Thông điệp yêu thương từ MẶT TRỜI TÂM THỨC

CÁC BẬC THẦY CHỨNG NGỘ CỦA THẾ KỶ 20 -21

XỨ SỞ GIÂY PHÚT HIỆN TẠI

XỨ SỞ GIÂY PHÚT HIỆN TẠI

Quảng cáo online

Chữ chạy

Chào mừng bạn đến với blog MẶT TRỜI TÂM THỨC Email : mattroitamthuc@yahoo.com - Phone 0903070348

Quảng cáo thay đổi

Truyện cười

CHÀO MỪNG CÁC BẠN ĐANG ĐẾN VỚI PHÚT GIÂY HIỆN TẠI

Giây phút hiện tại

Sống trong giây phút hiện tại là một phép lạ. Phép lạ không phải là để đi trên mặt nước.
Phép lạ là đi trên trên hành tinh xanh xinh đẹp này trong trong giây phút hiện tại, biết trân quý sự bình an và vẻ đẹp có sẵn ngay bây giờ.

Thứ Tư, 28 tháng 12, 2011

SỰ ĐƠN ĐỘC

Jesus nói: 
Phúc thay cho người đơn độc, họ sẽ tìm được miền cực lạc; vì họ đến từ đó nên họ sẽ quay trở lại đó. - trích từ sách Phúc âm của Thánh Thomas.

Khao khát sâu sắc nhất ở con người chính là sự tự do hoàn toàn.Sự tự do, moksha, là mục tiêu quan trọng nhất của con người. Jesus gọi nó là “vương quốc của Thượng đế”, ở đó không còn tồn tại gông cùm, không gò ép, không trói buộc; bạn không va chạm với bất kỳ ai... như thể bạn đang sống  đơn độc vậy.

Sự tự do và sự đơn độc là hai khía cạnh của cùng một vấn đề. Đó là lý do tại sao Mahavira gọi khái niệm về sự tự do của Người là “kaivalya”. Kaivalya có nghĩa là hoàn toàn đơn độc, cứ như là không ai tồn tại vậy. Khi bạn hoàn toàn đơn độc, ai sẽ là người gò ép bạn?

Đó là lý do tại sao những người muốn tìm kiếm sự tự do sẽ phải khám phá sự đơn độc của mình; họ sẽ phải tìm cách để chạm được tới sự đơn độc của mình.

Nhân loại được sinh ra là một phần của thế giới, là một thành viên của xã hội, của gia đình, là một phần trong số đông. Họ được nuôi dưỡng trong vai trò là một cá nhân độc lập, là một cá nhân cấu thành xã hội. Mọi nền giáo dục, mọi nền văn hóa đều nói về việc làm thế nào để giúp một đứa bé hòa nhập cùng xã hội, làm thế nào để nó hòa hợp cùng mọi người. Đây là những gì các chuyên gia tâm lý gọi là “sự hòa nhập”. Mỗi khi có ai đó sống đơn độc thì người ta gọi anh ta là người không hòa nhập.

Xã hội tồn tại như một mạng lưới, tập hợp nhiều cá nhân. Ở đó bạn có thể có được một ít tự do. Nếu bạn hành động theo xu hướng của xã hội, nếu bạn trở thành một người biết vâng lời họ, họ sẽ cho bạn một ít tự do. Nếu bạn trở thành một nô lệ, bạn được cho tặng sự tự do. Nhưng đó là sự tự do được cho tặng từ người khác, họ có thể lấy lại sự tự do bất kỳ lúc nào. Đó là sự hòa nhập cùng mọi người nên sự gò ép vẫn tồn tại.

Trong xã hội, trong đời sống xã hội, không ai có được sự tự do hoàn toàn. Chính sự tồn tại của người khác sẽ tạo ra rắc rối. Sartre nói “Người khác là địa ngục”. Ông ta nói rất đúng vì người khác tạo ra những căng thẳng trong bạn; bạn lo lắng vì người khác. Những va chạm xung đột sẽ xảy ra vì người khác cũng muốn tìm kiếm sự tự do hoàn toàn giống như bạn đang tìm kiếm (mọi người đều cần đến sự tự do hoàn toàn) và sự tự do hoàn toàn chỉ có thể dành cho một người.

Ngay cả những người mà bạn gọi là vua cũng không thể hoàn toàn tự do. Nhìn từ bên ngoài thì có vẻ như là họ có sự tự do hoàn toàn nhưng không phải thế. Họ cần phải được bảo vệ, họ phụ thuộc vào người khác. Sự tự do của họ chỉ là vẻ ngoài. Tuy thế, do nhu cầu về sự tự do, người ta vẫn muốn trở thành một vị vua, một vị hoàng đế. Vị hoàng đế khiến bạn có ấn tượng sai lạc rằng ông ta là người tự do.

Người ta cũng muốn trở nên rất giàu có vì những người giàu có cũng tạo ra một ấn tượng sai lạc rằng họ được tự do. Một người nghèo khổ làm sao có thể tự do được? Nhu cầu của họ sẽ trở thành sự trói buộc và họ không thể thỏa mãn được các nhu cầu của mình. Họ gặp bế tắc mọi bề nên họ khao khát được giàu có. Ẩn phía sau khao khát này là niềm khao khát về sự tự do hoàn toàn và mọi khao khát khác đều được tạo ra từ khao khát cơ bản này. Nhưng nếu bạn đi sai hướng, bạn có thể tiến mãi về phía trước nhưng bạn sẽ chẳng bao giờ đến được mục tiêu của mình vì ngay từ đầu bạn đã bước đi sai hướng, bạn đã sai hướng ngay từ bước đầu tiên.

Mục tiêu cuối cùng là sự tự do hoàn toàn; tín ngưỡng chỉ là một phương tiện để hướng tới mục tiêu này.

Ngược lại, môn tâm lý học lại phục vụ cho xã hội. Các chuyên gia tâm lý học không ngừng tìm mọi cách để bạn hòa nhập cùng xã hội. Chính trị, dĩ nhiên, phục vụ cho xã hội. Nó trao cho bạn một ít sự tự do để bạn có thể trở thành nô lệ. Đó chỉ là sự đút lót, họ có thể lấy lại sự tự do này bất kỳ lúc nào. Nếu bạn nghĩ rằng bạn thực sự được tự do, một lúc nào đó bạn có thể bị ném vào tù.

Bạn không thể nhận ra được điều gì đang xảy ra. Bạn không thể cảm nhận được bạn đang hoang phí cuộc sống của mình như thế nào, bạn không thể nhận ra được bệnh mà bạn đang mang theo bên mình trong suốt nhiều thế hệ qua. Bạn đang ngồi trên ngọn núi lửa và họ không ngừng nói rằng mọi việc đều diễn ra tốt đẹp. Một số người vẫn không ngừng nói với bạn rằng “Bạn không cần phải bối rối, chúng tôi có mặt ở đây. Hãy vứt bỏ mọi thứ trong tay mình và chúng tôi sẽ chăm sóc bạn trong kiếp này cũng như trong kiếp khác”. Bạn đã bỏ mặc mọi thứ cho họ quyết định, đó là lý do bạn sống trong ưu phiền.

Xã hội không thể cho bạn sự tự do. Đó là điều không thể vì xã hội không thể giúp mọi người đều được tự do hoàn toàn. Thế thì bạn phải làm gì? Làm thế nào để vượt qua được xã hội? Đó là vấn đề dành cho một người mộ đạo. Nhưng điều đó dường như là không thể. Dù bạn đi đâu xã hội cũng vây lấy bạn. Bạn có thể di chuyển từ xã hội này sang xã hội khác nhưng xã hội vẫn luôn ở đó. Hoặc bạn có thể rời bỏ xã hội này để vào rừng sâu ẩn nấp, làm bạn với chim chóc và các loài động vật và dù sớm dù muộn thì một gia đình cũng xuất hiện, gia đình này gồm có bạn và các loài chim chóc động vật. Hàng ngày bạn sẽ chờ đợi lũ chim đến ca hát.

