Thông điệp yêu thương từ MẶT TRỜI TÂM THỨC

CÁC BẬC THẦY CHỨNG NGỘ CỦA THẾ KỶ 20 -21

XỨ SỞ GIÂY PHÚT HIỆN TẠI

XỨ SỞ GIÂY PHÚT HIỆN TẠI

Quảng cáo online

Chữ chạy

Chào mừng bạn đến với blog MẶT TRỜI TÂM THỨC Email : mattroitamthuc@yahoo.com - Phone 0903070348

Quảng cáo thay đổi

Truyện cười

CHÀO MỪNG CÁC BẠN ĐANG ĐẾN VỚI PHÚT GIÂY HIỆN TẠI

Giây phút hiện tại

Sống trong giây phút hiện tại là một phép lạ. Phép lạ không phải là để đi trên mặt nước.
Phép lạ là đi trên trên hành tinh xanh xinh đẹp này trong trong giây phút hiện tại, biết trân quý sự bình an và vẻ đẹp có sẵn ngay bây giờ.

Thứ Tư, 30 tháng 11, 2011

Tathata - cho phép sự tồn tại đi qua bạn

Thưa Thầy kính yêu,
Khi khoảnh khắc đó tới chiếc lá buông bỏ sự nắm giữ mềm yếu của nó và đón chào việc chết của nó bằng sự duyên dáng bên trong. Vậy thế thì đó có phải là con đường mở ra cho cuộc sống để ôm choàng mãi mãi theo cách riêng của nó chiếc lá rơi xuống không?


Vâng, Amitabh, đó là bí mật của cuộc sống và cái chết cả hai, bí mật của các bí mật: cách cho phép sự tồn tại đi qua bạn một cách toàn bộ không bị cản trở, không bị chướng ngại, cách ở trong trạng thái tuyệt đối không kháng cự. Phật gọi nó là tathata - như thế.

Bản ngã là sự kháng cự. Buông bỏ nghĩa là sự biến mất của bản ngã. Khi bạn chỉ là cây trúc hổng, sự tồn tại hát cả triệu bài ca qua bạn. Nó biến đổi bạn thành cây sáo đẹp. Nhưng bạn phải là cây trúc hổng, hoàn toàn trống rỗng, để cho không cái gì cản trở luồng chảy.

Nói có toàn bộ là mang tính chất sannyas, nói có không điều kiện: có với tất cả, với cuộc sống và với cái chết - bởi vì cái chết không chống lại cuộc sống mà là cao trào tối thượng của cuộc sống, là đỉnh cao nhất của nó. Có với niềm vui và có với nỗi buồn nữa, bởi vì niềm vui không thể tồn tại nếu thiếu nỗi buồn. Niềm vui là có thể chỉ nếu nỗi buồn tạo ra bối cảnh. Chúng được gắn với nhau về bản chất tới mức chúng là không thể tách rời. Và toàn thể nỗ lực của con người là để phân tách chúng. Con người cứ cố gắng làm điều không thể được - con người muốn sống mà không có chết. Bây giờ điều đó là hoàn toàn ngu xuẩn! Sống ngụ ý chết, chết là chính cốt lõi của sống. Cách duy nhất để phủ nhận cái chết là phủ nhận cuộc sống nữa.

Cho nên những người đã cố gắng phủ nhận cái chết đều đã chết; trước khi cái chết tới họ đã không còn đó từ lâu rồi. Họ đã không sống chút nào. Trong phủ nhận cái chết họ phải phủ nhận cuộc sống nữa, bởi vì bạn càng sống nhiều bạn càng trở nên sẵn có cho cái chết. Khi cuộc sống là ở đỉnh, cái chết là điều gần nhất. Né tránh cái chết và bạn phải né tránh các đỉnh của cuộc sống. Bạn sẽ phải sống theo cách hờ hững, chẳng ra chết chẳng ra sống, điều còn tồi tệ hơn bản thân cái chết.

Và đấy cũng là trường hợp cho tất cả các cực đối lập: phá huỷ cái này và cái kia tự động bị phá huỷ. Bạn không thể cứu cái kia được, chúng giống như hai mặt của cùng một đồng tiền.

Khi thấy điều đó, Amitabh này, một hiểu biết lớn nảy sinh. Người ta thảnh thơi. Người ta nói có, với cuộc sống, với cái chết, với bóng tối, với ánh sáng, với nỗi buồn, với niềm vui, với tất cả những cái đang đó mà không có chọn lựa nào. Hiểu biết vô chọn lựa đó là chứng ngộ, là phật tính.

Bạn nói, "Khi khoảnh khắc đó tới chiếc lá buông bỏ sự nắm giữ mềm yếu của nó và đón chào việc chết của nó bằng sự duyên dáng bên trong...."

Đó là cách bạn phải học để chết. Cách thức của chiếc lá là cách thức của sannyasin nữa. Và sự nắm giữ của bạn phải mềm mại; bằng không sẽ khó mà buông bỏ được. Nắm giữ của bạn phải gần như là không nắm giữ chút nào. Nắm giữ của bạn không thể là níu bám được. Chỉ những người níu bám, người không hiểu trò chơi phân cực này của sự tồn tại, và níu bám của họ phá huỷ tất cả. Họ phải chết, nhưng cái chết của họ trở thành bất nhã. Họ phải chết, như mọi người khác, nhưng cái chết của họ trở thành đau khổ cực độ.

Từ 'đau khổ cực độ - agony' bắt nguồn từ agon - agon nghĩa là vật lộn tranh đấu. Agony nghĩa là tranh đấu. Họ chết khi tranh đấu. Toàn thể cuộc đấu tranh là bài tập luyện trong vô tích sự: họ sẽ không thắng, nhưng dầu vậy họ vẫn cứ cố gắng. Hàng triệu người đã cố gắng và thất bại; dầu vậy chúng ta là những người ngu thế, chúng ta cứ lặp lại cùng hình mẫu. Chúng ta vẫn hi vọng rằng "Có thể mình là ngoại lệ, có thể mình có khả năng xoay xở bằng cách nào đó."

Không ai đã từng có khả năng xoay xở, không phải bởi vì họ đã không cố gắng đủ, không phải bởi vì họ đã không cố gắng mạnh mẽ, nhưng bởi vì điều đó là không thể được trong chính bản chất của mọi thứ. Họ đã làm tất cả những điều có thể được làm, chẳng cái gì đã bị bỏ lại không làm, nhưng cái chết nhất định xảy ra - thực tế nó đã xảy ra trong chính việc sinh của bạn rồi. Được sinh ra là một cực; cực kia bị ẩn giấu trong nó.

Người ta bắt đầu chết vào khoảnh khắc người ta bắt đầu thở. Khoảnh khắc đầu tiên của việc sinh cũng là khoảnh khắc đầu tiên của cái chết. Vâng, phải mất bẩy mươi, tám mươi năm để hoàn thành quá trình này. Cái chết không tới một cách bất thần sau tám mươi năm đâu; nó phát triển, nó phát triển mọi khoảnh khắc. Nó phát triển bây giờ... Cuộc sống là cánh này, cái chết là cánh kia, và cả hai cánh đều là của bạn. Và bạn đang cố gắng bay với một cánh sao? Đây là cách bạn tạo ra khổ sở cho bản thân mình, thất bại và thất vọng. Hãy chấp nhận cả hai đi.

Hãy để việc nắm giữ của bạn là mềm yếu, mềm yếu tới mức nó có thể bị bỏ ra bất kì khoảnh khắc nào và sẽ không có tranh đấu trong việc bỏ nó, thậm chí không chậm trễ lấy một khoảnh khắc - bởi vì ngay cả chậm trễ một khoảnh khắc cũng là đủ để bỏ lỡ vấn đề, bỏ lỡ cái duyên dáng của nó.

Công việc của tôi ở đây bao gồm việc dạy cho bạn cách sống và cách chết, cách vui vẻ và cách buồn rầu, cách tận hưởng tuổi thanh xuân của bạn và cách tận hưởng tuổi già của bạn, cách tận hưởng mạnh khoẻ của bạn và cách tận hưởng ốm yếu của bạn. Nếu tôi dạy bạn chỉ cách tận hưởng mạnh khoẻ, niềm vui, cuộc sống của bạn, và phần kia bị bỏ qua, thế thì tôi đang dạy bạn cái gì đó sẽ tạo ra phân chia trong bạn, chia chẻ trong bạn.

Tôi dạy bạn tính toàn bộ của sự tồn tại. Đừng sở hữu, đừng nắm giữ cái gì, đừng níu bám. Hãy để mọi thứ tới và qua. Hãy cho phép mọi thứ đi qua bạn, và bạn bao giờ cũng vẫn còn mong manh, sẵn có. Và thế thì có cái đẹp lớn lao, duyên dáng lớn lao, cực lạc lớn lao. Nỗi buồn của bạn cũng sẽ đem tới chiều sâu cho bạn, cũng nhiều như niềm vui của bạn. Cái chết của bạn sẽ đem tới món quà lớn lao cho bạn, cũng nhiều như bản thân cuộc sống. Thế thì con người biết rằng toàn thể sự tồn tại này là của mình: đêm và ngày, mùa hè và mùa đông, tất cả đều là của bạn.

Trong khi vẫn còn mong manh, cởi mở, thảnh thơi, bạn trở thành người chủ. Đó là hiện tượng kì lạ, rất nghịch lí: trong khi vẫn còn buông xuôi với sự tồn tại bạn trở nên thắng lợi. Và những khoảnh khắc này sẽ tới cho bạn lặp đi lặp lại. Toàn thể nỗ lực của tôi là để mang tới cho bạn ngày một nhiều những khoảnh khắc như vậy, những khoảnh khắc hàm chứa như vậy. Đừng cư xử một cách ngu xuẩn, đừng cứ lặp lại các chiến lược cũ, hình mẫu cũ của tâm trí bạn. Hãy học cách hiện hữu mới.

Và điều vĩ đại nhất cần học là không ôm giữ cái gì: vào tình yêu của bạn, vào niềm vui của bạn, vào thân thể bạn, vào sự mạnh khoẻ của bạn. Hãy tận hưởng mọi thứ - mạnh khoẻ của bạn, thân thể bạn, tình yêu của bạn, người đàn bà của bạn, người đàn ông của bạn - nhưng đừng níu bám. Hãy giữ cho bàn tay bạn để mở - đừng trở thành nắm đấm. Nếu bạn trở thành nắm đấm bạn trở thành bị đóng lại - bị đóng với gió và mưa và mặt trời và mặt trăng, bị đóng với bản thân Thượng đế. Và đó là cách sống xấu nhất; nó đang tạo ra nấm mồ quanh bản thân bạn. Thế thì sự tồn tại của bạn là không có cửa sổ. Bạn cứ bóp nghẹt bên trong và bạn đang chết ngạt bởi vì bạn nghĩ bạn đang tạo ra an toàn và an ninh cho bản thân mình.

Tôi đã nghe một câu chuyện ngụ ngôn cổ Sufi:

Một nhà vua rất sợ chết, cũng như mọi người đều sợ - và bạn càng có nhiều, tất nhiên, bạn càng sợ hơn. Người nghèo không sợ chết nhiều mấy. Người đó có gì mà mất? Cuộc sống đã cho người đó cái gì? Người đó vẫn còn không quan tâm.

Đó là lí do tại sao ở các nước nghèo bạn sẽ thấy đi thấy lại sự dửng dưng với cái chết, nghèo nàn, đói kém. Lí do là, mọi người đã sống trong nghèo nàn lâu tới mức bây giờ họ chẳng lo nghĩ gì về cái chết. Cái chết tới với họ như sự giảm nhẹ - giảm nhẹ khỏi tất cả khổ sở và lo âu, giảm nhẹ khỏi nạn đói, đau khổ, nghèo nàn.

Mọi người tới từ các nước giầu nghĩ, "Sao họ lại dửng dưng với cái chết vậy?" Lí do là đơn giản: chẳng có gì để níu bám cả. Cuộc sống của họ đã không cho họ cái gì cả. Cuộc sống của họ nghèo nàn tới mức cái chết không thể lấy được gì từ họ; nó không thể làm cho họ nghèo hơn họ đã nghèo rồi. Nhưng bạn càng có nhiều, bạn càng trở nên sợ nhiều hơn. Xã hội càng giầu, càng nhiều sợ chết hơn.

Trong các xã hội nghèo điều kiêng kị là dục, và trong xã hội giầu điều kiêng kị là chết. Đó là chỉ dẫn liệu xã hội là giầu hay nghèo - bạn có thể nhìn vào điều kiêng kị của họ là gì. Nếu họ rất chống lại dục điều đó nghĩa là họ nghèo; nếu họ rất chống lại chết, thậm chí sợ nhắc tới nó, điều đó đơn giản nghĩa là họ giầu. Do đó rất khó có đương đầu giữa nước nghèo và nước giầu - những điều kiêng kị của họ va chạm.

Điều này đang xảy ra mọi ngày ở đây, bởi vì người của tôi đã tới từ khắp nơi trên thế giới và xã hội Ấn Độ nghèo nàn có điều kiêng kị về dục. Dục là vấn đề của họ, dục là nỗi sợ của họ. Sinh là nỗi sợ của họ, không phải chết. Họ nghĩ về cách dừng sinh, họ đắn đo về các phương pháp kiểm soát sinh. Ở các nước giầu các nhà khoa học cứ tìm kiếm cách trì hoãn cái chết. Ở các nước nghèo vấn đề là cách trì hoãn việc sinh.

Cho nên nhà vua rất sợ hãi, cũng là tự nhiên. Ông ấy có nhiều thế và cái chết sẽ lấy đi mọi thứ; và ông ấy đã phí hoài cả đời mình trong việc tích luỹ. Làm sao tự bảo vệ bản thân mình? Và trong việc tích luỹ nhiều của cải thế ông ấy đã tạo ra nhiều kẻ thù và họ bao giờ cũng tìm cơ hội để lấy đầu ông ấy, để bắn ông ấy.

Ông ấy xin lời khuyên từ những người già, trí huệ của đất nước. Họ bảo ông ấy làm một lâu đài chỉ có một cửa vào - không cửa sổ, không cửa ra vào khác, chỉ một cửa đi vào và đi ra. Ông ấy sẽ an toàn. Và ở cửa ông ấy có thể để lực lượng an ninh mạnh với cả nghìn người để cho không ai có thể vào được.

Ý tưởng này hấp dẫn. Ông ấy làm một lâu đài lớn không cửa sổ, không cửa ra vào, ngoại trừ một cửa được gác bởi một nghìn chiến binh.

Nhà vua láng giềng, bạn ông ấy, cũng sợ chết. Ông ta nghe nói về lâu đài này và ông ta tới xem. Ông ta rất bị ấn tượng. Ông ta nói, "Tôi sẽ lập tức bắt đầu làm việc, tôi sẽ lập tức làm ra lâu đài cho bản thân tôi - cái này an toàn thế an ninh thế!"

Khi bạn ông ấy ra về - nhà vua bước ra khỏi lâu đài để nói lời tạm biệt ông ta - ông ta lại ca ngợi lâu đài này. Trong khi ông ta đang ca ngợi lâu đài, một người ăn xin ngồi cạnh đường bắt đầu cười to. Cả hai nhà vua đều bị choáng và họ hỏi ông ấy, "Sao ông cười? Ông có điên không đấy? Và ông không biết cư xử với sự hiện diện của các vua sao?"

Người ăn xin nói, "Tôi không thể tự kiểm soát được mình. Tôi xin lỗi! Nhưng bản thân tôi là vua của tôi, và để tôi bảo cho các bệ hạ về chân lí tại sao tôi cười. Tôi đã quan sát, bởi vì tôi ăn xin ở đây trên con đường này. Tôi đã từng quan sát... lâu đài này được xây dựng, nhưng tôi phân vân: tôi nói với các bệ hạ, có một sai lầm duy nhất, một lỗi, mà sẽ chứng tỏ là định mệnh."

Nhà vua nói, "Sai lầm đó là gì? Ông hãy nói cho chúng ta, chúng ta sẽ sửa nó." Nhà vua sẵn sàng lắng nghe, và không chỉ lắng nghe mà còn sửa nó.

Người ăn xin nói, "Bệ hạ hãy làm một điều: bệ hạ đi vào bên trong và bảo người của bệ hạ đóng cửa lại, mãi mãi, bởi vì cái cửa này sẽ chứng tỏ là nguy hiểm. Cái chết sẽ đi vào từ đây! Cả nghìn chiến binh này sẽ không thể nào ngăn cản được cái chết, họ sẽ thậm chí không có khả năng thấy nó. Cho nên hãy đóng cửa hoàn toàn lại. Thay vì thế làm bức tường, và bệ hạ ở bên trong lâu đài và bệ hạ sẽ an toàn mãi mãi! Không ai có thể giết được bệ hạ, thậm chí cái chết cũng không thể vào trong được."

Nhưng nhà vua nói, "Điều đó nghĩa là ta sẽ chết à! Nếu ta không thể ra được, phỏng có ích gì mà sống?"

Và người ăn xin nói, "Đó là lí do tại sao tôi cười. Bệ hạ đã chết chín mươi chín phẩy chín phần trăm rồi! Chỉ một cửa còn lại, cho nên bệ hạ chỉ sống gần đó thôi."

Bạn càng an toàn hơn, bạn càng chết hơn. Và đây không phải là cái chết đẹp, cái chết duyên dáng của chiếc lá, của bông hồng rụng cánh xuống đất, quay về cội nguồn. Nó là cái chết xấu xí, sự bịa đặt của con người. Cái chết tự nhiên là đẹp; con người đã làm cho nó xấu. Con người đã làm mọi thứ xấu; bất kì điều gì con người chạm vào đều trở thành xấu. Nếu con người chạm vào vàng nó biến thành cát bụi.

Amitabh này, hãy để hiểu biết này thấm sâu nhất có thể được. Hãy để điều này trở thành chính cốt lõi của bạn, thành sáng suốt của bạn. Vâng, nó là vậy đấy. Đừng sở hữu, đừng giữ chặt. Hãy vẫn còn thảnh thơi, vẫn còn không sở hữu. Nếu cái gì đó mà sẵn có, hãy tận hưởng nó; khi nó biến mất, hãy để nó biến mất với lòng biết ơn - biết ơn vì tất cả những điều nó đã làm cho bạn, không bực tức, không phàn nàn. Và bạn sẽ biết niềm vui lớn nhất của cuộc sống và cái chết, ánh sáng và bóng tối, của hiện hữu và không hiện hữu cả hai.

Trích từ "Dhammapada: Con đường của Phật - Tập 7"
Thưa Thầy kính yêu,
Khi khoảnh khắc đó tới chiếc lá buông bỏ sự nắm giữ mềm yếu của nó và đón chào việc chết của nó bằng sự duyên dáng bên trong. Vậy thế thì đó có phải là con đường mở ra cho cuộc sống để ôm choàng mãi mãi theo cách riêng của nó chiếc lá rơi xuống không?


Vâng, Amitabh, đó là bí mật của cuộc sống và cái chết cả hai, bí mật của các bí mật: cách cho phép sự tồn tại đi qua bạn một cách toàn bộ không bị cản trở, không bị chướng ngại, cách ở trong trạng thái tuyệt đối không kháng cự. Phật gọi nó là tathata - như thế.

Bản ngã là sự kháng cự. Buông bỏ nghĩa là sự biến mất của bản ngã. Khi bạn chỉ là cây trúc hổng, sự tồn tại hát cả triệu bài ca qua bạn. Nó biến đổi bạn thành cây sáo đẹp. Nhưng bạn phải là cây trúc hổng, hoàn toàn trống rỗng, để cho không cái gì cản trở luồng chảy.

Nói có toàn bộ là mang tính chất sannyas, nói có không điều kiện: có với tất cả, với cuộc sống và với cái chết - bởi vì cái chết không chống lại cuộc sống mà là cao trào tối thượng của cuộc sống, là đỉnh cao nhất của nó. Có với niềm vui và có với nỗi buồn nữa, bởi vì niềm vui không thể tồn tại nếu thiếu nỗi buồn. Niềm vui là có thể chỉ nếu nỗi buồn tạo ra bối cảnh. Chúng được gắn với nhau về bản chất tới mức chúng là không thể tách rời. Và toàn thể nỗ lực của con người là để phân tách chúng. Con người cứ cố gắng làm điều không thể được - con người muốn sống mà không có chết. Bây giờ điều đó là hoàn toàn ngu xuẩn! Sống ngụ ý chết, chết là chính cốt lõi của sống. Cách duy nhất để phủ nhận cái chết là phủ nhận cuộc sống nữa.

Cho nên những người đã cố gắng phủ nhận cái chết đều đã chết; trước khi cái chết tới họ đã không còn đó từ lâu rồi. Họ đã không sống chút nào. Trong phủ nhận cái chết họ phải phủ nhận cuộc sống nữa, bởi vì bạn càng sống nhiều bạn càng trở nên sẵn có cho cái chết. Khi cuộc sống là ở đỉnh, cái chết là điều gần nhất. Né tránh cái chết và bạn phải né tránh các đỉnh của cuộc sống. Bạn sẽ phải sống theo cách hờ hững, chẳng ra chết chẳng ra sống, điều còn tồi tệ hơn bản thân cái chết.

Và đấy cũng là trường hợp cho tất cả các cực đối lập: phá huỷ cái này và cái kia tự động bị phá huỷ. Bạn không thể cứu cái kia được, chúng giống như hai mặt của cùng một đồng tiền.

Khi thấy điều đó, Amitabh này, một hiểu biết lớn nảy sinh. Người ta thảnh thơi. Người ta nói có, với cuộc sống, với cái chết, với bóng tối, với ánh sáng, với nỗi buồn, với niềm vui, với tất cả những cái đang đó mà không có chọn lựa nào. Hiểu biết vô chọn lựa đó là chứng ngộ, là phật tính.

Bạn nói, "Khi khoảnh khắc đó tới chiếc lá buông bỏ sự nắm giữ mềm yếu của nó và đón chào việc chết của nó bằng sự duyên dáng bên trong...."

Đó là cách bạn phải học để chết. Cách thức của chiếc lá là cách thức của sannyasin nữa. Và sự nắm giữ của bạn phải mềm mại; bằng không sẽ khó mà buông bỏ được. Nắm giữ của bạn phải gần như là không nắm giữ chút nào. Nắm giữ của bạn không thể là níu bám được. Chỉ những người níu bám, người không hiểu trò chơi phân cực này của sự tồn tại, và níu bám của họ phá huỷ tất cả. Họ phải chết, nhưng cái chết của họ trở thành bất nhã. Họ phải chết, như mọi người khác, nhưng cái chết của họ trở thành đau khổ cực độ.

Từ 'đau khổ cực độ - agony' bắt nguồn từ agon - agon nghĩa là vật lộn tranh đấu. Agony nghĩa là tranh đấu. Họ chết khi tranh đấu. Toàn thể cuộc đấu tranh là bài tập luyện trong vô tích sự: họ sẽ không thắng, nhưng dầu vậy họ vẫn cứ cố gắng. Hàng triệu người đã cố gắng và thất bại; dầu vậy chúng ta là những người ngu thế, chúng ta cứ lặp lại cùng hình mẫu. Chúng ta vẫn hi vọng rằng "Có thể mình là ngoại lệ, có thể mình có khả năng xoay xở bằng cách nào đó."

Không ai đã từng có khả năng xoay xở, không phải bởi vì họ đã không cố gắng đủ, không phải bởi vì họ đã không cố gắng mạnh mẽ, nhưng bởi vì điều đó là không thể được trong chính bản chất của mọi thứ. Họ đã làm tất cả những điều có thể được làm, chẳng cái gì đã bị bỏ lại không làm, nhưng cái chết nhất định xảy ra - thực tế nó đã xảy ra trong chính việc sinh của bạn rồi. Được sinh ra là một cực; cực kia bị ẩn giấu trong nó.

Người ta bắt đầu chết vào khoảnh khắc người ta bắt đầu thở. Khoảnh khắc đầu tiên của việc sinh cũng là khoảnh khắc đầu tiên của cái chết. Vâng, phải mất bẩy mươi, tám mươi năm để hoàn thành quá trình này. Cái chết không tới một cách bất thần sau tám mươi năm đâu; nó phát triển, nó phát triển mọi khoảnh khắc. Nó phát triển bây giờ... Cuộc sống là cánh này, cái chết là cánh kia, và cả hai cánh đều là của bạn. Và bạn đang cố gắng bay với một cánh sao? Đây là cách bạn tạo ra khổ sở cho bản thân mình, thất bại và thất vọng. Hãy chấp nhận cả hai đi.

Hãy để việc nắm giữ của bạn là mềm yếu, mềm yếu tới mức nó có thể bị bỏ ra bất kì khoảnh khắc nào và sẽ không có tranh đấu trong việc bỏ nó, thậm chí không chậm trễ lấy một khoảnh khắc - bởi vì ngay cả chậm trễ một khoảnh khắc cũng là đủ để bỏ lỡ vấn đề, bỏ lỡ cái duyên dáng của nó.

Công việc của tôi ở đây bao gồm việc dạy cho bạn cách sống và cách chết, cách vui vẻ và cách buồn rầu, cách tận hưởng tuổi thanh xuân của bạn và cách tận hưởng tuổi già của bạn, cách tận hưởng mạnh khoẻ của bạn và cách tận hưởng ốm yếu của bạn. Nếu tôi dạy bạn chỉ cách tận hưởng mạnh khoẻ, niềm vui, cuộc sống của bạn, và phần kia bị bỏ qua, thế thì tôi đang dạy bạn cái gì đó sẽ tạo ra phân chia trong bạn, chia chẻ trong bạn.

Tôi dạy bạn tính toàn bộ của sự tồn tại. Đừng sở hữu, đừng nắm giữ cái gì, đừng níu bám. Hãy để mọi thứ tới và qua. Hãy cho phép mọi thứ đi qua bạn, và bạn bao giờ cũng vẫn còn mong manh, sẵn có. Và thế thì có cái đẹp lớn lao, duyên dáng lớn lao, cực lạc lớn lao. Nỗi buồn của bạn cũng sẽ đem tới chiều sâu cho bạn, cũng nhiều như niềm vui của bạn. Cái chết của bạn sẽ đem tới món quà lớn lao cho bạn, cũng nhiều như bản thân cuộc sống. Thế thì con người biết rằng toàn thể sự tồn tại này là của mình: đêm và ngày, mùa hè và mùa đông, tất cả đều là của bạn.

Trong khi vẫn còn mong manh, cởi mở, thảnh thơi, bạn trở thành người chủ. Đó là hiện tượng kì lạ, rất nghịch lí: trong khi vẫn còn buông xuôi với sự tồn tại bạn trở nên thắng lợi. Và những khoảnh khắc này sẽ tới cho bạn lặp đi lặp lại. Toàn thể nỗ lực của tôi là để mang tới cho bạn ngày một nhiều những khoảnh khắc như vậy, những khoảnh khắc hàm chứa như vậy. Đừng cư xử một cách ngu xuẩn, đừng cứ lặp lại các chiến lược cũ, hình mẫu cũ của tâm trí bạn. Hãy học cách hiện hữu mới.

Và điều vĩ đại nhất cần học là không ôm giữ cái gì: vào tình yêu của bạn, vào niềm vui của bạn, vào thân thể bạn, vào sự mạnh khoẻ của bạn. Hãy tận hưởng mọi thứ - mạnh khoẻ của bạn, thân thể bạn, tình yêu của bạn, người đàn bà của bạn, người đàn ông của bạn - nhưng đừng níu bám. Hãy giữ cho bàn tay bạn để mở - đừng trở thành nắm đấm. Nếu bạn trở thành nắm đấm bạn trở thành bị đóng lại - bị đóng với gió và mưa và mặt trời và mặt trăng, bị đóng với bản thân Thượng đế. Và đó là cách sống xấu nhất; nó đang tạo ra nấm mồ quanh bản thân bạn. Thế thì sự tồn tại của bạn là không có cửa sổ. Bạn cứ bóp nghẹt bên trong và bạn đang chết ngạt bởi vì bạn nghĩ bạn đang tạo ra an toàn và an ninh cho bản thân mình.

Tôi đã nghe một câu chuyện ngụ ngôn cổ Sufi:

Một nhà vua rất sợ chết, cũng như mọi người đều sợ - và bạn càng có nhiều, tất nhiên, bạn càng sợ hơn. Người nghèo không sợ chết nhiều mấy. Người đó có gì mà mất? Cuộc sống đã cho người đó cái gì? Người đó vẫn còn không quan tâm.

Đó là lí do tại sao ở các nước nghèo bạn sẽ thấy đi thấy lại sự dửng dưng với cái chết, nghèo nàn, đói kém. Lí do là, mọi người đã sống trong nghèo nàn lâu tới mức bây giờ họ chẳng lo nghĩ gì về cái chết. Cái chết tới với họ như sự giảm nhẹ - giảm nhẹ khỏi tất cả khổ sở và lo âu, giảm nhẹ khỏi nạn đói, đau khổ, nghèo nàn.

Mọi người tới từ các nước giầu nghĩ, "Sao họ lại dửng dưng với cái chết vậy?" Lí do là đơn giản: chẳng có gì để níu bám cả. Cuộc sống của họ đã không cho họ cái gì cả. Cuộc sống của họ nghèo nàn tới mức cái chết không thể lấy được gì từ họ; nó không thể làm cho họ nghèo hơn họ đã nghèo rồi. Nhưng bạn càng có nhiều, bạn càng trở nên sợ nhiều hơn. Xã hội càng giầu, càng nhiều sợ chết hơn.

Trong các xã hội nghèo điều kiêng kị là dục, và trong xã hội giầu điều kiêng kị là chết. Đó là chỉ dẫn liệu xã hội là giầu hay nghèo - bạn có thể nhìn vào điều kiêng kị của họ là gì. Nếu họ rất chống lại dục điều đó nghĩa là họ nghèo; nếu họ rất chống lại chết, thậm chí sợ nhắc tới nó, điều đó đơn giản nghĩa là họ giầu. Do đó rất khó có đương đầu giữa nước nghèo và nước giầu - những điều kiêng kị của họ va chạm.

Điều này đang xảy ra mọi ngày ở đây, bởi vì người của tôi đã tới từ khắp nơi trên thế giới và xã hội Ấn Độ nghèo nàn có điều kiêng kị về dục. Dục là vấn đề của họ, dục là nỗi sợ của họ. Sinh là nỗi sợ của họ, không phải chết. Họ nghĩ về cách dừng sinh, họ đắn đo về các phương pháp kiểm soát sinh. Ở các nước giầu các nhà khoa học cứ tìm kiếm cách trì hoãn cái chết. Ở các nước nghèo vấn đề là cách trì hoãn việc sinh.

Cho nên nhà vua rất sợ hãi, cũng là tự nhiên. Ông ấy có nhiều thế và cái chết sẽ lấy đi mọi thứ; và ông ấy đã phí hoài cả đời mình trong việc tích luỹ. Làm sao tự bảo vệ bản thân mình? Và trong việc tích luỹ nhiều của cải thế ông ấy đã tạo ra nhiều kẻ thù và họ bao giờ cũng tìm cơ hội để lấy đầu ông ấy, để bắn ông ấy.

Ông ấy xin lời khuyên từ những người già, trí huệ của đất nước. Họ bảo ông ấy làm một lâu đài chỉ có một cửa vào - không cửa sổ, không cửa ra vào khác, chỉ một cửa đi vào và đi ra. Ông ấy sẽ an toàn. Và ở cửa ông ấy có thể để lực lượng an ninh mạnh với cả nghìn người để cho không ai có thể vào được.

Ý tưởng này hấp dẫn. Ông ấy làm một lâu đài lớn không cửa sổ, không cửa ra vào, ngoại trừ một cửa được gác bởi một nghìn chiến binh.

Nhà vua láng giềng, bạn ông ấy, cũng sợ chết. Ông ta nghe nói về lâu đài này và ông ta tới xem. Ông ta rất bị ấn tượng. Ông ta nói, "Tôi sẽ lập tức bắt đầu làm việc, tôi sẽ lập tức làm ra lâu đài cho bản thân tôi - cái này an toàn thế an ninh thế!"

Khi bạn ông ấy ra về - nhà vua bước ra khỏi lâu đài để nói lời tạm biệt ông ta - ông ta lại ca ngợi lâu đài này. Trong khi ông ta đang ca ngợi lâu đài, một người ăn xin ngồi cạnh đường bắt đầu cười to. Cả hai nhà vua đều bị choáng và họ hỏi ông ấy, "Sao ông cười? Ông có điên không đấy? Và ông không biết cư xử với sự hiện diện của các vua sao?"

Người ăn xin nói, "Tôi không thể tự kiểm soát được mình. Tôi xin lỗi! Nhưng bản thân tôi là vua của tôi, và để tôi bảo cho các bệ hạ về chân lí tại sao tôi cười. Tôi đã quan sát, bởi vì tôi ăn xin ở đây trên con đường này. Tôi đã từng quan sát... lâu đài này được xây dựng, nhưng tôi phân vân: tôi nói với các bệ hạ, có một sai lầm duy nhất, một lỗi, mà sẽ chứng tỏ là định mệnh."

Nhà vua nói, "Sai lầm đó là gì? Ông hãy nói cho chúng ta, chúng ta sẽ sửa nó." Nhà vua sẵn sàng lắng nghe, và không chỉ lắng nghe mà còn sửa nó.

