Thông điệp yêu thương từ MẶT TRỜI TÂM THỨC

CÁC BẬC THẦY CHỨNG NGỘ CỦA THẾ KỶ 20 -21

XỨ SỞ GIÂY PHÚT HIỆN TẠI

XỨ SỞ GIÂY PHÚT HIỆN TẠI

Quảng cáo online

Chữ chạy

Chào mừng bạn đến với blog MẶT TRỜI TÂM THỨC Email : mattroitamthuc@yahoo.com - Phone 0903070348

Quảng cáo thay đổi

Truyện cười

CHÀO MỪNG CÁC BẠN ĐANG ĐẾN VỚI PHÚT GIÂY HIỆN TẠI

Giây phút hiện tại

Sống trong giây phút hiện tại là một phép lạ. Phép lạ không phải là để đi trên mặt nước.
Phép lạ là đi trên trên hành tinh xanh xinh đẹp này trong trong giây phút hiện tại, biết trân quý sự bình an và vẻ đẹp có sẵn ngay bây giờ.

Thứ Ba, 15 tháng 1, 2013

tại sao tôi đã lấy người đàn bà ghét tôi? Tôi cũng ghét cô ấy nữa?

Osho kính yêu, tại sao tôi đã lấy người đàn
bà ghét tôi? Tôi cũng ghét cô ấy nữa?
Làm sao tôi biết được tại sao bạn lấy người đàn bà bạn
ghét và người đó ghét bạn? Có thể - đây chỉ là phỏng đoán
- các bạn đã lấy nhau bởi vì các bạn ghét nhau.
Có hai loại hôn nhân: hôn nhân vì yêu và hôn nhân vì
ghét. Hôn nhân vì yêu rất hiếm hoi; trong thực tế chúng
không xảy ra. Cái gọi là hôn nhân thường là hôn nhân vì
ghét. Chí ít về phần đàn bà điều đó rất đúng. Nếu họ muốn
tra tấn bạn, họ sẽ lấy bạn, bởi vì không có cách nào chắc
chắn hơn để tra tấn bạn. Đấy là cách tốt nhất.
Tôi đã từng nghe...
Mulla Nasruddin đã tự đẩy mình vào một tình thế rất
khó xử. Anh ta đã tán tỉnh ba cô một lúc, hứa hẹn với mỗi
người rằng anh ta sẽ lấy cô ấy. Sau đó họ gây sức ép lên
anh ta để buộc anh ta thực hiện lời hứa. Vô phương kế, anh
ta đến tư vấn luật sư của mình.
"Tôi gợi ý," luật sư nói, "rằng anh hãy để tôi thông báo
cho tất cả các báo rằng anh đã tự tử. Sau đó ta sẽ tổ chức
một đám tang giả... điều đó sẽ giải quyết rắc rối cho anh."
Họ lập tức bắt tay vào hành động. Trong khi luật sư
điện thoại đi khắp các toà báo thì Mulla thu xếp mọi sự cần
thiết với người làm dịch vụ lễ tang. Đó là một đám tang rất
ấn tượng. Vào đúng giờ mọi người sắp hàng trọng thể xung
quanh quan tài để nói lời vĩnh biệt cuối cùng với người đã
quá cố. Và rồi ba cô bạn của anh ta tới.
"Nasruddin đáng thương ơi," cô gái thứ nhất thở dài khi
nhìn vào cái xác, "anh ấy là một kẻ đáng khinh, nhưng em
chắc chắn là lỡ anh."
"Tạm biệt, Nasruddin," cô gái thứ hai khóc, "những
điều quá tồi tệ chẳng làm được tốt hơn."
Nhưng cô gái thứ ba thì phát rồ. "Anh là đồ chó dơ
dáy! - chết trước em sau khi đã hứa hẹn cưới nhau. Vì thế
em phải bắn anh, cho dù anh đã chết! Ít nhất điều đó mới
làm em hả giận." Nói rồi cô ta rút khẩu súng lục ra khỏi ví
và chĩa vào hình dáng người đang nằm sấp.
"Hượm đã! Đừng có quá kích động!" cái xác kêu lên,
lồm cồm bò dậy. "Em, anh sẽ cưới em!"
Tôi không biết tại sao bạn lại lấy người đàn bà ghét bạn
và bạn cũng ghét người đó. Nhưng quan sát xem: bạn phải
đang trong tình trạng lộn xộn ghê lắm. Nhưng mọi người
đều thế, cho nên đừng lo nghĩ. Điều này là tự nhiên, điều
kiện thông thường của nhân loại. Mọi người đều trong lộn
xộn. Không ai biết tại sao người ta định làm cái gì đó. Đôi
khi bạn lấy người đàn bà bởi khuôn mặt cô ta quyến rũ.
Nhưng hôn nhân liên quan gì tới khuôn mặt? Sau hai hay
ba ngày tuần trăng mật sẽ chấm dứt và bạn sẽ chẳng bao
giờ nhìn lại vào khuôn mặt đó nữa. Và bạn chẳng bao giờ
lấy được người đàn bà thực, bạn chỉ lấy được khuôn mặt,
hình dáng nào đó, và hình dáng chẳng liên quan gì cả. Hoặc
bạn có thể thích giọng nói của người đàn bà, giọng hát, rồi
bạn lấy... mọi người lấy nhau chỉ bởi các lí do ngu xuẩn.
Bây giờ thì giọng hát chẳng liên quan gì tới hôn nhân;
giọng hát không chuẩn bị thức ăn cho bạn, nó không dọn
giường cho bạn. Sau vài ngày bạn sẽ quên giọng hát đó.
Thực tại mà bạn phải sống với thì chẳng liên quan gì
tới những điều này. Người đàn bà nào đó có thân hình nào
đó, đường cong nào đó - nhưng đường cong đó làm gì cho
cuộc sống? Người đàn bà nào đó có dáng đi uyển chuyển
nào đó và điều đó quyến rũ bạn. Nhưng bạn có thể phí hoài
cuộc đời mình, cuộc đời gia đình của mình, chỉ vì những
thứ tầm thường nhỏ mọn thế thôi sao? Điều ấy không thể
được.
Cuộc sống cần nhiều cách tiếp cận thực tế, các nền tảng
thực tế hơn. Nhưng bạn vẫn cứ làm những điều hời hợt như
thế này. Lí do là ở chỗ bạn không nhận biết. Đấy không chỉ
là vấn đề hôn nhân, đấy là vấn đề của toàn bộ cuộc sống
của bạn. Đó là điều bạn vẫn cứ làm... bạn vẫn cứ làm do
thôi thúc của tình thế, không thấy sâu sắc rằng cuộc sống
cần nhiều nhận biết hơn, nhiều trách nhiệm hơn, nhiều hiểu
biết hơn, nhiều thông minh hơn.
Bắt đầu hiện hữu thông minh hơn đi, và bạn sẽ càng
ngày càng ít bị rắc rối hơn.
Quan sát nhiều vào.
Trở thành nhân chứng.
Osho kính yêu, tại sao tôi đã lấy người đàn
bà ghét tôi? Tôi cũng ghét cô ấy nữa?
Làm sao tôi biết được tại sao bạn lấy người đàn bà bạn
ghét và người đó ghét bạn? Có thể - đây chỉ là phỏng đoán
- các bạn đã lấy nhau bởi vì các bạn ghét nhau.
Có hai loại hôn nhân: hôn nhân vì yêu và hôn nhân vì
ghét. Hôn nhân vì yêu rất hiếm hoi; trong thực tế chúng
không xảy ra. Cái gọi là hôn nhân thường là hôn nhân vì
ghét. Chí ít về phần đàn bà điều đó rất đúng. Nếu họ muốn
tra tấn bạn, họ sẽ lấy bạn, bởi vì không có cách nào chắc
chắn hơn để tra tấn bạn. Đấy là cách tốt nhất.
Tôi đã từng nghe...
Mulla Nasruddin đã tự đẩy mình vào một tình thế rất
khó xử. Anh ta đã tán tỉnh ba cô một lúc, hứa hẹn với mỗi
người rằng anh ta sẽ lấy cô ấy. Sau đó họ gây sức ép lên
anh ta để buộc anh ta thực hiện lời hứa. Vô phương kế, anh
ta đến tư vấn luật sư của mình.
"Tôi gợi ý," luật sư nói, "rằng anh hãy để tôi thông báo
cho tất cả các báo rằng anh đã tự tử. Sau đó ta sẽ tổ chức
một đám tang giả... điều đó sẽ giải quyết rắc rối cho anh."
Họ lập tức bắt tay vào hành động. Trong khi luật sư
điện thoại đi khắp các toà báo thì Mulla thu xếp mọi sự cần
thiết với người làm dịch vụ lễ tang. Đó là một đám tang rất
ấn tượng. Vào đúng giờ mọi người sắp hàng trọng thể xung
quanh quan tài để nói lời vĩnh biệt cuối cùng với người đã
quá cố. Và rồi ba cô bạn của anh ta tới.
"Nasruddin đáng thương ơi," cô gái thứ nhất thở dài khi
nhìn vào cái xác, "anh ấy là một kẻ đáng khinh, nhưng em
chắc chắn là lỡ anh."
"Tạm biệt, Nasruddin," cô gái thứ hai khóc, "những
điều quá tồi tệ chẳng làm được tốt hơn."
Nhưng cô gái thứ ba thì phát rồ. "Anh là đồ chó dơ
dáy! - chết trước em sau khi đã hứa hẹn cưới nhau. Vì thế
em phải bắn anh, cho dù anh đã chết! Ít nhất điều đó mới
làm em hả giận." Nói rồi cô ta rút khẩu súng lục ra khỏi ví
và chĩa vào hình dáng người đang nằm sấp.
"Hượm đã! Đừng có quá kích động!" cái xác kêu lên,
lồm cồm bò dậy. "Em, anh sẽ cưới em!"
Tôi không biết tại sao bạn lại lấy người đàn bà ghét bạn
và bạn cũng ghét người đó. Nhưng quan sát xem: bạn phải
đang trong tình trạng lộn xộn ghê lắm. Nhưng mọi người
đều thế, cho nên đừng lo nghĩ. Điều này là tự nhiên, điều
kiện thông thường của nhân loại. Mọi người đều trong lộn
xộn. Không ai biết tại sao người ta định làm cái gì đó. Đôi
khi bạn lấy người đàn bà bởi khuôn mặt cô ta quyến rũ.
Nhưng hôn nhân liên quan gì tới khuôn mặt? Sau hai hay
ba ngày tuần trăng mật sẽ chấm dứt và bạn sẽ chẳng bao
giờ nhìn lại vào khuôn mặt đó nữa. Và bạn chẳng bao giờ
lấy được người đàn bà thực, bạn chỉ lấy được khuôn mặt,
hình dáng nào đó, và hình dáng chẳng liên quan gì cả. Hoặc
bạn có thể thích giọng nói của người đàn bà, giọng hát, rồi
bạn lấy... mọi người lấy nhau chỉ bởi các lí do ngu xuẩn.
Bây giờ thì giọng hát chẳng liên quan gì tới hôn nhân;
giọng hát không chuẩn bị thức ăn cho bạn, nó không dọn
giường cho bạn. Sau vài ngày bạn sẽ quên giọng hát đó.
Thực tại mà bạn phải sống với thì chẳng liên quan gì
tới những điều này. Người đàn bà nào đó có thân hình nào
đó, đường cong nào đó - nhưng đường cong đó làm gì cho
cuộc sống? Người đàn bà nào đó có dáng đi uyển chuyển
nào đó và điều đó quyến rũ bạn. Nhưng bạn có thể phí hoài
cuộc đời mình, cuộc đời gia đình của mình, chỉ vì những
thứ tầm thường nhỏ mọn thế thôi sao? Điều ấy không thể
được.
Cuộc sống cần nhiều cách tiếp cận thực tế, các nền tảng
thực tế hơn. Nhưng bạn vẫn cứ làm những điều hời hợt như
thế này. Lí do là ở chỗ bạn không nhận biết. Đấy không chỉ
là vấn đề hôn nhân, đấy là vấn đề của toàn bộ cuộc sống
của bạn. Đó là điều bạn vẫn cứ làm... bạn vẫn cứ làm do
thôi thúc của tình thế, không thấy sâu sắc rằng cuộc sống
cần nhiều nhận biết hơn, nhiều trách nhiệm hơn, nhiều hiểu
biết hơn, nhiều thông minh hơn.
Bắt đầu hiện hữu thông minh hơn đi, và bạn sẽ càng
ngày càng ít bị rắc rối hơn.
Quan sát nhiều vào.
Trở thành nhân chứng.

Yêu không tạo hình bóng

Khi thầy nói về thông minh và thiền, có nhiều ẩn ý
bên trong. Xin thầy nói kĩ thêm!
Phục vụ mọi người theo bổn phận có phải là điều
không tốt không?
Tại sao ghen tuông bao giờ cũng theo sau tình yêu?
Kìm nén là gì?
Tại sao tôi lấy người đàn bà ghét tôi?


Câu hỏi thứ nhất:


Osho kính yêu, hôm qua khi thầy nói về thông
minh trở thành thiền, có luồng chẩy lớn bên
trong. Tôi cảm thấy dường như trái tim tôi sắp
nổ tung. Dường như thầy đã nói điều gì đó tôi
đang nóng lòng chờ nghe. Xin thầy nói kĩ hơn.
Câu hỏi này là từ Krishna Prem. Thông minh là bản
chất cố hữu của cuộc sống. Thông minh là phẩm chất tự
nhiên của cuộc sống. Giống như lửa nóng và không khí
không thấy được còn nước chảy xuống, thông minh cuộc
sống cũng vậy.
Thông minh không phải là thành tựu; bạn thông minh
từ khi được sinh ra. Cây cối thông minh theo cách riêng của
chúng, chúng có đủ thông minh cho cuộc đời riêng của
chúng. Chim chóc thông minh, các loài vật cũng vậy.
Trong thực tế điều các tôn giáo ngụ ý về Thượng đế chỉ là
thế này: vũ trụ thông minh, có thông minh ẩn trong mọi
nơi, và nếu bạn có mắt để nhìn, bạn có thể thấy điều đó ở
mọi nơi.
Cuộc sống là thông minh. Chỉ con người mới trở nên
không thông minh. Con người làm hỏng dòng chảy tự
nhiên của cuộc sống. Ngoại trừ trong con người, không có
không thông minh. Bạn đã bao giờ nhìn thấy một con chim
bạn gọi là ngu si chưa? Bạn đã bao giờ nhìn thấy một con
vật bạn có thể gọi là xuẩn ngốc không? Không, những điều
như thế chỉ xảy ra cho con người thôi. Cái gì đó đã sai rồi.
Thông minh của con người đã bị làm hỏng, bị biến chất, đã bị làm què
quặt. Và thiền không là gì khác hơn việc hoàn
tác hỏng hóc đó.
Thiền sẽ chẳng cần chút nào nếu con người bị bỏ lại
đơn độc. Nếu tu sĩ và chính khách không can thiệp vào
thông minh của con người, sẽ không có nhu cầu thiền.
Thiền là thuốc. Trước tiên bạn phải tạo ra bệnh tật, rồi thiền
mới được cần tới. Nếu bệnh không có đó, thiền cũng chẳng
được cần tới. Và không phải ngẫu nhiên mà các từ 'thuốc'
và 'thiền' có cùng gốc. Đó là thuốc.
Mỗi đứa trẻ sinh ra đều thông minh. Và khoảnh khắc
đứa trẻ được sinh ra chúng ta liền chộp lấy nó và bắt đầu
phá huỷ thông minh của nó, bởi vì thông minh là nguy
hiểm cho cấu trúc chính trị, cho cấu trúc xã hội, cho cấu
trúc tôn giáo. Nó là nguy hiểm cho giáo hoàng, nó là nguy
hiểm cho shankaracharya của Puri, nó là nguy hiểm cho tu
sĩ. Nó là nguy hiểm cho lãnh tụ, nó là nguy hiểm cho địa vị,
cho thể chế.
Thông minh mang tính nổi dậy một cách tự nhiên.
Thông minh không thể bị bó buộc theo bất kì tình trạng nô
lệ nào. Thông minh là rất quyết đoán, cá nhân. Thông minh
không thể bị chuyển thành việc bắt chước máy móc.
Người ta phải bị biến thành các bản sao; tính nguyên
bản của họ phải bị phá huỷ, bằng không tất cả những điều
vô nghĩa lí vẫn còn tồn tại trên trái đất này sẽ là không thể
được. Bạn cần lãnh tụ, bởi vì trước hết bạn phải bị làm cho
không thông minh; bằng không sẽ không có nhu cầu về bất
kì lãnh tụ nào. Tại sao bạn phải theo ai đó? Bạn sẽ theo
thông minh của mình. Nếu ai đó muốn trở thành lãnh tụ thì
một điều cần phải làm: thông minh của bạn cần phải bị phá
huỷ bằng cách nào đó. Bạn phải bị làm rung chuyển từ
chính gốc rễ của bạn, bạn phải bị làm cho sợ hãi. Bạn phải
bị làm cho không còn tin tưởng vào chính mình, đó là điều
phải làm. Chỉ có thế thì lãnh tụ mới tới được.
Nếu bạn thông minh, bạn sẽ tự mình giải quyết vấn đề
của mình. Thông minh là đủ để giải quyết mọi vấn đề.
Trong thực tế, dù bất kì vấn đề gì được tạo ra trong cuộc
sống, bạn cũng đều có nhiều thông minh hơn những vấn đề
đó. Đó là đồ cung cấp, đó là món quà của Thượng đế.
Nhưng có những người tham vọng, người muốn cai trị,
chi phối; có những người điên tham vọng - họ tạo ra sợ hãi
trong bạn. Sợ hãi giống như gỉ sắt: nó phá huỷ mọi thông
minh. Nếu bạn muốn phá huỷ thông minh của ai đó, điều
cần thiết đầu tiên là tạo ra sợ hãi; tạo ra địa ngục và làm
cho mọi người sợ. Khi mọi người sợ địa ngục, họ sẽ đến
với tu sĩ và cúi đầu trước tu sĩ, họ sẽ lắng nghe tu sĩ. Nếu
họ không nghe tu sĩ... có ngọn lửa địa ngục. Tự nhiên là họ
sợ. Họ phải tự bảo vệ mình khỏi ngọn lửa địa ngục, và phải
cần tới tu sĩ, tu sĩ trở thành điều cần phải có.
Tôi đã nghe nói về hai người vốn là đối tác trong làm
ăn. Công việc kinh doanh của họ rất đặc biệt và họ thường
phải đi khắp cả nước. Một người đến một thành phố. Trong
đêm anh ta đi khắp thành phố và ném hắc ín lên cửa sổ nhà
mọi người, rồi biến mất vào sáng sớm. Sau đó hai hay ba
ngày người kia sẽ tới. Anh ta đi lau hết các vết hắc ín; anh
ta sẽ lau cửa sổ cho mọi người và tất nhiên mọi người phải
trả tiền - họ phải trả. Họ là đối tác trong cùng một nghề.
Một người thì phá hỏng còn người kia tới sửa chữa lại như
cũ.
Nỗi sợ cần phải được tạo ra và tham lam cũng cần phải
được tạo ra. Thông minh không tham lam. Bạn sẽ ngạc
nhiên mà biết rằng người thông minh chẳng bao giờ tham
lam. Tham lam là một phần của không thông minh. Bạn dành dụm cho ngày
mai bởi vì bạn không tin rằng ngày mai
bạn sẽ có khả năng giải quyết cuộc sống mình; bằng không
sao phải tích trữ? Bạn trở nên keo kiệt, bạn trở nên tham
lam, bởi vì bạn không biết liệu ngày mai thông minh của
mình có khả năng bao quát cuộc sống hay không. Ai biết
được? Bạn không tin vào thông minh của mình cho nên bạn
tích trữ, bạn trở nên tham lam. Người thông minh không sợ
hãi, không tham lam. Tham lam và sợ hãi đi cùng nhau. Đó
là lí do tại sao thiên đường và địa ngục đi kèm nhau. Địa
ngục là nỗi sợ, thiên đường là tham lam.
Tạo ra nỗi sợ trong mọi người và tạo ra lòng tham
trong mọi người - làm cho họ tham hết mức. Làm cho họ
tham đến mức cuộc sống không thể thoả mãn họ được; thế
thì họ sẽ đến với tu sĩ và đến với lãnh tụ. Thế thì họ sẽ bắt
đầu tưởng tượng về cuộc sống tương lai nào đó nơi mà ham
muốn ngu si, tưởng tượng đần độn của họ sẽ được đáp ứng.
Quan sát điều đó. Đòi hỏi điều không thể có chính là không
thông minh.
Người thông minh hoàn toàn thoả mãn với cái có thể.
Người đó làm việc vì cái có thể, người đó chẳng bao giờ
làm việc vì cái không thể và cái không có thể, không.
Người đó nhìn vào cuộc sống cùng với những giới hạn của
nó, người đó không phải là người cầu toàn. Người cầu toàn
là kẻ thần kinh. Nếu bạn là người cầu toàn thì bạn sẽ bị
bệnh thần kinh.
Chẳng hạn, nếu bạn yêu người đàn bà và và bạn yêu
cầu tuyệt đối trung thành thì bạn sẽ phát điên và cô ấy cũng
phát điên. Điều ấy là không thể được: tuyệt đối trung thành
có nghĩa là cô ấy thậm chí không nghĩ nữa, cô ấy thậm chí
không mơ mộng về người đàn ông khác. Điều này là không
thể được. Bạn là ai? Tại sao cô ấy yêu bạn? - bởi vì bạn là
một đàn ông. Nếu cô ấy có thể yêu bạn, tại sao cô ấy không
thể nghĩ đến những người khác? Khả năng đó vẫn còn để
mở. Và cô ấy sẽ xoay sở thế nào nếu cô ấy thấy một người
đẹp trai đang đi bên cạnh và nếu ham muốn dậy lên trong
cô ấy? Ngay cả việc nói, "Người đàn ông này đẹp thế,"
cũng là ham muốn - ham muốn đã vào. Bạn chỉ có thể nói
rằng cái gì đó đẹp khi bạn cảm thấy đáng sở hữu, đáng tận
hưởng. Bạn không dửng dưng.
Bây giờ nếu bạn yêu cầu trung thành tuyệt đối, như mọi
người vẫn hay đòi hỏi như vậy, thế thì nhất định bị xung
khắc và bạn sẽ vẫn còn nghi ngờ. Và bạn sẽ vẫn còn nghi
ngờ bởi vì bạn cũng biết tâm trí mình nữa: bạn cũng nghĩ
về người phụ nữ khác, cho nên làm sao bạn có thể tin cậy
rằng người đàn bà của bạn không nghĩ về người đàn ông
khác? Bạn biết bạn đang nghĩ tới, cho nên bạn biết cô ấy
cũng đang nghĩ tới. Bây giờ... ngờ vực, xung khắc, đau
khổ. Tình yêu đã có thể có nay trở thành không thể có bởi
vì một ước muốn không thể có.
Mọi người hay đòi hỏi những cái không thể làm được.
Bạn muốn an toàn cho tương lai, điều không thể có được.
Bạn muốn tuyệt đối an toàn cho ngày mai. Điều ấy không
thể nào được bảo đảm, nó không phải là bản chất của cuộc
sống. Người thông minh biết rằng điều đó không phải là
bản chất của cuộc sống - tương lai vẫn còn để mở. Ngân
hàng có thể phá sản, vợ có thể trốn đi với ai đó, chồng có
thể chết, trẻ con có thể tỏ ra lếu láo. Ai biết được về ngày
mai? Bạn có thể ốm, bạn có thể bị què... ai biết được về
ngày mai đây?
Yêu cầu an toàn cho ngày mai nghĩa là vẫn còn trong
sợ hãi thường xuyên; đấy là điều không thể được, cho nên
nỗi sợ không thể bị phá huỷ. Sợ vẫn sẽ có có đó, bạn sẽ run rẩy; và
trong khi đó, khoảnh khắc hiện tại lại bị lỡ đi. Với
ham muốn an toàn trong tương lai bạn đang phá huỷ hiện
tại, cái chính là cuộc sống duy nhất có sẵn. Và bạn thì ngày
càng trở nên run rẩy, sợ hãi, tham lam.
Đứa trẻ được sinh ra. Đứa trẻ là một hiện tượng rất, rất
phóng khoáng, thông minh hoàn toàn, nhưng chúng ta vồ
lấy nó, chúng ta bắt đầu phá huỷ thông minh của nó. Chúng
ta bắt đầu tạo ra sợ hãi trong nó. Bạn gọi điều ấy là dạy dỗ,
bạn gọi điều ấy là làm cho đứa trẻ có khả năng đương đầu
với cuộc sống. Bạn tạo ra sợ hãi trong nó. Nó vốn không sợ
hãi gì. Và trường phổ thông, cao đẳng, đại học - tất cả
những cái đó làm cho nó ngày càng không thông minh. Họ
đòi hỏi những điều ngu ngốc... họ đòi hỏi phải nhồi nhét
cho đứa trẻ những điều xuẩn ngốc mà đứa trẻ và thông
minh tự nhiên của nó chẳng thấy vấn đề gì cả - để làm gì?
Đứa trẻ đó không thể thấy được vấn đề: tại sao phải nhồi
nhét những thứ này? Nhưng đại học nói, cao đẳng nói, gia
đình, họ hàng, những người thiện chí nói, "Cứ nhồi thêm
vào! Cháu không biết bây giờ, nhưng về sau cháu sẽ thấy
tại sao lại cần."
Nhồi nhét lịch sử - tất cả những cái vô nghĩa này mà
con người đã làm cho người khác, tất cả những cái điên rồ -
cứ nhồi nhét nó! Và đứa trẻ không thể thấy được vấn đề:
quan trọng gì khi một ông vua nào đó cai trị nước Anh, từ
ngày nào đó đến ngày nào đó? Nó phải nhồi nhét những thứ
đần độn ấy. Thế là tự nhiên thông minh của nó ngày càng
bị chồng chất nặng gánh, què cụt, ngày càng nhiều bụi bặm
đọng lên thông minh của nó. Trước lúc con người ra khỏi
trường đại học người đó thành người không thông minh;
đại học đã hoàn thành công việc của nó. Rất hiếm người tốt
nghiệp đại học mà vẫn còn thông minh, vẫn còn giữ được
thông minh. Rất ít người có khả năng thoát khỏi đại học,
tránh được đại học, vượt qua đại học mà vẫn gìn giữ được
thông minh của mình - rất hiếm. Đấy là một cỗ máy vĩ đại
để phá huỷ bạn. Khoảnh khắc bạn trở nên được giáo dục,
bạn đã trở thành không thông minh. Bạn không thấy được
điều này sao? Những người có giáo dục ứng xử rất không
thông minh. Trở về với người nguyên thuỷ, người chưa bao
giờ được giáo dục và bạn sẽ thấy thông minh thuần khiết
vận hành.
Tôi đã từng nghe...
Một người đàn bà cố gắng mở đồ hộp và cô ta không
thể nào tìm ra cách mở nó. Cho nên cô ta đi đọc sách dạy
nấu ăn. Vào lúc cô ấy đang đọc sách thì người nấu bếp đã
mở được nó. Cô ấy quay lại và cô ấy ngạc nhiên. Cô ấy hỏi
người nấu bếp, "Làm sao anh mở được nó vậy?"
Anh ta trả lời, "Thưa cô, khi người ta không biết đọc
thì người ta phải dùng trí thông minh của mình."
Đúng đấy, thế là phải. Khi bạn không biết cách đọc bạn
phải dùng thông minh của mình, bạn còn có thể dùng được
cái gì khác nữa? Khoảnh khắc bạn bắt đầu đọc... những chữ
đó nguy hiểm đó, khi bạn đã có khả năng đọc, bạn không
cần thông minh nữa; sách sẽ chăm lo cho.
Bạn đã bao giờ quan sát điều đó chưa? Khi một người
bắt đầu gõ máy, việc viết tay của người đó bị mất đi, thế thì
việc viết tay của người đó không còn đẹp nữa. Không có
nhu cầu, máy chữ chăm lo việc này. Nếu bạn mang máy
tính tay trong túi, bạn sẽ quên luôn mọi vấn đề toán học,
không có nhu cầu. Chẳng chóng thì chầy sẽ có máy tính
nhỏ và mọi người sẽ mang chúng. Chúng sẽ chứa mọi thông tin của cuốn
Bách khoa toàn thư, và thế thì chẳng cần
bạn phải thông minh chút nào nữa; máy tính sẽ chăm lo
cho.
Trở về với người nguyên thuỷ, người chưa được giáo
dục, người dân quê, và bạn sẽ tìm thấy thông minh tinh tế.
Vâng, họ không được thông tin nhiều, điều đó đúng, họ
không là người hiểu biết, điều đó đúng, nhưng họ cực kì
thông minh. Thông minh của họ giống như ngọn lửa không
khói quanh nó.
Xã hội đã làm điều gì đó sai với con người - vì những lí
do nào đó. Nó muốn bạn là nô lệ, nó muốn bạn bao giờ
cũng sợ hãi, nó muốn bạn bao giờ cũng tham lam, nó muốn
bạn bao giờ cũng tham vọng, nó muốn bạn bao giờ cũng
tranh giành. Nó muốn bạn vô tình, nó muốn bạn đầy những
giận dữ và hận thù, nó muốn bạn vẫn còn yếu đuối, bắt
chước - những bản sao. Nó không muốn bạn trở thành chư
phật nguyên bản, Krishna hay Christ nguyên bản, không.
Đó là lí do tại sao thông minh của bạn bị phá huỷ. Thiền là
cần thiết chỉ để hoá giải điều xã hội đã làm. Thiền là phủ
định: nó đơn giản phủ định hỏng hóc, nó phá huỷ ốm yếu.
Và một khi ốm yếu qua đi, con người mạnh khoẻ của bạn
tự khẳng định chính nó theo ý muốn của nó.
Và trong thế kỉ này điều này đã đi qua quá xa; giáo dục
phổ cập đã thành tai hoạ. Và nhớ lấy, tôi không chống giáo
dục, tôi đang chống nền giáo dục này. Còn có khả năng về
một loại giáo dục khác, sẽ có ích trong việc mài sắc thông
minh của bạn, không phá huỷ nó, không chất nặng nó với
những sự kiện không cần thiết, không chất nặng nó với
những thứ rác rưởi vô dụng - tri thức - không làm nặng
gánh nó chút nào mà thay vì thế sẽ giúp cho nó trở nên toả
sáng, tươi tắn, trẻ trung hơn.
Giáo dục này chỉ làm cho bạn có khả năng ghi nhớ;
giáo dục kia sẽ làm cho bạn có khả năng sáng tỏ hơn. Giáo
dục này phá huỷ tính sáng tạo của bạn; giáo dục kia sẽ giúp
bạn trở thành sáng tạo hơn.
Chẳng hạn, giáo dục mà tôi thích có trong thế giới sẽ
không yêu cầu đứa trẻ phải trả lời theo kiểu sáo rập cũ kĩ.
Nó không cổ vũ câu trả lời có sẵn trong sách, nó không cổ
vũ việc lặp lại, học vẹt, nó sẽ khuyến khích tính sáng tạo.
Cho dù câu trả lời được sáng tác ra không hệt như câu trả
lời chép sẵn, vẫn nên đánh giá cao đứa trẻ đã đưa ra câu trả
lời mới cho vấn đề cũ. Chắc chắn câu trả lời của nó không
thể đúng như câu trả lời của Socrates. Cũng tự nhiên thôi,
một đứa trẻ nhỏ... câu trả lời của nó không thể hệt như câu
trả lời của Albert Einstein, điều đó là tự nhiên. Nhưng đòi
hỏi rằng câu trả lời của nó phải đúng như câu trả lời của
Albert Einstein là điều ngu xuẩn. Nếu nó mang tính sáng
tác thì nó đang theo đúng hướng: một ngày nào đó nó sẽ trở
thành một Albert Einstein. Nếu nó cố gắng tạo ra cái gì đó
mới - một cách tự nhiên nó có những giới hạn riêng, nhưng
chỉ với nỗ lực của nó để cố tạo ra cái gì đó mới mẻ cũng
đáng đánh giá cao, nên ca ngợi rồi.
Giáo dục không nên mang tính ganh đua, mọi người
không nên bị đưa ra đánh giá lẫn nhau. Ganh đua mang tính
rất bạo hành và rất huỷ diệt. Ai đó không giỏi về toán và
bạn gọi người đó kém. Người đó có thể giỏi trong nghề
mộc, nhưng chẳng ai nhìn vào việc đó. Ai đó không giỏi về
văn chương và bạn gọi người đó là ngu - thế mà người đó
giỏi về nhạc, về vũ.
Giáo dục thực sự sẽ giúp cho con người tìm ra cuộc
sống của họ, nơi họ có thể sống tràn đầy: nếu một người
được sinh ra để là thợ mộc, đó là đúng điều cho người đó làm, không ai
ép buộc làm cái gì khác. Thế giới này có thể
trở thành thế giới vĩ đại, thông minh nếu con người được
phép là chính mình, được giúp là chính mình, được hỗ trợ
theo mọi cách để là chính mình, và không ai tới và can
thiệp - trong thực tế không ai thao túng đứa trẻ. Nếu nó
muốn trở thành vũ công thế thì điều đó là tốt; vũ công là
cần thiết, nhiều điệu vũ được cần tới trên thế giới. Nếu nó
muốn trở thành nhà thơ, tốt; nhiều thơ đang được cần tới,
chẳng bao giờ đủ cả. Nếu nó muốn trở thành thợ mộc hay
ngư phủ, hoàn toàn tốt. Nếu nó muốn trở thành tiều phu,
hoàn toàn tốt. Nó không cần phải trở thành tổng thống hay
thủ tướng; trong thực tế nếu ít người trở nên quan tâm tới
những mục tiêu này thì đó sẽ là phúc lành.
Ngay bây giờ mọi thứ đều loạn xạ. Người muốn trở
thành thợ mộc đã trở thành bác sĩ, người muốn trở thành
bác sĩ đã trở thành thợ mộc... mọi người đều ở vào vị trí
của ai đó khác. Do đó quá nhiều không thông minh - mọi
người đều đang làm việc của ai đó khác. Một khi bạn bắt
đầu thấy điều đó, bạn sẽ cảm thấy tại sao mọi người đang
ứng xử không thông minh.
Ở Ấn Độ chúng ta đã suy tư sâu sắc và chúng ta đã tìm
ra một từ - swadharma, tự tính - cái chuyển tải ẩn ý vĩ đại
nhất cho thế giới tương lai. Krishna đã nói: Swadharme
nidhanam shreyah - điều hay là được chết trong tự tính
riêng của bạn, theo đuổi tự tính của bạn. Para dharmo
bhayavah baha - bản tính của ai đó khác là rất nguy hiểm.
Bạn chớ trở thành kẻ bắt chước. Chỉ là chính bạn.
Tôi đã từng nghe...
Bill luôn luôn muốn đi săn nai sừng tấm, cho nên anh
ta để dành đủ tiền rồi đi lên Rừng Bắc. Anh ta trang bị đủ
thứ cần thiết ở đó và người chủ hiệu còn khuyên anh ta
thuê anh chàng Pierre, người gọi nai sừng tấm giỏi nhất tại
vùng đó.
"Đúng đấy," người chủ hiệu nói, "thuê Pierre thì đắt
lắm, nhưng anh ta tạo ra dục tính trong lời gọi đến mức
không con nai nào cưỡng nổi."
"Việc ấy làm như thế nào nhỉ?" Bill hỏi.
"Thế này," người kia nói, "Pierre sẽ phát hiện ra con
nai ở khoảng cách ba trăm yard, rồi khum tay tạo ra lời gọi
thứ nhất. Khi con nai nghe thấy thế nó sẽ bị kích động với
ham muốn và lại gần hai trăm yard. Thế rồi Pierre sẽ gọi
lần nữa, nhấn thêm một chút âm oomp trong đó, và con nai
sẽ hăng hái nhảy tới với niềm hân hoan vui vẻ còn cách
một trăm yard. Lần này Pierre thực sự đưa ra lời gọi có dục
tính, kéo dài lời gọi hơn chút ít, thúc ép con nai, khuấy
động ý định nhục dục, để nó tiến tới điểm chỉ còn cách anh
có hai mươi nhăm yard. Và đấy là khoảnh khắc cho anh,
anh bạn ạ, nhằm và bắn."
"Thế lỡ tôi bắn trượt thì sao?" Bill tò mò hỏi.
"Ô, thế thì khủng khiếp lắm!" người kia nói.
"Nhưng làm sao?" Bill hỏi
"Bởi vì thế thì anh Pierre đáng thương sẽ ăn nằm với
con nai."
Điều đó đã xảy ra cho con người - bắt chước, bắt chước
mãi. Con người đã hoàn toàn mất cái nhìn về thực tại của
riêng mình. Thiền nhân nói: Tìm khuôn mặt nguyên thuỷ
của bạn (bản lai diện mục).
Mật tông cũng nói như thế. Mật tông nói: Tìm ra cái
đích thực của bạn. Bạn là ai? Nếu bạn không biết bạn là ai, bạn bao
giờ cũng trong ngẫu nhiên nào đó - bao giờ cũng
thế. Cuộc đời bạn sẽ là một chuỗi dài những ngẫu nhiên, và
bất kì cái gì xảy ra cũng chẳng bao giờ thoả mãn cả. Bất
mãn sẽ là hương vị duy nhất của cuộc đời bạn.
Bạn có thể quan sát điều đó quanh bạn. Tại sao bao
nhiêu người trông đờ đẫn, chán chường đến thế, chỉ bằng
cách nào đó sống qua ngày, bỏ qua thời gian cực kì quí giá
mà họ không thể nào lấy lại được - và trôi qua với vẻ đờ
đẫn thế, dường như chỉ chờ chết. Điều gì đã xảy ra với bao
nhiêu người như thế? Tại sao họ không có cùng tươi tắn
như cây cối? Tại sao con người không có cùng bài ca như
chim chóc? Điều gì đã xảy ra cho con người?
Một điều đã xảy ra: Con người đã bắt chước, con người
đã cố gắng để trở thành ai đó khác. Không ai ở tại nhà riêng
của mình cả, mọi người đều đang gõ cửa nhà ai đó khác; do
đó bất mãn, đờ đẫn, chán chường, khổ não...
Khi Saraha nói rằng thông minh là phẩm chất chính của
thiền, ông ấy ngụ ý điều này: Người thông minh sẽ cố gắng
chỉ là chính bản thân mình, với bất kì giá nào. Người thông
minh sẽ không bao giờ sao chép, không bao giờ bắt chước,
người đó không bao giờ là vẹt cả. Người thông minh sẽ
lắng nghe lời gọi thực chất riêng của mình. Người đó sẽ
cảm thấy bản thể riêng của mình và đi theo tương ứng, bất
kể mạo hiểm nào. Có mạo hiểm! Khi bạn sao chép người
khác, ít mạo hiểm hơn. Khi bạn không sao chép ai bạn một
mình, có mạo hiểm!
Nhưng cuộc sống chỉ xảy ra cho những ai sống một
cách hiểm nguy. Cuộc sống chỉ xảy ra cho những người
mang tính phiêu lưu, những người dũng cảm, gần như liều
lĩnh - chỉ với họ cuộc sống mới xảy ra. Cuộc sống không
xảy ra cho những người hờ hững.
Và người thông minh tin cậy vào mình, tin cậy của
người đó là tuyệt đối vào chính mình. Làm sao bạn có thể
tin cậy vào ai khác nếu bạn thậm chí không thể tin cậy vào
bản thân mình được?
Mọi người đến tôi và họ nói, "Chúng tôi muốn tin cậy
vào thầy." Tôi hỏi họ, "Bạn có tin cậy vào bản thân mình