Lúc này bạn không hiểu được rằng bạn đang phụ thuộc, bạn phụ thuộc vào bầy chim. Nếu bầy chim không quay trở lại, bạn sẽ cảm thấy âu lo: Điều gì đã xảy ra với bầy chim? Tại sao chúng không quay trở lại đây? Sự căng thẳng xuất hiện, chẳng khác gì khi bạn lo lắng về vợ con của mình. Cùng một khuôn mẫu, chẳng khác gì, khi người khác xuất hiện. Nếu bạn vào rừng sâu thì bạn vẫn tạo ra một xã hội.

Bạn cần phải hiểu rõ điều này: Xã hội không phải là một đối tượng ngoại vi, nó nằm trong chính bạn. Trừ khi những nguyên nhân cơ bản bên trong bạn biến mất, dù bạn đi đâu thì xã hội cũng ở bên bạn.

Tại sao bạn không thể sống mà không có xã hội? Ngay cả khi bạn ở trong rừng sâu thì bạn vẫn chờ đợi một ai đó, một người qua đường, một người đi săn. Nếu có một ai đó xuất hiện, bạn sẽ cảm thấy một niềm vui nho nhỏ xuất hiện. Khi ở một mình, bạn buồn bã, nếu có ai đó xuất hiện, bạn sẽ trò chuyện. Bạn sẽ hỏi “Điều gì đang xảy ra trên thế giới? Anh có tờ báo nào mới nhất không?”, hoặc “Hãy cho tôi biết tin tức mới nhất trên thế giới, tôi rất muốn biết”.

Tại sao? Tại sao bạn không thể sống mà không có xã hội?

Thứ nhất, bạn cần phải được người khác cần đến; bạn có một khao khát sâu sắc rằng có ai đó cần đến bạn. Nếu không ai cần đến bạn, bạn sẽ cảm thấy mình vô dụng, vô nghĩa. Nếu một ai đó cần đến bạn, người đó sẽ giúp bạn cảm thấy rằng mình là người quan trọng, mình là người có ý nghĩa. Bạn không ngừng nói rằng “Tôi phải chăm sóc vợ và con mình” cứ như thể bạn đang cưu mang họ như một gánh nặng, bạn sai rồi. Bạn nói về điều đó cứ như thể bạn đang cưu mang họ như một gánh nặng, bạn sai rồi. Bạn nói về điều đó cứ như thể đó là nhiệm vụ và trách nhiệm của bạn, bạn sai rồi. Bạn thử nghĩ mà xem, nếu vợ và con bạn biến mất thì bạn sẽ làm gì? Đột nhiên bạn sẽ cảm thấy cuộc sống của mình thật vô nghĩa. Bọn trẻ, chúng đang chờ đợi bạn, chúng giúp bạn có được tầm quan trọng trong cuộc sống này. Khi không ai cần đến bạn thì cũng chẳng ai quan tâm đến bạn; việc bạn có tồn tại hay không cũng chẳng có ý nghĩa gì.

Toàn bộ ngành phân tâm học đều được đặt trên nền tảng là việc lắng nghe. Chẳng có gì đặc biệt cả, đây gần như là một trò bịp. Nhưng tại sao ngành phân tâm học vẫn tồn tại? Một người chú ý đến bạn. Đó không phải là một người bình thường, đó là một chuyên gia tâm lý học nổi tiếng, ông ta đã viết ra nhiều cuốn sách nổi tiếng. Ông ta đã từng chữa trị cho những người nổi tiếng và giờ đây ông ta đang chú ý nghe bạn nói, điều này giúp bạn cảm thấy hài lòng. Không ai khác chịu lắng nghe bạn, ngay cả vợ của bạn. Giờ đây bạn tìm đến chuyên gia tâm lý, bạn nằm trên giường và chuyên gia tâm lý lắng nghe bạn nói. Dĩ nhiên bạn phải chi trả khá nhiều tiền để họ nghe bạn nói thì bạn cảm thấy bạn là một người quan trọng. Khi bạn bước ra khỏi phòng của chuyên gia tâm lý thì thái độ của bạn đã thay đổi. Bạn ca hát, bạn nhảy múa. Có thể ngay tuần sau bạn lại phải quay trở lại đây.

Bạn muốn người khác cần đến mình. Một người nào đó phải cần đến bạn, nếu không bạn sẽ cảm thấy lơ lửng, chơi vơi. Bạn cần có xã hội. Ngay cả khi có một ai đó đánh nhau với bạn cũng được, dù sao thì như thế vẫn tốt hơn bạn ngồi một mình, ít ra thì anh ta cũng chú ý đến bạn.

Mỗi khi bạn yêu một chàng trai hoặc một cô gái nào đó, bạn hãy quan sát điều này. Nhưng tôi e rằng khi đó bạn sẽ gặp khó khăn vì khi bạn yêu thì bạn gần như phát điên lên, bạn khó có thể quan sát được chính mình. Bạn hãy quan sát những người yêu nhau; họ nói với nhau rằng “Tôi yêu bạn” nhưng sâu thẳm trong tim họ thì họ muốn được người khác yêu. Tình yêu của họ không có thật nhưng nhu cầu muốn được người khác yêu là có thật. Họ yêu chỉ để được người khác yêu. Điều cơ bản không phải là yêu một ai đó, điều cơ bản là để được một ai đó yêu.

Đó là lý do tại sao những người yêu nhau không ngừng phàn nàn về nhau “Bạn yêu tôi không đủ nhiều”. Không gì có thể đủ bởi vì nhu cầu luôn vô hạn. Thế nên sự bó buộc là vô hạn. Dù người yêu của bạn có làm gì thì bạn cũng cảm thấy rằng vẫn còn nhiều điều thiếu khuyết cần phải được thực hiện; bạn vẫn có thể hy vọng nhiều hơn nữa, bạn vẫn có thể hình dung nhiều hơn nữa. Và rồi đó vẫn là sự thiếu khuyết và rồi bạn cảm thấy thất vọng. Mọi người yêu nhau đều nghĩ rằng “Tôi yêu, nhưng bạn yêu tôi không đủ”. Vậy thì vấn đề ở đây là gì?

Chẳng ai yêu thương ai cả. Trừ khi bạn là Jesus hoặc Đức Phật, bạn không thể yêu thương vì chỉ những ai gạt bỏ được nhu cầu muốn người khác cần đến mình mới có thể yêu thương.

Bạn không thể sống với chính mình. Mỗi khi bạn đơn độc bạn lại cảm thấy khó chịu; ngay lập tức bạn cảm thấy không thoải mái, bứt rứt, bồn chồn. Mình phải làm gì đây? Mình phải đi đâu đây? Đi đến nhà thờ, đi đến câu lạc bộ, đi đến rạp hát, đi đến bất kỳ nơi đâu. Mình phải đến một nơi nào đó để gặp gỡ người khác. Hoặc đi mua sắm. Đối với những người giàu có thì việc đi mua sắm là một trò chơi, là một môn thể thao. Nếu bạn nghèo thì bạn không cần phải vào cửa hàng, bạn có thể chỉ cần bước đi trên đường phố và ngắm nhìn các cửa hiệu. Nhưng bạn phải đi!

Tại sao lại có sự khao khát này? Vì mỗi khi bạn đơn độc một mình thì toàn bộ ý nghĩa trong bạn biến mất. Bạn phải ra ngoài, bạn phải tìm đến đám đông. Bạn muốn tìm kiếm ánh mắt của một ai đó, điều đó giúp bạn cảm thấy rằng mình có ý nghĩa. Mỗi khi có một phụ nữ nào đó nhìn bạn thì bạn trở nên quan trọng, trong khoảnh khắc đó bạn cảm thấy mình là người có ý nghĩa quan trọng trong cuộc sống. Đó là lý do tại sao tình yêu giúp bạn có được sự sống động.

Nhưng rắc rối là ở đây. Vì cùng một phụ nữ ngắm nhìn bạn hàng ngày sẽ không giúp bạn cảm thấy hài lòng nên các ông chồng trở nên chán nản với các bà vợ của mình, các bà vợ trở nên chán nản các ông chồng của mình. Bạn có thể có được ý nghĩa từ cùng một ánh mắt lặp đi lặp lại? Bạn đã quá quen thuộc với nó: Cô ấy là vợ bạn,chẳng có gì để chinh phục cả nên bạn muốn trở thành Byron, trở thành Don Joan và chinh phục hết phụ nữ này đến phụ nữ khác.