Người ăn xin nói, "Bệ hạ hãy làm một điều: bệ hạ đi vào bên trong và bảo người của bệ hạ đóng cửa lại, mãi mãi, bởi vì cái cửa này sẽ chứng tỏ là nguy hiểm. Cái chết sẽ đi vào từ đây! Cả nghìn chiến binh này sẽ không thể nào ngăn cản được cái chết, họ sẽ thậm chí không có khả năng thấy nó. Cho nên hãy đóng cửa hoàn toàn lại. Thay vì thế làm bức tường, và bệ hạ ở bên trong lâu đài và bệ hạ sẽ an toàn mãi mãi! Không ai có thể giết được bệ hạ, thậm chí cái chết cũng không thể vào trong được."

Nhưng nhà vua nói, "Điều đó nghĩa là ta sẽ chết à! Nếu ta không thể ra được, phỏng có ích gì mà sống?"

Và người ăn xin nói, "Đó là lí do tại sao tôi cười. Bệ hạ đã chết chín mươi chín phẩy chín phần trăm rồi! Chỉ một cửa còn lại, cho nên bệ hạ chỉ sống gần đó thôi."

Bạn càng an toàn hơn, bạn càng chết hơn. Và đây không phải là cái chết đẹp, cái chết duyên dáng của chiếc lá, của bông hồng rụng cánh xuống đất, quay về cội nguồn. Nó là cái chết xấu xí, sự bịa đặt của con người. Cái chết tự nhiên là đẹp; con người đã làm cho nó xấu. Con người đã làm mọi thứ xấu; bất kì điều gì con người chạm vào đều trở thành xấu. Nếu con người chạm vào vàng nó biến thành cát bụi.

Amitabh này, hãy để hiểu biết này thấm sâu nhất có thể được. Hãy để điều này trở thành chính cốt lõi của bạn, thành sáng suốt của bạn. Vâng, nó là vậy đấy. Đừng sở hữu, đừng giữ chặt. Hãy vẫn còn thảnh thơi, vẫn còn không sở hữu. Nếu cái gì đó mà sẵn có, hãy tận hưởng nó; khi nó biến mất, hãy để nó biến mất với lòng biết ơn - biết ơn vì tất cả những điều nó đã làm cho bạn, không bực tức, không phàn nàn. Và bạn sẽ biết niềm vui lớn nhất của cuộc sống và cái chết, ánh sáng và bóng tối, của hiện hữu và không hiện hữu cả hai.

Trích từ "Dhammapada: Con đường của Phật - Tập 7"

Phản ứng và đáp ứng

Khác biệt giữa phản ứng và đáp ứng là gì?

Có nhiều, nhiều khác biệt, không chỉ về lượng mà về chất. Phản ứng là từ quá khứ, đáp ứng là từ hiện tại. Bạn phản ứng từ các hình mẫu quá khứ cũ.

Ai đó xúc phạm bạn: đột nhiên cơ chế cũ bắt đầu vận hành. Trong quá khứ mọi người đã xúc phạm bạn và bạn đã cư xử theo cách nào đó; bạn cư xử theo cùng cách lần nữa. Bạn không đáp ứng với xúc phạm này và con người này, bạn đơn giản lặp lại thói quen cũ. Bạn đã không nhìn vào người này và xúc phạm mới này - nó có hương vị khác - bạn chỉ vận hành như robot. Bạn có cơ chế nào đó bên trong bạn: bạn nhấn nút, bạn nói, "Người này đã xúc phạm mình" - và bạn phản ứng; phản ứng không phải là tình huống thực, nó là cái gì đó được phóng chiếu. Bạn đã nhìn quá khứ trong con người này.

Chuyện xảy ra, Phật đang ngồi dưới cây nói với các đệ tử của ông ấy. Một người tới và nhổ vào mặt ông ấy. Ông ấy chùi nó đi và ông ấy hỏi người này: "Còn gì nữa? Ông muốn nói điều gì nữa?" Người này đâm ra hơi phân vân bởi vì bản thân người này chưa bao giờ trông đợi rằng khi bạn nhổ vào mặt ai đó, người đó sẽ hỏi, "Bây giờ, cái gì nữa?" Người này đã không có kinh nghiệm như vậy trong quá khứ của mình. Người này đã xúc phạm mọi người, và họ đã trở nên giận, và họ đã phản ứng; hay nếu họ hèn nhát và yếu đuối họ đã mỉm cười, cố hối lộ người này. Nhưng Phật chả giống ai cả; ông ấy không giận, không theo bất kì cách nào bực mình, không hèn theo bất kì cách nào, mà chỉ là vấn đề sự kiện; ông ấy nói, "Cái gì nữa?" Không có phản ứng về phần ông ấy.

Các đệ tử trở nên giận, họ phản ứng. Đệ tử thân cận nhất của Phật, Anand, nói, "Thế này thì quá thể, và chúng tôi không thể dung thứ được điều đó; thầy giữ lấy giáo huấn của thầy đi còn chúng tôi sẽ chỉ ra cho người đó rằng người đó không thể làm điều người đó đã làm. Người đó phải bị trừng phạt về điều đó. Bằng không mọi người sẽ bắt đầu làm mọi thứ như thế này."

Phật nói, "Ông im đi. Người đó đã không xúc phạm ta, nhưng các ông đang xúc phạm ta. Người đó là người mới, người lạ, và người đó có thể đã nghe nói cái gì đó về ta từ ai đó, đã hình thành ý tưởng nào đó, khái niệm nào đó về ta. Người đó đã không nhổ vào ta, người đó đã nhổ vào khái niệm của mình, ý tưởng của mình về ta, bởi vì người đó không biết ta chút nào cho nên làm sao người đó có thể nhổ vào ta được? Người đó phải đã nghe nói từ mọi người cái gì đó về ta - rằng con người này là kẻ vô thần, người nguy hiểm đang ném mọi người ra khỏi đường của họ, nhà cách mạng, kẻ gây biến chất - người đó phải đã nghe cái gì đó về ta, người đó đã hình thành ra khái niệm, ý tưởng; người đó đã nhổ và ý tưởng riêng của mình."

Nếu bạn nghĩ về điều đó sâu sắc, Phật nói, người đó đã nhổ vào tâm trí riêng của người đó. "Ta không phải là cái đó, và ta có thể thấy rằng con người đáng thương này phải đã có cái gì đó khác để nói - bởi vì đây là cách nói điều gì đó; nhổ là cách nói điều gì đó."

Có những khoảnh khắc khi bạn cảm thấy rằng ngôn ngữ là bất lực: trong yêu sâu sắc, trong giận mãnh liệt, trong ghét, trong lời cầu nguyện; có những khoảnh khắc mãnh liệt khi ngôn ngữ là bất lực. Thế thì bạn phải làm cái gì đó - khi bạn trong yêu sâu sắc bạn hôn người kia hay ôm người kia. Bạn đang làm gì? Bạn đang nói điều gì đó. Khi bạn giận, giận mãnh liệt, bạn đánh người kia, bạn nhổ vào người đó - bạn đang nói cái gì đó.

"Ta có thể hiểu người đó. Người đó phải có cái gì đó hơn để nói, đó là lí do tại sao ta đang hỏi, 'Cái gì nữa đây?'"

Người đó thậm chí còn phân vân hơn.

Và Phật nói với các đệ tử của ông ấy, "Ta không bị xúc phạm bởi các ông bởi vì các ông biết ta và các ông đã sống cùng ta nhiều năm và dầu vậy các ông vẫn phản ứng." Phân vân, bị lẫn lộn, người đó trở về nhà. Người đó không thể ngủ được cả đêm. Thật khó, khi bạn gặp một Phật, khó mà ngủ theo cách bạn vẫn thường ngủ trước đây. Không thể được. Lặp đi lặp lại người đó bị ám ảnh bởi kinh nghiệm này, người đó không thể giải thích được nó cho bản thân mình, điều đã xảy ra. Người đó run khắp người và vã mồ hôi, người đó chưa bao giờ bắt gặp một người như vậy; người đó đã làm tan nát toàn thể tâm trí mình và toàn thể hình mẫu của mình; toàn thể quá khứ của mình.

Sáng hôm sau người đó quay lại đó. Người đó sụp mình xuống dưới chân Phật. Phật lại hỏi người đó, "Còn gì nữa?"

Đây lại là một cách nói cái gì đó mà không thể nói được trong ngôn ngữ. Khi bạn tới và chạm chân tôi bạn đang nói cái gì đó mà không thể được nói một cách bình thường, về cái mà mọi lời đều thành hạn hẹp chút ít, nó không thể chứa được chúng.

Phật nói, "Trông đấy, Anand. Người đó lại ở đây, người đó đang nói cái gì đó. Người đó là con người của xúc động sâu."

Người đó nhìn Phật và nói, "Xin tha thứ cho tôi về điều tôi đã làm hôm qua."

Phật nói, "Tha thứ sao? Nhưng ta không là cùng người mà ông đã làm điều đó. Sông Hằng cứ tuôn chảy. Nó chưa bao giờ vẫn là cùng sông Hằng đó. Mọi con người đều là một dòng sông. Người ông đã nhổ vào không còn ở đây nữa. Ta trông giống người đó nhưng ta không là cùng người đó; nhiều điều đã xảy ra trong hai mươi bốn giờ! Dòng sông đã chảy nhiều thế. Chỉ về hình tướng ta trông như cũ thôi. Cho nên ta không thể tha thứ cho ông được bởi vì ta đã không ác cảm gì với ông. Và ông cũng mới. Ta có thể thấy ông không là cùng người đã tới hôm qua, bởi vì người đó đã giận dữ. Người đó đã giận dữ, người đó đã nhổ - và ông đang cúi lạy dưới chân ta, chạm chân ta, làm sao ông có thể là cùng người đó? Ông không là cùng người đó! Cho nên chúng ta quên chuyện đó đi; hai người đó - người đã nhổ và người ông nhổ vào - cả hai không còn nữa. Lại gần đây, chúng ta nói về cái gì đó khác."

Đây là đáp ứng.

Phản ứng là từ quá khứ. Nếu bạn phản ứng, từ thói quen cũ, từ tâm trí, thế thì bạn không phản ứng. Có tính đáp ứng là sống động toàn bộ trong khoảnh khắc này, ở đây-bây giờ.

Đáp ứng là hiện tượng đẹp, nó là cuộc sống; phản ứng là chết, xấu, mục rữa, nó là cái xác. Chín mươi chín phần trăm thời gian bạn phản ứng, và bạn gọi nó là đáp ứng. Hiếm khi xảy ra trong cuộc sống là bạn đáp ứng; nhưng bất kì khi nào nó xảy ra bạn đều có thoáng nhìn; bất kì khi nào nó xảy ra cánh cửa tới điều không biết mở ra.

Quay về nhà và nhìn vợ bạn với đáp ứng chứ không với phản ứng.

Tôi nhìn mọi người, họ có thể đã sống với người đàn bà trong ba mươi năm, bốn mươi năm - họ đã dừng nhìn vào cô ấy! Họ biết cô ấy là bà già, đàn bà già; họ nghĩ họ biết, nhưng dòng sông đã chảy mọi lúc rồi. Người đàn bà này không là cùng người mà họ đã lấy; đó là hiện tượng quá khứ, người đàn bà đó bây giờ không tồn tại ở đâu cả; đây là người đàn bà mới toàn bộ.

Mọi khoảnh khắc bạn được sinh ra mới tinh. Mọi khoảnh khắc bạn chết đi và mọi khoảnh khắc bạn được sinh ra. Nhưng bạn có nhìn về sau vào vợ bạn, mẹ bạn, bố bạn, bạn của bạn không? Bạn đã dừng nhìn bởi vì bạn nghĩ họ tất cả đều già, cho nên phỏng có ích gì mà nhìn vào họ? Quay lại và nhìn lại với con mắt tươi tắn, như bạn nhìn vào người lạ - và bạn sẽ ngạc nhiên bà già này đã thay đổi nhiều làm sao.

Thay đổi vô cùng xảy ra mọi ngày. Nó là một luồng, mọi thứ cứ tuôn chảy, không cái gì đông cứng. Nhưng tâm trí là thứ chết. Nó là hiện tượng đông cứng. Nếu bạn hành động từ tâm trí đông cứng bạn sống cuộc sống chết - bạn không thực sự sống, bạn đã trong nấm mồ.

Vứt mọi phản ứng đi. Và cho phép ngày một nhiều đáp ứng. Có tính đáp ứng là có trách nhiệm. Có tính đáp ứng, luôn đáp ứng, là có nhạy cảm. Nhưng nhạy cảm với ở đây và bây giờ.

Trích từ "Đạo - Ba kho báu. Tập 3"

Khác biệt giữa phản ứng và đáp ứng là gì?

Có nhiều, nhiều khác biệt, không chỉ về lượng mà về chất. Phản ứng là từ quá khứ, đáp ứng là từ hiện tại. Bạn phản ứng từ các hình mẫu quá khứ cũ.

Ai đó xúc phạm bạn: đột nhiên cơ chế cũ bắt đầu vận hành. Trong quá khứ mọi người đã xúc phạm bạn và bạn đã cư xử theo cách nào đó; bạn cư xử theo cùng cách lần nữa. Bạn không đáp ứng với xúc phạm này và con người này, bạn đơn giản lặp lại thói quen cũ. Bạn đã không nhìn vào người này và xúc phạm mới này - nó có hương vị khác - bạn chỉ vận hành như robot. Bạn có cơ chế nào đó bên trong bạn: bạn nhấn nút, bạn nói, "Người này đã xúc phạm mình" - và bạn phản ứng; phản ứng không phải là tình huống thực, nó là cái gì đó được phóng chiếu. Bạn đã nhìn quá khứ trong con người này.

Chuyện xảy ra, Phật đang ngồi dưới cây nói với các đệ tử của ông ấy. Một người tới và nhổ vào mặt ông ấy. Ông ấy chùi nó đi và ông ấy hỏi người này: "Còn gì nữa? Ông muốn nói điều gì nữa?" Người này đâm ra hơi phân vân bởi vì bản thân người này chưa bao giờ trông đợi rằng khi bạn nhổ vào mặt ai đó, người đó sẽ hỏi, "Bây giờ, cái gì nữa?" Người này đã không có kinh nghiệm như vậy trong quá khứ của mình. Người này đã xúc phạm mọi người, và họ đã trở nên giận, và họ đã phản ứng; hay nếu họ hèn nhát và yếu đuối họ đã mỉm cười, cố hối lộ người này. Nhưng Phật chả giống ai cả; ông ấy không giận, không theo bất kì cách nào bực mình, không hèn theo bất kì cách nào, mà chỉ là vấn đề sự kiện; ông ấy nói, "Cái gì nữa?" Không có phản ứng về phần ông ấy.

Các đệ tử trở nên giận, họ phản ứng. Đệ tử thân cận nhất của Phật, Anand, nói, "Thế này thì quá thể, và chúng tôi không thể dung thứ được điều đó; thầy giữ lấy giáo huấn của thầy đi còn chúng tôi sẽ chỉ ra cho người đó rằng người đó không thể làm điều người đó đã làm. Người đó phải bị trừng phạt về điều đó. Bằng không mọi người sẽ bắt đầu làm mọi thứ như thế này."

Phật nói, "Ông im đi. Người đó đã không xúc phạm ta, nhưng các ông đang xúc phạm ta. Người đó là người mới, người lạ, và người đó có thể đã nghe nói cái gì đó về ta từ ai đó, đã hình thành ý tưởng nào đó, khái niệm nào đó về ta. Người đó đã không nhổ vào ta, người đó đã nhổ vào khái niệm của mình, ý tưởng của mình về ta, bởi vì người đó không biết ta chút nào cho nên làm sao người đó có thể nhổ vào ta được? Người đó phải đã nghe nói từ mọi người cái gì đó về ta - rằng con người này là kẻ vô thần, người nguy hiểm đang ném mọi người ra khỏi đường của họ, nhà cách mạng, kẻ gây biến chất - người đó phải đã nghe cái gì đó về ta, người đó đã hình thành ra khái niệm, ý tưởng; người đó đã nhổ và ý tưởng riêng của mình."

Nếu bạn nghĩ về điều đó sâu sắc, Phật nói, người đó đã nhổ vào tâm trí riêng của người đó. "Ta không phải là cái đó, và ta có thể thấy rằng con người đáng thương này phải đã có cái gì đó khác để nói - bởi vì đây là cách nói điều gì đó; nhổ là cách nói điều gì đó."

Có những khoảnh khắc khi bạn cảm thấy rằng ngôn ngữ là bất lực: trong yêu sâu sắc, trong giận mãnh liệt, trong ghét, trong lời cầu nguyện; có những khoảnh khắc mãnh liệt khi ngôn ngữ là bất lực. Thế thì bạn phải làm cái gì đó - khi bạn trong yêu sâu sắc bạn hôn người kia hay ôm người kia. Bạn đang làm gì? Bạn đang nói điều gì đó. Khi bạn giận, giận mãnh liệt, bạn đánh người kia, bạn nhổ vào người đó - bạn đang nói cái gì đó.

"Ta có thể hiểu người đó. Người đó phải có cái gì đó hơn để nói, đó là lí do tại sao ta đang hỏi, 'Cái gì nữa đây?'"

Người đó thậm chí còn phân vân hơn.

Và Phật nói với các đệ tử của ông ấy, "Ta không bị xúc phạm bởi các ông bởi vì các ông biết ta và các ông đã sống cùng ta nhiều năm và dầu vậy các ông vẫn phản ứng." Phân vân, bị lẫn lộn, người đó trở về nhà. Người đó không thể ngủ được cả đêm. Thật khó, khi bạn gặp một Phật, khó mà ngủ theo cách bạn vẫn thường ngủ trước đây. Không thể được. Lặp đi lặp lại người đó bị ám ảnh bởi kinh nghiệm này, người đó không thể giải thích được nó cho bản thân mình, điều đã xảy ra. Người đó run khắp người và vã mồ hôi, người đó chưa bao giờ bắt gặp một người như vậy; người đó đã làm tan nát toàn thể tâm trí mình và toàn thể hình mẫu của mình; toàn thể quá khứ của mình.

Sáng hôm sau người đó quay lại đó. Người đó sụp mình xuống dưới chân Phật. Phật lại hỏi người đó, "Còn gì nữa?"

Đây lại là một cách nói cái gì đó mà không thể nói được trong ngôn ngữ. Khi bạn tới và chạm chân tôi bạn đang nói cái gì đó mà không thể được nói một cách bình thường, về cái mà mọi lời đều thành hạn hẹp chút ít, nó không thể chứa được chúng.

Phật nói, "Trông đấy, Anand. Người đó lại ở đây, người đó đang nói cái gì đó. Người đó là con người của xúc động sâu."

Người đó nhìn Phật và nói, "Xin tha thứ cho tôi về điều tôi đã làm hôm qua."

Phật nói, "Tha thứ sao? Nhưng ta không là cùng người mà ông đã làm điều đó. Sông Hằng cứ tuôn chảy. Nó chưa bao giờ vẫn là cùng sông Hằng đó. Mọi con người đều là một dòng sông. Người ông đã nhổ vào không còn ở đây nữa. Ta trông giống người đó nhưng ta không là cùng người đó; nhiều điều đã xảy ra trong hai mươi bốn giờ! Dòng sông đã chảy nhiều thế. Chỉ về hình tướng ta trông như cũ thôi. Cho nên ta không thể tha thứ cho ông được bởi vì ta đã không ác cảm gì với ông. Và ông cũng mới. Ta có thể thấy ông không là cùng người đã tới hôm qua, bởi vì người đó đã giận dữ. Người đó đã giận dữ, người đó đã nhổ - và ông đang cúi lạy dưới chân ta, chạm chân ta, làm sao ông có thể là cùng người đó? Ông không là cùng người đó! Cho nên chúng ta quên chuyện đó đi; hai người đó - người đã nhổ và người ông nhổ vào - cả hai không còn nữa. Lại gần đây, chúng ta nói về cái gì đó khác."

Đây là đáp ứng.

Phản ứng là từ quá khứ. Nếu bạn phản ứng, từ thói quen cũ, từ tâm trí, thế thì bạn không phản ứng. Có tính đáp ứng là sống động toàn bộ trong khoảnh khắc này, ở đây-bây giờ.

Đáp ứng là hiện tượng đẹp, nó là cuộc sống; phản ứng là chết, xấu, mục rữa, nó là cái xác. Chín mươi chín phần trăm thời gian bạn phản ứng, và bạn gọi nó là đáp ứng. Hiếm khi xảy ra trong cuộc sống là bạn đáp ứng; nhưng bất kì khi nào nó xảy ra bạn đều có thoáng nhìn; bất kì khi nào nó xảy ra cánh cửa tới điều không biết mở ra.

Quay về nhà và nhìn vợ bạn với đáp ứng chứ không với phản ứng.

Tôi nhìn mọi người, họ có thể đã sống với người đàn bà trong ba mươi năm, bốn mươi năm - họ đã dừng nhìn vào cô ấy! Họ biết cô ấy là bà già, đàn bà già; họ nghĩ họ biết, nhưng dòng sông đã chảy mọi lúc rồi. Người đàn bà này không là cùng người mà họ đã lấy; đó là hiện tượng quá khứ, người đàn bà đó bây giờ không tồn tại ở đâu cả; đây là người đàn bà mới toàn bộ.

Mọi khoảnh khắc bạn được sinh ra mới tinh. Mọi khoảnh khắc bạn chết đi và mọi khoảnh khắc bạn được sinh ra. Nhưng bạn có nhìn về sau vào vợ bạn, mẹ bạn, bố bạn, bạn của bạn không? Bạn đã dừng nhìn bởi vì bạn nghĩ họ tất cả đều già, cho nên phỏng có ích gì mà nhìn vào họ? Quay lại và nhìn lại với con mắt tươi tắn, như bạn nhìn vào người lạ - và bạn sẽ ngạc nhiên bà già này đã thay đổi nhiều làm sao.

Thay đổi vô cùng xảy ra mọi ngày. Nó là một luồng, mọi thứ cứ tuôn chảy, không cái gì đông cứng. Nhưng tâm trí là thứ chết. Nó là hiện tượng đông cứng. Nếu bạn hành động từ tâm trí đông cứng bạn sống cuộc sống chết - bạn không thực sự sống, bạn đã trong nấm mồ.

Vứt mọi phản ứng đi. Và cho phép ngày một nhiều đáp ứng. Có tính đáp ứng là có trách nhiệm. Có tính đáp ứng, luôn đáp ứng, là có nhạy cảm. Nhưng nhạy cảm với ở đây và bây giờ.

Trích từ "Đạo - Ba kho báu. Tập 3"

Văn minh - Văn hoá - Tôn giáo

Văn minh có làm cái gì tốt cho con người không?

Có chứ, nó làm cho bạn tội lỗi tới mức con người phải dần dần trở thành thánh nhân. Nó ném bạn vào trong khổ sở sâu sắc tới mức bạn phải bắt đầu tìm manh mối để đi ra khỏi cảnh tù túng. Văn minh giúp đỡ vô cùng. Nó giúp bạn trưởng thành, nó giúp bạn hiểu khổ của cuộc sống.

Nhìn ở đây mà xem - nhiều người từ phương Tây tới tôi hơn từ Ấn Độ. Phương Tây văn minh hơn, văn hoá hơn - tất nhiên khổ hơn. Mọi người đang trên bờ của nổi khùng, ngay trên bờ, chút ít xô đẩy là cần...

Trong bốn người họ nói ba người đang ở đường biên của phát điên. Trong bốn người gần như một người, ngày này hay ngày khác, sẽ trở thành nạn nhân của ung thư. Trong bốn người đang sống - sống trong thời nay - trong bốn người đó, một người sẽ có ung thư.

Văn minh đem lại ung thư. Nó là món quà lớn bởi vì nó chứng tỏ cái ngớ ngẩn của tâm trí. Văn minh đem toàn thể cái ngớ ngẩn của tâm trí lên bề mặt.

Văn hoá bắt đầu trở thành tôn giáo chỉ khi nó thực sự được văn minh, giầu có, sung túc. Nước nghèo không thể có tính tôn giáo, không thể đảm đương được tính tôn giáo. Nước nghèo nghĩ tới chủ nghĩa cộng sản, nước giầu nghĩ về thiền, tính chất sannyas. Nước nghèo nghĩ về bánh mì và bơ, nước giầu gần như chán ngán với tất cả những điều văn minh, khoa học, công nghệ có thể cho. Nó muốn cái gì đó khác.

Khi nhu cầu thân thể được đáp ứng, nhu cầu tâm trí nảy sinh; khi nhu cầu tâm trí được đáp ứng thế thì nhu cầu tâm linh nảy sinh - có cấp bậc.

Nếu nhu cầu thân thể bạn không được đáp ứng, bạn sẽ không nghĩ về nhu cầu tâm trí; khi bạn đói bạn không nghĩ tới thơ ca, bạn không thể nghĩ được, điều đó đơn giản là không thể được. Khi bạn đói bạn không thể nghĩ được về âm nhạc. Beethoven không có nghĩa gì khi bạn đói. Khi bạn đói, đẹp là từ vô nghĩa. Bạn nhìn khuôn mặt đẹp - và bánh mì nào đó xuất hiện ở đó...

Tôi đã nghe nói rằng một nhà thơ có lần bị lạc trong rừng rậm; trong ba ngày ông ấy không tìm được đường - ông ấy là nhà thơ lớn và ông ấy đã viết nhiều bài thơ, nhiều bài thơ tình hay, về mặt trăng, và đàn bà đẹp, và sông và núi và biển...

Sau ba ngày đói đêm trăng tròn tới: ông ấy nhìn và ông ấy ngạc nhiên - chẳng khuôn mặt đẹp nào xuất hiện trên mặt trăng, mà chỉ có bơ nổi lên, bánh đa cuốn...

Với nhu cầu thân thể được thoả mãn, bỗng nhiên có thơ ca, nghệ thuật, âm nhạc, nhảy múa, văn học, triết học - tất cả những cái đó trở thành rất rất quyến dũ. Những lời gọi mới được nghe thấy trong tim. Khi nhu cầu tâm trí cũng được đáp ứng thế thì lần đầu tiên Thượng đế, tôn giáo, thiền, cực lạc - chúng trở nên có nghĩa. Và tìm kiếm bắt đầu. Và đây là khác biệt giữa ba từ này: nếu tất cả nhu cầu thân thể được đáp ứng, đó là nước văn minh; nếu tất cả nhu cầu tâm trí được đáp ứng, đó là nước văn hoá; và nếu tất cả nhu cầu tâm linh được đáp ứng, đó là nước tôn giáo.

Nước tôn giáo đã không tồn tại mãi cho tới giờ. Nhiều nhất vài nước văn minh đã đạt tới điểm văn hoá, có vậy thôi. Mãi cho tới giờ nước tôn giáo đã không tồn tại trên thế giới. Mọi người nghĩ về Ấn Độ như nước tôn giáo nhưng không nước nào đã bao giờ là tôn giáo. Ấn Độ có thời đã đạt tới đỉnh văn hoá, vào thời của Krishna năm nghìn năm trước - và thế rồi nhu cầu nảy sinh, việc tìm kiếm Thượng đế.

Bây giờ trong gần như cùng tình huống là Mĩ: việc tìm kiếm bên trong sâu sắc đã bắt đầu.

Văn minh giúp đỡ, giúp đỡ vô cùng. Bởi vì nó đem tất cả khổ sở ẩn kín của tâm trí lên bề mặt. Và bạn phải biết chúng, tất cả chúng, để siêu việt lên trên chúng - không có cách khác. Duy nhất kinh nghiệm này rằng không cái gì trên trái đất là hoàn thành, rằng không cái gì dành cho thân thể và tâm trí có thể có ích gì mấy... Thế là được, thân thể cần được đáp ứng - thế rồi sao nữa? Cũng là tốt, bạn tận hưởng âm nhạc và thơ ca, thế rồi một ngày nào đó bỗng nhiên bạn cảm thấy thất vọng - tất cả những cái này là gì? Bạn đang chơi với từ và sóng trong không khí. Nó không thoả mãn sâu sắc.

Chỉ tôn giáo mới có thể thoả mãn. Chỉ tôn giáo mới có thể trở nên mãn nguyện; nó chạm vào chính cốt lõi bên trong nhất của bạn. Nhưng văn minh tạo ra tình huống mà trong đó tôn giáo trở thành có thể.

Trích từ "Đạo - Ba kho báu - Tập 3"
Văn minh có làm cái gì tốt cho con người không?

Có chứ, nó làm cho bạn tội lỗi tới mức con người phải dần dần trở thành thánh nhân. Nó ném bạn vào trong khổ sở sâu sắc tới mức bạn phải bắt đầu tìm manh mối để đi ra khỏi cảnh tù túng. Văn minh giúp đỡ vô cùng. Nó giúp bạn trưởng thành, nó giúp bạn hiểu khổ của cuộc sống.

Nhìn ở đây mà xem - nhiều người từ phương Tây tới tôi hơn từ Ấn Độ. Phương Tây văn minh hơn, văn hoá hơn - tất nhiên khổ hơn. Mọi người đang trên bờ của nổi khùng, ngay trên bờ, chút ít xô đẩy là cần...

Trong bốn người họ nói ba người đang ở đường biên của phát điên. Trong bốn người gần như một người, ngày này hay ngày khác, sẽ trở thành nạn nhân của ung thư. Trong bốn người đang sống - sống trong thời nay - trong bốn người đó, một người sẽ có ung thư.

Văn minh đem lại ung thư. Nó là món quà lớn bởi vì nó chứng tỏ cái ngớ ngẩn của tâm trí. Văn minh đem toàn thể cái ngớ ngẩn của tâm trí lên bề mặt.

Văn hoá bắt đầu trở thành tôn giáo chỉ khi nó thực sự được văn minh, giầu có, sung túc. Nước nghèo không thể có tính tôn giáo, không thể đảm đương được tính tôn giáo. Nước nghèo nghĩ tới chủ nghĩa cộng sản, nước giầu nghĩ về thiền, tính chất sannyas. Nước nghèo nghĩ về bánh mì và bơ, nước giầu gần như chán ngán với tất cả những điều văn minh, khoa học, công nghệ có thể cho. Nó muốn cái gì đó khác.

Khi nhu cầu thân thể được đáp ứng, nhu cầu tâm trí nảy sinh; khi nhu cầu tâm trí được đáp ứng thế thì nhu cầu tâm linh nảy sinh - có cấp bậc.

Nếu nhu cầu thân thể bạn không được đáp ứng, bạn sẽ không nghĩ về nhu cầu tâm trí; khi bạn đói bạn không nghĩ tới thơ ca, bạn không thể nghĩ được, điều đó đơn giản là không thể được. Khi bạn đói bạn không thể nghĩ được về âm nhạc. Beethoven không có nghĩa gì khi bạn đói. Khi bạn đói, đẹp là từ vô nghĩa. Bạn nhìn khuôn mặt đẹp - và bánh mì nào đó xuất hiện ở đó...

Tôi đã nghe nói rằng một nhà thơ có lần bị lạc trong rừng rậm; trong ba ngày ông ấy không tìm được đường - ông ấy là nhà thơ lớn và ông ấy đã viết nhiều bài thơ, nhiều bài thơ tình hay, về mặt trăng, và đàn bà đẹp, và sông và núi và biển...

Sau ba ngày đói đêm trăng tròn tới: ông ấy nhìn và ông ấy ngạc nhiên - chẳng khuôn mặt đẹp nào xuất hiện trên mặt trăng, mà chỉ có bơ nổi lên, bánh đa cuốn...

Với nhu cầu thân thể được thoả mãn, bỗng nhiên có thơ ca, nghệ thuật, âm nhạc, nhảy múa, văn học, triết học - tất cả những cái đó trở thành rất rất quyến dũ. Những lời gọi mới được nghe thấy trong tim. Khi nhu cầu tâm trí cũng được đáp ứng thế thì lần đầu tiên Thượng đế, tôn giáo, thiền, cực lạc - chúng trở nên có nghĩa. Và tìm kiếm bắt đầu. Và đây là khác biệt giữa ba từ này: nếu tất cả nhu cầu thân thể được đáp ứng, đó là nước văn minh; nếu tất cả nhu cầu tâm trí được đáp ứng, đó là nước văn hoá; và nếu tất cả nhu cầu tâm linh được đáp ứng, đó là nước tôn giáo.

Nước tôn giáo đã không tồn tại mãi cho tới giờ. Nhiều nhất vài nước văn minh đã đạt tới điểm văn hoá, có vậy thôi. Mãi cho tới giờ nước tôn giáo đã không tồn tại trên thế giới. Mọi người nghĩ về Ấn Độ như nước tôn giáo nhưng không nước nào đã bao giờ là tôn giáo. Ấn Độ có thời đã đạt tới đỉnh văn hoá, vào thời của Krishna năm nghìn năm trước - và thế rồi nhu cầu nảy sinh, việc tìm kiếm Thượng đế.

Bây giờ trong gần như cùng tình huống là Mĩ: việc tìm kiếm bên trong sâu sắc đã bắt đầu.

