Thông điệp yêu thương từ MẶT TRỜI TÂM THỨC

CÁC BẬC THẦY CHỨNG NGỘ CỦA THẾ KỶ 20 -21

XỨ SỞ GIÂY PHÚT HIỆN TẠI

XỨ SỞ GIÂY PHÚT HIỆN TẠI

Quảng cáo online

Chữ chạy

Chào mừng bạn đến với blog MẶT TRỜI TÂM THỨC Email : mattroitamthuc@yahoo.com - Phone 0903070348

Quảng cáo thay đổi

Truyện cười

CHÀO MỪNG CÁC BẠN ĐANG ĐẾN VỚI PHÚT GIÂY HIỆN TẠI

Giây phút hiện tại

Sống trong giây phút hiện tại là một phép lạ. Phép lạ không phải là để đi trên mặt nước.
Phép lạ là đi trên trên hành tinh xanh xinh đẹp này trong trong giây phút hiện tại, biết trân quý sự bình an và vẻ đẹp có sẵn ngay bây giờ.

Thứ Tư, 21 tháng 12, 2011

Phiền muộn, bệnh của người giầu

Con người bao giờ cũng sống với hy vọng, với tương lai, với thiên đường ở đâu đó xa xăm. Con người chưa bao giờ sống trong hiện tại – thời vàng son của người đó vẫn còn đang tới. Nó giữ người đó nhiệt tình bởi vì điều lớn lao hơn sắp xảy ra; tất cả mọi khao khát của người đó đang sắp được hoàn thành. Có niềm vui nào lớn trong mong đợi. Người đó đã chịu đựng trong hiện tại; người đó đã khốn khổ trong hiện tại. Nhưng tất cả những điều đó bị hoàn toàn quên lãng trong những giấc mơ đang sắp được hoàn thành vào ngày mai. Ngày mai bao giờ cũng là cái truyền sinh khí cho.

Nhưng tình huống này đã thay đổi. Tình huống cũ là không tốt bởi vì ngày mai – sự hoàn thành các giấc mơ của người đó – chẳng bao giờ trở thành đúng cả. Người đó chết đi trong hy vọng. Thậm chí trong cái chết của mình người đó vẫn còn hy vọng vào cuộc sống tương lai – nhưng người đó chưa bao giờ thực sự kinhg nghiệm bất kỳ việc vui sướng nào, bất kỳ ý nghĩa nào. Nhưng điều đó dung thứ được. Duy nhất chỉ là vấn đề về ngày hôm nay: nó sẽ trôi qua, và ngày mai nhất định sẽ tới. Các nhà tiên tri tôn giáo, các đấng cứu thế, những vị cứu tinh đều hứa hẹn với người đó về mọi niềm hoan lạc – cái đang bị kết án ở đây – trên thiên đường. Các lãnh tụ chính trị, các nhà lý tưởng xã hội, các nhà không tưởng đều hứa hẹn với người đó về cùng một điều – không phải trên thiên đường mà là ở đây trên trái đất này,ở đâu đó xa xăm trong tương lai khi xã hội phát triển qua một cuộc cách mạng toàn bộ và không có nghèo đói, không giai cấp, không chính phụ và con người hoàn toàn được tự do và có mọi thứ mình cần.

Cả hai về cơ bản đều thỏa mãn cho cùng một nhu cầu tâm lý. Với những người duy vật, thì những người lý tưởng, chính khách, những nhà không tưởng xã hội thành hấp dẫn; vỡi những người không duy vật mấy thì các lãnh tụ tôn giáo lại hấp dẫn. Những đối tượng của sự hấp dẫn vẫn hệ như nhau: tất cả những điều bạn có thể tưởng tượng ra, có thể mơ tới, có thể khao khát tới, sẽ được thỏa mãn hoàn toàn. Với những giấc mơ đó, khốn khổ hiện tại dường như là rất nhỏ.

Có những người nhiệt tình trên thế giới; những người không phiền muộn. Phiền muộn là hiện tượng đương đại và nó đi vào hiện hữu bởi vì bây giờ không có ngày mai. Tất cả các ý thức hệ chính trị đều đã thất bại. Không còn khả năng nào để con người được bình đẳng hơn, không có khả năng nào sẽ có lúc mà không có chính phủ, không có khả năng nào cho tất cả các giấc mơ của bạn đều sẽ được hoàn thành. 


Điều này đã đưa tới một cú sốc lớn. Đồng thời con người trở nên chín chắn hơn. Con người có thể tới nhà thờ, tới đền đài, tới chùa chiền, tới giáo đường Do thái – nhưng chúng chỉ là những việc tuân theo xã hội, bởi vì người đó không muốn, trong trạng thái tối tăm và phiền muộn như thế, bị bỏ lại một mình; người đó muốn ở cùng với đám đông. Nhưng về cơ bản người đó biết chẳng có thiên đường đâu; người đó biết rằng chẳng có vị cứu tinh nào sắp tới cả.

Người Hindu đã từng chờ đợi Krishna trong 5000 năm. Ngài đã hứa ngày không chỉ tới có một lần, ngài đã hứa bất kỳ khi nào có khốn khổ, đau khổ, bất kỳ khi nào có đồi bại leo lên đỉnh của đức hạnh, bất kỳ khi nào những người đẹp đẽ và đơn giản và hồn nhiên lại bị những người tinh ranh và đạo đức giả khai thác thì ngài sẽ tới. Nhưng trong 5000 năm chẳng thấy dấu hiệu nào về ngài cả.

Jesus đã hứa ngài sẽ tới, và khi được hỏi, ngài đã nói: “Rất sớm thôi.” Tôi có thể kéo rộng ra: “Rất sớm thôi,” nhưng vẫn chưa có gì trong 2000 năm; như thế thì quá nhiều rồi.


Cái ý tưởng rằng khốn khổ của chúng ta, nỗi đau của chúng ta, nỗi tủi nhục của chúng ta sẽ bị mất đi không còn hấp dẫn nữa. Cái ý tưởng rằng Thượng đế, người chăm nom cho chúng ta dường như đơn giản chỉ là một trò cười. Nhìn vào thế giới, dường như là chẳng có ai chăm nom cả.

