Thông điệp yêu thương từ MẶT TRỜI TÂM THỨC

CÁC BẬC THẦY CHỨNG NGỘ CỦA THẾ KỶ 20 -21

XỨ SỞ GIÂY PHÚT HIỆN TẠI

XỨ SỞ GIÂY PHÚT HIỆN TẠI

Quảng cáo online

Chữ chạy

Chào mừng bạn đến với blog MẶT TRỜI TÂM THỨC Email : mattroitamthuc@yahoo.com - Phone 0903070348

Quảng cáo thay đổi

Truyện cười

CHÀO MỪNG CÁC BẠN ĐANG ĐẾN VỚI PHÚT GIÂY HIỆN TẠI

Giây phút hiện tại

Sống trong giây phút hiện tại là một phép lạ. Phép lạ không phải là để đi trên mặt nước.
Phép lạ là đi trên trên hành tinh xanh xinh đẹp này trong trong giây phút hiện tại, biết trân quý sự bình an và vẻ đẹp có sẵn ngay bây giờ.

Thứ Năm, 29 tháng 12, 2011

Lý trí là tên phản bội

Osho yêu quý, 

Tôi nghe ông nói rằng chúng ta đều là những chiếc lá trên cùng một cây, và sự khai sáng chỉ có thể bắt đầu khi chúng ta thực sự hợp nhất với nhau. Mặt khác, tôi cũng nghe ông nói rằng bản thân mỗi người chỉ có thể sống trọn vẹn cuộc sống của mình trong sự tách biệt thực sự. Tôi cảm thấy cả hai điều này đều đúng, nhưng tôi vẫn chưa thực sự hiểu. Xin ông giải thích cho.

Cả hai đều đúng, nhưng nó có vẻ mâu thuẫn nên khiến người ta bối rối. Một mặt tôi nói rằng khi các bạn là một với mọi hiện hữu, bạn sẽ đi đến chứng ngộ - và hợp nhất với mọi hiện hữu có nghĩa là bạn biến mất, bạn không còn nữa. Mặt khác, tôi cũng nói rằng các bạn hãy chính mình, hãy là gương mặt của chính mình; chỉ lúc đó bạn mới có thể trải nghiệm sự chứng ngộ.

Tôi hiểu sự bối rối của bạn. Bạn cảm thấy cả hai đều đúng - điều quan trọng là lý trí củabạn không chịu, suy nghĩ của bạn không chấp nhận. Suy nghĩ của bạn đặt ra câu hỏi. Làm sao mà cả hai cùng đúng được?

Lý trí hoạt động theo cách 'chỉ thế này hoặc chỉ thế kia': hoặc là điều này đúng, hoặc là cái đối lập của nó đúng. Theo lý trí, logic và lý luận của lý trí thì không có chuyện cả hai cùng đúng.

Nếu lý trí chỉ chấp nhận 'hoặc thế này hoặc thế kia' thì trái tim lại đi con đường 'cả hai'. Trái tim không có logic mà chỉ có sự nhạy cảm và cảm thụ. Nó có thể hiểu được rằng không những cả hai có thể tồn tại cùng nhau; mà còn chấp nhận thực tế là chúng không phải là hai. Nó chỉ là một hiện tượng được nhìn từ hai góc độ khác nhau. Và không chỉ có hai góc độ như thế - vì thế mà tôi nói "cả hai".

Và trái tim luôn luôn đúng, nếu phải lựa chọn giữa lý trí và trái tim, vì lý trí chính là một sản phẩm của xã hội. Nó đã được giáo dục. Xã hội đem nó đến cho bạn chứ không phải sự hiện hữu. Trái tim không bị hoen ố. Nó là sự hiện hữu thanh khiết: Vì thế mà nó có sự nhạy cảm.

Hãy nhìn bằng trái tim và bạn sẽ thấy sự mâu thuẫn tan chảy như nước đá.

Tôi nói với các bạn, hãy là một với vũ trụ; bạn phải biến mất và để mặc sự hiện hữu. Bạn phải biến mất để sự hiện hữu có thể hiện diện trong sự toàn diện của nó. Tuy nhiên, người phải biến mất đó không phải là sự hiện hữu của bạn, nó chỉ là tính cách của bạn. Nó chỉ là một ý tưởng trong bạn. Thực tế bạn vốn dĩ vẫn là một với mọi hiện hữu; bạn không thể tồn tại theo một cách nào khác hơn.

Bạn là hiện hữu.

Thế nhưng tính cách lại bắt đầu đánh lừa bạn, khiến bạn thấy mình là riêng biệt. Bạn có thể cho mình là tách biệt - sự hiện hữu đem lại cho bạn tự do hoàn toàn, thậm chí là tự do trước chính nó.

Bạn có thể cho rằng mình là một thực tể tách rời, một bản ngã. Và đó chính là rào cản không cho bạn tan vào sự bao la vây quanh bạn trong mọi khoảnh khắc.

Nó không có những cánh cửa đóng, tất cả các cánh cửa đều mở. Có lúc bạn thực sự cảm thấy có một cánh cửa mở - nhưng chỉ trong tích tắc; tính cách của bạn không để bạn cảm nhận điều đó lâu hơn. Những tích tắc đó được bạn gọi là những khoảnh khắc của cái đẹp, những khoảnh khắc đê mê.