Văn minh giúp đỡ, giúp đỡ vô cùng. Bởi vì nó đem tất cả khổ sở ẩn kín của tâm trí lên bề mặt. Và bạn phải biết chúng, tất cả chúng, để siêu việt lên trên chúng - không có cách khác. Duy nhất kinh nghiệm này rằng không cái gì trên trái đất là hoàn thành, rằng không cái gì dành cho thân thể và tâm trí có thể có ích gì mấy... Thế là được, thân thể cần được đáp ứng - thế rồi sao nữa? Cũng là tốt, bạn tận hưởng âm nhạc và thơ ca, thế rồi một ngày nào đó bỗng nhiên bạn cảm thấy thất vọng - tất cả những cái này là gì? Bạn đang chơi với từ và sóng trong không khí. Nó không thoả mãn sâu sắc.

Chỉ tôn giáo mới có thể thoả mãn. Chỉ tôn giáo mới có thể trở nên mãn nguyện; nó chạm vào chính cốt lõi bên trong nhất của bạn. Nhưng văn minh tạo ra tình huống mà trong đó tôn giáo trở thành có thể.

Trích từ "Đạo - Ba kho báu - Tập 3"

Độc đoán và thẩm quyền

Tự do cá nhân và thẩm quyền về phía này, và chủ nghĩa độc đoán và độc tài về phía kia, làm chuyển động cuộc sống con người và hứng khởi của con người. Xin thầy bình luận về điều này.

Đó là cùng vấn đề, cùng câu hỏi, được nói khác đi. Xã hội là độc đoán; nhà thờ là độc đoán; hệ thống giáo dục là độc đoán. Họ tất cả đều nói, "Bất kì điều gì chúng tôi nói cũng đều đúng và các anh không cần hỏi nó. Các anh đơn giản tuân theo."

Và có vấn đề, chẳng hạn trong hệ thống giáo dục. Tôi đã từng là một sinh viên, tôi đã từng là giáo sư, và tôi biết rằng với phần tốt nhất của cuộc sống người ta bị làm thui chột bởi những người độc đoán trong trường học, trong trường cao đẳng, trong đại học.

Tôi đã bị đuổi khỏi nhiều trường cao đẳng bởi lẽ đơn giản là tôi không thể chấp nhận được sự độc đoán nào. Tôi nói, "Thầy hãy chứng minh nó và em sẵn sàng chấp nhận nó. Nhưng không chứng minh nó, không đưa ra luận cứ đúng cho nó, không làm nó thành phát biểu hợp lí, em sẽ không chấp nhận nó." Và tôi đã tranh đấu về mọi chủ đề trong lớp, bởi vì trong mọi lớp thầy giáo đều đơn giản đọc bài. Học sinh ghi chép, bởi vì tất cả mọi thứ cần thiết đều được lặp lại trong giấy thi điều thầy giáo đã nói cho họ. Và bạn càng lặp lại tốt, đích xác như con vẹt, bạn càng được vẻ vang hơn.

Nhưng những giáo sư đó gặp khó khăn ngay cả trong chứng minh những điều nhỏ bé, và điều đó gây lúng túng cho họ. Mọi ngày điều đó đều trở thành vấn đề. Bất kì điều gì họ nói, tôi đều đứng dậy ngay lập tức và truy hỏi - và tôi hỏi toàn những câu liên quan - "Trên nền tảng nào...?"

Chẳng hạn, một trong các giáo sư dạy về tôn giáo đã đưa ra phát biểu rằng Veda - kinh sách linh thiêng của người Hindu - do Thượng đế viết ra. Tôi phải phản đối. Tôi nói, "Em phản đối. Ngay chỗ đầu tiên thầy đã không có khả năng chứng minh được sự tồn tại của Thượng đế. Chỗ thứ hai, bây giờ thầy lại nói rằng những sách này, toàn những thứ rác rưởi, do Thượng đế viết ra. Thầy đã bao giờ nhìn vào Veda chưa?" Tôi hỏi ông ấy, "Thầy đã bao giờ đọc từ trang đầu tới trang cuối chưa?" Có bốn cuốn Veda, tập lớn. "Em đã mang cả bốn cuốn cùng em, và một cách ngẫu nhiên em có thể mở ra và đọc, và để cho cả lớp quyết định xem liệu đây có là phát biểu mà Thượng đế có thể viết ra được không."

Veda đầy những lời cầu nguyện. Bây giờ, Thượng đế không thể cầu nguyện được; ngài sẽ cầu nguyện với ai? Và lời cầu nguyện về những thứ ngu xuẩn tới mức thật là lố bịch để nói rằng chúng do Thượng đế viết ra. Một Brahmin cầu nguyện, "Con liên tục làm mọi nghi lễ, sống theo kinh sách và con vẫn chưa có được đứa con nào. Xin hãy cho con đứa con; đó sẽ là bằng chứng rằng lời cầu nguyện của con đã được nghe thấy."

Tôi hỏi ông ấy, "Làm sao Thượng đế có thể viết ra đoạn này được? Nó được ai đó viết ra và gửi cho Thượng đế, nhưng nó không thể được bản thân Thượng đế viết ra. Và nếu đây là tình huống của Thượng đế, thế thì anh chàng đáng thương này phải không nên bận tâm về điều đó chứ. Thượng đế đang hỏi về đứa con từ ai đó khác, thế sao chúng ta không hỏi từ cùng một nguồn đi? Tại sao chúng ta lại bận tâm tới anh chàng khốn khổ này?"

Cuối cùng mọi trường cao đẳng đều bác bỏ tôi. Đó là câu trả lời của họ. Các hiệu trưởng đều bảo tôi, "Chúng tôi rất lấy làm tiếc. Chúng tôi biết em là đúng, nhưng chúng tôi phải cai quản trường. Em sẽ phá huỷ toàn bộ thể chế. Các giáo sư đe doạ từ nhiệm, sinh viên đang nói rằng em không cho phép các giáo sư dạy, bởi vì ở từng điểm mọi ngày toàn thể tiết học đều mất đứt. Tám tháng đã qua và giáo trình sẽ không kết thúc được trong hai tháng tới nếu cùng hình mẫu này cứ tiếp tục.

"Họ đã tới đây để qua kì thi, họ không quan tâm tới chân lí, họ không quan tam tới sự hợp thức của bất kì phát biểu nào. Lí do duy nhất của họ ở đây là để được chứng chỉ. Và em là anh chàng kì lạ - em dường như không quan tâm tới chứng chỉ."

Tôi nói, "Em không quan tâm tới chứng chỉ chút nào. Em sẽ làm gì với những chứng chỉ từ các giáo sư này, người không biết gì cả? Em không thể coi những người này là người kiểm tra em được. Ngày thầy cho em giấy chứng nhận, em sẽ xé nó đi ngay lập tức trước thầy - bởi vì những người này không thể trả lời được những câu hỏi đơn giản nhất."

Nhưng toàn thể hệ thống ăn với nhau theo cách đó. Khi tự tôi trở thành giáo sư, tôi phải làm một thu xếp mới. Thu xếp đó là ở chỗ trong mỗi tiết bốn mươi phút, trong hai mươi phút tôi sẽ dạy chương trình như đã được viết trong sách, và trong hai mươi phút tôi sẽ phê phán nó. Học sinh của tôi nói, "Chúng em sẽ phát điên!"

Tôi nói, "Đó là vấn đề của các em - nhưng tôi không thể để những phát biểu này đứng đó mà không có phê phán. Các em có thể chọn; khi kì thi của các em tới các em có thể chọn viết ra bất kì cái gì các em muốn. Nếu các em muốn trượt, hãy chọn phần của tôi. Nếu các em muốn đỗ, hãy chọn phần đầu. Tôi nói rõ ràng điều đó đấy; tôi không lừa ai cả - nhưng tôi không thể cứ lừa các em bằng việc dạy các em điều gì đó tôi cho là tuyệt đối sai."

Thầy phó hiệu trưởng cuối cùng phải gọi tôi tới, và ông ấy nói với tôi, "Đây là kiểu dạy lạ kì. Tôi đã nhận được báo cáo mọi ngày rằng nửa thời gian thầy dạy theo giáo trình và nửa thời gian thầy có biện luận riêng, điều phá huỷ toàn bộ bài học mà thầy đã dạy họ. Cho nên họ ra khỏi lớp trống rỗng như họ vào lớp... thực tế còn trong lộn xộn hơn!"

Tôi nói, "Tôi chẳng lo về bất kì ai. Họ đã làm gì với tôi trong tất cả những năm khi tôi còn là sinh viên? Tôi đã bị đuổi hết trường nọ tới trường kia. Và thầy hôm nào đó có thể tới và nghe xem liệu tôi có làm điều gì không công bằng với bài giảng đã qui định. Khi tôi dạy bài đã qui định, tôi làm nó toàn bộ nhất có thể được, để làm cho nó rõ ràng."

Một hôm ông ấy tới và ông ấy nghe, và sau hai mươi phút ông ấy nói, "Thật là hay quá. Tôi cũng đã từng là sinh viên triết, nhưng không ai đã từng dạy tôi về nó theo cách này."

Tôi nói, "Đây mới chỉ là nửa bài học thôi. Thầy hãy đợi, bởi vì bây giờ tôi sẽ phá huỷ nó hoàn toàn, từng bước một."

Và sau khi tôi đã phá huỷ nó toàn bộ, ông ấy nói, "Trời đất! Bây giờ tôi có thể hiểu điều các học sinh đáng thương báo cáo lại cho tôi. Thầy không được xem là giáo sư trong loại thể chế này. Tôi có thể hiểu điều thầy làm là tuyệt đối chân thật, nhưng hệ thống này không tạo ra những con người của thông minh đâu; hệ thống này chỉ tạo ra những người có trí nhớ tốt - và đó là điều được cần tới. Chúng ta cần thư kí, chúng ta cần công chức - và những việc đó không cần thông minh, họ cần trí nhớ tốt."

Tôi nói, "Nói cách khác thầy cần máy tính, không phải người. Nếu đây là hệ thống giáo dục của thầy, thế thì chẳng chóng thì chầy thầy sẽ thay thế người bằng máy tính" - và đó là điều họ đang làm. Mọi nơi họ đang thay thế những vị trí quan trọng bằng máy tính, bởi vì máy tính tin cậy hơn. Chúng chỉ là kí ức, không thông minh.

Người có thông minh nào đó, tuy nhiên bị kìm nén.

Người đã thả bom nguyên tử xuống Hirosima và Nagasaki - nếu đó là máy tính, thì đã không có vấn đề: vào thời gian đích xác, ở khoảng cách đích xác, nó sẽ thả bom và quay về. Nó đã đơn giản là cái máy. Nhưng người thả quả bom đó, dù bạn đã phá huỷ thông minh của người đó thế nào, vẫn phải nghĩ hai lần về điều người đó đã làm. Giết chết một trăm nghìn người, những người tuyệt đối hồn nhiên, những dân thường, người không trong quân đội, người đã không làm cái gì hại bất kì ai - điều đó có đúng không?

Bây giờ ở mọi nơi, tất cả các vũ khí hạt nhân đều trong tay của máy tính, không trong tay con người. Máy tính sẽ đánh nhay trong thế chiến thứ ba. Con người sẽ bị giết - đó là vấn đề khác. Máy tính không bận tâm liệu nhân loại có sống sót hay biến mất; điều đó không thành vấn đề với chúng. Nhưng chúng sẽ làm công việc chính xác và hiệu quả, điều con người không thể làm được. Con người có thể ngần ngại trong việc tiêu diệt toàn thể nhân loại. Cái gì đó của thông minh, chỉ chút ít thông minh là đủ để tạo ra câu hỏi, "Mình đang làm gì thế nhỉ?"

Tất cả các thể chế của chúng ta, tôn giáo của chúng ta, đều độc đoán. Họ không bảo bạn tại sao: "Hãy làm điều đó bởi vì nó được viết trong sách, bởi vì Jesus nói thế." Jesus đã không nêu ra luận cứ nào tại sao điều đó phải được làm; ông ấy đã không cho nền tảng hợp lí nào cho bất kì cái gì trong học thuyết của ông ấy. Moses đã không làm điều đó, mà Krishna cũng không làm.

Krishna đơn giản nói với Arjuna, "Điều này là từ Thượng đế: Anh phải đánh nhau." Đây là độc đoán. Và Thượng đế được dùng, bị thao túng trong mọi tình huống để làm bất kì điều gì bạn nói cũng tuyệt đối không thể hỏi được.

Chúng ta phải phá huỷ mọi độc đoán trên thế giới.

Thẩm quyền là hoàn toàn khác. Độc đoán được nối với xã hội, với nhà thờ; thẩm quyền là cái gì đó được nối với việc nhận ra tính cá nhân.
Nếu tôi nói điều gì đó cho bạn, tôi nói nó với thẩm quyền. Điều này đơn giản nghĩa là tôi đang nói điều đó bởi vì đây là kinh nghiệm của tôi - nhưng nó không có nghĩa là bạn phải tin vào điều đó. Bạn nghe điều đó là đủ; bây giờ bạn có thể nghĩ về nó, bạn có thể quyết định ủng hộ hay chống đối nó.

Với tôi điều quan trọng không phải là bạn quyết định ủng hộ nó; điều quan trọng với tôi là ở chỗ bạn quyết định theo cách riêng của mình. Quyết định của bạn có thể chống lại nó, điều đó không thành vấn đề - nhưng quyết định phải tới từ bản thể riêng của bạn. Nếu nó không tới từ bản thể riêng của bạn, thế thì bạn đang làm tôi thành độc đoán.

Tôi đang nói từ thẩm quyền của tôi. Xin đừng làm tôi thành độc đoán, bởi vì tôi đơn giản nói ra sự kiện với lực và lửa nhiều nhất mà tôi có thể có - nhiều tới mức điều đó tuyệt đối rõ ràng cho bạn, và bây giờ bạn được tự do quyết định. Tôi không quyết định cho bạn, và tôi không đòi hỏi bạn có niềm tin vào tôi hay tin tưởng vào tôi.

Tôi đơn giản đòi hỏi, "Hãy cho tôi chút ít cơ hội. Hãy nghĩ về điều tôi đang nói với bạn" - và tôi biết ơn là bạn đã nghĩ về nó. Vậy là đủ. Việc suy nghĩ của bạn sẽ cho bạn thông minh sắc bén... và tôi tin cậy vào thông minh. Nếu bạn nghĩ, và thông minh của bạn trở nên sắc bén, tôi biết bất kì cái gì bạn kết luận cũng sẽ đúng.

Và cho dù bạn kết luận sai vào lúc này, điều đó không thành vấn đề. Người ta phải ngã nhiều lần và lại đứng dậy. Đó là cách cuộc sống đang vậy. Người ta phải phạm sai lầm và học từ chúng, và biến đổi mọi tảng đá chắn thành bậc đá bước lên.

Nhưng quanh tôi không có vấn đề về niềm tin hay đức tin nào. Với tự do cá nhân, chủ nghĩa độc đoán chết đi và một lực mới nảy sinh: thẩm quyền. Từng cá nhân đều có khả năng có kinh nghiệm của riêng mình; thế thì người đó có thẩm quyền, thế thì người đó có thể nói, "Tôi đã thấy điều đó. Tôi đã nếm trải nó. Tôi đã thưởng thức nó. Tôi đã nhảy múa nó. Và vấn đề không phải là tôi đang trích dẫn từ kinh sách nào đó, tôi đơn giản mở trái tim mình cho bạn."

Thẩm quyền thuộc vào sự tồn tại.

Chủ nghĩa độc đoán thuộc vào ai đó khác, không thuộc vào bạn; do đó nó tạo ra sự nô lệ, không tự do. Và với tôi tự do là giá trị tối thượng, bởi vì chỉ trong tự do bạn mới có thể nở hoa, và bạn mới có thể nở hoa tới khả năng đầy đủ nhất của bạn
Tự do cá nhân và thẩm quyền về phía này, và chủ nghĩa độc đoán và độc tài về phía kia, làm chuyển động cuộc sống con người và hứng khởi của con người. Xin thầy bình luận về điều này.

Đó là cùng vấn đề, cùng câu hỏi, được nói khác đi. Xã hội là độc đoán; nhà thờ là độc đoán; hệ thống giáo dục là độc đoán. Họ tất cả đều nói, "Bất kì điều gì chúng tôi nói cũng đều đúng và các anh không cần hỏi nó. Các anh đơn giản tuân theo."

Và có vấn đề, chẳng hạn trong hệ thống giáo dục. Tôi đã từng là một sinh viên, tôi đã từng là giáo sư, và tôi biết rằng với phần tốt nhất của cuộc sống người ta bị làm thui chột bởi những người độc đoán trong trường học, trong trường cao đẳng, trong đại học.

Tôi đã bị đuổi khỏi nhiều trường cao đẳng bởi lẽ đơn giản là tôi không thể chấp nhận được sự độc đoán nào. Tôi nói, "Thầy hãy chứng minh nó và em sẵn sàng chấp nhận nó. Nhưng không chứng minh nó, không đưa ra luận cứ đúng cho nó, không làm nó thành phát biểu hợp lí, em sẽ không chấp nhận nó." Và tôi đã tranh đấu về mọi chủ đề trong lớp, bởi vì trong mọi lớp thầy giáo đều đơn giản đọc bài. Học sinh ghi chép, bởi vì tất cả mọi thứ cần thiết đều được lặp lại trong giấy thi điều thầy giáo đã nói cho họ. Và bạn càng lặp lại tốt, đích xác như con vẹt, bạn càng được vẻ vang hơn.

Nhưng những giáo sư đó gặp khó khăn ngay cả trong chứng minh những điều nhỏ bé, và điều đó gây lúng túng cho họ. Mọi ngày điều đó đều trở thành vấn đề. Bất kì điều gì họ nói, tôi đều đứng dậy ngay lập tức và truy hỏi - và tôi hỏi toàn những câu liên quan - "Trên nền tảng nào...?"

Chẳng hạn, một trong các giáo sư dạy về tôn giáo đã đưa ra phát biểu rằng Veda - kinh sách linh thiêng của người Hindu - do Thượng đế viết ra. Tôi phải phản đối. Tôi nói, "Em phản đối. Ngay chỗ đầu tiên thầy đã không có khả năng chứng minh được sự tồn tại của Thượng đế. Chỗ thứ hai, bây giờ thầy lại nói rằng những sách này, toàn những thứ rác rưởi, do Thượng đế viết ra. Thầy đã bao giờ nhìn vào Veda chưa?" Tôi hỏi ông ấy, "Thầy đã bao giờ đọc từ trang đầu tới trang cuối chưa?" Có bốn cuốn Veda, tập lớn. "Em đã mang cả bốn cuốn cùng em, và một cách ngẫu nhiên em có thể mở ra và đọc, và để cho cả lớp quyết định xem liệu đây có là phát biểu mà Thượng đế có thể viết ra được không."

Veda đầy những lời cầu nguyện. Bây giờ, Thượng đế không thể cầu nguyện được; ngài sẽ cầu nguyện với ai? Và lời cầu nguyện về những thứ ngu xuẩn tới mức thật là lố bịch để nói rằng chúng do Thượng đế viết ra. Một Brahmin cầu nguyện, "Con liên tục làm mọi nghi lễ, sống theo kinh sách và con vẫn chưa có được đứa con nào. Xin hãy cho con đứa con; đó sẽ là bằng chứng rằng lời cầu nguyện của con đã được nghe thấy."

Tôi hỏi ông ấy, "Làm sao Thượng đế có thể viết ra đoạn này được? Nó được ai đó viết ra và gửi cho Thượng đế, nhưng nó không thể được bản thân Thượng đế viết ra. Và nếu đây là tình huống của Thượng đế, thế thì anh chàng đáng thương này phải không nên bận tâm về điều đó chứ. Thượng đế đang hỏi về đứa con từ ai đó khác, thế sao chúng ta không hỏi từ cùng một nguồn đi? Tại sao chúng ta lại bận tâm tới anh chàng khốn khổ này?"

Cuối cùng mọi trường cao đẳng đều bác bỏ tôi. Đó là câu trả lời của họ. Các hiệu trưởng đều bảo tôi, "Chúng tôi rất lấy làm tiếc. Chúng tôi biết em là đúng, nhưng chúng tôi phải cai quản trường. Em sẽ phá huỷ toàn bộ thể chế. Các giáo sư đe doạ từ nhiệm, sinh viên đang nói rằng em không cho phép các giáo sư dạy, bởi vì ở từng điểm mọi ngày toàn thể tiết học đều mất đứt. Tám tháng đã qua và giáo trình sẽ không kết thúc được trong hai tháng tới nếu cùng hình mẫu này cứ tiếp tục.

"Họ đã tới đây để qua kì thi, họ không quan tâm tới chân lí, họ không quan tam tới sự hợp thức của bất kì phát biểu nào. Lí do duy nhất của họ ở đây là để được chứng chỉ. Và em là anh chàng kì lạ - em dường như không quan tâm tới chứng chỉ."

Tôi nói, "Em không quan tâm tới chứng chỉ chút nào. Em sẽ làm gì với những chứng chỉ từ các giáo sư này, người không biết gì cả? Em không thể coi những người này là người kiểm tra em được. Ngày thầy cho em giấy chứng nhận, em sẽ xé nó đi ngay lập tức trước thầy - bởi vì những người này không thể trả lời được những câu hỏi đơn giản nhất."

Nhưng toàn thể hệ thống ăn với nhau theo cách đó. Khi tự tôi trở thành giáo sư, tôi phải làm một thu xếp mới. Thu xếp đó là ở chỗ trong mỗi tiết bốn mươi phút, trong hai mươi phút tôi sẽ dạy chương trình như đã được viết trong sách, và trong hai mươi phút tôi sẽ phê phán nó. Học sinh của tôi nói, "Chúng em sẽ phát điên!"

Tôi nói, "Đó là vấn đề của các em - nhưng tôi không thể để những phát biểu này đứng đó mà không có phê phán. Các em có thể chọn; khi kì thi của các em tới các em có thể chọn viết ra bất kì cái gì các em muốn. Nếu các em muốn trượt, hãy chọn phần của tôi. Nếu các em muốn đỗ, hãy chọn phần đầu. Tôi nói rõ ràng điều đó đấy; tôi không lừa ai cả - nhưng tôi không thể cứ lừa các em bằng việc dạy các em điều gì đó tôi cho là tuyệt đối sai."

Thầy phó hiệu trưởng cuối cùng phải gọi tôi tới, và ông ấy nói với tôi, "Đây là kiểu dạy lạ kì. Tôi đã nhận được báo cáo mọi ngày rằng nửa thời gian thầy dạy theo giáo trình và nửa thời gian thầy có biện luận riêng, điều phá huỷ toàn bộ bài học mà thầy đã dạy họ. Cho nên họ ra khỏi lớp trống rỗng như họ vào lớp... thực tế còn trong lộn xộn hơn!"

Tôi nói, "Tôi chẳng lo về bất kì ai. Họ đã làm gì với tôi trong tất cả những năm khi tôi còn là sinh viên? Tôi đã bị đuổi hết trường nọ tới trường kia. Và thầy hôm nào đó có thể tới và nghe xem liệu tôi có làm điều gì không công bằng với bài giảng đã qui định. Khi tôi dạy bài đã qui định, tôi làm nó toàn bộ nhất có thể được, để làm cho nó rõ ràng."

Một hôm ông ấy tới và ông ấy nghe, và sau hai mươi phút ông ấy nói, "Thật là hay quá. Tôi cũng đã từng là sinh viên triết, nhưng không ai đã từng dạy tôi về nó theo cách này."

Tôi nói, "Đây mới chỉ là nửa bài học thôi. Thầy hãy đợi, bởi vì bây giờ tôi sẽ phá huỷ nó hoàn toàn, từng bước một."

Và sau khi tôi đã phá huỷ nó toàn bộ, ông ấy nói, "Trời đất! Bây giờ tôi có thể hiểu điều các học sinh đáng thương báo cáo lại cho tôi. Thầy không được xem là giáo sư trong loại thể chế này. Tôi có thể hiểu điều thầy làm là tuyệt đối chân thật, nhưng hệ thống này không tạo ra những con người của thông minh đâu; hệ thống này chỉ tạo ra những người có trí nhớ tốt - và đó là điều được cần tới. Chúng ta cần thư kí, chúng ta cần công chức - và những việc đó không cần thông minh, họ cần trí nhớ tốt."

Tôi nói, "Nói cách khác thầy cần máy tính, không phải người. Nếu đây là hệ thống giáo dục của thầy, thế thì chẳng chóng thì chầy thầy sẽ thay thế người bằng máy tính" - và đó là điều họ đang làm. Mọi nơi họ đang thay thế những vị trí quan trọng bằng máy tính, bởi vì máy tính tin cậy hơn. Chúng chỉ là kí ức, không thông minh.

Người có thông minh nào đó, tuy nhiên bị kìm nén.

Người đã thả bom nguyên tử xuống Hirosima và Nagasaki - nếu đó là máy tính, thì đã không có vấn đề: vào thời gian đích xác, ở khoảng cách đích xác, nó sẽ thả bom và quay về. Nó đã đơn giản là cái máy. Nhưng người thả quả bom đó, dù bạn đã phá huỷ thông minh của người đó thế nào, vẫn phải nghĩ hai lần về điều người đó đã làm. Giết chết một trăm nghìn người, những người tuyệt đối hồn nhiên, những dân thường, người không trong quân đội, người đã không làm cái gì hại bất kì ai - điều đó có đúng không?

Bây giờ ở mọi nơi, tất cả các vũ khí hạt nhân đều trong tay của máy tính, không trong tay con người. Máy tính sẽ đánh nhay trong thế chiến thứ ba. Con người sẽ bị giết - đó là vấn đề khác. Máy tính không bận tâm liệu nhân loại có sống sót hay biến mất; điều đó không thành vấn đề với chúng. Nhưng chúng sẽ làm công việc chính xác và hiệu quả, điều con người không thể làm được. Con người có thể ngần ngại trong việc tiêu diệt toàn thể nhân loại. Cái gì đó của thông minh, chỉ chút ít thông minh là đủ để tạo ra câu hỏi, "Mình đang làm gì thế nhỉ?"

Tất cả các thể chế của chúng ta, tôn giáo của chúng ta, đều độc đoán. Họ không bảo bạn tại sao: "Hãy làm điều đó bởi vì nó được viết trong sách, bởi vì Jesus nói thế." Jesus đã không nêu ra luận cứ nào tại sao điều đó phải được làm; ông ấy đã không cho nền tảng hợp lí nào cho bất kì cái gì trong học thuyết của ông ấy. Moses đã không làm điều đó, mà Krishna cũng không làm.

Krishna đơn giản nói với Arjuna, "Điều này là từ Thượng đế: Anh phải đánh nhau." Đây là độc đoán. Và Thượng đế được dùng, bị thao túng trong mọi tình huống để làm bất kì điều gì bạn nói cũng tuyệt đối không thể hỏi được.

Chúng ta phải phá huỷ mọi độc đoán trên thế giới.

Thẩm quyền là hoàn toàn khác. Độc đoán được nối với xã hội, với nhà thờ; thẩm quyền là cái gì đó được nối với việc nhận ra tính cá nhân.
Nếu tôi nói điều gì đó cho bạn, tôi nói nó với thẩm quyền. Điều này đơn giản nghĩa là tôi đang nói điều đó bởi vì đây là kinh nghiệm của tôi - nhưng nó không có nghĩa là bạn phải tin vào điều đó. Bạn nghe điều đó là đủ; bây giờ bạn có thể nghĩ về nó, bạn có thể quyết định ủng hộ hay chống đối nó.

Với tôi điều quan trọng không phải là bạn quyết định ủng hộ nó; điều quan trọng với tôi là ở chỗ bạn quyết định theo cách riêng của mình. Quyết định của bạn có thể chống lại nó, điều đó không thành vấn đề - nhưng quyết định phải tới từ bản thể riêng của bạn. Nếu nó không tới từ bản thể riêng của bạn, thế thì bạn đang làm tôi thành độc đoán.

Tôi đang nói từ thẩm quyền của tôi. Xin đừng làm tôi thành độc đoán, bởi vì tôi đơn giản nói ra sự kiện với lực và lửa nhiều nhất mà tôi có thể có - nhiều tới mức điều đó tuyệt đối rõ ràng cho bạn, và bây giờ bạn được tự do quyết định. Tôi không quyết định cho bạn, và tôi không đòi hỏi bạn có niềm tin vào tôi hay tin tưởng vào tôi.

Tôi đơn giản đòi hỏi, "Hãy cho tôi chút ít cơ hội. Hãy nghĩ về điều tôi đang nói với bạn" - và tôi biết ơn là bạn đã nghĩ về nó. Vậy là đủ. Việc suy nghĩ của bạn sẽ cho bạn thông minh sắc bén... và tôi tin cậy vào thông minh. Nếu bạn nghĩ, và thông minh của bạn trở nên sắc bén, tôi biết bất kì cái gì bạn kết luận cũng sẽ đúng.

Và cho dù bạn kết luận sai vào lúc này, điều đó không thành vấn đề. Người ta phải ngã nhiều lần và lại đứng dậy. Đó là cách cuộc sống đang vậy. Người ta phải phạm sai lầm và học từ chúng, và biến đổi mọi tảng đá chắn thành bậc đá bước lên.

Nhưng quanh tôi không có vấn đề về niềm tin hay đức tin nào. Với tự do cá nhân, chủ nghĩa độc đoán chết đi và một lực mới nảy sinh: thẩm quyền. Từng cá nhân đều có khả năng có kinh nghiệm của riêng mình; thế thì người đó có thẩm quyền, thế thì người đó có thể nói, "Tôi đã thấy điều đó. Tôi đã nếm trải nó. Tôi đã thưởng thức nó. Tôi đã nhảy múa nó. Và vấn đề không phải là tôi đang trích dẫn từ kinh sách nào đó, tôi đơn giản mở trái tim mình cho bạn."

Thẩm quyền thuộc vào sự tồn tại.

Chủ nghĩa độc đoán thuộc vào ai đó khác, không thuộc vào bạn; do đó nó tạo ra sự nô lệ, không tự do. Và với tôi tự do là giá trị tối thượng, bởi vì chỉ trong tự do bạn mới có thể nở hoa, và bạn mới có thể nở hoa tới khả năng đầy đủ nhất của bạn

Gốc rễ của khổ

Con người trong khổ, và con người vẫn còn trong khổ suốt nhiều thế kỉ. Hiếm khi bạn có thể tìm thấy người không khổ. Nó hiếm hoi đến độ điều đó gần như không thể nào tin được. Đó là lí do tại sao mọi người không tin rằng những người như Phật đã tồn tại. Mọi người không thể tin được vào điều đó - họ không thể tin được điều đó bởi vì khổ của riêng họ. Khổ là như vậy, và họ lại bị vướng mắc trong nó sâu đến mức họ không thấy rằng có thể có khả năng nào thoát ra.

Mọi người nghĩ chư phật phải đã được tưởng tượng ra, rằng những người như Phật Gautam là giấc mơ của nhân loại. Đó là điều Sigmun Freud nói, rằng những người như Phật là "thoả ước". Chúng ta muốn được theo cách đó, chúng ta muốn thoát khỏi khổ, chúng ta muốn có cái im lặng đó, an bình đó, phúc lành đó - nhưng nó đã không xảy ra. Và Freud nói không có hi vọng nào đâu; nó không thể nào xảy ra được, bởi chính bản chất của mọi sự. Con người không thể trở nên hạnh phúc được.

Freud phải đã được mọi người nghe rất hăng hái và rất sâu sắc; ông ấy không thể đơn giản bị bác bỏ dứt khoát được. Tâm trí ông ấy là một trong những tâm trí xuyên thấu nhất, và khi ông ấy nói hạnh phúc là không thể được, khi ông ấy nói rằng hi vọng vào hạnh phúc là hi vọng vào cái không thể được, ông ấy ngụ ý điều đó. Kết luận này không phải là kết luận của triết gia. Quan sát riêng của ông ấy về nỗi khổ của con người đã dẫn ông ấy tới kết luận này. Freud không phải là người bi quan, nhưng sau khi quan sát hàng nghìn người, đi sâu hơn vào tâm lí của họ, ông ấy đã nhận ra rằng con người được tạo nên theo cách con người có sẵn quá trình gây khổ. Nhiều nhất con người có thể trong thoải mái, những không bao giờ trong cực lạc. Nhiều nhất chúng ta có thể làm cho cuộc sống chút ít tiện nghi hơn, thuận tiện hơn - qua khoa học, công nghệ, qua thay đổi xã hội, qua nền kinh tế tốt hơn, và những thứ khác - nhưng con người sẽ vẫn còn khổ như cũ. Làm sao Freud có thể tin được rằng một người như Phật lại đã từng tồn tại? Sự chân thành như thế dường như chỉ là giấc mơ thôi; nhân loại đã từng mơ về Phật.

Ý tưởng này nảy sinh bởi vì Phật hiếm hoi thế, ngoại lệ thế. Ông ấy không phải là qui tắc.

Tại sao con người vẫn còn trong khổ nhiều thế? Và phép màu là mọi người muốn hạnh phúc. Bạn không thể tìm thấy một người muốn khổ, vậy mà mọi người đều khổ. Mọi người muốn hạnh phúc, phúc lạc, an bình, im lặng. Mọi người đều muốn vui vẻ, mọi người đều muốn lễ hội - nhưng dường như điều đó là không thể được. Bây giờ phải có nguyên nhân rất sâu nào đó, sâu tới mức phân tích của phái Freud cũng không thể đạt tới nó được, sâu tới mức logic không thể nào thấm vào nó được.

