Thông điệp yêu thương từ MẶT TRỜI TÂM THỨC

CÁC BẬC THẦY CHỨNG NGỘ CỦA THẾ KỶ 20 -21

XỨ SỞ GIÂY PHÚT HIỆN TẠI

XỨ SỞ GIÂY PHÚT HIỆN TẠI

Quảng cáo online

Chữ chạy

Chào mừng bạn đến với blog MẶT TRỜI TÂM THỨC Email : mattroitamthuc@yahoo.com - Phone 0903070348

Quảng cáo thay đổi

Truyện cười

CHÀO MỪNG CÁC BẠN ĐANG ĐẾN VỚI PHÚT GIÂY HIỆN TẠI

Giây phút hiện tại

Sống trong giây phút hiện tại là một phép lạ. Phép lạ không phải là để đi trên mặt nước.
Phép lạ là đi trên trên hành tinh xanh xinh đẹp này trong trong giây phút hiện tại, biết trân quý sự bình an và vẻ đẹp có sẵn ngay bây giờ.

Thứ Hai, 30 tháng 4, 2012

Bất kì cái gì bạn làm, hãy toàn bộ

Osho kính yêu,
Thầy đã nói cho chúng tôi về buông xuôi hoàn toàn
với thầy, nhưng thường tâm trí chúng tôi hay nảy
sinh các lí do để không tuân theo đúng nguyên văn
các hướng dẫn.
Chúng tôi nói những điều như: Thầy không thể biết
rằng tình huống đã thay đổi. Hay: Thầy không hiểu
điều kiện thực tế ở phương Tây ra sao.
Chúng tôi có nên tuân theo mọi thứ thầy nói đúng
từng từ hay có lúc chúng tôi nên dùng suy xét của
riêng mình?

Bạn nên tuân theo hoặc là tuyệt đối, hoặc không chút
nào. Không thoả hiệp nào nên được tạo ra, bởi vì bất kì cái gì
nửa vời không chỉ vô dụng mà còn có hại nữa. Bất kì cái gì
nửa vời sẽ chia rẽ bạn - đó là cái hại. Bạn nên duy trì là một
thể thống nhất không phân chia.
Cho nên hoặc là buông xuôi hoàn toàn... thế thì không
cần suy nghĩ về phần bạn; tuân theo một cách mù quáng. Tôi
nhấn mạnh từ 'mù quáng' - dường như bạn không có mắt; ai
đó có mắt đang dẫn bạn đi. Thế thì bạn sẽ còn là một thể
thống nhất không phân chia; và không bị phân chia, được
tích hợp, bạn sẽ trưởng thành.
Hoặc, nếu bạn cảm thấy điều này là không thể được và
không thể làm được, đừng theo ai cả. Hoàn toàn đi theo
chính mình. Thế nữa bạn sẽ vẫn còn không phân chia. Vẫn
còn không bị phân chia là mục đích, là mục tiêu. Cả hai cách
này đều có tác dụng, kết quả tối thượng là như nhau. Nếu
bạn có thể một mình, không thầy, nếu bạn có thể đi theo tâm
thức của riêng mình đến bất kì đâu nó đưa tới, thì kết quả
cũng vậy, kết quả vẫn là một. Cho nên điều đó tuỳ thuộc vào
bạn.
Nhưng tâm trí bao giờ cũng nói: Làm cả hai. Tâm trí nói:
Cứ theo thầy nhưng phải nghĩ về điều đó. Chỉ theo những gì
bạn nghĩ là phải. Thế thì việc theo là ở đâu? Buông xuôi là ở
đâu? Nếu bạn là quan toà, và bạn quyết định cái gì phải theo
và cái gì không theo, thế thì đâu là buông xuôi, đâu là tin
cậy? Thế thì tốt hơn cả là theo tâm thức của riêng bạn.
Nhưng đừng lừa dối - ít nhất thì cũng không nên có lừa dối;
nếu không bạn sẽ cứ đi theo mình và bạn lại nghĩ rằng bạn
đang theo thầy.
Nếu bạn là nhân tố quyết định, nếu bạn phải chọn lựa,
nếu bạn phải vứt bỏ cái gì đó, chấp nhận cái gì đó, thế thì bạn đang theo chính mình. Nhưng bạn có thể tạo ra ấn tượng
xung quanh mình và bạn có thể tự lừa dối mình rằng bạn
đang theo thầy. Thế thì chẳng có gì đến được từ đó. Bạn sẽ
không trưởng thành, bởi vì qua lừa dối không thể có trưởng
thành được. Và bạn sẽ ngày càng gặp nhiều lẫn lộn hơn, bởi
vì nếu bạn định quyết định điều gì cần phải làm và điều gì
không cần làm, nếu bạn phải chọn từ hướng dẫn của thầy thì
bạn sẽ tạo ra hỗn độn, bởi vì bất kì khi nào thầy hướng dẫn
cho bạn, hướng dẫn đó có sự thống nhất hữu cơ về nó. Mọi
hướng dẫn đều có quan hệ với các hướng dẫn khác. Nó là
một toàn thể trọn vẹn. Bạn không thể bỏ điều gì đó và theo
điều gì đó; bạn sẽ trở thành đống điêu tàn, đổ nát. Ngay cả
một điều đơn giản bị từ chối, cái toàn thể đã bị rối loạn. Bạn
không biết cách thức mọi việc có liên quan lẫn nhau.
Cho nên đây là gợi ý của tôi cho bạn: Vẫn còn là một thể
thống nhất, không phân chia. Quyết định đi. Nếu bạn phải
quyết định thì hãy quyết định: Ta sẽ theo chính mình. Thế thì
đừng có buông xuôi - không có nhu cầu!
Đây là điều Krishnamurti đã từng nói trong bốn mươi,
năm mươi năm liên tục: Đừng đi theo. Mọi người có thể đạt
tới mà không theo ai cả, nhưng con đường thì gian khổ và rất
dài bởi vì bạn không sẵn sàng chấp nhận bất kì sự giúp đỡ
hay hướng dẫn nào có thể được trao cho bạn - đấy là điều có
thể và điều đó có thể cắt bỏ bớt nhiều khó khăn không cần
thiết trên con đường. Đây chính là điều Krishnamurti đã từng
nói. Không ai đã làm điều đó.
Đây là vấn đề của tâm trí. Tâm trí có thể chấp nhận:
Đừng theo ai cả - không phải bởi vì nó đã hiểu mà bởi vì đó
chính là sự đáp ứng bản ngã không đi theo bất kì ai. Không
ai muốn đi theo bất kì ai. Sâu bên dưới bản ngã cưỡng lại.
Cho nên xung quanh Krishnamurti tất cả các bản ngã tụ
hội lại. Họ lại tự lừa dối mình. Họ nghĩ họ không theo bất kì
ai bởi vì họ đã hiểu ảo tưởng của việc đi theo, họ đã hiểu
rằng con đường phải được đi qua một mình, họ đã hiểu rằng
không thể có sự giúp đỡ, không ai có thể giúp được bạn,
không ai có thể hướng dẫn được bạn; một mình bạn phải đi.
Họ nghĩ rằng họ đã hiểu điều này, đó là lí do tại sao họ
không theo bất kì ai. Đó không phải là điều thực - họ đang
lừa dối. Họ không theo ai bởi vì bản ngã của họ không cho
phép. Thế mà họ vẫn cứ nghe Krishnamurti. Trong nhiều
năm họ đi lại mãi.
Nếu không thể có sự giúp đỡ thì tại sao bạn cứ phải trở
đi trở lại với Krishnamurti? Nếu không ai có thể hướng dẫn
bạn thì phỏng có ích gì mà lắng nghe ông ấy nói đi nói lại?
Điều ấy là vô nghĩa. Và thậm chí cả thái độ này, điều bạn
phải đi con đường một mình, cũng không do bạn khám phá
ra - nó đã được để lộ ra cho bạn qua Krishnamurti. Sâu bên
dưới, ông ấy đã trở thành thầy bạn. Nhưng bạn cứ nói rằng
bạn không đi theo. Đấy là lừa dối.
Cũng điều lừa dối đó có thể xảy ra từ phía ngược lại. Bạn
đến với tôi, bạn nghĩ bạn đã buông xuôi, thế mà bạn vẫn cứ
chọn lựa. Nếu tôi nói điều gì đó hợp với bạn, điều đó có
nghĩa là nó hợp với bản ngã của bạn - bạn theo nó. Nếu tôi
nói điều gì đó không hợp với bản ngã của bạn, bạn bắt đầu
lập luận: Điều này có thể không phải dành cho mình. Cho
nên bạn cảm thấy rằng bạn đã buông xuôi mà bạn lại không
buông xuôi.
Mọi người xung quanh Krishnamurti nghĩ là họ không đi
theo bất kì ai, mà họ lại đang đi theo. Các bạn xung quanh
tôi cứ nghĩ là các bạn đang theo tôi mà bạn lại không theo tôi. Tâm trí bao giờ cũng là kẻ lừa dối. Dù bạn đi đâu nó
cũng có thể lừa dối bạn, cho nên hãy tỉnh táo.
Tôi nói với bạn: Bạn có thể đạt tới mà không đi theo,
nhưng con đường này sẽ rất, rất đơn độc, rất dài. Nó nhất
định là như vậy. Người ta có thể đạt tới, không thể không thế
được - mọi người đã đạt tới. Bản thân tôi đã đạt tới mà
không theo ai cả; bạn cũng có thể đạt tới. Nhưng nhớ rằng
không theo ai không nên trở thành việc đáp ứng cho bản ngã;
nếu không bạn sẽ không bao giờ đạt tới.
Có thầy hay không có thầy, đấy không phải là điều cơ
bản. Điều cơ bản là bản ngã, bản ngã của bạn. Không bản
ngã - thì dù không có thầy bạn vẫn có thể đạt tới. Có bản ngã
- ngay cả phật cũng chẳng hướng dẫn được bạn. Hoặc đi theo
toàn bộ hoặc không đi theo toàn bộ, nhưng phải là toàn bộ.
Đấy là do bạn quyết định. Đừng bị tâm trí lừa dối và nhìn
sâu vào bên trong bản thân bạn. Nhận biết điều bạn đang
làm. Nếu bạn đang buông xuôi, hãy buông xuôi.
Tôi nhớ: Có lần chuyện đã xảy ra với một nhóm trong
cuộc đời của Gurdjieff. Ông ấy làm việc với một vài đệ tử.
Cần phải hoàn toàn buông xuôi - và Gurdjieff đã nói rằng bất
kì điều gì ông ấy nói ra, họ đều phải tuân theo. Ông ấy đã
giúp họ thực hành một bài tập nào đó; ông ấy quen gọi bài
tập đó là bài tập dừng. Cho nên bất kì khi nào ông hô: Dừng!
bạn phải dừng mọi việc mình đang làm. Bạn đang bước, một
chân giơ lên và khi đó ông ấy hô: Dừng! bạn phải dừng ở đó.
Bạn đang nói và mồm vừa há thì ông ấy hô: Dừng! bạn phải
dừng mà mồn vẫn há. Bạn không được thay đổi động tác đó,
bạn không được làm cử chỉ thuận tiện, bởi vì điều đó sẽ là
lừa dối, và bạn không lừa dối bất kì ai trừ bản thân bạn.
Một hôm, bỗng nhiên vào buổi sáng khi mọi người đang
tập luyện bên ngoài trại và một vài người đang đi qua một
con kênh chảy qua gần đó, ông bỗng nhiên hô: Dừng! - ông
vẫn bên trong trại. Thế là mọi người dừng. Bốn người đang
đi qua con kênh. Kênh lúc đó còn cạn, nước không chảy, cho
nên họ dừng lại.
Nhưng bỗng nhiên ai đó mở kênh và nước bắt đầu chảy.
Họ bắt đầu nghĩ: Phải làm gì đây? Gurdjieff đang trong lều,
ông ta không biết rằng chúng ta đang đứng trong kênh và
kênh đang có nước chảy. Nhưng họ vẫn đợi, bởi vì tâm trí có
thể đợi được một chốc.
Khi nước ngập tới cổ, một người nhảy ra. Người đó nói:
Thế này quá lắm. Gurdjieff không biết.
Rồi nước trong kênh dâng lên nữa. Hai người khác nhảy
ra khi nước ngập tới gần mũi họ... bởi vì bây giờ họ sẽ bị
chết đuối còn việc lập luận thì đơn giản và dễ dàng. Bạn
cũng sẽ phải làm tương tự. Họ đang sắp chết... thầy lại đang
ở trong lều và thầy không biết!
Chỉ còn lại mỗi một người. Nước đã ngập trên đầu người
đó và người đó vẫn đang đứng. Thế là Gurdjieff chạy xô ra
khỏi lều và vớt người đó lên khỏi kênh. Người đó gần như
bất tỉnh. Nước được lấy ra khỏi thân thể người đó; người đó
gần chết. Nhưng khi người đó mở mắt ra, người đó đã trở
thành một người khác. Con người cũ đã chết thực sự. Đây là
biến đổi. Người đó đã hoàn toàn khác.
Điều gì đã xảy ra trong khoảnh khắc chết đó? Người đó
đã chấp nhận thầy. Người đó đã bác bỏ tâm trí và lập luận
của mình. Người đó đã bác bỏ ham muốn cuộc sống của
chính mình. Người đó đã bác bỏ thôi thúc sinh vật bên trong
nhất của mình để tồn tại. Người đó đã bác bỏ mọi thứ. Người
đó nói: Khi thầy đã nói dừng, ta phải dừng. Bây giờ không
có gì có thể lay chuyển được ta.

Điều đó thật hết sức khó, khó lắm - gần như không thể
được. Nhưng khi bạn làm điều không thể được đó, bạn được
biến đổi. Việc chết, người đó cũng không cho phép tâm trí
được can thiệp. Cái chết có đó, nhưng người đó thà chấp
nhận cái chết còn hơn chấp nhận tâm trí và cách suy xét
riêng của mình.
Người đó không bao giờ còn là người cũ nữa, không ai
còn có thể gặp được con người cũ nữa. Thế thì những người
khác hiểu rằng họ đã bỏ lỡ một cơ hội lớn. Ba người đã nhảy
ra khỏi kênh đã bỏ lỡ một cơ hội lớn.
Đây là buông xuôi hoàn toàn. Vấn đề không phải là cần
viện đến tâm trí của bạn hay không, tâm trí của bạn phải nói
có hay nói không. Khi bạn buông xuôi, bạn đã buông xuôi
mọi khả năng nói không. Dù bất kì tình huống nào, bạn sẽ
không nói không. Nói có toàn bộ nghĩa là buông xuôi. Khó
đấy! Đó là lí do tại sao việc biến đổi lại khó khăn. Không dễ
dàng chút nào - đó là lí do tại sao việc sinh thành tâm linh
không dễ dàng.
Nhưng tôi không nói rằng bạn không thể đạt tới một
mình được. Bạn có thể đạt tới một mình và bạn có thể đạt tới
với thầy; bạn có thể đạt tới trong nhóm, bạn có thể đạt tới
như một cá nhân. Mọi khả năng đều để mở. Tôi không thế
này mà cũng không thế khác. Vấn đề là ở bạn quyết định, và
quyết định không chút lừa dối.
Nhớ lấy, vấn đề không phải là phương Đông hay phương
Tây. Sâu bên dưới, tâm trí là như nhau, mọi khác biệt đều chỉ
là trên bề mặt. Phương Đông và phương Tây - đấy chỉ là bề
mặt... dấu ấn văn hoá, giống nòi, nhưng chúng chỉ là trên bề
mặt. Sâu bên dưới tâm trí con người là một. Bạn gốc gác từ
đâu chẳng có quan hệ gì.
Buông xuôi hay vẫn hoàn toàn một mình, nhưng cả hai
con đường này là những chặng đường mà chỉ có những
người toàn bộ mới có thể đi qua được. Một mình, Phật đạt
tới chứng ngộ; theo Phật, nhiều người đã đạt tới cùng chứng
ngộ.
Tôi không phải là người thiên lệch. Tôi không nói, như
Krishnamurti nói: Chỉ đây mới là con đường. Tôi không nói,
như Meher Baba nói: Chỉ đây mới là con đường. Tôi biết rõ
họ nói: Chỉ đây mới là con đường, là để giúp bạn, bởi vì một
khi bạn trở nên nhận biết rằng lối khác cũng có thể là con
đường, lẫn lộn bắt đầu sinh ra trong bạn. Thế thì bạn bắt đầu
thay đổi ý kiến - đôi khi bạn nghĩ thế này, đôi khi bạn nghĩ
thế khác. Đó là lí do tại sao các bậc thầy đã từng nói: Chỉ đây
mới là con đường - chỉ để làm cho tâm trí bạn không lẫn lộn.
Nếu không thì cái đối lập sẽ hấp dẫn bạn và bạn sẽ cứ thay
đổi lập trường. Để làm cho bạn được toàn bộ, các bậc thầy
cứ nhấn mạnh.
Nhưng tôi nói cả hai con đường. Tại sao? - bởi vì rằng
việc nhấn mạnh đã trở thành cổ rồi, và bạn đã nghe quá
nhiều về: Đây là con đường duy nhất. Nó đã trở thành lời sáo
rỗng chết cứng. Bây giờ nó chẳng có ích lợi gì nữa. Nó đã có
ích trong quá khứ; bây giờ nó không có ích nữa, vì thế giới
đã trở thành gần là một. Trái đất đã trở thành giống như một
làng toàn cầu, và mọi tôn giáo đều biết tới mọi tôn giáo khác
và ai cũng biết tất cả các con đường. Bây giờ loài người đã
quen với mọi con đường - mọi con đường, mọi khả năng,
mọi cách thức.
Trong quá khứ mọi người chỉ biết có một con đường,
con đường trong đó họ được sinh ra. Nhấn mạnh rằng con
đường này là duy nhất là điều tốt - để làm cho tâm trí họ tin
cậy vào nó, tin tưởng vào nó. Nhưng bây giờ điều này không còn là tình huống chút nào nữa. Người Hindu đọc Koran,
người Ki tô giáo đến Ấn Độ để tìm kiếm hướng dẫn, người
Mô ha mét giáo nhận biết về Gita và Veda. Mọi con đường
đều đã trở nên được biết tới. Nhiều lẫn lộn tồn tại, và bất kì
ai nói rằng đây là con đường duy nhất, bây giờ đều không có
ích bởi vì bạn biết những con đường khác có đó. Bạn cũng
biết rằng từ các con đường khác mọi người đã đạt tới và
đang đạt tới. Do đó tôi không nhấn mạnh vào con đường nào
cả.
Bạn có thể nhận sự giúp đỡ của tôi nếu bạn buông xuôi,
bạn có thể nhận sự giúp đỡ của tôi nếu bạn không buông
xuôi - nhưng bạn phải rõ ràng về điều đó. Nếu bạn chọn con
đường buông xuôi, bạn phải theo tôi toàn bộ. Nếu bạn chọn
rằng bạn không định buông xuôi, quyết định về nó đi. Tôi có
thể là một người bạn trên con đường, không cần phải biến tôi
thành thầy. Tôi có thể chỉ là một người bạn đường - hay
thậm chí không là một người bạn.
Bạn đang tìm kiếm và bạn gặp ai đó hoàn toàn không
biết trước, một người xa lạ, rồi bạn hỏi người đó: Dòng sông
ở đâu? Con đường nào dẫn tới dòng sông? Khi người đó đã
nói xong bạn cám ơn người đó và bạn bước tiếp. Tôi có thể
chỉ là một người lạ. Thậm chí không cần phải là một người
bạn, bởi vì với một người bạn, bạn cũng có can dự vào. Bạn
có thể nhận sự giúp đỡ của tôi - sự giúp đỡ của tôi là vô điều
kiện.
Tôi không nói: Làm cái này, thế thì tôi sẽ giúp bạn. Tôi
không nói: Buông xuôi đi, chỉ thế thì tôi mới giúp bạn.
Nhưng điều này tôi phải nói nhiều: Làm bất kì cái gì bạn
thích, nhưng làm nó một cách toàn bộ. Nếu bạn là toàn bộ thì
việc biến đổi là rất gần. Nếu bạn bị phân chia, điều ấy gần
như không thể được.
Osho kính yêu,
Khi Wakuan thấy một bức tranh về Bồ đề đạt ma có
râu, ông ta phàn nàn: Tại sao thằng cha kia lại
không có râu?
Osho kính yêu, tại sao thầy không có râu?
Truyền thống của thiền thực là hay. Bồ đề đạt ma có râu,
và một đệ tử hỏi: Tại sao thằng cha này lại không có râu?
Câu hỏi hay nhưng chỉ đệ tử thiền mới có thể nêu ra được nó
- bởi vì râu thuộc về thân thể, không thuộc về Bồ đề đạt ma.
Thằng cha đó không râu, bởi vì thân thể chỉ là nơi cư trú. Rõ
ràng câu hỏi này ngớ ngẩn, nhưng nó có nghĩa, và những câu
hỏi như vậy đã được hỏi nhiều lần.
Phật liên tục nói - sáng, tối, chiều, trong làng này, trong
làng khác, di chuyển, bốn mươi năm liên tục nói. Một hôm
Sariputta hỏi: Tại sao thầy vẫn còn im lặng? Tại sao thầy
không nói cho chúng tôi? Rõ ràng ngớ ngẩn! Phật cười phá
lên rồi nói: Ông phải đấy. Và con người này đã nói - không
ai nói nhiều như Phật. Nhưng Sariputta cũng phải, bởi vì việc
nói này đã xảy ra chỉ trên bề mặt còn Phật quả thực vẫn còn
im lặng.
Một thiền sư, Rinzai, hay nói: Con người này, Phật, chưa
từng sinh, ông ta chưa từng bước trên trái đất này, ông ta
chưa từng chết - ông ta chỉ là giấc mơ. Thế mà hàng ngày
Rinzai vẫn tới đền thờ và cúi lạy trước tượng Phật. 

Thế rồi ai đó nói: Rinzai, ông điên rồi! Ngày nào ông
cũng cứ khăng khăng rằng người này chưa từng sinh, chưa
từng chết, chưa từng bước trên trái đất này, mà ông vẫn đi tới
đền thờ và cúi lạy.
Rinzai nói: Bởi vì người này chưa từng sinh, chưa từng
bước đi trên trái đất này, chưa từng chết, nên đó là lí do tại
sao tôi phải đến và cúi lạy.
Người hỏi cứ khăng khăng, nói rằng: Chúng tôi không
thể theo ông được. Hoặc ông là điên hoặc chúng tôi điên,
nhưng chúng tôi không thể theo được - ông ngụ ý gì?
Và Rinzai nói: Sinh của con người này chỉ là giấc mơ
với ông ta. Bước đi trên trái đất này chỉ là giấc mơ với ông
ta. Chết không phải là thật với ông ta - chỉ là kết thúc giấc
mơ dài. Còn người này, trung tâm của sự hiện hữu này, vẫn
nằm ngoài sinh, nằm ngoài tử.
Tương truyền rằng Phật bao giờ cũng ở trên tầng trời thứ
bảy. Ông ấy không bao giờ đi xuống - chỉ có phản xạ của
ông ấy là ở đây. Và điều này là đúng! Điều này cũng đúng
cho cả bạn nữa. Bạn chưa bao giờ xuống, chỉ phản xạ -
nhưng bạn đã trở thành đồng nhất với phản xạ đến mức bạn
đã quên mất. Bạn nghĩ rằng bạn đã xuống. Bạn không thể
xuống được - không có cách nào rơi xuống từ bản thể bạn
được.
Bạn có thể nhìn vào dòng sông và bạn có thể thấy sự
phản xạ, và bạn có thể trở thành đồng nhất với nó đến mức
bạn có thể nghĩ rằng bạn đang ở dưới nước. Bạn có thể đau
khổ bởi nó; bạn có thể cảm thấy bị ngạt thở, và bây giờ bạn
có thể cảm thấy bạn sắp chết. Và bạn bao giờ cũng đứng trên
bờ, bạn chưa bao giờ xuống nước cả - bạn không thể xuống !
Cho nên tôi nói với bạn: Không chỉ có Phật, không ai đi
xuống từ tầng trời thứ bảy. Nhưng một vài người bị ám ảnh,
bị đồng nhất với sự phản xạ của họ. Đấy chính là điều Hindu
gọi là thế giới ảo vọng, thế giới của phản xạ. Chúng ta vẫn
còn trong Brahman, chúng ta vẫn còn trong thực tại tối hậu,
bắt rễ ở đó vĩnh viễn. Không ai đi xuống. Nhưng chúng ta có
thể trở nên đồng nhất với sự phản xạ, với giấc mơ.
Cho nên bạn là phải khi hỏi tôi. Thằng cha này cũng
không râu. Nếu bạn nhìn vào thân thể tôi, bạn không nhìn
vào tôi. Nếu bạn nhìn vào tôi thế thì bạn sẽ hiểu. Râu không
thể mọc theo cách riêng của nó được. Râu chỉ có thể mọc
trên thân thể. Và bộ râu này thực sự rất biểu tượng: linh hồn
là sống động, thân thể một nửa chết một nửa sống, râu thì
gần như chết. Tóc bạn là phần chết của thân thể bạn. Đó là lí
do tại sao bạn cắt nó và bạn không cảm thấy đau. Làm đứt
tay bạn sẽ cảm thấy đau. Tóc bạn là một phần của thân thể,
nhưng nếu bạn cắt nó bạn không cảm thấy đau chút nào. Nó
là tế bào chết của thân thể. Cho nên đôi khi xảy ra trong một
hầm mộ... nếu bạn tới hầm mộ của người Mô ha mét giáo và
đào thi thể lên, người đã chết có thể không có râu nhưng bây
giờ sẽ có râu. Ngay cả trên xác chết râu vẫn có thể mọc bởi
vì râu là tế bào chết, chỉ là tế bào chết.
Râu mọc cũng tốt bởi vì thế thì đứng trước gương bạn có
thể thấy được ba tầng của mình: tầng chết hoàn toàn, tầng
nửa chết nửa sống và tầng tuyệt đối sống. Râu là vật liệu, vật
chất; thân thể là sự gặp gỡ của vật chất và tâm linh. Sự gặp
gỡ bao giờ cũng khó khăn, nhưng thân thể đúng chỉ là mảnh
đất gặp gỡ của vật chất và tâm linh. Bất kì khi nào gặp gỡ
này bị tan vỡ, cân bằng sẽ bị mất - bạn chết. Vật chất tan rã
về vật chất, tâm linh trở về tâm linh.
Thằng cha này cũng không râu. 

Toàn bộ câu hỏi là: Tại sao Bồ đề đạt ma lại không phải
là vật chất? Và câu trả lời là: Vì tâm linh không thể là vật
chất.
Các đệ tử thiền hay hỏi theo một cách kì lạ. Chẳng ở đâu
khác những câu hỏi như thế lại được hỏi cả. Bạn không thể
hỏi giáo hoàng Ki tô giáo: Tại sao thằng cha Jesus này lại
không có râu? Chính câu hỏi đó sẽ bị coi là báng bổ; bạn
không thể thân mật đến mức ấy với Jesus được. Bạn không
thể gọi ông ấy là thằng cha hay hắn được; điều đó có vẻ
không thiêng liêng. Hành vi của bạn sẽ có vẻ là xúc phạm.
Nhưng không như vậy đối với thiền. Thiền nói: Nếu bạn yêu
mến thầy của mình, bạn có thể cười về họ; nếu bạn yêu mến
họ thì không thể có sợ hãi gì, ngay cả việc sợ về một người
thiêng liêng cũng không thể có. Nếu bạn yêu họ nỗi sợ biến
mất.
Cho nên khi lần đầu tiên các nhà thông thiên Ki tô giáo
biết tới truyền thống thiền, họ không thể tin được một tôn
giáo như vậy lại có thể tồn tại, bởi vì các thiền sư cứ cười cả
Phật. Đôi khi họ còn dùng những từ bạn không thể tin được!
Họ có thể nói: Thằng cha đần độn này - để chỉ Phật! Và nếu
bạn hỏi họ, họ sẽ nói: Đúng thế, nó đần lắm, bởi vì nó cứ cố
nói về điều không thể nói được và nó muốn làm biến đổi
chúng ta, những người không thể nào biến đổi được. Nó là
một thằng đần - nó cứ cố làm những điều không thể được!
Các thiền sư quen dùng các từ và thuật ngữ không tôn
giáo nào có thể dùng. Nhưng bởi vì điều đó tôi nói rằng
không một tôn giáo nào lại mang tính tôn giáo được như
thiền, bởi vì nếu bạn thực sự yêu thì sợ ở đâu? Bạn có thể
đùa, bạn có thể cười, và người đã chứng ngộ như Phật cũng
sẽ cười với bạn - không có vấn đề gì. Ông ấy sẽ không cảm
thấy tổn thương. Nếu ông ấy cảm thấy bị tổn thương thì ông
ấy chưa chứng ngộ chút nào. Và ông ấy sẽ không nói: Đừng
có dùng cái ngôn ngữ báng bổ ấy - bởi vì với Phật, mọi ngôn
ngữ đều báng bổ, chỉ im lặng mới thiêng liêng. Cho nên dù
bạn gọi ông ấy là thằng đần hay người tỉnh thức, cả hai cũng
như nhau đối với ông ấy. Ngôn ngữ như thế là báng bổ. Chỉ
có im lặng là thiêng liêng. Bất kì điều gì bạn nói thì cũng
như nhau cả.
Đệ tử này, Wakuan, đang hỏi: Tại sao thằng cha Bồ đề
đạt ma này lại không có râu nhỉ? Bồ đề đạt ma là tổ sư thứ
nhất của thiền. Bồ đề đạt ma tạo ra dòng sông thiền chảy
mãi, mới mãi này.
Bồ đề đạt ma đến Trung quốc từ một ngàn bốn trăm năm
trước đây. Khi ông ấy vào Trung quốc ông ấy đội một chiếc
dép trên đầu. Một dép dưới chân, một dép trên đầu. Hoàng
đế tới đón ông ấy. Hoàng đế bối rối: Đây là cái kiểu người gì
vậy? Hoàng đế đã đợi lâu thế, và hoàng đế nghĩ: Một người
thiêng liêng vĩ đại này, một thánh nhân và hiền nhân vĩ đại
đang tới - và người này đang hành xử y như thằng hề! Hoàng
đế bối rối, ông ta cảm thấy không thoải mái. Và ông ta có cơ
hội đầu tiên, ông ta đã hỏi Bồ đề đạt ma: Ông đang làm gì
vậy? Mọi người đều cười và họ cười cả ta nữa vì ta đã đến
đón ông. Và cách ông hành xử thì không phải là cách hành
xử; ông phải hành xử như thánh nhân chứ!
Bồ đề đạt ma nói: Chỉ có những người không phải thánh
nhân mới hành xử như thánh nhân. Ta là thánh nhân. Chỉ
những người không phải là thánh nhân mới hành xử như
thánh nhân - và ông ấy đúng, bởi vì bạn chăm lo cho hành vi
của mình chỉ khi nó không phải là tự phát.
Hoàng đế nói: Ta không thể hiểu được việc đội một
chiếc dép trên đầu của ông; ông dường như là một thằng hề. 

Bồ đề đạt ma nói: Vâng, vì mọi thứ thấy được chỉ là trò
hề. Chỉ có cái không thấy được... Bệ hạ đứng đây tựa như
hoàng đế, mặc áo long bào, đội vương miện, đúng là trò hề.
Để nói được điều này cho bệ hạ ta đã đội dép lên đầu. Tất cả
điều này đều là đóng kịch và trò hề. Cái thực không có ở
ngoại vi. Nhìn vào ta đây, đừng nhìn vào thân thể ta. Đây
chính là biểu tượng rằng ta đội chiếc dép trên đầu. Ta nói
rằng trong cuộc sống chẳng có gì là thiêng liêng và cũng
chẳng có gì là báng bổ cả. Ngay cả một chiếc dép cũng
thiêng liêng như đầu bệ hạ. Ta đội chiếc dép này như một
biểu tượng.
Tương truyền rằng hoàng đế rất có ấn tượng nhưng
hoàng đế nói: Ông như thế thì quá lắm! Chỉ có một điều ta
muốn hỏi ông và đó là, làm sao định tâm cho ta được. Ta rất
nóng vội, khuấy động, không thoải mái.
Bồ đề đạt ma nói: Bệ hạ hãy tới chỗ ta vào lúc bốn giờ
sáng và đem tâm trí cùng bệ hạ lại. Ta sẽ định tâm cho.
Hoàng đế không thể tuân theo. Ông ta bắt đầu nghĩ: ông
ấy ngụ ý gì, cái con người này - đem tâm trí ta cùng ta lại ư?
Khi hoàng đế bước xuống bậc thang của ngôi đền mà Bồ đề
đạt ma ở, Bồ đề đạt ma lần nữa nói: Bệ hạ nhớ nhé, đừng đến
một mình, nếu không ta sẽ làm thoải mái cho ai? Đem tâm trí
theo bệ hạ. Đến vào lúc bốn giờ sáng - và chỉ một mình thôi,
không lính gác, không ai khác đi theo bệ hạ.
Suốt cả đêm hoàng đế không thể ngủ được. Ông ta cứ
nghĩ: Con người này dường như hơi quái dị. Khi ta ở đó, tâm
trí ta hiển nhiên vẫn cùng với ta. Cho nên cứ nhất định như
thế là gì - đem tâm trí cùng với ta sao? Đôi khi hoàng đế
nghĩ: Tốt hơn là đừng đi, bởi vì ai biết được, một mình người
này có thể đánh ta hay làm điều gì đó. Ta không thể tin
được... ta không thể dự đoán được con người này.
Nhưng cuối cùng thì nhà vua cũng quyết định đi, bởi vì
người này quả thực có từ tính. Ông ấy có cái gì đó trong đôi
mắt, ngọn lửa không thuộc về trái đất này. Ông ấy có cái gì
đó trong nhịp thở, im lặng đến từ cõi bên kia. Cho nên hoàng
đế tới như bị thôi miên, và điều đầu tiên Bồ đề đạt ma đã hỏi
là: Tốt, vậy là bệ hạ đã đến. Tâm trí của bệ hạ đâu? Và ông
ấy ngồi đó với một cây thiền trượng lớn.
Hoàng đế nói: Nhưng khi ta tới đây, tâm trí của ta cũng
đến cùng ta. Nó ở bên trong ta - nó không giống như một thứ
mà ta có thể mang theo.
Thế là Bồ đề đạt ma nói: Thôi được, vậy bệ hạ nghĩ rằng
tâm trí là ở bên trong bệ hạ. Vậy ngồi và nhắm mắt rồi cố thử
tìm xem nó ở đâu. Bệ hạ chỉ cần chỉ nó cho ta và ta sẽ sắp
đặt mọi thứ trật tự. Cây thiền trượng đang ở đây - và ta sẽ
làm cho tâm trí bệ hạ im lặng, đừng lo nghĩ. Hoàng đế nhắm
mắt và cố nhìn, còn Bồ đề đạt ma vẫn ngồi ngay trước nhà
vua. Hoàng đế cứ cố gắng, cố gắng và cố gắng mãi, thời gian
trôi qua, rồi mặt trời lên mà khuôn mặt hoàng đế vẫn hoàn
toàn im lặng. Rồi hoàng đế mở mắt ra và Bồ đề đạt ma, vẫn
ngồi đó, hỏi: Bệ hạ có tìm thấy nó không?
Hoàng đế bắt đầu cười phá lên rồi nói: Ông đã định tâm
được cho ta - bởi vì ta càng cố tìm thì ta càng cảm thấy rằng
nó không có ở đó. Nó chỉ là hình bóng, và nó có đó bởi vì ta
chưa bao giờ lọt vào bên trong. Đó chỉ là thiếu vắng của ta.
Ta trở thành hiện diện bên trong và nó biến mất.
Bồ đề đạt ma này thực sự là người rất hiếm có. Đệ tử của
ông ấy có thể diễu cợt ông ấy, cười nhạo ông ấy - còn ông ấy
thích thú điều đó!
Người chứng ngộ là người cười liên tục. Người đó không
phải là người nghiêm chỉnh như mọi người thường nghĩ. Bất kì chỗ nào bạn thấy có nghiêm chỉnh, hãy hiểu rõ có điều gì
đó không ổn, bởi vì nghiêm chỉnh là một phần của con người
bệnh tật. Không bông hoa nào nghiêm chỉnh trừ phi nó ốm
yếu. Không con chim nào nghiêm chỉnh trừ phi nó ốm yếu.
Không cây cối nào nghiêm chỉnh trừ phi có điều gì đó không
ổn. Bất kì khi nào có điều gì đó không ổn, nghiêm chỉnh xảy
ra. Nghiêm chỉnh là ốm yếu. Khi mọi thứ ổn thoả, tiếng cười
phát sinh.
Bồ đề đạt ma vẫn tiếp tục cười, và cái cười của ông ấy
mới thực là cái cười vỡ bụng, náo động. Đệ tử của ông ấy
quen hỏi những câu hỏi không ai trừ Bồ đề đạt ma mới có
thể trả lời được. Và tôi bảo bạn: Thằng cha ấy không râu, mà
thằng cha này cũng không râu nốt.
Osho kính yêu,
Goso nói: Khi bạn gặp một thiền sư trên đường, bạn
không thể nói với người đó và bạn cũng không thể đi
với người đó trong im lặng. Bạn phải làm gì?
Osho kính yêu, khi chúng tôi gặp thầy của các thầy
trên bãi cỏ - chúng tôi phải làm gì?
Quả vậy, điều đó đúng. Khi bạn gặp một thiền sư trên
đường bạn không thể nói với người đó, bởi vì bạn có thể nói
với người đó điều gì? Thế giới của các bạn khác biệt thế,
ngôn ngữ của các bạn thuộc về hai chiều khác nhau. Bạn có
thể nói gì với người đó? Bạn có thể hỏi điều gì? Có câu hỏi
nào thực sự đáng hỏi không? Có câu hỏi nào thực sự có
nghĩa không? Khi bạn gặp một thiền sư, bạn sẽ nói về cái gì?
Tất cả những điều bạn có thể nói đều thuộc vào thế giới này,
thế giới vô vị này, chợ búa, nhà cửa, gia đình. Tất cả những
điều bạn có thể nói, tất cả những điều về bạn, mới vô ích làm
sao.
Điều đó đúng. Khi bạn gặp thiền sư trên đường... và bạn
bao giờ cũng gặp thầy trên đường bởi vì thầy luôn di chuyển.
Bạn chẳng bao giờ gặp thầy ở bất kì đâu khác. Nhớ lấy, bạn
bao giờ cũng gặp thầy trên đường, bởi vì thầy bao giờ cũng
di chuyển. Thầy là dòng sông, không bao giờ tĩnh tại, không
bao giờ đứng lại. Nếu bạn không thể đi với thầy, bạn sẽ lỡ
thầy. Thầy bao giờ cũng đi trên đôi chân mình. Bạn bao giờ
cũng gặp thầy trên đường.
Bạn có thể nói gì với thầy? Và bạn cũng không thể im
lặng được, bởi vì im lặng gần như không thể được cho bạn.
Bạn không thể nói, bởi vì thầy thuộc vào một thế giới khác.
Bạn không thể im lặng, bởi vì thế giới của bạn chẳng bao giờ
im lặng. Tâm trí bạn cứ huyên thuyên. Tâm trí bạn là cái hộp
huyên thuyên thường xuyên. Nhất quán, không nhất quán - ý
nghĩ cứ tiếp tục mãi và không có kết thúc cho nó, chúng
chuyển vận trong một bánh xe.
Bạn không thể im lặng và bạn cũng không thể nói - vậy
phải làm gì? Nếu bạn bắt đầu nói, điều đó sẽ ngớ ngẩn. Nếu
bạn bắt đầu im lặng, điều đó sẽ không thể được. Tốt hơn hết
là đừng quyết định về phần bạn. Hỏi thầy xem phải làm gì.
Bảo thầy: Tôi không thể nói bởi vì chúng ta thuộc vào các
thế giới khác nhau. Bất kì điều gì tôi hỏi đều vô dụng, và bất
kì điều gì thầy có thể trả lời, tôi cũng không thể hỏi. Bất kì
cái gì tôi hỏi cũng đều vô dụng, thậm chí không đáng trả lời.
Và tôi không thể im lặng bởi vì tôi không biết im lặng là gì. 