Ngắm nhìn hoàng hôn, trong giây lát bạn quên mất mình là tách rời. Bạn là hoàng hôn. Đó chính là khoảnh khắc bạn cảm nhận cái đẹp trong nó. Nhưng ngay khi bạn thốt lên rằng hoàng hôn thật đẹp chính là lúc bạn không còn cảm nhận được nó nữa; bạn lại trở về với sự riêng biệt của mình, trong tường thành của cái tôi của mình. Đó là tiếng nói của lý trí.

Và một trong những điều bí ẩn là lý trí có tiếng nói - nhưng nó chẳng biết gì cả; và trái tim thì biết tất cả - mà lại không biết nói.

Có lẽ vì biết nhiều quá nên thật khó mà lên tiếng được.

Lý trí biết ít lắm, vậy nên nó có thể nói. Nó chỉ cần ngôn ngữ là đủ, nhưng như vậy thì chưa đủ cho trái tim.

Tuy nhiên có những lúc, dưới tác động của một thời khắc nào đó - một đêm đầy sao, một cảnh bình minh, một bông hoa đẹp - và chỉ trong bình minh, một bông hoa đẹp - và chỉ trong khoảnh khắc bạn quên mất mình là riêng biệt. Và sự quên đó mở ra cái đẹp và niềm say mê bao la.

Khi tôi nói bạn phải biến mất để có được chứng ngộ cao nhất, tôi không hàm ý là bạn; tôi muốn nói đến 'con người' không phải là bạn. Tôi muốn nói đến 'con người' mà bạn nghĩ rằng đó là bạn.

Còn vế sau, chỉ có hòa nhập làm một với mọi hiện hữu, hoàn toàn tan chảy vào nó thì bạn mới chứng ngộ được chính mình, bạn mới nhìn ra sự thật. Trái tim không có sự mâu thuẫn, bởi "con người" mà bạn chứng ngộ khi bạn hòa tan làm một với mọi tồn tại không còn là con người trước đây của bạn nữa. Con người kia là tính cách của bạn, là cá nhân của bạn, nó được xã hội đem đến cho bạn, còn con người này là bản chất, là thực tại, là món quà của sự hiện hữu. Bạn có thể quênnó, nhưng bạn không thể phá hủy nó.

Con người kia của bạn, con người giả mạo của bạn - bạn có thể tạo ra nó, nhưng bạn không thể làm cho nó có thật. Nó sẽ mãi là một cái bóng, một gương mặt được sơn vẽ. Nó sẽ không bao giờ trở thành gương mặt nguyên thủy của bạn.

Hồi còn dạy ở trường đại học, tôi nhớ trong khu hiệu bộ có một con đường nhỏ. Có mấy căn nhà gỗ rất đẹp dùng làm phòng làm việc cho mấy vị trưởng phó khoa. Rất yên tĩnh, vắng lặng, không xe cộ.. và con đường không dài lắm, chỉ khoảng nửa dặm và cuối đường là một thung lũng sâu.

Cứ mỗi khi trời mưa, tôi thích đi trong mưa. Căn nhà phia cuối đường chỉ còn là một dấu chấm. Người ta cứ thấy chuyện này lặp đi lặp lại, cứ mỗi khi trời mưa họ lại thấy tôi xuất hiện trên con đường nhỏ đó, và căn nhà cuối đường; rồi thung lũng phía xa.

Người ta nghĩ hẳn tôi điên mất rồi - không ô, người ướt như chuột lột, râu tóc rũ rượi và bước đi chậm rãi, thoải mái... cứ như là không có mưa vậy. Tôi cứ đi như thế đến gốc cây bồ đề lớn gần cuối đường. 

Cây bồ đề có nhiều vẻ đẹp lắm. Vẻ đẹp của nó nằm trong những tán lá mà bạn có thể nấp mưa: những chiếc lá không để cho nước mưa chạm đến người bạn. Và nó có tán lá rất dày hứng đầy nước mưa trên đó. Những chiếc lá giống như cái tách đựng thật nhiều nước.

Nếu bạn bất ngờ mắc mưa và không muốn bị ướt, cây bồ đề sẽ bảo vệ bạn được lâu hơn bất kỳ loài cây nào khác. Nhưng một vẻ đẹp khác của cây bồ đề là - mà điều này quan trọng hơn đối với tôi - khi trời tạnh mưa thì dưới tán cây bắt đầu đổ mưa! - những tán lá còn giữ được nước thêm bao lâu nữa? Khi quá nhiều nước rồi thì những chiếc lá bắt đầu ngả ra... Vậy là, khi cả thế giới lặng im thì mưa bắt đầu đổ dưới tán cây bồ đề.

Thế nên tôi thường đi về cuối đường và dừng chân dưới gốc cây bồ đề. Và đối với những người sống trong căn nhà phía cuối đường thì chuyện này cũng thật là điều điên rồ. Cây bồ đề chỉ có thể bảo vệ bạn được mấy phút đầu khi trời mưa còn sau đó thì nó trở nên nguy hiểm, nguy hiểm nhất. Mưa tạnh rồi nhưng dưới tán bồ đề vẫn mưa thêm ít nhất một tiếng đồng hồ nữa.

Trẻ con trong căn nhà nọ, người vợ, đứa con gái, con trai - họ kéo nhau ra hiên nhà xem tôi. Và hình ảnh đó quen thuộc đến nỗi trở thành điều đương nhiên là, hễ trời mưa là tôi xuất hiện.