Trong thực tế, ở nước Anh gần 30.000 người là người tôn quý – chỉ ở Anh thôi, một phần nhỏ của thế giới. Và ý thức hệ của họ cũng đáng để nhìn vào khi tham khảo câu hỏi của bạn. Họ nói rằng quỷ không chống lại Thượng đế, quỷ là con của Thượng đế. Thượng đế đã bỏ thế giới, và bây giờ niềm hy vọng duy nhất là thuyết phục quỷ chăm lo vì Thượng đế không chăm nom. Và 30.000 người đang tôn thờ quỷ như con của Thượng đế… và lý do là họ cảm thấy rằng Thượng đế đã bỏ thế giới này – ngài không còn chăm nom về nó nữa. Một cách tự nhiên, cách duy nhất là cầu đến con ngài; nếu bằng cách nào đó con ngài có thể thuyết phục bằng các nghi lễ, bằng lời cầu nguyện, bằng tôn thờ, thì có lẽ khốn khổ, bóng tối, ốm bệnh có thể bị loại bỏ. Đây là một nỗ lực tuyệt vọng.

Thực tế là ở chỗ con người bao giờ cũng sống trong nghèo nào. Nghèo nào có điều đẹp đẽ về nó: nó không bao giờ phá hủy hy vọng của bạn, nó không bao giờ chống lại ước mơ của bạn, nó bao giờ cũng đem tới nhiệt tình vì ngày mai. Người ta hy vọng, tin tưởng rằng mọi sự sẽ tốt đẹp hơn: thời kỳ đen tối này đã qua đi; chẳng mấy chốc sẽ có ánh sáng. Nhưng tình huống đó đã thay đổi. Ở các những đã phát triển… và hãy nhớ, vấn đề phiền muộn không phải là ở các nước chưa phát triển - ở các nước nghèo, mọi người vẫn còn hy vọng – chính là chỉ có ở các nước phát triển, nơi họ có đủ mọi thứ họ đã từng khao khát. Bây giờ thiên đường sẽ không còn tác dụng thêm nữa; xã hội phi giai cấp cũng chẳng có ích gì thêm nữa. Không xã hội không tưởng nào lại sẽ tốt hơn. Họ đã đạt tới mục đích – và việc đạt tới mục đích này là nguyên nhân của phiền muộn. Bao giờ không còn hy vọng: ngày mai thành đen tối, và ngày kia sẽ lại còn đen tối hơn.


Tất cả những điều này mà họ từng mơ tới đều rất đẹp. Họ chưa bao giờ nhìn vào những hệ lụy của chúng. Bởi vì họ đã có được chúng, họ có chúng cùng với những hệ lụy của chúng. Một người là nghèo, nhưng người đó ăn ngon miệng còn tốt hơn là người giầu mà lại chẳng ngon miệng. Bạn định làm gì với cả đống vàng, đống bạnc, đống đô la của bạn? Bạn không thể ăn được chúng. Bạn có mọi thứ, nhưng cái ngon miệng đã biến mất, cái mà bạn đang vật lộn từ lâu để có được. Bạn thành công – và tôi đã nói đi nói lại mãi rằng chẳng có gì thất bại như thành công cả. Bạn đã đạt tới nơi bạn muốn tới, nhưng bạn lại không nhận biết về sản phẩm phụ. Bạn có hàng triệu đô la, nhưng bạn không thể ngủ được…

Khi con người đạt tới mục tiêu ấp ủ, thế thì người đó trở nên nhận biết rằng có nhiều điều quanh chúng. Chẳng hạn, trong cả đời mình bạn cố gắng kiếm tiền, cứ nghĩ rằng một ngày nào đó, khi bạn có nó, thì bạn sẽ sống một cuộc sống thảnh thơi. Nhưng bạn đã từng căng thẳng suốt cuộc đời – căng thẳng đã trở thành kỷ luật của bạn – và tới cuối đời, khi bạn đã đạt tới tất cả tiền bạc bạn muốn, thì bạn lại không thể thảnh thơi được. Toàn bộ cuộc đời đã bị khép vào kỷ luật trong căng thẳng, và khổ sở cùng lo nghĩ sẽ không để cho bạn thảnh thơi. Cho nên bạn không phải là người chiến thắng, bạn là kẻ chiến bại. Bạn ăn không ngon, bạn hủy hoại sức khỏe của mình, bạn hủy hoại cảm giác của mình, sự nhạy cảm của mình. Bạn hủy hoại cảm giác thẩm mỹ của mình – bởi vì không có thời gian cho tất cả những điều này, cái không tạo ra đô la.

Bạn đang đuổi theo đô la – ai có thời gian để ngắm hoa hồng, và ai có thời gian để ngắm chim tung cánh, và ai có thời gian để ngắm cái đẹp của con người? Bạn trì hoãn tất cả những điều này để cho một ngày nào đó, khi bạn có mọi thứ, thì bạn sẽ thảnh thơi và tận hưởng. Nhưng đến lúc bạn có đủ mọi thứ, thì bạn trở thành một loại người có kỷ luật nào đó – người mù với hoa hồng, người mù với cái đẹp, người không thể nào tận hưởng được âm nhạc, người không thể nào hiểu được điệu vũ, người không thể nào hiểu được thơ ca, người chỉ có thể hiểu được đồng đô la. Nhưng những đồng đô la đó không đem lại sự thỏa mãn.

Đây là nguyên nhân của phiền muộn. Đó là lý do tại sao nó chỉ có trong những nước đã phát triển và chỉ trong giai cấp giầu có của các nước đã phát triển – trong các nước đã phát triển cũng có cả nghèo nữa, nhưng họ không bị phiền muộn – và bây giờ bạn không thể trao cho con người bất kỳ hy vọng nào thêm nữa để vứt bỏ đi sự phiền muộn của người đó bởi vì người đó có tất cả, còn nhiều hơn điều bạn có thể hứa hẹn. Hoàn cảnh người đó thực sự đáng thương. Người đó chưa bao giờ nghĩ tới những hệ lụy, người đó chưa bao giờ nghĩ tới sản phẩm phụ, người đó chưa bao giờ nghĩ tới điều mình sẽ mất bởi việc có được tiền bạc. Người đó chưa bao giờ nghĩ rằng người đó sẽ mất mọi thứ mà có thể làm cho người đó có hạnh phúc chỉ bởi vì người đó bao giờ cũng gạt mọi thứ đó sang bên.

Người đó không có thời gian, và sự cạnh tranh thì lại gay gắt và người đó phải quyết liệt. Đến cuối cùng người đó thấy trái tim mình chết, cuộc sống mình vô nghĩa. Người đó không thấy có bất kỳ khả năng nào trong tương lai về bất kỳ thay đổi nào, bởi vì “Còn có gì hơn nữa…?”