Tôi chưa bao giờ biết về nó; im lặng chưa bao giờ xảy ra cho
tôi. Tôi biết một loại im lặng - im lặng đến giữa hai suy nghĩ
như một lỗ hổng, im lặng tồn tại giữa hai từ, chỉ là một lỗ
hổng.
Im lặng của chúng ta giống như hoà bình xảy ra giữa hai
cuộc chiến tranh. Nó không thực là hoà bình; nó chỉ là chuẩn
bị cho cuộc chiến tranh khác. Làm sao mà hoà bình chỉ là
cầu nối cho hai cuộc chiến tranh? Chiến tranh đơn giản xảy
ra ngầm bên dưới, có thế thôi. Đó là cuộc chiến tranh lạnh;
chưa bao giờ là hoà bình. Im lặng của chúng ta cũng giống
vậy.
Cho nên nói với thầy: Tôi không thể im lặng và tôi cũng
không thể nói - cho nên thầy bảo tôi điều phải làm đi. Đừng
bắt đầu bất kì điều gì về phần bạn, bởi vì bất kì cái gì bạn bắt
đầu cũng đều sẽ sai. Nói hay im lặng - bất kì cái gì bạn bắt
đầu cũng đều sai. Để mọi thứ cho thầy, và hỏi thầy: Tôi phải
làm gì đây? Nếu thầy nói: Nói đi - thì nói. Nếu thầy nói: Im
lặng - thì cố mà im lặng. Thầy biết, và thầy sẽ hỏi chỉ những
điều có thể cho bạn.
Cuối cùng thầy sẽ hỏi điều không thể, nhưng không bao
giờ vào lúc bắt đầu. Thầy sẽ hỏi điều không thể vào lúc cuối
cùng bởi vì thế thì nó cũng đã trở thành điều có thể. Dần dần
thầy sẽ đẩy bạn hướng tới vực thẳm cuối cùng nơi điều
không thể lại xảy ra. Nếu thầy bảo nói, thì nói. Thế thì ngay
cả việc nói của bạn cũng có ích. Nhưng thế thì bạn lại không
thực sự hỏi, chỉ nói như việc thanh tâm. Bạn đang giãi bày
tâm trí mình ra, bạn đang diễn lại tâm trí mình. Bạn đang cởi
mở bản thân mình. Bạn không hỏi mà chỉ phô bầy. Phô bầy
này là có ích. Bạn sẽ được nhẹ bớt nhiều gánh nặng.
Khi thầy ở gần bạn, nếu bạn có thể thực sự thẳng thắn và
nói mọi điều đến với bạn, dù không liên quan, dù không nhất
quán, không chán về chính mình, không kiểm soát, không
thao tác nó... Khi thầy ở gần bạn, bạn có thể nói toàn bộ bất
kì điều gì xảy đến cho tâm trí bạn. Điều đó có thể trở thành
điều nói lăng nhăng; nếu bạn không quản lí nó, điều đó sẽ
giống như người điên nói. Nhưng khi thầy ở gần bạn, nếu
bạn thẳng thắn, trung thực và thành thực và giãi bầy tâm trí
mình, thì thầy sẽ thấm vào bạn từ cửa sau. Từ cửa trước tâm
trí bạn vẫn đi ra; từ cửa sau thầy đi vào bạn.
Cho nên khi gần tôi trên bãi cỏ cứ chân tình và thành
thực. Đừng đem những câu hỏi lí trí đến; chúng vô dụng.
Siêu hình là thứ vô dụng nhất trên thế giới này. Đừng đem
tới bất kì câu hỏi siêu hình nào; chúng không đúng đâu,
chúng không thuộc về bạn. Bạn có thể đã nghe nói về chúng,
đọc về chúng, nhưng chúng không phải là một phần của bạn.
Đem những cái vô nghĩa của bạn ra, dù nó là gì. Và đừng cố
thao túng nó. Đừng cố hợp lí hoá nó và trau chuốt nó. Để nó
thô sơ nhất có thể được - bởi vì trước thầy bạn phải trần trụi.
Bạn không nên mặc quần áo và bạn không nên che dấu bản
thân mình.
Đấy là giãi bày, và nếu bạn có thể nói như giãi bầy chứ
không như việc hỏi - chỉ để mở trái tim bạn, không hỏi điều
gì - thế thì im lặng sẽ theo sau, bởi vì khi bạn đã giãi bày tâm
trí mình và bạn đã trải qua việc thanh tâm, im lặng tới với
bạn. Đấy là một kiểu im lặng khác, không phải là im lặng bắt
buộc, không phải là im lặng bị kiểm soát, không phải là im
lặng với bất kì nỗ lực nào về phần bạn.
Khi bạn đã giãi bày tâm trí mình hoàn toàn, đã tháo ra
mọi thứ ở đó, im lặng đến, hạ xuống bạn, tràn ngập bạn, im
lặng bên kia hiểu biết, và im lặng bên kia bạn - im lặng thuộc
về cái toàn thể và không thuộc về cá nhân. Thế thì bạn có thể là cả hai. Bây giờ với một thiền sư trên đường bạn có thể nói
và bạn có thể im lặng nữa.
Osho kính yêu,
Thầy đã nói cho chúng tôi về buông xuôi hoàn toàn
với thầy, nhưng thường tâm trí chúng tôi hay nảy
sinh các lí do để không tuân theo đúng nguyên văn
các hướng dẫn.
Chúng tôi nói những điều như: Thầy không thể biết
rằng tình huống đã thay đổi. Hay: Thầy không hiểu
điều kiện thực tế ở phương Tây ra sao.
Chúng tôi có nên tuân theo mọi thứ thầy nói đúng
từng từ hay có lúc chúng tôi nên dùng suy xét của
riêng mình?

Bạn nên tuân theo hoặc là tuyệt đối, hoặc không chút
nào. Không thoả hiệp nào nên được tạo ra, bởi vì bất kì cái gì
nửa vời không chỉ vô dụng mà còn có hại nữa. Bất kì cái gì
nửa vời sẽ chia rẽ bạn - đó là cái hại. Bạn nên duy trì là một
thể thống nhất không phân chia.
Cho nên hoặc là buông xuôi hoàn toàn... thế thì không
cần suy nghĩ về phần bạn; tuân theo một cách mù quáng. Tôi
nhấn mạnh từ 'mù quáng' - dường như bạn không có mắt; ai
đó có mắt đang dẫn bạn đi. Thế thì bạn sẽ còn là một thể
thống nhất không phân chia; và không bị phân chia, được
tích hợp, bạn sẽ trưởng thành.
Hoặc, nếu bạn cảm thấy điều này là không thể được và
không thể làm được, đừng theo ai cả. Hoàn toàn đi theo
chính mình. Thế nữa bạn sẽ vẫn còn không phân chia. Vẫn
còn không bị phân chia là mục đích, là mục tiêu. Cả hai cách
này đều có tác dụng, kết quả tối thượng là như nhau. Nếu
bạn có thể một mình, không thầy, nếu bạn có thể đi theo tâm
thức của riêng mình đến bất kì đâu nó đưa tới, thì kết quả
cũng vậy, kết quả vẫn là một. Cho nên điều đó tuỳ thuộc vào
bạn.
Nhưng tâm trí bao giờ cũng nói: Làm cả hai. Tâm trí nói:
Cứ theo thầy nhưng phải nghĩ về điều đó. Chỉ theo những gì
bạn nghĩ là phải. Thế thì việc theo là ở đâu? Buông xuôi là ở
đâu? Nếu bạn là quan toà, và bạn quyết định cái gì phải theo
và cái gì không theo, thế thì đâu là buông xuôi, đâu là tin
cậy? Thế thì tốt hơn cả là theo tâm thức của riêng bạn.
Nhưng đừng lừa dối - ít nhất thì cũng không nên có lừa dối;
nếu không bạn sẽ cứ đi theo mình và bạn lại nghĩ rằng bạn
đang theo thầy.
Nếu bạn là nhân tố quyết định, nếu bạn phải chọn lựa,
nếu bạn phải vứt bỏ cái gì đó, chấp nhận cái gì đó, thế thì bạn đang theo chính mình. Nhưng bạn có thể tạo ra ấn tượng
xung quanh mình và bạn có thể tự lừa dối mình rằng bạn
đang theo thầy. Thế thì chẳng có gì đến được từ đó. Bạn sẽ
không trưởng thành, bởi vì qua lừa dối không thể có trưởng
thành được. Và bạn sẽ ngày càng gặp nhiều lẫn lộn hơn, bởi
vì nếu bạn định quyết định điều gì cần phải làm và điều gì
không cần làm, nếu bạn phải chọn từ hướng dẫn của thầy thì
bạn sẽ tạo ra hỗn độn, bởi vì bất kì khi nào thầy hướng dẫn
cho bạn, hướng dẫn đó có sự thống nhất hữu cơ về nó. Mọi
hướng dẫn đều có quan hệ với các hướng dẫn khác. Nó là
một toàn thể trọn vẹn. Bạn không thể bỏ điều gì đó và theo
điều gì đó; bạn sẽ trở thành đống điêu tàn, đổ nát. Ngay cả
một điều đơn giản bị từ chối, cái toàn thể đã bị rối loạn. Bạn
không biết cách thức mọi việc có liên quan lẫn nhau.
Cho nên đây là gợi ý của tôi cho bạn: Vẫn còn là một thể
thống nhất, không phân chia. Quyết định đi. Nếu bạn phải
quyết định thì hãy quyết định: Ta sẽ theo chính mình. Thế thì
đừng có buông xuôi - không có nhu cầu!
Đây là điều Krishnamurti đã từng nói trong bốn mươi,
năm mươi năm liên tục: Đừng đi theo. Mọi người có thể đạt
tới mà không theo ai cả, nhưng con đường thì gian khổ và rất
dài bởi vì bạn không sẵn sàng chấp nhận bất kì sự giúp đỡ
hay hướng dẫn nào có thể được trao cho bạn - đấy là điều có
thể và điều đó có thể cắt bỏ bớt nhiều khó khăn không cần
thiết trên con đường. Đây chính là điều Krishnamurti đã từng
nói. Không ai đã làm điều đó.
Đây là vấn đề của tâm trí. Tâm trí có thể chấp nhận:
Đừng theo ai cả - không phải bởi vì nó đã hiểu mà bởi vì đó
chính là sự đáp ứng bản ngã không đi theo bất kì ai. Không
ai muốn đi theo bất kì ai. Sâu bên dưới bản ngã cưỡng lại.
Cho nên xung quanh Krishnamurti tất cả các bản ngã tụ
hội lại. Họ lại tự lừa dối mình. Họ nghĩ họ không theo bất kì
ai bởi vì họ đã hiểu ảo tưởng của việc đi theo, họ đã hiểu
rằng con đường phải được đi qua một mình, họ đã hiểu rằng
không thể có sự giúp đỡ, không ai có thể giúp được bạn,
không ai có thể hướng dẫn được bạn; một mình bạn phải đi.
Họ nghĩ rằng họ đã hiểu điều này, đó là lí do tại sao họ
không theo bất kì ai. Đó không phải là điều thực - họ đang
lừa dối. Họ không theo ai bởi vì bản ngã của họ không cho
phép. Thế mà họ vẫn cứ nghe Krishnamurti. Trong nhiều
năm họ đi lại mãi.
Nếu không thể có sự giúp đỡ thì tại sao bạn cứ phải trở
đi trở lại với Krishnamurti? Nếu không ai có thể hướng dẫn
bạn thì phỏng có ích gì mà lắng nghe ông ấy nói đi nói lại?
Điều ấy là vô nghĩa. Và thậm chí cả thái độ này, điều bạn
phải đi con đường một mình, cũng không do bạn khám phá
ra - nó đã được để lộ ra cho bạn qua Krishnamurti. Sâu bên
dưới, ông ấy đã trở thành thầy bạn. Nhưng bạn cứ nói rằng
bạn không đi theo. Đấy là lừa dối.
Cũng điều lừa dối đó có thể xảy ra từ phía ngược lại. Bạn
đến với tôi, bạn nghĩ bạn đã buông xuôi, thế mà bạn vẫn cứ
chọn lựa. Nếu tôi nói điều gì đó hợp với bạn, điều đó có
nghĩa là nó hợp với bản ngã của bạn - bạn theo nó. Nếu tôi
nói điều gì đó không hợp với bản ngã của bạn, bạn bắt đầu
lập luận: Điều này có thể không phải dành cho mình. Cho
nên bạn cảm thấy rằng bạn đã buông xuôi mà bạn lại không
buông xuôi.
Mọi người xung quanh Krishnamurti nghĩ là họ không đi
theo bất kì ai, mà họ lại đang đi theo. Các bạn xung quanh
tôi cứ nghĩ là các bạn đang theo tôi mà bạn lại không theo tôi. Tâm trí bao giờ cũng là kẻ lừa dối. Dù bạn đi đâu nó
cũng có thể lừa dối bạn, cho nên hãy tỉnh táo.
Tôi nói với bạn: Bạn có thể đạt tới mà không đi theo,
nhưng con đường này sẽ rất, rất đơn độc, rất dài. Nó nhất
định là như vậy. Người ta có thể đạt tới, không thể không thế
được - mọi người đã đạt tới. Bản thân tôi đã đạt tới mà
không theo ai cả; bạn cũng có thể đạt tới. Nhưng nhớ rằng
không theo ai không nên trở thành việc đáp ứng cho bản ngã;
nếu không bạn sẽ không bao giờ đạt tới.
Có thầy hay không có thầy, đấy không phải là điều cơ
bản. Điều cơ bản là bản ngã, bản ngã của bạn. Không bản
ngã - thì dù không có thầy bạn vẫn có thể đạt tới. Có bản ngã
- ngay cả phật cũng chẳng hướng dẫn được bạn. Hoặc đi theo
toàn bộ hoặc không đi theo toàn bộ, nhưng phải là toàn bộ.
Đấy là do bạn quyết định. Đừng bị tâm trí lừa dối và nhìn
sâu vào bên trong bản thân bạn. Nhận biết điều bạn đang
làm. Nếu bạn đang buông xuôi, hãy buông xuôi.
Tôi nhớ: Có lần chuyện đã xảy ra với một nhóm trong
cuộc đời của Gurdjieff. Ông ấy làm việc với một vài đệ tử.
Cần phải hoàn toàn buông xuôi - và Gurdjieff đã nói rằng bất
kì điều gì ông ấy nói ra, họ đều phải tuân theo. Ông ấy đã
giúp họ thực hành một bài tập nào đó; ông ấy quen gọi bài
tập đó là bài tập dừng. Cho nên bất kì khi nào ông hô: Dừng!
bạn phải dừng mọi việc mình đang làm. Bạn đang bước, một
chân giơ lên và khi đó ông ấy hô: Dừng! bạn phải dừng ở đó.
Bạn đang nói và mồm vừa há thì ông ấy hô: Dừng! bạn phải
dừng mà mồn vẫn há. Bạn không được thay đổi động tác đó,
bạn không được làm cử chỉ thuận tiện, bởi vì điều đó sẽ là
lừa dối, và bạn không lừa dối bất kì ai trừ bản thân bạn.
Một hôm, bỗng nhiên vào buổi sáng khi mọi người đang
tập luyện bên ngoài trại và một vài người đang đi qua một
con kênh chảy qua gần đó, ông bỗng nhiên hô: Dừng! - ông
vẫn bên trong trại. Thế là mọi người dừng. Bốn người đang
đi qua con kênh. Kênh lúc đó còn cạn, nước không chảy, cho
nên họ dừng lại.
Nhưng bỗng nhiên ai đó mở kênh và nước bắt đầu chảy.
Họ bắt đầu nghĩ: Phải làm gì đây? Gurdjieff đang trong lều,
ông ta không biết rằng chúng ta đang đứng trong kênh và
kênh đang có nước chảy. Nhưng họ vẫn đợi, bởi vì tâm trí có
thể đợi được một chốc.
Khi nước ngập tới cổ, một người nhảy ra. Người đó nói:
Thế này quá lắm. Gurdjieff không biết.
Rồi nước trong kênh dâng lên nữa. Hai người khác nhảy
ra khi nước ngập tới gần mũi họ... bởi vì bây giờ họ sẽ bị
chết đuối còn việc lập luận thì đơn giản và dễ dàng. Bạn
cũng sẽ phải làm tương tự. Họ đang sắp chết... thầy lại đang
ở trong lều và thầy không biết!
Chỉ còn lại mỗi một người. Nước đã ngập trên đầu người
đó và người đó vẫn đang đứng. Thế là Gurdjieff chạy xô ra
khỏi lều và vớt người đó lên khỏi kênh. Người đó gần như
bất tỉnh. Nước được lấy ra khỏi thân thể người đó; người đó
gần chết. Nhưng khi người đó mở mắt ra, người đó đã trở
thành một người khác. Con người cũ đã chết thực sự. Đây là
biến đổi. Người đó đã hoàn toàn khác.
Điều gì đã xảy ra trong khoảnh khắc chết đó? Người đó
đã chấp nhận thầy. Người đó đã bác bỏ tâm trí và lập luận
của mình. Người đó đã bác bỏ ham muốn cuộc sống của
chính mình. Người đó đã bác bỏ thôi thúc sinh vật bên trong
nhất của mình để tồn tại. Người đó đã bác bỏ mọi thứ. Người
đó nói: Khi thầy đã nói dừng, ta phải dừng. Bây giờ không
có gì có thể lay chuyển được ta.

Điều đó thật hết sức khó, khó lắm - gần như không thể
được. Nhưng khi bạn làm điều không thể được đó, bạn được
biến đổi. Việc chết, người đó cũng không cho phép tâm trí
được can thiệp. Cái chết có đó, nhưng người đó thà chấp
nhận cái chết còn hơn chấp nhận tâm trí và cách suy xét
riêng của mình.
Người đó không bao giờ còn là người cũ nữa, không ai
còn có thể gặp được con người cũ nữa. Thế thì những người
khác hiểu rằng họ đã bỏ lỡ một cơ hội lớn. Ba người đã nhảy
ra khỏi kênh đã bỏ lỡ một cơ hội lớn.
Đây là buông xuôi hoàn toàn. Vấn đề không phải là cần
viện đến tâm trí của bạn hay không, tâm trí của bạn phải nói
có hay nói không. Khi bạn buông xuôi, bạn đã buông xuôi
mọi khả năng nói không. Dù bất kì tình huống nào, bạn sẽ
không nói không. Nói có toàn bộ nghĩa là buông xuôi. Khó
đấy! Đó là lí do tại sao việc biến đổi lại khó khăn. Không dễ
dàng chút nào - đó là lí do tại sao việc sinh thành tâm linh
không dễ dàng.
Nhưng tôi không nói rằng bạn không thể đạt tới một
mình được. Bạn có thể đạt tới một mình và bạn có thể đạt tới
với thầy; bạn có thể đạt tới trong nhóm, bạn có thể đạt tới
như một cá nhân. Mọi khả năng đều để mở. Tôi không thế
này mà cũng không thế khác. Vấn đề là ở bạn quyết định, và
quyết định không chút lừa dối.
Nhớ lấy, vấn đề không phải là phương Đông hay phương
Tây. Sâu bên dưới, tâm trí là như nhau, mọi khác biệt đều chỉ
là trên bề mặt. Phương Đông và phương Tây - đấy chỉ là bề
mặt... dấu ấn văn hoá, giống nòi, nhưng chúng chỉ là trên bề
mặt. Sâu bên dưới tâm trí con người là một. Bạn gốc gác từ
đâu chẳng có quan hệ gì.
Buông xuôi hay vẫn hoàn toàn một mình, nhưng cả hai
con đường này là những chặng đường mà chỉ có những
người toàn bộ mới có thể đi qua được. Một mình, Phật đạt
tới chứng ngộ; theo Phật, nhiều người đã đạt tới cùng chứng
ngộ.
Tôi không phải là người thiên lệch. Tôi không nói, như
Krishnamurti nói: Chỉ đây mới là con đường. Tôi không nói,
như Meher Baba nói: Chỉ đây mới là con đường. Tôi biết rõ
họ nói: Chỉ đây mới là con đường, là để giúp bạn, bởi vì một
khi bạn trở nên nhận biết rằng lối khác cũng có thể là con
đường, lẫn lộn bắt đầu sinh ra trong bạn. Thế thì bạn bắt đầu
thay đổi ý kiến - đôi khi bạn nghĩ thế này, đôi khi bạn nghĩ
thế khác. Đó là lí do tại sao các bậc thầy đã từng nói: Chỉ đây
mới là con đường - chỉ để làm cho tâm trí bạn không lẫn lộn.
Nếu không thì cái đối lập sẽ hấp dẫn bạn và bạn sẽ cứ thay
đổi lập trường. Để làm cho bạn được toàn bộ, các bậc thầy
cứ nhấn mạnh.
Nhưng tôi nói cả hai con đường. Tại sao? - bởi vì rằng
việc nhấn mạnh đã trở thành cổ rồi, và bạn đã nghe quá
nhiều về: Đây là con đường duy nhất. Nó đã trở thành lời sáo
rỗng chết cứng. Bây giờ nó chẳng có ích lợi gì nữa. Nó đã có
ích trong quá khứ; bây giờ nó không có ích nữa, vì thế giới
đã trở thành gần là một. Trái đất đã trở thành giống như một
làng toàn cầu, và mọi tôn giáo đều biết tới mọi tôn giáo khác
và ai cũng biết tất cả các con đường. Bây giờ loài người đã
quen với mọi con đường - mọi con đường, mọi khả năng,
mọi cách thức.
Trong quá khứ mọi người chỉ biết có một con đường,
con đường trong đó họ được sinh ra. Nhấn mạnh rằng con
đường này là duy nhất là điều tốt - để làm cho tâm trí họ tin
cậy vào nó, tin tưởng vào nó. Nhưng bây giờ điều này không còn là tình huống chút nào nữa. Người Hindu đọc Koran,
người Ki tô giáo đến Ấn Độ để tìm kiếm hướng dẫn, người
Mô ha mét giáo nhận biết về Gita và Veda. Mọi con đường
đều đã trở nên được biết tới. Nhiều lẫn lộn tồn tại, và bất kì
ai nói rằng đây là con đường duy nhất, bây giờ đều không có
ích bởi vì bạn biết những con đường khác có đó. Bạn cũng
biết rằng từ các con đường khác mọi người đã đạt tới và
đang đạt tới. Do đó tôi không nhấn mạnh vào con đường nào
cả.
Bạn có thể nhận sự giúp đỡ của tôi nếu bạn buông xuôi,
bạn có thể nhận sự giúp đỡ của tôi nếu bạn không buông
xuôi - nhưng bạn phải rõ ràng về điều đó. Nếu bạn chọn con
đường buông xuôi, bạn phải theo tôi toàn bộ. Nếu bạn chọn
rằng bạn không định buông xuôi, quyết định về nó đi. Tôi có
thể là một người bạn trên con đường, không cần phải biến tôi
thành thầy. Tôi có thể chỉ là một người bạn đường - hay
thậm chí không là một người bạn.
Bạn đang tìm kiếm và bạn gặp ai đó hoàn toàn không
biết trước, một người xa lạ, rồi bạn hỏi người đó: Dòng sông
ở đâu? Con đường nào dẫn tới dòng sông? Khi người đó đã
nói xong bạn cám ơn người đó và bạn bước tiếp. Tôi có thể
chỉ là một người lạ. Thậm chí không cần phải là một người
bạn, bởi vì với một người bạn, bạn cũng có can dự vào. Bạn
có thể nhận sự giúp đỡ của tôi - sự giúp đỡ của tôi là vô điều
kiện.
Tôi không nói: Làm cái này, thế thì tôi sẽ giúp bạn. Tôi
không nói: Buông xuôi đi, chỉ thế thì tôi mới giúp bạn.
Nhưng điều này tôi phải nói nhiều: Làm bất kì cái gì bạn
thích, nhưng làm nó một cách toàn bộ. Nếu bạn là toàn bộ thì
việc biến đổi là rất gần. Nếu bạn bị phân chia, điều ấy gần
như không thể được.
Osho kính yêu,
Khi Wakuan thấy một bức tranh về Bồ đề đạt ma có
râu, ông ta phàn nàn: Tại sao thằng cha kia lại
không có râu?
Osho kính yêu, tại sao thầy không có râu?
Truyền thống của thiền thực là hay. Bồ đề đạt ma có râu,
và một đệ tử hỏi: Tại sao thằng cha này lại không có râu?
Câu hỏi hay nhưng chỉ đệ tử thiền mới có thể nêu ra được nó
- bởi vì râu thuộc về thân thể, không thuộc về Bồ đề đạt ma.
Thằng cha đó không râu, bởi vì thân thể chỉ là nơi cư trú. Rõ
ràng câu hỏi này ngớ ngẩn, nhưng nó có nghĩa, và những câu
hỏi như vậy đã được hỏi nhiều lần.
Phật liên tục nói - sáng, tối, chiều, trong làng này, trong
làng khác, di chuyển, bốn mươi năm liên tục nói. Một hôm
Sariputta hỏi: Tại sao thầy vẫn còn im lặng? Tại sao thầy
không nói cho chúng tôi? Rõ ràng ngớ ngẩn! Phật cười phá
lên rồi nói: Ông phải đấy. Và con người này đã nói - không
ai nói nhiều như Phật. Nhưng Sariputta cũng phải, bởi vì việc
nói này đã xảy ra chỉ trên bề mặt còn Phật quả thực vẫn còn
im lặng.
Một thiền sư, Rinzai, hay nói: Con người này, Phật, chưa
từng sinh, ông ta chưa từng bước trên trái đất này, ông ta
chưa từng chết - ông ta chỉ là giấc mơ. Thế mà hàng ngày
Rinzai vẫn tới đền thờ và cúi lạy trước tượng Phật. 

Thế rồi ai đó nói: Rinzai, ông điên rồi! Ngày nào ông
cũng cứ khăng khăng rằng người này chưa từng sinh, chưa
từng chết, chưa từng bước trên trái đất này, mà ông vẫn đi tới
đền thờ và cúi lạy.
Rinzai nói: Bởi vì người này chưa từng sinh, chưa từng
bước đi trên trái đất này, chưa từng chết, nên đó là lí do tại
sao tôi phải đến và cúi lạy.
Người hỏi cứ khăng khăng, nói rằng: Chúng tôi không
thể theo ông được. Hoặc ông là điên hoặc chúng tôi điên,
nhưng chúng tôi không thể theo được - ông ngụ ý gì?
Và Rinzai nói: Sinh của con người này chỉ là giấc mơ
với ông ta. Bước đi trên trái đất này chỉ là giấc mơ với ông
ta. Chết không phải là thật với ông ta - chỉ là kết thúc giấc
mơ dài. Còn người này, trung tâm của sự hiện hữu này, vẫn
nằm ngoài sinh, nằm ngoài tử.
Tương truyền rằng Phật bao giờ cũng ở trên tầng trời thứ
bảy. Ông ấy không bao giờ đi xuống - chỉ có phản xạ của
ông ấy là ở đây. Và điều này là đúng! Điều này cũng đúng
cho cả bạn nữa. Bạn chưa bao giờ xuống, chỉ phản xạ -
nhưng bạn đã trở thành đồng nhất với phản xạ đến mức bạn
đã quên mất. Bạn nghĩ rằng bạn đã xuống. Bạn không thể
xuống được - không có cách nào rơi xuống từ bản thể bạn
được.
Bạn có thể nhìn vào dòng sông và bạn có thể thấy sự
phản xạ, và bạn có thể trở thành đồng nhất với nó đến mức
bạn có thể nghĩ rằng bạn đang ở dưới nước. Bạn có thể đau
khổ bởi nó; bạn có thể cảm thấy bị ngạt thở, và bây giờ bạn
có thể cảm thấy bạn sắp chết. Và bạn bao giờ cũng đứng trên
bờ, bạn chưa bao giờ xuống nước cả - bạn không thể xuống !
Cho nên tôi nói với bạn: Không chỉ có Phật, không ai đi
xuống từ tầng trời thứ bảy. Nhưng một vài người bị ám ảnh,
bị đồng nhất với sự phản xạ của họ. Đấy chính là điều Hindu
gọi là thế giới ảo vọng, thế giới của phản xạ. Chúng ta vẫn
còn trong Brahman, chúng ta vẫn còn trong thực tại tối hậu,
bắt rễ ở đó vĩnh viễn. Không ai đi xuống. Nhưng chúng ta có
thể trở nên đồng nhất với sự phản xạ, với giấc mơ.
Cho nên bạn là phải khi hỏi tôi. Thằng cha này cũng
không râu. Nếu bạn nhìn vào thân thể tôi, bạn không nhìn
vào tôi. Nếu bạn nhìn vào tôi thế thì bạn sẽ hiểu. Râu không
thể mọc theo cách riêng của nó được. Râu chỉ có thể mọc
trên thân thể. Và bộ râu này thực sự rất biểu tượng: linh hồn
là sống động, thân thể một nửa chết một nửa sống, râu thì
gần như chết. Tóc bạn là phần chết của thân thể bạn. Đó là lí
do tại sao bạn cắt nó và bạn không cảm thấy đau. Làm đứt
tay bạn sẽ cảm thấy đau. Tóc bạn là một phần của thân thể,
nhưng nếu bạn cắt nó bạn không cảm thấy đau chút nào. Nó
là tế bào chết của thân thể. Cho nên đôi khi xảy ra trong một
hầm mộ... nếu bạn tới hầm mộ của người Mô ha mét giáo và
đào thi thể lên, người đã chết có thể không có râu nhưng bây
giờ sẽ có râu. Ngay cả trên xác chết râu vẫn có thể mọc bởi
vì râu là tế bào chết, chỉ là tế bào chết.
Râu mọc cũng tốt bởi vì thế thì đứng trước gương bạn có
thể thấy được ba tầng của mình: tầng chết hoàn toàn, tầng
nửa chết nửa sống và tầng tuyệt đối sống. Râu là vật liệu, vật
chất; thân thể là sự gặp gỡ của vật chất và tâm linh. Sự gặp
gỡ bao giờ cũng khó khăn, nhưng thân thể đúng chỉ là mảnh
đất gặp gỡ của vật chất và tâm linh. Bất kì khi nào gặp gỡ
này bị tan vỡ, cân bằng sẽ bị mất - bạn chết. Vật chất tan rã
về vật chất, tâm linh trở về tâm linh.
Thằng cha này cũng không râu. 