không? Nếu bạn tin vào bản thân mình thì có khả năng để
tin cậy tôi nữa, bằng không thì chẳng có khả năng nào."
Làm sao bạn có thể tin cậy vào tôi nếu bạn không tin cậy
vào bản thân bạn? Bạn là người gần gũi nhất với bản thân
mình. Bạn có thể tin tôi nữa nếu bạn tin vào bản thân bạn.
Nếu bạn tin vào bản thân mình, thế thì bạn sẽ tin vào tin
cậy của bạn đối với tôi; bằng không chẳng có khả năng nào
cả.
Thông minh là tin cậy vào bản thể của riêng bạn.
Thông minh là phiêu lưu, xúc động, vui vẻ.
Thông minh là sống trong khoảnh khắc này, không
khao khát tương lai.
Thông minh là không suy nghĩ về quá khứ và không
bận tâm tới tương lai. Quá khứ không còn nữa, tương lai
còn chưa tới. Thông minh là sử dụng tối đa khoảnh khắc
hiện tại đang có sẵn. Tương lai sẽ tới từ nó. Nếu khoảnh
khắc này đã được sống trong thích thú và vui vẻ, khoảnh
khắc tiếp sẽ được sinh ra từ đó. Nó sẽ đem tới nhiều vui vẻ
một cách tự nhiên, nhưng chẳng cần phải bận tâm về nó.
Nếu hôm nay của tôi đã vàng son thì ngày mai của tôi sẽ
còn vàng son hơn nữa. Nó sẽ đến từ đâu vậy? Nó trưởng
thành từ hôm nay. Nếu kiếp này đã là phúc lành, kiếp sau
của tôi sẽ là phúc lành cao hơn. Nó có thể đến từ đâu? Nó
sẽ trưởng thành từ tôi, từ kinh nghiệm đã sống qua của tôi.
Cho nên người thông minh không bận tâm về thiên đường
và địa ngục, cũng chẳng bận tâm về kiếp sau, thậm chí
cũng chẳng bận tâm về Thượng đế, cũng chẳng bận tâm về
linh hồn. Người thông minh đơn giản sống một cách thông
minh, và Thượng đế cùng linh hồn và thiên đường và niết
bàn - tất cả đều theo tới một cách tự nhiên.
Bạn sống trong việc tin; tin là không thông minh. Sống
qua việc biết đi; việc biết là thông minh. Và Saraha hoàn
toàn phải: Thông minh là thiền. Người không thông minh
cũng thiền, nhưng chắc chắn họ thiền theo cách không
thông minh. Họ nghĩ rằng bạn phải đi đến nhà thờ mỗi chủ
nhật trong một giờ; điều đó được dành cho tôn giáo. Đây là
cách không thông minh để có quan hệ với tôn giáo. Nhà thờ
liên quan gì tới điều đó? Cuộc sống thực của bạn là trong
sáu ngày, chủ nhật không phải là ngày thực của bạn. Bạn sẽ
sống phi tôn giáo trong sáu ngày và rồi bạn đến nhà thờ chỉ
trong một hay hai giờ - bạn đang định lừa ai vậy? Định lừa
Thượng đế rằng bạn là người đi nhà thờ đều đặn chăng?
Hay nếu bạn cố vất vả thêm một chút thì mỗi ngày hai
mươi phút buổi sáng và hai mươi phút buổi tối bạn làm
Thiền siêu việt. Bạn ngồi nhắm mắt và lẩm nhẩm mật chú
theo một cách rất ngu xuẩn - Om, Om, Om - còn làm mụ
mẫm tâm trí hơn nữa. Việc lẩm nhẩm mật chú một cách
máy móc lấy đi thông minh của bạn; nó không cho bạn
thông minh. Nó tựa như lời ru con.
Trong suốt nhiều thế kỉ các bà mẹ đã biết về điều này.
Bất kì khi nào đứa trẻ bất ổn và không muốn ngủ, người mẹ
tới và cất lên lời ru. Đứa trẻ cảm thấy chán; rồi đứa trẻ
không thoát được - thoát đi đâu đây? Người mẹ đang ôm nó
trên giường. Cách duy nhất để trốn thoát là vào trong giấc
ngủ, cho nên nó đi vào giấc ngủ; nó đơn giản đầu hàng. Nó
nói, "Thật ngu mà thức bây giờ, vì mẹ đang làm cái việc
chán ngắt thế. Có mỗi một câu mà mẹ cứ lặp đi lặp lại
mãi!"
Có những câu chuyện mà mẹ và bà đều đem ra kể cho
đứa trẻ khi chúng không chịu ngủ. Nếu bạn nhìn vào trong
những câu chuyện này, bạn sẽ thấy một mẫu hình nào đó về
việc lặp lại thường xuyên. Mới ngày hôm nọ tôi mới đọc
một câu chuyện do bà kể cho đứa cháu nhỏ không chịu
ngủ, vì nó không cảm thấy buồn ngủ ngay lúc đó. Thông
minh của nó nói rằng nó hoàn toàn tỉnh thức, nhưng bà thì
đang buộc nó ngủ. Bà có các việc khác cần làm, đứa trẻ
không quan trọng.
Trẻ con rất lấy làm khó hiểu - mọi thứ dường như rất
ngớ ngẩn. Khi chúng muốn ngủ vào buổi sáng, mọi người
muốn đánh thức chúng dậy. Khi chúng không muốn đi ngủ
thì mọi người buộc chúng phải ngủ. Chúng trở nên rất bối
rối: đâu là vấn đề với mọi người đây? Khi giấc ngủ tới, tốt -
đó là thông minh. Khi nó không tới thì cũng hoàn toàn tốt
để tỉnh thức.
Cho nên bà già này bèn kể chuyện. Lúc đầu đứa trẻ còn
thích thú, nhưng dần dần... Bất kì đứa trẻ thông minh nào
cũng đều cảm thấy chán; chỉ có đứa ngu mới không cảm
thấy chán.
Câu chuyện là...
Một người đi ngủ và mơ rằng người đó đang đứng
trước một lâu đài lớn, và trong lâu đài có một nghìn lẻ một
phòng. Cho nên người đó đi hết phòng nọ đến phòng kia -
một nghìn phòng - rồi người đó đi tới phòng cuối cùng. Và
có một cái giường đẹp đẽ trong đó, thế là người đó lăn lên
giường, chìm vào giấc ngủ và mơ thấy mình đang đứng trước một cánh
cửa của một toà lâu đài lớn có một nghìn lẻ
một phòng. Thế là người đó lại đi vào một nghìn phòng, rồi
người đó lại tới phòng thứ một nghìn lẻ một... rồi có một
chiếc giường đẹp, thế là người đó lại ngủ và lại mơ rằng
người đó đang đứng trước một lâu đài... Câu chuyện cứ thế
mà tiếp diễn! Bây giờ thì đứa trẻ hỏi còn tỉnh táo được bao
lâu nữa? Chỉ có từ sự tẻ ngắt đó mà đứa trẻ rơi vào giấc
ngủ. Nó đang nói "Thôi kết thúc đi!"
Mật chú cũng làm điều tương tự. Bạn lẩm nhẩm Ram,
Ram, Om, Om, Allah, Allah - hay bất kì thứ gì cũng vậy.
Bạn cứ lẩm nhẩm, bạn cứ lặp lại. Bây giờ bạn đang làm hai
việc, cả việc của bà và việc của cháu. Thông minh của bạn
tựa như cháu, và việc học mật chú của bạn tựa như bà. Đứa
trẻ cố dừng bạn lại, đòi quan tâm đến việc khác, nghĩ đến
những cái đẹp đẽ - phụ nữ đẹp, cảnh trí đẹp - nhưng bạn
tóm giữ nó và đưa nó lại với Om, Om, Om. Dần dần đứa
trẻ bên trong của bạn cảm thấy rằng vô ích mà tranh đấu;
đứa trẻ bên trong đi ngủ.
Thế đấy, mật chú có thể cho bạn giấc ngủ nào đó, nó là
giấc ngủ tự thôi miên. Chẳng có gì sai trong việc này nếu
bạn đang thấy khó ngủ - nếu bạn đang phải chịu chứng mất
ngủ nó là tốt. Nhưng nó chẳng có liên quan gì tới tâm linh
cả, nó là cách thiền rất không thông minh. Thế thì cách
thiền thông minh là gì?
Cách thức thông minh là đem thông minh vào mọi thứ
bạn đang làm. Bước đi, bước cho thông minh, với nhận
biết; ăn, ăn cho thông minh, với nhận biết. Bạn có nhớ cứ
mỗi khi ăn một cách thông minh, nên nghĩ về bạn đang ăn
cái gì không? Đấy là chất bổ dưỡng, nó có giá trị bổ dưỡng
nào không? Hay bạn chỉ đang tọng vào họng mà chẳng có
chất bổ dưỡng gì?
Bạn đã bao giờ quan sát điều bạn làm chưa? Bạn hút
thuốc... Thế thì thông minh là cần thiết: bạn đang làm gì
đây? Chỉ hít khói thuốc vào rồi nhả nó ra - và đồng thời phá
huỷ luôn cả phổi của bạn nữa? Và bạn đang thực sự làm
điều gì vậy? Lãng phí tiền bạc, lãng phí sức khoẻ. Đem
thông minh vào trong khi bạn đang hút thuốc, trong khi bạn
đang ăn đi. Đem thông minh vào trong khi bạn đi và làm
tình với người đàn bà hay đàn ông của mình. Bạn đang làm
gì, bạn có yêu thực sự không? Đôi khi bạn làm tình theo
thói quen - thế thì đó là xấu, thế thì đó là vô đạo đức.
Yêu phải rất có ý thức, chỉ thế thì nó mới trở thành lời
nguyện. Trong khi làm tình với người đàn bà của bạn, bạn
đang đích xác làm gì vậy? Dùng thân thể người đàn bà chỉ
để tống bớt một số năng lượng đã trở thành quá nhiều với
bạn sao? Hay bạn đang đền đáp sự kính trọng... bạn có yêu
người đàn bà ấy không, bạn có kính trọng nào đó với người
đàn bà này không? Tôi không thấy điều đó. Chồng không
tôn trọng vợ mình, họ dùng vợ; vợ dùng chồng mình, họ
không tôn trọng nhau. Nếu tôn kính không nảy sinh từ tình
yêu, thì thông minh đang bị mất ở đâu đó. Bằng không bạn
sẽ cảm thấy cực kì biết ơn người kia, và việc làm tình của
bạn sẽ trở thành việc thiền lớn.
Dù bạn đang làm bất kì cái gì, đem phẩm chất của
thông minh vào trong đó. Làm điều đó một cách thông
minh - đó chính là điều thiền là gì. Và phát biểu của Saraha
cực kì có ý nghĩa: Thông minh là thiền.
Thông minh phải lan toả khắp toàn bộ cuộc sống bạn,
nó không phải là việc ngày chủ nhật. Và bạn không thể làm
nó trong hai mươi phút rồi quên nó - thông minh phải giống
như việc thở. Dù bạn đang làm bất kì cái gì - nhỏ, lớn, bất
kì cái gì... lau nhà - cũng đều có thể làm một cách thông minh hay
không thông minh. Và bạn biết rằng khi bạn làm
nó một cách không thông minh, không có vui vẻ; bạn thi
hành bổn phận, mang nó bằng cách nào đó.
Tôi đã từng nghe một câu chuyện minh hoạ về cách
thức tình yêu có thể bị thu lại thành bổn phận và bị phá
huỷ...
Chuyện xảy ra trong một lớp học trường dòng cho con
gái lớp chín. Lớp đang học về tình yêu của người Ki tô giáo
và ý nghĩa của nó đối với họ và cuộc sống của họ. Cuối
cùng họ quyết định rằng tình yêu người Ki tô giáo nghĩa là
'làm việc gì đó đáng yêu cho một ai đó bạn không thích'.
Trẻ con rất thông minh. Kết luận của chúng hoàn toàn phải.
Nghe lại điều đó đi. Cuối cùng chúng quyết định rằng tình
yêu người Ki tô giáo nghĩa là 'làm việc gì đó đáng yêu cho
người mà bạn không thích'.
Thầy giáo gợi ý rằng trong tuần chúng có thể kiểm
nghiệm khái niệm của chúng. Khi chúng trở lại lớp sau một
tuần, thầy yêu cầu báo cáo . Một đứa con gái giơ tay và nói,
"Con đã làm được điều gì đó!"
Thầy giáo nói, "Tuyệt vời! Con đã làm gì vậy?"
"Thế này," đứa con gái trả lời, "trong lớp học toán của
con có một đứa bé ngốc nghếch..."
Thầy giáo nói, "Ngốc nghếch à...?"
Còn đứa con gái trả lời, "Đúng đấy, thầy biết... ngốc
nghếch. Nó có bốn mắt, nó rất vụng về, và nó cao có gần
một mét, và khi nó xuống phòng họp trong trường thì mọi
người đều nói, "Đây rồi, đứa nhỏ ngốc nghếch tới rồi." Nó
chẳng có bạn bè nào và chẳng ai mời nó tham dự nhóm
nào, và ... thầy biết đấy, nó chỉ là ngốc nghếch."
Thầy giáo nói, "Thầy nghĩ thầy biết điều con định nói.
Con đã làm gì vậy?"
"Thế này, con bé ngốc nghếch đó trong lớp toán của
con và nó gặp lúc không may. Con thì khá toán trong lớp
nên con giúp nó làm bài tập về nhà."
"Tuyệt quá!" thầy giáo nói, "Rồi điều gì xảy ra?"
"Thế này, con đã giúp đỡ nó, và buồn cười là nó chẳng
cám ơn con cho đủ, nhưng bây giờ con không thể tống khứ
được nó!"
Nếu bạn đang làm điều gì đó như bổn phận - bạn không
yêu, bạn không yêu nó và bạn đang làm nó chỉ như bổn
phận - chẳng chóng thì chầy bạn sẽ bị nó bắt giữ và bạn sẽ
khó gạt bỏ nó. Quan sát ngày hai mươi bốn giờ của bạn:
bao nhiêu thứ bạn đang làm mà bạn không có hài lòng từ
đó, bạn không trưởng thành lên được từ đó? Trong thực tế
bạn muốn gạt bỏ chúng đi. Nếu bạn đang làm quá nhiều thứ
trong cuộc đời mình mà bạn thực sự muốn tống khứ đi thì
bạn đang sống không thông minh.
Người thông minh sẽ làm cuộc đời mình theo cách thức
nó là bài thơ của tính tự phát, của tình yêu, của vui vẻ. Nó
là cuộc sống của bạn và nếu bạn không đủ tốt với chính
mình, ai sẽ đủ tốt với bạn? Nếu bạn để phí hoài nó, đấy
không phải là trách nhiệm của ai đó khác. Tôi dạy bạn phải
có trách nhiệm với chính mình. Đó là trách nhiệm đầu tiên;
mọi thứ khác sẽ đến sau - mọi thứ khác! Ngay cả Thượng
đế cũng đến sau, bởi vì ngài chỉ có thể tới khi bạn có đấy.
Bạn là chính tâm điểm của thế giới của bạn, của sự tồn tại
của bạn.
Cho nên hãy thông minh, đem phẩm chất của thông
minh vào. Và bạn càng trở nên thông minh hơn, bạn càng
có khả năng đem nhiều thông minh hơn vào cuộc sống của
bạn. Từng khoảnh khắc riêng lẻ có thể trở thành chói sáng
đến thế với thông minh... Thế thì không cần đến tôn giáo
nào nữa, không cần đến thiền, không cần đến nhà thờ,
không cần đến bất kì đền đài nào, không cần bất kì cái gì
phụ thêm. Cuộc sống trong thực chất của nó đã là thông
minh.
Sống một cách toàn bộ, hài hoà, trong nhận biết, và
mọi thứ theo sau một cách đẹp đẽ. Cuộc sống của lễ hội đi
theo chói sáng của thông minh.
Câu hỏi tiếp - cũng có liên quan:
Osho kính yêu, phục vụ mọi người theo bổn
phận có phải là điều không tốt không?
Không, chẳng tốt tí nào, nó là xấu. Khi bạn làm việc gì
đấy chỉ theo bổn phận, không có tình yêu, bạn đang làm hại
bản thân bạn và bạn đang làm hại cả người khác nữa, bởi vì
nếu bạn không làm việc đó từ tình yêu bạn sẽ cảm thấy
rằng người khác phải biết ơn, bạn sẽ cảm thấy rằng bạn đã
làm ơn cho người khác. Bạn sẽ đợi trả ơn - trong thực tế
bạn sẽ tạo ra yêu cầu, thô thiển hay tinh vi: "Bây giờ, anh
phải làm cái gì đó cho tôi, tôi đã làm quá nhiều cho anh
rồi."
Khi bạn làm cái gì đó xuất phát từ tình yêu, bạn làm
việc đó mà chẳng có ý nghĩ nào về đền đáp cả. Đấy không
phải là mặc cả, bạn làm điều đó bởi vì bạn hạnh phúc khi
làm nó; người kia không phải biết ơn. Không phải vì tình
yêu không có đền đáp, tình yêu được đền đáp hàng nghìn
lần - nhưng duy nhất tình yêu được đền đáp, không bao giờ
có bổn phận. Trong thực tế nếu bạn đang thực thi bổn phận
với ai đó, người ấy sẽ chẳng bao giờ có khả năng tha thứ
cho bạn. Bạn có thể thấy điều ấy ở con trẻ: chúng chẳng
bao giờ có thể tha thứ được cho bố mẹ chúng. Bố mẹ chúng
phải làm bổn phận lớn. Thật khó mà tha thứ cho những
người đang thực thi bổn phận.
Kính trọng nảy sinh với những người đã yêu bạn,
không theo bất kì nghĩa bổn phận nào mà chỉ từ vui vẻ tột
đỉnh. Thấy khác biệt này. Mẹ yêu bạn chỉ bởi vì bà ấy cảm
thấy tình yêu với bạn; dù bạn có đền đáp hay không thì
cũng chẳng can hệ gì. Không có mặc cả trong đó; đấy
không phải là hợp đồng, đấy không phải là việc kinh
doanh. Nếu bạn không đền đáp, bà ấy cũng chẳng bao giờ
nói tới, bà ấy sẽ chẳng bao giờ nghĩ tới việc đó. Trong thực
tế bà ấy đã đạt tới nhiều vui vẻ trong khi yêu bạn đến mức
còn gì nữa đâu để bà ấy trông đợi?
Người mẹ bao giờ cũng cảm thấy rằng bà ấy không thể
làm được nhiều như bà ấy muốn làm. Nhưng nếu người mẹ
đang làm việc đó theo bổn phận, bà ấy cảm thấy rằng bà ấy
đã làm quá nhiều và bạn đã phản bội bà ấy, bạn đã không
đền đáp tình yêu của bà ấy. Và bà ấy sẽ thường xuyên nhồi
nhét vào đầu bạn rằng bà ấy đã làm cái này cái kia, và rằng
bà ấy đã cưu mang bạn suốt chín tháng mười ngày trong
bụng... rồi bà ấy còn kể đi kể bao nhiêu chuyện. Điều đó chẳng giúp
tạo ra được tình yêu, nó đơn giản giúp cho li
tán. Trẻ con trở nên rất, rất giận.
Tôi biết một đứa trẻ... Tôi đã ở với gia đình đó, và
người mẹ lôi đứa con trai ra trước tôi. Họ muốn tôi dạy cho
thằng bé đôi điều bởi vì nó rất vô ơn. Tôi biết rất rõ gia
đình này; tôi biết cả người bố và người mẹ, cho nên tôi biết
tại sao nó vô ơn. Họ đã làm tất cả những gì họ có thể làm
nhưng bao giờ cũng xuất phát từ cảm giác nghĩa vụ.
Tôi bảo họ, "Các bạn chịu trách nhiệm. Các bạn chưa
bao giờ yêu thằng bé cả, nó cảm thấy bị tổn thương. Các
bạn chưa bao giờ cho phép nó cảm thấy có giá trị. Tình yêu
của các bạn không phải là tình yêu, nó chỉ tựa như tảng đá
cứng đè lên trái tim thằng bé. Bây giờ nó lớn lên và có khả
năng nổi dậy chống các bạn, đó là lí do tại sao nó nổi dậy."
Đứa bé nhìn tôi với lòng biết ơn... rồi oà khóc. Nó nói,
"Bất kì ai đến gia đình này, bất kì vị khách nào, bất kì bạn
bè nào, con cũng đều bị đem ra trước toà án - mọi người
đều phải dạy cho con. Thầy là người đầu tiên... Đây đúng là
trường hợp như thế. Những người này đã tra tấn con còn
mẹ con thì suốt ngày ca cẩm, "Tao cưu mang mày trong
bụng suốt chín tháng mười ngày". Còn con thì bảo với mẹ,
"Nhưng con có yêu cầu mẹ làm như thế đâu. Điều ấy chẳng
liên quan gì với con cả, đấy là việc của mẹ, mẹ quyết định
thế. Thế sao mẹ không phá thai đi? Con đâu có can thiệp
vào. Tại sao trước hết mẹ đã mang thai? Con có xin vào vị
trí ấy đâu!" Và tôi biết nó đang giận, nhưng nó phải.
Bây giờ bạn hỏi: "Phục vụ mọi người theo bổn phận có
phải là điều không tốt không?" Không, trong thực tế nếu
bạn phục vụ mọi người theo bổn phận, bạn sẽ trở thành kẻ
tra tấn họ, bạn sẽ trở thành rất chi phối họ. Đấy là cách chi
phối, đấy là chính trị.
Bắt đầu từ việc xoa bóp chân họ, chẳng mấy chốc bạn
sẽ leo lên cổ họ, chẳng mấy chốc bạn sẽ giết họ. Và cũng tự
nhiên, khi bạn bắt đầu xoa bóp chân họ, họ sẽ duỗi chân ra,
họ nói "tốt lắm" - rồi họ chẳng biết cái gì sẽ xảy ra.
Mọi công bộc chẳng chóng thì chầy cũng đều trở thành
chính khách. Đấy là đúng cách để bắt đầu cuộc đời chính trị
của bạn: trở thành người phục vụ quần chúng. Phục vụ mọi
người theo nghĩa bổn phận và thế thì chẳng chóng thì chầy
bạn có thể nhảy lên đầu họ, thế thì bạn có thể khai thác họ.
Thế thì bạn có thể chà nát họ, và họ thậm chí chẳng thể thốt
ra một tiếng kêu nào bởi vì bạn là công bộc. Để trở thành
thầy của nhân dân, việc bắt đầu là từ phục vụ quần chúng.
Toàn bộ cách tiếp cận của tôi ở đây là để làm cho bạn
tỉnh táo với những cái bẫy này. Đấy là các trò, trò bản ngã.
Nhân danh khiêm tốn, khiêm nhường, phục vụ, bạn đang
tiến hành trò bản ngã. Hãy làm, nhưng chỉ làm từ tình yêu;
bằng không thì đừng làm. Xin chớ có làm. Tốt hơn cả là
bạn đừng làm gì cả.
Bạn sẽ có khả năng làm, bởi vì chẳng ai có thể không
làm một cách liên tục. Năng lượng được tạo ra, và bạn phải
đem cho nó - nhưng cho từ tình yêu. Khi bạn cho từ tình
yêu, bạn cảm thấy biết ơn người khác bởi vì người đó đã
chấp nhận tình yêu của bạn, người đó đã chấp nhận năng
lượng của bạn, người đó đã chia sẻ với bạn, người đó đã đỡ
gánh nặng cho bạn.
Làm chỉ khi bạn có thể cảm thấy biết ơn người mà bạn
đã làm cho, không vì cái gì khác.
Câu hỏi thứ ba:
Osho kính yêu, tại sao ghen bao giờ cũng
theo sau yêu như cái bóng?
Ghen chẳng liên quan gì với yêu. Trong thực tế cái gọi
là yêu của bạn cũng chẳng liên quan gì với yêu cả. Đấy là
những lời lẽ hoa mĩ bạn dùng mà chẳng biết chúng nghĩa là
gì, chẳng kinh nghiệm được chúng nghĩa là gì. Bạn cứ dùng
từ yêu: bạn dùng nó nhiều đến mức bạn quên mất sự kiện là
bạn còn chưa kinh nghiệm nó. Đấy là một trong những
nguy hiểm của việc dùng những lời đẹp đẽ: 'Thượng đế',
'tình yêu', 'niết bàn', 'lời nguyện' - toàn những lời đẹp. Bạn
vẫn cứ dùng chúng, bạn vẫn cứ lặp lại chúng, và dần dần
bởi chính việc lặp lại đó mà làm cho bạn có cảm giác
dường như bạn biết về chúng.
Bạn biết gì về yêu? Nếu bạn biết điều gì đó về yêu, bạn
không thể hỏi câu hỏi này, bởi vì ghen chẳng bao giờ hiện
diện trong yêu. Và bất kì khi nào ghen hiện diện, thì yêu
không hiện diện. Ghen không phải là một phần của yêu,
ghen là một phần của sở hữu. Sở hữu chẳng liên quan gì
với yêu cả. Bạn muốn sở hữu; qua sở hữu bạn cảm thấy
mạnh, lãnh thổ của bạn lớn hơn. Và nếu ai đó khác định
xâm lấn vào lãnh thổ của bạn, bạn giận dữ. Hay nếu ai đó
có ngôi nhà lớn hơn ngôi nhà của bạn, bạn ghen tị. Hay nếu
ai đó định tước quyền sở hữu tài sản của bạn, bạn ghen và
giận dữ. Nếu bạn yêu, ghen là không thể được, điều ấy
không thể có một chút nào.
Tôi đã từng nghe...
Cao trên vùng lạnh cóng Yukon có hai người đánh bẫy
đang dừng lại ở nơi dân cư cuối cùng để lấy lương thực
chuẩn bị cho mùa đông tối tăm lâu dài. Sau khi họ đã chất
đầy các cỗ xe trượt tuyết với bột mì, đồ hộp, dầu lửa, diêm
và đạn dược, họ đã sẵn sàng cho chuyến đi bằng xe chó kéo
trong sáu tháng trong vùng hoang vu.
"Đợi một chút anh bạn," người giữ kho gọi họ, "Sao
các anh không lấy một trong những thứ này?" Và ông ta chỉ
cho họ một cái bàn lớn cong như chiếc đồng hồ cát.
"Cái gì thế này?" Một trong những người đánh bẫy hỏi.
Người giữ kho nháy mắt. "Nó được gọi là cái bàn tình
yêu. Các anh có thể ôm ấp nó khi các anh đơn độc."
"Chúng tôi sẽ lấy hai chiếc!" Bọn họ kêu lên.
Sáu tháng sau một trong những người đánh bẫy, râu ria
tua tủa, mặt mũi hốc hác trở .
"Bạn thân của anh đâu rồi?" người chủ kho hỏi.
"Phải bắn nó rồi," người đánh bẫy lầm bầm, "tôi bị
nhiễm lộn xộn từ nó xung quanh cái bàn tình yêu của tôi."
Ghen chẳng liên quan gì với yêu cả. Nếu bạn yêu người
đàn bà của mình, làm sao bạn có thể ghen được? Nếu bạn
yêu người đàn ông của mình, làm sao bạn có thể ghen
được? Nếu người đàn bà của bạn cười với ai đó khác, làm
sao bạn có thể ghen được? Bạn sẽ hạnh phúc; chính là
người đàn bà của bạn đang hạnh phúc. Hạnh phúc của cô
ấy là hạnh phúc của bạn - làm sao bạn có thể nghĩ những
điều chống hạnh phúc của cô ấy?
Nhìn, quan sát đi. Bạn cười câu chuyện này nhưng nó
đang xảy ra ở mọi nơi, trong mọi gia đình. Vợ thậm chí còn ghen cả với
tờ báo nếu chồng chúi mũi vào đọc báo nhiều
