Người kia xem xét một chốc và rồi nói, “Nhưng tại sao?
Sao cuộc sống lại giống chén trà?”
Người thứ nhất đáp, “Làm sao tôi biết được? Tôi là triết
gia sao?”
Bán cầu não phải chỉ đưa ra phát biểu về sự kiện, nó
không thể cho bạn lí do. Nếu bạn hỏi, “Tại sao?” nó chỉ có
thể giữ im lặng, không câu trả lời nào tới từ nó. Nếu bạn
bước đi và bạn thấy một đoá hoa sen và bạn nói, “Đẹp thế!”
- rồi ai đó nói, ‘Tại sao?” bạn sẽ làm gì? Bạn sẽ nói, “Làm
sao tôi biết được? Tôi là triết gia sao?” Đấy là phát biểu đơn
giản, phát biểu rất đơn giản, trong bản thân nó đã là toàn bộ,
đầy đủ. Không có lí do đằng sau nó và không có kết quả bên
ngoài nó, nó là phát biểu đơn giản về sự kiện. Đọc
Upanishad mà xem - chúng là những phát biểu đơn giản về
sự kiện. Chúng nói, “Thượng đế hiện hữu.” Bạn đừng hỏi tại
sao. Chúng sẽ nói, “Chúng ta có phải là triết gia không?
Làm sao chúng ta biết được? Thượng đế hiện hữu.” Chúng
nói Thượng đế là đẹp, chúng nói Thượng đế là gần, gần hơn
trái tim bạn - nhưng đừng hỏi tại sao, chúng không phải là
triết gia.
Nhìn vào sách phúc âm và phát biểu của Jesus: chúng
đơn giản. Ông ấy nói, “Thượng đế của ta là thiên đường. Ta
là con ngài, ngài là bố ta. Đừng hỏi tại sao.” Ông ấy sẽ
không thể nào chứng minh điều đó trước toà án, ông ấy sẽ
đơn giản nói, “Ta biết.” Nếu bạn hỏi ông ấy ai đã nói cho
ông ấy, với thẩm quyền nào mà ông ấy nói những điều này,
ông ấy sẽ nói, “Đó là thẩm quyền của riêng ta. Ta không có
thẩm quyền nào khác.” Đó là vấn đề khi một người như
Jesus đi vào trong thế giới này: tâm trí lí trí không thể nào
hiểu nổi. Ông ấy đã bị đóng đinh không bởi lí do nào khác -
ông ấy đã bị đóng đinh bởi bán cầu trái bởi vì ông ấy là
người bán cầu phải. Ông ấ đã bị đóng đinh bởi vì xung đột
bên trong.
Lão Tử nói, “Cả thế gian dường như là khôn ngoan, chỉ
ta là đần độn u mê. Cả thế gian dường như chắc chắn, chỉ ta
là lẫn lộn và do dự.” Ông ấy là người bán cầu phải.
Bán cầu phải là bán cầu của thơ ca và tình yêu. Dịch
chuyển lớn là cần thiết và dịch chuyển đó là biến đổi bên
trong. Yoga là nỗ lực để đạt tới cái một của bản thể qua bán
cầu trái, dùng logic, toán học, khoa học và cố gắng vượt ra
ngoài. Thiền là cái đối lập lại: mục tiêu là như nhau nhưng
thiền dùng bán cầu phải để vượt ra ngoài. Cả hai đều có thể
được dùng, nhưng đi theo Yoga là con đường rất, rất dài; nó
gần như là cuộc vật lộn không cần thiết bởi vì bạn đang cố
gắng từ lí trí đạt tới siêu lí trí, điều là khó khăn hơn. Thiền
dễ hơn bởi vì nó là nỗ lực để đạt tới siêu lí trí từ vô lí trí. Vô
lí trí gần giống như siêu lí trí - không có rào chắn. Yoga
giống như đi xuyên qua tường. Còn thiền giống như mở ra
cánh cửa... cánh cửa có thể không đóng chút nào, bạn đẩy
một chút và nó mở ra.
Bây giờ đến câu chuyện này. Nó là một trong những câu
chuyện hay nhất trong các giai thoại thiền. Thiền nhân nói
thông qua các chuyện kể. Họ phải nói qua các chuyện kể bởi
vì họ không thể nào tạo ra được lí thuyết và học thuyết, họ
chỉ có thể kể chuyện. Họ là những người kể chuyện vĩ đại.
Jesus kể mãi các chuyện ngụ ngôn, Phật kể mãi chuyện ngụ
ngôn, các nhà huyền môn Sufi kể mãi những chuyện ngụ
ngôn - điều đó không phải là trùng lặp. Chuyện kể, chuyện
ngụ ngôn, giai thoại, là cách thức của bán cầu phải; logic,
biện luận, chứng minh, suy diễn, là cách thức của bán cầu
trái.
Nghe nó.
Gosa Hoyen hay nói, “Khi mọi người hỏi tôi thiền
giống cái gì, tôi kể cho họ câu chuyện này:
Câu chuyện này thực sự kể lại về việc thiền giống cái gì
mà không có định nghĩa. Nó chỉ ra. Định nghĩa là không thể có được bởi
vì thiền, theo phẩm chất cơ bản của nó, là
không định nghĩa được. Bạn có thể nếm trải nó nhưng bạn
không thể định nghĩa nó được, bạn có thể sống nó nhưng
ngôn ngữ là không đủ để nói về nó, bạn có thể trình bầy nó
nhưng bạn không thể nói về nó. Nhưng qua câu chuyện này
có thể truyền được một chút ít phẩm chất. Và câu chuyện
này thực sự chỉ ra, chỉ ra hoàn toàn phẩm chất của thiền
giống cái gì. Đây chỉ là cử chỉ - bạn đừng làm nó thành định
nghĩa, đừng triết lí quanh nó. Cứ để nó giống như tia chớp -
chớp loé của hiểu biết. Nó không định làm tăng thêm hiểu
biết của bạn nhưng nó có thể làm cho bạn dịch chuyển, xốc
mạnh, thay đổi động thái. Bạn có thể bị ném từ góc tâm trí
này sang góc khác... và đó là toàn bộ vấn đề của câu chuyện.
