Thông điệp yêu thương từ MẶT TRỜI TÂM THỨC

CÁC BẬC THẦY CHỨNG NGỘ CỦA THẾ KỶ 20 -21

XỨ SỞ GIÂY PHÚT HIỆN TẠI

XỨ SỞ GIÂY PHÚT HIỆN TẠI

Quảng cáo online

Chữ chạy

Chào mừng bạn đến với blog MẶT TRỜI TÂM THỨC Email : mattroitamthuc@yahoo.com - Phone 0903070348

Quảng cáo thay đổi

Truyện cười

CHÀO MỪNG CÁC BẠN ĐANG ĐẾN VỚI PHÚT GIÂY HIỆN TẠI

Giây phút hiện tại

Sống trong giây phút hiện tại là một phép lạ. Phép lạ không phải là để đi trên mặt nước.
Phép lạ là đi trên trên hành tinh xanh xinh đẹp này trong trong giây phút hiện tại, biết trân quý sự bình an và vẻ đẹp có sẵn ngay bây giờ.

Thứ Ba, 31 tháng 1, 2012

Phép màu của tình yêu

Một bài thơ của nhà huyền môn Ấn Độ Kabir:
Tôi phải tới ai để biết về người yêu của mình?
Kabir nói: "Vì ông chẳng bao giờ có thể thấy
rừng
Nếu ông bỏ qua cây,
Cho nên người đó có thể chẳng bao giờ được tìm
thấy trong trừu tượng."
Hỡi người tìm kiếm: Mảnh đất của ta là mảnh đất
không buồn.
Ta kêu to cho mọi người, cho vua và kẻ ăn xin,
Hoàng đế và fakir -
Bất kì ai tìm chỗ trú ngụ ở chỗ cao nhất,
Để tất cả tới và định cư ở mảnh đất của ta.
Để người mệt mỏi tới và bỏ gánh nặng của người
đó ở đây.
Cho nên sống ở đây đi, anh trai ơi,
Rằng anh có thể đi ngang qua bờ bên kia dễ dàng.
Đó là mảnh đất không đất không trời,
Không trăng không sao.
Vì chỉ có rạng ngời chân lí
Toả sáng trong durbar của thượng đế
Kabir nói: "Hỡi người anh em yêu mến:
Số không chính là bản chất gìn giữ chân lí."
Tình yêu là phép màu duy nhất có đó. Tình yêu là
chiếc thang từ địa ngục lên cõi trời. Tình yêu biết rõ,
các bạn tất cả đều đã biết. Tình yêu bị bỏ lỡ, bạn bỏ lỡ
cả cuộc đời mình. Những người hỏi về Thượng đế
thực tế không hỏi về Thượng đế đâu; thay vì hỏi, họ
đang tuyên bố rằng họ vẫn không biết tình yêu là gì.
Người biết tình yêu đã biết Người yêu: tình yêu là cái
nhìn thấu tỏ vào Người yêu. Người hỏi về ánh sáng
đơn giản nói rằng người đó mù. Người hỏi về Thượng
đế đơn giản nói trái tim người đó vẫn không nở hoa
trong tình yêu.
Đừng bao giờ hỏi về Thượng đế. Nếu bạn không
thể thấy ngài điều đó đơn giản chỉ ra bạn không có
mắt để thấy. Nếu bạn không thể nghe thấy ngài điều
đó đơn giản chỉ ra bạn điếc. Nếu bạn không thể chạm
được ngài điều đó đơn giản chỉ ra bạn không có tay -
rằng bạn không có nhạy cảm nào. Thượng đế không
phải là vấn đề, Thượng đế không thể là vấn đề được.
Thượng đế không xa xôi gì. Thượng đế là ở đây bây
giờ. Tất cả mọi thứ hiện hữu, đều ở trong Thượng đế
và là Thượng đế - cho nên làm sao Thượng đế có thể
là vấn đề được? Thượng đế không phải để được tìm:
bạn sẽ tìm ngài ở đâu? Ngài ở mọi nơi - bạn chỉ phải học cách mở con mắt của tình yêu ra thôi. Một khi
tình yêu đã thấm nhuần vào tim bạn, Thượng đế ở đó.
Người yêu là ở trong xúc động của tình yêu: trong
tầm nhìn của tình yêu là tầm nhìn của Thượng đế.
Cho nên tính thượng đế là giả kim thuật thực bên
trong duy nhất: nó biến đổi cuộc sống vật chất của
bạn thành điều thiêng liêng. Nó là giả kim thuật duy
nhất, tôi nói vậy đấy, bởi vì nó thay đổi kim loại cơ sở
hơn thành vàng. Không có tình yêu, cuộc sống thành
đờ đẫn, xám xịt - không mầu sắc, không bài ca, không
lễ hội. Người ta có thể kéo lê, và người ta có thể hi
vọng chỉ cái chết: cái chết sẽ tới và làm nhẹ bạn khỏi
chuyện kéo lê lâu dài. Tình yêu đem tới mầu sắc: mầu
xám đột nhiên trở thành cầu vồng, bùng nổ thành
nghìn lẻ một mầu sắc, và cái xám xịt đờ đẫn trở thành
phiêu diêu. Tình yêu thay đổi toàn bộ bầu khí hậu của
bản thể bên trong của bạn - và với thay đổi đó toàn
thể sự tồn tại được thay đổi. Không cái gì thay đổi ở
bên ngoài - nhưng một khi bạn đầy tình yêu, bạn có
sự tồn tại hoàn toàn khác sẵn có cho bạn.
Thượng đế và thế giới không phải là hai điều, nó
là một sự tồn tại duy nhất. Chỉ có một sự tồn tại: được
nhìn mà không có tình yêu, nó có vẻ vật chất; được
nhìn không có tình yêu, Thượng đế trông như thế giới
- sansara. Được nhìn có tình yêu, thế giới được biến
đổi, được thay đổi... và chính thế giới này trở thành
thiêng liêng.
Vâng, thế thì trong cái nhìn có âm nhạc. Khi tình
yêu được bừng lên, thế thì phép màu xảy ra - ngay cả
trong cái nhìn cũng có âm nhạc; trong âm thanh, có
im lặng chói sáng. Tình yêu là phép thần. Và toàn thể
giáo huấn của Kabir là về tình yêu: ông ấy gọi tình
yêu là "giai điệu thiêng liêng." Trái tim, đập rộn ràng
trong tình yêu, trở thành chiếc sáo trên môi của
Thượng đế... và bài ca được sinh ra. Bài ca đó là tôn
giáo.
Tôn giáo chẳng liên quan gì tới nhà thờ và đền
chùa và thánh lễ: tôn giáo được sinh ra chỉ khi ai đó
đập rộn ràng với tình yêu. Từng cá nhân đều phải sinh
thành ra tôn giáo - và chừng nào bạn còn chưa sinh
thành ra tôn giáo bên trong mình, bạn không có tính
tôn giáo đâu. Bạn không thể gia nhập một tổ chức và
trở nên có tính tôn giáo, nhớ lấy - tôn giáo không phải
là tổ chức để thuộc vào. Để có tính tôn giáo bạn phải
sinh thành ra tôn giáo trong cốt lõi bên trong nhất của
bạn, trong chính cốt lõi của bạn: khi tôn giáo được
sinh ra ở đó, chỉ thế bạn mới có tính tôn giáo. Không
phải bằng việc trở thành người Ki tô giáo mà bằng
việc trở thành một Christ, không phải bằng việc trở
thành phật tử mà bằng việc trở thành một Phật, tôn
giáo mới được sinh ra.
Khi bạn được sinh ra trong tình yêu, tôn giáo
được sinh ra trong bạn - và thế thì toàn thể cuộc sống
của bạn là giai điệu, là bài ca hay. Và thế thì bạn sẽ
ngạc nhiên là chẳng cái gì sai cả: mọi thứ đều khớp
với nhau. Ngay bây giờ, chẳng cái gì khớp với nhau.
Ngay bây giờ, bạn là đống lộn xộn: ngay bây giờ bạn
là hỗn loạn. Ngay bây giờ bạn chỉ là tiếng ồn ào giao
thông - chạy xô theo mọi hướng, rời ra từng mảnh, tan
rã. Ngay bây giờ, bạn không là gì ngoài đau khổ,
phiền não. Một khi tình yêu được sinh ra, bạn có
trung tâm. Một khi tình yêu được sinh ra, bạn được
định tâm - và mọi thứ rơi vào hài hoà với trung tâm.
Bạn trở thành dàn nhạc, hài hoà đẹp đẽ. Nó bị giấu
kín trong bạn: bạn đã mang nó vào trong thế giới, nó vẫn chưa biểu lộ ra. Kabir nói hãy biểu lộ nó ra - để
tình yêu của bạn được biểu lộ. Trong biểu lộ đó sẽ là
lời cầu nguyện của bạn.
Vài điều, rất cơ bản và nền tảng cần hiểu, trước
khi chúng ta đi vào những lời kinh hay này của Kabir.
Người Talmud có một câu chuyện cực kì hay để
kể. Một người ngoại đạo tới Hillel - một nhà huyền
môn Do Thái vĩ đại - và hỏi ông ấy một cách nhạo
báng: "Ông dạy tôi toàn thể Torah trong khi tôi đang
đứng trên một chân đây này." Bây giờ điều này là
không thể được; Torah là kinh sách lớn - thực sự phải
mất nhiều năm để hiểu nó. Và kẻ nhạo báng này,
người hoài nghi này, nói với Hillel: "Nếu ông đã hiểu
Torah thì nói cho tôi ý chính, điều tóm tắt, điều bản
chất ấy. Trong khi tôi đứng trên một chân, ông nói
cho tôi tất cả mọi thứ có trong Torah đi."
Và kẻ nhạo báng này đã từng làm điều đó với các
nhà huyền môn khác nữa - nhưng họ phải đã không là
nhà huyền môn; họ là những nhà thượng đế học vĩ
đại, các triết gia, nhà tư tưởng, bác học, học giả. Họ
tất cả đều đã từ chối. Họ nói, "Điều này là không thể
được; Torah cần nhiều năm nghiên cứu, nghiên cứu
cả đời. Và Torah không thể được cô đọng thành vài
câu - điều đó sẽ là báng bổ. Điều đó là không thể
được." Nhưng Hillel đồng ý, và đã trả lời ngay lập
tức: "Đừng làm cho người khác điều ông không muốn
người khác làm cho ông. Đây là toàn thể Torah - phần
còn lại chỉ là bình luận."
Tình yêu là toàn thể Torah, phần còn lại là bình
luận. Và tình yêu là gì? - đừng làm cho người khác
cái mà bạn không muốn được làm cho mình. Đây là
tiêu chí của tình yêu: làm cho người khác điều bạn
muốn được làm cho mình. Bất kì điều gì bạn đòi hỏi
cho mình, cho phép điều đó với người khác nữa. Bất
kì điều gì bạn không muốn xảy ra cho bạn, đừng làm
nó cho người khác. Nghĩ về bản thân mình như chính
trung tâm của sự tồn tại. Thực tế, đừng nghĩ về người
khác là người khác: chỉ bạn hiện hữu. Và trong người
khác nữa, là cùng cuộc sống, cùng bài ca đang chờ
đợi được thốt ra, cùng niềm thôi thúc vươn lên điều
thiêng liêng, cùng việc tìm kiếm, cùng cuộc truy tìm,
cùng trái tim đập rộn ràng, cùng nỗi khổ, cùng niềm
cực lạc.
Tình yêu này đang chờ đợi bên trong bạn. Không
có hoàn cảnh bắt buộc, nó có thể chờ đợi và bạn có
thể chết. Việc sinh ở bên ngoài bạn. Bạn đã được sinh
ra rồi - không ai đã hỏi, chẳng ai xin phép bạn chút
nào, bạn thậm chí không được hỏi liệu bạn có muốn
được sinh ra không và bạn muốn trở thành cái gì. Bạn
bao giờ cũng thấy bản thân mình ở giữa cuộc sống;
bạn đã ở đây rồi. Sinh không phải là chọn lựa dành
cho bạn... mà chết cũng không nốt. Một ngày nào đó
bỗng nhiên cái chết sẽ tới, thậm chí không cho bạn lời
cảnh báo nào. Và cái chết cũng chẳng chờ đợi lấy một
khoảnh khắc. Sinh xảy ra, chết xảy ra - chúng đều ở
bên ngoài bạn; bạn không thể làm được gì về chúng.
Giữa sinh và chết chỉ có một điều bạn có thể làm cái
gì đó, và đó là yêu.
Có ba điều lớn lao của cuộc sống: sống, yêu, chết.
Cuộc sống đã xảy ra rồi. Cái chết sắp xảy ra - nó là
điều chắc chắn. Theo một cách nào đó, nó đã xảy ra
cùng việc sinh: bạn đã đi một bước vào nấm mồ rồi.
Cái ngày bạn được sinh ra, một nửa cuộc hành trình
đã hoàn thành; nửa còn lại sẽ mất chút thời gian... hay
một chút thời gian nữa. Với cuộc sống, cái chết cũng đã thấm vào bạn rồi: bây giờ chỉ một điều còn lại cần
được làm mà bạn có thể làm, cái gì đó phụ thuộc vào
bạn, và đó là yêu. Và bởi vì nó phụ thuộc vào bạn,
nên có mọi khả năng là bạn có thể bỏ lỡ nó.
Đó là nỗi khổ của yêu: bạn có thể bỏ lỡ nó. Nếu
bạn không làm cái gì đó, nếu bạn không trở nên tỉnh
táo, nếu bạn không đi tới nó một cách có ý thức, có
chủ định, bạn có thể bỏ lỡ nó. Có mọi khả năng là bạn
không thể phơi bày được nó ra - do đó mới có nỗi sợ,
run rẩy, nỗi khổ, nỗi lo: Mình có khả năng yêu
không? Mình có khả năng đi vào trong yêu không?
Mình có khả năng tuôn chảy trong yêu không? Nhưng
ngay bên cạnh buồn khổ lại có cực lạc - rằng người ta
tự do.
Chính bởi vì tự do mà sợ mới tồn tại. Nếu yêu
cũng được định sẵn, như sống và chết được định sẵn,
thế thì chắc đã không có sợ. Nhưng thế thì sẽ không
có cực lạc nữa - bởi vì cực lạc là có thể chỉ khi bạn
đạt tới cái gì đó, khi một cách có ý thức bạn chọn cái
gì đó, khi một cách có chủ ý bạn đạt tới đâu đó, khi
nó là cuộc hành trình của bạn và bạn không bị kéo lê
đi. Đó là cái đẹp của yêu và đó là nguy hiểm nữa.
Thiền về những dòng này của Rilke:
Tôi là điểm dừng giữa hai nốt
Rơi vào chỗ hiếm hoi lắm phù hợp thực
Vì nốt chết có xu hướng chi phối
Cả hai được hoà giải
Trong khoảng tối rung rinh
Và bài ca vẫn còn tinh khiết.
Các dòng cực kì có ý nghĩa. Tôi là điểm dừng
giữa hai nốt... chết và sinh. Đây là hai nốt được cái
không biết chơi trên bạn. Và tôi là điểm dừng giữa
hai nốt - bạn là điểm dừng, khoảng giữa, lỗ hổng,
giữa sinh và chết. Rất tinh tế...
Tôi là điểm dừng giữa hai nốt
Rơi vào chỗ hiếm hoi lắm phù hợp thực
Điều đó là rất hiếm hoi. Chỉ trong một Phật hay
trong một Christ, chết và sống mới rơi vào hài hoà...
và giai điệu được sinh ra - trong một Kabir, trong một
Mahavira. Hiếm hoi lắm - rất hiếm hoi là hiện tượng
khi sống và chết đi tới hài hoà bên trong: xung đột
dừng lại, rạn nứt được bắc cầu, và cả hai trở thành
một phần của một giai điệu - không trong xung đột
mà trong cộng tác.
Tôi là điểm dừng giữa hai nốt
Rơi vào chỗ hiếm hoi lắm phù hợp thực
Vì nốt chết có xu hướng chi phối
Sống đã xảy ra, sinh đã xảy ra, bây giờ chết sắp
xảy ra. Cho nên cuộc sống đã bị cái chết chiếm ưu thế
quá nhiều - do đó mọi người đều trong tìm kiếm an
ninh, an toàn, bảo hiểm: Làm sao tránh cái chết? Làm
sao kéo dài cuộc sống lâu thêm chút nữa? Làm sao ở
đây thêm chút nữa? Làm sao không chết? Làm sao
thoát khỏi cái chết? Cái chết chiếm ưu thế - do đó tiền
trở thành quan trọng thế.
Nhớ lấy, tầm quan trọng của tiền là tầm quan
trọng của cái chết, bởi vì tiền cho bạn cảm giác giả
tạo về an ninh - rằng bạn có tiền, rằng bạn có các bác sĩ điều trị, rằng bạn có thuốc, rằng bạn có số dư ngân
hàng, rằng bạn có bảo hiểm cuộc sống, rằng bạn có
bạn bè, rằng bạn có nhà tốt, rằng nếu có rắc rối nào
bạn sẽ được bảo vệ. Cho nên người ta trở nên bị ám
ảnh quá nhiều với tiền: có ngày càng nhiều tiền, tạo ra
bức Trường Thành lớn về tiền quanh bạn, để cho cái
chết không thể thấm qua được.
Nhưng chẳng cái gì có thể ngăn cản được cái chết.
Nỗ lực của bạn để ngăn cản nó đơn giản phá huỷ cơ
hội mà đáng ra có thể đã là kinh nghiệm lớn lao, mà
có thể đã nở hoa trong tình yêu. Chỉ có hai kiểu người
trên thế giới: người hướng cái chết và người hướng
tình yêu. Cuộc sống đã xảy ra rồi, cho nên không có
vấn đề về nó. Không ai lo lắng về sinh cả - điều đó đã
xảy ra rồi.
Ở Ấn Độ chúng ta có ba thần - Trimurti, ba ngôi
Ấn Độ - ba khuôn mặt của một Thượng đế: Brahma,
Vishnu, Shiva. Brahma là Thượng đế đã sáng tạo ra
thế giới này, Vishnu là Thượng đế duy trì thế giới, và
Shiva là Thượng đế sẽ phá huỷ thế giới. Bây giờ, bạn
sẽ ngạc nhiên. Không có một ngôi đền nào dành riêng
cho Brahma, Thượng đế sáng tạo ra thế giới này. Ai
bận tâm? - một khi bạn đã sáng tạo xong công việc
của bạn được kết thúc. Bạn sẽ không tìm thấy một
ngôi đền nào dành riêng cho Brahma. Vâng, chỉ có
một ngôi đền - rất hãn hữu, đâu đó ở Ấn Độ - nhưng
không thể nào tìm được nó. Có hàng nghìn và hàng
nghìn ngôi đền - trong một thị trấn, bạn có thể tìm
thấy hàng trăm ngôi đền, nhưng không một ngôi đền
nào dành riêng cho Brahma, người đã sáng tạo ra thế
giới này! Đây là kiểu biết ơn gì vậy? Nhưng ai bận
tâm về sống? - nó đã xảy ra rồi. Sinh không phải là
vấn đề.
Bạn sẽ thấy Shiva được tôn thờ ở mọi nơi,
Thượng đế được tôn thờ nhất là Shiva. Hàng triệu
ngôi đền được dành cho Shiva: ông ấy là Thượng đế
của cái chết. Số hai là Vishnu, người duy trì cuộc
sống. Mọi người tôn thờ Vishnu; nhưng ngay cả
những người tôn thờ Vishnu, khi họ bị nguy khốn họ
lập tức chạy tới đền của Shiva - bởi vì ông ấy là
Thượng đế tối thượng. Brahma, Vishnu, Shiva: cả ba
đều là thượng đế. Shiva được gọi là "Thượng đế vĩ
đại" - Mahadeva; hai thượng đế kia là những thượng
đế kém hơn. Cái chết chiếm ưu thế.
Tôi là điểm dừng giữa hai nốt
Rơi vào chỗ hiếm hoi lắm phù hợp thực
Vì nốt chết có xu hướng chi phối
Cả hai được hoà giải
Trong khoảng tối rung rinh
Và khoảng tối đó là tình yêu - nơi chết và sống
gặp gỡ, nơi chết và sống ôm choàng lấy nhau, nơi
sống và chết có chuyện tình, nơi sống và chết đi tới
cực thích. Do đó, có hấp dẫn vô cùng trong yêu, bởi
vì nó là cuộc sống... và cũng có cả sợ, bởi vì nó là
chết nữa. Khi bạn làm tình với người đàn bà hay
người đàn ông, bạn không bao giờ đi toàn bộ vào
trong điều đó. Bạn đi xa thế, bởi vì nó là cuộc sống -
thế rồi bạn bắt đầu ngần ngại, thế rồi bạn không đi xa
thêm nữa, bởi vì thế thì cái chết cũng có đó. Nó là
điểm dừng giữa hai nốt, và nó tối - khoảng tối giữa
hai nốt.
Tại sao Rilke gọi nó là tối? Tình yêu mang tính
tối. Không phải ngẫu nhiên mà mọi người đã chọn
ban đêm để làm tình - điều đó không phải là ngẫu nhiên: có sự giống nhau nào đó giữa bóng tối và tình
yêu. Làm tình trong sáng chói có vẻ thô lỗ, thô tục,
xấu xí chút ít. Làm tình ở bãi chợ nơi người khác có
thể nhìn thấy chỉ là điên rồ. Người ta cần riêng tư - và
bóng tối cho bạn riêng tư tuyệt đối, bởi vì trong bóng
tối bạn không thể thấy người yêu, người yêu không
thể thấy bạn. Bạn tuyệt đối một mình; người khác
không can nhiễu vào.
Tình yêu có phẩm chất của bóng tối trong nó, bởi
vì nó có chiều sâu. Bóng tối bao giờ cũng sâu, ánh
sáng thì nông. Nhớ lấy, dù ánh sáng nhiều bao nhiêu,
ánh sáng bao giờ cũng nông cạn. Nhìn mà xem: ngày
là nông - đêm sâu thế, vô hạn. Cái chết cũng tối: trên
khắp thế giới, cái chết đã từng được vẽ như bóng tối.
Tình yêu tối, cái chết cũng tối - có sự giống nhau giữa
tình yêu và cái chết nữa.
Nhiều người tới tôi và họ nói, "Sao chúng tôi sợ
tình yêu thế? Tại sao? Chúng tôi khao khát nó, và vậy
mà chúng tôi lại sợ, và khi cơ hội nảy sinh chúng tôi
bị mắc kẹt; chúng tôi không thể buông bỏ được." Bởi
vì yêu là một nửa chết và một nửa sống - đó mới là
điều khó xử. Đó là dừng giữa hai nốt.
Cả hai được hoà giải
Trong khoảng tối rung rinh
Bạn trong yêu, và bạn chết nữa. Hay - bạn chết,
đó là lí do tại sao bạn sống. Việc đóng đinh và phục
sinh...
Và bài ca vẫn còn tinh khiết.
Chừng nào bạn còn chưa biết yêu là gì, bạn vẫn
không biết giai điệu là gì. Nó là việc gặp gỡ, gặp gỡ
cực thích, của chết và sống. Chừng nào yêu còn chưa
được biết tới, bạn đã bỏ lỡ. Bạn đã được sinh, bạn đã
sống, và bạn đã chết - nhưng bạn đã bỏ lỡ. Bạn bỏ lỡ
vô cùng, bạn bỏ lỡ hoàn toàn, bạn bỏ lỡ tuyệt đối -
bạn bỏ lỡ khoảng ở giữa. Khoảng đó là cực đỉnh cao
nhất, kinh nghiệm đỉnh. Kabir gọi nó là giai điệu
thiêng liêng.
Để đạt tới nó, có bốn bước cần được nhớ. Bước
đầu tiên: ở đây bây giờ - bởi vì yêu là có thể trong ở
đây bây giờ. Bạn không thể yêu trong quá khứ được.
Nhiều người làm điều đó, nhưng bạn không thể thực
sự yêu trong quá khứ được. Nhiều người đơn giản
sống trong kí ức - họ yêu trong quá khứ. Và có những
người khác yêu trong tương lai - điều đó nữa cũng
không thể được làm. Có những cách né tránh yêu: quá
khứ và tương lai là những cách để né tránh yêu. Cho
nên hoặc bạn yêu trong quá khứ, hoặc bạn yêu trong
tương lai - và yêu là có thể chỉ trong hiện tại, bởi vì
chỉ trong khoảnh khắc này chết và sống mới gặp gỡ...
trong khoảng tối ở bên trong bạn. Khoảng tối đó bao
giờ cũng hiện tại, bao giờ cũng hiện tại, bao giờ cũng
hiện tại. Nó không bao giờ là quá khứ và nó không
bao giờ là tương lai.
Nếu bạn nghĩ quá nhiều - và suy nghĩ bao giờ
cũng là về quá khứ hay về tương lai - năng lượng của
bạn sẽ bị phân tán khỏi việc cảm. Cảm là ở đây bây
giờ. Nếu năng lượng của bạn đi vào hình mẫu của suy
nghĩ thì bạn sẽ không có đủ năng lượng để đi vào
trong cảm giác - và yêu sẽ không là không thể được.

Cho nên bước đầu tiên là: ở đây bây giờ. Tương
lai và quá khứ đem suy nghĩ tới; suy nghĩ phá huỷ
cảm. Và người quá bị ám ảnh bởi suy nghĩ, dần dần
hoàn toàn quên mất rằng mình có trái tim nữa. Người
quá nhiều suy nghĩ, dần dần bắt đầu đi theo cách, bắt
đầu sống theo cách mà việc cảm không lên tiếng
được. Không nghe thấy việc cảm, dần dần việc cảm
bắt đầu rơi rụng đi khỏi người đó. Có cả triệu người ở
trạng thái này, người không biết trái tim là gì. Họ nghĩ
trái tim chỉ là cái bơm. Toàn thể sự tập trung là vào
cái đầu. Đầu là kẻ cực đoan; nó được cần tới, nó là
công cụ tốt, nhưng nó phải được dùng như nô lệ. Nó
không nên là người chủ. Một khi cái đầu trở thành
người chủ và trái tim bị bỏ lại đằng sau, bạn sẽ sống,
bạn sẽ chết, nhưng bạn sẽ không biết Thượng đế là gì
bởi vì bạn sẽ không biết yêu là gì.
Cùng khoảng tối đó, trước hết được tiếp xúc như
tình yêu... và khi bạn mất hút trong nó toàn bộ, nó trở
thành Thượng đế. Tình yêu là bắt đầu của Thượng đế
- hay Thượng đế là đỉnh tối thượng của tình yêu.
Bước thứ hai hướng tới tình yêu, và tới giai điệu
thiêng liêng, là: Học biến đổi chất độc của bạn thành
ngọt ngào. Bởi vì nhiều người yêu đấy, nhưng thế rồi
tình yêu của họ bị nhiễm bẩn nhiều lắm bởi chất độc -
bởi ghét, bởi ghen tị, bởi giận dữ, bởi sở hữu... cả
nghìn lẻ một chất độc bao quanh tình yêu của bạn.
Tình yêu là điều tinh tế. Cứ nghĩ về giận dữ, hận thù,
sở hữu, ghen tị mà xem: làm sao tình yêu có thể sống
sót được?
Trước hết, mọi người đi vào cái đầu và quên mất
trái tim - họ là đa số. Thế rồi một thiểu số vẫn sống
chút ít trong trái tim, nhưng thế rồi thiểu số đó làm
điều sai khác; ánh sáng nhỏ của tình yêu đó bị bao
quanh bởi ghen tị, hận thù, giận dữ, cả nghìn lẻ một
chất độc. Thế rồi toàn thể cuộc hành trình trở thành
cay đắng. Tôi đã nói với bạn, tình yêu là chiếc thang
giữa cõi trời và địa ngục, nhưng thang bao giờ cũng là
một thứ hai chiều: bạn có thể đi lên, bạn có thể đi
xuống. Nếu có chất độc, chiếc thang sẽ đưa bạn đi
xuống - bạn sẽ đi vào trong địa ngục và không vào cõi
trời. Và thay vì đạt tới giai điệu, cuộc sống của bạn sẽ
trở thành tiếng ồn buồn nôn - tiếng ồn giao thông,
xung đột; chỉ là tiếng ồn điên khùng - đám đông nhiều
tiếng ồn chẳng hài hoà gì. Bạn sẽ vẫn còn trên bờ điên
khùng.
Cho nên điều thứ hai cần nhớ là: học cách biến
đổi chất độc của bạn thành ngọt ngào. Chúng được
biến đổi thế nào? Có quá trình rất đơn giản. Thực tế,
gọi nó là biến đổi cũng không đúng, bởi vì bạn không
làm gì cả; bạn chỉ cần kiên nhẫn. Đây là một trong
những bí mật lớn lao nhất tôi đang nói cho bạn. Thử
nó mà xem: khi giận dữ tới bạn không làm gì cả; chỉ
ngồi im lặng và ngắm nhìn nó. Đừng chống lại nó,
đừng ủng hộ nó. Đừng hợp tác với nó, đừng kìm nén
nó. Chỉ ngắm nhìn nó, kiên nhẫn, chỉ xem điều xảy
ra... để cho nó nổi lên.
Nhớ một điều: đừng làm gì trong khoảnh khắc
giận - đợi đấy. Chỉ cho nó một chút thời gian và chờ
đợi... và bạn sẽ ngạc nhiên. Và một ngày nào đó bạn
sẽ hiểu rằng nếu bạn có thể chờ đợi đủ, bản thân giận
dữ trở thành từ bi. Nó là cái bánh xe; nó cứ chuyển
động theo cách riêng của nó - bạn mới vội vàng.
Cũng như đêm thành ngày nếu bạn có thể đợi một
chút, theo cùng cách đó, giận dữ trở thành từ bi nếu
bạn có thể chờ đợi một chút. Cùng năng lượng đó - chỉ kiên nhẫn là phải được thêm vào cho nó, không
cái gì khác. Bạn thử điều đó mà xem.
Nhớ một điều: đừng bao giờ làm gì trong tâm
trạng khi chất độc đang sở hữu bạn; cứ đợi đấy. Khi
chất độc đã bắt đầu đổi thành cái khác... Đây là một
trong những luật cơ bản của cuộc sống: rằng mọi thứ
liên tục biến đổi thành thứ khác. Có thay đổi đều đặn
trong bạn - người tốt thành người xấu, người xấu
thành người tốt; thánh nhân có những khoảnh khắc
của tội đồ và tội đồ có những khoảnh khắc thánh
nhân... người ta chỉ phải đợi.
Hành động khi thánh nhân chiếm ưu thế - có vậy
thôi. Đừng hành động khi tội đồ chiếm ưu thế, đừng
hành động khi giận dữ chiếm ưu thế, bằng không bạn
sẽ ăn năn và bạn sẽ tạo ra dây chuyền các phản ứng
và bạn sẽ bị mắc nghiệp. Đó là toàn thể nghĩa của
việc mắc nghiệp. Làm bất kì cái gì khi bạn đang trong
khoảnh khắc tiêu cực và bạn sẽ ở trong xiềng xích, và
không có tận cùng cho nó. Khi bạn tiêu cực bạn làm
cái gì đó, người khác trở nên tiêu cực, người khác sẵn
sàng làm cái gì đó - tiêu cực tạo ra nhiều tiêu cực hơn.
Tiêu cực khêu gợi tiêu cực thêm, giận dữ mang tới
giận dữ thêm, thù địch mang tới thù địch hơn, và mọi
sự cứ diễn ra mãi... và mọi người đã bị mắc vào với
nhau trong nhiều kiếp sống. Và họ cứ tiếp tục thế!
Chờ đợi. Khi bạn giận, đây là khoảnh khắc để
thiền. Đừng phí hoài khoảnh khắc này - giận dữ đang
tạo ra năng lượng lớn thế trong bạn, nó có thể phá
huỷ. Nhưng năng lượng là trung lập - cùng năng
lượng có thể phá huỷ, cũng có thể có tính sáng tạo.
Chờ đợi. Cùng năng lượng có thể phá vỡ, cũng có thể
mưa rào lên cuộc sống - chỉ đợi. Chờ đợi và không
làm gì trong vội vã, một ngày nào đó bạn sẽ ngạc
nhiên, khi thấy thay đổi bên trong. Bạn đã từng đầy
giận dữ, và thế rồi giận dữ cứ tiếp diễn và đi tới đỉnh
... và thế rồi bánh xe quay đi. Và bạn có thể thấy bánh
xe quay, và giận dữ thành thảnh thơi, và năng lượng
được thoát ra, và bây giờ bạn đang trong tâm trạng
tích cực - tâm trạng sáng tạo. Bây giờ bạn có thể làm
cái gì đó. Bây giờ bạn làm. Bao giờ cũng chờ đợi điều
tích cực.
Và điều tôi đang nói không phải là kìm nén. Tôi
không nói kìm nén tiêu cực, tôi nói quan sát tiêu cực.
Nhớ sự khác biệt, khác vô cùng có đó. Tôi không nói
ngồi lên đỉnh của tiêu cực, quên tiêu cực, làm cái gì
đó chống lại nó - không. Tôi không nói điều đó. Tôi
không nói khi bạn giận dữ hãy mỉm cười - không; nụ
cười đó là giả dối, xấu xí, rởm. Đừng mỉm cười khi
bạn giận. Thế thì đóng cửa phòng lại, để tấm gương
ngay trước bạn, tự mình nhìn khuôn mặt giận dữ của
mình. Không cần biểu lộ nó cho bất kì ai khác. Nó là
việc của bạn, nó là năng lượng của bạn, nó là cuộc
sống của bạn, và bạn phải chờ đến đúng khoảnh khắc.
Cứ nhìn vào tấm gương đó: nhìn khuôn mặt đỏ, mắt
đỏ, kẻ sát nhân có đó.
Bạn có bao giờ nghĩ rằng mọi người đều mang
một kẻ sát nhân bên trong không? Bạn cũng mang
một kẻ sát nhân bên trong. Đừng nghĩ rằng kẻ sát
nhân tồn tại ở đâu đó khác - ai đó khác mới là kẻ sát
nhân, kẻ phạm tội giết người - không: mọi người đều
có khả năng phạm tội giết người. Bạn mang bản năng
giết người bên trong mình.
Cứ nhìn vào bên trong tấm gương này: đây là
những tâm trạng của bạn - bạn phải đã quen với chúng. Đây là một phần của trưởng thành hướng tới
tự biết. Bạn đã nghe nói nhiều thế, từ Socrates cho tới
ngày nay: "Biết bản thân mình" - nhưng đây là cách
biết bản thân mình đấy. "Biết bản thân mình" không
có nghĩa là ngồi im lặng và lẩm nhẩm, "Ta là Brahma,
ta là linh hồn, ta là Thượng đế, ta là cái này" - toàn
thứ vô nghĩa. "Biết bản thân mình" nghĩa là biết tất cả
tâm trạng của mình, mọi khả năng - kẻ sát nhân, tội
đồ, Thượng đế, quỉ - biết tất cả những tâm trạng, toàn
thể miền của nó, và bằng việc biết nó bạn sẽ khám
phá ra bí mật, chìa khoá.
Bạn sẽ thấy rằng giận dữ không thể có đó mãi mãi
được - hay nó có thể? Bạn đã không thử điều đó! Thử
điều đó mà xem - nó không thể có đó mãi mãi được.
Nếu bạn không làm gì, cái gì sẽ xảy ra? Giận dữ có
thể treo đó mãi mãi được không? Chẳng cái gì treo đó
mãi được. Hạnh phúc tới và đi, bất hạnh tới và đi. Bạn
không thể thấy ra luật đơn giản sao? - rằng mọi thứ
đều thay đổi, không cái gì còn lại thường hằng. Cho
nên sao lại vội vàng? Giận dữ đã tới - nó sẽ đi thôi.
Bạn chỉ đợi, có chút ít kiên nhẫn. Cứ nhìn vào trong
tấm gương và chờ đợi. Để giận dữ ở đó, để khuôn mặt
bạn thành xấu và có tính sát nhân - nhưng chờ đợi,
quan sát.
Đừng kìm nén và đừng hành động theo giận dữ,
và chẳng mấy chốc bạn sẽ thấy rằng khuôn mặt này
đang trở nên mềm mại hơn, mắt đang trở nên bình
thản hơn, năng lượng đang thay đổi - nam tính biến
thành nữ tính... và chẳng mấy chốc bạn sẽ đầy rạng
ngời. Cùng cái đỏ đã trong giận dữ nay là rạng ngời
nào đó - cái đẹp trên khuôn mặt bạn, trong mắt bạn.
Bây giờ đi ra: thời gian đã tới để hành động.
Hành động khi bạn đang tích cực. Đừng ép buộc
tích cực, chờ đợi tích cực tới theo cách riêng của nó.
Đây là bí mật - khi tôi nói, "Học biến đổi chất độc của
bạn thành ngọt ngào," đây là điều tôi ngụ ý.
Và điều thứ ba: chia sẻ. Bất kì khi nào có tiêu cực,
giữ nó lại cho bản thân bạn. Bất kì khi nào có tích
cực, chia sẻ. Thông thường, mọi người chia sẻ các
tiêu cực của họ; họ không chia sẻ cái tích cực của họ.
Nhân loại đơn giản ngu xuẩn. Khi họ hạnh phúc họ
không chia sẻ, họ rất keo kiệt. Khi họ bất hạnh họ rất,
rất hoang phí - thế thì họ rất sẵn sàng chia sẻ. Khi mọi
người mỉm cười họ mỉm cười rất tiết kiệm - chỉ chừng
chừng vậy thôi. Nhưng khi họ giận dữ họ giận toàn
bộ.
Bước thứ ba là chia sẻ cái tích cực. Điều đó sẽ
đem tình yêu của bạn tuôn chảy như dòng sông, nảy
sinh từ trái tim bạn. Thế khó xử của bạn với trái tim
sẽ bắt đầu chuyển động khi bạn chia sẻ.
Tôi đã nghe nói về một câu ngạn ngữ rất kì lạ của
Jorge Luis Borges. Nghe nó này...
Đem cái linh thiêng cho chó
Ném ngọc trước lợn
Vì điều thành vấn đề là cho.*
Bạn đã nghe câu ngạn ngữ ngược lại: đừng đổ
nước thiêng lên chó, và đừng ném ngọc trước lợn, bởi
vì họ sẽ không hiểu. Borges lại nói:
Đem cái linh thiêng cho chó 

Ném ngọc trước lợn
Vì điều thành vấn đề là cho.
Điều thực không phải là cái bạn cho - ngọc và
điều linh thiêng và tình yêu - và bạn đang cho ai; cái
đó không phải là vấn đề. Vấn đề là ở chỗ bạn cho. Khi
bạn có, cho nó đi.
Gurdjieff thường nói, "Mọi thứ tôi tích trữ đều bị
mất, và mọi thứ tôi cho đều là của tôi. Mọi thứ tôi cho
vẫn cùng tôi, còn mọi thứ tôi tích trữ đều mất, đều
đi." Đúng: bạn chỉ có cái bạn đã chia sẻ. Bạn chỉ có
tình yêu như bạn đã chia sẻ. Tình yêu không phải là
tài sản để tích trữ, nó là rạng ngời, là hương thơm để
chia sẻ. Bạn càng chia sẻ nhiều, bạn càng có nhiều;
bạn càng chia sẻ ít, bạn càng có ít. Bạn chia sẻ càng
nhiều, càng nhiều thứ sẽ nảy sinh từ cốt lõi bên trong
nhất của bạn - nó là vô hạn: nhiều thứ sẽ trào lên nữa.
Kéo nước lên từ giếng, nhiều nước lại tới làm tươi
mới trong giếng. Không kéo nước lên, đóng giếng lại,
trở thành kẻ keo kiệt, và không dòng nước thêm nào
sẽ vận hành. Dần dần, dòng nước sẽ trở thành chết, bị
chẹn lại; và nước vốn ở trong giếng sẽ chết, sẽ trở
thành tanh tưởi, bẩn thỉu. Nước tuôn chảy là tươi
mới... tình yêu tuôn chảy là tươi mới.
Cho nên bước thứ ba hướng tới tình yêu là: chia
sẻ cái tích cực của bạn, chia sẻ cuộc sống của bạn,
chia sẻ mọi thứ bạn có. Bất kì cái gì đẹp với bạn,
đừng bao giờ tích trữ nó. Trí huệ của bạn, chia sẻ; lời
cầu nguyện của bạn, chia sẻ; tình yêu của bạn, hạnh
phúc của bạn, vui sướng của bạn, chia sẻ. Vâng, nếu
bạn không thể tìm được người nào, chia sẻ nó với chó
vậy - nhưng chia sẻ. Chia sẻ nó với đá - nhưng chia
sẻ. Khi bạn có ngọc, ném chúng đi - đừng bận tâm
liệu người nhận là lợn hay thánh nhân, cứ ném chúng
ra. Điều thành vấn đề là cho.
Tích trữ đầu độc trái tim. Mọi tích trữ đều độc hại.
Nếu bạn chia sẻ, hệ thống của bạn sẽ thoát khỏi chất
độc. Và khi bạn cho, đừng bận tâm liệu điều đó được
đáp lại hay không. Thậm chí đừng chờ đợi lời cảm
ơn. Cảm thấy biết ơn người đã cho phép bạn chia sẻ
cái gì đó với người đó. Không có việc ngược lại -
đừng chờ đợi, nói sâu bên trong tim mình rằng người
đó đáng phải được cảm ơn là người đó đã sẵn sàng
nghe bạn, chia sẻ năng lượng nào đó với bạn... rằng
người đó sẵn sàng nghe bài ca của bạn... rằng người
đó sẵn sàng xem điệu vũ của bạn... rằng khi bạn đã tới
để cho người đó, người đó đã không bác bỏ - người
đó có thể bác bỏ chứ.
Chia sẻ là một trong những đức hạnh tâm linh
nhất, một trong những đức hạnh tâm linh lớn lao nhất.
Và điều thứ tư: là cái không. Một khi bạn bắt đầu
nghĩ rằng bạn là ai đó, bạn dừng lại; thế thì tình yêu
không tuôn chảy. Tình yêu tuôn chảy chỉ từ ai đó là
không ai cả. Tình yêu trú ngụ chỉ trong cái không.
Khi bạn trống rỗng, có tình yêu. Khi bạn đầy bản ngã,
tình yêu biến mất. Tình yêu và bản ngã không thể
cùng tồn tại được. Tình yêu có thể tồn tại với Thượng
đế nhưng không thể tồn tại cùng bản ngã, bởi vì tình
yêu và Thượng đế là đồng nghĩa. Tình yêu và bản ngã
là không thể ở cùng nhau được. Cho nên hãy là cái
không. Đó là nghĩa của việc thành khiêm tốn, nhu mì.
Jesus nói: Được ân huệ là người nhu mì, vì nhu mì
của họ là vương quốc của Thượng đế. 