Toàn bộ câu hỏi là: Tại sao Bồ đề đạt ma lại không phải
là vật chất? Và câu trả lời là: Vì tâm linh không thể là vật
chất.
Các đệ tử thiền hay hỏi theo một cách kì lạ. Chẳng ở đâu
khác những câu hỏi như thế lại được hỏi cả. Bạn không thể
hỏi giáo hoàng Ki tô giáo: Tại sao thằng cha Jesus này lại
không có râu? Chính câu hỏi đó sẽ bị coi là báng bổ; bạn
không thể thân mật đến mức ấy với Jesus được. Bạn không
thể gọi ông ấy là thằng cha hay hắn được; điều đó có vẻ
không thiêng liêng. Hành vi của bạn sẽ có vẻ là xúc phạm.
Nhưng không như vậy đối với thiền. Thiền nói: Nếu bạn yêu
mến thầy của mình, bạn có thể cười về họ; nếu bạn yêu mến
họ thì không thể có sợ hãi gì, ngay cả việc sợ về một người
thiêng liêng cũng không thể có. Nếu bạn yêu họ nỗi sợ biến
mất.
Cho nên khi lần đầu tiên các nhà thông thiên Ki tô giáo
biết tới truyền thống thiền, họ không thể tin được một tôn
giáo như vậy lại có thể tồn tại, bởi vì các thiền sư cứ cười cả
Phật. Đôi khi họ còn dùng những từ bạn không thể tin được!
Họ có thể nói: Thằng cha đần độn này - để chỉ Phật! Và nếu
bạn hỏi họ, họ sẽ nói: Đúng thế, nó đần lắm, bởi vì nó cứ cố
nói về điều không thể nói được và nó muốn làm biến đổi
chúng ta, những người không thể nào biến đổi được. Nó là
một thằng đần - nó cứ cố làm những điều không thể được!
Các thiền sư quen dùng các từ và thuật ngữ không tôn
giáo nào có thể dùng. Nhưng bởi vì điều đó tôi nói rằng
không một tôn giáo nào lại mang tính tôn giáo được như
thiền, bởi vì nếu bạn thực sự yêu thì sợ ở đâu? Bạn có thể
đùa, bạn có thể cười, và người đã chứng ngộ như Phật cũng
sẽ cười với bạn - không có vấn đề gì. Ông ấy sẽ không cảm
thấy tổn thương. Nếu ông ấy cảm thấy bị tổn thương thì ông
ấy chưa chứng ngộ chút nào. Và ông ấy sẽ không nói: Đừng
có dùng cái ngôn ngữ báng bổ ấy - bởi vì với Phật, mọi ngôn
ngữ đều báng bổ, chỉ im lặng mới thiêng liêng. Cho nên dù
bạn gọi ông ấy là thằng đần hay người tỉnh thức, cả hai cũng
như nhau đối với ông ấy. Ngôn ngữ như thế là báng bổ. Chỉ
có im lặng là thiêng liêng. Bất kì điều gì bạn nói thì cũng
như nhau cả.
Đệ tử này, Wakuan, đang hỏi: Tại sao thằng cha Bồ đề
đạt ma này lại không có râu nhỉ? Bồ đề đạt ma là tổ sư thứ
nhất của thiền. Bồ đề đạt ma tạo ra dòng sông thiền chảy
mãi, mới mãi này.
Bồ đề đạt ma đến Trung quốc từ một ngàn bốn trăm năm
trước đây. Khi ông ấy vào Trung quốc ông ấy đội một chiếc
dép trên đầu. Một dép dưới chân, một dép trên đầu. Hoàng
đế tới đón ông ấy. Hoàng đế bối rối: Đây là cái kiểu người gì
vậy? Hoàng đế đã đợi lâu thế, và hoàng đế nghĩ: Một người
thiêng liêng vĩ đại này, một thánh nhân và hiền nhân vĩ đại
đang tới - và người này đang hành xử y như thằng hề! Hoàng
đế bối rối, ông ta cảm thấy không thoải mái. Và ông ta có cơ
hội đầu tiên, ông ta đã hỏi Bồ đề đạt ma: Ông đang làm gì
vậy? Mọi người đều cười và họ cười cả ta nữa vì ta đã đến
đón ông. Và cách ông hành xử thì không phải là cách hành
xử; ông phải hành xử như thánh nhân chứ!
Bồ đề đạt ma nói: Chỉ có những người không phải thánh
nhân mới hành xử như thánh nhân. Ta là thánh nhân. Chỉ
những người không phải là thánh nhân mới hành xử như
thánh nhân - và ông ấy đúng, bởi vì bạn chăm lo cho hành vi
của mình chỉ khi nó không phải là tự phát.
Hoàng đế nói: Ta không thể hiểu được việc đội một
chiếc dép trên đầu của ông; ông dường như là một thằng hề. 

Bồ đề đạt ma nói: Vâng, vì mọi thứ thấy được chỉ là trò
hề. Chỉ có cái không thấy được... Bệ hạ đứng đây tựa như
hoàng đế, mặc áo long bào, đội vương miện, đúng là trò hề.
Để nói được điều này cho bệ hạ ta đã đội dép lên đầu. Tất cả
điều này đều là đóng kịch và trò hề. Cái thực không có ở
ngoại vi. Nhìn vào ta đây, đừng nhìn vào thân thể ta. Đây
chính là biểu tượng rằng ta đội chiếc dép trên đầu. Ta nói
rằng trong cuộc sống chẳng có gì là thiêng liêng và cũng
chẳng có gì là báng bổ cả. Ngay cả một chiếc dép cũng
thiêng liêng như đầu bệ hạ. Ta đội chiếc dép này như một
biểu tượng.
Tương truyền rằng hoàng đế rất có ấn tượng nhưng
hoàng đế nói: Ông như thế thì quá lắm! Chỉ có một điều ta
muốn hỏi ông và đó là, làm sao định tâm cho ta được. Ta rất
nóng vội, khuấy động, không thoải mái.
Bồ đề đạt ma nói: Bệ hạ hãy tới chỗ ta vào lúc bốn giờ
sáng và đem tâm trí cùng bệ hạ lại. Ta sẽ định tâm cho.
Hoàng đế không thể tuân theo. Ông ta bắt đầu nghĩ: ông
ấy ngụ ý gì, cái con người này - đem tâm trí ta cùng ta lại ư?
Khi hoàng đế bước xuống bậc thang của ngôi đền mà Bồ đề
đạt ma ở, Bồ đề đạt ma lần nữa nói: Bệ hạ nhớ nhé, đừng đến
một mình, nếu không ta sẽ làm thoải mái cho ai? Đem tâm trí
theo bệ hạ. Đến vào lúc bốn giờ sáng - và chỉ một mình thôi,
không lính gác, không ai khác đi theo bệ hạ.
Suốt cả đêm hoàng đế không thể ngủ được. Ông ta cứ
nghĩ: Con người này dường như hơi quái dị. Khi ta ở đó, tâm
trí ta hiển nhiên vẫn cùng với ta. Cho nên cứ nhất định như
thế là gì - đem tâm trí cùng với ta sao? Đôi khi hoàng đế
nghĩ: Tốt hơn là đừng đi, bởi vì ai biết được, một mình người
này có thể đánh ta hay làm điều gì đó. Ta không thể tin
được... ta không thể dự đoán được con người này.
Nhưng cuối cùng thì nhà vua cũng quyết định đi, bởi vì
người này quả thực có từ tính. Ông ấy có cái gì đó trong đôi
mắt, ngọn lửa không thuộc về trái đất này. Ông ấy có cái gì
đó trong nhịp thở, im lặng đến từ cõi bên kia. Cho nên hoàng
đế tới như bị thôi miên, và điều đầu tiên Bồ đề đạt ma đã hỏi
là: Tốt, vậy là bệ hạ đã đến. Tâm trí của bệ hạ đâu? Và ông
ấy ngồi đó với một cây thiền trượng lớn.
Hoàng đế nói: Nhưng khi ta tới đây, tâm trí của ta cũng
đến cùng ta. Nó ở bên trong ta - nó không giống như một thứ
mà ta có thể mang theo.
Thế là Bồ đề đạt ma nói: Thôi được, vậy bệ hạ nghĩ rằng
tâm trí là ở bên trong bệ hạ. Vậy ngồi và nhắm mắt rồi cố thử
tìm xem nó ở đâu. Bệ hạ chỉ cần chỉ nó cho ta và ta sẽ sắp
đặt mọi thứ trật tự. Cây thiền trượng đang ở đây - và ta sẽ
làm cho tâm trí bệ hạ im lặng, đừng lo nghĩ. Hoàng đế nhắm
mắt và cố nhìn, còn Bồ đề đạt ma vẫn ngồi ngay trước nhà
vua. Hoàng đế cứ cố gắng, cố gắng và cố gắng mãi, thời gian
trôi qua, rồi mặt trời lên mà khuôn mặt hoàng đế vẫn hoàn
toàn im lặng. Rồi hoàng đế mở mắt ra và Bồ đề đạt ma, vẫn
ngồi đó, hỏi: Bệ hạ có tìm thấy nó không?
Hoàng đế bắt đầu cười phá lên rồi nói: Ông đã định tâm
được cho ta - bởi vì ta càng cố tìm thì ta càng cảm thấy rằng
nó không có ở đó. Nó chỉ là hình bóng, và nó có đó bởi vì ta
chưa bao giờ lọt vào bên trong. Đó chỉ là thiếu vắng của ta.
Ta trở thành hiện diện bên trong và nó biến mất.
Bồ đề đạt ma này thực sự là người rất hiếm có. Đệ tử của
ông ấy có thể diễu cợt ông ấy, cười nhạo ông ấy - còn ông ấy
thích thú điều đó!
Người chứng ngộ là người cười liên tục. Người đó không
phải là người nghiêm chỉnh như mọi người thường nghĩ. Bất kì chỗ nào bạn thấy có nghiêm chỉnh, hãy hiểu rõ có điều gì
đó không ổn, bởi vì nghiêm chỉnh là một phần của con người
bệnh tật. Không bông hoa nào nghiêm chỉnh trừ phi nó ốm
yếu. Không con chim nào nghiêm chỉnh trừ phi nó ốm yếu.
Không cây cối nào nghiêm chỉnh trừ phi có điều gì đó không
ổn. Bất kì khi nào có điều gì đó không ổn, nghiêm chỉnh xảy
ra. Nghiêm chỉnh là ốm yếu. Khi mọi thứ ổn thoả, tiếng cười
phát sinh.
Bồ đề đạt ma vẫn tiếp tục cười, và cái cười của ông ấy
mới thực là cái cười vỡ bụng, náo động. Đệ tử của ông ấy
quen hỏi những câu hỏi không ai trừ Bồ đề đạt ma mới có
thể trả lời được. Và tôi bảo bạn: Thằng cha ấy không râu, mà
thằng cha này cũng không râu nốt.
Osho kính yêu,
Goso nói: Khi bạn gặp một thiền sư trên đường, bạn
không thể nói với người đó và bạn cũng không thể đi
với người đó trong im lặng. Bạn phải làm gì?
Osho kính yêu, khi chúng tôi gặp thầy của các thầy
trên bãi cỏ - chúng tôi phải làm gì?
Quả vậy, điều đó đúng. Khi bạn gặp một thiền sư trên
đường bạn không thể nói với người đó, bởi vì bạn có thể nói
với người đó điều gì? Thế giới của các bạn khác biệt thế,
ngôn ngữ của các bạn thuộc về hai chiều khác nhau. Bạn có
thể nói gì với người đó? Bạn có thể hỏi điều gì? Có câu hỏi
nào thực sự đáng hỏi không? Có câu hỏi nào thực sự có
nghĩa không? Khi bạn gặp một thiền sư, bạn sẽ nói về cái gì?
Tất cả những điều bạn có thể nói đều thuộc vào thế giới này,
thế giới vô vị này, chợ búa, nhà cửa, gia đình. Tất cả những
điều bạn có thể nói, tất cả những điều về bạn, mới vô ích làm
sao.
Điều đó đúng. Khi bạn gặp thiền sư trên đường... và bạn
bao giờ cũng gặp thầy trên đường bởi vì thầy luôn di chuyển.
Bạn chẳng bao giờ gặp thầy ở bất kì đâu khác. Nhớ lấy, bạn
bao giờ cũng gặp thầy trên đường, bởi vì thầy bao giờ cũng
di chuyển. Thầy là dòng sông, không bao giờ tĩnh tại, không
bao giờ đứng lại. Nếu bạn không thể đi với thầy, bạn sẽ lỡ
thầy. Thầy bao giờ cũng đi trên đôi chân mình. Bạn bao giờ
cũng gặp thầy trên đường.
Bạn có thể nói gì với thầy? Và bạn cũng không thể im
lặng được, bởi vì im lặng gần như không thể được cho bạn.
Bạn không thể nói, bởi vì thầy thuộc vào một thế giới khác.
Bạn không thể im lặng, bởi vì thế giới của bạn chẳng bao giờ
im lặng. Tâm trí bạn cứ huyên thuyên. Tâm trí bạn là cái hộp
huyên thuyên thường xuyên. Nhất quán, không nhất quán - ý
nghĩ cứ tiếp tục mãi và không có kết thúc cho nó, chúng
chuyển vận trong một bánh xe.
Bạn không thể im lặng và bạn cũng không thể nói - vậy
phải làm gì? Nếu bạn bắt đầu nói, điều đó sẽ ngớ ngẩn. Nếu
bạn bắt đầu im lặng, điều đó sẽ không thể được. Tốt hơn hết
là đừng quyết định về phần bạn. Hỏi thầy xem phải làm gì.
Bảo thầy: Tôi không thể nói bởi vì chúng ta thuộc vào các
thế giới khác nhau. Bất kì điều gì tôi hỏi đều vô dụng, và bất
kì điều gì thầy có thể trả lời, tôi cũng không thể hỏi. Bất kì
cái gì tôi hỏi cũng đều vô dụng, thậm chí không đáng trả lời.
Và tôi không thể im lặng bởi vì tôi không biết im lặng là gì. 

Tôi chưa bao giờ biết về nó; im lặng chưa bao giờ xảy ra cho
tôi. Tôi biết một loại im lặng - im lặng đến giữa hai suy nghĩ
như một lỗ hổng, im lặng tồn tại giữa hai từ, chỉ là một lỗ
hổng.
Im lặng của chúng ta giống như hoà bình xảy ra giữa hai
cuộc chiến tranh. Nó không thực là hoà bình; nó chỉ là chuẩn
bị cho cuộc chiến tranh khác. Làm sao mà hoà bình chỉ là
cầu nối cho hai cuộc chiến tranh? Chiến tranh đơn giản xảy
ra ngầm bên dưới, có thế thôi. Đó là cuộc chiến tranh lạnh;
chưa bao giờ là hoà bình. Im lặng của chúng ta cũng giống
vậy.
Cho nên nói với thầy: Tôi không thể im lặng và tôi cũng
không thể nói - cho nên thầy bảo tôi điều phải làm đi. Đừng
bắt đầu bất kì điều gì về phần bạn, bởi vì bất kì cái gì bạn bắt
đầu cũng đều sẽ sai. Nói hay im lặng - bất kì cái gì bạn bắt
đầu cũng đều sai. Để mọi thứ cho thầy, và hỏi thầy: Tôi phải
làm gì đây? Nếu thầy nói: Nói đi - thì nói. Nếu thầy nói: Im
lặng - thì cố mà im lặng. Thầy biết, và thầy sẽ hỏi chỉ những
điều có thể cho bạn.
Cuối cùng thầy sẽ hỏi điều không thể, nhưng không bao
giờ vào lúc bắt đầu. Thầy sẽ hỏi điều không thể vào lúc cuối
cùng bởi vì thế thì nó cũng đã trở thành điều có thể. Dần dần
thầy sẽ đẩy bạn hướng tới vực thẳm cuối cùng nơi điều
không thể lại xảy ra. Nếu thầy bảo nói, thì nói. Thế thì ngay
cả việc nói của bạn cũng có ích. Nhưng thế thì bạn lại không
thực sự hỏi, chỉ nói như việc thanh tâm. Bạn đang giãi bày
tâm trí mình ra, bạn đang diễn lại tâm trí mình. Bạn đang cởi
mở bản thân mình. Bạn không hỏi mà chỉ phô bầy. Phô bầy
này là có ích. Bạn sẽ được nhẹ bớt nhiều gánh nặng.
Khi thầy ở gần bạn, nếu bạn có thể thực sự thẳng thắn và
nói mọi điều đến với bạn, dù không liên quan, dù không nhất
quán, không chán về chính mình, không kiểm soát, không
thao tác nó... Khi thầy ở gần bạn, bạn có thể nói toàn bộ bất
kì điều gì xảy đến cho tâm trí bạn. Điều đó có thể trở thành
điều nói lăng nhăng; nếu bạn không quản lí nó, điều đó sẽ
giống như người điên nói. Nhưng khi thầy ở gần bạn, nếu
bạn thẳng thắn, trung thực và thành thực và giãi bầy tâm trí
mình, thì thầy sẽ thấm vào bạn từ cửa sau. Từ cửa trước tâm
trí bạn vẫn đi ra; từ cửa sau thầy đi vào bạn.
Cho nên khi gần tôi trên bãi cỏ cứ chân tình và thành
thực. Đừng đem những câu hỏi lí trí đến; chúng vô dụng.
Siêu hình là thứ vô dụng nhất trên thế giới này. Đừng đem
tới bất kì câu hỏi siêu hình nào; chúng không đúng đâu,
chúng không thuộc về bạn. Bạn có thể đã nghe nói về chúng,
đọc về chúng, nhưng chúng không phải là một phần của bạn.
Đem những cái vô nghĩa của bạn ra, dù nó là gì. Và đừng cố
thao túng nó. Đừng cố hợp lí hoá nó và trau chuốt nó. Để nó
thô sơ nhất có thể được - bởi vì trước thầy bạn phải trần trụi.
Bạn không nên mặc quần áo và bạn không nên che dấu bản
thân mình.
Đấy là giãi bày, và nếu bạn có thể nói như giãi bầy chứ
không như việc hỏi - chỉ để mở trái tim bạn, không hỏi điều
gì - thế thì im lặng sẽ theo sau, bởi vì khi bạn đã giãi bày tâm
trí mình và bạn đã trải qua việc thanh tâm, im lặng tới với
bạn. Đấy là một kiểu im lặng khác, không phải là im lặng bắt
buộc, không phải là im lặng bị kiểm soát, không phải là im
lặng với bất kì nỗ lực nào về phần bạn.
Khi bạn đã giãi bày tâm trí mình hoàn toàn, đã tháo ra
mọi thứ ở đó, im lặng đến, hạ xuống bạn, tràn ngập bạn, im
lặng bên kia hiểu biết, và im lặng bên kia bạn - im lặng thuộc
về cái toàn thể và không thuộc về cá nhân. Thế thì bạn có thể là cả hai. Bây giờ với một thiền sư trên đường bạn có thể nói
và bạn có thể im lặng nữa.

Thứ Sáu, 27 tháng 4, 2012

Bạn là điểm gặp gỡ

Osho kính yêu,
Khi chúng tôi đang ngồi trước thầy, nghe lời thầy và
cảm thấy sự hiện diện của thầy, mọi thứ đều cảm
thấy có thể được.
Nhưng khi chúng tôi quay về cuộc sống đời thường,
mọi thứ dường như không rõ ràng như vậy và chúng
tôi cảm thấy bị cắt rời khỏi thầy.
Thầy đã bảo chúng tôi rằng chúng tôi không nên từ
bỏ thế giới mà thiền bên trong nó.
Thầy cũng đã nói rằng chúng tôi nên tự phát và điên
khùng.
Làm sao chúng tôi có thể tổ hợp cả hai điều như thế
mà không xa lánh gia đình, bè bạn và xã hội quanh
mình?

Một khi bạn bắt đầu nghĩ dưới dạng hai điều mâu thuẫn
và cách làm cho chúng gặp nhau, bao giờ bạn cũng gặp khó
khăn. Thế thì mọi thứ sẽ là thoả hiệp, và với thoả hiệp không
ai cảm thấy được thoả mãn. Cái gì đó bao giờ cũng thiếu,
vắng. Nếu bạn làm cái này, thế thì ở cực bên kia cái gì đó
phải bị mất. Nếu bạn làm cái kia, thế thì bên cực này cái gì
đó phải bị mất, và bất kì cái gì bạn mất đều cứ lơ lửng trong
tâm trí. Nó không bao giờ cho phép bạn được phúc lạc.
Cho nên điều đầu tiên là: đừng bao giờ nghĩ dưới dạng
thoả hiệp. Nếu bạn nghĩ dưới dạng mâu thuẫn và cách làm
cho chúng gặp nhau, bạn nhất định nghĩ dưới dạng thoả hiệp.
Vậy tôi là gì để gợi ý cho bạn?
Điều đầu tiên là: bao giờ cũng được tích hợp bên trong
và không nghĩ tới bất kì tích hợp bên ngoài nào - bởi vì bạn
là điểm gặp gỡ. Một mình bạn ngồi im lặng. Trong cuộc
sống bạn phải tích cực, tham dự. Im lặng và tham dự là mâu
thuẫn nhau, nhưng chúng cả hai đều gặp gỡ trong bạn. Bạn là
im lặng và bạn là tham dự.
Nếu bạn được tích hợp, cả im lặng lẫn tham dự của bạn
đều sẽ được tích hợp. Một mình bản thân bạn, và bản thân
bạn cùng vợ hay chồng bạn hay bạn bè bạn, là hai điều, mâu
thuẫn, nhưng bạn là trong cả hai. Nếu bạn được tích hợp, bạn
sẽ hạnh phúc một mình. Nếu bạn được tích hợp, bạn sẽ hạnh
phúc với người khác. Hạnh phúc sẽ là phẩm chất của bạn.
Hạnh phúc không phụ thuộc vào việc sống một mình hay với
người khác. Nếu nó phụ thuộc, sẽ có vấn đề. Nếu bạn cảm
thấy rằng khi bạn một mình bạn hạnh phúc và hạnh phúc của
bạn phụ thuộc vào việc được một mình, sẽ có khó khăn. Thế
thì một mình sẽ là điều cần thiết. Thế thì khi cùng với người
khác bạn sẽ cảm thấy bất hạnh và bạn bắt đầu nghĩ cách làm cho hai điều đối lập gặp nhau. Vấn đề nảy sinh bởi vì bạn bị
phụ thuộc vào sự một mình của bạn để làm cho mình hạnh
phúc.
Đừng bị phụ thuộc. Hạnh phúc khi một mình đi. Để hạnh
phúc là phẩm chất của bạn, và khi bạn chuyển từ một mình
sang tham dự, vào trong trao đổi, quan hệ, đem theo cả phẩm
chất hạnh phúc đó, vốn có trong một mình - mang theo điều
đó đi. Ban đầu điều đó là khó khăn, bởi vì bạn thường xuyên
quên mất. Điều đó sẽ khó khăn bởi vì hay quên, bởi vì không
thường xuyên nhận biết, nhưng dần dần bạn có thể mang
được phẩm chất đó. Khi sống với ai đó, bạn vẫn có thể một
mình như bạn đã trong cái một mình của bạn. Bạn vẫn còn là
một linh hồn được tích hợp. Trong khi không làm điều gì bạn
cảm thấy hạnh phúc, thoải mái. Thoải mái này nên trở thành
phẩm chất của bạn, không phải là của bất hoạt.
Mang phẩm chất này vào trong hoạt động và sẽ không có
vấn đề gì. Ban đầu sẽ có khó khăn, nhưng vấn đề là phải nhớ
rằng hạnh phúc của bạn, phúc lạc của bạn, cực lạc của bạn
không nên phụ thuộc vào bất kì điều kiện bên ngoài nào. Nếu
nó là vậy thế thì sẽ có mâu thuẫn bởi vì điều đó sẽ là phụ
thuộc. Mọi người cảm thấy rằng họ hạnh phúc khi họ ở cùng
bạn bè; thế thì khi họ một mình họ thấy chán, khổ - ai đó cần
phải có. Những người này là người hướng ngoại. Kiểu người
khác là người hướng nội. Bất kì khi nào người đó một mình,
người đó đều cảm thấy sung sướng; bất kì khi nào người đó
đi cùng ai đó, bất hạnh lại chen vào. Cả hai đều trong cảnh tù
túng của kiểu người mình. Kiểu người là tù túng. Bạn nên
thoát khỏi các kiểu người. Bạn không nên là hướng nội cũng
chẳng hướng ngoại mà là cả hai. Thế thì bạn thoát ra khỏi
kiểu người.
Vậy phải làm gì? Đừng bao giờ bị mắc cố định với một
tình huống; bao giờ cũng chuyển sang phía đối lập và mang
theo phẩm chất này cùng mình. Chuyển nhiều nhất có thể
được từ phía đối lập này sang phía đối lập kia và mang theo
cả phẩm chất này. Chẳng mấy chốc bạn sẽ trở nên nhận biết
rằng phẩm chất này có thể được đem đi bất kì đâu. Thế thì
bạn chẳng thể nào bị ném xuống địa ngục, vì cho dù bạn có
bị ném xuống đó bạn sẽ mang theo cả niềm hạnh phúc của
bạn xuống đó. Thế thì bạn chẳng bao giờ sợ hãi cả.
Người tôn giáo sợ địa ngục, và họ tìm kiếm và khát khao
cõi trời. Những người đó không phải là người tôn giáo chút
nào, bởi vì cõi trời và địa ngục cả hai đều là điều kiện bên
ngoài - chúng không phải là phẩm chất của riêng bạn. Những
người này là phàm nhân. Đó chính là điều phàm nhân đang
làm. Họ nói: Nếu điều kiện này được đáp ứng, thế thì tôi sẽ
hạnh phúc. Cho nên hạnh phúc tuỳ thuộc vào điều kiện. Nếu
lâu đài có đó thì tôi hạnh phúc; nhiều tiền trong ngân hàng,
thế thì tôi sẽ hạnh phúc; vợ xinh như vậy, thế thì tôi sẽ hạnh
phúc, hay nếu có người chồng tốt, đáng yêu, thế thì tôi hạnh
phúc. Bạn hạnh phúc chỉ khi cái gì đó được đáp ứng bên
ngoài, và bạn nói: Nếu điều này không được thoả mãn tôi bất
hạnh. Đây là điều người phi tôn giáo là gì. Và cái gọi là
người tôn giáo cũng cứ tìm kiếm cõi trời, tránh địa ngục. Họ
làm cùng một thứ như nhau.
Với bạn, điều này nên là sadhana - kỉ luật: chuyển sang
phía đối lập thật nhiều nhất có thể được và cố gắng đem theo
sự toàn vẹn bên trong của mình. Ngồi im lặng, cảm thấy
phẩm chất bên trong là gì. Thế rồi đi vào hoạt động với phẩm
chất đó vẫn còn bên trong. Điều đó sẽ bị mất nhiều lần,
nhưng đừng lo nghĩ. Nếu dù chỉ có một lần bạn mang được
nó vào cực đối lập, bạn đã trở thành người chủ của nó. Thế
thì bạn biết mẹo về nó. 

Đôi khi lên núi; chúng đẹp. Thế rồi quay trở lại thế giới;
nơi này nữa cũng đẹp. Nếu núi đẹp, tại sao người không đẹp?
Người cũng là núi theo đúng nghĩa riêng của họ. Đôi khi
sống một mình, đôi khi sống cùng người khác. Và nếu bạn
tỉnh táo, không chỉ sẽ không có mâu thuẫn, mà sự giúp đỡ sẽ
đến từ phía đối lập.
Nếu bạn có thể đem phẩm chất của hạnh phúc từ một
mình sang xã hội, bỗng nhiên bạn sẽ trở nên nhận biết một
hiện tượng mới, một điều mới xảy ra bên trong bạn - đó là xã
hội giúp bạn được một mình, còn một mình lại giúp cho bạn
có quan hệ sâu sắc với mọi người. Người chưa bao giờ sống
trong một mình không thể biết được cái đẹp của mối quan
hệ; không thể biết được, tôi nói, bởi vì người đó chưa bao
giờ một mình cả. Người đó chưa bao giờ là cá nhân - làm sao
người đó có thể biết được cái đẹp của mối quan hệ? Người
chưa bao giờ sống trong xã hội không thể biết được niềm cực
lạc của một mình. Người được sinh ra tại nơi đơn độc, rồi
được lớn lên trong một nơi đơn độc, bạn có nghĩ rằng người
đó cực lạc không? Bạn nghĩ người đó sẽ tận hưởng nỗi niềm
một mình? Người đó chỉ trở thành ù lì và đần độn.
Lên núi, lên Himalaya đi. Mọi người đang sống ở đấy -
họ đã sống ở đấy hàng nghìn năm nay, họ được sinh ra ở đấy
- nhưng tuy bạn cảm thấy Himalaya đẹp làm sao thì họ lại
không cảm thấy điều đó. Trong khi bạn thích thú im lặng ở
đó, họ không thể tận hưởng được điều đó. Họ thậm chí còn
không biết rằng im lặng tồn tại. Khi họ đến thành phố họ
cảm thấy xúc động - hệt xúc động như bạn cảm thấy khi lên
núi. Những người sống ở Bombay, London và New York
cảm thấy xúc động khi họ lên Himalaya. Khi đến Bombay,
New York hay London, thế thì những người sống ở
Himalaya cảm thấy thế giới mới đẹp làm sao. Cái đối lập là
cần để cảm thấy - nó trở thành sự tương phản. Ngày là đẹp
bởi vì có đêm. Cuộc sống có niềm vui như thế bởi vì có cái
chết. Yêu trở thành điệu vũ bên trong bởi vì có ghét.
Tình yêu dẫn bạn tới đỉnh cao của tâm thức, bởi vì tình
yêu có thể bị mất. Bạn chẳng thể dựa vào cái gì được cả.
Khoảnh khắc này nó có đó rồi khoảnh khắc tiếp lại không có.
Khả năng của sự thiếu vắng nó đem lại chiều sâu cho sự hiện
diện của nó. Im lặng trở thành im lặng hơn khi trong bối
cảnh có tiếng ồn. Một chiếc máy bay mới bay ngang qua
khoảnh khắc trước đây. Bạn có thể nhìn nó theo hai cách:
nếu bạn là người bị rối loạn bên trong, bạn sẽ cảm thấy nó
như quấy rối cho im lặng; nếu bạn được tích hợp bên trong,
tiếng ồn của máy bay sẽ làm sâu sắc thêm cho cái im lặng ở
đây. Tiếng ồn trở thành nền tảng; nó tạo dạng, tạo hình cho
im lặng. Nó cho sự sắc nét. Im lặng khi máy bay bay qua còn
nhiều hơn nó trước đó. Điều đó phụ thuộc vào bạn.
Bao giờ cũng nhớ: đừng bị phụ thuộc vào mọi vật, tình
huống, điều kiện. Thế thì bạn có thể di chuyển. Đừng tránh
chuyển động, nếu không bạn sẽ trở nên cố định. Mọi người
đều sợ chuyển động bởi vì bạn bị phụ thuộc. Bạn không thể
ra khỏi núi của mình, ra khỏi cái một mình của bạn để tới thế
giới của bãi chợ, bởi vì bạn biết bạn sẽ bị rối loạn. Đây là
kiểu im lặng gì mà có thể bị bãi chợ làm cho rối trí? Nó
mang giá trị nào? Nó đáng giá gì? Nếu chợ có thể phá huỷ
nó, nếu thế giới này, thế giới nhàm chán này có thể phá huỷ
nó thì im lặng của bạn là rất bất lực. Nếu im lặng của bạn
thực sự có hiệu lực, nếu bạn đã đạt tới nó thì không gì có thể
phá huỷ được nó.
Không khó hiểu lắm về điều tôi đang nói về im lặng,
nhưng đấy là thái độ của tôi trong mọi phạm vi cuộc sống.
Nếu bạn thực sự là brahmachari, người vô dục thực sự, thì
bạn có thể chuyển vào trong dục và điều đó vẫn không phá huỷ vô dục của bạn. Điều này sẽ rất khó khăn để theo đuổi.
Nếu dục quấy rầy vô dục của bạn thì nó chẳng có giá trị gì.
Mang phẩm chất này vào bên trong đi.
Nếu bạn thực sự sống động, tràn đầy năng lượng, bạn có
thể chết một cách hạnh phúc. Chỉ những người yếu đuối mới
chết bất hạnh - bởi vì họ chưa bao giờ sống cả. Họ chưa bao
giờ thưởng thức niềm vui của cuộc sống. Họ bao giờ cũng hi
vọng và hi vọng và hi vọng, và cuộc sống chẳng bao giờ xảy
ra cho họ. Đó là lí do tại sao họ lại kinh hoảng cái chết.
Một người đã sống, bao giờ cũng sẵn sàng chết. Một
người đã thực sự sống, cũng sẵn sàng mọi lúc để chấp nhận
cái chết. Từ chấp nhận này không hay lắm - tốt hơn là chúng
ta nói đón chào cái chết, đón nhận nó một cách hạnh phúc,
vui vẻ. Thế thì chết là cuộc phiêu lưu. Nó phải là như vậy
nếu bạn đã sống thực sự. Thế thì chết không phải là kẻ thù,
chết là người bạn. Cuộc sống sâu sắc cho phép cái chết, cuộc
sống nông cạn lẩn tránh nó. Điều này là như vậy trong mọi
phạm vi cuộc sống.
Nếu bạn đã biết tình bạn là gì thì bạn sẽ không hoảng sợ
kẻ thù. Bạn sẽ không hoảng sợ! Thế thì sự thù nghịch có cái
đẹp của riêng nó. Nó cũng là một loại tình bạn - theo cực đối
lập. Nó là chuyện tình theo cực đối lập. Nó là sự tham dự, nó
là cam kết. Nếu bạn đã biết về tình bạn thì bạn sẽ yêu kẻ thù.
Đó chính là điều Jesus muốn nói khi ông ấy nói: Hãy yêu
kẻ thù của bạn. Không phải là điều người Ki tô giáo đã diễn
giải tất cả điều này qua nhiều thế kỉ. Bạn không thể yêu được
kẻ thù của mình - làm sao bạn có thể yêu được kẻ thù của
mình?
Nhưng tôi nói với bạn: Nếu bạn đã yêu những người bạn,
bạn sẽ yêu kẻ thù của mình - bởi vì một khi bạn biết được cái
đẹp của tình bạn thì bạn cũng đi đến biết được cái đẹp của sự
thù nghịch. Đó chính là tình bạn theo chiều ngược lại. Cả hai
đều cho, cả hai làm giầu cho cuộc sống bạn.
Các cực đối lập không thực sự là đối lập, sâu bên dưới
chúng có hài hoà lớn. Chúng là những bộ phận của toàn thể.
Đây chính là điều người Trung quốc nói: âm và dương,
chúng là bộ phận của một chuyển động, bộ phận của một
bánh xe - chúng không phải là hai. Chúng xuất hiện như hai
bởi vì chúng ta đã không nhìn sâu xuống dưới. Đó là vì con
mắt nông cạn của chúng ta, tâm trí không hiểu thấu, tâm thức
hời hợt của ta - đó là lí do tại sao chúng có vẻ như đối lập,
nếu không chúng đã không thế.
Cuộc sống và cái chết là bạn bè. Chúng tồn tại thông qua
lẫn nhau, chúng đóng góp cho nhau. Không có nhau cả hai
chúng đều không thể có đó chút nào. Cuộc sống có thể tồn
tại mà không có cái chết được không? Con người đã từng mơ
ước mãi về cách tiêu diệt cái chết. Đấy là thái độ của tâm trí,
tâm trí tuyến tính, tâm trí logic - làm sao tiêu diệt cái chết.
Tâm trí logic nói: nếu không có cái chết thì sự sống sẽ dư
dật. Logic đơn giản thế! Ngay cả đứa trẻ cũng hiểu số học
này: nếu không có cái chết thì sẽ có nhiều thêm sự sống.
Nhưng tôi bảo bạn: nếu không có cái chết thì cũng sẽ không
có sự sống.
Đó là lí do tại sao logic đơn giản bao giờ cũng là ảo
tưởng. Rõ ràng nó có vẻ phải : nếu không có kẻ thù thì toàn
bộ thế giới sẽ là bạn bè của bạn. Bạn nhầm. Nếu không có kẻ
thù thì sẽ không thể có tình bạn. Logic nói: nếu không có hận
thù thì tình yêu, tình yêu và thêm tình yêu sẽ có đó. Cho nên
các nhà logic đã cố gắng tiêu diệt phía đối lập. Họ không thể
tiêu diệt được nó, bởi vì cuộc sống còn lớn hơn mọi logic.
Điều may mắn là họ không thể nào tiêu diệt được phía đối lập, bởi vì họ không biết họ đang làm gì. Nếu phía đối lập
không có đó, thế thì đừng cứ tin rằng cuộc sống sẽ thêm nữa,
tình yêu sẽ thêm nữa, tình bạn sẽ thêm nữa, hạnh phúc sẽ
thêm nữa - không. Sẽ không có khả năng nào, bởi vì chính
nền tảng đã bị phá huỷ.
Biện chứng nói điều gì đó hoàn toàn mâu thuẫn, và biện
chứng thì đúng hơn cho cuộc sống. Biện chứng nói: Nếu bạn
muốn cuộc sống nhiều hơn, thế thì phải sẵn sàng hơn cho cái
chết.
Bạn có thể không nhận biết nhưng điều này vẫn xảy ra.
Khi bạn đang lái xe và bạn ngày một tăng thêm tốc độ, bạn
đang dính líu vào với tốc độ. Một điểm sẽ tới khi vào bất kì
khoảnh khắc nào cái chết có thể xảy ra. Thế thì bạn sống
động, thế thì ngọn lửa cuộc sống bùng cháy nhanh, sắc nét.
Đó là lí do tại sao tốc độ lại có sức hấp dẫn và từ lực thế -
bởi vì tốc độ đưa bạn tới gần với cái chết hơn. Khi bạn gần
với cái chết hơn, thì cuộc sống cũng gần hơn; nó tăng theo tỉ
lệ. Đó là lí do tại sao có quá nhiều hấp dẫn với chiến tranh
đến vậy - bởi vì trong chiến tranh cái chết ở ngay mọi xó
xỉnh, bao giờ cũng gần với bạn.
Bạn có thể nghĩ rằng người lính đi đánh nhau trên chiến
trường phải rất khổ. Bạn nhầm; nếu không thì chẳng ai muốn
đánh nhau làm gì. Họ không khổ. Điều thực là hoàn toàn đối
lập lại: khi họ quay lại thế giới thông thường họ mới khổ.
Khi họ trên chiến trường, trận đánh đang ở phía trước, họ
không khổ. Mọi nỗi khổ biến mất. Họ gần cái chết tới mức
lần đầu tiên họ cảm thấy sống động, và sự sống động của họ
ngày càng trở nên nhiều hơn khi cái chết càng tới gần hơn.
Khi tất cả xung quanh là bom đạn, pháo dọt chỗ này chỗ kia
và bất kì khoảnh khắc nào chúng cũng có thể gieo rắc cái
chết, vào những khoảnh khắc đó họ cảm thấy niềm cực lạc.
Họ đang va chạm, va chạm sâu sắc nhất với cuộc sống. Khi
cái chết hôn bạn, đấy cũng là cái hôn của cuộc sống. Đó là lí
do tại sao có nhiều hấp dẫn tới việc liều mình, dũng cảm.
Nếu bạn sợ bạn sẽ không thu được cuộc sống.
Tôi bảo bạn rằng thiền là dũng cảm nhất và cũng là mạo
hiểm nhất, bởi vì ngay cả trên chiến trường bạn cũng không
gần cái chết đến thế. Cho dù bạn có cảm thấy gần cái chết,
đó chỉ là cái chết vật lí. Cái chết vật lí có nghĩa là một cái
chết nông cạn - của lớp vỏ, của thân thể. Ngôi nhà của bạn
gần cái chết, không phải bạn; chỗ trú ẩn của bạn sắp bị phá
huỷ - không phải bạn. Nhưng trong thiền bạn sắp bị huỷ diệt
- không chỉ chỗ trú ẩn, mà người chủ, không chỉ ngôi nhà mà
là người chủ. Bản ngã sắp bị huỷ diệt. Cho nên người chiến
binh vĩ đại nhất bao giờ cũng quan tâm tới thiền.
Tôi muốn nói với bạn về một hiện tượng đã xảy ra ở Ấn
Độ, đã xảy ra ở Nhật Bản và sẽ xảy ra cho bất kì quốc gia
nào sản sinh ra các chiến binh. Tất cả các thiền nhân vĩ đại ở
Ấn Độ đều là kshatriya, chiến binh, không phải là brahmin.
Điều này có vẻ lạ kì. Brahmin đáng phải là thiền nhân vĩ đại.
Họ đã viết những lời bình chú về Upanishad, Gita, Veda. Họ
đã tạo ra siêu hình, và họ là các nhà siêu hình lớn nhất mà
thế giới đã từng biết tới. Không một ai, ở bất kì đâu trên thế
giới, có thể so sánh với brahmin trong những vấn đề có liên
quan tới trình bày bằng lời, liên quan đến logic. Họ rất tinh tế
nhưng họ không phải là thiền nhân lớn.
Phật là một thiền nhân vĩ đại; ông ấy là kshatriya, chiến
binh. Mahavira là một thiền nhân vĩ đại; ông ấy là kshatriya -
chiến binh - không phải là brahmin. Tất cả hai mươi bốn
tirthankara của Jaina giáo đều là chiến binh. Điều này có vẻ
kì lạ. Tại sao? Tại Nhật Bản, võ sĩ đạo samurai đã tồn tại -
chiến binh - những chiến binh vĩ đại nhất mà thế giới đã từng biết tới. Võ sĩ đạo là tuyệt đỉnh, khả năng tối thượng cho việc
là chiến binh. Trong mọi khoảnh khắc, võ sĩ đạo đều sẵn
sàng chết. Cả với những điều tầm thường võ sĩ đạo cũng sẵn
sàng chết, bạn không thể tưởng tượng nổi.
Tôi đã nghe một sự kiện lịch sử đã xảy ra ba trăm năm
trước đây. Một võ sĩ đạo samurai, một chiến binh vĩ đại, rất,
rất say. Bỗng nhiên ông ta được vua triệu hồi vì một lí do
nào đó, cho nên ông ta tới đó. Ông ta cố gắng tỉnh táo nhưng
say quá. Ông ta quên mất nghi lễ thông thường phải quì
xuống khá kiểu cách để lạy tạ nhà vua. Tất nhiên ông ta quì
xuống, nhưng không đúng như việc đáng phải thế.
Sáng hôm sau khi ông ta tỉnh lại ông lập tức tự xử mình.
Hara-kiri là một từ chắc bạn đã nghe thấy. Hara-kiri thuộc về
võ sĩ đạo, chiến binh. Khoảnh khắc họ cảm thấy có cái gì đó
sai - dù chỉ là một nghi lễ thông thường, mà nhà vua cũng
chẳng nói gì... Người chiến binh đó vĩ đại đến mức nhà vua
cũng không đả động đến điều đó chút nào - nhưng ông ta tự
xử mình. Ngày hôm sau, khi nhà vua biết được người chiến
binh đó đã tự xử mình, nhà vua đã khóc. Người chiến binh
đó có ba trăm đệ tử. Họ lập tức tự xử mình, bởi vì nếu thầy
đã làm điều sai thì đệ tử cũng phải làm theo.
Và bạn sẽ ngạc nhiên, điều đó dường như không thể tin
được, thế mà điều đó còn kéo dài cả trăm năm, một việc nhỏ
như vậy - nhiều đệ tử, và đệ tử của đệ tử, bởi vì một lần một
bậc thầy... Và đó là điều chưa bao giờ được nghe nói tới: một
võ sĩ đạo tới gặp vua bị quá say và làm sai điều gì đó. Với
những việc tầm thường, cái chết dường dễ dàng thế và trong
lòng bàn tay! Những võ sĩ đạo này đã tạo ra thiền Zen, một
truyền thống thiền dhyan vĩ đại nhất trên thế giới. Những võ
sĩ đạo này đã thiền sâu sắc.
Đây là cảm giác của tôi, rằng chừng nào bạn còn chưa
sẵn sàng chết, bạn không thể sẵn sàng thiền được. Chiến
tranh và thiền là đồng nghĩa, theo nghĩa sâu. Bất kì khi nào
có khả năng con người bạn bị phá huỷ, trong khoảnh khắc đó
ngọn lửa cuộc sống của bạn bùng cháy trong sự toàn bộ của
nó. Sự mãnh liệt tràn đầy đến với bạn.
Các phía đối lập đã gặp nhau. Bạn không cần phải cố cho
bất kì việc gặp nhau nào, cho bất kì sự tổng hợp nào của
chúng; chúng đã hội ngộ, chúng đã trong hài hoà sâu sắc.
Bạn không trong hài hoà, đó là vấn đề.
Cho nên khi bạn mạnh khoẻ, bạn cảm thấy hoạt bát, đem
hoạt bát đó vào cả lúc bạn ốm đau, không khoẻ. Tôi bảo bạn
rằng cảm giác hoạt bát không phụ thuộc gì vào sức khoẻ.
Cảm giác hoạt bát là cảm giác bên trong; nó không phụ
thuộc vào thân thể. Bạn có thể mang nó ngay cả khi ốm.
Ramana Maharshi sắp chết. Ông ấy bị ung thư, ung thư
họng, và ông gần như không thể nói, không thể ăn được thứ
gì. Nhưng tất cả mọi người quanh ông ấy trong những ngày
cuối của ông ấy đều ngạc nhiên - ông ấy hạnh phúc thế. Mắt
ông ấy tràn đầy sự hoạt bát tinh tế. Điều kiện thân thể ông ấy
đang tàn lụi, toàn bộ thân thể ông ấy tàn lụi - nhưng Ramana
thì không; ông vẫn khoẻ mạnh như thường.
Có lần một bậc thầy sắp chết. Ông ấy đã già lắm, gần
một trăm tuổi. Các đệ tử đều ở đó - họ không thể khóc được
vì ông ấy đang cười. Họ không thể khóc bởi vì điều đó có vẻ
vô lí quá. Người này hạnh phúc, sôi sục hạnh phúc như đứa
trẻ - tận hưởng hơi thở cuối cùng. Họ chỉ có thể khóc khi ông
ấy đã chết.
Và một ai đó hỏi: Khi thầy còn sống, tại sao các ông
không khóc? 

