Thông điệp yêu thương từ MẶT TRỜI TÂM THỨC

CÁC BẬC THẦY CHỨNG NGỘ CỦA THẾ KỶ 20 -21

XỨ SỞ GIÂY PHÚT HIỆN TẠI

XỨ SỞ GIÂY PHÚT HIỆN TẠI

Quảng cáo online

Chữ chạy

Chào mừng bạn đến với blog MẶT TRỜI TÂM THỨC Email : mattroitamthuc@yahoo.com - Phone 0903070348

Quảng cáo thay đổi

Truyện cười

CHÀO MỪNG CÁC BẠN ĐANG ĐẾN VỚI PHÚT GIÂY HIỆN TẠI

Giây phút hiện tại

Sống trong giây phút hiện tại là một phép lạ. Phép lạ không phải là để đi trên mặt nước.
Phép lạ là đi trên trên hành tinh xanh xinh đẹp này trong trong giây phút hiện tại, biết trân quý sự bình an và vẻ đẹp có sẵn ngay bây giờ.

Thứ Bảy, 31 tháng 12, 2011

Làm sao ta tránh được cái bẫy lý trí đặt ra ?

Osho yêu quý,

Làm sao ta tránh được cái bẫy lý trí đặt ra khiến ta không bao giờ sướng vui trong khoảnh khắc, không để ta nhẫn nại, không để cho cỏ cây tự mọc. Lúc nào tôi cũng muốn đi nhanh hơn, muốn đẩy dòng chảy đi, và bỏ lỡ vẻ đẹp khi nó đưa tôi vào thời khắc của nó. Xin ông hãy nhận xét.


Đây là một trong những câu hỏi thường hằng. Phương Đông đã đến được rất gần với thực tại. Có những tôn giáo ra đời tại Ấn Độ và ngoài Ấn Độ; những tôn giáo ra đời ngoài Ấn Độ đều tin rằng con người chỉ có một kiếp sống - kéo dài khoảng 70 năm. Đương nhiên cuộc sống đó sẽ vội vã; người ta phải gấp gáp - cuộc sống ngắn ngủi mà có biết bao việc phải làm, biết bao điều phải trải nghiệm, khám phá. Chính vì thế mà tư duy của người phương Tây là tốc độ, họ muốn làm mọi việc càng nhanh càng tốt, do ý niệm của họ về một cuộc đời ngắn ngủi. Bạn không thể trách họ được.

Những tôn giáo ra đời ở Ấn Độ có một sự mở rộng vô cùng - hết kiếp này đến kiếp khác. Họ không cần vội vã, gấp rút. Thế nhưng loài người ngu muội đến nỗi khi giải quyết xong một vấn đề thì từ trong giải pháp đó lại nảy sinh hàng ngàn vấn đề khác. Ý niệm về nhiều kiếp sống thực sự đã giúp bạn thư thả: không cần vội vàng, sự bất diệt thuộc về bạn, vậy nên đừng có chạy, cứ đi như cuộc dạo chơi ban sớm - thư thái, an lạc.

Đó là ý tưởng của những người đưa ra quan niệm về sự tái sinh, nhưng người ta thay vì bước đi thư thái thì họ lại đâm ra biếng nhác. Họ nói: "Cần gì phải vội, vậy thì cần gì phải bước đi? Không bàn cãi chuyện chạy nữa, vậy thì cần gì cái chuyện đi bộ buổi sớm? Vĩnh hằng thuộc về bạn - bất cứ lúc nào bạn cũng có thể bước đi được cơ mà".

Phương Đông nghèo khó là vì vậy, vì người ta không phát triển được khoa học công nghệ. Khoa học công nghệ là nhằm giúp mọi việc được thực hiện nhanh chóng hơn, để sản xuất hàng hóa ra nhanh hơn. Người ta vẫn cứ nghèo, đã nghèo lại càng nghèo. Họ có ý tưởng tốt, nhưng kết quả lại không được như thế.

Phương Tây thì ngược lại - họ quan niệm cuộc đời ngắn ngủi. Ý niệm này tạo ra sức căng và sự nóng vội, nhưng nó lại phát triển được khoa học công nghệ, sự giàu có, tiện nghi, xa hoa; nó tạo ra mọi thứ. Thế nhưng con người bên trong lại lạc lối, bởi họ cứ chạy mãi. Họ không bao giờ dừng lại nơi nào; lúc nào họ cũng muốn đi tìm một thứ khác. Và bạn không bao giờ đến được cái đích mà bạn có thể dừng chân. Thế nên ở phương Tây người ta tạo ra những phương tiện tốc độ, và họ đi rất nhanh. Nhưng bạn đừng hỏi họ rằng: "Anh đi đâu?". Đừng lãng phí thời gian của họ bằng câu hỏi ngốc nghếch ấy! Vấn đề là họ đi nhanh; không cần biết họ đang đi đâu và tại sao họ lại đi như vậy.

Cả hai quan niệm trên đều đã thất bại. Các tôn giáo phương Đông không giúp được gì; các tôn giáo phương Tây  không giúp được gì. Cả hai đều cố đem đến cho bạn một quan niệm, nhưng họ chưa bao giờ cho bạn thấy ý nghĩa sự hiện tồn của chính bạn. Đây là điểm khác biệt giữa tôi và họ.

Chẳng hạn, vấn đề của bạn là bạn hiểu rằng: "Hãy thư thả và để cỏ cây tự mọc," nhưng bạn vẫn tiếp tục vội vã.


Không, như vậy là bạn không hiểu. Điều tiên quyết để bạn cần hiểu là bạn không hiểu ý nghĩa của việc để cỏ cây tự mọc. Nếu bạn hiểu điều đó thì mọi sự thúc đẩy, ép uổng đều sẽ biến mất. Tôi nói nó sẽ biến mất không có nghĩa là nó ngừng lại. Đối với mỗi người sẽ khác.

Nếu bạn hiểu ý nghĩa của việc cỏ cây tự mọc... cả vũ trụ bao la đang lặng lẽ, bình an vận hành; hàng triệu hệ mặt trời, hàng triệu ngôi sao vẫn di chuyển mỗi ngày, từ vĩnh hằng này đến vĩnh hằng khác... Nếu bạn hiểu rằng hiện hữu đang diễn ra chứ nó không hành động, thì nếu việc thúc ép là bản chất của bạn, bạn sẽ chấp nhận nó. Vấn đề không phải là dừng nó lại, vì nó lẽ lại tiếp diễn mà thôi. Đơn giản bạn chỉ cần hiểu rằng mọi vật đang diễn ra, rằng đó là cách bạn tồn tại: rằng bản chất của bạn là thúc đẩy. Lúc đó bạn sẽ hoàn toàn chấp nhận nó, và trong sự chấp nhận đó, sức căng sẽ biến mất.

Đối với một số người khác, việc thúc đẩy sẽ có thể biến mất - nếu đó không phải là bản chất của họ, nếu họ chỉ bắt chước, cạnh tranh với người khác và vì những người khác thúc đẩy nên họ cũng thúc đẩy, nó có thể ngừng được, nếu bạn hiểu rằng vạn vật đều diễn ra thôi, và bạn không nhất thiết phải bận tâm về chúng; bạn có thể lặng lẽ tận hưởng cách mà mọi vật diễn ra như thế. Bạn có thể dự phần mà không bận tâm khi sự nóng vội đến với bạn một cách tự nhiên; nhưng không vượt quá nó.

Vậy nên cùng một cách hiểu nhưng mỗi cá nhân sẽ đón nhận mọi việc khác nhau. Nếu thúc đẩy là bản chất của bạn thì chẳng có gì sai khác trong chuyện này cả. Hãy tận hưởng nó, hãy thúc đẩy nó bằng hết sức của bạn - nhưng hãy làm điều đó trong vui ca hân hoan và không lo lắng rằng mình đang thúc đẩy. Đây chính là bạn. Đây chính là cỏ cây của bạn và nó mọc theo cách đó.

Chỉ cần nhớ một điều là, làm việc gì bạn cũng phải làm trong niềm hân hoan, nỗi sướng vui - vậy là đủ. Mỗi người sẽ làm những việc khác nhau và thế giới cần như vậy. Đó chính là sự phong phú của thế giới: mọi thứ đều không giống nhau và không nên giống nhau. Nhưng chúng nên gặp nhau ở một điểm; và đó là tâm điểm của sự thư thái.

Ở Nhật Bản người ta đã làm ra nhiều thứ lạ lùng để phục vụ cho việc thiền định... Nhật Bản đã đóng góp rất nhiều cho nhân loại. Thiền định xuất phát từ Ấn Độ nhưng nó chỉ phát triển rất hạn chế - chỉ là ngồi tư thế hoa sen và theo dõi suy nghĩ của mình rồi tĩnh lặng. Thực ra nó có tác dụng nhưng ở Nhật Bản người ta đã thử rất nhiều cách thức, những cách thức lạ lùng: vừa đấu kiếm vừa thiền định. Hai kiếm sĩ ngay lúc chuẩn bị giết chết đấu thủ của mình vẫn phải giữ tập trung vào chính mình mà không căng thẳng, sợ hãi, tức giận hay trả thù, đó chỉ là một trò chơi mà thôi.

Đối với người xem thì đây là vấn đề giữa sống và chết, nhưng đối với hai hành giả thì đó chỉ là trò chơi. Và điều kỳ lạ xảy ra là: nếu cả hai hành giả đều thiền sâu như nhau thì sẽ không ai thắng cũng không ai bại. Thậm chí trước khi một người giơ kiếm chuẩn bị đâm vào người kia ở một điểm nào đó - thậm chí trước cả lúc người đó kịp làm điều đó - thì người kia đã nắm bắt được ý định của anh ta rồi, và đã sẵn sàng ra đòn phòng vệ.

Người ta không thể phân định thắng thua được. Thông thường, thật khó mà tưởng tượng được kiếm đạo lại đi thiền định, hiệp khí đạo và thiền định, bắn cung và thiền định, sumo và thiền định. Nhưng ở Nhật người ta đã thử ở mọi lĩnh vực có thể, và họ nhận ra rằng bạn làm gì đều không quan trọng; cái quan trọng là, bạn có tập trung không?

Nếu tập trung, bạn có thể làm được bất kỳ điều gì và nó sẽ không gây căng thẳng; bạn vẫn giữ được sự thư thái của mình.

Vậy nên đừng lo lắng về chuyện thúc đẩy. Hãy hiểu rằng chúng ta quá bé nhỏ trong vũ trụ bao la này; dù ta có làm gì hay không làm gì thì cũng chẳng thay đổi được hiện hữu. Ta không nên nghiêm trọng hóa nó. Tôi không sinh ra thì hiện hữu vẫn vậy; tôi không còn trên cõi đời này nữa thì hiện hữu vẫn vậy. Tôi không nên nghiệm trọng hóa bản thân mình.

Đây là hiểu biết cơ bản của một người hành thiền - rằng không được coi mình là quan trọng. Khi đó tự động sự thanh thản sẽ đến. Và với sự thanh thản, những gì là tự nhiên đối với bạn sẽ tiếp tục, những gì phi tự nhiên tự nó sẽ ra đi.








Osho yêu quý,

Làm sao ta tránh được cái bẫy lý trí đặt ra khiến ta không bao giờ sướng vui trong khoảnh khắc, không để ta nhẫn nại, không để cho cỏ cây tự mọc. Lúc nào tôi cũng muốn đi nhanh hơn, muốn đẩy dòng chảy đi, và bỏ lỡ vẻ đẹp khi nó đưa tôi vào thời khắc của nó. Xin ông hãy nhận xét.


Đây là một trong những câu hỏi thường hằng. Phương Đông đã đến được rất gần với thực tại. Có những tôn giáo ra đời tại Ấn Độ và ngoài Ấn Độ; những tôn giáo ra đời ngoài Ấn Độ đều tin rằng con người chỉ có một kiếp sống - kéo dài khoảng 70 năm. Đương nhiên cuộc sống đó sẽ vội vã; người ta phải gấp gáp - cuộc sống ngắn ngủi mà có biết bao việc phải làm, biết bao điều phải trải nghiệm, khám phá. Chính vì thế mà tư duy của người phương Tây là tốc độ, họ muốn làm mọi việc càng nhanh càng tốt, do ý niệm của họ về một cuộc đời ngắn ngủi. Bạn không thể trách họ được.

Những tôn giáo ra đời ở Ấn Độ có một sự mở rộng vô cùng - hết kiếp này đến kiếp khác. Họ không cần vội vã, gấp rút. Thế nhưng loài người ngu muội đến nỗi khi giải quyết xong một vấn đề thì từ trong giải pháp đó lại nảy sinh hàng ngàn vấn đề khác. Ý niệm về nhiều kiếp sống thực sự đã giúp bạn thư thả: không cần vội vàng, sự bất diệt thuộc về bạn, vậy nên đừng có chạy, cứ đi như cuộc dạo chơi ban sớm - thư thái, an lạc.

Đó là ý tưởng của những người đưa ra quan niệm về sự tái sinh, nhưng người ta thay vì bước đi thư thái thì họ lại đâm ra biếng nhác. Họ nói: "Cần gì phải vội, vậy thì cần gì phải bước đi? Không bàn cãi chuyện chạy nữa, vậy thì cần gì cái chuyện đi bộ buổi sớm? Vĩnh hằng thuộc về bạn - bất cứ lúc nào bạn cũng có thể bước đi được cơ mà".

Phương Đông nghèo khó là vì vậy, vì người ta không phát triển được khoa học công nghệ. Khoa học công nghệ là nhằm giúp mọi việc được thực hiện nhanh chóng hơn, để sản xuất hàng hóa ra nhanh hơn. Người ta vẫn cứ nghèo, đã nghèo lại càng nghèo. Họ có ý tưởng tốt, nhưng kết quả lại không được như thế.

Phương Tây thì ngược lại - họ quan niệm cuộc đời ngắn ngủi. Ý niệm này tạo ra sức căng và sự nóng vội, nhưng nó lại phát triển được khoa học công nghệ, sự giàu có, tiện nghi, xa hoa; nó tạo ra mọi thứ. Thế nhưng con người bên trong lại lạc lối, bởi họ cứ chạy mãi. Họ không bao giờ dừng lại nơi nào; lúc nào họ cũng muốn đi tìm một thứ khác. Và bạn không bao giờ đến được cái đích mà bạn có thể dừng chân. Thế nên ở phương Tây người ta tạo ra những phương tiện tốc độ, và họ đi rất nhanh. Nhưng bạn đừng hỏi họ rằng: "Anh đi đâu?". Đừng lãng phí thời gian của họ bằng câu hỏi ngốc nghếch ấy! Vấn đề là họ đi nhanh; không cần biết họ đang đi đâu và tại sao họ lại đi như vậy.

Cả hai quan niệm trên đều đã thất bại. Các tôn giáo phương Đông không giúp được gì; các tôn giáo phương Tây  không giúp được gì. Cả hai đều cố đem đến cho bạn một quan niệm, nhưng họ chưa bao giờ cho bạn thấy ý nghĩa sự hiện tồn của chính bạn. Đây là điểm khác biệt giữa tôi và họ.

Chẳng hạn, vấn đề của bạn là bạn hiểu rằng: "Hãy thư thả và để cỏ cây tự mọc," nhưng bạn vẫn tiếp tục vội vã.


Không, như vậy là bạn không hiểu. Điều tiên quyết để bạn cần hiểu là bạn không hiểu ý nghĩa của việc để cỏ cây tự mọc. Nếu bạn hiểu điều đó thì mọi sự thúc đẩy, ép uổng đều sẽ biến mất. Tôi nói nó sẽ biến mất không có nghĩa là nó ngừng lại. Đối với mỗi người sẽ khác.

Nếu bạn hiểu ý nghĩa của việc cỏ cây tự mọc... cả vũ trụ bao la đang lặng lẽ, bình an vận hành; hàng triệu hệ mặt trời, hàng triệu ngôi sao vẫn di chuyển mỗi ngày, từ vĩnh hằng này đến vĩnh hằng khác... Nếu bạn hiểu rằng hiện hữu đang diễn ra chứ nó không hành động, thì nếu việc thúc ép là bản chất của bạn, bạn sẽ chấp nhận nó. Vấn đề không phải là dừng nó lại, vì nó lẽ lại tiếp diễn mà thôi. Đơn giản bạn chỉ cần hiểu rằng mọi vật đang diễn ra, rằng đó là cách bạn tồn tại: rằng bản chất của bạn là thúc đẩy. Lúc đó bạn sẽ hoàn toàn chấp nhận nó, và trong sự chấp nhận đó, sức căng sẽ biến mất.

Đối với một số người khác, việc thúc đẩy sẽ có thể biến mất - nếu đó không phải là bản chất của họ, nếu họ chỉ bắt chước, cạnh tranh với người khác và vì những người khác thúc đẩy nên họ cũng thúc đẩy, nó có thể ngừng được, nếu bạn hiểu rằng vạn vật đều diễn ra thôi, và bạn không nhất thiết phải bận tâm về chúng; bạn có thể lặng lẽ tận hưởng cách mà mọi vật diễn ra như thế. Bạn có thể dự phần mà không bận tâm khi sự nóng vội đến với bạn một cách tự nhiên; nhưng không vượt quá nó.

Vậy nên cùng một cách hiểu nhưng mỗi cá nhân sẽ đón nhận mọi việc khác nhau. Nếu thúc đẩy là bản chất của bạn thì chẳng có gì sai khác trong chuyện này cả. Hãy tận hưởng nó, hãy thúc đẩy nó bằng hết sức của bạn - nhưng hãy làm điều đó trong vui ca hân hoan và không lo lắng rằng mình đang thúc đẩy. Đây chính là bạn. Đây chính là cỏ cây của bạn và nó mọc theo cách đó.

Chỉ cần nhớ một điều là, làm việc gì bạn cũng phải làm trong niềm hân hoan, nỗi sướng vui - vậy là đủ. Mỗi người sẽ làm những việc khác nhau và thế giới cần như vậy. Đó chính là sự phong phú của thế giới: mọi thứ đều không giống nhau và không nên giống nhau. Nhưng chúng nên gặp nhau ở một điểm; và đó là tâm điểm của sự thư thái.

Ở Nhật Bản người ta đã làm ra nhiều thứ lạ lùng để phục vụ cho việc thiền định... Nhật Bản đã đóng góp rất nhiều cho nhân loại. Thiền định xuất phát từ Ấn Độ nhưng nó chỉ phát triển rất hạn chế - chỉ là ngồi tư thế hoa sen và theo dõi suy nghĩ của mình rồi tĩnh lặng. Thực ra nó có tác dụng nhưng ở Nhật Bản người ta đã thử rất nhiều cách thức, những cách thức lạ lùng: vừa đấu kiếm vừa thiền định. Hai kiếm sĩ ngay lúc chuẩn bị giết chết đấu thủ của mình vẫn phải giữ tập trung vào chính mình mà không căng thẳng, sợ hãi, tức giận hay trả thù, đó chỉ là một trò chơi mà thôi.

Đối với người xem thì đây là vấn đề giữa sống và chết, nhưng đối với hai hành giả thì đó chỉ là trò chơi. Và điều kỳ lạ xảy ra là: nếu cả hai hành giả đều thiền sâu như nhau thì sẽ không ai thắng cũng không ai bại. Thậm chí trước khi một người giơ kiếm chuẩn bị đâm vào người kia ở một điểm nào đó - thậm chí trước cả lúc người đó kịp làm điều đó - thì người kia đã nắm bắt được ý định của anh ta rồi, và đã sẵn sàng ra đòn phòng vệ.

Người ta không thể phân định thắng thua được. Thông thường, thật khó mà tưởng tượng được kiếm đạo lại đi thiền định, hiệp khí đạo và thiền định, bắn cung và thiền định, sumo và thiền định. Nhưng ở Nhật người ta đã thử ở mọi lĩnh vực có thể, và họ nhận ra rằng bạn làm gì đều không quan trọng; cái quan trọng là, bạn có tập trung không?

Nếu tập trung, bạn có thể làm được bất kỳ điều gì và nó sẽ không gây căng thẳng; bạn vẫn giữ được sự thư thái của mình.

Vậy nên đừng lo lắng về chuyện thúc đẩy. Hãy hiểu rằng chúng ta quá bé nhỏ trong vũ trụ bao la này; dù ta có làm gì hay không làm gì thì cũng chẳng thay đổi được hiện hữu. Ta không nên nghiêm trọng hóa nó. Tôi không sinh ra thì hiện hữu vẫn vậy; tôi không còn trên cõi đời này nữa thì hiện hữu vẫn vậy. Tôi không nên nghiệm trọng hóa bản thân mình.

Đây là hiểu biết cơ bản của một người hành thiền - rằng không được coi mình là quan trọng. Khi đó tự động sự thanh thản sẽ đến. Và với sự thanh thản, những gì là tự nhiên đối với bạn sẽ tiếp tục, những gì phi tự nhiên tự nó sẽ ra đi.








Thông điệp tình yêu

Osho yêu quý,

Liệu đã có ai thực sự hiểu được thông điệp tình yêu của ông? Gần đây tôi cảm thấy thật đau lòng khi nhận ra rằng tôi chưa hiểu được, và tự hỏi chẳng phải chúng ta vẫn đang ca những bài ca cũ rích đó sao, dù chủ đề có chút ít khác biệt. Chỉ có việc sống cuộc sống bình dị và tự nhiên thôi mà cũng khó hiểu đến thế sao?

Vì nó quá bình dị, quá tự nhiên nên mới khó. Bạn không bình dị và bạn cũng không tự nhiên. Còn nó thì bình dị và tự nhiên. 

Thông điệp tình yêu của tôi rất đơn giản, không gì đơn giản hơn thế. Nhưng lý trí của bạn thì lại phức tạp quá, rối rắm quá. Nó làm cho mọi thứ rối tung cả lên. – Đó là nhiệm vụ của nó. Và hàng thế kỷ qua nó đã được huấn luyện để làm chỉ một việc là: khiến mọi việc trở nên phức tạp đến mức bạn không sống nổi.

Lý trí của bạn đã rất nhuần nhuyễn trong việc phá hủy bạn, vì cuộc sống của bạn chứa đựng những điều quá đơn giảnn. Hiện hữu rất đơn giản, nhưng lý trí của con người đã bị gọt giũa, quy định, giáo dục, lập trình theo cách mà điều đơn giản nhất cũng bị bẻ cong đi. Ngay khi nó đi vào lý trí bạn là nó đã hết đơn giản rồi. Lý trí suy diễn nó, tìm ra những thứ không có trong nó, và lờ đi những thứ sẵn có trong nó rồi.

Và bạn nghĩ bạn đã nghe được những điều bấy lâu nay tôi vẫn nói với bạn? Không phải vậy. Tôi nói với bạn một đằng bạn nghe một nẻo vì việc nghe của bạn không trực tiếp. Có một kẻ trung gian – đó chính là lý trí của bạn. Nó hoạt động với chức năng kiểm duyệt, nó không để cho nhiều thứ thâm nhập vào bạn đâu.

Bạn sẽ phải ngạc nhiên nếu biết được nó đã ngăn chặn bao nhiêu – 98% đấy. Nó chỉ cho phép 2% những điều nghe được thâm nhập vào bạn, mà 2% đó cũng không còn là nguyên chất nữa. Đầu tiên 2% đó bị ô nhiễm do sự suy diễn của lý trí, của những trải nghiệm quá khứ, những quy định, và khi lý trí cho rằng nó đã hiểu thì những điều được nói ra và những điều bạn nghe được đã cách nhau hai nửa địa cầu rồi.

Đức Phật Cồ Đàm thường kể câu chuyện này, có một điều thật lạ là tất cả những vị thầy vĩ đại đều dựa vào những câu chuyện. Việc này có lý do của nó: lý trí thấy thư giãn khi nghe một câu chuyện, một câu đùa giỡn. Không nhất thiết phải căng thẳng, nghiêm trọng, chỉ nghe một câu chuyện thôi mà, và thế là bạn thấy thoải mái.

Tuy nhiên, khi nghe về những vấn đề như tình yêu, sự tự do hay tĩnh lặng, bạn lại bị căng thẳng. Chính vì thế mà các vị thầy phải sử dụng những câu chuyện đơn giản. Có lẽ khi câu chuyện kết thúc họ có thể thành công trong việc đưa một thông điệp nhỏ thâm nhập vào bạn qua đằng cửa sau thừa lúc bạn còn đang thư giãn.

