Thông điệp yêu thương từ MẶT TRỜI TÂM THỨC

CÁC BẬC THẦY CHỨNG NGỘ CỦA THẾ KỶ 20 -21

XỨ SỞ GIÂY PHÚT HIỆN TẠI

XỨ SỞ GIÂY PHÚT HIỆN TẠI

Quảng cáo online

Chữ chạy

Chào mừng bạn đến với blog MẶT TRỜI TÂM THỨC Email : mattroitamthuc@yahoo.com - Phone 0903070348

Quảng cáo thay đổi

Truyện cười

CHÀO MỪNG CÁC BẠN ĐANG ĐẾN VỚI PHÚT GIÂY HIỆN TẠI

Giây phút hiện tại

Sống trong giây phút hiện tại là một phép lạ. Phép lạ không phải là để đi trên mặt nước.
Phép lạ là đi trên trên hành tinh xanh xinh đẹp này trong trong giây phút hiện tại, biết trân quý sự bình an và vẻ đẹp có sẵn ngay bây giờ.

Thứ Hai, 12 tháng 12, 2011

Người chứng ngộ - Thầy - Cứu tinh

Đây là câu hỏi: Cái gì là khác biệt giữa người chứng ngộ, thầy, và cứu tinh? điều có liên quan tới câu hỏi này. Người chứng ngộ là người đã về tới nhà, với người đó mọi vấn đề đã biến mất, người không còn vấn đề nào để giải quyết, người chỉ phải sống, cuộc sống của người đó không còn bị nặng gánh bởi bất kì câu hỏi nào, người có cuộc sống là tuyệt đối phi trọng lượng. Nhưng mọi người chứng ngộ không nhất thiết là thầy. Trong một trăm người chứng ngộ nhiều nhất một hay hai người sẽ trở thành thầy. Người chứng ngộ là người đã về tới nhà và thầy là người có từ bi với người khác và muốn giúp họ. Nhưng thầy là người quan tâm chỉ tới các cá nhân, thầy có quan hệ với các cá nhân - người đây, người kia - thầy không có ý tưởng nào về xã hội. Đây là thầy.