Họ đáp: Khóc dường như ngớ ngẩn thế. Nhìn vào khuôn
mặt thầy, nhìn vào mắt thầy, dường như là thầy đang đi vào
cõi giới cao hơn của sự hiện hữu, dường như là cái chết chỉ
là cánh cửa đi tới điều thiêng liêng, dường như là thầy không
chết đi, thay vì thế thầy đang tái sinh. Và thầy không phải là
ông già; nếu bạn nhìn vào mắt thầy, thầy là đứa trẻ - thân thể
thầy là già thôi.
Sự hoạt bát có thể được đem theo. Ngay cả khi bạn ốm
nguy kịch bạn vẫn có thể duy trì hoạt bát bên trong. Bạn biết
điều khác: ngay cả khi hoàn toàn mạnh khoẻ bạn vẫn còn
không hoạt bát. Bạn biết điều đó, cho nên điều khác là có
thể: hoàn toàn mạnh khoẻ và bạn lại khổ; hoàn toàn trẻ trung
và sinh động mà dường như trên giường chết, bằng cách nào
đó bạn mang công việc cuộc sống như gánh nặng, sức nặng
chết trên trái tim. Bạn đang sống bởi vì bạn không thể làm gì
khác được. Bạn có thể làm gì? Bạn đang sống, bạn đã thấy
mình đang sống, cho nên bạn mang điều đó. Nhưng cuộc
sống không phải là hiện tượng cực lạc cho bạn, bạn không
vui về nó, không mở hội nó.
Sống là ân huệ lớn lao thế. Cho dù chỉ một khoảnh khắc
sống và nhận biết cũng đã quá nhiều. Bạn được trao cho một
cuộc sống dài và nhiều kiếp sống nữa thế mà bạn không cám
ơn, bởi vì chừng nào bạn còn chưa mở hội nó, làm sao bạn
có thể cảm thấy lòng biết ơn, sự cám ơn? Hoàn toàn trẻ
trung, sống động nhưng bên trong bạn mang nỗi khổ.
Đang chết, người hiểu biết sẽ mang cả sự hoạt bát.
Cái cười sẽ đến từ phía bên trong người đó, từ chính cốt
lõi bản thể người đó.
Đừng cố gắng tổng hợp các cực đối lập của cuộc đời.
Được tích hợp đi. Và khi tôi nói được tích hợp tôi muốn nói,
bất kì điều gì bạn cảm thấy trong một mình, đem nó vào bãi
chợ; bất kì điều gì bạn cảm thấy trong thiền, đem nó vào tình
yêu - bởi vì trong tình yêu người khác sẽ hiện diện, trong
thiền bạn một mình. Sớm hay muộn mọi việc sẽ được giải
quyết theo cách của chúng. Bạn không cần giải quyết chúng;
bạn đơn giản giải quyết cho chính bản thân mình. Để cho
bản thân mình lắng đọng, và mọi việc sẽ đi vào thu xếp riêng
của chúng - chúng bao giờ cũng được thu xếp, chúng bao giờ
cũng đi theo bạn. Một khi bạn đã được lắng đọng, toàn bộ
thế giới được lắng đọng. Một khi bạn đã trong hài hoà, toàn
bộ thế giới cũng trong hài hoà. Một khi hoà hợp bên trong
được đạt tới, không còn bất hoà trong thế giới.
Nhấn mạnh của tôi, toàn bộ nhấn mạnh, tuyệt đối nhấn
mạnh là: lắng đọng. Đừng cố tìm bất kì hài hoà nào trong các
cực đối lập. Bạn không bao giờ tìm thấy nó đâu, và nếu bạn
cố quá nhiều, bạn sẽ càng rối loạn hơn - bởi vì điều đó là
không thể được!
Một điều khác bạn cũng đã hỏi tới: rằng trong khi ở cùng
tôi bạn cảm thấy hoạt bát, bạn cảm thấy im lặng, bạn cảm
thấy mọi thứ đều có thể. Điều đó nữa cũng có thể trở thành
phụ thuộc. Thế thì khi bạn không bên tôi, mọi thứ dường như
không thể được nhiều hơn, mọi thứ dường như không hài
hoà với nhau nhiều lắm. Bạn bị lẫn lộn.
Trong khi ở cùng với tôi bạn cảm thấy im lặng bởi vì
phần bạn ít đi hơn. Trong khi cùng với tôi, ngồi cạnh tôi,
từng khoảnh khắc bạn trở nên vô ngã, những lúc bạn không
có đó, bạn đơn giản cùng với tôi. Rào chắn bị phá vỡ, bức
tường biến mất. Vào khoảnh khắc đó tôi đang chảy trong
bạn. Mọi thứ dường như có thể. Xa khỏi tôi bạn thu lại bức
tường của mình. Bạn có đó. Mọi thứ không còn đẹp như thế
nữa. Cho nên cố hiểu điều điều đang xảy ra, và mang hiểu biết đó khi bạn đi xa khỏi tôi. Điều gì đang xảy ra? Khi mọi
thứ dường như có thể, ngay cả chứng ngộ cuối cùng dường
như cũng có thể, thì điều gì xảy ra? Bạn không có đó. Không
có bạn mọi thứ đều có thể; có bạn mọi thứ thành không thể.
Bạn là vấn đề.
Lắng nghe tôi bạn quên mất. Nếu bạn quên, bạn không
có đó - bởi vì sự hiện hữu của bạn có đó, bản ngã, chỉ là hiện
tượng tinh thần. Bạn phải tạo ra nó vào mọi khoảnh khắc.
Hệt như đạp xe đạp. Bạn phải đạp xe; nếu bạn dừng đạp chỉ
một khoảnh khắc, xe cũng dừng. Có đà, một ít đà; xe sẽ đi
vài mét thế rồi sẽ dừng. Nếu bạn muốn xe tiếp tục đi bạn
phải tiếp tục đạp. Đó là quá trình liên tục. Chuyển động của
xe đạp không phải là cái gì vĩnh cửu, nó phải được tạo ra mọi
khoảnh khắc. Bản ngã cũng phải đạp trong mọi khoảnh khắc
- và bạn đang đạp nó.
Khi bạn ở đây, việc đạp dừng lại. Bạn có liên quan nhiều
với tôi. Sự tập trung và chú ý hoàn toàn của bạn chuyển vận.
Cũng tựa như đứa trẻ tập đi xe. Nó tò mò về mọi thứ. Nó
nhìn cây cối với hàng trăm con vẹt đang huyên thuyên đây
đó và nó ngã khỏi xe bởi vì sự chú ý của nó đã di chuyển. Nó
dừng đạp, nó quên rằng nó đang trên xe và rằng nó phải tiếp
tục đạp.
Đứa trẻ nhỏ ban đầu thấy khó đạp xe bởi một lí do - vì
chúng quá tò mò với mọi thứ. Không nước nào cấp bằng lái
xe cho trẻ con, chỉ bởi vì chúng quá tò mò. Chúng sẽ quên.
Mọi khoảnh khắc chú ý hoàn toàn của nó có thể chuyển tới
bất kì đâu và chúng sẽ quên rằng chúng đang lái xe, rằng
chúng có một công cụ nguy hiểm trong tay và tính mạng
những người khác cũng bị nguy hiểm. Chúng không tập
trung được. Tâm thức của chúng chảy đi mọi nơi.
Trong khi bạn ở đây, bạn có quan hệ chặt chẽ với tôi,
tham gia rất nhiều vào đó, bạn quên mất việc đạp. Và trong
khoảnh khắc nào đó, khi bạn quên mất bản thân mình hoàn
toàn, im lặng hạ xuống bạn, phúc lạc nảy sinh, mọi thứ
dường như có thể. Bạn trở thành điều thiêng liêng - đó là lí
do tại sao mọi thứ dường như có thể. Chỉ với thượng đế thì
mọi thứ mới có thể. Với thượng đế không gì là không thể
được. Trong khoảnh khắc đó bạn trở thành tựa thượng đế.
Xa khỏi tôi, bạn quay trở lại lần nữa - tâm trí bạn bắt đầu
suy nghĩ, bạn bắt đầu đạp xe, rồi bạn đạp nhiều hơn vì bạn
phải bù. Bạn đã không đạp xe trong một khoảng thời gian,
cho nên bạn đạp nhiều hơn để bù lại. Bản ngã tăng cường
quay lại. Bạn mất tiếp xúc với cái ta của mình.
Với tôi, điều thực sự xảy ra là ở chỗ bạn tiếp xúc nhiều
hơn với cái ta của bạn. Bản ngã không có đó. Bạn ở sâu
trong tiếp xúc với cái ta của mình; cội nguồn bên trong của
bạn có sẵn cho bạn, tuôn chảy. Không có khối chắn năng
lượng. Xa tôi, mọi khối chắn quay lại, thói quen cũ trở lại.
Thế thì mọi việc dường như không còn tốt như thế nữa. Thế
thì toàn bộ hiện tượng ở cùng với tôi dường như giống mơ.
Bạn không thể tin được nó. Nó tựa như phép mầu - và bạn
nghĩ rằng tôi có thể đã làm điều gì đó. Tôi đã không làm điều
gì cả. Không ai có thể làm được bất kì cái gì cho bạn. Nó đã
xảy ra bởi vì bạn cho phép nó.
Khi bạn đi xa khỏi tôi, đem theo cảm giác này. Bất kì cái
gì bạn cảm thấy ở đây, đem nó theo bạn. Thế thì càng ngày
bạn sẽ càng ít cần đến tôi hơn. Nếu không, tôi sẽ trở thành
liều ma tuý. Thế thì mọi sáng tỉnh dậy bạn lại bắt đầu khao
khát về tôi. Thế thì bạn lại sẵn sàng tới tôi, một thôi thúc sâu
sắc - thế thì tôi trở thành liều ma tuý. Thế thì bạn sẽ ngày
càng phụ thuộc vào tôi hơn. Đấy không phải là con đường để đạt tới satori, samadhi hay chứng ngộ. Đấy không phải là
con đường. Nếu bạn trở thành phụ thuộc vào tôi, tôi là ma
tuý và thế thì tôi là huỷ diệt. Nhưng đấy là do bạn, người có
thể biến tôi thành ma tuý.
Bất kì cái gì bạn cảm thấy khi gần tôi, trong sự hiện diện
của tôi, cùng với tôi, đem nó theo bạn. Bạn phải đi đến điểm
mà dù cùng tôi hay không cùng tôi, bạn vẫn nguyên như thế.
Thế thì tôi là sự giúp đỡ, thế thì tôi không phải là tù túng.
Thế thì tôi là sự tự do đối với bạn - và tôi phải trở thành sự tự
do đối với bạn. Khi tôi nói tôi phải trở thành sự tự do với
bạn, điều đó có nghĩa là bạn phải đi đến điểm bạn cũng tự do
với tôi. Nếu đấy là sự phụ thuộc thường xuyên và bạn không
được tự do, điều đó chẳng ích gì, nó chỉ làm trì hoãn mọi
thứ. Thầy thực sự bao giờ cũng làm cho đệ tử được tự do với
mình. Đó là mục đích. Đến với tôi, đi khỏi tôi, nhưng mang
theo cảm giác ấy với bạn. Bạn vẫn nguyên như thế. Chuyển
vào các cực đối lập nhưng bao giờ cũng còn là một. Thế thì
mọi thứ đều có thể, bởi vì bạn là cội nguồn của mọi năng
lượng.
Bạn có cội nguồn từ tất cả cuộc sống trong bạn. Tất cả
những điều đang xảy ra trong cuộc sống đều đang xảy ra từ
cùng cội nguồn mà từ đó bạn đã xảy ra. Bạn có quan hệ với
nó, bạn là một với nó. Nếu chim có thể hạnh phúc đến thế và
hót, thì bạn cũng có thể như vậy, bởi vì cùng cội nguồn cung
cấp cho chúng hạnh phúc, việc hót. Cùng cội nguồn đó cũng
có sẵn cho bạn, nhưng bằng cách nào đó bạn đã tạo ra khối
chắn. Nếu cây xanh đến thế, vậy ở nhà, không lo nghĩ, bạn
cũng có thể giống như vậy, bởi vì nhựa sống đến cho cây
cũng đang đến cho bạn. Bạn có thể quên mất điều đó, nhưng
nó có đấy.
Tất cả những cái đã xảy ra trong cuộc sống, tất cả những
cái đang xảy ra quanh bạn, tất cả những bí ẩn này, đều là của
thừa kế của bạn. Nhận lấy nó đi. Nó vẫn đang bị phí hoài
không được nhận chỉ bởi phía bạn trong khi bạn tiếp tục đi
ăn xin. Vương quốc có đó và vương quốc cứ phí hoài còn
bạn thì đi ăn xin. Nhận lấy nó đi!
Đây là cách để nhận lại nó: duy trì cùng một điều khi
chuyển sang các cực đối lập. Đó chính là điều Krishna nói
trong Gita: Trong đau đớn hay vui thích, hãy là một; trong
thành công hay thất bại, hãy là một. Bất kì điều gì xảy ra, để
cho nó xảy ra - bạn vẫn còn nguyên. Nguyên vẹn này sẽ cho
bạn sự toàn vẹn.
Một điều nữa bạn đã hỏi: đó là tôi nói bạn nên sống
trong thế gian, đừng từ bỏ nó, và vậy mà hãy hoàn toàn điên
khùng và cực lạc. Điều này dường như khó khăn, bởi vì thế
thì làm sao bạn có thể sống bình thường trong thế giới, trong
mối quan hệ với mọi người được? Có đấy, tôi nói điều này
cho bạn.
Một điều: từ bỏ thế giới là điều xấu đối với tôi, bởi vì
điều đó có nghĩa là từ bỏ món quà mà Thượng đế đã trao cho
bạn. Bạn không tạo ra được cuộc sống. Bạn không có đó bởi
chọn lựa của bạn. Đó là món quà. Từ bỏ nó là đang chống lại
Thượng đế. Mọi từ bỏ đều là chống lại Thượng đế. Đó là
việc nói không. Đó là lí do tại sao những người từ bỏ lại trở
thành bản ngã hơn. Khoảnh khắc bạn từ bỏ bạn nói: Tôi khôn
hơn cuộc sống, tôi khôn hơn cội nguồn thiêng liêng nơi bắt
nguồn cho mọi điều. Khi bạn từ bỏ bạn nói: Tôi chọn đấy.
Khi bạn từ bỏ bạn dùng ý chí của mình - và ý chí tạo ra bản
ngã.
Khi tôi nói đừng từ bỏ là tôi định nói: Đừng là ý chí,
đừng là người chọn lựa. Bất kì cái gì đang xảy ra cũng không phải đang xảy ra vì bạn, cho nên bạn là ai mà chọn điều này
điều khác? Cứ để cho nó xảy ra. Bạn có thể làm được gì? Để
cho nó xảy ra; đừng bị khuấy động bởi nó. Từ bỏ chỉ là trốn
chạy. Bởi vì bạn bị tổn thương, bởi vì bạn bị khuấy động nên
bạn từ bỏ. Bạn từ bỏ tình huống, bạn không từ bỏ thái độ gây
ra tổn thương. Bạn không từ bỏ trái tim với bao nhiêu vết
thương mà bất kì ai cũng có thể làm đau nó. Bạn không từ bỏ
tâm trí đang ốm yếu, bao giờ cũng sẵn sàng bị khuấy động.
Bạn từ bỏ thế giới - điều dễ dàng hơn cả. Bạn trốn lên
Himalaya, nhưng tất cả những cái bên trong bạn sẽ vẫn đi
cùng với bạn. Điều đó không tạo ra khác biệt gì. Đây chỉ là
lừa dối.
Vẫn còn được tích hợp, vẫn còn im lặng, vẫn còn hạnh
phúc và cho phép thế giới xảy ra. Bạn là ai mà từ bỏ hay
không từ bỏ? Bạn thấy mình ở đâu thì cứ ở đấy. Được tích
hợp và im lặng và hạnh phúc. Đừng lên Himalaya, tạo ra
Himalaya bên trong đi - đó là điều tôi muốn nói khi tôi nói
đừng từ bỏ. Đừng lên núi, tạo ra im lặng đó ở bên trong, để
cho bất kì khi nào bạn di chuyển, núi cũng di chuyển theo
với bạn. Mối quan hệ là đẹp bởi vì nó là tấm gương. Nhưng
có những kẻ đần - những người thấy khuôn mặt mình trong
gương và thấy nó xấu xí cho nên họ đập vỡ gương. Logic là
rõ ràng: cái gương này làm cho họ xấu đi cho nên phải phá
huỷ cái gương và thế thì bạn sẽ đẹp.
Quan hệ là tấm gương. Bất kì khi nào bạn có quan hệ với
một người - vợ, chồng, bạn, người yêu và kẻ thù - tấm gương
liền có đó. Vợ phản chiếu chồng. Bạn có thể thấy bản thân
mình ở đó. Và nếu bạn thấy người chồng xấu xí, đừng từ bỏ
vợ - cái xấu xí đó là trong bạn. Vứt bỏ cái xấu đó. Tấm
gương này là đẹp; cám ơn tấm gương này.
Nhưng kẻ đần và hèn nhát bao giờ cũng chạy trốn và từ
bỏ; người dũng cảm và khôn ngoan bao giờ cũng sống trong
quan hệ và dùng nó như tấm gương. Sống với ai đó là cách
soi gương thường xuyên xung quanh bạn. Vào mọi khoảnh
khắc, người khác làm lộ ra bạn, phơi bầy bạn. Quan hệ càng
gần, gương càng rõ; quan hệ càng xa, gương càng không rõ
rệt bằng. Đó là lí do tại sao mọi từ bỏ đều thực sự trở thành
từ bỏ tình yêu. Vợ và chồng - điều đó trở thành cơ sở cho
việc phá vỡ mối quan hệ, bởi vì sống hai mươi bốn giờ với
một người trong cùng một ngôi nhà, hai mươi bốn giờ có
quan hệ...
Ngay cả khi người vợ không nói gì, không nói lời nào
với chồng mình, cô ấy vẫn đang phản chiếu. Ngay cả khi
người chồng chỉ chúi mũi đọc báo, anh ta vẫn đang phản
chiếu. Với cách anh ta cầm báo, người vợ biết rằng báo chỉ
để tạo nên bức tường. Anh ta lẩn đằng sau nó. Anh ta giả bộ
với mình là anh ta đang đọc báo. Anh ta có thể đọc cùng một
tin tức hai lần, ba lần. Anh ta có thể chẳng đọc chút nào,
nhưng cứ lướt qua các hàng chữ một cách máy móc. Nhưng
cách anh ta tự giấu mình sau tờ báo trở thành tấm gương.
Anh ta tránh mặt vợ, anh ta chán ngấy vợ, anh ta không
muốn vợ ở đấy nữa, anh ta không muốn nhìn vợ, gặp vợ. Sự
có mặt của cô ấy, chính sự có mặt đó là điều nặng nề. Bằng
cách nào đó anh ta muốn thoát ra.
Khi bạn đang trong tình yêu, ngôn ngữ là không cần tới.
Cử chỉ... thậm chí im lặng cũng trở thành hùng biện. Soi
gương thường xuyên tiếp diễn, và mọi người xấu bởi vì cái
đẹp là cái gì đó chỉ xảy ra dần dần, khi bản thể bên trong của
bạn được bộc lộ dần ra. Bản ngã bao giờ cũng xấu. Cho nên
chỉ khi bản ngã không có đó, người ta mới trở thành đẹp
được. Chính bản ngã được soi gương. 

Bất kì ai thường xuyên hay nhắc bạn rằng bạn xấu đều
trở thành kẻ thù - bạn muốn từ bỏ. Nhưng liệu có khôn
ngoan không khi bạn từ bỏ tấm gương? Điều đó là ngu xuẩn.
Cho dù không ai soi gương bạn, bạn sẽ vẫn như thế. Bạn
thậm chí còn phát triển thêm theo cùng hướng khi không có
ai nhắc nhở bạn. Gương đẹp và tốt. Nó có ích cho bạn. Và
nếu bạn tỉnh táo, dần dần bạn có thể vứt bỏ bản ngã. Thế thì
trong tấm gương của người khác cái ta đẹp của bạn sẽ bộc lộ.
Một khi bạn là cái không, mây trắng, thế thì tất cả các hồ
trên thế giới sẽ bộc lộ mầu trắng của bạn, thế thì mọi hồ trên
thế giới sẽ bộc lộ sự buông bỏ trôi nổi của bạn. Cho nên tôi
nói chỉ có một thứ cần từ bỏ và đó là sự từ bỏ, không gì
khác.
Sống nơi Thượng đế hiện hữu, hay cái toàn thể - nếu bạn
không thích từ Thượng đế, cũng không hề gì, đấy chỉ là từ
ngữ. Cho nên Thượng đế hay cái toàn thể - bất kì nơi đâu
bạn thấy cái toàn thể đã đặt bạn vào, ở đó đi. Cái toàn thể
chưa bao giờ đặt bất kì ai vào từ bỏ - chưa bao giờ. Cái toàn
thể bao giờ cũng ném bạn vào mối quan hệ, bởi vì không ai
được sinh ra một mình, không ai có thể vậy . Ít nhất mẹ, bố
sẽ được cần tới; xã hội, gia đình sẽ được cần tới. Cái toàn thể
bao giờ cũng ném bạn vào mối quan hệ. Đó là lí do tại sao
tôi nói từ bỏ là đang chống lại Thượng đế.
Gurdijeff có nhiều ý kiến sáng suốt. Một trong những
điều sáng suốt của ông ấy là ở chỗ tất cả những người tôn
giáo đều chống lại Thượng đế. Điều này lạ kì nhưng đúng.
Và tôi chấp nhận hoàn toàn ông ấy; ông ấy nói phải. Mọi
người tôn giáo đều chống lại Thượng đế, bởi vì họ tự đặt
mình ra làm quan toà: điều này sai, điều kia phải; điều này
nên làm, điều kia không nên làm; người này nên loại ra khỏi
thế giới. Thượng đế ném bạn vào thế giới, và cái gọi là người
thuyết giảng tôn giáo dạy bạn từ bỏ nó.
Tôi không phải là loại người tôn giáo đó. Tôi là cùng với
Thượng đế, với cái toàn thể. Dù nó dẫn bạn đến đâu, di
chuyển tựa đám mây; di chuyển với ngài, và trao bản thân
bạn một cách toàn bộ cho cái toàn thể. Điều duy nhất phải
nhớ là các cực đối lập - im lặng, vô tư, cân bằng, tích hợp.
Bạn nói điều đó sẽ khó khăn. Đúng, nó sẽ khó khăn. Nếu
bạn cực lạc thì sẽ khó khăn trong một gia đình bệnh hoạn -
mà mọi gia đình đều bệnh hoạn cả. Sẽ phải sống dường như
bạn bị buộc phải sống trong nhà thương điên - điều đó sẽ khó
khăn đấy, bởi vì mọi người ở đó đều điên cả. Vậy bạn có thể
làm được gì? Nếu bạn bị ném vào nhà thương điên - bạn
không điên còn mọi người khác điên - bạn sẽ làm gì? Nếu
bạn thực sự không điên, bạn sẽ hành động một cách điên
khùng. Đó là cách thức khôn ngoan nhất ở đó, như vậy
chẳng ai biết được rằng bạn là lành mạnh, bởi vì nếu họ biết
được điều đó họ sẽ tạo ra rắc rối. Trong nhà thương điên
người khôn ngoan thực sự sẽ hành động còn điên dại hơn bất
kì người điên nào khác. Đó là trạng thái an toàn nhất ở đó.
Cho nên trong cuộc sống này, nơi mọi người đều điên cả,
bạn có thể làm gì? Toàn bộ hành tinh này là nhà thương điên,
nhà thương điên lớn. Mọi người đều bệnh hoạn, ốm yếu, tật
bệnh, bất thường, bạn có thể làm được gì? Hành động! Cùng
mọi người, khi bạn cảm thấy có thể, đừng cố tạo ra những
rắc rối không cần thiết - chỉ hành động và tận hưởng hành
động. Với mọi người, hành động; với bản thân bạn, cực lạc
điên dại. Tôi ngụ ý gì? Tôi ngụ ý nếu ai đó đã chết trong nhà
hàng xóm, bạn sẽ làm gì? Cực lạc điên dại ở đó à? Thế thì
bạn sẽ ăn đòn. Kêu khóc vào, hành động đẹp - bởi vì đó
chính là điều cần thiết trong toàn bộ tình huống bệnh hoạn, nơi mà cái chết không được chấp nhận, nơi mà cái chết là
điều độc ác. Đừng tạo ra bất kì rắc rối nào với bất kì ai. Nếu
bạn khôn ngoan, hành động - và hành động đẹp đến mức
không ai kêu khóc được như bạn. Tận hưởng nó! Đó là điều
bên trong của bạn. Làm cho nó thành cực lạc! Nhưng với bên
ngoài, với những người xung quanh bạn, hành động đẹp.
Là diễn viên trong thế giới đi. Khi bạn là diễn viên bạn
không bị khuấy động, bởi vì thế thì bạn biết đấy là hành
động vừa phải. Toàn bộ cuộc sống là vở kịch tâm lí lớn. Là
diễn viên ở đó đi, và bên trong vẫn còn đầy cực lạc vô ngã
của bạn.
Osho kính yêu,
Khi chúng tôi đang ngồi trước thầy, nghe lời thầy và
cảm thấy sự hiện diện của thầy, mọi thứ đều cảm
thấy có thể được.
Nhưng khi chúng tôi quay về cuộc sống đời thường,
mọi thứ dường như không rõ ràng như vậy và chúng
tôi cảm thấy bị cắt rời khỏi thầy.
Thầy đã bảo chúng tôi rằng chúng tôi không nên từ
bỏ thế giới mà thiền bên trong nó.
Thầy cũng đã nói rằng chúng tôi nên tự phát và điên
khùng.
Làm sao chúng tôi có thể tổ hợp cả hai điều như thế
mà không xa lánh gia đình, bè bạn và xã hội quanh
mình?