quá. Cô ấy tới và vò nó đi, cô ấy trở nên ghen. Tờ báo đang
thay thế cô ấy. Trong khi cô ấy hiện diện, làm sao bạn dám
đọc báo? Đấy là xúc phạm! Khi cô ấy có đấy, bạn phải bị
cô ấy sở hữu hoàn toàn, thậm chí một tờ báo cũng không
được... Tờ báo trở thành kẻ tình địch, cho nên nói gì về
người khác? Nếu vợ hiện diện và chồng bắt đầu nói tới
người đàn bà khác và trông có vẻ hơi hạnh phúc - điều này
cũng tự nhiên... mọi người đều mệt mỏi với nhau; bất kì cái
gì mới và người ta cảm thấy một chút xúc động - bây giờ
người vợ giận dữ. Bạn có thể biết rõ rằng nếu một đôi đang
đi bên nhau và người đàn ông trông có vẻ buồn thì người
đó là người chồng đã cưới người đàn bà đó. Nếu người đó
trông có vẻ sung sướng thì người đó không cưới người đàn
bà đó, cô ấy không phải là vợ anh ta.
Có lần tôi đi trong một chuyến xe lửa và có một người
đàn bà trong cùng khoang. Cứ tại mỗi ga một người đàn
ông tới... khi thì anh ta mang chuối, khi thì anh ta mang trà
và kem rồi thứ này thứ nọ.
Tôi hỏi cô ấy, "Người đàn ông này là ai vậy?"
Cô ấy nói, "Anh ấy là chồng cháu."
Tôi nói, "Tôi không thể tin cậy được điều đó, tôi không
thể tin điều đó. Anh chị cưới nhau đã lâu chưa?"
Cô ấy trở nên hơi lúng túng, cô ấy nói, "Vì bác cứ
khăng khăng như thế, chúng cháu chưa cưới nhau. Nhưng
làm sao bác biết được việc ấy?"
Tôi nói, "Tôi chưa bao giờ thấy bất kì anh chồng nào
ga nào cũng tới như thế cả. Một khi anh chồng tống khứ
được cô vợ thì anh ta sẽ chỉ tới ở ga cuối với hi vọng rằng
cô ấy đã biến mất ở đâu đó giữa đường. Mỗi ga lại đem
một thứ gì tới... thứ này thứ nọ... rồi chạy đi chạy lại từ toa
của anh ta..."
Cô ấy nói, “Bác phải đấy, anh ấy không phải là chồng
cháu. Anh ấy chỉ là bạn của chồng cháu."
"Thảo nào - thế thì không có vấn đề gì...!"
Bạn không thực sự trong tình yêu với người đàn bà của
mình, hay với người đàn ông của mình, hay với bạn bè của
bạn. Nếu bạn đang trong tình yêu, hạnh phúc của người kia
là hạnh phúc của bạn. Nếu bạn đang yêu thì bạn sẽ không
tạo ra bất kì sở hữu nào.
Yêu có khả năng đem cho tự do hoàn toàn. Chỉ yêu mới
có khả năng cho tự do hoàn toàn. Và nếu tự do không được
cho, nó là một cái gì khác, không phải yêu. Nó là một kiểu
trò bản ngã nào đó. Bạn có người đàn bà đẹp; bạn muốn
trưng cho mọi người trong khắp thành phố rằng bạn có
người đàn bà đẹp - hệt như thứ của cải. Hệt như khi bạn có
chiếc xe hơi và bạn đang trong xe muốn cho mọi người biết
rằng không ai có chiếc xe đẹp như thế, hệt như trường hợp
với người đàn bà của bạn. Bạn đeo nhẫn kim cương cho cô
ấy - nhưng không phải từ tình yêu. Cô ấy là vật trang điểm
cho bản ngã của bạn. Bạn mang cô ấy hết câu lạc bộ này
đến câu lạc bộ khác, nhưng cô ấy vẫn còn bám vào bạn và
liên tục trưng ra rằng cô ấy thuộc về bạn. Bất kì xâm phạm
nào vào quyền của bạn đều làm bạn giận dữ, bạn có thể giết
người đàn bà... người bạn nghĩ là bạn yêu.
Có bản ngã rất lớn vận hành ở mọi nơi. Chúng ta muốn
mọi người đều giống như đồ vật. Chúng ta sở hữu họ giống
như đồ vật, chúng ta thu con người thành đồ vật. Đấy cũng
là thái độ chung về mọi vật.
Tôi đã từng nghe...
Một giáo sĩ Do Thái và một linh mục là hàng xóm nhau
và có một chút ít "ganh đua" giữa họ. Nếu Cohens có chiếc
xe ngựa mới làm thì Cha O'Flynn có xe với tốp ngựa... và
sự việc cứ sánh đôi như vậy. Một hôm linh mục đem về xe
Jaguar mới, cho nên giáo sĩ phải mua xe Bentley. Khi giáo
sĩ nhìn ra cửa sổ thì thấy rằng linh mục đang tưới nước lên
trên nóc máy ô tô. Ông ta mở cửa sổ ra và nói to, "Bác
cũng biết đấy không phải là cách đổ đầy bộ toả nhiệt."
"A ha!" linh mục nói, "tôi đang làm lễ rửa tội cho nó
bằng nước thánh - như thế còn nhiều hơn cả việc bác làm
cho chiếc xe của bác."
Một chút sau đó linh mục sửng sốt nhìn thấy giáo sĩ
đang nằm trên đường, cưa sắt trong tay, đang cưa đoạn cuối
cùng của ống xả xe ông ấy.
Đó là tâm trí - liên tục trong đua tranh. Bây giờ ông ta
đang cắt bao qui đầu. Ông ta phải làm việc gì đó. Đó là
cách thức chúng ta đang sống, cách thức của bản ngã. Bản
ngã không biết tình yêu, bản ngã không biết tình bạn, bản
ngã không biết từ bi. Bản ngã chỉ gây hấn, bạo hành.
Và bạn hỏi: "Tại sao ghen luôn bám lấy yêu như cái
bóng?"
Chẳng bao giờ như thế cả. Yêu không tạo ra hình bóng
chút nào. Yêu trong suốt đến độ nó không tạo ra hình bóng.
Yêu không phải là vật rắn, nó trong suốt. Không có hình
bóng nào được tạo ra từ yêu cả. Yêu là hiện tượng duy nhất
trên trái đất không tạo ra hình bóng.
Câu hỏi thứ tư:
Osho kính yêu, kìm nén là gì?
Kìm nén là sống một cuộc sống mà bạn không định
sống, kìm nén là làm những điều bạn chẳng bao giờ muốn
làm; kìm nén là trở thành người mà bạn không muốn thế.
Kìm nén là cách phá huỷ bản thân bạn, kìm nén là tự tử -
rất chậm dĩ nhiên, nhưng rất chắc chắn, sự đầu độc chậm
chạp. Diễn đạt là cuộc sống; kìm nén là tự tử.
Đây là thông điệp của Mật tông: Đừng sống cuộc sống
kìm nén, bằng không bạn không sống chút nào cả. Sống
một cuộc sống diễn đạt, sáng tạo, vui vẻ. Sống theo cách
Thượng đế mong muốn bạn sống; sống một cách tự nhiên.
Và chớ có sợ các tu sĩ. Lắng nghe bản năng mình, lắng
nghe thân thể mình, lắng nghe trái tim mình, lắng nghe
thông minh của bạn. Phụ thuộc vào chính bạn, và đi bất kì
đâu mà tự phát của bạn đưa tới, bạn sẽ chẳng bao giờ lúng
túng cả. Và đi một cách tự phát với cuộc sống tự nhiên của
bạn, một ngày nào đó bạn chắc chắn sẽ tới cánh cửa của
điều thiêng liêng.
Bản tính bạn là Thượng đế bên trong bạn. Sức kéo của
bản tính đó là sức kéo của Thượng đế bên trong bạn. Chớ
nghe những kẻ đầu độc, lắng nghe sức kéo của tự nhiên.
Vâng, tự nhiên cũng chưa đủ: còn có cả tự nhiên cao hơn -
nhưng cái cao hơn đến từ cái thấp hơn, hoa sen trưởng
thành từ bùn. Qua thân thể mà linh hồn trưởng thành. Qua
dục mà samadhi trưởng thành.
Nhớ lấy, qua thức ăn mà tâm thức trưởng thành. Ở
phương Đông chúng ta thường nói: Annam Brahma - thức
ăn là Thượng đế. Kiểu khẳng định gì thế này, rằng thức ăn
là Thượng đế? Thượng đế trưởng thành từ thức ăn: cái thấp
nhất được gắn với cái cao nhất, cái nông nhất được gắn với
cái sâu nhất.
Bây giờ các tu sĩ vẫn đang dạy bạn kìm nén phần thấp.
Và họ rất logic. Họ chỉ quên mỗi một điều - rằng Thượng
đế phi logic. Họ rất logic và điều đó hấp dẫn bạn, đó là lí
do tại sao bạn đã lắng nghe suốt bao nhiêu thời đại và đi
theo họ. Điều đó hấp dẫn bạn bởi lí do nếu bạn muốn đạt
tới cái cao hơn thì đừng nghe lời cái thấp hơn. Điều đó
dường như logic: nếu bạn muốn lên cao, bạn không thể đi
xuống thấp được. Thế thì đừng đi xuống thấp, hãy đi lên
cao - điều ấy rất hợp lí. Chỉ có mỗi điều rắc rối là Thượng
đế không hợp lí.
Mới hôm nọ Dhruva vừa nói chuyện với tôi. Trong
nhóm Sahaj của anh ta đôi khi có một số khoảnh khắc mà
toàn thể nhóm rơi vào im lặng - im lặng không từ đâu cả,
im lặng đến từ trời xanh. Và những khoảnh khắc im lặng đó
cực kì đẹp đẽ làm sao. Và anh ta nói, "Những khoảnh khắc
này bí ẩn thế. Chúng tôi không chế ngự chúng, chúng tôi
không nghĩ về chúng, chúng chỉ thỉnh thoảng tới. Nhưng
khi chúng tới toàn thể nhóm lập tức cảm thấy sự hiệu diện
của cái gì đó thiêng liêng, hay cái gì đó cao cả, cái gì đó
còn lớn hơn mọi người khác. Và mọi người lập tức trở nên
nhận biết rằng cái gì đó đang hiện diện, cái gì đó bí ẩn. Và
mọi người đều đi vào im lặng trong những khoảnh khắc
đó."
Bây giờ tâm trí logic của anh ta nghĩ, "Như vậy sẽ tốt
nếu mình có thể làm cho toàn thể nhóm trở thành im lặng."
Anh ta phải bắt đầu nghĩ, "Nếu những khoảnh khắc đó -
một đôi lần thôi - đẹp đẽ đến thế thì tại sao không làm cho
toàn thể nhóm im lặng?" Tôi nói, "Cách bạn nghĩ là như thế
đấy - logic, mà Thượng đế không logic. Nếu bạn cứ giữ im
lặng những khoảnh khắc đó sẽ chẳng bao giờ quay lại nữa."
Có một cực trong cuộc sống. Cả ngày bạn làm việc vất
vả, bạn chẻ củi, rồi đến đêm bạn đi vào giấc ngủ say nhất.
Bây giờ điều logic là - bạn có thể nghĩ một cách logic, đó là
toán học - sáng hôm sau bạn có thể nghĩ, "Cả ngày mình đã
làm việc nhiều thế và mệt mỏi, thế mà vẫn có giấc ngủ say
đến thế. Nếu mình thực hiện nghỉ cả ngày thì mình sẽ còn
có giấc ngủ say hơn nữa." Cho nên hôm sau bạn cứ nằm dài
trong ghế nghỉ, bạn thực hành nghỉ. Bạn có nghĩ là bạn sẽ
có giấc ngủ say không? Bạn sẽ mất ngay cả giấc ngủ thông
thường. Đấy là cách thức người giầu phải chịu đựng chứng
mất ngủ.
Thượng đế phi logic. Thượng đế đem giấc ngủ cho
người ăn xin, người đã làm việc cả ngày, đi hết chỗ nọ chỗ
kia trong mùa hè nóng bức, đi ăn xin. Thượng đế đem giấc
ngủ say cho người lao động, cho người đẽo đá, cho tiều
phu. Cả ngày họ đã mệt mỏi... từ mệt mỏi đó họ đi vào giấc
ngủ say.
Đây là một cực. Bạn càng cạn kiệt năng lượng, bạn
càng cần ngủ, bởi vì bạn chỉ có thể thu được nhiều năng
lượng từ giấc ngủ say. Nếu bạn dùng hết năng lượng của
mình, bạn tạo ra tình huống để cho bạn chìm vào giấc ngủ
say; Thượng đế phải cho bạn giấc ngủ say. Nếu bạn không
làm việc chút nào thì không có nhu cầu. Bạn đã không
dùng hết năng lượng được trao cho bạn, cho nên phỏng có
ích gì cho bạn thêm? Năng lượng chỉ được trao cho những
người dùng nó.
Bây giờ Dhruva mang tính logic. Anh ta nghĩ, "Nếu
chúng ta làm cho cả nhóm im lặng..." Nhưng ngay cả một
vài khoảnh khắc ấy rồi cũng sẽ bị lỡ, và toàn thể nhóm sẽ
trở thành rất, rất hay tán gẫu bên trong. Tất nhiên nhìn bên
ngoài họ vẫn còn im lặng, nhưng tâm trí của họ chạy phát
rồ bên trong. Ngay bây giờ họ đang làm việc vất vả, họ
đang bầy tỏ các xúc động, đang thanh tâm, đang đem mọi
thứ lên, tống mọi thứ ra; họ đang trở nên bị cạn kiệt. Thế
rồi tới vài khoảnh khắc khi họ bị cạn kiệt đến mức chẳng
còn gì để tống ra nữa. Trong khoảnh khắc đó, bỗng nhiên
có tiếp xúc; im lặng giáng xuống.
Nghỉ ngơi bắt nguồn từ lao động, im lặng bắt nguồn từ
biểu lộ. Đấy là cách Thượng đế làm việc. Cách thức của
ngài rất phi lí. Bây giờ nếu bạn thực sự muốn được an toàn
bạn sẽ phải sống một cuộc sống bất an. Nếu bạn thực sự
muốn sống, bạn sẽ phải sẵn sàng chết vào bất kì lúc nào.
Đấy là cái phi logic của Thượng đế! Nếu bạn thực sự muốn
đúng đắn chân thực, bạn sẽ phải mạo hiểm. Kìm nén chỉ là
cách tránh mạo hiểm.
Chẳng hạn, bạn đã được dạy đừng bao giờ giận dữ và
bạn nghĩ rằng người không bao giờ giận dữ nhất định là
người rất đáng yêu. Bạn lầm. Người không bao giờ giận dữ
sẽ không thể nào yêu được. Chúng đến cùng nhau, chúng
thường trong cùng một bọc. Người thực sự yêu đôi khi
cũng thực sự giận dữ. Nhưng cái giận của người đó là đẹp,
nó xuất phát từ tình yêu. Năng lượng của người đó nóng, và
bạn sẽ không cảm thấy tổn thương bởi giận dữ của người
đó. Trong thực tế, bạn sẽ cảm thấy biết ơn là người đó đã
giận dữ.
Bạn đã bao giờ quan sát điều đó chưa? Nếu bạn yêu ai
đó và bạn làm việc gì đó rồi người kia thực sự giận dữ, giận
dữ thẳng thắn, bạn cảm thấy biết ơn bởi vì người đó đã yêu
bạn nhiều đến mức người đó có thể đảm đương được giận
dữ. Bằng không tại sao...? Khi bạn không muốn đảm đương
giận dữ bạn vẫn còn lễ phép. Khi bạn không muốn đảm
đương điều gì đó bạn không muốn nhận bất kì mạo hiểm
nào, bạn cứ mỉm cười; điều ấy chẳng thành vấn đề. Nếu
con bạn định nhảy xuống vực thẳm liệu bạn vẫn còn không
giận được không? Bạn sẽ không kêu to lên chứ, bạn sẽ
không trở thành một năng lượng sôi sục chứ? Bạn có tiếp
tục mỉm cười được không? Điều ấy là không thể được.
Có một câu chuyện...
Ngày xưa câu chuyện đã xảy ra ở toà án Solomon, có
hai người đàn bà đánh nhau kịch kiệt để giành một đứa trẻ.
Cả hai đều lu loa rằng đứa trẻ là của mình. Thật rất khó
phân xử - quyết định thế nào đây? Đứa trẻ quá nhỏ nên nó
chưa nói được điều gì.
Solomon nhìn sự việc và nói, "Có một điều ta sẽ làm để
phân xử - ta sẽ chặt đôi đứa trẻ này và chia cho mỗi người
một nửa. Đấy là cách duy nhất. Ta phải công bằng và vô tư;
cả hai bên đều chẳng có bằng chứng nào chứng tỏ đứa trẻ
thuộc về A hay B. Cho nên với tư cách nhà vua ta quyết
định: Chặt đôi đứa trẻ và chia đều cho mỗi bên một nửa.
Người đàn bà đang ôm đứa trẻ tiếp tục mỉm cười, bà ta
rất vừa ý. Nhưng người đàn bà kia thì trở thành điên dại
dường như bà ấy muốn giết chết nhà vua! Bà ấy nói, "Bệ hạ
nói gì vậy? Bệ hạ điên à?" Bà ấy đang trong cơn cuồng nộ.
Bà ấy không còn là người đàn bà bình thường nữa, bà ấy là
hiện thân của giận dữ, bà ấy là ngọn lửa! Và người đàn bà
này nói, "Nếu đấy là công bằng thì tôi xin dẹp lời yêu cầu
của mình; hãy để cho đứa trẻ ở với người đàn bà kia. Đứa trẻ thuộc về
bà ấy, nó không phải là con tôi!" Giận dữ,
nước mắt dàn dụa khắp khuôn mặt bà ta.
Còn nhà vua thì nói, "Đứa trẻ thuộc về bà. Bà hãy giữ
lấy nó. Người đàn bà kia chỉ là giả dối, không thật." Người
đàn bà kia không thể biểu lộ được cái gì - và đứa trẻ sẽ bị
giết chết! Thực tế bà ta vẫn tiếp tục cười, chẳng thành vấn
đề gì với bà ta cả.
Khi bạn yêu bạn có thể giận. Khi bạn yêu bạn có thể
đảm đương được điều đó. Nếu bạn yêu chính mình - và
phải như thế trong cuộc sống, bằng không bạn sẽ bỏ lỡ
cuộc sống của mình - bạn sẽ không bao giờ kìm nén, bạn sẽ
bầy tỏ bất kì cái gì cuộc sống đem lại. Bạn sẽ bầy tỏ nó - cả
vui vẻ, nỗi buồn, đỉnh điểm, đáy điểm, cả ngày, cả đêm.
Nhưng bạn đã được nuôi dưỡng để trở nên giả dối, bạn
đã được nuôi dưỡng theo cách để trở thành kẻ đạo đức giả.
Khi bạn cảm thấy giận bạn vẫn cứ nở nụ cười tô vẽ. Khi
bạn đang cuồng nộ bạn kìm nén cơn cuồng nộ đó. Khi bạn
cảm thấy dâm dục bạn kìm nén nó và bạn cứ tụng mật chú.
Bạn chẳng bao giờ đúng với cái bên trong bạn.
Chuyện xảy ra...
Joe và con gái nhỏ của anh ta Midge làm một chuyến đi
tới công viên giải trí; trên đường họ dừng lại ăn một bữa
thịnh soạn. Tại công viên họ tới một gian hàng bánh mì kẹp
thịt và Midge kêu ầm lên, "Bố ơi, con muốn..." Joe dừng
con lại và mua cho con một chiếc bánh với đủ rau thơm.
Đến quầy ngô rang Midge lại la hét, "Bố ơi, con muốn..."
Joe cắt lời con và mua cho nó ngô rang.
Khi họ đến hàng kem, cô bé Midge lần nữa lại kêu lên,
"Bố ơi, con muốn..." Joe lại dừng con nhưng lần này nói,
"Con muốn, con muốn! Bố biết cái con muốn - kem chứ
gì!"
"Không, bố ạ," nó đoan chắc, "Con muốn nôn."
Đấy là điều nó muốn ngay từ ban đầu - nhưng ai nghe?
Kìm nén là không chịu nghe bản tính của bạn. Kìm nén
là thủ đoạn để phá huỷ bạn.
Mười hai gã trọc đầu, lũ quấy rối, bước vào một tiệm
rượu với áo vét Levi cài kín và đủ mọi trang bị. Chúng
bước tới chủ quán và nói, "Mười ba cốc bia đắng, mau lên."
"Nhưng các cậu chỉ có mười hai người."
"Này, chúng tao muốn mười ba cốc bia đắng."
Thế là chủ quán đưa bia cho chúng và tất cả chúng ngồi
xuống. Có một ông già nhỏ bé đang ngồi trong góc và tên
trưởng nhóm trọc đầu bước tới ông lão và nói, "Ông đấy à,
cha nội, đây là cốc bia cho ông."
Ông già nhỏ bé đáp, "Cám ơn, cám ơn - cậu thực hào
phóng, cậu bạn trẻ."
"Được thôi, chúng tôi không băn khoăn khi giúp đỡ
người què cụt."
"Nhưng tôi đâu có què."
"Ông sẽ què nếu ông không mua lượt bia tiếp."
Đấy là điều kìm nén là gì: nó là thủ đoạn làm què quặt
bạn. Nó là thủ đoạn phá huỷ bạn, nó là thủ đoạn làm yếu
bạn. Nó là thủ đoạn để đặt bạn chống lại chính mình: nó là
cách tạo ra xung khắc bên trong bạn, và bất kì khi nào một người trong
xung khắc với mình, tất nhiên người đó rất
yếu.
Xã hội đã chơi một trò chơi lớn: nó đẩy mọi người
chống lại chính mình. Cho nên bạn liên tục tranh đấu bên
trong với chính mình, bạn không còn năng lượng nào để
làm cái gì khác. Bạn không thể thấy nó đang xảy ra cho bạn
đấy sao? Liên tục tranh đấu... Xã hội đã phân chia bạn
thành một con người chia chẻ, nó làm cho bạn thành tinh
thần phân liệt và nó làm bạn lẫn lộn. Bạn đã trở thành khúc
gỗ trôi giạt: bạn không biết mình là ai, bạn không biết bạn
đang đi đâu. Bạn không biết bạn đang làm gì ở đây, bạn
không biết tại sao bạn lại ở đây ngay chỗ đầu tiên. Nó đã
làm bạn thực sự lẫn lộn. Và từ lẫn lộn này mới sinh ra các
lãnh tụ lớn: Aldolf Hitler, Mao Trạch Đông, Josef Stalin.
Và từ lẫn lộn này nảy sinh giáo hoàng Vatican, từ lẫn lộn
này cả nghìn lẻ một thứ nảy sinh ra. Nhưng bạn bị phá huỷ.
Mật tông nói cần phải diễn đạt - nhưng nhớ, diễn đạt
không có nghĩa vô trách nhiệm. Mật tông nói: diễn đạt một
cách thông minh và không hại gì xảy ra cho bất kì ai từ
bạn. Một người không thể làm hại chính mình thì sẽ chẳng
bao giờ làm hại bất kì ai. Còn người làm hại bản thân mình
thì là người nguy hiểm theo cách nào đó. Nếu người đó
thậm chí không yêu bản thân mình, người đó là nguy hiểm,
người đó có thể làm hại bất kì ai. Trong thực tế người đó sẽ
làm hại.
Khi bạn buồn, khi bạn thất vọng, bạn sẽ làm cho những
người xung quanh bạn cũng buồn và thất vọng. Khi bạn
hạnh phúc bạn sẽ tạo ra xã hội hạnh phúc, bởi vì hạnh phúc
chỉ tồn tại trong thế giới hạnh phúc. Nếu bạn sống vui vẻ
bạn cũng muốn mọi người được vui vẻ. Đấy mới là tôn
giáo đúng đắn: từ vui vẻ của chính bạn, bạn ban phúc cho
toàn bộ sự tồn tại.
Nhưng kìm nén làm cho bạn thành giả. Không phải là
bằng kìm nén mà giận, dục, tham bị phá huỷ, không. Chúng
vẫn còn đấy - chỉ có cái nhãn được thay đổi. Chúng đi vào
trong vô thức, chúng bắt đầu làm việc từ đó, chúng đi
ngầm. Và tất nhiên khi chúng đi ngầm chúng mạnh hơn.
Toàn bộ phong trào phân tâm học đang cố đem những cái
đi ngầm đó lên bề mặt. Một khi nó trở thành ý thức, bạn có
thể được tự do khỏi nó.
Một người Pháp đang ở Anh và bạn bè hỏi anh ta sống
thế nào. Anh ta nói anh ta làm việc rất tốt, trừ mỗi một
điều. "Khi tôi đến dự tiệc, bà chủ ấy, bà ấy chẳng nói cho
tôi biết 'buồng tiểu' ở đâu."
"A, anh George, anh muốn nói bà ấy không nói cho anh
toa lét ở đâu chứ gì. Đấy chỉ là tính thận trọng của người
Anh thôi. Thực tế bà ấy sẽ nói, "Ông có muốn rửa tay
không?" và điều đó mang cùng nghĩa."
Người Pháp ghi nhớ trong dạ điều này, và lần sau khi
anh ta đến một bữa tiệc khách khứa đang đứng đầy xung
quanh nghe bà chủ dặn dò, "Xin chào, thưa ông Du Pont,
ông có cần rửa tay không ạ?"
"Không thưa bà, cám ơn bà, tôi vừa mới rửa tay trước
cái cây trong vườn trước rồi ạ."
Đấy là điều vẫn xảy ra... chỉ cái tên là đổi. Bạn trở nên
lẫn lộn, bạn không biết cái gì là cái gì. Mọi thứ vẫn đấy -
chỉ cái nhãn thay đổi, và điều đó tạo ra một loại người
không lành mạnh. Bố mẹ bạn, xã hội bạn đã phá huỷ bạn; bạn đang phá
huỷ con bạn. Bây giờ đây là cái vòng luẩn
quẩn. Ai đó phải bước ra ngoài cái vòng luẩn quẩn này.
Nếu bạn hiểu đúng tôi thì tính chất sannyas của tôi là
nỗ lực để đem bạn ra ngoài cái vòng luẩn quẩn đó.
Chớ có giận bố mẹ bạn - họ không thể nào làm tốt hơn
những gì họ đã làm. Nhưng bây giờ trở nên ý thức nhiều
hơn, và đừng làm cũng những việc đó với con cái bạn. Để
cho chúng được diễn đạt nhiều hơn, dạy chúng diễn đạt
nhiều hơn. Giúp chúng để cho chúng trở nên chân thực
hơn, để cho chúng có thể đưa ra bất kì cái gì bên trong
chúng. Và chúng sẽ cực kì biết ơn bạn mãi, bởi vì sẽ không
có xung khắc bên trong chúng. Chúng sẽ là một khối,
chúng sẽ không trong phân mảnh. Và chúng sẽ chẳng bao
giờ bị lẫn lộn, chúng bao giờ cũng biết điều chúng muốn.
Và khi bạn biết đích xác điều mình muốn, bạn có thể
làm việc vì nó. Khi bạn không biết bạn thực sự muốn gì,
làm sao bạn làm việc vì nó được? Thế thì bất kì ai ảnh
hưởng tới bạn, bất kì ai nêu cho bạn bất kì ý tưởng nào... và
bạn bắt đầu theo người ấy. Bất kì lãnh tụ nào tới, bất kì ai
có thể thuyết phục bạn một cách có luận cứ, bạn đều bắt
đầu theo người đó. Bạn phải theo nhiều người, và họ tất cả
đều phá huỷ bạn.
Theo bản tính của mình thôi.
Thế hệ nọ phá huỷ thế hệ kia. Chừng nào ai đó còn
chưa trở nên rất tỉnh táo, nhận biết, việc phá huỷ nhất định
xảy ra.
Khi thầy nói về thông minh và thiền, có nhiều ẩn ý
bên trong. Xin thầy nói kĩ thêm!
Phục vụ mọi người theo bổn phận có phải là điều
không tốt không?
Tại sao ghen tuông bao giờ cũng theo sau tình yêu?
Kìm nén là gì?
Tại sao tôi lấy người đàn bà ghét tôi?