Đức Phật Cồ Đàm thường nói với các đệ tử của mình rằng: đó là thói quen của ngài sau buổi nói chuyện ban tối – “Giờ các người hãy đi làm công việc cuối cùng trước khi đi ngủ. Và việc cuối cùng đó là thiền định”.

Một buổi tối nọ, tham dự buổi thuyết pháp có một cô gái điếm và một tên trộm. Khi Đức Phật nói: “Giờ các người hãy đi làm công việc cuối cùng trước khi đi ngủ”, thì tất cả các đệ tử của ngài đứng dậy đi thiền. Tên trộm thì bừng tỉnh. – “Mình làm gì ở đây thế nhỉ?”. Đã đến giờ đi ăn trộm rồi. Cô gái điếm thì nhìn quanh và cảm thấy đức Phật thật mẫn cảm, vì khi nói điều đó đức Phật đã nhìn cô. Cô cúi xuống thật thấp với lòng biết ơn sâu sắc vì cô đã được nhắc nhở rằng, “Hãy đi làm công việc của mình trước khi ngủ”.

Chỉ một câu nói mà ba loại người nghe được ba ý nghĩa khác nhau. Thực ra nó có nhiều ý nghĩa hơn thế, vì đối với người hành thiền này thì đó là niềm vui, đối với người hành thiền khác thì đó là việc mà họ phải làm; và như thế ý nghãi không còn giống nhau nữa. Thông điệp giành cho tất cả những người hành thiền là như nhau nhưng họ nghe không giống nhau.

Suốt cuộc đời tôi chưa bao giờ dạy điều gì phức tạp cho một người nào. Cuộc sống đã phức tạp rồi, và tôi không muốn chất thêm gánh nặng cho bạn. Nhưng có lẽ tôi là người bị hiểu sai nhiều nhất trong thế kỷ này, vì một lẽ đơn giản là tôi nói những điều đơn giản mà không ai nói. Tôi đang nói về những điều hiển nhiên mà tất cả mọi người đã làm ngơ, đã lãng quên. Không ai nói về những điều ấy cả.

Bạn có thể chìm vào những luận thuyết thần học của Thiên Chúa giáo, nhìn những tác phẩm tôn giáo vĩ đại của đạo Hindu, của đạo Hồi, đạo Do Thái – rất uyên bác nhưng rất khó hiểu. Chúng càng khó hiểu thì càng được nể trọng. Khi người ta không hiểu điều gì, họ cho rằng nó to tát, huyền bí ngoài tầm hiểu biết của họ. Và tự nhiên nó được người ta kính nể.

Người Hindu sử dụng tiếng Sanskrit để viết luận thuyết tôn giáo của họ, mà ngôn ngữ này đã là tử ngữ rồi. Ngoài chợ búa người ta không nói thứ ngôn ngữ này; nó là ngôn ngữ của các chuyên gia. Thế mà họ nhất quyết không chịu chuyển dịch kinh sách Hindu.

Tôi cứ tự hỏi tại sao họ lại phản đối chuyện này? Thực ra họ nên vui mới phải khi kinh sách của họ được chuyển dịch ra những ngôn ngữ khác và thông điệp của họ được truyền bá đến mọi ngõ ngách trên thế giới. Nhưng khi tôi đọc kinh sách của họ, tôi đã hiểu tại sao. 

Lý do là những kinh sách đó chẳng có gì cả. Chỉ là thứ ngôn ngữ khó hiểu, và người thường không hiểu được nó, chính vì thế mà họ tôn thờ nó. Một khi nó được dịch ra một thứ tiếng mà người dẫn vẫn sử dụng, nó sẽ không còn vầng hào quang, không còn linh thiêng nữa. Nó sẽ trở thành một thứ tầm thường bởi nó không còn là khó hiểu.

Các tôn giáo khác cũng vậy – chẳng hạn như Do Thái giáo. Các giáo sĩ Do Thái vẫn thích dùng tiếng Hebrew hơn. Tiếng Hebrew không còn là một sinh ngữ nữa, vậy tại sao lại cứ bám lấy nó? Lý do là, nó đem lại cho lý trí một cảm giác huyền bí, không thể lĩnh hội được, thần thánh ngoài tầm hiểu biết, và điều duy nhất bạn có thể làm là cúi đầu trước nó. Một khi nó được dịch ra rồi thì nó chẳng là gì. Và đặc biệt là, nó chẳng có thứ gì mà bạn cần cả.

Không có kinh sách nào dạy về tình yêu, về ý nghĩa của nó, về những bình diện khác nhau của nó. Không có kinh sách nào dạy về tự do. Không có kinh sách nào dạy về bạn; về cuộc sống của bạn, và làm sao để chuyển hóa cuộc đời mình thành một cuộc hỉ hoan. Kinh sách viết về Thượng Đế - chẳng ăn nhập gì cả. Thượng Đế thì liên quan gì đến ai? Thánh thần thì hề hấn gì đến ai? – toàn những thứ hoàn toàn không ăn nhập gì với sự hiện hữu của loài người.

Lý trí bị chất đầy những thứ hành lý không cần thiết. Tâm trí không còn chỗ trống cho những thực tế mà bạn phải sống. Thế nên ngay cả nhà thần học vĩ đại nhất của bạn cũng chỉ là một thằng ngốc không hiểu tình yêu bằng bạn, không hiểu chút gì về tự do, chưa bao giờ biết phân định giữa cá tính với cá nhân.

Tôi học môn tôn giáo với một vị giáo sư nọ. Sau mấy buổi học tôi đứng dậy nói với ông ấy rằng: “Tôi nghĩ thầy đang giảng về những thứ chẳng ăn nhập gì. Tôi chẳng thấy một sinh viên nào gặp khó khăn về Thượng Đế, và tôi cũng không thấy Thượng Đế có liên quan gì đến thầy cả” – vì hồi đó tôi ở đối diện nhà ông, và tôi thấy chính bà vợ của ông ấy mới có vấn đề.

Tôi nói với ông ấy: “Vợ của thầy mới là vấn đề thực sự; đó là vấn đề mà thầy nên bàn thảo. Thượng Đế hoàn toàn là trừu tượng. Tôi chưa bao giờ thấy thầy nghĩ về Thượng Đế khi thầy ở nhà. Và trong tất cả những điều thầy đang giảng cho chúng tôi không hề có chút trải nghiệm nào của thầy, nó không phải là vấn đề của thầy. Thầy đang nhồi nhét vào đầu những con người ngây thơ với những ý niệm vô ích. Xin thầy hãy dạy về tình yêu!”.

Ông thầy rất giận. Ông nói: “Cậu đi gặp hiệu trưởng với tôi!”.

Tôi nói: “Gặp Thượng Đế cũng được. Thầy không dọa tôi được đâu”.

Trên đường đến phòng thầy hiệu trưởng, ông ấy nói: “Cậu không sợ thật à?”.

Tôi đáp: “Tại sao tôi lại phải sợ? Chính thầy mới là người phải sợ! Tôi hiểu đám sinh viên; vấn đề của họ là về tình yêu, và vấn đề của thầy cũng là về tình yêu. Tôi sẽ nói với thầy hiệu trưởng là: “Nếu thầy không tin tôi, cứ gọi vợ ông ấy đến mà hỏi, và thầy sẽ hiểu tại sao tôi lại nói đó là vấn đề”. Ông nói: “Cậu đang làm mọi chuyện phức tạp lên đấy”.

Tôi đáp: “Tôi nói rất đơn giản và thực tế đấy chứ. Tôi có thể đưa tất cả sinh viên đến văn phòng thầy; thầy sẽ thấy tất cả bọn họ đều có vấn đề về tình yêu. Người thì theo đuổi một cô gái mà không thành công – đó là vấn đề của anh ta. Người thì có được cô ấy – và đó cũng là vấn đề của anh ta”.

Ông nói: “Cậu về được rồi đấy. Không cần phải làm thế”.

Tôi đáp: “Tôi không bao giờ bỏ cuộc. Nếu thầy không làm thì tôi sẽ làm một mình”.

Ông nói: “Tôi nói là không cần thiết…”.

Tôi nói: “Có thể nó không cần thiết cho thầy nhưng là điều cần thiết đối với tôi. Rốt cục thì tôi vẫn phải quyết định, bởi lẽ đối với tôi tình yêu là một hiện tượng tôn giáo, còn Thượng đế chỉ là một giả thuyết. Nó chẳng có ý nghĩa gì bởi chẳng có gì tương ứng với nó cả”.


Và tình yêu là một hiện tượng tôn giáo. Trừ khi người ta hiểu nó trọn vẹn, còn không họ sẽ phải đau khổ chỉ vì một thứ lẽ ra đã có thể làm cho cuộc sống của họ thăng hoa. Thứ lẽ ra có thể là thiên đàng của họ sẽ lại trở thành địa ngục chỉ vì họ không hiểu nó. Và tất nhiên đó là một nghệ thuật. Ai mà cần quan tâm tới Thượng Đế kia chứ? Thầy nói có lý. Chúng tôi đến đây là để hiểu tôn giáo, chứ không phải để hiểu những điều vô nghĩa”.

“Nhưng”, ông nói: “chương trình đào tạo không đề cập đến tình yêu, tự do, cá nhân hay tĩnh lặng… chúng tôi phải dạy đủ nội dung chương trình”.

Các trường đại học dạy đủ nội dung trong chương trình đào tạo của họ mà không cần biết về cuộc sống thực sự của con người, về những vấn đề thực sự của họ. Vì tôi nói về những điều đơn giản, nhiều người đơn thuần cho rằng đó không phải là tôn giáo. Họ có một ý niệm về tôn giáo, về những giả thuyết trừu tượng phức tạp, bạn cứ suy ngẫm về chúng nhưng cuộc đời bạn sẽ chẳng có gì khác biệt – bạn vẫn thế thôi. Có thể bạn là người Hindu, người Hồi giáo, người Thiên Chúa giáo, chẳng hề chi; những vấn đề thực sự của bạn vẫn không thay đổi. Những vấn đề tưởng tượng của mới khác nhau, nhưng chúng chẳng là gì khác hơn gánh nặng cho lý trí của bạn.

Bạn có thể hiểu được tôi nếu bạn gạt lý trí và cơ chế hoạt động rối rắm của nó sang một bên. Bạn không cần đến nó vì công việc của tôi là từ trái tim đến trái tim. Tôi đang nói bằng trái tim của mình.

ôi không phải là một nhà lý thuyết, tôi không nói bằng lý trí. Tôi đang thổ lộ tim tôi với bạn, nhưng nếu bạn định nghe bằng lý trí thì bạn sẽ bỏ lỡ nó mất.

Nếu bạn sẵn sàng mở một cánh cửa vào sự hiện tồn của mình, nếu bạn sẵn sàng lắng nghe bằng trái tim thì dù tôi có nói gì đi nữa, những điều tôi nói vẫn đơn giản đến mức ban không cần phải đặt niềm tin vào nó bởi lẽ chắc chắn rằng không có cách nào hoài nghi nó được. Nó đơn giản đến mức không cách nào nghi ngại nó được.

Tôi phản đối niềm tin vì lẽ đơn giản là trong tất cả những lời dạy của tôi, bạn không cần đến nó. Tôi ủng hộ sự nghi ngờ vì bạn không thể nghi ngờ được những lời dạy đơn giản của tôi. Tất cả các tôn giáo trên thế giới đều đòi hỏi niềm tin, bởi vì những điều họ rao giảng có thể bị hoài nghi vì sự hoài nghi có thể phá sập toàn bộ dinh thự của họ.

Tôi đơn giản và thực tế. Tôi không siêu hình; vì thế mà bạn không cần phải đặt niềm tin vào tôi. Nếu bạn đã nghe tôi, một sự tín nhiệm chắc chắn sẽ nảy sinh trong bạn, nhưng nó không phải niềm tin, nó gần với tình yêu thậm chí nếu bạn có cố hoài nghi thì cũng không thể được. Và khi bạn đã không thể nghi ngờ một điều gì đó, đó chính là sự tín nhiệm thật sự, một sự tín nhiệm không lay chuyển. Nó chuyển hóa đơn giản bằng cách ở trong bạn.

Trong suốt quá trình lịch sử của loài người, duy chỉ có Mahavira là người đã làm nên sự khác biệt đáng nhớ - mà ở đây điều này là rất quan trọng. Ngài nói rằng có hai cách để đến được với thực tại. Cách thứ nhất là shravaka. Shravaka nghĩa là người biết lắng nghe bằng trái tim. Như vậy người đó không cần phải làm gì hết. Nghe là đủ, và rồi người đó sẽ được chuyển hóa. Cách kia là cách của các thầy tu, những người sẽ phải gian truân lắm mới đến được thực tại.

Tôi không định tạo ra các thầy tu. Chính vì thế mà tôi chọn cách thuyết giảng bởi chỉ cần biết nghe thôi bạn đã có thể lột xác rồi. Bạn chỉ cần có thiện chí mở cánh cửa trái tim của chính mình. Hãy để tôi vào và bạn sẽ khác.

Tôi đã thấy hàng ngàn người thay đổi mà không cần đến sự hiểu biết; họ đã trải qua một sự thay đổi sâu sắc, nhưng sự thay đổi đó chỉ diễn ra ngầm mà thôi. Lý trí của họ không được phép tham gia vào chuyện đó – nó chỉ xảy ra trong tim họ.

Những người này không cần đến liệu pháp nào, không cần thiền định. Nếu họ đã lắng nghe, theo cách tôi đang nói với bạn thì đây chính là sự thiền định, liệu pháp, và sự chuyển biến toàn diện của họ.


































Osho yêu quý,

Liệu đã có ai thực sự hiểu được thông điệp tình yêu của ông? Gần đây tôi cảm thấy thật đau lòng khi nhận ra rằng tôi chưa hiểu được, và tự hỏi chẳng phải chúng ta vẫn đang ca những bài ca cũ rích đó sao, dù chủ đề có chút ít khác biệt. Chỉ có việc sống cuộc sống bình dị và tự nhiên thôi mà cũng khó hiểu đến thế sao?

Vì nó quá bình dị, quá tự nhiên nên mới khó. Bạn không bình dị và bạn cũng không tự nhiên. Còn nó thì bình dị và tự nhiên. 

Thông điệp tình yêu của tôi rất đơn giản, không gì đơn giản hơn thế. Nhưng lý trí của bạn thì lại phức tạp quá, rối rắm quá. Nó làm cho mọi thứ rối tung cả lên. – Đó là nhiệm vụ của nó. Và hàng thế kỷ qua nó đã được huấn luyện để làm chỉ một việc là: khiến mọi việc trở nên phức tạp đến mức bạn không sống nổi.

Lý trí của bạn đã rất nhuần nhuyễn trong việc phá hủy bạn, vì cuộc sống của bạn chứa đựng những điều quá đơn giảnn. Hiện hữu rất đơn giản, nhưng lý trí của con người đã bị gọt giũa, quy định, giáo dục, lập trình theo cách mà điều đơn giản nhất cũng bị bẻ cong đi. Ngay khi nó đi vào lý trí bạn là nó đã hết đơn giản rồi. Lý trí suy diễn nó, tìm ra những thứ không có trong nó, và lờ đi những thứ sẵn có trong nó rồi.

Và bạn nghĩ bạn đã nghe được những điều bấy lâu nay tôi vẫn nói với bạn? Không phải vậy. Tôi nói với bạn một đằng bạn nghe một nẻo vì việc nghe của bạn không trực tiếp. Có một kẻ trung gian – đó chính là lý trí của bạn. Nó hoạt động với chức năng kiểm duyệt, nó không để cho nhiều thứ thâm nhập vào bạn đâu.

Bạn sẽ phải ngạc nhiên nếu biết được nó đã ngăn chặn bao nhiêu – 98% đấy. Nó chỉ cho phép 2% những điều nghe được thâm nhập vào bạn, mà 2% đó cũng không còn là nguyên chất nữa. Đầu tiên 2% đó bị ô nhiễm do sự suy diễn của lý trí, của những trải nghiệm quá khứ, những quy định, và khi lý trí cho rằng nó đã hiểu thì những điều được nói ra và những điều bạn nghe được đã cách nhau hai nửa địa cầu rồi.

Đức Phật Cồ Đàm thường kể câu chuyện này, có một điều thật lạ là tất cả những vị thầy vĩ đại đều dựa vào những câu chuyện. Việc này có lý do của nó: lý trí thấy thư giãn khi nghe một câu chuyện, một câu đùa giỡn. Không nhất thiết phải căng thẳng, nghiêm trọng, chỉ nghe một câu chuyện thôi mà, và thế là bạn thấy thoải mái.

Tuy nhiên, khi nghe về những vấn đề như tình yêu, sự tự do hay tĩnh lặng, bạn lại bị căng thẳng. Chính vì thế mà các vị thầy phải sử dụng những câu chuyện đơn giản. Có lẽ khi câu chuyện kết thúc họ có thể thành công trong việc đưa một thông điệp nhỏ thâm nhập vào bạn qua đằng cửa sau thừa lúc bạn còn đang thư giãn.

Đức Phật Cồ Đàm thường nói với các đệ tử của mình rằng: đó là thói quen của ngài sau buổi nói chuyện ban tối – “Giờ các người hãy đi làm công việc cuối cùng trước khi đi ngủ. Và việc cuối cùng đó là thiền định”.

Một buổi tối nọ, tham dự buổi thuyết pháp có một cô gái điếm và một tên trộm. Khi Đức Phật nói: “Giờ các người hãy đi làm công việc cuối cùng trước khi đi ngủ”, thì tất cả các đệ tử của ngài đứng dậy đi thiền. Tên trộm thì bừng tỉnh. – “Mình làm gì ở đây thế nhỉ?”. Đã đến giờ đi ăn trộm rồi. Cô gái điếm thì nhìn quanh và cảm thấy đức Phật thật mẫn cảm, vì khi nói điều đó đức Phật đã nhìn cô. Cô cúi xuống thật thấp với lòng biết ơn sâu sắc vì cô đã được nhắc nhở rằng, “Hãy đi làm công việc của mình trước khi ngủ”.

Chỉ một câu nói mà ba loại người nghe được ba ý nghĩa khác nhau. Thực ra nó có nhiều ý nghĩa hơn thế, vì đối với người hành thiền này thì đó là niềm vui, đối với người hành thiền khác thì đó là việc mà họ phải làm; và như thế ý nghãi không còn giống nhau nữa. Thông điệp giành cho tất cả những người hành thiền là như nhau nhưng họ nghe không giống nhau.

Suốt cuộc đời tôi chưa bao giờ dạy điều gì phức tạp cho một người nào. Cuộc sống đã phức tạp rồi, và tôi không muốn chất thêm gánh nặng cho bạn. Nhưng có lẽ tôi là người bị hiểu sai nhiều nhất trong thế kỷ này, vì một lẽ đơn giản là tôi nói những điều đơn giản mà không ai nói. Tôi đang nói về những điều hiển nhiên mà tất cả mọi người đã làm ngơ, đã lãng quên. Không ai nói về những điều ấy cả.

Bạn có thể chìm vào những luận thuyết thần học của Thiên Chúa giáo, nhìn những tác phẩm tôn giáo vĩ đại của đạo Hindu, của đạo Hồi, đạo Do Thái – rất uyên bác nhưng rất khó hiểu. Chúng càng khó hiểu thì càng được nể trọng. Khi người ta không hiểu điều gì, họ cho rằng nó to tát, huyền bí ngoài tầm hiểu biết của họ. Và tự nhiên nó được người ta kính nể.

Người Hindu sử dụng tiếng Sanskrit để viết luận thuyết tôn giáo của họ, mà ngôn ngữ này đã là tử ngữ rồi. Ngoài chợ búa người ta không nói thứ ngôn ngữ này; nó là ngôn ngữ của các chuyên gia. Thế mà họ nhất quyết không chịu chuyển dịch kinh sách Hindu.

Tôi cứ tự hỏi tại sao họ lại phản đối chuyện này? Thực ra họ nên vui mới phải khi kinh sách của họ được chuyển dịch ra những ngôn ngữ khác và thông điệp của họ được truyền bá đến mọi ngõ ngách trên thế giới. Nhưng khi tôi đọc kinh sách của họ, tôi đã hiểu tại sao. 

Lý do là những kinh sách đó chẳng có gì cả. Chỉ là thứ ngôn ngữ khó hiểu, và người thường không hiểu được nó, chính vì thế mà họ tôn thờ nó. Một khi nó được dịch ra một thứ tiếng mà người dẫn vẫn sử dụng, nó sẽ không còn vầng hào quang, không còn linh thiêng nữa. Nó sẽ trở thành một thứ tầm thường bởi nó không còn là khó hiểu.

Các tôn giáo khác cũng vậy – chẳng hạn như Do Thái giáo. Các giáo sĩ Do Thái vẫn thích dùng tiếng Hebrew hơn. Tiếng Hebrew không còn là một sinh ngữ nữa, vậy tại sao lại cứ bám lấy nó? Lý do là, nó đem lại cho lý trí một cảm giác huyền bí, không thể lĩnh hội được, thần thánh ngoài tầm hiểu biết, và điều duy nhất bạn có thể làm là cúi đầu trước nó. Một khi nó được dịch ra rồi thì nó chẳng là gì. Và đặc biệt là, nó chẳng có thứ gì mà bạn cần cả.

Không có kinh sách nào dạy về tình yêu, về ý nghĩa của nó, về những bình diện khác nhau của nó. Không có kinh sách nào dạy về tự do. Không có kinh sách nào dạy về bạn; về cuộc sống của bạn, và làm sao để chuyển hóa cuộc đời mình thành một cuộc hỉ hoan. Kinh sách viết về Thượng Đế - chẳng ăn nhập gì cả. Thượng Đế thì liên quan gì đến ai? Thánh thần thì hề hấn gì đến ai? – toàn những thứ hoàn toàn không ăn nhập gì với sự hiện hữu của loài người.

Lý trí bị chất đầy những thứ hành lý không cần thiết. Tâm trí không còn chỗ trống cho những thực tế mà bạn phải sống. Thế nên ngay cả nhà thần học vĩ đại nhất của bạn cũng chỉ là một thằng ngốc không hiểu tình yêu bằng bạn, không hiểu chút gì về tự do, chưa bao giờ biết phân định giữa cá tính với cá nhân.

Tôi học môn tôn giáo với một vị giáo sư nọ. Sau mấy buổi học tôi đứng dậy nói với ông ấy rằng: “Tôi nghĩ thầy đang giảng về những thứ chẳng ăn nhập gì. Tôi chẳng thấy một sinh viên nào gặp khó khăn về Thượng Đế, và tôi cũng không thấy Thượng Đế có liên quan gì đến thầy cả” – vì hồi đó tôi ở đối diện nhà ông, và tôi thấy chính bà vợ của ông ấy mới có vấn đề.

Tôi nói với ông ấy: “Vợ của thầy mới là vấn đề thực sự; đó là vấn đề mà thầy nên bàn thảo. Thượng Đế hoàn toàn là trừu tượng. Tôi chưa bao giờ thấy thầy nghĩ về Thượng Đế khi thầy ở nhà. Và trong tất cả những điều thầy đang giảng cho chúng tôi không hề có chút trải nghiệm nào của thầy, nó không phải là vấn đề của thầy. Thầy đang nhồi nhét vào đầu những con người ngây thơ với những ý niệm vô ích. Xin thầy hãy dạy về tình yêu!”.

Ông thầy rất giận. Ông nói: “Cậu đi gặp hiệu trưởng với tôi!”.

Tôi nói: “Gặp Thượng Đế cũng được. Thầy không dọa tôi được đâu”.

Trên đường đến phòng thầy hiệu trưởng, ông ấy nói: “Cậu không sợ thật à?”.

Tôi đáp: “Tại sao tôi lại phải sợ? Chính thầy mới là người phải sợ! Tôi hiểu đám sinh viên; vấn đề của họ là về tình yêu, và vấn đề của thầy cũng là về tình yêu. Tôi sẽ nói với thầy hiệu trưởng là: “Nếu thầy không tin tôi, cứ gọi vợ ông ấy đến mà hỏi, và thầy sẽ hiểu tại sao tôi lại nói đó là vấn đề”. Ông nói: “Cậu đang làm mọi chuyện phức tạp lên đấy”.