Bốn bước này - và bây giờ sẽ dễ hiểu lời kinh này.
Trước hết...
Tôi phải tới ai để biết về người yêu của tôi?
Kabir nói: Tôi phải đi đâu để học về người yêu
của tôi? Người yêu của tôi ở đâu? Chỗ trú ngụ của
người đó ở đâu? Và ai có thể chỉ điều đó cho tôi?
Kabir nói: "Vì ông chẳng bao giờ có thể tìm thấy
rừng
Nếu ông bỏ qua cây,
Cho nên người đó có thể chẳng bao giờ được tìm
thấy trong trừu tượng."
Lời kinh cực kì có ý nghĩa, có giá trị rất lớn -
giống như tiêu chí. Nghe đây: tôi bắt gặp những
người nói, "Chúng tôi yêu nhân loại" - và họ đã không
yêu lấy một con người. Nhân loại là trừu tượng. Làm
sao bạn có thể yêu nhân loại được - nói cho tôi xem
nào? Bạn sẽ tìm thấy nhân loại ở đâu? Bạn sẽ ôm
nhân loại thế nào? Bạn sẽ hôn nhân loại thế nào?
Không, đây toàn là thủ đoạn của tâm trí. Dù ở bất kì
đâu bạn bắt gặp bất kì ai, bạn bao giờ cũng bắt gặp
con người thôi.
Nhân loại chẳng có ở đâu cả; chỉ có con người và
con người. Nhân loại là trừu tượng, là ý tưởng; nó chỉ
tồn tại trong tâm trí các triết gia - chẳng có ở đâu
khác. Nhưng lại là một ý tưởng rất thủ đoạn: bạn có
thể né tránh con người nhân danh nhân loại - bạn
thậm chí có thể giết người nhân danh nhân loại. Bạn
có thể nói, "Tôi phục vụ nhân loại và anh đang đi theo
cách đó, cho nên tôi sẽ tiêu diệt anh." Đó là điều
Adolf Hitler nói, đó là điều Joseph Stalin nói, đó là
điều chủ tịch Mao nói, đó là điều mọi chính khách của
thế giới nói: "Chúng tôi yêu nhân loại. Để cứu nhân
loại, chúng tôi sẽ phải giết con người." Đây chính là
các ý tưởng thủ đoạn.
Kabir nói: "Vì ông chẳng bao giờ có thể tìm thấy
rừng nếu ông bỏ qua cây..."
Rừng không tồn tại - "rừng" chỉ là một từ. Cái tồn
tại là cây. Cây và cây và cây - chúng tồn tại; và nếu
bạn bắt đầu tìm rừng và bỏ qua cây, bạn sẽ không bao
giờ thấy rừng. Có thể đó là lí do tại sao nhiều người
tìm kiếm Thượng đế thế và chẳng bao giờ tìm thấy
ngài - họ tìm một trừu tượng. Thượng đế giống như
rừng: bạn sẽ thấy cái cây, tảng đá, đàn ông, đàn bà,
con chó, con rắn, ngôi sao - những thứ này bạn sẽ
thấy; bạn sẽ không tìm thấy Thượng đế ở đâu cả.
Thượng đế là tên của cái toàn bộ. Ngài tồn tại trong
những vật đặc thù này; ngài không ở đâu trong bất kì
sự tồn tại nào khác. Ngài tồn tại trong con rắn như
con rắn, và ngài tồn tại trong cái cây như cái cây, và
ngài tồn tại trong tảng đá như tảng đó, và ngài tồn tại
trong con người như con người.
Kabir đang chỉ ra điều gì đó rất quan trọng. Mọi
người hỏi, "Thượng đế ở đâu?" Đứng trong rừng họ
hỏi, "Rừng ở đâu?" Nếu bạn nói, "Anh đang được bao
quanh bởi rừng," họ sẽ nói, "Đây là cây sồi, đây là
cây thông - nhưng rừng đâu? Tôi biết có cây, nhưng
rừng đâu? Tôi muốn biết rừng." Nhưng người này sẽ
phát điên và người đó sẽ không bao giờ bắt gặp rừng
cả. Phủ nhận cây, không có rừng. Rừng tồn tại trong
cây sồi, trong cây thông, trong cây tuyết tùng. Rừng biểu hiện trong cả nghìn lẻ một dạng. Rừng trong bản
thân nó thì không thể tìm thấy được - đó chỉ là một
trừu tượng, một phổ quát.
Tìm cái đặc thù và quên cái phổ quát đi. Đó là
khác biệt giữa tôn giáo thực và tôn giáo giả. Tôn giáo
giả được dành cho các cái trừu tượng, tôn giáo thực
được dành cho các cái đặc thù. Yêu đàn ông, yêu đàn
bà, yêu đứa trẻ, yêu con vật, yêu cây cối, yêu các vì
sao... Đừng hỏi về Thượng đế, và bạn sẽ tìm thấy
Thượng đế.
Yêu đàn bà, yêu con vật, yêu cây cối, dần dần bạn
sẽ trở nên nhận biết rằng cây cối không chỉ là cây cối.
Cây cối siêu việt hơn bản thân cây cối nhiều; nó là
siêu việt. Yêu đàn bà, bạn sẽ biết rằng cô ấy không
chỉ là thân thể, không chỉ là tâm trí; cái gì đó siêu việt
hơn nhiều bị ẩn kín đằng sau. Người đàn bà trở thành
cánh cửa - cánh cửa mở vào Thượng đế. Con riêng
của bạn trở thành cánh cửa mở vào Thượng đế.
Yêu cái đặc thù, cái cụ thể, cái thực, và bạn có thể
thấy điều hại mọi người đã làm nhân danh các trừu
tượng. Người Ki tô giáo đánh người Mô ha mét giáo,
người Mô ha mét giáo đánh người Hindu giáo, và khi
họ được hỏi, "Vì cái gì?" họ nói, "Thượng đế."
Thượng đế của người Mô ha mét giáo là một trừu
tượng, Thượng đế của người Ki tô giáo là một trừu
tượng, Thượng đế của người Hindu giáo là một trừu
tượng. Chỉ tính thượng đế tồn tại thôi. Và bạn giết
người Hindu, và bạn giết người Mô ha mét giáo, và
bạn giết người Ki tô giáo: bạn giết các thượng đế thực
nhân danh các ý tưởng giả; bạn giết người thực nhân
danh các lí thuyết.
Kabir nói: Không có cách nào - cho nên tôi sẽ hỏi
bất kì ai, "Người yêu của tôi ở đâu?" Tôi sẽ yêu, và
tìm Người yêu của tôi trong việc yêu. Tôi sẽ không
hỏi, "Thượng đế ở đâu? Thượng đế là gì?" và định
nghĩa của nó. Không, tôi sẽ bắt đầu yêu - và qua tình
yêu định nghĩa sẽ tới trong tôi. Sự hiểu thấu sẽ tới qua
tình yêu - không qua ý tưởng hoá, không qua tư duy.
Đây là cách thức của trái tim - bắt đầu yêu. Và con
đường của tâm trí là cứ nghĩ hoài.
Và Kabir nói: Bằng việc yêu, tôi đã đi tới điểm
không khổ nào tồn tại.
O sadhu: Mảnh đất của ta là mảnh đất không
buồn.
Yêu không biết buồn. Nếu bạn vẫn biết buồn, bạn
không biết yêu. Yêu không biết buồn, không buồn
rầu. Làm sao tình yêu có thể biết buồn được? Điều đó
là không thể được - bởi vì yêu là siêu việt lên trên
sống và chết, cả hai. Nó đi ra ngoài sống và chết, cả
hai. Nó là chỗ dừng giữa hai nốt. Nó cao hơn sống, nó
cao hơn chết... làm sao có thể có buồn được? Và nó là
chỗ dừng, im lặng... làm sao có thể có buồn được?
O sadhu: Mảnh đất của ta là mảnh đất không
buồn.
Ta kêu to cho mọi người, cho vua và kẻ ăn xin,
Hoàng đế và fakir -
Bất kì ai tìm chỗ trú ngụ ở chỗ cao nhất,
Để tất cả tới và định cư ở mảnh đất của ta.
Và Kabir nói: tới mảnh đất của tình yêu. Đừng cứ
tranh đấu về học thuyết, giáo điều. Đừng chẻ sợi tóc ra - đừng phí thời gian. Ta đã tới - và ta tuyên bố cho
tất cả mọi người, cho mọi vua và kẻ ăn xin, cho mọi
hoàng đế và cho các fakir, "Tới mảnh đất của ta!"
... Và ta đã tới nước không có buồn rầu. Sao các
ông phí thời gian trong các thứ trừu tượng và lí thuyết
và triết lí? Lại đây! - Để tất cả tới và định cư ở mảnh
đất của ta...
Để người mệt mỏi tới và bỏ gánh nặng của người
đó ở đây.
Chỉ tình yêu mới có thể trở thành chỗ nghỉ ngơi,
chỉ tình yêu mới là chỗ trú ẩn. Bạn có thể tìm thấy bất
kì cái gì, ngoại trừ tình yêu, nhưng bạn sẽ chỉ thấy
căng thẳng mới chứ không gì khác; và gánh nặng mới
- và những gánh nặng đó thực là nặng.
Jesus nói: Tới ta đi, mọi người đã nặng gánh.
Gánh của ta nhẹ. Tới ta đi, nghỉ trong ta...
Để tất cả tới và định cư ở mảnh đất của ta
Để người mệt mỏi tới và bỏ gánh nặng của người
đó ở đây.
Chỉ trong tình yêu, gánh nặng mới biến mất. Bởi
vì thực tế gánh nặng cơ bản là gì? Gánh nặng cơ bản
là gánh nặng của bản ngã: tôi đây - đó là gánh nặng
cơ bản. Mọi gánh nặng khác đều được tích luỹ lên
trung tâm này. Đây là chính đầu mối - tôi đây; thế rồi
bạn tích luỹ nhiều gánh nặng. Trung tâm này phải bị
phá huỷ. Tình yêu làm bạn thành không ai cả, tình
yêu lấy đi mảnh đất của bạn, tình yêu phá huỷ bản
ngã của bạn toàn bộ. Nó triệt tiêu, nó giết chết bạn
hoàn toàn, và nó cho bạn cuộc sống mới - cuộc sống
không bản ngã nào: cuộc sống khiêm tốn, cuộc sống
đơn giản, cuộc sống mà Thượng đế có thể sống qua.
Bạn trở thành cây tre hổng... và âm nhạc của ngài bắt
đầu tuôn chảy qua bạn. Bạn không cản trở, bởi vì bạn
không có đó để cản trở ngài. Nếu bạn có đó, bạn là
cản trở.
Mọi người tới tôi và họ hỏi, "Làm sao tôi có thể
vượt ra ngoài nỗi buồn?" Tôi bảo họ: Bạn không thể
vượt ra ngoài nỗi buồn được. Có siêu việt đấy, nhưng
bạn không thể đi được; bạn sẽ phải bị vứt bỏ trước
khi nó xảy ra. Vâng, có trạng thái không buồn, nhưng
bạn không thể vào trong nó được; bạn sẽ phải bị vứt
bỏ từ nó. Cái gì đó bên trong bạn sẽ đi vào, nhưng bạn
thì không. Cái gì đó bên trong bạn sẽ đi vào trong
mảnh đất không buồn đó, nhưng không phải bạn: bạn
là nỗi buồn.
Bạn đã không quan sát điều đó sao? - bản ngã của
bạn càng lớn, nó tạo ra nỗi buồn càng lớn. Nó gây đau
- nó giống như vết thương. Bản ngã càng ít, nó gây
đau càng ít - vết thương được chữa lành. Khi không
có bản ngã, không đau chút nào. Cho dù ai đó xúc
phạm bạn cũng chẳng gây đau, bởi vì bạn không có
đó - làm sao người đó có thể xúc phạm bạn được?
Xúc phạm chạm vào bạn chỉ khi vết thương tồn tại -
bạn bị thua bởi vì bạn muốn thắng. Nếu bản ngã
không có, khác gì giữa thắng và thua? Khác gì giữa
thành công và thất bại?
Mọi phân biệt đều do bản ngã tạo ra. Bất kì đâu
bản ngã cảm thấy được đáp ứng, đó là thành công,
thắng lợi. Khi bản ngã cảm thấy không được đáp ứng,
đó là thất bại, thua cuộc. Mọi thua và thắng đều do bản ngã. Khi không có bản ngã, bạn đơn giản sống
không thắng, không thua. Bạn đơn giản sống không
thành công, không thất bại. Bạn đơn giản sống... và
cuộc sống đơn giản đó là cuộc sống tôn giáo.
Đó là điều Kabir ngụ ý qua cái ông ấy gọi là
sadhu. Sadhu nghĩa là người đơn giản, sadhu nghĩa là
người không phức tạp, sadhu nghĩa là người khiêm
tốn. Đó là điều tôi gọi là "sannyasin."
Cho nên sống ở đây đi, anh trai ơi,
Rằng anh có thể đi ngang qua bờ bên kia dễ dàng.
Bạn có thể sống theo hai cách: bạn có thể sống
theo cách bạn trở nên bị nặng gánh với bờ bên này tới
mức cuộc hành trình sang bờ bên kia trở thành không
thể được. Sống nhẹ nhàng... để cho khi tới ngày đi
qua bờ bên kia, bạn có thể đơn giản nhún nhảy trên
bàn chân và bắt đầu đi
Tôi đã nghe...
Khi Pompei bị cháy, và cả thành phố chạy xô ra,
và mọi người đang mang bất kì cái gì họ có thể mang
- đá quí, vàng, bạc, những thứ có giá trị... Và họ tất cả
đều kêu và khóc bởi vì họ có nhiều thứ không thể
mang theo được - ai đó mất con, ai đó mất vợ. Đó là
đám đông điên khùng - toàn thể thành phố bị cháy -
và họ tất cả chạy xô ra khỏi thành phố chỉ để cứu
mạng mình. Đó là hỗn độn.
Tương truyền chỉ một người - lúc đó là ba giờ
sáng - chỉ một người ra khỏi thành phố rất yên tĩnh,
im lặng, cứ dường như không có gì đã xảy ra. Ông ấy
là nhà huyền môn. Ông ấy chỉ có một chiếc gậy. Và
nhiều người nhìn ông ấy và nói, "Ông có vẻ không bị
rối trí." Ông ấy nói, "Rối trí để làm gì? Tôi chẳng có
gì khác - chỉ mỗi cây gậy này; và đây là lúc tôi đi dạo
buổi sáng. Cho nên, để làm gì?... Tôi chẳng có gì để
mất!"
Sống ở đây theo cách là "ở đây" không trở thành
quan trọng với bạn nữa - không trở nên bị ám ảnh.
Sống trong nhà là tốt, nhưng khi thời điểm tới để rời
khỏi nhà người ta nên có khả năng đi mà không nhìn
lại sau. Sống với mọi người - nhưng nếu vợ bạn chết,
người ta nên có khả năng nói lời tạm biệt một cách im
lặng, đằm thắm, không phàn nàn, không cằn nhằn.
Sống theo cách mà bạn không trở nên bị vướng mắc
quá nhiều.
Cho nên sống ở đây đi, anh trai ơi,
Rằng anh có thể đi ngang qua bờ bên kia dễ dàng.
Và bờ bên kia đó không xa lắm đâu, bờ bên kia
bao quanh bạn ở mọi chỗ. Nếu bạn bắt đầu sống
đúng... và tôi ngụ ý "đúng" là gì? Bốn bước kia: ở đây
bây giờ, học biến đổi chất độc thành ngọt ngào, chia
sẻ cái tích cực của bạn, và là cái không. Đó là điều tôi
ngụ ý bởi "sống đúng."
Nếu bạn sống đúng, trong thời gian hai mươi bốn
giờ bạn sẽ đi qua bờ này nhiều lần từ bờ kia, từ bờ kia
qua bờ này, từ bờ này qua bờ kia - nhiều lần Thượng
đế sẽ thấm vào bạn, toả sáng bên trong bạn. Nhiều lần
bạn bỗng nhiên sẽ ở bờ bên kia. Đi trên phố... và bỗng
nhiên ngài ở đó. Mặt trời chiếu vào bạn, tia nắng mặt
trời chiếu lên cây cối... và bỗng nhiên bờ bên kia có
đó. Bờ bên kia không phải là chỗ nào đó xa xăm gần
thiên hà khác; nó bao giờ cũng ở đây. Nó là phẩm chất của thiền của bạn. Nếu bạn không bị nặng gánh ở
đây, không bị ám ảnh với những thứ trần tục...
Sống trong thế giới nhưng không cho phép thế
giới sống trong bạn. Và thế thì bạn sẽ một mình ngay
cả trong đám đông... và ngay cả trong đám đông bạn
sẽ thấy bờ bên kia. Bờ bên kia trở thành gần tới mức
bạn có thể đi qua rào chắn vào bất kì lúc nào bạn
muốn. Điều đó dễ dàng thế, như việc thở - nhưng
nghệ thuật này phải được học. Đó là vấn đề nghệ
thuật, khéo léo. Kheo khéo vào. Yêu, nhưng đừng cho
phép tình yêu của bạn trở thành thèm khát. Yêu,
nhưng đừng cho phép tình yêu của bạn trở thành gắn
bó. Yêu, nhưng đừng cho phép tình yêu của bạn trở
thành phụ thuộc, thành nô lệ. Và thế rồi... thế rồi yêu
vô cùng. Thế thì không có sợ hãi. Và yêu, bạn sẽ có
khả năng đi qua bờ bên kia không khó khăn gì.
Dùng tiền, nhưng đừng trở nên bận tâm về tiền.
Tôi không nói trốn khỏi tiền, và tôi không nói trốn
khỏi vợ con bạn và rời bỏ họ và đi lên hang động
Himalaya - tôi không dạy cái loại ngu xuẩn nào như
thế cho bạn. Và Kabir cũng không thiên về điều đó.
Kabir cực kì khẳng định cuộc sống, ông ấy tuyệt đối
vì cuộc sống. Thực tế, bất kì ai biết tới Thượng đế đều
sẽ vì cuộc sống, bởi vì cuộc sống này là của Thượng
đế. Nếu bạn trốn khỏi cuộc sống, bạn đang trốn khỏi
bản thân Thượng đế - trốn khỏi chính cơ hội mà ngài
sẵn có. Đừng trốn đi đâu cả. Thay vì để nỗ lực vào
trốn chạy, để nỗ lực vào trở nên nhận biết. Điều đó sẽ
là trốn chạy thực: không trốn đi chỗ nào cả, bạn sẽ tạo
ra hang động trong trái tim mình... và bạn sẽ bắt đầu
sống ở đây.
Và bờ bên kia bao giờ cũng ở ngay góc này. Bất
kì khoảnh khắc nào bạn muốn, bạn đều có thể đi... và
bạn có thể uống Thượng đế nhiều lần trong ngày tuỳ
thích. Nhìn hoa, bạn có thể uống ngài... và bờ bên kia
mở ra. Đó là cách nhìn - đó không phải là thứ vật
chất. Nhìn bông hồng một cách im lặng, đằm thắm,
không nói lời nào bên trong - im lặng toàn bộ... và im
lặng trở thành chói sáng, và im lặng trở thành bài ca,
và tầm nhìn nảy sinh. Hoa biến mất, bạn biến mất...
và Thượng đế có đó. Trong việc biến mất của chủ thể
và đối thể, lỗ hổng nảy sinh. Giữa hai nốt, chỗ dừng...
và bỗng nhiên bạn ở bờ bên kia.
Tôi là điểm dừng giữa hai nốt
Rơi vào chỗ hiếm hoi lắm phù hợp thực
Vì nốt chết có xu hướng chi phối
Cả hai được hoà giải
Trong khoảng tối rung rinh
Và bài ca vẫn còn tinh khiết.
Nhìn bông hồng. Bạn sẽ rung rinh và bông hồng
sẽ rung rinh và sẽ có nhịp đập giữa các bạn và cả hai
sẽ biến mất... có và bờ bên kia. Bỗng nhiên bạn được
thay đổi - được mang vào thế giới khác.
Với một sadhu thực, với sannyasin thực, với
người thành tâm thực, với người tìm kiếm thực, đệ tử,
điều này trở thành rất đơn giản - giống như nháy mắt.
Nhắm mắt lại và bạn ở bờ bên kia, mở mắt ra và bạn
ở bờ bên kia. Bờ bên kia không phải là cái gì đó xa
xăm, hay sau cái chết: bờ bên kia là ở đây giữa sống
và chết. Từng khoảnh khắc nó đều là ở đây - giữa quá
khứ và tương lai nó là ở đây: giữa quá khứ và tương
lai có lỗ hổng nhỏ, một giây chia chẻ, và nó có đó. 


Hiện tại là sự hiện diện của Thượng đế...
Cho nên sống ở đây đi, anh trai ơi,
Rằng anh có thể đi ngang qua bờ bên kia dễ dàng.
Đó là mảnh đất không đất không trời,
Không trăng không sao.
Vì chỉ có rạng ngời chân lí
Toả sáng trong durbar của thượng đế.
Không đất không trời; đó là chiều phi vật chất.
Không có gì - thậm chí không có ông.
Đó là miền không đất không trời,
Không trăng không sao.
Vì chỉ có rạng ngời chân lí
Toả sáng trong vương quốc của thượng đế.
"Chỉ có rạng ngời chân lí..." Chỉ chân lí mới tồn
tại ở bờ bên kia - không người tìm kiếm không cái
được tìm kiếm, không người quan sát không cái được
quan sát, không vật chất không tâm thức - chỉ chân lí,
chỉ khoa học tối thượng. Và bạn trở thành một với nó,
bạn không tách rời khỏi nó: bạn trở thành một phần
của giai điệu thiêng liêng đó.
Kabir nói: "Hỡi người anh em yêu mến:
Số không chính là bản chất gìn giữ chân lí."
Không cái gì khác là bản chất. Tìm, kiếm, cố biết
chân lí là gì - và chân lí không trong trừu tượng, và
chân lí không trong kinh sách, và chân lí không được
tìm thấy trong đối thoại của các nhà thượng đế học.
Chân lí là ở đây bây giờ. Chân lí hiện hữu: bạn phải
trở nên sẵn có cho nó. Chân lí là việc mở trái tim bạn
ra - tình yêu sẽ trở thành cây cầu giữa bạn và chân lí.
Ngay bây giờ bạn đang cố sống với thế giới, với
cây cầu bản ngã. Bản ngã tách rời, tình yêu nối lại.
Tình yêu là yoga duy nhất - "yoga" nghĩa là hợp nhất.
Bản ngã tách rời, làm bạn thành hòn đảo - rời xa. Và
nhìn vào điều chớ trêu này: đầu tiên bạn trau dồi bản
ngã, và thế rồi bạn nói, "Tôi cảm thấy rất đơn độc."
Bản ngã làm bạn cảm thấy đơn độc, nó làm bạn đơn
độc. Bản ngã làm bạn như hòn đảo nhỏ. Tình yêu...
bạn lại trở thành lục địa. Tình yêu là cây cầu giữa bạn
và cái đang đó.
Kabir ca bài ca của tình yêu. Và ông ấy nói: Qua
tình yêu bạn sẽ đạt tới chỗ dừng đó giữa hai nốt... nơi
giai điệu thiêng liêng tiếp tục... nơi Thượng đế đang
chơi cây đàn veena của ngài. Và điều đó là rất cận kề.
Ngay bây giờ, chính khoảnh khắc này, nó bao quanh
bạn. Nó ở bên trong tầm với của bạn, gần như bên
trong nắm tay của bạn - chỉ cần hiểu biết thêm chút
nữa, nhận biết thêm chút nữa. Sống trong nhận biết đi.
Để bốn bước này trở thành toàn thể tôn giáo của bạn,
toàn thể Torah của bạn - mọi cái khác chỉ là bình
luận.
Ở đây bây giờ... chính khoảnh khắc này: bạn thấy
cái đẹp của nó không? Chính khoảnh khắc này phúc
lành là ở đây, Thượng đế là ở đây. Khi bạn im lặng
ngài nói, khi bạn lắng nghe ngài ca.
Và học biến chất độc của bạn thành ngọt ngào, để
cho mọi rào chắn bị phá huỷ.
Thế rồi điều thứ ba, bắt đầu chia sẻ: bất kì cái gì
bạn có, cứ chia sẻ nó. Chia sẻ cái đẹp của bạn, chia sẻ
bài ca của bạn, chia sẻ cuộc sống của bạn. Trong chia
sẻ, bạn sẽ được giầu có lên. Đừng tích trữ. Khoảnh
khắc bạn bắt đầu tích trữ bạn sắp chống lại Thượng đế. Khoảnh khắc bạn bắt đầu tích trữ bạn đang cố lệ
thuộc vào cái ta riêng của mình; bạn đã mất tin cậy
vào cuộc sống. Cho nó đi! Vì cuộc sống đã trao nó
cho bạn, hãy cho đi - nhiều thứ sẽ tới.
Và điều thứ tư, là cái không. Cái không là cội
nguồn của tất cả, cái không là cội nguồn của vô hạn....
cái không là Thượng đế. Cái không nghĩa là niết bàn.
Là cái không đi - và trong việc là cái không, bạn sẽ
đạt tới cái toàn thể. Trong việc là cái gì đó, bạn sẽ bỏ
lỡ; trong việc là cái không, bạn sẽ về tới nhà.
Đây là lời kinh của Kabir. Kabir là một trong
những nhà huyền môn vĩ đại nhất của thế giới. Thiền
về Kabir - chú ý tới ông ấy, tới điều ông ấy nói. Và
ông ấy là con người rất đơn giản, không có học theo
bất kì cách nào - mọi điều ông ấy nói đều từ kinh
nghiệm của ông ấy. Ông ấy không phải là học giả,
ông ấy không biết gì về Veda và Koran và Kinh
Thánh. Tất cả mọi điều ông ấy nói đều là từ kinh
nghiệm tồn tại của riêng ông ấy. Và không chỉ là nhà
thơ, ông ấy là nhà thơ huyền môn - và sự khác biệt là
ở chỗ nhà thơ đôi khi có thoáng nhìn về Thượng đế,
và thế rồi ông ấy rơi trở lại - những khoảnh khắc hiếm
hoi của việc bay.
Ở Ấn Độ chúng ta có câu ngạn ngữ rằng nếu bạn
yêu thơ ca, đừng bao giờ tới gặp nhà thơ, bởi vì thế
thì bạn sẽ bị thất vọng. Bạn sẽ thấy một người rất bình
thường - thậm chí còn bình thường hơn cả người
thường. Hay bạn có thể thấy ai đó xấu xí - và người
đó đã từng nói hay thế. Và bạn sẽ thấy ai đó thô tục,
vô đạo đức, tục tĩu - và thơ của người đó lại tâm linh
thế. Câu ngạn ngữ này đúng: nếu bạn yêu thơ ca, quên
nhà thơ đi, đừng bao giờ tới gặp nhà thơ. Bởi vì nhà
thơ chỉ nhảy thôi - trong những khoảnh khắc hiếm hoi
của sáng suốt ông ấy bay cao, ông ấy đã bật lên, linh
ảnh nào đó giáng xuống ông ấy... thế rồi ông ấy bị
đóng lại, bị tắt đi; thế thì ông ấy là người bình thường.
Chỉ thỉnh thoảng, như tia chớp, thơ ca mới tới với ông
ấy.
Đó là khác biệt giữa nhà thơ và nhà thơ huyền
môn. Nhà thơ huyền môn đã đạt tới. Đó không phải là
chuyến bay của tưởng tượng của ông ấy, đó không chỉ
là linh ảnh - bây giờ đó là chính cuộc sống của ông
ấy. Ông ấy thở Thượng đế, ông ấy sống trong Thượng
đế, ông ấy sống như Thượng đế, ông ấy là Thượng đế.
Cho nên khi ông ấy nói điều gì đó, đấy không chỉ là
ngẫu nhiên; khi ông ấy nói điều gì đó, đấy là từ chính
cốt lõi của ông ấy.
Kabir là nhà thơ huyền môn. Lắng nghe giai điệu
của ông ấy, ca bài ca của ông ấy... và nếu bạn đã hiểu,
thế thì trở nên nhận biết thêm chút nữa đi. Và đừng
tìm rừng! Chỉ có cây thôi, không có rừng - "rừng" chỉ
là danh từ tập thể, trừu tượng. Không có Thượng đế
cao trên cõi trời đâu; có các thượng đế và thượng đế
và thượng đế - thượng đế cây, thượng đế đá, thượng
đế sông, thượng đế đàn ông, thượng đế đàn bà - có
các thượng đế và thượng đế và thượng đế... nhưng
không có Thượng đế.
Toàn thể sự tồn tại này là thiêng liêng. Yêu cây đi
nếu bạn muốn biết cái gì về rừng. Yêu người đi nếu
bạn muốn biết cái gì về Thượng đế. Từng biểu lộ đặc
thù đều có thể trở thành cửa sổ, cánh cửa ra vào.
Đừng bị ám ảnh quá nhiều bởi từ - từ "Thượng đế"
không phải là Thượng đế, từ "yêu" không phải là tình yêu, và từ "lửa" tất nhiên không phải là lửa. Bỏ từ, và
đi ngày một nhiều hướng tới sự tồn tại.
Cảm nhiều hơn, thay vì nghĩ. Qua việc cảm, lời
cầu nguyện của bạn sẽ nảy sinh... và qua việc cảm,
bạn sẽ được tan biến một ngày nào đó. Và khi bạn bị
tan biến, Thượng đế hiện hữu.