Câu hỏi thứ nhất:


Osho kính yêu, hôm qua khi thầy nói về thông
minh trở thành thiền, có luồng chẩy lớn bên
trong. Tôi cảm thấy dường như trái tim tôi sắp
nổ tung. Dường như thầy đã nói điều gì đó tôi
đang nóng lòng chờ nghe. Xin thầy nói kĩ hơn.
Câu hỏi này là từ Krishna Prem. Thông minh là bản
chất cố hữu của cuộc sống. Thông minh là phẩm chất tự
nhiên của cuộc sống. Giống như lửa nóng và không khí
không thấy được còn nước chảy xuống, thông minh cuộc
sống cũng vậy.
Thông minh không phải là thành tựu; bạn thông minh
từ khi được sinh ra. Cây cối thông minh theo cách riêng của
chúng, chúng có đủ thông minh cho cuộc đời riêng của
chúng. Chim chóc thông minh, các loài vật cũng vậy.
Trong thực tế điều các tôn giáo ngụ ý về Thượng đế chỉ là
thế này: vũ trụ thông minh, có thông minh ẩn trong mọi
nơi, và nếu bạn có mắt để nhìn, bạn có thể thấy điều đó ở
mọi nơi.
Cuộc sống là thông minh. Chỉ con người mới trở nên
không thông minh. Con người làm hỏng dòng chảy tự
nhiên của cuộc sống. Ngoại trừ trong con người, không có
không thông minh. Bạn đã bao giờ nhìn thấy một con chim
bạn gọi là ngu si chưa? Bạn đã bao giờ nhìn thấy một con
vật bạn có thể gọi là xuẩn ngốc không? Không, những điều
như thế chỉ xảy ra cho con người thôi. Cái gì đó đã sai rồi.
Thông minh của con người đã bị làm hỏng, bị biến chất, đã bị làm què
quặt. Và thiền không là gì khác hơn việc hoàn
tác hỏng hóc đó.
Thiền sẽ chẳng cần chút nào nếu con người bị bỏ lại
đơn độc. Nếu tu sĩ và chính khách không can thiệp vào
thông minh của con người, sẽ không có nhu cầu thiền.
Thiền là thuốc. Trước tiên bạn phải tạo ra bệnh tật, rồi thiền
mới được cần tới. Nếu bệnh không có đó, thiền cũng chẳng
được cần tới. Và không phải ngẫu nhiên mà các từ 'thuốc'
và 'thiền' có cùng gốc. Đó là thuốc.
Mỗi đứa trẻ sinh ra đều thông minh. Và khoảnh khắc
đứa trẻ được sinh ra chúng ta liền chộp lấy nó và bắt đầu
phá huỷ thông minh của nó, bởi vì thông minh là nguy
hiểm cho cấu trúc chính trị, cho cấu trúc xã hội, cho cấu
trúc tôn giáo. Nó là nguy hiểm cho giáo hoàng, nó là nguy
hiểm cho shankaracharya của Puri, nó là nguy hiểm cho tu
sĩ. Nó là nguy hiểm cho lãnh tụ, nó là nguy hiểm cho địa vị,
cho thể chế.
Thông minh mang tính nổi dậy một cách tự nhiên.
Thông minh không thể bị bó buộc theo bất kì tình trạng nô
lệ nào. Thông minh là rất quyết đoán, cá nhân. Thông minh
không thể bị chuyển thành việc bắt chước máy móc.
Người ta phải bị biến thành các bản sao; tính nguyên
bản của họ phải bị phá huỷ, bằng không tất cả những điều
vô nghĩa lí vẫn còn tồn tại trên trái đất này sẽ là không thể
được. Bạn cần lãnh tụ, bởi vì trước hết bạn phải bị làm cho
không thông minh; bằng không sẽ không có nhu cầu về bất
kì lãnh tụ nào. Tại sao bạn phải theo ai đó? Bạn sẽ theo
thông minh của mình. Nếu ai đó muốn trở thành lãnh tụ thì
một điều cần phải làm: thông minh của bạn cần phải bị phá
huỷ bằng cách nào đó. Bạn phải bị làm rung chuyển từ
chính gốc rễ của bạn, bạn phải bị làm cho sợ hãi. Bạn phải
bị làm cho không còn tin tưởng vào chính mình, đó là điều
phải làm. Chỉ có thế thì lãnh tụ mới tới được.
Nếu bạn thông minh, bạn sẽ tự mình giải quyết vấn đề
của mình. Thông minh là đủ để giải quyết mọi vấn đề.
Trong thực tế, dù bất kì vấn đề gì được tạo ra trong cuộc
sống, bạn cũng đều có nhiều thông minh hơn những vấn đề
đó. Đó là đồ cung cấp, đó là món quà của Thượng đế.
Nhưng có những người tham vọng, người muốn cai trị,
chi phối; có những người điên tham vọng - họ tạo ra sợ hãi
trong bạn. Sợ hãi giống như gỉ sắt: nó phá huỷ mọi thông
minh. Nếu bạn muốn phá huỷ thông minh của ai đó, điều
cần thiết đầu tiên là tạo ra sợ hãi; tạo ra địa ngục và làm
cho mọi người sợ. Khi mọi người sợ địa ngục, họ sẽ đến
với tu sĩ và cúi đầu trước tu sĩ, họ sẽ lắng nghe tu sĩ. Nếu
họ không nghe tu sĩ... có ngọn lửa địa ngục. Tự nhiên là họ
sợ. Họ phải tự bảo vệ mình khỏi ngọn lửa địa ngục, và phải
cần tới tu sĩ, tu sĩ trở thành điều cần phải có.
Tôi đã nghe nói về hai người vốn là đối tác trong làm
ăn. Công việc kinh doanh của họ rất đặc biệt và họ thường
phải đi khắp cả nước. Một người đến một thành phố. Trong
đêm anh ta đi khắp thành phố và ném hắc ín lên cửa sổ nhà
mọi người, rồi biến mất vào sáng sớm. Sau đó hai hay ba
ngày người kia sẽ tới. Anh ta đi lau hết các vết hắc ín; anh
ta sẽ lau cửa sổ cho mọi người và tất nhiên mọi người phải
trả tiền - họ phải trả. Họ là đối tác trong cùng một nghề.
Một người thì phá hỏng còn người kia tới sửa chữa lại như
cũ.
Nỗi sợ cần phải được tạo ra và tham lam cũng cần phải
được tạo ra. Thông minh không tham lam. Bạn sẽ ngạc
nhiên mà biết rằng người thông minh chẳng bao giờ tham
lam. Tham lam là một phần của không thông minh. Bạn dành dụm cho ngày
mai bởi vì bạn không tin rằng ngày mai
bạn sẽ có khả năng giải quyết cuộc sống mình; bằng không
sao phải tích trữ? Bạn trở nên keo kiệt, bạn trở nên tham
lam, bởi vì bạn không biết liệu ngày mai thông minh của
mình có khả năng bao quát cuộc sống hay không. Ai biết
được? Bạn không tin vào thông minh của mình cho nên bạn
tích trữ, bạn trở nên tham lam. Người thông minh không sợ
hãi, không tham lam. Tham lam và sợ hãi đi cùng nhau. Đó
là lí do tại sao thiên đường và địa ngục đi kèm nhau. Địa
ngục là nỗi sợ, thiên đường là tham lam.
Tạo ra nỗi sợ trong mọi người và tạo ra lòng tham
trong mọi người - làm cho họ tham hết mức. Làm cho họ
tham đến mức cuộc sống không thể thoả mãn họ được; thế
thì họ sẽ đến với tu sĩ và đến với lãnh tụ. Thế thì họ sẽ bắt
đầu tưởng tượng về cuộc sống tương lai nào đó nơi mà ham
muốn ngu si, tưởng tượng đần độn của họ sẽ được đáp ứng.
Quan sát điều đó. Đòi hỏi điều không thể có chính là không
thông minh.
Người thông minh hoàn toàn thoả mãn với cái có thể.
Người đó làm việc vì cái có thể, người đó chẳng bao giờ
làm việc vì cái không thể và cái không có thể, không.
Người đó nhìn vào cuộc sống cùng với những giới hạn của
nó, người đó không phải là người cầu toàn. Người cầu toàn
là kẻ thần kinh. Nếu bạn là người cầu toàn thì bạn sẽ bị
bệnh thần kinh.
Chẳng hạn, nếu bạn yêu người đàn bà và và bạn yêu
cầu tuyệt đối trung thành thì bạn sẽ phát điên và cô ấy cũng
phát điên. Điều ấy là không thể được: tuyệt đối trung thành
có nghĩa là cô ấy thậm chí không nghĩ nữa, cô ấy thậm chí
không mơ mộng về người đàn ông khác. Điều này là không
thể được. Bạn là ai? Tại sao cô ấy yêu bạn? - bởi vì bạn là
một đàn ông. Nếu cô ấy có thể yêu bạn, tại sao cô ấy không
thể nghĩ đến những người khác? Khả năng đó vẫn còn để
mở. Và cô ấy sẽ xoay sở thế nào nếu cô ấy thấy một người
đẹp trai đang đi bên cạnh và nếu ham muốn dậy lên trong
cô ấy? Ngay cả việc nói, "Người đàn ông này đẹp thế,"
cũng là ham muốn - ham muốn đã vào. Bạn chỉ có thể nói
rằng cái gì đó đẹp khi bạn cảm thấy đáng sở hữu, đáng tận
hưởng. Bạn không dửng dưng.
Bây giờ nếu bạn yêu cầu trung thành tuyệt đối, như mọi
người vẫn hay đòi hỏi như vậy, thế thì nhất định bị xung
khắc và bạn sẽ vẫn còn nghi ngờ. Và bạn sẽ vẫn còn nghi
ngờ bởi vì bạn cũng biết tâm trí mình nữa: bạn cũng nghĩ
về người phụ nữ khác, cho nên làm sao bạn có thể tin cậy
rằng người đàn bà của bạn không nghĩ về người đàn ông
khác? Bạn biết bạn đang nghĩ tới, cho nên bạn biết cô ấy
cũng đang nghĩ tới. Bây giờ... ngờ vực, xung khắc, đau
khổ. Tình yêu đã có thể có nay trở thành không thể có bởi
vì một ước muốn không thể có.
Mọi người hay đòi hỏi những cái không thể làm được.
Bạn muốn an toàn cho tương lai, điều không thể có được.
Bạn muốn tuyệt đối an toàn cho ngày mai. Điều ấy không
thể nào được bảo đảm, nó không phải là bản chất của cuộc
sống. Người thông minh biết rằng điều đó không phải là
bản chất của cuộc sống - tương lai vẫn còn để mở. Ngân
hàng có thể phá sản, vợ có thể trốn đi với ai đó, chồng có
thể chết, trẻ con có thể tỏ ra lếu láo. Ai biết được về ngày
mai? Bạn có thể ốm, bạn có thể bị què... ai biết được về
ngày mai đây?
Yêu cầu an toàn cho ngày mai nghĩa là vẫn còn trong
sợ hãi thường xuyên; đấy là điều không thể được, cho nên
nỗi sợ không thể bị phá huỷ. Sợ vẫn sẽ có có đó, bạn sẽ run rẩy; và
trong khi đó, khoảnh khắc hiện tại lại bị lỡ đi. Với
ham muốn an toàn trong tương lai bạn đang phá huỷ hiện
tại, cái chính là cuộc sống duy nhất có sẵn. Và bạn thì ngày
càng trở nên run rẩy, sợ hãi, tham lam.
Đứa trẻ được sinh ra. Đứa trẻ là một hiện tượng rất, rất
phóng khoáng, thông minh hoàn toàn, nhưng chúng ta vồ
lấy nó, chúng ta bắt đầu phá huỷ thông minh của nó. Chúng
ta bắt đầu tạo ra sợ hãi trong nó. Bạn gọi điều ấy là dạy dỗ,
bạn gọi điều ấy là làm cho đứa trẻ có khả năng đương đầu
với cuộc sống. Bạn tạo ra sợ hãi trong nó. Nó vốn không sợ
hãi gì. Và trường phổ thông, cao đẳng, đại học - tất cả
những cái đó làm cho nó ngày càng không thông minh. Họ
đòi hỏi những điều ngu ngốc... họ đòi hỏi phải nhồi nhét
cho đứa trẻ những điều xuẩn ngốc mà đứa trẻ và thông
minh tự nhiên của nó chẳng thấy vấn đề gì cả - để làm gì?
Đứa trẻ đó không thể thấy được vấn đề: tại sao phải nhồi
nhét những thứ này? Nhưng đại học nói, cao đẳng nói, gia
đình, họ hàng, những người thiện chí nói, "Cứ nhồi thêm
vào! Cháu không biết bây giờ, nhưng về sau cháu sẽ thấy
tại sao lại cần."
Nhồi nhét lịch sử - tất cả những cái vô nghĩa này mà
con người đã làm cho người khác, tất cả những cái điên rồ -
cứ nhồi nhét nó! Và đứa trẻ không thể thấy được vấn đề:
quan trọng gì khi một ông vua nào đó cai trị nước Anh, từ
ngày nào đó đến ngày nào đó? Nó phải nhồi nhét những thứ
đần độn ấy. Thế là tự nhiên thông minh của nó ngày càng
bị chồng chất nặng gánh, què cụt, ngày càng nhiều bụi bặm
đọng lên thông minh của nó. Trước lúc con người ra khỏi
trường đại học người đó thành người không thông minh;
đại học đã hoàn thành công việc của nó. Rất hiếm người tốt
nghiệp đại học mà vẫn còn thông minh, vẫn còn giữ được
thông minh. Rất ít người có khả năng thoát khỏi đại học,
tránh được đại học, vượt qua đại học mà vẫn gìn giữ được
thông minh của mình - rất hiếm. Đấy là một cỗ máy vĩ đại
để phá huỷ bạn. Khoảnh khắc bạn trở nên được giáo dục,
bạn đã trở thành không thông minh. Bạn không thấy được
điều này sao? Những người có giáo dục ứng xử rất không
thông minh. Trở về với người nguyên thuỷ, người chưa bao
giờ được giáo dục và bạn sẽ thấy thông minh thuần khiết
vận hành.
Tôi đã từng nghe...
Một người đàn bà cố gắng mở đồ hộp và cô ta không
thể nào tìm ra cách mở nó. Cho nên cô ta đi đọc sách dạy
nấu ăn. Vào lúc cô ấy đang đọc sách thì người nấu bếp đã
mở được nó. Cô ấy quay lại và cô ấy ngạc nhiên. Cô ấy hỏi
người nấu bếp, "Làm sao anh mở được nó vậy?"
Anh ta trả lời, "Thưa cô, khi người ta không biết đọc
thì người ta phải dùng trí thông minh của mình."
Đúng đấy, thế là phải. Khi bạn không biết cách đọc bạn
phải dùng thông minh của mình, bạn còn có thể dùng được
cái gì khác nữa? Khoảnh khắc bạn bắt đầu đọc... những chữ
đó nguy hiểm đó, khi bạn đã có khả năng đọc, bạn không
cần thông minh nữa; sách sẽ chăm lo cho.
Bạn đã bao giờ quan sát điều đó chưa? Khi một người
bắt đầu gõ máy, việc viết tay của người đó bị mất đi, thế thì
việc viết tay của người đó không còn đẹp nữa. Không có
nhu cầu, máy chữ chăm lo việc này. Nếu bạn mang máy
tính tay trong túi, bạn sẽ quên luôn mọi vấn đề toán học,
không có nhu cầu. Chẳng chóng thì chầy sẽ có máy tính
nhỏ và mọi người sẽ mang chúng. Chúng sẽ chứa mọi thông tin của cuốn
Bách khoa toàn thư, và thế thì chẳng cần
bạn phải thông minh chút nào nữa; máy tính sẽ chăm lo
cho.
Trở về với người nguyên thuỷ, người chưa được giáo
dục, người dân quê, và bạn sẽ tìm thấy thông minh tinh tế.
Vâng, họ không được thông tin nhiều, điều đó đúng, họ
không là người hiểu biết, điều đó đúng, nhưng họ cực kì
thông minh. Thông minh của họ giống như ngọn lửa không
khói quanh nó.
Xã hội đã làm điều gì đó sai với con người - vì những lí
do nào đó. Nó muốn bạn là nô lệ, nó muốn bạn bao giờ
cũng sợ hãi, nó muốn bạn bao giờ cũng tham lam, nó muốn
bạn bao giờ cũng tham vọng, nó muốn bạn bao giờ cũng
tranh giành. Nó muốn bạn vô tình, nó muốn bạn đầy những
giận dữ và hận thù, nó muốn bạn vẫn còn yếu đuối, bắt
chước - những bản sao. Nó không muốn bạn trở thành chư
phật nguyên bản, Krishna hay Christ nguyên bản, không.
Đó là lí do tại sao thông minh của bạn bị phá huỷ. Thiền là
cần thiết chỉ để hoá giải điều xã hội đã làm. Thiền là phủ
định: nó đơn giản phủ định hỏng hóc, nó phá huỷ ốm yếu.
Và một khi ốm yếu qua đi, con người mạnh khoẻ của bạn
tự khẳng định chính nó theo ý muốn của nó.
Và trong thế kỉ này điều này đã đi qua quá xa; giáo dục
phổ cập đã thành tai hoạ. Và nhớ lấy, tôi không chống giáo
dục, tôi đang chống nền giáo dục này. Còn có khả năng về
một loại giáo dục khác, sẽ có ích trong việc mài sắc thông
minh của bạn, không phá huỷ nó, không chất nặng nó với
những sự kiện không cần thiết, không chất nặng nó với
những thứ rác rưởi vô dụng - tri thức - không làm nặng
gánh nó chút nào mà thay vì thế sẽ giúp cho nó trở nên toả
sáng, tươi tắn, trẻ trung hơn.
Giáo dục này chỉ làm cho bạn có khả năng ghi nhớ;
giáo dục kia sẽ làm cho bạn có khả năng sáng tỏ hơn. Giáo
dục này phá huỷ tính sáng tạo của bạn; giáo dục kia sẽ giúp
bạn trở thành sáng tạo hơn.
Chẳng hạn, giáo dục mà tôi thích có trong thế giới sẽ
không yêu cầu đứa trẻ phải trả lời theo kiểu sáo rập cũ kĩ.
Nó không cổ vũ câu trả lời có sẵn trong sách, nó không cổ
vũ việc lặp lại, học vẹt, nó sẽ khuyến khích tính sáng tạo.
Cho dù câu trả lời được sáng tác ra không hệt như câu trả
lời chép sẵn, vẫn nên đánh giá cao đứa trẻ đã đưa ra câu trả
lời mới cho vấn đề cũ. Chắc chắn câu trả lời của nó không
thể đúng như câu trả lời của Socrates. Cũng tự nhiên thôi,
một đứa trẻ nhỏ... câu trả lời của nó không thể hệt như câu
trả lời của Albert Einstein, điều đó là tự nhiên. Nhưng đòi
hỏi rằng câu trả lời của nó phải đúng như câu trả lời của
Albert Einstein là điều ngu xuẩn. Nếu nó mang tính sáng
tác thì nó đang theo đúng hướng: một ngày nào đó nó sẽ trở
thành một Albert Einstein. Nếu nó cố gắng tạo ra cái gì đó
mới - một cách tự nhiên nó có những giới hạn riêng, nhưng
chỉ với nỗ lực của nó để cố tạo ra cái gì đó mới mẻ cũng
đáng đánh giá cao, nên ca ngợi rồi.
Giáo dục không nên mang tính ganh đua, mọi người
không nên bị đưa ra đánh giá lẫn nhau. Ganh đua mang tính
rất bạo hành và rất huỷ diệt. Ai đó không giỏi về toán và
bạn gọi người đó kém. Người đó có thể giỏi trong nghề
mộc, nhưng chẳng ai nhìn vào việc đó. Ai đó không giỏi về
văn chương và bạn gọi người đó là ngu - thế mà người đó
giỏi về nhạc, về vũ.
Giáo dục thực sự sẽ giúp cho con người tìm ra cuộc
sống của họ, nơi họ có thể sống tràn đầy: nếu một người
được sinh ra để là thợ mộc, đó là đúng điều cho người đó làm, không ai
ép buộc làm cái gì khác. Thế giới này có thể
trở thành thế giới vĩ đại, thông minh nếu con người được
phép là chính mình, được giúp là chính mình, được hỗ trợ
theo mọi cách để là chính mình, và không ai tới và can
thiệp - trong thực tế không ai thao túng đứa trẻ. Nếu nó
muốn trở thành vũ công thế thì điều đó là tốt; vũ công là
cần thiết, nhiều điệu vũ được cần tới trên thế giới. Nếu nó
muốn trở thành nhà thơ, tốt; nhiều thơ đang được cần tới,
chẳng bao giờ đủ cả. Nếu nó muốn trở thành thợ mộc hay
ngư phủ, hoàn toàn tốt. Nếu nó muốn trở thành tiều phu,
hoàn toàn tốt. Nó không cần phải trở thành tổng thống hay
thủ tướng; trong thực tế nếu ít người trở nên quan tâm tới
những mục tiêu này thì đó sẽ là phúc lành.
Ngay bây giờ mọi thứ đều loạn xạ. Người muốn trở
thành thợ mộc đã trở thành bác sĩ, người muốn trở thành
bác sĩ đã trở thành thợ mộc... mọi người đều ở vào vị trí
của ai đó khác. Do đó quá nhiều không thông minh - mọi
người đều đang làm việc của ai đó khác. Một khi bạn bắt
đầu thấy điều đó, bạn sẽ cảm thấy tại sao mọi người đang
ứng xử không thông minh.
Ở Ấn Độ chúng ta đã suy tư sâu sắc và chúng ta đã tìm
ra một từ - swadharma, tự tính - cái chuyển tải ẩn ý vĩ đại
nhất cho thế giới tương lai. Krishna đã nói: Swadharme
nidhanam shreyah - điều hay là được chết trong tự tính
riêng của bạn, theo đuổi tự tính của bạn. Para dharmo
bhayavah baha - bản tính của ai đó khác là rất nguy hiểm.
Bạn chớ trở thành kẻ bắt chước. Chỉ là chính bạn.
Tôi đã từng nghe...
Bill luôn luôn muốn đi săn nai sừng tấm, cho nên anh
ta để dành đủ tiền rồi đi lên Rừng Bắc. Anh ta trang bị đủ
thứ cần thiết ở đó và người chủ hiệu còn khuyên anh ta
thuê anh chàng Pierre, người gọi nai sừng tấm giỏi nhất tại
vùng đó.
"Đúng đấy," người chủ hiệu nói, "thuê Pierre thì đắt
lắm, nhưng anh ta tạo ra dục tính trong lời gọi đến mức
không con nai nào cưỡng nổi."
"Việc ấy làm như thế nào nhỉ?" Bill hỏi.
"Thế này," người kia nói, "Pierre sẽ phát hiện ra con
nai ở khoảng cách ba trăm yard, rồi khum tay tạo ra lời gọi
thứ nhất. Khi con nai nghe thấy thế nó sẽ bị kích động với
ham muốn và lại gần hai trăm yard. Thế rồi Pierre sẽ gọi
lần nữa, nhấn thêm một chút âm oomp trong đó, và con nai
sẽ hăng hái nhảy tới với niềm hân hoan vui vẻ còn cách
một trăm yard. Lần này Pierre thực sự đưa ra lời gọi có dục
tính, kéo dài lời gọi hơn chút ít, thúc ép con nai, khuấy
động ý định nhục dục, để nó tiến tới điểm chỉ còn cách anh
có hai mươi nhăm yard. Và đấy là khoảnh khắc cho anh,
anh bạn ạ, nhằm và bắn."
"Thế lỡ tôi bắn trượt thì sao?" Bill tò mò hỏi.
"Ô, thế thì khủng khiếp lắm!" người kia nói.
"Nhưng làm sao?" Bill hỏi
"Bởi vì thế thì anh Pierre đáng thương sẽ ăn nằm với
con nai."
Điều đó đã xảy ra cho con người - bắt chước, bắt chước
mãi. Con người đã hoàn toàn mất cái nhìn về thực tại của
riêng mình. Thiền nhân nói: Tìm khuôn mặt nguyên thuỷ
của bạn (bản lai diện mục).
Mật tông cũng nói như thế. Mật tông nói: Tìm ra cái
đích thực của bạn. Bạn là ai? Nếu bạn không biết bạn là ai, bạn bao
giờ cũng trong ngẫu nhiên nào đó - bao giờ cũng
thế. Cuộc đời bạn sẽ là một chuỗi dài những ngẫu nhiên, và
bất kì cái gì xảy ra cũng chẳng bao giờ thoả mãn cả. Bất
mãn sẽ là hương vị duy nhất của cuộc đời bạn.
Bạn có thể quan sát điều đó quanh bạn. Tại sao bao
nhiêu người trông đờ đẫn, chán chường đến thế, chỉ bằng
cách nào đó sống qua ngày, bỏ qua thời gian cực kì quí giá
mà họ không thể nào lấy lại được - và trôi qua với vẻ đờ
đẫn thế, dường như chỉ chờ chết. Điều gì đã xảy ra với bao
nhiêu người như thế? Tại sao họ không có cùng tươi tắn
như cây cối? Tại sao con người không có cùng bài ca như
chim chóc? Điều gì đã xảy ra cho con người?
Một điều đã xảy ra: Con người đã bắt chước, con người
đã cố gắng để trở thành ai đó khác. Không ai ở tại nhà riêng
của mình cả, mọi người đều đang gõ cửa nhà ai đó khác; do
đó bất mãn, đờ đẫn, chán chường, khổ não...
Khi Saraha nói rằng thông minh là phẩm chất chính của
thiền, ông ấy ngụ ý điều này: Người thông minh sẽ cố gắng
chỉ là chính bản thân mình, với bất kì giá nào. Người thông
minh sẽ không bao giờ sao chép, không bao giờ bắt chước,
người đó không bao giờ là vẹt cả. Người thông minh sẽ
lắng nghe lời gọi thực chất riêng của mình. Người đó sẽ
cảm thấy bản thể riêng của mình và đi theo tương ứng, bất
kể mạo hiểm nào. Có mạo hiểm! Khi bạn sao chép người
khác, ít mạo hiểm hơn. Khi bạn không sao chép ai bạn một
mình, có mạo hiểm!
Nhưng cuộc sống chỉ xảy ra cho những ai sống một
cách hiểm nguy. Cuộc sống chỉ xảy ra cho những người
mang tính phiêu lưu, những người dũng cảm, gần như liều
lĩnh - chỉ với họ cuộc sống mới xảy ra. Cuộc sống không
xảy ra cho những người hờ hững.
Và người thông minh tin cậy vào mình, tin cậy của
người đó là tuyệt đối vào chính mình. Làm sao bạn có thể
tin cậy vào ai khác nếu bạn thậm chí không thể tin cậy vào
bản thân mình được?