Tôi đáp: “Tôi nói rất đơn giản và thực tế đấy chứ. Tôi có thể đưa tất cả sinh viên đến văn phòng thầy; thầy sẽ thấy tất cả bọn họ đều có vấn đề về tình yêu. Người thì theo đuổi một cô gái mà không thành công – đó là vấn đề của anh ta. Người thì có được cô ấy – và đó cũng là vấn đề của anh ta”.

Ông nói: “Cậu về được rồi đấy. Không cần phải làm thế”.

Tôi đáp: “Tôi không bao giờ bỏ cuộc. Nếu thầy không làm thì tôi sẽ làm một mình”.

Ông nói: “Tôi nói là không cần thiết…”.

Tôi nói: “Có thể nó không cần thiết cho thầy nhưng là điều cần thiết đối với tôi. Rốt cục thì tôi vẫn phải quyết định, bởi lẽ đối với tôi tình yêu là một hiện tượng tôn giáo, còn Thượng đế chỉ là một giả thuyết. Nó chẳng có ý nghĩa gì bởi chẳng có gì tương ứng với nó cả”.


Và tình yêu là một hiện tượng tôn giáo. Trừ khi người ta hiểu nó trọn vẹn, còn không họ sẽ phải đau khổ chỉ vì một thứ lẽ ra đã có thể làm cho cuộc sống của họ thăng hoa. Thứ lẽ ra có thể là thiên đàng của họ sẽ lại trở thành địa ngục chỉ vì họ không hiểu nó. Và tất nhiên đó là một nghệ thuật. Ai mà cần quan tâm tới Thượng Đế kia chứ? Thầy nói có lý. Chúng tôi đến đây là để hiểu tôn giáo, chứ không phải để hiểu những điều vô nghĩa”.

“Nhưng”, ông nói: “chương trình đào tạo không đề cập đến tình yêu, tự do, cá nhân hay tĩnh lặng… chúng tôi phải dạy đủ nội dung chương trình”.

Các trường đại học dạy đủ nội dung trong chương trình đào tạo của họ mà không cần biết về cuộc sống thực sự của con người, về những vấn đề thực sự của họ. Vì tôi nói về những điều đơn giản, nhiều người đơn thuần cho rằng đó không phải là tôn giáo. Họ có một ý niệm về tôn giáo, về những giả thuyết trừu tượng phức tạp, bạn cứ suy ngẫm về chúng nhưng cuộc đời bạn sẽ chẳng có gì khác biệt – bạn vẫn thế thôi. Có thể bạn là người Hindu, người Hồi giáo, người Thiên Chúa giáo, chẳng hề chi; những vấn đề thực sự của bạn vẫn không thay đổi. Những vấn đề tưởng tượng của mới khác nhau, nhưng chúng chẳng là gì khác hơn gánh nặng cho lý trí của bạn.

Bạn có thể hiểu được tôi nếu bạn gạt lý trí và cơ chế hoạt động rối rắm của nó sang một bên. Bạn không cần đến nó vì công việc của tôi là từ trái tim đến trái tim. Tôi đang nói bằng trái tim của mình.

ôi không phải là một nhà lý thuyết, tôi không nói bằng lý trí. Tôi đang thổ lộ tim tôi với bạn, nhưng nếu bạn định nghe bằng lý trí thì bạn sẽ bỏ lỡ nó mất.

Nếu bạn sẵn sàng mở một cánh cửa vào sự hiện tồn của mình, nếu bạn sẵn sàng lắng nghe bằng trái tim thì dù tôi có nói gì đi nữa, những điều tôi nói vẫn đơn giản đến mức ban không cần phải đặt niềm tin vào nó bởi lẽ chắc chắn rằng không có cách nào hoài nghi nó được. Nó đơn giản đến mức không cách nào nghi ngại nó được.

Tôi phản đối niềm tin vì lẽ đơn giản là trong tất cả những lời dạy của tôi, bạn không cần đến nó. Tôi ủng hộ sự nghi ngờ vì bạn không thể nghi ngờ được những lời dạy đơn giản của tôi. Tất cả các tôn giáo trên thế giới đều đòi hỏi niềm tin, bởi vì những điều họ rao giảng có thể bị hoài nghi vì sự hoài nghi có thể phá sập toàn bộ dinh thự của họ.

Tôi đơn giản và thực tế. Tôi không siêu hình; vì thế mà bạn không cần phải đặt niềm tin vào tôi. Nếu bạn đã nghe tôi, một sự tín nhiệm chắc chắn sẽ nảy sinh trong bạn, nhưng nó không phải niềm tin, nó gần với tình yêu thậm chí nếu bạn có cố hoài nghi thì cũng không thể được. Và khi bạn đã không thể nghi ngờ một điều gì đó, đó chính là sự tín nhiệm thật sự, một sự tín nhiệm không lay chuyển. Nó chuyển hóa đơn giản bằng cách ở trong bạn.

Trong suốt quá trình lịch sử của loài người, duy chỉ có Mahavira là người đã làm nên sự khác biệt đáng nhớ - mà ở đây điều này là rất quan trọng. Ngài nói rằng có hai cách để đến được với thực tại. Cách thứ nhất là shravaka. Shravaka nghĩa là người biết lắng nghe bằng trái tim. Như vậy người đó không cần phải làm gì hết. Nghe là đủ, và rồi người đó sẽ được chuyển hóa. Cách kia là cách của các thầy tu, những người sẽ phải gian truân lắm mới đến được thực tại.

Tôi không định tạo ra các thầy tu. Chính vì thế mà tôi chọn cách thuyết giảng bởi chỉ cần biết nghe thôi bạn đã có thể lột xác rồi. Bạn chỉ cần có thiện chí mở cánh cửa trái tim của chính mình. Hãy để tôi vào và bạn sẽ khác.

Tôi đã thấy hàng ngàn người thay đổi mà không cần đến sự hiểu biết; họ đã trải qua một sự thay đổi sâu sắc, nhưng sự thay đổi đó chỉ diễn ra ngầm mà thôi. Lý trí của họ không được phép tham gia vào chuyện đó – nó chỉ xảy ra trong tim họ.

Những người này không cần đến liệu pháp nào, không cần thiền định. Nếu họ đã lắng nghe, theo cách tôi đang nói với bạn thì đây chính là sự thiền định, liệu pháp, và sự chuyển biến toàn diện của họ.


































Thứ Sáu, 30 tháng 12, 2011

ĐỪNG TÌM ĐÂU XA

Osho yêu quý,

Tôi cảm thấy mình bị chia thành hai nửa… một nửa hướng về cái chưa biết, nửa kia đi về tất cả những gì quen thuộc từ trước. Khi tôi đến gần ngưỡng bỏ qua tất cả những gì tôi tin là của mình, tôi lại hoảng sợ - mặc dù tôi thực sự khao khát đạt đến nơi mà ông vẫn nói. Xin hãy cho tôi nghị lực bước tiếp.



Thực chất vấn đề không phải ở nghị lực; vấn đề là bạn không hiểu rằng những thứ đã biết đều chết rồi, và cái chưa biết mới là đang sống.

Níu giữ cái đã biết là níu giữ xác chết. Chẳng cần phải can đảm hay nghị lực để vứt bỏ sự níu giữ đó; thực ra việc níu giữ một xác chết mới cần đến lòng can đảm. Bạn cần phải hiểu… rằng những thứ quen thuộc với bạn, những gì bạn đã trải qua – nó đem lại cho bạn cái gì? Bạn đã đạt được điều gì? Chẳng phải bạn vẫn đang trống rỗng sao? Chẳng phải trong bạn là nỗi bất bình sâu sắc, mệt mỏi rã rời và vô nghĩa? Bằng cách nào đó bạn cố xoay xở, che giấu sự thật và tạo ra những lời nói dối để mà bận tâm bận trí.

Đây mới chính là vấn đề: cần hiểu rõ rằng mọi thứ bạn biết đều thuộc về quá khứ, nó đã qua rồi. nó là một phần của nghĩa địa.Bạn muốn xuống mồ hay tiếp tục sống? Và đó không chỉ là vấn đề của hôm nay mà còn là của ngày mai, ngày mốt. Bạn sẽ phải đối mặt với nó cho đến hơi thở cuối cùng.

Tất cả những gì bạn biết được, tích lũy được – thông tin, kiến thức, kinh nghiệm – ngay lúc bạn khám phá nó là bạn đã xong với nó. Giờ lại gánh theo những từ ngữ trống rỗng đó, gánh nặng chết rồi đó là bạn đang tự hủy hoại cuộc sống của mình, chất nặng cuộc sống của mình, ngăn cản chính mình bước vào một đời sống vui thú, đúng nghĩa – đời sống mà từng giây từng phút vẫn đang chờ đợi bạn.

Người hiểu biết là người đã chết trong mọi thời khắc của quá khứ và tái sinh trong tương lai. Sự hiện diện của người đó lúc nào cũng là sự chuyển hóa, tái sinh, hồi sinh. Đó không phải là vấn đề về lòng can đảm, mà trước hết đó là điều cần hiểu thông suốt. Đó là vấn đề về việc hiểu rõ cái gì là cái gì.

Thứ hai, không ai có thể đem lại cho bạn lòng can đảm khi bạn cần đến nó. Nó không phải thứ có thể trao tặng như một món quà. Nó là thứ mà bẩm sinh bạn đã có, chỉ là bạn không cho phép nó lớn mạnh thôi, bạn không cho nó tự khẳng định, vì cả xã hội đều chống lại nó.

Xã hội thích những đàn cừu chứ không phải những con sư tử. Như thế người ta mới dễ dàng bị nô dịch hóa, bị bóc lột, bị đối xử tùy ý. Họ không có linh hồn; họ gần như là những con robot. Bạn ra lệnh và họ sẽ nghe theo. Họ không phải là những cá nhân tự do.

Không xã hội nào lại muốn bạn can đảm cả. Mọi xã hội đều muốn bạn là kẻ hèn nhát, thế nhưng không ai nói thật điều đó ra cả; thay vào đó họ tìm những từ ngữ đẹp đẽ để diễn tả nó. Họ sẽ không nói: “Hãy là  kẻ hèn nhát”, bởi như thế có vẻ xúc phạm quá và nó sẽ khiến anh ta suy nghĩ: “Tại sao tôi phải hèn nhát?” – mà một kẻ hèn nhát thì không đáng trọng chút nào. 

Không, họ không nói như thế. Họ sẽ nói rằng: “Hãy thận  trọng. Suy nghĩ kỹ trước khi bước. Hãy nhớ truyền thống, tôn giáo hàng ngàn năm tuổi của anh; nó có sự thông thái. Anh là người mới đến, anh không thể làm nổi việc hoài nghi nó. Không có sự so sánh nào hết. Anh thì mới bước vào, còn tôn giáo của anh thì đã tồn tại 10 ngàn năm nay, dạn dày kinh nghiệm, tri thức. Nó cao ngất và hùng vĩ như dãy Himalayas vậy.

Bạn chỉ là một hòn đá cuội nhỏ bé. Bạn không thể đấu tranh với truyền thống – như thế là chống lại chính bạn, như thế là tự hủy hoại mình. Bạn chỉ có thể tuân theo truyền thống; như thế mới là khôn ngoan, sáng suốt. Đi theo số đông bạn sẽ được bảo vệ, bạn được an toàn, bạn có thể tin chắc rằng mình sẽ không lạc lối.


Người ta sẽ nói điều này với bạn bằng nhiều cách khác nhau. Chỉ cần là một kẻ hèn nhát; điều đó sẽ có ích. Can đảm là một việc hết sức nguy hiểm, vì nó sẽ đưa bạn đến xung đột với tất cả những lợi ích thiết thân của kẻ khác – mà bạn chỉ là một con người nhỏ bé. Bạn không thể chiến đấu với cả thế giới được.

Ông tôi thường bảo tôi: “Tất cả những gì con nói đều đúng. Ta già rồi, nhưng ta có thể hiểu được những gì con nói là sự thật. Nhưng ta khuyên con – đừng nói điều đó với một ai khác. Con sẽ gặp rắc rối. Con không thể chống lại cả thế giới. Con có thể có được sự thật, nhưng sự thật chẳng thể làm được gì; số đông mới là kẻ quyết  định.

Người ta có thể nói dối được mà – và tất cả mọi tôn giáo đều làm như thế, nói dối về Thượng Đế, về thiên đàng, về địa ngục, về một ngàn lẻ một thứ khác – “thế mà số đông ủng hộ họ. Những lời nói dối của họ được cả nhân loại và sự lâu đời của nó cổ vũ. Con chẳng là gì hết”.

Tôi rất gần gũi với ông nội. Ông thường đưa tôi đi gặp những vị thánh khi họ đến thăm thị trấn. Ông rất hứng thú với lập luận của tôi về cái gọi là những vị thánh khi tôi gây ra một tình huống hết sức khó xử cho một vị thánh nọ vì ông ta không trả lời được câu hỏi của tôi. Nhưng khi trở về, ông tôi bảo tôi rằng: “Hãy nhớ, nó chỉ tốt khi là một trò chơi, đừng biến nó thành cuộc đời con, nếu không con sẽ phải một mình chống chọi  với thế giới. Và con sẽ không thể thắng nổi cả thế giới này”.

Đến cuối đời ông tôi vẫn nhắc nhở tôi điều này. Trước khi chết, ông gọi tôi vào và nói: “Hãy nhớ, đừng chống lại thế giới. Con không thắng được đâu”.

Tôi nói: “Giờ ông sắp chết rồi. Ông vẫn đi theo cả thế giới – thế ông có được gì? Chiến thắng của ông là gì? Con không thể hứa với ông điều ông muốn. Con muốn ông hiểu rõ rằng dù cái giá phải trả là gì… con có thể thua cuộc, nhưng đó là cuộc chiến của con, và con sẽ hết sức hài lòng vì con đi theo sự thật. Thắng bại có hề gì đâu. Điều quan trọng là ta làm điều mình cảm thấy đúng”.

Lòng can đảm này có trong tất cả mọi người. Nó không phải một phẩm chất mà người ta có thể tập luyện để có được; nó là một phần cuộc sống của bạn, là hơi thở của bạn. Có điều xã hội đã tạo ra quá nhiều rào chắn đối với sự trưởng thành tự nhiên của bạn đến nỗi bạn bắt đầu lo nghĩ mình biết lấy đâu ra lòng can đảm? Lấy đâu ra trí khôn? Lấy đâu ra sự thật? 

Bạn không phải đi đâu cả. Trong bạn có đủ loại hạt giống cho những gì bạn muốn trở thành. Nhận ra điều này và nhìn rõ phía bên kia.. Những người đi theo số đông – họ có được gì? Họ mất tất cả. Thực ra họ không sống chút nào; họ đang chết. Từ lúc lọt lòng họ đã bắt đầu hấp hối, và tiếp tục hấp hối cho đến hơi thở cuối cùng. Cả cuộc dời họ là một chuỗi dài toàn những cái chết. Bạn có thể theo họ, nhưng số phận của bạn cũng sẽ như họ thôi.

Sẽ rất đơn giản khi bạn đã nhìn ra: cách duy nhất để sống là sống cuộc đời của chính bạn. Nó thuộc về cá nhân, nó là sự độc lập, nó là tự do. Nó là sự dỡ bỏ gánh nặng của tất cả những thứ đã chết để cuộc sống tiếp tục phát triển, và không bị sức nặng của cái chết đè nát.

























Osho yêu quý,

Tôi cảm thấy mình bị chia thành hai nửa… một nửa hướng về cái chưa biết, nửa kia đi về tất cả những gì quen thuộc từ trước. Khi tôi đến gần ngưỡng bỏ qua tất cả những gì tôi tin là của mình, tôi lại hoảng sợ - mặc dù tôi thực sự khao khát đạt đến nơi mà ông vẫn nói. Xin hãy cho tôi nghị lực bước tiếp.



Thực chất vấn đề không phải ở nghị lực; vấn đề là bạn không hiểu rằng những thứ đã biết đều chết rồi, và cái chưa biết mới là đang sống.

Níu giữ cái đã biết là níu giữ xác chết. Chẳng cần phải can đảm hay nghị lực để vứt bỏ sự níu giữ đó; thực ra việc níu giữ một xác chết mới cần đến lòng can đảm. Bạn cần phải hiểu… rằng những thứ quen thuộc với bạn, những gì bạn đã trải qua – nó đem lại cho bạn cái gì? Bạn đã đạt được điều gì? Chẳng phải bạn vẫn đang trống rỗng sao? Chẳng phải trong bạn là nỗi bất bình sâu sắc, mệt mỏi rã rời và vô nghĩa? Bằng cách nào đó bạn cố xoay xở, che giấu sự thật và tạo ra những lời nói dối để mà bận tâm bận trí.

Đây mới chính là vấn đề: cần hiểu rõ rằng mọi thứ bạn biết đều thuộc về quá khứ, nó đã qua rồi. nó là một phần của nghĩa địa.Bạn muốn xuống mồ hay tiếp tục sống? Và đó không chỉ là vấn đề của hôm nay mà còn là của ngày mai, ngày mốt. Bạn sẽ phải đối mặt với nó cho đến hơi thở cuối cùng.

Tất cả những gì bạn biết được, tích lũy được – thông tin, kiến thức, kinh nghiệm – ngay lúc bạn khám phá nó là bạn đã xong với nó. Giờ lại gánh theo những từ ngữ trống rỗng đó, gánh nặng chết rồi đó là bạn đang tự hủy hoại cuộc sống của mình, chất nặng cuộc sống của mình, ngăn cản chính mình bước vào một đời sống vui thú, đúng nghĩa – đời sống mà từng giây từng phút vẫn đang chờ đợi bạn.

Người hiểu biết là người đã chết trong mọi thời khắc của quá khứ và tái sinh trong tương lai. Sự hiện diện của người đó lúc nào cũng là sự chuyển hóa, tái sinh, hồi sinh. Đó không phải là vấn đề về lòng can đảm, mà trước hết đó là điều cần hiểu thông suốt. Đó là vấn đề về việc hiểu rõ cái gì là cái gì.

Thứ hai, không ai có thể đem lại cho bạn lòng can đảm khi bạn cần đến nó. Nó không phải thứ có thể trao tặng như một món quà. Nó là thứ mà bẩm sinh bạn đã có, chỉ là bạn không cho phép nó lớn mạnh thôi, bạn không cho nó tự khẳng định, vì cả xã hội đều chống lại nó.

Xã hội thích những đàn cừu chứ không phải những con sư tử. Như thế người ta mới dễ dàng bị nô dịch hóa, bị bóc lột, bị đối xử tùy ý. Họ không có linh hồn; họ gần như là những con robot. Bạn ra lệnh và họ sẽ nghe theo. Họ không phải là những cá nhân tự do.

Không xã hội nào lại muốn bạn can đảm cả. Mọi xã hội đều muốn bạn là kẻ hèn nhát, thế nhưng không ai nói thật điều đó ra cả; thay vào đó họ tìm những từ ngữ đẹp đẽ để diễn tả nó. Họ sẽ không nói: “Hãy là  kẻ hèn nhát”, bởi như thế có vẻ xúc phạm quá và nó sẽ khiến anh ta suy nghĩ: “Tại sao tôi phải hèn nhát?” – mà một kẻ hèn nhát thì không đáng trọng chút nào. 

Không, họ không nói như thế. Họ sẽ nói rằng: “Hãy thận  trọng. Suy nghĩ kỹ trước khi bước. Hãy nhớ truyền thống, tôn giáo hàng ngàn năm tuổi của anh; nó có sự thông thái. Anh là người mới đến, anh không thể làm nổi việc hoài nghi nó. Không có sự so sánh nào hết. Anh thì mới bước vào, còn tôn giáo của anh thì đã tồn tại 10 ngàn năm nay, dạn dày kinh nghiệm, tri thức. Nó cao ngất và hùng vĩ như dãy Himalayas vậy.

Bạn chỉ là một hòn đá cuội nhỏ bé. Bạn không thể đấu tranh với truyền thống – như thế là chống lại chính bạn, như thế là tự hủy hoại mình. Bạn chỉ có thể tuân theo truyền thống; như thế mới là khôn ngoan, sáng suốt. Đi theo số đông bạn sẽ được bảo vệ, bạn được an toàn, bạn có thể tin chắc rằng mình sẽ không lạc lối.


Người ta sẽ nói điều này với bạn bằng nhiều cách khác nhau. Chỉ cần là một kẻ hèn nhát; điều đó sẽ có ích. Can đảm là một việc hết sức nguy hiểm, vì nó sẽ đưa bạn đến xung đột với tất cả những lợi ích thiết thân của kẻ khác – mà bạn chỉ là một con người nhỏ bé. Bạn không thể chiến đấu với cả thế giới được.

Ông tôi thường bảo tôi: “Tất cả những gì con nói đều đúng. Ta già rồi, nhưng ta có thể hiểu được những gì con nói là sự thật. Nhưng ta khuyên con – đừng nói điều đó với một ai khác. Con sẽ gặp rắc rối. Con không thể chống lại cả thế giới. Con có thể có được sự thật, nhưng sự thật chẳng thể làm được gì; số đông mới là kẻ quyết  định.

Người ta có thể nói dối được mà – và tất cả mọi tôn giáo đều làm như thế, nói dối về Thượng Đế, về thiên đàng, về địa ngục, về một ngàn lẻ một thứ khác – “thế mà số đông ủng hộ họ. Những lời nói dối của họ được cả nhân loại và sự lâu đời của nó cổ vũ. Con chẳng là gì hết”.

Tôi rất gần gũi với ông nội. Ông thường đưa tôi đi gặp những vị thánh khi họ đến thăm thị trấn. Ông rất hứng thú với lập luận của tôi về cái gọi là những vị thánh khi tôi gây ra một tình huống hết sức khó xử cho một vị thánh nọ vì ông ta không trả lời được câu hỏi của tôi. Nhưng khi trở về, ông tôi bảo tôi rằng: “Hãy nhớ, nó chỉ tốt khi là một trò chơi, đừng biến nó thành cuộc đời con, nếu không con sẽ phải một mình chống chọi  với thế giới. Và con sẽ không thể thắng nổi cả thế giới này”.

Đến cuối đời ông tôi vẫn nhắc nhở tôi điều này. Trước khi chết, ông gọi tôi vào và nói: “Hãy nhớ, đừng chống lại thế giới. Con không thắng được đâu”.

Tôi nói: “Giờ ông sắp chết rồi. Ông vẫn đi theo cả thế giới – thế ông có được gì? Chiến thắng của ông là gì? Con không thể hứa với ông điều ông muốn. Con muốn ông hiểu rõ rằng dù cái giá phải trả là gì… con có thể thua cuộc, nhưng đó là cuộc chiến của con, và con sẽ hết sức hài lòng vì con đi theo sự thật. Thắng bại có hề gì đâu. Điều quan trọng là ta làm điều mình cảm thấy đúng”.

Lòng can đảm này có trong tất cả mọi người. Nó không phải một phẩm chất mà người ta có thể tập luyện để có được; nó là một phần cuộc sống của bạn, là hơi thở của bạn. Có điều xã hội đã tạo ra quá nhiều rào chắn đối với sự trưởng thành tự nhiên của bạn đến nỗi bạn bắt đầu lo nghĩ mình biết lấy đâu ra lòng can đảm? Lấy đâu ra trí khôn? Lấy đâu ra sự thật? 

Bạn không phải đi đâu cả. Trong bạn có đủ loại hạt giống cho những gì bạn muốn trở thành. Nhận ra điều này và nhìn rõ phía bên kia.. Những người đi theo số đông – họ có được gì? Họ mất tất cả. Thực ra họ không sống chút nào; họ đang chết. Từ lúc lọt lòng họ đã bắt đầu hấp hối, và tiếp tục hấp hối cho đến hơi thở cuối cùng. Cả cuộc dời họ là một chuỗi dài toàn những cái chết. Bạn có thể theo họ, nhưng số phận của bạn cũng sẽ như họ thôi.