Cứu tinh là người có từ bi với toàn thể xã hội. Ông ấy không lo nghĩ về các cá nhân nhưng coi toàn thể xã hội như một đơn vị. Ở phương Đông người chứng ngộ đã tồn tại và thầy đã tồn tại nhưng không bao giờ có cứu tinh. Cứu tinh không phải là khái niệm phương Đông chút nào. Phật không phải là cứu tinh, Mahavir không phải, Krishna cũng không phải. Họ là thầy, thầy hoàn hảo; cách tiếp cận của họ là tới cá nhân, trực tiếp, cá thể. Jesus là cứu tinh, Moses cũng vậy, Mohammed cũng vậy. Cách tiếp cận của họ không phải là cá nhân, cách tiếp cận của họ là xã hội, cộng đồng. Họ quan tâm tới thay đổi toàn thể nhân loại. Do Thái giáo, Ki tô giáo, Hồi giáo, tất cả đều theo cứu tinh; Hindu giáo, Phật giáo, Jaina giáo là không theo cứu tinh.
Mọi tôn giáo phương Đông cơ bản đều nói rằng xã hội không tồn tại - chỉ cá nhân tồn tại. Và mọi tôn giáo phương Tây đều nói rằng cá nhân chỉ là một phần của xã hội; điều thực là xã hội, nhóm. Nhóm tồn tại, không phải cá nhân. Cá nhân chỉ tồn tại trong nhóm. Cả hai đều đúng theo một cách nào đó vì cả hai là đúng một nửa. Cá nhân và xã hội cả hai cùng tồn tại - cá nhân không thể tồn tại mà không có xã hội mà xã hội không thể tồn tại nếu không có cá nhân. Bạn có thể quan niệm về xã hội mà cá nhân không tồn tại không? Sẽ không có xã hội chút nào. Bạn có thể quan niệm về cá nhân tồn tại mà không có xã hội không? Sẽ không có cá nhân chút nào.
Ngay cả một cá nhân tồn tại trong Himalayas, một mình, ngay cả người đó cũng tồn tại trong xã hội. Người đó được sinh ra từ người mẹ, người đó được nuôi dưỡng lớn lên bởi người bố, người đó sống trong xã hội. Ngay cả ý tưởng rằng người ta phải từ bỏ tất cả và đi lên Himalayas đã được xã hội đặc thù trao cho. Bây giờ ngồi đó trong Himalayas người đó làm gì? Người đó phải đang thiền. Thiền đó được trao cho bởi Patanjali hay Phật. Người đó sẽ làm gì?
Người đó sẽ nghĩ về Thượng đế, suy tư. Thượng đế đó tới từ xã hội. Và trong cốt lõi sâu nhất của bản thể mình, người đó biết rằng xã hội tồn tại. Nếu người đó một ngày nào đó đột nhiên đi tới biết rằng xã hội mà người đó đã rời bỏ đã biến mất hoàn toàn khỏi trái đất, người đó sẽ bị choáng, người đó sẽ bị chấn động, người đó sẽ bắt đầu run rẩy, vã mồ hôi. Người đó sẽ chạy về chỗ đó để xem điều đã xảy ra cho xã hội. Mặc dầu người đó đang sống một mình, theo một cách tinh tế người đó vẫn là một phần của xã hội.
Không cá nhân nào có thể tồn tại mà không có xã hội; không xã hội nào có thể tồn tại mà không có cá nhân. Cho nên cả hai là đúng. Nhưng cách tiếp cận là khác.
Jesus nói rằng toàn thể xã hội có thể đạt tới cứu rỗi. Nếu mọi người muốn đi vào trong nhóm, trong công xã, họ có thể đạt tới cứu rỗi. Phật sẽ nói rằng điều đó là không thể được. Từng người đều phải đi một mình, từng người đều phải đi theo cách riêng của mình, từng người phải đạt tới Thượng đế trong sự một mình. Không nhóm nào có thể đi được. Do đó mọi loại triết lí xã hội đã tới từ Ki tô giáo nhưng ở phương Đông không triết lí xã hội nào đã từng được sinh ra.
Chủ nghĩa cộng sản bắt nguồn từ Ki tô giáo. Đó là cùng ý tưởng về vị cứu tinh. Mặc dầu chủ nghĩa cộng sản nói không có Thượng đế và tôn giáo là thuốc phiện của mọi người, dầu vậy nó vẫn phát triển ra từ cùng ý tưởng: rằng xã hội là quan trọng và có thể đạt tới trạng thái cao hơn. Cá nhân là không liên quan. Chủ nghĩa phát xít, dân chủ xã hội, hay các ý thức hệ khác, tất cả đều được sinh ra ở phương Tây, chúng tất cả đều là một phần của cùng ý tưởng về cứu tinh. 'Cứu tinh' là ý tưởng phương Tây - rằng xã hội có thể có cứu rỗi, rằng nhóm có thể trở nên được sáng tỏ như một nhóm.
Ở phương Đông, thầy đã tồn tại nhưng không có cứu tinh. Jesus có ảnh hưởng nhẹ lên chính trị trong cách nói của ông ấy, có thể đó là lí do tại sao ông ấy đã bị đóng đinh. Phật chưa bao giờ bị đóng đinh bởi vì xã hội chưa bao giờ bị nhiều rắc rối với ông ấy. Ông ấy không nói về xã hội chút nào, ông ấy nói về các cá nhân. Nếu bạn cứ thay đổi cá nhân xã hội có thể yên tâm - không có gì phải lo nghĩ cả. Nhưng khi một người nói người đó định thay đổi toàn xã hội thế thì có sợ.
Có thể đó là lí do tại sao Socrates đã bị đầu độc, Mansoor bị giết, Jesus bị đóng đinh. Không Phật, không Mahavira, không Krishna nào bị giết hay bị đóng đinh hay bị đầu độc. Tại sao? Phải có lí do nào đó. Họ là những người rất nguy hiểm - còn nguy hiểm hơn Jesus, hay ít nhất cũng nguy hiểm như Jesus, nhưng cách tiếp cận của họ là cá nhân. Xã hội không bận tâm về cá nhân. Nếu một cá nhân trở thành thiền nhân điều đó không làm thay đổi toàn xã hội. Điều đó dường như là một giọt nước bị thay đổi trong cả đại dương - ai bận tâm? Nhưng Jesus có một chương trình để đổi mầu toàn thể đại dương. Thế thì tu sĩ và chính khách tất cả đều trở nên sợ hãi; đầu tư của họ lâm nguy và họ bị lật đổ. Họ bị truất ngôi, họ bị nhổ bật rễ.
Cứu tinh tự nhiên có cái gì đó liên quan tới chính trị; thầy chẳng có liên quan gì tới chính trị. Điều đó trở thành vấn đề. Các nhà truyền giáo Ki tô giáo thường tới tôi và nói, 'Điều tốt là giúp cho mọi người thiền, nhưng về xã hội thì sao? Ông đang làm gì cho xã hội? Mọi người đói, chết đói, ốm. Sao ông không nghĩ về làm nhiều bệnh viện, trường học hơn? Sao ông không giúp mọi người để giúp người khác? Chỉ thiền thôi sao? Vâng, điều đó là tốt, người ta trở nên im lặng, nhưng thế có đủ không?' Tôi có thể hiểu được tại sao họ hỏi câu hỏi này. Câu hỏi này tới từ ý tưởng cứu tinh, vị cứu tinh. Thầy phải là vị cứu tinh.
Ở phương Đông, không. Ở phương Đông thầy đơn giản là thầy. Cách tiếp cận của thầy là cá nhân, cách tiếp cận của thầy là thiền thay vì chính trị, cá thể thay vì xã hội. Phương Đông có tâm lí này, phương Tây có tâm lí khác. Điều này phải được hiểu cho dứt khoát.