Một khi bạn bắt đầu nghĩ dưới dạng hai điều mâu thuẫn
và cách làm cho chúng gặp nhau, bao giờ bạn cũng gặp khó
khăn. Thế thì mọi thứ sẽ là thoả hiệp, và với thoả hiệp không
ai cảm thấy được thoả mãn. Cái gì đó bao giờ cũng thiếu,
vắng. Nếu bạn làm cái này, thế thì ở cực bên kia cái gì đó
phải bị mất. Nếu bạn làm cái kia, thế thì bên cực này cái gì
đó phải bị mất, và bất kì cái gì bạn mất đều cứ lơ lửng trong
tâm trí. Nó không bao giờ cho phép bạn được phúc lạc.
Cho nên điều đầu tiên là: đừng bao giờ nghĩ dưới dạng
thoả hiệp. Nếu bạn nghĩ dưới dạng mâu thuẫn và cách làm
cho chúng gặp nhau, bạn nhất định nghĩ dưới dạng thoả hiệp.
Vậy tôi là gì để gợi ý cho bạn?
Điều đầu tiên là: bao giờ cũng được tích hợp bên trong
và không nghĩ tới bất kì tích hợp bên ngoài nào - bởi vì bạn
là điểm gặp gỡ. Một mình bạn ngồi im lặng. Trong cuộc
sống bạn phải tích cực, tham dự. Im lặng và tham dự là mâu
thuẫn nhau, nhưng chúng cả hai đều gặp gỡ trong bạn. Bạn là
im lặng và bạn là tham dự.
Nếu bạn được tích hợp, cả im lặng lẫn tham dự của bạn
đều sẽ được tích hợp. Một mình bản thân bạn, và bản thân
bạn cùng vợ hay chồng bạn hay bạn bè bạn, là hai điều, mâu
thuẫn, nhưng bạn là trong cả hai. Nếu bạn được tích hợp, bạn
sẽ hạnh phúc một mình. Nếu bạn được tích hợp, bạn sẽ hạnh
phúc với người khác. Hạnh phúc sẽ là phẩm chất của bạn.
Hạnh phúc không phụ thuộc vào việc sống một mình hay với
người khác. Nếu nó phụ thuộc, sẽ có vấn đề. Nếu bạn cảm
thấy rằng khi bạn một mình bạn hạnh phúc và hạnh phúc của
bạn phụ thuộc vào việc được một mình, sẽ có khó khăn. Thế
thì một mình sẽ là điều cần thiết. Thế thì khi cùng với người
khác bạn sẽ cảm thấy bất hạnh và bạn bắt đầu nghĩ cách làm cho hai điều đối lập gặp nhau. Vấn đề nảy sinh bởi vì bạn bị
phụ thuộc vào sự một mình của bạn để làm cho mình hạnh
phúc.
Đừng bị phụ thuộc. Hạnh phúc khi một mình đi. Để hạnh
phúc là phẩm chất của bạn, và khi bạn chuyển từ một mình
sang tham dự, vào trong trao đổi, quan hệ, đem theo cả phẩm
chất hạnh phúc đó, vốn có trong một mình - mang theo điều
đó đi. Ban đầu điều đó là khó khăn, bởi vì bạn thường xuyên
quên mất. Điều đó sẽ khó khăn bởi vì hay quên, bởi vì không
thường xuyên nhận biết, nhưng dần dần bạn có thể mang
được phẩm chất đó. Khi sống với ai đó, bạn vẫn có thể một
mình như bạn đã trong cái một mình của bạn. Bạn vẫn còn là
một linh hồn được tích hợp. Trong khi không làm điều gì bạn
cảm thấy hạnh phúc, thoải mái. Thoải mái này nên trở thành
phẩm chất của bạn, không phải là của bất hoạt.
Mang phẩm chất này vào trong hoạt động và sẽ không có
vấn đề gì. Ban đầu sẽ có khó khăn, nhưng vấn đề là phải nhớ
rằng hạnh phúc của bạn, phúc lạc của bạn, cực lạc của bạn
không nên phụ thuộc vào bất kì điều kiện bên ngoài nào. Nếu
nó là vậy thế thì sẽ có mâu thuẫn bởi vì điều đó sẽ là phụ
thuộc. Mọi người cảm thấy rằng họ hạnh phúc khi họ ở cùng
bạn bè; thế thì khi họ một mình họ thấy chán, khổ - ai đó cần
phải có. Những người này là người hướng ngoại. Kiểu người
khác là người hướng nội. Bất kì khi nào người đó một mình,
người đó đều cảm thấy sung sướng; bất kì khi nào người đó
đi cùng ai đó, bất hạnh lại chen vào. Cả hai đều trong cảnh tù
túng của kiểu người mình. Kiểu người là tù túng. Bạn nên
thoát khỏi các kiểu người. Bạn không nên là hướng nội cũng
chẳng hướng ngoại mà là cả hai. Thế thì bạn thoát ra khỏi
kiểu người.
Vậy phải làm gì? Đừng bao giờ bị mắc cố định với một
tình huống; bao giờ cũng chuyển sang phía đối lập và mang
theo phẩm chất này cùng mình. Chuyển nhiều nhất có thể
được từ phía đối lập này sang phía đối lập kia và mang theo
cả phẩm chất này. Chẳng mấy chốc bạn sẽ trở nên nhận biết
rằng phẩm chất này có thể được đem đi bất kì đâu. Thế thì
bạn chẳng thể nào bị ném xuống địa ngục, vì cho dù bạn có
bị ném xuống đó bạn sẽ mang theo cả niềm hạnh phúc của
bạn xuống đó. Thế thì bạn chẳng bao giờ sợ hãi cả.
Người tôn giáo sợ địa ngục, và họ tìm kiếm và khát khao
cõi trời. Những người đó không phải là người tôn giáo chút
nào, bởi vì cõi trời và địa ngục cả hai đều là điều kiện bên
ngoài - chúng không phải là phẩm chất của riêng bạn. Những
người này là phàm nhân. Đó chính là điều phàm nhân đang
làm. Họ nói: Nếu điều kiện này được đáp ứng, thế thì tôi sẽ
hạnh phúc. Cho nên hạnh phúc tuỳ thuộc vào điều kiện. Nếu
lâu đài có đó thì tôi hạnh phúc; nhiều tiền trong ngân hàng,
thế thì tôi sẽ hạnh phúc; vợ xinh như vậy, thế thì tôi sẽ hạnh
phúc, hay nếu có người chồng tốt, đáng yêu, thế thì tôi hạnh
phúc. Bạn hạnh phúc chỉ khi cái gì đó được đáp ứng bên
ngoài, và bạn nói: Nếu điều này không được thoả mãn tôi bất
hạnh. Đây là điều người phi tôn giáo là gì. Và cái gọi là
người tôn giáo cũng cứ tìm kiếm cõi trời, tránh địa ngục. Họ
làm cùng một thứ như nhau.
Với bạn, điều này nên là sadhana - kỉ luật: chuyển sang
phía đối lập thật nhiều nhất có thể được và cố gắng đem theo
sự toàn vẹn bên trong của mình. Ngồi im lặng, cảm thấy
phẩm chất bên trong là gì. Thế rồi đi vào hoạt động với phẩm
chất đó vẫn còn bên trong. Điều đó sẽ bị mất nhiều lần,
nhưng đừng lo nghĩ. Nếu dù chỉ có một lần bạn mang được
nó vào cực đối lập, bạn đã trở thành người chủ của nó. Thế
thì bạn biết mẹo về nó. 

Đôi khi lên núi; chúng đẹp. Thế rồi quay trở lại thế giới;
nơi này nữa cũng đẹp. Nếu núi đẹp, tại sao người không đẹp?
Người cũng là núi theo đúng nghĩa riêng của họ. Đôi khi
sống một mình, đôi khi sống cùng người khác. Và nếu bạn
tỉnh táo, không chỉ sẽ không có mâu thuẫn, mà sự giúp đỡ sẽ
đến từ phía đối lập.
Nếu bạn có thể đem phẩm chất của hạnh phúc từ một
mình sang xã hội, bỗng nhiên bạn sẽ trở nên nhận biết một
hiện tượng mới, một điều mới xảy ra bên trong bạn - đó là xã
hội giúp bạn được một mình, còn một mình lại giúp cho bạn
có quan hệ sâu sắc với mọi người. Người chưa bao giờ sống
trong một mình không thể biết được cái đẹp của mối quan
hệ; không thể biết được, tôi nói, bởi vì người đó chưa bao
giờ một mình cả. Người đó chưa bao giờ là cá nhân - làm sao
người đó có thể biết được cái đẹp của mối quan hệ? Người
chưa bao giờ sống trong xã hội không thể biết được niềm cực
lạc của một mình. Người được sinh ra tại nơi đơn độc, rồi
được lớn lên trong một nơi đơn độc, bạn có nghĩ rằng người
đó cực lạc không? Bạn nghĩ người đó sẽ tận hưởng nỗi niềm
một mình? Người đó chỉ trở thành ù lì và đần độn.
Lên núi, lên Himalaya đi. Mọi người đang sống ở đấy -
họ đã sống ở đấy hàng nghìn năm nay, họ được sinh ra ở đấy
- nhưng tuy bạn cảm thấy Himalaya đẹp làm sao thì họ lại
không cảm thấy điều đó. Trong khi bạn thích thú im lặng ở
đó, họ không thể tận hưởng được điều đó. Họ thậm chí còn
không biết rằng im lặng tồn tại. Khi họ đến thành phố họ
cảm thấy xúc động - hệt xúc động như bạn cảm thấy khi lên
núi. Những người sống ở Bombay, London và New York
cảm thấy xúc động khi họ lên Himalaya. Khi đến Bombay,
New York hay London, thế thì những người sống ở
Himalaya cảm thấy thế giới mới đẹp làm sao. Cái đối lập là
cần để cảm thấy - nó trở thành sự tương phản. Ngày là đẹp
bởi vì có đêm. Cuộc sống có niềm vui như thế bởi vì có cái
chết. Yêu trở thành điệu vũ bên trong bởi vì có ghét.
Tình yêu dẫn bạn tới đỉnh cao của tâm thức, bởi vì tình
yêu có thể bị mất. Bạn chẳng thể dựa vào cái gì được cả.
Khoảnh khắc này nó có đó rồi khoảnh khắc tiếp lại không có.
Khả năng của sự thiếu vắng nó đem lại chiều sâu cho sự hiện
diện của nó. Im lặng trở thành im lặng hơn khi trong bối
cảnh có tiếng ồn. Một chiếc máy bay mới bay ngang qua
khoảnh khắc trước đây. Bạn có thể nhìn nó theo hai cách:
nếu bạn là người bị rối loạn bên trong, bạn sẽ cảm thấy nó
như quấy rối cho im lặng; nếu bạn được tích hợp bên trong,
tiếng ồn của máy bay sẽ làm sâu sắc thêm cho cái im lặng ở
đây. Tiếng ồn trở thành nền tảng; nó tạo dạng, tạo hình cho
im lặng. Nó cho sự sắc nét. Im lặng khi máy bay bay qua còn
nhiều hơn nó trước đó. Điều đó phụ thuộc vào bạn.
Bao giờ cũng nhớ: đừng bị phụ thuộc vào mọi vật, tình
huống, điều kiện. Thế thì bạn có thể di chuyển. Đừng tránh
chuyển động, nếu không bạn sẽ trở nên cố định. Mọi người
đều sợ chuyển động bởi vì bạn bị phụ thuộc. Bạn không thể
ra khỏi núi của mình, ra khỏi cái một mình của bạn để tới thế
giới của bãi chợ, bởi vì bạn biết bạn sẽ bị rối loạn. Đây là
kiểu im lặng gì mà có thể bị bãi chợ làm cho rối trí? Nó
mang giá trị nào? Nó đáng giá gì? Nếu chợ có thể phá huỷ
nó, nếu thế giới này, thế giới nhàm chán này có thể phá huỷ
nó thì im lặng của bạn là rất bất lực. Nếu im lặng của bạn
thực sự có hiệu lực, nếu bạn đã đạt tới nó thì không gì có thể
phá huỷ được nó.
Không khó hiểu lắm về điều tôi đang nói về im lặng,
nhưng đấy là thái độ của tôi trong mọi phạm vi cuộc sống.
Nếu bạn thực sự là brahmachari, người vô dục thực sự, thì
bạn có thể chuyển vào trong dục và điều đó vẫn không phá huỷ vô dục của bạn. Điều này sẽ rất khó khăn để theo đuổi.
Nếu dục quấy rầy vô dục của bạn thì nó chẳng có giá trị gì.
Mang phẩm chất này vào bên trong đi.
Nếu bạn thực sự sống động, tràn đầy năng lượng, bạn có
thể chết một cách hạnh phúc. Chỉ những người yếu đuối mới
chết bất hạnh - bởi vì họ chưa bao giờ sống cả. Họ chưa bao
giờ thưởng thức niềm vui của cuộc sống. Họ bao giờ cũng hi
vọng và hi vọng và hi vọng, và cuộc sống chẳng bao giờ xảy
ra cho họ. Đó là lí do tại sao họ lại kinh hoảng cái chết.
Một người đã sống, bao giờ cũng sẵn sàng chết. Một
người đã thực sự sống, cũng sẵn sàng mọi lúc để chấp nhận
cái chết. Từ chấp nhận này không hay lắm - tốt hơn là chúng
ta nói đón chào cái chết, đón nhận nó một cách hạnh phúc,
vui vẻ. Thế thì chết là cuộc phiêu lưu. Nó phải là như vậy
nếu bạn đã sống thực sự. Thế thì chết không phải là kẻ thù,
chết là người bạn. Cuộc sống sâu sắc cho phép cái chết, cuộc
sống nông cạn lẩn tránh nó. Điều này là như vậy trong mọi
phạm vi cuộc sống.
Nếu bạn đã biết tình bạn là gì thì bạn sẽ không hoảng sợ
kẻ thù. Bạn sẽ không hoảng sợ! Thế thì sự thù nghịch có cái
đẹp của riêng nó. Nó cũng là một loại tình bạn - theo cực đối
lập. Nó là chuyện tình theo cực đối lập. Nó là sự tham dự, nó
là cam kết. Nếu bạn đã biết về tình bạn thì bạn sẽ yêu kẻ thù.
Đó chính là điều Jesus muốn nói khi ông ấy nói: Hãy yêu
kẻ thù của bạn. Không phải là điều người Ki tô giáo đã diễn
giải tất cả điều này qua nhiều thế kỉ. Bạn không thể yêu được
kẻ thù của mình - làm sao bạn có thể yêu được kẻ thù của
mình?
Nhưng tôi nói với bạn: Nếu bạn đã yêu những người bạn,
bạn sẽ yêu kẻ thù của mình - bởi vì một khi bạn biết được cái
đẹp của tình bạn thì bạn cũng đi đến biết được cái đẹp của sự
thù nghịch. Đó chính là tình bạn theo chiều ngược lại. Cả hai
đều cho, cả hai làm giầu cho cuộc sống bạn.
Các cực đối lập không thực sự là đối lập, sâu bên dưới
chúng có hài hoà lớn. Chúng là những bộ phận của toàn thể.
Đây chính là điều người Trung quốc nói: âm và dương,
chúng là bộ phận của một chuyển động, bộ phận của một
bánh xe - chúng không phải là hai. Chúng xuất hiện như hai
bởi vì chúng ta đã không nhìn sâu xuống dưới. Đó là vì con
mắt nông cạn của chúng ta, tâm trí không hiểu thấu, tâm thức
hời hợt của ta - đó là lí do tại sao chúng có vẻ như đối lập,
nếu không chúng đã không thế.
Cuộc sống và cái chết là bạn bè. Chúng tồn tại thông qua
lẫn nhau, chúng đóng góp cho nhau. Không có nhau cả hai
chúng đều không thể có đó chút nào. Cuộc sống có thể tồn
tại mà không có cái chết được không? Con người đã từng mơ
ước mãi về cách tiêu diệt cái chết. Đấy là thái độ của tâm trí,
tâm trí tuyến tính, tâm trí logic - làm sao tiêu diệt cái chết.
Tâm trí logic nói: nếu không có cái chết thì sự sống sẽ dư
dật. Logic đơn giản thế! Ngay cả đứa trẻ cũng hiểu số học
này: nếu không có cái chết thì sẽ có nhiều thêm sự sống.
Nhưng tôi bảo bạn: nếu không có cái chết thì cũng sẽ không
có sự sống.
Đó là lí do tại sao logic đơn giản bao giờ cũng là ảo
tưởng. Rõ ràng nó có vẻ phải : nếu không có kẻ thù thì toàn
bộ thế giới sẽ là bạn bè của bạn. Bạn nhầm. Nếu không có kẻ
thù thì sẽ không thể có tình bạn. Logic nói: nếu không có hận
thù thì tình yêu, tình yêu và thêm tình yêu sẽ có đó. Cho nên
các nhà logic đã cố gắng tiêu diệt phía đối lập. Họ không thể
tiêu diệt được nó, bởi vì cuộc sống còn lớn hơn mọi logic.
Điều may mắn là họ không thể nào tiêu diệt được phía đối lập, bởi vì họ không biết họ đang làm gì. Nếu phía đối lập
không có đó, thế thì đừng cứ tin rằng cuộc sống sẽ thêm nữa,
tình yêu sẽ thêm nữa, tình bạn sẽ thêm nữa, hạnh phúc sẽ
thêm nữa - không. Sẽ không có khả năng nào, bởi vì chính
nền tảng đã bị phá huỷ.
Biện chứng nói điều gì đó hoàn toàn mâu thuẫn, và biện
chứng thì đúng hơn cho cuộc sống. Biện chứng nói: Nếu bạn
muốn cuộc sống nhiều hơn, thế thì phải sẵn sàng hơn cho cái
chết.
Bạn có thể không nhận biết nhưng điều này vẫn xảy ra.
Khi bạn đang lái xe và bạn ngày một tăng thêm tốc độ, bạn
đang dính líu vào với tốc độ. Một điểm sẽ tới khi vào bất kì
khoảnh khắc nào cái chết có thể xảy ra. Thế thì bạn sống
động, thế thì ngọn lửa cuộc sống bùng cháy nhanh, sắc nét.
Đó là lí do tại sao tốc độ lại có sức hấp dẫn và từ lực thế -
bởi vì tốc độ đưa bạn tới gần với cái chết hơn. Khi bạn gần
với cái chết hơn, thì cuộc sống cũng gần hơn; nó tăng theo tỉ
lệ. Đó là lí do tại sao có quá nhiều hấp dẫn với chiến tranh
đến vậy - bởi vì trong chiến tranh cái chết ở ngay mọi xó
xỉnh, bao giờ cũng gần với bạn.
Bạn có thể nghĩ rằng người lính đi đánh nhau trên chiến
trường phải rất khổ. Bạn nhầm; nếu không thì chẳng ai muốn
đánh nhau làm gì. Họ không khổ. Điều thực là hoàn toàn đối
lập lại: khi họ quay lại thế giới thông thường họ mới khổ.
Khi họ trên chiến trường, trận đánh đang ở phía trước, họ
không khổ. Mọi nỗi khổ biến mất. Họ gần cái chết tới mức
lần đầu tiên họ cảm thấy sống động, và sự sống động của họ
ngày càng trở nên nhiều hơn khi cái chết càng tới gần hơn.
Khi tất cả xung quanh là bom đạn, pháo dọt chỗ này chỗ kia
và bất kì khoảnh khắc nào chúng cũng có thể gieo rắc cái
chết, vào những khoảnh khắc đó họ cảm thấy niềm cực lạc.
Họ đang va chạm, va chạm sâu sắc nhất với cuộc sống. Khi
cái chết hôn bạn, đấy cũng là cái hôn của cuộc sống. Đó là lí
do tại sao có nhiều hấp dẫn tới việc liều mình, dũng cảm.
Nếu bạn sợ bạn sẽ không thu được cuộc sống.
Tôi bảo bạn rằng thiền là dũng cảm nhất và cũng là mạo
hiểm nhất, bởi vì ngay cả trên chiến trường bạn cũng không
gần cái chết đến thế. Cho dù bạn có cảm thấy gần cái chết,
đó chỉ là cái chết vật lí. Cái chết vật lí có nghĩa là một cái
chết nông cạn - của lớp vỏ, của thân thể. Ngôi nhà của bạn
gần cái chết, không phải bạn; chỗ trú ẩn của bạn sắp bị phá
huỷ - không phải bạn. Nhưng trong thiền bạn sắp bị huỷ diệt
- không chỉ chỗ trú ẩn, mà người chủ, không chỉ ngôi nhà mà
là người chủ. Bản ngã sắp bị huỷ diệt. Cho nên người chiến
binh vĩ đại nhất bao giờ cũng quan tâm tới thiền.
Tôi muốn nói với bạn về một hiện tượng đã xảy ra ở Ấn
Độ, đã xảy ra ở Nhật Bản và sẽ xảy ra cho bất kì quốc gia
nào sản sinh ra các chiến binh. Tất cả các thiền nhân vĩ đại ở
Ấn Độ đều là kshatriya, chiến binh, không phải là brahmin.
Điều này có vẻ lạ kì. Brahmin đáng phải là thiền nhân vĩ đại.
Họ đã viết những lời bình chú về Upanishad, Gita, Veda. Họ
đã tạo ra siêu hình, và họ là các nhà siêu hình lớn nhất mà
thế giới đã từng biết tới. Không một ai, ở bất kì đâu trên thế
giới, có thể so sánh với brahmin trong những vấn đề có liên
quan tới trình bày bằng lời, liên quan đến logic. Họ rất tinh tế
nhưng họ không phải là thiền nhân lớn.
Phật là một thiền nhân vĩ đại; ông ấy là kshatriya, chiến
binh. Mahavira là một thiền nhân vĩ đại; ông ấy là kshatriya -
chiến binh - không phải là brahmin. Tất cả hai mươi bốn
tirthankara của Jaina giáo đều là chiến binh. Điều này có vẻ
kì lạ. Tại sao? Tại Nhật Bản, võ sĩ đạo samurai đã tồn tại -
chiến binh - những chiến binh vĩ đại nhất mà thế giới đã từng biết tới. Võ sĩ đạo là tuyệt đỉnh, khả năng tối thượng cho việc
là chiến binh. Trong mọi khoảnh khắc, võ sĩ đạo đều sẵn
sàng chết. Cả với những điều tầm thường võ sĩ đạo cũng sẵn
sàng chết, bạn không thể tưởng tượng nổi.
Tôi đã nghe một sự kiện lịch sử đã xảy ra ba trăm năm
trước đây. Một võ sĩ đạo samurai, một chiến binh vĩ đại, rất,
rất say. Bỗng nhiên ông ta được vua triệu hồi vì một lí do
nào đó, cho nên ông ta tới đó. Ông ta cố gắng tỉnh táo nhưng
say quá. Ông ta quên mất nghi lễ thông thường phải quì
xuống khá kiểu cách để lạy tạ nhà vua. Tất nhiên ông ta quì
xuống, nhưng không đúng như việc đáng phải thế.
Sáng hôm sau khi ông ta tỉnh lại ông lập tức tự xử mình.
Hara-kiri là một từ chắc bạn đã nghe thấy. Hara-kiri thuộc về
võ sĩ đạo, chiến binh. Khoảnh khắc họ cảm thấy có cái gì đó
sai - dù chỉ là một nghi lễ thông thường, mà nhà vua cũng
chẳng nói gì... Người chiến binh đó vĩ đại đến mức nhà vua
cũng không đả động đến điều đó chút nào - nhưng ông ta tự
xử mình. Ngày hôm sau, khi nhà vua biết được người chiến
binh đó đã tự xử mình, nhà vua đã khóc. Người chiến binh
đó có ba trăm đệ tử. Họ lập tức tự xử mình, bởi vì nếu thầy
đã làm điều sai thì đệ tử cũng phải làm theo.
Và bạn sẽ ngạc nhiên, điều đó dường như không thể tin
được, thế mà điều đó còn kéo dài cả trăm năm, một việc nhỏ
như vậy - nhiều đệ tử, và đệ tử của đệ tử, bởi vì một lần một
bậc thầy... Và đó là điều chưa bao giờ được nghe nói tới: một
võ sĩ đạo tới gặp vua bị quá say và làm sai điều gì đó. Với
những việc tầm thường, cái chết dường dễ dàng thế và trong
lòng bàn tay! Những võ sĩ đạo này đã tạo ra thiền Zen, một
truyền thống thiền dhyan vĩ đại nhất trên thế giới. Những võ
sĩ đạo này đã thiền sâu sắc.
Đây là cảm giác của tôi, rằng chừng nào bạn còn chưa
sẵn sàng chết, bạn không thể sẵn sàng thiền được. Chiến
tranh và thiền là đồng nghĩa, theo nghĩa sâu. Bất kì khi nào
có khả năng con người bạn bị phá huỷ, trong khoảnh khắc đó
ngọn lửa cuộc sống của bạn bùng cháy trong sự toàn bộ của
nó. Sự mãnh liệt tràn đầy đến với bạn.
Các phía đối lập đã gặp nhau. Bạn không cần phải cố cho
bất kì việc gặp nhau nào, cho bất kì sự tổng hợp nào của
chúng; chúng đã hội ngộ, chúng đã trong hài hoà sâu sắc.
Bạn không trong hài hoà, đó là vấn đề.
Cho nên khi bạn mạnh khoẻ, bạn cảm thấy hoạt bát, đem
hoạt bát đó vào cả lúc bạn ốm đau, không khoẻ. Tôi bảo bạn
rằng cảm giác hoạt bát không phụ thuộc gì vào sức khoẻ.
Cảm giác hoạt bát là cảm giác bên trong; nó không phụ
thuộc vào thân thể. Bạn có thể mang nó ngay cả khi ốm.
Ramana Maharshi sắp chết. Ông ấy bị ung thư, ung thư
họng, và ông gần như không thể nói, không thể ăn được thứ
gì. Nhưng tất cả mọi người quanh ông ấy trong những ngày
cuối của ông ấy đều ngạc nhiên - ông ấy hạnh phúc thế. Mắt
ông ấy tràn đầy sự hoạt bát tinh tế. Điều kiện thân thể ông ấy
đang tàn lụi, toàn bộ thân thể ông ấy tàn lụi - nhưng Ramana
thì không; ông vẫn khoẻ mạnh như thường.
Có lần một bậc thầy sắp chết. Ông ấy đã già lắm, gần
một trăm tuổi. Các đệ tử đều ở đó - họ không thể khóc được
vì ông ấy đang cười. Họ không thể khóc bởi vì điều đó có vẻ
vô lí quá. Người này hạnh phúc, sôi sục hạnh phúc như đứa
trẻ - tận hưởng hơi thở cuối cùng. Họ chỉ có thể khóc khi ông
ấy đã chết.
Và một ai đó hỏi: Khi thầy còn sống, tại sao các ông
không khóc? 

Họ đáp: Khóc dường như ngớ ngẩn thế. Nhìn vào khuôn
mặt thầy, nhìn vào mắt thầy, dường như là thầy đang đi vào
cõi giới cao hơn của sự hiện hữu, dường như là cái chết chỉ
là cánh cửa đi tới điều thiêng liêng, dường như là thầy không
chết đi, thay vì thế thầy đang tái sinh. Và thầy không phải là
ông già; nếu bạn nhìn vào mắt thầy, thầy là đứa trẻ - thân thể
thầy là già thôi.
Sự hoạt bát có thể được đem theo. Ngay cả khi bạn ốm
nguy kịch bạn vẫn có thể duy trì hoạt bát bên trong. Bạn biết
điều khác: ngay cả khi hoàn toàn mạnh khoẻ bạn vẫn còn
không hoạt bát. Bạn biết điều đó, cho nên điều khác là có
thể: hoàn toàn mạnh khoẻ và bạn lại khổ; hoàn toàn trẻ trung
và sinh động mà dường như trên giường chết, bằng cách nào
đó bạn mang công việc cuộc sống như gánh nặng, sức nặng
chết trên trái tim. Bạn đang sống bởi vì bạn không thể làm gì
khác được. Bạn có thể làm gì? Bạn đang sống, bạn đã thấy
mình đang sống, cho nên bạn mang điều đó. Nhưng cuộc
sống không phải là hiện tượng cực lạc cho bạn, bạn không
vui về nó, không mở hội nó.
Sống là ân huệ lớn lao thế. Cho dù chỉ một khoảnh khắc
sống và nhận biết cũng đã quá nhiều. Bạn được trao cho một
cuộc sống dài và nhiều kiếp sống nữa thế mà bạn không cám
ơn, bởi vì chừng nào bạn còn chưa mở hội nó, làm sao bạn
có thể cảm thấy lòng biết ơn, sự cám ơn? Hoàn toàn trẻ
trung, sống động nhưng bên trong bạn mang nỗi khổ.
Đang chết, người hiểu biết sẽ mang cả sự hoạt bát.
Cái cười sẽ đến từ phía bên trong người đó, từ chính cốt
lõi bản thể người đó.
Đừng cố gắng tổng hợp các cực đối lập của cuộc đời.
Được tích hợp đi. Và khi tôi nói được tích hợp tôi muốn nói,
bất kì điều gì bạn cảm thấy trong một mình, đem nó vào bãi
chợ; bất kì điều gì bạn cảm thấy trong thiền, đem nó vào tình
yêu - bởi vì trong tình yêu người khác sẽ hiện diện, trong
thiền bạn một mình. Sớm hay muộn mọi việc sẽ được giải
quyết theo cách của chúng. Bạn không cần giải quyết chúng;
bạn đơn giản giải quyết cho chính bản thân mình. Để cho
bản thân mình lắng đọng, và mọi việc sẽ đi vào thu xếp riêng
của chúng - chúng bao giờ cũng được thu xếp, chúng bao giờ
cũng đi theo bạn. Một khi bạn đã được lắng đọng, toàn bộ
thế giới được lắng đọng. Một khi bạn đã trong hài hoà, toàn
bộ thế giới cũng trong hài hoà. Một khi hoà hợp bên trong
được đạt tới, không còn bất hoà trong thế giới.
Nhấn mạnh của tôi, toàn bộ nhấn mạnh, tuyệt đối nhấn
mạnh là: lắng đọng. Đừng cố tìm bất kì hài hoà nào trong các
cực đối lập. Bạn không bao giờ tìm thấy nó đâu, và nếu bạn
cố quá nhiều, bạn sẽ càng rối loạn hơn - bởi vì điều đó là
không thể được!
Một điều khác bạn cũng đã hỏi tới: rằng trong khi ở cùng
tôi bạn cảm thấy hoạt bát, bạn cảm thấy im lặng, bạn cảm
thấy mọi thứ đều có thể. Điều đó nữa cũng có thể trở thành
phụ thuộc. Thế thì khi bạn không bên tôi, mọi thứ dường như
không thể được nhiều hơn, mọi thứ dường như không hài
hoà với nhau nhiều lắm. Bạn bị lẫn lộn.
Trong khi ở cùng với tôi bạn cảm thấy im lặng bởi vì
phần bạn ít đi hơn. Trong khi cùng với tôi, ngồi cạnh tôi,
từng khoảnh khắc bạn trở nên vô ngã, những lúc bạn không
có đó, bạn đơn giản cùng với tôi. Rào chắn bị phá vỡ, bức
tường biến mất. Vào khoảnh khắc đó tôi đang chảy trong
bạn. Mọi thứ dường như có thể. Xa khỏi tôi bạn thu lại bức
tường của mình. Bạn có đó. Mọi thứ không còn đẹp như thế
nữa. Cho nên cố hiểu điều điều đang xảy ra, và mang hiểu biết đó khi bạn đi xa khỏi tôi. Điều gì đang xảy ra? Khi mọi
thứ dường như có thể, ngay cả chứng ngộ cuối cùng dường
như cũng có thể, thì điều gì xảy ra? Bạn không có đó. Không
có bạn mọi thứ đều có thể; có bạn mọi thứ thành không thể.
Bạn là vấn đề.
Lắng nghe tôi bạn quên mất. Nếu bạn quên, bạn không
có đó - bởi vì sự hiện hữu của bạn có đó, bản ngã, chỉ là hiện
tượng tinh thần. Bạn phải tạo ra nó vào mọi khoảnh khắc.
Hệt như đạp xe đạp. Bạn phải đạp xe; nếu bạn dừng đạp chỉ
một khoảnh khắc, xe cũng dừng. Có đà, một ít đà; xe sẽ đi
vài mét thế rồi sẽ dừng. Nếu bạn muốn xe tiếp tục đi bạn
phải tiếp tục đạp. Đó là quá trình liên tục. Chuyển động của
xe đạp không phải là cái gì vĩnh cửu, nó phải được tạo ra mọi
khoảnh khắc. Bản ngã cũng phải đạp trong mọi khoảnh khắc
- và bạn đang đạp nó.
Khi bạn ở đây, việc đạp dừng lại. Bạn có liên quan nhiều
với tôi. Sự tập trung và chú ý hoàn toàn của bạn chuyển vận.
Cũng tựa như đứa trẻ tập đi xe. Nó tò mò về mọi thứ. Nó
nhìn cây cối với hàng trăm con vẹt đang huyên thuyên đây
đó và nó ngã khỏi xe bởi vì sự chú ý của nó đã di chuyển. Nó
dừng đạp, nó quên rằng nó đang trên xe và rằng nó phải tiếp
tục đạp.
Đứa trẻ nhỏ ban đầu thấy khó đạp xe bởi một lí do - vì
chúng quá tò mò với mọi thứ. Không nước nào cấp bằng lái
xe cho trẻ con, chỉ bởi vì chúng quá tò mò. Chúng sẽ quên.
Mọi khoảnh khắc chú ý hoàn toàn của nó có thể chuyển tới
bất kì đâu và chúng sẽ quên rằng chúng đang lái xe, rằng
chúng có một công cụ nguy hiểm trong tay và tính mạng
những người khác cũng bị nguy hiểm. Chúng không tập
trung được. Tâm thức của chúng chảy đi mọi nơi.
Trong khi bạn ở đây, bạn có quan hệ chặt chẽ với tôi,
tham gia rất nhiều vào đó, bạn quên mất việc đạp. Và trong
khoảnh khắc nào đó, khi bạn quên mất bản thân mình hoàn
toàn, im lặng hạ xuống bạn, phúc lạc nảy sinh, mọi thứ
dường như có thể. Bạn trở thành điều thiêng liêng - đó là lí
do tại sao mọi thứ dường như có thể. Chỉ với thượng đế thì
mọi thứ mới có thể. Với thượng đế không gì là không thể
được. Trong khoảnh khắc đó bạn trở thành tựa thượng đế.
Xa khỏi tôi, bạn quay trở lại lần nữa - tâm trí bạn bắt đầu
suy nghĩ, bạn bắt đầu đạp xe, rồi bạn đạp nhiều hơn vì bạn
phải bù. Bạn đã không đạp xe trong một khoảng thời gian,
cho nên bạn đạp nhiều hơn để bù lại. Bản ngã tăng cường
quay lại. Bạn mất tiếp xúc với cái ta của mình.
Với tôi, điều thực sự xảy ra là ở chỗ bạn tiếp xúc nhiều
hơn với cái ta của bạn. Bản ngã không có đó. Bạn ở sâu
trong tiếp xúc với cái ta của mình; cội nguồn bên trong của
bạn có sẵn cho bạn, tuôn chảy. Không có khối chắn năng
lượng. Xa tôi, mọi khối chắn quay lại, thói quen cũ trở lại.
Thế thì mọi việc dường như không còn tốt như thế nữa. Thế
thì toàn bộ hiện tượng ở cùng với tôi dường như giống mơ.
Bạn không thể tin được nó. Nó tựa như phép mầu - và bạn
nghĩ rằng tôi có thể đã làm điều gì đó. Tôi đã không làm điều
gì cả. Không ai có thể làm được bất kì cái gì cho bạn. Nó đã
xảy ra bởi vì bạn cho phép nó.
Khi bạn đi xa khỏi tôi, đem theo cảm giác này. Bất kì cái
gì bạn cảm thấy ở đây, đem nó theo bạn. Thế thì càng ngày
bạn sẽ càng ít cần đến tôi hơn. Nếu không, tôi sẽ trở thành
liều ma tuý. Thế thì mọi sáng tỉnh dậy bạn lại bắt đầu khao
khát về tôi. Thế thì bạn lại sẵn sàng tới tôi, một thôi thúc sâu
sắc - thế thì tôi trở thành liều ma tuý. Thế thì bạn sẽ ngày
càng phụ thuộc vào tôi hơn. Đấy không phải là con đường để đạt tới satori, samadhi hay chứng ngộ. Đấy không phải là
con đường. Nếu bạn trở thành phụ thuộc vào tôi, tôi là ma
tuý và thế thì tôi là huỷ diệt. Nhưng đấy là do bạn, người có
thể biến tôi thành ma tuý.
Bất kì cái gì bạn cảm thấy khi gần tôi, trong sự hiện diện
của tôi, cùng với tôi, đem nó theo bạn. Bạn phải đi đến điểm
mà dù cùng tôi hay không cùng tôi, bạn vẫn nguyên như thế.
Thế thì tôi là sự giúp đỡ, thế thì tôi không phải là tù túng.
Thế thì tôi là sự tự do đối với bạn - và tôi phải trở thành sự tự
do đối với bạn. Khi tôi nói tôi phải trở thành sự tự do với
bạn, điều đó có nghĩa là bạn phải đi đến điểm bạn cũng tự do
với tôi. Nếu đấy là sự phụ thuộc thường xuyên và bạn không
được tự do, điều đó chẳng ích gì, nó chỉ làm trì hoãn mọi
thứ. Thầy thực sự bao giờ cũng làm cho đệ tử được tự do với
mình. Đó là mục đích. Đến với tôi, đi khỏi tôi, nhưng mang
theo cảm giác ấy với bạn. Bạn vẫn nguyên như thế. Chuyển
vào các cực đối lập nhưng bao giờ cũng còn là một. Thế thì
mọi thứ đều có thể, bởi vì bạn là cội nguồn của mọi năng
lượng.
Bạn có cội nguồn từ tất cả cuộc sống trong bạn. Tất cả
những điều đang xảy ra trong cuộc sống đều đang xảy ra từ
cùng cội nguồn mà từ đó bạn đã xảy ra. Bạn có quan hệ với
nó, bạn là một với nó. Nếu chim có thể hạnh phúc đến thế và
hót, thì bạn cũng có thể như vậy, bởi vì cùng cội nguồn cung
cấp cho chúng hạnh phúc, việc hót. Cùng cội nguồn đó cũng
có sẵn cho bạn, nhưng bằng cách nào đó bạn đã tạo ra khối
chắn. Nếu cây xanh đến thế, vậy ở nhà, không lo nghĩ, bạn
cũng có thể giống như vậy, bởi vì nhựa sống đến cho cây
cũng đang đến cho bạn. Bạn có thể quên mất điều đó, nhưng
nó có đấy.
Tất cả những cái đã xảy ra trong cuộc sống, tất cả những
cái đang xảy ra quanh bạn, tất cả những bí ẩn này, đều là của
thừa kế của bạn. Nhận lấy nó đi. Nó vẫn đang bị phí hoài
không được nhận chỉ bởi phía bạn trong khi bạn tiếp tục đi
ăn xin. Vương quốc có đó và vương quốc cứ phí hoài còn
bạn thì đi ăn xin. Nhận lấy nó đi!
Đây là cách để nhận lại nó: duy trì cùng một điều khi
chuyển sang các cực đối lập. Đó chính là điều Krishna nói
trong Gita: Trong đau đớn hay vui thích, hãy là một; trong
thành công hay thất bại, hãy là một. Bất kì điều gì xảy ra, để
cho nó xảy ra - bạn vẫn còn nguyên. Nguyên vẹn này sẽ cho
bạn sự toàn vẹn.
Một điều nữa bạn đã hỏi: đó là tôi nói bạn nên sống
trong thế gian, đừng từ bỏ nó, và vậy mà hãy hoàn toàn điên
khùng và cực lạc. Điều này dường như khó khăn, bởi vì thế
thì làm sao bạn có thể sống bình thường trong thế giới, trong
mối quan hệ với mọi người được? Có đấy, tôi nói điều này
cho bạn.
Một điều: từ bỏ thế giới là điều xấu đối với tôi, bởi vì
điều đó có nghĩa là từ bỏ món quà mà Thượng đế đã trao cho
bạn. Bạn không tạo ra được cuộc sống. Bạn không có đó bởi
chọn lựa của bạn. Đó là món quà. Từ bỏ nó là đang chống lại
Thượng đế. Mọi từ bỏ đều là chống lại Thượng đế. Đó là
việc nói không. Đó là lí do tại sao những người từ bỏ lại trở
thành bản ngã hơn. Khoảnh khắc bạn từ bỏ bạn nói: Tôi khôn
hơn cuộc sống, tôi khôn hơn cội nguồn thiêng liêng nơi bắt
nguồn cho mọi điều. Khi bạn từ bỏ bạn nói: Tôi chọn đấy.
Khi bạn từ bỏ bạn dùng ý chí của mình - và ý chí tạo ra bản
ngã.
Khi tôi nói đừng từ bỏ là tôi định nói: Đừng là ý chí,
đừng là người chọn lựa. Bất kì cái gì đang xảy ra cũng không phải đang xảy ra vì bạn, cho nên bạn là ai mà chọn điều này
điều khác? Cứ để cho nó xảy ra. Bạn có thể làm được gì? Để
cho nó xảy ra; đừng bị khuấy động bởi nó. Từ bỏ chỉ là trốn
chạy. Bởi vì bạn bị tổn thương, bởi vì bạn bị khuấy động nên
bạn từ bỏ. Bạn từ bỏ tình huống, bạn không từ bỏ thái độ gây
ra tổn thương. Bạn không từ bỏ trái tim với bao nhiêu vết
thương mà bất kì ai cũng có thể làm đau nó. Bạn không từ bỏ
tâm trí đang ốm yếu, bao giờ cũng sẵn sàng bị khuấy động.
Bạn từ bỏ thế giới - điều dễ dàng hơn cả. Bạn trốn lên
Himalaya, nhưng tất cả những cái bên trong bạn sẽ vẫn đi
cùng với bạn. Điều đó không tạo ra khác biệt gì. Đây chỉ là
lừa dối.
Vẫn còn được tích hợp, vẫn còn im lặng, vẫn còn hạnh
phúc và cho phép thế giới xảy ra. Bạn là ai mà từ bỏ hay
không từ bỏ? Bạn thấy mình ở đâu thì cứ ở đấy. Được tích
hợp và im lặng và hạnh phúc. Đừng lên Himalaya, tạo ra
Himalaya bên trong đi - đó là điều tôi muốn nói khi tôi nói
đừng từ bỏ. Đừng lên núi, tạo ra im lặng đó ở bên trong, để
cho bất kì khi nào bạn di chuyển, núi cũng di chuyển theo
với bạn. Mối quan hệ là đẹp bởi vì nó là tấm gương. Nhưng
có những kẻ đần - những người thấy khuôn mặt mình trong
gương và thấy nó xấu xí cho nên họ đập vỡ gương. Logic là
rõ ràng: cái gương này làm cho họ xấu đi cho nên phải phá
huỷ cái gương và thế thì bạn sẽ đẹp.
Quan hệ là tấm gương. Bất kì khi nào bạn có quan hệ với
một người - vợ, chồng, bạn, người yêu và kẻ thù - tấm gương
liền có đó. Vợ phản chiếu chồng. Bạn có thể thấy bản thân
mình ở đó. Và nếu bạn thấy người chồng xấu xí, đừng từ bỏ
vợ - cái xấu xí đó là trong bạn. Vứt bỏ cái xấu đó. Tấm
gương này là đẹp; cám ơn tấm gương này.
Nhưng kẻ đần và hèn nhát bao giờ cũng chạy trốn và từ
bỏ; người dũng cảm và khôn ngoan bao giờ cũng sống trong
quan hệ và dùng nó như tấm gương. Sống với ai đó là cách
soi gương thường xuyên xung quanh bạn. Vào mọi khoảnh
khắc, người khác làm lộ ra bạn, phơi bầy bạn. Quan hệ càng
gần, gương càng rõ; quan hệ càng xa, gương càng không rõ
rệt bằng. Đó là lí do tại sao mọi từ bỏ đều thực sự trở thành
từ bỏ tình yêu. Vợ và chồng - điều đó trở thành cơ sở cho
việc phá vỡ mối quan hệ, bởi vì sống hai mươi bốn giờ với
một người trong cùng một ngôi nhà, hai mươi bốn giờ có
quan hệ...
Ngay cả khi người vợ không nói gì, không nói lời nào
với chồng mình, cô ấy vẫn đang phản chiếu. Ngay cả khi
người chồng chỉ chúi mũi đọc báo, anh ta vẫn đang phản
chiếu. Với cách anh ta cầm báo, người vợ biết rằng báo chỉ
để tạo nên bức tường. Anh ta lẩn đằng sau nó. Anh ta giả bộ
với mình là anh ta đang đọc báo. Anh ta có thể đọc cùng một
tin tức hai lần, ba lần. Anh ta có thể chẳng đọc chút nào,
nhưng cứ lướt qua các hàng chữ một cách máy móc. Nhưng
cách anh ta tự giấu mình sau tờ báo trở thành tấm gương.
Anh ta tránh mặt vợ, anh ta chán ngấy vợ, anh ta không
muốn vợ ở đấy nữa, anh ta không muốn nhìn vợ, gặp vợ. Sự
có mặt của cô ấy, chính sự có mặt đó là điều nặng nề. Bằng
cách nào đó anh ta muốn thoát ra.
Khi bạn đang trong tình yêu, ngôn ngữ là không cần tới.
Cử chỉ... thậm chí im lặng cũng trở thành hùng biện. Soi
gương thường xuyên tiếp diễn, và mọi người xấu bởi vì cái
đẹp là cái gì đó chỉ xảy ra dần dần, khi bản thể bên trong của
bạn được bộc lộ dần ra. Bản ngã bao giờ cũng xấu. Cho nên
chỉ khi bản ngã không có đó, người ta mới trở thành đẹp
được. Chính bản ngã được soi gương. 