Sẽ rất đơn giản khi bạn đã nhìn ra: cách duy nhất để sống là sống cuộc đời của chính bạn. Nó thuộc về cá nhân, nó là sự độc lập, nó là tự do. Nó là sự dỡ bỏ gánh nặng của tất cả những thứ đã chết để cuộc sống tiếp tục phát triển, và không bị sức nặng của cái chết đè nát.

























Nhận lấy trách nhiệm cho bản thân mình

Osho yêu quý,
Những từ này làm tôi bối rối "nhận lấy trách nhiệm cho bản thân mình". Tôi là người theo chủ nghĩa cá nhân và thích sống một mình. Nếu tôi làm những việc tôi cảm thấy là tốt để phục vụ cho chính mình, chẳng phải tôi đang nuôi dưỡng cái tôi của mình đó sao? Đâu là giới hạn giữa việc nhận lấy trách nhiệm cho chính mình và nuôi dưỡng cái tôi bằng cách đáp ứng những khuynh hướng của nó?

Không có giới hạn cho việc nhận lấy trách nhiệm cho chính mình. Và câu hỏi đã được nêu ra - không chỉ là câu hỏi này, còn nhiều câu hỏi khác nữa vì bạn chỉ nghĩ về chúng; chúng không phải là trải nghiệm sống của bạn. Nếu bạn nhận lấy trách nhiệm cho chính mình, bạn không thể là một người theo chủ nghĩa cá nhân, bởi lẽ là một người cá nhân chủ nghĩa đơn giản có nghĩa là bạn đang chìm trong cơn mê ngủ và chẳng thể nhận lấy trách nhiệm nào cả. Trách nhiệm chỉ đến trong sự tỉnh táo, sáng suốt.

Bạn đang hỏi một dạng câu hỏi lý thuyết, kiểu như: "Khi ta đem ánh sáng vào phòng, vậy bóng tối sẽ ra sao? Ta sẽ ném bóng tối đi đâu?". Lý thuyết thì hoàn toàn đúng. Đúng là có bóng tối trong phòng và bạn nói: "Đem ánh sáng vào phòng, và câu hỏi đặt ra là: 'Vậy thì bóng tối sẽ bị đẩy đi đâu? Phải ném nó đi đâu? Bằng cách nào?' Nhưng câu hỏi đó không liên quan đến sự hiện hữu của chúng ta. Cứ đem ánh sáng vào đi và sẽ không còn câu hỏi về bóng tối nữa. Sẽ không còn bóng tối nữa!".

Trách nhiệm là sự tỉnh táo, sáng suốt, có ý thức. Cái tôi chỉ là vô thức. Chúng không thể tồn tại cùng nhau được.

Càng ý thức cao hơn, bạn càng gần ánh sáng, và mọi thứ thuộc về bóng tối sẽ dần biến mất. Cái tôi không là gì hơn bóng tối ấy.

Vậy nên hãy nhớ lấy điều này, chỉ hỏi những câu hỏi liên quan đến sự hiện hữu của chúng ta. Những câu hỏi lý thuyết như thế có vẻ logic nhưng thực sự rất lố bịch. Bạn hãy thử nhận lấy trách nhiệm, và với việc có trách nhiệm, bạn sẽ phải luôn tỉnh táo và sáng suốt. Có trách nhiệm, bạn sẽ tạo ra ánh sáng tự động quét sạch mọi bóng tối của cái tôi.






Osho yêu quý,
Những từ này làm tôi bối rối "nhận lấy trách nhiệm cho bản thân mình". Tôi là người theo chủ nghĩa cá nhân và thích sống một mình. Nếu tôi làm những việc tôi cảm thấy là tốt để phục vụ cho chính mình, chẳng phải tôi đang nuôi dưỡng cái tôi của mình đó sao? Đâu là giới hạn giữa việc nhận lấy trách nhiệm cho chính mình và nuôi dưỡng cái tôi bằng cách đáp ứng những khuynh hướng của nó?

Không có giới hạn cho việc nhận lấy trách nhiệm cho chính mình. Và câu hỏi đã được nêu ra - không chỉ là câu hỏi này, còn nhiều câu hỏi khác nữa vì bạn chỉ nghĩ về chúng; chúng không phải là trải nghiệm sống của bạn. Nếu bạn nhận lấy trách nhiệm cho chính mình, bạn không thể là một người theo chủ nghĩa cá nhân, bởi lẽ là một người cá nhân chủ nghĩa đơn giản có nghĩa là bạn đang chìm trong cơn mê ngủ và chẳng thể nhận lấy trách nhiệm nào cả. Trách nhiệm chỉ đến trong sự tỉnh táo, sáng suốt.

Bạn đang hỏi một dạng câu hỏi lý thuyết, kiểu như: "Khi ta đem ánh sáng vào phòng, vậy bóng tối sẽ ra sao? Ta sẽ ném bóng tối đi đâu?". Lý thuyết thì hoàn toàn đúng. Đúng là có bóng tối trong phòng và bạn nói: "Đem ánh sáng vào phòng, và câu hỏi đặt ra là: 'Vậy thì bóng tối sẽ bị đẩy đi đâu? Phải ném nó đi đâu? Bằng cách nào?' Nhưng câu hỏi đó không liên quan đến sự hiện hữu của chúng ta. Cứ đem ánh sáng vào đi và sẽ không còn câu hỏi về bóng tối nữa. Sẽ không còn bóng tối nữa!".

Trách nhiệm là sự tỉnh táo, sáng suốt, có ý thức. Cái tôi chỉ là vô thức. Chúng không thể tồn tại cùng nhau được.

Càng ý thức cao hơn, bạn càng gần ánh sáng, và mọi thứ thuộc về bóng tối sẽ dần biến mất. Cái tôi không là gì hơn bóng tối ấy.

Vậy nên hãy nhớ lấy điều này, chỉ hỏi những câu hỏi liên quan đến sự hiện hữu của chúng ta. Những câu hỏi lý thuyết như thế có vẻ logic nhưng thực sự rất lố bịch. Bạn hãy thử nhận lấy trách nhiệm, và với việc có trách nhiệm, bạn sẽ phải luôn tỉnh táo và sáng suốt. Có trách nhiệm, bạn sẽ tạo ra ánh sáng tự động quét sạch mọi bóng tối của cái tôi.






Nghiện thuốc lá và Thiền Định

Osho yêu quý, Liệu một người nghiện thuốc lá có thể thiền định được không? Tôi hút thuốc 25 năm nay rồi, và tôi cảm thấy thuốc lá khiến tôi không đạt được trạng thái thiền sâu... Nhưng tôi không thể bỏ thuốc lá. Xin ông cho tôi lời khuyên về chuyện này : 

 Người hành thiền không được hút thuốc lá, đơn giản vì lúc thiền, hành giả không được căng thẳng, lo lắng.

Hút thuốc nhất thời giúp bạn quên những lo âu căng thẳng của mình. Nhiều thứ khác cũng có tác dụng tương tự - kẹo chewing-gum cũng có thể làm được điều đó, nhưng thuốc lá là hiệu quả nhất. 

Sâu trong vô thức của bạn, hành động hút thuốc có liên hệ với việc bú sữa mẹ. Và cùng với sự phát triển của xã hội, các bà mẹ không còn muốn cho con bú sữa của mình vì như vậy sẽ làm ngực họ sệ xuống và không còn đẹp nữa.

Trẻ con có nhu cầu khác. Trẻ con không cần một bầu vú căng tròn, vì nó sẽ giết chết đứa trẻ. Nếu bầu vú tròn, lúc bú đứa trẻ sẽ không thở được. Mũi nó bị bầu vú chèn và nó sẽ bị ngạt thở.

Nhu cầu của một đứa trẻ khác với nhu cầu của một họa sĩ, của nhà thơ, của một người đàn ông với cái đầu mỹ học. Đứa trẻ cần một bầu vú dài để mũi nó không bị chèn và nó có thể vừa thở vừa bú. Chính vì thế mà trẻ con thường cố làm cho bầu vú của mẹ nó phù hợp với nhu cầu của nó. Mà không bà mẹ nào lại muốn bầu vú của mình bị phá hủy. Nó là một phần vẻ đẹp của họ, một phần cơ thể, dáng vóc họ.

Thế là cùng với sự phát triển của xã hội, trẻ con bị tách khỏi bầu vú mẹ ngày càng sớm. Và khao khát được bú từ bầu sữa mẹ vẫn khắc khoải trong tâm trí chúng. Bất cứ khi nào người ta căng thẳng, lo âu thì thuốc lá sẽ giúp họ. Nó giúp họ một lần nữa được làm đứa bé, thư thái trong vòng tay mẹ.

Thuốc lá mang tính hình tượng. Nó giống như đầu vú mẹ, và khói thuốc đi qua có hơi ấm như hơi ấm dòng sữa mẹ. Như vậy nó có tính đối xứng nhất định, và bạn bị lệ thuộc vào nó, lúc hút thuốc bạn lại trở thành đứa trẻ, không lo toan, không sợ hãi, không phải gánh vác trách nhiệm.

Bạn nói rằng bạn hút thuốc suốt 25 năm nay, bạn là người nghiện thuốc lá; bạn muốn bỏ thuốc nhưng bạn không bỏ được. Bạn chỉ có thể bỏ thuốc nếu bạn thay đổi được nguồn căn của việc đó.

Tôi đã giúp được rất nhiều đệ tử bỏ thuốc. Mới đầu họ cười tôi khi tôi chỉ họ làm theo cách của tôi. Họ không thể tin nổi một giải pháp đơn giản như vậy có thể giúp được họ. Tôi bảo họ: "Đừng cố bỏ thuốc, tốt hơn vậy có thể giúp được họ. Tôi bảo họ: "Đừng cố bỏ thuốc, tốt hơn là sử dụng một chiếc bình bú sữa của em bé. Và đêm đến, khi mọi người đã ngủ hết không ai nhìn thấy bạn, bạn hãy nằm trong chăn mà bú những giọt sữa ấm áp từ chiếc bình đó. Ít nhất là nó chẳng gây hại gì cho bạn cả". Họ nói: "Nhưng như vậy thì nó có tác dụng gì?".


Tôi đáp, "Đừng nghĩ đến nó - như thế nào và tại sao - cứ làm vậy đi. Bạn được uống thức uống bổ dưỡng trước khi ngủ và việc này chẳng hại gì cả. Và tôi tin rằng ngày hôm sau bạn sẽ không còn thấy cần đến thuốc lá nữa. Bạn hãy thử mà xem".

Và việc này đã khiến họ phải kinh ngạc - dần dần, dần dần họ không còn thèm thuốc lá nữa, bởi nhu cầu cơ bản của họ đã được đáp ứng: họ không còn là trẻ con nữa, họ đang trưởng thành, và thuốc lá đi ra khỏi cuộc sống của họ.

Bạn không thể bỏ thuốc ư? Trước mắt, bạn nên áp dụng một cách nào đó không có hại, lành mạnh hơn để thay thế, nhờ đó mà bạn trưởng thành và thuốc lá tự động mất hấp lực của nó.

Trẻ nhỏ hiểu được điều này - tôi học được bí quyết này từ chúng. Nếu một đứa trẻ khóc đòi ăn mà mẹ nó không có ở đó, nó sẽ đưa ngón tay cái lên bú. Và nó quên đi cơn đói, nín khóc và ngủ lịm đi. Nó tìm được một sự thay thế - dù cái đó không cho nó thức ăn nhưng ít nhất nó cũng đem lại cảm giác tương tự. Nó giúp đứa bé thư giãn.

Tôi đã giúp một số đệ tử của tôi, thậm chí là bảo họ làm thử cách bú ngón tay. Nếu bạn ngại đem bình sữa nóng ấm vào giường ngủ và ngại vợ con nhìn thấy thì tốt hơn hết là: bú ngón tay cái khi ngủ. Cứ bú ngón tay và tận hưởng cảm giác mà nó đem lại.

Người ta cứ cười tôi khi tôi bày cho họ làm như vậy, nhưng rồi tất cả đều phải thừa nhận là: "Cách đó có tác dụng, và càng ngày tôi càng hút ít thuốc lá hơn". Có lẽ phải mất vài tuần trước khi bạn có thể bỏ thuốc hoàn toàn. Thực ra khi đó tự nhiên thuốc lá ra đi chứ bạn cũng không cần phải cố gắng bỏ nữa. Việc bạn cố bỏ thuốc là sự đè nén, mà cứ cái gì bị đè nén thì đều cố ngoi lên với sức mạnh lớn hơn, dữ dội hơn. Vậy nên, bạn đừng cố bỏ thói quen nào.

Hãy đi tìm căn nguyên của nó và tìm một cách thay thế lành mạnh hơn. Thế là căn nguyên không còn nữa - thuốc lá chỉ còn là một dấu hiệu. Việc cần làm trước tiên là, từ bỏ nỗ lực từ bỏ thuốc lá. Tiếp đến, tìm một cái bình sữa tốt, và đừng ngượng ngùng. Nếu bạn thực sự ngượng thì hãy dùng ngón tay vậy. Ngón tay sẽ không hiệu quả bằng, nhưng dù sao thì vẫn có tác dụng.

Tôi chưa thấy ai làm theo cách của tôi mà thất bại cả. Một ngày nào đó bạn sẽ không thêểtin nổi là bạn đã từng hủy hoại sức khỏe của chính mình, không chịu hít thở không khí trong lành mà lại đi hít thở cái thứ khói đen, bẩn mà lại hại phổi kia. 

Vấn nạn nghiện thuốc lá sẽ ngày càng trầm trọng hơn vì phong trào giải phóng phụ nữ càng phát triển thì trẻ con càng ít được bú mẹ. Tôi không nói là người ta cần cho con bú; nhưng họ nên sử dụng các cách thay thế vú mẹ để vô thức của đứa trẻ không bị tổn thương, để đứa trẻ lớn lên không gặp phải những vấn đề về kẹo chewinggum, thuốc lá, xì gà... Tất cả những thứ đó đều là dấu hiệu. Ở mỗi nước mỗi khác.

Ở Ấn Độ người ta nhai trầu, cũng có nhiều người dùng thuốc lá bột. Dù là trầu hay thuốc lá bột thì cũng vậy. Thuốc lá bột có vẻ không giống các loại kia, nhưng không khác nhiều lắm đâu. Khi người ta căng thẳng, lo lắng, họ hít một liều thuốc lá bột. Nó làm cho họ hắt xì, giúp họ tỉnh táo, xốc cả thân người họ lên, và nó đem lại cảm giác dễ chịu.

Nhưng lo lắng sẽ trở lại. Thuốc lá bột không thể phá tan nỗi lo. Bạn phải phá hủy nguyên nhân khiến bạn lo lắng. Tại sao bạn lại lo lắng. 

Nhiều nhà báo nói với tôi thế này: "Khi gặp ông, khó khăn lớn nhất của chúng tôi là chúng tôi bị căng thẳng. Điều này thật lạ, vì khi phỏng vấn các chính khách, chính chúng tôi mới là người làm cho họ căng thẳng. Còn ông, ông khiến chúng tôi căng thẳng,và ngay lập tức chúng tôi thấy cần một điếu thuốc. Rồi ông lại không cho chúng tôi hút, vì ông dị ứng với khói thuốc.

Cách của ông hay thật đấy! - chúng tôi không được hút thuốc, ông làm chúng tôi căng thẳng và cái loại dị ứng của ông ngăn cản chúng tôi hút thuốc... thế là ông thoát được đám nhà báo chúng tôi".

Nhưng tại sao họ căng thẳng khi gặp tôi? Những chính khách kia là những con người đầy quyền uy - nhà báo căng thẳng khi tiếp xúc với họ là điều dễ hiểu. Thế nhưng, sự thực là bên trong những kẻ cầm quyền đó chỉ là sự trống rỗng, và quyền lực của họ chỉ là thứ vay mượn, họ lo giữ tư cách đáng trọng của họ. Mỗi lời họ nói ra, họ phải suy nghĩ thật chín. Họ sợ rằng các phóng viên đó có thể tạo ra những tình huống phá sụp ảnh hưởng của họ đối với người dân. Hình ảnh mà họ đã dày công gây dựng nên cần phải ngày càng tốt đẹp hơn. Đó là nỗi lo của họ. Và do nỗi lo đó, một tay nhà báo - bất kể là nhà báo loại nào, không chút quyền hành -cũng có thể khiến họ căng thẳng.

Còn tôi thì không như vậy. Tôi không có ham muốn được người ta nể trọng. Tôi khét tiếng như vậy là đủ rồi. Tôi đã làm tất cả những việc có thể làm tôi căng thẳng; và tôi đã vượt qua. Rồi họ làm gì được tôi nào? - Tôi chẳng có quyền hành để mà mất, và tôi có thể nói bất kỳ điều gì tôi muốn vì tôi không sợ lời nói của tôi mâu thuẫn hay không nhất quán. Trái lại, tôi thích sự mâu thuẫn, sự không nhất quán đó.

Họ thấy lo sợ, và nỗi lo sợ đó lập tức đem lại cho họ ý nghĩa phải làm một điều gì đó, phải nghĩ đến việc khác để không ai nhận ra sự căng thẳng của họ. Cứ nhìn xem: khi bạn thấy mình cần một điếu thuốc, tại sao bạn lại cần nó? Có điều gì khiến bạn căng thẳng và bạn không muốn người khác nhìn thấy tình trạng của bạn.

Chuyện này nhắc tôi nhớ đến... Ngày nọ, tại một nhà thờ ở New York, khi vị giám mục bước vào thánh đường, ông trông thấy một người lạ với bộ dạng  hippie. Thế nhưng chính chàng thanh niên hippie[1] này lại làm ông giám mục lo sợ, vì anh ta nhìn thẳng vào mắt ông giám mục mà nói: "Ông biết ta là ai không? Ta là Chúa Jesus đây".

Ông giám mục gọi điện đến Rome: "Tôi phải làm gì?" - ông này hỏi đức Giáo hoàng - "Có một thanh niên hippie nhưng trông rất giống đức Jesus. Con chỉ có một mình ở đây. Anh ta đến từ hồi sáng sớm. Con không biết phải làm gì khi đức Jesus đến, con cần được chỉ dẫn thật rõ ràng để không phạm sai lầm".

Chính Giáo hoàng cũng bắt đầu lo lắng. Ngài nói: "Chỉ cần làm một việc duy nhất thôi: tỏ ra bận rộn! Đồng thời gọi điện tới sở cảnh sát. Và cứ tỏ ra bận rộn để hắn không thấy sự lo sợ của con".

Thuốc lá làm cho bạn trông có vẻ bận rộn; nó che đậy sự căng thẳng của bạn. Vì thế nên đừng cố từ bỏ nó, nếu không bạn sẽ cảm thấy lo lắng và rồi bạn sẽ lại quay về với thói quen cũ. Bạn thèm vì trong bạn còn thiếu điều gì đó.

Hãy bù đắp cái thiếu đó - có nhiều cách để làm việc này. Chỉ một bình sữa trẻ con cũng có thể giúp được. Nó sẽ cho bạn thức uống bổ dưỡng, giúp bạn khỏe mạnh hơn và mang đi tất cả những mong muốn được tỏ ra bận rộn của bạn!


 

Osho yêu quý, Liệu một người nghiện thuốc lá có thể thiền định được không? Tôi hút thuốc 25 năm nay rồi, và tôi cảm thấy thuốc lá khiến tôi không đạt được trạng thái thiền sâu... Nhưng tôi không thể bỏ thuốc lá. Xin ông cho tôi lời khuyên về chuyện này : 

 Người hành thiền không được hút thuốc lá, đơn giản vì lúc thiền, hành giả không được căng thẳng, lo lắng.

Hút thuốc nhất thời giúp bạn quên những lo âu căng thẳng của mình. Nhiều thứ khác cũng có tác dụng tương tự - kẹo chewing-gum cũng có thể làm được điều đó, nhưng thuốc lá là hiệu quả nhất. 

Sâu trong vô thức của bạn, hành động hút thuốc có liên hệ với việc bú sữa mẹ. Và cùng với sự phát triển của xã hội, các bà mẹ không còn muốn cho con bú sữa của mình vì như vậy sẽ làm ngực họ sệ xuống và không còn đẹp nữa.

Trẻ con có nhu cầu khác. Trẻ con không cần một bầu vú căng tròn, vì nó sẽ giết chết đứa trẻ. Nếu bầu vú tròn, lúc bú đứa trẻ sẽ không thở được. Mũi nó bị bầu vú chèn và nó sẽ bị ngạt thở.

Nhu cầu của một đứa trẻ khác với nhu cầu của một họa sĩ, của nhà thơ, của một người đàn ông với cái đầu mỹ học. Đứa trẻ cần một bầu vú dài để mũi nó không bị chèn và nó có thể vừa thở vừa bú. Chính vì thế mà trẻ con thường cố làm cho bầu vú của mẹ nó phù hợp với nhu cầu của nó. Mà không bà mẹ nào lại muốn bầu vú của mình bị phá hủy. Nó là một phần vẻ đẹp của họ, một phần cơ thể, dáng vóc họ.

Thế là cùng với sự phát triển của xã hội, trẻ con bị tách khỏi bầu vú mẹ ngày càng sớm. Và khao khát được bú từ bầu sữa mẹ vẫn khắc khoải trong tâm trí chúng. Bất cứ khi nào người ta căng thẳng, lo âu thì thuốc lá sẽ giúp họ. Nó giúp họ một lần nữa được làm đứa bé, thư thái trong vòng tay mẹ.

Thuốc lá mang tính hình tượng. Nó giống như đầu vú mẹ, và khói thuốc đi qua có hơi ấm như hơi ấm dòng sữa mẹ. Như vậy nó có tính đối xứng nhất định, và bạn bị lệ thuộc vào nó, lúc hút thuốc bạn lại trở thành đứa trẻ, không lo toan, không sợ hãi, không phải gánh vác trách nhiệm.

Bạn nói rằng bạn hút thuốc suốt 25 năm nay, bạn là người nghiện thuốc lá; bạn muốn bỏ thuốc nhưng bạn không bỏ được. Bạn chỉ có thể bỏ thuốc nếu bạn thay đổi được nguồn căn của việc đó.

Tôi đã giúp được rất nhiều đệ tử bỏ thuốc. Mới đầu họ cười tôi khi tôi chỉ họ làm theo cách của tôi. Họ không thể tin nổi một giải pháp đơn giản như vậy có thể giúp được họ. Tôi bảo họ: "Đừng cố bỏ thuốc, tốt hơn vậy có thể giúp được họ. Tôi bảo họ: "Đừng cố bỏ thuốc, tốt hơn là sử dụng một chiếc bình bú sữa của em bé. Và đêm đến, khi mọi người đã ngủ hết không ai nhìn thấy bạn, bạn hãy nằm trong chăn mà bú những giọt sữa ấm áp từ chiếc bình đó. Ít nhất là nó chẳng gây hại gì cho bạn cả". Họ nói: "Nhưng như vậy thì nó có tác dụng gì?".


Tôi đáp, "Đừng nghĩ đến nó - như thế nào và tại sao - cứ làm vậy đi. Bạn được uống thức uống bổ dưỡng trước khi ngủ và việc này chẳng hại gì cả. Và tôi tin rằng ngày hôm sau bạn sẽ không còn thấy cần đến thuốc lá nữa. Bạn hãy thử mà xem".

Và việc này đã khiến họ phải kinh ngạc - dần dần, dần dần họ không còn thèm thuốc lá nữa, bởi nhu cầu cơ bản của họ đã được đáp ứng: họ không còn là trẻ con nữa, họ đang trưởng thành, và thuốc lá đi ra khỏi cuộc sống của họ.

Bạn không thể bỏ thuốc ư? Trước mắt, bạn nên áp dụng một cách nào đó không có hại, lành mạnh hơn để thay thế, nhờ đó mà bạn trưởng thành và thuốc lá tự động mất hấp lực của nó.

Trẻ nhỏ hiểu được điều này - tôi học được bí quyết này từ chúng. Nếu một đứa trẻ khóc đòi ăn mà mẹ nó không có ở đó, nó sẽ đưa ngón tay cái lên bú. Và nó quên đi cơn đói, nín khóc và ngủ lịm đi. Nó tìm được một sự thay thế - dù cái đó không cho nó thức ăn nhưng ít nhất nó cũng đem lại cảm giác tương tự. Nó giúp đứa bé thư giãn.