Trích từ "Đạo: Đường vô lộ - tập 2"
Đây là câu hỏi: Cái gì là khác biệt giữa người chứng ngộ, thầy, và cứu tinh? điều có liên quan tới câu hỏi này. Người chứng ngộ là người đã về tới nhà, với người đó mọi vấn đề đã biến mất, người không còn vấn đề nào để giải quyết, người chỉ phải sống, cuộc sống của người đó không còn bị nặng gánh bởi bất kì câu hỏi nào, người có cuộc sống là tuyệt đối phi trọng lượng. Nhưng mọi người chứng ngộ không nhất thiết là thầy. Trong một trăm người chứng ngộ nhiều nhất một hay hai người sẽ trở thành thầy. Người chứng ngộ là người đã về tới nhà và thầy là người có từ bi với người khác và muốn giúp họ. Nhưng thầy là người quan tâm chỉ tới các cá nhân, thầy có quan hệ với các cá nhân - người đây, người kia - thầy không có ý tưởng nào về xã hội. Đây là thầy.

Cứu tinh là người có từ bi với toàn thể xã hội. Ông ấy không lo nghĩ về các cá nhân nhưng coi toàn thể xã hội như một đơn vị. Ở phương Đông người chứng ngộ đã tồn tại và thầy đã tồn tại nhưng không bao giờ có cứu tinh. Cứu tinh không phải là khái niệm phương Đông chút nào. Phật không phải là cứu tinh, Mahavir không phải, Krishna cũng không phải. Họ là thầy, thầy hoàn hảo; cách tiếp cận của họ là tới cá nhân, trực tiếp, cá thể. Jesus là cứu tinh, Moses cũng vậy, Mohammed cũng vậy. Cách tiếp cận của họ không phải là cá nhân, cách tiếp cận của họ là xã hội, cộng đồng. Họ quan tâm tới thay đổi toàn thể nhân loại. Do Thái giáo, Ki tô giáo, Hồi giáo, tất cả đều theo cứu tinh; Hindu giáo, Phật giáo, Jaina giáo là không theo cứu tinh.
Mọi tôn giáo phương Đông cơ bản đều nói rằng xã hội không tồn tại - chỉ cá nhân tồn tại. Và mọi tôn giáo phương Tây đều nói rằng cá nhân chỉ là một phần của xã hội; điều thực là xã hội, nhóm. Nhóm tồn tại, không phải cá nhân. Cá nhân chỉ tồn tại trong nhóm. Cả hai đều đúng theo một cách nào đó vì cả hai là đúng một nửa. Cá nhân và xã hội cả hai cùng tồn tại - cá nhân không thể tồn tại mà không có xã hội mà xã hội không thể tồn tại nếu không có cá nhân. Bạn có thể quan niệm về xã hội mà cá nhân không tồn tại không? Sẽ không có xã hội chút nào. Bạn có thể quan niệm về cá nhân tồn tại mà không có xã hội không? Sẽ không có cá nhân chút nào.
Ngay cả một cá nhân tồn tại trong Himalayas, một mình, ngay cả người đó cũng tồn tại trong xã hội. Người đó được sinh ra từ người mẹ, người đó được nuôi dưỡng lớn lên bởi người bố, người đó sống trong xã hội. Ngay cả ý tưởng rằng người ta phải từ bỏ tất cả và đi lên Himalayas đã được xã hội đặc thù trao cho. Bây giờ ngồi đó trong Himalayas người đó làm gì? Người đó phải đang thiền. Thiền đó được trao cho bởi Patanjali hay Phật. Người đó sẽ làm gì?
Người đó sẽ nghĩ về Thượng đế, suy tư. Thượng đế đó tới từ xã hội. Và trong cốt lõi sâu nhất của bản thể mình, người đó biết rằng xã hội tồn tại. Nếu người đó một ngày nào đó đột nhiên đi tới biết rằng xã hội mà người đó đã rời bỏ đã biến mất hoàn toàn khỏi trái đất, người đó sẽ bị choáng, người đó sẽ bị chấn động, người đó sẽ bắt đầu run rẩy, vã mồ hôi. Người đó sẽ chạy về chỗ đó để xem điều đã xảy ra cho xã hội. Mặc dầu người đó đang sống một mình, theo một cách tinh tế người đó vẫn là một phần của xã hội.