Đây không phải là một nhu cầu về giới tính, về tình dục. Bạn hãy nhớ, việc này chẳng liên hệ gì đến tình dục cả. Đó không phải là tình dục. Đó không phải là tình yêu (hoàn toàn không) vì tình yêu luôn muốn ở bên nhau càng nhiều càng tốt, tình yêu luôn xuất hiện một cách sâu sắc. Đây không phải là tình yêu cũng không phải là tình dục, đây là một cái gì đó khác hơn: một nhu cầu của bản ngã. Nếu mỗi ngày bạn có thể chinh phục một người phụ nữ thì bạn sẽ cảm thấy rất ý nghĩa, bạn cảm thấy mình là một người chiến thắng.

Nhưng nếu bạn mắc kẹt bởi một người phụ nữ và không ai liếc nhìn bạn, không một phụ nữ hoặc một người đàn ông nào đưa mắt nhìn bạn thì bạn cảm thấy rằng mình đã kết thúc. Đó là lý do tại sao các ông chồng và các bà vợ luôn có vẻ thiếu sinh khí. Bạn chỉ có thể liếc sơ qua và bạn có thể đoán chắc rằng đôi nam nữ đó có phải là đôi vợ chồng hay không. Nếu họ không phải là đôi vợ chồng thì bạn cảm nhận ngay sự khác biệt: họ luôn vui vẻ, cười nói cùng nhau. Nếu họ là đôi vợ chồng thì bạn nhận thấy rõ rằng họ chỉ đang chịu đựng nhau.

Hôm ấy là ngày kỷ niệm hai mươi lăm năm ngày cưới của Mulla Nasruddin, hôm ấy anh ta không có mặt ở nhà. Vợ anh ta cảm thấy tức giận vì cô ta chờ đợi anh ta sẽ làm một điều gì đó khác thường thế mà anh ta vẫn chẳng khác gì so với thường lệ. Cô ta hỏi “Nasruddin này, anh quên hôm nay là ngày gì rồi sao?”. 

Nasruddin nói, “Anh biết”.

“Thế thì anh hãy làm một điều gì đó khác thường đi chứ!”.

Nasruddin suy nghĩ và nói “Chúng ta hãy giữ im lặng trong hai mươi phút nhé!?”.

Mỗi khi bạn cảm thấy cuộc sống bế tắc, điều này cho thấy rằng có thể bạn đã nghĩ rằng đó là tình yêu nhưng thực ra đó lại không phải là tình yêu, đó chỉ là một nhu cầu của bản ngã: nhu cầu chinh phục, nhu cầu muốn người khác cần đến mình, muốn một người phụ nữ mới hoặc một người đàn ông mới cần đến mình. Nếu bạn thành công, bạn sẽ cảm thấy hạnh phúc trong một lúc nào đó vì khi đó bạn cảm thấy rằng mình không còn là một người bình thường mà là một người phi thường. Hitler đã cố gắng để làm gì? Để cả thế giới cần đến mình!

Nhưng ham muốn này không cho phép bạn sống đơn độc, sống tự do hoàn toàn. Một chính trị gia không thể trở nên mộ đạo được, họ đi theo hướng khác. Đó là lý do tại sao Jesus nói “Một người giàu có khó có thể đến được với miền cực lạc. Một con lạc đà có thể đi xuyên qua lỗ kim nhưng một người giàu có không thể đến với miền cực lạc”. Tại sao? Vì một người không ngừng tích lũy của cải sẽ luôn cố gắng trở thành một người quan trọng qua của cải của mình. Anh ta muốn trở thành một người nào đó và bất luận anh ta muốn trở thành ai thì cánh cửa dẫn đến miền cực lạc cũng đóng chặt trước mặt anh ta.

Chỉ một người hoàn toàn đơn độc mới có thể đến được đó. Những nhu cầu của bản ngã có thể làm bạn phát điên lên nhưng chúng không bao giờ thỏa mãn bạn được.

Ai là người đơn độc? Người đơn độc là người đã vứt bỏ được ham muốn về việc người khác phải cần đến mình. Nếu bạn trao cho anh ta tình yêu của bạn anh ta sẽ vui nhưng nếu bạn không trao cho anh ta tình yêu của bạn thì cũng chẳng sao, anh ta chẳng hề phàn nàn lấy một lời. Nếu bạn đến thăm anh ta thì anh ta sẽ vui, nhưng nếu bạn không đến thăm anh ta thì anh ta cũng vẫn vui như thường. Nếu anh ta sống giữa đám đông anh ta sẽ vui, nhưng nếu anh ta sống ẩn dật trong một hang động thì anh ta cũng vẫn vui.

Bạn không thể khiến một người đơn độc buồn phiền được vì anh ta đã học được cách sống với chính mình, vui với chính mình.

Ai là người đơn độc? Jesus nói Phúc thay cho người đơn độc... Ai có thể sống vui với chính mình cứ như thể họ đang sống cùng cả thế giới thì người đó sẽ tìm được niềm vui nơi chính mình giống như trẻ con.

Trẻ con có thể vui với chính mình. Chúng chơi đùa với chính chúng, chúng tự bú ngón tay chúng và tự ru ngủ chính mình. Nếu chúng có cần đến người khác thì đó chỉ là nhu cầu về vật chất mà thôi. Bạn cho chúng sữa, bạn thay quần áo cho chúng (chỉ là những nhu cầu về vật chất). Chúng không có nhu cầu về tinh thần. Chúng chẳng quan tâm đến việc người khác nghĩ gì về chúng. Đó là lý do tại sao mọi trẻ con đều xinh đẹp (vì chúng không quan tâm đến việc bạn nghĩ rằng chúng đẹp hay hay xấu).

Khi chào đời không một đứa trẻ nào xấu xí cả, nhưng theo thời gian chúng dần dần trở nên xấu xí. Thật khó có thể tìm được một người già đẹp đẽ, rất hiếm hoi. Mọi trẻ con đều đẹp đẽ, mọi người già đều xấu xí. Vấn đề ở đây là gì? Khi trẻ con được sinh ra trong sự đẹp đẽ, chúng cũng cần phải qua đời trong sự đẹp đẽ! Nhưng cuộc sống đã tác động đến chúng... 

Mọi trẻ con đều độc lập, đó là vẻ đẹp của chúng; chúng tồn tại giống như một tia sáng. Mọi người già đều cảm thấy mình vô dụng, họ nhận thấy rằng không ai cần đến họ nữa. Những người cần đến họ đã biến mất, vợ họ đã qua đời, chồng họ đã qua đời. Giờ đây thế giới không cần đến họ nữa; không ai đến nhà họ nữa, không ai để ý đến họ nữa. Có thể trước đây họ là giám đốc ngân hàng, là chuyên gia tâm lý, là ông chủ ở nhà máy nhưng giờ đây chẳng ai quan tâm đến họ. Không ai nhớ đến họ, họ cảm thấy mình trở thành vô dụng; họ chỉ chờ đợi cái chết xuất hiện. Chẳng ai bận tâm... ngay cả khi họ chết, chẳng ai bận tâm cả. Ngay cả cái chết cũng trở thành xấu xí .

Khi bạn có thể nghĩ rằng khi bạn chết thì hàng triệu người sẽ khóc vì bạn, bạn sẽ cảm thấy vui, hàng ngàn người sẽ đến để tỏ lòng tôn kính khi bạn chết.

Một người sống ở Mỹ muốn biết rằng mọi người sẽ phản ứng ra sao khi ông qua đời nên khi bác sĩ nói rằng trong vòng mười hai giờ đồng hồ nữa ông sẽ chết, ông lập tức cho loan tin về cái chết của mình. Vì ông là chủ của nhiều rạp xiếc, nhiều tòa báo, nhiều đại lý quảng cáo nên chỉ trong buổi sáng hôm ấy tin tức này lập tức xuất hiện trên các đài truyền hình, đài phát thanh, báo chí. Người ta liên tục gọi điện đến chia buồn. Ông ta biết rõ tất cả những việc này, ông cảm thấy vô cùng hài lòng!

Mọi người luôn tỏ ra tử tế khi bạn qua đời; bạn lập tức trở thành một thiên thần vì không ai nghĩ rằng họ nên nói điều gì đó để lăng mạ bạn khi bạn đã qua đời. Khi bạn còn sống, có thể có một ai đó nguyền rủa bạn. Bạn hãy nhớ rằng, khi bạn chết thì họ sẽ vui vẻ, ít nhất thì bạn cũng đã làm một việc tốt: Bạn đã chết!