Một bài thơ của nhà huyền môn Ấn Độ Kabir:
Tôi phải tới ai để biết về người yêu của mình?
Kabir nói: "Vì ông chẳng bao giờ có thể thấy
rừng
Nếu ông bỏ qua cây,
Cho nên người đó có thể chẳng bao giờ được tìm
thấy trong trừu tượng."
Hỡi người tìm kiếm: Mảnh đất của ta là mảnh đất
không buồn.
Ta kêu to cho mọi người, cho vua và kẻ ăn xin,
Hoàng đế và fakir -
Bất kì ai tìm chỗ trú ngụ ở chỗ cao nhất,
Để tất cả tới và định cư ở mảnh đất của ta.
Để người mệt mỏi tới và bỏ gánh nặng của người
đó ở đây.
Cho nên sống ở đây đi, anh trai ơi,
Rằng anh có thể đi ngang qua bờ bên kia dễ dàng.
Đó là mảnh đất không đất không trời,
Không trăng không sao.
Vì chỉ có rạng ngời chân lí
Toả sáng trong durbar của thượng đế
Kabir nói: "Hỡi người anh em yêu mến:
Số không chính là bản chất gìn giữ chân lí."
Tình yêu là phép màu duy nhất có đó. Tình yêu là
chiếc thang từ địa ngục lên cõi trời. Tình yêu biết rõ,
các bạn tất cả đều đã biết. Tình yêu bị bỏ lỡ, bạn bỏ lỡ
cả cuộc đời mình. Những người hỏi về Thượng đế
thực tế không hỏi về Thượng đế đâu; thay vì hỏi, họ
đang tuyên bố rằng họ vẫn không biết tình yêu là gì.
Người biết tình yêu đã biết Người yêu: tình yêu là cái
nhìn thấu tỏ vào Người yêu. Người hỏi về ánh sáng
đơn giản nói rằng người đó mù. Người hỏi về Thượng
đế đơn giản nói trái tim người đó vẫn không nở hoa
trong tình yêu.
Đừng bao giờ hỏi về Thượng đế. Nếu bạn không
thể thấy ngài điều đó đơn giản chỉ ra bạn không có
mắt để thấy. Nếu bạn không thể nghe thấy ngài điều
đó đơn giản chỉ ra bạn điếc. Nếu bạn không thể chạm
được ngài điều đó đơn giản chỉ ra bạn không có tay -
rằng bạn không có nhạy cảm nào. Thượng đế không
phải là vấn đề, Thượng đế không thể là vấn đề được.
Thượng đế không xa xôi gì. Thượng đế là ở đây bây
giờ. Tất cả mọi thứ hiện hữu, đều ở trong Thượng đế
và là Thượng đế - cho nên làm sao Thượng đế có thể
là vấn đề được? Thượng đế không phải để được tìm:
bạn sẽ tìm ngài ở đâu? Ngài ở mọi nơi - bạn chỉ phải học cách mở con mắt của tình yêu ra thôi. Một khi
tình yêu đã thấm nhuần vào tim bạn, Thượng đế ở đó.
Người yêu là ở trong xúc động của tình yêu: trong
tầm nhìn của tình yêu là tầm nhìn của Thượng đế.
Cho nên tính thượng đế là giả kim thuật thực bên
trong duy nhất: nó biến đổi cuộc sống vật chất của
bạn thành điều thiêng liêng. Nó là giả kim thuật duy
nhất, tôi nói vậy đấy, bởi vì nó thay đổi kim loại cơ sở
hơn thành vàng. Không có tình yêu, cuộc sống thành
đờ đẫn, xám xịt - không mầu sắc, không bài ca, không
lễ hội. Người ta có thể kéo lê, và người ta có thể hi
vọng chỉ cái chết: cái chết sẽ tới và làm nhẹ bạn khỏi
chuyện kéo lê lâu dài. Tình yêu đem tới mầu sắc: mầu
xám đột nhiên trở thành cầu vồng, bùng nổ thành
nghìn lẻ một mầu sắc, và cái xám xịt đờ đẫn trở thành
phiêu diêu. Tình yêu thay đổi toàn bộ bầu khí hậu của
bản thể bên trong của bạn - và với thay đổi đó toàn
thể sự tồn tại được thay đổi. Không cái gì thay đổi ở
bên ngoài - nhưng một khi bạn đầy tình yêu, bạn có
sự tồn tại hoàn toàn khác sẵn có cho bạn.
Thượng đế và thế giới không phải là hai điều, nó
là một sự tồn tại duy nhất. Chỉ có một sự tồn tại: được
nhìn mà không có tình yêu, nó có vẻ vật chất; được
nhìn không có tình yêu, Thượng đế trông như thế giới
- sansara. Được nhìn có tình yêu, thế giới được biến
đổi, được thay đổi... và chính thế giới này trở thành
thiêng liêng.
Vâng, thế thì trong cái nhìn có âm nhạc. Khi tình
yêu được bừng lên, thế thì phép màu xảy ra - ngay cả
trong cái nhìn cũng có âm nhạc; trong âm thanh, có
im lặng chói sáng. Tình yêu là phép thần. Và toàn thể
giáo huấn của Kabir là về tình yêu: ông ấy gọi tình
yêu là "giai điệu thiêng liêng." Trái tim, đập rộn ràng
trong tình yêu, trở thành chiếc sáo trên môi của
Thượng đế... và bài ca được sinh ra. Bài ca đó là tôn
giáo.
Tôn giáo chẳng liên quan gì tới nhà thờ và đền
chùa và thánh lễ: tôn giáo được sinh ra chỉ khi ai đó
đập rộn ràng với tình yêu. Từng cá nhân đều phải sinh
thành ra tôn giáo - và chừng nào bạn còn chưa sinh
thành ra tôn giáo bên trong mình, bạn không có tính
tôn giáo đâu. Bạn không thể gia nhập một tổ chức và
trở nên có tính tôn giáo, nhớ lấy - tôn giáo không phải
là tổ chức để thuộc vào. Để có tính tôn giáo bạn phải
sinh thành ra tôn giáo trong cốt lõi bên trong nhất của
bạn, trong chính cốt lõi của bạn: khi tôn giáo được
sinh ra ở đó, chỉ thế bạn mới có tính tôn giáo. Không
phải bằng việc trở thành người Ki tô giáo mà bằng
việc trở thành một Christ, không phải bằng việc trở
thành phật tử mà bằng việc trở thành một Phật, tôn
giáo mới được sinh ra.
Khi bạn được sinh ra trong tình yêu, tôn giáo
được sinh ra trong bạn - và thế thì toàn thể cuộc sống
của bạn là giai điệu, là bài ca hay. Và thế thì bạn sẽ
ngạc nhiên là chẳng cái gì sai cả: mọi thứ đều khớp
với nhau. Ngay bây giờ, chẳng cái gì khớp với nhau.
Ngay bây giờ, bạn là đống lộn xộn: ngay bây giờ bạn
là hỗn loạn. Ngay bây giờ bạn chỉ là tiếng ồn ào giao
thông - chạy xô theo mọi hướng, rời ra từng mảnh, tan
rã. Ngay bây giờ, bạn không là gì ngoài đau khổ,
phiền não. Một khi tình yêu được sinh ra, bạn có
trung tâm. Một khi tình yêu được sinh ra, bạn được
định tâm - và mọi thứ rơi vào hài hoà với trung tâm.
Bạn trở thành dàn nhạc, hài hoà đẹp đẽ. Nó bị giấu
kín trong bạn: bạn đã mang nó vào trong thế giới, nó vẫn chưa biểu lộ ra. Kabir nói hãy biểu lộ nó ra - để
tình yêu của bạn được biểu lộ. Trong biểu lộ đó sẽ là
lời cầu nguyện của bạn.
Vài điều, rất cơ bản và nền tảng cần hiểu, trước
khi chúng ta đi vào những lời kinh hay này của Kabir.
Người Talmud có một câu chuyện cực kì hay để
kể. Một người ngoại đạo tới Hillel - một nhà huyền
môn Do Thái vĩ đại - và hỏi ông ấy một cách nhạo
báng: "Ông dạy tôi toàn thể Torah trong khi tôi đang
đứng trên một chân đây này." Bây giờ điều này là
không thể được; Torah là kinh sách lớn - thực sự phải
mất nhiều năm để hiểu nó. Và kẻ nhạo báng này,
người hoài nghi này, nói với Hillel: "Nếu ông đã hiểu
Torah thì nói cho tôi ý chính, điều tóm tắt, điều bản
chất ấy. Trong khi tôi đứng trên một chân, ông nói
cho tôi tất cả mọi thứ có trong Torah đi."
Và kẻ nhạo báng này đã từng làm điều đó với các
nhà huyền môn khác nữa - nhưng họ phải đã không là
nhà huyền môn; họ là những nhà thượng đế học vĩ
đại, các triết gia, nhà tư tưởng, bác học, học giả. Họ
tất cả đều đã từ chối. Họ nói, "Điều này là không thể
được; Torah cần nhiều năm nghiên cứu, nghiên cứu
cả đời. Và Torah không thể được cô đọng thành vài
câu - điều đó sẽ là báng bổ. Điều đó là không thể
được." Nhưng Hillel đồng ý, và đã trả lời ngay lập
tức: "Đừng làm cho người khác điều ông không muốn
người khác làm cho ông. Đây là toàn thể Torah - phần
còn lại chỉ là bình luận."
Tình yêu là toàn thể Torah, phần còn lại là bình
luận. Và tình yêu là gì? - đừng làm cho người khác
cái mà bạn không muốn được làm cho mình. Đây là
tiêu chí của tình yêu: làm cho người khác điều bạn
muốn được làm cho mình. Bất kì điều gì bạn đòi hỏi
cho mình, cho phép điều đó với người khác nữa. Bất
kì điều gì bạn không muốn xảy ra cho bạn, đừng làm
nó cho người khác. Nghĩ về bản thân mình như chính
trung tâm của sự tồn tại. Thực tế, đừng nghĩ về người
khác là người khác: chỉ bạn hiện hữu. Và trong người
khác nữa, là cùng cuộc sống, cùng bài ca đang chờ
đợi được thốt ra, cùng niềm thôi thúc vươn lên điều
thiêng liêng, cùng việc tìm kiếm, cùng cuộc truy tìm,
cùng trái tim đập rộn ràng, cùng nỗi khổ, cùng niềm
cực lạc.
Tình yêu này đang chờ đợi bên trong bạn. Không
có hoàn cảnh bắt buộc, nó có thể chờ đợi và bạn có
thể chết. Việc sinh ở bên ngoài bạn. Bạn đã được sinh
ra rồi - không ai đã hỏi, chẳng ai xin phép bạn chút
nào, bạn thậm chí không được hỏi liệu bạn có muốn
được sinh ra không và bạn muốn trở thành cái gì. Bạn
bao giờ cũng thấy bản thân mình ở giữa cuộc sống;
bạn đã ở đây rồi. Sinh không phải là chọn lựa dành
cho bạn... mà chết cũng không nốt. Một ngày nào đó
bỗng nhiên cái chết sẽ tới, thậm chí không cho bạn lời
cảnh báo nào. Và cái chết cũng chẳng chờ đợi lấy một
khoảnh khắc. Sinh xảy ra, chết xảy ra - chúng đều ở
bên ngoài bạn; bạn không thể làm được gì về chúng.
Giữa sinh và chết chỉ có một điều bạn có thể làm cái
gì đó, và đó là yêu.
Có ba điều lớn lao của cuộc sống: sống, yêu, chết.
Cuộc sống đã xảy ra rồi. Cái chết sắp xảy ra - nó là
điều chắc chắn. Theo một cách nào đó, nó đã xảy ra
cùng việc sinh: bạn đã đi một bước vào nấm mồ rồi.
Cái ngày bạn được sinh ra, một nửa cuộc hành trình
đã hoàn thành; nửa còn lại sẽ mất chút thời gian... hay
một chút thời gian nữa. Với cuộc sống, cái chết cũng đã thấm vào bạn rồi: bây giờ chỉ một điều còn lại cần
được làm mà bạn có thể làm, cái gì đó phụ thuộc vào
bạn, và đó là yêu. Và bởi vì nó phụ thuộc vào bạn,
nên có mọi khả năng là bạn có thể bỏ lỡ nó.
Đó là nỗi khổ của yêu: bạn có thể bỏ lỡ nó. Nếu
bạn không làm cái gì đó, nếu bạn không trở nên tỉnh
táo, nếu bạn không đi tới nó một cách có ý thức, có
chủ định, bạn có thể bỏ lỡ nó. Có mọi khả năng là bạn
không thể phơi bày được nó ra - do đó mới có nỗi sợ,
run rẩy, nỗi khổ, nỗi lo: Mình có khả năng yêu
không? Mình có khả năng đi vào trong yêu không?
Mình có khả năng tuôn chảy trong yêu không? Nhưng
ngay bên cạnh buồn khổ lại có cực lạc - rằng người ta
tự do.
Chính bởi vì tự do mà sợ mới tồn tại. Nếu yêu
cũng được định sẵn, như sống và chết được định sẵn,
thế thì chắc đã không có sợ. Nhưng thế thì sẽ không
có cực lạc nữa - bởi vì cực lạc là có thể chỉ khi bạn
đạt tới cái gì đó, khi một cách có ý thức bạn chọn cái
gì đó, khi một cách có chủ ý bạn đạt tới đâu đó, khi
nó là cuộc hành trình của bạn và bạn không bị kéo lê
đi. Đó là cái đẹp của yêu và đó là nguy hiểm nữa.
Thiền về những dòng này của Rilke:
Tôi là điểm dừng giữa hai nốt
Rơi vào chỗ hiếm hoi lắm phù hợp thực
Vì nốt chết có xu hướng chi phối
Cả hai được hoà giải
Trong khoảng tối rung rinh
Và bài ca vẫn còn tinh khiết.
Các dòng cực kì có ý nghĩa. Tôi là điểm dừng
giữa hai nốt... chết và sinh. Đây là hai nốt được cái
không biết chơi trên bạn. Và tôi là điểm dừng giữa
hai nốt - bạn là điểm dừng, khoảng giữa, lỗ hổng,
giữa sinh và chết. Rất tinh tế...
Tôi là điểm dừng giữa hai nốt
Rơi vào chỗ hiếm hoi lắm phù hợp thực
Điều đó là rất hiếm hoi. Chỉ trong một Phật hay
trong một Christ, chết và sống mới rơi vào hài hoà...
và giai điệu được sinh ra - trong một Kabir, trong một
Mahavira. Hiếm hoi lắm - rất hiếm hoi là hiện tượng
khi sống và chết đi tới hài hoà bên trong: xung đột
dừng lại, rạn nứt được bắc cầu, và cả hai trở thành
một phần của một giai điệu - không trong xung đột
mà trong cộng tác.
Tôi là điểm dừng giữa hai nốt
Rơi vào chỗ hiếm hoi lắm phù hợp thực
Vì nốt chết có xu hướng chi phối
Sống đã xảy ra, sinh đã xảy ra, bây giờ chết sắp
xảy ra. Cho nên cuộc sống đã bị cái chết chiếm ưu thế
quá nhiều - do đó mọi người đều trong tìm kiếm an
ninh, an toàn, bảo hiểm: Làm sao tránh cái chết? Làm
sao kéo dài cuộc sống lâu thêm chút nữa? Làm sao ở
đây thêm chút nữa? Làm sao không chết? Làm sao
thoát khỏi cái chết? Cái chết chiếm ưu thế - do đó tiền
trở thành quan trọng thế.
Nhớ lấy, tầm quan trọng của tiền là tầm quan
trọng của cái chết, bởi vì tiền cho bạn cảm giác giả
tạo về an ninh - rằng bạn có tiền, rằng bạn có các bác sĩ điều trị, rằng bạn có thuốc, rằng bạn có số dư ngân
hàng, rằng bạn có bảo hiểm cuộc sống, rằng bạn có
bạn bè, rằng bạn có nhà tốt, rằng nếu có rắc rối nào
bạn sẽ được bảo vệ. Cho nên người ta trở nên bị ám
ảnh quá nhiều với tiền: có ngày càng nhiều tiền, tạo ra
bức Trường Thành lớn về tiền quanh bạn, để cho cái
chết không thể thấm qua được.
Nhưng chẳng cái gì có thể ngăn cản được cái chết.
Nỗ lực của bạn để ngăn cản nó đơn giản phá huỷ cơ
hội mà đáng ra có thể đã là kinh nghiệm lớn lao, mà
có thể đã nở hoa trong tình yêu. Chỉ có hai kiểu người
trên thế giới: người hướng cái chết và người hướng
tình yêu. Cuộc sống đã xảy ra rồi, cho nên không có
vấn đề về nó. Không ai lo lắng về sinh cả - điều đó đã
xảy ra rồi.
Ở Ấn Độ chúng ta có ba thần - Trimurti, ba ngôi
Ấn Độ - ba khuôn mặt của một Thượng đế: Brahma,
Vishnu, Shiva. Brahma là Thượng đế đã sáng tạo ra
thế giới này, Vishnu là Thượng đế duy trì thế giới, và
Shiva là Thượng đế sẽ phá huỷ thế giới. Bây giờ, bạn
sẽ ngạc nhiên. Không có một ngôi đền nào dành riêng
cho Brahma, Thượng đế sáng tạo ra thế giới này. Ai
bận tâm? - một khi bạn đã sáng tạo xong công việc
của bạn được kết thúc. Bạn sẽ không tìm thấy một
ngôi đền nào dành riêng cho Brahma. Vâng, chỉ có
một ngôi đền - rất hãn hữu, đâu đó ở Ấn Độ - nhưng
không thể nào tìm được nó. Có hàng nghìn và hàng
nghìn ngôi đền - trong một thị trấn, bạn có thể tìm
thấy hàng trăm ngôi đền, nhưng không một ngôi đền
nào dành riêng cho Brahma, người đã sáng tạo ra thế
giới này! Đây là kiểu biết ơn gì vậy? Nhưng ai bận
tâm về sống? - nó đã xảy ra rồi. Sinh không phải là
vấn đề.
Bạn sẽ thấy Shiva được tôn thờ ở mọi nơi,
Thượng đế được tôn thờ nhất là Shiva. Hàng triệu
ngôi đền được dành cho Shiva: ông ấy là Thượng đế
của cái chết. Số hai là Vishnu, người duy trì cuộc
sống. Mọi người tôn thờ Vishnu; nhưng ngay cả
những người tôn thờ Vishnu, khi họ bị nguy khốn họ
lập tức chạy tới đền của Shiva - bởi vì ông ấy là
Thượng đế tối thượng. Brahma, Vishnu, Shiva: cả ba
đều là thượng đế. Shiva được gọi là "Thượng đế vĩ
đại" - Mahadeva; hai thượng đế kia là những thượng
đế kém hơn. Cái chết chiếm ưu thế.
Tôi là điểm dừng giữa hai nốt
Rơi vào chỗ hiếm hoi lắm phù hợp thực
Vì nốt chết có xu hướng chi phối
Cả hai được hoà giải
Trong khoảng tối rung rinh
Và khoảng tối đó là tình yêu - nơi chết và sống
gặp gỡ, nơi chết và sống ôm choàng lấy nhau, nơi
sống và chết có chuyện tình, nơi sống và chết đi tới
cực thích. Do đó, có hấp dẫn vô cùng trong yêu, bởi
vì nó là cuộc sống... và cũng có cả sợ, bởi vì nó là
chết nữa. Khi bạn làm tình với người đàn bà hay
người đàn ông, bạn không bao giờ đi toàn bộ vào
trong điều đó. Bạn đi xa thế, bởi vì nó là cuộc sống -
thế rồi bạn bắt đầu ngần ngại, thế rồi bạn không đi xa
thêm nữa, bởi vì thế thì cái chết cũng có đó. Nó là
điểm dừng giữa hai nốt, và nó tối - khoảng tối giữa
hai nốt.
Tại sao Rilke gọi nó là tối? Tình yêu mang tính
tối. Không phải ngẫu nhiên mà mọi người đã chọn
ban đêm để làm tình - điều đó không phải là ngẫu nhiên: có sự giống nhau nào đó giữa bóng tối và tình
yêu. Làm tình trong sáng chói có vẻ thô lỗ, thô tục,
xấu xí chút ít. Làm tình ở bãi chợ nơi người khác có
thể nhìn thấy chỉ là điên rồ. Người ta cần riêng tư - và
bóng tối cho bạn riêng tư tuyệt đối, bởi vì trong bóng
tối bạn không thể thấy người yêu, người yêu không
thể thấy bạn. Bạn tuyệt đối một mình; người khác
không can nhiễu vào.
Tình yêu có phẩm chất của bóng tối trong nó, bởi
vì nó có chiều sâu. Bóng tối bao giờ cũng sâu, ánh
sáng thì nông. Nhớ lấy, dù ánh sáng nhiều bao nhiêu,
ánh sáng bao giờ cũng nông cạn. Nhìn mà xem: ngày
là nông - đêm sâu thế, vô hạn. Cái chết cũng tối: trên
khắp thế giới, cái chết đã từng được vẽ như bóng tối.
Tình yêu tối, cái chết cũng tối - có sự giống nhau giữa
tình yêu và cái chết nữa.
Nhiều người tới tôi và họ nói, "Sao chúng tôi sợ
tình yêu thế? Tại sao? Chúng tôi khao khát nó, và vậy
mà chúng tôi lại sợ, và khi cơ hội nảy sinh chúng tôi
bị mắc kẹt; chúng tôi không thể buông bỏ được." Bởi
vì yêu là một nửa chết và một nửa sống - đó mới là
điều khó xử. Đó là dừng giữa hai nốt.
Cả hai được hoà giải
Trong khoảng tối rung rinh
Bạn trong yêu, và bạn chết nữa. Hay - bạn chết,
đó là lí do tại sao bạn sống. Việc đóng đinh và phục
sinh...
Và bài ca vẫn còn tinh khiết.
Chừng nào bạn còn chưa biết yêu là gì, bạn vẫn
không biết giai điệu là gì. Nó là việc gặp gỡ, gặp gỡ
cực thích, của chết và sống. Chừng nào yêu còn chưa
được biết tới, bạn đã bỏ lỡ. Bạn đã được sinh, bạn đã
sống, và bạn đã chết - nhưng bạn đã bỏ lỡ. Bạn bỏ lỡ
vô cùng, bạn bỏ lỡ hoàn toàn, bạn bỏ lỡ tuyệt đối -
bạn bỏ lỡ khoảng ở giữa. Khoảng đó là cực đỉnh cao
nhất, kinh nghiệm đỉnh. Kabir gọi nó là giai điệu
thiêng liêng.
Để đạt tới nó, có bốn bước cần được nhớ. Bước
đầu tiên: ở đây bây giờ - bởi vì yêu là có thể trong ở
đây bây giờ. Bạn không thể yêu trong quá khứ được.
Nhiều người làm điều đó, nhưng bạn không thể thực
sự yêu trong quá khứ được. Nhiều người đơn giản
sống trong kí ức - họ yêu trong quá khứ. Và có những
người khác yêu trong tương lai - điều đó nữa cũng
không thể được làm. Có những cách né tránh yêu: quá
khứ và tương lai là những cách để né tránh yêu. Cho
nên hoặc bạn yêu trong quá khứ, hoặc bạn yêu trong
tương lai - và yêu là có thể chỉ trong hiện tại, bởi vì
chỉ trong khoảnh khắc này chết và sống mới gặp gỡ...
trong khoảng tối ở bên trong bạn. Khoảng tối đó bao
giờ cũng hiện tại, bao giờ cũng hiện tại, bao giờ cũng
hiện tại. Nó không bao giờ là quá khứ và nó không
bao giờ là tương lai.
Nếu bạn nghĩ quá nhiều - và suy nghĩ bao giờ
cũng là về quá khứ hay về tương lai - năng lượng của
bạn sẽ bị phân tán khỏi việc cảm. Cảm là ở đây bây
giờ. Nếu năng lượng của bạn đi vào hình mẫu của suy
nghĩ thì bạn sẽ không có đủ năng lượng để đi vào
trong cảm giác - và yêu sẽ không là không thể được.

Cho nên bước đầu tiên là: ở đây bây giờ. Tương
lai và quá khứ đem suy nghĩ tới; suy nghĩ phá huỷ
cảm. Và người quá bị ám ảnh bởi suy nghĩ, dần dần
hoàn toàn quên mất rằng mình có trái tim nữa. Người
quá nhiều suy nghĩ, dần dần bắt đầu đi theo cách, bắt
đầu sống theo cách mà việc cảm không lên tiếng
được. Không nghe thấy việc cảm, dần dần việc cảm
bắt đầu rơi rụng đi khỏi người đó. Có cả triệu người ở
trạng thái này, người không biết trái tim là gì. Họ nghĩ
trái tim chỉ là cái bơm. Toàn thể sự tập trung là vào
cái đầu. Đầu là kẻ cực đoan; nó được cần tới, nó là
công cụ tốt, nhưng nó phải được dùng như nô lệ. Nó
không nên là người chủ. Một khi cái đầu trở thành
người chủ và trái tim bị bỏ lại đằng sau, bạn sẽ sống,
bạn sẽ chết, nhưng bạn sẽ không biết Thượng đế là gì
bởi vì bạn sẽ không biết yêu là gì.
Cùng khoảng tối đó, trước hết được tiếp xúc như
tình yêu... và khi bạn mất hút trong nó toàn bộ, nó trở
thành Thượng đế. Tình yêu là bắt đầu của Thượng đế
- hay Thượng đế là đỉnh tối thượng của tình yêu.
Bước thứ hai hướng tới tình yêu, và tới giai điệu
thiêng liêng, là: Học biến đổi chất độc của bạn thành
ngọt ngào. Bởi vì nhiều người yêu đấy, nhưng thế rồi
tình yêu của họ bị nhiễm bẩn nhiều lắm bởi chất độc -
bởi ghét, bởi ghen tị, bởi giận dữ, bởi sở hữu... cả
nghìn lẻ một chất độc bao quanh tình yêu của bạn.
Tình yêu là điều tinh tế. Cứ nghĩ về giận dữ, hận thù,
sở hữu, ghen tị mà xem: làm sao tình yêu có thể sống
sót được?
Trước hết, mọi người đi vào cái đầu và quên mất
trái tim - họ là đa số. Thế rồi một thiểu số vẫn sống
chút ít trong trái tim, nhưng thế rồi thiểu số đó làm
điều sai khác; ánh sáng nhỏ của tình yêu đó bị bao
quanh bởi ghen tị, hận thù, giận dữ, cả nghìn lẻ một
chất độc. Thế rồi toàn thể cuộc hành trình trở thành
cay đắng. Tôi đã nói với bạn, tình yêu là chiếc thang
giữa cõi trời và địa ngục, nhưng thang bao giờ cũng là
một thứ hai chiều: bạn có thể đi lên, bạn có thể đi
xuống. Nếu có chất độc, chiếc thang sẽ đưa bạn đi
xuống - bạn sẽ đi vào trong địa ngục và không vào cõi
trời. Và thay vì đạt tới giai điệu, cuộc sống của bạn sẽ
trở thành tiếng ồn buồn nôn - tiếng ồn giao thông,
xung đột; chỉ là tiếng ồn điên khùng - đám đông nhiều
tiếng ồn chẳng hài hoà gì. Bạn sẽ vẫn còn trên bờ điên
khùng.
Cho nên điều thứ hai cần nhớ là: học cách biến
đổi chất độc của bạn thành ngọt ngào. Chúng được
biến đổi thế nào? Có quá trình rất đơn giản. Thực tế,
gọi nó là biến đổi cũng không đúng, bởi vì bạn không
làm gì cả; bạn chỉ cần kiên nhẫn. Đây là một trong
những bí mật lớn lao nhất tôi đang nói cho bạn. Thử
nó mà xem: khi giận dữ tới bạn không làm gì cả; chỉ
ngồi im lặng và ngắm nhìn nó. Đừng chống lại nó,
đừng ủng hộ nó. Đừng hợp tác với nó, đừng kìm nén
nó. Chỉ ngắm nhìn nó, kiên nhẫn, chỉ xem điều xảy
ra... để cho nó nổi lên.
Nhớ một điều: đừng làm gì trong khoảnh khắc
giận - đợi đấy. Chỉ cho nó một chút thời gian và chờ
đợi... và bạn sẽ ngạc nhiên. Và một ngày nào đó bạn
sẽ hiểu rằng nếu bạn có thể chờ đợi đủ, bản thân giận
dữ trở thành từ bi. Nó là cái bánh xe; nó cứ chuyển
động theo cách riêng của nó - bạn mới vội vàng.
Cũng như đêm thành ngày nếu bạn có thể đợi một
chút, theo cùng cách đó, giận dữ trở thành từ bi nếu
bạn có thể chờ đợi một chút. Cùng năng lượng đó - chỉ kiên nhẫn là phải được thêm vào cho nó, không
cái gì khác. Bạn thử điều đó mà xem.
Nhớ một điều: đừng bao giờ làm gì trong tâm
trạng khi chất độc đang sở hữu bạn; cứ đợi đấy. Khi
chất độc đã bắt đầu đổi thành cái khác... Đây là một
trong những luật cơ bản của cuộc sống: rằng mọi thứ
liên tục biến đổi thành thứ khác. Có thay đổi đều đặn
trong bạn - người tốt thành người xấu, người xấu
thành người tốt; thánh nhân có những khoảnh khắc
của tội đồ và tội đồ có những khoảnh khắc thánh
nhân... người ta chỉ phải đợi.
Hành động khi thánh nhân chiếm ưu thế - có vậy
thôi. Đừng hành động khi tội đồ chiếm ưu thế, đừng
hành động khi giận dữ chiếm ưu thế, bằng không bạn
sẽ ăn năn và bạn sẽ tạo ra dây chuyền các phản ứng
và bạn sẽ bị mắc nghiệp. Đó là toàn thể nghĩa của
việc mắc nghiệp. Làm bất kì cái gì khi bạn đang trong
khoảnh khắc tiêu cực và bạn sẽ ở trong xiềng xích, và
không có tận cùng cho nó. Khi bạn tiêu cực bạn làm
cái gì đó, người khác trở nên tiêu cực, người khác sẵn
sàng làm cái gì đó - tiêu cực tạo ra nhiều tiêu cực hơn.
Tiêu cực khêu gợi tiêu cực thêm, giận dữ mang tới
giận dữ thêm, thù địch mang tới thù địch hơn, và mọi
sự cứ diễn ra mãi... và mọi người đã bị mắc vào với
nhau trong nhiều kiếp sống. Và họ cứ tiếp tục thế!
Chờ đợi. Khi bạn giận, đây là khoảnh khắc để
thiền. Đừng phí hoài khoảnh khắc này - giận dữ đang
tạo ra năng lượng lớn thế trong bạn, nó có thể phá
huỷ. Nhưng năng lượng là trung lập - cùng năng
lượng có thể phá huỷ, cũng có thể có tính sáng tạo.
Chờ đợi. Cùng năng lượng có thể phá vỡ, cũng có thể
mưa rào lên cuộc sống - chỉ đợi. Chờ đợi và không
làm gì trong vội vã, một ngày nào đó bạn sẽ ngạc
nhiên, khi thấy thay đổi bên trong. Bạn đã từng đầy
giận dữ, và thế rồi giận dữ cứ tiếp diễn và đi tới đỉnh
... và thế rồi bánh xe quay đi. Và bạn có thể thấy bánh
xe quay, và giận dữ thành thảnh thơi, và năng lượng
được thoát ra, và bây giờ bạn đang trong tâm trạng
tích cực - tâm trạng sáng tạo. Bây giờ bạn có thể làm
cái gì đó. Bây giờ bạn làm. Bao giờ cũng chờ đợi điều
tích cực.
Và điều tôi đang nói không phải là kìm nén. Tôi
không nói kìm nén tiêu cực, tôi nói quan sát tiêu cực.
Nhớ sự khác biệt, khác vô cùng có đó. Tôi không nói
ngồi lên đỉnh của tiêu cực, quên tiêu cực, làm cái gì
đó chống lại nó - không. Tôi không nói điều đó. Tôi
không nói khi bạn giận dữ hãy mỉm cười - không; nụ
cười đó là giả dối, xấu xí, rởm. Đừng mỉm cười khi
bạn giận. Thế thì đóng cửa phòng lại, để tấm gương
ngay trước bạn, tự mình nhìn khuôn mặt giận dữ của
mình. Không cần biểu lộ nó cho bất kì ai khác. Nó là
việc của bạn, nó là năng lượng của bạn, nó là cuộc
sống của bạn, và bạn phải chờ đến đúng khoảnh khắc.
Cứ nhìn vào tấm gương đó: nhìn khuôn mặt đỏ, mắt
đỏ, kẻ sát nhân có đó.
Bạn có bao giờ nghĩ rằng mọi người đều mang
một kẻ sát nhân bên trong không? Bạn cũng mang
một kẻ sát nhân bên trong. Đừng nghĩ rằng kẻ sát
nhân tồn tại ở đâu đó khác - ai đó khác mới là kẻ sát
nhân, kẻ phạm tội giết người - không: mọi người đều
có khả năng phạm tội giết người. Bạn mang bản năng
giết người bên trong mình.
Cứ nhìn vào bên trong tấm gương này: đây là
những tâm trạng của bạn - bạn phải đã quen với chúng. Đây là một phần của trưởng thành hướng tới
tự biết. Bạn đã nghe nói nhiều thế, từ Socrates cho tới
ngày nay: "Biết bản thân mình" - nhưng đây là cách
biết bản thân mình đấy. "Biết bản thân mình" không
có nghĩa là ngồi im lặng và lẩm nhẩm, "Ta là Brahma,
ta là linh hồn, ta là Thượng đế, ta là cái này" - toàn
thứ vô nghĩa. "Biết bản thân mình" nghĩa là biết tất cả
tâm trạng của mình, mọi khả năng - kẻ sát nhân, tội
đồ, Thượng đế, quỉ - biết tất cả những tâm trạng, toàn
thể miền của nó, và bằng việc biết nó bạn sẽ khám
phá ra bí mật, chìa khoá.
Bạn sẽ thấy rằng giận dữ không thể có đó mãi mãi
được - hay nó có thể? Bạn đã không thử điều đó! Thử
điều đó mà xem - nó không thể có đó mãi mãi được.
Nếu bạn không làm gì, cái gì sẽ xảy ra? Giận dữ có
thể treo đó mãi mãi được không? Chẳng cái gì treo đó
mãi được. Hạnh phúc tới và đi, bất hạnh tới và đi. Bạn
không thể thấy ra luật đơn giản sao? - rằng mọi thứ
đều thay đổi, không cái gì còn lại thường hằng. Cho
nên sao lại vội vàng? Giận dữ đã tới - nó sẽ đi thôi.
Bạn chỉ đợi, có chút ít kiên nhẫn. Cứ nhìn vào trong
tấm gương và chờ đợi. Để giận dữ ở đó, để khuôn mặt
bạn thành xấu và có tính sát nhân - nhưng chờ đợi,
quan sát.
Đừng kìm nén và đừng hành động theo giận dữ,
và chẳng mấy chốc bạn sẽ thấy rằng khuôn mặt này
đang trở nên mềm mại hơn, mắt đang trở nên bình
thản hơn, năng lượng đang thay đổi - nam tính biến
thành nữ tính... và chẳng mấy chốc bạn sẽ đầy rạng
ngời. Cùng cái đỏ đã trong giận dữ nay là rạng ngời
nào đó - cái đẹp trên khuôn mặt bạn, trong mắt bạn.
Bây giờ đi ra: thời gian đã tới để hành động.
Hành động khi bạn đang tích cực. Đừng ép buộc
tích cực, chờ đợi tích cực tới theo cách riêng của nó.
Đây là bí mật - khi tôi nói, "Học biến đổi chất độc của
bạn thành ngọt ngào," đây là điều tôi ngụ ý.
Và điều thứ ba: chia sẻ. Bất kì khi nào có tiêu cực,
giữ nó lại cho bản thân bạn. Bất kì khi nào có tích
cực, chia sẻ. Thông thường, mọi người chia sẻ các
tiêu cực của họ; họ không chia sẻ cái tích cực của họ.
Nhân loại đơn giản ngu xuẩn. Khi họ hạnh phúc họ
không chia sẻ, họ rất keo kiệt. Khi họ bất hạnh họ rất,
rất hoang phí - thế thì họ rất sẵn sàng chia sẻ. Khi mọi
người mỉm cười họ mỉm cười rất tiết kiệm - chỉ chừng
chừng vậy thôi. Nhưng khi họ giận dữ họ giận toàn
bộ.
Bước thứ ba là chia sẻ cái tích cực. Điều đó sẽ
đem tình yêu của bạn tuôn chảy như dòng sông, nảy
sinh từ trái tim bạn. Thế khó xử của bạn với trái tim
sẽ bắt đầu chuyển động khi bạn chia sẻ.
Tôi đã nghe nói về một câu ngạn ngữ rất kì lạ của
Jorge Luis Borges. Nghe nó này...
Đem cái linh thiêng cho chó
Ném ngọc trước lợn
Vì điều thành vấn đề là cho.*
Bạn đã nghe câu ngạn ngữ ngược lại: đừng đổ
nước thiêng lên chó, và đừng ném ngọc trước lợn, bởi
vì họ sẽ không hiểu. Borges lại nói:
Đem cái linh thiêng cho chó 

Ném ngọc trước lợn
Vì điều thành vấn đề là cho.
Điều thực không phải là cái bạn cho - ngọc và
điều linh thiêng và tình yêu - và bạn đang cho ai; cái
đó không phải là vấn đề. Vấn đề là ở chỗ bạn cho. Khi
bạn có, cho nó đi.
Gurdjieff thường nói, "Mọi thứ tôi tích trữ đều bị
mất, và mọi thứ tôi cho đều là của tôi. Mọi thứ tôi cho
vẫn cùng tôi, còn mọi thứ tôi tích trữ đều mất, đều
đi." Đúng: bạn chỉ có cái bạn đã chia sẻ. Bạn chỉ có
tình yêu như bạn đã chia sẻ. Tình yêu không phải là
tài sản để tích trữ, nó là rạng ngời, là hương thơm để
chia sẻ. Bạn càng chia sẻ nhiều, bạn càng có nhiều;
bạn càng chia sẻ ít, bạn càng có ít. Bạn chia sẻ càng
nhiều, càng nhiều thứ sẽ nảy sinh từ cốt lõi bên trong
nhất của bạn - nó là vô hạn: nhiều thứ sẽ trào lên nữa.
Kéo nước lên từ giếng, nhiều nước lại tới làm tươi
mới trong giếng. Không kéo nước lên, đóng giếng lại,
trở thành kẻ keo kiệt, và không dòng nước thêm nào
sẽ vận hành. Dần dần, dòng nước sẽ trở thành chết, bị
chẹn lại; và nước vốn ở trong giếng sẽ chết, sẽ trở
thành tanh tưởi, bẩn thỉu. Nước tuôn chảy là tươi
mới... tình yêu tuôn chảy là tươi mới.
Cho nên bước thứ ba hướng tới tình yêu là: chia
sẻ cái tích cực của bạn, chia sẻ cuộc sống của bạn,
chia sẻ mọi thứ bạn có. Bất kì cái gì đẹp với bạn,
đừng bao giờ tích trữ nó. Trí huệ của bạn, chia sẻ; lời
cầu nguyện của bạn, chia sẻ; tình yêu của bạn, hạnh
phúc của bạn, vui sướng của bạn, chia sẻ. Vâng, nếu
bạn không thể tìm được người nào, chia sẻ nó với chó
vậy - nhưng chia sẻ. Chia sẻ nó với đá - nhưng chia
sẻ. Khi bạn có ngọc, ném chúng đi - đừng bận tâm
liệu người nhận là lợn hay thánh nhân, cứ ném chúng
ra. Điều thành vấn đề là cho.
Tích trữ đầu độc trái tim. Mọi tích trữ đều độc hại.
Nếu bạn chia sẻ, hệ thống của bạn sẽ thoát khỏi chất
độc. Và khi bạn cho, đừng bận tâm liệu điều đó được
đáp lại hay không. Thậm chí đừng chờ đợi lời cảm
ơn. Cảm thấy biết ơn người đã cho phép bạn chia sẻ
cái gì đó với người đó. Không có việc ngược lại -
đừng chờ đợi, nói sâu bên trong tim mình rằng người
đó đáng phải được cảm ơn là người đó đã sẵn sàng
nghe bạn, chia sẻ năng lượng nào đó với bạn... rằng
người đó sẵn sàng nghe bài ca của bạn... rằng người
đó sẵn sàng xem điệu vũ của bạn... rằng khi bạn đã tới
để cho người đó, người đó đã không bác bỏ - người
đó có thể bác bỏ chứ.
Chia sẻ là một trong những đức hạnh tâm linh
nhất, một trong những đức hạnh tâm linh lớn lao nhất.
Và điều thứ tư: là cái không. Một khi bạn bắt đầu
nghĩ rằng bạn là ai đó, bạn dừng lại; thế thì tình yêu
không tuôn chảy. Tình yêu tuôn chảy chỉ từ ai đó là
không ai cả. Tình yêu trú ngụ chỉ trong cái không.
Khi bạn trống rỗng, có tình yêu. Khi bạn đầy bản ngã,
tình yêu biến mất. Tình yêu và bản ngã không thể
cùng tồn tại được. Tình yêu có thể tồn tại với Thượng
đế nhưng không thể tồn tại cùng bản ngã, bởi vì tình
yêu và Thượng đế là đồng nghĩa. Tình yêu và bản ngã
là không thể ở cùng nhau được. Cho nên hãy là cái
không. Đó là nghĩa của việc thành khiêm tốn, nhu mì.
Jesus nói: Được ân huệ là người nhu mì, vì nhu mì
của họ là vương quốc của Thượng đế. 