Mọi người đến tôi và họ nói, "Chúng tôi muốn tin cậy
vào thầy." Tôi hỏi họ, "Bạn có tin cậy vào bản thân mình
không? Nếu bạn tin vào bản thân mình thì có khả năng để
tin cậy tôi nữa, bằng không thì chẳng có khả năng nào."
Làm sao bạn có thể tin cậy vào tôi nếu bạn không tin cậy
vào bản thân bạn? Bạn là người gần gũi nhất với bản thân
mình. Bạn có thể tin tôi nữa nếu bạn tin vào bản thân bạn.
Nếu bạn tin vào bản thân mình, thế thì bạn sẽ tin vào tin
cậy của bạn đối với tôi; bằng không chẳng có khả năng nào
cả.
Thông minh là tin cậy vào bản thể của riêng bạn.
Thông minh là phiêu lưu, xúc động, vui vẻ.
Thông minh là sống trong khoảnh khắc này, không
khao khát tương lai.
Thông minh là không suy nghĩ về quá khứ và không
bận tâm tới tương lai. Quá khứ không còn nữa, tương lai
còn chưa tới. Thông minh là sử dụng tối đa khoảnh khắc
hiện tại đang có sẵn. Tương lai sẽ tới từ nó. Nếu khoảnh
khắc này đã được sống trong thích thú và vui vẻ, khoảnh
khắc tiếp sẽ được sinh ra từ đó. Nó sẽ đem tới nhiều vui vẻ
một cách tự nhiên, nhưng chẳng cần phải bận tâm về nó.
Nếu hôm nay của tôi đã vàng son thì ngày mai của tôi sẽ
còn vàng son hơn nữa. Nó sẽ đến từ đâu vậy? Nó trưởng
thành từ hôm nay. Nếu kiếp này đã là phúc lành, kiếp sau
của tôi sẽ là phúc lành cao hơn. Nó có thể đến từ đâu? Nó
sẽ trưởng thành từ tôi, từ kinh nghiệm đã sống qua của tôi.
Cho nên người thông minh không bận tâm về thiên đường
và địa ngục, cũng chẳng bận tâm về kiếp sau, thậm chí
cũng chẳng bận tâm về Thượng đế, cũng chẳng bận tâm về
linh hồn. Người thông minh đơn giản sống một cách thông
minh, và Thượng đế cùng linh hồn và thiên đường và niết
bàn - tất cả đều theo tới một cách tự nhiên.
Bạn sống trong việc tin; tin là không thông minh. Sống
qua việc biết đi; việc biết là thông minh. Và Saraha hoàn
toàn phải: Thông minh là thiền. Người không thông minh
cũng thiền, nhưng chắc chắn họ thiền theo cách không
thông minh. Họ nghĩ rằng bạn phải đi đến nhà thờ mỗi chủ
nhật trong một giờ; điều đó được dành cho tôn giáo. Đây là
cách không thông minh để có quan hệ với tôn giáo. Nhà thờ
liên quan gì tới điều đó? Cuộc sống thực của bạn là trong
sáu ngày, chủ nhật không phải là ngày thực của bạn. Bạn sẽ
sống phi tôn giáo trong sáu ngày và rồi bạn đến nhà thờ chỉ
trong một hay hai giờ - bạn đang định lừa ai vậy? Định lừa
Thượng đế rằng bạn là người đi nhà thờ đều đặn chăng?
Hay nếu bạn cố vất vả thêm một chút thì mỗi ngày hai
mươi phút buổi sáng và hai mươi phút buổi tối bạn làm
Thiền siêu việt. Bạn ngồi nhắm mắt và lẩm nhẩm mật chú
theo một cách rất ngu xuẩn - Om, Om, Om - còn làm mụ
mẫm tâm trí hơn nữa. Việc lẩm nhẩm mật chú một cách
máy móc lấy đi thông minh của bạn; nó không cho bạn
thông minh. Nó tựa như lời ru con.
Trong suốt nhiều thế kỉ các bà mẹ đã biết về điều này.
Bất kì khi nào đứa trẻ bất ổn và không muốn ngủ, người mẹ
tới và cất lên lời ru. Đứa trẻ cảm thấy chán; rồi đứa trẻ
không thoát được - thoát đi đâu đây? Người mẹ đang ôm nó
trên giường. Cách duy nhất để trốn thoát là vào trong giấc
ngủ, cho nên nó đi vào giấc ngủ; nó đơn giản đầu hàng. Nó
nói, "Thật ngu mà thức bây giờ, vì mẹ đang làm cái việc
chán ngắt thế. Có mỗi một câu mà mẹ cứ lặp đi lặp lại
mãi!"
Có những câu chuyện mà mẹ và bà đều đem ra kể cho
đứa trẻ khi chúng không chịu ngủ. Nếu bạn nhìn vào trong
những câu chuyện này, bạn sẽ thấy một mẫu hình nào đó về
việc lặp lại thường xuyên. Mới ngày hôm nọ tôi mới đọc
một câu chuyện do bà kể cho đứa cháu nhỏ không chịu
ngủ, vì nó không cảm thấy buồn ngủ ngay lúc đó. Thông
minh của nó nói rằng nó hoàn toàn tỉnh thức, nhưng bà thì
đang buộc nó ngủ. Bà có các việc khác cần làm, đứa trẻ
không quan trọng.
Trẻ con rất lấy làm khó hiểu - mọi thứ dường như rất
ngớ ngẩn. Khi chúng muốn ngủ vào buổi sáng, mọi người
muốn đánh thức chúng dậy. Khi chúng không muốn đi ngủ
thì mọi người buộc chúng phải ngủ. Chúng trở nên rất bối
rối: đâu là vấn đề với mọi người đây? Khi giấc ngủ tới, tốt -
đó là thông minh. Khi nó không tới thì cũng hoàn toàn tốt
để tỉnh thức.
Cho nên bà già này bèn kể chuyện. Lúc đầu đứa trẻ còn
thích thú, nhưng dần dần... Bất kì đứa trẻ thông minh nào
cũng đều cảm thấy chán; chỉ có đứa ngu mới không cảm
thấy chán.
Câu chuyện là...
Một người đi ngủ và mơ rằng người đó đang đứng
trước một lâu đài lớn, và trong lâu đài có một nghìn lẻ một
phòng. Cho nên người đó đi hết phòng nọ đến phòng kia -
một nghìn phòng - rồi người đó đi tới phòng cuối cùng. Và
có một cái giường đẹp đẽ trong đó, thế là người đó lăn lên
giường, chìm vào giấc ngủ và mơ thấy mình đang đứng trước một cánh
cửa của một toà lâu đài lớn có một nghìn lẻ
một phòng. Thế là người đó lại đi vào một nghìn phòng, rồi
người đó lại tới phòng thứ một nghìn lẻ một... rồi có một
chiếc giường đẹp, thế là người đó lại ngủ và lại mơ rằng
người đó đang đứng trước một lâu đài... Câu chuyện cứ thế
mà tiếp diễn! Bây giờ thì đứa trẻ hỏi còn tỉnh táo được bao
lâu nữa? Chỉ có từ sự tẻ ngắt đó mà đứa trẻ rơi vào giấc
ngủ. Nó đang nói "Thôi kết thúc đi!"
Mật chú cũng làm điều tương tự. Bạn lẩm nhẩm Ram,
Ram, Om, Om, Allah, Allah - hay bất kì thứ gì cũng vậy.
Bạn cứ lẩm nhẩm, bạn cứ lặp lại. Bây giờ bạn đang làm hai
việc, cả việc của bà và việc của cháu. Thông minh của bạn
tựa như cháu, và việc học mật chú của bạn tựa như bà. Đứa
trẻ cố dừng bạn lại, đòi quan tâm đến việc khác, nghĩ đến
những cái đẹp đẽ - phụ nữ đẹp, cảnh trí đẹp - nhưng bạn
tóm giữ nó và đưa nó lại với Om, Om, Om. Dần dần đứa
trẻ bên trong của bạn cảm thấy rằng vô ích mà tranh đấu;
đứa trẻ bên trong đi ngủ.
Thế đấy, mật chú có thể cho bạn giấc ngủ nào đó, nó là
giấc ngủ tự thôi miên. Chẳng có gì sai trong việc này nếu
bạn đang thấy khó ngủ - nếu bạn đang phải chịu chứng mất
ngủ nó là tốt. Nhưng nó chẳng có liên quan gì tới tâm linh
cả, nó là cách thiền rất không thông minh. Thế thì cách
thiền thông minh là gì?
Cách thức thông minh là đem thông minh vào mọi thứ
bạn đang làm. Bước đi, bước cho thông minh, với nhận
biết; ăn, ăn cho thông minh, với nhận biết. Bạn có nhớ cứ
mỗi khi ăn một cách thông minh, nên nghĩ về bạn đang ăn
cái gì không? Đấy là chất bổ dưỡng, nó có giá trị bổ dưỡng
nào không? Hay bạn chỉ đang tọng vào họng mà chẳng có
chất bổ dưỡng gì?
Bạn đã bao giờ quan sát điều bạn làm chưa? Bạn hút
thuốc... Thế thì thông minh là cần thiết: bạn đang làm gì
đây? Chỉ hít khói thuốc vào rồi nhả nó ra - và đồng thời phá
huỷ luôn cả phổi của bạn nữa? Và bạn đang thực sự làm
điều gì vậy? Lãng phí tiền bạc, lãng phí sức khoẻ. Đem
thông minh vào trong khi bạn đang hút thuốc, trong khi bạn
đang ăn đi. Đem thông minh vào trong khi bạn đi và làm
tình với người đàn bà hay đàn ông của mình. Bạn đang làm
gì, bạn có yêu thực sự không? Đôi khi bạn làm tình theo
thói quen - thế thì đó là xấu, thế thì đó là vô đạo đức.
Yêu phải rất có ý thức, chỉ thế thì nó mới trở thành lời
nguyện. Trong khi làm tình với người đàn bà của bạn, bạn
đang đích xác làm gì vậy? Dùng thân thể người đàn bà chỉ
để tống bớt một số năng lượng đã trở thành quá nhiều với
bạn sao? Hay bạn đang đền đáp sự kính trọng... bạn có yêu
người đàn bà ấy không, bạn có kính trọng nào đó với người
đàn bà này không? Tôi không thấy điều đó. Chồng không
tôn trọng vợ mình, họ dùng vợ; vợ dùng chồng mình, họ
không tôn trọng nhau. Nếu tôn kính không nảy sinh từ tình
yêu, thì thông minh đang bị mất ở đâu đó. Bằng không bạn
sẽ cảm thấy cực kì biết ơn người kia, và việc làm tình của
bạn sẽ trở thành việc thiền lớn.
Dù bạn đang làm bất kì cái gì, đem phẩm chất của
thông minh vào trong đó. Làm điều đó một cách thông
minh - đó chính là điều thiền là gì. Và phát biểu của Saraha
cực kì có ý nghĩa: Thông minh là thiền.
Thông minh phải lan toả khắp toàn bộ cuộc sống bạn,
nó không phải là việc ngày chủ nhật. Và bạn không thể làm
nó trong hai mươi phút rồi quên nó - thông minh phải giống
như việc thở. Dù bạn đang làm bất kì cái gì - nhỏ, lớn, bất
kì cái gì... lau nhà - cũng đều có thể làm một cách thông minh hay
không thông minh. Và bạn biết rằng khi bạn làm
nó một cách không thông minh, không có vui vẻ; bạn thi
hành bổn phận, mang nó bằng cách nào đó.
Tôi đã từng nghe một câu chuyện minh hoạ về cách
thức tình yêu có thể bị thu lại thành bổn phận và bị phá
huỷ...
Chuyện xảy ra trong một lớp học trường dòng cho con
gái lớp chín. Lớp đang học về tình yêu của người Ki tô giáo
và ý nghĩa của nó đối với họ và cuộc sống của họ. Cuối
cùng họ quyết định rằng tình yêu người Ki tô giáo nghĩa là
'làm việc gì đó đáng yêu cho một ai đó bạn không thích'.
Trẻ con rất thông minh. Kết luận của chúng hoàn toàn phải.
Nghe lại điều đó đi. Cuối cùng chúng quyết định rằng tình
yêu người Ki tô giáo nghĩa là 'làm việc gì đó đáng yêu cho
người mà bạn không thích'.
Thầy giáo gợi ý rằng trong tuần chúng có thể kiểm
nghiệm khái niệm của chúng. Khi chúng trở lại lớp sau một
tuần, thầy yêu cầu báo cáo . Một đứa con gái giơ tay và nói,
"Con đã làm được điều gì đó!"
Thầy giáo nói, "Tuyệt vời! Con đã làm gì vậy?"
"Thế này," đứa con gái trả lời, "trong lớp học toán của
con có một đứa bé ngốc nghếch..."
Thầy giáo nói, "Ngốc nghếch à...?"
Còn đứa con gái trả lời, "Đúng đấy, thầy biết... ngốc
nghếch. Nó có bốn mắt, nó rất vụng về, và nó cao có gần
một mét, và khi nó xuống phòng họp trong trường thì mọi
người đều nói, "Đây rồi, đứa nhỏ ngốc nghếch tới rồi." Nó
chẳng có bạn bè nào và chẳng ai mời nó tham dự nhóm
nào, và ... thầy biết đấy, nó chỉ là ngốc nghếch."
Thầy giáo nói, "Thầy nghĩ thầy biết điều con định nói.
Con đã làm gì vậy?"
"Thế này, con bé ngốc nghếch đó trong lớp toán của
con và nó gặp lúc không may. Con thì khá toán trong lớp
nên con giúp nó làm bài tập về nhà."
"Tuyệt quá!" thầy giáo nói, "Rồi điều gì xảy ra?"
"Thế này, con đã giúp đỡ nó, và buồn cười là nó chẳng
cám ơn con cho đủ, nhưng bây giờ con không thể tống khứ
được nó!"
Nếu bạn đang làm điều gì đó như bổn phận - bạn không
yêu, bạn không yêu nó và bạn đang làm nó chỉ như bổn
phận - chẳng chóng thì chầy bạn sẽ bị nó bắt giữ và bạn sẽ
khó gạt bỏ nó. Quan sát ngày hai mươi bốn giờ của bạn:
bao nhiêu thứ bạn đang làm mà bạn không có hài lòng từ
đó, bạn không trưởng thành lên được từ đó? Trong thực tế
bạn muốn gạt bỏ chúng đi. Nếu bạn đang làm quá nhiều thứ
trong cuộc đời mình mà bạn thực sự muốn tống khứ đi thì
bạn đang sống không thông minh.
Người thông minh sẽ làm cuộc đời mình theo cách thức
nó là bài thơ của tính tự phát, của tình yêu, của vui vẻ. Nó
là cuộc sống của bạn và nếu bạn không đủ tốt với chính
mình, ai sẽ đủ tốt với bạn? Nếu bạn để phí hoài nó, đấy
không phải là trách nhiệm của ai đó khác. Tôi dạy bạn phải
có trách nhiệm với chính mình. Đó là trách nhiệm đầu tiên;
mọi thứ khác sẽ đến sau - mọi thứ khác! Ngay cả Thượng
đế cũng đến sau, bởi vì ngài chỉ có thể tới khi bạn có đấy.
Bạn là chính tâm điểm của thế giới của bạn, của sự tồn tại
của bạn.
Cho nên hãy thông minh, đem phẩm chất của thông
minh vào. Và bạn càng trở nên thông minh hơn, bạn càng
có khả năng đem nhiều thông minh hơn vào cuộc sống của
bạn. Từng khoảnh khắc riêng lẻ có thể trở thành chói sáng
đến thế với thông minh... Thế thì không cần đến tôn giáo
nào nữa, không cần đến thiền, không cần đến nhà thờ,
không cần đến bất kì đền đài nào, không cần bất kì cái gì
phụ thêm. Cuộc sống trong thực chất của nó đã là thông
minh.
Sống một cách toàn bộ, hài hoà, trong nhận biết, và
mọi thứ theo sau một cách đẹp đẽ. Cuộc sống của lễ hội đi
theo chói sáng của thông minh.
Câu hỏi tiếp - cũng có liên quan:
Osho kính yêu, phục vụ mọi người theo bổn
phận có phải là điều không tốt không?
Không, chẳng tốt tí nào, nó là xấu. Khi bạn làm việc gì
đấy chỉ theo bổn phận, không có tình yêu, bạn đang làm hại
bản thân bạn và bạn đang làm hại cả người khác nữa, bởi vì
nếu bạn không làm việc đó từ tình yêu bạn sẽ cảm thấy
rằng người khác phải biết ơn, bạn sẽ cảm thấy rằng bạn đã
làm ơn cho người khác. Bạn sẽ đợi trả ơn - trong thực tế
bạn sẽ tạo ra yêu cầu, thô thiển hay tinh vi: "Bây giờ, anh
phải làm cái gì đó cho tôi, tôi đã làm quá nhiều cho anh
rồi."
Khi bạn làm cái gì đó xuất phát từ tình yêu, bạn làm
việc đó mà chẳng có ý nghĩ nào về đền đáp cả. Đấy không
phải là mặc cả, bạn làm điều đó bởi vì bạn hạnh phúc khi
làm nó; người kia không phải biết ơn. Không phải vì tình
yêu không có đền đáp, tình yêu được đền đáp hàng nghìn
lần - nhưng duy nhất tình yêu được đền đáp, không bao giờ
có bổn phận. Trong thực tế nếu bạn đang thực thi bổn phận
với ai đó, người ấy sẽ chẳng bao giờ có khả năng tha thứ
cho bạn. Bạn có thể thấy điều ấy ở con trẻ: chúng chẳng
bao giờ có thể tha thứ được cho bố mẹ chúng. Bố mẹ chúng
phải làm bổn phận lớn. Thật khó mà tha thứ cho những
người đang thực thi bổn phận.
Kính trọng nảy sinh với những người đã yêu bạn,
không theo bất kì nghĩa bổn phận nào mà chỉ từ vui vẻ tột
đỉnh. Thấy khác biệt này. Mẹ yêu bạn chỉ bởi vì bà ấy cảm
thấy tình yêu với bạn; dù bạn có đền đáp hay không thì
cũng chẳng can hệ gì. Không có mặc cả trong đó; đấy
không phải là hợp đồng, đấy không phải là việc kinh
doanh. Nếu bạn không đền đáp, bà ấy cũng chẳng bao giờ
nói tới, bà ấy sẽ chẳng bao giờ nghĩ tới việc đó. Trong thực
tế bà ấy đã đạt tới nhiều vui vẻ trong khi yêu bạn đến mức
còn gì nữa đâu để bà ấy trông đợi?
Người mẹ bao giờ cũng cảm thấy rằng bà ấy không thể
làm được nhiều như bà ấy muốn làm. Nhưng nếu người mẹ
đang làm việc đó theo bổn phận, bà ấy cảm thấy rằng bà ấy
đã làm quá nhiều và bạn đã phản bội bà ấy, bạn đã không
đền đáp tình yêu của bà ấy. Và bà ấy sẽ thường xuyên nhồi
nhét vào đầu bạn rằng bà ấy đã làm cái này cái kia, và rằng
bà ấy đã cưu mang bạn suốt chín tháng mười ngày trong
bụng... rồi bà ấy còn kể đi kể bao nhiêu chuyện. Điều đó chẳng giúp
tạo ra được tình yêu, nó đơn giản giúp cho li
tán. Trẻ con trở nên rất, rất giận.
Tôi biết một đứa trẻ... Tôi đã ở với gia đình đó, và
người mẹ lôi đứa con trai ra trước tôi. Họ muốn tôi dạy cho
thằng bé đôi điều bởi vì nó rất vô ơn. Tôi biết rất rõ gia
đình này; tôi biết cả người bố và người mẹ, cho nên tôi biết
tại sao nó vô ơn. Họ đã làm tất cả những gì họ có thể làm
nhưng bao giờ cũng xuất phát từ cảm giác nghĩa vụ.
Tôi bảo họ, "Các bạn chịu trách nhiệm. Các bạn chưa
bao giờ yêu thằng bé cả, nó cảm thấy bị tổn thương. Các
bạn chưa bao giờ cho phép nó cảm thấy có giá trị. Tình yêu
của các bạn không phải là tình yêu, nó chỉ tựa như tảng đá
cứng đè lên trái tim thằng bé. Bây giờ nó lớn lên và có khả
năng nổi dậy chống các bạn, đó là lí do tại sao nó nổi dậy."
Đứa bé nhìn tôi với lòng biết ơn... rồi oà khóc. Nó nói,
"Bất kì ai đến gia đình này, bất kì vị khách nào, bất kì bạn
bè nào, con cũng đều bị đem ra trước toà án - mọi người
đều phải dạy cho con. Thầy là người đầu tiên... Đây đúng là
trường hợp như thế. Những người này đã tra tấn con còn
mẹ con thì suốt ngày ca cẩm, "Tao cưu mang mày trong
bụng suốt chín tháng mười ngày". Còn con thì bảo với mẹ,
"Nhưng con có yêu cầu mẹ làm như thế đâu. Điều ấy chẳng
liên quan gì với con cả, đấy là việc của mẹ, mẹ quyết định
thế. Thế sao mẹ không phá thai đi? Con đâu có can thiệp
vào. Tại sao trước hết mẹ đã mang thai? Con có xin vào vị
trí ấy đâu!" Và tôi biết nó đang giận, nhưng nó phải.
Bây giờ bạn hỏi: "Phục vụ mọi người theo bổn phận có
phải là điều không tốt không?" Không, trong thực tế nếu
bạn phục vụ mọi người theo bổn phận, bạn sẽ trở thành kẻ
tra tấn họ, bạn sẽ trở thành rất chi phối họ. Đấy là cách chi
phối, đấy là chính trị.
Bắt đầu từ việc xoa bóp chân họ, chẳng mấy chốc bạn
sẽ leo lên cổ họ, chẳng mấy chốc bạn sẽ giết họ. Và cũng tự
nhiên, khi bạn bắt đầu xoa bóp chân họ, họ sẽ duỗi chân ra,
họ nói "tốt lắm" - rồi họ chẳng biết cái gì sẽ xảy ra.
Mọi công bộc chẳng chóng thì chầy cũng đều trở thành
chính khách. Đấy là đúng cách để bắt đầu cuộc đời chính trị
của bạn: trở thành người phục vụ quần chúng. Phục vụ mọi
người theo nghĩa bổn phận và thế thì chẳng chóng thì chầy
bạn có thể nhảy lên đầu họ, thế thì bạn có thể khai thác họ.
Thế thì bạn có thể chà nát họ, và họ thậm chí chẳng thể thốt
ra một tiếng kêu nào bởi vì bạn là công bộc. Để trở thành
thầy của nhân dân, việc bắt đầu là từ phục vụ quần chúng.
Toàn bộ cách tiếp cận của tôi ở đây là để làm cho bạn
tỉnh táo với những cái bẫy này. Đấy là các trò, trò bản ngã.
Nhân danh khiêm tốn, khiêm nhường, phục vụ, bạn đang
tiến hành trò bản ngã. Hãy làm, nhưng chỉ làm từ tình yêu;
bằng không thì đừng làm. Xin chớ có làm. Tốt hơn cả là
bạn đừng làm gì cả.
Bạn sẽ có khả năng làm, bởi vì chẳng ai có thể không
làm một cách liên tục. Năng lượng được tạo ra, và bạn phải
đem cho nó - nhưng cho từ tình yêu. Khi bạn cho từ tình
yêu, bạn cảm thấy biết ơn người khác bởi vì người đó đã
chấp nhận tình yêu của bạn, người đó đã chấp nhận năng
lượng của bạn, người đó đã chia sẻ với bạn, người đó đã đỡ
gánh nặng cho bạn.
Làm chỉ khi bạn có thể cảm thấy biết ơn người mà bạn
đã làm cho, không vì cái gì khác.
Câu hỏi thứ ba:
Osho kính yêu, tại sao ghen bao giờ cũng
theo sau yêu như cái bóng?
Ghen chẳng liên quan gì với yêu. Trong thực tế cái gọi
là yêu của bạn cũng chẳng liên quan gì với yêu cả. Đấy là
những lời lẽ hoa mĩ bạn dùng mà chẳng biết chúng nghĩa là
gì, chẳng kinh nghiệm được chúng nghĩa là gì. Bạn cứ dùng
từ yêu: bạn dùng nó nhiều đến mức bạn quên mất sự kiện là
bạn còn chưa kinh nghiệm nó. Đấy là một trong những
nguy hiểm của việc dùng những lời đẹp đẽ: 'Thượng đế',
'tình yêu', 'niết bàn', 'lời nguyện' - toàn những lời đẹp. Bạn
vẫn cứ dùng chúng, bạn vẫn cứ lặp lại chúng, và dần dần
bởi chính việc lặp lại đó mà làm cho bạn có cảm giác
dường như bạn biết về chúng.
Bạn biết gì về yêu? Nếu bạn biết điều gì đó về yêu, bạn
không thể hỏi câu hỏi này, bởi vì ghen chẳng bao giờ hiện
diện trong yêu. Và bất kì khi nào ghen hiện diện, thì yêu
không hiện diện. Ghen không phải là một phần của yêu,
ghen là một phần của sở hữu. Sở hữu chẳng liên quan gì
với yêu cả. Bạn muốn sở hữu; qua sở hữu bạn cảm thấy
mạnh, lãnh thổ của bạn lớn hơn. Và nếu ai đó khác định
xâm lấn vào lãnh thổ của bạn, bạn giận dữ. Hay nếu ai đó
có ngôi nhà lớn hơn ngôi nhà của bạn, bạn ghen tị. Hay nếu
ai đó định tước quyền sở hữu tài sản của bạn, bạn ghen và
giận dữ. Nếu bạn yêu, ghen là không thể được, điều ấy
không thể có một chút nào.
Tôi đã từng nghe...
Cao trên vùng lạnh cóng Yukon có hai người đánh bẫy
đang dừng lại ở nơi dân cư cuối cùng để lấy lương thực
chuẩn bị cho mùa đông tối tăm lâu dài. Sau khi họ đã chất
đầy các cỗ xe trượt tuyết với bột mì, đồ hộp, dầu lửa, diêm
và đạn dược, họ đã sẵn sàng cho chuyến đi bằng xe chó kéo
trong sáu tháng trong vùng hoang vu.
"Đợi một chút anh bạn," người giữ kho gọi họ, "Sao
các anh không lấy một trong những thứ này?" Và ông ta chỉ
cho họ một cái bàn lớn cong như chiếc đồng hồ cát.
"Cái gì thế này?" Một trong những người đánh bẫy hỏi.
Người giữ kho nháy mắt. "Nó được gọi là cái bàn tình
yêu. Các anh có thể ôm ấp nó khi các anh đơn độc."
"Chúng tôi sẽ lấy hai chiếc!" Bọn họ kêu lên.
Sáu tháng sau một trong những người đánh bẫy, râu ria
tua tủa, mặt mũi hốc hác trở .
"Bạn thân của anh đâu rồi?" người chủ kho hỏi.
"Phải bắn nó rồi," người đánh bẫy lầm bầm, "tôi bị
nhiễm lộn xộn từ nó xung quanh cái bàn tình yêu của tôi."
Ghen chẳng liên quan gì với yêu cả. Nếu bạn yêu người
đàn bà của mình, làm sao bạn có thể ghen được? Nếu bạn
yêu người đàn ông của mình, làm sao bạn có thể ghen
được? Nếu người đàn bà của bạn cười với ai đó khác, làm
sao bạn có thể ghen được? Bạn sẽ hạnh phúc; chính là
người đàn bà của bạn đang hạnh phúc. Hạnh phúc của cô
ấy là hạnh phúc của bạn - làm sao bạn có thể nghĩ những
điều chống hạnh phúc của cô ấy?