Mọi người đều tỏ lòng tôn kính đối với ông ta, hình ảnh của ông ta xuất hiện trên các tờ báo, ông ta hoàn toàn hài lòng với việc này. Và rồi ông ta qua đời, hoàn toàn thanh thản với cảm giác rằng mọi việc đang diễn ra tốt đẹp .

Bạn không những cần đến người khác trong khi đang còn sống, ngay cả khi bạn qua đời bạn cũng vẫn cần đến người khác... Bạn hãy nghĩ về cái chết của chính mình: chỉ có hai hoặc ba người, người hầu của bạn và con chó của bạn đi sau quan tài để nói lời tạm biệt cuối cùng. Không ai khác, không báo chí, không chụp ảnh, không gì cả (ngay cả bạn bè của bạn cũng không xuất hiện). Mọi người đều cảm thấy rằng gánh nặng đã được trút bỏ. Bạn hãy nghĩ về điều đó và bạn lập tức cảm thấy buồn bã. Ngay cả khi bạn chết thì mong muốn rằng người khác cần đến mình vẫn tồn tại. Thế thì cuộc sống này là gì? Thứ quan trọng là quan điểm của mọi người về bạn, chứ không phải là bạn? Sự tồn tại của bạn chẳng có ý nghĩa gì cả sao?

Khi Jesus nói Phúc thay cho người đơn độc..., Người có ý muốn nói rằng: một người đơn độc là một người hoàn toàn vui vẻ với chính mình, anh ta có thể sống một mình trên trái đất này và chẳng có gì có thể biến đổi được tâm trạng của anh ta. Nếu toàn thế giới biến mất trong cuộc chiến tranh thế giới lần thứ ba (cuộc chiến này có thể xảy ra bất kỳ lúc nào) và chỉ còn lại mình bạn, bạn sẽ làm gì? Ngoài việc tự sát ra, bạn sẽ làm gì? Nhưng một người đơn độc có thể ngồi dưới gốc cây và trở thành một vị Phật mà không cần đến thế giới. Người đơn độc sẽ vui vẻ, anh ta sẽ ca hát, sẽ nhảy múa, tâm trạng anh ta sẽ không thay đổi. Bạn không thể tác động đến tâm trạng của một người đơn độc.

Ai cần đến đám đông sẽ bị quẳng vào đám đông. Đó là nhu cầu của họ, đó là đòi hỏi của họ, đó là khao khát của họ. Cuộc sống sẽ thỏa mãn tất cả những gì bạn đòi hỏi. Đừng đổ lỗi cho bất kỳ ai khác cả, đó là những gì bạn đã và đang ước nguyện. Hãy nhớ rằng: đây là một trong những việc nguy hiểm nhất trên đời, bạn muốn thứ gì thì bạn sẽ có thứ ấy.

Bạn hãy suy nghĩ trước khi ham muốn một thứ gì đó. Rất có khả năng rằng ham muốn đó sẽ được thỏa mãn và khi đó bạn sẽ đau khổ. Đó là những gì xảy ra với một người giàu có. Trước đây anh ta nghèo khó, khi ấy anh ta khao khát được giàu có, anh ta liên tục khao khát muốn giàu có và giờ đây anh ta đã được giàu có. Giờ đây anh ta không vui, giờ đây anh ta đang khóc và nói “Cả cuộc đời tôi đã trôi qua, tôi chỉ dành thời gian để tích lũy những thứ vô nghĩa và giờ đây tôi là kẻ bất hạnh!”. Nhưng đây đã là khao khát của anh ta. Nếu bạn khao khát kiến thức, bạn sẽ có được kiến thức. Đầu óc bạn trở thành một chiếc thư viện, chứa đựng các loại sách quý và Kinh thánh. Nhưng rồi cuối cùng bạn sẽ khóc nức nở và gào lên “Chỉ toàn chữ nghĩa và chữ nghĩa, chẳng có gì ý nghĩa cả. Tôi đã hoang phí cả đời mình cho việc này”.

Hãy khao khát với sự sáng suốt vì mọi khao khát sẽ được thỏa mãn vào một lúc nào đó. Bạn luôn cần phải có thời gian vì bạn luôn xếp hàng; nhiều người khác cũng có cùng một khao khát như bạn và họ đang đứng trước bạn nên bạn cần phải có thời gian. Khao khát của bạn sẽ được thỏa mãn, đây là một trong những quy luật nguy hiểm nên trước khi bạn khao khát, hãy suy nghĩ! Trước khi bạn đòi hỏi, bạn hãy suy nghĩ! Bạn hãy nhớ rằng một ngày nào đó bạn sẽ được đáp ứng và rồi bạn sẽ đau khổ.

Một người đơn độc, một sannyasin, là một người lang thang, là một người hoàn toàn hạnh phúc với sự đơn độc của chính mình. Nếu có ai đó bước đi cạnh anh ta cũng tốt, nếu không có cũng tốt. Nếu có ai đó rời bỏ anh ta cũng tốt, nếu không cũng tốt. Anh ta chẳng bao giờ chờ đợi ai cả và anh ta cũng chẳng bao giờ quay đầu nhìn lại. Đơn độc, anh ta sống trọn vẹn.





















Jesus nói: 
Phúc thay cho người đơn độc, họ sẽ tìm được miền cực lạc; vì họ đến từ đó nên họ sẽ quay trở lại đó. - trích từ sách Phúc âm của Thánh Thomas.

Khao khát sâu sắc nhất ở con người chính là sự tự do hoàn toàn.Sự tự do, moksha, là mục tiêu quan trọng nhất của con người. Jesus gọi nó là “vương quốc của Thượng đế”, ở đó không còn tồn tại gông cùm, không gò ép, không trói buộc; bạn không va chạm với bất kỳ ai... như thể bạn đang sống  đơn độc vậy.

Sự tự do và sự đơn độc là hai khía cạnh của cùng một vấn đề. Đó là lý do tại sao Mahavira gọi khái niệm về sự tự do của Người là “kaivalya”. Kaivalya có nghĩa là hoàn toàn đơn độc, cứ như là không ai tồn tại vậy. Khi bạn hoàn toàn đơn độc, ai sẽ là người gò ép bạn?

Đó là lý do tại sao những người muốn tìm kiếm sự tự do sẽ phải khám phá sự đơn độc của mình; họ sẽ phải tìm cách để chạm được tới sự đơn độc của mình.

Nhân loại được sinh ra là một phần của thế giới, là một thành viên của xã hội, của gia đình, là một phần trong số đông. Họ được nuôi dưỡng trong vai trò là một cá nhân độc lập, là một cá nhân cấu thành xã hội. Mọi nền giáo dục, mọi nền văn hóa đều nói về việc làm thế nào để giúp một đứa bé hòa nhập cùng xã hội, làm thế nào để nó hòa hợp cùng mọi người. Đây là những gì các chuyên gia tâm lý gọi là “sự hòa nhập”. Mỗi khi có ai đó sống đơn độc thì người ta gọi anh ta là người không hòa nhập.

Xã hội tồn tại như một mạng lưới, tập hợp nhiều cá nhân. Ở đó bạn có thể có được một ít tự do. Nếu bạn hành động theo xu hướng của xã hội, nếu bạn trở thành một người biết vâng lời họ, họ sẽ cho bạn một ít tự do. Nếu bạn trở thành một nô lệ, bạn được cho tặng sự tự do. Nhưng đó là sự tự do được cho tặng từ người khác, họ có thể lấy lại sự tự do bất kỳ lúc nào. Đó là sự hòa nhập cùng mọi người nên sự gò ép vẫn tồn tại.

Trong xã hội, trong đời sống xã hội, không ai có được sự tự do hoàn toàn. Chính sự tồn tại của người khác sẽ tạo ra rắc rối. Sartre nói “Người khác là địa ngục”. Ông ta nói rất đúng vì người khác tạo ra những căng thẳng trong bạn; bạn lo lắng vì người khác. Những va chạm xung đột sẽ xảy ra vì người khác cũng muốn tìm kiếm sự tự do hoàn toàn giống như bạn đang tìm kiếm (mọi người đều cần đến sự tự do hoàn toàn) và sự tự do hoàn toàn chỉ có thể dành cho một người.