Căn nhà đó là của một giáo sư vật lý xuất sắc, trưởng khoa lý của trường. Ông rất quý tôi vì có lần tôi đã đưa vật lý và tâm linh đến gần nhau hơn bao giờ hết. Có lẽ những nhận định đó của tôi có thể được đưa ra bởi một nhà vật lý học, cũng có thể bởi một thầy tâm linh.

Ông là một người khiêm tốn. Ông đã đi giảng ở nhiều trường đại học trên khắp thế giới. Cứ mỗi khi tôi giảng trong hội sinh viên, mỗi tuần một hoặc hai buổi... ông đều đến nghe - lúc nào ông cũng đến. Nhiều giáo sư khác cũng đến, nhưng ông là người đến thường xuyên nhất. Và chúng tôi thành bạn.

Ông già rồi. Ông từng làm việc với Albert Einstein, ông đến Mỹ để thế chỗ cho Einstein - vì ông là đồng nghiệp gần gũi nhất của ông ấy, ngoài ông ra không ai có thể nhận vị trí đó.

Chúng tôi trở thành bạn thân và ông mời tôi đến nhà ông, giới thiệu tôi với vợ con ông. Lúc đó tôi không hề biết rằng, vợ con ông đều đã biết tôi rồi và tôi cũng biết họ.

Thấy tôi bước vào, vợ con ông cứ rúc rích cười khiến ông rất giận. Ông nói, "Tôi mời một người bạn về nhà. Dù là anh ấy trẻ còn tôi thì già, và tình bạn này có vẻ lạ lùng, nhưng quan niệm của chúng tôi về thực tại rất gần nhau, em và các con không được cư xử như vậy - chưa bao giờ mọi người cư xử như thế cả".

Nhưng vợ ông nói: "Anh không biết người này đâu".

Rồi tôi bảo ông: "Vợ anh nói đúng đấy: chúng tôi biết nhau hai năm nay rồi".

Ông ngạc nhiên: "Gì cơ? Cậu biết vợ con tôi à?".

Tôi đáp: "Cũng không hẳn, nhưng đại loại là có biết. Tôi thường đi trên con đường này mỗi khi trời mưa; tôi yêu mưa, và những người này thích nhìn tôi - một người điên - đi trong mưa. Anh giới thiệu tôi mà họ cứ cười rúc rích, thậm thí vợ anh không nhịn được cười, vậy không phải là họ vô lễ đâu".

Nhà vật lý học này có gặp một số sannyasin ở Mỹ và gửi cho tôi một lá thư: "Người cuối cùng tôi muốn gặp chính là anh. Tôi sẽ trở lại Ấn Độ sớm nhất có thể để được gặp lại anh. Và đó là vì tôi cảm thấy anh hoàn toàn đúng khi nói trái tim nhìn sự việc gắn với thực tại nhiều hơn so với lý trí".

Thế nhưng ông đã mất trước khi đến được Ấn Độ. Tôi cảm thấy lúc ra đi ông đã nghĩ về tôi. Trong thực tại chúng tôi là một.

Chúng tôi tách rời trong cái tôi giả tạo.

Thế nên, khi tôi nói bạn hãy hòa tan cái tôi của bạn, tôi muốn nói đến những cái mà bạn tự tạo ra, hoặc những cái mà xã hội tạo ra cho bạn. Hãy cảm nhận sự tĩnh lặng của cái phút giây bạn không phải là cái tôi đó; lúc ấy bạn sẽ cảm nhận được nhịp điệu của những đám mây, của đại dương và của những ngọn núi.

Ngày bạn vứt bỏ cái tôi giả dối là ngày đẹp nhất trong cuộc đời bạn, bởi lúc đó bạn sẽ chỉ chứng ngộ cả vũ trụ. Bạn không mất gì cả - bạn chỉ mất một ý tưởng giả tạo - và bạn có tất cả; vũ trụ vô hạn với tất cả vẻ đẹp báu vật của nó.

Tuy nhiên, trước khi bạn có thể vứt bỏ cái tôi giả tạo, bạn phải tìm cho được cái tôi thực sự; nếu không bạn sẽ trở nên trống rỗng khi vứt bỏ cái tôi kia đó. Đó chính là lý do tại sao tôi nói bạn hãy là chính mình. Điều đó đơn giản là, cảm nhận thực tại của bạn sẽ giúp bạn vứt bỏ những vỏ bọc giả tạo. Mà thực ra thì những thứ giả tạo sẽ tự nó mất đi. Khi sự thật xuất hiện, sự giả dối sẽ ra đi. Và sự thật xuất phát từ một chỗ đứng, mỗi cá nhân - cá nhân chứ không phải cá tính. Cá tính chẳng qua là một mớ bòng bong; một chút từ mẹ bạn, một chút từ bố bạn, một chút từ hàng xóm, bạn bè, vợ con, thầy cô, giáo sĩ, lãnh đạo... Nó là sự chắp vá và không phải là không thể tách rời được.

Nó gần như là đã tách rời xa rồi - vào bất kỳ lúc nào, một tai nạn nhỏ và nó sẽ vỡ vụn - nó không có linh hồn để kết nối những mảnh rời của mình. Nó không có sự nguyên vẹn, nó chỉ là những mảnh tách rời.