Bất kì ai thường xuyên hay nhắc bạn rằng bạn xấu đều
trở thành kẻ thù - bạn muốn từ bỏ. Nhưng liệu có khôn
ngoan không khi bạn từ bỏ tấm gương? Điều đó là ngu xuẩn.
Cho dù không ai soi gương bạn, bạn sẽ vẫn như thế. Bạn
thậm chí còn phát triển thêm theo cùng hướng khi không có
ai nhắc nhở bạn. Gương đẹp và tốt. Nó có ích cho bạn. Và
nếu bạn tỉnh táo, dần dần bạn có thể vứt bỏ bản ngã. Thế thì
trong tấm gương của người khác cái ta đẹp của bạn sẽ bộc lộ.
Một khi bạn là cái không, mây trắng, thế thì tất cả các hồ
trên thế giới sẽ bộc lộ mầu trắng của bạn, thế thì mọi hồ trên
thế giới sẽ bộc lộ sự buông bỏ trôi nổi của bạn. Cho nên tôi
nói chỉ có một thứ cần từ bỏ và đó là sự từ bỏ, không gì
khác.
Sống nơi Thượng đế hiện hữu, hay cái toàn thể - nếu bạn
không thích từ Thượng đế, cũng không hề gì, đấy chỉ là từ
ngữ. Cho nên Thượng đế hay cái toàn thể - bất kì nơi đâu
bạn thấy cái toàn thể đã đặt bạn vào, ở đó đi. Cái toàn thể
chưa bao giờ đặt bất kì ai vào từ bỏ - chưa bao giờ. Cái toàn
thể bao giờ cũng ném bạn vào mối quan hệ, bởi vì không ai
được sinh ra một mình, không ai có thể vậy . Ít nhất mẹ, bố
sẽ được cần tới; xã hội, gia đình sẽ được cần tới. Cái toàn thể
bao giờ cũng ném bạn vào mối quan hệ. Đó là lí do tại sao
tôi nói từ bỏ là đang chống lại Thượng đế.
Gurdijeff có nhiều ý kiến sáng suốt. Một trong những
điều sáng suốt của ông ấy là ở chỗ tất cả những người tôn
giáo đều chống lại Thượng đế. Điều này lạ kì nhưng đúng.
Và tôi chấp nhận hoàn toàn ông ấy; ông ấy nói phải. Mọi
người tôn giáo đều chống lại Thượng đế, bởi vì họ tự đặt
mình ra làm quan toà: điều này sai, điều kia phải; điều này
nên làm, điều kia không nên làm; người này nên loại ra khỏi
thế giới. Thượng đế ném bạn vào thế giới, và cái gọi là người
thuyết giảng tôn giáo dạy bạn từ bỏ nó.
Tôi không phải là loại người tôn giáo đó. Tôi là cùng với
Thượng đế, với cái toàn thể. Dù nó dẫn bạn đến đâu, di
chuyển tựa đám mây; di chuyển với ngài, và trao bản thân
bạn một cách toàn bộ cho cái toàn thể. Điều duy nhất phải
nhớ là các cực đối lập - im lặng, vô tư, cân bằng, tích hợp.
Bạn nói điều đó sẽ khó khăn. Đúng, nó sẽ khó khăn. Nếu
bạn cực lạc thì sẽ khó khăn trong một gia đình bệnh hoạn -
mà mọi gia đình đều bệnh hoạn cả. Sẽ phải sống dường như
bạn bị buộc phải sống trong nhà thương điên - điều đó sẽ khó
khăn đấy, bởi vì mọi người ở đó đều điên cả. Vậy bạn có thể
làm được gì? Nếu bạn bị ném vào nhà thương điên - bạn
không điên còn mọi người khác điên - bạn sẽ làm gì? Nếu
bạn thực sự không điên, bạn sẽ hành động một cách điên
khùng. Đó là cách thức khôn ngoan nhất ở đó, như vậy
chẳng ai biết được rằng bạn là lành mạnh, bởi vì nếu họ biết
được điều đó họ sẽ tạo ra rắc rối. Trong nhà thương điên
người khôn ngoan thực sự sẽ hành động còn điên dại hơn bất
kì người điên nào khác. Đó là trạng thái an toàn nhất ở đó.
Cho nên trong cuộc sống này, nơi mọi người đều điên cả,
bạn có thể làm gì? Toàn bộ hành tinh này là nhà thương điên,
nhà thương điên lớn. Mọi người đều bệnh hoạn, ốm yếu, tật
bệnh, bất thường, bạn có thể làm được gì? Hành động! Cùng
mọi người, khi bạn cảm thấy có thể, đừng cố tạo ra những
rắc rối không cần thiết - chỉ hành động và tận hưởng hành
động. Với mọi người, hành động; với bản thân bạn, cực lạc
điên dại. Tôi ngụ ý gì? Tôi ngụ ý nếu ai đó đã chết trong nhà
hàng xóm, bạn sẽ làm gì? Cực lạc điên dại ở đó à? Thế thì
bạn sẽ ăn đòn. Kêu khóc vào, hành động đẹp - bởi vì đó
chính là điều cần thiết trong toàn bộ tình huống bệnh hoạn, nơi mà cái chết không được chấp nhận, nơi mà cái chết là
điều độc ác. Đừng tạo ra bất kì rắc rối nào với bất kì ai. Nếu
bạn khôn ngoan, hành động - và hành động đẹp đến mức
không ai kêu khóc được như bạn. Tận hưởng nó! Đó là điều
bên trong của bạn. Làm cho nó thành cực lạc! Nhưng với bên
ngoài, với những người xung quanh bạn, hành động đẹp.
Là diễn viên trong thế giới đi. Khi bạn là diễn viên bạn
không bị khuấy động, bởi vì thế thì bạn biết đấy là hành
động vừa phải. Toàn bộ cuộc sống là vở kịch tâm lí lớn. Là
diễn viên ở đó đi, và bên trong vẫn còn đầy cực lạc vô ngã
của bạn.

Thứ Ba, 24 tháng 4, 2012

Bạn là con đường

Osho kính yêu,
Một tục lệ cổ của thiền là sư phải ở với thầy mình
trong mười năm trước khi người đó đi thuyết giảng.
Có một câu chuyện thiền về một sư đã hoàn tất mười
năm trong thiền viện. Một ngày trời mưa sư tới thăm
thầy mình, Nan-in. Sau khi Nan-in đã chào đón sư,
ông nói với sư: Chắc là ông đã để dép ở tiền sảnh.
Ông đã để dép ở phía bên nào của chiếc ô? Sư lưỡng
lự trong chốc lát và qua việc lưỡng lự đó sư hiểu ra
là mình đã không trong thiền mọi lúc.
Thầy đã bảo chúng tôi rằng cuộc sống có nhịp đập -
vào và ra, âm và dương.
Liệu chúng tôi có phải cố gắng nhận biết từng giây
phút, hay chúng tôi có thể cũng theo nhịp cuộc sống
và có những lúc bỏ cố gắng của mình?

Điều đầu tiên cần phải hiểu: nhận biết phải có từ khoảnh
khắc này sang khoảnh khắc kia, nhưng nó chỉ có thể có khi
nó trở thành phi nỗ lực. Với nỗ lực bạn sẽ mất tiếp xúc đi
tiếp xúc lại, với nỗ lực bạn sẽ phải nghỉ. Nỗ lực không thể
liên tục, đấy là điều không thể được. Làm sao bạn có thể nỗ
lực liên tục được? Bạn sẽ mệt và thế thì bạn sẽ phải thảnh
thơi.
Mọi nỗ lực đều cần có thảnh thơi. Cho nên nếu nhận biết
là thông qua nỗ lực, thế thì nhận biết không thể là luồng liên
tục, thường xuyên. Sẽ có khoảnh khắc bạn sẽ mất nhận biết.
Đấy là những khoảnh khắc thảnh thơi khỏi nỗ lực.
Cuộc sống rung động. Cuộc sống bao giờ cũng chuyển
sang phía đối lập. Nỗ lực, thế thì bạn phải nghỉ. Bạn lại nỗ
lực, thế rồi bạn lại phải nghỉ. Nhưng có một nhận biết vượt
ra bên kia cuộc sống - siêu việt. Thế thì không có rung động;
nó là vô nỗ lực, nó là tự phát.
Điều gì đã xảy ra cho sư này, đệ tử của Nan-in? Thầy
hỏi: Ông để dép ở đâu - bên phải hay bên trái? Người đó
lưỡng lự. Và người đó nhận ra rằng trong khoảnh khắc bỏ
dép mình đã không nhận biết - nếu không, người đó phải biết
dép đã để chỗ nào, bên phải hay bên trái. Tâm thức của
người đó chưa liên tục. Điều đó chỉ chứng tỏ rằng tâm thức
của người đó vẫn chưa vô nỗ lực. Người đó vẫn còn phải
nhớ, phải nỗ lực có ý thức. Sự chú tâm của người đó vẫn đi
kèm với căng thẳng. Người đó vẫn chưa trở thành chú tâm.
Đôi khi người đó thành công, đôi khi lại thất bại.
Nan-in đang hỏi: Nhận biết của ông bây giờ tự nhiên
chưa? Ông không cần phải thao tác nó nữa chứ? Ông không
cần phải làm gì về nó nữa chứ? Nó có đấy - nó có đấy dù bất kì cái gì ông làm, hay ông phải nỗ lực thì nó mới có đấy?
Nếu nỗ lực có đó, nó là điều phải ráng sức, mà điều phải
ráng sức thì nhất định là phi tự nhiên. Nhận biết phi tự nhiên
không thực là nhận biết - nó chỉ tồn tại ở ngoại vi, không
phải bên trong ông. Nếu nó tồn tại trong ông, chẳng cần phải
nỗ lực gì.
Điều tôi cố gắng nói là: Nỗ lực bao giờ cũng chỉ ở ngoại
vi. Bạn không thể động chạm tới trung tâm thông qua nỗ lực.
Bạn có thể làm điều gì đó ở ngoại vi - bạn có thể thay đổi
hành vi của mình, bạn có thể thay đổi cái gọi là tính cách của
bạn. Tại ngoại vi, với nỗ lực, bạn có thể trở thành người tốt
từ việc xấu, bạn có thể trở thành đức hạnh từ việc là kẻ tội
lỗi; thậm chí bạn có thể trở thành thánh nhân - tại ngoại vi,
với nỗ lực.
Nhưng trung tâm không bao giờ có thể bị động chạm tới
và bị thấm vào qua nỗ lực - bởi vì không hành động nào có
thể dẫn tới bạn. Bạn đã ở đó rồi! Không cần phải làm gì cả.
Bạn phải đơn giản im lặng, tự phát, và thế thì trung tâm nảy
sinh. Nó ló ra từ đám mây. Có một chỗ vỡ, một lỗ hổng. Bạn
bỗng nhiên nhận ra nhận biết tự phát của mình. Bạn là nhận
biết. Nó không là cái gì bạn làm, nó không là cái gì phải
được làm - chính bản chất của bạn là nhận biết.
Người Hindu gọi bạn là satchitananda. Họ đã dùng ba từ
- sat, chit, ananda. Sat nghĩa là sự tồn tại, cái không bao giờ
đi vào không tồn tại. Sat nghĩa là chân lí, điều không bao giờ
trở thành không đúng. Sat nghĩa là vĩnh hằng - điều đã là,
đang là, sẽ là. Chit nghĩa là nhận biết, tâm thức. Đó là bản
tính của bạn. Bạn bao giờ cũng là ý thức, bạn đang là ý thức,
bạn sẽ là ý thức. Tâm thức đó không thể bị lấy đi từ bạn,
nhưng nó tồn tại trong chính cốt lõi bản thể của bạn, không
phải ở ngoại vi. Nó là bạn, nhưng bạn không trong tiếp xúc
với chính mình. Còn ananda có nghĩa là phúc lạc, cực lạc.
Không phải là bạn phải đạt tới phúc lạc - nó là bạn. Bạn bao
giờ cũng phúc lạc, bạn không thể là khác được; không có khả
năng nào. Bạn không thể thay đổi được nó.
Bạn sẽ nói điều này dường như hoàn toàn ngớ ngẩn - vì
chúng ta đang trong khổ. Bạn đang trong khổ vì bạn đã trở
nên bị ám ảnh với ngoại vi quá nhiều. Bạn đã quên hoàn toàn
trung tâm. Bạn đã trở nên dính líu quá nhiều với người khác,
bận tâm quá nhiều tới người khác, tới mức toàn bộ chú ý
được tập trung vào người khác, và bạn rơi vào trong bóng
tối, trong vùng tối.
Bạn là satchiananda.
Thiền sư Nan-in đang hỏi đệ tử: Bây giờ ông đã trở nên
tỉnh táo ông là ai chưa? Bây giờ ông đã bắt rễ vào bản tính
của mình chưa?
Nếu đệ tử này đã thực sự bắt rễ vào bản tính mình,
trường hợp này sẽ là gì?
Câu chuyện này rất khó hiểu. Đấy không phải là câu hỏi
về việc để dép bên trái hay bên phải; đấy không phải là vấn
đề của câu chuyện này. Điều đó dường như là vấn đề nhưng
kì thực không phải. Vấn đề thực sự là: khi Nan-in hỏi điều
này, đệ tử đã lưỡng lự. Đấy mới là vấn đề thực sự. Và trong
khoảnh khắc lưỡng lự đó người đó không nhận biết rằng
mình đang lưỡng lự. Nếu người đó đã nhận biết rằng có
lưỡng lự, người đó sẽ được chấp nhận. Nhưng vào chính
khoảnh khắc đó người đó mất nhận biết.
Và bạn cũng không thể lừa được Nan-in. Nếu bạn tới gặp
Nan-in bạn có thể nhớ rất rõ nơi đã bỏ dép, điều đó không
khó. Nếu Nan-in hỏi bạn: Ông đã bỏ dép ở đâu, bên trái hay
bên phải? Bạn có thể trả lời ngay lập tức: bên phải. Và bạn vẫn thất bại. Đấy không phải là vấn đề, đấy chỉ là sự đánh
lừa. Nan-in làm lạc hướng tâm trí chỉ để xem ngay bây giờ
điều gì xảy ra trong đệ tử.
Trong chính khoảnh khắc khi Nan-in hỏi: Dép ông để
đâu, bên phải hay bên trái? thì đệ tử bị lỡ. Trong chính
khoảnh khắc đó người đó lưỡng lự - và người đó không nhận
biết về sự lưỡng lự. Người đó bắt đầu nghĩ. Trong chính
khoảnh khắc đó người đó trở nên không nhận biết, Nan-in
nhìn vào người đó. Câu hỏi đó chỉ để làm lạc hướng hướng
tâm trí, đấy chỉ là sự đánh lừa.
Đệ tử này thất bại, cho nên người đó không thể được đi
thuyết giảng cho người khác. Người đó vẫn còn chưa sẵn
sàng, người đó vẫn còn chưa nhận biết. Làm sao một người
chưa nhận biết có thể dạy được người khác? Bất kì điều gì
người đó định dạy cũng đều sẽ sai. Có nhiều thầy không biết
về chính bản thân mình. Họ có thể là thầy tốt, có hiệu quả, có
nghệ thuật, nhưng đấy không phải là vấn đề. Họ không thể
có ích gì.
Một lần tôi đã đi trên một chuyến xe lửa. Trong toa có
một chú bé rất quấy. Mọi hành khách trong toa đều bị làm
phiền. Nó chạy hết góc này đến góc kia, làm đổ cốc chén,
ngã vào mọi người, còn bố nó thì rất bối rối. Người đó cố
gắng nhiều lần để ngăn cậu bé lại, nhưng đứa bé chẳng chịu
nghe lời.
Cuối cùng người bố nói: Willy, nếu con không chịu nghe
lời bố và nếu con không dừng lại thì bố sẽ phát đít con.
Đứa trẻ vẫn tiếp tục chạy. Nó đi tới đầu đằng kia toa và
nó nói: Được rồi, bố phát đít con đi - nhưng thế thì con sẽ
mách người soát vé con thực sự mấy tuổi rồi.
Người bố này không thể là thầy giáo. Thậm chí đến đứa
trẻ cũng không chịu nghe lời người đó. Một người thầy mà
không nhận biết được về bản thân mình thì không thể là thầy
giáo được. Người đó không thể dạy người khác điều mà bản
thân mình không đạt tới được.
Nhận biết là cái gì đó tựa như bệnh lây lan. Khi thầy tỉnh
táo, nhận biết, bạn cũng sẽ nhiễm nhận biết của thầy. Đôi
khi, chỉ ngồi bên cạnh thầy bạn bỗng nhiên trở nên nhận biết
- dường như mây đã bay đi và bạn có thể thấy bầu trời rộng
mở. Cho dù một khoảnh khắc... nhưng điều đó trở thành thay
đổi sâu sắc trong chính phẩm chất con người bạn.
Cho dù không phải nỗ lực gì về phần bạn, chỉ có ở gần
bên thầy, người là nguồn nhận biết im lặng, bỗng nhiên bạn
trở nên im lặng. Thầy chạm tới bạn. Cánh cửa khép nay mở
ra, hay dường như trong bóng đêm bỗng nhiên có tia chớp và
bạn thấy toàn bộ. Nó biến mất vì nó không thể bị bạn giữ lại
nữa. Nếu nó không được bạn đạt tới, bạn sẽ mất nó - nhưng
bạn sẽ không bao giờ như cũ nữa. Bạn đã biết cái gì đó, cái
gì đó mà trước đây chưa từng biết tới. Và bây giờ cái biết
này sẽ còn lại như một phần của bạn. Sẽ nảy sinh ham muốn,
sẽ nảy sinh tham vọng mới: để đạt tới điều này, để làm cho
điều này thành thường hằng - bởi vì cho dù một khoảnh khắc
nhưng nó phúc lạc làm sao, nó biểu lộ biết bao hạnh phúc
cho bạn, biết bao niềm vui.
Nhưng nếu người thầy, nếu thầy giáo, bản thân mình lại
không nhận biết, người đó có thể dạy về nhận biết nhưng
người đó lại không thể dạy tính nhận biết được. Và việc dạy
về tính nhận biết là vô dụng - đấy chỉ là lời nói, đấy chỉ là lí
thuyết. Bạn có thể học lí thuyết với người đó, nhưng bạn
không thể học được sự kiện. Do đó, trước khi đệ tử này rời Nan-in, Nan-in phải nhìn vào người đó - và đây là một hiện
tượng rất khác.
Trong lĩnh vực giáo dục, sinh viên bị kiểm tra, nhưng chỉ
trí nhớ của người đó là được kiểm tra còn bản thân người đó
thì chẳng bao giờ. Bao giờ trí nhớ người đó cũng được kiểm
tra - không bao giờ là người đó. Nan-in không kiểm tra trí
nhớ của đệ tử. Ông ấy không hỏi: Ông để dép ở đâu, bên
phải hay bên trái? Ông ấy không yêu cầu trí nhớ tốt, bởi vì
nơi đệ tử bỏ dép bây giờ là quá khứ. Ông ấy đang cố gắng
nhìn vào bên trong bản thể của đệ tử ngay lúc đó. Ông ấy
không kiểm tra trí nhớ mà cố nhìn vào tâm thức ngay
khoảnh khắc này. Quá khứ không thành vấn đề. Hiện tại, tính
hiện tại mới là vấn đề.
Tưởng tượng rằng đệ tử đang ngồi trước Nan-in đi. Nanin
hỏi, và đệ tử lạc trong quá khứ. Người đó cố nghĩ xem
mình đã bỏ dép ở đâu. Người đó cố nghĩ xem liệu mình có
thể nhớ được hay không. Người đó cố nghĩ xem liệu mình có
mất nhận biết hay không. Ngay lúc này người đó đã trở nên
lẫn lộn. Toàn bộ tâm thức của người đó đã trở nên u ám.
Người đó không còn ở đây nữa. Người đó không có trong
hiện diện của Nan-in, người đó đã đi vào quá khứ, người đó
đã đi vào trong suy nghĩ - người đó không mang tính thiền.
Lưỡng lự, suy nghĩ, cố gắng thử ...
Bạn không thể thoát khỏi Nan-in. Ông ấy sẽ thấy qua
bạn; ông ấy sẽ thấy mọi đám mây, ông ấy sẽ thấy bạn không
ở đây và bây giờ. Thế thì bạn không thể được phép đi thuyết
giảng. Bạn không thể được phái đi, vì bạn sẽ giảng cái gì?
Điều bạn không có, bạn không thể giảng được. Bạn có thể
giả vờ nhưng việc giả vờ đó sẽ là nguy hiểm, bởi vì nếu bạn
giả vờ rằng bạn nhận biết và bạn lại không nhận biết, thì việc
giả vờ đó sẽ trở thành truyền nhiễm. Thầy giả tạo ra trò giả,
và thế thì giống như gợn sóng lăn tăn, tính giả đó cứ lan rộng
ra.
Tội lỗi nguy hiểm nhất mà con người có thể phạm phải
là giả vờ nhận biết. Cho dù bạn giết người, đó vẫn chưa là tội
lỗi lớn đến thế, bởi vì, quả thực, bạn không thể giết người.
Bạn chỉ có thể phá huỷ thân thể; linh hồn chuyển sang thân
thể khác. Bạn chỉ phá huỷ một trò chơi, trò mới bắt đầu ngay
lập tức. Kẻ giết người không phải là kẻ tội phạm lớn nhất
như thế. Nhưng nếu bạn giả vờ rằng bạn nhận biết mà bạn lại
không nhận biết, nếu bạn giả vờ rằng bạn là thầy và bạn
không phải như vậy, bạn đang làm một điều tệ hại, điều tệ
hại vô cùng đến mức không tội lỗi nào có thể so sánh được
với nó - vì người khác sẽ học cái giả vờ đó. Họ bắt đầu giả
vờ, và thế thì điều đó sẽ tiếp diễn mãi - giống như khi bạn
ném một hòn đá vào cái hồ im lặng, gợn sóng dậy lên và lan
ra mãi. Một gợn sóng này tạo ra gợn sóng khác, đẩy gợn
sóng kia đi, và việc đó tiếp diễn cho tới tận bờ hồ.
Hồ tâm thức không có biên giới. Gợn sóng được tạo ra sẽ
lan đi mãi; nó còn tiếp tục mãi mãi. Bạn sẽ không ở đây,
nhưng lừa dối của bạn, giả dối của bạn, vẫn sẽ tiếp tục và
nhiều người sẽ bị ảo tưởng bởi nó.
Thầy giả là tội nhân lớn nhất trên thế giới. Đó là lí do tại
sao Nan-in không cho phép bất kì ai được đi thuyết giảng
chừng nào tự bản thân người đó còn chưa trở nên chứng ngộ.
Thế thì chính ánh sáng cháy bên trong bạn sẽ giúp cho người
khác được thắp sáng. Chính ngọn lửa cháy bên trong bạn sẽ
làm cho người khác ấm áp. Chính cuộc sống đã xảy ra cho
bạn sẽ giúp cho người khác thoát khỏi tính chết cứng của họ.
Nhưng phải nhớ: tỉnh táo, nhận biết hay tâm thức có thể
liên tục chỉ khi nó đã trở thành vô nỗ lực. Ban đầu nỗ lực
nhất định phải có đó, bởi vì nếu không làm sao bạn bắt đầu được? Bạn sẽ phải nỗ lực, bạn sẽ phải cố chú tâm, bạn sẽ
phải cố gắng đủ mọi cách để ý thức, nhưng nỗ lực sẽ tạo ra
căng thẳng. Và bạn càng nỗ lực, bạn càng bị căng thẳng. Sẽ
có thoáng nhìn nhỏ nhoi, nhưng bởi vì căng thẳng nên cực
lạc sẽ bị bỏ lỡ. Bạn phải trải qua trạng thái này nữa, bằng nỗ
lực.
Một điều sớm hay muộn bạn sẽ trở nên nhận biết: bất kì
khi nào bạn nỗ lực, nhận biết tới với bạn nhưng đó là một
nhận biết rất cực nhọc, ác mộng. Nó rất nặng nề, tựa như có
hòn đá đè lên đầu bạn. Nó không đem lại vui sướng, không
vô trọng lượng, không nhảy múa. Nhưng khi nỗ lực như vậy,
đôi khi bỗng nhiên bạn trở nên nhận biết - khi bạn không nỗ
lực gì cả. Và nhận biết đó sẽ nhẹ nhàng, vui thích, nhảy múa,
cực lạc.
Điều này sẽ xảy ra chỉ cho những người đang nỗ lực.
Trong khi nỗ lực, đôi khi, khi bạn không nỗ lực, thoáng nhìn
này sẽ xảy ra cho bạn. Thế thì bạn sẽ trở nên nhận biết rằng
qua nỗ lực bạn không thể đạt tới điều tối thượng - chỉ có
thông qua vô nỗ lực nó mới xảy ra.
Đối với nhiều thiền nhân quanh tôi điều đó xảy ra. Họ
đến nói với tôi rằng trong khi thiền vào buổi sáng, vào buổi
tối, chẳng có gì mấy xảy ra. Rồi bỗng nhiên trong đêm hay
bỗng nhiên vào buổi trưa khi họ đang ngồi và cái gì đó bắt
đầu - và họ đã không làm gì cả. Điều này sẽ xảy ra. Giống
như khi bạn quên một cái tên mà bạn cảm thấy ngay trên đầu
lưỡi, bạn phải cố gắng hết sức để nhớ ra, bạn nỗ lực để đem
nó lại trong ý thức. Nó không đến, và bạn càng cố gắng, bạn
càng cảm thấy mất tăm mất tích. Bạn biết là bạn có biết, bạn
vẫn liên tục biết rằng bạn có thể nhớ được. Nó chỉ quanh
quẩn đâu đây nhưng một rào chắn nào đó, cái gì giống như
một khối chắn ở đó, và cái tên không tới với bạn - nó có thể
là tên của người bạn thân yêu! Và thế thì toàn bộ nỗ lực trở
nên vô ích đến độ bạn phải từ bỏ nó. Bạn bắt đầu đọc báo
hay ra hút thuốc, hay ra vườn đi dạo, hay bắt đầu đào xới
trong vườn, và rồi bỗng nhiên nó bật ra. Bỗng nhiên cái tên
có đó, người bạn đang đứng đó, khuôn mặt có đó.
Điều gì đã xảy ra? Khi bạn nỗ lực, bạn bị căng thẳng đến
độ chính căng thẳng này trở thành khối chắn; chính căng
thẳng làm hẹp lối đi. Cái tên muốn tới, kí ức đã gõ cửa,
nhưng chính căng thẳng trở thành cái chốt đóng. Đó là lí do
tại sao bạn cảm thấy nó ngay trên đầu lưỡi. Nó quả ngay
đấy! Nhưng bởi vì bạn căng thẳng quá, lo nghĩ quá về nó, lo
âu để đem nó ra nên mối lo âu trở thành khối chắn. Khi tâm
trí rất lo âu, nó trở nên đóng.
Tất cả những gì đẹp đẽ và đúng đắn chỉ xảy ra khi bạn
không lo lắng về nó. Tất cả những gì đáng yêu xảy ra chỉ khi
bạn thậm chí không chờ đợi nó - không đòi hỏi, không yêu
cầu. Thế thì tâm trí không có khối chắn nào. Đó là lí do tại
sao nó xảy ra khi bạn quên nó. Nỗ lực là cần thiết, ban đầu
nỗ lực là cái phải có - vô ích đấy, nhưng vẫn phải có. Cái vô
ích sẽ được nhận ra từ từ. Khi bạn có thoáng nhìn, thoáng
nhìn bất chợt, với cảm giác rằng bạn không làm nỗ lực nào,
những thoáng nhìn đó đã mưa rào lên bạn, món quà từ điều
thiêng liêng, thế thì bạn có thể bỏ nỗ lực - và khi bạn càng bỏ
nỗ lực, lại càng nhiều quà tặng sẽ tới.
Tại phương Đông chúng ta bao giờ cũng tin, và tin đúng,
rằng chứng ngộ chẳng phải là thành tựu. Nó giống như ân
huệ, nó là món quà, nó là prasad. Thượng đế trao nó cho
bạn, bạn không thể giằng nó ở chỗ xa tay mình.
Với người tìm kiếm phương Tây điều này rất khó hiểu,
bởi vì ở phương Tây trong vài thế kỉ qua toàn bộ tâm trí con
người đã được chuyển vào điều tranh giành. Bạn đã giành giật mọi thứ từ tự nhiên. Bất kì bí mật nào khoa học biết
được đều không phải là thứ được đem cho, chúng đã được
giành giật lấy. Bạn đã dùng vũ lực bạo hành buộc tự nhiên
mở ra cánh cửa của những điều bí ẩn. Bởi vì bạn đã thành
công với vật chất nên bạn nghĩ rằng điều tương tự cũng xảy
ra với điều thiêng liêng. Điều đó không thể xảy ra được, điều
đó là không thể được. Bạn không thể tấn công vào cõi trời và
bạn cũng không thể đến đó với lưỡi lê. Bạn không thể buộc
điều thiêng liêng mở trái tim cho bạn bởi vì kì khi nào bạn
dùng vũ lực, bạn đều đóng. Đó là vấn đề: bất kì khi nào bạn
dùng vũ lực bạn đều đóng, và nếu bạn đóng, điều thiêng
liêng không thể lộ ra cho bạn.
Khi bạn không dùng vũ lực nhưng nổi tựa đám mây
trắng, chỉ bồng bềnh, không nỗ lực gì để đạt tới bất kì đâu;
khi không có mục đích và không nỗ lực; khi bạn không
muốn đạt tới bất kì cái gì và không phải gắng sức về nó; khi
bạn hạnh phúc như bạn hiện hữu, khi bạn cực lạc như thế
giới hiện hữu; khi bạn chấp nhận mọi thứ như chúng hiện
hữu và bạn không muốn thay đổi cái gì - thì bỗng nhiên bạn
được đưa tới một chiều hướng khác của bản thể. Bạn nhận ra
cánh cửa bao giờ cũng mở. Chúng chưa bao giờ đóng cả,
chúng không thể đóng được. Bí ẩn thiêng liêng bao giờ cũng
kề cận bên bạn. Nó chưa bao giờ ở rất xa cả. Nó không thể ở
xa được, bởi vì bạn là một phần của điều thiêng liêng. Dù
bạn có đi đâu, điều thiêng liêng cũng đi theo bạn.
Vấn đề không phải là ở chỗ dò tìm hay tìm kiếm; đấy là
vấn đề vẫn im lặng và cho phép. Khi bạn tìm kiếm, bạn bị lỡ,
bởi vì người tìm kiếm bao giờ cũng mạnh bạo. Khi bạn tìm
nó sẽ không đến với bạn, bởi vì tâm trí đang tìm kiếm quá
bận bịu, nó không sẵn có. Nó chưa bao giờ ở đây và bây giờ,
nó bao giờ cũng ở đâu đó trong tương lai - khi việc khám phá
sẽ được tiến hành, khi tìm kiếm sẽ được hoàn tất, khi việc dò
tìm sẽ đi tới kết thúc. Nó bao giờ cũng ở đâu đó phía cuối, nó
không ở đây. Điều thiêng liêng ở đây, cho nên bạn chẳng gặp
được. Người tìm kiếm chẳng bao giờ đạt tới.
Điều đó không có nghĩa là bạn không nên là người tìm
kiếm. Ban đầu bạn sẽ phải là người đi tìm, không có cách
nào khác. Ban đầu bạn phải là người tìm kiếm, bạn phải đi
tìm và làm đủ mọi nỗ lực. Chỉ có bằng tất cả nỗ lực và trở
thành người tìm kiếm điên khùng bạn mới nhận ra rằng điều
đó chỉ xảy ra khi bạn đang trong tâm trí không tìm kiếm.
Đôi khi vào lúc nghỉ, điều đó sẽ đến với bạn. Đôi khi
trong khi ngủ, điều đó sẽ giáng xuống bạn. Đôi khi chỉ bước
trên đường nó sẽ có đó. Đôi khi chỉ nhìn mặt trời mọc buổi
sớm - chẳng làm gì cả, chỉ là nhận biết thụ động - nhìn mặt
trời mọc hay mặt trăng lung linh bóng trong đêm lạnh ven
hồ, hay bông hoa xoè cánh, và bạn chỉ là nhận biết thụ
động... Chẳng cần gì về phần bạn cả. Khi bông hoa nở ra, nó
chẳng cần giúp đỡ của bạn.
Thế mà vẫn có những người đần cố giúp cho hoa nở. Họ
sẽ phá huỷ toàn bộ vẻ đẹp của hoa, và thế thì hoa sẽ không
bao giờ nở được thực sự nữa. Cho dù bạn có buộc nó phải nở
ra, nó vẫn là bông hoa đóng. Việc nở hoa đã không xảy ra,
đó là việc bắt buộc. Mọi thứ bị bắt buộc đều chẳng bao giờ
nở hoa được. Bạn không cần phải giúp mặt trời mọc. Có
những người nghĩ rằng giúp đỡ của họ là cần thiết. Có những
người tạo ra nhiều phiền hà, nhiều điều phiền hà bởi vì họ
nghĩ giúp đỡ của họ là cần cho mọi nơi.
Trong cuộc sống thực, bất kì khi nào thực tại đang xảy
ra, chẳng cần có giúp đỡ của ai hết cả. Nhưng rất khó cưỡng
lại ý định giúp đỡ bởi vì khi bạn giúp bạn cảm thấy bạn đang
làm điều gì đó. Khi bạn làm điều gì đó bạn tạo ra bản ngã.
Khi bạn không làm gì cả, bản ngã không thể tồn tại được. 