Ngay cả những người mà bạn gọi là vua cũng không thể hoàn toàn tự do. Nhìn từ bên ngoài thì có vẻ như là họ có sự tự do hoàn toàn nhưng không phải thế. Họ cần phải được bảo vệ, họ phụ thuộc vào người khác. Sự tự do của họ chỉ là vẻ ngoài. Tuy thế, do nhu cầu về sự tự do, người ta vẫn muốn trở thành một vị vua, một vị hoàng đế. Vị hoàng đế khiến bạn có ấn tượng sai lạc rằng ông ta là người tự do.

Người ta cũng muốn trở nên rất giàu có vì những người giàu có cũng tạo ra một ấn tượng sai lạc rằng họ được tự do. Một người nghèo khổ làm sao có thể tự do được? Nhu cầu của họ sẽ trở thành sự trói buộc và họ không thể thỏa mãn được các nhu cầu của mình. Họ gặp bế tắc mọi bề nên họ khao khát được giàu có. Ẩn phía sau khao khát này là niềm khao khát về sự tự do hoàn toàn và mọi khao khát khác đều được tạo ra từ khao khát cơ bản này. Nhưng nếu bạn đi sai hướng, bạn có thể tiến mãi về phía trước nhưng bạn sẽ chẳng bao giờ đến được mục tiêu của mình vì ngay từ đầu bạn đã bước đi sai hướng, bạn đã sai hướng ngay từ bước đầu tiên.

Mục tiêu cuối cùng là sự tự do hoàn toàn; tín ngưỡng chỉ là một phương tiện để hướng tới mục tiêu này.

Ngược lại, môn tâm lý học lại phục vụ cho xã hội. Các chuyên gia tâm lý học không ngừng tìm mọi cách để bạn hòa nhập cùng xã hội. Chính trị, dĩ nhiên, phục vụ cho xã hội. Nó trao cho bạn một ít sự tự do để bạn có thể trở thành nô lệ. Đó chỉ là sự đút lót, họ có thể lấy lại sự tự do này bất kỳ lúc nào. Nếu bạn nghĩ rằng bạn thực sự được tự do, một lúc nào đó bạn có thể bị ném vào tù.

Bạn không thể nhận ra được điều gì đang xảy ra. Bạn không thể cảm nhận được bạn đang hoang phí cuộc sống của mình như thế nào, bạn không thể nhận ra được bệnh mà bạn đang mang theo bên mình trong suốt nhiều thế hệ qua. Bạn đang ngồi trên ngọn núi lửa và họ không ngừng nói rằng mọi việc đều diễn ra tốt đẹp. Một số người vẫn không ngừng nói với bạn rằng “Bạn không cần phải bối rối, chúng tôi có mặt ở đây. Hãy vứt bỏ mọi thứ trong tay mình và chúng tôi sẽ chăm sóc bạn trong kiếp này cũng như trong kiếp khác”. Bạn đã bỏ mặc mọi thứ cho họ quyết định, đó là lý do bạn sống trong ưu phiền.

Xã hội không thể cho bạn sự tự do. Đó là điều không thể vì xã hội không thể giúp mọi người đều được tự do hoàn toàn. Thế thì bạn phải làm gì? Làm thế nào để vượt qua được xã hội? Đó là vấn đề dành cho một người mộ đạo. Nhưng điều đó dường như là không thể. Dù bạn đi đâu xã hội cũng vây lấy bạn. Bạn có thể di chuyển từ xã hội này sang xã hội khác nhưng xã hội vẫn luôn ở đó. Hoặc bạn có thể rời bỏ xã hội này để vào rừng sâu ẩn nấp, làm bạn với chim chóc và các loài động vật và dù sớm dù muộn thì một gia đình cũng xuất hiện, gia đình này gồm có bạn và các loài chim chóc động vật. Hàng ngày bạn sẽ chờ đợi lũ chim đến ca hát.

Lúc này bạn không hiểu được rằng bạn đang phụ thuộc, bạn phụ thuộc vào bầy chim. Nếu bầy chim không quay trở lại, bạn sẽ cảm thấy âu lo: Điều gì đã xảy ra với bầy chim? Tại sao chúng không quay trở lại đây? Sự căng thẳng xuất hiện, chẳng khác gì khi bạn lo lắng về vợ con của mình. Cùng một khuôn mẫu, chẳng khác gì, khi người khác xuất hiện. Nếu bạn vào rừng sâu thì bạn vẫn tạo ra một xã hội.

Bạn cần phải hiểu rõ điều này: Xã hội không phải là một đối tượng ngoại vi, nó nằm trong chính bạn. Trừ khi những nguyên nhân cơ bản bên trong bạn biến mất, dù bạn đi đâu thì xã hội cũng ở bên bạn.

Tại sao bạn không thể sống mà không có xã hội? Ngay cả khi bạn ở trong rừng sâu thì bạn vẫn chờ đợi một ai đó, một người qua đường, một người đi săn. Nếu có một ai đó xuất hiện, bạn sẽ cảm thấy một niềm vui nho nhỏ xuất hiện. Khi ở một mình, bạn buồn bã, nếu có ai đó xuất hiện, bạn sẽ trò chuyện. Bạn sẽ hỏi “Điều gì đang xảy ra trên thế giới? Anh có tờ báo nào mới nhất không?”, hoặc “Hãy cho tôi biết tin tức mới nhất trên thế giới, tôi rất muốn biết”.

Tại sao? Tại sao bạn không thể sống mà không có xã hội?

Thứ nhất, bạn cần phải được người khác cần đến; bạn có một khao khát sâu sắc rằng có ai đó cần đến bạn. Nếu không ai cần đến bạn, bạn sẽ cảm thấy mình vô dụng, vô nghĩa. Nếu một ai đó cần đến bạn, người đó sẽ giúp bạn cảm thấy rằng mình là người quan trọng, mình là người có ý nghĩa. Bạn không ngừng nói rằng “Tôi phải chăm sóc vợ và con mình” cứ như thể bạn đang cưu mang họ như một gánh nặng, bạn sai rồi. Bạn nói về điều đó cứ như thể bạn đang cưu mang họ như một gánh nặng, bạn sai rồi. Bạn nói về điều đó cứ như thể đó là nhiệm vụ và trách nhiệm của bạn, bạn sai rồi. Bạn thử nghĩ mà xem, nếu vợ và con bạn biến mất thì bạn sẽ làm gì? Đột nhiên bạn sẽ cảm thấy cuộc sống của mình thật vô nghĩa. Bọn trẻ, chúng đang chờ đợi bạn, chúng giúp bạn có được tầm quan trọng trong cuộc sống này. Khi không ai cần đến bạn thì cũng chẳng ai quan tâm đến bạn; việc bạn có tồn tại hay không cũng chẳng có ý nghĩa gì.

Toàn bộ ngành phân tâm học đều được đặt trên nền tảng là việc lắng nghe. Chẳng có gì đặc biệt cả, đây gần như là một trò bịp. Nhưng tại sao ngành phân tâm học vẫn tồn tại? Một người chú ý đến bạn. Đó không phải là một người bình thường, đó là một chuyên gia tâm lý học nổi tiếng, ông ta đã viết ra nhiều cuốn sách nổi tiếng. Ông ta đã từng chữa trị cho những người nổi tiếng và giờ đây ông ta đang chú ý nghe bạn nói, điều này giúp bạn cảm thấy hài lòng. Không ai khác chịu lắng nghe bạn, ngay cả vợ của bạn. Giờ đây bạn tìm đến chuyên gia tâm lý, bạn nằm trên giường và chuyên gia tâm lý lắng nghe bạn nói. Dĩ nhiên bạn phải chi trả khá nhiều tiền để họ nghe bạn nói thì bạn cảm thấy bạn là một người quan trọng. Khi bạn bước ra khỏi phòng của chuyên gia tâm lý thì thái độ của bạn đã thay đổi. Bạn ca hát, bạn nhảy múa. Có thể ngay tuần sau bạn lại phải quay trở lại đây.

Bạn muốn người khác cần đến mình. Một người nào đó phải cần đến bạn, nếu không bạn sẽ cảm thấy lơ lửng, chơi vơi. Bạn cần có xã hội. Ngay cả khi có một ai đó đánh nhau với bạn cũng được, dù sao thì như thế vẫn tốt hơn bạn ngồi một mình, ít ra thì anh ta cũng chú ý đến bạn.