Tôi dùng từ "cá nhân" với hàm ý là "không thể tách rời" để chỉ cái đối lập với "cá tính". Cá nhân nghĩa là không thể tách rời: bạn không thể phân chia nó, nó không có những phần nhỏ - nó không thể vỡ vụn. Nó là tảng đá đặc, nó hoàn toàn đơn nhất. Nó được nhìn từ góc độ so sánh với cá tính, nhưng đây mới chỉ là một góc độ.

Nhìn từ vũ trụ, bạn không còn là cá nhân nữa. Thậm chí sự phân chia ranh giới cũng mất đi. Bạn là nhất thể. Gió, cây, trăng không bị tách rời, bạn cũng vậy. Bạn đang hít thở từng khoảnh khắc. Mọi hiện hữu không tách biệt khỏi bạn, ngay cả khi bạn nghĩ rằng bạn tách biệt.

Và khi bạn biết rằng bạn không tách rời, đó là sự chứng ngộ vĩ đại. Lúc đó mọi lo sợ đánh mất cái tôi của mình, mọi nỗi sợ đánh mất cá tính của mình đều biến mất. Bạn trở về với nguyên thủy của mình. Bạn đến với sự bất diệt, với vũ trụ. Tôi gọi điều này là sự giác ngộ. Bạn đã đến nơi ánh sáng tràn đầy. Bạn sống trong sự diệu kỳ của cuộc sống.

Ngắm nhìn một bông hoa, bạn trở thành bông hoa. Bạn không ngắm nó từ bên ngoài; bạn cảm nhận nó từ trong sâu thẳm nó. Những cánh hoa là của chính bạn, hương hoa là của chính bạn. Bạn không phải là người ngắm hoa - bạn là chính bông hoa.

Krishnamurti cứ nhắc mãi điều này - cả cuộc đời ông vẫn nói thế; tôi không nghĩ là những người từng nghe ông thuyết giảng đã thực sự lắng nghe ông. Đây chính là sự quan sát mà ông nhắc đi nhắc lại: cái được quan sát trở thành người quan sát hoặc người quan sát trở thành cái được quan sát.

Bạn không ngắm nhìn mặt trời lặn từ đằng xa; bạn ở trong nó, bạn là một phần của tất cả những màu sắc đẹp tuyệt vời đó. Và sống cuộc sống trong sự thấu cảm sâu thẳm như vậy là trải nghiệm đẹp đẽ nhất mà con người có được. Hãy tin vào cảm nhận của bạn. Đừng bao giờ tin vào lý trí - lý trí của bạn chính là kẻ phản bội Judas.




























Osho yêu quý, 

Tôi nghe ông nói rằng chúng ta đều là những chiếc lá trên cùng một cây, và sự khai sáng chỉ có thể bắt đầu khi chúng ta thực sự hợp nhất với nhau. Mặt khác, tôi cũng nghe ông nói rằng bản thân mỗi người chỉ có thể sống trọn vẹn cuộc sống của mình trong sự tách biệt thực sự. Tôi cảm thấy cả hai điều này đều đúng, nhưng tôi vẫn chưa thực sự hiểu. Xin ông giải thích cho.

Cả hai đều đúng, nhưng nó có vẻ mâu thuẫn nên khiến người ta bối rối. Một mặt tôi nói rằng khi các bạn là một với mọi hiện hữu, bạn sẽ đi đến chứng ngộ - và hợp nhất với mọi hiện hữu có nghĩa là bạn biến mất, bạn không còn nữa. Mặt khác, tôi cũng nói rằng các bạn hãy chính mình, hãy là gương mặt của chính mình; chỉ lúc đó bạn mới có thể trải nghiệm sự chứng ngộ.

Tôi hiểu sự bối rối của bạn. Bạn cảm thấy cả hai đều đúng - điều quan trọng là lý trí củabạn không chịu, suy nghĩ của bạn không chấp nhận. Suy nghĩ của bạn đặt ra câu hỏi. Làm sao mà cả hai cùng đúng được?

Lý trí hoạt động theo cách 'chỉ thế này hoặc chỉ thế kia': hoặc là điều này đúng, hoặc là cái đối lập của nó đúng. Theo lý trí, logic và lý luận của lý trí thì không có chuyện cả hai cùng đúng.

Nếu lý trí chỉ chấp nhận 'hoặc thế này hoặc thế kia' thì trái tim lại đi con đường 'cả hai'. Trái tim không có logic mà chỉ có sự nhạy cảm và cảm thụ. Nó có thể hiểu được rằng không những cả hai có thể tồn tại cùng nhau; mà còn chấp nhận thực tế là chúng không phải là hai. Nó chỉ là một hiện tượng được nhìn từ hai góc độ khác nhau. Và không chỉ có hai góc độ như thế - vì thế mà tôi nói "cả hai".

Và trái tim luôn luôn đúng, nếu phải lựa chọn giữa lý trí và trái tim, vì lý trí chính là một sản phẩm của xã hội. Nó đã được giáo dục. Xã hội đem nó đến cho bạn chứ không phải sự hiện hữu. Trái tim không bị hoen ố. Nó là sự hiện hữu thanh khiết: Vì thế mà nó có sự nhạy cảm.

Hãy nhìn bằng trái tim và bạn sẽ thấy sự mâu thuẫn tan chảy như nước đá.

Tôi nói với các bạn, hãy là một với vũ trụ; bạn phải biến mất và để mặc sự hiện hữu. Bạn phải biến mất để sự hiện hữu có thể hiện diện trong sự toàn diện của nó. Tuy nhiên, người phải biến mất đó không phải là sự hiện hữu của bạn, nó chỉ là tính cách của bạn. Nó chỉ là một ý tưởng trong bạn. Thực tế bạn vốn dĩ vẫn là một với mọi hiện hữu; bạn không thể tồn tại theo một cách nào khác hơn.