Để ý thấy rằng bố mình đã già đi, con của kẻ trộm
đề nghị ông bố dạy cho anh ta việc trộm đêm để
anh ta có thể đảm đương công việc gia đình sau
khi bố đã nghỉ.
Bây giờ công việc của kẻ trộm không phải là việc khoa
học, nó là nghệ thuật. Kẻ trộm ngay từ khi sinh ra đã như
nhà thơ; bạn không thể học được, học hành chẳng ích gì.
Nếu bạn học, bạn sẽ bị bắt. Bởi vì thế thì cảnh sát còn biết
nhiều hơn bạn, họ đã tích luỹ hàng thế kỉ học hành. Kẻ trộm
là kẻ trộm từ khi sinh ra: người đó sống qua trực giác - đó là
mẹo - người đó sống qua linh cảm. Kẻ trộm mang nữ tính;
người đó không là doanh nhân, người đó là kẻ liều lĩnh.
Người đó liều mạng tất cả chỉ vì cái không có gì, toàn bộ
nghề của người đó là nguy hiểm và rủi ro.
Điều này cũng giống hệt như người tôn giáo. Thiền nhân
nói rằng người tôn giáo cũng giống như kẻ trộm vậy: trong
tìm kiếm Thượng đế, họ cũng là những kẻ trộm. Không có
cách nào để đạt tới Thượng đế qua logic hay lí trí hay xã
hội, văn hoá, văn minh đã được chấp nhận. Họ khoét vách ở
đâu đó, họ lẻn vào từ cửa sau. Nếu trong ngày điều đó là
không được phép, họ đi vào trong bóng tối. Nếu không thể
đi theo đám đông trên đường cái, họ tạo con đường cá nhân
riêng của mình trong rừng rậm. Vậy đấy, có tương tự chắc
chắn. Bạn có thể đạt tới Thượng đế chỉ nếu bạn là kẻ trộm -
nghệ sĩ về cách đánh cắp lửa, cách đánh cắp kho báu.
Người bố sắp nghỉ hưu và đứa con hỏi, “Trước khi bố
nghỉ hưu bố dạy cho con việc này đi.”
Ông bố đồng ý, và đêm đó họ cùng đào tường
khoét vách vào trộm một nhà.
Mở chiếc rương lớn ra ông bố bảo đứa con chui
vào để lấy quần áo. Ngay khi đứa con đã chui vào
thì ông bố khoá trái cái rương lại và làm ầm ĩ để
cho cả nhà thức dậy. Thế rồi ông ta im lặng
chuồn mất.
Ông ta phải là một thầy thực sự, không phải là kẻ trộm
thường...
Bị khoá kín bên trong chiếc rương, người con
giận dữ, khiếp hãi và vắt óc tìm cách ra...
Tất nhiên, thế là tự nhiên! Kiểu dạy quái quỉ gì thế này?
Người đó đã bị ném vào trong một tình huống nguy hiểm -
nhưng đó là cách duy nhất để dạy điều gì đó về cái chưa
biết. Đó là cách duy nhất để dạy điều gì đó về bán cầu não
phải. Bán cầu não trái có thể được dạy ở trường học: việc
học là có thể, bộ môn là có thể, giáo trình từng bước một là
có thể. Thế rồi dần dần, chuyển từ lớp nọ lên lớp kia, bạn trở thành
thạc sĩ nghệ thuật và khoa học và biết bao nhiêu thứ
nữa. Nhưng không thể có trường nào dạy về bán cầu phải:
nó là trực giác, nó không phải là từng bước một, nó là bất
thần. Nó tựa như tia chớp, chớp loé trong bầu trời đêm. Nếu
nó xảy ra, nó xảy ra, nếu nó không xảy ra, nó không xảy ra -
chẳng có thể làm gì về nó cả. Bạn chỉ có thể để mình trong
một tình huống nào đó nơi nhiều khả năng hơn cho nó xảy
ra. Đó là lí do tại sao tôi nói ông già ấy phải đã là thầy thực
sự.
Bị khoá kín bên trong chiếc rương, người con
giận dữ, khiếp hãi và vắt óc tìm cách ra...
Đây là ba trạng thái mà tâm trí của bạn sẽ trôi qua.
Trong tất cả các buổi thiền của tôi cũng điều đó được thực
hiện cho bạn. Bị khoá kín bên trong rương, mà chìa khoá bị
vứt đi rồi, trước hết bạn cảm thấy giận. Nhiều sannyasin tới
tôi và họ nói họ cảm thấy rất giận tôi. Tôi có thể hiểu, điều
đó là tự nhiên: tôi đang buộc họ vào những tình huống mà
tâm trí cũ của họ không thể hoạt động được. Đó là lí do gốc
rễ cho giận dữ. Họ đơn giản cảm thấy bất lực, tâm trí cũ của
họ không thể làm việc được, họ không thể làm ra được cái gì
từ đó - “Chuyện gì vậy?” Và khi bạn cảm thấy một tình
huống mà tâm trí bạn đơn giản vô dụng, bạn cảm thấy giận
tôi, giận dữ và rồi khiếp hãi. Thế thì người ta hiểu ra toàn bộ
tình huống và tất cả những điều bạn đã học dường như đơn
giản vô dụng; do đó mới sợ.
Bây giờ không có cách thức logic nào để thoát ra khỏi
cái rương đó: nó bị khoá từ bên ngoài, ông bố đã gây tiếng
động và cả nhà đã tỉnh dậy, mọi người lùng sục xung quanh,
tìm kiếm và người bố thì đã trốn thoát. Bây giờ có cách thức
logic nào để thoát ra khỏi cái rương không? Logic đơn giản
thất bại, lí trí chẳng ích gì. Bạn có thể nghĩ được gì? Tâm trí
bỗng nhiên dừng lại - và đó là điều người bố đang làm, đó là
tất cả những gì ông ấy làm. Ông ấy đang cố gắng buộc đứa
con phải vào một tình thế mà tâm trí logic dừng lại, bởi vì kẻ