Một điều căn bản phải được hiểu. Con người muốn hạnh phúc; đó là lí do tại sao con người lại khổ. Bạn càng muốn được hạnh phúc, bạn sẽ càng khổ. Bây giờ điều này dường như rất ngớ ngẩn, nhưng đây là nguyên nhân gốc rễ đấy. Và khi bạn hiểu quá trình về cách tâm trí con người vận hành bạn sẽ có khả năng nhận ra điều đó.

Con người muốn được hạnh phúc; do đó con người tạo ra khổ. Nếu bạn muốn thoát ra khỏi khổ, bạn sẽ phải thoát ra khỏi ham muốn của mình về hạnh phúc - thế thì không ai có thể làm bạn khổ được. Ở đây là điều mà Freud đã bỏ lỡ. Ông ấy đã không thể hiểu được rằng chính ham muốn hạnh phúc có thể là nguyên nhân của khổ.

Làm sao điều đó lại xảy ra được? Tại sao ngay chỗ đầu tiên bạn lại ham muốn hạnh phúc? Và ham muốn hạnh phúc đó làm gì với bạn?
Khoảnh khắc bạn ham muốn hạnh phúc, bạn đã đi xa khỏi hiện tại rồi. Bạn đã đi xa khỏi sự tồn tại rồi, bạn đã đi vào tương lai rồi - cái chẳng có ở đâu cả, cái còn chưa tới. Bạn đã đi vào giấc mơ rồi. Bây giờ, giấc mơ không bao giờ có thể hoàn thành được. Ham muốn hạnh phúc của bạn là giấc mơ, giấc mơ là không thật. Qua cái không thật, không ai đã bao giờ có khả năng đạt tới cái thực. Bạn đã đáp con tàu sai rồi.

Ham muốn hạnh phúc đơn giản chỉ ra rằng bạn không hạnh phúc ngay khoảnh khắc này. Ham muốn hạnh phúc đơn giản chỉ ra rằng bạn là người khổ. Và người khổ đang phóng chiếu vào tương lai rằng lúc nào đó, ngày nào đó, bằng cách nào đó, người đó sẽ hạnh phúc. Phóng chiếu của bạn bắt nguồn từ khổ; nó mang chính hạt mầm của khổ. Nó tới từ bạn; nó không thể khác với bạn được. Nó là đứa con của bạn - khuôn mặt của nó sẽ giống bạn; máu bạn sẽ tuần hoàn trong thân thể nó. Nó sẽ là sự tiếp tục của bạn.

Bạn bất hạnh hôm nay. Bạn phóng chiếu rằng ngày mai sẽ hạnh phúc, nhưng ngày mai là sự phóng chiếu của bạn, của bất kì cái gì bạn đang là ngày hôm nay. Bạn bất hạnh - ngày mai sẽ bắt nguồn từ cái bất hạnh này và bạn sẽ còn bất hạnh hơn. Tất nhiên, từ bất hạnh nhiều hơn bạn sẽ lại ham muốn hạnh phúc trong tương lai. Thế thì bạn bị mắc vào cái vòng luẩn quẩn: bạn càng trở nên bất hạnh, bạn càng ham muốn hạnh phúc hơn; bạn càng ham muốn hạnh phúc hơn, bạn càng trở nên bất hạnh hơn. Bây giờ điều đó giống như con chó đuổi theo cắn đuôi mình.

Trong Thiền họ có câu nói nào đó về nó. Họ nói điều đó giống như quất roi vào xe. Nếu ngựa của bạn không đi và bạn cứ quất roi vào xe thì cũng chẳng ích gì. Bạn khổ, thế thì bất kì cái gì bạn có thể mơ, bất kì cái gì bạn có thể phóng chiếu, cũng sẽ mang tới nhiều khổ hơn.

Cho nên điều đầu tiên là không mơ, không phóng chiếu. Điều đầu tiên là ở đây bây giờ. Dù nó là bất kì cái gì, hãy cứ ở đây bây giờ - và sự khải lộ vô cùng đang chờ đợi bạn đấy.

Sự khải lộ là ở chỗ không ai có thể bất hạnh được trong ở đây và bây giờ.
Bạn đã bao giờ bất hạnh ở đây và bây giờ chưa? Ngay khoảnh khắc này - liệu có khả năng nào cho bất hạnh ngay bây giờ không? Bạn có thể nghĩ tới hôm qua và bạn có thể trở nên bất hạnh. Bạn có thể nghĩ tới ngày mai và bạn có thể trở nên bất hạnh. Nhưng ngay chính khoảnh khắc này - sự rộn ràng này, cái đập này, khoảnh khắc thực này - bạn có thể bất hạnh ngay bây giờ được không? Không quá khứ nào, không tương lai nào?
Bạn có thể mang nỗi khổ từ quá khứ, từ kí ức của mình. Ai đó xúc phạm bạn hôm qua và bạn có thể vẫn còn mang vết thương đó, bạn có thể vẫn còn mang tổn thương đó, và bạn có thể vẫn cảm thấy bất hạnh về nó: Tại sao - tại sao nó đã xảy ra cho bạn? Tại sao người này đã xúc phạm bạn? Bạn đã làm biết bao nhiêu điều tốt cho người đó, và bạn bao giờ cũng có ích, bao giờ cũng là người bạn - và người đó lại xúc phạm bạn! Bạn đang chơi với cái gì đó không còn tồn tại nữa. Hôm qua đã qua rồi.

Hay bạn có thể bất hạnh vì ngày mai. Ngày mai tiền của bạn sẽ hết - thế thì bạn sẽ đi ở đâu? Bạn sẽ ăn gì? Ngày mai tiền của bạn sẽ hết - thế thì bất hạnh kéo tới. Hoặc nó tới từ hôm qua hoặc nó tới từ ngày mai, nhưng nó không bao giờ ở đây và bây giờ. Ngay khoảnh khắc này, vào lúc này, bất hạnh là không thể được.

Nếu bạn đã học được điều này, bạn có thể trở thành vị phật. Thế thì không ai cản trở con đường của bạn. Thế thì bạn có thể quên đi tất cả về Freud; thế thì hạnh phúc không chỉ là có thể; nó đã xảy ra rồi. Nó ở ngay trước bạn và bạn đang bỏ lỡ nó bởi vì bạn cứ tìm bên đường.

Hạnh phúc là nơi bạn đang hiện hữu - bất kì chỗ nào bạn đang hiện hữu, hạnh phúc đều có đó. Nó bao quanh bạn, nó là hiện tượng tự nhiên. Nó cũng giống như không khí, giống như bầu trời. Hạnh phúc không phải được tìm; nó là chính chất liệu tạo nên vũ trụ này. Vui vẻ là chính chất liệu tạo nên vũ trụ này. Nhưng bạn phải nhìn thẳng, bạn phải nhìn trực tiếp. Nếu bạn nhìn sang bên thì bạn bỏ lỡ nó.

Bạn bỏ lỡ bởi vì bản thân mình. Bạn bỏ lỡ bởi vì bạn có cách tiếp cận sai.
Nhưng cứ chết đi quá khứ và đừng bao giờ nghĩ tới tương lai, và thế rồi cố gắng khổ xem sao - bạn sẽ thất bại! Bạn không thể khổ được; thất bại của bạn là tuyệt đối chắc chắn, nó có thể tiên đoán được. Bạn không thể điều khiển được - dù bạn khổ hiệu quả thế nào bạn, dù được huấn luyện tốt thế nào, bạn cũng không thể tạo ra được khổ ở chính khoảnh khắc này.

Ham muốn hạnh phúc giúp cho bạn nhìn đi đâu đó khác, và thế thì bạn cứ bỏ lỡ. Hạnh phúc không được tạo ra - hạnh phúc chỉ được nhìn thấy. Nó đã là hiện tại rồi. Chính khoảnh khắc này, bạn có thể trở nên hạnh phúc, hạnh phúc vô cùng.

Đây là cách điều đó đã xảy ra cho Phật. Ông ấy là con vua, ông ấy có mọi thứ nhưng lại không hạnh phúc. Ông ấy trở nên ngày một bất hạnh hơn - bạn càng có nhiều, bạn càng trở nên bất hạnh hơn. Đó là nỗi khổ của người giầu. Đó là điều đang xảy ra ở Mĩ ngày nay: người ta càng giầu hơn thì họ càng trở nên bất hạnh hơn; họ càng trở nên giầu hơn họ lại càng trở nên lúng túng chẳng biết làm gì.

Người nghèo bao giờ cũng chắc chắn về cái gì phải làm: Họ phải kiếm tiền, họ phải xây nhà tốt, họ phải mua xe; họ phải cho con vào đại học. Họ bao giờ cũng có chương trình chờ đợi họ. Họ bận bịu. Họ có tương lai, họ có hi vọng: "Ngày này hay ngày khác..." Họ vẫn còn trong khổ, nhưng có hi vọng.

Người giầu ở trong khổ và hi vọng biến mất. Khổ của người đó là gấp đôi. Bạn không thể tìm được người nghèo hơn người giầu đâu; người đó là nghèo gấp đôi. Người đó vẫn còn bị phóng chiếu vào tương lai, và bây giờ người đó biết tương lai sẽ chẳng cung cấp cái gì cả - bởi vì bất kì cái gì người đó cần, người đó đã có nó rồi. Người đó trở nên bị phiền muộn, tâm trí người đó trở nên ngày một lo âu hơn, sợ hãi hơn. Người đó trở nên đau khổ. Đó là điều đã xảy ra cho Phật.

Ông ấy giầu có. Ông ấy có mọi thứ mà có thể có được. Ông ấy đã trở nên rất bất hạnh. Một hôm ông ấy trốn khỏi cung điện của mình, bỏ lại tất cả mọi giàu sang, bỏ lại vợ đẹp, đứa con mới sinh - ông ấy đã trốn đi. Ông ấy trở thành người ăn xin. Ông ấy bắt đầu tìm hạnh phúc. Ông ấy đi tới guru này, tới guru nọ; ông ấy đã hỏi mọi người phải làm gì để hạnh phúc - và tất nhiên đã có cả nghìn lẻ một người sẵn sàng cho ông ấy lời khuyên và ông ấy đã theo lời khuyên của mọi người. Và ông ấy càng theo lời khuyên của họ, ông ấy càng trở nên lẫn lộn hơn.

Phật đã thử bất kì cái gì được nói với ông ấy. Ai đó nói: "Hãy công phu hatha yoga"; ông ấy trở thành nhà hatha yoga. Chẳng cái gì xảy ra từ điều đó. Có thể bạn có thân thể tốt hơn qua hatha yoga, nhưng bạn không thể trở nên hạnh phúc được. Chỉ thân thể tốt hơn, thân thể mạnh khoẻ hơn, chẳng tạo ra khác biệt gì. Với nhiều năng lượng bạn sẽ có năng lượng sẵn có để trở nên bất hạnh - nhưng bạn sẽ trở nên bất hạnh. Bạn sẽ làm gì với nó? Nếu bạn có nhiều tiền, bạn sẽ làm gì với nó? Bạn sẽ làm điều bạn có thể làm, và nếu ít tiền làm cho bạn khổ thế, nhiều tiền sẽ làm cho bạn còn khổ hơn. Đó là số học đơn giản.

Phật đã vứt bỏ tất cả yoga. Ông ấy đi tới thầy giáo khác, thầy về raja yoga, người không dạy các tư thế thân thể mà chỉ dạy mật chú, tụng niệm, thiền. Ông ấy đã thực hành những điều đó nữa, nhưng chẳng cái gì xảy tới từ nó. Ông ấy đã thực sự đi tìm kiếm. Khi bạn thực sự trong tìm kiếm thế thì chẳng cái gì có thể giúp được, thế không có cách chữa.
Phàm nhân dừng đâu đó dọc đường; họ không phải là người tìm kiếm thực. Người tìm kiếm thực là người đi tới tận cùng của việc tìm kiếm, và đi tới nhận ra rằng tất cả mọi việc tìm kiếm đều vô nghĩa. Bản thân việc tìm kiếm là con đường của ham muốn - Phật đã nhận ra điều đó một ngày nào đó. Ông ấy đã bỏ lại cung điện của mình, ông ấy đã bỏ lại tài sản trần gian của mình; một ngày nào đó, sau sáu năm tìm kiếm tâm linh, ông ấy vứt bỏ mọi việc tìm kiếm. Tìm kiếm vật chất đã bị vứt bỏ trước đó, bây giờ ông ấy vứt bỏ nốt tìm kiếm tâm linh. Thế giới này đã bị vứt bỏ trước đó, bây giờ ông ấy vứt bỏ thế giới kia nữa.

Ông ấy hoàn toàn gạt bỏ ham muốn... và chính khoảnh khắc đó nó xảy ra. Chính khoảnh khắc đó đã có phúc lành. Tất cả mọi ham muốn bị vứt bỏ, tất cả mọi hi vọng bị vứt bỏ, tất cả mọi hi vọng bị bỏ bẵng, bỗng nhiên Gautam Siddartha trở thành Phật. Nó bao giờ cũng có đó nhưng ông ấy đã đi tìm ở đâu đó khác. Nó có đó - bên trong, bên ngoài, nó là cách vũ trụ được tạo nên. Nó là phúc lạc, nó là chân lí, nó là điều thiêng liêng.
Con người trong khổ, và con người vẫn còn trong khổ suốt nhiều thế kỉ. Hiếm khi bạn có thể tìm thấy người không khổ. Nó hiếm hoi đến độ điều đó gần như không thể nào tin được. Đó là lí do tại sao mọi người không tin rằng những người như Phật đã tồn tại. Mọi người không thể tin được vào điều đó - họ không thể tin được điều đó bởi vì khổ của riêng họ. Khổ là như vậy, và họ lại bị vướng mắc trong nó sâu đến mức họ không thấy rằng có thể có khả năng nào thoát ra.

Mọi người nghĩ chư phật phải đã được tưởng tượng ra, rằng những người như Phật Gautam là giấc mơ của nhân loại. Đó là điều Sigmun Freud nói, rằng những người như Phật là "thoả ước". Chúng ta muốn được theo cách đó, chúng ta muốn thoát khỏi khổ, chúng ta muốn có cái im lặng đó, an bình đó, phúc lành đó - nhưng nó đã không xảy ra. Và Freud nói không có hi vọng nào đâu; nó không thể nào xảy ra được, bởi chính bản chất của mọi sự. Con người không thể trở nên hạnh phúc được.

Freud phải đã được mọi người nghe rất hăng hái và rất sâu sắc; ông ấy không thể đơn giản bị bác bỏ dứt khoát được. Tâm trí ông ấy là một trong những tâm trí xuyên thấu nhất, và khi ông ấy nói hạnh phúc là không thể được, khi ông ấy nói rằng hi vọng vào hạnh phúc là hi vọng vào cái không thể được, ông ấy ngụ ý điều đó. Kết luận này không phải là kết luận của triết gia. Quan sát riêng của ông ấy về nỗi khổ của con người đã dẫn ông ấy tới kết luận này. Freud không phải là người bi quan, nhưng sau khi quan sát hàng nghìn người, đi sâu hơn vào tâm lí của họ, ông ấy đã nhận ra rằng con người được tạo nên theo cách con người có sẵn quá trình gây khổ. Nhiều nhất con người có thể trong thoải mái, những không bao giờ trong cực lạc. Nhiều nhất chúng ta có thể làm cho cuộc sống chút ít tiện nghi hơn, thuận tiện hơn - qua khoa học, công nghệ, qua thay đổi xã hội, qua nền kinh tế tốt hơn, và những thứ khác - nhưng con người sẽ vẫn còn khổ như cũ. Làm sao Freud có thể tin được rằng một người như Phật lại đã từng tồn tại? Sự chân thành như thế dường như chỉ là giấc mơ thôi; nhân loại đã từng mơ về Phật.

Ý tưởng này nảy sinh bởi vì Phật hiếm hoi thế, ngoại lệ thế. Ông ấy không phải là qui tắc.

Tại sao con người vẫn còn trong khổ nhiều thế? Và phép màu là mọi người muốn hạnh phúc. Bạn không thể tìm thấy một người muốn khổ, vậy mà mọi người đều khổ. Mọi người muốn hạnh phúc, phúc lạc, an bình, im lặng. Mọi người đều muốn vui vẻ, mọi người đều muốn lễ hội - nhưng dường như điều đó là không thể được. Bây giờ phải có nguyên nhân rất sâu nào đó, sâu tới mức phân tích của phái Freud cũng không thể đạt tới nó được, sâu tới mức logic không thể nào thấm vào nó được.

Một điều căn bản phải được hiểu. Con người muốn hạnh phúc; đó là lí do tại sao con người lại khổ. Bạn càng muốn được hạnh phúc, bạn sẽ càng khổ. Bây giờ điều này dường như rất ngớ ngẩn, nhưng đây là nguyên nhân gốc rễ đấy. Và khi bạn hiểu quá trình về cách tâm trí con người vận hành bạn sẽ có khả năng nhận ra điều đó.

Con người muốn được hạnh phúc; do đó con người tạo ra khổ. Nếu bạn muốn thoát ra khỏi khổ, bạn sẽ phải thoát ra khỏi ham muốn của mình về hạnh phúc - thế thì không ai có thể làm bạn khổ được. Ở đây là điều mà Freud đã bỏ lỡ. Ông ấy đã không thể hiểu được rằng chính ham muốn hạnh phúc có thể là nguyên nhân của khổ.

Làm sao điều đó lại xảy ra được? Tại sao ngay chỗ đầu tiên bạn lại ham muốn hạnh phúc? Và ham muốn hạnh phúc đó làm gì với bạn?
Khoảnh khắc bạn ham muốn hạnh phúc, bạn đã đi xa khỏi hiện tại rồi. Bạn đã đi xa khỏi sự tồn tại rồi, bạn đã đi vào tương lai rồi - cái chẳng có ở đâu cả, cái còn chưa tới. Bạn đã đi vào giấc mơ rồi. Bây giờ, giấc mơ không bao giờ có thể hoàn thành được. Ham muốn hạnh phúc của bạn là giấc mơ, giấc mơ là không thật. Qua cái không thật, không ai đã bao giờ có khả năng đạt tới cái thực. Bạn đã đáp con tàu sai rồi.

Ham muốn hạnh phúc đơn giản chỉ ra rằng bạn không hạnh phúc ngay khoảnh khắc này. Ham muốn hạnh phúc đơn giản chỉ ra rằng bạn là người khổ. Và người khổ đang phóng chiếu vào tương lai rằng lúc nào đó, ngày nào đó, bằng cách nào đó, người đó sẽ hạnh phúc. Phóng chiếu của bạn bắt nguồn từ khổ; nó mang chính hạt mầm của khổ. Nó tới từ bạn; nó không thể khác với bạn được. Nó là đứa con của bạn - khuôn mặt của nó sẽ giống bạn; máu bạn sẽ tuần hoàn trong thân thể nó. Nó sẽ là sự tiếp tục của bạn.

Bạn bất hạnh hôm nay. Bạn phóng chiếu rằng ngày mai sẽ hạnh phúc, nhưng ngày mai là sự phóng chiếu của bạn, của bất kì cái gì bạn đang là ngày hôm nay. Bạn bất hạnh - ngày mai sẽ bắt nguồn từ cái bất hạnh này và bạn sẽ còn bất hạnh hơn. Tất nhiên, từ bất hạnh nhiều hơn bạn sẽ lại ham muốn hạnh phúc trong tương lai. Thế thì bạn bị mắc vào cái vòng luẩn quẩn: bạn càng trở nên bất hạnh, bạn càng ham muốn hạnh phúc hơn; bạn càng ham muốn hạnh phúc hơn, bạn càng trở nên bất hạnh hơn. Bây giờ điều đó giống như con chó đuổi theo cắn đuôi mình.

Trong Thiền họ có câu nói nào đó về nó. Họ nói điều đó giống như quất roi vào xe. Nếu ngựa của bạn không đi và bạn cứ quất roi vào xe thì cũng chẳng ích gì. Bạn khổ, thế thì bất kì cái gì bạn có thể mơ, bất kì cái gì bạn có thể phóng chiếu, cũng sẽ mang tới nhiều khổ hơn.

Cho nên điều đầu tiên là không mơ, không phóng chiếu. Điều đầu tiên là ở đây bây giờ. Dù nó là bất kì cái gì, hãy cứ ở đây bây giờ - và sự khải lộ vô cùng đang chờ đợi bạn đấy.

Sự khải lộ là ở chỗ không ai có thể bất hạnh được trong ở đây và bây giờ.
Bạn đã bao giờ bất hạnh ở đây và bây giờ chưa? Ngay khoảnh khắc này - liệu có khả năng nào cho bất hạnh ngay bây giờ không? Bạn có thể nghĩ tới hôm qua và bạn có thể trở nên bất hạnh. Bạn có thể nghĩ tới ngày mai và bạn có thể trở nên bất hạnh. Nhưng ngay chính khoảnh khắc này - sự rộn ràng này, cái đập này, khoảnh khắc thực này - bạn có thể bất hạnh ngay bây giờ được không? Không quá khứ nào, không tương lai nào?
Bạn có thể mang nỗi khổ từ quá khứ, từ kí ức của mình. Ai đó xúc phạm bạn hôm qua và bạn có thể vẫn còn mang vết thương đó, bạn có thể vẫn còn mang tổn thương đó, và bạn có thể vẫn cảm thấy bất hạnh về nó: Tại sao - tại sao nó đã xảy ra cho bạn? Tại sao người này đã xúc phạm bạn? Bạn đã làm biết bao nhiêu điều tốt cho người đó, và bạn bao giờ cũng có ích, bao giờ cũng là người bạn - và người đó lại xúc phạm bạn! Bạn đang chơi với cái gì đó không còn tồn tại nữa. Hôm qua đã qua rồi.

Hay bạn có thể bất hạnh vì ngày mai. Ngày mai tiền của bạn sẽ hết - thế thì bạn sẽ đi ở đâu? Bạn sẽ ăn gì? Ngày mai tiền của bạn sẽ hết - thế thì bất hạnh kéo tới. Hoặc nó tới từ hôm qua hoặc nó tới từ ngày mai, nhưng nó không bao giờ ở đây và bây giờ. Ngay khoảnh khắc này, vào lúc này, bất hạnh là không thể được.

Nếu bạn đã học được điều này, bạn có thể trở thành vị phật. Thế thì không ai cản trở con đường của bạn. Thế thì bạn có thể quên đi tất cả về Freud; thế thì hạnh phúc không chỉ là có thể; nó đã xảy ra rồi. Nó ở ngay trước bạn và bạn đang bỏ lỡ nó bởi vì bạn cứ tìm bên đường.

Hạnh phúc là nơi bạn đang hiện hữu - bất kì chỗ nào bạn đang hiện hữu, hạnh phúc đều có đó. Nó bao quanh bạn, nó là hiện tượng tự nhiên. Nó cũng giống như không khí, giống như bầu trời. Hạnh phúc không phải được tìm; nó là chính chất liệu tạo nên vũ trụ này. Vui vẻ là chính chất liệu tạo nên vũ trụ này. Nhưng bạn phải nhìn thẳng, bạn phải nhìn trực tiếp. Nếu bạn nhìn sang bên thì bạn bỏ lỡ nó.

Bạn bỏ lỡ bởi vì bản thân mình. Bạn bỏ lỡ bởi vì bạn có cách tiếp cận sai.
Nhưng cứ chết đi quá khứ và đừng bao giờ nghĩ tới tương lai, và thế rồi cố gắng khổ xem sao - bạn sẽ thất bại! Bạn không thể khổ được; thất bại của bạn là tuyệt đối chắc chắn, nó có thể tiên đoán được. Bạn không thể điều khiển được - dù bạn khổ hiệu quả thế nào bạn, dù được huấn luyện tốt thế nào, bạn cũng không thể tạo ra được khổ ở chính khoảnh khắc này.

Ham muốn hạnh phúc giúp cho bạn nhìn đi đâu đó khác, và thế thì bạn cứ bỏ lỡ. Hạnh phúc không được tạo ra - hạnh phúc chỉ được nhìn thấy. Nó đã là hiện tại rồi. Chính khoảnh khắc này, bạn có thể trở nên hạnh phúc, hạnh phúc vô cùng.

Đây là cách điều đó đã xảy ra cho Phật. Ông ấy là con vua, ông ấy có mọi thứ nhưng lại không hạnh phúc. Ông ấy trở nên ngày một bất hạnh hơn - bạn càng có nhiều, bạn càng trở nên bất hạnh hơn. Đó là nỗi khổ của người giầu. Đó là điều đang xảy ra ở Mĩ ngày nay: người ta càng giầu hơn thì họ càng trở nên bất hạnh hơn; họ càng trở nên giầu hơn họ lại càng trở nên lúng túng chẳng biết làm gì.

Người nghèo bao giờ cũng chắc chắn về cái gì phải làm: Họ phải kiếm tiền, họ phải xây nhà tốt, họ phải mua xe; họ phải cho con vào đại học. Họ bao giờ cũng có chương trình chờ đợi họ. Họ bận bịu. Họ có tương lai, họ có hi vọng: "Ngày này hay ngày khác..." Họ vẫn còn trong khổ, nhưng có hi vọng.

Người giầu ở trong khổ và hi vọng biến mất. Khổ của người đó là gấp đôi. Bạn không thể tìm được người nghèo hơn người giầu đâu; người đó là nghèo gấp đôi. Người đó vẫn còn bị phóng chiếu vào tương lai, và bây giờ người đó biết tương lai sẽ chẳng cung cấp cái gì cả - bởi vì bất kì cái gì người đó cần, người đó đã có nó rồi. Người đó trở nên bị phiền muộn, tâm trí người đó trở nên ngày một lo âu hơn, sợ hãi hơn. Người đó trở nên đau khổ. Đó là điều đã xảy ra cho Phật.

Ông ấy giầu có. Ông ấy có mọi thứ mà có thể có được. Ông ấy đã trở nên rất bất hạnh. Một hôm ông ấy trốn khỏi cung điện của mình, bỏ lại tất cả mọi giàu sang, bỏ lại vợ đẹp, đứa con mới sinh - ông ấy đã trốn đi. Ông ấy trở thành người ăn xin. Ông ấy bắt đầu tìm hạnh phúc. Ông ấy đi tới guru này, tới guru nọ; ông ấy đã hỏi mọi người phải làm gì để hạnh phúc - và tất nhiên đã có cả nghìn lẻ một người sẵn sàng cho ông ấy lời khuyên và ông ấy đã theo lời khuyên của mọi người. Và ông ấy càng theo lời khuyên của họ, ông ấy càng trở nên lẫn lộn hơn.

Phật đã thử bất kì cái gì được nói với ông ấy. Ai đó nói: "Hãy công phu hatha yoga"; ông ấy trở thành nhà hatha yoga. Chẳng cái gì xảy ra từ điều đó. Có thể bạn có thân thể tốt hơn qua hatha yoga, nhưng bạn không thể trở nên hạnh phúc được. Chỉ thân thể tốt hơn, thân thể mạnh khoẻ hơn, chẳng tạo ra khác biệt gì. Với nhiều năng lượng bạn sẽ có năng lượng sẵn có để trở nên bất hạnh - nhưng bạn sẽ trở nên bất hạnh. Bạn sẽ làm gì với nó? Nếu bạn có nhiều tiền, bạn sẽ làm gì với nó? Bạn sẽ làm điều bạn có thể làm, và nếu ít tiền làm cho bạn khổ thế, nhiều tiền sẽ làm cho bạn còn khổ hơn. Đó là số học đơn giản.

Phật đã vứt bỏ tất cả yoga. Ông ấy đi tới thầy giáo khác, thầy về raja yoga, người không dạy các tư thế thân thể mà chỉ dạy mật chú, tụng niệm, thiền. Ông ấy đã thực hành những điều đó nữa, nhưng chẳng cái gì xảy tới từ nó. Ông ấy đã thực sự đi tìm kiếm. Khi bạn thực sự trong tìm kiếm thế thì chẳng cái gì có thể giúp được, thế không có cách chữa.
Phàm nhân dừng đâu đó dọc đường; họ không phải là người tìm kiếm thực. Người tìm kiếm thực là người đi tới tận cùng của việc tìm kiếm, và đi tới nhận ra rằng tất cả mọi việc tìm kiếm đều vô nghĩa. Bản thân việc tìm kiếm là con đường của ham muốn - Phật đã nhận ra điều đó một ngày nào đó. Ông ấy đã bỏ lại cung điện của mình, ông ấy đã bỏ lại tài sản trần gian của mình; một ngày nào đó, sau sáu năm tìm kiếm tâm linh, ông ấy vứt bỏ mọi việc tìm kiếm. Tìm kiếm vật chất đã bị vứt bỏ trước đó, bây giờ ông ấy vứt bỏ nốt tìm kiếm tâm linh. Thế giới này đã bị vứt bỏ trước đó, bây giờ ông ấy vứt bỏ thế giới kia nữa.

Ông ấy hoàn toàn gạt bỏ ham muốn... và chính khoảnh khắc đó nó xảy ra. Chính khoảnh khắc đó đã có phúc lành. Tất cả mọi ham muốn bị vứt bỏ, tất cả mọi hi vọng bị vứt bỏ, tất cả mọi hi vọng bị bỏ bẵng, bỗng nhiên Gautam Siddartha trở thành Phật. Nó bao giờ cũng có đó nhưng ông ấy đã đi tìm ở đâu đó khác. Nó có đó - bên trong, bên ngoài, nó là cách vũ trụ được tạo nên. Nó là phúc lạc, nó là chân lí, nó là điều thiêng liêng.

Thứ Ba, 29 tháng 11, 2011

Bản ngã và tình yêu

Tại giai đoạn này tôi muốn trao cho bạn nguyên lí thứ nhất. Nếu bạn muốn biết chân lí cơ bản về tình yêu, điều kiện tiên quyết đầu tiên là hãy chấp nhận tính thiêng liêng của dục, hãy chấp nhận cái thiêng liêng của dục theo cùng cách bạn chấp nhận sự tồn tại của Thượng đế - với trái tim cởi mở. Và bạn càng chấp nhận dục đầy đủ hơn với trái tim và tâm trí cởi mở, bạn lại càng được tự do khỏi nó hơn. Nhưng bạn càng kìm nén nó nhiều bạn sẽ càng trở thành bị gắn với nó, giống như là anh nông dân kia, người đã trở thành nô lệ cho quần áo mình. Phạm vi của việc chấp nhận của bạn là phạm vi của tuyên bố của bạn. Sự chấp nhận toàn bộ về cuộc sống, về tất cả những cái là tự nhiên trong cuộc sống, về tất cả những cái Thượng đế trao cho trong cuộc sống, sẽ dẫn bạn tới thực tại cao nhất của điều thiêng liêng - tới những đỉnh cao còn chưa được biết tới, tới những đỉnh cao siêu phàm. Tôi gọi sự chấp nhận đó là hữu thần. Và đức tin đó trong cái Thượng đế trao chính là cánh cửa đi tới giải thoát.

Tôi coi những người hay giáo huấn kìm giữ con người không cho chấp nhận rằng cái mà là tự nhiên trong cuộc sống và trong sự phối hợp thiêng liêng, là kẻ vô thần. “Hãy phản đối cái này; hãy kìm nén cái kia. Tự nhiên là tội lỗi, xấu, dâm đãng. Hãy bỏ cái này; bỏ cái kia.” Tất cả những điều này thiết lập nên chủ nghĩa vô thần, như tôi hiểu nó. Những người thuyết giảng từ bỏ cũng là kẻ vô thần.

Bạn hãy chấp nhận cuộc sống dưới dạng tự nhiên và thuần khiết của nó và phát triển mạnh tính đầy đủ của nó. Bản thân tính đầy đủ sẽ nâng bạn lên, dần từng bước. Và chính cùng việc chấp nhận dục này sẽ nâng bạn lên những đỉnh cao thanh thản mà bạn không có khả năng nào tưởng tượng ra được. Nếu dục là than, chắc chắn một ngày nào đó sẽ tới khi nó tự biểu lộ bản thân là kim cương. Và đó là nguyên lí thứ nhất.

Điều nền tảng thứ hai tôi muốn nói cho bạn là về cái gì đó mà nền văn minh, văn hoá và tôn giáo ngay bây giờ, đã làm thành chai cứng bên trong chúng ta. Và đó là bản ngã, cái ý thức rằng “tôi đây”.

Bản chất của năng lượng dục thúc dục nó phải tuôn chảy hướng tới tình yêu, nhưng hàng rào của cái “tôi” đã bao quanh nó như bức tường và do vậy tình yêu không thể tuôn chảy. Cái “tôi” rất mạnh mẽ, cả trong người xấu cũng như người tốt, trong kẻ xấu xa cũng như trong người thánh thiện. Người xấu có thể xác nhận cái “tôi” theo nhiều cách, nhưng người tốt cũng khua cái “tôi” to lắm: họ muốn lên tận trời; họ muốn được giải thoát; họ đã từ bỏ thế giới này; họ đã xây dựng đền đài; họ không phạm tội lỗi; họ muốn làm điều này; họ muốn làm điều nọ. Nhưng cái “tôi” đó, cái dấu hiệu chỉ dẫn đó, bao giờ cũng hiện diện.

Bản ngã của người ta càng mạnh càng khó cho người đó hợp nhất với bất kì ai. Bản ngã len vào giữa; cái “tôi” tự xác nhận nó. Đó là bức tường. Nó tuyên bố, “Anh là anh còn tôi là tôi.” Và do vậy thậm chí kinh nghiệm thân mật nhất cũng không đem mọi người lại gần lẫn nhau. Thân thể có thể gần nhau nhưng mọi người vẫn còn xa nhau. Chừng nào vẫn còn cái “tôi” bên trong, cảm giác về người khác này không thể nào tránh được.