Bạn là hiện hữu.

Thế nhưng tính cách lại bắt đầu đánh lừa bạn, khiến bạn thấy mình là riêng biệt. Bạn có thể cho mình là tách biệt - sự hiện hữu đem lại cho bạn tự do hoàn toàn, thậm chí là tự do trước chính nó.

Bạn có thể cho rằng mình là một thực tể tách rời, một bản ngã. Và đó chính là rào cản không cho bạn tan vào sự bao la vây quanh bạn trong mọi khoảnh khắc.

Nó không có những cánh cửa đóng, tất cả các cánh cửa đều mở. Có lúc bạn thực sự cảm thấy có một cánh cửa mở - nhưng chỉ trong tích tắc; tính cách của bạn không để bạn cảm nhận điều đó lâu hơn. Những tích tắc đó được bạn gọi là những khoảnh khắc của cái đẹp, những khoảnh khắc đê mê.

Ngắm nhìn hoàng hôn, trong giây lát bạn quên mất mình là tách rời. Bạn là hoàng hôn. Đó chính là khoảnh khắc bạn cảm nhận cái đẹp trong nó. Nhưng ngay khi bạn thốt lên rằng hoàng hôn thật đẹp chính là lúc bạn không còn cảm nhận được nó nữa; bạn lại trở về với sự riêng biệt của mình, trong tường thành của cái tôi của mình. Đó là tiếng nói của lý trí.

Và một trong những điều bí ẩn là lý trí có tiếng nói - nhưng nó chẳng biết gì cả; và trái tim thì biết tất cả - mà lại không biết nói.

Có lẽ vì biết nhiều quá nên thật khó mà lên tiếng được.

Lý trí biết ít lắm, vậy nên nó có thể nói. Nó chỉ cần ngôn ngữ là đủ, nhưng như vậy thì chưa đủ cho trái tim.

Tuy nhiên có những lúc, dưới tác động của một thời khắc nào đó - một đêm đầy sao, một cảnh bình minh, một bông hoa đẹp - và chỉ trong bình minh, một bông hoa đẹp - và chỉ trong khoảnh khắc bạn quên mất mình là riêng biệt. Và sự quên đó mở ra cái đẹp và niềm say mê bao la.

Khi tôi nói bạn phải biến mất để có được chứng ngộ cao nhất, tôi không hàm ý là bạn; tôi muốn nói đến 'con người' không phải là bạn. Tôi muốn nói đến 'con người' mà bạn nghĩ rằng đó là bạn.

Còn vế sau, chỉ có hòa nhập làm một với mọi hiện hữu, hoàn toàn tan chảy vào nó thì bạn mới chứng ngộ được chính mình, bạn mới nhìn ra sự thật. Trái tim không có sự mâu thuẫn, bởi "con người" mà bạn chứng ngộ khi bạn hòa tan làm một với mọi tồn tại không còn là con người trước đây của bạn nữa. Con người kia là tính cách của bạn, là cá nhân của bạn, nó được xã hội đem đến cho bạn, còn con người này là bản chất, là thực tại, là món quà của sự hiện hữu. Bạn có thể quênnó, nhưng bạn không thể phá hủy nó.

Con người kia của bạn, con người giả mạo của bạn - bạn có thể tạo ra nó, nhưng bạn không thể làm cho nó có thật. Nó sẽ mãi là một cái bóng, một gương mặt được sơn vẽ. Nó sẽ không bao giờ trở thành gương mặt nguyên thủy của bạn.

Hồi còn dạy ở trường đại học, tôi nhớ trong khu hiệu bộ có một con đường nhỏ. Có mấy căn nhà gỗ rất đẹp dùng làm phòng làm việc cho mấy vị trưởng phó khoa. Rất yên tĩnh, vắng lặng, không xe cộ.. và con đường không dài lắm, chỉ khoảng nửa dặm và cuối đường là một thung lũng sâu.

Cứ mỗi khi trời mưa, tôi thích đi trong mưa. Căn nhà phia cuối đường chỉ còn là một dấu chấm. Người ta cứ thấy chuyện này lặp đi lặp lại, cứ mỗi khi trời mưa họ lại thấy tôi xuất hiện trên con đường nhỏ đó, và căn nhà cuối đường; rồi thung lũng phía xa.

Người ta nghĩ hẳn tôi điên mất rồi - không ô, người ướt như chuột lột, râu tóc rũ rượi và bước đi chậm rãi, thoải mái... cứ như là không có mưa vậy. Tôi cứ đi như thế đến gốc cây bồ đề lớn gần cuối đường. 

Cây bồ đề có nhiều vẻ đẹp lắm. Vẻ đẹp của nó nằm trong những tán lá mà bạn có thể nấp mưa: những chiếc lá không để cho nước mưa chạm đến người bạn. Và nó có tán lá rất dày hứng đầy nước mưa trên đó. Những chiếc lá giống như cái tách đựng thật nhiều nước.