Tôi hay ở lại Sagar trong ngôi nhà của một người rất giàu có. Ông già này rất đẹp lão. Ông ấy là nhà chế tạo bidi lớn nhất trong cả nước Ấn Độ. Ông ấy có đủ mọi thứ bạn có thể tưởng tượng ra, nhưng ông ấy hoàn toàn không thể hưởng đủ mọi thứ được. Tận hưởng là một điều gì đó cần phải được nuôi dưỡng. Nó là một kỷ luật nào đó, một nghệ thuật nào đó – cách tận hưởng – và phải mất thời gian để đi vào tiếp xúc với những điều vĩ đại trong cuộc sống. Nhưng con người này, người đuổi theo tiền bạc, lại bỏ qua mọi thứ vốn là cánh cửa tới điều thiêng liêng, và người đó kết thúc tại cuối con đường và chẳng có gì phía trước người đó ngoại trừ cái chết.

Toàn bộ cuộc sống của người đó đều khốn khổ. Người đó chịu đựng nó, lờ nó đi trong niềm hy vọng rằng mọi thứ sắp sửa thay đổi. Bây giờ người đó không thể nào lờ nó đi được và cũng không thể nào chịu đựng được nó bởi ngày mai chỉ có cái chết và không cái gì khác cả. Và toàn bộ cái khốn khổ tích lũy của cả đời mà người đó đã lờ đi, cái khổ sở mà người đó đã lờ đi, lại bùng nổ trong bản thể người đó.

Người giầu nhất này, theo một cách nào đó, lại là người nghèo nhất trên thế giới. Là người giầu lại không nghèo là một nghệ thuật vĩ đại. Là người nghèo lại giầu là mặt bên kia của nghệ thuật này.Có những người nghèo bạn lại thấy giầu có vô cùng. Họ chẳng có gì, nhưng họ lại giầu. Cái giầu của họ không trong đồ vật mà trong bản thể họ, trong kinh nghiệm đa chiều của họ.Và có những người giầu có mọi thứ nhưng hoàn toàn nghèo và hổng hoác và trống rỗng. Sâu bên trong chỉ là nấm mồ.

Đấy không phải là sự phiền muộn của xã hội, bởi vì thế thì điều đó sẽ ảnh hưởng cả tới nghèo nữa; đấy đơn giản là luật tự nhiên, và con người bây giờ sẽ phải học điều đó. Mãi cho tới giờ đã không có nhu cầu, bởi vì chẳng ai đạt tới điểm người đó có mọi thứ, trong khi bên trong thì hoàn toàn đen tối và dốt nát.

Điều đầu tiên trong cuộc sống là tìm ra ý nghĩa trong khoảnh khắc hiện tại.

Hương vị cơ bản của bản thể bạn nên là hương vị tình yêu, hương vị hân hoan, lễ hội. Thế thì bạn có thể làm mọi điều: đô la sẽ không phá hủy nó. Nhưng bạn lại gạt mọi thứ sang bên và đơngiản đuổi theo các đồng đô la có thể mua được mọi thứ. Và thế rồi một ngày nào đó bạn thấy chúng chẳng thể mua được cái gì – và bạn đã dành cả đời mình cho đô la.

Đây là nguyên nhân của phiền muộn. Và đặc biệt ở phương Tây, phiền muộn đang trở thành rất sâu sắc. Tại phương Đông đã từng có những người giầu có, nhưng cũng có một chiều hướng nào đó có sẵn. Khi con đường tới sự giầu có đã tới chỗ kết thúc, họ không bị mắc kẹt ở đó; họ chuyển sang chiều hướng mới. Chiều hướng mới đó là trong không trung, có sẵn hàng thế kỷ. Tại phương Đông người nghèo đã từng trong điều kiện rất tốt, còn người giầu đã ở trong điều kiện cực kỳ tốt. Người nghèo đã học được sự mãn nguyện cho nênhọ chẳng bận tâm tới việc chạy theo tham vọng. Còn người giầu đã hiểu rằng một ngày nào đó họ phải từ bỏ nó tất cả và đi tìm chân lý, đi kiếm ý nghĩa.

Tại phương Tây, đến cuối cùng, con đường này đơn giản kết thúc. Bạn có thể quay lại, nhưng quay lui cũng chẳng giúp gì cho sự phiền muộn của bạn. Bạn cần một chiều hướng mới. Phật Gautam, Mahavira hay Parshvanath – những người này đã ở tại đỉnh của sự giầu có, và thế rồi họ thấy rằng nó gần như là gánh nặng. Một cái gì đó khác cần phải được tìm ra trước khi cái chết đem bạn đi – và họ đủ dũng cảm để từ bỏ tất cả. Việc từ bỏ của họ bị hiểu lầm. Ho từ bỏ tất cả nó bởi vì không muốn bận tâm thêm một giây nào về tiền bạc, về quyền lực – bởi vì họ đã thấy cái đỉnh, và chẳng có gì ở đó cả. Họ đã đi tới bậc thang cao nhất của chiếc thang và đã thấy rằng nó chẳng dẫn tới đâu. Trong khi bạn còn ở đâu đó ở giữa, hay thấp hơn chỗ giữa, bạn còn có hy vọng bởi vì còn có các bậc thang cao khác cao hơn bạn. Rồi tới một điểm khi bạn ở tại bậc thang cao nhất và chỉ có tự tử hay điên khùng – hay đạo đức giả: bạn cứ mỉm cười cho đến khi cái chết kết thúc bạn, nhưng sâu bên dưới bạn biết rằng bạn đã phí hoài cuộc sống của mình.

Tại phương Đông, phiền muộn chưa bao giờ là vấn đề cả. Người nghèo đã học cách tận hưởng bất kỳ cái gì nhỏ bé họ có được, còn người giầu đã học rằng việc có toàn bộ thế giới dưới chân bạn cũng chẳng có nghĩa lý gì – bạn phải đi tìm ý nghĩa, chứ không phải là tiền bạc. Và họ đã có những người đi trước: trong hàng nghìn năm mọi người đã đi tìm kiếm chân lý và đã tìm thấy nó. Không cần phải thất vọng, phiền muộn, bạn chỉ phải đi vào trong chiều hướng chưa biết. Họ chưa từng thám hiểm nó, nhưng khi họ bắt đầu thám hiểm chiều hướng mới này – điều đó có ý nghĩa là cuộc hành trình nộitâm, cuộc hành trình tới cái ta riêng của mình – tất cả những điều họ đã mất lại bắt đầu quay lại.

Phương Tây cần một phong trào thiền lớn rất cấp bách; nếu không thì sự phiền muộn này sẽ giết chết mọi người. Và những người này sẽ là những người tài năng nhất – bởi vì họ đã đạt tới quyền lực, họ đã đạt tới tiền bạc, họ đã đạt tới bất kỳ cái gì họ muốn… những bằng cấp cao nhất trong giáo dục. Đây là những người tài năng, và tất cả họ đều cảm thấy thất vọng.