Không cá nhân nào có thể tồn tại mà không có xã hội; không xã hội nào có thể tồn tại mà không có cá nhân. Cho nên cả hai là đúng. Nhưng cách tiếp cận là khác.
Jesus nói rằng toàn thể xã hội có thể đạt tới cứu rỗi. Nếu mọi người muốn đi vào trong nhóm, trong công xã, họ có thể đạt tới cứu rỗi. Phật sẽ nói rằng điều đó là không thể được. Từng người đều phải đi một mình, từng người đều phải đi theo cách riêng của mình, từng người phải đạt tới Thượng đế trong sự một mình. Không nhóm nào có thể đi được. Do đó mọi loại triết lí xã hội đã tới từ Ki tô giáo nhưng ở phương Đông không triết lí xã hội nào đã từng được sinh ra.
Chủ nghĩa cộng sản bắt nguồn từ Ki tô giáo. Đó là cùng ý tưởng về vị cứu tinh. Mặc dầu chủ nghĩa cộng sản nói không có Thượng đế và tôn giáo là thuốc phiện của mọi người, dầu vậy nó vẫn phát triển ra từ cùng ý tưởng: rằng xã hội là quan trọng và có thể đạt tới trạng thái cao hơn. Cá nhân là không liên quan. Chủ nghĩa phát xít, dân chủ xã hội, hay các ý thức hệ khác, tất cả đều được sinh ra ở phương Tây, chúng tất cả đều là một phần của cùng ý tưởng về cứu tinh. 'Cứu tinh' là ý tưởng phương Tây - rằng xã hội có thể có cứu rỗi, rằng nhóm có thể trở nên được sáng tỏ như một nhóm.
Ở phương Đông, thầy đã tồn tại nhưng không có cứu tinh. Jesus có ảnh hưởng nhẹ lên chính trị trong cách nói của ông ấy, có thể đó là lí do tại sao ông ấy đã bị đóng đinh. Phật chưa bao giờ bị đóng đinh bởi vì xã hội chưa bao giờ bị nhiều rắc rối với ông ấy. Ông ấy không nói về xã hội chút nào, ông ấy nói về các cá nhân. Nếu bạn cứ thay đổi cá nhân xã hội có thể yên tâm - không có gì phải lo nghĩ cả. Nhưng khi một người nói người đó định thay đổi toàn xã hội thế thì có sợ.
Có thể đó là lí do tại sao Socrates đã bị đầu độc, Mansoor bị giết, Jesus bị đóng đinh. Không Phật, không Mahavira, không Krishna nào bị giết hay bị đóng đinh hay bị đầu độc. Tại sao? Phải có lí do nào đó. Họ là những người rất nguy hiểm - còn nguy hiểm hơn Jesus, hay ít nhất cũng nguy hiểm như Jesus, nhưng cách tiếp cận của họ là cá nhân. Xã hội không bận tâm về cá nhân. Nếu một cá nhân trở thành thiền nhân điều đó không làm thay đổi toàn xã hội. Điều đó dường như là một giọt nước bị thay đổi trong cả đại dương - ai bận tâm? Nhưng Jesus có một chương trình để đổi mầu toàn thể đại dương. Thế thì tu sĩ và chính khách tất cả đều trở nên sợ hãi; đầu tư của họ lâm nguy và họ bị lật đổ. Họ bị truất ngôi, họ bị nhổ bật rễ.
Cứu tinh tự nhiên có cái gì đó liên quan tới chính trị; thầy chẳng có liên quan gì tới chính trị. Điều đó trở thành vấn đề. Các nhà truyền giáo Ki tô giáo thường tới tôi và nói, 'Điều tốt là giúp cho mọi người thiền, nhưng về xã hội thì sao? Ông đang làm gì cho xã hội? Mọi người đói, chết đói, ốm. Sao ông không nghĩ về làm nhiều bệnh viện, trường học hơn? Sao ông không giúp mọi người để giúp người khác? Chỉ thiền thôi sao? Vâng, điều đó là tốt, người ta trở nên im lặng, nhưng thế có đủ không?' Tôi có thể hiểu được tại sao họ hỏi câu hỏi này. Câu hỏi này tới từ ý tưởng cứu tinh, vị cứu tinh. Thầy phải là vị cứu tinh.
Ở phương Đông, không. Ở phương Đông thầy đơn giản là thầy. Cách tiếp cận của thầy là cá nhân, cách tiếp cận của thầy là thiền thay vì chính trị, cá thể thay vì xã hội. Phương Đông có tâm lí này, phương Tây có tâm lí khác. Điều này phải được hiểu cho dứt khoát.