Một hôm Sartre nói một điều tuyệt vời: “Người khác là địa ngục.” Nhưng ông ấy đã không giải thích thêm gì nữa tại sao người khác lại là địa ngục, hay thậm chí tại sao người khác lại là người khác. Người khác là người khác bởi vì tôi là tôi, và trong khi tôi là tôi, thì thế giới bao quanh là người khác - khác và xa lạ, bị cô lập - và không có quan hệ nào.

Chừng nào còn có cảm giác tách bạch này, tình yêu không thể nào được biết tới. Tình yêu là kinh nghiệm của sự hợp nhất. Việc phá huỷ các bức tường, sự trộn lẫn của hai năng lượng là điều kinh nghiệm tình yêu là gì. Tình yêu là niềm cực lạc khi các bức tường giữa hai người bị đập vụn, khi hai cuộc sống gặp nhau, khi hai cuộc sống hợp nhất.

Khi sự hài hoà như vậy tồn tại giữa hai người tôi gọi nó là tình yêu. Và khi nó tồn tại giữa một người và đám đông, tôi gọi nó là sự giao cảm với Thượng đế. Nếu bạn có thể trở nên được hội nhập với tôi trong kinh nghiệm như vậy - để cho tất cả các rào chắn đều tan chảy, để cho sự thẩm thấu xảy ra tại mức độ tâm linh - thế thì đó là tình yêu. Và nếu sự hợp nhất như vậy xảy ra giữa tôi và mọi người khác và tôi làm mất đi căn cước của mình trong cái Tất cả, thế thì sự đạt tới đó, sự hội nhập đó, là với Thượng đế, với Đấng toàn năng, với Đấng toàn trí, với Tâm thức Vũ trụ, với Điều tối cao hay bất kì cái gì bạn muốn gọi nó. Và do vậy, tôi nói rằng tình yêu là bước đầu tiên và rằng Thượng đế là bước cuối cùng - cái đích cuối cùng và cao quí nhất.

Làm sao có thể xoá đi bản thân mình được?

Chừng nào tôi còn chưa làm tan biến bản thân mình đi, làm sao người khác hợp nhất được với tôi? Người khác được tạo ra do phản ứng với cái “tôi” của tôi. Tôi càng hô to “tôi” thì sự tồn tại của người khác càng trở nên mạnh hơn. Người khác là tiếng vọng của cái “tôi”.

Và “tôi” là gì? Bạn đã bao giờ nghĩ một cách bình thản về nó chưa? Nó có ở trong chân bạn, tay bạn, trong đầu bạn hay tim bạn không? Hay nó chỉ là bản ngã?

Cái “tôi” của bạn là gì và ở đâu, cái bản ngã của bạn ấy? Cái cảm giác về nó có đấy, ấy vậy mà lại chẳng tìm thấy nó ở chỗ đặc biệt nào cả. Bạn hãy ngồi im lặng một lúc mà tìm cái “tôi” đó. Bạn có thể ngạc nhiên, nhưng mặc cho việc tìm kiếm ráo riết bạn sẽ không tìm thấy cái “tôi” của bạn ở đâu cả. Khi bạn tìm kiếm sâu sắc bên trong bạn sẽ hiểu rõ là không có cái “tôi”. Như vậy, không có bản ngã. Khi có chân lí về cái ta thì cái “tôi” không có đó.

Nhà sư Nagsen rất được kính trọng đã được Hoàng đế Malind vời vào triều đình.

Sứ giả tới Nagsen và nói, “Thưa hoà thượng Nagsen, hoàng đế muốn gặp ngài. Tôi đến đây để mời ngài.”

Nagsen đáp, “Nếu ông ấy cần ta tới, ta sẽ tới. Nhưng, ta xin lỗi, không có người nào như Nagsen ở đây cả. Đấy chỉ là cái tên, chỉ là cái nhãn tạm thời mà thôi.”

Người đưa tin báo lại cho hoàng đế rằng Nagsen là người rất kì lạ: ông ta đã trả lời ông ta sẽ tới, nhưng lại nói rằng không có Nagsen như thế ở đó. Hoàng đế cũng ngạc nhiên với điều kì lạ đó.

Nagsen tới đúng hẹn, trong chiếc xe hoàng gia, và hoàng đế ra đón ông ấy tận cổng. “Hoà thượng Nagsen, ta đón chào ông đây!”

Nghe thấy điều này, nhà sư cười phá lên. “Tôi chấp nhận lòng hiếu khách của bệ hạ như Nagsen, nhưng xin hãy nhớ không có ai tên là Nagsen cả.”

Hoàng đế nói, “Ông cứ nói kiểu thách đố. Nếu ông không phải là ông, thế thì ai đang chấp nhận lời mời của ta? Ai đang đáp lại sự đón chào này?”

Nagsen nhìn ra sau mình và hỏi, “Đây chẳng phải là chiếc xe mà tôi đã tới sao?”

“Đúng đấy, nó là chính chiếc xe ấy đấy.”

“Xin hãy tháo ngựa ra.”

Việc này được thực hiện.

Vừa chỉ vào ngựa, nhà sư vừa hỏi, “Đây có phải là chiếc xe không?”

Hoàng đế nói, “Làm sao ngựa lại có thể được gọi là xe?”

Theo dấu hiệu của nhà sư, ngựa được dẫn đi, và thanh gióng xe được dùng để buộc ngựa cũng được dỡ ra.

“Các thanh gióng này có phải là xe của bệ hạ không?”

“Tất nhiên là không rồi, đây là những gióng xe chứ không phải xe.”

Nhà sư lại tiếp tục, ra lệnh bỏ bớt từng bộ phận một, và mỗi lần hỏi hoàng đế phải trả lời, “Đây không phải là chiếc xe.”

Cuối cùng chẳng còn lại gì nữa.

Nhà sư hỏi, “Bây giờ chiếc xe của bệ hạ đâu rồi? Từng bộ phận của nó đã được lấy đi và bệ hạ đều nói, ‘Cái này không phải là xe.’ Thế thì hãy nói cho thần, bây giờ chiếc xe của bệ hạ đâu rồi?”

Sự khải lộ làm hoàng đế giật mình.

Nhà sư tiếp tục. “Bệ hạ vẫn theo được ý thần chứ? Chiếc xe là sự lắp ghép; nó là một tuyển tập những thứ nào đó. Chiếc xe không có bản thể riêng của nó. Xin bệ hạ hãy nhìn vào bên trong. Bản ngã của bệ hạ ở đâu? Cái ‘tôi’ của bệ hạ ở đâu?”

Bạn sẽ thấy rằng cái “tôi” đó chẳng có ở đâu cả. Nó là sự biểu lộ của nhiều năng lượng; có thế thôi. Bạn hãy nghĩ về từng và mọi chi, về từng và mọi khía cạnh của bản thân bạn, và thế rồi khử bỏ dần mọi thứ, từng thứ một. Chung cuộc, cái không sẽ còn lại. Tình yêu được sinh ra từ cái không đó. Cái không đó là Thượng đế.

Trong làng một người mới mở cửa hàng cá với tấm biển lớn: “Bán cá tươi ở đây.”

Ngay ngày đầu tiên một người bước vào cửa hiệu và đọc, “Bán cá tươi ở đây.” Anh ta cười to, “’Cá tươi’ ư? Cá ươn bán ở mọi chỗ khác chắc? Phỏng có ích gì mà viết cá ‘tươi’?”

Chủ tiệm cho rằng anh ta phải; thêm vào đó, ‘tươi’ gây ra ý tưởng về ‘ươn’ cho khách hàng. Ông ta xoá đi chữ “tươi” trong biển hiệu. Tấm biển bây giờ ghi là “Bán cá ở đây.”

Một cụ bà, đến thăm cửa hàng ngày hôm sau, đọc to, “’Bán cá ở đây’ sao? Ông còn bán cá ở nơi nào đó khác chăng?”

Chữ “ở đây” bị xoá đi. Bây giờ tấm biển đọc là “Bán cá.”

Ngày thứ ba một khách hàng khác tới cửa hiệu và nói, “’Bán cá’ à? Có ai cho không cá đâu?”

Chữ “bán” lại bị xoá đi. Bây giờ chỉ còn lại mỗi chữ “cá”.

Một người có tuổi tới và nói với chủ hiệu, “’Cá’ à? Người mù, ngay từ xa, cũng có thể biết được mùi của cá được bán ở đây.”

Chữ “cá” bị loại bỏ đi. Tấm biển bây giờ để trống.

Một khách qua đường hỏi, “Sao tấm biển lại trống huếch thế kia?”

Tấm biển cũng bị bỏ đi nốt. Chẳng còn lại gì sau tiến trình khử bỏ dần; mọi từ đều đã bị loại bỏ, từng từ một. Và cái còn lại đằng sau là cái không, cái trống rỗng.

Tình yêu chỉ có thể được sinh ra từ cái trống rỗng. Chỉ cái trống rỗng mới có khả năng hội nhập với cái trống rỗng khác; chỉ cái không mới có thể hợp nhất toàn bộ với cái không khác. Không phải hai cá nhân, mà là hai chân không mới có thể gặp gỡ, bởi vì bây giờ không có rào chắn. Tất cả mọi thứ khác đều có tường bao; chân không không có gì cả.

Cho nên điều thứ hai cần phải nhớ là ở chỗ tình yêu được sinh ra khi tính cá nhân tan biến, khi cái “tôi” và “người khác” không còn nữa. Bất kì cái gì còn lại thế thì đều là mọi thứ, vô giới hạn - nhưng không cái “tôi”. Với sự đạt tới đó, tất cả mọi rào chắn đều vỡ vụn và xảy ra sự ùa tới của những sông Hằng đã sẵn sàng.

Chúng ta đào giếng. Nước đã có đó rồi, bên trong; không phải mang nó từ đâu tới cả. Chúng ta chỉ đào đất và đá lên và bỏ chúng đi. Chúng ta đang làm đích xác điều gì vậy? Chúng ta tạo ra cái trống rỗng để cho nước vốn ẩn bên trong có thể tìm ra không gian để đi vào, không gian để nó tự biểu lộ ra trong đó. Cái mà đang ở bên trong đó mong muốn có chỗ; nó muốn có không gian. Nó khẩn cầu cái trống rỗng - cái mà nó chưa có - để cho nó có thể đi ra, để cho nó có thể phụt ra. Nếu chiếc giếng đầy những cát và đá, khoảnh khắc chúng ta vét bỏ cát và đá đi, nước sẽ sủi lên. Tương tự, con người tràn đầy tình yêu, nhưng tình yêu lại cần không gian để xuất đầu lộ diện. Chừng nào trái tim và tâm hồn bạn còn nói “tôi” thì bạn vẫn còn là chiếc giếng cát và đá, và dòng suối tình yêu sẽ không sủi lên trong bạn.

Tôi đã từng nghe rằng ngày xưa có một cây đại thụ uy nghi, với cành lá xum xuê trải rộng ra hướng lên trời. Khi nó đang trong độ ra hoa, bướm ong đủ loại, đủ mầu, đủ kích cỡ, dập dìu quanh nó. Khi nó nở hoa và kết quả, chim chóc từ những mảnh đất xa xôi tới và hót trong nó. Các cành cây, như những bàn tay giang rộng, ban phúc lành cho tất cả những ai tới và ngồi dưới bóng chúng. Một cậu bé hay tới chơi dưới nó, và cây đại thụ này nảy sinh lòng yêu mến với cậu bé này.

Tình yêu giữa cây đại thụ này và cậu bé là có thể, nếu cái lớn không nhận biết rằng nó là lớn. Cái cây này không biết nó là lớn; chỉ con người mới có loại tri thức đó. Cái lớn bao giờ cũng có bản ngã như mối quan tâm chủ chốt của nó, nhưng với tình yêu thì không ai là lớn hay là nhỏ cả. Tình yêu ôm choàng bất kì ai tới gần.

Cho nên cái cây này đã nẩy sinh tình yêu với cậu bé này, người hay tới chơi gần nó. Cành của nó thật cao, nhưng nó uốn xuống và hạ chúng xuống thấp để cho cậu bé có thể hái hoa và hái quả. Tình yêu bao giờ cũng sẵn sàng cúi mình; bản ngã không bao giờ sẵn sàng cúi mình cả. Nếu bạn lại gần bản ngã, cành của nó thậm chí sẽ còn vươn cao lên hơn nữa; nó sẽ cứng rắn thêm để cho bạn không thể nào đạt tới nó được.

Đứa bé vui đùa tới, và cái cây hạ thấp cành của nó xuống. Cây rất hài lòng khi đứa bé hái hoa; toàn bộ bản thể nó tràn ngập với niềm vui sướng của tình yêu. Tình yêu bao giờ cũng hạnh phúc khi nó có thể cho cái gì đó; bản ngã bao giờ cũng hạnh phúc khi nó có thể lấy.

Cậu bé lớn lên. Đôi khi cậu ngủ trong lòng cây, đôi khi cậu ăn quả của nó, và đôi khi cậu đội vòng miện bằng hoa của cây và hành động như một ông vua rừng rậm. Người ta trở thành giống như ông vua khi hoa của tình yêu có đó, nhưng người ta trở nên nghèo nàn và khốn khổ khi gai của bản ngã hiện diện. Việc thấy cậu bé đeo vương miện hoa và nhẩy múa làm tràn ngập lòng cây niềm vui sướng. Nó lắc lư chòm lá trong tình yêu; nó hát ca trong gió thoảng. Đứa bé càng lớn hơn nữa. Nó bắt đầu trèo lên cây để đung đưa trên các cành cây. Cây cảm thấy rất hạnh phúc khi đứa bé nghỉ ngơi trên cành của nó. Tình yêu hạnh phúc khi nó đem tới nguồn an ủi cho ai đó; bản ngã chỉ hạnh phúc khi nó đem tới điều bực dọc.

Với thời gian qua đi, gánh nặng của những nghĩa vụ khác xảy đến cho cậu bé. Tham vọng lớn lên; nó phải qua các kì thi; nó có bạn bè để tán gẫu và đi chơi, cho nên nó không tới cây thường xuyên nữa. Nhưng cây vẫn chờ đợi khắc khoải cậu bé tới. Nó cất tiếng gọi từ trong linh hồn mình, “Lại đây đi. Lại đây đi cậu bé. Ta đang đợi con.” Tình yêu chờ đợi ngày và đêm. Và cái cây chờ đợi. Cái cây cảm thấy buồn khi cậu bé không tới. Tình yêu buồn bã khi nó không thể chia sẻ; tình yêu buồn bã khi nó không thể cho được. Tình yêu biết ơn khi nó có thể chia sẻ. Khi nó có thể là kẻ buông xuôi, một cách toàn bộ, thì tình yêu là hạnh phúc nhất.

Khi cậu bé lớn lên, cậu ngày càng ít ra chơi với cây. Người trở nên lớn, người có tham vọng lớn lên, thì thấy ngày càng ít thời gian dành cho tình yêu. Chàng trai bây giờ mê mải trong các việc trần thế.

Một hôm, trong khi chàng trai đi ngang qua, cái cây nói với nó, “Ta đợi con mà con không tới. Ta trông đợi con hàng ngày.”

Chàng trai nói, “Cây có gì nào? Tại sao ta lại phải tới với cây? Cây có tiền không? Ta đang kiếm tiền đây.” Bản ngã bao giờ cũng có động cơ. Chỉ nếu có mục đích nào đó cần phải được đáp ứng thì bản ngã mới tới. Nhưng tình yêu lại không động cơ. Tình yêu là phần thưởng của riêng nó.

Cái cây giật mình nói, “Con sẽ tới ta chỉ nếu ta cho cái gì đó sao?” Cái mà không cho đi được thì không phải là tình yêu. Bản ngã tích cóp, nhưng tình yêu lại cho vô điều kiện. “Chúng ta không có cái bệnh tật đó, và chúng ta vui sướng,” cái cây nói. “Hoa nở trên chúng ta. Nhiều quả trưởng thành trên chúng ta. Chúng ta cho bóng mát. Chúng ta đung đưa trong làn gió thoảng, và ca lên những bài ca. Chim hồn nhiên nhẩy nhót trên cành chúng ta và hót líu lo thậm chí chúng ta chẳng có tiền. Cái ngày mà chúng ta dính líu với tiền, chúng ta sẽ phải đi tới đền đài như các anh, những con người yếu đuối vẫn làm, để học cách kiếm được an bình, để học cách tìm ra tình yêu. Không, chúng ta không có bất kì nhu cầu nào về tiền cả.”

Chàng trai nói, “Thế thì sao ta phải tới cây? Ta sẽ đi tới nơi có tiền. Ta cần tiền.” Bản ngã cứ đòi hỏi tiền bởi vì nó cần quyền lực.

Cái cây nghĩ một lúc rồi nói, “Đừng đi đâu khác nữa, con yêu. Hãy hái quả của ta và bán đi. Con sẽ kiếm tiền theo cách đó.”

Chàng trai lập tức tươi lên. Anh ta trèo lên cây và hái hết quả cây; thậm chí cả quả còn xanh cũng bị rung cho rơi xuống. Cái cây cảm thấy rất hạnh phúc, cho dù vài cành và nhánh cây đã bị gẫy, cho dù nhiều lá đã rụng xuống đất. Đau đớn cũng làm cho tình yêu hạnh phúc, nhưng thậm chí sau khi đau đớn, bản ngã cũng chẳng hạnh phúc. Bản ngã bao giờ cũng ham muốn hơn nữa. Cây không để ý rằng chàng trai thậm chí đã chẳng hề quay lại để cám ơn nó. Nó đã được lời cám ơn của nó rồi khi chàng trai chấp nhận lời đề nghị hái và bán quả của nó.

Chàng trai không quay lại sau một thời gian dài. Bây giờ chàng ta đã có tiền và chàng ta bận rộn làm ra nhiều tiền hơn từ số tiền đó. Chàng ta đã quên mất tất cả về cái cây. Nhiều năm trôi qua. Cái cây buồn bã. Nó nóng lòng mong đợi sự trở lại của chàng trai - giống như người mẹ có bầu vú căng đầy sữa nhưng đứa con thì lại bị lạc. Toàn bộ con người của người mẹ cầu khẩn đứa con; người mẹ tìm kiếm điên dại về đứa con mình để cho nó có thể tới làm nhẹ bớt cho mình. Đấy cũng là tiếng khóc thầm của cái cây đó. Toàn bộ bản thể nó đau đớn quằn quại.

Sau nhiều năm, bây giờ đã là người lớn, chàng trai tới với cây.

Cái cây nói, “Lại đây, con ta. Lại đây ôm lấy ta.”

Người này nói, “Chấm dứt cái trò uỷ mị ấy đi. Đấy là trò trẻ con. Ta không còn là trẻ con nữa.” Bản ngã coi tình yêu là điên khùng, như chuyện hão huyền ngây thơ.

Nhưng cái cây vẫn mời anh ta: “Lại đây đi, hãy đánh đu trên cành ta. Hãy lại nhẩy múa. Hãy lại chơi với ta.”

Người này nói, “Chấm dứt cái lời vô dụng này đi! Ta cần xây một ngôi nhà. Cây có thể cho ta ngôi nhà được không?”

Cái cây than: “Ngôi nhà sao! Ta không có nhà.” Chỉ con người mới sống trong nhà. Không ai khác sống trong nhà cả ngoài con người. Và bạn có chú ý tới điều kiện của anh ta sau việc giam hãm của mình trong bốn bức tường không? Nhà anh ta càng lớn con người càng trở nên nhỏ bé hơn. “Chúng ta không ở trong nhà, nhưng con có thể chặt cành ta - và thế thì con có thể có khả năng làm một ngôi nhà.”

Không phí chút thời gian nào, người này đem rìu tới và chặt rời tất cả các cành của cái cây này. Bây giờ cây chỉ còn là cái thân trơ trụi. Nhưng tình yêu không để ý đến những điều như thế - cho dù mọi cành của nó có bị chặt rời vì người nó yêu. Tình yêu là việc cho; tình yêu bao giờ cũng sẵn sàng cho.

Người này thậm chí chẳng bận tâm tới việc cám ơn cây. Anh ta làm nhà mình. Và ngày tháng bay đi trong nhiều năm.

Cái thân cứ chờ đợi và chờ đợi mãi. Nó muốn gọi người ấy, nhưng nó không có cành cũng chẳng có lá để đem cho nó sức mạnh. Gió thổi qua, nhưng nó thậm chí cũng chẳng thể xoay xở để gửi gió một thông báo. Và linh hồn nó vẫn vang vọng với lời cầu nguyện duy nhất: “Hãy lại đây. Hãy lại đây, con ta. Hãy lại đây.” Nhưng chẳng cái gì xảy ra cả.

Thời gian qua đi và người này bây giờ đã già. Một lần ông ta đi ngang qua và ông ta tới đứng cạnh cây.

Cái cây hỏi, “Ta có thể làm được gì nữa cho con? Con đã tới sau một thời gian rất, rất lâu.’

Ông già nói, “Cây còn có thể làm được cái gì khác cho ta? Ta muốn đi tới những mảnh đất xa xôi để kiếm được nhiều tiền hơn. Ta cần một chiếc thuyền để du hành.”

Mừng rỡ, cái cây nói, “Nhưng điều đó không thành vấn đề, tình yêu của ta. Hãy chặt thân ta ra, và làm chiếc thuyền từ đó. Ta sẽ rất sung sướng nếu ta có thể giúp con đi tới những mảnh đất xa xôi để kiếm tiền. Nhưng xin con hãy nhớ, ta bao giờ cũng chờ đợi con trở về.”

Người này đem tới một cái cưa, cưa thân cây ra, làm chiếc thuyền và dương buồm ra đi.

Bây giờ cái cây chỉ còn là cái gốc nhỏ bé. Và nó chờ đợi cho người yêu trở về. Nó chờ đợi, nó chờ đợi và nó chờ đợi mãi. Người này sẽ chẳng bao giờ trở lại; bản ngã chỉ tới khi có cái gì đó kiếm được và bây giờ cây chẳng có gì cả, hoàn toàn không còn gì để cho nữa. Bản ngã không tới nơi không có gì để được. Bản ngã là kẻ ăn xin vĩnh viễn, trong trạng thái đòi hỏi liên tục, còn tình yêu lại là từ thiện. Tình yêu là ông vua, hoàng đế! Có ông vua nào vĩ đại hơn tình yêu không?

Một đêm tôi đã nghỉ lại gần gốc cây đó. Nó thì thào với tôi, “Người bạn đó của tôi vẫn chưa trở lại. Tôi rất lo nghĩ về hoàn cảnh ông ta bị chết đuối hoặc bị lạc. Ông ta có thể bị lạc ở một trong những quốc gia xa xăm đó. Ông ta có thể không còn sống nữa. Tôi ước ao biết được tin tức về ông ta làm sao! Vì tôi cũng gần hết đời mình rồi, tôi muốn được thoả mãn với ít nhất vài tin tức về ông ấy. Thế thì tôi có thể chết một cách hạnh phúc. Nhưng ông ấy sẽ không tới cho dù tôi có gọi ông ấy. Tôi chẳng còn lại gì để cho còn ông ấy chỉ hiểu ngôn ngữ của việc lấy.”

Bản ngã chỉ hiểu ngôn ngữ của việc lấy; ngôn ngữ của việc cho là tình yêu.
Tôi không thể nói điều gì nhiều hơn thế. Hơn nữa, chẳng có gì nhiều để nói hơn là điều này: nếu cuộc sống trở thành giống như cái cây đó, vươn rộng cành của nó ra xa và rộng để cho tất cả mọi người đều có chỗ trú ẩn trong bóng râm của nó, thế thì chúng ta sẽ hiểu tình yêu là gì. Không có kinh sách, không sơ đồ, không từ điển về tình yêu. Không có bộ nguyên tắc nào cho tình yêu cả.

Tôi tự hỏi tôi có thể nói gì về tình yêu! Tình yêu mới khó diễn đạt thế. Tình yêu chỉ có đó. Bạn có thể đã thấy nó trong mắt tôi nếu bạn tới và nhìn vào chúng. Tôi tự hỏi liệu bạn có thể cảm thấy nó khi cánh tay tôi giang ra ôm choàng hay không.

Tình yêu.

Tình yêu là gì?


Nếu tình yêu không được cảm thấy trong mắt tôi, trong cánh tay tôi, trong cái im lặng của tôi, thế thì nó chẳng bao giờ có thể được hiểu từ lời tôi cả.
Tôi lấy làm biết ơn vì việc kiên nhẫn lắng nghe của các bạn. Và cuối cùng, tôi cúi mình trước điều Tối cao ngụ trong tất cả chúng ta.
Tại giai đoạn này tôi muốn trao cho bạn nguyên lí thứ nhất. Nếu bạn muốn biết chân lí cơ bản về tình yêu, điều kiện tiên quyết đầu tiên là hãy chấp nhận tính thiêng liêng của dục, hãy chấp nhận cái thiêng liêng của dục theo cùng cách bạn chấp nhận sự tồn tại của Thượng đế - với trái tim cởi mở. Và bạn càng chấp nhận dục đầy đủ hơn với trái tim và tâm trí cởi mở, bạn lại càng được tự do khỏi nó hơn. Nhưng bạn càng kìm nén nó nhiều bạn sẽ càng trở thành bị gắn với nó, giống như là anh nông dân kia, người đã trở thành nô lệ cho quần áo mình. Phạm vi của việc chấp nhận của bạn là phạm vi của tuyên bố của bạn. Sự chấp nhận toàn bộ về cuộc sống, về tất cả những cái là tự nhiên trong cuộc sống, về tất cả những cái Thượng đế trao cho trong cuộc sống, sẽ dẫn bạn tới thực tại cao nhất của điều thiêng liêng - tới những đỉnh cao còn chưa được biết tới, tới những đỉnh cao siêu phàm. Tôi gọi sự chấp nhận đó là hữu thần. Và đức tin đó trong cái Thượng đế trao chính là cánh cửa đi tới giải thoát.

Tôi coi những người hay giáo huấn kìm giữ con người không cho chấp nhận rằng cái mà là tự nhiên trong cuộc sống và trong sự phối hợp thiêng liêng, là kẻ vô thần. “Hãy phản đối cái này; hãy kìm nén cái kia. Tự nhiên là tội lỗi, xấu, dâm đãng. Hãy bỏ cái này; bỏ cái kia.” Tất cả những điều này thiết lập nên chủ nghĩa vô thần, như tôi hiểu nó. Những người thuyết giảng từ bỏ cũng là kẻ vô thần.

Bạn hãy chấp nhận cuộc sống dưới dạng tự nhiên và thuần khiết của nó và phát triển mạnh tính đầy đủ của nó. Bản thân tính đầy đủ sẽ nâng bạn lên, dần từng bước. Và chính cùng việc chấp nhận dục này sẽ nâng bạn lên những đỉnh cao thanh thản mà bạn không có khả năng nào tưởng tượng ra được. Nếu dục là than, chắc chắn một ngày nào đó sẽ tới khi nó tự biểu lộ bản thân là kim cương. Và đó là nguyên lí thứ nhất.

Điều nền tảng thứ hai tôi muốn nói cho bạn là về cái gì đó mà nền văn minh, văn hoá và tôn giáo ngay bây giờ, đã làm thành chai cứng bên trong chúng ta. Và đó là bản ngã, cái ý thức rằng “tôi đây”.

Bản chất của năng lượng dục thúc dục nó phải tuôn chảy hướng tới tình yêu, nhưng hàng rào của cái “tôi” đã bao quanh nó như bức tường và do vậy tình yêu không thể tuôn chảy. Cái “tôi” rất mạnh mẽ, cả trong người xấu cũng như người tốt, trong kẻ xấu xa cũng như trong người thánh thiện. Người xấu có thể xác nhận cái “tôi” theo nhiều cách, nhưng người tốt cũng khua cái “tôi” to lắm: họ muốn lên tận trời; họ muốn được giải thoát; họ đã từ bỏ thế giới này; họ đã xây dựng đền đài; họ không phạm tội lỗi; họ muốn làm điều này; họ muốn làm điều nọ. Nhưng cái “tôi” đó, cái dấu hiệu chỉ dẫn đó, bao giờ cũng hiện diện.

Bản ngã của người ta càng mạnh càng khó cho người đó hợp nhất với bất kì ai. Bản ngã len vào giữa; cái “tôi” tự xác nhận nó. Đó là bức tường. Nó tuyên bố, “Anh là anh còn tôi là tôi.” Và do vậy thậm chí kinh nghiệm thân mật nhất cũng không đem mọi người lại gần lẫn nhau. Thân thể có thể gần nhau nhưng mọi người vẫn còn xa nhau. Chừng nào vẫn còn cái “tôi” bên trong, cảm giác về người khác này không thể nào tránh được.

Một hôm Sartre nói một điều tuyệt vời: “Người khác là địa ngục.” Nhưng ông ấy đã không giải thích thêm gì nữa tại sao người khác lại là địa ngục, hay thậm chí tại sao người khác lại là người khác. Người khác là người khác bởi vì tôi là tôi, và trong khi tôi là tôi, thì thế giới bao quanh là người khác - khác và xa lạ, bị cô lập - và không có quan hệ nào.

Chừng nào còn có cảm giác tách bạch này, tình yêu không thể nào được biết tới. Tình yêu là kinh nghiệm của sự hợp nhất. Việc phá huỷ các bức tường, sự trộn lẫn của hai năng lượng là điều kinh nghiệm tình yêu là gì. Tình yêu là niềm cực lạc khi các bức tường giữa hai người bị đập vụn, khi hai cuộc sống gặp nhau, khi hai cuộc sống hợp nhất.

Khi sự hài hoà như vậy tồn tại giữa hai người tôi gọi nó là tình yêu. Và khi nó tồn tại giữa một người và đám đông, tôi gọi nó là sự giao cảm với Thượng đế. Nếu bạn có thể trở nên được hội nhập với tôi trong kinh nghiệm như vậy - để cho tất cả các rào chắn đều tan chảy, để cho sự thẩm thấu xảy ra tại mức độ tâm linh - thế thì đó là tình yêu. Và nếu sự hợp nhất như vậy xảy ra giữa tôi và mọi người khác và tôi làm mất đi căn cước của mình trong cái Tất cả, thế thì sự đạt tới đó, sự hội nhập đó, là với Thượng đế, với Đấng toàn năng, với Đấng toàn trí, với Tâm thức Vũ trụ, với Điều tối cao hay bất kì cái gì bạn muốn gọi nó. Và do vậy, tôi nói rằng tình yêu là bước đầu tiên và rằng Thượng đế là bước cuối cùng - cái đích cuối cùng và cao quí nhất.

Làm sao có thể xoá đi bản thân mình được?

Chừng nào tôi còn chưa làm tan biến bản thân mình đi, làm sao người khác hợp nhất được với tôi? Người khác được tạo ra do phản ứng với cái “tôi” của tôi. Tôi càng hô to “tôi” thì sự tồn tại của người khác càng trở nên mạnh hơn. Người khác là tiếng vọng của cái “tôi”.

Và “tôi” là gì? Bạn đã bao giờ nghĩ một cách bình thản về nó chưa? Nó có ở trong chân bạn, tay bạn, trong đầu bạn hay tim bạn không? Hay nó chỉ là bản ngã?

Cái “tôi” của bạn là gì và ở đâu, cái bản ngã của bạn ấy? Cái cảm giác về nó có đấy, ấy vậy mà lại chẳng tìm thấy nó ở chỗ đặc biệt nào cả. Bạn hãy ngồi im lặng một lúc mà tìm cái “tôi” đó. Bạn có thể ngạc nhiên, nhưng mặc cho việc tìm kiếm ráo riết bạn sẽ không tìm thấy cái “tôi” của bạn ở đâu cả. Khi bạn tìm kiếm sâu sắc bên trong bạn sẽ hiểu rõ là không có cái “tôi”. Như vậy, không có bản ngã. Khi có chân lí về cái ta thì cái “tôi” không có đó.

Nhà sư Nagsen rất được kính trọng đã được Hoàng đế Malind vời vào triều đình.

Sứ giả tới Nagsen và nói, “Thưa hoà thượng Nagsen, hoàng đế muốn gặp ngài. Tôi đến đây để mời ngài.”

Nagsen đáp, “Nếu ông ấy cần ta tới, ta sẽ tới. Nhưng, ta xin lỗi, không có người nào như Nagsen ở đây cả. Đấy chỉ là cái tên, chỉ là cái nhãn tạm thời mà thôi.”

Người đưa tin báo lại cho hoàng đế rằng Nagsen là người rất kì lạ: ông ta đã trả lời ông ta sẽ tới, nhưng lại nói rằng không có Nagsen như thế ở đó. Hoàng đế cũng ngạc nhiên với điều kì lạ đó.

Nagsen tới đúng hẹn, trong chiếc xe hoàng gia, và hoàng đế ra đón ông ấy tận cổng. “Hoà thượng Nagsen, ta đón chào ông đây!”

Nghe thấy điều này, nhà sư cười phá lên. “Tôi chấp nhận lòng hiếu khách của bệ hạ như Nagsen, nhưng xin hãy nhớ không có ai tên là Nagsen cả.”

Hoàng đế nói, “Ông cứ nói kiểu thách đố. Nếu ông không phải là ông, thế thì ai đang chấp nhận lời mời của ta? Ai đang đáp lại sự đón chào này?”