trộm không cần tâm trí logic. Nếu người đó theo tâm trí
logic, chẳng chóng thì chầy người đó sẽ bị cảnh sát bắt bởi
vì họ cũng theo cùng một logic.
Việc đó đã xảy ra trong thế chiến thứ hai. Trong ba năm
Adolf Hitler liên tục thắng, và lí do là ở chỗ ông ta phi logic.
Tất cả các nước khác đang đánh nhau với ông ta đều đánh
nhau theo logic. Tất nhiên, họ có khoa học lớn lao về chiến
tranh, có huấn luyện quân sự, thế này thế nọ, và họ có các
chuyên gia, người sẽ nói, “Bây giờ Hitler sắp tấn công từ
phía này.” Và nếu Hitler cũng theo cảm giác của mình thì
ông ta phải làm điều đó bởi vì đó là điểm yếu nhất trong
tuyến phòng ngự của kẻ địch. Tất nhiên kẻ địch phải bị tấn
công nơi họ yếu nhất, đấy là logic. Cho nên họ chờ đợi
Hitler tại điểm yếu nhất, họ tập trung quanh điểm yếu nhất
còn Hitler lại đánh vào bất kì đâu, không dự kiến được. Ông
ta thậm chí chẳng thèm theo lời khuyên của các tướng lĩnh
của mình.
Ông ta có một nhà chiêm tinh, người sẽ gợi ý ra nơi phải
tấn công. Bây giờ đây là một điều gì đó chưa bao giờ được
làm trước đây - chiến tranh không được điều hành bởi nhà
chiêm tinh. Một khi Churchill hiểu ra, một khi các gián điệp
đệ trình báo cáo rằng họ sẽ không thắng được con người này
bởi vì ông ta tuyệt đối phi logic, rằng một nhà chiêm tinh
tồi, người chẳng biết gì về chiến tranh cả, người chưa bao
giờ ra mặt trận, quyết định mọi điều và quyết định bằng các
ngôi sao - sao có liên quan gì tới chiến tranh đang diễn ra
trên trái đất này? - thế thì Churchill lập tức chỉ định một nhà
chiêm tinh hoàng gia và họ bắt đầu tuân theo nhà chiêm tinh hoàng gia
này. Thế thì mọi việc bắt đầu đi vào luồng, bởi vì
bây giờ hai người đần đang dự đoán. Mọi thứ trở nên dễ
dàng hơn.
Nếu kẻ trộm định tuân theo Aristotle, chẳng chóng thì
chầy người đó sẽ bị bắt bởi cùng logic Aristotle mà cảnh sát
cũng tuân theo. Mới vài ngày trước đây, Vedanta đã làm
một điều hay: anh ấy trốn đi bằng chiếc xe dip của thiền
viện. Tất nhiên cảnh sát đã được thông báo. Mọi người đều
cho rằng người đó sẽ đi tới Chanda, bởi vì anh ta đã từng nói
rằng anh ta sẽ đi tới Chanda và mở lại một thiền viện cũ vẫn
quen có ở đó, Kailash. Nếu như anh ta đi tới đó, cảnh sát có
thể không theo được người đó, nhưng cảnh sát nghĩ một
cách logic và họ nói, “Nếu anh ta đã từng nói rằng anh ta
định đi tới Chanda thì anh ta sẽ không đến Chanda bây giờ
vì anh ta sợ người đó sẽ bị bắt trên đường. Anh ta không đi
tới đó đâu.” Cho nên họ không lo nghĩ gì về con đường đó
và, tất nhiên, Vedanta đã bị bắt ở Lonavala. Anh ta định đi
tới Bombay, nhưng cảnh sát cũng theo cùng logic đó.
Nếu bạn đi qua logic, thế thì bất kì ai theo cùng phương
pháp logic cũng đều có thể bắt được bạn ở bất kì đâu.
Kẻ trộm phải không thể dự đoán trước được, logic là
không thể có. Người đó phải phi logic thật nhiều để cho
không ai có thể dự đoán được người đó. Nhưng phi logic chỉ
có thể nếu toàn bộ năng lượng của bạn chuyển qua bán cầu
phải.
Bị khoá kín bên trong chiếc rương, người con
giận dữ, khiếp hãi và vắt óc tìm cách ra.
“Làm sao đây?” là một câu hỏi logic. Do đó anh ta khiếp
sợ bởi vì không có cách nào, cái ‘làm sao’ đơn giản là bất
lực. Thế rồi một ý tưởng loé lên trong anh ta. Bây giờ đây là
dịch chuyển: chỉ trong tình huống nguy hiểm nơi mà bán
cầu trái không thể làm việc được, nó mới cho phép, xem như
phương sách cuối cùng, bán cầu phải có tiếng nói của nó.
Khi nó không thể làm việc được, khi nó cảm thấy rằng bây
giờ không còn đi đâu được nữa, bây giờ là thất bại, thế thì
sao không dành ra một cơ hội cho phần vẫn bị kìm nén, cho
phần bị cầm tù của tâm trí? Để cho đấy là một cơ hội. Có
thể... và cũng chẳng hại gì. Đột nhiên...
Thế rồi một ý nghĩ chợt loé lên trong anh ta - anh
ta làm tiếng động như tiếng mèo.
Bây giờ đây không phải là logic. Làm tiếng động như
tiếng mèo đơn giản là một ý tưởng ngớ ngẩn. Nhưng nó lại
có tác dụng.
Gia đình này bảo người hầu cầm cây nến tới kiểm
tra lại chiếc rương.
Khi nắp rương vừa được mở khoá ra, anh chàng
nhảy vọt ra, thổi tắt cây nến, xô qua người hầu
khiếp hãi và chạy mất. Mọi người đuổi theo anh
ta.
Để ý thấy một chiếc giếng ngay bên cạnh đường,
anh chàng ném xuống đó một tảng đá lớn, rồi ẩn
vào trong bóng tối. Những người đuổi theo tụ tập
quanh giếng cố gắng xem tên trộm bị chết đuối.