Trích từ "Đạo: Đường vô lộ - tập 2"

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét

HÃY TÌM LẠI CHÍNH MÌNH BẰNG SỰ THỨC TÌNH MỤC ĐÍCH SỐNG

Nhân loại đã thực sự sẵn sàng cho một quá trình chuyển biến nhận thức , một quá trình nở hoa sâu sắc và triệt để của tâm thức đến độ , so với quá trình này thì việc cây cỏ nở hoa 114 triệu năm trước đây , dù cho đẹp đến mấy thì đấy cũng chỉ là sự phản ánh nhạt nhòa ? Liệu con người có thể từ bỏ tầng tầng lớp lớp những cách nghĩ bị bó buộc cũ và trở nên giống như những tinh thể pha lê trong suốt để ánh sang nhận thức xuyên qua dễ dàng ?

Liệu con người có thể thoát ra khỏi trường hấp dẫn của chủ nghĩa vật chất , thoát ra khỏi tình trạng tự đồng nhất mình với hình tướng ?

Khả năng chuyển hóa này cũng là thông điệp chính của những giáo lý sâu sắc để khai thị cho con người .Những người phát đi thông điệp này – như Đức Phật , chúa Jesus và nhiều người khác – là những bông hoa đầu tiên của nhân loại . Họ là những vị Thầy tiên phong , rất hiếm hoi và quý giá vô cùng . Tuy vậy , một sự chuyển hóa rộng khắp chưa thể xảy ra vào thời điểm đó được , nên thông điệp của họ bị bóp méo đi rất nhiều . Ngoại trừ ở một số ít người , tâm thức của con người thời ấy nói chung chưa được chuyển hóa nhiều

Bây giờ thì nhân loại đã sẵn sàng để chuyển hóa chưa ? tại sao lúc này mới thật là thời cơ ? Ban có thể làm gì để thúc đẩy quá trình chuyển hóa nội tại này ? Đặc điểm của nhận thức cũ đầy tính bản ngã là gì và đâu là dấu hiệu của một tâm thức mới đang trổi dậy ?

Những câu hỏi này và một số câu hỏi khác sẽ được đề cập trong cuốn sách này . Quan trọng hơn , quyển sách cũng chính là một công cụ có tính chuyển hóa , xuất phát từ một nhận thức mới đầy tính nổi dậy . Những ý tưởng và khái niệm ở đây tuy quan trọng , nhưng đó cũng là thứ yếu . Chính những tấm bảng chỉ đường giúp bảng chỉ đường giúp bạn đi đến trạng thái thức tỉnh . Trong lúc đọc quyển sách này , một sự chuyển hóa sẽ xảy ra trong bạn

Mục đích chính của quyển sách không phải là để cung cấp thêm thông tin hay những niềm tin mù quáng cho trí năng của bạn , hay cố thuyết phục bạn về một điều gì đó , mà nó mang đến cho bạn một sự chuyển hóa trong nhận thức , tức là thức tỉnh bạn ra khỏi những dòng suy nghĩ miên man ở trong đầu

Nếu được như vậy thì bạn sẽ không chỉ thấy cuốn sách này là “thú vị” . Vì “thú vị” có nghĩa là bạn còn đứng ở bên ngoài , tìm vui với những ý nghĩ , và khái niệm ở trong đầu bạn để tu duy rằng mình đồng ý hay không đồng ý với cuốn sách .