Điều này sắp trở thành nguy hiểm bởi vì những người tài năng nhất này không còn nhiệt tình với cuộc sống nữa, còn những người bất tài thì lại nhiệt tình với cuộc sống nhưng họ thậm chí lại không có tài năng để có được quyền lực, tiền bạc, giáo dục, sự kính trọng. Họ không có tài, cho nên họ khổ sở, cảm thấy bị tàn tật. Họ quay sang thành những kẻ khủng bố, họ quay sang việc bạo hành không cần thiết chỉ từ việc trả thù – bởi vì họ không thể làm gì khác cả. Nhưng họ có thể phá hủy. Và người giầu gần như sẵn sàng treo mình lên bất kỳ cái cây nào bởi vì chẳng còn lý do gì cho họ sống cả. Trái tim họ đã ngừng đập từ lâu trước đây. Họ chỉ còn là cái xác – trang điểm đẹp, được tôn vinh nhưng hoàn toàn trống rỗng và vô tích sự.

Phương Tây thực sự ở tình trạng tồi tệ hơn phương Đông nhiều, mặc dầu với những người không hiểu thì dường như phương Tây đang ở điều kiện tốt hơn phương Đông bởi vì phương Đông nghèo nàn. Nhưng nghèo khó không phải là vấn đề lớn như thất bại của giầu có; thế thì người ta mới thực sự là nghèo. Người nghèo thông thường ít nhất cũng có những mơ ước, hy vọng, nhưng người giầu thì chẳng có gì cả.

Điều đang được cần tới là một phong trào thiền vĩ đại vươn tới mọi người.

Và tại phương Tây những người phiền muộn này lại đang tới các nhà phân tâm, các nhà trị liệu và đủ mọi loại lang băm, những người mà bản thân họ cũng phiền muộn, lại còn phiền muộn hơn cả bệnh nhân của mình nữa – một cách tự nhiên, bởi vì cả ngày họ nghe nói về phiền muộn, thất vọng, vô nghĩa. Và với việc thấy quá nhiều người tài trong tình cảnh tồi tệ như vậy, thì bản thân họ cũng bắt đầu mất tinh thần. Họ không thể giúp đỡ được; bản thân họ cần sự giúp đỡ.

Chức năng của trường phái của tôi là để chuẩn bị cho mọi người bằng năng lượng thiền và gửi họ vào trong thế giới chỉ như những tấm gương cho những người còn phiền muộn. Nếu họ có thể thấy rằng có những người không phiền muộn – ngược lại, những người hân hoan vô cùng – thì có lẽ hy vọng có thể được sinh ra trong họ. Bây giờ họ có thể có mọi điều và không có nhu cầu phải lo nghĩ. Họ có thể thiền.

Tôi không dạy từ bỏ của cải của bạn hay bất kỳ cái gì. Hãy cứ để mọi thứ như nó hiện thế. Hãy chỉ bổ sung thêm một điều nữa vào cuộc sống của bạn. Mãi cho tới nay bạn đã chỉ thêm sự vật vào cuộc sống của mình. Bây giờ hãy thêm điều gì đó vào bản thể bạn – và điều đó sẽ làm ra âm nhạc, điều đó sẽ làm ra phép mầu, điều đó sẽ làm ra ảo thuật, điều đó sẽ tạo ra nỗi xúc động mới, sự trẻ trung mới, sự tươi tắn mới.

Điều đó không phải là không giải quyết được. Vấn đề thì lớn, nhưng giải pháp lại rất đơn giản.


Con người bao giờ cũng sống với hy vọng, với tương lai, với thiên đường ở đâu đó xa xăm. Con người chưa bao giờ sống trong hiện tại – thời vàng son của người đó vẫn còn đang tới. Nó giữ người đó nhiệt tình bởi vì điều lớn lao hơn sắp xảy ra; tất cả mọi khao khát của người đó đang sắp được hoàn thành. Có niềm vui nào lớn trong mong đợi. Người đó đã chịu đựng trong hiện tại; người đó đã khốn khổ trong hiện tại. Nhưng tất cả những điều đó bị hoàn toàn quên lãng trong những giấc mơ đang sắp được hoàn thành vào ngày mai. Ngày mai bao giờ cũng là cái truyền sinh khí cho.

Nhưng tình huống này đã thay đổi. Tình huống cũ là không tốt bởi vì ngày mai – sự hoàn thành các giấc mơ của người đó – chẳng bao giờ trở thành đúng cả. Người đó chết đi trong hy vọng. Thậm chí trong cái chết của mình người đó vẫn còn hy vọng vào cuộc sống tương lai – nhưng người đó chưa bao giờ thực sự kinhg nghiệm bất kỳ việc vui sướng nào, bất kỳ ý nghĩa nào. Nhưng điều đó dung thứ được. Duy nhất chỉ là vấn đề về ngày hôm nay: nó sẽ trôi qua, và ngày mai nhất định sẽ tới. Các nhà tiên tri tôn giáo, các đấng cứu thế, những vị cứu tinh đều hứa hẹn với người đó về mọi niềm hoan lạc – cái đang bị kết án ở đây – trên thiên đường. Các lãnh tụ chính trị, các nhà lý tưởng xã hội, các nhà không tưởng đều hứa hẹn với người đó về cùng một điều – không phải trên thiên đường mà là ở đây trên trái đất này,ở đâu đó xa xăm trong tương lai khi xã hội phát triển qua một cuộc cách mạng toàn bộ và không có nghèo đói, không giai cấp, không chính phụ và con người hoàn toàn được tự do và có mọi thứ mình cần.

Cả hai về cơ bản đều thỏa mãn cho cùng một nhu cầu tâm lý. Với những người duy vật, thì những người lý tưởng, chính khách, những nhà không tưởng xã hội thành hấp dẫn; vỡi những người không duy vật mấy thì các lãnh tụ tôn giáo lại hấp dẫn. Những đối tượng của sự hấp dẫn vẫn hệ như nhau: tất cả những điều bạn có thể tưởng tượng ra, có thể mơ tới, có thể khao khát tới, sẽ được thỏa mãn hoàn toàn. Với những giấc mơ đó, khốn khổ hiện tại dường như là rất nhỏ.

Có những người nhiệt tình trên thế giới; những người không phiền muộn. Phiền muộn là hiện tượng đương đại và nó đi vào hiện hữu bởi vì bây giờ không có ngày mai. Tất cả các ý thức hệ chính trị đều đã thất bại. Không còn khả năng nào để con người được bình đẳng hơn, không có khả năng nào sẽ có lúc mà không có chính phủ, không có khả năng nào cho tất cả các giấc mơ của bạn đều sẽ được hoàn thành. 