Nagsen nhìn ra sau mình và hỏi, “Đây chẳng phải là chiếc xe mà tôi đã tới sao?”

“Đúng đấy, nó là chính chiếc xe ấy đấy.”

“Xin hãy tháo ngựa ra.”

Việc này được thực hiện.

Vừa chỉ vào ngựa, nhà sư vừa hỏi, “Đây có phải là chiếc xe không?”

Hoàng đế nói, “Làm sao ngựa lại có thể được gọi là xe?”

Theo dấu hiệu của nhà sư, ngựa được dẫn đi, và thanh gióng xe được dùng để buộc ngựa cũng được dỡ ra.

“Các thanh gióng này có phải là xe của bệ hạ không?”

“Tất nhiên là không rồi, đây là những gióng xe chứ không phải xe.”

Nhà sư lại tiếp tục, ra lệnh bỏ bớt từng bộ phận một, và mỗi lần hỏi hoàng đế phải trả lời, “Đây không phải là chiếc xe.”

Cuối cùng chẳng còn lại gì nữa.

Nhà sư hỏi, “Bây giờ chiếc xe của bệ hạ đâu rồi? Từng bộ phận của nó đã được lấy đi và bệ hạ đều nói, ‘Cái này không phải là xe.’ Thế thì hãy nói cho thần, bây giờ chiếc xe của bệ hạ đâu rồi?”

Sự khải lộ làm hoàng đế giật mình.

Nhà sư tiếp tục. “Bệ hạ vẫn theo được ý thần chứ? Chiếc xe là sự lắp ghép; nó là một tuyển tập những thứ nào đó. Chiếc xe không có bản thể riêng của nó. Xin bệ hạ hãy nhìn vào bên trong. Bản ngã của bệ hạ ở đâu? Cái ‘tôi’ của bệ hạ ở đâu?”

Bạn sẽ thấy rằng cái “tôi” đó chẳng có ở đâu cả. Nó là sự biểu lộ của nhiều năng lượng; có thế thôi. Bạn hãy nghĩ về từng và mọi chi, về từng và mọi khía cạnh của bản thân bạn, và thế rồi khử bỏ dần mọi thứ, từng thứ một. Chung cuộc, cái không sẽ còn lại. Tình yêu được sinh ra từ cái không đó. Cái không đó là Thượng đế.

Trong làng một người mới mở cửa hàng cá với tấm biển lớn: “Bán cá tươi ở đây.”

Ngay ngày đầu tiên một người bước vào cửa hiệu và đọc, “Bán cá tươi ở đây.” Anh ta cười to, “’Cá tươi’ ư? Cá ươn bán ở mọi chỗ khác chắc? Phỏng có ích gì mà viết cá ‘tươi’?”

Chủ tiệm cho rằng anh ta phải; thêm vào đó, ‘tươi’ gây ra ý tưởng về ‘ươn’ cho khách hàng. Ông ta xoá đi chữ “tươi” trong biển hiệu. Tấm biển bây giờ ghi là “Bán cá ở đây.”

Một cụ bà, đến thăm cửa hàng ngày hôm sau, đọc to, “’Bán cá ở đây’ sao? Ông còn bán cá ở nơi nào đó khác chăng?”

Chữ “ở đây” bị xoá đi. Bây giờ tấm biển đọc là “Bán cá.”

Ngày thứ ba một khách hàng khác tới cửa hiệu và nói, “’Bán cá’ à? Có ai cho không cá đâu?”

Chữ “bán” lại bị xoá đi. Bây giờ chỉ còn lại mỗi chữ “cá”.

Một người có tuổi tới và nói với chủ hiệu, “’Cá’ à? Người mù, ngay từ xa, cũng có thể biết được mùi của cá được bán ở đây.”

Chữ “cá” bị loại bỏ đi. Tấm biển bây giờ để trống.

Một khách qua đường hỏi, “Sao tấm biển lại trống huếch thế kia?”

Tấm biển cũng bị bỏ đi nốt. Chẳng còn lại gì sau tiến trình khử bỏ dần; mọi từ đều đã bị loại bỏ, từng từ một. Và cái còn lại đằng sau là cái không, cái trống rỗng.

Tình yêu chỉ có thể được sinh ra từ cái trống rỗng. Chỉ cái trống rỗng mới có khả năng hội nhập với cái trống rỗng khác; chỉ cái không mới có thể hợp nhất toàn bộ với cái không khác. Không phải hai cá nhân, mà là hai chân không mới có thể gặp gỡ, bởi vì bây giờ không có rào chắn. Tất cả mọi thứ khác đều có tường bao; chân không không có gì cả.

Cho nên điều thứ hai cần phải nhớ là ở chỗ tình yêu được sinh ra khi tính cá nhân tan biến, khi cái “tôi” và “người khác” không còn nữa. Bất kì cái gì còn lại thế thì đều là mọi thứ, vô giới hạn - nhưng không cái “tôi”. Với sự đạt tới đó, tất cả mọi rào chắn đều vỡ vụn và xảy ra sự ùa tới của những sông Hằng đã sẵn sàng.

Chúng ta đào giếng. Nước đã có đó rồi, bên trong; không phải mang nó từ đâu tới cả. Chúng ta chỉ đào đất và đá lên và bỏ chúng đi. Chúng ta đang làm đích xác điều gì vậy? Chúng ta tạo ra cái trống rỗng để cho nước vốn ẩn bên trong có thể tìm ra không gian để đi vào, không gian để nó tự biểu lộ ra trong đó. Cái mà đang ở bên trong đó mong muốn có chỗ; nó muốn có không gian. Nó khẩn cầu cái trống rỗng - cái mà nó chưa có - để cho nó có thể đi ra, để cho nó có thể phụt ra. Nếu chiếc giếng đầy những cát và đá, khoảnh khắc chúng ta vét bỏ cát và đá đi, nước sẽ sủi lên. Tương tự, con người tràn đầy tình yêu, nhưng tình yêu lại cần không gian để xuất đầu lộ diện. Chừng nào trái tim và tâm hồn bạn còn nói “tôi” thì bạn vẫn còn là chiếc giếng cát và đá, và dòng suối tình yêu sẽ không sủi lên trong bạn.

Tôi đã từng nghe rằng ngày xưa có một cây đại thụ uy nghi, với cành lá xum xuê trải rộng ra hướng lên trời. Khi nó đang trong độ ra hoa, bướm ong đủ loại, đủ mầu, đủ kích cỡ, dập dìu quanh nó. Khi nó nở hoa và kết quả, chim chóc từ những mảnh đất xa xôi tới và hót trong nó. Các cành cây, như những bàn tay giang rộng, ban phúc lành cho tất cả những ai tới và ngồi dưới bóng chúng. Một cậu bé hay tới chơi dưới nó, và cây đại thụ này nảy sinh lòng yêu mến với cậu bé này.

Tình yêu giữa cây đại thụ này và cậu bé là có thể, nếu cái lớn không nhận biết rằng nó là lớn. Cái cây này không biết nó là lớn; chỉ con người mới có loại tri thức đó. Cái lớn bao giờ cũng có bản ngã như mối quan tâm chủ chốt của nó, nhưng với tình yêu thì không ai là lớn hay là nhỏ cả. Tình yêu ôm choàng bất kì ai tới gần.

Cho nên cái cây này đã nẩy sinh tình yêu với cậu bé này, người hay tới chơi gần nó. Cành của nó thật cao, nhưng nó uốn xuống và hạ chúng xuống thấp để cho cậu bé có thể hái hoa và hái quả. Tình yêu bao giờ cũng sẵn sàng cúi mình; bản ngã không bao giờ sẵn sàng cúi mình cả. Nếu bạn lại gần bản ngã, cành của nó thậm chí sẽ còn vươn cao lên hơn nữa; nó sẽ cứng rắn thêm để cho bạn không thể nào đạt tới nó được.

Đứa bé vui đùa tới, và cái cây hạ thấp cành của nó xuống. Cây rất hài lòng khi đứa bé hái hoa; toàn bộ bản thể nó tràn ngập với niềm vui sướng của tình yêu. Tình yêu bao giờ cũng hạnh phúc khi nó có thể cho cái gì đó; bản ngã bao giờ cũng hạnh phúc khi nó có thể lấy.

Cậu bé lớn lên. Đôi khi cậu ngủ trong lòng cây, đôi khi cậu ăn quả của nó, và đôi khi cậu đội vòng miện bằng hoa của cây và hành động như một ông vua rừng rậm. Người ta trở thành giống như ông vua khi hoa của tình yêu có đó, nhưng người ta trở nên nghèo nàn và khốn khổ khi gai của bản ngã hiện diện. Việc thấy cậu bé đeo vương miện hoa và nhẩy múa làm tràn ngập lòng cây niềm vui sướng. Nó lắc lư chòm lá trong tình yêu; nó hát ca trong gió thoảng. Đứa bé càng lớn hơn nữa. Nó bắt đầu trèo lên cây để đung đưa trên các cành cây. Cây cảm thấy rất hạnh phúc khi đứa bé nghỉ ngơi trên cành của nó. Tình yêu hạnh phúc khi nó đem tới nguồn an ủi cho ai đó; bản ngã chỉ hạnh phúc khi nó đem tới điều bực dọc.

Với thời gian qua đi, gánh nặng của những nghĩa vụ khác xảy đến cho cậu bé. Tham vọng lớn lên; nó phải qua các kì thi; nó có bạn bè để tán gẫu và đi chơi, cho nên nó không tới cây thường xuyên nữa. Nhưng cây vẫn chờ đợi khắc khoải cậu bé tới. Nó cất tiếng gọi từ trong linh hồn mình, “Lại đây đi. Lại đây đi cậu bé. Ta đang đợi con.” Tình yêu chờ đợi ngày và đêm. Và cái cây chờ đợi. Cái cây cảm thấy buồn khi cậu bé không tới. Tình yêu buồn bã khi nó không thể chia sẻ; tình yêu buồn bã khi nó không thể cho được. Tình yêu biết ơn khi nó có thể chia sẻ. Khi nó có thể là kẻ buông xuôi, một cách toàn bộ, thì tình yêu là hạnh phúc nhất.

Khi cậu bé lớn lên, cậu ngày càng ít ra chơi với cây. Người trở nên lớn, người có tham vọng lớn lên, thì thấy ngày càng ít thời gian dành cho tình yêu. Chàng trai bây giờ mê mải trong các việc trần thế.

Một hôm, trong khi chàng trai đi ngang qua, cái cây nói với nó, “Ta đợi con mà con không tới. Ta trông đợi con hàng ngày.”

Chàng trai nói, “Cây có gì nào? Tại sao ta lại phải tới với cây? Cây có tiền không? Ta đang kiếm tiền đây.” Bản ngã bao giờ cũng có động cơ. Chỉ nếu có mục đích nào đó cần phải được đáp ứng thì bản ngã mới tới. Nhưng tình yêu lại không động cơ. Tình yêu là phần thưởng của riêng nó.

Cái cây giật mình nói, “Con sẽ tới ta chỉ nếu ta cho cái gì đó sao?” Cái mà không cho đi được thì không phải là tình yêu. Bản ngã tích cóp, nhưng tình yêu lại cho vô điều kiện. “Chúng ta không có cái bệnh tật đó, và chúng ta vui sướng,” cái cây nói. “Hoa nở trên chúng ta. Nhiều quả trưởng thành trên chúng ta. Chúng ta cho bóng mát. Chúng ta đung đưa trong làn gió thoảng, và ca lên những bài ca. Chim hồn nhiên nhẩy nhót trên cành chúng ta và hót líu lo thậm chí chúng ta chẳng có tiền. Cái ngày mà chúng ta dính líu với tiền, chúng ta sẽ phải đi tới đền đài như các anh, những con người yếu đuối vẫn làm, để học cách kiếm được an bình, để học cách tìm ra tình yêu. Không, chúng ta không có bất kì nhu cầu nào về tiền cả.”

Chàng trai nói, “Thế thì sao ta phải tới cây? Ta sẽ đi tới nơi có tiền. Ta cần tiền.” Bản ngã cứ đòi hỏi tiền bởi vì nó cần quyền lực.

Cái cây nghĩ một lúc rồi nói, “Đừng đi đâu khác nữa, con yêu. Hãy hái quả của ta và bán đi. Con sẽ kiếm tiền theo cách đó.”

Chàng trai lập tức tươi lên. Anh ta trèo lên cây và hái hết quả cây; thậm chí cả quả còn xanh cũng bị rung cho rơi xuống. Cái cây cảm thấy rất hạnh phúc, cho dù vài cành và nhánh cây đã bị gẫy, cho dù nhiều lá đã rụng xuống đất. Đau đớn cũng làm cho tình yêu hạnh phúc, nhưng thậm chí sau khi đau đớn, bản ngã cũng chẳng hạnh phúc. Bản ngã bao giờ cũng ham muốn hơn nữa. Cây không để ý rằng chàng trai thậm chí đã chẳng hề quay lại để cám ơn nó. Nó đã được lời cám ơn của nó rồi khi chàng trai chấp nhận lời đề nghị hái và bán quả của nó.

Chàng trai không quay lại sau một thời gian dài. Bây giờ chàng ta đã có tiền và chàng ta bận rộn làm ra nhiều tiền hơn từ số tiền đó. Chàng ta đã quên mất tất cả về cái cây. Nhiều năm trôi qua. Cái cây buồn bã. Nó nóng lòng mong đợi sự trở lại của chàng trai - giống như người mẹ có bầu vú căng đầy sữa nhưng đứa con thì lại bị lạc. Toàn bộ con người của người mẹ cầu khẩn đứa con; người mẹ tìm kiếm điên dại về đứa con mình để cho nó có thể tới làm nhẹ bớt cho mình. Đấy cũng là tiếng khóc thầm của cái cây đó. Toàn bộ bản thể nó đau đớn quằn quại.

Sau nhiều năm, bây giờ đã là người lớn, chàng trai tới với cây.

Cái cây nói, “Lại đây, con ta. Lại đây ôm lấy ta.”

Người này nói, “Chấm dứt cái trò uỷ mị ấy đi. Đấy là trò trẻ con. Ta không còn là trẻ con nữa.” Bản ngã coi tình yêu là điên khùng, như chuyện hão huyền ngây thơ.

Nhưng cái cây vẫn mời anh ta: “Lại đây đi, hãy đánh đu trên cành ta. Hãy lại nhẩy múa. Hãy lại chơi với ta.”

Người này nói, “Chấm dứt cái lời vô dụng này đi! Ta cần xây một ngôi nhà. Cây có thể cho ta ngôi nhà được không?”

Cái cây than: “Ngôi nhà sao! Ta không có nhà.” Chỉ con người mới sống trong nhà. Không ai khác sống trong nhà cả ngoài con người. Và bạn có chú ý tới điều kiện của anh ta sau việc giam hãm của mình trong bốn bức tường không? Nhà anh ta càng lớn con người càng trở nên nhỏ bé hơn. “Chúng ta không ở trong nhà, nhưng con có thể chặt cành ta - và thế thì con có thể có khả năng làm một ngôi nhà.”

Không phí chút thời gian nào, người này đem rìu tới và chặt rời tất cả các cành của cái cây này. Bây giờ cây chỉ còn là cái thân trơ trụi. Nhưng tình yêu không để ý đến những điều như thế - cho dù mọi cành của nó có bị chặt rời vì người nó yêu. Tình yêu là việc cho; tình yêu bao giờ cũng sẵn sàng cho.

Người này thậm chí chẳng bận tâm tới việc cám ơn cây. Anh ta làm nhà mình. Và ngày tháng bay đi trong nhiều năm.

Cái thân cứ chờ đợi và chờ đợi mãi. Nó muốn gọi người ấy, nhưng nó không có cành cũng chẳng có lá để đem cho nó sức mạnh. Gió thổi qua, nhưng nó thậm chí cũng chẳng thể xoay xở để gửi gió một thông báo. Và linh hồn nó vẫn vang vọng với lời cầu nguyện duy nhất: “Hãy lại đây. Hãy lại đây, con ta. Hãy lại đây.” Nhưng chẳng cái gì xảy ra cả.

Thời gian qua đi và người này bây giờ đã già. Một lần ông ta đi ngang qua và ông ta tới đứng cạnh cây.

Cái cây hỏi, “Ta có thể làm được gì nữa cho con? Con đã tới sau một thời gian rất, rất lâu.’

Ông già nói, “Cây còn có thể làm được cái gì khác cho ta? Ta muốn đi tới những mảnh đất xa xôi để kiếm được nhiều tiền hơn. Ta cần một chiếc thuyền để du hành.”

Mừng rỡ, cái cây nói, “Nhưng điều đó không thành vấn đề, tình yêu của ta. Hãy chặt thân ta ra, và làm chiếc thuyền từ đó. Ta sẽ rất sung sướng nếu ta có thể giúp con đi tới những mảnh đất xa xôi để kiếm tiền. Nhưng xin con hãy nhớ, ta bao giờ cũng chờ đợi con trở về.”

Người này đem tới một cái cưa, cưa thân cây ra, làm chiếc thuyền và dương buồm ra đi.

Bây giờ cái cây chỉ còn là cái gốc nhỏ bé. Và nó chờ đợi cho người yêu trở về. Nó chờ đợi, nó chờ đợi và nó chờ đợi mãi. Người này sẽ chẳng bao giờ trở lại; bản ngã chỉ tới khi có cái gì đó kiếm được và bây giờ cây chẳng có gì cả, hoàn toàn không còn gì để cho nữa. Bản ngã không tới nơi không có gì để được. Bản ngã là kẻ ăn xin vĩnh viễn, trong trạng thái đòi hỏi liên tục, còn tình yêu lại là từ thiện. Tình yêu là ông vua, hoàng đế! Có ông vua nào vĩ đại hơn tình yêu không?

Một đêm tôi đã nghỉ lại gần gốc cây đó. Nó thì thào với tôi, “Người bạn đó của tôi vẫn chưa trở lại. Tôi rất lo nghĩ về hoàn cảnh ông ta bị chết đuối hoặc bị lạc. Ông ta có thể bị lạc ở một trong những quốc gia xa xăm đó. Ông ta có thể không còn sống nữa. Tôi ước ao biết được tin tức về ông ta làm sao! Vì tôi cũng gần hết đời mình rồi, tôi muốn được thoả mãn với ít nhất vài tin tức về ông ấy. Thế thì tôi có thể chết một cách hạnh phúc. Nhưng ông ấy sẽ không tới cho dù tôi có gọi ông ấy. Tôi chẳng còn lại gì để cho còn ông ấy chỉ hiểu ngôn ngữ của việc lấy.”

Bản ngã chỉ hiểu ngôn ngữ của việc lấy; ngôn ngữ của việc cho là tình yêu.
Tôi không thể nói điều gì nhiều hơn thế. Hơn nữa, chẳng có gì nhiều để nói hơn là điều này: nếu cuộc sống trở thành giống như cái cây đó, vươn rộng cành của nó ra xa và rộng để cho tất cả mọi người đều có chỗ trú ẩn trong bóng râm của nó, thế thì chúng ta sẽ hiểu tình yêu là gì. Không có kinh sách, không sơ đồ, không từ điển về tình yêu. Không có bộ nguyên tắc nào cho tình yêu cả.

Tôi tự hỏi tôi có thể nói gì về tình yêu! Tình yêu mới khó diễn đạt thế. Tình yêu chỉ có đó. Bạn có thể đã thấy nó trong mắt tôi nếu bạn tới và nhìn vào chúng. Tôi tự hỏi liệu bạn có thể cảm thấy nó khi cánh tay tôi giang ra ôm choàng hay không.

Tình yêu.

Tình yêu là gì?


Nếu tình yêu không được cảm thấy trong mắt tôi, trong cánh tay tôi, trong cái im lặng của tôi, thế thì nó chẳng bao giờ có thể được hiểu từ lời tôi cả.
Tôi lấy làm biết ơn vì việc kiên nhẫn lắng nghe của các bạn. Và cuối cùng, tôi cúi mình trước điều Tối cao ngụ trong tất cả chúng ta.

Thứ Hai, 28 tháng 11, 2011

Cô đơn và một mình - loneliness and aloneness

Người ta có nên trước hết chấp nhận sự cô đơn riêng của mình trước khi đi vào mối quan hệ không?

Có chứ, bạn phải chấp nhận sự cô đơn của bạn, nhiều tới mức sự cô đơn được biến đổi thành sự một mình. Chỉ thế thì bạn mới có khả năng đi vào trong mối quan hệ sâu sắc, giầu có. Chỉ thế thì bạn mới có khả năng đi vào trong tình yêu. Tôi ngụ ý gì khi tôi nói rằng người ta phải chấp nhận sự cô đơn của mình, nhiều tới mức nó trở thành sự một mình?

Cô đơn là trạng thái tiêu cực của tâm trí. Một mình là tích cực, mặc cho điều các từ điển nói. Trong từ điển, cô đơn và một mình là đồng nghĩa - trong cuộc sống chúng không đồng nghĩa. Cô đơn là trạng thái của tâm trí khi bạn thường xuyên thiếu vắng người khác. Một mình là trạng thái của tâm trí khi bạn thường xuyên hân hoan trong bản thân mình. Cô đơn là khổ sở. Một mình là phúc lạc. Cô đơn bao giờ cũng lo nghĩ, thiếu cái gì đó, khao khát cái gì đó, ham muốn cái gì đó. Một mình là sự hoàn thành sâu sắc, không đi ra, cực kì mãn nguyện, hạnh phúc, lễ hội. Trong cô đơn bạn bị ngắt khỏi trung tâm. Trong một mình bạn được định tâm và bắt rễ. Một mình là đẹp. Nó có sự thanh lịch về nó, sự duyên dáng, bầu không khí cực kì thoả mãn. Cô đơn mang tính xin xỏ; tất cả quanh nó đều chỉ có xin xỏ và không cái gì khác. Nó không có duyên dáng về nó; thực tế nó là xấu. Cô đơn là sự phụ thuộc, một mình là cực kì độc lập. Người ta cảm thấy dường như người ta là toàn thể thế giới, toàn thể sự tồn tại.

Bây giờ, nếu bạn đi vào trong mối quan hệ khi bạn đang cảm thấy cô đơn, thế thì bạn sẽ khai thác người khác. Người khác sẽ trở thành phương tiện để thoả mãn bạn. Bạn sẽ dùng người khác, và mọi người bực bội khi bị dùng bởi vì không ai ở đây để trở thành phương tiện cho bất kì ai khác. Mọi con người đều là mục đích cho bản thân mình. Không ai ở đây để được dùng như một vật, mọi người ở đây để được tôn thờ như vua. Không ai ở đây để hoàn thành sự trông đợi của bất kì ai khác, mọi người ở đây để chỉ là bản thân mình. Cho nên bất kì khi nào bạn đi vào trong bất kì mối quan hệ nào từ cô đơn, mối quan hệ đã trên đá rồi. Thậm chí trước khi nó bắt đầu, nó đã trên đá rồi. Ngay cả trước khi sinh, đứa trẻ đã chết rồi. Nó sẽ tạo ra nhiều khổ hơn cho bạn. Và hãy nhớ, khi bạn đi theo sự cô đơn của mình bạn sẽ rơi vào mối quan hệ với ai đó cũng cùng cảnh ngộ khổ sở, bởi vì người thực sự sống theo sự một mình của họ sẽ không được hấp dẫn tới bạn. Bạn sẽ ở quá thấp dưới họ. Họ nhiều nhất có thể thông cảm, nhưng không thể yêu bạn được. Người ở trên đỉnh của một mình chỉ có thể bị hấp dẫn tới người nào đó cũng một mình. Cho nên bất kì khi nào bạn hành động theo sự cô đơn của mình, bạn sẽ tìm thấy người có cùng kiểu; bạn sẽ tìm thấy sự phản xạ của riêng mình ở đâu đó. Hai người ăn xin sẽ gặp nhau, hai người khổ sở sẽ gặp nhau. Và hãy nhớ - khi hai người khổ sở gặp nhau, nó không chỉ đơn thuần là phép cộng, nó là phép nhân đấy. Họ tạo ra nhiều khổ sở cho nhau hơn là họ có thể đã tạo ra trong sự cô đơn của mình.

Trước hết hãy trở thành một mình. Trước hết hãy bắt đầu tận hưởng bản thân mình, trước hết hãy yêu lấy bản thân mình. Trước hết hãy trở nên hạnh phúc đích thực tới mức nếu không ai tới cũng chẳng thành vấn đề gì. Bạn tràn đầy, tuôn chảy. Nếu không ai gõ cửa nhà bạn thì hoàn toàn được - bạn chẳng bỏ lỡ cái gì. Bạn không chờ đợi ai đó tới và gõ cửa. Bạn ở nhà - nếu ai đó tới, tốt, hay. Nếu không ai tới, điều đó nữa cũng hay và tốt. Thế rồi hãy đi vào trong mối quan hệ. Bây giờ bạn đi giống như người chủ, không như kẻ ăn xin. Bây giờ bạn đi giống như hoàng đế, không như kẻ ăn xin.

Và người đã sống trong sự một mình của mình bao giờ cũng được hấp dẫn tới người khác, người cũng sống sự một mình của mình một cách đẹp đẽ, bởi vì cái giống nhau hấp dẫn cái giống nhau. Khi hai thầy gặp nhau - thầy của bản thể họ, của sự một mình của họ - hạnh phúc không chỉ được cộng vào, nó được nhân lên. Nó trở thành hiện tượng lễ hội vô cùng. Và họ không khai thác, họ chia sẻ. Họ không dùng nhau. Ngược lại, họ trở thành một và tận hưởng sự tồn tại bao quanh họ.

Hai người cô đơn bao giờ cũng đối phó nhau, đương đầu với nhau. Hai người cùng nhau, người đã biết tới sự một mình, đang đối diện với cái gì đó cao hơn cả hai. Tôi bao giờ cũng nêu ra ví dụ này: hai người yêu bình thường, cả hai đều cô đơn, bao giờ cũng đối phó với nhau; hai người yêu thực, vào đêm trăng tròn, sẽ không đối phó nhau. Họ có thể cầm tay nhau, nhưng họ sẽ đối diện với trăng tròn trên trời. Họ sẽ không đối phó nhau, họ sẽ cùng nhau đối diện với cái gì đó khác. Thỉnh thoảng họ sẽ cùng nhau nghe bản giao hưởng của Mozart hay Beethoven hay Wagner. Thỉnh thoảng họ sẽ ngồi bên cạnh cây và tận hưởng vô biên việc được cây bao bọc họ. Thỉnh thoảng họ có thể ngồi bên cạnh thác đổ và nghe âm nhạc hoang sơ liên tục được tạo ra ở đó. Thỉnh thoảng, bên cạnh đại dương, họ cả hai sẽ cùng nhìn ra xa nhất mà tầm mắt có thể thấy được. Bất kì khi nào hai người cô đơn gặp nhau, họ nhìn vào nhau, bởi vì họ thường xuyên tìm cách thức và phương tiện để khai thác người kia - làm sao dùng người kia, làm sao hạnh phúc qua người kia. Nhưng hai người được mãn nguyện sâu sắc bên trong bản thân họ lại không cố gắng dùng lẫn nhau. Thay vì thế, họ trở thành bạn đồng hành; họ đi cùng chuyến hành hương. Mục đích là cao, mục đích là xa xăm. Mối quan tâm của họ gắn họ lại với nhau.

Thông thường mối quan tâm chung là dục. Dục có thể gắn hai người lại một cách tạm thời và ngẫu nhiên, và rất hời hợt. Những người yêu thực có mối quan tâm chung lớn hơn. Không phải là sẽ không có dục; có thể có, nhưng như một phần của sự hài hoà cao hơn. Nghe giao hưởng của Mozart hay Beethoven, họ có thể tới gần nhau thế, gần thế, gần tới mức họ có thể làm tình với nhau, nhưng nó là trong sự hài hoà lớn hơn của giao hưởng Beethoven. Bản giao hưởng mới là điều thực; tình yêu xảy ra như một phần của nó. Và khi tình yêu xảy ra theo cách riêng của nó, không cầu xin, không suy nghĩ, đơn giản xảy ra như một phần của sự hài hoà cao hơn, nó có phẩm chất hoàn toàn khác cho nó. Nó là thiêng liêng, nó không còn mang tính người nữa.

Từ hạnh phúc happy bắt nguồn từ từ Scandinavia, hap. Từ xảy ra happening cũng bắt nguồn từ cùng gốc. Hạnh phúc là cái xảy ra. Bạn không thể tạo ra nó được, bạn không thể chỉ huy nó được, bạn không thể ép buộc nó được. Nhiều nhất bạn có thể sẵn có cho nó. Bất kì khi nào nó xảy ra, thì nó xảy ra.

Hai người yêu thực bao giờ cũng sẵn có nhưng không bao giờ nghĩ về - không bao giờ cố gắng tìm ra - hạnh phúc. Thế thì họ không bao giờ thất vọng, bởi vì bất kì khi nào nó xảy ra thì nó xảy ra. Họ tạo ra tình huống - thực tế, nếu bạn hạnh phúc với bản thân mình, bạn đã là tình huống đó rồi, và nếu người kia cũng hạnh phúc với bản thân mình, người đó cũng là tình huống rồi. Khi hai tình huống này lại gần nhau, một tình huống lớn hơn được tạo ra. Trong tình huống lớn hơn đó nhiều điều xảy ra - chẳng cái gì được làm.

Con người phải không làm gì cả để hạnh phúc. Con người chỉ phải tuân theo và buông bỏ.

Cho nên, câu hỏi là: "Người ta có nên trước hết chấp nhận sự cô đơn riêng của mình trước khi đi vào mối quan hệ không?" Có chứ - có, tuyệt đối đấy. Nó phải như vậy, bằng không thì bạn sẽ bị thất vọng, và nhân danh tình yêu bạn sẽ làm cái gì đó khác, cái không phải là tình yêu chút nào..
Người ta có nên trước hết chấp nhận sự cô đơn riêng của mình trước khi đi vào mối quan hệ không?

Có chứ, bạn phải chấp nhận sự cô đơn của bạn, nhiều tới mức sự cô đơn được biến đổi thành sự một mình. Chỉ thế thì bạn mới có khả năng đi vào trong mối quan hệ sâu sắc, giầu có. Chỉ thế thì bạn mới có khả năng đi vào trong tình yêu. Tôi ngụ ý gì khi tôi nói rằng người ta phải chấp nhận sự cô đơn của mình, nhiều tới mức nó trở thành sự một mình?

Cô đơn là trạng thái tiêu cực của tâm trí. Một mình là tích cực, mặc cho điều các từ điển nói. Trong từ điển, cô đơn và một mình là đồng nghĩa - trong cuộc sống chúng không đồng nghĩa. Cô đơn là trạng thái của tâm trí khi bạn thường xuyên thiếu vắng người khác. Một mình là trạng thái của tâm trí khi bạn thường xuyên hân hoan trong bản thân mình. Cô đơn là khổ sở. Một mình là phúc lạc. Cô đơn bao giờ cũng lo nghĩ, thiếu cái gì đó, khao khát cái gì đó, ham muốn cái gì đó. Một mình là sự hoàn thành sâu sắc, không đi ra, cực kì mãn nguyện, hạnh phúc, lễ hội. Trong cô đơn bạn bị ngắt khỏi trung tâm. Trong một mình bạn được định tâm và bắt rễ. Một mình là đẹp. Nó có sự thanh lịch về nó, sự duyên dáng, bầu không khí cực kì thoả mãn. Cô đơn mang tính xin xỏ; tất cả quanh nó đều chỉ có xin xỏ và không cái gì khác. Nó không có duyên dáng về nó; thực tế nó là xấu. Cô đơn là sự phụ thuộc, một mình là cực kì độc lập. Người ta cảm thấy dường như người ta là toàn thể thế giới, toàn thể sự tồn tại.

Bây giờ, nếu bạn đi vào trong mối quan hệ khi bạn đang cảm thấy cô đơn, thế thì bạn sẽ khai thác người khác. Người khác sẽ trở thành phương tiện để thoả mãn bạn. Bạn sẽ dùng người khác, và mọi người bực bội khi bị dùng bởi vì không ai ở đây để trở thành phương tiện cho bất kì ai khác. Mọi con người đều là mục đích cho bản thân mình. Không ai ở đây để được dùng như một vật, mọi người ở đây để được tôn thờ như vua. Không ai ở đây để hoàn thành sự trông đợi của bất kì ai khác, mọi người ở đây để chỉ là bản thân mình. Cho nên bất kì khi nào bạn đi vào trong bất kì mối quan hệ nào từ cô đơn, mối quan hệ đã trên đá rồi. Thậm chí trước khi nó bắt đầu, nó đã trên đá rồi. Ngay cả trước khi sinh, đứa trẻ đã chết rồi. Nó sẽ tạo ra nhiều khổ hơn cho bạn. Và hãy nhớ, khi bạn đi theo sự cô đơn của mình bạn sẽ rơi vào mối quan hệ với ai đó cũng cùng cảnh ngộ khổ sở, bởi vì người thực sự sống theo sự một mình của họ sẽ không được hấp dẫn tới bạn. Bạn sẽ ở quá thấp dưới họ. Họ nhiều nhất có thể thông cảm, nhưng không thể yêu bạn được. Người ở trên đỉnh của một mình chỉ có thể bị hấp dẫn tới người nào đó cũng một mình. Cho nên bất kì khi nào bạn hành động theo sự cô đơn của mình, bạn sẽ tìm thấy người có cùng kiểu; bạn sẽ tìm thấy sự phản xạ của riêng mình ở đâu đó. Hai người ăn xin sẽ gặp nhau, hai người khổ sở sẽ gặp nhau. Và hãy nhớ - khi hai người khổ sở gặp nhau, nó không chỉ đơn thuần là phép cộng, nó là phép nhân đấy. Họ tạo ra nhiều khổ sở cho nhau hơn là họ có thể đã tạo ra trong sự cô đơn của mình.