Vì cuốn sách này được viết cho bạn , do đó cuốn sách hoặc rất vô nghĩa đối với bạn , hoặc nó làm cho nhận thức của bạn có sự thay đổi lớn . Tuy nhiên cuốn sách này chỉ có thể thức tỉnh những người đã sẵn sang để tỉnh thức

Tuy nhiên khi có một người vừa tỉnh thức thì biến cố này sẽ tạo nên một quán tính trong tâm thức của tập thể , giúp cho sự tỉnh thức xảy ra dễ dàng hơn ở những người khác . Nếu trong lúc này bạn chưa rõ tỉnh thức nghĩa là gì , thì bạn cũng không cần bận tâm nhiều vể nghĩa của từ ấy , hãy cứ tiếp tục đọc và trong bạn có sự tỉnh thức , thì bạn sẽ hiểu “ tỉnh thức “ có nghĩa là gì

Quá trình tỉnh thức một khi đã bắt đầu ở trong bạn rồi thì không thể đảo ngược lại ; và để cho quá trình này được bắt đầu ,bạn chỉ cần trải qua trạng thái thức tỉnh – dù chỉ tong môt thoáng chốc

Đối với một số người thì một thoáng chốc của trạng thái thức tỉnh đó sẽ xảy đến khi họ đọc cuốn sách này . Còn đối với những người khác thì cuốn sách sẽ giúp họ nhận ra rằng quá trình tỉnh thức đã xảy ra ở trong họ rồi , nhưng bây giờ họ mới nhận ra .

Ở một số người thì quá trình tỉnh thức chỉ xảy ra khi họ gặp phải những mất mát hay khổ đau lớn

Trong khi ở những người khác , là khi họ tiếp xúc với những bậc Thầy hay những giáo lý về tâm linh , hay do đọc cuốn “ Sức mạnh của Hiện tại “ hay những cuốn sách có giá trị tâm linh sống động khác . Hoặc có thể là sự tổng hợp của tất cả những điều ấy . Tuy nhiên , một khi sự thức tỉnh đã bắt đầu ở trong bạn thì cuốn sách này sẽ giúp cho bạn đẩy nhanh và gia tăng cường độ tỉnh thức

Điều căn bản nhất của quá trình thức tỉnh là :

Nhận ra sự mê mờ đang tồn tại trong bạn

Nhận diện bản ngã của bạn khi nó đang nói , đang nghĩ , đang làm một việc nào đó

Nhận ra thói quen suy nghĩ đầy tính băng hoại trong tâm thức của tập thể đang thẩm thấu vào mọi khía cạnh của đời sống , kéo dài thêm tình trạng chưa thức tỉnh

Đó là lý do tôi viết quyển sách này : để nêu lên những khía cạnh chính của bản ngã và cách bản ngã hoạt động trong bạn cũng như trong tâm thức tập thể . Điều này có ý nghĩa quan trọng , vì hai lý do chính .

Trước hết , nếu bạn không nhận ra được những cơ cấu hoạt động của bản ngã , bạn sẽ không nhận diện được nó , và sẽ nhầm lẫn mà liên tục tự đồng hóa mình với bản ngã , tức là vô tình bạn để cho bản ngã chứ ngự lấy bạn , mạo danh là bạn

Thứ hai , tự than việc nhận diện bản ngã ở trong bạn chính là một trong những phương cách giúp cho sự tỉnh thức ở trong bạn được diễn ra . Khi bạn nhận ra sự mê lầm của mình , thì cái làm cho sự nhận biết ấy có thể diễn ra chính là thứ nhận thức mới đang trỗi dậy , đó cũng chính là tỉnh thức .

như ta không thể đấu tranh lại bong tối , hay chống đối lại sự mê mờ . Điều mà ta cần làm là mang ánh sáng của nhận thức vào những nơi tối tăm này

Và bạn chính là Ánh sang đó

Bài đăng phổ biến

Lưu trữ Blog