Điều này đã đưa tới một cú sốc lớn. Đồng thời con người trở nên chín chắn hơn. Con người có thể tới nhà thờ, tới đền đài, tới chùa chiền, tới giáo đường Do thái – nhưng chúng chỉ là những việc tuân theo xã hội, bởi vì người đó không muốn, trong trạng thái tối tăm và phiền muộn như thế, bị bỏ lại một mình; người đó muốn ở cùng với đám đông. Nhưng về cơ bản người đó biết chẳng có thiên đường đâu; người đó biết rằng chẳng có vị cứu tinh nào sắp tới cả.

Người Hindu đã từng chờ đợi Krishna trong 5000 năm. Ngài đã hứa ngày không chỉ tới có một lần, ngài đã hứa bất kỳ khi nào có khốn khổ, đau khổ, bất kỳ khi nào có đồi bại leo lên đỉnh của đức hạnh, bất kỳ khi nào những người đẹp đẽ và đơn giản và hồn nhiên lại bị những người tinh ranh và đạo đức giả khai thác thì ngài sẽ tới. Nhưng trong 5000 năm chẳng thấy dấu hiệu nào về ngài cả.

Jesus đã hứa ngài sẽ tới, và khi được hỏi, ngài đã nói: “Rất sớm thôi.” Tôi có thể kéo rộng ra: “Rất sớm thôi,” nhưng vẫn chưa có gì trong 2000 năm; như thế thì quá nhiều rồi.


Cái ý tưởng rằng khốn khổ của chúng ta, nỗi đau của chúng ta, nỗi tủi nhục của chúng ta sẽ bị mất đi không còn hấp dẫn nữa. Cái ý tưởng rằng Thượng đế, người chăm nom cho chúng ta dường như đơn giản chỉ là một trò cười. Nhìn vào thế giới, dường như là chẳng có ai chăm nom cả.

Trong thực tế, ở nước Anh gần 30.000 người là người tôn quý – chỉ ở Anh thôi, một phần nhỏ của thế giới. Và ý thức hệ của họ cũng đáng để nhìn vào khi tham khảo câu hỏi của bạn. Họ nói rằng quỷ không chống lại Thượng đế, quỷ là con của Thượng đế. Thượng đế đã bỏ thế giới, và bây giờ niềm hy vọng duy nhất là thuyết phục quỷ chăm lo vì Thượng đế không chăm nom. Và 30.000 người đang tôn thờ quỷ như con của Thượng đế… và lý do là họ cảm thấy rằng Thượng đế đã bỏ thế giới này – ngài không còn chăm nom về nó nữa. Một cách tự nhiên, cách duy nhất là cầu đến con ngài; nếu bằng cách nào đó con ngài có thể thuyết phục bằng các nghi lễ, bằng lời cầu nguyện, bằng tôn thờ, thì có lẽ khốn khổ, bóng tối, ốm bệnh có thể bị loại bỏ. Đây là một nỗ lực tuyệt vọng.

Thực tế là ở chỗ con người bao giờ cũng sống trong nghèo nào. Nghèo nào có điều đẹp đẽ về nó: nó không bao giờ phá hủy hy vọng của bạn, nó không bao giờ chống lại ước mơ của bạn, nó bao giờ cũng đem tới nhiệt tình vì ngày mai. Người ta hy vọng, tin tưởng rằng mọi sự sẽ tốt đẹp hơn: thời kỳ đen tối này đã qua đi; chẳng mấy chốc sẽ có ánh sáng. Nhưng tình huống đó đã thay đổi. Ở các những đã phát triển… và hãy nhớ, vấn đề phiền muộn không phải là ở các nước chưa phát triển - ở các nước nghèo, mọi người vẫn còn hy vọng – chính là chỉ có ở các nước phát triển, nơi họ có đủ mọi thứ họ đã từng khao khát. Bây giờ thiên đường sẽ không còn tác dụng thêm nữa; xã hội phi giai cấp cũng chẳng có ích gì thêm nữa. Không xã hội không tưởng nào lại sẽ tốt hơn. Họ đã đạt tới mục đích – và việc đạt tới mục đích này là nguyên nhân của phiền muộn. Bao giờ không còn hy vọng: ngày mai thành đen tối, và ngày kia sẽ lại còn đen tối hơn.


Tất cả những điều này mà họ từng mơ tới đều rất đẹp. Họ chưa bao giờ nhìn vào những hệ lụy của chúng. Bởi vì họ đã có được chúng, họ có chúng cùng với những hệ lụy của chúng. Một người là nghèo, nhưng người đó ăn ngon miệng còn tốt hơn là người giầu mà lại chẳng ngon miệng. Bạn định làm gì với cả đống vàng, đống bạnc, đống đô la của bạn? Bạn không thể ăn được chúng. Bạn có mọi thứ, nhưng cái ngon miệng đã biến mất, cái mà bạn đang vật lộn từ lâu để có được. Bạn thành công – và tôi đã nói đi nói lại mãi rằng chẳng có gì thất bại như thành công cả. Bạn đã đạt tới nơi bạn muốn tới, nhưng bạn lại không nhận biết về sản phẩm phụ. Bạn có hàng triệu đô la, nhưng bạn không thể ngủ được…

Khi con người đạt tới mục tiêu ấp ủ, thế thì người đó trở nên nhận biết rằng có nhiều điều quanh chúng. Chẳng hạn, trong cả đời mình bạn cố gắng kiếm tiền, cứ nghĩ rằng một ngày nào đó, khi bạn có nó, thì bạn sẽ sống một cuộc sống thảnh thơi. Nhưng bạn đã từng căng thẳng suốt cuộc đời – căng thẳng đã trở thành kỷ luật của bạn – và tới cuối đời, khi bạn đã đạt tới tất cả tiền bạc bạn muốn, thì bạn lại không thể thảnh thơi được. Toàn bộ cuộc đời đã bị khép vào kỷ luật trong căng thẳng, và khổ sở cùng lo nghĩ sẽ không để cho bạn thảnh thơi. Cho nên bạn không phải là người chiến thắng, bạn là kẻ chiến bại. Bạn ăn không ngon, bạn hủy hoại sức khỏe của mình, bạn hủy hoại cảm giác của mình, sự nhạy cảm của mình. Bạn hủy hoại cảm giác thẩm mỹ của mình – bởi vì không có thời gian cho tất cả những điều này, cái không tạo ra đô la.