Nhìn, quan sát đi. Bạn cười câu chuyện này nhưng nó
đang xảy ra ở mọi nơi, trong mọi gia đình. Vợ thậm chí còn ghen cả với
tờ báo nếu chồng chúi mũi vào đọc báo nhiều
quá. Cô ấy tới và vò nó đi, cô ấy trở nên ghen. Tờ báo đang
thay thế cô ấy. Trong khi cô ấy hiện diện, làm sao bạn dám
đọc báo? Đấy là xúc phạm! Khi cô ấy có đấy, bạn phải bị
cô ấy sở hữu hoàn toàn, thậm chí một tờ báo cũng không
được... Tờ báo trở thành kẻ tình địch, cho nên nói gì về
người khác? Nếu vợ hiện diện và chồng bắt đầu nói tới
người đàn bà khác và trông có vẻ hơi hạnh phúc - điều này
cũng tự nhiên... mọi người đều mệt mỏi với nhau; bất kì cái
gì mới và người ta cảm thấy một chút xúc động - bây giờ
người vợ giận dữ. Bạn có thể biết rõ rằng nếu một đôi đang
đi bên nhau và người đàn ông trông có vẻ buồn thì người
đó là người chồng đã cưới người đàn bà đó. Nếu người đó
trông có vẻ sung sướng thì người đó không cưới người đàn
bà đó, cô ấy không phải là vợ anh ta.
Có lần tôi đi trong một chuyến xe lửa và có một người
đàn bà trong cùng khoang. Cứ tại mỗi ga một người đàn
ông tới... khi thì anh ta mang chuối, khi thì anh ta mang trà
và kem rồi thứ này thứ nọ.
Tôi hỏi cô ấy, "Người đàn ông này là ai vậy?"
Cô ấy nói, "Anh ấy là chồng cháu."
Tôi nói, "Tôi không thể tin cậy được điều đó, tôi không
thể tin điều đó. Anh chị cưới nhau đã lâu chưa?"
Cô ấy trở nên hơi lúng túng, cô ấy nói, "Vì bác cứ
khăng khăng như thế, chúng cháu chưa cưới nhau. Nhưng
làm sao bác biết được việc ấy?"
Tôi nói, "Tôi chưa bao giờ thấy bất kì anh chồng nào
ga nào cũng tới như thế cả. Một khi anh chồng tống khứ
được cô vợ thì anh ta sẽ chỉ tới ở ga cuối với hi vọng rằng
cô ấy đã biến mất ở đâu đó giữa đường. Mỗi ga lại đem
một thứ gì tới... thứ này thứ nọ... rồi chạy đi chạy lại từ toa
của anh ta..."
Cô ấy nói, “Bác phải đấy, anh ấy không phải là chồng
cháu. Anh ấy chỉ là bạn của chồng cháu."
"Thảo nào - thế thì không có vấn đề gì...!"
Bạn không thực sự trong tình yêu với người đàn bà của
mình, hay với người đàn ông của mình, hay với bạn bè của
bạn. Nếu bạn đang trong tình yêu, hạnh phúc của người kia
là hạnh phúc của bạn. Nếu bạn đang yêu thì bạn sẽ không
tạo ra bất kì sở hữu nào.
Yêu có khả năng đem cho tự do hoàn toàn. Chỉ yêu mới
có khả năng cho tự do hoàn toàn. Và nếu tự do không được
cho, nó là một cái gì khác, không phải yêu. Nó là một kiểu
trò bản ngã nào đó. Bạn có người đàn bà đẹp; bạn muốn
trưng cho mọi người trong khắp thành phố rằng bạn có
người đàn bà đẹp - hệt như thứ của cải. Hệt như khi bạn có
chiếc xe hơi và bạn đang trong xe muốn cho mọi người biết
rằng không ai có chiếc xe đẹp như thế, hệt như trường hợp
với người đàn bà của bạn. Bạn đeo nhẫn kim cương cho cô
ấy - nhưng không phải từ tình yêu. Cô ấy là vật trang điểm
cho bản ngã của bạn. Bạn mang cô ấy hết câu lạc bộ này
đến câu lạc bộ khác, nhưng cô ấy vẫn còn bám vào bạn và
liên tục trưng ra rằng cô ấy thuộc về bạn. Bất kì xâm phạm
nào vào quyền của bạn đều làm bạn giận dữ, bạn có thể giết
người đàn bà... người bạn nghĩ là bạn yêu.
Có bản ngã rất lớn vận hành ở mọi nơi. Chúng ta muốn
mọi người đều giống như đồ vật. Chúng ta sở hữu họ giống
như đồ vật, chúng ta thu con người thành đồ vật. Đấy cũng
là thái độ chung về mọi vật.
Tôi đã từng nghe...
Một giáo sĩ Do Thái và một linh mục là hàng xóm nhau
và có một chút ít "ganh đua" giữa họ. Nếu Cohens có chiếc
xe ngựa mới làm thì Cha O'Flynn có xe với tốp ngựa... và
sự việc cứ sánh đôi như vậy. Một hôm linh mục đem về xe
Jaguar mới, cho nên giáo sĩ phải mua xe Bentley. Khi giáo
sĩ nhìn ra cửa sổ thì thấy rằng linh mục đang tưới nước lên
trên nóc máy ô tô. Ông ta mở cửa sổ ra và nói to, "Bác
cũng biết đấy không phải là cách đổ đầy bộ toả nhiệt."
"A ha!" linh mục nói, "tôi đang làm lễ rửa tội cho nó
bằng nước thánh - như thế còn nhiều hơn cả việc bác làm
cho chiếc xe của bác."
Một chút sau đó linh mục sửng sốt nhìn thấy giáo sĩ
đang nằm trên đường, cưa sắt trong tay, đang cưa đoạn cuối
cùng của ống xả xe ông ấy.
Đó là tâm trí - liên tục trong đua tranh. Bây giờ ông ta
đang cắt bao qui đầu. Ông ta phải làm việc gì đó. Đó là
cách thức chúng ta đang sống, cách thức của bản ngã. Bản
ngã không biết tình yêu, bản ngã không biết tình bạn, bản
ngã không biết từ bi. Bản ngã chỉ gây hấn, bạo hành.
Và bạn hỏi: "Tại sao ghen luôn bám lấy yêu như cái
bóng?"
Chẳng bao giờ như thế cả. Yêu không tạo ra hình bóng
chút nào. Yêu trong suốt đến độ nó không tạo ra hình bóng.
Yêu không phải là vật rắn, nó trong suốt. Không có hình
bóng nào được tạo ra từ yêu cả. Yêu là hiện tượng duy nhất
trên trái đất không tạo ra hình bóng.
Câu hỏi thứ tư:
Osho kính yêu, kìm nén là gì?
Kìm nén là sống một cuộc sống mà bạn không định
sống, kìm nén là làm những điều bạn chẳng bao giờ muốn
làm; kìm nén là trở thành người mà bạn không muốn thế.
Kìm nén là cách phá huỷ bản thân bạn, kìm nén là tự tử -
rất chậm dĩ nhiên, nhưng rất chắc chắn, sự đầu độc chậm
chạp. Diễn đạt là cuộc sống; kìm nén là tự tử.
Đây là thông điệp của Mật tông: Đừng sống cuộc sống
kìm nén, bằng không bạn không sống chút nào cả. Sống
một cuộc sống diễn đạt, sáng tạo, vui vẻ. Sống theo cách
Thượng đế mong muốn bạn sống; sống một cách tự nhiên.
Và chớ có sợ các tu sĩ. Lắng nghe bản năng mình, lắng
nghe thân thể mình, lắng nghe trái tim mình, lắng nghe
thông minh của bạn. Phụ thuộc vào chính bạn, và đi bất kì
đâu mà tự phát của bạn đưa tới, bạn sẽ chẳng bao giờ lúng
túng cả. Và đi một cách tự phát với cuộc sống tự nhiên của
bạn, một ngày nào đó bạn chắc chắn sẽ tới cánh cửa của
điều thiêng liêng.
Bản tính bạn là Thượng đế bên trong bạn. Sức kéo của
bản tính đó là sức kéo của Thượng đế bên trong bạn. Chớ
nghe những kẻ đầu độc, lắng nghe sức kéo của tự nhiên.
Vâng, tự nhiên cũng chưa đủ: còn có cả tự nhiên cao hơn -
nhưng cái cao hơn đến từ cái thấp hơn, hoa sen trưởng
thành từ bùn. Qua thân thể mà linh hồn trưởng thành. Qua
dục mà samadhi trưởng thành.
Nhớ lấy, qua thức ăn mà tâm thức trưởng thành. Ở
phương Đông chúng ta thường nói: Annam Brahma - thức
ăn là Thượng đế. Kiểu khẳng định gì thế này, rằng thức ăn
là Thượng đế? Thượng đế trưởng thành từ thức ăn: cái thấp
nhất được gắn với cái cao nhất, cái nông nhất được gắn với
cái sâu nhất.
Bây giờ các tu sĩ vẫn đang dạy bạn kìm nén phần thấp.
Và họ rất logic. Họ chỉ quên mỗi một điều - rằng Thượng
đế phi logic. Họ rất logic và điều đó hấp dẫn bạn, đó là lí
do tại sao bạn đã lắng nghe suốt bao nhiêu thời đại và đi
theo họ. Điều đó hấp dẫn bạn bởi lí do nếu bạn muốn đạt
tới cái cao hơn thì đừng nghe lời cái thấp hơn. Điều đó
dường như logic: nếu bạn muốn lên cao, bạn không thể đi
xuống thấp được. Thế thì đừng đi xuống thấp, hãy đi lên
cao - điều ấy rất hợp lí. Chỉ có mỗi điều rắc rối là Thượng
đế không hợp lí.
Mới hôm nọ Dhruva vừa nói chuyện với tôi. Trong
nhóm Sahaj của anh ta đôi khi có một số khoảnh khắc mà
toàn thể nhóm rơi vào im lặng - im lặng không từ đâu cả,
im lặng đến từ trời xanh. Và những khoảnh khắc im lặng đó
cực kì đẹp đẽ làm sao. Và anh ta nói, "Những khoảnh khắc
này bí ẩn thế. Chúng tôi không chế ngự chúng, chúng tôi
không nghĩ về chúng, chúng chỉ thỉnh thoảng tới. Nhưng
khi chúng tới toàn thể nhóm lập tức cảm thấy sự hiệu diện
của cái gì đó thiêng liêng, hay cái gì đó cao cả, cái gì đó
còn lớn hơn mọi người khác. Và mọi người lập tức trở nên
nhận biết rằng cái gì đó đang hiện diện, cái gì đó bí ẩn. Và
mọi người đều đi vào im lặng trong những khoảnh khắc
đó."
Bây giờ tâm trí logic của anh ta nghĩ, "Như vậy sẽ tốt
nếu mình có thể làm cho toàn thể nhóm trở thành im lặng."
Anh ta phải bắt đầu nghĩ, "Nếu những khoảnh khắc đó -
một đôi lần thôi - đẹp đẽ đến thế thì tại sao không làm cho
toàn thể nhóm im lặng?" Tôi nói, "Cách bạn nghĩ là như thế
đấy - logic, mà Thượng đế không logic. Nếu bạn cứ giữ im
lặng những khoảnh khắc đó sẽ chẳng bao giờ quay lại nữa."
Có một cực trong cuộc sống. Cả ngày bạn làm việc vất
vả, bạn chẻ củi, rồi đến đêm bạn đi vào giấc ngủ say nhất.
Bây giờ điều logic là - bạn có thể nghĩ một cách logic, đó là
toán học - sáng hôm sau bạn có thể nghĩ, "Cả ngày mình đã
làm việc nhiều thế và mệt mỏi, thế mà vẫn có giấc ngủ say
đến thế. Nếu mình thực hiện nghỉ cả ngày thì mình sẽ còn
có giấc ngủ say hơn nữa." Cho nên hôm sau bạn cứ nằm dài
trong ghế nghỉ, bạn thực hành nghỉ. Bạn có nghĩ là bạn sẽ
có giấc ngủ say không? Bạn sẽ mất ngay cả giấc ngủ thông
thường. Đấy là cách thức người giầu phải chịu đựng chứng
mất ngủ.
Thượng đế phi logic. Thượng đế đem giấc ngủ cho
người ăn xin, người đã làm việc cả ngày, đi hết chỗ nọ chỗ
kia trong mùa hè nóng bức, đi ăn xin. Thượng đế đem giấc
ngủ say cho người lao động, cho người đẽo đá, cho tiều
phu. Cả ngày họ đã mệt mỏi... từ mệt mỏi đó họ đi vào giấc
ngủ say.
Đây là một cực. Bạn càng cạn kiệt năng lượng, bạn
càng cần ngủ, bởi vì bạn chỉ có thể thu được nhiều năng
lượng từ giấc ngủ say. Nếu bạn dùng hết năng lượng của
mình, bạn tạo ra tình huống để cho bạn chìm vào giấc ngủ
say; Thượng đế phải cho bạn giấc ngủ say. Nếu bạn không
làm việc chút nào thì không có nhu cầu. Bạn đã không
dùng hết năng lượng được trao cho bạn, cho nên phỏng có
ích gì cho bạn thêm? Năng lượng chỉ được trao cho những
người dùng nó.
Bây giờ Dhruva mang tính logic. Anh ta nghĩ, "Nếu
chúng ta làm cho cả nhóm im lặng..." Nhưng ngay cả một
vài khoảnh khắc ấy rồi cũng sẽ bị lỡ, và toàn thể nhóm sẽ
trở thành rất, rất hay tán gẫu bên trong. Tất nhiên nhìn bên
ngoài họ vẫn còn im lặng, nhưng tâm trí của họ chạy phát
rồ bên trong. Ngay bây giờ họ đang làm việc vất vả, họ
đang bầy tỏ các xúc động, đang thanh tâm, đang đem mọi
thứ lên, tống mọi thứ ra; họ đang trở nên bị cạn kiệt. Thế
rồi tới vài khoảnh khắc khi họ bị cạn kiệt đến mức chẳng
còn gì để tống ra nữa. Trong khoảnh khắc đó, bỗng nhiên
có tiếp xúc; im lặng giáng xuống.
Nghỉ ngơi bắt nguồn từ lao động, im lặng bắt nguồn từ
biểu lộ. Đấy là cách Thượng đế làm việc. Cách thức của
ngài rất phi lí. Bây giờ nếu bạn thực sự muốn được an toàn
bạn sẽ phải sống một cuộc sống bất an. Nếu bạn thực sự
muốn sống, bạn sẽ phải sẵn sàng chết vào bất kì lúc nào.
Đấy là cái phi logic của Thượng đế! Nếu bạn thực sự muốn
đúng đắn chân thực, bạn sẽ phải mạo hiểm. Kìm nén chỉ là
cách tránh mạo hiểm.
Chẳng hạn, bạn đã được dạy đừng bao giờ giận dữ và
bạn nghĩ rằng người không bao giờ giận dữ nhất định là
người rất đáng yêu. Bạn lầm. Người không bao giờ giận dữ
sẽ không thể nào yêu được. Chúng đến cùng nhau, chúng
thường trong cùng một bọc. Người thực sự yêu đôi khi
cũng thực sự giận dữ. Nhưng cái giận của người đó là đẹp,
nó xuất phát từ tình yêu. Năng lượng của người đó nóng, và
bạn sẽ không cảm thấy tổn thương bởi giận dữ của người
đó. Trong thực tế, bạn sẽ cảm thấy biết ơn là người đó đã
giận dữ.
Bạn đã bao giờ quan sát điều đó chưa? Nếu bạn yêu ai
đó và bạn làm việc gì đó rồi người kia thực sự giận dữ, giận
dữ thẳng thắn, bạn cảm thấy biết ơn bởi vì người đó đã yêu
bạn nhiều đến mức người đó có thể đảm đương được giận
dữ. Bằng không tại sao...? Khi bạn không muốn đảm đương
giận dữ bạn vẫn còn lễ phép. Khi bạn không muốn đảm
đương điều gì đó bạn không muốn nhận bất kì mạo hiểm
nào, bạn cứ mỉm cười; điều ấy chẳng thành vấn đề. Nếu
con bạn định nhảy xuống vực thẳm liệu bạn vẫn còn không
giận được không? Bạn sẽ không kêu to lên chứ, bạn sẽ
không trở thành một năng lượng sôi sục chứ? Bạn có tiếp
tục mỉm cười được không? Điều ấy là không thể được.
Có một câu chuyện...
Ngày xưa câu chuyện đã xảy ra ở toà án Solomon, có
hai người đàn bà đánh nhau kịch kiệt để giành một đứa trẻ.
Cả hai đều lu loa rằng đứa trẻ là của mình. Thật rất khó
phân xử - quyết định thế nào đây? Đứa trẻ quá nhỏ nên nó
chưa nói được điều gì.
Solomon nhìn sự việc và nói, "Có một điều ta sẽ làm để
phân xử - ta sẽ chặt đôi đứa trẻ này và chia cho mỗi người
một nửa. Đấy là cách duy nhất. Ta phải công bằng và vô tư;
cả hai bên đều chẳng có bằng chứng nào chứng tỏ đứa trẻ
thuộc về A hay B. Cho nên với tư cách nhà vua ta quyết
định: Chặt đôi đứa trẻ và chia đều cho mỗi bên một nửa.
Người đàn bà đang ôm đứa trẻ tiếp tục mỉm cười, bà ta
rất vừa ý. Nhưng người đàn bà kia thì trở thành điên dại
dường như bà ấy muốn giết chết nhà vua! Bà ấy nói, "Bệ hạ
nói gì vậy? Bệ hạ điên à?" Bà ấy đang trong cơn cuồng nộ.
Bà ấy không còn là người đàn bà bình thường nữa, bà ấy là
hiện thân của giận dữ, bà ấy là ngọn lửa! Và người đàn bà
này nói, "Nếu đấy là công bằng thì tôi xin dẹp lời yêu cầu
của mình; hãy để cho đứa trẻ ở với người đàn bà kia. Đứa trẻ thuộc về
bà ấy, nó không phải là con tôi!" Giận dữ,
nước mắt dàn dụa khắp khuôn mặt bà ta.
Còn nhà vua thì nói, "Đứa trẻ thuộc về bà. Bà hãy giữ
lấy nó. Người đàn bà kia chỉ là giả dối, không thật." Người
đàn bà kia không thể biểu lộ được cái gì - và đứa trẻ sẽ bị
giết chết! Thực tế bà ta vẫn tiếp tục cười, chẳng thành vấn
đề gì với bà ta cả.
Khi bạn yêu bạn có thể giận. Khi bạn yêu bạn có thể
đảm đương được điều đó. Nếu bạn yêu chính mình - và
phải như thế trong cuộc sống, bằng không bạn sẽ bỏ lỡ
cuộc sống của mình - bạn sẽ không bao giờ kìm nén, bạn sẽ
bầy tỏ bất kì cái gì cuộc sống đem lại. Bạn sẽ bầy tỏ nó - cả
vui vẻ, nỗi buồn, đỉnh điểm, đáy điểm, cả ngày, cả đêm.
Nhưng bạn đã được nuôi dưỡng để trở nên giả dối, bạn
đã được nuôi dưỡng theo cách để trở thành kẻ đạo đức giả.
Khi bạn cảm thấy giận bạn vẫn cứ nở nụ cười tô vẽ. Khi
bạn đang cuồng nộ bạn kìm nén cơn cuồng nộ đó. Khi bạn
cảm thấy dâm dục bạn kìm nén nó và bạn cứ tụng mật chú.
Bạn chẳng bao giờ đúng với cái bên trong bạn.
Chuyện xảy ra...
Joe và con gái nhỏ của anh ta Midge làm một chuyến đi
tới công viên giải trí; trên đường họ dừng lại ăn một bữa
thịnh soạn. Tại công viên họ tới một gian hàng bánh mì kẹp
thịt và Midge kêu ầm lên, "Bố ơi, con muốn..." Joe dừng
con lại và mua cho con một chiếc bánh với đủ rau thơm.
Đến quầy ngô rang Midge lại la hét, "Bố ơi, con muốn..."
Joe cắt lời con và mua cho nó ngô rang.
Khi họ đến hàng kem, cô bé Midge lần nữa lại kêu lên,
"Bố ơi, con muốn..." Joe lại dừng con nhưng lần này nói,
"Con muốn, con muốn! Bố biết cái con muốn - kem chứ
gì!"
"Không, bố ạ," nó đoan chắc, "Con muốn nôn."
Đấy là điều nó muốn ngay từ ban đầu - nhưng ai nghe?
Kìm nén là không chịu nghe bản tính của bạn. Kìm nén
là thủ đoạn để phá huỷ bạn.
Mười hai gã trọc đầu, lũ quấy rối, bước vào một tiệm
rượu với áo vét Levi cài kín và đủ mọi trang bị. Chúng
bước tới chủ quán và nói, "Mười ba cốc bia đắng, mau lên."
"Nhưng các cậu chỉ có mười hai người."
"Này, chúng tao muốn mười ba cốc bia đắng."
Thế là chủ quán đưa bia cho chúng và tất cả chúng ngồi
xuống. Có một ông già nhỏ bé đang ngồi trong góc và tên
trưởng nhóm trọc đầu bước tới ông lão và nói, "Ông đấy à,
cha nội, đây là cốc bia cho ông."
Ông già nhỏ bé đáp, "Cám ơn, cám ơn - cậu thực hào
phóng, cậu bạn trẻ."
"Được thôi, chúng tôi không băn khoăn khi giúp đỡ
người què cụt."
"Nhưng tôi đâu có què."
"Ông sẽ què nếu ông không mua lượt bia tiếp."
Đấy là điều kìm nén là gì: nó là thủ đoạn làm què quặt
bạn. Nó là thủ đoạn phá huỷ bạn, nó là thủ đoạn làm yếu
bạn. Nó là thủ đoạn để đặt bạn chống lại chính mình: nó là
cách tạo ra xung khắc bên trong bạn, và bất kì khi nào một người trong
xung khắc với mình, tất nhiên người đó rất
yếu.
Xã hội đã chơi một trò chơi lớn: nó đẩy mọi người
chống lại chính mình. Cho nên bạn liên tục tranh đấu bên
trong với chính mình, bạn không còn năng lượng nào để
làm cái gì khác. Bạn không thể thấy nó đang xảy ra cho bạn
đấy sao? Liên tục tranh đấu... Xã hội đã phân chia bạn
thành một con người chia chẻ, nó làm cho bạn thành tinh
thần phân liệt và nó làm bạn lẫn lộn. Bạn đã trở thành khúc
gỗ trôi giạt: bạn không biết mình là ai, bạn không biết bạn
đang đi đâu. Bạn không biết bạn đang làm gì ở đây, bạn
không biết tại sao bạn lại ở đây ngay chỗ đầu tiên. Nó đã
làm bạn thực sự lẫn lộn. Và từ lẫn lộn này mới sinh ra các
lãnh tụ lớn: Aldolf Hitler, Mao Trạch Đông, Josef Stalin.
Và từ lẫn lộn này nảy sinh giáo hoàng Vatican, từ lẫn lộn
này cả nghìn lẻ một thứ nảy sinh ra. Nhưng bạn bị phá huỷ.
Mật tông nói cần phải diễn đạt - nhưng nhớ, diễn đạt
không có nghĩa vô trách nhiệm. Mật tông nói: diễn đạt một
cách thông minh và không hại gì xảy ra cho bất kì ai từ
bạn. Một người không thể làm hại chính mình thì sẽ chẳng
bao giờ làm hại bất kì ai. Còn người làm hại bản thân mình
thì là người nguy hiểm theo cách nào đó. Nếu người đó
thậm chí không yêu bản thân mình, người đó là nguy hiểm,
người đó có thể làm hại bất kì ai. Trong thực tế người đó sẽ
làm hại.
Khi bạn buồn, khi bạn thất vọng, bạn sẽ làm cho những
người xung quanh bạn cũng buồn và thất vọng. Khi bạn
hạnh phúc bạn sẽ tạo ra xã hội hạnh phúc, bởi vì hạnh phúc
chỉ tồn tại trong thế giới hạnh phúc. Nếu bạn sống vui vẻ
bạn cũng muốn mọi người được vui vẻ. Đấy mới là tôn
giáo đúng đắn: từ vui vẻ của chính bạn, bạn ban phúc cho
toàn bộ sự tồn tại.
Nhưng kìm nén làm cho bạn thành giả. Không phải là
bằng kìm nén mà giận, dục, tham bị phá huỷ, không. Chúng
vẫn còn đấy - chỉ có cái nhãn được thay đổi. Chúng đi vào
trong vô thức, chúng bắt đầu làm việc từ đó, chúng đi
ngầm. Và tất nhiên khi chúng đi ngầm chúng mạnh hơn.
Toàn bộ phong trào phân tâm học đang cố đem những cái
đi ngầm đó lên bề mặt. Một khi nó trở thành ý thức, bạn có
thể được tự do khỏi nó.
Một người Pháp đang ở Anh và bạn bè hỏi anh ta sống
thế nào. Anh ta nói anh ta làm việc rất tốt, trừ mỗi một
điều. "Khi tôi đến dự tiệc, bà chủ ấy, bà ấy chẳng nói cho
tôi biết 'buồng tiểu' ở đâu."
"A, anh George, anh muốn nói bà ấy không nói cho anh
toa lét ở đâu chứ gì. Đấy chỉ là tính thận trọng của người
Anh thôi. Thực tế bà ấy sẽ nói, "Ông có muốn rửa tay
không?" và điều đó mang cùng nghĩa."
Người Pháp ghi nhớ trong dạ điều này, và lần sau khi
anh ta đến một bữa tiệc khách khứa đang đứng đầy xung
quanh nghe bà chủ dặn dò, "Xin chào, thưa ông Du Pont,
ông có cần rửa tay không ạ?"
"Không thưa bà, cám ơn bà, tôi vừa mới rửa tay trước
cái cây trong vườn trước rồi ạ."
Đấy là điều vẫn xảy ra... chỉ cái tên là đổi. Bạn trở nên
lẫn lộn, bạn không biết cái gì là cái gì. Mọi thứ vẫn đấy -
chỉ cái nhãn thay đổi, và điều đó tạo ra một loại người
không lành mạnh. Bố mẹ bạn, xã hội bạn đã phá huỷ bạn; bạn đang phá
huỷ con bạn. Bây giờ đây là cái vòng luẩn
quẩn. Ai đó phải bước ra ngoài cái vòng luẩn quẩn này.
Nếu bạn hiểu đúng tôi thì tính chất sannyas của tôi là
nỗ lực để đem bạn ra ngoài cái vòng luẩn quẩn đó.
Chớ có giận bố mẹ bạn - họ không thể nào làm tốt hơn
những gì họ đã làm. Nhưng bây giờ trở nên ý thức nhiều
hơn, và đừng làm cũng những việc đó với con cái bạn. Để
cho chúng được diễn đạt nhiều hơn, dạy chúng diễn đạt
nhiều hơn. Giúp chúng để cho chúng trở nên chân thực
hơn, để cho chúng có thể đưa ra bất kì cái gì bên trong
chúng. Và chúng sẽ cực kì biết ơn bạn mãi, bởi vì sẽ không
có xung khắc bên trong chúng. Chúng sẽ là một khối,
chúng sẽ không trong phân mảnh. Và chúng sẽ chẳng bao
giờ bị lẫn lộn, chúng bao giờ cũng biết điều chúng muốn.
Và khi bạn biết đích xác điều mình muốn, bạn có thể
làm việc vì nó. Khi bạn không biết bạn thực sự muốn gì,
làm sao bạn làm việc vì nó được? Thế thì bất kì ai ảnh
hưởng tới bạn, bất kì ai nêu cho bạn bất kì ý tưởng nào... và
bạn bắt đầu theo người ấy. Bất kì lãnh tụ nào tới, bất kì ai
có thể thuyết phục bạn một cách có luận cứ, bạn đều bắt
đầu theo người đó. Bạn phải theo nhiều người, và họ tất cả
đều phá huỷ bạn.
Theo bản tính của mình thôi.
Thế hệ nọ phá huỷ thế hệ kia. Chừng nào ai đó còn
chưa trở nên rất tỉnh táo, nhận biết, việc phá huỷ nhất định
xảy ra.