Bốn bước này - và bây giờ sẽ dễ hiểu lời kinh này.
Trước hết...
Tôi phải tới ai để biết về người yêu của tôi?
Kabir nói: Tôi phải đi đâu để học về người yêu
của tôi? Người yêu của tôi ở đâu? Chỗ trú ngụ của
người đó ở đâu? Và ai có thể chỉ điều đó cho tôi?
Kabir nói: "Vì ông chẳng bao giờ có thể tìm thấy
rừng
Nếu ông bỏ qua cây,
Cho nên người đó có thể chẳng bao giờ được tìm
thấy trong trừu tượng."
Lời kinh cực kì có ý nghĩa, có giá trị rất lớn -
giống như tiêu chí. Nghe đây: tôi bắt gặp những
người nói, "Chúng tôi yêu nhân loại" - và họ đã không
yêu lấy một con người. Nhân loại là trừu tượng. Làm
sao bạn có thể yêu nhân loại được - nói cho tôi xem
nào? Bạn sẽ tìm thấy nhân loại ở đâu? Bạn sẽ ôm
nhân loại thế nào? Bạn sẽ hôn nhân loại thế nào?
Không, đây toàn là thủ đoạn của tâm trí. Dù ở bất kì
đâu bạn bắt gặp bất kì ai, bạn bao giờ cũng bắt gặp
con người thôi.
Nhân loại chẳng có ở đâu cả; chỉ có con người và
con người. Nhân loại là trừu tượng, là ý tưởng; nó chỉ
tồn tại trong tâm trí các triết gia - chẳng có ở đâu
khác. Nhưng lại là một ý tưởng rất thủ đoạn: bạn có
thể né tránh con người nhân danh nhân loại - bạn
thậm chí có thể giết người nhân danh nhân loại. Bạn
có thể nói, "Tôi phục vụ nhân loại và anh đang đi theo
cách đó, cho nên tôi sẽ tiêu diệt anh." Đó là điều
Adolf Hitler nói, đó là điều Joseph Stalin nói, đó là
điều chủ tịch Mao nói, đó là điều mọi chính khách của
thế giới nói: "Chúng tôi yêu nhân loại. Để cứu nhân
loại, chúng tôi sẽ phải giết con người." Đây chính là
các ý tưởng thủ đoạn.
Kabir nói: "Vì ông chẳng bao giờ có thể tìm thấy
rừng nếu ông bỏ qua cây..."
Rừng không tồn tại - "rừng" chỉ là một từ. Cái tồn
tại là cây. Cây và cây và cây - chúng tồn tại; và nếu
bạn bắt đầu tìm rừng và bỏ qua cây, bạn sẽ không bao
giờ thấy rừng. Có thể đó là lí do tại sao nhiều người
tìm kiếm Thượng đế thế và chẳng bao giờ tìm thấy
ngài - họ tìm một trừu tượng. Thượng đế giống như
rừng: bạn sẽ thấy cái cây, tảng đá, đàn ông, đàn bà,
con chó, con rắn, ngôi sao - những thứ này bạn sẽ
thấy; bạn sẽ không tìm thấy Thượng đế ở đâu cả.
Thượng đế là tên của cái toàn bộ. Ngài tồn tại trong
những vật đặc thù này; ngài không ở đâu trong bất kì
sự tồn tại nào khác. Ngài tồn tại trong con rắn như
con rắn, và ngài tồn tại trong cái cây như cái cây, và
ngài tồn tại trong tảng đá như tảng đó, và ngài tồn tại
trong con người như con người.
Kabir đang chỉ ra điều gì đó rất quan trọng. Mọi
người hỏi, "Thượng đế ở đâu?" Đứng trong rừng họ
hỏi, "Rừng ở đâu?" Nếu bạn nói, "Anh đang được bao
quanh bởi rừng," họ sẽ nói, "Đây là cây sồi, đây là
cây thông - nhưng rừng đâu? Tôi biết có cây, nhưng
rừng đâu? Tôi muốn biết rừng." Nhưng người này sẽ
phát điên và người đó sẽ không bao giờ bắt gặp rừng
cả. Phủ nhận cây, không có rừng. Rừng tồn tại trong
cây sồi, trong cây thông, trong cây tuyết tùng. Rừng biểu hiện trong cả nghìn lẻ một dạng. Rừng trong bản
thân nó thì không thể tìm thấy được - đó chỉ là một
trừu tượng, một phổ quát.
Tìm cái đặc thù và quên cái phổ quát đi. Đó là
khác biệt giữa tôn giáo thực và tôn giáo giả. Tôn giáo
giả được dành cho các cái trừu tượng, tôn giáo thực
được dành cho các cái đặc thù. Yêu đàn ông, yêu đàn
bà, yêu đứa trẻ, yêu con vật, yêu cây cối, yêu các vì
sao... Đừng hỏi về Thượng đế, và bạn sẽ tìm thấy
Thượng đế.
Yêu đàn bà, yêu con vật, yêu cây cối, dần dần bạn
sẽ trở nên nhận biết rằng cây cối không chỉ là cây cối.
Cây cối siêu việt hơn bản thân cây cối nhiều; nó là
siêu việt. Yêu đàn bà, bạn sẽ biết rằng cô ấy không
chỉ là thân thể, không chỉ là tâm trí; cái gì đó siêu việt
hơn nhiều bị ẩn kín đằng sau. Người đàn bà trở thành
cánh cửa - cánh cửa mở vào Thượng đế. Con riêng
của bạn trở thành cánh cửa mở vào Thượng đế.
Yêu cái đặc thù, cái cụ thể, cái thực, và bạn có thể
thấy điều hại mọi người đã làm nhân danh các trừu
tượng. Người Ki tô giáo đánh người Mô ha mét giáo,
người Mô ha mét giáo đánh người Hindu giáo, và khi
họ được hỏi, "Vì cái gì?" họ nói, "Thượng đế."
Thượng đế của người Mô ha mét giáo là một trừu
tượng, Thượng đế của người Ki tô giáo là một trừu
tượng, Thượng đế của người Hindu giáo là một trừu
tượng. Chỉ tính thượng đế tồn tại thôi. Và bạn giết
người Hindu, và bạn giết người Mô ha mét giáo, và
bạn giết người Ki tô giáo: bạn giết các thượng đế thực
nhân danh các ý tưởng giả; bạn giết người thực nhân
danh các lí thuyết.
Kabir nói: Không có cách nào - cho nên tôi sẽ hỏi
bất kì ai, "Người yêu của tôi ở đâu?" Tôi sẽ yêu, và
tìm Người yêu của tôi trong việc yêu. Tôi sẽ không
hỏi, "Thượng đế ở đâu? Thượng đế là gì?" và định
nghĩa của nó. Không, tôi sẽ bắt đầu yêu - và qua tình
yêu định nghĩa sẽ tới trong tôi. Sự hiểu thấu sẽ tới qua
tình yêu - không qua ý tưởng hoá, không qua tư duy.
Đây là cách thức của trái tim - bắt đầu yêu. Và con
đường của tâm trí là cứ nghĩ hoài.
Và Kabir nói: Bằng việc yêu, tôi đã đi tới điểm
không khổ nào tồn tại.
O sadhu: Mảnh đất của ta là mảnh đất không
buồn.
Yêu không biết buồn. Nếu bạn vẫn biết buồn, bạn
không biết yêu. Yêu không biết buồn, không buồn
rầu. Làm sao tình yêu có thể biết buồn được? Điều đó
là không thể được - bởi vì yêu là siêu việt lên trên
sống và chết, cả hai. Nó đi ra ngoài sống và chết, cả
hai. Nó là chỗ dừng giữa hai nốt. Nó cao hơn sống, nó
cao hơn chết... làm sao có thể có buồn được? Và nó là
chỗ dừng, im lặng... làm sao có thể có buồn được?
O sadhu: Mảnh đất của ta là mảnh đất không
buồn.
Ta kêu to cho mọi người, cho vua và kẻ ăn xin,
Hoàng đế và fakir -
Bất kì ai tìm chỗ trú ngụ ở chỗ cao nhất,
Để tất cả tới và định cư ở mảnh đất của ta.
Và Kabir nói: tới mảnh đất của tình yêu. Đừng cứ
tranh đấu về học thuyết, giáo điều. Đừng chẻ sợi tóc ra - đừng phí thời gian. Ta đã tới - và ta tuyên bố cho
tất cả mọi người, cho mọi vua và kẻ ăn xin, cho mọi
hoàng đế và cho các fakir, "Tới mảnh đất của ta!"
... Và ta đã tới nước không có buồn rầu. Sao các
ông phí thời gian trong các thứ trừu tượng và lí thuyết
và triết lí? Lại đây! - Để tất cả tới và định cư ở mảnh
đất của ta...
Để người mệt mỏi tới và bỏ gánh nặng của người
đó ở đây.
Chỉ tình yêu mới có thể trở thành chỗ nghỉ ngơi,
chỉ tình yêu mới là chỗ trú ẩn. Bạn có thể tìm thấy bất
kì cái gì, ngoại trừ tình yêu, nhưng bạn sẽ chỉ thấy
căng thẳng mới chứ không gì khác; và gánh nặng mới
- và những gánh nặng đó thực là nặng.
Jesus nói: Tới ta đi, mọi người đã nặng gánh.
Gánh của ta nhẹ. Tới ta đi, nghỉ trong ta...
Để tất cả tới và định cư ở mảnh đất của ta
Để người mệt mỏi tới và bỏ gánh nặng của người
đó ở đây.
Chỉ trong tình yêu, gánh nặng mới biến mất. Bởi
vì thực tế gánh nặng cơ bản là gì? Gánh nặng cơ bản
là gánh nặng của bản ngã: tôi đây - đó là gánh nặng
cơ bản. Mọi gánh nặng khác đều được tích luỹ lên
trung tâm này. Đây là chính đầu mối - tôi đây; thế rồi
bạn tích luỹ nhiều gánh nặng. Trung tâm này phải bị
phá huỷ. Tình yêu làm bạn thành không ai cả, tình
yêu lấy đi mảnh đất của bạn, tình yêu phá huỷ bản
ngã của bạn toàn bộ. Nó triệt tiêu, nó giết chết bạn
hoàn toàn, và nó cho bạn cuộc sống mới - cuộc sống
không bản ngã nào: cuộc sống khiêm tốn, cuộc sống
đơn giản, cuộc sống mà Thượng đế có thể sống qua.
Bạn trở thành cây tre hổng... và âm nhạc của ngài bắt
đầu tuôn chảy qua bạn. Bạn không cản trở, bởi vì bạn
không có đó để cản trở ngài. Nếu bạn có đó, bạn là
cản trở.
Mọi người tới tôi và họ hỏi, "Làm sao tôi có thể
vượt ra ngoài nỗi buồn?" Tôi bảo họ: Bạn không thể
vượt ra ngoài nỗi buồn được. Có siêu việt đấy, nhưng
bạn không thể đi được; bạn sẽ phải bị vứt bỏ trước
khi nó xảy ra. Vâng, có trạng thái không buồn, nhưng
bạn không thể vào trong nó được; bạn sẽ phải bị vứt
bỏ từ nó. Cái gì đó bên trong bạn sẽ đi vào, nhưng bạn
thì không. Cái gì đó bên trong bạn sẽ đi vào trong
mảnh đất không buồn đó, nhưng không phải bạn: bạn
là nỗi buồn.
Bạn đã không quan sát điều đó sao? - bản ngã của
bạn càng lớn, nó tạo ra nỗi buồn càng lớn. Nó gây đau
- nó giống như vết thương. Bản ngã càng ít, nó gây
đau càng ít - vết thương được chữa lành. Khi không
có bản ngã, không đau chút nào. Cho dù ai đó xúc
phạm bạn cũng chẳng gây đau, bởi vì bạn không có
đó - làm sao người đó có thể xúc phạm bạn được?
Xúc phạm chạm vào bạn chỉ khi vết thương tồn tại -
bạn bị thua bởi vì bạn muốn thắng. Nếu bản ngã
không có, khác gì giữa thắng và thua? Khác gì giữa
thành công và thất bại?
Mọi phân biệt đều do bản ngã tạo ra. Bất kì đâu
bản ngã cảm thấy được đáp ứng, đó là thành công,
thắng lợi. Khi bản ngã cảm thấy không được đáp ứng,
đó là thất bại, thua cuộc. Mọi thua và thắng đều do bản ngã. Khi không có bản ngã, bạn đơn giản sống
không thắng, không thua. Bạn đơn giản sống không
thành công, không thất bại. Bạn đơn giản sống... và
cuộc sống đơn giản đó là cuộc sống tôn giáo.
Đó là điều Kabir ngụ ý qua cái ông ấy gọi là
sadhu. Sadhu nghĩa là người đơn giản, sadhu nghĩa là
người không phức tạp, sadhu nghĩa là người khiêm
tốn. Đó là điều tôi gọi là "sannyasin."
Cho nên sống ở đây đi, anh trai ơi,
Rằng anh có thể đi ngang qua bờ bên kia dễ dàng.
Bạn có thể sống theo hai cách: bạn có thể sống
theo cách bạn trở nên bị nặng gánh với bờ bên này tới
mức cuộc hành trình sang bờ bên kia trở thành không
thể được. Sống nhẹ nhàng... để cho khi tới ngày đi
qua bờ bên kia, bạn có thể đơn giản nhún nhảy trên
bàn chân và bắt đầu đi
Tôi đã nghe...
Khi Pompei bị cháy, và cả thành phố chạy xô ra,
và mọi người đang mang bất kì cái gì họ có thể mang
- đá quí, vàng, bạc, những thứ có giá trị... Và họ tất cả
đều kêu và khóc bởi vì họ có nhiều thứ không thể
mang theo được - ai đó mất con, ai đó mất vợ. Đó là
đám đông điên khùng - toàn thể thành phố bị cháy -
và họ tất cả chạy xô ra khỏi thành phố chỉ để cứu
mạng mình. Đó là hỗn độn.
Tương truyền chỉ một người - lúc đó là ba giờ
sáng - chỉ một người ra khỏi thành phố rất yên tĩnh,
im lặng, cứ dường như không có gì đã xảy ra. Ông ấy
là nhà huyền môn. Ông ấy chỉ có một chiếc gậy. Và
nhiều người nhìn ông ấy và nói, "Ông có vẻ không bị
rối trí." Ông ấy nói, "Rối trí để làm gì? Tôi chẳng có
gì khác - chỉ mỗi cây gậy này; và đây là lúc tôi đi dạo
buổi sáng. Cho nên, để làm gì?... Tôi chẳng có gì để
mất!"
Sống ở đây theo cách là "ở đây" không trở thành
quan trọng với bạn nữa - không trở nên bị ám ảnh.
Sống trong nhà là tốt, nhưng khi thời điểm tới để rời
khỏi nhà người ta nên có khả năng đi mà không nhìn
lại sau. Sống với mọi người - nhưng nếu vợ bạn chết,
người ta nên có khả năng nói lời tạm biệt một cách im
lặng, đằm thắm, không phàn nàn, không cằn nhằn.
Sống theo cách mà bạn không trở nên bị vướng mắc
quá nhiều.
Cho nên sống ở đây đi, anh trai ơi,
Rằng anh có thể đi ngang qua bờ bên kia dễ dàng.
Và bờ bên kia đó không xa lắm đâu, bờ bên kia
bao quanh bạn ở mọi chỗ. Nếu bạn bắt đầu sống
đúng... và tôi ngụ ý "đúng" là gì? Bốn bước kia: ở đây
bây giờ, học biến đổi chất độc thành ngọt ngào, chia
sẻ cái tích cực của bạn, và là cái không. Đó là điều tôi
ngụ ý bởi "sống đúng."
Nếu bạn sống đúng, trong thời gian hai mươi bốn
giờ bạn sẽ đi qua bờ này nhiều lần từ bờ kia, từ bờ kia
qua bờ này, từ bờ này qua bờ kia - nhiều lần Thượng
đế sẽ thấm vào bạn, toả sáng bên trong bạn. Nhiều lần
bạn bỗng nhiên sẽ ở bờ bên kia. Đi trên phố... và bỗng
nhiên ngài ở đó. Mặt trời chiếu vào bạn, tia nắng mặt
trời chiếu lên cây cối... và bỗng nhiên bờ bên kia có
đó. Bờ bên kia không phải là chỗ nào đó xa xăm gần
thiên hà khác; nó bao giờ cũng ở đây. Nó là phẩm chất của thiền của bạn. Nếu bạn không bị nặng gánh ở
đây, không bị ám ảnh với những thứ trần tục...
Sống trong thế giới nhưng không cho phép thế
giới sống trong bạn. Và thế thì bạn sẽ một mình ngay
cả trong đám đông... và ngay cả trong đám đông bạn
sẽ thấy bờ bên kia. Bờ bên kia trở thành gần tới mức
bạn có thể đi qua rào chắn vào bất kì lúc nào bạn
muốn. Điều đó dễ dàng thế, như việc thở - nhưng
nghệ thuật này phải được học. Đó là vấn đề nghệ
thuật, khéo léo. Kheo khéo vào. Yêu, nhưng đừng cho
phép tình yêu của bạn trở thành thèm khát. Yêu,
nhưng đừng cho phép tình yêu của bạn trở thành gắn
bó. Yêu, nhưng đừng cho phép tình yêu của bạn trở
thành phụ thuộc, thành nô lệ. Và thế rồi... thế rồi yêu
vô cùng. Thế thì không có sợ hãi. Và yêu, bạn sẽ có
khả năng đi qua bờ bên kia không khó khăn gì.
Dùng tiền, nhưng đừng trở nên bận tâm về tiền.
Tôi không nói trốn khỏi tiền, và tôi không nói trốn
khỏi vợ con bạn và rời bỏ họ và đi lên hang động
Himalaya - tôi không dạy cái loại ngu xuẩn nào như
thế cho bạn. Và Kabir cũng không thiên về điều đó.
Kabir cực kì khẳng định cuộc sống, ông ấy tuyệt đối
vì cuộc sống. Thực tế, bất kì ai biết tới Thượng đế đều
sẽ vì cuộc sống, bởi vì cuộc sống này là của Thượng
đế. Nếu bạn trốn khỏi cuộc sống, bạn đang trốn khỏi
bản thân Thượng đế - trốn khỏi chính cơ hội mà ngài
sẵn có. Đừng trốn đi đâu cả. Thay vì để nỗ lực vào
trốn chạy, để nỗ lực vào trở nên nhận biết. Điều đó sẽ
là trốn chạy thực: không trốn đi chỗ nào cả, bạn sẽ tạo
ra hang động trong trái tim mình... và bạn sẽ bắt đầu
sống ở đây.
Và bờ bên kia bao giờ cũng ở ngay góc này. Bất
kì khoảnh khắc nào bạn muốn, bạn đều có thể đi... và
bạn có thể uống Thượng đế nhiều lần trong ngày tuỳ
thích. Nhìn hoa, bạn có thể uống ngài... và bờ bên kia
mở ra. Đó là cách nhìn - đó không phải là thứ vật
chất. Nhìn bông hồng một cách im lặng, đằm thắm,
không nói lời nào bên trong - im lặng toàn bộ... và im
lặng trở thành chói sáng, và im lặng trở thành bài ca,
và tầm nhìn nảy sinh. Hoa biến mất, bạn biến mất...
và Thượng đế có đó. Trong việc biến mất của chủ thể
và đối thể, lỗ hổng nảy sinh. Giữa hai nốt, chỗ dừng...
và bỗng nhiên bạn ở bờ bên kia.
Tôi là điểm dừng giữa hai nốt
Rơi vào chỗ hiếm hoi lắm phù hợp thực
Vì nốt chết có xu hướng chi phối
Cả hai được hoà giải
Trong khoảng tối rung rinh
Và bài ca vẫn còn tinh khiết.
Nhìn bông hồng. Bạn sẽ rung rinh và bông hồng
sẽ rung rinh và sẽ có nhịp đập giữa các bạn và cả hai
sẽ biến mất... có và bờ bên kia. Bỗng nhiên bạn được
thay đổi - được mang vào thế giới khác.
Với một sadhu thực, với sannyasin thực, với
người thành tâm thực, với người tìm kiếm thực, đệ tử,
điều này trở thành rất đơn giản - giống như nháy mắt.
Nhắm mắt lại và bạn ở bờ bên kia, mở mắt ra và bạn
ở bờ bên kia. Bờ bên kia không phải là cái gì đó xa
xăm, hay sau cái chết: bờ bên kia là ở đây giữa sống
và chết. Từng khoảnh khắc nó đều là ở đây - giữa quá
khứ và tương lai nó là ở đây: giữa quá khứ và tương
lai có lỗ hổng nhỏ, một giây chia chẻ, và nó có đó. 


Hiện tại là sự hiện diện của Thượng đế...
Cho nên sống ở đây đi, anh trai ơi,
Rằng anh có thể đi ngang qua bờ bên kia dễ dàng.
Đó là mảnh đất không đất không trời,
Không trăng không sao.
Vì chỉ có rạng ngời chân lí
Toả sáng trong durbar của thượng đế.
Không đất không trời; đó là chiều phi vật chất.
Không có gì - thậm chí không có ông.
Đó là miền không đất không trời,
Không trăng không sao.
Vì chỉ có rạng ngời chân lí
Toả sáng trong vương quốc của thượng đế.
"Chỉ có rạng ngời chân lí..." Chỉ chân lí mới tồn
tại ở bờ bên kia - không người tìm kiếm không cái
được tìm kiếm, không người quan sát không cái được
quan sát, không vật chất không tâm thức - chỉ chân lí,
chỉ khoa học tối thượng. Và bạn trở thành một với nó,
bạn không tách rời khỏi nó: bạn trở thành một phần
của giai điệu thiêng liêng đó.
Kabir nói: "Hỡi người anh em yêu mến:
Số không chính là bản chất gìn giữ chân lí."
Không cái gì khác là bản chất. Tìm, kiếm, cố biết
chân lí là gì - và chân lí không trong trừu tượng, và
chân lí không trong kinh sách, và chân lí không được
tìm thấy trong đối thoại của các nhà thượng đế học.
Chân lí là ở đây bây giờ. Chân lí hiện hữu: bạn phải
trở nên sẵn có cho nó. Chân lí là việc mở trái tim bạn
ra - tình yêu sẽ trở thành cây cầu giữa bạn và chân lí.
Ngay bây giờ bạn đang cố sống với thế giới, với
cây cầu bản ngã. Bản ngã tách rời, tình yêu nối lại.
Tình yêu là yoga duy nhất - "yoga" nghĩa là hợp nhất.
Bản ngã tách rời, làm bạn thành hòn đảo - rời xa. Và
nhìn vào điều chớ trêu này: đầu tiên bạn trau dồi bản
ngã, và thế rồi bạn nói, "Tôi cảm thấy rất đơn độc."
Bản ngã làm bạn cảm thấy đơn độc, nó làm bạn đơn
độc. Bản ngã làm bạn như hòn đảo nhỏ. Tình yêu...
bạn lại trở thành lục địa. Tình yêu là cây cầu giữa bạn
và cái đang đó.
Kabir ca bài ca của tình yêu. Và ông ấy nói: Qua
tình yêu bạn sẽ đạt tới chỗ dừng đó giữa hai nốt... nơi
giai điệu thiêng liêng tiếp tục... nơi Thượng đế đang
chơi cây đàn veena của ngài. Và điều đó là rất cận kề.
Ngay bây giờ, chính khoảnh khắc này, nó bao quanh
bạn. Nó ở bên trong tầm với của bạn, gần như bên
trong nắm tay của bạn - chỉ cần hiểu biết thêm chút
nữa, nhận biết thêm chút nữa. Sống trong nhận biết đi.
Để bốn bước này trở thành toàn thể tôn giáo của bạn,
toàn thể Torah của bạn - mọi cái khác chỉ là bình
luận.
Ở đây bây giờ... chính khoảnh khắc này: bạn thấy
cái đẹp của nó không? Chính khoảnh khắc này phúc
lành là ở đây, Thượng đế là ở đây. Khi bạn im lặng
ngài nói, khi bạn lắng nghe ngài ca.
Và học biến chất độc của bạn thành ngọt ngào, để
cho mọi rào chắn bị phá huỷ.
Thế rồi điều thứ ba, bắt đầu chia sẻ: bất kì cái gì
bạn có, cứ chia sẻ nó. Chia sẻ cái đẹp của bạn, chia sẻ
bài ca của bạn, chia sẻ cuộc sống của bạn. Trong chia
sẻ, bạn sẽ được giầu có lên. Đừng tích trữ. Khoảnh
khắc bạn bắt đầu tích trữ bạn sắp chống lại Thượng đế. Khoảnh khắc bạn bắt đầu tích trữ bạn đang cố lệ
thuộc vào cái ta riêng của mình; bạn đã mất tin cậy
vào cuộc sống. Cho nó đi! Vì cuộc sống đã trao nó
cho bạn, hãy cho đi - nhiều thứ sẽ tới.
Và điều thứ tư, là cái không. Cái không là cội
nguồn của tất cả, cái không là cội nguồn của vô hạn....
cái không là Thượng đế. Cái không nghĩa là niết bàn.
Là cái không đi - và trong việc là cái không, bạn sẽ
đạt tới cái toàn thể. Trong việc là cái gì đó, bạn sẽ bỏ
lỡ; trong việc là cái không, bạn sẽ về tới nhà.
Đây là lời kinh của Kabir. Kabir là một trong
những nhà huyền môn vĩ đại nhất của thế giới. Thiền
về Kabir - chú ý tới ông ấy, tới điều ông ấy nói. Và
ông ấy là con người rất đơn giản, không có học theo
bất kì cách nào - mọi điều ông ấy nói đều từ kinh
nghiệm của ông ấy. Ông ấy không phải là học giả,
ông ấy không biết gì về Veda và Koran và Kinh
Thánh. Tất cả mọi điều ông ấy nói đều là từ kinh
nghiệm tồn tại của riêng ông ấy. Và không chỉ là nhà
thơ, ông ấy là nhà thơ huyền môn - và sự khác biệt là
ở chỗ nhà thơ đôi khi có thoáng nhìn về Thượng đế,
và thế rồi ông ấy rơi trở lại - những khoảnh khắc hiếm
hoi của việc bay.
Ở Ấn Độ chúng ta có câu ngạn ngữ rằng nếu bạn
yêu thơ ca, đừng bao giờ tới gặp nhà thơ, bởi vì thế
thì bạn sẽ bị thất vọng. Bạn sẽ thấy một người rất bình
thường - thậm chí còn bình thường hơn cả người
thường. Hay bạn có thể thấy ai đó xấu xí - và người
đó đã từng nói hay thế. Và bạn sẽ thấy ai đó thô tục,
vô đạo đức, tục tĩu - và thơ của người đó lại tâm linh
thế. Câu ngạn ngữ này đúng: nếu bạn yêu thơ ca, quên
nhà thơ đi, đừng bao giờ tới gặp nhà thơ. Bởi vì nhà
thơ chỉ nhảy thôi - trong những khoảnh khắc hiếm hoi
của sáng suốt ông ấy bay cao, ông ấy đã bật lên, linh
ảnh nào đó giáng xuống ông ấy... thế rồi ông ấy bị
đóng lại, bị tắt đi; thế thì ông ấy là người bình thường.
Chỉ thỉnh thoảng, như tia chớp, thơ ca mới tới với ông
ấy.
Đó là khác biệt giữa nhà thơ và nhà thơ huyền
môn. Nhà thơ huyền môn đã đạt tới. Đó không phải là
chuyến bay của tưởng tượng của ông ấy, đó không chỉ
là linh ảnh - bây giờ đó là chính cuộc sống của ông
ấy. Ông ấy thở Thượng đế, ông ấy sống trong Thượng
đế, ông ấy sống như Thượng đế, ông ấy là Thượng đế.
Cho nên khi ông ấy nói điều gì đó, đấy không chỉ là
ngẫu nhiên; khi ông ấy nói điều gì đó, đấy là từ chính
cốt lõi của ông ấy.
Kabir là nhà thơ huyền môn. Lắng nghe giai điệu
của ông ấy, ca bài ca của ông ấy... và nếu bạn đã hiểu,
thế thì trở nên nhận biết thêm chút nữa đi. Và đừng
tìm rừng! Chỉ có cây thôi, không có rừng - "rừng" chỉ
là danh từ tập thể, trừu tượng. Không có Thượng đế
cao trên cõi trời đâu; có các thượng đế và thượng đế
và thượng đế - thượng đế cây, thượng đế đá, thượng
đế sông, thượng đế đàn ông, thượng đế đàn bà - có
các thượng đế và thượng đế và thượng đế... nhưng
không có Thượng đế.
Toàn thể sự tồn tại này là thiêng liêng. Yêu cây đi
nếu bạn muốn biết cái gì về rừng. Yêu người đi nếu
bạn muốn biết cái gì về Thượng đế. Từng biểu lộ đặc
thù đều có thể trở thành cửa sổ, cánh cửa ra vào.
Đừng bị ám ảnh quá nhiều bởi từ - từ "Thượng đế"
không phải là Thượng đế, từ "yêu" không phải là tình yêu, và từ "lửa" tất nhiên không phải là lửa. Bỏ từ, và
đi ngày một nhiều hướng tới sự tồn tại.
Cảm nhiều hơn, thay vì nghĩ. Qua việc cảm, lời
cầu nguyện của bạn sẽ nảy sinh... và qua việc cảm,
bạn sẽ được tan biến một ngày nào đó. Và khi bạn bị
tan biến, Thượng đế hiện hữu.






Làm sao năng lượng dục có thể được biến đổi vào trong samadhi?


Mật tông và Yoga có bản đồ nào đó về con người bên
trong. Sẽ tốt nếu bạn hiểu bản đồ đó; nó sẽ giúp bạn, nó sẽ
giúp bạn nhiều.

Mật tông và Yoga giả sử rằng có bẩy trung tâm trong
sinh lí con người, sinh lí tinh tế, không trong thân thể. Trong
thực tế chúng là các biểu dụ, nhưng chúng rất, rất có ích để
hiểu điều gì đó về con người bên trong. Đây là bẩy luân xa.
Thứ nhất, và cơ bản nhất, là muladhar. Đó là lí do tại sao
nó lại được gọi là muladhar: muladhar nghĩa là nền tảng
nhất, điều cơ bản. Mul nghĩa là cơ sở, từ gốc rễ. Luân xa muladhar là
trung tâm nơi năng lượng dục đang có sẵn ngay
bây giờ, nhưng xã hội đã làm hỏng luân xa này nhiều lắm.

Luân xa muladhar này có ba khía cạnh cho nó: một là
miệng, mồm; thứ hai là hậu môn; và thứ ba là bộ phận sinh
dục. Đây là ba khía cạnh của muladhar. Đứa trẻ bắt đầu cuộc
sống của nó với miệng, và bởi vì việc dạy dỗ sai, nên nhiều
người vẫn còn ở miệng, họ chẳng bao giờ trưởng thành. Đó
là lí do tại sao biết bao nhiêu chuyện hút thuốc, nhai kẹo sao
su, ăn liên tục cứ xảy ra. Đây là việc ngưng đọng ở mồm, họ
vẫn còn ở mồm.

Có nhiều xã hội nguyên thuỷ không hôn. Trong thực tế
nếu đứa trẻ đã trưởng thành tốt, việc hôn sẽ biến mất. Việc
hôn chỉ ra người này vẫn còn ở miệng; bằng không thì dục
phải có liên quan gì tới môi? Khi lần đầu tiên các xã hội
nguyên thuỷ đi tới biết việc hôn của con người văn minh, họ
cười, họ đơn giản nghĩ điều đó là kì cục - hai người hôn
nhau! Trông có vẻ mất vệ sinh quá, chỉ truyền đủ mọi loại
ốm bệnh cho nhau, nhiễm khuẩn. Và họ đang làm gì? Và để
làm gì? Nhưng nhân loại vẫn còn ở miệng.
Đứa trẻ không được thoả mãn bằng miệng; người mẹ
không cho bú vú đủ như đứa trẻ cần, môi vẫn còn không
được thoả mãn. Cho nên đứa trẻ sẽ hút thuốc lá về sau, sẽ trở
thành người hôn lớn lao, sẽ nhai kẹo sao su, hay sẽ trở thành
người tham ăn lớn, liên tục ăn thứ này thứ nọ. Nếu người mẹ
cho bú vú nhiều như đứa trẻ cần, thế thì muladhar không bị
làm hỏng.

Nếu bạn là người hút thuốc, thử ngậm cái núm vú - và
bạn sẽ bỗng nhiên ngạc nhiên - điều đó đã giúp cho nhiều
người, tôi trao điều đó cho nhiều người. Nếu ai đó tới và hỏi
tôi cách bỏ hút thuốc, tôi nói, "Chỉ dùng một cái núm vú, cái
vú giả, rồi ngậm nó trong mồm. Để nó treo trên cổ bạn và bất
kì khi nào bạn cảm thấy thích hút thuốc, chỉ việc đưa cái
núm vú lên mồm và tận hưởng nó. Và trong vòng ba tuần
bạn sẽ ngạc nhiên: thôi thúc hút thuốc đã biến mất."
Đâu đó bầu vú vẫn còn hấp dẫn; đó là lí do tại sao đàn
ông tập trung nhiều thế vào vú giới nữ. Dường như không có
lí do gì cả. Tại sao, tại sao đàn ông lại quan tâm nhiều thế tới
vú phụ nữ? Tranh vẽ, điêu khắc, phim ảnh, sách báo khiêu
dâm, mọi thứ dường như hướng vào vú! Và đàn bà liên tục
cố gắng che giấu ấy vậy mà vẫn phô bầy vú mình; bằng
không thì cái nịt vú chỉ là ngu xuẩn. Nó là một thủ đoạn để
che giấu và phô bầy cùng lúc; nó là một thủ đoạn rất mâu
thuẫn. Và bây giờ tại Mĩ, nơi mọi thứ ngu xuẩn cứ đi tới cực
đoan của nó, họ đang tiêm hoá chất vào vú phụ nữ, silicon và
các thứ khác. Họ nhồi vú bằng silicon để cho chúng trở nên
to hơn và có thể có hình dạng, hình dạng mà nhân loại chưa
trưởng thành muốn thấy. Cái ý tưởng ấu trĩ này... nhưng con
người bằng cách nào đó vẫn còn ở miệng.
Đây là trạng thái thấp nhất của muladhar.

Thế rồi vài người thay đổi từ miệng và họ trở nên bị mắc
kẹt tại hậu môn, bởi vì hư hỏng lớn thứ hai xảy ra với việc
huấn luyện đi vệ sinh. Trẻ con bị buộc phải đi vệ sinh vào
giờ nhất định. Bây giờ, trẻ con không thể kiểm soát được
chuyển động ruột của chúng; điều đó cần thời gian, điều đó
cần nhiều năm để chúng có kiểm soát. Cho nên chúng làm
gì? Chúng đơn giản ép buộc, chúng đơn giản đóng cơ chế
hậu môn của mình lại, và bởi vì điều này mà chúng trở nên
bị chốt hậu môn.
Đó là lí do tại sao biết bao nhiêu táo bón tồn tại trên thế
giới này. Chỉ con người mới chịu chứng táo bón. Không con
vật nào chịu táo bón cả, trong trạng thái hoang dã không con
vật nào bị táo bón cả. Táo bón mang tính tâm lí nhiều hơn; nó là hư
hỏng của muladhar. Và bởi vì táo bón nên nhiều thứ
khác lớn lên trong tâm trí con người.

Con người trở thành kẻ tích trữ - tích trữ tri thức, tích trữ
tiền bạc, tích trữ đức hạnh... trở thành kẻ tích trữ và trở thành
keo kiệt. Người đó không thể bỏ được thứ gì! Bất kì điều gì
người đó vớ được, người đó đều giữ nó. Và với nhấn mạnh
vào hậu môn này, hư hỏng lớn xảy ra cho muladhar, bởi vì
đàn ông hay đàn bà đều phải đi tới bộ phận sinh dục. Nếu họ
bị gắn vào miệng hay hậu môn, họ sẽ chẳng bao giờ đi tới bộ
phận sinh dục. Đó là một thủ đoạn mà xã hội đã dùng cho tới
giờ để không cho phép bạn trở thành có dục tính đầy đủ.
Thế rồi việc chốt hậu môn trở thành quan trọng tới mức
bộ phận sinh dục trở nên kém quan trọng. Do đó mới có biết
bao nhiêu đồng dục. Đồng dục sẽ không biến mất khỏi thế
giới này chừng nào và trừ phi khuynh hướng hậu môn biến
mất. Việc huấn luyện đi vệ sinh là việc huấn luyện nguy
hiểm, lớn lao. Và thế thì, nếu người nào đó trở thành hướng
sinh dục - thế thì mặc cảm lớn được tạo ra trong nhân loại về
dục. Dục có nghĩa là tội lỗi.
Ki tô giáo đã coi dục là tội lỗi tới mức họ cứ giả vờ và đề
nghị và cố gắng chứng minh là điều ngu xuẩn: rằng Christ
được sinh ra từ phép màu, rằng ông ấy không được sinh ra từ
mối quan hệ đàn ông - đàn bà, rằng Mary là đồng trinh. Dục
là tội lỗi tới mức làm sao mẹ của Jesus có thể có dục được?
Với người thường thì được.. nhưng với mẹ Jesus mà lại có
dục sao? Thế thì làm sao Jesus, một người thuần khiết thế, có
thể được sinh ra từ dục?

Tôi đã đọc...

Có một nữ thanh niên dường như không khoẻ lắm, cho
nên mẹ cô ta đưa cô ta tới bác sĩ. Người mẹ đã nói tất cả, bà
ấy là loại người như vậy.
"Cô ta có mang," bác sĩ nói.
"Bác sĩ, tôi phải gọi ông là thằng ngu. Con gái tôi chưa
hề hôn một người đàn ông! Con có người yêu không?"
"Không, thưa mẹ, con thậm chí không cầm tay đàn ông."
Ông bác sĩ rời khỏi ghế của mình, bước tới cửa sổ, và
nhìn chằm chằm lên trời. Có im lặng dài, thế rồi người mẹ
hỏi, "Có gì sai ở đó không thưa bác sĩ?"
"Không có gì đâu, không có gì đâu. Mới lần trước điều
này vừa xảy ra, một ngôi sao xuất hiện ở phương Đông, và
tôi không muốn bỏ lỡ lần này!"

Dục đã bị lên án quá nhiều, bạn không thể tận hưởng
được nó. Và đó là lí do tại sao năng lượng vẫn còn bị chốt lại
đâu đó: miệng, hậu môn, bộ phận sinh dục. Nó không thể đi
lên được.

Mật tông nói con người phải được giải thoát, hoá giải
cấu trúc từ ba điều này. Cho nên Mật tông nói rằng công việc
lớn lao đầu tiên phải xảy ra trong muladhar. Để cho miệng tự
do gào thét, cười, hét, kêu, khóc là rất có ích. Đó là lí do tại
sao việc chọn lựa của tôi dành cho nhóm đương đầu, động
thái, nguyên thuỷ và kiểu nhóm đó - chúng tất cả đều có ích
để làm giảm việc chốt vào miệng. Và để làm giảm nhẹ bạn
khỏi việc chốt hậu môn, pranayam, bastrika, thở nhanh hỗn
loạn, là rất có ích, bởi vì nó đánh thẳng vào trung tâm hậu
môn và làm cho bạn có khả năng làm giảm nhẹ cơ chế hậu
môn. Do đó thiền động là cực kì có giá trị.

Và thế rồi đến trung tâm dục: trung tâm dục phải được
làm giảm nhẹ khỏi gánh nặng của mặc cảm, kết án. Bạn phải
bắt đầu học lại về nó; chỉ thế thì chức năng trung tâm dục bị
hỏng mới có thể vận hành theo cách lành mạnh. Bạn phải bắt
đầu học lại để tận hưởng nó mà không bị mặc cảm gì.
Có cả nghìn lẻ một kiểu mặc cảm. Trong tâm trí người
Hindu có sợ: rằng năng lượng tinh trùng là năng lượng lớn;
dù chỉ một giọt bị mất, bạn cũng bị mất. Đây là thái độ rất
mang tính táo bón - tàng trữ nó! Chẳng cái gì bị mất cả. Bạn
là một lực động thế, bạn cứ tạo ra năng lượng đó hàng ngày.
Chẳng cái gì bị mất.
Tâm trí Hindu quá bị ám ảnh bởi virya, với năng lượng
tinh trùng; không giọt nào nên bị mất! Họ liên tục sợ. Cho
nên bất kì khi nào họ làm tình, nếu họ làm tình, họ đều cảm
thấy rất thất vọng, rất chán nản, bởi vì họ bắt đầu nghĩ nhiều
năng lượng thế bị mất đi. Chẳng cái gì bị mất cả. Bạn không
có hạn ngạch chết cứng về năng lượng; bạn là cái máy phát
điện - bạn tạo ra năng lượng, bạn tạo ra nó hàng ngày. Trong
thực tế bạn càng dùng nó nhiều, bạn càng có nó nhiều. Nó
vận hành như toàn bộ thân thể: nếu bạn dùng cơ bắp thì
chúng sẽ phát triển, nếu bạn bước đi thì chân sẽ mạnh, nếu
bạn chạy thì bạn sẽ có nhiều năng lượng hơn để chạy. Đừng
nghĩ rằng một người chưa bao giờ chạy và bỗng nhiên chạy
sẽ có năng lượng - người đó sẽ không có năng lượng. Người
đó sẽ thậm chí không có hệ thống bắp thịt để chạy. Dùng tất
cả những cái đã được Thượng đế trao cho và bạn sẽ có nó
nhiều hơn!

Cho nên có tính điên khùng Hindu: tích trữ. Đây là đang
trên đường táo bón. Và bây giờ có tính điên khùng Mĩ giống
như tiêu chảy: chỉ ném đi, cứ ném đi - có nghĩa, vô nghĩa, cứ
ném đi. Cho nên thậm chí một người tám mươi tuổi vẫn cứ
liên tục nghĩ theo cách trẻ con. Dục là tốt, dục là đẹp, nhưng
không phải là cái cuối cùng. Nó là alpha nhưng không phải
là omega. Người ta phải đi ra ngoài nó, nhưng đi ra ngoài nó
không phải là kết án! Người ta phải đi qua nó để đi ra ngoài
nó.
Mật tông là thái độ lành mạnh nhất về dục. Nó nói dục là
tốt, dục là lành mạnh, dục là tự nhiên, nhưng dục có nhiều
khả năng hơn chỉ là sinh sản. Và dục có nhiều khả năng hơn
chỉ là vui thú. Dục đang mang cái gì đó của điều tối thượng
trong nó, của samadhi.
Luân xa muladhar phải được thảnh thơi, thảnh thơi khỏi
táo bón, thảnh thơi khỏi tiêu chảy. Luân xa muladhar phải
vận hành tối đa, một trăm phần trăm; thế thì năng lượng bắt
đầu chuyển động.

Luân xa thứ hai là svadhishthan. Đó là hara, trung tâm
chết. Hai trung tâm này bị hư hỏng rất nhiều, bởi vì con
người đã sợ dục và con người đã sợ chết. Cho nên cái chết đã
bị né tránh: đừng nói về chết! Quên nó đi, nó không tồn tại.
Cho dù đôi khi nó tồn tại, cũng đừng để ý tới nó, đừng lấy
bất kì lưu ý nào về nó. Cứ nghĩ rằng bạn sẽ sống mãi; tránh
cái chết!
Mật tông nói: Đừng tránh dục và đừng tránh cái chết. Đó
là lí do tại sao Saraha đi tới bãi hoả thiêu để thiền - không
tránh né cái chết. Và ông ấy đã đi với người đàn bà rèn tên
để sống cuộc sống lành mạnh, tràn đầy dục, dục tối đa. Trên
bãi hoả thiêu, sống cùng với một người đàn bà, hai trung tâm
này phải được thảnh thơi: cái chết và dục. Một khi bạn chấp
nhận cái chết và bạn không sợ nó, một khi bạn chấp nhận
dục và bạn không sợ nó, hai trung tâm thấp của bạn được
thảnh thơi.

Và đấy là hai trung tâm thấp hơn đã bị xã hội làm hư
hỏng, hư hỏng tồi tệ. Một khi chúng được làm dịu đi... Năm
trung tâm kia không bị làm hỏng. Không có nhu cầu làm
hỏng chúng bởi vì người ta không sống trong năm trung tâm
khác kia. Hai trung tâm này tự nhiên có sẵn. Việc sinh đã
xảy ra: trung tâm dục, muladhar. Và cái chết sắp xảy ra:
svadhishthan, trung tâm thứ hai. Hai điều này có đó trong
cuộc sống của mọi người, cho nên xã hội đã phá huỷ cả hai
trung tâm này và cố gắng thao túng con người, chi phối con
người, qua hai điều đó.

Mật tông nói: Thiền trong khi bạn làm tình, thiền trong
khi ai đó chết; tới, quan sát, nhìn. Ngồi bên cạnh người hấp
hối. Cảm thấy, tham dự vào cái chết của người đó. Đi vào
thiền sâu với người sắp chết. Và khi một người sắp chết, có
khả năng để có nếm trải cái chết, bởi vì khi một người sắp
chết, người đó toát ra nhiều năng lượng thế từ luân xa
svadhishthan... Người đó phải toát ra bởi vì người đó sắp
chết. Toàn bộ năng lượng bị kìm nén tại luân xa
svadhishthan sẽ được toát ra bởi vì người đó sắp chết; không
toát ra nó, người đó sẽ không có khả năng chết. Cho nên khi
một người đàn ông chết hay người đàn bà chết, bạn chớ bỏ lỡ
cơ hội này. Nếu bạn ở gần một người hấp hối, ngồi một cách
im lặng, thiền một cách im lặng. Khi người này chết, trong
bột phát bất thần, năng lượng sẽ tràn khắp, và bạn có thể có
nếm trải về cái chết. Và điều đó sẽ cho bạn thảnh thơi lớn
lao. Vâng, cái chết xảy ra, không ai chết. Vâng cái chết xảy
ra, nhưng trong thực tế cái chết chưa hề xảy ra.

Khi làm tình, thiền sao cho bạn có thể biết rằng cái gì đó
của samadhi đang thấm vào hoạt động dục. Và trong khi
thiền về cái chết, đi sâu vào trong nó sao cho bạn có thể thấy
rằng cái gì đó của bất tử đi vào trong cái chết. Hai kinh
nghiệm này sẽ giúp bạn đi lên rất dễ dàng. Năm trung tâm
kia may mắn là không bị phá huỷ; chúng hoàn toàn trong hoà
hợp, chỉ năng lượng là phải di chuyển qua chúng. Nếu hai
trung tâm đầu tiên này được giúp đỡ, năng lượng bắt đầu
chuyển động. Cho nên để cho cái chết và tình yêu là hai đối
tượng thiền của bạn.

Mật tông và Yoga có bản đồ nào đó về con người bên
trong. Sẽ tốt nếu bạn hiểu bản đồ đó; nó sẽ giúp bạn, nó sẽ
giúp bạn nhiều.

Mật tông và Yoga giả sử rằng có bẩy trung tâm trong
sinh lí con người, sinh lí tinh tế, không trong thân thể. Trong
thực tế chúng là các biểu dụ, nhưng chúng rất, rất có ích để
hiểu điều gì đó về con người bên trong. Đây là bẩy luân xa.
Thứ nhất, và cơ bản nhất, là muladhar. Đó là lí do tại sao
nó lại được gọi là muladhar: muladhar nghĩa là nền tảng
nhất, điều cơ bản. Mul nghĩa là cơ sở, từ gốc rễ. Luân xa muladhar là
trung tâm nơi năng lượng dục đang có sẵn ngay
bây giờ, nhưng xã hội đã làm hỏng luân xa này nhiều lắm.