Tôi đã giúp một số đệ tử của tôi, thậm chí là bảo họ làm thử cách bú ngón tay. Nếu bạn ngại đem bình sữa nóng ấm vào giường ngủ và ngại vợ con nhìn thấy thì tốt hơn hết là: bú ngón tay cái khi ngủ. Cứ bú ngón tay và tận hưởng cảm giác mà nó đem lại.

Người ta cứ cười tôi khi tôi bày cho họ làm như vậy, nhưng rồi tất cả đều phải thừa nhận là: "Cách đó có tác dụng, và càng ngày tôi càng hút ít thuốc lá hơn". Có lẽ phải mất vài tuần trước khi bạn có thể bỏ thuốc hoàn toàn. Thực ra khi đó tự nhiên thuốc lá ra đi chứ bạn cũng không cần phải cố gắng bỏ nữa. Việc bạn cố bỏ thuốc là sự đè nén, mà cứ cái gì bị đè nén thì đều cố ngoi lên với sức mạnh lớn hơn, dữ dội hơn. Vậy nên, bạn đừng cố bỏ thói quen nào.

Hãy đi tìm căn nguyên của nó và tìm một cách thay thế lành mạnh hơn. Thế là căn nguyên không còn nữa - thuốc lá chỉ còn là một dấu hiệu. Việc cần làm trước tiên là, từ bỏ nỗ lực từ bỏ thuốc lá. Tiếp đến, tìm một cái bình sữa tốt, và đừng ngượng ngùng. Nếu bạn thực sự ngượng thì hãy dùng ngón tay vậy. Ngón tay sẽ không hiệu quả bằng, nhưng dù sao thì vẫn có tác dụng.

Tôi chưa thấy ai làm theo cách của tôi mà thất bại cả. Một ngày nào đó bạn sẽ không thêểtin nổi là bạn đã từng hủy hoại sức khỏe của chính mình, không chịu hít thở không khí trong lành mà lại đi hít thở cái thứ khói đen, bẩn mà lại hại phổi kia. 

Vấn nạn nghiện thuốc lá sẽ ngày càng trầm trọng hơn vì phong trào giải phóng phụ nữ càng phát triển thì trẻ con càng ít được bú mẹ. Tôi không nói là người ta cần cho con bú; nhưng họ nên sử dụng các cách thay thế vú mẹ để vô thức của đứa trẻ không bị tổn thương, để đứa trẻ lớn lên không gặp phải những vấn đề về kẹo chewinggum, thuốc lá, xì gà... Tất cả những thứ đó đều là dấu hiệu. Ở mỗi nước mỗi khác.

Ở Ấn Độ người ta nhai trầu, cũng có nhiều người dùng thuốc lá bột. Dù là trầu hay thuốc lá bột thì cũng vậy. Thuốc lá bột có vẻ không giống các loại kia, nhưng không khác nhiều lắm đâu. Khi người ta căng thẳng, lo lắng, họ hít một liều thuốc lá bột. Nó làm cho họ hắt xì, giúp họ tỉnh táo, xốc cả thân người họ lên, và nó đem lại cảm giác dễ chịu.

Nhưng lo lắng sẽ trở lại. Thuốc lá bột không thể phá tan nỗi lo. Bạn phải phá hủy nguyên nhân khiến bạn lo lắng. Tại sao bạn lại lo lắng. 

Nhiều nhà báo nói với tôi thế này: "Khi gặp ông, khó khăn lớn nhất của chúng tôi là chúng tôi bị căng thẳng. Điều này thật lạ, vì khi phỏng vấn các chính khách, chính chúng tôi mới là người làm cho họ căng thẳng. Còn ông, ông khiến chúng tôi căng thẳng,và ngay lập tức chúng tôi thấy cần một điếu thuốc. Rồi ông lại không cho chúng tôi hút, vì ông dị ứng với khói thuốc.

Cách của ông hay thật đấy! - chúng tôi không được hút thuốc, ông làm chúng tôi căng thẳng và cái loại dị ứng của ông ngăn cản chúng tôi hút thuốc... thế là ông thoát được đám nhà báo chúng tôi".

Nhưng tại sao họ căng thẳng khi gặp tôi? Những chính khách kia là những con người đầy quyền uy - nhà báo căng thẳng khi tiếp xúc với họ là điều dễ hiểu. Thế nhưng, sự thực là bên trong những kẻ cầm quyền đó chỉ là sự trống rỗng, và quyền lực của họ chỉ là thứ vay mượn, họ lo giữ tư cách đáng trọng của họ. Mỗi lời họ nói ra, họ phải suy nghĩ thật chín. Họ sợ rằng các phóng viên đó có thể tạo ra những tình huống phá sụp ảnh hưởng của họ đối với người dân. Hình ảnh mà họ đã dày công gây dựng nên cần phải ngày càng tốt đẹp hơn. Đó là nỗi lo của họ. Và do nỗi lo đó, một tay nhà báo - bất kể là nhà báo loại nào, không chút quyền hành -cũng có thể khiến họ căng thẳng.

Còn tôi thì không như vậy. Tôi không có ham muốn được người ta nể trọng. Tôi khét tiếng như vậy là đủ rồi. Tôi đã làm tất cả những việc có thể làm tôi căng thẳng; và tôi đã vượt qua. Rồi họ làm gì được tôi nào? - Tôi chẳng có quyền hành để mà mất, và tôi có thể nói bất kỳ điều gì tôi muốn vì tôi không sợ lời nói của tôi mâu thuẫn hay không nhất quán. Trái lại, tôi thích sự mâu thuẫn, sự không nhất quán đó.

Họ thấy lo sợ, và nỗi lo sợ đó lập tức đem lại cho họ ý nghĩa phải làm một điều gì đó, phải nghĩ đến việc khác để không ai nhận ra sự căng thẳng của họ. Cứ nhìn xem: khi bạn thấy mình cần một điếu thuốc, tại sao bạn lại cần nó? Có điều gì khiến bạn căng thẳng và bạn không muốn người khác nhìn thấy tình trạng của bạn.

Chuyện này nhắc tôi nhớ đến... Ngày nọ, tại một nhà thờ ở New York, khi vị giám mục bước vào thánh đường, ông trông thấy một người lạ với bộ dạng  hippie. Thế nhưng chính chàng thanh niên hippie[1] này lại làm ông giám mục lo sợ, vì anh ta nhìn thẳng vào mắt ông giám mục mà nói: "Ông biết ta là ai không? Ta là Chúa Jesus đây".

Ông giám mục gọi điện đến Rome: "Tôi phải làm gì?" - ông này hỏi đức Giáo hoàng - "Có một thanh niên hippie nhưng trông rất giống đức Jesus. Con chỉ có một mình ở đây. Anh ta đến từ hồi sáng sớm. Con không biết phải làm gì khi đức Jesus đến, con cần được chỉ dẫn thật rõ ràng để không phạm sai lầm".

Chính Giáo hoàng cũng bắt đầu lo lắng. Ngài nói: "Chỉ cần làm một việc duy nhất thôi: tỏ ra bận rộn! Đồng thời gọi điện tới sở cảnh sát. Và cứ tỏ ra bận rộn để hắn không thấy sự lo sợ của con".

Thuốc lá làm cho bạn trông có vẻ bận rộn; nó che đậy sự căng thẳng của bạn. Vì thế nên đừng cố từ bỏ nó, nếu không bạn sẽ cảm thấy lo lắng và rồi bạn sẽ lại quay về với thói quen cũ. Bạn thèm vì trong bạn còn thiếu điều gì đó.

Hãy bù đắp cái thiếu đó - có nhiều cách để làm việc này. Chỉ một bình sữa trẻ con cũng có thể giúp được. Nó sẽ cho bạn thức uống bổ dưỡng, giúp bạn khỏe mạnh hơn và mang đi tất cả những mong muốn được tỏ ra bận rộn của bạn!


 

Thứ Năm, 29 tháng 12, 2011

Lý trí là tên phản bội

Osho yêu quý, 

Tôi nghe ông nói rằng chúng ta đều là những chiếc lá trên cùng một cây, và sự khai sáng chỉ có thể bắt đầu khi chúng ta thực sự hợp nhất với nhau. Mặt khác, tôi cũng nghe ông nói rằng bản thân mỗi người chỉ có thể sống trọn vẹn cuộc sống của mình trong sự tách biệt thực sự. Tôi cảm thấy cả hai điều này đều đúng, nhưng tôi vẫn chưa thực sự hiểu. Xin ông giải thích cho.

Cả hai đều đúng, nhưng nó có vẻ mâu thuẫn nên khiến người ta bối rối. Một mặt tôi nói rằng khi các bạn là một với mọi hiện hữu, bạn sẽ đi đến chứng ngộ - và hợp nhất với mọi hiện hữu có nghĩa là bạn biến mất, bạn không còn nữa. Mặt khác, tôi cũng nói rằng các bạn hãy chính mình, hãy là gương mặt của chính mình; chỉ lúc đó bạn mới có thể trải nghiệm sự chứng ngộ.

Tôi hiểu sự bối rối của bạn. Bạn cảm thấy cả hai đều đúng - điều quan trọng là lý trí củabạn không chịu, suy nghĩ của bạn không chấp nhận. Suy nghĩ của bạn đặt ra câu hỏi. Làm sao mà cả hai cùng đúng được?

Lý trí hoạt động theo cách 'chỉ thế này hoặc chỉ thế kia': hoặc là điều này đúng, hoặc là cái đối lập của nó đúng. Theo lý trí, logic và lý luận của lý trí thì không có chuyện cả hai cùng đúng.

Nếu lý trí chỉ chấp nhận 'hoặc thế này hoặc thế kia' thì trái tim lại đi con đường 'cả hai'. Trái tim không có logic mà chỉ có sự nhạy cảm và cảm thụ. Nó có thể hiểu được rằng không những cả hai có thể tồn tại cùng nhau; mà còn chấp nhận thực tế là chúng không phải là hai. Nó chỉ là một hiện tượng được nhìn từ hai góc độ khác nhau. Và không chỉ có hai góc độ như thế - vì thế mà tôi nói "cả hai".

Và trái tim luôn luôn đúng, nếu phải lựa chọn giữa lý trí và trái tim, vì lý trí chính là một sản phẩm của xã hội. Nó đã được giáo dục. Xã hội đem nó đến cho bạn chứ không phải sự hiện hữu. Trái tim không bị hoen ố. Nó là sự hiện hữu thanh khiết: Vì thế mà nó có sự nhạy cảm.

Hãy nhìn bằng trái tim và bạn sẽ thấy sự mâu thuẫn tan chảy như nước đá.

Tôi nói với các bạn, hãy là một với vũ trụ; bạn phải biến mất và để mặc sự hiện hữu. Bạn phải biến mất để sự hiện hữu có thể hiện diện trong sự toàn diện của nó. Tuy nhiên, người phải biến mất đó không phải là sự hiện hữu của bạn, nó chỉ là tính cách của bạn. Nó chỉ là một ý tưởng trong bạn. Thực tế bạn vốn dĩ vẫn là một với mọi hiện hữu; bạn không thể tồn tại theo một cách nào khác hơn.

Bạn là hiện hữu.

Thế nhưng tính cách lại bắt đầu đánh lừa bạn, khiến bạn thấy mình là riêng biệt. Bạn có thể cho mình là tách biệt - sự hiện hữu đem lại cho bạn tự do hoàn toàn, thậm chí là tự do trước chính nó.

Bạn có thể cho rằng mình là một thực tể tách rời, một bản ngã. Và đó chính là rào cản không cho bạn tan vào sự bao la vây quanh bạn trong mọi khoảnh khắc.

Nó không có những cánh cửa đóng, tất cả các cánh cửa đều mở. Có lúc bạn thực sự cảm thấy có một cánh cửa mở - nhưng chỉ trong tích tắc; tính cách của bạn không để bạn cảm nhận điều đó lâu hơn. Những tích tắc đó được bạn gọi là những khoảnh khắc của cái đẹp, những khoảnh khắc đê mê.

Ngắm nhìn hoàng hôn, trong giây lát bạn quên mất mình là tách rời. Bạn là hoàng hôn. Đó chính là khoảnh khắc bạn cảm nhận cái đẹp trong nó. Nhưng ngay khi bạn thốt lên rằng hoàng hôn thật đẹp chính là lúc bạn không còn cảm nhận được nó nữa; bạn lại trở về với sự riêng biệt của mình, trong tường thành của cái tôi của mình. Đó là tiếng nói của lý trí.

Và một trong những điều bí ẩn là lý trí có tiếng nói - nhưng nó chẳng biết gì cả; và trái tim thì biết tất cả - mà lại không biết nói.

Có lẽ vì biết nhiều quá nên thật khó mà lên tiếng được.

Lý trí biết ít lắm, vậy nên nó có thể nói. Nó chỉ cần ngôn ngữ là đủ, nhưng như vậy thì chưa đủ cho trái tim.

Tuy nhiên có những lúc, dưới tác động của một thời khắc nào đó - một đêm đầy sao, một cảnh bình minh, một bông hoa đẹp - và chỉ trong bình minh, một bông hoa đẹp - và chỉ trong khoảnh khắc bạn quên mất mình là riêng biệt. Và sự quên đó mở ra cái đẹp và niềm say mê bao la.

Khi tôi nói bạn phải biến mất để có được chứng ngộ cao nhất, tôi không hàm ý là bạn; tôi muốn nói đến 'con người' không phải là bạn. Tôi muốn nói đến 'con người' mà bạn nghĩ rằng đó là bạn.

Còn vế sau, chỉ có hòa nhập làm một với mọi hiện hữu, hoàn toàn tan chảy vào nó thì bạn mới chứng ngộ được chính mình, bạn mới nhìn ra sự thật. Trái tim không có sự mâu thuẫn, bởi "con người" mà bạn chứng ngộ khi bạn hòa tan làm một với mọi tồn tại không còn là con người trước đây của bạn nữa. Con người kia là tính cách của bạn, là cá nhân của bạn, nó được xã hội đem đến cho bạn, còn con người này là bản chất, là thực tại, là món quà của sự hiện hữu. Bạn có thể quênnó, nhưng bạn không thể phá hủy nó.

Con người kia của bạn, con người giả mạo của bạn - bạn có thể tạo ra nó, nhưng bạn không thể làm cho nó có thật. Nó sẽ mãi là một cái bóng, một gương mặt được sơn vẽ. Nó sẽ không bao giờ trở thành gương mặt nguyên thủy của bạn.

Hồi còn dạy ở trường đại học, tôi nhớ trong khu hiệu bộ có một con đường nhỏ. Có mấy căn nhà gỗ rất đẹp dùng làm phòng làm việc cho mấy vị trưởng phó khoa. Rất yên tĩnh, vắng lặng, không xe cộ.. và con đường không dài lắm, chỉ khoảng nửa dặm và cuối đường là một thung lũng sâu.

Cứ mỗi khi trời mưa, tôi thích đi trong mưa. Căn nhà phia cuối đường chỉ còn là một dấu chấm. Người ta cứ thấy chuyện này lặp đi lặp lại, cứ mỗi khi trời mưa họ lại thấy tôi xuất hiện trên con đường nhỏ đó, và căn nhà cuối đường; rồi thung lũng phía xa.

Người ta nghĩ hẳn tôi điên mất rồi - không ô, người ướt như chuột lột, râu tóc rũ rượi và bước đi chậm rãi, thoải mái... cứ như là không có mưa vậy. Tôi cứ đi như thế đến gốc cây bồ đề lớn gần cuối đường. 

Cây bồ đề có nhiều vẻ đẹp lắm. Vẻ đẹp của nó nằm trong những tán lá mà bạn có thể nấp mưa: những chiếc lá không để cho nước mưa chạm đến người bạn. Và nó có tán lá rất dày hứng đầy nước mưa trên đó. Những chiếc lá giống như cái tách đựng thật nhiều nước.

Nếu bạn bất ngờ mắc mưa và không muốn bị ướt, cây bồ đề sẽ bảo vệ bạn được lâu hơn bất kỳ loài cây nào khác. Nhưng một vẻ đẹp khác của cây bồ đề là - mà điều này quan trọng hơn đối với tôi - khi trời tạnh mưa thì dưới tán cây bắt đầu đổ mưa! - những tán lá còn giữ được nước thêm bao lâu nữa? Khi quá nhiều nước rồi thì những chiếc lá bắt đầu ngả ra... Vậy là, khi cả thế giới lặng im thì mưa bắt đầu đổ dưới tán cây bồ đề.

Thế nên tôi thường đi về cuối đường và dừng chân dưới gốc cây bồ đề. Và đối với những người sống trong căn nhà phía cuối đường thì chuyện này cũng thật là điều điên rồ. Cây bồ đề chỉ có thể bảo vệ bạn được mấy phút đầu khi trời mưa còn sau đó thì nó trở nên nguy hiểm, nguy hiểm nhất. Mưa tạnh rồi nhưng dưới tán bồ đề vẫn mưa thêm ít nhất một tiếng đồng hồ nữa.

Trẻ con trong căn nhà nọ, người vợ, đứa con gái, con trai - họ kéo nhau ra hiên nhà xem tôi. Và hình ảnh đó quen thuộc đến nỗi trở thành điều đương nhiên là, hễ trời mưa là tôi xuất hiện.

Căn nhà đó là của một giáo sư vật lý xuất sắc, trưởng khoa lý của trường. Ông rất quý tôi vì có lần tôi đã đưa vật lý và tâm linh đến gần nhau hơn bao giờ hết. Có lẽ những nhận định đó của tôi có thể được đưa ra bởi một nhà vật lý học, cũng có thể bởi một thầy tâm linh.

Ông là một người khiêm tốn. Ông đã đi giảng ở nhiều trường đại học trên khắp thế giới. Cứ mỗi khi tôi giảng trong hội sinh viên, mỗi tuần một hoặc hai buổi... ông đều đến nghe - lúc nào ông cũng đến. Nhiều giáo sư khác cũng đến, nhưng ông là người đến thường xuyên nhất. Và chúng tôi thành bạn.

Ông già rồi. Ông từng làm việc với Albert Einstein, ông đến Mỹ để thế chỗ cho Einstein - vì ông là đồng nghiệp gần gũi nhất của ông ấy, ngoài ông ra không ai có thể nhận vị trí đó.

Chúng tôi trở thành bạn thân và ông mời tôi đến nhà ông, giới thiệu tôi với vợ con ông. Lúc đó tôi không hề biết rằng, vợ con ông đều đã biết tôi rồi và tôi cũng biết họ.

Thấy tôi bước vào, vợ con ông cứ rúc rích cười khiến ông rất giận. Ông nói, "Tôi mời một người bạn về nhà. Dù là anh ấy trẻ còn tôi thì già, và tình bạn này có vẻ lạ lùng, nhưng quan niệm của chúng tôi về thực tại rất gần nhau, em và các con không được cư xử như vậy - chưa bao giờ mọi người cư xử như thế cả".

Nhưng vợ ông nói: "Anh không biết người này đâu".

Rồi tôi bảo ông: "Vợ anh nói đúng đấy: chúng tôi biết nhau hai năm nay rồi".

Ông ngạc nhiên: "Gì cơ? Cậu biết vợ con tôi à?".

Tôi đáp: "Cũng không hẳn, nhưng đại loại là có biết. Tôi thường đi trên con đường này mỗi khi trời mưa; tôi yêu mưa, và những người này thích nhìn tôi - một người điên - đi trong mưa. Anh giới thiệu tôi mà họ cứ cười rúc rích, thậm thí vợ anh không nhịn được cười, vậy không phải là họ vô lễ đâu".

Nhà vật lý học này có gặp một số sannyasin ở Mỹ và gửi cho tôi một lá thư: "Người cuối cùng tôi muốn gặp chính là anh. Tôi sẽ trở lại Ấn Độ sớm nhất có thể để được gặp lại anh. Và đó là vì tôi cảm thấy anh hoàn toàn đúng khi nói trái tim nhìn sự việc gắn với thực tại nhiều hơn so với lý trí".

Thế nhưng ông đã mất trước khi đến được Ấn Độ. Tôi cảm thấy lúc ra đi ông đã nghĩ về tôi. Trong thực tại chúng tôi là một.

Chúng tôi tách rời trong cái tôi giả tạo.

Thế nên, khi tôi nói bạn hãy hòa tan cái tôi của bạn, tôi muốn nói đến những cái mà bạn tự tạo ra, hoặc những cái mà xã hội tạo ra cho bạn. Hãy cảm nhận sự tĩnh lặng của cái phút giây bạn không phải là cái tôi đó; lúc ấy bạn sẽ cảm nhận được nhịp điệu của những đám mây, của đại dương và của những ngọn núi.

Ngày bạn vứt bỏ cái tôi giả dối là ngày đẹp nhất trong cuộc đời bạn, bởi lúc đó bạn sẽ chỉ chứng ngộ cả vũ trụ. Bạn không mất gì cả - bạn chỉ mất một ý tưởng giả tạo - và bạn có tất cả; vũ trụ vô hạn với tất cả vẻ đẹp báu vật của nó.

Tuy nhiên, trước khi bạn có thể vứt bỏ cái tôi giả tạo, bạn phải tìm cho được cái tôi thực sự; nếu không bạn sẽ trở nên trống rỗng khi vứt bỏ cái tôi kia đó. Đó chính là lý do tại sao tôi nói bạn hãy là chính mình. Điều đó đơn giản là, cảm nhận thực tại của bạn sẽ giúp bạn vứt bỏ những vỏ bọc giả tạo. Mà thực ra thì những thứ giả tạo sẽ tự nó mất đi. Khi sự thật xuất hiện, sự giả dối sẽ ra đi. Và sự thật xuất phát từ một chỗ đứng, mỗi cá nhân - cá nhân chứ không phải cá tính. Cá tính chẳng qua là một mớ bòng bong; một chút từ mẹ bạn, một chút từ bố bạn, một chút từ hàng xóm, bạn bè, vợ con, thầy cô, giáo sĩ, lãnh đạo... Nó là sự chắp vá và không phải là không thể tách rời được.

Nó gần như là đã tách rời xa rồi - vào bất kỳ lúc nào, một tai nạn nhỏ và nó sẽ vỡ vụn - nó không có linh hồn để kết nối những mảnh rời của mình. Nó không có sự nguyên vẹn, nó chỉ là những mảnh tách rời.

Tôi dùng từ "cá nhân" với hàm ý là "không thể tách rời" để chỉ cái đối lập với "cá tính". Cá nhân nghĩa là không thể tách rời: bạn không thể phân chia nó, nó không có những phần nhỏ - nó không thể vỡ vụn. Nó là tảng đá đặc, nó hoàn toàn đơn nhất. Nó được nhìn từ góc độ so sánh với cá tính, nhưng đây mới chỉ là một góc độ.

Nhìn từ vũ trụ, bạn không còn là cá nhân nữa. Thậm chí sự phân chia ranh giới cũng mất đi. Bạn là nhất thể. Gió, cây, trăng không bị tách rời, bạn cũng vậy. Bạn đang hít thở từng khoảnh khắc. Mọi hiện hữu không tách biệt khỏi bạn, ngay cả khi bạn nghĩ rằng bạn tách biệt.

Và khi bạn biết rằng bạn không tách rời, đó là sự chứng ngộ vĩ đại. Lúc đó mọi lo sợ đánh mất cái tôi của mình, mọi nỗi sợ đánh mất cá tính của mình đều biến mất. Bạn trở về với nguyên thủy của mình. Bạn đến với sự bất diệt, với vũ trụ. Tôi gọi điều này là sự giác ngộ. Bạn đã đến nơi ánh sáng tràn đầy. Bạn sống trong sự diệu kỳ của cuộc sống.

Ngắm nhìn một bông hoa, bạn trở thành bông hoa. Bạn không ngắm nó từ bên ngoài; bạn cảm nhận nó từ trong sâu thẳm nó. Những cánh hoa là của chính bạn, hương hoa là của chính bạn. Bạn không phải là người ngắm hoa - bạn là chính bông hoa.

Krishnamurti cứ nhắc mãi điều này - cả cuộc đời ông vẫn nói thế; tôi không nghĩ là những người từng nghe ông thuyết giảng đã thực sự lắng nghe ông. Đây chính là sự quan sát mà ông nhắc đi nhắc lại: cái được quan sát trở thành người quan sát hoặc người quan sát trở thành cái được quan sát.