Trong khoảnh khắc không làm gì bản ngã biến mất. Nhìn
vào mặt trời mọc, nhìn bông hoa nở, nhìn mặt trăng lung linh
trong hồ lạnh, không làm gì cả - bỗng nhiên nó sẽ giáng
xuống bạn. Bạn sẽ thấy toàn bộ sự tồn tại được rót đầy với
điều thiêng liêng, mọi nhịp thở của bạn đều thiêng liêng.
Với nỗ lực, đạt tới vô nỗ lực.
Với tìm kiếm, đạt tới trạng thái vô tìm kiếm.
Với tâm trí, đi tới vô trí.
Có hai kiểu người. Với một kiểu người nếu tôi nói nỗ lực
đi thì họ sẽ thật nỗ lực, nhưng rồi họ không cho phép có vô
nỗ lực. Với kiểu người kia nếu tôi nói nó sẽ xảy ra chỉ trong
vô nỗ lực, họ bỏ mọi nỗ lực. Cả hai đều đi sai. Cả hai đều đi
chệch đường.
Đây là nhịp điệu cuộc sống: nỗ lực sao cho bạn có thể là
vô nỗ lực nữa. Cố gắng hết sức đạt tới chính mục đích để cho
bạn có thể đạt tới khoảnh khắc tâm thức không cố gắng.
Chạy thật nhanh hết sức để cho đến khi ngồi nghỉ bạn thực
sự ngồi nghỉ. Bị cạn kiệt trong nỗ lực để cho khi bạn nghỉ, nó
là việc nghỉ thực sự.
Bạn có thể nghỉ với cái bất ổn bên trong. Bạn có thể nằm
xuống đất, nhưng bất ổn cứ tiếp diễn bên trong. Cho nên bạn
đơn giản nằm xuống, nhưng đấy không phải là nghỉ. Bạn có
thể ngồi giống như vị phật và bên trong trẻ con chạy tán loạn
- tâm trí vẫn làm việc và hoạt động. Bên trong bạn đang phát
điên, bên ngoài bạn ngồi theo tư thế phật. Bạn có thể hoàn
toàn tĩnh tại bên ngoài, không chuyển động, không hoạt
động, còn bên trong rối loạn tiếp diễn. Điều này chẳng ích gì.
Kết thúc rối loạn trong nỗ lực đi. Chạy thật nhanh vào. làm
thật cạn kiệt đi! Do đó, việc nhấn mạnh của tôi là vào Thiền
Động. Nó vừa cả nỗ lực và vô nỗ lực. Nó vừa cả hoạt động
và bất hoạt. Nó có cả chạy và thế rồi ngồi - chỉ ngồi.
Nan-in nhìn vào trong đệ tử này. Người đó đã siêu việt
lên trên nỗ lực chưa? Người đó đã tới vô nỗ lực chưa? Tâm
thức đã trở thành điều tự nhiên, tự phát cho người đó chưa?
Người đó không lẫn lộn chứ? Người đó có sáng tỏ như trời
xanh không? Thế thì người đó có thể là thầy, người đó có thể
được phép đi thuyết giảng cho người khác.
Nhớ điều này bất kì khi nào cám dỗ đến với bạn để dạy
ai đó. Nếu bạn muốn nói điều gì đó với ai đó, hãy nói rằng
đấy là về - về Thượng đế, về nhận biết. Làm cho người khác
nhận biết rằng bạn còn chưa đạt tới - bạn đã nghe nói thôi.
Bạn đã nghe về những điều đẹp đẽ đến mức bạn muốn chia
sẻ về điều đó, nhưng bạn chưa đạt tới. Thế thì bạn có thể
giúp đỡ mà không đầu độc, không đầu độc người khác.
Bao giờ cũng nhớ: nếu bạn không biết, thì bạn không
biết. Đừng bao giờ giả vờ, thậm chí đừng phủ nhận. Bởi vì
bạn có thể đơn giản giữ im lặng, không nói rằng bạn còn
chưa đạt tới. Cho dù như thế là không tốt, bởi vì trong im
lặng người khác có thể mang cảm giác rằng bạn đã biết. Làm
điều đó thành rõ rằng bạn chưa biết về nó, nhưng bạn biết
những người quả thực là đã biết, bạn đã được nghe về nó.
Ở Ấn Độ có hai kiểu kinh. Một kiểu gọi là shruti, kiểu
kia gọi là smriti. Smriti nghĩa là trí nhớ còn Shruti nghĩa là
cái đã được nghe tới. Kinh được gọi là smriti thuộc về những
người chính bản thân họ đã biết. Nó là của riêng họ. Họ kể
lại trí nhớ riêng của mình, họ kể lại kinh nghiệm của riêng
họ. Shruti là kiểu kinh thứ hai; nó bắt nguồn từ những người
có may mắn được ở gần những người đã biết - họ được nghe
thấy. 

Bao giờ cũng nhớ điều này: nếu bạn đã nghe thấy, nói
rằng đấy là điều gì đó bạn đã nghe, và nó đẹp đẽ đến mức chỉ
có nghe thôi, nó cũng trở thành kho báu cho bạn. Thậm chí
việc nghe nó đã làm xúc động trái tim bạn và bạn muốn chia
sẻ. Nhưng điều này cũng mới chỉ là sự thân thiết; bạn chưa
trở thành người chủ. Nó chỉ như một cử chỉ yêu mến, chỉ là
sự chia sẻ hạnh phúc của bạn, nhưng bạn không chia sẻ nhận
biết. Chừng nào bạn còn chưa đạt tới, chừng nào bạn còn
chưa nhận ra, chừng nào điều đó còn chưa trở thành của
riêng bạn, đừng cố gắng hướng dẫn bất kì ai. Điều đó là thô
bạo. Còn khi bạn đã chứng ngộ, chính sự hiện hữu của bạn sẽ
trở thành hướng dẫn.
Đệ tử đến gặp thầy Nan-in ngay từ lúc đầu đã bước sai,
bởi vì nếu người đó đã sẵn sàng, Nan-in sẽ phải gọi người
đó. Không phải là phần của người đó để quyết định: mười
năm đã hoàn tất và tôi nay cần đi thuyết giảng. Toàn bộ vấn
đề là sai. Thầy sẽ biết trước đệ tử khi nào người đó sẵn sàng,
bởi vì tất nhiên thầy có thể quan sát kĩ hơn là bạn tự quan sát
bản thân mình.
Thầy theo bạn ngay cả trong đêm và trong giấc mơ của
bạn. Thầy tựa như một hình bóng thường xuyên theo dõi mọi
điều xảy ra, dù bạn biết về sự theo dõi của thầy hay không.
Và bạn sẽ không nhận biết, bởi vì đấy là điều tinh tế thế.
Bất kì khi nào đệ tử đã sẵn sàng, thầy sẽ gọi người đó
đến và nói với người đó: Bây giờ ông hãy đi! Đệ tử không
cần phải công bố, và nếu đệ tử quyết định công bố, điều đó
nghĩa là người đó không sẵn sàng - bản ngã có đó.
Đệ tử này muốn làm thầy - mọi đệ tử đều muốn vậy - và
chính điều mong muốn đó trở thành rào chắn. Mười năm đã
hoàn tất; người đó phải đã tính toán. Người đó phải là một
anh chàng rất tinh ranh; nếu không ai sẽ nhớ? Sống cùng
thầy phỏng có ích gì nếu bạn không thể quên được thời gian?
Bạn định quên cái gì khác? Vội vàng là gì? Đệ tử này không
buông xuôi. Người đó chỉ chờ đợi, tính toán. Số học có đó,
logic có đó, và một thái độ cố định hướng tới mọi vật. Người
đó biết về lịch sử của thiền viện, rằng trong thời gian mười
năm một đệ tử sẽ sẵn sàng và thế rồi người đó ra đi.
Nhưng điều đó cũng còn tuỳ. Không phải mọi đệ tử đều
sẵn sàng trong mười năm, một số đệ tử sẽ không sẵn sàng
trong mười kiếp, và một số đệ tử thì sẵn sàng trong mười
giây. Đây không phải là một điều máy móc. Nó tuỳ thuộc
vào phẩm chất, sự mãnh liệt của tâm thức của đệ tử. Đôi khi
điều đó xảy ra: chỉ một cái nhìn từ thầy mà đệ tử sẵn sàng.
Nếu người đó cởi mở, nếu không có rào chắn, nếu người đó
buông xuôi, thì chỉ một khoảnh khắc cũng đủ. Cho dù điều
đó là không cần, sự việc xảy ra không cần thời gian.
Nhưng nếu bạn tính toán, suy nghĩ: Khi nào điều đó xảy
ra nhỉ? Ta đã đợi đủ rồi. Mất một năm, hai năm, rồi mười
năm trôi qua, thế mà ta vẫn chờ đợi hoài mà chẳng có gì xảy
ra cả - bạn tính toán bên trong - thế thì ta phí hoài thời gian.
Đệ tử cần phải vứt bỏ tâm thức thời gian. Thời gian thuộc về
bản ngã. Thời gian thuộc về tâm trí. Thiền là vô thời gian.
Đệ tử này tới thầy chỉ để công bố: Mười năm giờ đã
hoàn tất. Tôi được dự định đi đâu và tôi được dự định dạy ở
đâu bây giờ? Tôi đã sẵn sàng... bởi vì mười năm đã qua.
Không ai sẵn sàng theo cách đó. Đó là lí do tại sao thầy phải
hỏi một câu hỏi, chỉ để làm cho đệ tử lộ ra cái đần độn cho
mình.
Các bậc thầy thiền sư là những người rất khó tính - rất
thẳng thắn, hiểu thấu, và làm cho người khác lúng túng. Thế
mới là câu hỏi cho người tìm kiếm vĩ đại đã mất cả chục năm
trời chờ đợi: Ông bỏ dép ở đâu, bên phải hay bên trái? Kiểu câu hỏi nào và kiểu người nào mới là người hỏi một câu hỏi
như vậy cho nhà tìm kiếm vĩ đại? Điều này không siêu hình
chút nào. Bạn không thể tìm được câu hỏi tầm thường hơn
thế. Bạn không thể tìm được câu hỏi báng bổ hơn - hỏi về
đôi dép. Nếu như thầy hỏi về Thượng đế thì đệ tử này đã sẵn
sàng. Nếu như thầy hỏi về cõi trời, về địa ngục thì đệ tử chắc
đã sẵn sàng. Đệ tử này phải đã nhồi nhét đủ thứ, đủ mọi câu
trả lời. Đó là lí do tại sao người đó đã phí hoài cả mười năm
trời đèn sách, học hỏi. Mọi kinh sách đều có trong người đó,
và người đó đã sẵn sàng... thầy có thể hỏi bất kì câu hỏi nào!
Nhớ lấy: nếu bạn ở gần người đã chứng ngộ thì người đó
sẽ không bao giờ hỏi những câu hỏi mà bạn có thể trả lời
được. Vấn đề không phải là trả lời, vấn đề là đáp ứng bằng
cả bản thể.
Thầy hỏi câu hỏi vô tích sự đến thế: Ông bỏ dép ở đâu?
Toàn bộ cái siêu hình của đệ tử phải đã tan tành, và người đó
phải đã nghĩ: Kiểu người gì thế này...? Ta đang đây này, sẵn
sàng, sôi đầy các câu trả lời. Mọi kiểu câu hỏi thầy đưa ra ta
sẽ trả lời. Ngay cả những câu hỏi mà Phật còn chưa trả lời ta
sẽ trả lời. Ta thông làu mọi sách vở, mọi kinh sách. Ta đã
đọc mọi thứ; đã nghiền ngẫm và thuộc làu mọi kinh cú.
Người đó đã sẵn sàng thế mà người kia lại hỏi về đôi
dép! Nhưng quả thực thầy hỏi một câu hỏi không thể trả lời
được, bởi vì bạn không thể sẵn sàng cho nó từ trước. Điều đó
hoàn toàn không dự đoán được. Đệ tử cảm thấy lưỡng lự, và
lưỡng lự là câu trả lời. Lưỡng lự nói lên mọi điều về đệ tử
này; người đó vẫn không nhận biết, nếu không thì không thể
có lưỡng lự. Bạn hành động. Người đó sẽ phải làm điều gì đó
nếu người đó tỉnh táo. Người đó đáng phải đáp ứng theo cách
toàn bộ, nhưng người đó trở nên phải suy nghĩ, giải đố...
lưỡng lự, lẫn lộn.
Câu chuyện thật hay. Khi lần đầu tiên thiền được phương
Tây biết tới người ta không thể tin vào điều các bậc thầy này
làm và hỏi - toàn hỏi về những điều ngớ ngẩn. Bạn hỏi thầy
một câu hỏi và thầy đáp ứng. Không thầy thiền sư nào sẽ cho
bạn câu trả lời, ông ấy sẽ đáp ứng.
Một người tìm kiếm, một người tìm kiếm triết học dĩ
nhiên, đến gặp một bậc thầy thiền sư, Bokuju, và hỏi: Con
đường là gì?
Bokuju nhìn ra mấy quả núi gần đó và nói: Núi rất đẹp.
Dường như ngớ ngẩn! Ông ấy hỏi: Con đường là gì? còn
Bokuju lại nói: Núi đẹp. Thất vọng, người tìm kiếm bỏ đi
ngay lập tức. Thế rồi Bokuju mới cười phá lên.
Một đệ tử nói: Thưa thầy, người đấy chắc phải coi thầy
là điên.
Bokuju nói: Một trong chúng ta chắc chắn là điên. Hoặc
là ông ta điên... bởi vì ông không thể hỏi về con đường được,
ông phải đi qua nó. Qua hành trình, con đường mới được
khám phá. Nó không sẵn có đó, làm sẵn, cho nên ta không
thể nói nó ở đâu được. Nó không giống như đường cái quan,
làm sẵn, đang đợi ông: Đến và đi! Không có con đường nào
giống thế, nếu không mọi người đã đạt tới từ lâu rồi. Nếu
con đường mà được làm sẵn, mọi người đều đã đi qua được
nó hết. Con đường được tạo ra qua cuộc hành trình của ông,
nó không có đấy chờ đợi ông. Khoảnh khắc ông bắt đầu hành
trình, nó được tạo ra. Nó xuất phát từ ông tựa như mạng
nhện. Nó đến qua ông. Ông tạo ra nó, thế rồi ông du hành
qua nó. Khi ông du hành qua nó ông lại tạo ra thêm về nó.
Và nhớ, con đường biến mất cùng ông. Không người nào
khác có thể đi trên con đường đó; nó không thể được vay
mượn. 

Cho nên thầy mới nói: Nó không thể nào được hỏi, chỉ
người ngu mới hỏi những câu hỏi như vậy, Con đường là gì?
Ông là con đường!
Thế rồi đệ tử này nói: Con hiểu điều đó, nhưng tại sao
thầy lại nói về núi?
Thầy nói: Thầy phải nói về núi bởi vì chừng nào ông
chưa đi qua núi, không có con đường nào được tìm ra. Con
đường ở bên kia ngọn núi, và núi đẹp đến mức không ai
muốn đi qua chúng. Chúng duyên dáng, quyến rũ đến độ mọi
người đều bị lạc trong núi - còn con đường tồn tại bên kia.
Thầy đáp ứng. Thầy đụng tới sự cần thiết thực sự của
bạn. Thầy không lo nghĩ về câu hỏi của bạn. Câu hỏi của bạn
có thể có liên quan hay không có liên quan - nhưng bạn bao
giờ cũng có liên quan. Thầy nhìn vào bạn. Thầy đụng vào
bạn. Nhưng người trí thức bao giờ cũng bỏ lỡ kiểu câu trả lời
đó.
Osho kính yêu,
Một tục lệ cổ của thiền là sư phải ở với thầy mình
trong mười năm trước khi người đó đi thuyết giảng.
Có một câu chuyện thiền về một sư đã hoàn tất mười
năm trong thiền viện. Một ngày trời mưa sư tới thăm
thầy mình, Nan-in. Sau khi Nan-in đã chào đón sư,
ông nói với sư: Chắc là ông đã để dép ở tiền sảnh.
Ông đã để dép ở phía bên nào của chiếc ô? Sư lưỡng
lự trong chốc lát và qua việc lưỡng lự đó sư hiểu ra
là mình đã không trong thiền mọi lúc.
Thầy đã bảo chúng tôi rằng cuộc sống có nhịp đập -
vào và ra, âm và dương.
Liệu chúng tôi có phải cố gắng nhận biết từng giây
phút, hay chúng tôi có thể cũng theo nhịp cuộc sống
và có những lúc bỏ cố gắng của mình?