Luân xa muladhar này có ba khía cạnh cho nó: một là
miệng, mồm; thứ hai là hậu môn; và thứ ba là bộ phận sinh
dục. Đây là ba khía cạnh của muladhar. Đứa trẻ bắt đầu cuộc
sống của nó với miệng, và bởi vì việc dạy dỗ sai, nên nhiều
người vẫn còn ở miệng, họ chẳng bao giờ trưởng thành. Đó
là lí do tại sao biết bao nhiêu chuyện hút thuốc, nhai kẹo sao
su, ăn liên tục cứ xảy ra. Đây là việc ngưng đọng ở mồm, họ
vẫn còn ở mồm.

Có nhiều xã hội nguyên thuỷ không hôn. Trong thực tế
nếu đứa trẻ đã trưởng thành tốt, việc hôn sẽ biến mất. Việc
hôn chỉ ra người này vẫn còn ở miệng; bằng không thì dục
phải có liên quan gì tới môi? Khi lần đầu tiên các xã hội
nguyên thuỷ đi tới biết việc hôn của con người văn minh, họ
cười, họ đơn giản nghĩ điều đó là kì cục - hai người hôn
nhau! Trông có vẻ mất vệ sinh quá, chỉ truyền đủ mọi loại
ốm bệnh cho nhau, nhiễm khuẩn. Và họ đang làm gì? Và để
làm gì? Nhưng nhân loại vẫn còn ở miệng.
Đứa trẻ không được thoả mãn bằng miệng; người mẹ
không cho bú vú đủ như đứa trẻ cần, môi vẫn còn không
được thoả mãn. Cho nên đứa trẻ sẽ hút thuốc lá về sau, sẽ trở
thành người hôn lớn lao, sẽ nhai kẹo sao su, hay sẽ trở thành
người tham ăn lớn, liên tục ăn thứ này thứ nọ. Nếu người mẹ
cho bú vú nhiều như đứa trẻ cần, thế thì muladhar không bị
làm hỏng.

Nếu bạn là người hút thuốc, thử ngậm cái núm vú - và
bạn sẽ bỗng nhiên ngạc nhiên - điều đó đã giúp cho nhiều
người, tôi trao điều đó cho nhiều người. Nếu ai đó tới và hỏi
tôi cách bỏ hút thuốc, tôi nói, "Chỉ dùng một cái núm vú, cái
vú giả, rồi ngậm nó trong mồm. Để nó treo trên cổ bạn và bất
kì khi nào bạn cảm thấy thích hút thuốc, chỉ việc đưa cái
núm vú lên mồm và tận hưởng nó. Và trong vòng ba tuần
bạn sẽ ngạc nhiên: thôi thúc hút thuốc đã biến mất."
Đâu đó bầu vú vẫn còn hấp dẫn; đó là lí do tại sao đàn
ông tập trung nhiều thế vào vú giới nữ. Dường như không có
lí do gì cả. Tại sao, tại sao đàn ông lại quan tâm nhiều thế tới
vú phụ nữ? Tranh vẽ, điêu khắc, phim ảnh, sách báo khiêu
dâm, mọi thứ dường như hướng vào vú! Và đàn bà liên tục
cố gắng che giấu ấy vậy mà vẫn phô bầy vú mình; bằng
không thì cái nịt vú chỉ là ngu xuẩn. Nó là một thủ đoạn để
che giấu và phô bầy cùng lúc; nó là một thủ đoạn rất mâu
thuẫn. Và bây giờ tại Mĩ, nơi mọi thứ ngu xuẩn cứ đi tới cực
đoan của nó, họ đang tiêm hoá chất vào vú phụ nữ, silicon và
các thứ khác. Họ nhồi vú bằng silicon để cho chúng trở nên
to hơn và có thể có hình dạng, hình dạng mà nhân loại chưa
trưởng thành muốn thấy. Cái ý tưởng ấu trĩ này... nhưng con
người bằng cách nào đó vẫn còn ở miệng.
Đây là trạng thái thấp nhất của muladhar.

Thế rồi vài người thay đổi từ miệng và họ trở nên bị mắc
kẹt tại hậu môn, bởi vì hư hỏng lớn thứ hai xảy ra với việc
huấn luyện đi vệ sinh. Trẻ con bị buộc phải đi vệ sinh vào
giờ nhất định. Bây giờ, trẻ con không thể kiểm soát được
chuyển động ruột của chúng; điều đó cần thời gian, điều đó
cần nhiều năm để chúng có kiểm soát. Cho nên chúng làm
gì? Chúng đơn giản ép buộc, chúng đơn giản đóng cơ chế
hậu môn của mình lại, và bởi vì điều này mà chúng trở nên
bị chốt hậu môn.
Đó là lí do tại sao biết bao nhiêu táo bón tồn tại trên thế
giới này. Chỉ con người mới chịu chứng táo bón. Không con
vật nào chịu táo bón cả, trong trạng thái hoang dã không con
vật nào bị táo bón cả. Táo bón mang tính tâm lí nhiều hơn; nó là hư
hỏng của muladhar. Và bởi vì táo bón nên nhiều thứ
khác lớn lên trong tâm trí con người.

Con người trở thành kẻ tích trữ - tích trữ tri thức, tích trữ
tiền bạc, tích trữ đức hạnh... trở thành kẻ tích trữ và trở thành
keo kiệt. Người đó không thể bỏ được thứ gì! Bất kì điều gì
người đó vớ được, người đó đều giữ nó. Và với nhấn mạnh
vào hậu môn này, hư hỏng lớn xảy ra cho muladhar, bởi vì
đàn ông hay đàn bà đều phải đi tới bộ phận sinh dục. Nếu họ
bị gắn vào miệng hay hậu môn, họ sẽ chẳng bao giờ đi tới bộ
phận sinh dục. Đó là một thủ đoạn mà xã hội đã dùng cho tới
giờ để không cho phép bạn trở thành có dục tính đầy đủ.
Thế rồi việc chốt hậu môn trở thành quan trọng tới mức
bộ phận sinh dục trở nên kém quan trọng. Do đó mới có biết
bao nhiêu đồng dục. Đồng dục sẽ không biến mất khỏi thế
giới này chừng nào và trừ phi khuynh hướng hậu môn biến
mất. Việc huấn luyện đi vệ sinh là việc huấn luyện nguy
hiểm, lớn lao. Và thế thì, nếu người nào đó trở thành hướng
sinh dục - thế thì mặc cảm lớn được tạo ra trong nhân loại về
dục. Dục có nghĩa là tội lỗi.
Ki tô giáo đã coi dục là tội lỗi tới mức họ cứ giả vờ và đề
nghị và cố gắng chứng minh là điều ngu xuẩn: rằng Christ
được sinh ra từ phép màu, rằng ông ấy không được sinh ra từ
mối quan hệ đàn ông - đàn bà, rằng Mary là đồng trinh. Dục
là tội lỗi tới mức làm sao mẹ của Jesus có thể có dục được?
Với người thường thì được.. nhưng với mẹ Jesus mà lại có
dục sao? Thế thì làm sao Jesus, một người thuần khiết thế, có
thể được sinh ra từ dục?

Tôi đã đọc...

Có một nữ thanh niên dường như không khoẻ lắm, cho
nên mẹ cô ta đưa cô ta tới bác sĩ. Người mẹ đã nói tất cả, bà
ấy là loại người như vậy.
"Cô ta có mang," bác sĩ nói.
"Bác sĩ, tôi phải gọi ông là thằng ngu. Con gái tôi chưa
hề hôn một người đàn ông! Con có người yêu không?"
"Không, thưa mẹ, con thậm chí không cầm tay đàn ông."
Ông bác sĩ rời khỏi ghế của mình, bước tới cửa sổ, và
nhìn chằm chằm lên trời. Có im lặng dài, thế rồi người mẹ
hỏi, "Có gì sai ở đó không thưa bác sĩ?"
"Không có gì đâu, không có gì đâu. Mới lần trước điều
này vừa xảy ra, một ngôi sao xuất hiện ở phương Đông, và
tôi không muốn bỏ lỡ lần này!"

Dục đã bị lên án quá nhiều, bạn không thể tận hưởng
được nó. Và đó là lí do tại sao năng lượng vẫn còn bị chốt lại
đâu đó: miệng, hậu môn, bộ phận sinh dục. Nó không thể đi
lên được.

Mật tông nói con người phải được giải thoát, hoá giải
cấu trúc từ ba điều này. Cho nên Mật tông nói rằng công việc
lớn lao đầu tiên phải xảy ra trong muladhar. Để cho miệng tự
do gào thét, cười, hét, kêu, khóc là rất có ích. Đó là lí do tại
sao việc chọn lựa của tôi dành cho nhóm đương đầu, động
thái, nguyên thuỷ và kiểu nhóm đó - chúng tất cả đều có ích
để làm giảm việc chốt vào miệng. Và để làm giảm nhẹ bạn
khỏi việc chốt hậu môn, pranayam, bastrika, thở nhanh hỗn
loạn, là rất có ích, bởi vì nó đánh thẳng vào trung tâm hậu
môn và làm cho bạn có khả năng làm giảm nhẹ cơ chế hậu
môn. Do đó thiền động là cực kì có giá trị.

Và thế rồi đến trung tâm dục: trung tâm dục phải được
làm giảm nhẹ khỏi gánh nặng của mặc cảm, kết án. Bạn phải
bắt đầu học lại về nó; chỉ thế thì chức năng trung tâm dục bị
hỏng mới có thể vận hành theo cách lành mạnh. Bạn phải bắt
đầu học lại để tận hưởng nó mà không bị mặc cảm gì.
Có cả nghìn lẻ một kiểu mặc cảm. Trong tâm trí người
Hindu có sợ: rằng năng lượng tinh trùng là năng lượng lớn;
dù chỉ một giọt bị mất, bạn cũng bị mất. Đây là thái độ rất
mang tính táo bón - tàng trữ nó! Chẳng cái gì bị mất cả. Bạn
là một lực động thế, bạn cứ tạo ra năng lượng đó hàng ngày.
Chẳng cái gì bị mất.
Tâm trí Hindu quá bị ám ảnh bởi virya, với năng lượng
tinh trùng; không giọt nào nên bị mất! Họ liên tục sợ. Cho
nên bất kì khi nào họ làm tình, nếu họ làm tình, họ đều cảm
thấy rất thất vọng, rất chán nản, bởi vì họ bắt đầu nghĩ nhiều
năng lượng thế bị mất đi. Chẳng cái gì bị mất cả. Bạn không
có hạn ngạch chết cứng về năng lượng; bạn là cái máy phát
điện - bạn tạo ra năng lượng, bạn tạo ra nó hàng ngày. Trong
thực tế bạn càng dùng nó nhiều, bạn càng có nó nhiều. Nó
vận hành như toàn bộ thân thể: nếu bạn dùng cơ bắp thì
chúng sẽ phát triển, nếu bạn bước đi thì chân sẽ mạnh, nếu
bạn chạy thì bạn sẽ có nhiều năng lượng hơn để chạy. Đừng
nghĩ rằng một người chưa bao giờ chạy và bỗng nhiên chạy
sẽ có năng lượng - người đó sẽ không có năng lượng. Người
đó sẽ thậm chí không có hệ thống bắp thịt để chạy. Dùng tất
cả những cái đã được Thượng đế trao cho và bạn sẽ có nó
nhiều hơn!

Cho nên có tính điên khùng Hindu: tích trữ. Đây là đang
trên đường táo bón. Và bây giờ có tính điên khùng Mĩ giống
như tiêu chảy: chỉ ném đi, cứ ném đi - có nghĩa, vô nghĩa, cứ
ném đi. Cho nên thậm chí một người tám mươi tuổi vẫn cứ
liên tục nghĩ theo cách trẻ con. Dục là tốt, dục là đẹp, nhưng
không phải là cái cuối cùng. Nó là alpha nhưng không phải
là omega. Người ta phải đi ra ngoài nó, nhưng đi ra ngoài nó
không phải là kết án! Người ta phải đi qua nó để đi ra ngoài
nó.
Mật tông là thái độ lành mạnh nhất về dục. Nó nói dục là
tốt, dục là lành mạnh, dục là tự nhiên, nhưng dục có nhiều
khả năng hơn chỉ là sinh sản. Và dục có nhiều khả năng hơn
chỉ là vui thú. Dục đang mang cái gì đó của điều tối thượng
trong nó, của samadhi.
Luân xa muladhar phải được thảnh thơi, thảnh thơi khỏi
táo bón, thảnh thơi khỏi tiêu chảy. Luân xa muladhar phải
vận hành tối đa, một trăm phần trăm; thế thì năng lượng bắt
đầu chuyển động.

Luân xa thứ hai là svadhishthan. Đó là hara, trung tâm
chết. Hai trung tâm này bị hư hỏng rất nhiều, bởi vì con
người đã sợ dục và con người đã sợ chết. Cho nên cái chết đã
bị né tránh: đừng nói về chết! Quên nó đi, nó không tồn tại.
Cho dù đôi khi nó tồn tại, cũng đừng để ý tới nó, đừng lấy
bất kì lưu ý nào về nó. Cứ nghĩ rằng bạn sẽ sống mãi; tránh
cái chết!
Mật tông nói: Đừng tránh dục và đừng tránh cái chết. Đó
là lí do tại sao Saraha đi tới bãi hoả thiêu để thiền - không
tránh né cái chết. Và ông ấy đã đi với người đàn bà rèn tên
để sống cuộc sống lành mạnh, tràn đầy dục, dục tối đa. Trên
bãi hoả thiêu, sống cùng với một người đàn bà, hai trung tâm
này phải được thảnh thơi: cái chết và dục. Một khi bạn chấp
nhận cái chết và bạn không sợ nó, một khi bạn chấp nhận
dục và bạn không sợ nó, hai trung tâm thấp của bạn được
thảnh thơi.

Và đấy là hai trung tâm thấp hơn đã bị xã hội làm hư
hỏng, hư hỏng tồi tệ. Một khi chúng được làm dịu đi... Năm
trung tâm kia không bị làm hỏng. Không có nhu cầu làm
hỏng chúng bởi vì người ta không sống trong năm trung tâm
khác kia. Hai trung tâm này tự nhiên có sẵn. Việc sinh đã
xảy ra: trung tâm dục, muladhar. Và cái chết sắp xảy ra:
svadhishthan, trung tâm thứ hai. Hai điều này có đó trong
cuộc sống của mọi người, cho nên xã hội đã phá huỷ cả hai
trung tâm này và cố gắng thao túng con người, chi phối con
người, qua hai điều đó.

Mật tông nói: Thiền trong khi bạn làm tình, thiền trong
khi ai đó chết; tới, quan sát, nhìn. Ngồi bên cạnh người hấp
hối. Cảm thấy, tham dự vào cái chết của người đó. Đi vào
thiền sâu với người sắp chết. Và khi một người sắp chết, có
khả năng để có nếm trải cái chết, bởi vì khi một người sắp
chết, người đó toát ra nhiều năng lượng thế từ luân xa
svadhishthan... Người đó phải toát ra bởi vì người đó sắp
chết. Toàn bộ năng lượng bị kìm nén tại luân xa
svadhishthan sẽ được toát ra bởi vì người đó sắp chết; không
toát ra nó, người đó sẽ không có khả năng chết. Cho nên khi
một người đàn ông chết hay người đàn bà chết, bạn chớ bỏ lỡ
cơ hội này. Nếu bạn ở gần một người hấp hối, ngồi một cách
im lặng, thiền một cách im lặng. Khi người này chết, trong
bột phát bất thần, năng lượng sẽ tràn khắp, và bạn có thể có
nếm trải về cái chết. Và điều đó sẽ cho bạn thảnh thơi lớn
lao. Vâng, cái chết xảy ra, không ai chết. Vâng cái chết xảy
ra, nhưng trong thực tế cái chết chưa hề xảy ra.

Khi làm tình, thiền sao cho bạn có thể biết rằng cái gì đó
của samadhi đang thấm vào hoạt động dục. Và trong khi
thiền về cái chết, đi sâu vào trong nó sao cho bạn có thể thấy
rằng cái gì đó của bất tử đi vào trong cái chết. Hai kinh
nghiệm này sẽ giúp bạn đi lên rất dễ dàng. Năm trung tâm
kia may mắn là không bị phá huỷ; chúng hoàn toàn trong hoà
hợp, chỉ năng lượng là phải di chuyển qua chúng. Nếu hai
trung tâm đầu tiên này được giúp đỡ, năng lượng bắt đầu
chuyển động. Cho nên để cho cái chết và tình yêu là hai đối
tượng thiền của bạn.

Thứ Hai, 30 tháng 1, 2012

Vấn đề sống và chết


Một câu chuyện của người Hasid:

Khi giáo sĩ Bunam nằm chết, vợ ông ấy bật khóc
nức nở.
Ông ấy nói, "Em khóc vì cái gì thế? Cả đời ta chỉ
là điều ta có thể học cách chết."
Cuộc sống là đang trong việc sống. Nó không
phải là vật, nó là quá trình. Không có cách nào để đạt
tới cuộc sống ngoại trừ việc sống nó, ngoại trừ việc
sống động, việc tuôn chảy, chảy đi cùng nó. Nếu bạn
tìm kiếm nghĩa của cuộc sống trong giáo điều nào đó,
trong triết học nào đó, trong thượng đế học nào đó, đó
là con đường chắc chắn để bỏ lỡ cả hai cuộc sống và
nghĩa.
Cuộc sống không ở đâu đó chờ đợi bạn, nó đang
xảy ra trong bạn. Nó không ở trong tương lai như mục
đích cần đạt tới, nó là ở đây bây giờ, chính khoảnh
khắc này - trong việc thở của bạn, tuần hoàn máu của
bạn, nhịp tim đập của bạn. Bất kì cái gì bạn đang là
trong cuộc sống của mình, và nếu bạn bắt đầu tìm
nghĩa ở đâu đó khác, bạn sẽ bỏ lỡ nó. Con người đã
làm điều đó trong nhiều thế kỉ rồi.
Khái niệm đã trở thành rất quan trọng, giải thích
đã trở thành rất quan trọng - và cái thực đã hoàn toàn
bị quên lãng. Chúng ta không nhìn vào cái đã ở đây,
chúng ta muốn hợp lí hoá.
Tôi đã nghe một câu chuyện rất hay.
Vài năm trước đây một người Mĩ bị khủng hoảng
căn cước nghiêm trọng. Người đó tìm sự giúp đỡ từ
các nhà tâm thần nhưng chẳng cái gì xảy ra từ đó, vì
không ai có thể nói cho anh ta nghĩa của cuộc sống -
chính là điều anh ta muốn biết. Dần dần anh ta biết tới
một guru trí huệ vô cùng và đáng kính, người sống ở
một vùng bí ẩn và gần như không tới đươc ở
Himalaya. Chỉ guru đó, anh ta trở nên tin tưởng, mới
cho anh ta biết được cuộc sống có nghĩa gì và vai trò
của anh ta phải là gì trong đó. Thế là anh ta bán hết
mọi của cải thế gian và bắt đầu tìm kiếm guru biết tất
cả này. Anh ta mất tám năm lang thang từ làng nọ tới
làng kia trên khắp Himalaya nỗ lực tìm ông ấy. Và thế
rồi một hôm anh ta tình cờ gặp một người chăn cừu,
người này bảo cho anh ta chỗ guru đó sống và cách đi
tới chỗ đó.
Phải mất một năm mới tìm được ông ấy, nhưng
thực tế anh ta đã làm điều đó. Quả có một guru, quả
thực đáng kính, mà thực tế cũng đã tới một trăm tuổi.
Guru này ưng thuận giúp anh ta, đặc biệt khi ông ấy
biết về mọi hi sinh của anh ta vì mục đích này.
"Ta có thể làm được gì cho con đây?" guru hỏi.

"Tôi cần biết nghĩa của cuộc sống," người này
nói.
Với điều này guru đáp ngay, không lưỡng lự,
"Cuộc sống," ông ấy nói, "là dòng sông bất tận."
"Dòng sông bất tận sao?" người này nói trong giật
mình thảng thốt. "Sau khi bằng mọi cách đi tìm thầy,
và mọi điều thầy nói với tôi là ở chỗ cuộc sống là
dòng sông bất tận sao?"
Guru bàng hoàng, choáng váng. Ông ấy trở nên
rất giận và ông ấy nói, "Anh ngụ ý nó không phải vậy
sao?"
Không ai có thể cho bạn nghĩa của cuộc sống của
bạn. Cuộc sống là của bạn, nghĩa cũng phải là của
bạn. Himalaya chẳng ích gì. Không ai ngoại trừ bạn
có thể bắt gặp được nó. Cuộc sống là của bạn và chỉ
bạn mới truy nhập được vào nó. Chỉ trong việc sống
mà bí ẩn mới được khải lộ cho bạn.
Điều đầu tiên tôi muốn bảo bạn, đừng tìm nó ở
đâu khác. Đừng tìm nó trong tôi, đừng kiếm nó trong
kinh sách, đừng kiếm nó trong những giải thích tinh
khôn - chúng tất cả đều giải thích đâu đâu, chúng
không giải thích. Chúng đơn giản tọng vào tâm trí
bạn, chúng không làm cho bạn nhận biết về cái gì
đang đó. Và tâm trí càng được tọng nhiều với những
tri thức chết, bạn càng trở nên đờ đẫn và ngu hơn. Tri
thức làm mọi người ngu đi; nó làm đờ đẫn nhạy cảm
của họ. Nó tọng vào họ, nó trở thành trọng lượng đè
lên họ, nó làm mạnh cho bản ngã của họ nhưng nó
không cho ánh sáng và nó không chỉ cho họ con
đường. Đó là điều không thể được.
Cuộc sống đã có đó sùng sục bên trong bạn. Nó
có thể được tiếp xúc chỉ ở đó. Ngôi đền không ở bên
ngoài, bạn là điện thờ của nó. Cho nên điều đầu tiên
cần nhớ nếu bạn muốn biết cuộc sống là gì, chính là:
đừng bao giờ tìm kiếm nó ở bên ngoài, đừng bao giờ
thử tìm nó từ ai đó khác. Nghĩa không thể được
truyền theo cách đó. Những bậc thầy vĩ đại nhất chưa
bao giờ nói điều gì về cuộc sống cả - họ bao giờ cũng
ném bạn trở lại bản thân bạn.
Điều thứ hai cần nhớ là: một khi bạn biết sống là
gì, bạn sẽ biết chết là gì. Chết cũng là một phần của
quá trình. Bình thường chúng ta nghĩ chết tới ở lúc
cuối, bình thường chúng ta nghĩ chết là chống lại
sống, bình thường chúng ta nghĩ chết như kẻ thù,
nhưng chết không phải là kẻ thù. Và nếu bạn nghĩ
chết như kẻ thù, điều đó đơn giản chứng tỏ rằng bạn
đã không có khả năng biết sống là gì.
Chết và sống là hai cực của cùng một năng lượng,
của cùng một hiện tượng - sóng lên và triều xuống,
ngày và đêm, mùa hè và mùa đông. Chúng không tách
rời và không đối lập, không mâu thuẫn; chúng là phần
bù. Chết không phải là đầu cuối của cuộc sống; thực
tế, nó là phần bổ sung của một kiếp sống, là cao trào
của một kiếp sống, là đỉnh cao, cực đỉnh. Và một khi
bạn biết cuộc sống của mình và quá trình của nó, thế
thì bạn hiểu chết là gì.
Chết là một phần hữu cơ, tích hợp của sống, và nó
rất thân thiện với cuộc sống. Không có nó cuộc sống
không thể tồn tại được. Cuộc sống tồn tại bởi vì cái
chết; cái chết cho bối cảnh. Thực tế chết là quá trình
làm mới lại. Và chết xảy ra từng khoảnh khắc.
Khoảnh khắc bạn hít vào và khoảnh khắc bạn thở ra,cả hai đều xảy ra. Hít vào, sống xảy ra; thở ra, chết
xảy ra. Đó là lí do tại sao khi đứa trẻ được sinh ra
điều đầu tiên nó làm là hít vào, thế thì cuộc sống bắt
đầu. Và khi người già chết đi, điều cuối cùng người
đó làm là thở ra, thế thì cuộc sống ra đi. Thở ra là
chết, hít vào là sống - chúng giống như hai bánh xe
của chiếc xe bò. Bạn sống bằng hít vào cũng nhiều
như bạn sống bằng thở ra. Việc thở ra là một phần của
hít vào. Bạn không thể hít vào nếu bạn dừng thở ra.
Bạn không thể sống nếu bạn dừng chết. Người đã
hiểu cuộc sống của mình là gì thì cho phép cái chết
xảy ra; người đó đón chào nó. Người đó chết đi từng
khoảnh khắc và từng khoảnh khắc người đó phục
sinh. Chữ thập của người đó và việc phục sinh của
người đó liên tục xảy ra như một quá trình. Người đó
chết đi quá khứ từng khoảnh khắc và người đó được
sinh ra lặp đi lặp lại trong tương lai.
Nếu bạn nhìn vào trong cuộc sống bạn sẽ có khả
năng biết cái chết là gì. Nếu bạn hiểu chết là gì, chỉ
thế thì bạn mới có khả năng hiểu sống là gì. Chúng là
hữu cơ. Bình thường, do sợ hãi, chúng ta đã tạo ra
phân chia. Chúng ta nghĩ rằng sống là tốt và chết là
xấu. Chúng ta nghĩ rằng sống phải được mong muốn
và chết phải được né tránh. Chúng ta nghĩ bằng cách
nào đó chúng ta phải bảo vệ bản thân mình chống lại
cái chết. Ý tưởng ngớ ngẩn này đã tạo ra vô tận khổ
sở trong các kiếp sống của chúng ta, bởi vì người bảo
vệ bản thân mình chống lại cái chết thì không có khả
năng sống. Người đó là người sợ thở ra, thế thì người
đó không thể hít vào được và người đó bị mắc kẹt.
Thế thì người đó đơn giản kéo lê; cuộc sống của
người đó không còn là dòng chảy, cuộc sống của
người đó không còn là dòng sông.
Nếu bạn thực sự muốn sống bạn phải sẵn sàng
chết. Ai sợ chết trong bạn? Sống có sợ chết không?
Điều đó là không thể được. Làm sao cuộc sống có thể
sợ quá trình tích hợp của riêng nó được? Cái gì đó
khác sợ trong bạn. Bản ngã đang sợ trong bạn. Sống
và chết không phải là đối lập; bản ngã và chết mới là
đối lập. Bản ngã chống lại cả sống và chết. Bản ngã
sợ sống và bản ngã sợ chết. Nó sợ sống bởi vì từng nỗ
lực, từng bước tới sống, đều đem chết tới gần hơn.
Nếu bạn sống bạn đang đi gần hơn tới việc chết.
Bản ngã sợ chết, do đó nó sợ cả sống nữa. Bản ngã
đơn giản kéo lê.
Có nhiều người không sống không chết. Điều này
còn tồi tệ hơn bất kì cái gì. Người tràn đầy sống động
thì tràn đầy cái chết nữa. Đó là nghĩa của Jesus trên
cây thập tự. Jesus mang cây thập tự riêng của mình đã
không được mọi người thực sự hiểu. Và ông ấy nói
với đệ tử của mình, "Các ông sẽ phải mang cây thập
tự riêng của mình." Nghĩa của Jesus mang cây thập tự
riêng của mình là rất đơn giản, chẳng có gì ngoài điều
này: mọi người đều phải mang cái chết của mình liên
tục, mọi người đều phải chết đi từng khoảnh khắc,
mọi người đều phải trên cây thập tự bởi vì đó là cách
duy nhất để sống đầy đủ, toàn bộ.
Bất kì khi nào bạn đi tới một khoảnh khắc sống
động toàn bộ, bỗng nhiên bạn sẽ thấy cái chết cũng có
đó. Trong yêu nó xảy ra. Trong yêu, cuộc sống đi tới
cực đỉnh - do đó mọi người đều sợ yêu.
Tôi đã từng liên tục ngạc nhiên bởi những người
tới tôi và nói họ sợ yêu. Sợ yêu là gì? Đó là vì khi bạn
thực sự yêu ai đó bản ngã của bạn bắt đầu tuột đi và
tan chảy ra. Bạn không thể yêu bằng bản ngã được;bản ngã trở thành rào chắn. Và khi bạn muốn vứt bỏ
rào chắn này bản ngã nói, "Đây sẽ là cái chết. Phải
cẩn thận!"
Cái chết của bản ngã không phải là cái chết của
bạn. Cái chết của bản ngã thực sự là khả năng sống
của bạn. Bản ngã chỉ là cái vỏ chết bao quanh bạn, nó
phải bị đập vỡ và vứt đi. Nó đi vào trong hiện hữu
một cách tự nhiên - hệt như lữ khách đi qua, bụi tụ lại
trên quần áo người đó, trên thân thể người đó, và
người đó phải tắm để vứt bỏ bụi đi.
Khi chúng ta đi vào trong thời gian, bụi của kinh
nghiệm, của tri thức, của kiếp sống đã sống qua, của
quá khứ, tụ lại. Bụi đó trở thành bản ngã của chúng ta.
Được tích luỹ lại, nó trở thành lớp vỏ bao quanh bạn,
cái phải bị đập vỡ ra và vứt đi. Người ta phải tắm liên
tục - mọi ngày, thực tế mọi khoảnh khắc, để cho lớp
vỏ này không bao giờ trở thành nhà tù. Bản ngã sợ
yêu bởi vì trong yêu, cuộc sống đi tới đỉnh. Nhưng bất
kì khi nào có đỉnh của cuộc sống thì cũng có đỉnh của
cái chết - chúng đi cùng nhau.
Trong yêu bạn chết đi và bạn được tái sinh. Cùng
điều đó xảy ra khi bạn đi tới thiền hay cầu nguyện,
hay khi bạn đi tới thầy để buông xuôi. Bản ngã tạo ra
đủ mọi loại khó khăn, hợp lí hoá để không buông
xuôi: "Nghĩ về điều đó đi, nghiền ngẫm về nó đi,
khôn ngoan về nó đi." Khi bạn đi tới thầy, lần nữa bản
ngã lại trở nên nghi ngờ, hoài nghi, tạo ra lo âu, bởi vì
bạn lại đang đi tới cuộc sống, tới ngọn lửa nơi cái chết
cũng sống động như cuộc sống.
Để điều đó được ghi nhớ, rằng chết và sống cả hai
đều trở thành ngọn lửa cùng nhau, chúng chưa bao
giờ tách rời. Nếu bạn sống rất, rất tối thiểu, tại mức ít
nhất, thế thì bạn có thể thấy chết và sống như tách rời.
Bạn càng tới gần đỉnh, chúng càng bắt đầu lại gần
nhau hơn. Tại chính chóp chúng gặp gỡ và trở thành
một. Trong yêu, trong thiền, trong tin cậy, trong lời
cầu nguyện, bất kì chỗ nào sống trở thành toàn bộ,
chết đều có đó. Không có chết, sống không thể trở
thành toàn bộ được.
Nhưng bản ngã bao giờ cũng nghĩ trong phân
chia, trong nhị nguyên; nó phân chia mọi thứ. Sự tồn
tại là không thể phân chia được; nó không thể được
phân chia. Bạn đã là đứa trẻ, rồi bạn trở thành thanh
niên. Bạn có thể vạch lằn ranh khi bạn trở thành thanh
niên được không? Bạn có thể vạch ra điểm theo thời
gian nơi bỗng nhiên bạn không còn là đứa trẻ và bạn
đã trở thành thanh niên được không? Một ngày nào đó
bạn trở nên già. Bạn có thể vạch ra đường biên khi
nào bạn trở nên già được không?
Quá trình không thể được phân ranh giới. Đích
xác cùng điều đó xảy ra khi bạn được sinh ra. Bạn có
thể vạch ranh giới khi nào bạn được sinh ra không?
Khi nào cuộc sống thực sự bắt đầu? Nó có bắt đầu khi
đứa trẻ bắt đầu thở không - bác sĩ phát vào đít đứa trẻ
và đứa trẻ bắt đầu thở? Thế thì cuộc sống được sinh ra
sao? Hay đó là khi đứa trẻ đi vào bụng mẹ, khi người
mẹ trở nên mang thai, khi đứa trẻ được thụ thai? Cuộc
sống có bắt đầu từ đó không? Hay thậm chí trước đó?
Khi nào cuộc sống đích xác bắt đầu?
Nó là quá trình không kết thúc và không bắt đầu.
Nó chưa bao giờ bắt đầu. Khi nào một người chết? Có
phải người chết khi việc thở dừng lại không? Nhiều
nhà yoga bây giờ đã chứng minh trên nền tảng khoa
học rằng họ có thể dừng thở và họ vẫn sống và họ có thể quay lại. Cho nên dừng thở không thể là cái kết
thúc được. Cuộc sống kết thúc ở đâu?
Nó chưa bao giờ kết thúc ở đâu cả, nó chưa bao
giờ bắt đầu ở đâu cả. Chúng ta được tham gia vào cái
vĩnh hằng. Chúng ta đã ở đây từ chính lúc bắt đầu -
nếu như có cái bắt đầu - và chúng ta sẽ ở đây tới
chính kết thúc - nếu có chỗ kết thúc. Thực tế không
thể có cái bắt đầu nào và không thể có cái kết thúc
nào. Chúng ta là cuộc sống - cho dù hình dạng thay
đổi, thân thể thay đổi, tâm trí thay đổi. Điều chúng ta
gọi là cuộc sống chỉ là sự đồng nhất với thân thể nào
đó, với tâm trí nào đó, với thái độ nào đó, và điều
chúng ta gọi là cái chết thì không là gì ngoài việc
thoát ra khỏi hình dạng đó, ra khỏi thân thể đó, ra
khỏi quan niệm đó.
Bạn đổi nhà. Nếu bạn bị quá đồng nhất với ngôi
nhà này, thế thì đổi nhà sẽ rất đau đớn. Bạn sẽ nghĩ
rằng bạn đang chết bởi vì ngôi nhà cũ đã là cái bạn là
- đó là sự đồng nhất của bạn. Nhưng điều này không
xảy ra, bởi vì bạn biết rằng bạn chỉ đổi nhà, bạn vẫn
còn như cũ. Những người đã nhìn vào bên trong
mình, những người đã tìm thấy mình là ai, đều đi tới
biết cái vĩnh hằng, quá trình không kết thúc. Sống là
quá trình, vô thời gian, bên ngoài thời gian. Chết là
một phần của nó.
Chết là sự phục hồi liên tục: giúp đỡ cho sống
phục sinh lặp đi lặp lại, giúp đỡ cho sống loại bỏ các
hình dạng cũ, loại bỏ những toà nhà đổ nát, loại bỏ
những cấu trúc giới hạn cũ rích để cho bạn lại có thể
tuôn chảy và bạn lại có thể trở nên tươi tắn và trẻ
trung, và bạn lại có thể trở thành trong trắng.
Tôi đã nghe...
Một người đang duyệt xem cửa hàng đồ cổ gần
Mount Vernon và tình cờ bắt gặp một chiếc rìu phần
nào trông hơi cổ.
"Đó là chiếc rìu cổ lắm ông có đấy," ông ta nói
với chủ tiệm
"Vâng," người này nói, "nó có thời đã thuộc về
George Washington đấy."
"Thật thế à?" khách hàng nói. "Nó chắc chắn còn
ở đây lâu."
"Tất nhiên rồi," ông chủ hàng đồ cổ nói, "nó có ba
chuôi mới và hai đường gân hạt mới."
Nhưng đó là cách cuộc sống đang vậy - nó cứ
thay đổi chuôi và đường gân hạt; thực tế, dường như
là mọi thứ đều cứ thay đổi và vậy mà cái gì đó vẫn
còn vĩnh hằng như cũ. Bạn đã là đứa trẻ - cái gì của
điều đó bây giờ vẫn còn lại? Chỉ là kí ức. Thân thể
bạn đã thay đổi, tâm trí bạn đã thay đổi, căn cước bạn
đã thay đổi.
Cái gì từ thời thơ ấu của bạn còn lại? Chẳng cái gì
còn lại cả, chỉ kí ức. Bạn không thể phân biệt được
giữa việc liệu nó đã thực xảy ra, hay bạn thấy trong
mơ, hay bạn đọc nó trong sách, hay ai đó nói với bạn
về nó. Thời thơ ấu đó là của bạn hay của ai đó khác?
Đôi khi xem cuốn an bum ảnh cũ đi. Cứ nhìn, đây đã
là bạn. Bạn sẽ không thể tin được vào nó, bạn đã thay
đổi nhiều thế. Thực tế mọi thứ đã thay đổi - chuôi
kiếm và đường gân hạt và mọi thứ. Nhưng dầu vậy, sâu bên dưới, ở đâu đó, cái gì đó vẫn còn là sự liên
tục; việc chứng kiến vẫn còn liên tục.
Có luồng mạch, dù thế nào vẫn vô hình. Và mọi
thứ cứ thay đổi nhưng mạch vô hình đó vẫn còn như
thế. Mạch đó là ở bên ngoài sống và chết. Sống và
chết là hai cánh cho cái ở bên ngoài sống và chết. Cái
ở bên ngoài đó cứ dùng sống và chết như hai bánh xe
của chiếc xe bò, bổ sung nhau. Nó sống qua cuộc
sống; nó sống qua cái chết. Chết và sống là các quá
trình của nó, giống như hít vào và thở ra.
Nhưng cái gì đó trong bạn là siêu việt. Cái đó là
ngươi ... cái siêu việt.
Nhưng chúng ta quá bị đồng nhất với hình dạng -
điều đó tạo ra bản ngã. Điều đó chúng ta gọi là "tôi."
Tất nhiên "tôi" phải chết nhiều lần. Cho nên nó
thường xuyên trong sợ hãi, run rẩy, lẩy bẩy, luôn luôn
sợ sệt, bảo vệ, an ninh.
Một nhà huyền môn Sufi gõ cửa nhà một người
rất giầu. Ông ta là người ăn xin và ông ta chẳng muốn
gì ngoài việc có đủ bữa ăn.
Người giầu quát ông ta và nói, "Chẳng ai biết ông
ở đây!"
"Nhưng tôi biết bản thân mình," thầy tu nói. "Thật
đáng buồn làm sao nếu điều ngược lại mà đúng. Nếu
mọi người đều biết tôi nhưng tôi lại không nhận biết
mình là ai, điều đó buồn làm sao. Vâng, ông đúng,
chẳng ai biết tôi cả, nhưng tôi thì biết bản thân mình."
Chỉ có hai tình huống có thể có, và bạn ở trong
tình huống buồn đó. Mọi người có thể biết về bạn -
bạn là ai - nhưng bản thân bạn hoàn toàn quên lãng về
sự siêu việt của mình, về bản tính thực của mình, về
con người đích thực của mình. Đây là nỗi buồn duy
nhất trong cuộc sống. Bạn có thể tìm ra nhiều cớ,
nhưng nỗi buồn thực là thế này: bạn không biết mình
là ai.
Làm sao một người có thể hạnh phúc khi không
biết mình là ai, không biết mình tới từ đâu, không biết
mình đi đâu? Cả nghìn lẻ một vấn đề nảy sinh bởi vì
dốt nát căn bản về bản thân mình này.
Một đàn kiến chui lên từ chỗ tối tăm trong tổ
ngầm dưới đất để kiếm thức ăn. Lúc đó là sáng sớm.
Lũ kiến tình cờ đi qua một cái cây có lá bị phủ đầy
bởi những giọt sương sáng.
"Cái gì thế này?" một con kiến hỏi, vừa trỏ lên
giọt sương. "Chúng từ đâu tới?"
Một con nào đó nói, "Chúng tới từ đất."
Con khác nói, "Chúng tới từ biển."
Chẳng mấy chốc cãi nhau bùng ra - nhóm bám
chặt với lí thuyết biển, và nhóm gắn mình với lí
thuyết đất.
Mỗi một con, con kiến thông minh và trí huệ,
đứng một mình. Nó nói, "Chúng ta hãy dừng lại một
chút và nhìn quanh tìm dấu hiệu, vì mọi thứ đều có sự
hấp dẫn về nguồn của nó. Và, như mọi người vẫn nói,
mọi thứ đều trở về cội nguồn của nó. Dù các bạn có
ném hòn gạch đi bao xa trong không trung nó vẫn
quay lại đất thôi. Bất kì cái gì thiên về ánh sáng, về
nguồn gốc đều phải là của ánh sánh."
Các con kiến không hoàn toàn bị thuyết phục và
vẫn trở lại tranh cãi, nhưng mặt trời đã lên và những giọt sương rời khỏi lá, bay lên, hướng lên mặt trời và
biến mất trong nó.
Mọi thứ đều trở về cội nguồn của nó, phải trở về
cội nguồn của nó. Nếu bạn hiểu sống thì bạn hiểu chết
nữa. Sống là quên lãng về cội nguồn, và chết là nhớ
lại. Sống đi xa khỏi cội nguồn, chết quay về nhà. Chết
không xấu, chết là đẹp. Nhưng chết đẹp chỉ cho
những người đã sống cuộc sống của mình không bị
cản trở, không bị cấm đoán, không bị đàn áp. Chết là
đẹp chỉ cho những người đã sống cuộc sống của mình
một cách đẹp đẽ, người đã không sợ sống, người đã
đủ dũng cảm để sống - người đã yêu, người đã nhảy
múa, người đã mở hội.
Chết trở thành lễ hội tối thượng nếu sống của bạn
là lễ hội. Để tôi nói với bạn theo cách này: dù sống
của bạn là bất kì cái gì, chết đều làm lộ nó ra. Nếu bạn
đã khổ trong sống, chết để lộ khổ. Chết là kẻ để lộ lớn
lao. Nếu bạn đã hạnh phúc trong cuộc sống của mình,
chết để lộ hạnh phúc. Nếu bạn đã sống chỉ cuộc sống
thoải mái về vật lí và vui thú vật lí, thế thì tất nhiên,
chết sẽ rất không thoải mái và rất không dễ chịu, bởi
vì thân thể phải bị bỏ lại. Thân thể chỉ là chỗ trú ngụ
tạm thời, điện thờ mà trong đó chúng ta ngụ lại qua
đêm và ra đi lúc sáng. Nó không phải là chỗ trú ngụ
vĩnh viễn, nó không phải là nhà bạn.
Cho nên, nếu bạn đã sống chỉ trong cuộc sống
thân thể và bạn chưa bao giờ biết tới cái gì bên ngoài
thân thể, chết sẽ là rất, rất xấu, không thoải mái, đau
đớn. Chết sẽ là phiền não. Nhưng nếu bạn đã sống
một chút ít cao hơn thân thể, nếu bạn đã yêu âm nhạc
và thơ ca, và bạn đã yêu, và bạn đã nhìn vào hoa và
các vì sao và cái gì đó của phi vật lí đã đi vào trong
tâm thức của bạn, chết sẽ không xấu thế, chết sẽ
không đau thế. Bạn có thể nhận nó với sự thanh thản,
nhưng dầu vậy nó không thể là lễ hội được.
Nếu bạn đã chạm tới cái gì đó của siêu việt trong
bản thân mình, nếu bạn đã đi vào cái không riêng của
mình tại trung tâm - trung tâm bản thể bạn, nơi bạn
không còn là thân thể và không còn là tâm trí, nơi vui
thú vật lí hoàn toàn bị bỏ lại xa xăm và vui thích tinh
thần như âm nhạc và thơ ca và văn học và hội hoạ,
mọi thứ, cũng bị bỏ lại nơi xa xăm, bạn đơn giản chỉ
là nhận biết, tâm thức - thế thì cái chết sẽ là lễ hội lớn,
hiểu biết lớn, khải lộ lớn.
Nếu bạn đã biết cái gì đó của siêu việt trong mình,
cái chết sẽ khải lộ cho bạn điều siêu việt trong vũ trụ -
thế thì cái chết không còn là cái chết mà là gặp gỡ với
Thượng đế, hẹn hò với Thượng đế.
Cho nên bạn có thể thấy ba cách diễn đạt về cái
chết trong lịch sử tâm trí nhân loại.
Một cách diễn đạt là của người thường, người
sống bị gắn bó với thân thể mình, người chưa bao giờ
biết cái gì lớn hơn vui thú của thức ăn và dục, người
có cả đời không là gì ngoài thức ăn và dục, người đã
tận hưởng thức ăn, đã tận hưởng dục, người có cả đời
sống rất nguyên thuỷ, cả đời sống rất thô thiển, người
đã sống trong cổng vòm của lâu đài, chưa bao giờ đi
vào trong lâu đài, và người đã từng nghĩ rằng đây là
tất cả cuộc sống. Vào khoảnh khắc chết người đó sẽ
cố gắng níu bám. Người đó sẽ chống lại cái chết,
người đó sẽ tranh đấu với cái chết. Cái chết sẽ tới như
kẻ thù. Do đó, trên khắp thế giới, trong mọi xã hội, cái
chết được mô tả như đen tối, như ác độc. Ở Ấn Độ họ
nói rằng sứ giả của cái chết là rất xấu - tối, đen - và
người đó tới ngồi trên con trâu rất xấu. Đây là thái độ
thông thường. Những người này đã bỏ lỡ, họ đã
không có khả năng biết tất cả các chiều của cuộc
sống. Họ đã không có khả năng chạm tới chiều sâu
của cuộc sống và họ đã không có khả năng bay lên
những chiều cao của cuộc sống. Họ bỏ lỡ sự phong
phú, họ bỏ lỡ phúc lành.
Thế rồi có kiểu diễn đạt thứ hai. Nhà thơ, triết gia
đôi khi đã nói rằng cái chết không phải là cái gì xấu,
cái chết không phải là cái gì ác, nó chỉ là nghỉ ngơi -
việc nghỉ ngơi lớn lao, như giấc ngủ. Điều này tốt hơn
cách diễn đạt thứ nhất. Ít nhất những người này đã
biết cái gì đó bên ngoài thân thể, họ đã biết cái gì đó
của tâm trí. Họ đã không chỉ có thức ăn và dục, cả đời
họ đã không chỉ trong ăn và sinh sản. Họ có phức tạp
hơn chút ít của linh hồn, họ có thêm chút ít tính quí
tộc, có văn hoá hơn. Họ nói chết giống như nghỉ lớn
lao; người ta mệt mỏi và người ta đi vào trong cái
chết và nghỉ ngơi. Nó là nghỉ ngơi. Nhưng họ nữa
cũng quá xa xăm với chân lí.
Những người đã biết tới cuộc sống trong cốt lõi
sâu nhất của nó, họ nói rằng chết là Thượng đế. Nó
không chỉ là nghỉ ngơi mà là phục sinh, cuộc sống
mới, sự bắt đầu mới; cánh cửa mới mở ra.
Khi nhà huyền môn Sufi Bayazid sắp chết, những
người tụ tập quanh ông ấy - các đệ tử của ông ấy -
bỗng nhiên ngạc nhiên, bởi vì khi khoảnh khắc cuối
tới khuôn mặt ông ấy rạng ngời, toả sáng mạnh mẽ.
Nó có hào quanh đẹp. Bayazid là người đẹp, và đệ tử
của ông ấy bao giờ cũng cảm thấy hào quang quanh
ông ấy, nhưng họ đã không biết cái gì giống điều này,
toả sáng thế.
Họ hỏi, "Bayazid, xin hãy nói cho chúng tôi điều
gì đã xảy ra với thầy. Điều gì đang xảy ra cho thầy?
Trước khi thầy rời bỏ chúng tôi, hãy cho chúng tôi
thông điệp cuối cùng của thầy."
Ông ấy mở mắt ra và ông ấy nói, "Thượng đế
đang đón chào ta. Ta sắp đi vào vòng tay của ngài.
Tạm biệt."
Ông ấy nhắm mắt lại, hơi thở của ông ấy dừng lại.
Nhưng vào khoảnh khắc hơi thở ông ấy dừng lại có sự
bùng nổ của ánh sáng, căn phòng trở nên đầy ánh
sáng, và thế rồi nó biến mất.
Khi một người đã biết tới cái siêu việt bên trong
mình, cái chết không là gì ngoài khuôn mặt khác của
Thượng đế. Thế thì cái chết có điệu vũ trong nó. Và
chừng nào bạn còn chưa trở nên có khả năng mở hội
bản thân cái chết, nhớ lấy, bạn đã bỏ lỡ cuộc sống.
Toàn thể cuộc sống là sự chuẩn bị cho điều tối thượng
này.
Đây là nghĩa của câu chuyện hay này.
Khi giáo sĩ Bunam nằm chết, vợ ông ấy bật khóc
nức nở.
Ông ấy nói, "Em khóc vì cái gì thế? Cả đời ta chỉ
là điều ta có thể học cách chết."
Cả đời ông ấy đã chỉ là sự chuẩn bị, chuẩn bị để
học các bí mật của việc chết.