Bạn không ngắm nhìn mặt trời lặn từ đằng xa; bạn ở trong nó, bạn là một phần của tất cả những màu sắc đẹp tuyệt vời đó. Và sống cuộc sống trong sự thấu cảm sâu thẳm như vậy là trải nghiệm đẹp đẽ nhất mà con người có được. Hãy tin vào cảm nhận của bạn. Đừng bao giờ tin vào lý trí - lý trí của bạn chính là kẻ phản bội Judas.




























Osho yêu quý, 

Tôi nghe ông nói rằng chúng ta đều là những chiếc lá trên cùng một cây, và sự khai sáng chỉ có thể bắt đầu khi chúng ta thực sự hợp nhất với nhau. Mặt khác, tôi cũng nghe ông nói rằng bản thân mỗi người chỉ có thể sống trọn vẹn cuộc sống của mình trong sự tách biệt thực sự. Tôi cảm thấy cả hai điều này đều đúng, nhưng tôi vẫn chưa thực sự hiểu. Xin ông giải thích cho.

Cả hai đều đúng, nhưng nó có vẻ mâu thuẫn nên khiến người ta bối rối. Một mặt tôi nói rằng khi các bạn là một với mọi hiện hữu, bạn sẽ đi đến chứng ngộ - và hợp nhất với mọi hiện hữu có nghĩa là bạn biến mất, bạn không còn nữa. Mặt khác, tôi cũng nói rằng các bạn hãy chính mình, hãy là gương mặt của chính mình; chỉ lúc đó bạn mới có thể trải nghiệm sự chứng ngộ.

Tôi hiểu sự bối rối của bạn. Bạn cảm thấy cả hai đều đúng - điều quan trọng là lý trí củabạn không chịu, suy nghĩ của bạn không chấp nhận. Suy nghĩ của bạn đặt ra câu hỏi. Làm sao mà cả hai cùng đúng được?

Lý trí hoạt động theo cách 'chỉ thế này hoặc chỉ thế kia': hoặc là điều này đúng, hoặc là cái đối lập của nó đúng. Theo lý trí, logic và lý luận của lý trí thì không có chuyện cả hai cùng đúng.

Nếu lý trí chỉ chấp nhận 'hoặc thế này hoặc thế kia' thì trái tim lại đi con đường 'cả hai'. Trái tim không có logic mà chỉ có sự nhạy cảm và cảm thụ. Nó có thể hiểu được rằng không những cả hai có thể tồn tại cùng nhau; mà còn chấp nhận thực tế là chúng không phải là hai. Nó chỉ là một hiện tượng được nhìn từ hai góc độ khác nhau. Và không chỉ có hai góc độ như thế - vì thế mà tôi nói "cả hai".

Và trái tim luôn luôn đúng, nếu phải lựa chọn giữa lý trí và trái tim, vì lý trí chính là một sản phẩm của xã hội. Nó đã được giáo dục. Xã hội đem nó đến cho bạn chứ không phải sự hiện hữu. Trái tim không bị hoen ố. Nó là sự hiện hữu thanh khiết: Vì thế mà nó có sự nhạy cảm.

Hãy nhìn bằng trái tim và bạn sẽ thấy sự mâu thuẫn tan chảy như nước đá.

Tôi nói với các bạn, hãy là một với vũ trụ; bạn phải biến mất và để mặc sự hiện hữu. Bạn phải biến mất để sự hiện hữu có thể hiện diện trong sự toàn diện của nó. Tuy nhiên, người phải biến mất đó không phải là sự hiện hữu của bạn, nó chỉ là tính cách của bạn. Nó chỉ là một ý tưởng trong bạn. Thực tế bạn vốn dĩ vẫn là một với mọi hiện hữu; bạn không thể tồn tại theo một cách nào khác hơn.

Bạn là hiện hữu.

Thế nhưng tính cách lại bắt đầu đánh lừa bạn, khiến bạn thấy mình là riêng biệt. Bạn có thể cho mình là tách biệt - sự hiện hữu đem lại cho bạn tự do hoàn toàn, thậm chí là tự do trước chính nó.

Bạn có thể cho rằng mình là một thực tể tách rời, một bản ngã. Và đó chính là rào cản không cho bạn tan vào sự bao la vây quanh bạn trong mọi khoảnh khắc.

Nó không có những cánh cửa đóng, tất cả các cánh cửa đều mở. Có lúc bạn thực sự cảm thấy có một cánh cửa mở - nhưng chỉ trong tích tắc; tính cách của bạn không để bạn cảm nhận điều đó lâu hơn. Những tích tắc đó được bạn gọi là những khoảnh khắc của cái đẹp, những khoảnh khắc đê mê.

Ngắm nhìn hoàng hôn, trong giây lát bạn quên mất mình là tách rời. Bạn là hoàng hôn. Đó chính là khoảnh khắc bạn cảm nhận cái đẹp trong nó. Nhưng ngay khi bạn thốt lên rằng hoàng hôn thật đẹp chính là lúc bạn không còn cảm nhận được nó nữa; bạn lại trở về với sự riêng biệt của mình, trong tường thành của cái tôi của mình. Đó là tiếng nói của lý trí.

Và một trong những điều bí ẩn là lý trí có tiếng nói - nhưng nó chẳng biết gì cả; và trái tim thì biết tất cả - mà lại không biết nói.

Có lẽ vì biết nhiều quá nên thật khó mà lên tiếng được.

Lý trí biết ít lắm, vậy nên nó có thể nói. Nó chỉ cần ngôn ngữ là đủ, nhưng như vậy thì chưa đủ cho trái tim.

Tuy nhiên có những lúc, dưới tác động của một thời khắc nào đó - một đêm đầy sao, một cảnh bình minh, một bông hoa đẹp - và chỉ trong bình minh, một bông hoa đẹp - và chỉ trong khoảnh khắc bạn quên mất mình là riêng biệt. Và sự quên đó mở ra cái đẹp và niềm say mê bao la.

Khi tôi nói bạn phải biến mất để có được chứng ngộ cao nhất, tôi không hàm ý là bạn; tôi muốn nói đến 'con người' không phải là bạn. Tôi muốn nói đến 'con người' mà bạn nghĩ rằng đó là bạn.

Còn vế sau, chỉ có hòa nhập làm một với mọi hiện hữu, hoàn toàn tan chảy vào nó thì bạn mới chứng ngộ được chính mình, bạn mới nhìn ra sự thật. Trái tim không có sự mâu thuẫn, bởi "con người" mà bạn chứng ngộ khi bạn hòa tan làm một với mọi tồn tại không còn là con người trước đây của bạn nữa. Con người kia là tính cách của bạn, là cá nhân của bạn, nó được xã hội đem đến cho bạn, còn con người này là bản chất, là thực tại, là món quà của sự hiện hữu. Bạn có thể quênnó, nhưng bạn không thể phá hủy nó.

Con người kia của bạn, con người giả mạo của bạn - bạn có thể tạo ra nó, nhưng bạn không thể làm cho nó có thật. Nó sẽ mãi là một cái bóng, một gương mặt được sơn vẽ. Nó sẽ không bao giờ trở thành gương mặt nguyên thủy của bạn.

Hồi còn dạy ở trường đại học, tôi nhớ trong khu hiệu bộ có một con đường nhỏ. Có mấy căn nhà gỗ rất đẹp dùng làm phòng làm việc cho mấy vị trưởng phó khoa. Rất yên tĩnh, vắng lặng, không xe cộ.. và con đường không dài lắm, chỉ khoảng nửa dặm và cuối đường là một thung lũng sâu.

Cứ mỗi khi trời mưa, tôi thích đi trong mưa. Căn nhà phia cuối đường chỉ còn là một dấu chấm. Người ta cứ thấy chuyện này lặp đi lặp lại, cứ mỗi khi trời mưa họ lại thấy tôi xuất hiện trên con đường nhỏ đó, và căn nhà cuối đường; rồi thung lũng phía xa.

Người ta nghĩ hẳn tôi điên mất rồi - không ô, người ướt như chuột lột, râu tóc rũ rượi và bước đi chậm rãi, thoải mái... cứ như là không có mưa vậy. Tôi cứ đi như thế đến gốc cây bồ đề lớn gần cuối đường. 

Cây bồ đề có nhiều vẻ đẹp lắm. Vẻ đẹp của nó nằm trong những tán lá mà bạn có thể nấp mưa: những chiếc lá không để cho nước mưa chạm đến người bạn. Và nó có tán lá rất dày hứng đầy nước mưa trên đó. Những chiếc lá giống như cái tách đựng thật nhiều nước.

Nếu bạn bất ngờ mắc mưa và không muốn bị ướt, cây bồ đề sẽ bảo vệ bạn được lâu hơn bất kỳ loài cây nào khác. Nhưng một vẻ đẹp khác của cây bồ đề là - mà điều này quan trọng hơn đối với tôi - khi trời tạnh mưa thì dưới tán cây bắt đầu đổ mưa! - những tán lá còn giữ được nước thêm bao lâu nữa? Khi quá nhiều nước rồi thì những chiếc lá bắt đầu ngả ra... Vậy là, khi cả thế giới lặng im thì mưa bắt đầu đổ dưới tán cây bồ đề.

Thế nên tôi thường đi về cuối đường và dừng chân dưới gốc cây bồ đề. Và đối với những người sống trong căn nhà phía cuối đường thì chuyện này cũng thật là điều điên rồ. Cây bồ đề chỉ có thể bảo vệ bạn được mấy phút đầu khi trời mưa còn sau đó thì nó trở nên nguy hiểm, nguy hiểm nhất. Mưa tạnh rồi nhưng dưới tán bồ đề vẫn mưa thêm ít nhất một tiếng đồng hồ nữa.

Trẻ con trong căn nhà nọ, người vợ, đứa con gái, con trai - họ kéo nhau ra hiên nhà xem tôi. Và hình ảnh đó quen thuộc đến nỗi trở thành điều đương nhiên là, hễ trời mưa là tôi xuất hiện.

Căn nhà đó là của một giáo sư vật lý xuất sắc, trưởng khoa lý của trường. Ông rất quý tôi vì có lần tôi đã đưa vật lý và tâm linh đến gần nhau hơn bao giờ hết. Có lẽ những nhận định đó của tôi có thể được đưa ra bởi một nhà vật lý học, cũng có thể bởi một thầy tâm linh.

Ông là một người khiêm tốn. Ông đã đi giảng ở nhiều trường đại học trên khắp thế giới. Cứ mỗi khi tôi giảng trong hội sinh viên, mỗi tuần một hoặc hai buổi... ông đều đến nghe - lúc nào ông cũng đến. Nhiều giáo sư khác cũng đến, nhưng ông là người đến thường xuyên nhất. Và chúng tôi thành bạn.

Ông già rồi. Ông từng làm việc với Albert Einstein, ông đến Mỹ để thế chỗ cho Einstein - vì ông là đồng nghiệp gần gũi nhất của ông ấy, ngoài ông ra không ai có thể nhận vị trí đó.

Chúng tôi trở thành bạn thân và ông mời tôi đến nhà ông, giới thiệu tôi với vợ con ông. Lúc đó tôi không hề biết rằng, vợ con ông đều đã biết tôi rồi và tôi cũng biết họ.

Thấy tôi bước vào, vợ con ông cứ rúc rích cười khiến ông rất giận. Ông nói, "Tôi mời một người bạn về nhà. Dù là anh ấy trẻ còn tôi thì già, và tình bạn này có vẻ lạ lùng, nhưng quan niệm của chúng tôi về thực tại rất gần nhau, em và các con không được cư xử như vậy - chưa bao giờ mọi người cư xử như thế cả".

Nhưng vợ ông nói: "Anh không biết người này đâu".

Rồi tôi bảo ông: "Vợ anh nói đúng đấy: chúng tôi biết nhau hai năm nay rồi".

Ông ngạc nhiên: "Gì cơ? Cậu biết vợ con tôi à?".

Tôi đáp: "Cũng không hẳn, nhưng đại loại là có biết. Tôi thường đi trên con đường này mỗi khi trời mưa; tôi yêu mưa, và những người này thích nhìn tôi - một người điên - đi trong mưa. Anh giới thiệu tôi mà họ cứ cười rúc rích, thậm thí vợ anh không nhịn được cười, vậy không phải là họ vô lễ đâu".

Nhà vật lý học này có gặp một số sannyasin ở Mỹ và gửi cho tôi một lá thư: "Người cuối cùng tôi muốn gặp chính là anh. Tôi sẽ trở lại Ấn Độ sớm nhất có thể để được gặp lại anh. Và đó là vì tôi cảm thấy anh hoàn toàn đúng khi nói trái tim nhìn sự việc gắn với thực tại nhiều hơn so với lý trí".

Thế nhưng ông đã mất trước khi đến được Ấn Độ. Tôi cảm thấy lúc ra đi ông đã nghĩ về tôi. Trong thực tại chúng tôi là một.

Chúng tôi tách rời trong cái tôi giả tạo.

Thế nên, khi tôi nói bạn hãy hòa tan cái tôi của bạn, tôi muốn nói đến những cái mà bạn tự tạo ra, hoặc những cái mà xã hội tạo ra cho bạn. Hãy cảm nhận sự tĩnh lặng của cái phút giây bạn không phải là cái tôi đó; lúc ấy bạn sẽ cảm nhận được nhịp điệu của những đám mây, của đại dương và của những ngọn núi.

Ngày bạn vứt bỏ cái tôi giả dối là ngày đẹp nhất trong cuộc đời bạn, bởi lúc đó bạn sẽ chỉ chứng ngộ cả vũ trụ. Bạn không mất gì cả - bạn chỉ mất một ý tưởng giả tạo - và bạn có tất cả; vũ trụ vô hạn với tất cả vẻ đẹp báu vật của nó.

Tuy nhiên, trước khi bạn có thể vứt bỏ cái tôi giả tạo, bạn phải tìm cho được cái tôi thực sự; nếu không bạn sẽ trở nên trống rỗng khi vứt bỏ cái tôi kia đó. Đó chính là lý do tại sao tôi nói bạn hãy là chính mình. Điều đó đơn giản là, cảm nhận thực tại của bạn sẽ giúp bạn vứt bỏ những vỏ bọc giả tạo. Mà thực ra thì những thứ giả tạo sẽ tự nó mất đi. Khi sự thật xuất hiện, sự giả dối sẽ ra đi. Và sự thật xuất phát từ một chỗ đứng, mỗi cá nhân - cá nhân chứ không phải cá tính. Cá tính chẳng qua là một mớ bòng bong; một chút từ mẹ bạn, một chút từ bố bạn, một chút từ hàng xóm, bạn bè, vợ con, thầy cô, giáo sĩ, lãnh đạo... Nó là sự chắp vá và không phải là không thể tách rời được.

Nó gần như là đã tách rời xa rồi - vào bất kỳ lúc nào, một tai nạn nhỏ và nó sẽ vỡ vụn - nó không có linh hồn để kết nối những mảnh rời của mình. Nó không có sự nguyên vẹn, nó chỉ là những mảnh tách rời.

Tôi dùng từ "cá nhân" với hàm ý là "không thể tách rời" để chỉ cái đối lập với "cá tính". Cá nhân nghĩa là không thể tách rời: bạn không thể phân chia nó, nó không có những phần nhỏ - nó không thể vỡ vụn. Nó là tảng đá đặc, nó hoàn toàn đơn nhất. Nó được nhìn từ góc độ so sánh với cá tính, nhưng đây mới chỉ là một góc độ.

Nhìn từ vũ trụ, bạn không còn là cá nhân nữa. Thậm chí sự phân chia ranh giới cũng mất đi. Bạn là nhất thể. Gió, cây, trăng không bị tách rời, bạn cũng vậy. Bạn đang hít thở từng khoảnh khắc. Mọi hiện hữu không tách biệt khỏi bạn, ngay cả khi bạn nghĩ rằng bạn tách biệt.

Và khi bạn biết rằng bạn không tách rời, đó là sự chứng ngộ vĩ đại. Lúc đó mọi lo sợ đánh mất cái tôi của mình, mọi nỗi sợ đánh mất cá tính của mình đều biến mất. Bạn trở về với nguyên thủy của mình. Bạn đến với sự bất diệt, với vũ trụ. Tôi gọi điều này là sự giác ngộ. Bạn đã đến nơi ánh sáng tràn đầy. Bạn sống trong sự diệu kỳ của cuộc sống.

Ngắm nhìn một bông hoa, bạn trở thành bông hoa. Bạn không ngắm nó từ bên ngoài; bạn cảm nhận nó từ trong sâu thẳm nó. Những cánh hoa là của chính bạn, hương hoa là của chính bạn. Bạn không phải là người ngắm hoa - bạn là chính bông hoa.

Krishnamurti cứ nhắc mãi điều này - cả cuộc đời ông vẫn nói thế; tôi không nghĩ là những người từng nghe ông thuyết giảng đã thực sự lắng nghe ông. Đây chính là sự quan sát mà ông nhắc đi nhắc lại: cái được quan sát trở thành người quan sát hoặc người quan sát trở thành cái được quan sát.

Bạn không ngắm nhìn mặt trời lặn từ đằng xa; bạn ở trong nó, bạn là một phần của tất cả những màu sắc đẹp tuyệt vời đó. Và sống cuộc sống trong sự thấu cảm sâu thẳm như vậy là trải nghiệm đẹp đẽ nhất mà con người có được. Hãy tin vào cảm nhận của bạn. Đừng bao giờ tin vào lý trí - lý trí của bạn chính là kẻ phản bội Judas.




























Tại sao đồng tiền lại trở thành gánh nặng đến vậy?


Osho yêu quý,

Tại sao đồng tiền lại trở thành gánh nặng đến vậy? Dường như khi ta có tiền, hoặc là ta thấy mình có tội, và vì thế mà không dám tiêu xài, hoặc là ta sẽ thấy mình bất an, và thế là cứ mãi bị lệ thuộc vào nó.Rõ ràng là nó ảnh hưởng đến tất cả mọi thứ xoay quanh trục quyền lực và tự do. Điều làm người ta hết sức tò mò là, nhắc đến chuyện tiền bạc là điều cấm kỵ như chuyện tình dục hay cái chết trên bàn ăn. Xin ông hãy giải thích.

Đồng tiền là gánh nặng vì một lý do đơn giản là chúng ta đã không thể đưa ra được một hệ thống lành mạnh mà trong đó đồng tiền chỉ có thể là kẻ đầy tớ cho toàn nhân loại chứ không phải là ông chủ của một số ít những kẻ tham lam.

Đồng tiền là gánh nặng vì trong con người đầy lòng tham; nếu không, đồng tiền cũng chỉ là một phương tiện đơn giản để trao đổi hàng hóa, một phương tiện hoàn hảo. Nó chẳng làm gì sai trái cả, thế nhưng với cách chúng ta sử dụng nó,mọi thứ dường như đều trở nên sai trái.

Nếu bạn không có tiền, bạn sẽ bị lên án; cả cuộc đời bạn bị đè nặng bởi một lời nguyền, cả cuộc đời bạn vùng vẫy bằng mọi cách để có tiền.

Còn nếu bạn có tiền, bạn cũng chẳng thể thay đổi được điều cơ bản là: bạn muốn có nhiều hơn nữa, mà bao nhiêu cho đủ cái nhiều hơn nữa ấy? Và cuối cùng, khi bạn đã có quá nhiều tiền - dù là vẫn chưa đủ, vì sẽ không bao giờ đủ, nhưng lại nhiều hơn bất kỳ ai trên thế giới này - lúc đó bạn bắt đầu cảm thấy có tội, bởi những phương tiện mà bạn đã sử dụng để tích lũy đống tiền đó thật kinh hoàng, vô nhân đạo và đầy bạo lực. Để có tiền, bạn đã bóc lột, hút máu người ta, biến thành một loài ký sinh. Thế mà giờ đây, bạn đã có tiền, mà chính đồng tiền đó lại nhắc bạn nhớ về tất cả những tội lỗi mà bạn đã làm để có được nó.

Điều này tạo ra hai loại người: một loại bắt đầu đem tiền đi cho các tổ chức nhân đạo để thoát tội. Họ đang làm việc thiện, họ đang làm "công việc của Chúa". Họ mở bệnh viện và trường học. Tất cả những gì họ đang cố làm chỉ là để giúp mình khỏi phát điên vì cảm giác tội lỗi. Tất cả những bệnh viện đó, những trường học đó (xét về mặt công trình kiến trúc thôi), những tổ chức từ thiện đó, đều là thành quả của những kẻ có tội.

Thí dụ, giải thưởng Nobel được sáng lập bởi kẻ đã kiếm bộn tiền trong Thế chiến thứ nhất bằng cách tạo ra thuốc nổ. Thế chiến thứ nhất diễn ra với toàn bộ phương tiện do ngài Nobel cung cấp. Và ông ta đã kiếm bạc triệu...! Cả hai phe đều sử dụng cùng một nguồn cung cấp vật liệu chiến tranh; ông ta chính là người duy nhất sản xuất vật liệu chiến tranh trên diện rộng. Vậy là, dù kẻ bỏ mạng có là ai chăng nữa thì tên giết người vẫn là ông ta. Dù cho ông ta theo phe này hay phe kia; dù người bị giết có là ai thì cũng đều chết dưới làn bom đạn của ông ta.

Vì thế mà, về già, khi ông ta đã thu đủ số tiền mà một con người có thể có được trên thế giới này, ông ta bắt đầu sáng lập giải thưởng Nobel. Nó còn bao gồm cả một giải thưởng Hòa bình - được trao bởi một kẻ đã làm tiền trên chiến tranh! Người nào hoạt động vì hòa bình, người đó có thể được trao giải thưởng Nobel. Nó còn được trao cho những người có phát minh khoa học vĩ đại, những nghệ sĩ tài hoa, những phát minh sáng tạo.

Và cùng với giải Nobel là món tiền thưởng - hiện nay món tiền này đã là gần 250 ngàn đôla. Giải thưởng danh giá nhất, với 250 ngàn đôla tiền thưởng; và món tiền thưởng này ngày càng phình lên vì đồng tiền ngày càng mất giá. Và để giữ cho được gia tài đó, người ta đưa ra quy định là tát cả các giải thưởng Nobel trao tặng hàng năm chỉ được rút ra từ tiền lãi. Khoản tiền gốc vẫn được giữ nguyên, và sẽ mãi mãi còn nguyên như vậy. Hàng năm số tiền đó sinh lợi nhiều đến mức người ta có thể trao tới 20 giải thưởng Nobel mỗi năm.

Một số những công việc từ thiện thực ra là nỗ lực nhằm rửa cho sạch tội của mình mà thôi - nói theo nghĩa đen là như thế. Khi Pontius Pilate ra lệnh đóng định Jesus trên cây thập tự, việc đầu tiên ông ta làm là rửa tay. Thật lạ! Việc ra lệnh hành hình Chúa Jesus có làm tay ông ta bẩn đâu, thế thì tại sao lại rửa tay? Điều này có nghĩa là: ông ta thấy mình mắc tội. Phải mất hai ngàn năm loài người mới hiểu được điều này, bởi hai ngàn năm qua chẳng ai màng đến hay đoái hoài chuyện tại sao Pontius Pilate rửa tay. Chính Sigmund Freud là người phát hiện ra rằng ai cảm thấy mình có tội cũng đều có hành động rửa tay như vậy. Hành động này mang tính hình tượng... cứ như là đôi bàn tay họ đang nhuốm đầy máu vậy.

Thế nên, khi bạn có tiền, nó gây ra tội lỗi. Một là bạn rửa tay bằng cách giúp đỡ cho các tổ chức từ thiện, mà điều này thì được các tôn giáo tận dụng triệt để. Họ lợi dụng tội lỗi của bạn, nhưng họ vẫn nâng đỡ cho cái tôi của bạn, thì thầm vào tai bạn rằng bạn đang làm những công việc tâm linh vĩ đại; chỉ là họ đang cố an ủi những kẻ phạm tội mà thôi.