Bạn đang đuổi theo đô la – ai có thời gian để ngắm hoa hồng, và ai có thời gian để ngắm chim tung cánh, và ai có thời gian để ngắm cái đẹp của con người? Bạn trì hoãn tất cả những điều này để cho một ngày nào đó, khi bạn có mọi thứ, thì bạn sẽ thảnh thơi và tận hưởng. Nhưng đến lúc bạn có đủ mọi thứ, thì bạn trở thành một loại người có kỷ luật nào đó – người mù với hoa hồng, người mù với cái đẹp, người không thể nào tận hưởng được âm nhạc, người không thể nào hiểu được điệu vũ, người không thể nào hiểu được thơ ca, người chỉ có thể hiểu được đồng đô la. Nhưng những đồng đô la đó không đem lại sự thỏa mãn.

Đây là nguyên nhân của phiền muộn. Đó là lý do tại sao nó chỉ có trong những nước đã phát triển và chỉ trong giai cấp giầu có của các nước đã phát triển – trong các nước đã phát triển cũng có cả nghèo nữa, nhưng họ không bị phiền muộn – và bây giờ bạn không thể trao cho con người bất kỳ hy vọng nào thêm nữa để vứt bỏ đi sự phiền muộn của người đó bởi vì người đó có tất cả, còn nhiều hơn điều bạn có thể hứa hẹn. Hoàn cảnh người đó thực sự đáng thương. Người đó chưa bao giờ nghĩ tới những hệ lụy, người đó chưa bao giờ nghĩ tới sản phẩm phụ, người đó chưa bao giờ nghĩ tới điều mình sẽ mất bởi việc có được tiền bạc. Người đó chưa bao giờ nghĩ rằng người đó sẽ mất mọi thứ mà có thể làm cho người đó có hạnh phúc chỉ bởi vì người đó bao giờ cũng gạt mọi thứ đó sang bên.

Người đó không có thời gian, và sự cạnh tranh thì lại gay gắt và người đó phải quyết liệt. Đến cuối cùng người đó thấy trái tim mình chết, cuộc sống mình vô nghĩa. Người đó không thấy có bất kỳ khả năng nào trong tương lai về bất kỳ thay đổi nào, bởi vì “Còn có gì hơn nữa…?”

Tôi hay ở lại Sagar trong ngôi nhà của một người rất giàu có. Ông già này rất đẹp lão. Ông ấy là nhà chế tạo bidi lớn nhất trong cả nước Ấn Độ. Ông ấy có đủ mọi thứ bạn có thể tưởng tượng ra, nhưng ông ấy hoàn toàn không thể hưởng đủ mọi thứ được. Tận hưởng là một điều gì đó cần phải được nuôi dưỡng. Nó là một kỷ luật nào đó, một nghệ thuật nào đó – cách tận hưởng – và phải mất thời gian để đi vào tiếp xúc với những điều vĩ đại trong cuộc sống. Nhưng con người này, người đuổi theo tiền bạc, lại bỏ qua mọi thứ vốn là cánh cửa tới điều thiêng liêng, và người đó kết thúc tại cuối con đường và chẳng có gì phía trước người đó ngoại trừ cái chết.

Toàn bộ cuộc sống của người đó đều khốn khổ. Người đó chịu đựng nó, lờ nó đi trong niềm hy vọng rằng mọi thứ sắp sửa thay đổi. Bây giờ người đó không thể nào lờ nó đi được và cũng không thể nào chịu đựng được nó bởi ngày mai chỉ có cái chết và không cái gì khác cả. Và toàn bộ cái khốn khổ tích lũy của cả đời mà người đó đã lờ đi, cái khổ sở mà người đó đã lờ đi, lại bùng nổ trong bản thể người đó.

Người giầu nhất này, theo một cách nào đó, lại là người nghèo nhất trên thế giới. Là người giầu lại không nghèo là một nghệ thuật vĩ đại. Là người nghèo lại giầu là mặt bên kia của nghệ thuật này.Có những người nghèo bạn lại thấy giầu có vô cùng. Họ chẳng có gì, nhưng họ lại giầu. Cái giầu của họ không trong đồ vật mà trong bản thể họ, trong kinh nghiệm đa chiều của họ.Và có những người giầu có mọi thứ nhưng hoàn toàn nghèo và hổng hoác và trống rỗng. Sâu bên trong chỉ là nấm mồ.

Đấy không phải là sự phiền muộn của xã hội, bởi vì thế thì điều đó sẽ ảnh hưởng cả tới nghèo nữa; đấy đơn giản là luật tự nhiên, và con người bây giờ sẽ phải học điều đó. Mãi cho tới giờ đã không có nhu cầu, bởi vì chẳng ai đạt tới điểm người đó có mọi thứ, trong khi bên trong thì hoàn toàn đen tối và dốt nát.

Điều đầu tiên trong cuộc sống là tìm ra ý nghĩa trong khoảnh khắc hiện tại.

Hương vị cơ bản của bản thể bạn nên là hương vị tình yêu, hương vị hân hoan, lễ hội. Thế thì bạn có thể làm mọi điều: đô la sẽ không phá hủy nó. Nhưng bạn lại gạt mọi thứ sang bên và đơngiản đuổi theo các đồng đô la có thể mua được mọi thứ. Và thế rồi một ngày nào đó bạn thấy chúng chẳng thể mua được cái gì – và bạn đã dành cả đời mình cho đô la.

Đây là nguyên nhân của phiền muộn. Và đặc biệt ở phương Tây, phiền muộn đang trở thành rất sâu sắc. Tại phương Đông đã từng có những người giầu có, nhưng cũng có một chiều hướng nào đó có sẵn. Khi con đường tới sự giầu có đã tới chỗ kết thúc, họ không bị mắc kẹt ở đó; họ chuyển sang chiều hướng mới. Chiều hướng mới đó là trong không trung, có sẵn hàng thế kỷ. Tại phương Đông người nghèo đã từng trong điều kiện rất tốt, còn người giầu đã ở trong điều kiện cực kỳ tốt. Người nghèo đã học được sự mãn nguyện cho nênhọ chẳng bận tâm tới việc chạy theo tham vọng. Còn người giầu đã hiểu rằng một ngày nào đó họ phải từ bỏ nó tất cả và đi tìm chân lý, đi kiếm ý nghĩa.