Mọi tôn giáo đều không là gì ngoài khoa học -
hay nghệ thuật - để dạy bạn cách chết. Và cách duy
nhất để dạy bạn cách chết là dạy bạn cách sống.
Chúng không tách rời. Nếu bạn biết sống đúng là gì,
bạn sẽ biết chết đúng là gì.
Cho nên điều đầu tiên, hay điều nền tảng nhất là:
sống thế nào.
Để tôi kể cho bạn vài điều. Thứ nhất: cuộc sống
của bạn là cuộc sống của bạn, nó không phải là của ai
khác cả. Cho nên đừng cho phép bản thân mình bị chi
phối bởi người khác, đừng cho phép bản thân mình bị
chỉ đạo bởi người khác, đó là phản bội cuộc sống.
Nếu bạn cho phép bản thân mình bị chỉ đạo bởi người
khác - có thể là bố mẹ bạn, xã hội, hệ thống giáo dục,
các chính khách, các tu sĩ, dù họ là bất kì ai - nếu bạn
cho phép bản thân mình bị chi phối bởi người khác,
bạn sẽ bỏ lỡ cuộc sống của mình. Bởi vì chi phối tới
từ bên ngoài còn cuộc sống là ở bên trong bạn. Chúng
không bao giờ gặp gỡ.
Tôi không nói rằng bạn phải trở thành người nói
không cho từng và mọi thứ. Điều đó nữa cũng chẳng
giúp ích gì mấy. Có hai kiểu người. Một kiểu là kiểu
vâng lời, sẵn sàng buông xuôi theo bất kì ai và mọi
người. Họ không có linh hồn độc lập trong họ; họ
chưa chín chắn, còn ngây thơ, bao giờ cũng tìm hình
ảnh người cha, tìm ai đó để nói cho họ cái gì cần làm
và cái gì không làm. Họ không có khả năng tin cậy
vào con người riêng của họ. Những người này chiếm
phần lớn hơn trên thế giới, là đám đông.
Thế rồi ngược lại những người này, còn có một số
nhỏ những người bác bỏ xã hội, người bác bỏ các giá
trị của xã hội. Họ nghĩ họ có tính nổi dậy. Họ không
phải vậy, họ chỉ là kẻ phản động. Bởi vì bất kì khi nào
bạn nghe xã hội hay bạn bác bỏ xã hội, nếu xã hội vẫn
còn là nhân tố xác định trong cả hai cách này, thế thì
bạn vẫn bị xã hội chi phối.
Để tôi kể cho bạn một giai thoại.
Một lần Mulla Nasruddin đi xa một thời gian và
trở về thị trấn mang theo bộ râu dài. Bạn bè của anh ta
tự nhiên trêu chọc anh ta về bộ râu đó và hỏi anh ta
làm sao anh ta tình cờ mà lại để râu. Mulla vẫn để râu
bắt đầu phàn nàn và nguyền rủa bộ râu này một cách
quả quyết. Bạn anh ta sững sờ về cách anh ta nói và
hỏi anh ta sao anh ta vẫn cứ để râu nếu anh ta không
thích nó.
"Tôi ghét cái thứ đáng nguyền rủa này!" Mulla
nói với họ.
"Nếu anh ghét nó, thế thì sao anh không cạo nó và
bỏ nó đi?" một trong những người bạn anh ta hỏi.
Một tia sáng gian manh loé lên trong mắt Mulla
khi anh ta trả lời, "Bởi vì vợ tôi ghét điều đó nữa!"
Nhưng điều đó không làm cho bạn tự do. Kẻ
hippy, kẻ cãi lại và những người khác, họ không thực
sự là người nổi dậy, họ là kẻ phản động. Họ đã phản
ứng chống lại xã hội. Vài người vâng lời, vài người
không vâng lời, nhưng trung tâm của việc chi phối
vẫn là như nhau. Vài người tuân lệnh, và người bất
tuân lệnh, nhưng không ai nhìn vào linh hồn mình.
Người nổi dậy thực sự là người không ủng hộ xã
hội, không chống đối xã hội, người đơn giản sống cuộc sống của mình theo hiểu biết riêng của mình. Dù
nó đi ngược xã hội hay nó đi cùng xã hội cũng đều
không phải là điều xem xét, đều không liên quan. Đôi
khi nó có thể đi cùng xã hội, đôi khi nó có thể không
đi cùng xã hội, nhưng đó không phải là vấn đề được
xem xét. Người đó sống theo hiểu biết của mình, theo
ánh sáng nhỏ của mình. Và tôi không nói rằng người
đó trở thành rất bản ngã về điều đó. Không, người đó
rất khiêm tốn. Người đó biết rằng ánh sáng của mình
là rất nhỏ, nhưng đó là tất cả ánh sáng có đó. Người
đó không phải là cứng rắn, người đó rất khiêm tốn.
Người đó nói, "Tôi có thể sai, nhưng xin cho phép tôi
sai tương ứng với bản thân tôi."
Đó là cách duy nhất để học. Phạm sai lầm là cách
duy nhất để học. Đi theo hiểu biết riêng của người ta
là cách duy nhất để trưởng thành và trở nên chín chắn.
Nếu bạn bao giờ cũng nhìn vào ai đó để chỉ bảo bạn,
dù bạn vâng lời hay không vâng lời cũng không tạo ra
khác biệt gì. Nếu bạn nhìn vào ai đó khác để chỉ bảo
bạn, để quyết định ủng hộ hay chống đối, bạn sẽ
không bao giờ có khả năng biết cuộc sống của mình là
gì. Nó phải được sống, và bạn phải đi theo ánh sáng
nhỏ bé của mình.
Không phải bao giờ cũng chắc chắn về điều cần
làm. Bạn rất lẫn lộn. Cứ để điều đó là vậy đi. Nhưng
tìm ra cách thoát khỏi lẫn lộn của bạn. Nghe theo
người khác thì rất rẻ và dễ dàng bởi vì họ có thể trao
cho bạn những giáo điều chết, họ có thể cho bạn
những lời răn - làm cái này, không làm cái kia. Và họ
rất chắn chắn về những lời răn của họ. Điều chắc chắn
không nên được tìm kiếm; hiểu biết nên được tìm
kiếm. Nếu bạn tìm kiếm điều chắc chắn bạn sẽ trở
thành nạn nhân của cái bẫy nào đó này khác. Đừng
tìm chắc chắn, tìm hiểu biết. Chắc chắn có thể được
trao cho bạn rẻ rúng, bất kì ai cũng có thể trao nó cho
bạn được. Nhưng trong phân tích cuối cùng bạn sẽ là
người mất. Bạn làm mất cuộc sống của mình chỉ để
vẫn còn an ninh và chắc chắn, còn cuộc sống là không
chắc chắn, cuộc sống là không an ninh.
Cuộc sống là không an ninh. Từng khoảnh khắc
đều đi vào ngày một nhiều bất an hơn. Nó là đánh
bạc. Người ta chưa bao giờ biết cái gì sẽ xảy ra. Và
điều hay là người ta chưa bao giờ biết được. Nếu như
nó là dự đoán được, cuộc sống sẽ không đáng sống.
Nếu mọi thứ đều như bạn muốn nó là, và mọi thứ đều
chắc chắn, bạn sẽ không phải là người chút nào, bạn
sẽ là máy. Chỉ với máy mọi sự mới an ninh và chắc
chắn.
Con người sống trong tự do. Tự do cần không an
ninh và không chắc chắn. Con người thực của thông
minh bao giờ cũng không nhất quyết bởi vì người đó
không có giáo điều để dựa vào, để học. Người đó phải
nhìn và đáp ứng.
Lão Tử nói, "Ta do dự, và ta đi một cách tỉnh táo
trong cuộc sống bởi vì ta không biết cái gì sẽ xảy ra.
Và ta không có nguyên tắc nào để theo. Ta phải quyết
định mọi khoảnh khắc. Ta chưa bao giờ quyết định
trước cả. Ta phải quyết định khi khoảnh khắc tới!"
Thế thì người ta phải rất có tính đáp ứng. Đó
chính là tính đáp ứng. Đáp ứng không phải là bắt
buộc, đáp ứng không phải là nghĩa vụ - nó là khả
năng đáp ứng. Người muốn biết cuộc sống là gì phải
có tính đáp ứng. Điều đó đang bị bỏ lỡ. Hàng thế kỉ
ước định đã làm cho bạn giống máy nhiều hơn. Bạn
đã đánh mất tính người của mình, bạn đã giao kèo vì an ninh. Bạn an ninh và thoải mái và mọi thứ đã được
lập kế hoạch bởi người khác. Và họ đã đặt mọi thứ lên
bản đồ, họ đã đo mọi thứ. Điều này tất cả tuyệt đối
ngu xuẩn bởi vì cuộc sống không thể được đo, nó là
không thể đo được. Và không bản đồ nào là có thể bởi
vì cuộc sống ở trong luồng chảy thường hằng. Mọi
thứ cứ thay đổi. Không cái gì thường hằng ngoại trừ
thay đổi. Heraclitus nói, "Ông không thể bước vào
cùng một dòng sông hai lần."
Và cách thức của cuộc sống là rất dích dắc. Cách
thức của cuộc sống không giống đường ray xe lửa.
Không, nó không chạy theo rãnh. Và đó là cái đẹp của
nó, huy hoàng của nó, thơ ca của nó, âm nhạc của nó -
rằng nó bao giờ cũng là điều ngạc nhiên.
Nếu bạn tìm kiếm an ninh, chắc chắn, mắt bạn sẽ
trở nên bị khép lại. Và bạn sẽ ngày càng ít ngạc nhiên
hơn và bạn sẽ đánh mất năng lực ngạc nhiên. Một khi
bạn mất năng lực ngạc nhiên, bạn đã đánh mất tôn
giáo. Tôn giáo là việc mở ra trái tim ngạc nhiên của
bạn. Tôn giáo là cảm nhận về điều bí ẩn bao quanh
chúng ta.
Đừng tìm an ninh; đừng tìm lời khuyên về cách
sống cuộc sống của bạn. Mọi người tới tôi và họ nói,
"Osho ơi, nói xem chúng tôi nên sống cuộc sống của
mình thế nào." Bạn không quan tâm tới việc biết cuộc
sống là gì, bạn quan tâm nhiều tới việc làm ra hình
mẫu cố định. Bạn quan tâm nhiều tới việc giết cuộc
sống hơn việc sống nó. Bạn muốn có kỉ luật được áp
đặt lên bạn.
Tất nhiên có các tu sĩ và chính khách trên khắp
thế giới, những người đã sẵn sàng; chỉ ngồi đợi bạn
thôi. Tới với họ và họ sẵn sàng áp đặt kỉ luật của họ
cho bạn. Họ tận hưởng quyền lực tới qua việc áp đặt ý
tưởng riêng của họ lên người khác.
Tôi không ở đây để làm điều đó. Tôi ở đây để
giúp bạn trở nên tự do. Và khi tôi nói rằng tôi ở đây
để giúp bạn trở nên tự do, tôi cũng được bao hàm. Tôi
định giúp bạn trở nên tự do cả với tôi nữa. Tôi chấp
nhận bạn và điểm đạo cho bạn vào tính chất sannyas
để giúp bạn trở nên tuyệt đối tự do với mọi giáo điều,
với mọi kinh sách, với mọi triết học - và tôi cũng
được bao hàm trong điều đó. Tính chất sannyas là
nghịch lí - nó phải vậy - như bản thân cuộc sống vậy.
Thế thì nó sống động.
Cho nên điều đầu tiên là, đừng hỏi bất kì ai bạn
phải sống cuộc sống của mình như thế nào. Cuộc
sống quí giá thế. Sống nó đi. Tôi không nói rằng bạn
sẽ không phạm phải sai lầm, bạn sẽ phạm đấy. Nhớ
lấy, chỉ một điều thôi - đừng phạm cùng sai lầm lặp đi
lặp lại. Thế là đủ. Nếu bạn có thể thấy một sai lầm
mới mọi ngày, cứ phạm nó đi. Nhưng đừng lặp lại sai
lầm, điều đó là ngu xuẩn. Người có thể thấy những sai
lầm mới phạm phải sẽ liên tục trưởng thành - đó là
cách duy nhất để học, đó là cách duy nhất để đi tới
ánh sáng bên trong riêng của bạn.
Tôi đã nghe:
Một đêm một nhà thơ, Awbadi của vùng Kerman
(một nhà thơ Hồi giáo rất vĩ đại) đang ngồi dưới cổng
vòm vắt qua một chiếc thuyền. Shams-e Tabrizi, một
nhà huyền môn Sufi vĩ đại, tình cờ đi qua đó. 

Shams-e Tabrizi nhìn nhà thơ, nhìn điều ông ấy
đang làm. Ông này hỏi nhà thơ, "Ông đang làm gì
thế?"
Nhà thơ nói, "Suy tư về mặt trăng trong bát
nước."
Shams-e Tabrizi cười sằng sặc, cười như điên.
Nhà thơ bắt đầu cảm thấy không thoải mái, đám đông
tụ tập lại. Và nhà thơ nói, "Có chuyện gì vậy? Sao
ông cười nhiều thế? Sao ông chế nhạo tôi?"
Shams-e Tabrizi nói, "Nếu ông không bị gẫy cổ,
sao ông không nhìn thẳng vào trăng trên trời?"
Trăng có đó, trăng tròn có đó, và nhà thơ này lại
đang ngồi với bát nước và nhìn vào trong bát nước
đang phản chiếu trăng.
Tìm chân lí trong kinh sách, tìm chân lí trong triết
lí là nhìn vào phản xạ. Nếu bạn hỏi ai đó khác bạn
phải sống cuộc sống của mình thế nào, bạn đang hỏi
hướng dẫn sai, bởi vì người đó chỉ có thể nói về cuộc
sống riêng của người đó thôi. Và không bao giờ,
không bao giờ hai cuộc sống lại hệt nhau. Bất kì điều
gì người đó có thể nói hay truyền đạt cho bạn đều sẽ
là về cuộc sống riêng của người đó - và điều đó nữa
cũng chỉ nếu người đó đã sống. Người đó có thể đã
hỏi ai đó khác, người đó có thể đã theo ai đó khác,
người đó có thể là kẻ bắt chước bản thân mình. Thế
thì đó là phản xạ của phản xạ. Và nhiều thế kỉ trôi qua
và mọi người cứ suy ngẫm về cái phản xạ của cái
phản xạ của cái phản xạ - còn trăng thực bao giờ cũng
ở trên trời chờ đợi bạn. Đó là trăng của bạn, đó là bầu
trời của bạn, nhìn thẳng đi. Trực tiếp về nó đi. Sao lại
mượn mắt tôi hay mắt của bất kì ai khác? Bạn đã
được cho đôi mắt, đôi mắt đẹp, để nhìn, và để nhìn
trực tiếp. Sao lại mượn hiểu biết từ bất kì ai? Nhớ lấy,
nó có thể là hiểu biết với tôi, nhưng khoảnh khắc bạn
mượn nó, nó trở thành tri thức của bạn - nó không còn
là hiểu biết nữa.
Hiểu biết là cái duy nhất đã từng được bản thân
người ta trải nghiệm. Nó có thể là hiểu biết cho tôi,
nếu tôi đã nhìn vào trăng, nhưng khoảnh khắc tôi nói
nó cho bạn nó trở thành tri thức, nó không còn là hiểu
biết. Thế thì nó chỉ là lời nói, thế thì nó chỉ là ngôn
ngữ. Và ngôn ngữ là dối trá.
Để tôi kể cho bạn một giai thoại.
Một nông dân chăn gà, không thoả mãn với năng
suất của đàn gà, quyết định dùng một chút đòn tâm lí
với lũ gà mái. Theo đó anh ta mua một con vẹt biết
nói mầu xám và đặt nó vào sân nuôi gà. Đủ chắc, lũ
gà mái chú ý ngay tới kẻ lạ mặt điển trai, đưa thức ăn
ngon nhất cho nó ăn để lôi kéo sự chú ý bằng tiếng
cục cục vui sướng, và nói chung đi quanh theo sau nó
như một bầy thanh nữ xúc động đi theo sau ngôi sao
ca nhạc. Điều làm anh nông dân vui mừng là năng lực
đẻ trứng của chúng tăng lên.
Con gà trống trong sân, tự nhiên ghen tị vì bị lũ gà
mái bỏ qua, tấn công kẻ hấp dẫn dám xâm phạm
quyền lợi của mình, dùng mỏ và móng mổ túi bụi, dứt
hết lông xanh tới lông đỏ. Trong khi đó con vẹt bị
hăm doạ cứ kêu thảm thiết, "Thôi đi thưa ngài! Tôi
cầu xin ngài đấy, thôi đi! Sau rốt, tôi chỉ ở đây với
khả năng của giáo sư ngôn ngữ thôi!" 

Nhiều người sống các kiếp sống của họ như giáo
sư ngôn ngữ. Đó là loại sống giả tạo nhất. Thực tại
không cần ngôn ngữ, nó sẵn có cho bạn ở mức vô lời.
Trăng có đó; nó không cần bát, không cần nước, nó
không cần trung gian khác. Bạn chỉ phải nhìn vào nó;
nó là trao đổi vô lời. Toàn thể cuộc sống đều sẵn có -
bạn chỉ phải học cách trao đổi với nó một cách vô lời.
Đó chính là thiền tất cả là gì - hiện hữu trong
không gian nơi ngôn ngữ không can thiệp, nơi các
khái niệm đã học không chen vào giữa bạn và cái
thực.
Khi bạn yêu người đàn bà, đừng bận tâm về điều
người khác đã nói về tình yêu, bởi vì điều đó sẽ là can
nhiễu. Bạn yêu người đàn bà, tình yêu có đó, quên tất
cả điều bạn đã học về tình yêu đi. Quên tất cả
Kinseys, quên tất cả Các thầy và Johnsons, quên tất cả
Freud và Jung đi. Xin đừng trở thành giáo sư ngôn
ngữ. Cứ yêu người đàn bà đó và để tình yêu có đó, và
để tình yêu dẫn bạn đi và hướng dẫn bạn vào những bí
mật bên trong nhất. Thế thì bạn sẽ có khả năng biết
tình yêu là gì.
Và điều người khác nói về thiền là vô nghĩa. Có
lần tôi bắt gặp một cuốn sách do một thánh nhân Jaina
viết ra về thiền. Cuốn sách thực hay, nhưng chỉ có vài
chỗ mà tôi có thể thấy rằng bản thân người này chưa
bao giờ thiền - bằng không thì những chỗ đó không
thể có đó được. Nhưng chúng có rất ít và xa xăm ở
giữa. Cuốn sách này về toàn thể, gần chín mươi chín
phần trăm, là hoàn hảo. Tôi thích cuốn sách đó.
Thế rồi tôi quên mất nó. Trong mười năm tôi đi
khắp miền quê đất nước. Một lần trong một làng ở
Rajasthan, vị thánh đó tới gặp tôi. Tên ông ta nghe
quen quen, và bỗng nhiên tôi nhớ tới cuốn sách đó.
Và tôi hỏi vị thánh này sao ông ấy đã tới gặp tôi. Ông
ấy nói, "Tôi đã đi tới gặp ông để biết thiền là gì." Tôi
nói, "Tôi nhớ cuốn sách của ông. Tôi nhớ nó rõ lắm,
bởi vì nó thực sự gây ấn tượng cho tôi. Ngoại trừ vài
khiếm khuyết chứng tỏ rằng ông chưa bao giờ thiền,
cuốn sách hoàn toàn đúng - chín mươi chín phần trăm
là đúng. Và bây giờ ông tới đây để học về thiền. Ông
chưa bao giờ thiền à?"
Ông ấy trông bối rối một chút bởi vì các đệ tử của
ông ấy cũng ở đó. Tôi nói, "Cứ thẳng thắn. Bởi vì nếu
ông nói ông biết thiền, thế thì tôi sẽ không nói về điều
đó đâu. Thế thì kết thúc đi! Ông biết rồi. Không cần.
Nếu ông nói với tôi một cách thẳng thắn - ít nhất cũng
thực một lần - nếu ông nói ông chưa bao giờ thiền, chỉ
thế thì tôi mới có thể giúp được ông hướng tới thiền."
Đó là mặc cả, cho nên ông ấy phải thú nhận. Ông ấy
nói, "Vâng, tôi chưa bao giờ nói điều đó cho bất kì ai.
Tôi đã đọc nhiều sách về thiền, tất cả các kinh sách
cũ. Và tôi đã từng dạy mọi người, đó là lí do tại sao
tôi cảm thấy bối rối trước các đệ tử của tôi. Tôi đã
từng dạy thiền cho cả nghìn người, và tôi đã viết sách
về nó, nhưng tôi chưa bao giờ thiền."
Bạn có thể viết nhiều sách về thiền và chưa bao
giờ bắt gặp không gian có thiền. Bạn có thể trở nên
rất hiệu quả trong việc nói lời, bạn có thể trở nên rất
láu cá trong trừu tượng, trong biện luận trí tuệ, và bạn
có thể quên hoàn toàn rằng tất cả mọi lần bạn tham
gia vào những hoạt động trí tuệ đó đều đã là cực kì
phí hoài.

Tôi hỏi ông già này, "Ông đã quan tâm tới thiền
bao lâu rồi?" Ông ấy nói, "Cả đời tôi." Ông ấy gần
bẩy mươi. Ông ấy nói, "Khi tôi hai mươi tuổi tôi nhận
tính chất sannyas, tôi trở thành sư Jaina, và năm mươi
năm kể từ đó tôi đã đọc và đọc và nghĩ về thiền."
Năm mươi năm nghĩ và đọc và viết về thiền, thậm chí
hướng dẫn mọi người vào thiền, và ông ấy thậm chí
đã không nếm trải lấy một lần thiền là gì!
Nhưng đây là trường hợp với hàng triệu người.
Họ nói về tình yêu, họ biết tất cả thơ ca về tình yêu,
nhưng họ chưa bao giờ yêu. Hay cho dù họ nghĩ họ đã
trong tình yêu, họ vẫn chưa bao giờ trong tình yêu.
Điều đó nữa cũng là thứ của "cái đầu," nó không phải
là của trái tim. Mọi người sống và cứ bỏ lỡ cuộc sống.
Cuộc sống cần dũng cảm. Nó cần dũng cảm để là
thực, nó cần dũng cảm để đi cùng cuộc sống tới bất kì
chỗ nào cuộc sống đưa tới, bởi vì con đường này là
không được thăm dò, không có bản đồ. Người ta phải
đi vào trong cái không biết.
Cuộc sống có thể được hiểu chỉ nếu bạn sẵn sàng
đi vào trong cái không biết. Nếu bạn níu bám lấy cái
đã biết, bạn níu bám vào tâm trí, và tâm trí không phải
là cuộc sống. Cuộc sống là phi tâm trí, phi trí năng,
bởi vì cuộc sống là toàn bộ. Tính toàn bộ của bạn phải
được tham gia vào trong nó, bạn không thể chỉ nghĩ
về nó. Suy nghĩ về cuộc sống không phải là cuộc
sống. Cẩn thận với cái "về" này. Người ta cứ nghĩ về
và về; có những người nghĩ về Thượng đế, có những
người nghĩ về cuộc sống, có những người nghĩ về tình
yêu. Có những người nghĩ về cái này và cái nọ.
Mulla Nasruddin trở nên rất già và đi tới bác sĩ.
Ông ta trông rất yếu cho nên bác sĩ nói, "Tôi chỉ có
thể nói một điều thôi. Ông sẽ phải cắt cuộc sống tình
ái của mình đi một nửa."
Mulla nói, "Được thôi. Nửa nào? Nói về nó hay
nghĩ về nó?"
Có vậy thôi - đừng trở thành giáo sư ngôn ngữ,
đừng trở thành vẹt. Vẹt là giáo sư ngôn ngữ. Chúng
sống trong lời, khái niệm, lí thuyết, thượng đế học,
còn cuộc sống cứ trôi qua, tuột khỏi tay chúng. Thế
rồi một hôm bỗng nhiên chúng trở nên sợ chết. Khi
một người sợ chết, hãy biết rõ rằng người đó đã bỏ lỡ
cuộc sống. Nếu người đó không bỏ lỡ cuộc sống thì
không thể có nỗi sợ chết nào được. Nếu một người đã
sống cuộc sống của mình, người đó sẽ sẵn sàng sống
cả cái chết nữa. Người đó sẽ gần như được say mê bởi
hiện tượng chết.
Khi Socrates sắp chết ông ấy say sưa tới mức đệ
tử của ông ấy không thể hiểu được ông ấy đang cảm
thấy hạnh phúc thế về cái gì. Một đệ tử, Credo, hỏi,
"Sao thầy trông hạnh phúc thế? Chúng tôi đang kêu la
khóc lóc." Socrates nói, "Sao ta phải không hạnh
phúc? Ta đã biết cuộc sống là gì, bây giờ ta muốn biết
cái chết là gì. Ta là cánh cửa của điều bí ẩn lớn lao, và
ta đang xúc động! Ta sắp đi vào cuộc hành hương lớn
vào trong cái không biết. Ta đơn giản đầy ngạc nhiên!
Ta không thể đợi được!" Và nhớ lấy, Socrates không
phải là người tôn giáo; Socrates không phải là người
tin theo bất kì cách nào.

Ai đó hỏi, "Thầy có chắc là linh hồn sẽ còn sau
cái chết không?" Socrates nói, "Ta không biết." Nói,
"Ta không biết" cần dũng cảm lớn lao nhất trên thế
giới. Rất khó cho giáo sư ngôn ngữ nói, "Tôi không
biết." Điều đó là rất khó cho vẹt. Socrates là người rất
chân thành và chân thật. Ông ấy nói, "Ta không biết."
Thế rồi đệ tử này hỏi, "Thế thì sao thầy cảm thấy
hạnh phúc thế? Nếu linh hồn không còn, thì...?
Socrates nói, "Ta phải nhìn chứ. Nếu ta còn, chẳng có
sợ gì về nó cả. Nếu ta không còn, làm sao có thể có sợ
được? Nếu ta không còn, thì ta không còn. Thế thì sợ
ở đâu? Chẳng có ai ở đó cả, cho nên sợ không thể tồn
tại được. Nếu ta còn, thì ta còn. Thế thì chẳng ích gì
mà lâm vào sợ hãi về nó. Nhưng ta không biết đích
xác cái gì sẽ xảy ra. Đó là lí do tại sao ta tràn đầy điều
ngạc nhiên và sẵn sàng đi vào trong nó. Ta không
biết."
Với tôi, đây là điều người tôn giáo phải vậy.
Người tôn giáo không phải là người Ki tô giáo, hay
người Hindu giáo, hay Phật tử, hay người Mô ha mét
giáo. Tất cả những điều này đều là cách thức của tri
thức. Người Ki tô giáo nói, "Tôi biết." Và tri thức của
người đó tới từ giáo điều Ki tô giáo. Người Hindu
nói, "Tôi cũng biết." Và tri thức của người đó tới từ
Veda và Gita và giáo điều của người đó. Và người
Hindu chống lại người Ki tô giáo, bởi vì người đó nói,
"Nếu tôi đúng, anh không thể đúng được. Nếu anh
đúng, thế thì tôi không đúng." Cho nên có tranh luận
lớn và có nhiều tranh cãi và nhiều tranh luận và xung
đột không cần thiết.
Người tôn giáo, người thực sự tôn giáo - không
phải cái gọi là người tôn giáo - là người nói "Tôi
không biết." Khi bạn nói "Tôi không biết" bạn cởi
mở, bạn sẵn sàng học. Khi bạn nói "Tôi không biết"
bạn không có định kiến nào cách này hay cách nọ,
bạn không có niềm tin nào, bạn không có tri thức nào.
Bạn chỉ có nhận biết. Bạn nói, "Tôi là nhận biết và tôi
sẽ xem cái gì xảy ra. Tôi sẽ không mang giáo điều
nào từ quá khứ."
Đây là thái độ của đệ tử, thái độ của người muốn
học. Và môn học đơn giản nghĩa là việc học. Đệ tử
nghĩa là người học, người sẵn sàng học, còn môn học
nghĩa là việc học. Tôi không ở đây để dạy bạn giáo
điều nào; tôi không truyền đạt bất kì tri thức nào cho
bạn. Tôi đơn giản giúp bạn thấy cái đang đó. Sống
cuộc sống của bạn với bất kì giá nào. Sẵn sàng đánh
cược với nó.
Tôi nghe nói về một doanh nhân. Ông ấy đi từ văn
phòng của mình tới tiệm ăn để ăn trưa thì bị một
người lạ chặn lại, người này nói với ông ấy, "Tôi cho
rằng ông không nhớ tôi, nhưng mười năm trước tôi đã
tới thành phố này trong lúc khánh kiệt. Tôi đã xin ông
cho vay và ông đã cho tôi hai mươi đô la bởi vì ông
nói ông sẵn lòng tạo cơ hội cho người gặp trên đường
được thành công."
Doanh nhân nghĩ một lúc rồi ông ấy nói, "Vâng,
tôi nhớ vụ này rồi. Tiếp tục câu chuyện của ông đi."
"Vâng," người lạ nhận xét, "ông vẫn sẵn lòng
đánh bạc chứ?"
Cuộc sống hỏi bạn cùng câu hỏi này lặp đi lặp lại:
"Ông vẫn sẵng lòng đánh bạc chứ?" Nó chẳng bao giờ chắc chắn cả. Cuộc sống không có bảo hiểm nào cho
nó; nó đơn giản là lối mở, lối mở hoang vu, lối mở
hỗn độn. Bạn có thể làm ngôi nhà nhỏ quanh mình, an
ninh, nhưng thế thì nó sẽ chứng tỏ là nấm mồ của bạn.
Sống cùng cuộc sống đi.
Và chúng ta đã từng làm điều đó theo nhiều cách.
Hôn nhân là do con người tạo ra; tình yêu là một phần
của cuộc sống. Khi bạn tạo ra hôn nhân quanh tình
yêu, bạn tạo ra an ninh. Bạn làm cái gì đó không thể
được làm - tình yêu không thể được làm thành pháp
lí. Bạn đang cố làm điều không thể được, và nếu,
trong nỗ lực đó, tình yêu chết đi, thì cũng không có gì
ngạc nhiên. Bạn trở thành chồng, bạn trở thành vợ.
Bạn không còn là hai người sống động, bạn là hai
viên chức. Chồng có chức năng nào đó, vợ có chức
năng nào đó: họ có bổn phận nào đó phải hoàn thành.
Thế thì cuộc sống đã dừng chảy, nó bị đông cứng lại.
Ngắm chồng và vợ mà xem. Bạn bao giờ cũng
thấy hai người đông cứng, ngồi bên nhau đấy, chẳng
biết họ đang làm gì ở đó, tại sao họ ngồi đó. Có thể họ
chẳng có đâu mà đi.
Khi bạn thấy tình yêu giữa hai người, cái gì đó
tuôn chảy, chuyển động, thay đổi. Khi có tình yêu
giữa hai người, họ sống trong hào quang, có chia sẻ
thường xuyên. Rung động của họ đạt tới nhau; họ
đang phát bản thể mình cho nhau. Không có tường
giữa họ, họ là hai vậy mà không là hai - họ cũng là
một.
Chồng và vợ là xa xăm nhau như nó có thể vậy,
cho dù họ có thể ngồi bên nhau. Chồng chưa bao giờ
nghe điều vợ nói; anh ta phải thành điếc từ lâu rồi. Vợ
chưa bao giờ thấy điều đang xảy ra cho chồng; cô ấy
đã thành mù với anh ấy. Họ coi nhau như được cho
không; họ đã trở thành đồ vật. Họ không còn là người
bởi vì người bao giờ cũng cởi mở, người bao giờ cũng
không chắc chắn, người bao giờ cũng thay đổi. Bây
giờ họ có những qui tắc cố định phải hoàn thành. Họ
chết đi vào ngày họ lấy nhau. Kể từ ngày đó họ đã
không sống.
Tôi không nói đừng lấy nhau, nhưng nhớ rằng
tình yêu là điều thực. Và nếu nó chết đi thế thì hôn
nhân là vô giá trị.
Và cùng điều đó cũng đúng với mọi thứ trong
cuộc sống, về mọi thứ. Hoặc bạn có thể sống nó -
nhưng thế thì bạn phải sống với sự do dự này, không
biết cái gì sắp xảy ra cho khoảnh khắc tiếp - hoặc bạn
có thể làm mọi thứ chắc chắn về nó.
Có những người đã trở nên chắc chắn về mọi thứ
tới mức họ chẳng bao giờ ngạc nhiên. Họ là những
người mà bạn không thể ngạc nhiên về họ được. Và
tôi ở đây để chuyển giao cho bạn một thông điệp rất
gây ngạc nhiên - bạn sẽ không tin vào nó, tôi biết.
Bạn không thể tin vào nó được, tôi biết. Tôi ở đây để
nói với bạn về cái gì đó tuyệt đối không thể tin được -
rằng bạn là thượng đế nam và thượng đế nữ. Bạn đã
quên mất.
Để tôi kể cho bạn một giai thoại.
Harvey Firestone, Thomas A. Edison, John
Burroughs và Henry Forrd dừng lại tại một trạm dịch
vụ vùng hoang sơ trên đường tới Florida trong mùa
đông. 