Thứ Sáu, 11 tháng 1, 2013

Eating for Peace

A talk by the Buddhist teacher Thich Nhat Hanh on Mindful Consumption

All things need food to be alive and to grow, including our love or our hate. Love is a living thing, hate is a living thing. If you do not nourish your love, it will die. If you cut the source of nutriment for your violence, your violence will also die. That is why the path shown by the Buddha is the path of mindful consumption.
The Buddha told the following story. There was a couple who wanted to cross the desert to go to another country in order to seek freedom. They brought with them their little boy and a quantity of food and water. But they did not calculate well, and that is why halfway through the desert they ran out of food, and they knew that they were going to die. So after a lot of anguish, they decided to eat the little boy so that they could survive and go to the other country, and that's what they did. And every time they ate a piece of flesh from their son, they cried.
The Buddha asked his monks, "My dear friends: Do you think that the couple enjoyed eating the flesh of their son?" The Buddha said, "It is impossible to enjoy eating the flesh of our son. If you do not eat mindfully, you are eating the flesh of your son and daughter, you are eating the flesh of your parent."
If we look deeply, we will see that eating can be extremely violent. UNESCO tells us that every day, forty thousand children in the world die because of a lack of nutrition, of food. Every day, forty thousand children. And the amount of grain that we grow in the West is mostly used to feed our cattle. Eighty percent of the corn grown in this country is to feed the cattle to make meat. Ninety-five percent of the oats produced in this country is not for us to eat, but for the animals raised for food. According to this recent report that we received of all the agricultural land in the US, eighty-seven percent is used to raise animals for food. That is forty-five percent of the total land mass in the US.
More than half of all the water consumed in the US whole purpose is to raise animals for food. It takes 2500 gallons of water to produce a pound of meat, but only 25 gallons to produce a pound of wheat. A totally vegetarian diet requires 300 gallons of water per day, while a meat-eating diet requires more than 4000 gallons of water per day.
Raising animals for food causes more water pollution than any other industry in the US because animals raised for food produce one hundred thirty times the excrement of the entire human population. It means 87,000 pounds per second. Much of the waste from factory farms and slaughter houses flows into streams and rivers, contaminating water sources.
Each vegetarian can save one acre of trees per year. More than 260 million acres of US forests have been cleared to grow crops to feed animals raised for meat. And another acre of trees disappears every eight seconds. The tropical rain forests are also being destroyed to create grazing land for cattle.
In the US, animals raised for food are fed more than eighty percent of the corn we grow and more than ninety-five percent of the oats. We are eating our country, we are eating our earth, we are eating our children. And I have learned that more than half the people in this country overeat.
Mindful eating can help maintain compassion within our heart. A person without compassion cannot be happy, cannot relate to other human beings and to other living beings. And eating the flesh of our own son is what is going on in the world, because we do not practice mindful eating.
The Buddha spoke about the second kind of food that we consume every day -- sense impressions -- the kind of food that we take in by the way of the eyes, the ears, the tongue, the body, and the mind. When we read a magazine, we consume. When you watch television, you consume. When you listen to a conversation, you consume. And these items can be highly toxic. There may be a lot of poisons, like craving, like violence, like anger, and despair. We allow ourselves to be intoxicated by what we consume in terms of sense impressions. We allow our children to intoxicate themselves because of these products. That is why it is very important to look deeply into our ill-being, into the nature of our ill-being, in order to recognize the sources of nutriment we have used to bring it into us and into our society.

The Buddha had this to say: "What has come to be - if you know how to look deeply into its nature and identify its source of nutriment, you are already on the path of emancipation." What has come to be is our illness, our ill-being, our suffering, our violence, our despair. And if you practice looking deeply, meditation, you'll be able to identify the sources of nutriments, of food, that has brought it into us.
Therefore the whole nation has to practice looking deeply into the nature of what we consume every day. And consuming mindfully is the only way to protect our nation, ourselves, and our society. We have to learn how to consume mindfully as a family, as a city, as a nation. We have to learn what to produce and what not to produce in order to provide our people with only the items that are nourishing and healing. We have to refrain from producing the kinds of items that bring war and despair into our body, into our consciousness, and into the collective body and consciousness of our nation, our society. And Congress has to practice that. We have elected members of the Congress. We expect them to practice deeply, listening to the suffering of the people, to the real causes of that suffering, and to make the kind of laws that can protect us from self-destruction. And America is great. I have the conviction that you can do it and help the world. You can offer the world wisdom, mindfulness, and compassion.
Nowadays I enjoy places where people do not smoke. There are nonsmoking flights that you can enjoy. Ten years ago they did not exist, nonsmoking flights. And in America on every box of cigarettes there is the message: "Beware: Smoking can be hazardous to your health." That is a bell of mindfulness. That is the practice of mindful consumption. You do not say that you are practicing mindfulness, but you are really practicing mindfulness. Mindfulness of smoking is what allowed you to see that smoking is not healthy.
In America, people are very aware of the food they eat. They want every package of food to be labeled so that they can know what is in it. They don't want to eat the kind of food that will bring toxins and poisons into their bodies. This is the practice of mindful eating.
But we can go further. We can do better, as parents, as teachers, as artists and as politicians. If you are a teacher, you can contribute a lot in awakening people of the need for mindful consumption, because that is the way to real emancipation. If you are a journalist, you have the means to educate people, to wake people up to the nature of our situation. Every one of us can transform himself or herself into a bodhisattva doing the work of awakening. Because only awakening can help us to stop the course we are taking, the course of destruction. Then we will know in which direction we should go to make the earth a safe place for us, for our children, and for their children.
A talk by the Buddhist teacher Thich Nhat Hanh on Mindful Consumption

All things need food to be alive and to grow, including our love or our hate. Love is a living thing, hate is a living thing. If you do not nourish your love, it will die. If you cut the source of nutriment for your violence, your violence will also die. That is why the path shown by the Buddha is the path of mindful consumption.
The Buddha told the following story. There was a couple who wanted to cross the desert to go to another country in order to seek freedom. They brought with them their little boy and a quantity of food and water. But they did not calculate well, and that is why halfway through the desert they ran out of food, and they knew that they were going to die. So after a lot of anguish, they decided to eat the little boy so that they could survive and go to the other country, and that's what they did. And every time they ate a piece of flesh from their son, they cried.
The Buddha asked his monks, "My dear friends: Do you think that the couple enjoyed eating the flesh of their son?" The Buddha said, "It is impossible to enjoy eating the flesh of our son. If you do not eat mindfully, you are eating the flesh of your son and daughter, you are eating the flesh of your parent."
If we look deeply, we will see that eating can be extremely violent. UNESCO tells us that every day, forty thousand children in the world die because of a lack of nutrition, of food. Every day, forty thousand children. And the amount of grain that we grow in the West is mostly used to feed our cattle. Eighty percent of the corn grown in this country is to feed the cattle to make meat. Ninety-five percent of the oats produced in this country is not for us to eat, but for the animals raised for food. According to this recent report that we received of all the agricultural land in the US, eighty-seven percent is used to raise animals for food. That is forty-five percent of the total land mass in the US.
More than half of all the water consumed in the US whole purpose is to raise animals for food. It takes 2500 gallons of water to produce a pound of meat, but only 25 gallons to produce a pound of wheat. A totally vegetarian diet requires 300 gallons of water per day, while a meat-eating diet requires more than 4000 gallons of water per day.
Raising animals for food causes more water pollution than any other industry in the US because animals raised for food produce one hundred thirty times the excrement of the entire human population. It means 87,000 pounds per second. Much of the waste from factory farms and slaughter houses flows into streams and rivers, contaminating water sources.
Each vegetarian can save one acre of trees per year. More than 260 million acres of US forests have been cleared to grow crops to feed animals raised for meat. And another acre of trees disappears every eight seconds. The tropical rain forests are also being destroyed to create grazing land for cattle.
In the US, animals raised for food are fed more than eighty percent of the corn we grow and more than ninety-five percent of the oats. We are eating our country, we are eating our earth, we are eating our children. And I have learned that more than half the people in this country overeat.
Mindful eating can help maintain compassion within our heart. A person without compassion cannot be happy, cannot relate to other human beings and to other living beings. And eating the flesh of our own son is what is going on in the world, because we do not practice mindful eating.
The Buddha spoke about the second kind of food that we consume every day -- sense impressions -- the kind of food that we take in by the way of the eyes, the ears, the tongue, the body, and the mind. When we read a magazine, we consume. When you watch television, you consume. When you listen to a conversation, you consume. And these items can be highly toxic. There may be a lot of poisons, like craving, like violence, like anger, and despair. We allow ourselves to be intoxicated by what we consume in terms of sense impressions. We allow our children to intoxicate themselves because of these products. That is why it is very important to look deeply into our ill-being, into the nature of our ill-being, in order to recognize the sources of nutriment we have used to bring it into us and into our society.

The Buddha had this to say: "What has come to be - if you know how to look deeply into its nature and identify its source of nutriment, you are already on the path of emancipation." What has come to be is our illness, our ill-being, our suffering, our violence, our despair. And if you practice looking deeply, meditation, you'll be able to identify the sources of nutriments, of food, that has brought it into us.
Therefore the whole nation has to practice looking deeply into the nature of what we consume every day. And consuming mindfully is the only way to protect our nation, ourselves, and our society. We have to learn how to consume mindfully as a family, as a city, as a nation. We have to learn what to produce and what not to produce in order to provide our people with only the items that are nourishing and healing. We have to refrain from producing the kinds of items that bring war and despair into our body, into our consciousness, and into the collective body and consciousness of our nation, our society. And Congress has to practice that. We have elected members of the Congress. We expect them to practice deeply, listening to the suffering of the people, to the real causes of that suffering, and to make the kind of laws that can protect us from self-destruction. And America is great. I have the conviction that you can do it and help the world. You can offer the world wisdom, mindfulness, and compassion.
Nowadays I enjoy places where people do not smoke. There are nonsmoking flights that you can enjoy. Ten years ago they did not exist, nonsmoking flights. And in America on every box of cigarettes there is the message: "Beware: Smoking can be hazardous to your health." That is a bell of mindfulness. That is the practice of mindful consumption. You do not say that you are practicing mindfulness, but you are really practicing mindfulness. Mindfulness of smoking is what allowed you to see that smoking is not healthy.
In America, people are very aware of the food they eat. They want every package of food to be labeled so that they can know what is in it. They don't want to eat the kind of food that will bring toxins and poisons into their bodies. This is the practice of mindful eating.
But we can go further. We can do better, as parents, as teachers, as artists and as politicians. If you are a teacher, you can contribute a lot in awakening people of the need for mindful consumption, because that is the way to real emancipation. If you are a journalist, you have the means to educate people, to wake people up to the nature of our situation. Every one of us can transform himself or herself into a bodhisattva doing the work of awakening. Because only awakening can help us to stop the course we are taking, the course of destruction. Then we will know in which direction we should go to make the earth a safe place for us, for our children, and for their children.

Chủ Nhật, 6 tháng 1, 2013

Nam Phi muốn tiêm chất độc vào sừng tê giác

Nam Phi muốn tiêm chất độc vào sừng tê giác

Các nhà bảo tồn Nam Phi vừa đưa ra sáng kiến mới và sáng tạo hơn, là tiêm thuốc độc vào sừng tê giác để ngăn chặn những tên giết trộm trái phép.

Tê giác bị giết ở Nam Phi ngày càng gia tăng. Ảnh: AFP.
Dự án Cứu hộ tê giác, một dự án bảo tồn loài này đang thử nghiệm việc tiêm thuốc nhuộm và gắn chip định vị GPS vào sừng tê giác, tiến tới tiêm thuốc độc vào sừng, giúp loài động vật quý hiếm khỏi bị giết hại, theo thông báo phát đi hôm nay của Hiệp hội bảo tồn động vật hoang dã (WCS).
Nhiều người châu Á tin rằng bột sừng tê giác có tác dụng chữa nhiều bệnh, đây là nguyên nhân khiến số lượng tê giác suy giảm. Sừng tê được nghiền thành bột và sử dụng trong y học cổ truyền Trung Quốc để chữa trị triệu chứng sốt và co giật. Vì vậy, Dự án Cứu hộ tê giác bắt đầu tìm hiểu những giải pháp kiểu mới. Tại sao không làm cho những chiếc sừng không thể làm thuốc được nữa?
Theo Dự án, các nguyên liệu không phải được tiêm mà đúng hơn là tẩm vào sừng tê nhờ thiết bị áp lực cao được cấp bằng sáng chế, giúp chiếc sừng biến sang màu hồng chói. Vật liệu này giống như loại mực sử dụng vào việc bảo đảm tiền thật của một số ngân hàng.
Cách làm đó khiến cho sừng tê giác không thể làm vật trang trí được nữa, thậm chí khi được nghiền thành bột mịn, nó vẫn dễ dàng bị máy quét của sân bay phát hiện. Ngoài ra, ba thiết bị định vị GPS cấy vào sừng, nhưng không làm tê giác cảm thấy đau đớn trong toàn bộ quá trình can thiệp. Thuốc nhuộm không gây các phản ứng bất lợi đối với sức khỏe của tê giác.
Trong tương lai, dự án có kế hoạch đưa thêm độc dược, cụ thể là loại ectoparasiticides vào sừng tê, loại thuốc độc này không gây hại cho tê giác và các loài động vật trong hệ sinh thái của tê giác. Nhưng với con người, nó khá độc hại, gây ra chứng buồn nôn, nôn mửa, co giật và nhiều thứ khác.

Nam Phi muốn tiêm chất độc vào sừng tê giác

Các nhà bảo tồn Nam Phi vừa đưa ra sáng kiến mới và sáng tạo hơn, là tiêm thuốc độc vào sừng tê giác để ngăn chặn những tên giết trộm trái phép.

Tê giác bị giết ở Nam Phi ngày càng gia tăng. Ảnh: AFP.
Dự án Cứu hộ tê giác, một dự án bảo tồn loài này đang thử nghiệm việc tiêm thuốc nhuộm và gắn chip định vị GPS vào sừng tê giác, tiến tới tiêm thuốc độc vào sừng, giúp loài động vật quý hiếm khỏi bị giết hại, theo thông báo phát đi hôm nay của Hiệp hội bảo tồn động vật hoang dã (WCS).
Nhiều người châu Á tin rằng bột sừng tê giác có tác dụng chữa nhiều bệnh, đây là nguyên nhân khiến số lượng tê giác suy giảm. Sừng tê được nghiền thành bột và sử dụng trong y học cổ truyền Trung Quốc để chữa trị triệu chứng sốt và co giật. Vì vậy, Dự án Cứu hộ tê giác bắt đầu tìm hiểu những giải pháp kiểu mới. Tại sao không làm cho những chiếc sừng không thể làm thuốc được nữa?
Theo Dự án, các nguyên liệu không phải được tiêm mà đúng hơn là tẩm vào sừng tê nhờ thiết bị áp lực cao được cấp bằng sáng chế, giúp chiếc sừng biến sang màu hồng chói. Vật liệu này giống như loại mực sử dụng vào việc bảo đảm tiền thật của một số ngân hàng.
Cách làm đó khiến cho sừng tê giác không thể làm vật trang trí được nữa, thậm chí khi được nghiền thành bột mịn, nó vẫn dễ dàng bị máy quét của sân bay phát hiện. Ngoài ra, ba thiết bị định vị GPS cấy vào sừng, nhưng không làm tê giác cảm thấy đau đớn trong toàn bộ quá trình can thiệp. Thuốc nhuộm không gây các phản ứng bất lợi đối với sức khỏe của tê giác.
Trong tương lai, dự án có kế hoạch đưa thêm độc dược, cụ thể là loại ectoparasiticides vào sừng tê, loại thuốc độc này không gây hại cho tê giác và các loài động vật trong hệ sinh thái của tê giác. Nhưng với con người, nó khá độc hại, gây ra chứng buồn nôn, nôn mửa, co giật và nhiều thứ khác.

CHUNG TAY BẢO VỆ MÔI TRƯỜNG VÀ ĐỘNG VẬT HOANG DÃ

VÌ THIÊN NHIÊN HOANG DÃ


VÌ THIÊN NHIÊN HOANG DÃ


HÃY TÌM LẠI CHÍNH MÌNH BẰNG SỰ THỨC TÌNH MỤC ĐÍCH SỐNG

Nhân loại đã thực sự sẵn sàng cho một quá trình chuyển biến nhận thức , một quá trình nở hoa sâu sắc và triệt để của tâm thức đến độ , so với quá trình này thì việc cây cỏ nở hoa 114 triệu năm trước đây , dù cho đẹp đến mấy thì đấy cũng chỉ là sự phản ánh nhạt nhòa ? Liệu con người có thể từ bỏ tầng tầng lớp lớp những cách nghĩ bị bó buộc cũ và trở nên giống như những tinh thể pha lê trong suốt để ánh sang nhận thức xuyên qua dễ dàng ?

Liệu con người có thể thoát ra khỏi trường hấp dẫn của chủ nghĩa vật chất , thoát ra khỏi tình trạng tự đồng nhất mình với hình tướng ?

Khả năng chuyển hóa này cũng là thông điệp chính của những giáo lý sâu sắc để khai thị cho con người .Những người phát đi thông điệp này – như Đức Phật , chúa Jesus và nhiều người khác – là những bông hoa đầu tiên của nhân loại . Họ là những vị Thầy tiên phong , rất hiếm hoi và quý giá vô cùng . Tuy vậy , một sự chuyển hóa rộng khắp chưa thể xảy ra vào thời điểm đó được , nên thông điệp của họ bị bóp méo đi rất nhiều . Ngoại trừ ở một số ít người , tâm thức của con người thời ấy nói chung chưa được chuyển hóa nhiều

Bây giờ thì nhân loại đã sẵn sàng để chuyển hóa chưa ? tại sao lúc này mới thật là thời cơ ? Ban có thể làm gì để thúc đẩy quá trình chuyển hóa nội tại này ? Đặc điểm của nhận thức cũ đầy tính bản ngã là gì và đâu là dấu hiệu của một tâm thức mới đang trổi dậy ?

Những câu hỏi này và một số câu hỏi khác sẽ được đề cập trong cuốn sách này . Quan trọng hơn , quyển sách cũng chính là một công cụ có tính chuyển hóa , xuất phát từ một nhận thức mới đầy tính nổi dậy . Những ý tưởng và khái niệm ở đây tuy quan trọng , nhưng đó cũng là thứ yếu . Chính những tấm bảng chỉ đường giúp bảng chỉ đường giúp bạn đi đến trạng thái thức tỉnh . Trong lúc đọc quyển sách này , một sự chuyển hóa sẽ xảy ra trong bạn

Mục đích chính của quyển sách không phải là để cung cấp thêm thông tin hay những niềm tin mù quáng cho trí năng của bạn , hay cố thuyết phục bạn về một điều gì đó , mà nó mang đến cho bạn một sự chuyển hóa trong nhận thức , tức là thức tỉnh bạn ra khỏi những dòng suy nghĩ miên man ở trong đầu

Nếu được như vậy thì bạn sẽ không chỉ thấy cuốn sách này là “thú vị” . Vì “thú vị” có nghĩa là bạn còn đứng ở bên ngoài , tìm vui với những ý nghĩ , và khái niệm ở trong đầu bạn để tu duy rằng mình đồng ý hay không đồng ý với cuốn sách .

Vì cuốn sách này được viết cho bạn , do đó cuốn sách hoặc rất vô nghĩa đối với bạn , hoặc nó làm cho nhận thức của bạn có sự thay đổi lớn . Tuy nhiên cuốn sách này chỉ có thể thức tỉnh những người đã sẵn sang để tỉnh thức

Tuy nhiên khi có một người vừa tỉnh thức thì biến cố này sẽ tạo nên một quán tính trong tâm thức của tập thể , giúp cho sự tỉnh thức xảy ra dễ dàng hơn ở những người khác . Nếu trong lúc này bạn chưa rõ tỉnh thức nghĩa là gì , thì bạn cũng không cần bận tâm nhiều vể nghĩa của từ ấy , hãy cứ tiếp tục đọc và trong bạn có sự tỉnh thức , thì bạn sẽ hiểu “ tỉnh thức “ có nghĩa là gì

Quá trình tỉnh thức một khi đã bắt đầu ở trong bạn rồi thì không thể đảo ngược lại ; và để cho quá trình này được bắt đầu ,bạn chỉ cần trải qua trạng thái thức tỉnh – dù chỉ tong môt thoáng chốc

Đối với một số người thì một thoáng chốc của trạng thái thức tỉnh đó sẽ xảy đến khi họ đọc cuốn sách này . Còn đối với những người khác thì cuốn sách sẽ giúp họ nhận ra rằng quá trình tỉnh thức đã xảy ra ở trong họ rồi , nhưng bây giờ họ mới nhận ra .

Ở một số người thì quá trình tỉnh thức chỉ xảy ra khi họ gặp phải những mất mát hay khổ đau lớn

Trong khi ở những người khác , là khi họ tiếp xúc với những bậc Thầy hay những giáo lý về tâm linh , hay do đọc cuốn “ Sức mạnh của Hiện tại “ hay những cuốn sách có giá trị tâm linh sống động khác . Hoặc có thể là sự tổng hợp của tất cả những điều ấy . Tuy nhiên , một khi sự thức tỉnh đã bắt đầu ở trong bạn thì cuốn sách này sẽ giúp cho bạn đẩy nhanh và gia tăng cường độ tỉnh thức

Điều căn bản nhất của quá trình thức tỉnh là :

Nhận ra sự mê mờ đang tồn tại trong bạn

Nhận diện bản ngã của bạn khi nó đang nói , đang nghĩ , đang làm một việc nào đó

Nhận ra thói quen suy nghĩ đầy tính băng hoại trong tâm thức của tập thể đang thẩm thấu vào mọi khía cạnh của đời sống , kéo dài thêm tình trạng chưa thức tỉnh

Đó là lý do tôi viết quyển sách này : để nêu lên những khía cạnh chính của bản ngã và cách bản ngã hoạt động trong bạn cũng như trong tâm thức tập thể . Điều này có ý nghĩa quan trọng , vì hai lý do chính .

Trước hết , nếu bạn không nhận ra được những cơ cấu hoạt động của bản ngã , bạn sẽ không nhận diện được nó , và sẽ nhầm lẫn mà liên tục tự đồng hóa mình với bản ngã , tức là vô tình bạn để cho bản ngã chứ ngự lấy bạn , mạo danh là bạn

Thứ hai , tự than việc nhận diện bản ngã ở trong bạn chính là một trong những phương cách giúp cho sự tỉnh thức ở trong bạn được diễn ra . Khi bạn nhận ra sự mê lầm của mình , thì cái làm cho sự nhận biết ấy có thể diễn ra chính là thứ nhận thức mới đang trỗi dậy , đó cũng chính là tỉnh thức .

như ta không thể đấu tranh lại bong tối , hay chống đối lại sự mê mờ . Điều mà ta cần làm là mang ánh sáng của nhận thức vào những nơi tối tăm này

Và bạn chính là Ánh sang đó

Bài đăng phổ biến