Nếu bạn bất ngờ mắc mưa và không muốn bị ướt, cây bồ đề sẽ bảo vệ bạn được lâu hơn bất kỳ loài cây nào khác. Nhưng một vẻ đẹp khác của cây bồ đề là - mà điều này quan trọng hơn đối với tôi - khi trời tạnh mưa thì dưới tán cây bắt đầu đổ mưa! - những tán lá còn giữ được nước thêm bao lâu nữa? Khi quá nhiều nước rồi thì những chiếc lá bắt đầu ngả ra... Vậy là, khi cả thế giới lặng im thì mưa bắt đầu đổ dưới tán cây bồ đề.

Thế nên tôi thường đi về cuối đường và dừng chân dưới gốc cây bồ đề. Và đối với những người sống trong căn nhà phía cuối đường thì chuyện này cũng thật là điều điên rồ. Cây bồ đề chỉ có thể bảo vệ bạn được mấy phút đầu khi trời mưa còn sau đó thì nó trở nên nguy hiểm, nguy hiểm nhất. Mưa tạnh rồi nhưng dưới tán bồ đề vẫn mưa thêm ít nhất một tiếng đồng hồ nữa.

Trẻ con trong căn nhà nọ, người vợ, đứa con gái, con trai - họ kéo nhau ra hiên nhà xem tôi. Và hình ảnh đó quen thuộc đến nỗi trở thành điều đương nhiên là, hễ trời mưa là tôi xuất hiện.

Căn nhà đó là của một giáo sư vật lý xuất sắc, trưởng khoa lý của trường. Ông rất quý tôi vì có lần tôi đã đưa vật lý và tâm linh đến gần nhau hơn bao giờ hết. Có lẽ những nhận định đó của tôi có thể được đưa ra bởi một nhà vật lý học, cũng có thể bởi một thầy tâm linh.

Ông là một người khiêm tốn. Ông đã đi giảng ở nhiều trường đại học trên khắp thế giới. Cứ mỗi khi tôi giảng trong hội sinh viên, mỗi tuần một hoặc hai buổi... ông đều đến nghe - lúc nào ông cũng đến. Nhiều giáo sư khác cũng đến, nhưng ông là người đến thường xuyên nhất. Và chúng tôi thành bạn.

Ông già rồi. Ông từng làm việc với Albert Einstein, ông đến Mỹ để thế chỗ cho Einstein - vì ông là đồng nghiệp gần gũi nhất của ông ấy, ngoài ông ra không ai có thể nhận vị trí đó.

Chúng tôi trở thành bạn thân và ông mời tôi đến nhà ông, giới thiệu tôi với vợ con ông. Lúc đó tôi không hề biết rằng, vợ con ông đều đã biết tôi rồi và tôi cũng biết họ.

Thấy tôi bước vào, vợ con ông cứ rúc rích cười khiến ông rất giận. Ông nói, "Tôi mời một người bạn về nhà. Dù là anh ấy trẻ còn tôi thì già, và tình bạn này có vẻ lạ lùng, nhưng quan niệm của chúng tôi về thực tại rất gần nhau, em và các con không được cư xử như vậy - chưa bao giờ mọi người cư xử như thế cả".

Nhưng vợ ông nói: "Anh không biết người này đâu".

Rồi tôi bảo ông: "Vợ anh nói đúng đấy: chúng tôi biết nhau hai năm nay rồi".

Ông ngạc nhiên: "Gì cơ? Cậu biết vợ con tôi à?".

Tôi đáp: "Cũng không hẳn, nhưng đại loại là có biết. Tôi thường đi trên con đường này mỗi khi trời mưa; tôi yêu mưa, và những người này thích nhìn tôi - một người điên - đi trong mưa. Anh giới thiệu tôi mà họ cứ cười rúc rích, thậm thí vợ anh không nhịn được cười, vậy không phải là họ vô lễ đâu".

Nhà vật lý học này có gặp một số sannyasin ở Mỹ và gửi cho tôi một lá thư: "Người cuối cùng tôi muốn gặp chính là anh. Tôi sẽ trở lại Ấn Độ sớm nhất có thể để được gặp lại anh. Và đó là vì tôi cảm thấy anh hoàn toàn đúng khi nói trái tim nhìn sự việc gắn với thực tại nhiều hơn so với lý trí".

Thế nhưng ông đã mất trước khi đến được Ấn Độ. Tôi cảm thấy lúc ra đi ông đã nghĩ về tôi. Trong thực tại chúng tôi là một.

Chúng tôi tách rời trong cái tôi giả tạo.

Thế nên, khi tôi nói bạn hãy hòa tan cái tôi của bạn, tôi muốn nói đến những cái mà bạn tự tạo ra, hoặc những cái mà xã hội tạo ra cho bạn. Hãy cảm nhận sự tĩnh lặng của cái phút giây bạn không phải là cái tôi đó; lúc ấy bạn sẽ cảm nhận được nhịp điệu của những đám mây, của đại dương và của những ngọn núi.

Ngày bạn vứt bỏ cái tôi giả dối là ngày đẹp nhất trong cuộc đời bạn, bởi lúc đó bạn sẽ chỉ chứng ngộ cả vũ trụ. Bạn không mất gì cả - bạn chỉ mất một ý tưởng giả tạo - và bạn có tất cả; vũ trụ vô hạn với tất cả vẻ đẹp báu vật của nó.