Điều này nữa cũng không phải là tâm trí logic bởi vì tâm
trí logic cần thời gian. Tâm trí logic cần thời gian để xử lí,
để nghĩ, để tranh luận theo cách này cách nọ, tất cả các
phương án - và có cả nghìn lẻ một phương án. Khi bạn đang trong một
tình huống mà không có thời gian cho suy nghĩ,
nếu mọi người đang đuổi theo bạn... làm sao bạn nghĩ được?
Suy nghĩ là tốt khi bạn ngồi trong ghế bành. Với mắt nhắm
bạn có thể triết lí rồi nghĩ ngợi rồi tranh luận, ủng hộ cái này
chống lại cái kia, thuận và chống; nhưng khi mọi người
đang đuổi theo bạn và cuộc sống của bạn đang lâm nguy,
bạn không có thời gian để suy nghĩ - người ta sống trong
khoảnh khắc ấy, người ta đơn giản trở thành tự phát. Không
phải là anh ta đã quyết định ném hòn đá, điều đó đơn giản
xảy ra. Đó không phải là kết luận, anh ta không nghĩ về việc
làm nó, anh ta đơn giản thấy bản thân mình làm việc đó.
Anh ta ném đá vào giếng, ẩn mình trong bóng tối, những
người đuổi theo dừng lại, cứ nghĩ là tên trộm đã tự chết
chìm trong giếng.
Khi anh chàng này về tới nhà, anh ta rất giận bố
mình và cố gắng kể lại câu chuyện. Nhưng ông bố
nói, ‘Đừng bận tâm kể chi tiết cho ta nữa. Con
đang ở đây - con đã học xong nghệ thuật rồi.’”
Kể lại chi tiết phỏng có ích gì nữa? Chúng là vô dụng.
Chi tiết là vô dụng khi có liên quan tới trực giác bởi vì trực
giác chưa bao giờ lặp lại. Chi tiết là có nghĩa chừng nào
logic có liên quan. Cho nên người logic cứ đi vào những chi
tiết tỉ mỉ để cho nếu cùng tình huống đó lại xảy ra, họ sẽ
điều khiển được và họ sẽ biết phải làm gì.
Nhưng trong cuộc sống của kẻ trộm, cùng một tình
huống không bao giờ xảy ra lần nữa. Và trong cuộc sống
thực cùng một tình huống cũng chẳng bao giờ xảy ra cả.
Nếu bạn có kết luận trong tâm trí mình, bạn sẽ trở thành gần
chết, bạn sẽ không thể đáp ứng. Trong cuộc sống, đáp ứng là
cần thiết, không phải là phản ứng: bạn phải hoạt động từ
không đâu cả, không kết luận nào bên trong. Bạn phải hoạt
động mà không có trung tâm nào; bạn phải hoạt động trong
cái chưa biết từ cái chưa biết.
Và đây chính là điều mà Goso Hoyen quen nói khi mọi
người hỏi ông thiền giống cái gì. Ông sẽ kể lại câu chuyện
này.
Thiền đích xác giống như kẻ trộm vậy: nó là nghệ thuật,
nó không phải là khoa học, nó là nữ tính; nó không phải là
nam tính, nó không hung hăng, nó là tiếp nhận; nó không
phải là phương pháp luận đã được lập kế hoạch kĩ, nó là tự
phát. Nó chẳng liên can gì tới lí thuyết, giả thuyết, học
thuyết, kinh sách - nó phải xử lí chỉ một điều, và đó là, nhận
biết.
Điều gì đã xảy ra trong khoảnh khắc đó khi đứa con ở
bên trong rương? Trong nguy hiểm như thế bạn không thể
nào ngủ được. Trong nguy hiểm như thế tâm thức của bạn
trở nên rất sắc bén, mà phải như thế. Cuộc sống đang nguy
hiểm - bạn hoàn toàn tỉnh thức. Đó là cách người ta nên
hoàn toàn tỉnh thức từng khoảnh khắc. Và khi bạn hoàn toàn
tỉnh thức, dịch chuyển này xảy ra: từ bán cầu trái năng
lượng chuyển sang bán cầu phải. Bất kì khi nào bạn tỉnh táo
bạn đều trở thành trực giác; chớp loé tới với bạn, chớp loé từ
cái chưa biết, từ trời xanh. Bạn có thể không theo chúng -
thế thì bạn sẽ lỡ nhiều lắm.
Trong thực tế tất cả các phát minh vĩ đại trong khoa học
cũng đều tới từ bán cầu phải, không phải từ bán cầu trái.
Bạn phải đã nghe nói về Bà Curie, người phụ nữ duy nhất
được giải thưởng Nobel. Bà ấy đã làm việc vất vả trong ba
năm trên một vấn đề toán học nào đó mà không thể nào giải
quyết được nó. Bà ấy làm việc cần mẫn, biện luận hết cách
này đến cách khác, nhưng chẳng có cách nào. Một đêm, mệt mỏi, kiệt
sức, bà ấy rơi vào giấc ngủ; trong khi bà ấy rơi vào
giấc ngủ thì thế nữa bà ấy vẫn cố gắng giải quyết bài toán
này. Trong đêm bà ấy thức dậy, bước đi, viết ra lời giải trên
tờ báo nào đó, rồi quay lại ngủ tiếp. Sáng hôm sau bà ấy tìm
thấy lời giải trên bàn. Bà ấy không thể tin được ai đã làm
điều đó! Không ai làm điều đó cả! Người phục vụ - bạn
không thể nào mong đợi người đó làm điều đó được, người
đó chẳng biết gì về toán học cả. Bà ấy nhớ rõ rằng đêm hôm
trước bà ấy đã cố gắng hết sức mà không thể nào làm được
nó. Điều gì đã xảy ra? Thế rồi bà ấy cố gắng nhớ bởi vì bản
viết tay là của bà ấy. Bà ấy cố gắng nhớ... và thế rồi hồi
tưởng yếu ớt tới, dường như là trong mơ bà đã bước đi tới
bàn và đã viết ra.