Cách thứ nhất là cách mà các tôn giáo vẫn làm. Cách thứ hai là khi người ta thấy mình có tội, họ sẽ phát điên hoặc tự kết liễu đời mình. Sự tồn tại của họ trở thành nỗi thống khổ. Mỗi hơi thở trở nên nặng nề không chịu nổi. Và điều lạ lùng là họ đã làm lụng suốt cuộc đời mình để có được đống tiền đó, bởi chính xã hội khuấy lên trong họ ham muốn giàu sang và quyền lực. Và tiền bạc đem lại quyền lực; nó có thể mua được mọi thứ, chỉ trừ một vài thứ. Mà có ai thèm để tâm đến những thứ không mua được ấy.

Thiền định không thể mua được, tình yêu không thể mua được, tình bạn không thể mua được, lòng tri ân không thể mua được - nhưng không ai quan tâm đến những điều này cả. Còn tất cả những thứ khác, cả thế giới vật chất kia, đều có thể mua được bằng tiền. Và thế là những đứa trẻ bắt đầu leo lên những nấc thang tham vọng, và nó biết rằng có tiền là có tất cả. Vậy là xã hội đã nuôi dưỡng ý niệm về tham vọng, về quyền lực, về sự giàu có.

Thật là một xã hội sai lầm. Nó tạo ra những con người mang tâm lý bệnh hoạn và điên cuồng. Và khi những con người đó đã đạt đến cái đích mà xã hội và hệ thống giáo dục đặt ra cho họ, họ thấy mình cùng đường. Con đường chấm dứt ở đó; không còn gì hơn nữa. Thế là, hoặc họ trở thành kẻ mộ sát rởm đời, hoặc là lao vào cơn điên dại, tự sát, và tự hủy hoại bản thân mình. 

Đồng tiền là một điều tốt đẹp nếu nó không rơi vào tay của riêng ai, nếu nó là một phần của cộng đồng, một phần của các xã hội, và xã hội chăm lo cho tất cả mọi người. Mọi người cùng làm, cùng góp sức, nhưng không được trả bằng tiền mà bằng sự kính trọng, bằng tình yêu, bằng sự tri ân, và được chu cấp mọi nhu cầu thiết yếu cho cuộc sống.

Đồng tiền không nên nằm trong tay của riêng ai; nếu không, nó sẽ gây ra vấn đề gánh nặng tội lỗi. Và đồng tiền có thể làm cho cuộc sống người ta giàu có. Nếu cộng đồng nắm giữ đồng tiền, cộng đồng có thể đem lại cho bạn mọi tiện nghi bạn cần, sự giáo dục, mọi khía cạnh sáng tạo của cuộc sống. Xã hội sẽ giàu lên mà không ai phải thấy mình có tội. Và vì xã hội đã giúp bạn rất nhiều, bạn cũng sẽ mong muốn được đáp lại bằng sự phục vụ của mình.

Nếu bạn là bác sĩ, nhà phẫu thuật, bạn sẽ làm việc hết mình, bởi chính xã hội đã giúp cho bạn trở thành nhà phẫu thuật tài ba nhất, đem lại cho bạn sự giáo dục, mọi tiện nghi, chăm lo cho bạn từ lúc còn trong trứng nước. Chính vì thế mà tôi đã nói, trẻ con cần phải thuộc về cộng đồng, và cộng đồng phải chăm lo mọi việc.

Và tất cả những gì do con người tạo ra sẽ không bị một cá nhân nào chiếm giữ mà sẽ trở thành tài sản chung của cộng đồng. Tài sản đó sẽ được dùng để phục vụ cho bạn, nhưng không nằm trong tay bạn. Nó sẽ không biến bạn thành kẻ tham lam; nó sẽ giúp bạn sáng tạo hơn, độ lượng hơn, biết tri ân hơn, và nhờ thế mà xã hội ngày càng tốt đẹp hơn. Lúc đó đồng tiền không thành vấn đề nữa. Các cộng đồng có thể sử dụng đồng tiền như một phương tiện trao đổi, vì mỗi cộng đồng không thể tự chu cấp cho mình mọi nhu cầu cần thiết. Nó có thể mua những thứ mình cần từ một cộng đồng khác; và tiền sẽ được sử dụng làm phương tiện trao đổi - nhưng là sự trao đổi giữa cộng đồng với cộng đồng  chứ không phải là giữa cá nhân với cá nhân, nhằm chu cấp cho cộng đồng đó những thứ nó không có. Lúc đó, đồng tiền giữ được chức năng cơ bản của nó, nhưng người sở hữu nó không phải là cá nhân mà là tập thể.

Bạn nhìn thấy người ta làm từ thiện, nhưng bạn không thấy được tiền để làm từ thiện đó đâu ra và tại sao lại có nó. Tại sao cần phải có công tác từ thiện? Tại sao chúng ta lại để xảy ra chuyện trẻ con bị bỏ rơi và người nghèo đi xin ăn? Và, tại sao lại có những người sẵn lòng cống hiến tiền bạc và cả cuộc đời họ cho công tác từ thiện và giúp đỡ người nghèo? 

Bề mặt mọi việc dường như là đúng bởi chúng ta đã sống trong kiểu cấu trúc này quá lâu rồi; nếu không thì chuyện này đã thật lố bịch. Không có đứa trẻ nào sinh ra là trẻ mồ côi nếu nó thuộc về cộng đồng, và nếu cộng đồng sở hữu mọi thứ thì sẽ chẳng có ai phải đi ăn mày; chúng ta sẽ cùng nhau chia sẻ những gì mình có. Thế nhưng lúc đó tôn giáo sẽ không còn cơ sở nào để mà lợi dụng nữa. Sẽ chẳng còn người nghèo cho họ an ủi, sẽ chẳng còn người giàu để họ giúp xóa tội. Chính vì thế mà tất cả bọn họ đều chống đối tôi quyết liệt đến vậy.

Công việc của tôi tựa như công việc của một kẻ đào mộ, cứ mãi đào những ngôi mộ dát đá hoa cương và lôi hết xương cốt phơi bày trên mặt đất. Không ai muốn nhìn thấy những bộ xương đó. Người ta sợ hài cốt. Tôi có một người bạn là sinh viên y khoa và tôi thường ở trọ trong phòng ký túc xá với anh mỗi khi có dịp đến đấy. Một ngày nọ, lúc ấy đã khá khuya rồi, chúng tôi nói với nhau đủ mọi chuyện trên đời, rồi không biết làm thế nào mà câu chuyện lại chuyển hướng sang đề tài ma quỷ. Tôi nói đùa: "Có ma đấy. Thật lạ là cậu chưa được thấy ma".

Cả 15 sinh viên có mặt trong phòng đều lên tiếng: "Không, bọn tôi không tin có ma. Bọn tôi đã mổ biết bao nhiêu tử thi mà có thấy hồn mã nào đâu, làm gì có chuyện ma với chả mãnh".

Thế là tôi bàn với anh bạn của tôi. Trong phòng phẫu thuật có rất nhiều hài cốt, ngoài ra còn có một phòng khám nghiệm tử thi của những người ăn mày bị chết hoặc những người tự tử - đây là một thành phố lớn, là thủ đô của một nước. Hai phòng này nằm liền kề nhau. Phía bên này là hài cốt, nửa bên kia là tử thi. Và có ai thèm để ý đến xác chết của những kẻ ăn mày thế này thế khác? - cứ lúc nào có thời gian là các giáo sư sẽ lại đi mổ xác và quyết định.

Tôi bảo anh bạn tôi: "Cậu làm thế này nhé, tối mai, cậu vào nhà xác và nằm lên cáng cùng với những thi thể khác, rồi tôi dắt mấy người bạn của cậu đến. Cậu không cần làm gì cả. Trong lúc bọn tôi nói chuyện, cậu chỉ việc ngồi dậy. Chỉ việc chuyển từ tư thế nằm sang tư thế ngồi thôi".

Chuyện này quá đơn giản, không có gì khó khăn cả. "Tôi sẽ làm", anh nói.

Thế nhưng, có một vấn đề khác nảy sinh, mọi chuyện trở nên hết sức phức tạp. Chúng tôi đi vào phòng mổ, và anh bạn tôi thì đang nằm đó. Đúng lúc chúng tôi bước vào thì anh ngồi bật dậy, và 15 người sinh viên đi cùng tôi bắt đầu run rẩy. Họ không dám tin vào mắt mình, làm sao mà một xác chết có thể...!

Nhưng chuyện ấy đã xảy ra vì đúng là có một xác chết thật bật dậy vào đúng lúc đó. Thế là anh bạn đang giả vờ làm xác chết của tôi lao ra và la lên, "Có ma thật đấy các cậu ơi! Nhìn cái xác kia kìa!".

Có chút hiểu lầm: người đàn ông đó bị bất tỉnh và được đưa vào bệnh viện trong đêm nên người ta chuyển tạm ông ta đến khu vực nhà xác. Rồi ông này tỉnh lại và ngồi dậy. Thấy nhiều người đứng quanh đó, ông ta nghĩ hẳn là trời đã sáng và lên tiếng hỏi chuyện gì đang diễn ra. Ngay cả tôi mới đầu cũng không hiểu nổi chuyện gì đang diễn ra, vì tôi chỉ yêu cầu có một người đến cái nhà xác này để giả ma mà thôi. Còn người thứ hai này...! Chúng tôi đóng cửa và ra về. Người kia la lên: "Này này, đợi với, tôi còn sống mà! Sao lại đưa tôi vô đây?".

Chúng tôi đóng cửa và nói: "Không phải việc của chúng tôi" rồi bỏ về. Thật khó mà thuyết phục được anh bạn giả ma của tôi là người kia không phải ma thật, chỉ là hiểu lầm thôi. Anh nói: "Không bao giờ có chuyện đó xảy ra nữa đâu! May mà cái người đó chỉ ngồi dậy đúng lúc các cậu đến. Ông ta mà dậy lúc chỉ có mình tôi ở đó thì chắc là tôi sợ quá mà chết rồi!".

Nếu bạn cứ cố đào đến cái gốc rễ xấu xí không ai muốn trông thấy thì... Đó chính là lý do tại sao những từ như "tình dục", "cái chết" hay "tiền bạc" trở thành những điều cấm kỵ. Bạn có thể nói đủ mọi chuyện chung quanh những vấn đề đó, nhưng với điều kiện là ta đã đè nén nó xuống thật sâu và không muốn ai đào nó lên cả. Ta sợ cái chết vì ta biết rằng mình sẽ chết, mà ta thì không muốn chết. Ta cứ muốn nhắm mãi mắt vậy. Ta muốn sống trong một trạng thái kiểu như "mọi người sẽ chết, nhưng tôi thì không". Đó là tâm lý thông thường của tất cả mọi người: "Tôi sẽ không chết đâu".

Nhắc đến cái chết là một điều cấm kỵ. Nó khiến người ta sợ hãi vì nó nhắc họ nhớ đến cái chết của chính họ. Họ còn phải lo nhiều việc khác, và cái chết đến lúc nào không hay. Thế mà họ vẫn muốn dồn hết tâm lực cho những việc đó. Chúng có vai trò giống như một bức màn: họ sẽ không chết, ít nhất là lúc này. Sau đó thì... "khi nào tới hẵng hay".

Người ta sợ tình dục vì có dính đến quá nhiều ghen tuông. Những trải nghiệm trong cuộc sống của họ đã đủ cay đắng. Họ đã yêu và đã mất, và họ thực sự không muốn nhắc đến đề tài đó - nó làm họ đớn đau.

Đối với đồng tiền cũng vậy, vì đồng tiền trực tiếp phân định địa vị xã hội. Thế nên nếu có 20 người cùng ngồi vào bàn, lập tức các bạn có thể sắp xếp họ theo thứ bậc; lúc này không còn sự tương đồng, bình đẳng nữa. Rồi sẽ có những người giàu có hơn bạn, có người nghèo hơn bạn, và bỗng nhiên các bạn thấy mình không còn là bạn bè nữa mà đã trở thành kẻ thù của nhau mất rồi, vì các bạn đang giành giật cũng những đồng tiền nọ. Các bạn không phải là bạn bè, các bạn là đối thủ của nhau, là kẻ thù của nhau.

Vì thế mà vào lúc ăn uống bạn không có thứ bậc, địa vị, không có vật lộn như trong cuộc sống thường nhật. Bạn muốn có một khoảnh khắc quên hết những thứ đó đi. Bạn chỉ muốn nói đến những điều tốt đẹp - mà những chuyện đó chỉ là vỏ ngoài mà thôi.

Sao ta không tạo nên một cuộc sống thực sự tốt đẹp? Một cuộc sống mà đồng tiền không phân chia thứ bậc mà chỉ đơn thuần là đem lại càng nhiều cơ hội hơn cho tất cả mọi người? Sao ta không tạo ra một cuộc sống mà tình dục không khiến người ta phải có những trải nghiệm cay đắng, ghen tuông, thất bại; một cuộc sống mà người ta có thể vui thú với tình dục.

Chuyện này thật đơn giản, tôi không thể hiểu tại sao. Nếu tôi yêu một cô gái nào đó mà cô ấy lại thích một người đàn ông khác, chuyện này thực sự là tốt. Nó chẳng ảnh hưởng gì đến tình yêu của tôi cả. Thực ra, tôi còn yêu cô ấy hơn vì cô ấy được nhiều người yêu quý; tôi đã chọn được một cô gái đẹp. Sẽ thật tệ nếu tôi yêu một cô gái mà chỉ có mình tôi yêu, và cô ấy thì không có được một ai khác trên cả thế giới này yêu mình. Thế thì đúng thật là địa ngục rồi.

Và có gì là sai trái nếu có lúc này lúc khác cô ấy cặp kè với người khác? Một trái tim thấu cảm sẽ thấy hạnh phúc vì cô ấy hạnh phúc. Bạn yêu một người và bạn muốn người đó được hạnh phúc. Nếu cô ấy hạnh phúc bên người khác cũng tốt vậy. Chẳng có vấn đề gì trong chuyện ấy cả.

Một khi chúng ta loại bỏ được những định kiến bấy lâu nhồi nhét trong tâm trí mình - về chuyện một vợ một chồng, về lòng trung thành, chung thủy - mà tất cả đều thật nực cười... khi mà trên thế giới này ngày càng có nhiều người xinh đẹp, sao ta không hòa nhập với nhau? Bạn chơi tennis; như vậy không có nghĩa là bạn phải chơi mãi với một người, chung thủy! Cuộc sống phong phú hơn thế nhiều.

Vậy nên, chỉ cần một chút thấu cảm thì tình yêu sẽ không còn là vấn đề nữa, tình dục không còn là điều cấm kỵ nữa. Cái chết cũng không còn là điều cấm kỵ nữa một khi cuộc sống của bạn không còn vướng mắc, không còn lo sợ; một khi bạn đã chấp nhận cuộc sống của bạn trong sự toàn diện của nó, cái chết không phải là sự chấm dứt của cuộc sống mà là một phần cuộc sống.

Chấp nhận cuộc sống trong sự toàn diện của nó là bạn đã chấp nhận cái chết; nó chỉ là một lúc nghỉ ngơi thôi. Bạn đã làm việc suốt một ngày dài - vậy đêm đến bạn có muốn nghỉ ngơi không?

Có một vài người điên rồ không muốn ngủ. Có lần tôi tình cờ được giới thiệu gặp một người không muốn ngủ. Suốt đêm anh ta cố căng mắt ra để thức. Anh ta sợ rằng nếu mình ngủ rồi sẽ chẳng có gì đảm bảo được là hôm sau anh ta sẽ thức dậy được. Ai có thể đảm bảo được điều đó? Đây thực sự là một bài toán khó - ai có thể đảm bảo  được cho anh ta?

Anh ta muốn có sự đảm bảo là "Tôi sẽ thức dậy. Cái gì có thể đảm bảo được là tôi sẽ không ngủ mãi? - tôi đã thấy nhiều người đi ngủ rồi không bao giờ dậy nữa! Người ta nói là  họ chết, rồi người ta hỏa thiêu người đó. Tôi không muốn bị hỏa thiêu. Thế thì tội gì phải liều? Ngủ là làm liều đấy!". Bây giờ vấn đề lại là giấc ngủ.

Cái chết là một giấc ngủ dài hơn một chút, sâu hơn một chút. Giấc ngủ hàng ngày giúp bạn lấy lại sức để hoạt động tốt hơn và hiệu quả hơn. Mọi mệt mỏi đều tan biến, bạn lại trẻ trung, khỏe khoắn. Cái chết cũng giúp bạn như vậy nhưng ở mức độ sâu hơn. Nó thay đổi thân xác cho bạn vì lúc này cơ thể bạn không thể hồi phục bằng giấc ngủ thường nhật; nó đã quá già. Nó cần có một thay đổi thực sự, nó cần một cơ thể mới. Năng lượng sống của bạn cần một thân xác mới.

Một khi bạn chấp nhận cuộc sống trong sự toàn diện của nó, bạn chấp nhận cái chết là một phần của cuộc sống. Lúc đó cái chết không phải là điều trái ngược của sự sống, mà chỉ là một người giúp việc, giống như giấc ngủ vậy. Cuộc sống của bạn là mãi mãi. Cơ thể thì không, nó cần được thay đổi. Nó sẽ già đi, và có một cơ thể mới sẽ tốt hơn là cứ lê lết mãi tuổi già.

Đối với tôi, một người hiểu biết sẽ không có vướng mắc gì cả. Người đó luôn nhìn thấy rõ ràng - và mọi vấn đề biến mất. Chỉ có sự im lặng bao trùm còn lại phía sau, sự im lặng của cái đẹp tuyệt mỹ và lòng tri ân vĩ đại.
































Osho yêu quý,

Tại sao đồng tiền lại trở thành gánh nặng đến vậy? Dường như khi ta có tiền, hoặc là ta thấy mình có tội, và vì thế mà không dám tiêu xài, hoặc là ta sẽ thấy mình bất an, và thế là cứ mãi bị lệ thuộc vào nó.Rõ ràng là nó ảnh hưởng đến tất cả mọi thứ xoay quanh trục quyền lực và tự do. Điều làm người ta hết sức tò mò là, nhắc đến chuyện tiền bạc là điều cấm kỵ như chuyện tình dục hay cái chết trên bàn ăn. Xin ông hãy giải thích.

Đồng tiền là gánh nặng vì một lý do đơn giản là chúng ta đã không thể đưa ra được một hệ thống lành mạnh mà trong đó đồng tiền chỉ có thể là kẻ đầy tớ cho toàn nhân loại chứ không phải là ông chủ của một số ít những kẻ tham lam.

Đồng tiền là gánh nặng vì trong con người đầy lòng tham; nếu không, đồng tiền cũng chỉ là một phương tiện đơn giản để trao đổi hàng hóa, một phương tiện hoàn hảo. Nó chẳng làm gì sai trái cả, thế nhưng với cách chúng ta sử dụng nó,mọi thứ dường như đều trở nên sai trái.

Nếu bạn không có tiền, bạn sẽ bị lên án; cả cuộc đời bạn bị đè nặng bởi một lời nguyền, cả cuộc đời bạn vùng vẫy bằng mọi cách để có tiền.

Còn nếu bạn có tiền, bạn cũng chẳng thể thay đổi được điều cơ bản là: bạn muốn có nhiều hơn nữa, mà bao nhiêu cho đủ cái nhiều hơn nữa ấy? Và cuối cùng, khi bạn đã có quá nhiều tiền - dù là vẫn chưa đủ, vì sẽ không bao giờ đủ, nhưng lại nhiều hơn bất kỳ ai trên thế giới này - lúc đó bạn bắt đầu cảm thấy có tội, bởi những phương tiện mà bạn đã sử dụng để tích lũy đống tiền đó thật kinh hoàng, vô nhân đạo và đầy bạo lực. Để có tiền, bạn đã bóc lột, hút máu người ta, biến thành một loài ký sinh. Thế mà giờ đây, bạn đã có tiền, mà chính đồng tiền đó lại nhắc bạn nhớ về tất cả những tội lỗi mà bạn đã làm để có được nó.

Điều này tạo ra hai loại người: một loại bắt đầu đem tiền đi cho các tổ chức nhân đạo để thoát tội. Họ đang làm việc thiện, họ đang làm "công việc của Chúa". Họ mở bệnh viện và trường học. Tất cả những gì họ đang cố làm chỉ là để giúp mình khỏi phát điên vì cảm giác tội lỗi. Tất cả những bệnh viện đó, những trường học đó (xét về mặt công trình kiến trúc thôi), những tổ chức từ thiện đó, đều là thành quả của những kẻ có tội.

Thí dụ, giải thưởng Nobel được sáng lập bởi kẻ đã kiếm bộn tiền trong Thế chiến thứ nhất bằng cách tạo ra thuốc nổ. Thế chiến thứ nhất diễn ra với toàn bộ phương tiện do ngài Nobel cung cấp. Và ông ta đã kiếm bạc triệu...! Cả hai phe đều sử dụng cùng một nguồn cung cấp vật liệu chiến tranh; ông ta chính là người duy nhất sản xuất vật liệu chiến tranh trên diện rộng. Vậy là, dù kẻ bỏ mạng có là ai chăng nữa thì tên giết người vẫn là ông ta. Dù cho ông ta theo phe này hay phe kia; dù người bị giết có là ai thì cũng đều chết dưới làn bom đạn của ông ta.

Vì thế mà, về già, khi ông ta đã thu đủ số tiền mà một con người có thể có được trên thế giới này, ông ta bắt đầu sáng lập giải thưởng Nobel. Nó còn bao gồm cả một giải thưởng Hòa bình - được trao bởi một kẻ đã làm tiền trên chiến tranh! Người nào hoạt động vì hòa bình, người đó có thể được trao giải thưởng Nobel. Nó còn được trao cho những người có phát minh khoa học vĩ đại, những nghệ sĩ tài hoa, những phát minh sáng tạo.

Và cùng với giải Nobel là món tiền thưởng - hiện nay món tiền này đã là gần 250 ngàn đôla. Giải thưởng danh giá nhất, với 250 ngàn đôla tiền thưởng; và món tiền thưởng này ngày càng phình lên vì đồng tiền ngày càng mất giá. Và để giữ cho được gia tài đó, người ta đưa ra quy định là tát cả các giải thưởng Nobel trao tặng hàng năm chỉ được rút ra từ tiền lãi. Khoản tiền gốc vẫn được giữ nguyên, và sẽ mãi mãi còn nguyên như vậy. Hàng năm số tiền đó sinh lợi nhiều đến mức người ta có thể trao tới 20 giải thưởng Nobel mỗi năm.

Một số những công việc từ thiện thực ra là nỗ lực nhằm rửa cho sạch tội của mình mà thôi - nói theo nghĩa đen là như thế. Khi Pontius Pilate ra lệnh đóng định Jesus trên cây thập tự, việc đầu tiên ông ta làm là rửa tay. Thật lạ! Việc ra lệnh hành hình Chúa Jesus có làm tay ông ta bẩn đâu, thế thì tại sao lại rửa tay? Điều này có nghĩa là: ông ta thấy mình mắc tội. Phải mất hai ngàn năm loài người mới hiểu được điều này, bởi hai ngàn năm qua chẳng ai màng đến hay đoái hoài chuyện tại sao Pontius Pilate rửa tay. Chính Sigmund Freud là người phát hiện ra rằng ai cảm thấy mình có tội cũng đều có hành động rửa tay như vậy. Hành động này mang tính hình tượng... cứ như là đôi bàn tay họ đang nhuốm đầy máu vậy.

Thế nên, khi bạn có tiền, nó gây ra tội lỗi. Một là bạn rửa tay bằng cách giúp đỡ cho các tổ chức từ thiện, mà điều này thì được các tôn giáo tận dụng triệt để. Họ lợi dụng tội lỗi của bạn, nhưng họ vẫn nâng đỡ cho cái tôi của bạn, thì thầm vào tai bạn rằng bạn đang làm những công việc tâm linh vĩ đại; chỉ là họ đang cố an ủi những kẻ phạm tội mà thôi.

Cách thứ nhất là cách mà các tôn giáo vẫn làm. Cách thứ hai là khi người ta thấy mình có tội, họ sẽ phát điên hoặc tự kết liễu đời mình. Sự tồn tại của họ trở thành nỗi thống khổ. Mỗi hơi thở trở nên nặng nề không chịu nổi. Và điều lạ lùng là họ đã làm lụng suốt cuộc đời mình để có được đống tiền đó, bởi chính xã hội khuấy lên trong họ ham muốn giàu sang và quyền lực. Và tiền bạc đem lại quyền lực; nó có thể mua được mọi thứ, chỉ trừ một vài thứ. Mà có ai thèm để tâm đến những thứ không mua được ấy.