"Chúng tôi cần mua vài cái bóng đèn cho đèn pha
trước," Ford nói. "Và nhân tiện, đấy là Thomas
Edison đứng đó trong xe, và tôi và Henry Ford."
Anh già ở trạm dịch vụ thậm chí chẳng thèm nhìn
lên, nhổ toẹt nước thuốc lá ra với sự khinh khỉnh hiển
nhiên.
"Và," Ford nói, "chúng tôi muốn mua chiếc lốp
mới nếu ông có lốp Fivestone. Và người kia trong xe
chính là Harvey Firestone đấy."
Anh già vẫn chẳng nói gì. Trong khi ông ta cho
lốp vào bánh xe, John Burroghs, với chòm râu trắng
dài, thò đầu ra ngoài cửa sổ và nói, "Ông thế nào,
người lạ?"
Cuối cùng ông già ở trạm dịch vụ mới trở lại sinh
động. Ông ta ngước nhìn Burroghs và nói, "Nếu ông
bảo tôi ông là Santa Claus, tôi sẽ kiềm chế để tôi
không đập vỡ sọ ông ra bằng cái cờ lê này."
Ông ta không thể tin được rằng trong một xe có cả
Harvey Firestone, Thomas A. Edison, John Burroughs
và Henry Forrd cùng đi. Họ là bạn bè và họ thường đi
cùng nhau.
Khi tôi nói với bạn rằng bạn là các thượng đế nam
và thượng đế nữ, bạn sẽ không tin điều đó vì bạn đã
hoàn toàn quên khuấy mất ai đang du hành trong bạn,
ai đang ngồi trong bạn, ai đang nghe tôi. Bạn đã hoàn
toàn quên mất. Bạn đã được cho một số nhãn nào đó
từ bên ngoài và bạn đã tin cậy vào những cái nhãn đó
- tên bạn, tôn giáo của bạn, đất nước của bạn - toàn
thứ hư huyễn! Chẳng có ý nghĩa gì dù bạn là người
Hindu hay người Ki tô giáo hay người Mô ha mét
giáo nếu bạn không biết bản thân mình. Những cái
nhãn đó không tạo ra nghĩa chút nào ngoại trừ rằng
chúng có thể có tiện ích nào đó. Có nghĩa gì liệu bạn
là người Hindu, hay người Ki tô giáo, hay người Mô
ha mét giáo, hay người Ấn Độ, hay người Mĩ, hay
người Trung Quốc? Tất cả đều không liên quan - bởi
vì bản thể không là người Ấn Độ, không là người
Trung Quốc, không là người Mĩ; và bản thể không là
người Hindu, không là người Mô ha mét giáo, không
là người Ki tô giáo. Bản thể đơn giản là "cái hiện
hữu" thuần khiết.
"Cái hiện hữu" thuần khiết chính là điều tôi gọi là
Thượng đế. Nếu bạn có thể hiểu cái thiêng liêng bên
trong bạn đã hiểu cuộc sống là gì. Bằng không bạn
vẫn chưa có khả năng giải mã cuộc sống. Đây là
thông điệp. Toàn thể cuộc sống đang trỏ tới một điều,
liên tục - rằng bạn là các thượng đế. Một khi bạn đã
hiểu điều đó, thế thì không có cái chết. Thế thì bạn đã
học xong bài học. Thế thì, trong cái chết, các thượng
đế sẽ quay trở về nhà mình.
Khi giáo sĩ Bunam nằm chết, vợ ông ấy bật khóc
nức nở.
Ông ấy nói, "Em khóc vì cái gì thế? Cả đời ta chỉ
là điều ta có thể học cách chết."
Toàn thể cuộc sống... chỉ là việc huấn luyện về
cách trở về nhà, cách chết đi, cách biến mất. Bởi vì
khoảnh khắc bạn biến mất, Thượng đế xuất hiện trong
bạn. Sự hiện diện của bạn là sự vắng mặt của Thượng
đế; sự vắng mặt của bạn là sự hiện diện của Thượng
đế.











Một câu chuyện của người Hasid:

Khi giáo sĩ Bunam nằm chết, vợ ông ấy bật khóc
nức nở.
Ông ấy nói, "Em khóc vì cái gì thế? Cả đời ta chỉ
là điều ta có thể học cách chết."
Cuộc sống là đang trong việc sống. Nó không
phải là vật, nó là quá trình. Không có cách nào để đạt
tới cuộc sống ngoại trừ việc sống nó, ngoại trừ việc
sống động, việc tuôn chảy, chảy đi cùng nó. Nếu bạn
tìm kiếm nghĩa của cuộc sống trong giáo điều nào đó,
trong triết học nào đó, trong thượng đế học nào đó, đó
là con đường chắc chắn để bỏ lỡ cả hai cuộc sống và
nghĩa.
Cuộc sống không ở đâu đó chờ đợi bạn, nó đang
xảy ra trong bạn. Nó không ở trong tương lai như mục
đích cần đạt tới, nó là ở đây bây giờ, chính khoảnh
khắc này - trong việc thở của bạn, tuần hoàn máu của
bạn, nhịp tim đập của bạn. Bất kì cái gì bạn đang là
trong cuộc sống của mình, và nếu bạn bắt đầu tìm
nghĩa ở đâu đó khác, bạn sẽ bỏ lỡ nó. Con người đã
làm điều đó trong nhiều thế kỉ rồi.
Khái niệm đã trở thành rất quan trọng, giải thích
đã trở thành rất quan trọng - và cái thực đã hoàn toàn
bị quên lãng. Chúng ta không nhìn vào cái đã ở đây,
chúng ta muốn hợp lí hoá.
Tôi đã nghe một câu chuyện rất hay.
Vài năm trước đây một người Mĩ bị khủng hoảng
căn cước nghiêm trọng. Người đó tìm sự giúp đỡ từ
các nhà tâm thần nhưng chẳng cái gì xảy ra từ đó, vì
không ai có thể nói cho anh ta nghĩa của cuộc sống -
chính là điều anh ta muốn biết. Dần dần anh ta biết tới
một guru trí huệ vô cùng và đáng kính, người sống ở
một vùng bí ẩn và gần như không tới đươc ở
Himalaya. Chỉ guru đó, anh ta trở nên tin tưởng, mới
cho anh ta biết được cuộc sống có nghĩa gì và vai trò
của anh ta phải là gì trong đó. Thế là anh ta bán hết
mọi của cải thế gian và bắt đầu tìm kiếm guru biết tất
cả này. Anh ta mất tám năm lang thang từ làng nọ tới
làng kia trên khắp Himalaya nỗ lực tìm ông ấy. Và thế
rồi một hôm anh ta tình cờ gặp một người chăn cừu,
người này bảo cho anh ta chỗ guru đó sống và cách đi
tới chỗ đó.
Phải mất một năm mới tìm được ông ấy, nhưng
thực tế anh ta đã làm điều đó. Quả có một guru, quả
thực đáng kính, mà thực tế cũng đã tới một trăm tuổi.
Guru này ưng thuận giúp anh ta, đặc biệt khi ông ấy
biết về mọi hi sinh của anh ta vì mục đích này.
"Ta có thể làm được gì cho con đây?" guru hỏi.

"Tôi cần biết nghĩa của cuộc sống," người này
nói.
Với điều này guru đáp ngay, không lưỡng lự,
"Cuộc sống," ông ấy nói, "là dòng sông bất tận."
"Dòng sông bất tận sao?" người này nói trong giật
mình thảng thốt. "Sau khi bằng mọi cách đi tìm thầy,
và mọi điều thầy nói với tôi là ở chỗ cuộc sống là
dòng sông bất tận sao?"
Guru bàng hoàng, choáng váng. Ông ấy trở nên
rất giận và ông ấy nói, "Anh ngụ ý nó không phải vậy
sao?"
Không ai có thể cho bạn nghĩa của cuộc sống của
bạn. Cuộc sống là của bạn, nghĩa cũng phải là của
bạn. Himalaya chẳng ích gì. Không ai ngoại trừ bạn
có thể bắt gặp được nó. Cuộc sống là của bạn và chỉ
bạn mới truy nhập được vào nó. Chỉ trong việc sống
mà bí ẩn mới được khải lộ cho bạn.
Điều đầu tiên tôi muốn bảo bạn, đừng tìm nó ở
đâu khác. Đừng tìm nó trong tôi, đừng kiếm nó trong
kinh sách, đừng kiếm nó trong những giải thích tinh
khôn - chúng tất cả đều giải thích đâu đâu, chúng
không giải thích. Chúng đơn giản tọng vào tâm trí
bạn, chúng không làm cho bạn nhận biết về cái gì
đang đó. Và tâm trí càng được tọng nhiều với những
tri thức chết, bạn càng trở nên đờ đẫn và ngu hơn. Tri
thức làm mọi người ngu đi; nó làm đờ đẫn nhạy cảm
của họ. Nó tọng vào họ, nó trở thành trọng lượng đè
lên họ, nó làm mạnh cho bản ngã của họ nhưng nó
không cho ánh sáng và nó không chỉ cho họ con
đường. Đó là điều không thể được.
Cuộc sống đã có đó sùng sục bên trong bạn. Nó
có thể được tiếp xúc chỉ ở đó. Ngôi đền không ở bên
ngoài, bạn là điện thờ của nó. Cho nên điều đầu tiên
cần nhớ nếu bạn muốn biết cuộc sống là gì, chính là:
đừng bao giờ tìm kiếm nó ở bên ngoài, đừng bao giờ
thử tìm nó từ ai đó khác. Nghĩa không thể được
truyền theo cách đó. Những bậc thầy vĩ đại nhất chưa
bao giờ nói điều gì về cuộc sống cả - họ bao giờ cũng
ném bạn trở lại bản thân bạn.
Điều thứ hai cần nhớ là: một khi bạn biết sống là
gì, bạn sẽ biết chết là gì. Chết cũng là một phần của
quá trình. Bình thường chúng ta nghĩ chết tới ở lúc
cuối, bình thường chúng ta nghĩ chết là chống lại
sống, bình thường chúng ta nghĩ chết như kẻ thù,
nhưng chết không phải là kẻ thù. Và nếu bạn nghĩ
chết như kẻ thù, điều đó đơn giản chứng tỏ rằng bạn
đã không có khả năng biết sống là gì.
Chết và sống là hai cực của cùng một năng lượng,
của cùng một hiện tượng - sóng lên và triều xuống,
ngày và đêm, mùa hè và mùa đông. Chúng không tách
rời và không đối lập, không mâu thuẫn; chúng là phần
bù. Chết không phải là đầu cuối của cuộc sống; thực
tế, nó là phần bổ sung của một kiếp sống, là cao trào
của một kiếp sống, là đỉnh cao, cực đỉnh. Và một khi
bạn biết cuộc sống của mình và quá trình của nó, thế
thì bạn hiểu chết là gì.
Chết là một phần hữu cơ, tích hợp của sống, và nó
rất thân thiện với cuộc sống. Không có nó cuộc sống
không thể tồn tại được. Cuộc sống tồn tại bởi vì cái
chết; cái chết cho bối cảnh. Thực tế chết là quá trình
làm mới lại. Và chết xảy ra từng khoảnh khắc.
Khoảnh khắc bạn hít vào và khoảnh khắc bạn thở ra,cả hai đều xảy ra. Hít vào, sống xảy ra; thở ra, chết
xảy ra. Đó là lí do tại sao khi đứa trẻ được sinh ra
điều đầu tiên nó làm là hít vào, thế thì cuộc sống bắt
đầu. Và khi người già chết đi, điều cuối cùng người
đó làm là thở ra, thế thì cuộc sống ra đi. Thở ra là
chết, hít vào là sống - chúng giống như hai bánh xe
của chiếc xe bò. Bạn sống bằng hít vào cũng nhiều
như bạn sống bằng thở ra. Việc thở ra là một phần của
hít vào. Bạn không thể hít vào nếu bạn dừng thở ra.
Bạn không thể sống nếu bạn dừng chết. Người đã
hiểu cuộc sống của mình là gì thì cho phép cái chết
xảy ra; người đó đón chào nó. Người đó chết đi từng
khoảnh khắc và từng khoảnh khắc người đó phục
sinh. Chữ thập của người đó và việc phục sinh của
người đó liên tục xảy ra như một quá trình. Người đó
chết đi quá khứ từng khoảnh khắc và người đó được
sinh ra lặp đi lặp lại trong tương lai.
Nếu bạn nhìn vào trong cuộc sống bạn sẽ có khả
năng biết cái chết là gì. Nếu bạn hiểu chết là gì, chỉ
thế thì bạn mới có khả năng hiểu sống là gì. Chúng là
hữu cơ. Bình thường, do sợ hãi, chúng ta đã tạo ra
phân chia. Chúng ta nghĩ rằng sống là tốt và chết là
xấu. Chúng ta nghĩ rằng sống phải được mong muốn
và chết phải được né tránh. Chúng ta nghĩ bằng cách
nào đó chúng ta phải bảo vệ bản thân mình chống lại
cái chết. Ý tưởng ngớ ngẩn này đã tạo ra vô tận khổ
sở trong các kiếp sống của chúng ta, bởi vì người bảo
vệ bản thân mình chống lại cái chết thì không có khả
năng sống. Người đó là người sợ thở ra, thế thì người
đó không thể hít vào được và người đó bị mắc kẹt.
Thế thì người đó đơn giản kéo lê; cuộc sống của
người đó không còn là dòng chảy, cuộc sống của
người đó không còn là dòng sông.
Nếu bạn thực sự muốn sống bạn phải sẵn sàng
chết. Ai sợ chết trong bạn? Sống có sợ chết không?
Điều đó là không thể được. Làm sao cuộc sống có thể
sợ quá trình tích hợp của riêng nó được? Cái gì đó
khác sợ trong bạn. Bản ngã đang sợ trong bạn. Sống
và chết không phải là đối lập; bản ngã và chết mới là
đối lập. Bản ngã chống lại cả sống và chết. Bản ngã
sợ sống và bản ngã sợ chết. Nó sợ sống bởi vì từng nỗ
lực, từng bước tới sống, đều đem chết tới gần hơn.
Nếu bạn sống bạn đang đi gần hơn tới việc chết.
Bản ngã sợ chết, do đó nó sợ cả sống nữa. Bản ngã
đơn giản kéo lê.
Có nhiều người không sống không chết. Điều này
còn tồi tệ hơn bất kì cái gì. Người tràn đầy sống động
thì tràn đầy cái chết nữa. Đó là nghĩa của Jesus trên
cây thập tự. Jesus mang cây thập tự riêng của mình đã
không được mọi người thực sự hiểu. Và ông ấy nói
với đệ tử của mình, "Các ông sẽ phải mang cây thập
tự riêng của mình." Nghĩa của Jesus mang cây thập tự
riêng của mình là rất đơn giản, chẳng có gì ngoài điều
này: mọi người đều phải mang cái chết của mình liên
tục, mọi người đều phải chết đi từng khoảnh khắc,
mọi người đều phải trên cây thập tự bởi vì đó là cách
duy nhất để sống đầy đủ, toàn bộ.
Bất kì khi nào bạn đi tới một khoảnh khắc sống
động toàn bộ, bỗng nhiên bạn sẽ thấy cái chết cũng có
đó. Trong yêu nó xảy ra. Trong yêu, cuộc sống đi tới
cực đỉnh - do đó mọi người đều sợ yêu.
Tôi đã từng liên tục ngạc nhiên bởi những người
tới tôi và nói họ sợ yêu. Sợ yêu là gì? Đó là vì khi bạn
thực sự yêu ai đó bản ngã của bạn bắt đầu tuột đi và
tan chảy ra. Bạn không thể yêu bằng bản ngã được;bản ngã trở thành rào chắn. Và khi bạn muốn vứt bỏ
rào chắn này bản ngã nói, "Đây sẽ là cái chết. Phải
cẩn thận!"
Cái chết của bản ngã không phải là cái chết của
bạn. Cái chết của bản ngã thực sự là khả năng sống
của bạn. Bản ngã chỉ là cái vỏ chết bao quanh bạn, nó
phải bị đập vỡ và vứt đi. Nó đi vào trong hiện hữu
một cách tự nhiên - hệt như lữ khách đi qua, bụi tụ lại
trên quần áo người đó, trên thân thể người đó, và
người đó phải tắm để vứt bỏ bụi đi.
Khi chúng ta đi vào trong thời gian, bụi của kinh
nghiệm, của tri thức, của kiếp sống đã sống qua, của
quá khứ, tụ lại. Bụi đó trở thành bản ngã của chúng ta.
Được tích luỹ lại, nó trở thành lớp vỏ bao quanh bạn,
cái phải bị đập vỡ ra và vứt đi. Người ta phải tắm liên
tục - mọi ngày, thực tế mọi khoảnh khắc, để cho lớp
vỏ này không bao giờ trở thành nhà tù. Bản ngã sợ
yêu bởi vì trong yêu, cuộc sống đi tới đỉnh. Nhưng bất
kì khi nào có đỉnh của cuộc sống thì cũng có đỉnh của
cái chết - chúng đi cùng nhau.
Trong yêu bạn chết đi và bạn được tái sinh. Cùng
điều đó xảy ra khi bạn đi tới thiền hay cầu nguyện,
hay khi bạn đi tới thầy để buông xuôi. Bản ngã tạo ra
đủ mọi loại khó khăn, hợp lí hoá để không buông
xuôi: "Nghĩ về điều đó đi, nghiền ngẫm về nó đi,
khôn ngoan về nó đi." Khi bạn đi tới thầy, lần nữa bản
ngã lại trở nên nghi ngờ, hoài nghi, tạo ra lo âu, bởi vì
bạn lại đang đi tới cuộc sống, tới ngọn lửa nơi cái chết
cũng sống động như cuộc sống.
Để điều đó được ghi nhớ, rằng chết và sống cả hai
đều trở thành ngọn lửa cùng nhau, chúng chưa bao
giờ tách rời. Nếu bạn sống rất, rất tối thiểu, tại mức ít
nhất, thế thì bạn có thể thấy chết và sống như tách rời.
Bạn càng tới gần đỉnh, chúng càng bắt đầu lại gần
nhau hơn. Tại chính chóp chúng gặp gỡ và trở thành
một. Trong yêu, trong thiền, trong tin cậy, trong lời
cầu nguyện, bất kì chỗ nào sống trở thành toàn bộ,
chết đều có đó. Không có chết, sống không thể trở
thành toàn bộ được.
Nhưng bản ngã bao giờ cũng nghĩ trong phân
chia, trong nhị nguyên; nó phân chia mọi thứ. Sự tồn
tại là không thể phân chia được; nó không thể được
phân chia. Bạn đã là đứa trẻ, rồi bạn trở thành thanh
niên. Bạn có thể vạch lằn ranh khi bạn trở thành thanh
niên được không? Bạn có thể vạch ra điểm theo thời
gian nơi bỗng nhiên bạn không còn là đứa trẻ và bạn
đã trở thành thanh niên được không? Một ngày nào đó
bạn trở nên già. Bạn có thể vạch ra đường biên khi
nào bạn trở nên già được không?
Quá trình không thể được phân ranh giới. Đích
xác cùng điều đó xảy ra khi bạn được sinh ra. Bạn có
thể vạch ranh giới khi nào bạn được sinh ra không?
Khi nào cuộc sống thực sự bắt đầu? Nó có bắt đầu khi
đứa trẻ bắt đầu thở không - bác sĩ phát vào đít đứa trẻ
và đứa trẻ bắt đầu thở? Thế thì cuộc sống được sinh ra
sao? Hay đó là khi đứa trẻ đi vào bụng mẹ, khi người
mẹ trở nên mang thai, khi đứa trẻ được thụ thai? Cuộc
sống có bắt đầu từ đó không? Hay thậm chí trước đó?
Khi nào cuộc sống đích xác bắt đầu?
Nó là quá trình không kết thúc và không bắt đầu.
Nó chưa bao giờ bắt đầu. Khi nào một người chết? Có
phải người chết khi việc thở dừng lại không? Nhiều
nhà yoga bây giờ đã chứng minh trên nền tảng khoa
học rằng họ có thể dừng thở và họ vẫn sống và họ có thể quay lại. Cho nên dừng thở không thể là cái kết
thúc được. Cuộc sống kết thúc ở đâu?
Nó chưa bao giờ kết thúc ở đâu cả, nó chưa bao
giờ bắt đầu ở đâu cả. Chúng ta được tham gia vào cái
vĩnh hằng. Chúng ta đã ở đây từ chính lúc bắt đầu -
nếu như có cái bắt đầu - và chúng ta sẽ ở đây tới
chính kết thúc - nếu có chỗ kết thúc. Thực tế không
thể có cái bắt đầu nào và không thể có cái kết thúc
nào. Chúng ta là cuộc sống - cho dù hình dạng thay
đổi, thân thể thay đổi, tâm trí thay đổi. Điều chúng ta
gọi là cuộc sống chỉ là sự đồng nhất với thân thể nào
đó, với tâm trí nào đó, với thái độ nào đó, và điều
chúng ta gọi là cái chết thì không là gì ngoài việc
thoát ra khỏi hình dạng đó, ra khỏi thân thể đó, ra
khỏi quan niệm đó.
Bạn đổi nhà. Nếu bạn bị quá đồng nhất với ngôi
nhà này, thế thì đổi nhà sẽ rất đau đớn. Bạn sẽ nghĩ
rằng bạn đang chết bởi vì ngôi nhà cũ đã là cái bạn là
- đó là sự đồng nhất của bạn. Nhưng điều này không
xảy ra, bởi vì bạn biết rằng bạn chỉ đổi nhà, bạn vẫn
còn như cũ. Những người đã nhìn vào bên trong
mình, những người đã tìm thấy mình là ai, đều đi tới
biết cái vĩnh hằng, quá trình không kết thúc. Sống là
quá trình, vô thời gian, bên ngoài thời gian. Chết là
một phần của nó.
Chết là sự phục hồi liên tục: giúp đỡ cho sống
phục sinh lặp đi lặp lại, giúp đỡ cho sống loại bỏ các
hình dạng cũ, loại bỏ những toà nhà đổ nát, loại bỏ
những cấu trúc giới hạn cũ rích để cho bạn lại có thể
tuôn chảy và bạn lại có thể trở nên tươi tắn và trẻ
trung, và bạn lại có thể trở thành trong trắng.
Tôi đã nghe...
Một người đang duyệt xem cửa hàng đồ cổ gần
Mount Vernon và tình cờ bắt gặp một chiếc rìu phần
nào trông hơi cổ.
"Đó là chiếc rìu cổ lắm ông có đấy," ông ta nói
với chủ tiệm
"Vâng," người này nói, "nó có thời đã thuộc về
George Washington đấy."
"Thật thế à?" khách hàng nói. "Nó chắc chắn còn
ở đây lâu."
"Tất nhiên rồi," ông chủ hàng đồ cổ nói, "nó có ba
chuôi mới và hai đường gân hạt mới."
Nhưng đó là cách cuộc sống đang vậy - nó cứ
thay đổi chuôi và đường gân hạt; thực tế, dường như
là mọi thứ đều cứ thay đổi và vậy mà cái gì đó vẫn
còn vĩnh hằng như cũ. Bạn đã là đứa trẻ - cái gì của
điều đó bây giờ vẫn còn lại? Chỉ là kí ức. Thân thể
bạn đã thay đổi, tâm trí bạn đã thay đổi, căn cước bạn
đã thay đổi.
Cái gì từ thời thơ ấu của bạn còn lại? Chẳng cái gì
còn lại cả, chỉ kí ức. Bạn không thể phân biệt được
giữa việc liệu nó đã thực xảy ra, hay bạn thấy trong
mơ, hay bạn đọc nó trong sách, hay ai đó nói với bạn
về nó. Thời thơ ấu đó là của bạn hay của ai đó khác?
Đôi khi xem cuốn an bum ảnh cũ đi. Cứ nhìn, đây đã
là bạn. Bạn sẽ không thể tin được vào nó, bạn đã thay
đổi nhiều thế. Thực tế mọi thứ đã thay đổi - chuôi
kiếm và đường gân hạt và mọi thứ. Nhưng dầu vậy, sâu bên dưới, ở đâu đó, cái gì đó vẫn còn là sự liên
tục; việc chứng kiến vẫn còn liên tục.
Có luồng mạch, dù thế nào vẫn vô hình. Và mọi
thứ cứ thay đổi nhưng mạch vô hình đó vẫn còn như
thế. Mạch đó là ở bên ngoài sống và chết. Sống và
chết là hai cánh cho cái ở bên ngoài sống và chết. Cái
ở bên ngoài đó cứ dùng sống và chết như hai bánh xe
của chiếc xe bò, bổ sung nhau. Nó sống qua cuộc
sống; nó sống qua cái chết. Chết và sống là các quá
trình của nó, giống như hít vào và thở ra.
Nhưng cái gì đó trong bạn là siêu việt. Cái đó là
ngươi ... cái siêu việt.
Nhưng chúng ta quá bị đồng nhất với hình dạng -
điều đó tạo ra bản ngã. Điều đó chúng ta gọi là "tôi."
Tất nhiên "tôi" phải chết nhiều lần. Cho nên nó
thường xuyên trong sợ hãi, run rẩy, lẩy bẩy, luôn luôn
sợ sệt, bảo vệ, an ninh.
Một nhà huyền môn Sufi gõ cửa nhà một người
rất giầu. Ông ta là người ăn xin và ông ta chẳng muốn
gì ngoài việc có đủ bữa ăn.
Người giầu quát ông ta và nói, "Chẳng ai biết ông
ở đây!"
"Nhưng tôi biết bản thân mình," thầy tu nói. "Thật
đáng buồn làm sao nếu điều ngược lại mà đúng. Nếu
mọi người đều biết tôi nhưng tôi lại không nhận biết
mình là ai, điều đó buồn làm sao. Vâng, ông đúng,
chẳng ai biết tôi cả, nhưng tôi thì biết bản thân mình."
Chỉ có hai tình huống có thể có, và bạn ở trong
tình huống buồn đó. Mọi người có thể biết về bạn -
bạn là ai - nhưng bản thân bạn hoàn toàn quên lãng về
sự siêu việt của mình, về bản tính thực của mình, về
con người đích thực của mình. Đây là nỗi buồn duy
nhất trong cuộc sống. Bạn có thể tìm ra nhiều cớ,
nhưng nỗi buồn thực là thế này: bạn không biết mình
là ai.
Làm sao một người có thể hạnh phúc khi không
biết mình là ai, không biết mình tới từ đâu, không biết
mình đi đâu? Cả nghìn lẻ một vấn đề nảy sinh bởi vì
dốt nát căn bản về bản thân mình này.
Một đàn kiến chui lên từ chỗ tối tăm trong tổ
ngầm dưới đất để kiếm thức ăn. Lúc đó là sáng sớm.
Lũ kiến tình cờ đi qua một cái cây có lá bị phủ đầy
bởi những giọt sương sáng.
"Cái gì thế này?" một con kiến hỏi, vừa trỏ lên
giọt sương. "Chúng từ đâu tới?"
Một con nào đó nói, "Chúng tới từ đất."
Con khác nói, "Chúng tới từ biển."
Chẳng mấy chốc cãi nhau bùng ra - nhóm bám
chặt với lí thuyết biển, và nhóm gắn mình với lí
thuyết đất.
Mỗi một con, con kiến thông minh và trí huệ,
đứng một mình. Nó nói, "Chúng ta hãy dừng lại một
chút và nhìn quanh tìm dấu hiệu, vì mọi thứ đều có sự
hấp dẫn về nguồn của nó. Và, như mọi người vẫn nói,
mọi thứ đều trở về cội nguồn của nó. Dù các bạn có
ném hòn gạch đi bao xa trong không trung nó vẫn
quay lại đất thôi. Bất kì cái gì thiên về ánh sáng, về
nguồn gốc đều phải là của ánh sánh."
Các con kiến không hoàn toàn bị thuyết phục và
vẫn trở lại tranh cãi, nhưng mặt trời đã lên và những giọt sương rời khỏi lá, bay lên, hướng lên mặt trời và
biến mất trong nó.
Mọi thứ đều trở về cội nguồn của nó, phải trở về
cội nguồn của nó. Nếu bạn hiểu sống thì bạn hiểu chết
nữa. Sống là quên lãng về cội nguồn, và chết là nhớ
lại. Sống đi xa khỏi cội nguồn, chết quay về nhà. Chết
không xấu, chết là đẹp. Nhưng chết đẹp chỉ cho
những người đã sống cuộc sống của mình không bị
cản trở, không bị cấm đoán, không bị đàn áp. Chết là
đẹp chỉ cho những người đã sống cuộc sống của mình
một cách đẹp đẽ, người đã không sợ sống, người đã
đủ dũng cảm để sống - người đã yêu, người đã nhảy
múa, người đã mở hội.
Chết trở thành lễ hội tối thượng nếu sống của bạn
là lễ hội. Để tôi nói với bạn theo cách này: dù sống
của bạn là bất kì cái gì, chết đều làm lộ nó ra. Nếu bạn
đã khổ trong sống, chết để lộ khổ. Chết là kẻ để lộ lớn
lao. Nếu bạn đã hạnh phúc trong cuộc sống của mình,
chết để lộ hạnh phúc. Nếu bạn đã sống chỉ cuộc sống
thoải mái về vật lí và vui thú vật lí, thế thì tất nhiên,
chết sẽ rất không thoải mái và rất không dễ chịu, bởi
vì thân thể phải bị bỏ lại. Thân thể chỉ là chỗ trú ngụ
tạm thời, điện thờ mà trong đó chúng ta ngụ lại qua
đêm và ra đi lúc sáng. Nó không phải là chỗ trú ngụ
vĩnh viễn, nó không phải là nhà bạn.
Cho nên, nếu bạn đã sống chỉ trong cuộc sống
thân thể và bạn chưa bao giờ biết tới cái gì bên ngoài
thân thể, chết sẽ là rất, rất xấu, không thoải mái, đau
đớn. Chết sẽ là phiền não. Nhưng nếu bạn đã sống
một chút ít cao hơn thân thể, nếu bạn đã yêu âm nhạc
và thơ ca, và bạn đã yêu, và bạn đã nhìn vào hoa và
các vì sao và cái gì đó của phi vật lí đã đi vào trong
tâm thức của bạn, chết sẽ không xấu thế, chết sẽ
không đau thế. Bạn có thể nhận nó với sự thanh thản,
nhưng dầu vậy nó không thể là lễ hội được.
Nếu bạn đã chạm tới cái gì đó của siêu việt trong
bản thân mình, nếu bạn đã đi vào cái không riêng của
mình tại trung tâm - trung tâm bản thể bạn, nơi bạn
không còn là thân thể và không còn là tâm trí, nơi vui
thú vật lí hoàn toàn bị bỏ lại xa xăm và vui thích tinh
thần như âm nhạc và thơ ca và văn học và hội hoạ,
mọi thứ, cũng bị bỏ lại nơi xa xăm, bạn đơn giản chỉ
là nhận biết, tâm thức - thế thì cái chết sẽ là lễ hội lớn,
hiểu biết lớn, khải lộ lớn.
Nếu bạn đã biết cái gì đó của siêu việt trong mình,
cái chết sẽ khải lộ cho bạn điều siêu việt trong vũ trụ -
thế thì cái chết không còn là cái chết mà là gặp gỡ với
Thượng đế, hẹn hò với Thượng đế.
Cho nên bạn có thể thấy ba cách diễn đạt về cái
chết trong lịch sử tâm trí nhân loại.
Một cách diễn đạt là của người thường, người
sống bị gắn bó với thân thể mình, người chưa bao giờ
biết cái gì lớn hơn vui thú của thức ăn và dục, người
có cả đời không là gì ngoài thức ăn và dục, người đã
tận hưởng thức ăn, đã tận hưởng dục, người có cả đời
sống rất nguyên thuỷ, cả đời sống rất thô thiển, người
đã sống trong cổng vòm của lâu đài, chưa bao giờ đi
vào trong lâu đài, và người đã từng nghĩ rằng đây là
tất cả cuộc sống. Vào khoảnh khắc chết người đó sẽ
cố gắng níu bám. Người đó sẽ chống lại cái chết,
người đó sẽ tranh đấu với cái chết. Cái chết sẽ tới như
kẻ thù. Do đó, trên khắp thế giới, trong mọi xã hội, cái
chết được mô tả như đen tối, như ác độc. Ở Ấn Độ họ
nói rằng sứ giả của cái chết là rất xấu - tối, đen - và
người đó tới ngồi trên con trâu rất xấu. Đây là thái độ
thông thường. Những người này đã bỏ lỡ, họ đã
không có khả năng biết tất cả các chiều của cuộc
sống. Họ đã không có khả năng chạm tới chiều sâu
của cuộc sống và họ đã không có khả năng bay lên
những chiều cao của cuộc sống. Họ bỏ lỡ sự phong
phú, họ bỏ lỡ phúc lành.
Thế rồi có kiểu diễn đạt thứ hai. Nhà thơ, triết gia
đôi khi đã nói rằng cái chết không phải là cái gì xấu,
cái chết không phải là cái gì ác, nó chỉ là nghỉ ngơi -
việc nghỉ ngơi lớn lao, như giấc ngủ. Điều này tốt hơn
cách diễn đạt thứ nhất. Ít nhất những người này đã
biết cái gì đó bên ngoài thân thể, họ đã biết cái gì đó
của tâm trí. Họ đã không chỉ có thức ăn và dục, cả đời
họ đã không chỉ trong ăn và sinh sản. Họ có phức tạp
hơn chút ít của linh hồn, họ có thêm chút ít tính quí
tộc, có văn hoá hơn. Họ nói chết giống như nghỉ lớn
lao; người ta mệt mỏi và người ta đi vào trong cái
chết và nghỉ ngơi. Nó là nghỉ ngơi. Nhưng họ nữa
cũng quá xa xăm với chân lí.
Những người đã biết tới cuộc sống trong cốt lõi
sâu nhất của nó, họ nói rằng chết là Thượng đế. Nó
không chỉ là nghỉ ngơi mà là phục sinh, cuộc sống
mới, sự bắt đầu mới; cánh cửa mới mở ra.
Khi nhà huyền môn Sufi Bayazid sắp chết, những
người tụ tập quanh ông ấy - các đệ tử của ông ấy -
bỗng nhiên ngạc nhiên, bởi vì khi khoảnh khắc cuối
tới khuôn mặt ông ấy rạng ngời, toả sáng mạnh mẽ.
Nó có hào quanh đẹp. Bayazid là người đẹp, và đệ tử
của ông ấy bao giờ cũng cảm thấy hào quang quanh
ông ấy, nhưng họ đã không biết cái gì giống điều này,
toả sáng thế.
Họ hỏi, "Bayazid, xin hãy nói cho chúng tôi điều
gì đã xảy ra với thầy. Điều gì đang xảy ra cho thầy?
Trước khi thầy rời bỏ chúng tôi, hãy cho chúng tôi
thông điệp cuối cùng của thầy."
Ông ấy mở mắt ra và ông ấy nói, "Thượng đế
đang đón chào ta. Ta sắp đi vào vòng tay của ngài.
Tạm biệt."
Ông ấy nhắm mắt lại, hơi thở của ông ấy dừng lại.
Nhưng vào khoảnh khắc hơi thở ông ấy dừng lại có sự
bùng nổ của ánh sáng, căn phòng trở nên đầy ánh
sáng, và thế rồi nó biến mất.
Khi một người đã biết tới cái siêu việt bên trong
mình, cái chết không là gì ngoài khuôn mặt khác của
Thượng đế. Thế thì cái chết có điệu vũ trong nó. Và
chừng nào bạn còn chưa trở nên có khả năng mở hội
bản thân cái chết, nhớ lấy, bạn đã bỏ lỡ cuộc sống.
Toàn thể cuộc sống là sự chuẩn bị cho điều tối thượng
này.
Đây là nghĩa của câu chuyện hay này.
Khi giáo sĩ Bunam nằm chết, vợ ông ấy bật khóc
nức nở.
Ông ấy nói, "Em khóc vì cái gì thế? Cả đời ta chỉ
là điều ta có thể học cách chết."
Cả đời ông ấy đã chỉ là sự chuẩn bị, chuẩn bị để
học các bí mật của việc chết.