Lời giải này từ đâu tới? Nó không thể nào tới từ bán cầu
trái, bên trái đã làm việc vất vả suốt ba năm nay. Và chẳng
có quá trình gì trên giấy cả, chỉ có kết luận. Nếu nó tới từ
bên trái thì sẽ phải có quá trình, nó tới dần từng bước.
Nhưng điều này giống như một tia chớp - cùng loại tia chớp
đã xảy ra cho cậu con trai đang trong rương. Bán cầu trái,
mệt mỏi, kiệt sức, bất lực, tìm sự giúp đỡ của bán cầu phải.
Bất kì khi nào bạn đang trong một góc như vậy, chỗ mà
logic thất bại, đừng thất vọng, đừng trở thành vô vọng.
Những khoảnh khắc đó có thể chứng tỏ là phúc lành lớn lao
nhất trong cuộc sống của bạn bởi vì đây là những khoảnh
khắc mà bên trái cho phép bên phải theo cách thức của nó.
Thế thì phần nữ tính, phần cảm nhận, cho bạn ý tưởng. Nếu
bạn theo nó, nhiều cánh cửa sẽ được mở ra. Nhưng cũng có
thể là bạn làm lỡ nó; bạn có thể nói, “Vô nghĩa làm sao!”
Cậu con trai này có thể đã lỡ bởi vì cái ý tưởng đó rất
bình thường, thường xuyên, logic. Tạo ra tiếng động giống
mèo sao? Để làm gì? Anh ta có thể đã hỏi, “Tại sao?” và thế
thì anh ta sẽ lỡ. Nhưng anh ta có thể không hỏi bởi vì tình
huống đã đến mức không còn cách nào khác. Cho nên anh ta
nghĩ, “Thôi thì thử xem sao. Có gì sai trong đó đâu?” Anh ta
dùng manh mối này.
Ông bố là phải. Ông ấy nói, “Đừng đi vào chi tiết, chúng
không quan trọng. Con đã về tới nhà, con đã học được nghệ
thuật.”
Toàn bộ nghệ thuật là cách thức hoạt động từ phần nữ
tính của tâm trí bạn, bởi vì nữ tính được gắn với cái toàn thể
và nam tính không gắn với cái toàn thể. Nam tính là hung
hăng, nam tính thường xuyên trong tranh đấu; nữ tính
thường xuyên buông xuôi, trong tin cậy sâu sắc. Do đó thân
thể nữ đẹp thế, tròn trịa thế. Có tin cậy sâu sắc và hài hoà
sâu sắc với tự nhiên. Đàn bà sống trong buông xuôi sâu sắc;
đàn ông thường xuyên đánh nhau, giận dữ, làm việc này
việc nọ, cố gắng chứng minh điều gì đó, cố gắng đạt tới đâu
đó. Đàn bà hạnh phúc, không cố gắng đạt tới đâu cả. Hỏi
đàn bà xem họ có muốn lên mặt trăng không - họ sẽ đơn
giản ngạc nhiên. Để làm gì? Ích lợi gì? Sao rắc rối thế? Gia
đình là hoàn toàn tuyệt vời. Đàn bà không quan tâm đến cái
gì đang xảy ra ở Việt Nam và cái gì đang xảy ra ở Hàn quốc
và cái gì đang xảy ra ở Israel. Cô ấy nhiều nhất chỉ quan tâm
tới cái gì đang xảy ra ở nhà hàng xóm, nhiều nhất chỉ quan
tâm tới ai đang yêu ai, ai đang trốn đi với ai... trong những
chuyện tầm phào, không phải trong chính trị. Cô ấy quan
tâm nhiều tới cái ngay lập tức, tại đây và bây giờ; cái đem
cho cô ấy hài hoà, duyên dáng. Đàn ông thường xuyên cố
gắng chứng minh điều gì đó, và nếu bạn muốn chứng minh
dĩ nhiên bạn phải tranh đấu và cạnh tranh, tích luỹ.
Có lần một người đàn bà cố gắng mời bác sĩ Johnson nói
chuyện với cô ta nhưng ông này đường như rất ít để ý tới cô
ta.
“Sao thế bác sĩ,” cô ta nói một cách hóm hỉnh, “Tôi cứ
tưởng ông thích bầu bạn với đàn ông hơn là bầu bạn với đàn
bà.”
“Thưa bà,” Johnson đáp, “tôi rất thích bầu bạn với các
bà. Tôi thích cái đẹp của họ, tôi thích cái duyên dáng của họ,
tôi thích cái hoạt bát của họ, và tôi thích im lặng của họ.”
Đàn ông đã buộc đàn bà phải im lặng, không chỉ bên
ngoài, cả bên trong nữa - buộc phần nữ tính phải yên tĩnh.
Quan sát bên trong mình đi. Nếu phần nữ tính nói điều gì đó
bạn lập tức nhảy lên nó và bạn nói, “Có logic không? Rõ
ngớ ngẩn!” Mọi người tới tôi và họ nói, “Trái tim nói chúng
tôi thích trở thành sannyasin nhưng cái đầu nói không.” Bác
sĩ Johnson, cố gắng giữ đàn bà im lặng... Trái tim là nữ tính.
Bạn bỏ lỡ nhiều trong cuộc sống của mình bởi vì cái đầu
cứ nói mãi; nó không cho phép ai nói. Và phẩm chất duy
nhất trong cái đầu là ở chỗ nó ăn nói lưu loát hơn, tinh ranh
hơn, nguy hiểm hơn, bạo hành hơn. Bởi tính bạo hành của
nó mà nó đã trở thành người lãnh đạo bên trong, và quyền
lãnh đạo bên trong đó đã trở thành quyền lãnh đạo bên ngoài
cho đàn ông. Đàn ông đã thống trị đàn bà cả trong thế giới
bên ngoài nữa - cái duyên dáng bị cái bạo hành thống trị.
Tôi được mời tới một trường học với một việc nào đó.
Có một đám học sinh đang tập trung và trong đám này toán
diễu hành đã được sắp xếp theo chiều cao, đứa thấp nhất
đứng trước cho đến đứa cao nhất. Nhưng hình mẫu này bị
phá vỡ, tôi để ý thấy, bởi đứa đầu tiên đi đầu cho đám rước.
Nó là một thanh niên lênh khênh cao hơn hẳn một cái đầu so