Tuy nhiên, trước khi bạn có thể vứt bỏ cái tôi giả tạo, bạn phải tìm cho được cái tôi thực sự; nếu không bạn sẽ trở nên trống rỗng khi vứt bỏ cái tôi kia đó. Đó chính là lý do tại sao tôi nói bạn hãy là chính mình. Điều đó đơn giản là, cảm nhận thực tại của bạn sẽ giúp bạn vứt bỏ những vỏ bọc giả tạo. Mà thực ra thì những thứ giả tạo sẽ tự nó mất đi. Khi sự thật xuất hiện, sự giả dối sẽ ra đi. Và sự thật xuất phát từ một chỗ đứng, mỗi cá nhân - cá nhân chứ không phải cá tính. Cá tính chẳng qua là một mớ bòng bong; một chút từ mẹ bạn, một chút từ bố bạn, một chút từ hàng xóm, bạn bè, vợ con, thầy cô, giáo sĩ, lãnh đạo... Nó là sự chắp vá và không phải là không thể tách rời được.

Nó gần như là đã tách rời xa rồi - vào bất kỳ lúc nào, một tai nạn nhỏ và nó sẽ vỡ vụn - nó không có linh hồn để kết nối những mảnh rời của mình. Nó không có sự nguyên vẹn, nó chỉ là những mảnh tách rời.

Tôi dùng từ "cá nhân" với hàm ý là "không thể tách rời" để chỉ cái đối lập với "cá tính". Cá nhân nghĩa là không thể tách rời: bạn không thể phân chia nó, nó không có những phần nhỏ - nó không thể vỡ vụn. Nó là tảng đá đặc, nó hoàn toàn đơn nhất. Nó được nhìn từ góc độ so sánh với cá tính, nhưng đây mới chỉ là một góc độ.

Nhìn từ vũ trụ, bạn không còn là cá nhân nữa. Thậm chí sự phân chia ranh giới cũng mất đi. Bạn là nhất thể. Gió, cây, trăng không bị tách rời, bạn cũng vậy. Bạn đang hít thở từng khoảnh khắc. Mọi hiện hữu không tách biệt khỏi bạn, ngay cả khi bạn nghĩ rằng bạn tách biệt.

Và khi bạn biết rằng bạn không tách rời, đó là sự chứng ngộ vĩ đại. Lúc đó mọi lo sợ đánh mất cái tôi của mình, mọi nỗi sợ đánh mất cá tính của mình đều biến mất. Bạn trở về với nguyên thủy của mình. Bạn đến với sự bất diệt, với vũ trụ. Tôi gọi điều này là sự giác ngộ. Bạn đã đến nơi ánh sáng tràn đầy. Bạn sống trong sự diệu kỳ của cuộc sống.

Ngắm nhìn một bông hoa, bạn trở thành bông hoa. Bạn không ngắm nó từ bên ngoài; bạn cảm nhận nó từ trong sâu thẳm nó. Những cánh hoa là của chính bạn, hương hoa là của chính bạn. Bạn không phải là người ngắm hoa - bạn là chính bông hoa.

Krishnamurti cứ nhắc mãi điều này - cả cuộc đời ông vẫn nói thế; tôi không nghĩ là những người từng nghe ông thuyết giảng đã thực sự lắng nghe ông. Đây chính là sự quan sát mà ông nhắc đi nhắc lại: cái được quan sát trở thành người quan sát hoặc người quan sát trở thành cái được quan sát.

Bạn không ngắm nhìn mặt trời lặn từ đằng xa; bạn ở trong nó, bạn là một phần của tất cả những màu sắc đẹp tuyệt vời đó. Và sống cuộc sống trong sự thấu cảm sâu thẳm như vậy là trải nghiệm đẹp đẽ nhất mà con người có được. Hãy tin vào cảm nhận của bạn. Đừng bao giờ tin vào lý trí - lý trí của bạn chính là kẻ phản bội Judas.




























Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét

HÃY TÌM LẠI CHÍNH MÌNH BẰNG SỰ THỨC TÌNH MỤC ĐÍCH SỐNG

Nhân loại đã thực sự sẵn sàng cho một quá trình chuyển biến nhận thức , một quá trình nở hoa sâu sắc và triệt để của tâm thức đến độ , so với quá trình này thì việc cây cỏ nở hoa 114 triệu năm trước đây , dù cho đẹp đến mấy thì đấy cũng chỉ là sự phản ánh nhạt nhòa ? Liệu con người có thể từ bỏ tầng tầng lớp lớp những cách nghĩ bị bó buộc cũ và trở nên giống như những tinh thể pha lê trong suốt để ánh sang nhận thức xuyên qua dễ dàng ?

Liệu con người có thể thoát ra khỏi trường hấp dẫn của chủ nghĩa vật chất , thoát ra khỏi tình trạng tự đồng nhất mình với hình tướng ?

Khả năng chuyển hóa này cũng là thông điệp chính của những giáo lý sâu sắc để khai thị cho con người .Những người phát đi thông điệp này – như Đức Phật , chúa Jesus và nhiều người khác – là những bông hoa đầu tiên của nhân loại . Họ là những vị Thầy tiên phong , rất hiếm hoi và quý giá vô cùng . Tuy vậy , một sự chuyển hóa rộng khắp chưa thể xảy ra vào thời điểm đó được , nên thông điệp của họ bị bóp méo đi rất nhiều . Ngoại trừ ở một số ít người , tâm thức của con người thời ấy nói chung chưa được chuyển hóa nhiều

Bây giờ thì nhân loại đã sẵn sàng để chuyển hóa chưa ? tại sao lúc này mới thật là thời cơ ? Ban có thể làm gì để thúc đẩy quá trình chuyển hóa nội tại này ? Đặc điểm của nhận thức cũ đầy tính bản ngã là gì và đâu là dấu hiệu của một tâm thức mới đang trổi dậy ?