Tại phương Tây, đến cuối cùng, con đường này đơn giản kết thúc. Bạn có thể quay lại, nhưng quay lui cũng chẳng giúp gì cho sự phiền muộn của bạn. Bạn cần một chiều hướng mới. Phật Gautam, Mahavira hay Parshvanath – những người này đã ở tại đỉnh của sự giầu có, và thế rồi họ thấy rằng nó gần như là gánh nặng. Một cái gì đó khác cần phải được tìm ra trước khi cái chết đem bạn đi – và họ đủ dũng cảm để từ bỏ tất cả. Việc từ bỏ của họ bị hiểu lầm. Ho từ bỏ tất cả nó bởi vì không muốn bận tâm thêm một giây nào về tiền bạc, về quyền lực – bởi vì họ đã thấy cái đỉnh, và chẳng có gì ở đó cả. Họ đã đi tới bậc thang cao nhất của chiếc thang và đã thấy rằng nó chẳng dẫn tới đâu. Trong khi bạn còn ở đâu đó ở giữa, hay thấp hơn chỗ giữa, bạn còn có hy vọng bởi vì còn có các bậc thang cao khác cao hơn bạn. Rồi tới một điểm khi bạn ở tại bậc thang cao nhất và chỉ có tự tử hay điên khùng – hay đạo đức giả: bạn cứ mỉm cười cho đến khi cái chết kết thúc bạn, nhưng sâu bên dưới bạn biết rằng bạn đã phí hoài cuộc sống của mình.

Tại phương Đông, phiền muộn chưa bao giờ là vấn đề cả. Người nghèo đã học cách tận hưởng bất kỳ cái gì nhỏ bé họ có được, còn người giầu đã học rằng việc có toàn bộ thế giới dưới chân bạn cũng chẳng có nghĩa lý gì – bạn phải đi tìm ý nghĩa, chứ không phải là tiền bạc. Và họ đã có những người đi trước: trong hàng nghìn năm mọi người đã đi tìm kiếm chân lý và đã tìm thấy nó. Không cần phải thất vọng, phiền muộn, bạn chỉ phải đi vào trong chiều hướng chưa biết. Họ chưa từng thám hiểm nó, nhưng khi họ bắt đầu thám hiểm chiều hướng mới này – điều đó có ý nghĩa là cuộc hành trình nộitâm, cuộc hành trình tới cái ta riêng của mình – tất cả những điều họ đã mất lại bắt đầu quay lại.

Phương Tây cần một phong trào thiền lớn rất cấp bách; nếu không thì sự phiền muộn này sẽ giết chết mọi người. Và những người này sẽ là những người tài năng nhất – bởi vì họ đã đạt tới quyền lực, họ đã đạt tới tiền bạc, họ đã đạt tới bất kỳ cái gì họ muốn… những bằng cấp cao nhất trong giáo dục. Đây là những người tài năng, và tất cả họ đều cảm thấy thất vọng.

Điều này sắp trở thành nguy hiểm bởi vì những người tài năng nhất này không còn nhiệt tình với cuộc sống nữa, còn những người bất tài thì lại nhiệt tình với cuộc sống nhưng họ thậm chí lại không có tài năng để có được quyền lực, tiền bạc, giáo dục, sự kính trọng. Họ không có tài, cho nên họ khổ sở, cảm thấy bị tàn tật. Họ quay sang thành những kẻ khủng bố, họ quay sang việc bạo hành không cần thiết chỉ từ việc trả thù – bởi vì họ không thể làm gì khác cả. Nhưng họ có thể phá hủy. Và người giầu gần như sẵn sàng treo mình lên bất kỳ cái cây nào bởi vì chẳng còn lý do gì cho họ sống cả. Trái tim họ đã ngừng đập từ lâu trước đây. Họ chỉ còn là cái xác – trang điểm đẹp, được tôn vinh nhưng hoàn toàn trống rỗng và vô tích sự.

Phương Tây thực sự ở tình trạng tồi tệ hơn phương Đông nhiều, mặc dầu với những người không hiểu thì dường như phương Tây đang ở điều kiện tốt hơn phương Đông bởi vì phương Đông nghèo nàn. Nhưng nghèo khó không phải là vấn đề lớn như thất bại của giầu có; thế thì người ta mới thực sự là nghèo. Người nghèo thông thường ít nhất cũng có những mơ ước, hy vọng, nhưng người giầu thì chẳng có gì cả.

Điều đang được cần tới là một phong trào thiền vĩ đại vươn tới mọi người.

Và tại phương Tây những người phiền muộn này lại đang tới các nhà phân tâm, các nhà trị liệu và đủ mọi loại lang băm, những người mà bản thân họ cũng phiền muộn, lại còn phiền muộn hơn cả bệnh nhân của mình nữa – một cách tự nhiên, bởi vì cả ngày họ nghe nói về phiền muộn, thất vọng, vô nghĩa. Và với việc thấy quá nhiều người tài trong tình cảnh tồi tệ như vậy, thì bản thân họ cũng bắt đầu mất tinh thần. Họ không thể giúp đỡ được; bản thân họ cần sự giúp đỡ.

Chức năng của trường phái của tôi là để chuẩn bị cho mọi người bằng năng lượng thiền và gửi họ vào trong thế giới chỉ như những tấm gương cho những người còn phiền muộn. Nếu họ có thể thấy rằng có những người không phiền muộn – ngược lại, những người hân hoan vô cùng – thì có lẽ hy vọng có thể được sinh ra trong họ. Bây giờ họ có thể có mọi điều và không có nhu cầu phải lo nghĩ. Họ có thể thiền.

Tôi không dạy từ bỏ của cải của bạn hay bất kỳ cái gì. Hãy cứ để mọi thứ như nó hiện thế. Hãy chỉ bổ sung thêm một điều nữa vào cuộc sống của bạn. Mãi cho tới nay bạn đã chỉ thêm sự vật vào cuộc sống của mình. Bây giờ hãy thêm điều gì đó vào bản thể bạn – và điều đó sẽ làm ra âm nhạc, điều đó sẽ làm ra phép mầu, điều đó sẽ làm ra ảo thuật, điều đó sẽ tạo ra nỗi xúc động mới, sự trẻ trung mới, sự tươi tắn mới.

Điều đó không phải là không giải quyết được. Vấn đề thì lớn, nhưng giải pháp lại rất đơn giản.


Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét

HÃY TÌM LẠI CHÍNH MÌNH BẰNG SỰ THỨC TÌNH MỤC ĐÍCH SỐNG

Nhân loại đã thực sự sẵn sàng cho một quá trình chuyển biến nhận thức , một quá trình nở hoa sâu sắc và triệt để của tâm thức đến độ , so với quá trình này thì việc cây cỏ nở hoa 114 triệu năm trước đây , dù cho đẹp đến mấy thì đấy cũng chỉ là sự phản ánh nhạt nhòa ? Liệu con người có thể từ bỏ tầng tầng lớp lớp những cách nghĩ bị bó buộc cũ và trở nên giống như những tinh thể pha lê trong suốt để ánh sang nhận thức xuyên qua dễ dàng ?