với tụi còn lại.
“Sao cháu kia đứng trước?” tôi hỏi một bé gái, “Nó là
lãnh đạo của trường, đội trưởng hay cái gì như vậy không?”
“Không,” cô bé thì thào, “nó chuyên môn cấu véo.”
Tâm trí nam tính cứ cấu véo, tạo ra rắc rối. Kẻ gây rắc
rối trở thành người lãnh đạo. Trong trường, tất cả các thầy
giáo khôn ngoan đều chọn tụi gây rắc rối nhất làm trưởng
lớp, trường - bọn gây rắc rối, bọn tội phạm. Một khi chúng ở
vị trí quyền lực, toàn bộ năng lượng của chúng để gây rắc
rối nay trở thành có ích cho thầy giáo. Cũng những con
người đó bắt đầu tạo ra kỉ luật.
Quan sát các chính khách trên thế giới này: khi một
đảng đương quyền thì đảng đối lập tạo ra rắc rối trong nước.
Họ là những kẻ phá luật, các nhà cách mạng. Và đảng
đương quyền tạo ra kỉ luật. Một khi họ bị ném ra khỏi quyền
lực, họ sẽ tạo ra rắc rối. Và một khi đảng đối lập lên nắm
quyền, họ trở thành người bảo vệ kỉ luật. Tất cả họ đều là kẻ
gây rắc rối.
Tâm trí nam tính là hiện tượng gây rắc rối, do đó nó chế
ngự, nó chi phối. Nhưng sâu bên dưới, mặc dầu bạn có thể
đạt tới quyền lực, bạn làm lỡ cuộc sống - và sâu phía dưới,
tâm trí nữ tính vẫn tiếp tục. Và chừng nào mà bạn còn chưa
rơi trở lại với nữ tính và chưa buông xuôi, bạn sẽ không biết
cuộc sống thực là gì và mở hội nó là gì.
Tôi đã từng nghe một giai thoại:
Một nhà khoa học Mĩ có lần tới thăm văn phòng của
một nhà vật lí được giải thưởng Nobel, Niels Bohr, ở
Copenhagen, và ngạc nhiên thấy rằng phía trên bàn ông ấy là chiếc móng
ngựa, được đóng đinh chắc chắn trên tường
với đầu mở quay lên theo cách thức đã được cho là nó sẽ
đem lại vận may và không để nó tràn mất.
Người Mĩ nói với một cái cười mỉa mai, “Chắc chắn là
ông không tin vào cái móng ngựa này sẽ đem lại cho ông
vận may, phải chứ, giáo sư Bohr? Sau rốt, là một nhà khoa
học cỡ đầu đàn...”
Bohr cười khúc khích, “Tôi chẳng tin vào điều như vậy
đâu, anh bạn tốt của tôi, không tin một chút nào. Tôi chắc
chắn là không thể nào tin vào những cái vô nghĩa ngốc
nghếch như thế. Tuy nhiên, người ta bảo tôi là cái móng
ngựa này sẽ đem lại vận may cho bạn dù bạn có tin vào nó
hay không.”
Nhìn sâu hơn một chút, ngay dưới logic của bạn ấy, bạn
sẽ thấy luồng nước tươi mát của trực giác, luồng nước của
tin cậy tuôn chảy.
Yoga là một cách để dùng lí trí đạt tới Thượng đế - tất
nhiên rất khó khăn, và là con đường dài nhất. Nếu bạn theo
Patanjali, bạn đang cố gắng làm cái mà có thể xảy ra chẳng
phải làm gì; bạn đang cố gắng vất vả để làm điều gì đó có
thể xảy ra ngay bây giờ mà không cần nỗ lực nào. Bạn đang
cố gắng kéo bản thân mình lên bằng chiếc dây giầy - kéo
bản thân bạn lên.
Thiền là cách thức của tự phát, cố gắng vô nỗ lực, cách
thức của trực giác.
Thiền sư Ikkyu, một nhà thơ lớn, đã nói, “Tôi có thể
nhìn thấy mây từ xa hàng nghìn dặm, nghe thấy tiếng nhạc
cổ trong rặng thông.”
Đây là tất cả những gì về thiền. Bạn không thể thấy mây
từ xa hàng nghìn dặm bằng tâm trí logic. Tâm trí logic giống
như chiếc kính, quá bẩn, quá nhiều bụi bặm tư tưởng, lí
thuyết, học thuyết. Nhưng bạn có thể thấy mây từ hàng
nghìn dặm với chiếc kính thuần khiết của trực giác, với vô ý
nghĩ, chỉ nhận biết thuần khiết. Tấm gương sạch bóng và
trong sáng tối thượng.
Bạn không thể nghe thấy nhạc cổ trong rặng thông bằng
tâm trí logic thông thường. Làm sao bạn có thể nghe thấy
nhạc cổ được? Âm nhạc, một khi đã trôi qua, trôi qua mãi
mãi.
Nhưng tôi bảo bạn, Ikkyu là phải. Bạn có thể nghe thấy
nhạc cổ trong rặng thông... Tôi đã từng nghe thấy nó...
Nhưng dịch chuyển, thay đổi toàn bộ, thay đổi động thái, là
cần có. Thế thì bạn lần nữa lại có thể thấy Phật đang thuyết
giảng và bạn có thể nghe lần nữa Phật đang nói.
Bạn có thể nghe nhạc cổ trong rặng thông bởi vì nó là
tiếng nhạc vĩnh hằng, nó không bao giờ mất. Bạn đã đánh
mất khả năng nghe nó. Âm nhạc này là vĩnh hằng; một khi
bạn lấy lại khả năng đó, bỗng nhiên nó lại có đó. Nó bao giờ
cũng có đó, chỉ bạn là không có đó. Ở đây và bây giờ và bạn
cũng có thể thấy mây từ xa hàng nghìn dặm và nghe thấy
tiếng nhạc cổ trong rặng thông.
Thay đổi nhiều và nhiều hơn nữa hướng tới bán cầu phải
đi. Trở thành ngày càng nữ tính hơn, ngày càng đáng yêu
hơn, buông xuôi, tin cậy, ngày càng gần hơn với cái toàn
thể. Đừng cố gắng làm hòn đảo, trở thành một phần của lục
địa đi.