Những câu hỏi này và một số câu hỏi khác sẽ được đề cập trong cuốn sách này . Quan trọng hơn , quyển sách cũng chính là một công cụ có tính chuyển hóa , xuất phát từ một nhận thức mới đầy tính nổi dậy . Những ý tưởng và khái niệm ở đây tuy quan trọng , nhưng đó cũng là thứ yếu . Chính những tấm bảng chỉ đường giúp bảng chỉ đường giúp bạn đi đến trạng thái thức tỉnh . Trong lúc đọc quyển sách này , một sự chuyển hóa sẽ xảy ra trong bạn

Mục đích chính của quyển sách không phải là để cung cấp thêm thông tin hay những niềm tin mù quáng cho trí năng của bạn , hay cố thuyết phục bạn về một điều gì đó , mà nó mang đến cho bạn một sự chuyển hóa trong nhận thức , tức là thức tỉnh bạn ra khỏi những dòng suy nghĩ miên man ở trong đầu

Nếu được như vậy thì bạn sẽ không chỉ thấy cuốn sách này là “thú vị” . Vì “thú vị” có nghĩa là bạn còn đứng ở bên ngoài , tìm vui với những ý nghĩ , và khái niệm ở trong đầu bạn để tu duy rằng mình đồng ý hay không đồng ý với cuốn sách .

Vì cuốn sách này được viết cho bạn , do đó cuốn sách hoặc rất vô nghĩa đối với bạn , hoặc nó làm cho nhận thức của bạn có sự thay đổi lớn . Tuy nhiên cuốn sách này chỉ có thể thức tỉnh những người đã sẵn sang để tỉnh thức

Tuy nhiên khi có một người vừa tỉnh thức thì biến cố này sẽ tạo nên một quán tính trong tâm thức của tập thể , giúp cho sự tỉnh thức xảy ra dễ dàng hơn ở những người khác . Nếu trong lúc này bạn chưa rõ tỉnh thức nghĩa là gì , thì bạn cũng không cần bận tâm nhiều vể nghĩa của từ ấy , hãy cứ tiếp tục đọc và trong bạn có sự tỉnh thức , thì bạn sẽ hiểu “ tỉnh thức “ có nghĩa là gì

Quá trình tỉnh thức một khi đã bắt đầu ở trong bạn rồi thì không thể đảo ngược lại ; và để cho quá trình này được bắt đầu ,bạn chỉ cần trải qua trạng thái thức tỉnh – dù chỉ tong môt thoáng chốc

Đối với một số người thì một thoáng chốc của trạng thái thức tỉnh đó sẽ xảy đến khi họ đọc cuốn sách này . Còn đối với những người khác thì cuốn sách sẽ giúp họ nhận ra rằng quá trình tỉnh thức đã xảy ra ở trong họ rồi , nhưng bây giờ họ mới nhận ra .

Ở một số người thì quá trình tỉnh thức chỉ xảy ra khi họ gặp phải những mất mát hay khổ đau lớn

Trong khi ở những người khác , là khi họ tiếp xúc với những bậc Thầy hay những giáo lý về tâm linh , hay do đọc cuốn “ Sức mạnh của Hiện tại “ hay những cuốn sách có giá trị tâm linh sống động khác . Hoặc có thể là sự tổng hợp của tất cả những điều ấy . Tuy nhiên , một khi sự thức tỉnh đã bắt đầu ở trong bạn thì cuốn sách này sẽ giúp cho bạn đẩy nhanh và gia tăng cường độ tỉnh thức

Điều căn bản nhất của quá trình thức tỉnh là :

Nhận ra sự mê mờ đang tồn tại trong bạn

Nhận diện bản ngã của bạn khi nó đang nói , đang nghĩ , đang làm một việc nào đó

Nhận ra thói quen suy nghĩ đầy tính băng hoại trong tâm thức của tập thể đang thẩm thấu vào mọi khía cạnh của đời sống , kéo dài thêm tình trạng chưa thức tỉnh

Đó là lý do tôi viết quyển sách này : để nêu lên những khía cạnh chính của bản ngã và cách bản ngã hoạt động trong bạn cũng như trong tâm thức tập thể . Điều này có ý nghĩa quan trọng , vì hai lý do chính .

Trước hết , nếu bạn không nhận ra được những cơ cấu hoạt động của bản ngã , bạn sẽ không nhận diện được nó , và sẽ nhầm lẫn mà liên tục tự đồng hóa mình với bản ngã , tức là vô tình bạn để cho bản ngã chứ ngự lấy bạn , mạo danh là bạn

Thứ hai , tự than việc nhận diện bản ngã ở trong bạn chính là một trong những phương cách giúp cho sự tỉnh thức ở trong bạn được diễn ra . Khi bạn nhận ra sự mê lầm của mình , thì cái làm cho sự nhận biết ấy có thể diễn ra chính là thứ nhận thức mới đang trỗi dậy , đó cũng chính là tỉnh thức .

như ta không thể đấu tranh lại bong tối , hay chống đối lại sự mê mờ . Điều mà ta cần làm là mang ánh sáng của nhận thức vào những nơi tối tăm này

Và bạn chính là Ánh sang đó

Bài đăng phổ biến

Lưu trữ Blog