Trước hết hãy trở thành một mình. Trước hết hãy bắt đầu tận hưởng bản thân mình, trước hết hãy yêu lấy bản thân mình. Trước hết hãy trở nên hạnh phúc đích thực tới mức nếu không ai tới cũng chẳng thành vấn đề gì. Bạn tràn đầy, tuôn chảy. Nếu không ai gõ cửa nhà bạn thì hoàn toàn được - bạn chẳng bỏ lỡ cái gì. Bạn không chờ đợi ai đó tới và gõ cửa. Bạn ở nhà - nếu ai đó tới, tốt, hay. Nếu không ai tới, điều đó nữa cũng hay và tốt. Thế rồi hãy đi vào trong mối quan hệ. Bây giờ bạn đi giống như người chủ, không như kẻ ăn xin. Bây giờ bạn đi giống như hoàng đế, không như kẻ ăn xin.

Và người đã sống trong sự một mình của mình bao giờ cũng được hấp dẫn tới người khác, người cũng sống sự một mình của mình một cách đẹp đẽ, bởi vì cái giống nhau hấp dẫn cái giống nhau. Khi hai thầy gặp nhau - thầy của bản thể họ, của sự một mình của họ - hạnh phúc không chỉ được cộng vào, nó được nhân lên. Nó trở thành hiện tượng lễ hội vô cùng. Và họ không khai thác, họ chia sẻ. Họ không dùng nhau. Ngược lại, họ trở thành một và tận hưởng sự tồn tại bao quanh họ.

Hai người cô đơn bao giờ cũng đối phó nhau, đương đầu với nhau. Hai người cùng nhau, người đã biết tới sự một mình, đang đối diện với cái gì đó cao hơn cả hai. Tôi bao giờ cũng nêu ra ví dụ này: hai người yêu bình thường, cả hai đều cô đơn, bao giờ cũng đối phó với nhau; hai người yêu thực, vào đêm trăng tròn, sẽ không đối phó nhau. Họ có thể cầm tay nhau, nhưng họ sẽ đối diện với trăng tròn trên trời. Họ sẽ không đối phó nhau, họ sẽ cùng nhau đối diện với cái gì đó khác. Thỉnh thoảng họ sẽ cùng nhau nghe bản giao hưởng của Mozart hay Beethoven hay Wagner. Thỉnh thoảng họ sẽ ngồi bên cạnh cây và tận hưởng vô biên việc được cây bao bọc họ. Thỉnh thoảng họ có thể ngồi bên cạnh thác đổ và nghe âm nhạc hoang sơ liên tục được tạo ra ở đó. Thỉnh thoảng, bên cạnh đại dương, họ cả hai sẽ cùng nhìn ra xa nhất mà tầm mắt có thể thấy được. Bất kì khi nào hai người cô đơn gặp nhau, họ nhìn vào nhau, bởi vì họ thường xuyên tìm cách thức và phương tiện để khai thác người kia - làm sao dùng người kia, làm sao hạnh phúc qua người kia. Nhưng hai người được mãn nguyện sâu sắc bên trong bản thân họ lại không cố gắng dùng lẫn nhau. Thay vì thế, họ trở thành bạn đồng hành; họ đi cùng chuyến hành hương. Mục đích là cao, mục đích là xa xăm. Mối quan tâm của họ gắn họ lại với nhau.

Thông thường mối quan tâm chung là dục. Dục có thể gắn hai người lại một cách tạm thời và ngẫu nhiên, và rất hời hợt. Những người yêu thực có mối quan tâm chung lớn hơn. Không phải là sẽ không có dục; có thể có, nhưng như một phần của sự hài hoà cao hơn. Nghe giao hưởng của Mozart hay Beethoven, họ có thể tới gần nhau thế, gần thế, gần tới mức họ có thể làm tình với nhau, nhưng nó là trong sự hài hoà lớn hơn của giao hưởng Beethoven. Bản giao hưởng mới là điều thực; tình yêu xảy ra như một phần của nó. Và khi tình yêu xảy ra theo cách riêng của nó, không cầu xin, không suy nghĩ, đơn giản xảy ra như một phần của sự hài hoà cao hơn, nó có phẩm chất hoàn toàn khác cho nó. Nó là thiêng liêng, nó không còn mang tính người nữa.

Từ hạnh phúc happy bắt nguồn từ từ Scandinavia, hap. Từ xảy ra happening cũng bắt nguồn từ cùng gốc. Hạnh phúc là cái xảy ra. Bạn không thể tạo ra nó được, bạn không thể chỉ huy nó được, bạn không thể ép buộc nó được. Nhiều nhất bạn có thể sẵn có cho nó. Bất kì khi nào nó xảy ra, thì nó xảy ra.

Hai người yêu thực bao giờ cũng sẵn có nhưng không bao giờ nghĩ về - không bao giờ cố gắng tìm ra - hạnh phúc. Thế thì họ không bao giờ thất vọng, bởi vì bất kì khi nào nó xảy ra thì nó xảy ra. Họ tạo ra tình huống - thực tế, nếu bạn hạnh phúc với bản thân mình, bạn đã là tình huống đó rồi, và nếu người kia cũng hạnh phúc với bản thân mình, người đó cũng là tình huống rồi. Khi hai tình huống này lại gần nhau, một tình huống lớn hơn được tạo ra. Trong tình huống lớn hơn đó nhiều điều xảy ra - chẳng cái gì được làm.

Con người phải không làm gì cả để hạnh phúc. Con người chỉ phải tuân theo và buông bỏ.

Cho nên, câu hỏi là: "Người ta có nên trước hết chấp nhận sự cô đơn riêng của mình trước khi đi vào mối quan hệ không?" Có chứ - có, tuyệt đối đấy. Nó phải như vậy, bằng không thì bạn sẽ bị thất vọng, và nhân danh tình yêu bạn sẽ làm cái gì đó khác, cái không phải là tình yêu chút nào..

Ảo vọng là hình bóng của Brahman

Có hai thuộc tính: ảo vọng, ảo tưởng, cho linh hồn vũ trụ, cho linh hồn hiện thân. Khi bỏ hai cái đó, cái thấy được chính là Param Brahman phúc lạc, hoàn toàn đúng đắn, ý thức - thực tại tối cao tối hậu.

Lời kinh này có hơi khó hiểu. “Thượng đế có thuộc tính ảo tưởng và linh hồn hiện thân có thuộc tính của người dốt nát.” Gọi nó là thuộc tính hay gọi nó là bệnh tật.
“Thượng đế có thuộc tính ảo tưởng.” Chúng ta cần hiểu thấu hiểu biết này. Đây là điều hơi phức tạp và tinh tế; cố gắng hiểu nó. Có nhiều, nhiều cách lĩnh hội trong tâm trí con người. Hiểu một số cách lĩnh hội, và rồi chúng ta có thể đi vào lời kinh được.
Một khó khăn bao giờ cũng có đó cho bất kì ai hay suy nghĩ là ở chỗ nếu người ta chấp nhận Thượng đế thì lại trở nên rất khó chấp nhận thế giới này; nếu chúng ta chấp nhận Thượng đế, chúng ta trở nên rất khó giải thích được thế giới này. Chẳng hạn, nếu Thượng đế đã tạo ra thế giới này thì tại sao nó đầy những bệnh hoạn, khổ, đau đớn và tội lỗi thế? Nếu Thượng đế đã tạo ra thế giới này thì cần gì phải đẩy con người vào dốt nát đến thế? Con người không thể phải chịu trách nhiệm cho tất cả những điều này, chỉ Thượng đế mới phải chịu trách nhiệm chứ.
Vài ngày trước đây một linh mục Ki tô giáo đến gặp tôi. Tôi hỏi ông ta rằng ông ta đang làm việc gì. Ông ta trả lời, “Chúng tôi đang bận chiến đấu với tội lỗi.” Tôi nói, “Tội lỗi à! Tội lỗi đến từ đâu vậy?” Ông ta nói, “Nó do Quỉ tạo ra.”
Đến đấy thì ông ta vẫn còn cảm thấy dễ dàng. Thông thường không ai hỏi sâu thêm vào những vấn đề như vậy, bởi vì nếu làm như thế thì tình trạng lúng túng sẽ nảy sinh. Tôi hỏi ông ta, “Ai tạo ra Quỉ?” Thế là ông ta cảm thấy hơi khó chịu, bởi vì bây giờ sự việc trở thành có vấn đề. Ông ta sợ nếu ông ta nói rằng Thượng đế tạo ra Quỉ thì điều đó trở nên khó khăn, vì nếu Thượng đế đã tạo ra Quỉ, và Quỉ tạo ra tội lỗi thì tất cả cái hỗn độn luẩn quẩn này là gì? Không lẽ Thượng đế không có đủ thông minh để đừng tạo ra Quỉ à? Và thậm chí Thượng đế có lỡ lầm tạo ra Quỉ thì đâu là khó khăn nếu bạn và tôi lỡ phạm phải tội lỗi? Và nếu tội lỗi là do Quỉ tạo ra, còn Quỉ lại do Thượng đế tạo ra, mà chúng ta thì phạm tội lỗi, vậy thì ai phải chịu trách nhiệm? Chúng ta chỉ là nạn nhân, bị trừng phạt không cần thiết. Chúng ta không liên quan gì đến nó cả.
Thượng đế tạo ra chúng ta, Thượng đế tạo ra Quỉ, Quỉ tạo ra tội lỗi, chúng ta phạm tội - trong toàn bộ cái vòng này chúng ta trở nên có trách nhiệm ở đâu? Chúng ta không tạo ra Thượng đế, chúng ta không tạo ra Quỉ, chúng ta không tạo ra tội lỗi - và chúng ta đau khổ không cần thiết trong cái đống hỗn độn này.
Vị linh mục trở nên hơi bất ổn. Ki tô giáo không có câu trả lời cho nó. Khó mà tìm được câu trả lời với bất kì những người này vì nó có quá nhiều vấn đề. Hay ai đó... chẳng hạn, người Zoroastrian tin, như Zarathustra nói, rằng Thượng đế và Quỉ là hai phần tử. Không ai tạo ra ai, cả hai đều vĩnh viễn. Bây giờ trong niềm tin này nguy hiểm còn lớn hơn, bởi vì nếu cả hai đều vĩnh viễn thì không ai trong hai người này có thể thắng hay thua được cả. Thượng đế và Quỉ sẽ cứ đánh nhau hoài. Và bạn là ai - bạn là chiến trường cho họ đánh nhau chăng? Không ai trong cả hai có thể thắng hay thua vì cả hai đều vĩnh viễn.
Người Zoroastrian cũng trong khó khăn nếu họ không tin cả hai đều vĩnh viễn và nói rằng Quỉ có thể bị đánh bại, bởi vì thế thì câu hỏi lại nảy sinh: Làm sao nó vẫn chưa bị đánh bại cho đến giờ? Bao nhiêu thế kỉ đã qua mà nó vẫn chưa bị đánh bại. Và đâu là đảm bảo cho thất bại của nó trong tương lai? Trong thực tế, tình huống dường như đối lập lại - rằng Quỉ lại thắng. Với nó bị thất bại chỉ là một giấc mơ xa xôi; Quỉ dường như ngày nào cũng thắng.
Bạn sẽ ngạc nhiên khi biết rằng gần đây, năm 1970, ở California, Mĩ, một nhà thờ mới đã dược đăng kí dưới cái tên Nhà thờ đầu tiên về Quỉ. Nó có môn đồ và tổng giám mục, và họ đã in kinh thánh của riêng họ và công bố, “Chúng ta đã có đủ thời gian để kinh nghiệm rằng Thượng đế đang bị thất bại và Quỉ đang thắng.”
Điều được nói dường như phải. Nếu ta nhìn vào thế giới thì phát biểu của họ dường như không có gì sai cả. Đệ tử của Quỉ thắng và đệ tử của Thượng đế bị thất bại. Đệ tử của Quỉ chiếm địa vị cao còn đệ tử của Thượng đế thì vẩn vơ đây đó.
Bạn có thể tự mình thử - bây giờ ngay cả đệ tử của Thượng đế cũng đã học được mẹo. Họ vẫn tụng niệm danh xưng của Thượng đế, nhưng nhận các thứ Quỉ cho; họ đã hiểu ai thực sự thắng. Trong tính toán cuối cùng thì chính Quỉ thắng. Nhưng nỗi sợ vẫn còn lẩn khuất trong tâm trí rằng có lẽ, bởi sai lầm nào đó, Thượng đế lại thắng thì sao! Cho nên họ vẫn giữ tụng niệm danh xưng Thượng đế: Rama, Rama, Rama. Họ vẫn cố ngồi trong cả hai con thuyền - mọi người thận trọng đều giống thế. Khi có nhu cầu, họ nhận công việc từ Quỉ, còn khi không có nhu cầu và họ có thời gian tự do, họ quay sang cầu nguyện lần tràng hạt để làm vui lòng Thượng đế. Một loại thoả hiệp được duy trì, một loại cân bằng nào đó. Và thế thì ai biết được đến cuối cùng ai sẽ thắng?
Nếu thế giới cho bất kì chỉ dẫn nào, đấy chỉ là thắng lợi của Quỉ. Thắng lợi của Thượng đế không thấy ở đâu cả. Việc tốt dường như không tăng lên mà việc xấu dường như cũng không giảm đi. Ánh sáng dường như không tăng lên mà bóng tối cũng dường như không giảm đi.
Cho nên có rắc rối trong việc tin Quỉ là vĩnh viễn. Và nếu người ta tin rằng nó không là vĩnh viễn, rằng Quỉ chung cuộc sẽ thất bại - không thành vấn đề việc nó thắng đến đâu trong thời kì ở giữa, vì đến cuối nó sẽ bị thất bại - thì đâu là đảm bảo cho điều đó? Đâu là đảm bảo cho những việc như thế xảy ra? Người đang thắng bây giờ thì sao sẽ thất bại về cuối? Dường như không có nhất quán hay logic trong niềm tin rằng người đang thắng sẽ đột nhiên bị thất bại về cuối.
Điều này vẫn còn là câu hỏi vĩnh viễn cho loài người. Các tôn giáo khác nhau đã dự kiến những phương pháp khác nhau để giải quyết vấn đề nhị nguyên này, nhưng không giải quyết được gì cả. Quan niệm của Upanishad dường như ít sai lầm hơn cả khi so sánh với tất cả các phương pháp đó - chỉ sai lầm ít nhất, nhưng không hoàn toàn đúng. Nhưng nếu nó đủ trọng lượng đối chọi với tất cả các quan niệm khác thì ý tưởng của Upanishad dường như là đúng đắn nhất - không hoàn toàn đúng, chỉ là đúng nhất.
Upanishad nói rằng không có đối lập giữa Thượng đế và thế giới: không có Quỉ, và không có quyền năng nào đối lập với Thượng đế. Vậy thì thế giới này được tạo ra như thế nào? Upanishad nói rằng Thượng đế không tạo ra thế giới này bằng cách tạo ra một thành phần đối lập nào đó để làm công việc đó. Trong chính con người Thượng đế, trong chính sự rực rỡ của Thượng đế - cái mà họ gọi là ảo vọng, ảo tưởng - trong chính bóng hình của Thượng đế - cái mà họ cũng gọi là ảo vọng, ảo tưởng - thì thế giới là vậy, hệt như một người đứng đấy và bóng người đó tự nhiên hình thành. Không có sự tồn tại rắn chắc của cái bóng: lưỡi gươm không thể chém đứt nó, lửa không thể đốt cháy nó, nước không thể nhấn chìm nó. Bạn cứ thử mọi cách đi, nó vẫn tồn tại. Nó không có sự tồn tại thực, nó chỉ là cái bóng. Nó bước sau bạn; nếu bạn chạy, nó chạy theo bạn, nếu bạn dừng nó cũng dừng.
Upanishad nói rằng bất kì khi nào cái gì đó tồn tại, nó cũng có cái bóng của nó. Và những nghiên cứu mới nhất trong khoa học và tâm lí cũng ủng hộ cho sự kiện này. Để điều này được hiểu rõ. Không có gì tồn tại mà không có cái bóng. Bất kì cái gì có đó cũng đều tạo ra hình bóng. Nếu có Brahman, thực tại tuyệt đối thì nó cũng phải có cái bóng. Cái bóng đó họ gọi là ảo vọng, ảo tưởng. Cái bóng của thực tại tuyệt đối là thế giới này.
Jung, một nhà tâm lí học lớn, đã nghiên cứu rất nhiều về thực tại này từ một chiều hướng khác và ông ấy đã thấy rằng mọi người cũng có sự tồn tại hình bóng, nhân cách hình bóng. Bạn cũng nên hiểu điều này bởi vì cả bạn nữa cũng có sự tồn tại hình bóng của mình.
Bạn là người tốt, an bình và kiên nhẫn, và bạn không trở nên giận dữ. Nhưng một hôm bỗng nhiên, với một việc cỏn con, bạn trở nên giận dữ thái quá đến mức nó vượt ra ngoài hiểu biết riêng của bạn, bạn không biết việc gì đang xảy ra và ai đang làm việc này. Bản thân vấn đề đâu có nghiêm trọng đến mức sinh ra bất kì giận dữ nào, mà bạn thì cũng không phải là người quen trở nên giận dữ - bạn không trở nên giận dữ ngay cả với những vấn đề lớn, nghiêm trọng! Nhưng hôm nay, với việc cỏn con này, bạn đang phát rồ.
Đó là lí do tại sao sau đó người ta thường hay nói, “Sự việc đã xảy ra bất chấp cả tôi. Tôi đâu có chủ định mà nó cứ xảy ra.” Sao vậy? Làm sao điều đó đã xảy ra? Bạn đâu có định làm việc đó, thế thì làm sao nó xảy ra được?
Đôi khi bạn không định nói điều gì đó nhưng nó lại bật ra từ mồm bạn. Bạn đơn thuần không muốn nói điều đó còn nó lại phun ra từ mồm bạn. Sau đó bạn hối hận rằng, “Tôi chưa bao giờ nghĩ tôi sẽ nói điều đó; tôi đã quyết định không nói nó, thế mà nó lại buột ra!”
Jung nói rằng bạn có nhân cách hình bóng của riêng bạn trong mọi điều mà bạn chối bỏ, nhưng bên trong thì bạn cứ tích luỹ nó. Đôi khi tìm ra một cơ hội nào đó, trong một thời điểm yếu đuối nào đó nó tìm ra một khe nứt trong hệ thống, thế là nhân cách hình bóng biểu lộ chính nó. Vì nhân cách hình bóng này mà một bệnh tật nghiêm trọng, được biết tới với tên ‘đa nhân cách’, đã thành chủ đề nghiên cứu trong tâm lí học.
Một người bị phân làm hai phần. Đôi khi sự việc xảy ra là trở thành có hai nhân cách phân biệt trong con người - dường như là có hai người bên trong một người. Người này nói một điều và làm điều khác, không có phối hợp; người đó là một người này trong buổi sáng và là người khác trong buổi tối. Lời nói của người đó, con người người đó - không cái gì hoàn toàn tin cậy được. Bản thân người đó đáng sợ như điều người đó làm và điều người đó nói, đơn thuần không có hài hoà. Cứ dường như là có hai người bên trong người đó. Đôi khi người đó rất an bình, đôi khi rất khuấy động; đôi khi yên lặng, đôi khi huyên thuyên - người đó chỉ phân chia ra làm hai phần.
Có hàng nghìn những người điên như thế trong hàng nghìn nhà thương điên. Bệnh tật của họ là ở chỗ bỗng nhiên họ hoàn toàn mất một nhân cách và trở thành người khác hẳn. Chỉ mới hôm qua người đó là Rama, rồi bỗng nhiên điều gì đó xảy ra - một tai nạn, hay người đó bị ngã và bị thương ở đầu - và người đó trở thành Rahim. Bây giờ người đó đơn thuần không nhớ rằng người đó là Rama; người đó không nhận ra bố mình, mẹ mình hay vợ mình. Bây giờ người đó tuyên bố người đó là Rahim và đưa ra một giải thích hoàn toàn khác về cuộc đời mình mà không có gì liên quan tới gia đình này cả - thậm chí không quen biết gì.
Điều gì đã xảy ra vậy? Trong tai nạn nhân cách chính của người này đã bị đẩy vào hậu cảnh do cú sốc của tác động và nhân cách hình bóng đã trở nên hoạt động, cho nên người đó đã thay đổi tên mình và mọi thứ khác.
Việc mang nhân cách hình bóng này cũng bị đảo ngược lại bởi cách trị liệu gây sốc. Đôi khi khi người này được chữa khỏi thì người đó lại trở thành Rama, con người trước đây, và toàn bộ hành vi của người đó thay đổi trở lại nhân cách nguyên gốc.
Nhân cách hình bóng này ẩn kín trong mọi người. Nếu chúng ta mô tả điều này theo ngôn ngữ Upanishad, thì đó là dốt nát, avidya, cái bị gắn vào mọi người - đó là nhân cách hình bóng của người đó. Giống như đó là ảo tưởng, ảo vọng được gắn vào Brahman, thực tại tối cao - đó là nhân cách hình bóng của nó. ảo tưởng này không đối lập với Brahman, nó chính là cái bóng, một phần bản chất của con người nó. Thế giới này không phải là kẻ thù của Brahman, nó chỉ là cái bóng của chính sự tồn tại của Brahman. Nếu chúng ta cố hiểu điều này theo ngôn ngữ khoa học thì có thể trở nên dễ nắm bắt hơn, nếu không thì không dễ gì hiểu thấu được hết cả.
Năm 1960, một nhà khoa học đã được giải thưởng Nobel vì phát minh ra phản vật chất. Đây là một thế giới rất kì lạ: phản vật chất. Phát minh của người này là ở chỗ trong thế giới này có vật chất và cũng có cái đối lập của nó, phản vật chất.
Mọi thứ đều có cái đối lập. Không cái gì trong thế giới này tồn tại mà không có cái đối lập nó cả. Chẳng hạn, nếu có ánh sáng thì cũng có bóng tối; nếu có sống thì cũng có chết; nếu có nóng thì có lạnh; nếu có đàn ông thì cũng có đàn bà. Toàn bộ thế giới đều tồn tại thông qua nhị nguyên. Bạn có thể quan niệm được một thế giới chỉ có đàn bà và không có đàn ông không? Điều ấy không thể được. Bạn có thể quan niệm về một thế giới chỉ có đàn ông mà không có đàn bà không? Điều ấy không thể được. Sự phối hợp là sâu sắc đến mức khi trẻ con được sinh ra thì cứ một trăm mười lăm đứa con trai sinh ra lại có một trăm đứa con gái sinh ra; nhưng đến độ tuổi mười lăm thì mười lăm đứa con trai đã chết và tỉ lệ con trai và con gái thành ngang nhau.
Các nhà sinh vật nói rằng bởi vì con trai yếu hơn con gái nên tự nhiên phải cho sinh ra nhiều con trai hơn, bởi vì đến trước độ tuổi mười lăm, tuổi hôn nhân được, thì mười lăm đứa con trai sẽ chết.
Bạn có thể ngạc nhiên mà biết rằng theo sinh học thì đàn bà khoẻ hơn đàn ông. Sức mạnh của đàn ông là cơ bắp; người đó có thể nâng một tảng đá lớn hơn nhưng người đó không thể mang nỗi đau lớn hơn. Sức mạnh của đàn bà là ở sức chịu đựng của cô ấy, cho nên đàn bà có thể chống đỡ với bệnh tật tốt hơn. Và điều đó là cần thiết, bởi vì cần có sức chịu đựng lớn nhất để sinh con, và cô ấy còn mang thai trong chín tháng nữa.
Nếu đàn ông phải sinh con thì người đó chắc sẽ phải tự tử từ lâu rồi. Bạn sẽ không tìm được một người đàn ông nào trên thế giới nữa. Cưu mang đứa trẻ trong chín tháng bên trong bạn - bạn cứ thử mang trên vai một đứa trẻ chín ngày xem, thậm chí chỉ chín giờ thôi, thậm chí chín phút thôi, mà xem! Đấy là việc khó khăn. Và rồi còn đau đẻ, cái đau sinh nở! Tự nhiên làm cho người đàn bà có khả năng chịu đựng những cái đau như thế. Cô ấy mạnh khoẻ, vững chắc. Sức mạnh của cô ấy thuộc vào kiểu khác. Cô ấy không thể đánh nhau, cô ấy không thể chạy thật nhanh, nhưng điều đó không làm cho cô ấy thành yếu. Chiều hướng sức mạnh của cô ấy khác hẳn. Cô ấy có khả năng lớn.
Cho nên trước độ tuổi mười lăm, tỉ lệ con trai và con gái là ngang nhau. Tỉ lệ này được duy trì trên toàn thế giới. Trong chiến tranh, nhiều con trai bị giết chết - chắc chắn, vì con trai ra chiến trường. Vậy số phần trăm đàn bà tăng lên. Và sau thời gian chiến tranh tỉ lệ sinh con trai tăng lên và tỉ lệ con gái giảm đi. Ai có thể lập kế hoạch cho mọi điều này? Và làm sao mọi điều này lại xảy ra?
Trong chiến tranh thế giới thứ nhất hàng trăm nghìn người đã bị giết. Trong hai đến ba năm của thời kì hậu chiến, tỉ lệ sinh con trai tăng lên đáng lưu ý và tỉ lệ con gái giảm đi. Sau đó tỉ số của tỉ lệ sinh giảm xuống bình thường. Điều này gây ra một suy nghĩ nào đó. Cùng điều này lặp lại lần nữa sau chiến tranh thế giới thứ hai. Thế thì cần phải hiểu rằng tự nhiên giữ cân bằng các phía đối lập từ bên trong.
Bạn không bao giờ cần nghĩ rằng một ngày nào đó trên trái đất này sẽ chỉ có ánh sáng mà không có bóng tối. Điều này không thể xảy ra được. Bóng tối và ánh sáng bao giờ cũng còn được giữ cân bằng.
Việc khám phá ra phản vật chất dựa trên cùng nguyên lí này rằng thế giới là sự cân bằng giữa các phía đối lập. Cho nên nếu có vật chất thì cái đối lập của nó là gì? Và khái niệm của các nhà vật lí thì rất phức tạp. Chẳng hạn, nếu một hòn đá được đặt trên bàn, chúng ta thấy nó. Khi nó bị lấy đi, chúng ta không thấy gì trong chỗ của nó nữa. Bây giờ hình dung rằng trên bàn đó có một không gian hổng hệt như hình dạng của hòn đá. Khi hòn đá bị lấy đi, không gian hổng đó vẫn còn đấy và không gian hổng đó là phản vật chất. Chưa ai thấy được nó trừ người đã nhận giải thưởng Nobel. Và lí do ông ta có thể nhận được giải thưởng Nobel là ở chỗ người ta không thể chứng minh được ông ấy sai, bởi vì khi mọi thứ trong thế giới này đều có phía đối lập của nó thì vật chất cũng cần phải có cái đối lập của nó, mà có thể bị che giấu đâu đó gần nó. Người ta có thể thấy, người ta có thể không thấy, nhưng về nguyên tắc thì không có phương án nào khác ngoài việc chấp nhận nó.
Ảo vọng là hình bóng của Brahman. Cả Brahman cũng không thể có đó nếu không có ảo vọng, mà ảo vọng cũng không thể có đó nếu không có Brahman. Và trên qui mô rộng lớn thì ảo vọng là hình bóng của Brahman. Bạn có thể gọi nó là phản-Brahman. Trên qui mô nhỏ hơn của con người, dốt nát là cái bóng. Dốt nát là ảo vọng trên qui mô con người.
Xung quanh bạn dốt nát tồn tại. Bây giờ có thể làm gì về nó? Nó có đó cùng với con người. Làm sao từ bỏ dốt nát? Và nếu đây là định mệnh, nếu có một sự thu xếp trong vũ trụ để cái đối lập có đó và nếu thậm chí Brahman không có khả năng loại bỏ ảo vọng, nếu thậm chí sự tồn tại tối cao bị bao bọc bởi ảo vọng thì chúng ta, những cá nhân nhỏ bé tí hon này, làm sao có thể loại bỏ được dốt nát? Brahman không thể loại bỏ ảo vọng, vậy làm sao chúng ta có thể loại bỏ được dốt nát? Và nếu chúng ta không thể loại bỏ được dốt nát thì tất cả những nỗ lực của tôn giáo đều trở thành vô nghĩa.
Không, chúng ta có thể loại bỏ dốt nát, nhưng để quá trình này được hiểu rõ. Chúng ta có thể loại bỏ dốt nát khi chúng ta sẵn sàng biến mất. Nếu chúng ta không sẵn sàng biến mất thì dốt nát không thể biến mất; cái nhị nguyên sẽ tiếp tục. Cả hai sẽ cùng còn hoặc cùng ra đi. Nếu tôi nói rằng tôi muốn tồn tại nhưng tôi cũng muốn phá huỷ dốt nát thì dốt nát sẽ không bao giờ bị phá huỷ cả. Nó chỉ là cái bóng của bạn. Giống hệt như nói rằng tôi muốn còn lại nhưng tôi muốn cái bóng của tôi biến mất. Nó không bao giờ biến mất cả.
Chỉ có một cách và đó là tôi phải biến mất để cho cái bóng cũng biến mất. Do đó có biết bao nhấn mạnh vào việc xoá bỏ bản ngã. Nếu tôi biến mất thì cái bóng của tôi cũng biến mất. Khi tôi biến mất cái bóng của tôi cũng biến mất, và tôi trộn lẫn và trở thành một với Brahman - không phải như một cái ‘tôi’ mà như một cái trống rỗng. Điều gì có thể xảy ra cho dốt nát của tôi? Khi tôi biến mất, khi tôi trộn lẫn vào Brahman, cái dốt nát của tôi trộn lẫn vào ảo vọng. Tôi biến mất vào trong Brahman, cái dốt nát biến mất vào trong ảo vọng. Bất kì khi nào tôi được tạo ra thì tôi lại ló ra từ Brahman, và dốt nát ló ra từ ảo vọng. Dốt nát là phần chung nhỏ bé của chúng ta với ảo vọng, được trao cho chúng ta, phần nhỏ bé của mảnh đất ảo vọng được chia phần cho ta.
Ảo vọng, dốt nát, đem lại khổ và đau. Đó là lí do tại sao chúng ta muốn tống khứ nó. Phải chăng nó không gây ra đau đớn cho Brahman? Phải chăng Brahman không muốn tống khứ nó? Bởi Brahman không có nghĩa là một người mà là sự tồn tại mênh mông, vô hạn. Phải chăng nó không đau đớn? Phải chăng nó không muốn tống khứ cái đó? Chúng ta cảm thấy đau đớn, chúng ta muốn tống khứ nó đi; không lẽ Brahman không muốn tống khứ nó đi sao?
Ở mức độ Brahman có chấp nhận toàn bộ. Ở mức độ Brahman sự tồn tại của ảo vọng được chấp nhận, không có việc chối bỏ nó. Không có việc chối bỏ nó cho nên không có đau. Ở mức độ chúng ta có đau; nếu chúng ta cũng chấp nhận thì sẽ không có đau đớn.
Khi tôi làm đứt tay, cái đau không phải do việc đứt mà do ý tưởng của tôi rằng việc đứt tay đáng ra không nên đến với tôi. Nếu tôi chấp nhận rằng tôi nên bị đứt tay, rằng việc đứt đó chắc chắn sẽ xảy ra, rằng bị đứt tay là định mệnh của người ta, thế thì sẽ không có đau. Cái đau là ở phía đối lập, trong sự không chấp thuận. Cái đau là bởi vì chúng ta không thể nào chấp nhận nó. Một số trong chúng ta dám chấp nhận - như một Janaka, hay một Krishna - họ chấp nhận. Krishna chấp nhận mọi thứ. Và với việc chấp nhận, không làm điều gì, thì dốt nát trở thành ảo vọng, Krishna trở thành Brahman.
Đây là khác biệt giữa con đường của Krishna và Phật hay Krishna và Mahavira. Mahavira phá huỷ bản thân mình để cho mọi dốt nát cũng bị phá huỷ. Krishna không phá huỷ bản thân ông ấy mà cũng không phá huỷ dốt nát, ông ấy chỉ đơn thuần chấp nhận. Mahavira phá huỷ dốt nát bằng cách phá huỷ bản thân ông ấy; Krishna trở thành chính Brahman thông qua việc chấp nhận, ngay lập tức, vì khi Brahman không phá huỷ ảo vọng mà chấp nhận nó thì Krishna cũng chấp nhận nó.
Trích từ "Ngón tay chỉ trăng"
Có hai thuộc tính: ảo vọng, ảo tưởng, cho linh hồn vũ trụ, cho linh hồn hiện thân. Khi bỏ hai cái đó, cái thấy được chính là Param Brahman phúc lạc, hoàn toàn đúng đắn, ý thức - thực tại tối cao tối hậu.