Mỗi khi bạn yêu một chàng trai hoặc một cô gái nào đó, bạn hãy quan sát điều này. Nhưng tôi e rằng khi đó bạn sẽ gặp khó khăn vì khi bạn yêu thì bạn gần như phát điên lên, bạn khó có thể quan sát được chính mình. Bạn hãy quan sát những người yêu nhau; họ nói với nhau rằng “Tôi yêu bạn” nhưng sâu thẳm trong tim họ thì họ muốn được người khác yêu. Tình yêu của họ không có thật nhưng nhu cầu muốn được người khác yêu là có thật. Họ yêu chỉ để được người khác yêu. Điều cơ bản không phải là yêu một ai đó, điều cơ bản là để được một ai đó yêu.

Đó là lý do tại sao những người yêu nhau không ngừng phàn nàn về nhau “Bạn yêu tôi không đủ nhiều”. Không gì có thể đủ bởi vì nhu cầu luôn vô hạn. Thế nên sự bó buộc là vô hạn. Dù người yêu của bạn có làm gì thì bạn cũng cảm thấy rằng vẫn còn nhiều điều thiếu khuyết cần phải được thực hiện; bạn vẫn có thể hy vọng nhiều hơn nữa, bạn vẫn có thể hình dung nhiều hơn nữa. Và rồi đó vẫn là sự thiếu khuyết và rồi bạn cảm thấy thất vọng. Mọi người yêu nhau đều nghĩ rằng “Tôi yêu, nhưng bạn yêu tôi không đủ”. Vậy thì vấn đề ở đây là gì?

Chẳng ai yêu thương ai cả. Trừ khi bạn là Jesus hoặc Đức Phật, bạn không thể yêu thương vì chỉ những ai gạt bỏ được nhu cầu muốn người khác cần đến mình mới có thể yêu thương.

Bạn không thể sống với chính mình. Mỗi khi bạn đơn độc bạn lại cảm thấy khó chịu; ngay lập tức bạn cảm thấy không thoải mái, bứt rứt, bồn chồn. Mình phải làm gì đây? Mình phải đi đâu đây? Đi đến nhà thờ, đi đến câu lạc bộ, đi đến rạp hát, đi đến bất kỳ nơi đâu. Mình phải đến một nơi nào đó để gặp gỡ người khác. Hoặc đi mua sắm. Đối với những người giàu có thì việc đi mua sắm là một trò chơi, là một môn thể thao. Nếu bạn nghèo thì bạn không cần phải vào cửa hàng, bạn có thể chỉ cần bước đi trên đường phố và ngắm nhìn các cửa hiệu. Nhưng bạn phải đi!

Tại sao lại có sự khao khát này? Vì mỗi khi bạn đơn độc một mình thì toàn bộ ý nghĩa trong bạn biến mất. Bạn phải ra ngoài, bạn phải tìm đến đám đông. Bạn muốn tìm kiếm ánh mắt của một ai đó, điều đó giúp bạn cảm thấy rằng mình có ý nghĩa. Mỗi khi có một phụ nữ nào đó nhìn bạn thì bạn trở nên quan trọng, trong khoảnh khắc đó bạn cảm thấy mình là người có ý nghĩa quan trọng trong cuộc sống. Đó là lý do tại sao tình yêu giúp bạn có được sự sống động.

Nhưng rắc rối là ở đây. Vì cùng một phụ nữ ngắm nhìn bạn hàng ngày sẽ không giúp bạn cảm thấy hài lòng nên các ông chồng trở nên chán nản với các bà vợ của mình, các bà vợ trở nên chán nản các ông chồng của mình. Bạn có thể có được ý nghĩa từ cùng một ánh mắt lặp đi lặp lại? Bạn đã quá quen thuộc với nó: Cô ấy là vợ bạn,chẳng có gì để chinh phục cả nên bạn muốn trở thành Byron, trở thành Don Joan và chinh phục hết phụ nữ này đến phụ nữ khác.

Đây không phải là một nhu cầu về giới tính, về tình dục. Bạn hãy nhớ, việc này chẳng liên hệ gì đến tình dục cả. Đó không phải là tình dục. Đó không phải là tình yêu (hoàn toàn không) vì tình yêu luôn muốn ở bên nhau càng nhiều càng tốt, tình yêu luôn xuất hiện một cách sâu sắc. Đây không phải là tình yêu cũng không phải là tình dục, đây là một cái gì đó khác hơn: một nhu cầu của bản ngã. Nếu mỗi ngày bạn có thể chinh phục một người phụ nữ thì bạn sẽ cảm thấy rất ý nghĩa, bạn cảm thấy mình là một người chiến thắng.

Nhưng nếu bạn mắc kẹt bởi một người phụ nữ và không ai liếc nhìn bạn, không một phụ nữ hoặc một người đàn ông nào đưa mắt nhìn bạn thì bạn cảm thấy rằng mình đã kết thúc. Đó là lý do tại sao các ông chồng và các bà vợ luôn có vẻ thiếu sinh khí. Bạn chỉ có thể liếc sơ qua và bạn có thể đoán chắc rằng đôi nam nữ đó có phải là đôi vợ chồng hay không. Nếu họ không phải là đôi vợ chồng thì bạn cảm nhận ngay sự khác biệt: họ luôn vui vẻ, cười nói cùng nhau. Nếu họ là đôi vợ chồng thì bạn nhận thấy rõ rằng họ chỉ đang chịu đựng nhau.

Hôm ấy là ngày kỷ niệm hai mươi lăm năm ngày cưới của Mulla Nasruddin, hôm ấy anh ta không có mặt ở nhà. Vợ anh ta cảm thấy tức giận vì cô ta chờ đợi anh ta sẽ làm một điều gì đó khác thường thế mà anh ta vẫn chẳng khác gì so với thường lệ. Cô ta hỏi “Nasruddin này, anh quên hôm nay là ngày gì rồi sao?”. 

Nasruddin nói, “Anh biết”.

“Thế thì anh hãy làm một điều gì đó khác thường đi chứ!”.

Nasruddin suy nghĩ và nói “Chúng ta hãy giữ im lặng trong hai mươi phút nhé!?”.

Mỗi khi bạn cảm thấy cuộc sống bế tắc, điều này cho thấy rằng có thể bạn đã nghĩ rằng đó là tình yêu nhưng thực ra đó lại không phải là tình yêu, đó chỉ là một nhu cầu của bản ngã: nhu cầu chinh phục, nhu cầu muốn người khác cần đến mình, muốn một người phụ nữ mới hoặc một người đàn ông mới cần đến mình. Nếu bạn thành công, bạn sẽ cảm thấy hạnh phúc trong một lúc nào đó vì khi đó bạn cảm thấy rằng mình không còn là một người bình thường mà là một người phi thường. Hitler đã cố gắng để làm gì? Để cả thế giới cần đến mình!

Nhưng ham muốn này không cho phép bạn sống đơn độc, sống tự do hoàn toàn. Một chính trị gia không thể trở nên mộ đạo được, họ đi theo hướng khác. Đó là lý do tại sao Jesus nói “Một người giàu có khó có thể đến được với miền cực lạc. Một con lạc đà có thể đi xuyên qua lỗ kim nhưng một người giàu có không thể đến với miền cực lạc”. Tại sao? Vì một người không ngừng tích lũy của cải sẽ luôn cố gắng trở thành một người quan trọng qua của cải của mình. Anh ta muốn trở thành một người nào đó và bất luận anh ta muốn trở thành ai thì cánh cửa dẫn đến miền cực lạc cũng đóng chặt trước mặt anh ta.

Chỉ một người hoàn toàn đơn độc mới có thể đến được đó. Những nhu cầu của bản ngã có thể làm bạn phát điên lên nhưng chúng không bao giờ thỏa mãn bạn được.