HÃY TÌM LẠI CHÍNH MÌNH BẰNG SỰ THỨC TÌNH MỤC ĐÍCH SỐNG

Nhân loại đã thực sự sẵn sàng cho một quá trình chuyển biến nhận thức , một quá trình nở hoa sâu sắc và triệt để của tâm thức đến độ , so với quá trình này thì việc cây cỏ nở hoa 114 triệu năm trước đây , dù cho đẹp đến mấy thì đấy cũng chỉ là sự phản ánh nhạt nhòa ? Liệu con người có thể từ bỏ tầng tầng lớp lớp những cách nghĩ bị bó buộc cũ và trở nên giống như những tinh thể pha lê trong suốt để ánh sang nhận thức xuyên qua dễ dàng ?

Liệu con người có thể thoát ra khỏi trường hấp dẫn của chủ nghĩa vật chất , thoát ra khỏi tình trạng tự đồng nhất mình với hình tướng ?

Khả năng chuyển hóa này cũng là thông điệp chính của những giáo lý sâu sắc để khai thị cho con người .Những người phát đi thông điệp này – như Đức Phật , chúa Jesus và nhiều người khác – là những bông hoa đầu tiên của nhân loại . Họ là những vị Thầy tiên phong , rất hiếm hoi và quý giá vô cùng . Tuy vậy , một sự chuyển hóa rộng khắp chưa thể xảy ra vào thời điểm đó được , nên thông điệp của họ bị bóp méo đi rất nhiều . Ngoại trừ ở một số ít người , tâm thức của con người thời ấy nói chung chưa được chuyển hóa nhiều

Bây giờ thì nhân loại đã sẵn sàng để chuyển hóa chưa ? tại sao lúc này mới thật là thời cơ ? Ban có thể làm gì để thúc đẩy quá trình chuyển hóa nội tại này ? Đặc điểm của nhận thức cũ đầy tính bản ngã là gì và đâu là dấu hiệu của một tâm thức mới đang trổi dậy ?