Thiền định không thể mua được, tình yêu không thể mua được, tình bạn không thể mua được, lòng tri ân không thể mua được - nhưng không ai quan tâm đến những điều này cả. Còn tất cả những thứ khác, cả thế giới vật chất kia, đều có thể mua được bằng tiền. Và thế là những đứa trẻ bắt đầu leo lên những nấc thang tham vọng, và nó biết rằng có tiền là có tất cả. Vậy là xã hội đã nuôi dưỡng ý niệm về tham vọng, về quyền lực, về sự giàu có.

Thật là một xã hội sai lầm. Nó tạo ra những con người mang tâm lý bệnh hoạn và điên cuồng. Và khi những con người đó đã đạt đến cái đích mà xã hội và hệ thống giáo dục đặt ra cho họ, họ thấy mình cùng đường. Con đường chấm dứt ở đó; không còn gì hơn nữa. Thế là, hoặc họ trở thành kẻ mộ sát rởm đời, hoặc là lao vào cơn điên dại, tự sát, và tự hủy hoại bản thân mình. 

Đồng tiền là một điều tốt đẹp nếu nó không rơi vào tay của riêng ai, nếu nó là một phần của cộng đồng, một phần của các xã hội, và xã hội chăm lo cho tất cả mọi người. Mọi người cùng làm, cùng góp sức, nhưng không được trả bằng tiền mà bằng sự kính trọng, bằng tình yêu, bằng sự tri ân, và được chu cấp mọi nhu cầu thiết yếu cho cuộc sống.

Đồng tiền không nên nằm trong tay của riêng ai; nếu không, nó sẽ gây ra vấn đề gánh nặng tội lỗi. Và đồng tiền có thể làm cho cuộc sống người ta giàu có. Nếu cộng đồng nắm giữ đồng tiền, cộng đồng có thể đem lại cho bạn mọi tiện nghi bạn cần, sự giáo dục, mọi khía cạnh sáng tạo của cuộc sống. Xã hội sẽ giàu lên mà không ai phải thấy mình có tội. Và vì xã hội đã giúp bạn rất nhiều, bạn cũng sẽ mong muốn được đáp lại bằng sự phục vụ của mình.

Nếu bạn là bác sĩ, nhà phẫu thuật, bạn sẽ làm việc hết mình, bởi chính xã hội đã giúp cho bạn trở thành nhà phẫu thuật tài ba nhất, đem lại cho bạn sự giáo dục, mọi tiện nghi, chăm lo cho bạn từ lúc còn trong trứng nước. Chính vì thế mà tôi đã nói, trẻ con cần phải thuộc về cộng đồng, và cộng đồng phải chăm lo mọi việc.

Và tất cả những gì do con người tạo ra sẽ không bị một cá nhân nào chiếm giữ mà sẽ trở thành tài sản chung của cộng đồng. Tài sản đó sẽ được dùng để phục vụ cho bạn, nhưng không nằm trong tay bạn. Nó sẽ không biến bạn thành kẻ tham lam; nó sẽ giúp bạn sáng tạo hơn, độ lượng hơn, biết tri ân hơn, và nhờ thế mà xã hội ngày càng tốt đẹp hơn. Lúc đó đồng tiền không thành vấn đề nữa. Các cộng đồng có thể sử dụng đồng tiền như một phương tiện trao đổi, vì mỗi cộng đồng không thể tự chu cấp cho mình mọi nhu cầu cần thiết. Nó có thể mua những thứ mình cần từ một cộng đồng khác; và tiền sẽ được sử dụng làm phương tiện trao đổi - nhưng là sự trao đổi giữa cộng đồng với cộng đồng  chứ không phải là giữa cá nhân với cá nhân, nhằm chu cấp cho cộng đồng đó những thứ nó không có. Lúc đó, đồng tiền giữ được chức năng cơ bản của nó, nhưng người sở hữu nó không phải là cá nhân mà là tập thể.

Bạn nhìn thấy người ta làm từ thiện, nhưng bạn không thấy được tiền để làm từ thiện đó đâu ra và tại sao lại có nó. Tại sao cần phải có công tác từ thiện? Tại sao chúng ta lại để xảy ra chuyện trẻ con bị bỏ rơi và người nghèo đi xin ăn? Và, tại sao lại có những người sẵn lòng cống hiến tiền bạc và cả cuộc đời họ cho công tác từ thiện và giúp đỡ người nghèo? 

Bề mặt mọi việc dường như là đúng bởi chúng ta đã sống trong kiểu cấu trúc này quá lâu rồi; nếu không thì chuyện này đã thật lố bịch. Không có đứa trẻ nào sinh ra là trẻ mồ côi nếu nó thuộc về cộng đồng, và nếu cộng đồng sở hữu mọi thứ thì sẽ chẳng có ai phải đi ăn mày; chúng ta sẽ cùng nhau chia sẻ những gì mình có. Thế nhưng lúc đó tôn giáo sẽ không còn cơ sở nào để mà lợi dụng nữa. Sẽ chẳng còn người nghèo cho họ an ủi, sẽ chẳng còn người giàu để họ giúp xóa tội. Chính vì thế mà tất cả bọn họ đều chống đối tôi quyết liệt đến vậy.

Công việc của tôi tựa như công việc của một kẻ đào mộ, cứ mãi đào những ngôi mộ dát đá hoa cương và lôi hết xương cốt phơi bày trên mặt đất. Không ai muốn nhìn thấy những bộ xương đó. Người ta sợ hài cốt. Tôi có một người bạn là sinh viên y khoa và tôi thường ở trọ trong phòng ký túc xá với anh mỗi khi có dịp đến đấy. Một ngày nọ, lúc ấy đã khá khuya rồi, chúng tôi nói với nhau đủ mọi chuyện trên đời, rồi không biết làm thế nào mà câu chuyện lại chuyển hướng sang đề tài ma quỷ. Tôi nói đùa: "Có ma đấy. Thật lạ là cậu chưa được thấy ma".

Cả 15 sinh viên có mặt trong phòng đều lên tiếng: "Không, bọn tôi không tin có ma. Bọn tôi đã mổ biết bao nhiêu tử thi mà có thấy hồn mã nào đâu, làm gì có chuyện ma với chả mãnh".

Thế là tôi bàn với anh bạn của tôi. Trong phòng phẫu thuật có rất nhiều hài cốt, ngoài ra còn có một phòng khám nghiệm tử thi của những người ăn mày bị chết hoặc những người tự tử - đây là một thành phố lớn, là thủ đô của một nước. Hai phòng này nằm liền kề nhau. Phía bên này là hài cốt, nửa bên kia là tử thi. Và có ai thèm để ý đến xác chết của những kẻ ăn mày thế này thế khác? - cứ lúc nào có thời gian là các giáo sư sẽ lại đi mổ xác và quyết định.

Tôi bảo anh bạn tôi: "Cậu làm thế này nhé, tối mai, cậu vào nhà xác và nằm lên cáng cùng với những thi thể khác, rồi tôi dắt mấy người bạn của cậu đến. Cậu không cần làm gì cả. Trong lúc bọn tôi nói chuyện, cậu chỉ việc ngồi dậy. Chỉ việc chuyển từ tư thế nằm sang tư thế ngồi thôi".

Chuyện này quá đơn giản, không có gì khó khăn cả. "Tôi sẽ làm", anh nói.

Thế nhưng, có một vấn đề khác nảy sinh, mọi chuyện trở nên hết sức phức tạp. Chúng tôi đi vào phòng mổ, và anh bạn tôi thì đang nằm đó. Đúng lúc chúng tôi bước vào thì anh ngồi bật dậy, và 15 người sinh viên đi cùng tôi bắt đầu run rẩy. Họ không dám tin vào mắt mình, làm sao mà một xác chết có thể...!

Nhưng chuyện ấy đã xảy ra vì đúng là có một xác chết thật bật dậy vào đúng lúc đó. Thế là anh bạn đang giả vờ làm xác chết của tôi lao ra và la lên, "Có ma thật đấy các cậu ơi! Nhìn cái xác kia kìa!".

Có chút hiểu lầm: người đàn ông đó bị bất tỉnh và được đưa vào bệnh viện trong đêm nên người ta chuyển tạm ông ta đến khu vực nhà xác. Rồi ông này tỉnh lại và ngồi dậy. Thấy nhiều người đứng quanh đó, ông ta nghĩ hẳn là trời đã sáng và lên tiếng hỏi chuyện gì đang diễn ra. Ngay cả tôi mới đầu cũng không hiểu nổi chuyện gì đang diễn ra, vì tôi chỉ yêu cầu có một người đến cái nhà xác này để giả ma mà thôi. Còn người thứ hai này...! Chúng tôi đóng cửa và ra về. Người kia la lên: "Này này, đợi với, tôi còn sống mà! Sao lại đưa tôi vô đây?".

Chúng tôi đóng cửa và nói: "Không phải việc của chúng tôi" rồi bỏ về. Thật khó mà thuyết phục được anh bạn giả ma của tôi là người kia không phải ma thật, chỉ là hiểu lầm thôi. Anh nói: "Không bao giờ có chuyện đó xảy ra nữa đâu! May mà cái người đó chỉ ngồi dậy đúng lúc các cậu đến. Ông ta mà dậy lúc chỉ có mình tôi ở đó thì chắc là tôi sợ quá mà chết rồi!".

Nếu bạn cứ cố đào đến cái gốc rễ xấu xí không ai muốn trông thấy thì... Đó chính là lý do tại sao những từ như "tình dục", "cái chết" hay "tiền bạc" trở thành những điều cấm kỵ. Bạn có thể nói đủ mọi chuyện chung quanh những vấn đề đó, nhưng với điều kiện là ta đã đè nén nó xuống thật sâu và không muốn ai đào nó lên cả. Ta sợ cái chết vì ta biết rằng mình sẽ chết, mà ta thì không muốn chết. Ta cứ muốn nhắm mãi mắt vậy. Ta muốn sống trong một trạng thái kiểu như "mọi người sẽ chết, nhưng tôi thì không". Đó là tâm lý thông thường của tất cả mọi người: "Tôi sẽ không chết đâu".

Nhắc đến cái chết là một điều cấm kỵ. Nó khiến người ta sợ hãi vì nó nhắc họ nhớ đến cái chết của chính họ. Họ còn phải lo nhiều việc khác, và cái chết đến lúc nào không hay. Thế mà họ vẫn muốn dồn hết tâm lực cho những việc đó. Chúng có vai trò giống như một bức màn: họ sẽ không chết, ít nhất là lúc này. Sau đó thì... "khi nào tới hẵng hay".

Người ta sợ tình dục vì có dính đến quá nhiều ghen tuông. Những trải nghiệm trong cuộc sống của họ đã đủ cay đắng. Họ đã yêu và đã mất, và họ thực sự không muốn nhắc đến đề tài đó - nó làm họ đớn đau.

Đối với đồng tiền cũng vậy, vì đồng tiền trực tiếp phân định địa vị xã hội. Thế nên nếu có 20 người cùng ngồi vào bàn, lập tức các bạn có thể sắp xếp họ theo thứ bậc; lúc này không còn sự tương đồng, bình đẳng nữa. Rồi sẽ có những người giàu có hơn bạn, có người nghèo hơn bạn, và bỗng nhiên các bạn thấy mình không còn là bạn bè nữa mà đã trở thành kẻ thù của nhau mất rồi, vì các bạn đang giành giật cũng những đồng tiền nọ. Các bạn không phải là bạn bè, các bạn là đối thủ của nhau, là kẻ thù của nhau.

Vì thế mà vào lúc ăn uống bạn không có thứ bậc, địa vị, không có vật lộn như trong cuộc sống thường nhật. Bạn muốn có một khoảnh khắc quên hết những thứ đó đi. Bạn chỉ muốn nói đến những điều tốt đẹp - mà những chuyện đó chỉ là vỏ ngoài mà thôi.

Sao ta không tạo nên một cuộc sống thực sự tốt đẹp? Một cuộc sống mà đồng tiền không phân chia thứ bậc mà chỉ đơn thuần là đem lại càng nhiều cơ hội hơn cho tất cả mọi người? Sao ta không tạo ra một cuộc sống mà tình dục không khiến người ta phải có những trải nghiệm cay đắng, ghen tuông, thất bại; một cuộc sống mà người ta có thể vui thú với tình dục.

Chuyện này thật đơn giản, tôi không thể hiểu tại sao. Nếu tôi yêu một cô gái nào đó mà cô ấy lại thích một người đàn ông khác, chuyện này thực sự là tốt. Nó chẳng ảnh hưởng gì đến tình yêu của tôi cả. Thực ra, tôi còn yêu cô ấy hơn vì cô ấy được nhiều người yêu quý; tôi đã chọn được một cô gái đẹp. Sẽ thật tệ nếu tôi yêu một cô gái mà chỉ có mình tôi yêu, và cô ấy thì không có được một ai khác trên cả thế giới này yêu mình. Thế thì đúng thật là địa ngục rồi.

Và có gì là sai trái nếu có lúc này lúc khác cô ấy cặp kè với người khác? Một trái tim thấu cảm sẽ thấy hạnh phúc vì cô ấy hạnh phúc. Bạn yêu một người và bạn muốn người đó được hạnh phúc. Nếu cô ấy hạnh phúc bên người khác cũng tốt vậy. Chẳng có vấn đề gì trong chuyện ấy cả.

Một khi chúng ta loại bỏ được những định kiến bấy lâu nhồi nhét trong tâm trí mình - về chuyện một vợ một chồng, về lòng trung thành, chung thủy - mà tất cả đều thật nực cười... khi mà trên thế giới này ngày càng có nhiều người xinh đẹp, sao ta không hòa nhập với nhau? Bạn chơi tennis; như vậy không có nghĩa là bạn phải chơi mãi với một người, chung thủy! Cuộc sống phong phú hơn thế nhiều.

Vậy nên, chỉ cần một chút thấu cảm thì tình yêu sẽ không còn là vấn đề nữa, tình dục không còn là điều cấm kỵ nữa. Cái chết cũng không còn là điều cấm kỵ nữa một khi cuộc sống của bạn không còn vướng mắc, không còn lo sợ; một khi bạn đã chấp nhận cuộc sống của bạn trong sự toàn diện của nó, cái chết không phải là sự chấm dứt của cuộc sống mà là một phần cuộc sống.

Chấp nhận cuộc sống trong sự toàn diện của nó là bạn đã chấp nhận cái chết; nó chỉ là một lúc nghỉ ngơi thôi. Bạn đã làm việc suốt một ngày dài - vậy đêm đến bạn có muốn nghỉ ngơi không?

Có một vài người điên rồ không muốn ngủ. Có lần tôi tình cờ được giới thiệu gặp một người không muốn ngủ. Suốt đêm anh ta cố căng mắt ra để thức. Anh ta sợ rằng nếu mình ngủ rồi sẽ chẳng có gì đảm bảo được là hôm sau anh ta sẽ thức dậy được. Ai có thể đảm bảo được điều đó? Đây thực sự là một bài toán khó - ai có thể đảm bảo  được cho anh ta?

Anh ta muốn có sự đảm bảo là "Tôi sẽ thức dậy. Cái gì có thể đảm bảo được là tôi sẽ không ngủ mãi? - tôi đã thấy nhiều người đi ngủ rồi không bao giờ dậy nữa! Người ta nói là  họ chết, rồi người ta hỏa thiêu người đó. Tôi không muốn bị hỏa thiêu. Thế thì tội gì phải liều? Ngủ là làm liều đấy!". Bây giờ vấn đề lại là giấc ngủ.

Cái chết là một giấc ngủ dài hơn một chút, sâu hơn một chút. Giấc ngủ hàng ngày giúp bạn lấy lại sức để hoạt động tốt hơn và hiệu quả hơn. Mọi mệt mỏi đều tan biến, bạn lại trẻ trung, khỏe khoắn. Cái chết cũng giúp bạn như vậy nhưng ở mức độ sâu hơn. Nó thay đổi thân xác cho bạn vì lúc này cơ thể bạn không thể hồi phục bằng giấc ngủ thường nhật; nó đã quá già. Nó cần có một thay đổi thực sự, nó cần một cơ thể mới. Năng lượng sống của bạn cần một thân xác mới.

Một khi bạn chấp nhận cuộc sống trong sự toàn diện của nó, bạn chấp nhận cái chết là một phần của cuộc sống. Lúc đó cái chết không phải là điều trái ngược của sự sống, mà chỉ là một người giúp việc, giống như giấc ngủ vậy. Cuộc sống của bạn là mãi mãi. Cơ thể thì không, nó cần được thay đổi. Nó sẽ già đi, và có một cơ thể mới sẽ tốt hơn là cứ lê lết mãi tuổi già.

Đối với tôi, một người hiểu biết sẽ không có vướng mắc gì cả. Người đó luôn nhìn thấy rõ ràng - và mọi vấn đề biến mất. Chỉ có sự im lặng bao trùm còn lại phía sau, sự im lặng của cái đẹp tuyệt mỹ và lòng tri ân vĩ đại.































HÃY TÌM LẠI CHÍNH MÌNH BẰNG SỰ THỨC TÌNH MỤC ĐÍCH SỐNG

Nhân loại đã thực sự sẵn sàng cho một quá trình chuyển biến nhận thức , một quá trình nở hoa sâu sắc và triệt để của tâm thức đến độ , so với quá trình này thì việc cây cỏ nở hoa 114 triệu năm trước đây , dù cho đẹp đến mấy thì đấy cũng chỉ là sự phản ánh nhạt nhòa ? Liệu con người có thể từ bỏ tầng tầng lớp lớp những cách nghĩ bị bó buộc cũ và trở nên giống như những tinh thể pha lê trong suốt để ánh sang nhận thức xuyên qua dễ dàng ?

Liệu con người có thể thoát ra khỏi trường hấp dẫn của chủ nghĩa vật chất , thoát ra khỏi tình trạng tự đồng nhất mình với hình tướng ?

Khả năng chuyển hóa này cũng là thông điệp chính của những giáo lý sâu sắc để khai thị cho con người .Những người phát đi thông điệp này – như Đức Phật , chúa Jesus và nhiều người khác – là những bông hoa đầu tiên của nhân loại . Họ là những vị Thầy tiên phong , rất hiếm hoi và quý giá vô cùng . Tuy vậy , một sự chuyển hóa rộng khắp chưa thể xảy ra vào thời điểm đó được , nên thông điệp của họ bị bóp méo đi rất nhiều . Ngoại trừ ở một số ít người , tâm thức của con người thời ấy nói chung chưa được chuyển hóa nhiều

Bây giờ thì nhân loại đã sẵn sàng để chuyển hóa chưa ? tại sao lúc này mới thật là thời cơ ? Ban có thể làm gì để thúc đẩy quá trình chuyển hóa nội tại này ? Đặc điểm của nhận thức cũ đầy tính bản ngã là gì và đâu là dấu hiệu của một tâm thức mới đang trổi dậy ?

Những câu hỏi này và một số câu hỏi khác sẽ được đề cập trong cuốn sách này . Quan trọng hơn , quyển sách cũng chính là một công cụ có tính chuyển hóa , xuất phát từ một nhận thức mới đầy tính nổi dậy . Những ý tưởng và khái niệm ở đây tuy quan trọng , nhưng đó cũng là thứ yếu . Chính những tấm bảng chỉ đường giúp bảng chỉ đường giúp bạn đi đến trạng thái thức tỉnh . Trong lúc đọc quyển sách này , một sự chuyển hóa sẽ xảy ra trong bạn

Mục đích chính của quyển sách không phải là để cung cấp thêm thông tin hay những niềm tin mù quáng cho trí năng của bạn , hay cố thuyết phục bạn về một điều gì đó , mà nó mang đến cho bạn một sự chuyển hóa trong nhận thức , tức là thức tỉnh bạn ra khỏi những dòng suy nghĩ miên man ở trong đầu

Nếu được như vậy thì bạn sẽ không chỉ thấy cuốn sách này là “thú vị” . Vì “thú vị” có nghĩa là bạn còn đứng ở bên ngoài , tìm vui với những ý nghĩ , và khái niệm ở trong đầu bạn để tu duy rằng mình đồng ý hay không đồng ý với cuốn sách .

Vì cuốn sách này được viết cho bạn , do đó cuốn sách hoặc rất vô nghĩa đối với bạn , hoặc nó làm cho nhận thức của bạn có sự thay đổi lớn . Tuy nhiên cuốn sách này chỉ có thể thức tỉnh những người đã sẵn sang để tỉnh thức

Tuy nhiên khi có một người vừa tỉnh thức thì biến cố này sẽ tạo nên một quán tính trong tâm thức của tập thể , giúp cho sự tỉnh thức xảy ra dễ dàng hơn ở những người khác . Nếu trong lúc này bạn chưa rõ tỉnh thức nghĩa là gì , thì bạn cũng không cần bận tâm nhiều vể nghĩa của từ ấy , hãy cứ tiếp tục đọc và trong bạn có sự tỉnh thức , thì bạn sẽ hiểu “ tỉnh thức “ có nghĩa là gì

Quá trình tỉnh thức một khi đã bắt đầu ở trong bạn rồi thì không thể đảo ngược lại ; và để cho quá trình này được bắt đầu ,bạn chỉ cần trải qua trạng thái thức tỉnh – dù chỉ tong môt thoáng chốc

Đối với một số người thì một thoáng chốc của trạng thái thức tỉnh đó sẽ xảy đến khi họ đọc cuốn sách này . Còn đối với những người khác thì cuốn sách sẽ giúp họ nhận ra rằng quá trình tỉnh thức đã xảy ra ở trong họ rồi , nhưng bây giờ họ mới nhận ra .

Ở một số người thì quá trình tỉnh thức chỉ xảy ra khi họ gặp phải những mất mát hay khổ đau lớn

Trong khi ở những người khác , là khi họ tiếp xúc với những bậc Thầy hay những giáo lý về tâm linh , hay do đọc cuốn “ Sức mạnh của Hiện tại “ hay những cuốn sách có giá trị tâm linh sống động khác . Hoặc có thể là sự tổng hợp của tất cả những điều ấy . Tuy nhiên , một khi sự thức tỉnh đã bắt đầu ở trong bạn thì cuốn sách này sẽ giúp cho bạn đẩy nhanh và gia tăng cường độ tỉnh thức

Điều căn bản nhất của quá trình thức tỉnh là :

Nhận ra sự mê mờ đang tồn tại trong bạn

Nhận diện bản ngã của bạn khi nó đang nói , đang nghĩ , đang làm một việc nào đó

Nhận ra thói quen suy nghĩ đầy tính băng hoại trong tâm thức của tập thể đang thẩm thấu vào mọi khía cạnh của đời sống , kéo dài thêm tình trạng chưa thức tỉnh

Đó là lý do tôi viết quyển sách này : để nêu lên những khía cạnh chính của bản ngã và cách bản ngã hoạt động trong bạn cũng như trong tâm thức tập thể . Điều này có ý nghĩa quan trọng , vì hai lý do chính .

Trước hết , nếu bạn không nhận ra được những cơ cấu hoạt động của bản ngã , bạn sẽ không nhận diện được nó , và sẽ nhầm lẫn mà liên tục tự đồng hóa mình với bản ngã , tức là vô tình bạn để cho bản ngã chứ ngự lấy bạn , mạo danh là bạn

Thứ hai , tự than việc nhận diện bản ngã ở trong bạn chính là một trong những phương cách giúp cho sự tỉnh thức ở trong bạn được diễn ra . Khi bạn nhận ra sự mê lầm của mình , thì cái làm cho sự nhận biết ấy có thể diễn ra chính là thứ nhận thức mới đang trỗi dậy , đó cũng chính là tỉnh thức .

như ta không thể đấu tranh lại bong tối , hay chống đối lại sự mê mờ . Điều mà ta cần làm là mang ánh sáng của nhận thức vào những nơi tối tăm này

Và bạn chính là Ánh sang đó

Bài đăng phổ biến

Lưu trữ Blog