Ai là người đơn độc? Người đơn độc là người đã vứt bỏ được ham muốn về việc người khác phải cần đến mình. Nếu bạn trao cho anh ta tình yêu của bạn anh ta sẽ vui nhưng nếu bạn không trao cho anh ta tình yêu của bạn thì cũng chẳng sao, anh ta chẳng hề phàn nàn lấy một lời. Nếu bạn đến thăm anh ta thì anh ta sẽ vui, nhưng nếu bạn không đến thăm anh ta thì anh ta cũng vẫn vui như thường. Nếu anh ta sống giữa đám đông anh ta sẽ vui, nhưng nếu anh ta sống ẩn dật trong một hang động thì anh ta cũng vẫn vui.

Bạn không thể khiến một người đơn độc buồn phiền được vì anh ta đã học được cách sống với chính mình, vui với chính mình.

Ai là người đơn độc? Jesus nói Phúc thay cho người đơn độc... Ai có thể sống vui với chính mình cứ như thể họ đang sống cùng cả thế giới thì người đó sẽ tìm được niềm vui nơi chính mình giống như trẻ con.

Trẻ con có thể vui với chính mình. Chúng chơi đùa với chính chúng, chúng tự bú ngón tay chúng và tự ru ngủ chính mình. Nếu chúng có cần đến người khác thì đó chỉ là nhu cầu về vật chất mà thôi. Bạn cho chúng sữa, bạn thay quần áo cho chúng (chỉ là những nhu cầu về vật chất). Chúng không có nhu cầu về tinh thần. Chúng chẳng quan tâm đến việc người khác nghĩ gì về chúng. Đó là lý do tại sao mọi trẻ con đều xinh đẹp (vì chúng không quan tâm đến việc bạn nghĩ rằng chúng đẹp hay hay xấu).

Khi chào đời không một đứa trẻ nào xấu xí cả, nhưng theo thời gian chúng dần dần trở nên xấu xí. Thật khó có thể tìm được một người già đẹp đẽ, rất hiếm hoi. Mọi trẻ con đều đẹp đẽ, mọi người già đều xấu xí. Vấn đề ở đây là gì? Khi trẻ con được sinh ra trong sự đẹp đẽ, chúng cũng cần phải qua đời trong sự đẹp đẽ! Nhưng cuộc sống đã tác động đến chúng... 

Mọi trẻ con đều độc lập, đó là vẻ đẹp của chúng; chúng tồn tại giống như một tia sáng. Mọi người già đều cảm thấy mình vô dụng, họ nhận thấy rằng không ai cần đến họ nữa. Những người cần đến họ đã biến mất, vợ họ đã qua đời, chồng họ đã qua đời. Giờ đây thế giới không cần đến họ nữa; không ai đến nhà họ nữa, không ai để ý đến họ nữa. Có thể trước đây họ là giám đốc ngân hàng, là chuyên gia tâm lý, là ông chủ ở nhà máy nhưng giờ đây chẳng ai quan tâm đến họ. Không ai nhớ đến họ, họ cảm thấy mình trở thành vô dụng; họ chỉ chờ đợi cái chết xuất hiện. Chẳng ai bận tâm... ngay cả khi họ chết, chẳng ai bận tâm cả. Ngay cả cái chết cũng trở thành xấu xí .

Khi bạn có thể nghĩ rằng khi bạn chết thì hàng triệu người sẽ khóc vì bạn, bạn sẽ cảm thấy vui, hàng ngàn người sẽ đến để tỏ lòng tôn kính khi bạn chết.

Một người sống ở Mỹ muốn biết rằng mọi người sẽ phản ứng ra sao khi ông qua đời nên khi bác sĩ nói rằng trong vòng mười hai giờ đồng hồ nữa ông sẽ chết, ông lập tức cho loan tin về cái chết của mình. Vì ông là chủ của nhiều rạp xiếc, nhiều tòa báo, nhiều đại lý quảng cáo nên chỉ trong buổi sáng hôm ấy tin tức này lập tức xuất hiện trên các đài truyền hình, đài phát thanh, báo chí. Người ta liên tục gọi điện đến chia buồn. Ông ta biết rõ tất cả những việc này, ông cảm thấy vô cùng hài lòng!

Mọi người luôn tỏ ra tử tế khi bạn qua đời; bạn lập tức trở thành một thiên thần vì không ai nghĩ rằng họ nên nói điều gì đó để lăng mạ bạn khi bạn đã qua đời. Khi bạn còn sống, có thể có một ai đó nguyền rủa bạn. Bạn hãy nhớ rằng, khi bạn chết thì họ sẽ vui vẻ, ít nhất thì bạn cũng đã làm một việc tốt: Bạn đã chết!

Mọi người đều tỏ lòng tôn kính đối với ông ta, hình ảnh của ông ta xuất hiện trên các tờ báo, ông ta hoàn toàn hài lòng với việc này. Và rồi ông ta qua đời, hoàn toàn thanh thản với cảm giác rằng mọi việc đang diễn ra tốt đẹp .

Bạn không những cần đến người khác trong khi đang còn sống, ngay cả khi bạn qua đời bạn cũng vẫn cần đến người khác... Bạn hãy nghĩ về cái chết của chính mình: chỉ có hai hoặc ba người, người hầu của bạn và con chó của bạn đi sau quan tài để nói lời tạm biệt cuối cùng. Không ai khác, không báo chí, không chụp ảnh, không gì cả (ngay cả bạn bè của bạn cũng không xuất hiện). Mọi người đều cảm thấy rằng gánh nặng đã được trút bỏ. Bạn hãy nghĩ về điều đó và bạn lập tức cảm thấy buồn bã. Ngay cả khi bạn chết thì mong muốn rằng người khác cần đến mình vẫn tồn tại. Thế thì cuộc sống này là gì? Thứ quan trọng là quan điểm của mọi người về bạn, chứ không phải là bạn? Sự tồn tại của bạn chẳng có ý nghĩa gì cả sao?

Khi Jesus nói Phúc thay cho người đơn độc..., Người có ý muốn nói rằng: một người đơn độc là một người hoàn toàn vui vẻ với chính mình, anh ta có thể sống một mình trên trái đất này và chẳng có gì có thể biến đổi được tâm trạng của anh ta. Nếu toàn thế giới biến mất trong cuộc chiến tranh thế giới lần thứ ba (cuộc chiến này có thể xảy ra bất kỳ lúc nào) và chỉ còn lại mình bạn, bạn sẽ làm gì? Ngoài việc tự sát ra, bạn sẽ làm gì? Nhưng một người đơn độc có thể ngồi dưới gốc cây và trở thành một vị Phật mà không cần đến thế giới. Người đơn độc sẽ vui vẻ, anh ta sẽ ca hát, sẽ nhảy múa, tâm trạng anh ta sẽ không thay đổi. Bạn không thể tác động đến tâm trạng của một người đơn độc.

Ai cần đến đám đông sẽ bị quẳng vào đám đông. Đó là nhu cầu của họ, đó là đòi hỏi của họ, đó là khao khát của họ. Cuộc sống sẽ thỏa mãn tất cả những gì bạn đòi hỏi. Đừng đổ lỗi cho bất kỳ ai khác cả, đó là những gì bạn đã và đang ước nguyện. Hãy nhớ rằng: đây là một trong những việc nguy hiểm nhất trên đời, bạn muốn thứ gì thì bạn sẽ có thứ ấy.

Bạn hãy suy nghĩ trước khi ham muốn một thứ gì đó. Rất có khả năng rằng ham muốn đó sẽ được thỏa mãn và khi đó bạn sẽ đau khổ. Đó là những gì xảy ra với một người giàu có. Trước đây anh ta nghèo khó, khi ấy anh ta khao khát được giàu có, anh ta liên tục khao khát muốn giàu có và giờ đây anh ta đã được giàu có. Giờ đây anh ta không vui, giờ đây anh ta đang khóc và nói “Cả cuộc đời tôi đã trôi qua, tôi chỉ dành thời gian để tích lũy những thứ vô nghĩa và giờ đây tôi là kẻ bất hạnh!”. Nhưng đây đã là khao khát của anh ta. Nếu bạn khao khát kiến thức, bạn sẽ có được kiến thức. Đầu óc bạn trở thành một chiếc thư viện, chứa đựng các loại sách quý và Kinh thánh. Nhưng rồi cuối cùng bạn sẽ khóc nức nở và gào lên “Chỉ toàn chữ nghĩa và chữ nghĩa, chẳng có gì ý nghĩa cả. Tôi đã hoang phí cả đời mình cho việc này”.