Những câu hỏi này và một số câu hỏi khác sẽ được đề cập trong cuốn sách này . Quan trọng hơn , quyển sách cũng chính là một công cụ có tính chuyển hóa , xuất phát từ một nhận thức mới đầy tính nổi dậy . Những ý tưởng và khái niệm ở đây tuy quan trọng , nhưng đó cũng là thứ yếu . Chính những tấm bảng chỉ đường giúp bảng chỉ đường giúp bạn đi đến trạng thái thức tỉnh . Trong lúc đọc quyển sách này , một sự chuyển hóa sẽ xảy ra trong bạn

Mục đích chính của quyển sách không phải là để cung cấp thêm thông tin hay những niềm tin mù quáng cho trí năng của bạn , hay cố thuyết phục bạn về một điều gì đó , mà nó mang đến cho bạn một sự chuyển hóa trong nhận thức , tức là thức tỉnh bạn ra khỏi những dòng suy nghĩ miên man ở trong đầu

Nếu được như vậy thì bạn sẽ không chỉ thấy cuốn sách này là “thú vị” . Vì “thú vị” có nghĩa là bạn còn đứng ở bên ngoài , tìm vui với những ý nghĩ , và khái niệm ở trong đầu bạn để tu duy rằng mình đồng ý hay không đồng ý với cuốn sách .

Vì cuốn sách này được viết cho bạn , do đó cuốn sách hoặc rất vô nghĩa đối với bạn , hoặc nó làm cho nhận thức của bạn có sự thay đổi lớn . Tuy nhiên cuốn sách này chỉ có thể thức tỉnh những người đã sẵn sang để tỉnh thức

Tuy nhiên khi có một người vừa tỉnh thức thì biến cố này sẽ tạo nên một quán tính trong tâm thức của tập thể , giúp cho sự tỉnh thức xảy ra dễ dàng hơn ở những người khác . Nếu trong lúc này bạn chưa rõ tỉnh thức nghĩa là gì , thì bạn cũng không cần bận tâm nhiều vể nghĩa của từ ấy , hãy cứ tiếp tục đọc và trong bạn có sự tỉnh thức , thì bạn sẽ hiểu “ tỉnh thức “ có nghĩa là gì

Quá trình tỉnh thức một khi đã bắt đầu ở trong bạn rồi thì không thể đảo ngược lại ; và để cho quá trình này được bắt đầu ,bạn chỉ cần trải qua trạng thái thức tỉnh – dù chỉ tong môt thoáng chốc

Đối với một số người thì một thoáng chốc của trạng thái thức tỉnh đó sẽ xảy đến khi họ đọc cuốn sách này . Còn đối với những người khác thì cuốn sách sẽ giúp họ nhận ra rằng quá trình tỉnh thức đã xảy ra ở trong họ rồi , nhưng bây giờ họ mới nhận ra .

Ở một số người thì quá trình tỉnh thức chỉ xảy ra khi họ gặp phải những mất mát hay khổ đau lớn

Trong khi ở những người khác , là khi họ tiếp xúc với những bậc Thầy hay những giáo lý về tâm linh , hay do đọc cuốn “ Sức mạnh của Hiện tại “ hay những cuốn sách có giá trị tâm linh sống động khác . Hoặc có thể là sự tổng hợp của tất cả những điều ấy . Tuy nhiên , một khi sự thức tỉnh đã bắt đầu ở trong bạn thì cuốn sách này sẽ giúp cho bạn đẩy nhanh và gia tăng cường độ tỉnh thức

Điều căn bản nhất của quá trình thức tỉnh là :

Nhận ra sự mê mờ đang tồn tại trong bạn

Nhận diện bản ngã của bạn khi nó đang nói , đang nghĩ , đang làm một việc nào đó

Nhận ra thói quen suy nghĩ đầy tính băng hoại trong tâm thức của tập thể đang thẩm thấu vào mọi khía cạnh của đời sống , kéo dài thêm tình trạng chưa thức tỉnh

Đó là lý do tôi viết quyển sách này : để nêu lên những khía cạnh chính của bản ngã và cách bản ngã hoạt động trong bạn cũng như trong tâm thức tập thể . Điều này có ý nghĩa quan trọng , vì hai lý do chính .

Trước hết , nếu bạn không nhận ra được những cơ cấu hoạt động của bản ngã , bạn sẽ không nhận diện được nó , và sẽ nhầm lẫn mà liên tục tự đồng hóa mình với bản ngã , tức là vô tình bạn để cho bản ngã chứ ngự lấy bạn , mạo danh là bạn

Thứ hai , tự than việc nhận diện bản ngã ở trong bạn chính là một trong những phương cách giúp cho sự tỉnh thức ở trong bạn được diễn ra . Khi bạn nhận ra sự mê lầm của mình , thì cái làm cho sự nhận biết ấy có thể diễn ra chính là thứ nhận thức mới đang trỗi dậy , đó cũng chính là tỉnh thức .

như ta không thể đấu tranh lại bong tối , hay chống đối lại sự mê mờ . Điều mà ta cần làm là mang ánh sáng của nhận thức vào những nơi tối tăm này

Và bạn chính là Ánh sang đó

Bài đăng phổ biến