Lời kinh này có hơi khó hiểu. “Thượng đế có thuộc tính ảo tưởng và linh hồn hiện thân có thuộc tính của người dốt nát.” Gọi nó là thuộc tính hay gọi nó là bệnh tật.
“Thượng đế có thuộc tính ảo tưởng.” Chúng ta cần hiểu thấu hiểu biết này. Đây là điều hơi phức tạp và tinh tế; cố gắng hiểu nó. Có nhiều, nhiều cách lĩnh hội trong tâm trí con người. Hiểu một số cách lĩnh hội, và rồi chúng ta có thể đi vào lời kinh được.
Một khó khăn bao giờ cũng có đó cho bất kì ai hay suy nghĩ là ở chỗ nếu người ta chấp nhận Thượng đế thì lại trở nên rất khó chấp nhận thế giới này; nếu chúng ta chấp nhận Thượng đế, chúng ta trở nên rất khó giải thích được thế giới này. Chẳng hạn, nếu Thượng đế đã tạo ra thế giới này thì tại sao nó đầy những bệnh hoạn, khổ, đau đớn và tội lỗi thế? Nếu Thượng đế đã tạo ra thế giới này thì cần gì phải đẩy con người vào dốt nát đến thế? Con người không thể phải chịu trách nhiệm cho tất cả những điều này, chỉ Thượng đế mới phải chịu trách nhiệm chứ.
Vài ngày trước đây một linh mục Ki tô giáo đến gặp tôi. Tôi hỏi ông ta rằng ông ta đang làm việc gì. Ông ta trả lời, “Chúng tôi đang bận chiến đấu với tội lỗi.” Tôi nói, “Tội lỗi à! Tội lỗi đến từ đâu vậy?” Ông ta nói, “Nó do Quỉ tạo ra.”
Đến đấy thì ông ta vẫn còn cảm thấy dễ dàng. Thông thường không ai hỏi sâu thêm vào những vấn đề như vậy, bởi vì nếu làm như thế thì tình trạng lúng túng sẽ nảy sinh. Tôi hỏi ông ta, “Ai tạo ra Quỉ?” Thế là ông ta cảm thấy hơi khó chịu, bởi vì bây giờ sự việc trở thành có vấn đề. Ông ta sợ nếu ông ta nói rằng Thượng đế tạo ra Quỉ thì điều đó trở nên khó khăn, vì nếu Thượng đế đã tạo ra Quỉ, và Quỉ tạo ra tội lỗi thì tất cả cái hỗn độn luẩn quẩn này là gì? Không lẽ Thượng đế không có đủ thông minh để đừng tạo ra Quỉ à? Và thậm chí Thượng đế có lỡ lầm tạo ra Quỉ thì đâu là khó khăn nếu bạn và tôi lỡ phạm phải tội lỗi? Và nếu tội lỗi là do Quỉ tạo ra, còn Quỉ lại do Thượng đế tạo ra, mà chúng ta thì phạm tội lỗi, vậy thì ai phải chịu trách nhiệm? Chúng ta chỉ là nạn nhân, bị trừng phạt không cần thiết. Chúng ta không liên quan gì đến nó cả.
Thượng đế tạo ra chúng ta, Thượng đế tạo ra Quỉ, Quỉ tạo ra tội lỗi, chúng ta phạm tội - trong toàn bộ cái vòng này chúng ta trở nên có trách nhiệm ở đâu? Chúng ta không tạo ra Thượng đế, chúng ta không tạo ra Quỉ, chúng ta không tạo ra tội lỗi - và chúng ta đau khổ không cần thiết trong cái đống hỗn độn này.
Vị linh mục trở nên hơi bất ổn. Ki tô giáo không có câu trả lời cho nó. Khó mà tìm được câu trả lời với bất kì những người này vì nó có quá nhiều vấn đề. Hay ai đó... chẳng hạn, người Zoroastrian tin, như Zarathustra nói, rằng Thượng đế và Quỉ là hai phần tử. Không ai tạo ra ai, cả hai đều vĩnh viễn. Bây giờ trong niềm tin này nguy hiểm còn lớn hơn, bởi vì nếu cả hai đều vĩnh viễn thì không ai trong hai người này có thể thắng hay thua được cả. Thượng đế và Quỉ sẽ cứ đánh nhau hoài. Và bạn là ai - bạn là chiến trường cho họ đánh nhau chăng? Không ai trong cả hai có thể thắng hay thua vì cả hai đều vĩnh viễn.
Người Zoroastrian cũng trong khó khăn nếu họ không tin cả hai đều vĩnh viễn và nói rằng Quỉ có thể bị đánh bại, bởi vì thế thì câu hỏi lại nảy sinh: Làm sao nó vẫn chưa bị đánh bại cho đến giờ? Bao nhiêu thế kỉ đã qua mà nó vẫn chưa bị đánh bại. Và đâu là đảm bảo cho thất bại của nó trong tương lai? Trong thực tế, tình huống dường như đối lập lại - rằng Quỉ lại thắng. Với nó bị thất bại chỉ là một giấc mơ xa xôi; Quỉ dường như ngày nào cũng thắng.
Bạn sẽ ngạc nhiên khi biết rằng gần đây, năm 1970, ở California, Mĩ, một nhà thờ mới đã dược đăng kí dưới cái tên Nhà thờ đầu tiên về Quỉ. Nó có môn đồ và tổng giám mục, và họ đã in kinh thánh của riêng họ và công bố, “Chúng ta đã có đủ thời gian để kinh nghiệm rằng Thượng đế đang bị thất bại và Quỉ đang thắng.”
Điều được nói dường như phải. Nếu ta nhìn vào thế giới thì phát biểu của họ dường như không có gì sai cả. Đệ tử của Quỉ thắng và đệ tử của Thượng đế bị thất bại. Đệ tử của Quỉ chiếm địa vị cao còn đệ tử của Thượng đế thì vẩn vơ đây đó.
Bạn có thể tự mình thử - bây giờ ngay cả đệ tử của Thượng đế cũng đã học được mẹo. Họ vẫn tụng niệm danh xưng của Thượng đế, nhưng nhận các thứ Quỉ cho; họ đã hiểu ai thực sự thắng. Trong tính toán cuối cùng thì chính Quỉ thắng. Nhưng nỗi sợ vẫn còn lẩn khuất trong tâm trí rằng có lẽ, bởi sai lầm nào đó, Thượng đế lại thắng thì sao! Cho nên họ vẫn giữ tụng niệm danh xưng Thượng đế: Rama, Rama, Rama. Họ vẫn cố ngồi trong cả hai con thuyền - mọi người thận trọng đều giống thế. Khi có nhu cầu, họ nhận công việc từ Quỉ, còn khi không có nhu cầu và họ có thời gian tự do, họ quay sang cầu nguyện lần tràng hạt để làm vui lòng Thượng đế. Một loại thoả hiệp được duy trì, một loại cân bằng nào đó. Và thế thì ai biết được đến cuối cùng ai sẽ thắng?
Nếu thế giới cho bất kì chỉ dẫn nào, đấy chỉ là thắng lợi của Quỉ. Thắng lợi của Thượng đế không thấy ở đâu cả. Việc tốt dường như không tăng lên mà việc xấu dường như cũng không giảm đi. Ánh sáng dường như không tăng lên mà bóng tối cũng dường như không giảm đi.
Cho nên có rắc rối trong việc tin Quỉ là vĩnh viễn. Và nếu người ta tin rằng nó không là vĩnh viễn, rằng Quỉ chung cuộc sẽ thất bại - không thành vấn đề việc nó thắng đến đâu trong thời kì ở giữa, vì đến cuối nó sẽ bị thất bại - thì đâu là đảm bảo cho điều đó? Đâu là đảm bảo cho những việc như thế xảy ra? Người đang thắng bây giờ thì sao sẽ thất bại về cuối? Dường như không có nhất quán hay logic trong niềm tin rằng người đang thắng sẽ đột nhiên bị thất bại về cuối.
Điều này vẫn còn là câu hỏi vĩnh viễn cho loài người. Các tôn giáo khác nhau đã dự kiến những phương pháp khác nhau để giải quyết vấn đề nhị nguyên này, nhưng không giải quyết được gì cả. Quan niệm của Upanishad dường như ít sai lầm hơn cả khi so sánh với tất cả các phương pháp đó - chỉ sai lầm ít nhất, nhưng không hoàn toàn đúng. Nhưng nếu nó đủ trọng lượng đối chọi với tất cả các quan niệm khác thì ý tưởng của Upanishad dường như là đúng đắn nhất - không hoàn toàn đúng, chỉ là đúng nhất.
Upanishad nói rằng không có đối lập giữa Thượng đế và thế giới: không có Quỉ, và không có quyền năng nào đối lập với Thượng đế. Vậy thì thế giới này được tạo ra như thế nào? Upanishad nói rằng Thượng đế không tạo ra thế giới này bằng cách tạo ra một thành phần đối lập nào đó để làm công việc đó. Trong chính con người Thượng đế, trong chính sự rực rỡ của Thượng đế - cái mà họ gọi là ảo vọng, ảo tưởng - trong chính bóng hình của Thượng đế - cái mà họ cũng gọi là ảo vọng, ảo tưởng - thì thế giới là vậy, hệt như một người đứng đấy và bóng người đó tự nhiên hình thành. Không có sự tồn tại rắn chắc của cái bóng: lưỡi gươm không thể chém đứt nó, lửa không thể đốt cháy nó, nước không thể nhấn chìm nó. Bạn cứ thử mọi cách đi, nó vẫn tồn tại. Nó không có sự tồn tại thực, nó chỉ là cái bóng. Nó bước sau bạn; nếu bạn chạy, nó chạy theo bạn, nếu bạn dừng nó cũng dừng.
Upanishad nói rằng bất kì khi nào cái gì đó tồn tại, nó cũng có cái bóng của nó. Và những nghiên cứu mới nhất trong khoa học và tâm lí cũng ủng hộ cho sự kiện này. Để điều này được hiểu rõ. Không có gì tồn tại mà không có cái bóng. Bất kì cái gì có đó cũng đều tạo ra hình bóng. Nếu có Brahman, thực tại tuyệt đối thì nó cũng phải có cái bóng. Cái bóng đó họ gọi là ảo vọng, ảo tưởng. Cái bóng của thực tại tuyệt đối là thế giới này.
Jung, một nhà tâm lí học lớn, đã nghiên cứu rất nhiều về thực tại này từ một chiều hướng khác và ông ấy đã thấy rằng mọi người cũng có sự tồn tại hình bóng, nhân cách hình bóng. Bạn cũng nên hiểu điều này bởi vì cả bạn nữa cũng có sự tồn tại hình bóng của mình.
Bạn là người tốt, an bình và kiên nhẫn, và bạn không trở nên giận dữ. Nhưng một hôm bỗng nhiên, với một việc cỏn con, bạn trở nên giận dữ thái quá đến mức nó vượt ra ngoài hiểu biết riêng của bạn, bạn không biết việc gì đang xảy ra và ai đang làm việc này. Bản thân vấn đề đâu có nghiêm trọng đến mức sinh ra bất kì giận dữ nào, mà bạn thì cũng không phải là người quen trở nên giận dữ - bạn không trở nên giận dữ ngay cả với những vấn đề lớn, nghiêm trọng! Nhưng hôm nay, với việc cỏn con này, bạn đang phát rồ.
Đó là lí do tại sao sau đó người ta thường hay nói, “Sự việc đã xảy ra bất chấp cả tôi. Tôi đâu có chủ định mà nó cứ xảy ra.” Sao vậy? Làm sao điều đó đã xảy ra? Bạn đâu có định làm việc đó, thế thì làm sao nó xảy ra được?
Đôi khi bạn không định nói điều gì đó nhưng nó lại bật ra từ mồm bạn. Bạn đơn thuần không muốn nói điều đó còn nó lại phun ra từ mồm bạn. Sau đó bạn hối hận rằng, “Tôi chưa bao giờ nghĩ tôi sẽ nói điều đó; tôi đã quyết định không nói nó, thế mà nó lại buột ra!”
Jung nói rằng bạn có nhân cách hình bóng của riêng bạn trong mọi điều mà bạn chối bỏ, nhưng bên trong thì bạn cứ tích luỹ nó. Đôi khi tìm ra một cơ hội nào đó, trong một thời điểm yếu đuối nào đó nó tìm ra một khe nứt trong hệ thống, thế là nhân cách hình bóng biểu lộ chính nó. Vì nhân cách hình bóng này mà một bệnh tật nghiêm trọng, được biết tới với tên ‘đa nhân cách’, đã thành chủ đề nghiên cứu trong tâm lí học.
Một người bị phân làm hai phần. Đôi khi sự việc xảy ra là trở thành có hai nhân cách phân biệt trong con người - dường như là có hai người bên trong một người. Người này nói một điều và làm điều khác, không có phối hợp; người đó là một người này trong buổi sáng và là người khác trong buổi tối. Lời nói của người đó, con người người đó - không cái gì hoàn toàn tin cậy được. Bản thân người đó đáng sợ như điều người đó làm và điều người đó nói, đơn thuần không có hài hoà. Cứ dường như là có hai người bên trong người đó. Đôi khi người đó rất an bình, đôi khi rất khuấy động; đôi khi yên lặng, đôi khi huyên thuyên - người đó chỉ phân chia ra làm hai phần.
Có hàng nghìn những người điên như thế trong hàng nghìn nhà thương điên. Bệnh tật của họ là ở chỗ bỗng nhiên họ hoàn toàn mất một nhân cách và trở thành người khác hẳn. Chỉ mới hôm qua người đó là Rama, rồi bỗng nhiên điều gì đó xảy ra - một tai nạn, hay người đó bị ngã và bị thương ở đầu - và người đó trở thành Rahim. Bây giờ người đó đơn thuần không nhớ rằng người đó là Rama; người đó không nhận ra bố mình, mẹ mình hay vợ mình. Bây giờ người đó tuyên bố người đó là Rahim và đưa ra một giải thích hoàn toàn khác về cuộc đời mình mà không có gì liên quan tới gia đình này cả - thậm chí không quen biết gì.
Điều gì đã xảy ra vậy? Trong tai nạn nhân cách chính của người này đã bị đẩy vào hậu cảnh do cú sốc của tác động và nhân cách hình bóng đã trở nên hoạt động, cho nên người đó đã thay đổi tên mình và mọi thứ khác.
Việc mang nhân cách hình bóng này cũng bị đảo ngược lại bởi cách trị liệu gây sốc. Đôi khi khi người này được chữa khỏi thì người đó lại trở thành Rama, con người trước đây, và toàn bộ hành vi của người đó thay đổi trở lại nhân cách nguyên gốc.
Nhân cách hình bóng này ẩn kín trong mọi người. Nếu chúng ta mô tả điều này theo ngôn ngữ Upanishad, thì đó là dốt nát, avidya, cái bị gắn vào mọi người - đó là nhân cách hình bóng của người đó. Giống như đó là ảo tưởng, ảo vọng được gắn vào Brahman, thực tại tối cao - đó là nhân cách hình bóng của nó. ảo tưởng này không đối lập với Brahman, nó chính là cái bóng, một phần bản chất của con người nó. Thế giới này không phải là kẻ thù của Brahman, nó chỉ là cái bóng của chính sự tồn tại của Brahman. Nếu chúng ta cố hiểu điều này theo ngôn ngữ khoa học thì có thể trở nên dễ nắm bắt hơn, nếu không thì không dễ gì hiểu thấu được hết cả.
Năm 1960, một nhà khoa học đã được giải thưởng Nobel vì phát minh ra phản vật chất. Đây là một thế giới rất kì lạ: phản vật chất. Phát minh của người này là ở chỗ trong thế giới này có vật chất và cũng có cái đối lập của nó, phản vật chất.
Mọi thứ đều có cái đối lập. Không cái gì trong thế giới này tồn tại mà không có cái đối lập nó cả. Chẳng hạn, nếu có ánh sáng thì cũng có bóng tối; nếu có sống thì cũng có chết; nếu có nóng thì có lạnh; nếu có đàn ông thì cũng có đàn bà. Toàn bộ thế giới đều tồn tại thông qua nhị nguyên. Bạn có thể quan niệm được một thế giới chỉ có đàn bà và không có đàn ông không? Điều ấy không thể được. Bạn có thể quan niệm về một thế giới chỉ có đàn ông mà không có đàn bà không? Điều ấy không thể được. Sự phối hợp là sâu sắc đến mức khi trẻ con được sinh ra thì cứ một trăm mười lăm đứa con trai sinh ra lại có một trăm đứa con gái sinh ra; nhưng đến độ tuổi mười lăm thì mười lăm đứa con trai đã chết và tỉ lệ con trai và con gái thành ngang nhau.
Các nhà sinh vật nói rằng bởi vì con trai yếu hơn con gái nên tự nhiên phải cho sinh ra nhiều con trai hơn, bởi vì đến trước độ tuổi mười lăm, tuổi hôn nhân được, thì mười lăm đứa con trai sẽ chết.
Bạn có thể ngạc nhiên mà biết rằng theo sinh học thì đàn bà khoẻ hơn đàn ông. Sức mạnh của đàn ông là cơ bắp; người đó có thể nâng một tảng đá lớn hơn nhưng người đó không thể mang nỗi đau lớn hơn. Sức mạnh của đàn bà là ở sức chịu đựng của cô ấy, cho nên đàn bà có thể chống đỡ với bệnh tật tốt hơn. Và điều đó là cần thiết, bởi vì cần có sức chịu đựng lớn nhất để sinh con, và cô ấy còn mang thai trong chín tháng nữa.
Nếu đàn ông phải sinh con thì người đó chắc sẽ phải tự tử từ lâu rồi. Bạn sẽ không tìm được một người đàn ông nào trên thế giới nữa. Cưu mang đứa trẻ trong chín tháng bên trong bạn - bạn cứ thử mang trên vai một đứa trẻ chín ngày xem, thậm chí chỉ chín giờ thôi, thậm chí chín phút thôi, mà xem! Đấy là việc khó khăn. Và rồi còn đau đẻ, cái đau sinh nở! Tự nhiên làm cho người đàn bà có khả năng chịu đựng những cái đau như thế. Cô ấy mạnh khoẻ, vững chắc. Sức mạnh của cô ấy thuộc vào kiểu khác. Cô ấy không thể đánh nhau, cô ấy không thể chạy thật nhanh, nhưng điều đó không làm cho cô ấy thành yếu. Chiều hướng sức mạnh của cô ấy khác hẳn. Cô ấy có khả năng lớn.
Cho nên trước độ tuổi mười lăm, tỉ lệ con trai và con gái là ngang nhau. Tỉ lệ này được duy trì trên toàn thế giới. Trong chiến tranh, nhiều con trai bị giết chết - chắc chắn, vì con trai ra chiến trường. Vậy số phần trăm đàn bà tăng lên. Và sau thời gian chiến tranh tỉ lệ sinh con trai tăng lên và tỉ lệ con gái giảm đi. Ai có thể lập kế hoạch cho mọi điều này? Và làm sao mọi điều này lại xảy ra?
Trong chiến tranh thế giới thứ nhất hàng trăm nghìn người đã bị giết. Trong hai đến ba năm của thời kì hậu chiến, tỉ lệ sinh con trai tăng lên đáng lưu ý và tỉ lệ con gái giảm đi. Sau đó tỉ số của tỉ lệ sinh giảm xuống bình thường. Điều này gây ra một suy nghĩ nào đó. Cùng điều này lặp lại lần nữa sau chiến tranh thế giới thứ hai. Thế thì cần phải hiểu rằng tự nhiên giữ cân bằng các phía đối lập từ bên trong.
Bạn không bao giờ cần nghĩ rằng một ngày nào đó trên trái đất này sẽ chỉ có ánh sáng mà không có bóng tối. Điều này không thể xảy ra được. Bóng tối và ánh sáng bao giờ cũng còn được giữ cân bằng.
Việc khám phá ra phản vật chất dựa trên cùng nguyên lí này rằng thế giới là sự cân bằng giữa các phía đối lập. Cho nên nếu có vật chất thì cái đối lập của nó là gì? Và khái niệm của các nhà vật lí thì rất phức tạp. Chẳng hạn, nếu một hòn đá được đặt trên bàn, chúng ta thấy nó. Khi nó bị lấy đi, chúng ta không thấy gì trong chỗ của nó nữa. Bây giờ hình dung rằng trên bàn đó có một không gian hổng hệt như hình dạng của hòn đá. Khi hòn đá bị lấy đi, không gian hổng đó vẫn còn đấy và không gian hổng đó là phản vật chất. Chưa ai thấy được nó trừ người đã nhận giải thưởng Nobel. Và lí do ông ta có thể nhận được giải thưởng Nobel là ở chỗ người ta không thể chứng minh được ông ấy sai, bởi vì khi mọi thứ trong thế giới này đều có phía đối lập của nó thì vật chất cũng cần phải có cái đối lập của nó, mà có thể bị che giấu đâu đó gần nó. Người ta có thể thấy, người ta có thể không thấy, nhưng về nguyên tắc thì không có phương án nào khác ngoài việc chấp nhận nó.
Ảo vọng là hình bóng của Brahman. Cả Brahman cũng không thể có đó nếu không có ảo vọng, mà ảo vọng cũng không thể có đó nếu không có Brahman. Và trên qui mô rộng lớn thì ảo vọng là hình bóng của Brahman. Bạn có thể gọi nó là phản-Brahman. Trên qui mô nhỏ hơn của con người, dốt nát là cái bóng. Dốt nát là ảo vọng trên qui mô con người.
Xung quanh bạn dốt nát tồn tại. Bây giờ có thể làm gì về nó? Nó có đó cùng với con người. Làm sao từ bỏ dốt nát? Và nếu đây là định mệnh, nếu có một sự thu xếp trong vũ trụ để cái đối lập có đó và nếu thậm chí Brahman không có khả năng loại bỏ ảo vọng, nếu thậm chí sự tồn tại tối cao bị bao bọc bởi ảo vọng thì chúng ta, những cá nhân nhỏ bé tí hon này, làm sao có thể loại bỏ được dốt nát? Brahman không thể loại bỏ ảo vọng, vậy làm sao chúng ta có thể loại bỏ được dốt nát? Và nếu chúng ta không thể loại bỏ được dốt nát thì tất cả những nỗ lực của tôn giáo đều trở thành vô nghĩa.
Không, chúng ta có thể loại bỏ dốt nát, nhưng để quá trình này được hiểu rõ. Chúng ta có thể loại bỏ dốt nát khi chúng ta sẵn sàng biến mất. Nếu chúng ta không sẵn sàng biến mất thì dốt nát không thể biến mất; cái nhị nguyên sẽ tiếp tục. Cả hai sẽ cùng còn hoặc cùng ra đi. Nếu tôi nói rằng tôi muốn tồn tại nhưng tôi cũng muốn phá huỷ dốt nát thì dốt nát sẽ không bao giờ bị phá huỷ cả. Nó chỉ là cái bóng của bạn. Giống hệt như nói rằng tôi muốn còn lại nhưng tôi muốn cái bóng của tôi biến mất. Nó không bao giờ biến mất cả.
Chỉ có một cách và đó là tôi phải biến mất để cho cái bóng cũng biến mất. Do đó có biết bao nhấn mạnh vào việc xoá bỏ bản ngã. Nếu tôi biến mất thì cái bóng của tôi cũng biến mất. Khi tôi biến mất cái bóng của tôi cũng biến mất, và tôi trộn lẫn và trở thành một với Brahman - không phải như một cái ‘tôi’ mà như một cái trống rỗng. Điều gì có thể xảy ra cho dốt nát của tôi? Khi tôi biến mất, khi tôi trộn lẫn vào Brahman, cái dốt nát của tôi trộn lẫn vào ảo vọng. Tôi biến mất vào trong Brahman, cái dốt nát biến mất vào trong ảo vọng. Bất kì khi nào tôi được tạo ra thì tôi lại ló ra từ Brahman, và dốt nát ló ra từ ảo vọng. Dốt nát là phần chung nhỏ bé của chúng ta với ảo vọng, được trao cho chúng ta, phần nhỏ bé của mảnh đất ảo vọng được chia phần cho ta.
Ảo vọng, dốt nát, đem lại khổ và đau. Đó là lí do tại sao chúng ta muốn tống khứ nó. Phải chăng nó không gây ra đau đớn cho Brahman? Phải chăng Brahman không muốn tống khứ nó? Bởi Brahman không có nghĩa là một người mà là sự tồn tại mênh mông, vô hạn. Phải chăng nó không đau đớn? Phải chăng nó không muốn tống khứ cái đó? Chúng ta cảm thấy đau đớn, chúng ta muốn tống khứ nó đi; không lẽ Brahman không muốn tống khứ nó đi sao?
Ở mức độ Brahman có chấp nhận toàn bộ. Ở mức độ Brahman sự tồn tại của ảo vọng được chấp nhận, không có việc chối bỏ nó. Không có việc chối bỏ nó cho nên không có đau. Ở mức độ chúng ta có đau; nếu chúng ta cũng chấp nhận thì sẽ không có đau đớn.
Khi tôi làm đứt tay, cái đau không phải do việc đứt mà do ý tưởng của tôi rằng việc đứt tay đáng ra không nên đến với tôi. Nếu tôi chấp nhận rằng tôi nên bị đứt tay, rằng việc đứt đó chắc chắn sẽ xảy ra, rằng bị đứt tay là định mệnh của người ta, thế thì sẽ không có đau. Cái đau là ở phía đối lập, trong sự không chấp thuận. Cái đau là bởi vì chúng ta không thể nào chấp nhận nó. Một số trong chúng ta dám chấp nhận - như một Janaka, hay một Krishna - họ chấp nhận. Krishna chấp nhận mọi thứ. Và với việc chấp nhận, không làm điều gì, thì dốt nát trở thành ảo vọng, Krishna trở thành Brahman.
Đây là khác biệt giữa con đường của Krishna và Phật hay Krishna và Mahavira. Mahavira phá huỷ bản thân mình để cho mọi dốt nát cũng bị phá huỷ. Krishna không phá huỷ bản thân ông ấy mà cũng không phá huỷ dốt nát, ông ấy chỉ đơn thuần chấp nhận. Mahavira phá huỷ dốt nát bằng cách phá huỷ bản thân ông ấy; Krishna trở thành chính Brahman thông qua việc chấp nhận, ngay lập tức, vì khi Brahman không phá huỷ ảo vọng mà chấp nhận nó thì Krishna cũng chấp nhận nó.
Trích từ "Ngón tay chỉ trăng"

HÃY TÌM LẠI CHÍNH MÌNH BẰNG SỰ THỨC TÌNH MỤC ĐÍCH SỐNG

Nhân loại đã thực sự sẵn sàng cho một quá trình chuyển biến nhận thức , một quá trình nở hoa sâu sắc và triệt để của tâm thức đến độ , so với quá trình này thì việc cây cỏ nở hoa 114 triệu năm trước đây , dù cho đẹp đến mấy thì đấy cũng chỉ là sự phản ánh nhạt nhòa ? Liệu con người có thể từ bỏ tầng tầng lớp lớp những cách nghĩ bị bó buộc cũ và trở nên giống như những tinh thể pha lê trong suốt để ánh sang nhận thức xuyên qua dễ dàng ?

Liệu con người có thể thoát ra khỏi trường hấp dẫn của chủ nghĩa vật chất , thoát ra khỏi tình trạng tự đồng nhất mình với hình tướng ?

Khả năng chuyển hóa này cũng là thông điệp chính của những giáo lý sâu sắc để khai thị cho con người .Những người phát đi thông điệp này – như Đức Phật , chúa Jesus và nhiều người khác – là những bông hoa đầu tiên của nhân loại . Họ là những vị Thầy tiên phong , rất hiếm hoi và quý giá vô cùng . Tuy vậy , một sự chuyển hóa rộng khắp chưa thể xảy ra vào thời điểm đó được , nên thông điệp của họ bị bóp méo đi rất nhiều . Ngoại trừ ở một số ít người , tâm thức của con người thời ấy nói chung chưa được chuyển hóa nhiều

Bây giờ thì nhân loại đã sẵn sàng để chuyển hóa chưa ? tại sao lúc này mới thật là thời cơ ? Ban có thể làm gì để thúc đẩy quá trình chuyển hóa nội tại này ? Đặc điểm của nhận thức cũ đầy tính bản ngã là gì và đâu là dấu hiệu của một tâm thức mới đang trổi dậy ?

Những câu hỏi này và một số câu hỏi khác sẽ được đề cập trong cuốn sách này . Quan trọng hơn , quyển sách cũng chính là một công cụ có tính chuyển hóa , xuất phát từ một nhận thức mới đầy tính nổi dậy . Những ý tưởng và khái niệm ở đây tuy quan trọng , nhưng đó cũng là thứ yếu . Chính những tấm bảng chỉ đường giúp bảng chỉ đường giúp bạn đi đến trạng thái thức tỉnh . Trong lúc đọc quyển sách này , một sự chuyển hóa sẽ xảy ra trong bạn

Mục đích chính của quyển sách không phải là để cung cấp thêm thông tin hay những niềm tin mù quáng cho trí năng của bạn , hay cố thuyết phục bạn về một điều gì đó , mà nó mang đến cho bạn một sự chuyển hóa trong nhận thức , tức là thức tỉnh bạn ra khỏi những dòng suy nghĩ miên man ở trong đầu

Nếu được như vậy thì bạn sẽ không chỉ thấy cuốn sách này là “thú vị” . Vì “thú vị” có nghĩa là bạn còn đứng ở bên ngoài , tìm vui với những ý nghĩ , và khái niệm ở trong đầu bạn để tu duy rằng mình đồng ý hay không đồng ý với cuốn sách .

Vì cuốn sách này được viết cho bạn , do đó cuốn sách hoặc rất vô nghĩa đối với bạn , hoặc nó làm cho nhận thức của bạn có sự thay đổi lớn . Tuy nhiên cuốn sách này chỉ có thể thức tỉnh những người đã sẵn sang để tỉnh thức

Tuy nhiên khi có một người vừa tỉnh thức thì biến cố này sẽ tạo nên một quán tính trong tâm thức của tập thể , giúp cho sự tỉnh thức xảy ra dễ dàng hơn ở những người khác . Nếu trong lúc này bạn chưa rõ tỉnh thức nghĩa là gì , thì bạn cũng không cần bận tâm nhiều vể nghĩa của từ ấy , hãy cứ tiếp tục đọc và trong bạn có sự tỉnh thức , thì bạn sẽ hiểu “ tỉnh thức “ có nghĩa là gì

Quá trình tỉnh thức một khi đã bắt đầu ở trong bạn rồi thì không thể đảo ngược lại ; và để cho quá trình này được bắt đầu ,bạn chỉ cần trải qua trạng thái thức tỉnh – dù chỉ tong môt thoáng chốc

Đối với một số người thì một thoáng chốc của trạng thái thức tỉnh đó sẽ xảy đến khi họ đọc cuốn sách này . Còn đối với những người khác thì cuốn sách sẽ giúp họ nhận ra rằng quá trình tỉnh thức đã xảy ra ở trong họ rồi , nhưng bây giờ họ mới nhận ra .

Ở một số người thì quá trình tỉnh thức chỉ xảy ra khi họ gặp phải những mất mát hay khổ đau lớn

Trong khi ở những người khác , là khi họ tiếp xúc với những bậc Thầy hay những giáo lý về tâm linh , hay do đọc cuốn “ Sức mạnh của Hiện tại “ hay những cuốn sách có giá trị tâm linh sống động khác . Hoặc có thể là sự tổng hợp của tất cả những điều ấy . Tuy nhiên , một khi sự thức tỉnh đã bắt đầu ở trong bạn thì cuốn sách này sẽ giúp cho bạn đẩy nhanh và gia tăng cường độ tỉnh thức

Điều căn bản nhất của quá trình thức tỉnh là :

Nhận ra sự mê mờ đang tồn tại trong bạn

Nhận diện bản ngã của bạn khi nó đang nói , đang nghĩ , đang làm một việc nào đó

Nhận ra thói quen suy nghĩ đầy tính băng hoại trong tâm thức của tập thể đang thẩm thấu vào mọi khía cạnh của đời sống , kéo dài thêm tình trạng chưa thức tỉnh

Đó là lý do tôi viết quyển sách này : để nêu lên những khía cạnh chính của bản ngã và cách bản ngã hoạt động trong bạn cũng như trong tâm thức tập thể . Điều này có ý nghĩa quan trọng , vì hai lý do chính .

Trước hết , nếu bạn không nhận ra được những cơ cấu hoạt động của bản ngã , bạn sẽ không nhận diện được nó , và sẽ nhầm lẫn mà liên tục tự đồng hóa mình với bản ngã , tức là vô tình bạn để cho bản ngã chứ ngự lấy bạn , mạo danh là bạn

Thứ hai , tự than việc nhận diện bản ngã ở trong bạn chính là một trong những phương cách giúp cho sự tỉnh thức ở trong bạn được diễn ra . Khi bạn nhận ra sự mê lầm của mình , thì cái làm cho sự nhận biết ấy có thể diễn ra chính là thứ nhận thức mới đang trỗi dậy , đó cũng chính là tỉnh thức .

như ta không thể đấu tranh lại bong tối , hay chống đối lại sự mê mờ . Điều mà ta cần làm là mang ánh sáng của nhận thức vào những nơi tối tăm này

Và bạn chính là Ánh sang đó

Bài đăng phổ biến

Lưu trữ Blog