Hãy khao khát với sự sáng suốt vì mọi khao khát sẽ được thỏa mãn vào một lúc nào đó. Bạn luôn cần phải có thời gian vì bạn luôn xếp hàng; nhiều người khác cũng có cùng một khao khát như bạn và họ đang đứng trước bạn nên bạn cần phải có thời gian. Khao khát của bạn sẽ được thỏa mãn, đây là một trong những quy luật nguy hiểm nên trước khi bạn khao khát, hãy suy nghĩ! Trước khi bạn đòi hỏi, bạn hãy suy nghĩ! Bạn hãy nhớ rằng một ngày nào đó bạn sẽ được đáp ứng và rồi bạn sẽ đau khổ.

Một người đơn độc, một sannyasin, là một người lang thang, là một người hoàn toàn hạnh phúc với sự đơn độc của chính mình. Nếu có ai đó bước đi cạnh anh ta cũng tốt, nếu không có cũng tốt. Nếu có ai đó rời bỏ anh ta cũng tốt, nếu không cũng tốt. Anh ta chẳng bao giờ chờ đợi ai cả và anh ta cũng chẳng bao giờ quay đầu nhìn lại. Đơn độc, anh ta sống trọn vẹn.





















Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét

HÃY TÌM LẠI CHÍNH MÌNH BẰNG SỰ THỨC TÌNH MỤC ĐÍCH SỐNG

Nhân loại đã thực sự sẵn sàng cho một quá trình chuyển biến nhận thức , một quá trình nở hoa sâu sắc và triệt để của tâm thức đến độ , so với quá trình này thì việc cây cỏ nở hoa 114 triệu năm trước đây , dù cho đẹp đến mấy thì đấy cũng chỉ là sự phản ánh nhạt nhòa ? Liệu con người có thể từ bỏ tầng tầng lớp lớp những cách nghĩ bị bó buộc cũ và trở nên giống như những tinh thể pha lê trong suốt để ánh sang nhận thức xuyên qua dễ dàng ?

Liệu con người có thể thoát ra khỏi trường hấp dẫn của chủ nghĩa vật chất , thoát ra khỏi tình trạng tự đồng nhất mình với hình tướng ?

Khả năng chuyển hóa này cũng là thông điệp chính của những giáo lý sâu sắc để khai thị cho con người .Những người phát đi thông điệp này – như Đức Phật , chúa Jesus và nhiều người khác – là những bông hoa đầu tiên của nhân loại . Họ là những vị Thầy tiên phong , rất hiếm hoi và quý giá vô cùng . Tuy vậy , một sự chuyển hóa rộng khắp chưa thể xảy ra vào thời điểm đó được , nên thông điệp của họ bị bóp méo đi rất nhiều . Ngoại trừ ở một số ít người , tâm thức của con người thời ấy nói chung chưa được chuyển hóa nhiều

Bây giờ thì nhân loại đã sẵn sàng để chuyển hóa chưa ? tại sao lúc này mới thật là thời cơ ? Ban có thể làm gì để thúc đẩy quá trình chuyển hóa nội tại này ? Đặc điểm của nhận thức cũ đầy tính bản ngã là gì và đâu là dấu hiệu của một tâm thức mới đang trổi dậy ?

Những câu hỏi này và một số câu hỏi khác sẽ được đề cập trong cuốn sách này . Quan trọng hơn , quyển sách cũng chính là một công cụ có tính chuyển hóa , xuất phát từ một nhận thức mới đầy tính nổi dậy . Những ý tưởng và khái niệm ở đây tuy quan trọng , nhưng đó cũng là thứ yếu . Chính những tấm bảng chỉ đường giúp bảng chỉ đường giúp bạn đi đến trạng thái thức tỉnh . Trong lúc đọc quyển sách này , một sự chuyển hóa sẽ xảy ra trong bạn

Mục đích chính của quyển sách không phải là để cung cấp thêm thông tin hay những niềm tin mù quáng cho trí năng của bạn , hay cố thuyết phục bạn về một điều gì đó , mà nó mang đến cho bạn một sự chuyển hóa trong nhận thức , tức là thức tỉnh bạn ra khỏi những dòng suy nghĩ miên man ở trong đầu

Nếu được như vậy thì bạn sẽ không chỉ thấy cuốn sách này là “thú vị” . Vì “thú vị” có nghĩa là bạn còn đứng ở bên ngoài , tìm vui với những ý nghĩ , và khái niệm ở trong đầu bạn để tu duy rằng mình đồng ý hay không đồng ý với cuốn sách .

Vì cuốn sách này được viết cho bạn , do đó cuốn sách hoặc rất vô nghĩa đối với bạn , hoặc nó làm cho nhận thức của bạn có sự thay đổi lớn . Tuy nhiên cuốn sách này chỉ có thể thức tỉnh những người đã sẵn sang để tỉnh thức

Tuy nhiên khi có một người vừa tỉnh thức thì biến cố này sẽ tạo nên một quán tính trong tâm thức của tập thể , giúp cho sự tỉnh thức xảy ra dễ dàng hơn ở những người khác . Nếu trong lúc này bạn chưa rõ tỉnh thức nghĩa là gì , thì bạn cũng không cần bận tâm nhiều vể nghĩa của từ ấy , hãy cứ tiếp tục đọc và trong bạn có sự tỉnh thức , thì bạn sẽ hiểu “ tỉnh thức “ có nghĩa là gì

Quá trình tỉnh thức một khi đã bắt đầu ở trong bạn rồi thì không thể đảo ngược lại ; và để cho quá trình này được bắt đầu ,bạn chỉ cần trải qua trạng thái thức tỉnh – dù chỉ tong môt thoáng chốc

Đối với một số người thì một thoáng chốc của trạng thái thức tỉnh đó sẽ xảy đến khi họ đọc cuốn sách này . Còn đối với những người khác thì cuốn sách sẽ giúp họ nhận ra rằng quá trình tỉnh thức đã xảy ra ở trong họ rồi , nhưng bây giờ họ mới nhận ra .

Ở một số người thì quá trình tỉnh thức chỉ xảy ra khi họ gặp phải những mất mát hay khổ đau lớn

Trong khi ở những người khác , là khi họ tiếp xúc với những bậc Thầy hay những giáo lý về tâm linh , hay do đọc cuốn “ Sức mạnh của Hiện tại “ hay những cuốn sách có giá trị tâm linh sống động khác . Hoặc có thể là sự tổng hợp của tất cả những điều ấy . Tuy nhiên , một khi sự thức tỉnh đã bắt đầu ở trong bạn thì cuốn sách này sẽ giúp cho bạn đẩy nhanh và gia tăng cường độ tỉnh thức

Điều căn bản nhất của quá trình thức tỉnh là :

Nhận ra sự mê mờ đang tồn tại trong bạn

Nhận diện bản ngã của bạn khi nó đang nói , đang nghĩ , đang làm một việc nào đó

Nhận ra thói quen suy nghĩ đầy tính băng hoại trong tâm thức của tập thể đang thẩm thấu vào mọi khía cạnh của đời sống , kéo dài thêm tình trạng chưa thức tỉnh

Đó là lý do tôi viết quyển sách này : để nêu lên những khía cạnh chính của bản ngã và cách bản ngã hoạt động trong bạn cũng như trong tâm thức tập thể . Điều này có ý nghĩa quan trọng , vì hai lý do chính .

Trước hết , nếu bạn không nhận ra được những cơ cấu hoạt động của bản ngã , bạn sẽ không nhận diện được nó , và sẽ nhầm lẫn mà liên tục tự đồng hóa mình với bản ngã , tức là vô tình bạn để cho bản ngã chứ ngự lấy bạn , mạo danh là bạn

Thứ hai , tự than việc nhận diện bản ngã ở trong bạn chính là một trong những phương cách giúp cho sự tỉnh thức ở trong bạn được diễn ra . Khi bạn nhận ra sự mê lầm của mình , thì cái làm cho sự nhận biết ấy có thể diễn ra chính là thứ nhận thức mới đang trỗi dậy , đó cũng chính là tỉnh thức .

như ta không thể đấu tranh lại bong tối , hay chống đối lại sự mê mờ . Điều mà ta cần làm là mang ánh sáng của nhận thức vào những nơi tối tăm này

Và bạn chính là Ánh sang đó

Bài đăng phổ biến

Lưu trữ Blog