Điều đầu tiên cần phải hiểu: nhận biết phải có từ khoảnh
khắc này sang khoảnh khắc kia, nhưng nó chỉ có thể có khi
nó trở thành phi nỗ lực. Với nỗ lực bạn sẽ mất tiếp xúc đi
tiếp xúc lại, với nỗ lực bạn sẽ phải nghỉ. Nỗ lực không thể
liên tục, đấy là điều không thể được. Làm sao bạn có thể nỗ
lực liên tục được? Bạn sẽ mệt và thế thì bạn sẽ phải thảnh
thơi.
Mọi nỗ lực đều cần có thảnh thơi. Cho nên nếu nhận biết
là thông qua nỗ lực, thế thì nhận biết không thể là luồng liên
tục, thường xuyên. Sẽ có khoảnh khắc bạn sẽ mất nhận biết.
Đấy là những khoảnh khắc thảnh thơi khỏi nỗ lực.
Cuộc sống rung động. Cuộc sống bao giờ cũng chuyển
sang phía đối lập. Nỗ lực, thế thì bạn phải nghỉ. Bạn lại nỗ
lực, thế rồi bạn lại phải nghỉ. Nhưng có một nhận biết vượt
ra bên kia cuộc sống - siêu việt. Thế thì không có rung động;
nó là vô nỗ lực, nó là tự phát.
Điều gì đã xảy ra cho sư này, đệ tử của Nan-in? Thầy
hỏi: Ông để dép ở đâu - bên phải hay bên trái? Người đó
lưỡng lự. Và người đó nhận ra rằng trong khoảnh khắc bỏ
dép mình đã không nhận biết - nếu không, người đó phải biết
dép đã để chỗ nào, bên phải hay bên trái. Tâm thức của
người đó chưa liên tục. Điều đó chỉ chứng tỏ rằng tâm thức
của người đó vẫn chưa vô nỗ lực. Người đó vẫn còn phải
nhớ, phải nỗ lực có ý thức. Sự chú tâm của người đó vẫn đi
kèm với căng thẳng. Người đó vẫn chưa trở thành chú tâm.
Đôi khi người đó thành công, đôi khi lại thất bại.
Nan-in đang hỏi: Nhận biết của ông bây giờ tự nhiên
chưa? Ông không cần phải thao tác nó nữa chứ? Ông không
cần phải làm gì về nó nữa chứ? Nó có đấy - nó có đấy dù bất kì cái gì ông làm, hay ông phải nỗ lực thì nó mới có đấy?
Nếu nỗ lực có đó, nó là điều phải ráng sức, mà điều phải
ráng sức thì nhất định là phi tự nhiên. Nhận biết phi tự nhiên
không thực là nhận biết - nó chỉ tồn tại ở ngoại vi, không
phải bên trong ông. Nếu nó tồn tại trong ông, chẳng cần phải
nỗ lực gì.
Điều tôi cố gắng nói là: Nỗ lực bao giờ cũng chỉ ở ngoại
vi. Bạn không thể động chạm tới trung tâm thông qua nỗ lực.
Bạn có thể làm điều gì đó ở ngoại vi - bạn có thể thay đổi
hành vi của mình, bạn có thể thay đổi cái gọi là tính cách của
bạn. Tại ngoại vi, với nỗ lực, bạn có thể trở thành người tốt
từ việc xấu, bạn có thể trở thành đức hạnh từ việc là kẻ tội
lỗi; thậm chí bạn có thể trở thành thánh nhân - tại ngoại vi,
với nỗ lực.
Nhưng trung tâm không bao giờ có thể bị động chạm tới
và bị thấm vào qua nỗ lực - bởi vì không hành động nào có
thể dẫn tới bạn. Bạn đã ở đó rồi! Không cần phải làm gì cả.
Bạn phải đơn giản im lặng, tự phát, và thế thì trung tâm nảy
sinh. Nó ló ra từ đám mây. Có một chỗ vỡ, một lỗ hổng. Bạn
bỗng nhiên nhận ra nhận biết tự phát của mình. Bạn là nhận
biết. Nó không là cái gì bạn làm, nó không là cái gì phải
được làm - chính bản chất của bạn là nhận biết.
Người Hindu gọi bạn là satchitananda. Họ đã dùng ba từ
- sat, chit, ananda. Sat nghĩa là sự tồn tại, cái không bao giờ
đi vào không tồn tại. Sat nghĩa là chân lí, điều không bao giờ
trở thành không đúng. Sat nghĩa là vĩnh hằng - điều đã là,
đang là, sẽ là. Chit nghĩa là nhận biết, tâm thức. Đó là bản
tính của bạn. Bạn bao giờ cũng là ý thức, bạn đang là ý thức,
bạn sẽ là ý thức. Tâm thức đó không thể bị lấy đi từ bạn,
nhưng nó tồn tại trong chính cốt lõi bản thể của bạn, không
phải ở ngoại vi. Nó là bạn, nhưng bạn không trong tiếp xúc
với chính mình. Còn ananda có nghĩa là phúc lạc, cực lạc.
Không phải là bạn phải đạt tới phúc lạc - nó là bạn. Bạn bao
giờ cũng phúc lạc, bạn không thể là khác được; không có khả
năng nào. Bạn không thể thay đổi được nó.
Bạn sẽ nói điều này dường như hoàn toàn ngớ ngẩn - vì
chúng ta đang trong khổ. Bạn đang trong khổ vì bạn đã trở
nên bị ám ảnh với ngoại vi quá nhiều. Bạn đã quên hoàn toàn
trung tâm. Bạn đã trở nên dính líu quá nhiều với người khác,
bận tâm quá nhiều tới người khác, tới mức toàn bộ chú ý
được tập trung vào người khác, và bạn rơi vào trong bóng
tối, trong vùng tối.
Bạn là satchiananda.
Thiền sư Nan-in đang hỏi đệ tử: Bây giờ ông đã trở nên
tỉnh táo ông là ai chưa? Bây giờ ông đã bắt rễ vào bản tính
của mình chưa?
Nếu đệ tử này đã thực sự bắt rễ vào bản tính mình,
trường hợp này sẽ là gì?
Câu chuyện này rất khó hiểu. Đấy không phải là câu hỏi
về việc để dép bên trái hay bên phải; đấy không phải là vấn
đề của câu chuyện này. Điều đó dường như là vấn đề nhưng
kì thực không phải. Vấn đề thực sự là: khi Nan-in hỏi điều
này, đệ tử đã lưỡng lự. Đấy mới là vấn đề thực sự. Và trong
khoảnh khắc lưỡng lự đó người đó không nhận biết rằng
mình đang lưỡng lự. Nếu người đó đã nhận biết rằng có
lưỡng lự, người đó sẽ được chấp nhận. Nhưng vào chính
khoảnh khắc đó người đó mất nhận biết.
Và bạn cũng không thể lừa được Nan-in. Nếu bạn tới gặp
Nan-in bạn có thể nhớ rất rõ nơi đã bỏ dép, điều đó không
khó. Nếu Nan-in hỏi bạn: Ông đã bỏ dép ở đâu, bên trái hay
bên phải? Bạn có thể trả lời ngay lập tức: bên phải. Và bạn vẫn thất bại. Đấy không phải là vấn đề, đấy chỉ là sự đánh
lừa. Nan-in làm lạc hướng tâm trí chỉ để xem ngay bây giờ
điều gì xảy ra trong đệ tử.
Trong chính khoảnh khắc khi Nan-in hỏi: Dép ông để
đâu, bên phải hay bên trái? thì đệ tử bị lỡ. Trong chính
khoảnh khắc đó người đó lưỡng lự - và người đó không nhận
biết về sự lưỡng lự. Người đó bắt đầu nghĩ. Trong chính
khoảnh khắc đó người đó trở nên không nhận biết, Nan-in
nhìn vào người đó. Câu hỏi đó chỉ để làm lạc hướng hướng
tâm trí, đấy chỉ là sự đánh lừa.
Đệ tử này thất bại, cho nên người đó không thể được đi
thuyết giảng cho người khác. Người đó vẫn còn chưa sẵn
sàng, người đó vẫn còn chưa nhận biết. Làm sao một người
chưa nhận biết có thể dạy được người khác? Bất kì điều gì
người đó định dạy cũng đều sẽ sai. Có nhiều thầy không biết
về chính bản thân mình. Họ có thể là thầy tốt, có hiệu quả, có
nghệ thuật, nhưng đấy không phải là vấn đề. Họ không thể
có ích gì.
Một lần tôi đã đi trên một chuyến xe lửa. Trong toa có
một chú bé rất quấy. Mọi hành khách trong toa đều bị làm
phiền. Nó chạy hết góc này đến góc kia, làm đổ cốc chén,
ngã vào mọi người, còn bố nó thì rất bối rối. Người đó cố
gắng nhiều lần để ngăn cậu bé lại, nhưng đứa bé chẳng chịu
nghe lời.
Cuối cùng người bố nói: Willy, nếu con không chịu nghe
lời bố và nếu con không dừng lại thì bố sẽ phát đít con.
Đứa trẻ vẫn tiếp tục chạy. Nó đi tới đầu đằng kia toa và
nó nói: Được rồi, bố phát đít con đi - nhưng thế thì con sẽ
mách người soát vé con thực sự mấy tuổi rồi.
Người bố này không thể là thầy giáo. Thậm chí đến đứa
trẻ cũng không chịu nghe lời người đó. Một người thầy mà
không nhận biết được về bản thân mình thì không thể là thầy
giáo được. Người đó không thể dạy người khác điều mà bản
thân mình không đạt tới được.
Nhận biết là cái gì đó tựa như bệnh lây lan. Khi thầy tỉnh
táo, nhận biết, bạn cũng sẽ nhiễm nhận biết của thầy. Đôi
khi, chỉ ngồi bên cạnh thầy bạn bỗng nhiên trở nên nhận biết
- dường như mây đã bay đi và bạn có thể thấy bầu trời rộng
mở. Cho dù một khoảnh khắc... nhưng điều đó trở thành thay
đổi sâu sắc trong chính phẩm chất con người bạn.
Cho dù không phải nỗ lực gì về phần bạn, chỉ có ở gần
bên thầy, người là nguồn nhận biết im lặng, bỗng nhiên bạn
trở nên im lặng. Thầy chạm tới bạn. Cánh cửa khép nay mở
ra, hay dường như trong bóng đêm bỗng nhiên có tia chớp và
bạn thấy toàn bộ. Nó biến mất vì nó không thể bị bạn giữ lại
nữa. Nếu nó không được bạn đạt tới, bạn sẽ mất nó - nhưng
bạn sẽ không bao giờ như cũ nữa. Bạn đã biết cái gì đó, cái
gì đó mà trước đây chưa từng biết tới. Và bây giờ cái biết
này sẽ còn lại như một phần của bạn. Sẽ nảy sinh ham muốn,
sẽ nảy sinh tham vọng mới: để đạt tới điều này, để làm cho
điều này thành thường hằng - bởi vì cho dù một khoảnh khắc
nhưng nó phúc lạc làm sao, nó biểu lộ biết bao hạnh phúc
cho bạn, biết bao niềm vui.
Nhưng nếu người thầy, nếu thầy giáo, bản thân mình lại
không nhận biết, người đó có thể dạy về nhận biết nhưng
người đó lại không thể dạy tính nhận biết được. Và việc dạy
về tính nhận biết là vô dụng - đấy chỉ là lời nói, đấy chỉ là lí
thuyết. Bạn có thể học lí thuyết với người đó, nhưng bạn
không thể học được sự kiện. Do đó, trước khi đệ tử này rời Nan-in, Nan-in phải nhìn vào người đó - và đây là một hiện
tượng rất khác.
Trong lĩnh vực giáo dục, sinh viên bị kiểm tra, nhưng chỉ
trí nhớ của người đó là được kiểm tra còn bản thân người đó
thì chẳng bao giờ. Bao giờ trí nhớ người đó cũng được kiểm
tra - không bao giờ là người đó. Nan-in không kiểm tra trí
nhớ của đệ tử. Ông ấy không hỏi: Ông để dép ở đâu, bên
phải hay bên trái? Ông ấy không yêu cầu trí nhớ tốt, bởi vì
nơi đệ tử bỏ dép bây giờ là quá khứ. Ông ấy đang cố gắng
nhìn vào bên trong bản thể của đệ tử ngay lúc đó. Ông ấy
không kiểm tra trí nhớ mà cố nhìn vào tâm thức ngay
khoảnh khắc này. Quá khứ không thành vấn đề. Hiện tại, tính
hiện tại mới là vấn đề.
Tưởng tượng rằng đệ tử đang ngồi trước Nan-in đi. Nanin
hỏi, và đệ tử lạc trong quá khứ. Người đó cố nghĩ xem
mình đã bỏ dép ở đâu. Người đó cố nghĩ xem liệu mình có
thể nhớ được hay không. Người đó cố nghĩ xem liệu mình có
mất nhận biết hay không. Ngay lúc này người đó đã trở nên
lẫn lộn. Toàn bộ tâm thức của người đó đã trở nên u ám.
Người đó không còn ở đây nữa. Người đó không có trong
hiện diện của Nan-in, người đó đã đi vào quá khứ, người đó
đã đi vào trong suy nghĩ - người đó không mang tính thiền.
Lưỡng lự, suy nghĩ, cố gắng thử ...
Bạn không thể thoát khỏi Nan-in. Ông ấy sẽ thấy qua
bạn; ông ấy sẽ thấy mọi đám mây, ông ấy sẽ thấy bạn không
ở đây và bây giờ. Thế thì bạn không thể được phép đi thuyết
giảng. Bạn không thể được phái đi, vì bạn sẽ giảng cái gì?
Điều bạn không có, bạn không thể giảng được. Bạn có thể
giả vờ nhưng việc giả vờ đó sẽ là nguy hiểm, bởi vì nếu bạn
giả vờ rằng bạn nhận biết và bạn lại không nhận biết, thì việc
giả vờ đó sẽ trở thành truyền nhiễm. Thầy giả tạo ra trò giả,
và thế thì giống như gợn sóng lăn tăn, tính giả đó cứ lan rộng
ra.
Tội lỗi nguy hiểm nhất mà con người có thể phạm phải
là giả vờ nhận biết. Cho dù bạn giết người, đó vẫn chưa là tội
lỗi lớn đến thế, bởi vì, quả thực, bạn không thể giết người.
Bạn chỉ có thể phá huỷ thân thể; linh hồn chuyển sang thân
thể khác. Bạn chỉ phá huỷ một trò chơi, trò mới bắt đầu ngay
lập tức. Kẻ giết người không phải là kẻ tội phạm lớn nhất
như thế. Nhưng nếu bạn giả vờ rằng bạn nhận biết mà bạn lại
không nhận biết, nếu bạn giả vờ rằng bạn là thầy và bạn
không phải như vậy, bạn đang làm một điều tệ hại, điều tệ
hại vô cùng đến mức không tội lỗi nào có thể so sánh được
với nó - vì người khác sẽ học cái giả vờ đó. Họ bắt đầu giả
vờ, và thế thì điều đó sẽ tiếp diễn mãi - giống như khi bạn
ném một hòn đá vào cái hồ im lặng, gợn sóng dậy lên và lan
ra mãi. Một gợn sóng này tạo ra gợn sóng khác, đẩy gợn
sóng kia đi, và việc đó tiếp diễn cho tới tận bờ hồ.
Hồ tâm thức không có biên giới. Gợn sóng được tạo ra sẽ
lan đi mãi; nó còn tiếp tục mãi mãi. Bạn sẽ không ở đây,
nhưng lừa dối của bạn, giả dối của bạn, vẫn sẽ tiếp tục và
nhiều người sẽ bị ảo tưởng bởi nó.
Thầy giả là tội nhân lớn nhất trên thế giới. Đó là lí do tại
sao Nan-in không cho phép bất kì ai được đi thuyết giảng
chừng nào tự bản thân người đó còn chưa trở nên chứng ngộ.
Thế thì chính ánh sáng cháy bên trong bạn sẽ giúp cho người
khác được thắp sáng. Chính ngọn lửa cháy bên trong bạn sẽ
làm cho người khác ấm áp. Chính cuộc sống đã xảy ra cho
bạn sẽ giúp cho người khác thoát khỏi tính chết cứng của họ.
Nhưng phải nhớ: tỉnh táo, nhận biết hay tâm thức có thể
liên tục chỉ khi nó đã trở thành vô nỗ lực. Ban đầu nỗ lực
nhất định phải có đó, bởi vì nếu không làm sao bạn bắt đầu được? Bạn sẽ phải nỗ lực, bạn sẽ phải cố chú tâm, bạn sẽ
phải cố gắng đủ mọi cách để ý thức, nhưng nỗ lực sẽ tạo ra
căng thẳng. Và bạn càng nỗ lực, bạn càng bị căng thẳng. Sẽ
có thoáng nhìn nhỏ nhoi, nhưng bởi vì căng thẳng nên cực
lạc sẽ bị bỏ lỡ. Bạn phải trải qua trạng thái này nữa, bằng nỗ
lực.
Một điều sớm hay muộn bạn sẽ trở nên nhận biết: bất kì
khi nào bạn nỗ lực, nhận biết tới với bạn nhưng đó là một
nhận biết rất cực nhọc, ác mộng. Nó rất nặng nề, tựa như có
hòn đá đè lên đầu bạn. Nó không đem lại vui sướng, không
vô trọng lượng, không nhảy múa. Nhưng khi nỗ lực như vậy,
đôi khi bỗng nhiên bạn trở nên nhận biết - khi bạn không nỗ
lực gì cả. Và nhận biết đó sẽ nhẹ nhàng, vui thích, nhảy múa,
cực lạc.
Điều này sẽ xảy ra chỉ cho những người đang nỗ lực.
Trong khi nỗ lực, đôi khi, khi bạn không nỗ lực, thoáng nhìn
này sẽ xảy ra cho bạn. Thế thì bạn sẽ trở nên nhận biết rằng
qua nỗ lực bạn không thể đạt tới điều tối thượng - chỉ có
thông qua vô nỗ lực nó mới xảy ra.
Đối với nhiều thiền nhân quanh tôi điều đó xảy ra. Họ
đến nói với tôi rằng trong khi thiền vào buổi sáng, vào buổi
tối, chẳng có gì mấy xảy ra. Rồi bỗng nhiên trong đêm hay
bỗng nhiên vào buổi trưa khi họ đang ngồi và cái gì đó bắt
đầu - và họ đã không làm gì cả. Điều này sẽ xảy ra. Giống
như khi bạn quên một cái tên mà bạn cảm thấy ngay trên đầu
lưỡi, bạn phải cố gắng hết sức để nhớ ra, bạn nỗ lực để đem
nó lại trong ý thức. Nó không đến, và bạn càng cố gắng, bạn
càng cảm thấy mất tăm mất tích. Bạn biết là bạn có biết, bạn
vẫn liên tục biết rằng bạn có thể nhớ được. Nó chỉ quanh
quẩn đâu đây nhưng một rào chắn nào đó, cái gì giống như
một khối chắn ở đó, và cái tên không tới với bạn - nó có thể
là tên của người bạn thân yêu! Và thế thì toàn bộ nỗ lực trở
nên vô ích đến độ bạn phải từ bỏ nó. Bạn bắt đầu đọc báo
hay ra hút thuốc, hay ra vườn đi dạo, hay bắt đầu đào xới
trong vườn, và rồi bỗng nhiên nó bật ra. Bỗng nhiên cái tên
có đó, người bạn đang đứng đó, khuôn mặt có đó.
Điều gì đã xảy ra? Khi bạn nỗ lực, bạn bị căng thẳng đến
độ chính căng thẳng này trở thành khối chắn; chính căng
thẳng làm hẹp lối đi. Cái tên muốn tới, kí ức đã gõ cửa,
nhưng chính căng thẳng trở thành cái chốt đóng. Đó là lí do
tại sao bạn cảm thấy nó ngay trên đầu lưỡi. Nó quả ngay
đấy! Nhưng bởi vì bạn căng thẳng quá, lo nghĩ quá về nó, lo
âu để đem nó ra nên mối lo âu trở thành khối chắn. Khi tâm
trí rất lo âu, nó trở nên đóng.
Tất cả những gì đẹp đẽ và đúng đắn chỉ xảy ra khi bạn
không lo lắng về nó. Tất cả những gì đáng yêu xảy ra chỉ khi
bạn thậm chí không chờ đợi nó - không đòi hỏi, không yêu
cầu. Thế thì tâm trí không có khối chắn nào. Đó là lí do tại
sao nó xảy ra khi bạn quên nó. Nỗ lực là cần thiết, ban đầu
nỗ lực là cái phải có - vô ích đấy, nhưng vẫn phải có. Cái vô
ích sẽ được nhận ra từ từ. Khi bạn có thoáng nhìn, thoáng
nhìn bất chợt, với cảm giác rằng bạn không làm nỗ lực nào,
những thoáng nhìn đó đã mưa rào lên bạn, món quà từ điều
thiêng liêng, thế thì bạn có thể bỏ nỗ lực - và khi bạn càng bỏ
nỗ lực, lại càng nhiều quà tặng sẽ tới.
Tại phương Đông chúng ta bao giờ cũng tin, và tin đúng,
rằng chứng ngộ chẳng phải là thành tựu. Nó giống như ân
huệ, nó là món quà, nó là prasad. Thượng đế trao nó cho
bạn, bạn không thể giằng nó ở chỗ xa tay mình.
Với người tìm kiếm phương Tây điều này rất khó hiểu,
bởi vì ở phương Tây trong vài thế kỉ qua toàn bộ tâm trí con
người đã được chuyển vào điều tranh giành. Bạn đã giành giật mọi thứ từ tự nhiên. Bất kì bí mật nào khoa học biết
được đều không phải là thứ được đem cho, chúng đã được
giành giật lấy. Bạn đã dùng vũ lực bạo hành buộc tự nhiên
mở ra cánh cửa của những điều bí ẩn. Bởi vì bạn đã thành
công với vật chất nên bạn nghĩ rằng điều tương tự cũng xảy
ra với điều thiêng liêng. Điều đó không thể xảy ra được, điều
đó là không thể được. Bạn không thể tấn công vào cõi trời và
bạn cũng không thể đến đó với lưỡi lê. Bạn không thể buộc
điều thiêng liêng mở trái tim cho bạn bởi vì kì khi nào bạn
dùng vũ lực, bạn đều đóng. Đó là vấn đề: bất kì khi nào bạn
dùng vũ lực bạn đều đóng, và nếu bạn đóng, điều thiêng
liêng không thể lộ ra cho bạn.
Khi bạn không dùng vũ lực nhưng nổi tựa đám mây
trắng, chỉ bồng bềnh, không nỗ lực gì để đạt tới bất kì đâu;
khi không có mục đích và không nỗ lực; khi bạn không
muốn đạt tới bất kì cái gì và không phải gắng sức về nó; khi
bạn hạnh phúc như bạn hiện hữu, khi bạn cực lạc như thế
giới hiện hữu; khi bạn chấp nhận mọi thứ như chúng hiện
hữu và bạn không muốn thay đổi cái gì - thì bỗng nhiên bạn
được đưa tới một chiều hướng khác của bản thể. Bạn nhận ra
cánh cửa bao giờ cũng mở. Chúng chưa bao giờ đóng cả,
chúng không thể đóng được. Bí ẩn thiêng liêng bao giờ cũng
kề cận bên bạn. Nó chưa bao giờ ở rất xa cả. Nó không thể ở
xa được, bởi vì bạn là một phần của điều thiêng liêng. Dù
bạn có đi đâu, điều thiêng liêng cũng đi theo bạn.
Vấn đề không phải là ở chỗ dò tìm hay tìm kiếm; đấy là
vấn đề vẫn im lặng và cho phép. Khi bạn tìm kiếm, bạn bị lỡ,
bởi vì người tìm kiếm bao giờ cũng mạnh bạo. Khi bạn tìm
nó sẽ không đến với bạn, bởi vì tâm trí đang tìm kiếm quá
bận bịu, nó không sẵn có. Nó chưa bao giờ ở đây và bây giờ,
nó bao giờ cũng ở đâu đó trong tương lai - khi việc khám phá
sẽ được tiến hành, khi tìm kiếm sẽ được hoàn tất, khi việc dò
tìm sẽ đi tới kết thúc. Nó bao giờ cũng ở đâu đó phía cuối, nó
không ở đây. Điều thiêng liêng ở đây, cho nên bạn chẳng gặp
được. Người tìm kiếm chẳng bao giờ đạt tới.
Điều đó không có nghĩa là bạn không nên là người tìm
kiếm. Ban đầu bạn sẽ phải là người đi tìm, không có cách
nào khác. Ban đầu bạn phải là người tìm kiếm, bạn phải đi
tìm và làm đủ mọi nỗ lực. Chỉ có bằng tất cả nỗ lực và trở
thành người tìm kiếm điên khùng bạn mới nhận ra rằng điều
đó chỉ xảy ra khi bạn đang trong tâm trí không tìm kiếm.
Đôi khi vào lúc nghỉ, điều đó sẽ đến với bạn. Đôi khi
trong khi ngủ, điều đó sẽ giáng xuống bạn. Đôi khi chỉ bước
trên đường nó sẽ có đó. Đôi khi chỉ nhìn mặt trời mọc buổi
sớm - chẳng làm gì cả, chỉ là nhận biết thụ động - nhìn mặt
trời mọc hay mặt trăng lung linh bóng trong đêm lạnh ven
hồ, hay bông hoa xoè cánh, và bạn chỉ là nhận biết thụ
động... Chẳng cần gì về phần bạn cả. Khi bông hoa nở ra, nó
chẳng cần giúp đỡ của bạn.
Thế mà vẫn có những người đần cố giúp cho hoa nở. Họ
sẽ phá huỷ toàn bộ vẻ đẹp của hoa, và thế thì hoa sẽ không
bao giờ nở được thực sự nữa. Cho dù bạn có buộc nó phải nở
ra, nó vẫn là bông hoa đóng. Việc nở hoa đã không xảy ra,
đó là việc bắt buộc. Mọi thứ bị bắt buộc đều chẳng bao giờ
nở hoa được. Bạn không cần phải giúp mặt trời mọc. Có
những người nghĩ rằng giúp đỡ của họ là cần thiết. Có những
người tạo ra nhiều phiền hà, nhiều điều phiền hà bởi vì họ
nghĩ giúp đỡ của họ là cần cho mọi nơi.
Trong cuộc sống thực, bất kì khi nào thực tại đang xảy
ra, chẳng cần có giúp đỡ của ai hết cả. Nhưng rất khó cưỡng
lại ý định giúp đỡ bởi vì khi bạn giúp bạn cảm thấy bạn đang
làm điều gì đó. Khi bạn làm điều gì đó bạn tạo ra bản ngã.
Khi bạn không làm gì cả, bản ngã không thể tồn tại được. 

Trong khoảnh khắc không làm gì bản ngã biến mất. Nhìn
vào mặt trời mọc, nhìn bông hoa nở, nhìn mặt trăng lung linh
trong hồ lạnh, không làm gì cả - bỗng nhiên nó sẽ giáng
xuống bạn. Bạn sẽ thấy toàn bộ sự tồn tại được rót đầy với
điều thiêng liêng, mọi nhịp thở của bạn đều thiêng liêng.
Với nỗ lực, đạt tới vô nỗ lực.
Với tìm kiếm, đạt tới trạng thái vô tìm kiếm.
Với tâm trí, đi tới vô trí.
Có hai kiểu người. Với một kiểu người nếu tôi nói nỗ lực
đi thì họ sẽ thật nỗ lực, nhưng rồi họ không cho phép có vô
nỗ lực. Với kiểu người kia nếu tôi nói nó sẽ xảy ra chỉ trong
vô nỗ lực, họ bỏ mọi nỗ lực. Cả hai đều đi sai. Cả hai đều đi
chệch đường.
Đây là nhịp điệu cuộc sống: nỗ lực sao cho bạn có thể là
vô nỗ lực nữa. Cố gắng hết sức đạt tới chính mục đích để cho
bạn có thể đạt tới khoảnh khắc tâm thức không cố gắng.
Chạy thật nhanh hết sức để cho đến khi ngồi nghỉ bạn thực
sự ngồi nghỉ. Bị cạn kiệt trong nỗ lực để cho khi bạn nghỉ, nó
là việc nghỉ thực sự.
Bạn có thể nghỉ với cái bất ổn bên trong. Bạn có thể nằm
xuống đất, nhưng bất ổn cứ tiếp diễn bên trong. Cho nên bạn
đơn giản nằm xuống, nhưng đấy không phải là nghỉ. Bạn có
thể ngồi giống như vị phật và bên trong trẻ con chạy tán loạn
- tâm trí vẫn làm việc và hoạt động. Bên trong bạn đang phát
điên, bên ngoài bạn ngồi theo tư thế phật. Bạn có thể hoàn
toàn tĩnh tại bên ngoài, không chuyển động, không hoạt
động, còn bên trong rối loạn tiếp diễn. Điều này chẳng ích gì.
Kết thúc rối loạn trong nỗ lực đi. Chạy thật nhanh vào. làm
thật cạn kiệt đi! Do đó, việc nhấn mạnh của tôi là vào Thiền
Động. Nó vừa cả nỗ lực và vô nỗ lực. Nó vừa cả hoạt động
và bất hoạt. Nó có cả chạy và thế rồi ngồi - chỉ ngồi.
Nan-in nhìn vào trong đệ tử này. Người đó đã siêu việt
lên trên nỗ lực chưa? Người đó đã tới vô nỗ lực chưa? Tâm
thức đã trở thành điều tự nhiên, tự phát cho người đó chưa?
Người đó không lẫn lộn chứ? Người đó có sáng tỏ như trời
xanh không? Thế thì người đó có thể là thầy, người đó có thể
được phép đi thuyết giảng cho người khác.
Nhớ điều này bất kì khi nào cám dỗ đến với bạn để dạy
ai đó. Nếu bạn muốn nói điều gì đó với ai đó, hãy nói rằng
đấy là về - về Thượng đế, về nhận biết. Làm cho người khác
nhận biết rằng bạn còn chưa đạt tới - bạn đã nghe nói thôi.
Bạn đã nghe về những điều đẹp đẽ đến mức bạn muốn chia
sẻ về điều đó, nhưng bạn chưa đạt tới. Thế thì bạn có thể
giúp đỡ mà không đầu độc, không đầu độc người khác.
Bao giờ cũng nhớ: nếu bạn không biết, thì bạn không
biết. Đừng bao giờ giả vờ, thậm chí đừng phủ nhận. Bởi vì
bạn có thể đơn giản giữ im lặng, không nói rằng bạn còn
chưa đạt tới. Cho dù như thế là không tốt, bởi vì trong im
lặng người khác có thể mang cảm giác rằng bạn đã biết. Làm
điều đó thành rõ rằng bạn chưa biết về nó, nhưng bạn biết
những người quả thực là đã biết, bạn đã được nghe về nó.
Ở Ấn Độ có hai kiểu kinh. Một kiểu gọi là shruti, kiểu
kia gọi là smriti. Smriti nghĩa là trí nhớ còn Shruti nghĩa là
cái đã được nghe tới. Kinh được gọi là smriti thuộc về những
người chính bản thân họ đã biết. Nó là của riêng họ. Họ kể
lại trí nhớ riêng của mình, họ kể lại kinh nghiệm của riêng
họ. Shruti là kiểu kinh thứ hai; nó bắt nguồn từ những người
có may mắn được ở gần những người đã biết - họ được nghe
thấy. 

Bao giờ cũng nhớ điều này: nếu bạn đã nghe thấy, nói
rằng đấy là điều gì đó bạn đã nghe, và nó đẹp đẽ đến mức chỉ
có nghe thôi, nó cũng trở thành kho báu cho bạn. Thậm chí
việc nghe nó đã làm xúc động trái tim bạn và bạn muốn chia
sẻ. Nhưng điều này cũng mới chỉ là sự thân thiết; bạn chưa
trở thành người chủ. Nó chỉ như một cử chỉ yêu mến, chỉ là
sự chia sẻ hạnh phúc của bạn, nhưng bạn không chia sẻ nhận
biết. Chừng nào bạn còn chưa đạt tới, chừng nào bạn còn
chưa nhận ra, chừng nào điều đó còn chưa trở thành của
riêng bạn, đừng cố gắng hướng dẫn bất kì ai. Điều đó là thô
bạo. Còn khi bạn đã chứng ngộ, chính sự hiện hữu của bạn sẽ
trở thành hướng dẫn.
Đệ tử đến gặp thầy Nan-in ngay từ lúc đầu đã bước sai,
bởi vì nếu người đó đã sẵn sàng, Nan-in sẽ phải gọi người
đó. Không phải là phần của người đó để quyết định: mười
năm đã hoàn tất và tôi nay cần đi thuyết giảng. Toàn bộ vấn
đề là sai. Thầy sẽ biết trước đệ tử khi nào người đó sẵn sàng,
bởi vì tất nhiên thầy có thể quan sát kĩ hơn là bạn tự quan sát
bản thân mình.
Thầy theo bạn ngay cả trong đêm và trong giấc mơ của
bạn. Thầy tựa như một hình bóng thường xuyên theo dõi mọi
điều xảy ra, dù bạn biết về sự theo dõi của thầy hay không.
Và bạn sẽ không nhận biết, bởi vì đấy là điều tinh tế thế.
Bất kì khi nào đệ tử đã sẵn sàng, thầy sẽ gọi người đó
đến và nói với người đó: Bây giờ ông hãy đi! Đệ tử không
cần phải công bố, và nếu đệ tử quyết định công bố, điều đó
nghĩa là người đó không sẵn sàng - bản ngã có đó.
Đệ tử này muốn làm thầy - mọi đệ tử đều muốn vậy - và
chính điều mong muốn đó trở thành rào chắn. Mười năm đã
hoàn tất; người đó phải đã tính toán. Người đó phải là một
anh chàng rất tinh ranh; nếu không ai sẽ nhớ? Sống cùng
thầy phỏng có ích gì nếu bạn không thể quên được thời gian?
Bạn định quên cái gì khác? Vội vàng là gì? Đệ tử này không
buông xuôi. Người đó chỉ chờ đợi, tính toán. Số học có đó,
logic có đó, và một thái độ cố định hướng tới mọi vật. Người
đó biết về lịch sử của thiền viện, rằng trong thời gian mười
năm một đệ tử sẽ sẵn sàng và thế rồi người đó ra đi.
Nhưng điều đó cũng còn tuỳ. Không phải mọi đệ tử đều
sẵn sàng trong mười năm, một số đệ tử sẽ không sẵn sàng
trong mười kiếp, và một số đệ tử thì sẵn sàng trong mười
giây. Đây không phải là một điều máy móc. Nó tuỳ thuộc
vào phẩm chất, sự mãnh liệt của tâm thức của đệ tử. Đôi khi
điều đó xảy ra: chỉ một cái nhìn từ thầy mà đệ tử sẵn sàng.
Nếu người đó cởi mở, nếu không có rào chắn, nếu người đó
buông xuôi, thì chỉ một khoảnh khắc cũng đủ. Cho dù điều
đó là không cần, sự việc xảy ra không cần thời gian.
Nhưng nếu bạn tính toán, suy nghĩ: Khi nào điều đó xảy
ra nhỉ? Ta đã đợi đủ rồi. Mất một năm, hai năm, rồi mười
năm trôi qua, thế mà ta vẫn chờ đợi hoài mà chẳng có gì xảy
ra cả - bạn tính toán bên trong - thế thì ta phí hoài thời gian.
Đệ tử cần phải vứt bỏ tâm thức thời gian. Thời gian thuộc về
bản ngã. Thời gian thuộc về tâm trí. Thiền là vô thời gian.
Đệ tử này tới thầy chỉ để công bố: Mười năm giờ đã
hoàn tất. Tôi được dự định đi đâu và tôi được dự định dạy ở
đâu bây giờ? Tôi đã sẵn sàng... bởi vì mười năm đã qua.
Không ai sẵn sàng theo cách đó. Đó là lí do tại sao thầy phải
hỏi một câu hỏi, chỉ để làm cho đệ tử lộ ra cái đần độn cho
mình.
Các bậc thầy thiền sư là những người rất khó tính - rất
thẳng thắn, hiểu thấu, và làm cho người khác lúng túng. Thế
mới là câu hỏi cho người tìm kiếm vĩ đại đã mất cả chục năm
trời chờ đợi: Ông bỏ dép ở đâu, bên phải hay bên trái? Kiểu câu hỏi nào và kiểu người nào mới là người hỏi một câu hỏi
như vậy cho nhà tìm kiếm vĩ đại? Điều này không siêu hình
chút nào. Bạn không thể tìm được câu hỏi tầm thường hơn
thế. Bạn không thể tìm được câu hỏi báng bổ hơn - hỏi về
đôi dép. Nếu như thầy hỏi về Thượng đế thì đệ tử này đã sẵn
sàng. Nếu như thầy hỏi về cõi trời, về địa ngục thì đệ tử chắc
đã sẵn sàng. Đệ tử này phải đã nhồi nhét đủ thứ, đủ mọi câu
trả lời. Đó là lí do tại sao người đó đã phí hoài cả mười năm
trời đèn sách, học hỏi. Mọi kinh sách đều có trong người đó,
và người đó đã sẵn sàng... thầy có thể hỏi bất kì câu hỏi nào!
Nhớ lấy: nếu bạn ở gần người đã chứng ngộ thì người đó
sẽ không bao giờ hỏi những câu hỏi mà bạn có thể trả lời
được. Vấn đề không phải là trả lời, vấn đề là đáp ứng bằng
cả bản thể.
Thầy hỏi câu hỏi vô tích sự đến thế: Ông bỏ dép ở đâu?
Toàn bộ cái siêu hình của đệ tử phải đã tan tành, và người đó
phải đã nghĩ: Kiểu người gì thế này...? Ta đang đây này, sẵn
sàng, sôi đầy các câu trả lời. Mọi kiểu câu hỏi thầy đưa ra ta
sẽ trả lời. Ngay cả những câu hỏi mà Phật còn chưa trả lời ta
sẽ trả lời. Ta thông làu mọi sách vở, mọi kinh sách. Ta đã
đọc mọi thứ; đã nghiền ngẫm và thuộc làu mọi kinh cú.
Người đó đã sẵn sàng thế mà người kia lại hỏi về đôi
dép! Nhưng quả thực thầy hỏi một câu hỏi không thể trả lời
được, bởi vì bạn không thể sẵn sàng cho nó từ trước. Điều đó
hoàn toàn không dự đoán được. Đệ tử cảm thấy lưỡng lự, và
lưỡng lự là câu trả lời. Lưỡng lự nói lên mọi điều về đệ tử
này; người đó vẫn không nhận biết, nếu không thì không thể
có lưỡng lự. Bạn hành động. Người đó sẽ phải làm điều gì đó
nếu người đó tỉnh táo. Người đó đáng phải đáp ứng theo cách
toàn bộ, nhưng người đó trở nên phải suy nghĩ, giải đố...
lưỡng lự, lẫn lộn.
Câu chuyện thật hay. Khi lần đầu tiên thiền được phương
Tây biết tới người ta không thể tin vào điều các bậc thầy này
làm và hỏi - toàn hỏi về những điều ngớ ngẩn. Bạn hỏi thầy
một câu hỏi và thầy đáp ứng. Không thầy thiền sư nào sẽ cho
bạn câu trả lời, ông ấy sẽ đáp ứng.
Một người tìm kiếm, một người tìm kiếm triết học dĩ
nhiên, đến gặp một bậc thầy thiền sư, Bokuju, và hỏi: Con
đường là gì?
Bokuju nhìn ra mấy quả núi gần đó và nói: Núi rất đẹp.
Dường như ngớ ngẩn! Ông ấy hỏi: Con đường là gì? còn
Bokuju lại nói: Núi đẹp. Thất vọng, người tìm kiếm bỏ đi
ngay lập tức. Thế rồi Bokuju mới cười phá lên.
Một đệ tử nói: Thưa thầy, người đấy chắc phải coi thầy
là điên.
Bokuju nói: Một trong chúng ta chắc chắn là điên. Hoặc
là ông ta điên... bởi vì ông không thể hỏi về con đường được,
ông phải đi qua nó. Qua hành trình, con đường mới được
khám phá. Nó không sẵn có đó, làm sẵn, cho nên ta không
thể nói nó ở đâu được. Nó không giống như đường cái quan,
làm sẵn, đang đợi ông: Đến và đi! Không có con đường nào
giống thế, nếu không mọi người đã đạt tới từ lâu rồi. Nếu
con đường mà được làm sẵn, mọi người đều đã đi qua được
nó hết. Con đường được tạo ra qua cuộc hành trình của ông,
nó không có đấy chờ đợi ông. Khoảnh khắc ông bắt đầu hành
trình, nó được tạo ra. Nó xuất phát từ ông tựa như mạng
nhện. Nó đến qua ông. Ông tạo ra nó, thế rồi ông du hành
qua nó. Khi ông du hành qua nó ông lại tạo ra thêm về nó.
Và nhớ, con đường biến mất cùng ông. Không người nào
khác có thể đi trên con đường đó; nó không thể được vay
mượn. 

Cho nên thầy mới nói: Nó không thể nào được hỏi, chỉ
người ngu mới hỏi những câu hỏi như vậy, Con đường là gì?
Ông là con đường!
Thế rồi đệ tử này nói: Con hiểu điều đó, nhưng tại sao
thầy lại nói về núi?
Thầy nói: Thầy phải nói về núi bởi vì chừng nào ông
chưa đi qua núi, không có con đường nào được tìm ra. Con
đường ở bên kia ngọn núi, và núi đẹp đến mức không ai
muốn đi qua chúng. Chúng duyên dáng, quyến rũ đến độ mọi
người đều bị lạc trong núi - còn con đường tồn tại bên kia.
Thầy đáp ứng. Thầy đụng tới sự cần thiết thực sự của
bạn. Thầy không lo nghĩ về câu hỏi của bạn. Câu hỏi của bạn
có thể có liên quan hay không có liên quan - nhưng bạn bao
giờ cũng có liên quan. Thầy nhìn vào bạn. Thầy đụng vào
bạn. Nhưng người trí thức bao giờ cũng bỏ lỡ kiểu câu trả lời
đó.

HÃY TÌM LẠI CHÍNH MÌNH BẰNG SỰ THỨC TÌNH MỤC ĐÍCH SỐNG

Nhân loại đã thực sự sẵn sàng cho một quá trình chuyển biến nhận thức , một quá trình nở hoa sâu sắc và triệt để của tâm thức đến độ , so với quá trình này thì việc cây cỏ nở hoa 114 triệu năm trước đây , dù cho đẹp đến mấy thì đấy cũng chỉ là sự phản ánh nhạt nhòa ? Liệu con người có thể từ bỏ tầng tầng lớp lớp những cách nghĩ bị bó buộc cũ và trở nên giống như những tinh thể pha lê trong suốt để ánh sang nhận thức xuyên qua dễ dàng ?

Liệu con người có thể thoát ra khỏi trường hấp dẫn của chủ nghĩa vật chất , thoát ra khỏi tình trạng tự đồng nhất mình với hình tướng ?

Khả năng chuyển hóa này cũng là thông điệp chính của những giáo lý sâu sắc để khai thị cho con người .Những người phát đi thông điệp này – như Đức Phật , chúa Jesus và nhiều người khác – là những bông hoa đầu tiên của nhân loại . Họ là những vị Thầy tiên phong , rất hiếm hoi và quý giá vô cùng . Tuy vậy , một sự chuyển hóa rộng khắp chưa thể xảy ra vào thời điểm đó được , nên thông điệp của họ bị bóp méo đi rất nhiều . Ngoại trừ ở một số ít người , tâm thức của con người thời ấy nói chung chưa được chuyển hóa nhiều

Bây giờ thì nhân loại đã sẵn sàng để chuyển hóa chưa ? tại sao lúc này mới thật là thời cơ ? Ban có thể làm gì để thúc đẩy quá trình chuyển hóa nội tại này ? Đặc điểm của nhận thức cũ đầy tính bản ngã là gì và đâu là dấu hiệu của một tâm thức mới đang trổi dậy ?

Những câu hỏi này và một số câu hỏi khác sẽ được đề cập trong cuốn sách này . Quan trọng hơn , quyển sách cũng chính là một công cụ có tính chuyển hóa , xuất phát từ một nhận thức mới đầy tính nổi dậy . Những ý tưởng và khái niệm ở đây tuy quan trọng , nhưng đó cũng là thứ yếu . Chính những tấm bảng chỉ đường giúp bảng chỉ đường giúp bạn đi đến trạng thái thức tỉnh . Trong lúc đọc quyển sách này , một sự chuyển hóa sẽ xảy ra trong bạn

Mục đích chính của quyển sách không phải là để cung cấp thêm thông tin hay những niềm tin mù quáng cho trí năng của bạn , hay cố thuyết phục bạn về một điều gì đó , mà nó mang đến cho bạn một sự chuyển hóa trong nhận thức , tức là thức tỉnh bạn ra khỏi những dòng suy nghĩ miên man ở trong đầu

Nếu được như vậy thì bạn sẽ không chỉ thấy cuốn sách này là “thú vị” . Vì “thú vị” có nghĩa là bạn còn đứng ở bên ngoài , tìm vui với những ý nghĩ , và khái niệm ở trong đầu bạn để tu duy rằng mình đồng ý hay không đồng ý với cuốn sách .

Vì cuốn sách này được viết cho bạn , do đó cuốn sách hoặc rất vô nghĩa đối với bạn , hoặc nó làm cho nhận thức của bạn có sự thay đổi lớn . Tuy nhiên cuốn sách này chỉ có thể thức tỉnh những người đã sẵn sang để tỉnh thức

Tuy nhiên khi có một người vừa tỉnh thức thì biến cố này sẽ tạo nên một quán tính trong tâm thức của tập thể , giúp cho sự tỉnh thức xảy ra dễ dàng hơn ở những người khác . Nếu trong lúc này bạn chưa rõ tỉnh thức nghĩa là gì , thì bạn cũng không cần bận tâm nhiều vể nghĩa của từ ấy , hãy cứ tiếp tục đọc và trong bạn có sự tỉnh thức , thì bạn sẽ hiểu “ tỉnh thức “ có nghĩa là gì

Quá trình tỉnh thức một khi đã bắt đầu ở trong bạn rồi thì không thể đảo ngược lại ; và để cho quá trình này được bắt đầu ,bạn chỉ cần trải qua trạng thái thức tỉnh – dù chỉ tong môt thoáng chốc

Đối với một số người thì một thoáng chốc của trạng thái thức tỉnh đó sẽ xảy đến khi họ đọc cuốn sách này . Còn đối với những người khác thì cuốn sách sẽ giúp họ nhận ra rằng quá trình tỉnh thức đã xảy ra ở trong họ rồi , nhưng bây giờ họ mới nhận ra .

Ở một số người thì quá trình tỉnh thức chỉ xảy ra khi họ gặp phải những mất mát hay khổ đau lớn

Trong khi ở những người khác , là khi họ tiếp xúc với những bậc Thầy hay những giáo lý về tâm linh , hay do đọc cuốn “ Sức mạnh của Hiện tại “ hay những cuốn sách có giá trị tâm linh sống động khác . Hoặc có thể là sự tổng hợp của tất cả những điều ấy . Tuy nhiên , một khi sự thức tỉnh đã bắt đầu ở trong bạn thì cuốn sách này sẽ giúp cho bạn đẩy nhanh và gia tăng cường độ tỉnh thức

Điều căn bản nhất của quá trình thức tỉnh là :

Nhận ra sự mê mờ đang tồn tại trong bạn

Nhận diện bản ngã của bạn khi nó đang nói , đang nghĩ , đang làm một việc nào đó

Nhận ra thói quen suy nghĩ đầy tính băng hoại trong tâm thức của tập thể đang thẩm thấu vào mọi khía cạnh của đời sống , kéo dài thêm tình trạng chưa thức tỉnh

Đó là lý do tôi viết quyển sách này : để nêu lên những khía cạnh chính của bản ngã và cách bản ngã hoạt động trong bạn cũng như trong tâm thức tập thể . Điều này có ý nghĩa quan trọng , vì hai lý do chính .

Trước hết , nếu bạn không nhận ra được những cơ cấu hoạt động của bản ngã , bạn sẽ không nhận diện được nó , và sẽ nhầm lẫn mà liên tục tự đồng hóa mình với bản ngã , tức là vô tình bạn để cho bản ngã chứ ngự lấy bạn , mạo danh là bạn

Thứ hai , tự than việc nhận diện bản ngã ở trong bạn chính là một trong những phương cách giúp cho sự tỉnh thức ở trong bạn được diễn ra . Khi bạn nhận ra sự mê lầm của mình , thì cái làm cho sự nhận biết ấy có thể diễn ra chính là thứ nhận thức mới đang trỗi dậy , đó cũng chính là tỉnh thức .

như ta không thể đấu tranh lại bong tối , hay chống đối lại sự mê mờ . Điều mà ta cần làm là mang ánh sáng của nhận thức vào những nơi tối tăm này

Và bạn chính là Ánh sang đó

Bài đăng phổ biến