Liệu con người có thể thoát ra khỏi trường hấp dẫn của chủ nghĩa vật chất , thoát ra khỏi tình trạng tự đồng nhất mình với hình tướng ?

Khả năng chuyển hóa này cũng là thông điệp chính của những giáo lý sâu sắc để khai thị cho con người .Những người phát đi thông điệp này – như Đức Phật , chúa Jesus và nhiều người khác – là những bông hoa đầu tiên của nhân loại . Họ là những vị Thầy tiên phong , rất hiếm hoi và quý giá vô cùng . Tuy vậy , một sự chuyển hóa rộng khắp chưa thể xảy ra vào thời điểm đó được , nên thông điệp của họ bị bóp méo đi rất nhiều . Ngoại trừ ở một số ít người , tâm thức của con người thời ấy nói chung chưa được chuyển hóa nhiều

Bây giờ thì nhân loại đã sẵn sàng để chuyển hóa chưa ? tại sao lúc này mới thật là thời cơ ? Ban có thể làm gì để thúc đẩy quá trình chuyển hóa nội tại này ? Đặc điểm của nhận thức cũ đầy tính bản ngã là gì và đâu là dấu hiệu của một tâm thức mới đang trổi dậy ?

Những câu hỏi này và một số câu hỏi khác sẽ được đề cập trong cuốn sách này . Quan trọng hơn , quyển sách cũng chính là một công cụ có tính chuyển hóa , xuất phát từ một nhận thức mới đầy tính nổi dậy . Những ý tưởng và khái niệm ở đây tuy quan trọng , nhưng đó cũng là thứ yếu . Chính những tấm bảng chỉ đường giúp bảng chỉ đường giúp bạn đi đến trạng thái thức tỉnh . Trong lúc đọc quyển sách này , một sự chuyển hóa sẽ xảy ra trong bạn

Mục đích chính của quyển sách không phải là để cung cấp thêm thông tin hay những niềm tin mù quáng cho trí năng của bạn , hay cố thuyết phục bạn về một điều gì đó , mà nó mang đến cho bạn một sự chuyển hóa trong nhận thức , tức là thức tỉnh bạn ra khỏi những dòng suy nghĩ miên man ở trong đầu

Nếu được như vậy thì bạn sẽ không chỉ thấy cuốn sách này là “thú vị” . Vì “thú vị” có nghĩa là bạn còn đứng ở bên ngoài , tìm vui với những ý nghĩ , và khái niệm ở trong đầu bạn để tu duy rằng mình đồng ý hay không đồng ý với cuốn sách .

Vì cuốn sách này được viết cho bạn , do đó cuốn sách hoặc rất vô nghĩa đối với bạn , hoặc nó làm cho nhận thức của bạn có sự thay đổi lớn . Tuy nhiên cuốn sách này chỉ có thể thức tỉnh những người đã sẵn sang để tỉnh thức

Tuy nhiên khi có một người vừa tỉnh thức thì biến cố này sẽ tạo nên một quán tính trong tâm thức của tập thể , giúp cho sự tỉnh thức xảy ra dễ dàng hơn ở những người khác . Nếu trong lúc này bạn chưa rõ tỉnh thức nghĩa là gì , thì bạn cũng không cần bận tâm nhiều vể nghĩa của từ ấy , hãy cứ tiếp tục đọc và trong bạn có sự tỉnh thức , thì bạn sẽ hiểu “ tỉnh thức “ có nghĩa là gì

Quá trình tỉnh thức một khi đã bắt đầu ở trong bạn rồi thì không thể đảo ngược lại ; và để cho quá trình này được bắt đầu ,bạn chỉ cần trải qua trạng thái thức tỉnh – dù chỉ tong môt thoáng chốc

Đối với một số người thì một thoáng chốc của trạng thái thức tỉnh đó sẽ xảy đến khi họ đọc cuốn sách này . Còn đối với những người khác thì cuốn sách sẽ giúp họ nhận ra rằng quá trình tỉnh thức đã xảy ra ở trong họ rồi , nhưng bây giờ họ mới nhận ra .

Ở một số người thì quá trình tỉnh thức chỉ xảy ra khi họ gặp phải những mất mát hay khổ đau lớn

Trong khi ở những người khác , là khi họ tiếp xúc với những bậc Thầy hay những giáo lý về tâm linh , hay do đọc cuốn “ Sức mạnh của Hiện tại “ hay những cuốn sách có giá trị tâm linh sống động khác . Hoặc có thể là sự tổng hợp của tất cả những điều ấy . Tuy nhiên , một khi sự thức tỉnh đã bắt đầu ở trong bạn thì cuốn sách này sẽ giúp cho bạn đẩy nhanh và gia tăng cường độ tỉnh thức

Điều căn bản nhất của quá trình thức tỉnh là :

Nhận ra sự mê mờ đang tồn tại trong bạn

Nhận diện bản ngã của bạn khi nó đang nói , đang nghĩ , đang làm một việc nào đó

Nhận ra thói quen suy nghĩ đầy tính băng hoại trong tâm thức của tập thể đang thẩm thấu vào mọi khía cạnh của đời sống , kéo dài thêm tình trạng chưa thức tỉnh

Đó là lý do tôi viết quyển sách này : để nêu lên những khía cạnh chính của bản ngã và cách bản ngã hoạt động trong bạn cũng như trong tâm thức tập thể . Điều này có ý nghĩa quan trọng , vì hai lý do chính .

Trước hết , nếu bạn không nhận ra được những cơ cấu hoạt động của bản ngã , bạn sẽ không nhận diện được nó , và sẽ nhầm lẫn mà liên tục tự đồng hóa mình với bản ngã , tức là vô tình bạn để cho bản ngã chứ ngự lấy bạn , mạo danh là bạn

Thứ hai , tự than việc nhận diện bản ngã ở trong bạn chính là một trong những phương cách giúp cho sự tỉnh thức ở trong bạn được diễn ra . Khi bạn nhận ra sự mê lầm của mình , thì cái làm cho sự nhận biết ấy có thể diễn ra chính là thứ nhận thức mới đang trỗi dậy , đó cũng chính là tỉnh thức .

như ta không thể đấu tranh lại bong tối , hay chống đối lại sự mê mờ . Điều mà ta cần làm là mang ánh sáng của nhận thức vào những nơi tối tăm này

Và bạn chính là Ánh sang đó

Bài đăng phổ biến

Lưu trữ Blog