Mọi tôn giáo đều không là gì ngoài khoa học -
hay nghệ thuật - để dạy bạn cách chết. Và cách duy
nhất để dạy bạn cách chết là dạy bạn cách sống.
Chúng không tách rời. Nếu bạn biết sống đúng là gì,
bạn sẽ biết chết đúng là gì.
Cho nên điều đầu tiên, hay điều nền tảng nhất là:
sống thế nào.
Để tôi kể cho bạn vài điều. Thứ nhất: cuộc sống
của bạn là cuộc sống của bạn, nó không phải là của ai
khác cả. Cho nên đừng cho phép bản thân mình bị chi
phối bởi người khác, đừng cho phép bản thân mình bị
chỉ đạo bởi người khác, đó là phản bội cuộc sống.
Nếu bạn cho phép bản thân mình bị chỉ đạo bởi người
khác - có thể là bố mẹ bạn, xã hội, hệ thống giáo dục,
các chính khách, các tu sĩ, dù họ là bất kì ai - nếu bạn
cho phép bản thân mình bị chi phối bởi người khác,
bạn sẽ bỏ lỡ cuộc sống của mình. Bởi vì chi phối tới
từ bên ngoài còn cuộc sống là ở bên trong bạn. Chúng
không bao giờ gặp gỡ.
Tôi không nói rằng bạn phải trở thành người nói
không cho từng và mọi thứ. Điều đó nữa cũng chẳng
giúp ích gì mấy. Có hai kiểu người. Một kiểu là kiểu
vâng lời, sẵn sàng buông xuôi theo bất kì ai và mọi
người. Họ không có linh hồn độc lập trong họ; họ
chưa chín chắn, còn ngây thơ, bao giờ cũng tìm hình
ảnh người cha, tìm ai đó để nói cho họ cái gì cần làm
và cái gì không làm. Họ không có khả năng tin cậy
vào con người riêng của họ. Những người này chiếm
phần lớn hơn trên thế giới, là đám đông.
Thế rồi ngược lại những người này, còn có một số
nhỏ những người bác bỏ xã hội, người bác bỏ các giá
trị của xã hội. Họ nghĩ họ có tính nổi dậy. Họ không
phải vậy, họ chỉ là kẻ phản động. Bởi vì bất kì khi nào
bạn nghe xã hội hay bạn bác bỏ xã hội, nếu xã hội vẫn
còn là nhân tố xác định trong cả hai cách này, thế thì
bạn vẫn bị xã hội chi phối.
Để tôi kể cho bạn một giai thoại.
Một lần Mulla Nasruddin đi xa một thời gian và
trở về thị trấn mang theo bộ râu dài. Bạn bè của anh ta
tự nhiên trêu chọc anh ta về bộ râu đó và hỏi anh ta
làm sao anh ta tình cờ mà lại để râu. Mulla vẫn để râu
bắt đầu phàn nàn và nguyền rủa bộ râu này một cách
quả quyết. Bạn anh ta sững sờ về cách anh ta nói và
hỏi anh ta sao anh ta vẫn cứ để râu nếu anh ta không
thích nó.
"Tôi ghét cái thứ đáng nguyền rủa này!" Mulla
nói với họ.
"Nếu anh ghét nó, thế thì sao anh không cạo nó và
bỏ nó đi?" một trong những người bạn anh ta hỏi.
Một tia sáng gian manh loé lên trong mắt Mulla
khi anh ta trả lời, "Bởi vì vợ tôi ghét điều đó nữa!"
Nhưng điều đó không làm cho bạn tự do. Kẻ
hippy, kẻ cãi lại và những người khác, họ không thực
sự là người nổi dậy, họ là kẻ phản động. Họ đã phản
ứng chống lại xã hội. Vài người vâng lời, vài người
không vâng lời, nhưng trung tâm của việc chi phối
vẫn là như nhau. Vài người tuân lệnh, và người bất
tuân lệnh, nhưng không ai nhìn vào linh hồn mình.
Người nổi dậy thực sự là người không ủng hộ xã
hội, không chống đối xã hội, người đơn giản sống cuộc sống của mình theo hiểu biết riêng của mình. Dù
nó đi ngược xã hội hay nó đi cùng xã hội cũng đều
không phải là điều xem xét, đều không liên quan. Đôi
khi nó có thể đi cùng xã hội, đôi khi nó có thể không
đi cùng xã hội, nhưng đó không phải là vấn đề được
xem xét. Người đó sống theo hiểu biết của mình, theo
ánh sáng nhỏ của mình. Và tôi không nói rằng người
đó trở thành rất bản ngã về điều đó. Không, người đó
rất khiêm tốn. Người đó biết rằng ánh sáng của mình
là rất nhỏ, nhưng đó là tất cả ánh sáng có đó. Người
đó không phải là cứng rắn, người đó rất khiêm tốn.
Người đó nói, "Tôi có thể sai, nhưng xin cho phép tôi
sai tương ứng với bản thân tôi."
Đó là cách duy nhất để học. Phạm sai lầm là cách
duy nhất để học. Đi theo hiểu biết riêng của người ta
là cách duy nhất để trưởng thành và trở nên chín chắn.
Nếu bạn bao giờ cũng nhìn vào ai đó để chỉ bảo bạn,
dù bạn vâng lời hay không vâng lời cũng không tạo ra
khác biệt gì. Nếu bạn nhìn vào ai đó khác để chỉ bảo
bạn, để quyết định ủng hộ hay chống đối, bạn sẽ
không bao giờ có khả năng biết cuộc sống của mình là
gì. Nó phải được sống, và bạn phải đi theo ánh sáng
nhỏ bé của mình.
Không phải bao giờ cũng chắc chắn về điều cần
làm. Bạn rất lẫn lộn. Cứ để điều đó là vậy đi. Nhưng
tìm ra cách thoát khỏi lẫn lộn của bạn. Nghe theo
người khác thì rất rẻ và dễ dàng bởi vì họ có thể trao
cho bạn những giáo điều chết, họ có thể cho bạn
những lời răn - làm cái này, không làm cái kia. Và họ
rất chắn chắn về những lời răn của họ. Điều chắc chắn
không nên được tìm kiếm; hiểu biết nên được tìm
kiếm. Nếu bạn tìm kiếm điều chắc chắn bạn sẽ trở
thành nạn nhân của cái bẫy nào đó này khác. Đừng
tìm chắc chắn, tìm hiểu biết. Chắc chắn có thể được
trao cho bạn rẻ rúng, bất kì ai cũng có thể trao nó cho
bạn được. Nhưng trong phân tích cuối cùng bạn sẽ là
người mất. Bạn làm mất cuộc sống của mình chỉ để
vẫn còn an ninh và chắc chắn, còn cuộc sống là không
chắc chắn, cuộc sống là không an ninh.
Cuộc sống là không an ninh. Từng khoảnh khắc
đều đi vào ngày một nhiều bất an hơn. Nó là đánh
bạc. Người ta chưa bao giờ biết cái gì sẽ xảy ra. Và
điều hay là người ta chưa bao giờ biết được. Nếu như
nó là dự đoán được, cuộc sống sẽ không đáng sống.
Nếu mọi thứ đều như bạn muốn nó là, và mọi thứ đều
chắc chắn, bạn sẽ không phải là người chút nào, bạn
sẽ là máy. Chỉ với máy mọi sự mới an ninh và chắc
chắn.
Con người sống trong tự do. Tự do cần không an
ninh và không chắc chắn. Con người thực của thông
minh bao giờ cũng không nhất quyết bởi vì người đó
không có giáo điều để dựa vào, để học. Người đó phải
nhìn và đáp ứng.
Lão Tử nói, "Ta do dự, và ta đi một cách tỉnh táo
trong cuộc sống bởi vì ta không biết cái gì sẽ xảy ra.
Và ta không có nguyên tắc nào để theo. Ta phải quyết
định mọi khoảnh khắc. Ta chưa bao giờ quyết định
trước cả. Ta phải quyết định khi khoảnh khắc tới!"
Thế thì người ta phải rất có tính đáp ứng. Đó
chính là tính đáp ứng. Đáp ứng không phải là bắt
buộc, đáp ứng không phải là nghĩa vụ - nó là khả
năng đáp ứng. Người muốn biết cuộc sống là gì phải
có tính đáp ứng. Điều đó đang bị bỏ lỡ. Hàng thế kỉ
ước định đã làm cho bạn giống máy nhiều hơn. Bạn
đã đánh mất tính người của mình, bạn đã giao kèo vì an ninh. Bạn an ninh và thoải mái và mọi thứ đã được
lập kế hoạch bởi người khác. Và họ đã đặt mọi thứ lên
bản đồ, họ đã đo mọi thứ. Điều này tất cả tuyệt đối
ngu xuẩn bởi vì cuộc sống không thể được đo, nó là
không thể đo được. Và không bản đồ nào là có thể bởi
vì cuộc sống ở trong luồng chảy thường hằng. Mọi
thứ cứ thay đổi. Không cái gì thường hằng ngoại trừ
thay đổi. Heraclitus nói, "Ông không thể bước vào
cùng một dòng sông hai lần."
Và cách thức của cuộc sống là rất dích dắc. Cách
thức của cuộc sống không giống đường ray xe lửa.
Không, nó không chạy theo rãnh. Và đó là cái đẹp của
nó, huy hoàng của nó, thơ ca của nó, âm nhạc của nó -
rằng nó bao giờ cũng là điều ngạc nhiên.
Nếu bạn tìm kiếm an ninh, chắc chắn, mắt bạn sẽ
trở nên bị khép lại. Và bạn sẽ ngày càng ít ngạc nhiên
hơn và bạn sẽ đánh mất năng lực ngạc nhiên. Một khi
bạn mất năng lực ngạc nhiên, bạn đã đánh mất tôn
giáo. Tôn giáo là việc mở ra trái tim ngạc nhiên của
bạn. Tôn giáo là cảm nhận về điều bí ẩn bao quanh
chúng ta.
Đừng tìm an ninh; đừng tìm lời khuyên về cách
sống cuộc sống của bạn. Mọi người tới tôi và họ nói,
"Osho ơi, nói xem chúng tôi nên sống cuộc sống của
mình thế nào." Bạn không quan tâm tới việc biết cuộc
sống là gì, bạn quan tâm nhiều tới việc làm ra hình
mẫu cố định. Bạn quan tâm nhiều tới việc giết cuộc
sống hơn việc sống nó. Bạn muốn có kỉ luật được áp
đặt lên bạn.
Tất nhiên có các tu sĩ và chính khách trên khắp
thế giới, những người đã sẵn sàng; chỉ ngồi đợi bạn
thôi. Tới với họ và họ sẵn sàng áp đặt kỉ luật của họ
cho bạn. Họ tận hưởng quyền lực tới qua việc áp đặt ý
tưởng riêng của họ lên người khác.
Tôi không ở đây để làm điều đó. Tôi ở đây để
giúp bạn trở nên tự do. Và khi tôi nói rằng tôi ở đây
để giúp bạn trở nên tự do, tôi cũng được bao hàm. Tôi
định giúp bạn trở nên tự do cả với tôi nữa. Tôi chấp
nhận bạn và điểm đạo cho bạn vào tính chất sannyas
để giúp bạn trở nên tuyệt đối tự do với mọi giáo điều,
với mọi kinh sách, với mọi triết học - và tôi cũng
được bao hàm trong điều đó. Tính chất sannyas là
nghịch lí - nó phải vậy - như bản thân cuộc sống vậy.
Thế thì nó sống động.
Cho nên điều đầu tiên là, đừng hỏi bất kì ai bạn
phải sống cuộc sống của mình như thế nào. Cuộc
sống quí giá thế. Sống nó đi. Tôi không nói rằng bạn
sẽ không phạm phải sai lầm, bạn sẽ phạm đấy. Nhớ
lấy, chỉ một điều thôi - đừng phạm cùng sai lầm lặp đi
lặp lại. Thế là đủ. Nếu bạn có thể thấy một sai lầm
mới mọi ngày, cứ phạm nó đi. Nhưng đừng lặp lại sai
lầm, điều đó là ngu xuẩn. Người có thể thấy những sai
lầm mới phạm phải sẽ liên tục trưởng thành - đó là
cách duy nhất để học, đó là cách duy nhất để đi tới
ánh sáng bên trong riêng của bạn.
Tôi đã nghe:
Một đêm một nhà thơ, Awbadi của vùng Kerman
(một nhà thơ Hồi giáo rất vĩ đại) đang ngồi dưới cổng
vòm vắt qua một chiếc thuyền. Shams-e Tabrizi, một
nhà huyền môn Sufi vĩ đại, tình cờ đi qua đó. 

Shams-e Tabrizi nhìn nhà thơ, nhìn điều ông ấy
đang làm. Ông này hỏi nhà thơ, "Ông đang làm gì
thế?"
Nhà thơ nói, "Suy tư về mặt trăng trong bát
nước."
Shams-e Tabrizi cười sằng sặc, cười như điên.
Nhà thơ bắt đầu cảm thấy không thoải mái, đám đông
tụ tập lại. Và nhà thơ nói, "Có chuyện gì vậy? Sao
ông cười nhiều thế? Sao ông chế nhạo tôi?"
Shams-e Tabrizi nói, "Nếu ông không bị gẫy cổ,
sao ông không nhìn thẳng vào trăng trên trời?"
Trăng có đó, trăng tròn có đó, và nhà thơ này lại
đang ngồi với bát nước và nhìn vào trong bát nước
đang phản chiếu trăng.
Tìm chân lí trong kinh sách, tìm chân lí trong triết
lí là nhìn vào phản xạ. Nếu bạn hỏi ai đó khác bạn
phải sống cuộc sống của mình thế nào, bạn đang hỏi
hướng dẫn sai, bởi vì người đó chỉ có thể nói về cuộc
sống riêng của người đó thôi. Và không bao giờ,
không bao giờ hai cuộc sống lại hệt nhau. Bất kì điều
gì người đó có thể nói hay truyền đạt cho bạn đều sẽ
là về cuộc sống riêng của người đó - và điều đó nữa
cũng chỉ nếu người đó đã sống. Người đó có thể đã
hỏi ai đó khác, người đó có thể đã theo ai đó khác,
người đó có thể là kẻ bắt chước bản thân mình. Thế
thì đó là phản xạ của phản xạ. Và nhiều thế kỉ trôi qua
và mọi người cứ suy ngẫm về cái phản xạ của cái
phản xạ của cái phản xạ - còn trăng thực bao giờ cũng
ở trên trời chờ đợi bạn. Đó là trăng của bạn, đó là bầu
trời của bạn, nhìn thẳng đi. Trực tiếp về nó đi. Sao lại
mượn mắt tôi hay mắt của bất kì ai khác? Bạn đã
được cho đôi mắt, đôi mắt đẹp, để nhìn, và để nhìn
trực tiếp. Sao lại mượn hiểu biết từ bất kì ai? Nhớ lấy,
nó có thể là hiểu biết với tôi, nhưng khoảnh khắc bạn
mượn nó, nó trở thành tri thức của bạn - nó không còn
là hiểu biết nữa.
Hiểu biết là cái duy nhất đã từng được bản thân
người ta trải nghiệm. Nó có thể là hiểu biết cho tôi,
nếu tôi đã nhìn vào trăng, nhưng khoảnh khắc tôi nói
nó cho bạn nó trở thành tri thức, nó không còn là hiểu
biết. Thế thì nó chỉ là lời nói, thế thì nó chỉ là ngôn
ngữ. Và ngôn ngữ là dối trá.
Để tôi kể cho bạn một giai thoại.
Một nông dân chăn gà, không thoả mãn với năng
suất của đàn gà, quyết định dùng một chút đòn tâm lí
với lũ gà mái. Theo đó anh ta mua một con vẹt biết
nói mầu xám và đặt nó vào sân nuôi gà. Đủ chắc, lũ
gà mái chú ý ngay tới kẻ lạ mặt điển trai, đưa thức ăn
ngon nhất cho nó ăn để lôi kéo sự chú ý bằng tiếng
cục cục vui sướng, và nói chung đi quanh theo sau nó
như một bầy thanh nữ xúc động đi theo sau ngôi sao
ca nhạc. Điều làm anh nông dân vui mừng là năng lực
đẻ trứng của chúng tăng lên.
Con gà trống trong sân, tự nhiên ghen tị vì bị lũ gà
mái bỏ qua, tấn công kẻ hấp dẫn dám xâm phạm
quyền lợi của mình, dùng mỏ và móng mổ túi bụi, dứt
hết lông xanh tới lông đỏ. Trong khi đó con vẹt bị
hăm doạ cứ kêu thảm thiết, "Thôi đi thưa ngài! Tôi
cầu xin ngài đấy, thôi đi! Sau rốt, tôi chỉ ở đây với
khả năng của giáo sư ngôn ngữ thôi!" 

Nhiều người sống các kiếp sống của họ như giáo
sư ngôn ngữ. Đó là loại sống giả tạo nhất. Thực tại
không cần ngôn ngữ, nó sẵn có cho bạn ở mức vô lời.
Trăng có đó; nó không cần bát, không cần nước, nó
không cần trung gian khác. Bạn chỉ phải nhìn vào nó;
nó là trao đổi vô lời. Toàn thể cuộc sống đều sẵn có -
bạn chỉ phải học cách trao đổi với nó một cách vô lời.
Đó chính là thiền tất cả là gì - hiện hữu trong
không gian nơi ngôn ngữ không can thiệp, nơi các
khái niệm đã học không chen vào giữa bạn và cái
thực.
Khi bạn yêu người đàn bà, đừng bận tâm về điều
người khác đã nói về tình yêu, bởi vì điều đó sẽ là can
nhiễu. Bạn yêu người đàn bà, tình yêu có đó, quên tất
cả điều bạn đã học về tình yêu đi. Quên tất cả
Kinseys, quên tất cả Các thầy và Johnsons, quên tất cả
Freud và Jung đi. Xin đừng trở thành giáo sư ngôn
ngữ. Cứ yêu người đàn bà đó và để tình yêu có đó, và
để tình yêu dẫn bạn đi và hướng dẫn bạn vào những bí
mật bên trong nhất. Thế thì bạn sẽ có khả năng biết
tình yêu là gì.
Và điều người khác nói về thiền là vô nghĩa. Có
lần tôi bắt gặp một cuốn sách do một thánh nhân Jaina
viết ra về thiền. Cuốn sách thực hay, nhưng chỉ có vài
chỗ mà tôi có thể thấy rằng bản thân người này chưa
bao giờ thiền - bằng không thì những chỗ đó không
thể có đó được. Nhưng chúng có rất ít và xa xăm ở
giữa. Cuốn sách này về toàn thể, gần chín mươi chín
phần trăm, là hoàn hảo. Tôi thích cuốn sách đó.
Thế rồi tôi quên mất nó. Trong mười năm tôi đi
khắp miền quê đất nước. Một lần trong một làng ở
Rajasthan, vị thánh đó tới gặp tôi. Tên ông ta nghe
quen quen, và bỗng nhiên tôi nhớ tới cuốn sách đó.
Và tôi hỏi vị thánh này sao ông ấy đã tới gặp tôi. Ông
ấy nói, "Tôi đã đi tới gặp ông để biết thiền là gì." Tôi
nói, "Tôi nhớ cuốn sách của ông. Tôi nhớ nó rõ lắm,
bởi vì nó thực sự gây ấn tượng cho tôi. Ngoại trừ vài
khiếm khuyết chứng tỏ rằng ông chưa bao giờ thiền,
cuốn sách hoàn toàn đúng - chín mươi chín phần trăm
là đúng. Và bây giờ ông tới đây để học về thiền. Ông
chưa bao giờ thiền à?"
Ông ấy trông bối rối một chút bởi vì các đệ tử của
ông ấy cũng ở đó. Tôi nói, "Cứ thẳng thắn. Bởi vì nếu
ông nói ông biết thiền, thế thì tôi sẽ không nói về điều
đó đâu. Thế thì kết thúc đi! Ông biết rồi. Không cần.
Nếu ông nói với tôi một cách thẳng thắn - ít nhất cũng
thực một lần - nếu ông nói ông chưa bao giờ thiền, chỉ
thế thì tôi mới có thể giúp được ông hướng tới thiền."
Đó là mặc cả, cho nên ông ấy phải thú nhận. Ông ấy
nói, "Vâng, tôi chưa bao giờ nói điều đó cho bất kì ai.
Tôi đã đọc nhiều sách về thiền, tất cả các kinh sách
cũ. Và tôi đã từng dạy mọi người, đó là lí do tại sao
tôi cảm thấy bối rối trước các đệ tử của tôi. Tôi đã
từng dạy thiền cho cả nghìn người, và tôi đã viết sách
về nó, nhưng tôi chưa bao giờ thiền."
Bạn có thể viết nhiều sách về thiền và chưa bao
giờ bắt gặp không gian có thiền. Bạn có thể trở nên
rất hiệu quả trong việc nói lời, bạn có thể trở nên rất
láu cá trong trừu tượng, trong biện luận trí tuệ, và bạn
có thể quên hoàn toàn rằng tất cả mọi lần bạn tham
gia vào những hoạt động trí tuệ đó đều đã là cực kì
phí hoài.

Tôi hỏi ông già này, "Ông đã quan tâm tới thiền
bao lâu rồi?" Ông ấy nói, "Cả đời tôi." Ông ấy gần
bẩy mươi. Ông ấy nói, "Khi tôi hai mươi tuổi tôi nhận
tính chất sannyas, tôi trở thành sư Jaina, và năm mươi
năm kể từ đó tôi đã đọc và đọc và nghĩ về thiền."
Năm mươi năm nghĩ và đọc và viết về thiền, thậm chí
hướng dẫn mọi người vào thiền, và ông ấy thậm chí
đã không nếm trải lấy một lần thiền là gì!
Nhưng đây là trường hợp với hàng triệu người.
Họ nói về tình yêu, họ biết tất cả thơ ca về tình yêu,
nhưng họ chưa bao giờ yêu. Hay cho dù họ nghĩ họ đã
trong tình yêu, họ vẫn chưa bao giờ trong tình yêu.
Điều đó nữa cũng là thứ của "cái đầu," nó không phải
là của trái tim. Mọi người sống và cứ bỏ lỡ cuộc sống.
Cuộc sống cần dũng cảm. Nó cần dũng cảm để là
thực, nó cần dũng cảm để đi cùng cuộc sống tới bất kì
chỗ nào cuộc sống đưa tới, bởi vì con đường này là
không được thăm dò, không có bản đồ. Người ta phải
đi vào trong cái không biết.
Cuộc sống có thể được hiểu chỉ nếu bạn sẵn sàng
đi vào trong cái không biết. Nếu bạn níu bám lấy cái
đã biết, bạn níu bám vào tâm trí, và tâm trí không phải
là cuộc sống. Cuộc sống là phi tâm trí, phi trí năng,
bởi vì cuộc sống là toàn bộ. Tính toàn bộ của bạn phải
được tham gia vào trong nó, bạn không thể chỉ nghĩ
về nó. Suy nghĩ về cuộc sống không phải là cuộc
sống. Cẩn thận với cái "về" này. Người ta cứ nghĩ về
và về; có những người nghĩ về Thượng đế, có những
người nghĩ về cuộc sống, có những người nghĩ về tình
yêu. Có những người nghĩ về cái này và cái nọ.
Mulla Nasruddin trở nên rất già và đi tới bác sĩ.
Ông ta trông rất yếu cho nên bác sĩ nói, "Tôi chỉ có
thể nói một điều thôi. Ông sẽ phải cắt cuộc sống tình
ái của mình đi một nửa."
Mulla nói, "Được thôi. Nửa nào? Nói về nó hay
nghĩ về nó?"
Có vậy thôi - đừng trở thành giáo sư ngôn ngữ,
đừng trở thành vẹt. Vẹt là giáo sư ngôn ngữ. Chúng
sống trong lời, khái niệm, lí thuyết, thượng đế học,
còn cuộc sống cứ trôi qua, tuột khỏi tay chúng. Thế
rồi một hôm bỗng nhiên chúng trở nên sợ chết. Khi
một người sợ chết, hãy biết rõ rằng người đó đã bỏ lỡ
cuộc sống. Nếu người đó không bỏ lỡ cuộc sống thì
không thể có nỗi sợ chết nào được. Nếu một người đã
sống cuộc sống của mình, người đó sẽ sẵn sàng sống
cả cái chết nữa. Người đó sẽ gần như được say mê bởi
hiện tượng chết.
Khi Socrates sắp chết ông ấy say sưa tới mức đệ
tử của ông ấy không thể hiểu được ông ấy đang cảm
thấy hạnh phúc thế về cái gì. Một đệ tử, Credo, hỏi,
"Sao thầy trông hạnh phúc thế? Chúng tôi đang kêu la
khóc lóc." Socrates nói, "Sao ta phải không hạnh
phúc? Ta đã biết cuộc sống là gì, bây giờ ta muốn biết
cái chết là gì. Ta là cánh cửa của điều bí ẩn lớn lao, và
ta đang xúc động! Ta sắp đi vào cuộc hành hương lớn
vào trong cái không biết. Ta đơn giản đầy ngạc nhiên!
Ta không thể đợi được!" Và nhớ lấy, Socrates không
phải là người tôn giáo; Socrates không phải là người
tin theo bất kì cách nào.

Ai đó hỏi, "Thầy có chắc là linh hồn sẽ còn sau
cái chết không?" Socrates nói, "Ta không biết." Nói,
"Ta không biết" cần dũng cảm lớn lao nhất trên thế
giới. Rất khó cho giáo sư ngôn ngữ nói, "Tôi không
biết." Điều đó là rất khó cho vẹt. Socrates là người rất
chân thành và chân thật. Ông ấy nói, "Ta không biết."
Thế rồi đệ tử này hỏi, "Thế thì sao thầy cảm thấy
hạnh phúc thế? Nếu linh hồn không còn, thì...?
Socrates nói, "Ta phải nhìn chứ. Nếu ta còn, chẳng có
sợ gì về nó cả. Nếu ta không còn, làm sao có thể có sợ
được? Nếu ta không còn, thì ta không còn. Thế thì sợ
ở đâu? Chẳng có ai ở đó cả, cho nên sợ không thể tồn
tại được. Nếu ta còn, thì ta còn. Thế thì chẳng ích gì
mà lâm vào sợ hãi về nó. Nhưng ta không biết đích
xác cái gì sẽ xảy ra. Đó là lí do tại sao ta tràn đầy điều
ngạc nhiên và sẵn sàng đi vào trong nó. Ta không
biết."
Với tôi, đây là điều người tôn giáo phải vậy.
Người tôn giáo không phải là người Ki tô giáo, hay
người Hindu giáo, hay Phật tử, hay người Mô ha mét
giáo. Tất cả những điều này đều là cách thức của tri
thức. Người Ki tô giáo nói, "Tôi biết." Và tri thức của
người đó tới từ giáo điều Ki tô giáo. Người Hindu
nói, "Tôi cũng biết." Và tri thức của người đó tới từ
Veda và Gita và giáo điều của người đó. Và người
Hindu chống lại người Ki tô giáo, bởi vì người đó nói,
"Nếu tôi đúng, anh không thể đúng được. Nếu anh
đúng, thế thì tôi không đúng." Cho nên có tranh luận
lớn và có nhiều tranh cãi và nhiều tranh luận và xung
đột không cần thiết.
Người tôn giáo, người thực sự tôn giáo - không
phải cái gọi là người tôn giáo - là người nói "Tôi
không biết." Khi bạn nói "Tôi không biết" bạn cởi
mở, bạn sẵn sàng học. Khi bạn nói "Tôi không biết"
bạn không có định kiến nào cách này hay cách nọ,
bạn không có niềm tin nào, bạn không có tri thức nào.
Bạn chỉ có nhận biết. Bạn nói, "Tôi là nhận biết và tôi
sẽ xem cái gì xảy ra. Tôi sẽ không mang giáo điều
nào từ quá khứ."
Đây là thái độ của đệ tử, thái độ của người muốn
học. Và môn học đơn giản nghĩa là việc học. Đệ tử
nghĩa là người học, người sẵn sàng học, còn môn học
nghĩa là việc học. Tôi không ở đây để dạy bạn giáo
điều nào; tôi không truyền đạt bất kì tri thức nào cho
bạn. Tôi đơn giản giúp bạn thấy cái đang đó. Sống
cuộc sống của bạn với bất kì giá nào. Sẵn sàng đánh
cược với nó.
Tôi nghe nói về một doanh nhân. Ông ấy đi từ văn
phòng của mình tới tiệm ăn để ăn trưa thì bị một
người lạ chặn lại, người này nói với ông ấy, "Tôi cho
rằng ông không nhớ tôi, nhưng mười năm trước tôi đã
tới thành phố này trong lúc khánh kiệt. Tôi đã xin ông
cho vay và ông đã cho tôi hai mươi đô la bởi vì ông
nói ông sẵn lòng tạo cơ hội cho người gặp trên đường
được thành công."
Doanh nhân nghĩ một lúc rồi ông ấy nói, "Vâng,
tôi nhớ vụ này rồi. Tiếp tục câu chuyện của ông đi."
"Vâng," người lạ nhận xét, "ông vẫn sẵn lòng
đánh bạc chứ?"
Cuộc sống hỏi bạn cùng câu hỏi này lặp đi lặp lại:
"Ông vẫn sẵng lòng đánh bạc chứ?" Nó chẳng bao giờ chắc chắn cả. Cuộc sống không có bảo hiểm nào cho
nó; nó đơn giản là lối mở, lối mở hoang vu, lối mở
hỗn độn. Bạn có thể làm ngôi nhà nhỏ quanh mình, an
ninh, nhưng thế thì nó sẽ chứng tỏ là nấm mồ của bạn.
Sống cùng cuộc sống đi.
Và chúng ta đã từng làm điều đó theo nhiều cách.
Hôn nhân là do con người tạo ra; tình yêu là một phần
của cuộc sống. Khi bạn tạo ra hôn nhân quanh tình
yêu, bạn tạo ra an ninh. Bạn làm cái gì đó không thể
được làm - tình yêu không thể được làm thành pháp
lí. Bạn đang cố làm điều không thể được, và nếu,
trong nỗ lực đó, tình yêu chết đi, thì cũng không có gì
ngạc nhiên. Bạn trở thành chồng, bạn trở thành vợ.
Bạn không còn là hai người sống động, bạn là hai
viên chức. Chồng có chức năng nào đó, vợ có chức
năng nào đó: họ có bổn phận nào đó phải hoàn thành.
Thế thì cuộc sống đã dừng chảy, nó bị đông cứng lại.
Ngắm chồng và vợ mà xem. Bạn bao giờ cũng
thấy hai người đông cứng, ngồi bên nhau đấy, chẳng
biết họ đang làm gì ở đó, tại sao họ ngồi đó. Có thể họ
chẳng có đâu mà đi.
Khi bạn thấy tình yêu giữa hai người, cái gì đó
tuôn chảy, chuyển động, thay đổi. Khi có tình yêu
giữa hai người, họ sống trong hào quang, có chia sẻ
thường xuyên. Rung động của họ đạt tới nhau; họ
đang phát bản thể mình cho nhau. Không có tường
giữa họ, họ là hai vậy mà không là hai - họ cũng là
một.
Chồng và vợ là xa xăm nhau như nó có thể vậy,
cho dù họ có thể ngồi bên nhau. Chồng chưa bao giờ
nghe điều vợ nói; anh ta phải thành điếc từ lâu rồi. Vợ
chưa bao giờ thấy điều đang xảy ra cho chồng; cô ấy
đã thành mù với anh ấy. Họ coi nhau như được cho
không; họ đã trở thành đồ vật. Họ không còn là người
bởi vì người bao giờ cũng cởi mở, người bao giờ cũng
không chắc chắn, người bao giờ cũng thay đổi. Bây
giờ họ có những qui tắc cố định phải hoàn thành. Họ
chết đi vào ngày họ lấy nhau. Kể từ ngày đó họ đã
không sống.
Tôi không nói đừng lấy nhau, nhưng nhớ rằng
tình yêu là điều thực. Và nếu nó chết đi thế thì hôn
nhân là vô giá trị.
Và cùng điều đó cũng đúng với mọi thứ trong
cuộc sống, về mọi thứ. Hoặc bạn có thể sống nó -
nhưng thế thì bạn phải sống với sự do dự này, không
biết cái gì sắp xảy ra cho khoảnh khắc tiếp - hoặc bạn
có thể làm mọi thứ chắc chắn về nó.
Có những người đã trở nên chắc chắn về mọi thứ
tới mức họ chẳng bao giờ ngạc nhiên. Họ là những
người mà bạn không thể ngạc nhiên về họ được. Và
tôi ở đây để chuyển giao cho bạn một thông điệp rất
gây ngạc nhiên - bạn sẽ không tin vào nó, tôi biết.
Bạn không thể tin vào nó được, tôi biết. Tôi ở đây để
nói với bạn về cái gì đó tuyệt đối không thể tin được -
rằng bạn là thượng đế nam và thượng đế nữ. Bạn đã
quên mất.
Để tôi kể cho bạn một giai thoại.
Harvey Firestone, Thomas A. Edison, John
Burroughs và Henry Forrd dừng lại tại một trạm dịch
vụ vùng hoang sơ trên đường tới Florida trong mùa
đông. 


"Chúng tôi cần mua vài cái bóng đèn cho đèn pha
trước," Ford nói. "Và nhân tiện, đấy là Thomas
Edison đứng đó trong xe, và tôi và Henry Ford."
Anh già ở trạm dịch vụ thậm chí chẳng thèm nhìn
lên, nhổ toẹt nước thuốc lá ra với sự khinh khỉnh hiển
nhiên.
"Và," Ford nói, "chúng tôi muốn mua chiếc lốp
mới nếu ông có lốp Fivestone. Và người kia trong xe
chính là Harvey Firestone đấy."
Anh già vẫn chẳng nói gì. Trong khi ông ta cho
lốp vào bánh xe, John Burroghs, với chòm râu trắng
dài, thò đầu ra ngoài cửa sổ và nói, "Ông thế nào,
người lạ?"
Cuối cùng ông già ở trạm dịch vụ mới trở lại sinh
động. Ông ta ngước nhìn Burroghs và nói, "Nếu ông
bảo tôi ông là Santa Claus, tôi sẽ kiềm chế để tôi
không đập vỡ sọ ông ra bằng cái cờ lê này."
Ông ta không thể tin được rằng trong một xe có cả
Harvey Firestone, Thomas A. Edison, John Burroughs
và Henry Forrd cùng đi. Họ là bạn bè và họ thường đi
cùng nhau.
Khi tôi nói với bạn rằng bạn là các thượng đế nam
và thượng đế nữ, bạn sẽ không tin điều đó vì bạn đã
hoàn toàn quên khuấy mất ai đang du hành trong bạn,
ai đang ngồi trong bạn, ai đang nghe tôi. Bạn đã hoàn
toàn quên mất. Bạn đã được cho một số nhãn nào đó
từ bên ngoài và bạn đã tin cậy vào những cái nhãn đó
- tên bạn, tôn giáo của bạn, đất nước của bạn - toàn
thứ hư huyễn! Chẳng có ý nghĩa gì dù bạn là người
Hindu hay người Ki tô giáo hay người Mô ha mét
giáo nếu bạn không biết bản thân mình. Những cái
nhãn đó không tạo ra nghĩa chút nào ngoại trừ rằng
chúng có thể có tiện ích nào đó. Có nghĩa gì liệu bạn
là người Hindu, hay người Ki tô giáo, hay người Mô
ha mét giáo, hay người Ấn Độ, hay người Mĩ, hay
người Trung Quốc? Tất cả đều không liên quan - bởi
vì bản thể không là người Ấn Độ, không là người
Trung Quốc, không là người Mĩ; và bản thể không là
người Hindu, không là người Mô ha mét giáo, không
là người Ki tô giáo. Bản thể đơn giản là "cái hiện
hữu" thuần khiết.
"Cái hiện hữu" thuần khiết chính là điều tôi gọi là
Thượng đế. Nếu bạn có thể hiểu cái thiêng liêng bên
trong bạn đã hiểu cuộc sống là gì. Bằng không bạn
vẫn chưa có khả năng giải mã cuộc sống. Đây là
thông điệp. Toàn thể cuộc sống đang trỏ tới một điều,
liên tục - rằng bạn là các thượng đế. Một khi bạn đã
hiểu điều đó, thế thì không có cái chết. Thế thì bạn đã
học xong bài học. Thế thì, trong cái chết, các thượng
đế sẽ quay trở về nhà mình.
Khi giáo sĩ Bunam nằm chết, vợ ông ấy bật khóc
nức nở.
Ông ấy nói, "Em khóc vì cái gì thế? Cả đời ta chỉ
là điều ta có thể học cách chết."
Toàn thể cuộc sống... chỉ là việc huấn luyện về
cách trở về nhà, cách chết đi, cách biến mất. Bởi vì
khoảnh khắc bạn biến mất, Thượng đế xuất hiện trong
bạn. Sự hiện diện của bạn là sự vắng mặt của Thượng
đế; sự vắng mặt của bạn là sự hiện diện của Thượng
đế.










HÃY TÌM LẠI CHÍNH MÌNH BẰNG SỰ THỨC TÌNH MỤC ĐÍCH SỐNG

Nhân loại đã thực sự sẵn sàng cho một quá trình chuyển biến nhận thức , một quá trình nở hoa sâu sắc và triệt để của tâm thức đến độ , so với quá trình này thì việc cây cỏ nở hoa 114 triệu năm trước đây , dù cho đẹp đến mấy thì đấy cũng chỉ là sự phản ánh nhạt nhòa ? Liệu con người có thể từ bỏ tầng tầng lớp lớp những cách nghĩ bị bó buộc cũ và trở nên giống như những tinh thể pha lê trong suốt để ánh sang nhận thức xuyên qua dễ dàng ?

Liệu con người có thể thoát ra khỏi trường hấp dẫn của chủ nghĩa vật chất , thoát ra khỏi tình trạng tự đồng nhất mình với hình tướng ?

Khả năng chuyển hóa này cũng là thông điệp chính của những giáo lý sâu sắc để khai thị cho con người .Những người phát đi thông điệp này – như Đức Phật , chúa Jesus và nhiều người khác – là những bông hoa đầu tiên của nhân loại . Họ là những vị Thầy tiên phong , rất hiếm hoi và quý giá vô cùng . Tuy vậy , một sự chuyển hóa rộng khắp chưa thể xảy ra vào thời điểm đó được , nên thông điệp của họ bị bóp méo đi rất nhiều . Ngoại trừ ở một số ít người , tâm thức của con người thời ấy nói chung chưa được chuyển hóa nhiều

Bây giờ thì nhân loại đã sẵn sàng để chuyển hóa chưa ? tại sao lúc này mới thật là thời cơ ? Ban có thể làm gì để thúc đẩy quá trình chuyển hóa nội tại này ? Đặc điểm của nhận thức cũ đầy tính bản ngã là gì và đâu là dấu hiệu của một tâm thức mới đang trổi dậy ?

Những câu hỏi này và một số câu hỏi khác sẽ được đề cập trong cuốn sách này . Quan trọng hơn , quyển sách cũng chính là một công cụ có tính chuyển hóa , xuất phát từ một nhận thức mới đầy tính nổi dậy . Những ý tưởng và khái niệm ở đây tuy quan trọng , nhưng đó cũng là thứ yếu . Chính những tấm bảng chỉ đường giúp bảng chỉ đường giúp bạn đi đến trạng thái thức tỉnh . Trong lúc đọc quyển sách này , một sự chuyển hóa sẽ xảy ra trong bạn

Mục đích chính của quyển sách không phải là để cung cấp thêm thông tin hay những niềm tin mù quáng cho trí năng của bạn , hay cố thuyết phục bạn về một điều gì đó , mà nó mang đến cho bạn một sự chuyển hóa trong nhận thức , tức là thức tỉnh bạn ra khỏi những dòng suy nghĩ miên man ở trong đầu

Nếu được như vậy thì bạn sẽ không chỉ thấy cuốn sách này là “thú vị” . Vì “thú vị” có nghĩa là bạn còn đứng ở bên ngoài , tìm vui với những ý nghĩ , và khái niệm ở trong đầu bạn để tu duy rằng mình đồng ý hay không đồng ý với cuốn sách .

Vì cuốn sách này được viết cho bạn , do đó cuốn sách hoặc rất vô nghĩa đối với bạn , hoặc nó làm cho nhận thức của bạn có sự thay đổi lớn . Tuy nhiên cuốn sách này chỉ có thể thức tỉnh những người đã sẵn sang để tỉnh thức

Tuy nhiên khi có một người vừa tỉnh thức thì biến cố này sẽ tạo nên một quán tính trong tâm thức của tập thể , giúp cho sự tỉnh thức xảy ra dễ dàng hơn ở những người khác . Nếu trong lúc này bạn chưa rõ tỉnh thức nghĩa là gì , thì bạn cũng không cần bận tâm nhiều vể nghĩa của từ ấy , hãy cứ tiếp tục đọc và trong bạn có sự tỉnh thức , thì bạn sẽ hiểu “ tỉnh thức “ có nghĩa là gì

Quá trình tỉnh thức một khi đã bắt đầu ở trong bạn rồi thì không thể đảo ngược lại ; và để cho quá trình này được bắt đầu ,bạn chỉ cần trải qua trạng thái thức tỉnh – dù chỉ tong môt thoáng chốc

Đối với một số người thì một thoáng chốc của trạng thái thức tỉnh đó sẽ xảy đến khi họ đọc cuốn sách này . Còn đối với những người khác thì cuốn sách sẽ giúp họ nhận ra rằng quá trình tỉnh thức đã xảy ra ở trong họ rồi , nhưng bây giờ họ mới nhận ra .

Ở một số người thì quá trình tỉnh thức chỉ xảy ra khi họ gặp phải những mất mát hay khổ đau lớn

Trong khi ở những người khác , là khi họ tiếp xúc với những bậc Thầy hay những giáo lý về tâm linh , hay do đọc cuốn “ Sức mạnh của Hiện tại “ hay những cuốn sách có giá trị tâm linh sống động khác . Hoặc có thể là sự tổng hợp của tất cả những điều ấy . Tuy nhiên , một khi sự thức tỉnh đã bắt đầu ở trong bạn thì cuốn sách này sẽ giúp cho bạn đẩy nhanh và gia tăng cường độ tỉnh thức

Điều căn bản nhất của quá trình thức tỉnh là :

Nhận ra sự mê mờ đang tồn tại trong bạn

Nhận diện bản ngã của bạn khi nó đang nói , đang nghĩ , đang làm một việc nào đó

Nhận ra thói quen suy nghĩ đầy tính băng hoại trong tâm thức của tập thể đang thẩm thấu vào mọi khía cạnh của đời sống , kéo dài thêm tình trạng chưa thức tỉnh

Đó là lý do tôi viết quyển sách này : để nêu lên những khía cạnh chính của bản ngã và cách bản ngã hoạt động trong bạn cũng như trong tâm thức tập thể . Điều này có ý nghĩa quan trọng , vì hai lý do chính .

Trước hết , nếu bạn không nhận ra được những cơ cấu hoạt động của bản ngã , bạn sẽ không nhận diện được nó , và sẽ nhầm lẫn mà liên tục tự đồng hóa mình với bản ngã , tức là vô tình bạn để cho bản ngã chứ ngự lấy bạn , mạo danh là bạn

Thứ hai , tự than việc nhận diện bản ngã ở trong bạn chính là một trong những phương cách giúp cho sự tỉnh thức ở trong bạn được diễn ra . Khi bạn nhận ra sự mê lầm của mình , thì cái làm cho sự nhận biết ấy có thể diễn ra chính là thứ nhận thức mới đang trỗi dậy , đó cũng chính là tỉnh thức .

như ta không thể đấu tranh lại bong tối , hay chống đối lại sự mê mờ . Điều mà ta cần làm là mang ánh sáng của nhận thức vào những nơi tối tăm này

Và bạn chính là Ánh sang đó

Bài đăng phổ biến

Lưu trữ Blog