Thông điệp yêu thương từ MẶT TRỜI TÂM THỨC

CÁC BẬC THẦY CHỨNG NGỘ CỦA THẾ KỶ 20 -21

XỨ SỞ GIÂY PHÚT HIỆN TẠI

XỨ SỞ GIÂY PHÚT HIỆN TẠI

Quảng cáo online

Chữ chạy

Chào mừng bạn đến với blog MẶT TRỜI TÂM THỨC Email : mattroitamthuc@yahoo.com - Phone 0903070348

Quảng cáo thay đổi

Truyện cười

CHÀO MỪNG CÁC BẠN ĐANG ĐẾN VỚI PHÚT GIÂY HIỆN TẠI

Giây phút hiện tại

Sống trong giây phút hiện tại là một phép lạ. Phép lạ không phải là để đi trên mặt nước.
Phép lạ là đi trên trên hành tinh xanh xinh đẹp này trong trong giây phút hiện tại, biết trân quý sự bình an và vẻ đẹp có sẵn ngay bây giờ.

Thứ Năm, 15 tháng 12, 2011

Lương tâm - hối hận

Đạo đức nói rằng ý nghĩ và hành động của bạn phải là một - nhưng bạn sẽ thấy chẳng mấy người có ý nghĩ và hành động là một đâu. Không có cách thức khoa học để kiểm tra điều đó, bằng không thì chúng ta đã thấy rằng ngay cả những người chúng ta nghĩ là lương thiện, cũng không lương thiện. Nếu một người thực sự lương thiện và người đó nghe theo lương tâm xã hội của mình, người đó sẽ phát điên. Nếu người đó không phát điên, đấy chỉ là vì người đó đang xoay xở tìm lối ra đâu đó. Người đó phải có lối cửa sau nào đó trong cuộc sống của mình qua đó người đó có thể thoát ra và xả ra chứng điên của mình.

Lương tâm xã hội này không phải là lương tâm được ngụ ý trong lời kinh này. Đây là điều thứ nhất. Lương tâm mà lời kinh này nói tới là cái còn lại khi bạn nhìn vào bên trong bản thân mình sau khi bạn đã gạt lương tâm xã hội sang bên. Bạn loại bỏ tất cả các tầng mà xã hội trao cho, bạn gạt xã hội sang bên theo mọi cách. Bạn gạt tất cả mọi điều xã hội đã áp đặt lên bạn, bó buộc lên bạn, tất cả mọi ước định nó đã tạo ra trong bạn để cho thậm chí không có cái bóng nào của chúng rơi lên bạn, và thế rồi nếu bạn nhìn vào bên tron bản thân mình, bạn đi tới biết lương tâm thuộc vào bạn - theo cùng cách mà mắt bạn, tim bạn và não bạn thuộc vào bạn.

Lương tâm này là phần bản chất của cuộc sống của bạn. Một khi sự thuần khiết của nó đi vào sự chú ý của bạn và bạn đã phát hiện ra nghệ thuật lắng nghe nó, thế thì sẽ không có khác biệt gì giữa ý nghĩ và hành động trong cuộc sống của bạn. Thế thì người ta sẽ không bao giờ nói, “Tôi cảm thấy điều này đúng nhưng tôi lại làm cái gì đó khác.” Thế thì người đó sẽ chỉ làm điều người đó cảm thấy là đúng.

Socrates đã nói rằng hiểu biết là hành động: ông ấy nói về hiểu biết tới từ lương tâm đúng. Thế thì sẽ không có sự khác biệt giữa hiểu biết của bạn và việc làm của bạn. Và nếu có, hãy biết rõ rằng lương tâm bạn đang nói tới đó không phải của riêng bạn đâu. Kinh nghiệm về lương tâm bên trong đích thực là giống như kinh nghiệm bạn có về việc bỏng lửa; bạn không cho tay vào trong lửa bởi vì bạn biết rằng nó gây bỏng. Bạn không bao giờ nói, “Tôi biết rằng lửa gây bỏng, nhưng tôi bất lực - tôi vẫn cho tay vào lửa.” Người tuân theo tiếng nói của lương tâm riêng của mình là theo hệt cách mà một người muốn rời bỏ toà nhà bước qua cửa. Người đó không bao giờ nói, “Tôi biết chỗ có cửa, nhưng tôi bất lực. Chính điểm yếu của tôi là tôi vẫn cố gắng bước qua tường và làm vỡ sọ mình - nhưng tôi biết chỗ có cửa.” Không, con người của lương tâm đích thực không bao giờ có thể nói, “Tôi biết cái gì là đúng, nhưng tôi vẫn cứ làm điều sai.”

Trong trạng thái này của lương tâm đích thực, hiểu biết và hiện hữu, hiểu biết và hành động, là đồng nghĩa. Thế thì người ta không nói, rằng người đó biết giận dữ là xấu, nhưng “Phải làm gì? - nó cứ tới,” hay rằng người đó biết rằng chửi thề và nguyền rủa là xấu và sau đó người đó hối hận về điều đó nhưng, “Phải làm gì? - nó cứ xảy ra.” Hãy nhớ, trạng thái này của tâm trí là chỉ báo rằng hành động của bạn đang tới từ một chỗ còn hiểu biết của bạn đã không đạt tới chiều sâu của bạn.

Lương tâm hời hợt của bạn được xã hội dạy cho bạn. Nếu xã hội đã dạy bạn rằng giận dữ là xấu, thế thì bạn biết rằng giận dữ là xấu. Nhưng cá tính của bạn còn sâu hơn điều này: nó nổi giận và bạn cảm thấy bất lực về nó, bạn không có kiểm soát nào trên nó. Vâng, bạn có thể làm một điều mà mọi người với lương tâm giả phải thường xuyên làm, và đó là hối hận. Trước hết bạn sẽ giận dữ, và thế rồi bạn sẽ hối hận.

Và điều đáng quan tâm là ở chỗ dù bạn có hối hận nhiều thế nào, nó sẽ không làm biến đổi hành động của bạn. Ban ngày bạn giận dữ, ban tối bạn hối hận, sáng mai bạn sẽ lại trở nên giận dữ và đến tối bạn sẽ lại hối hận. Hối hận chỉ trở thành một phần tích hợp của giận dữ của bạn.
Nói chung, chúng ta nghĩ rằng một người hối hận là người tốt: “Ít nhất con người đáng thương này đã lấy làm tiếc là mình đã giận dữ. Chẳng bao giờ để ý rằng hôm nay người đó đã giận dữ và thế rồi người đó đã hối hận. Dần dần khi hiểu biết của người đó lớn lên qua việc hối hận, giận dữ của người đó sẽ dừng lại.” Nhưng thực tế lại chính là điều đối lập lại: người đó không hối hận bởi vì điều đó sẽ dừng người đó khỏi giận dữ, người đó hối hận bởi vì bản ngã của người đó cảm thấy đau là người đó đã giận dữ. Người đó xoá đi cảm giác đau bằng việc hối hận và thế rồi lại đứng trên cùng mảnh đất nơi người đó đã đứng trước khi người đó giận. Bây giờ người đó sẵn sàng giận dữ lần nữa.

Bạn cho rằng bạn là người tốt - và mọi người đều nghĩ theo cách này - bạn cho rằng bạn không bao giơ nổi giận, và nếu thỉnh thoảng bạn quả có nổi giận, đấy chỉ bởi vì người khác đang tạo ra sự khêu gợi cực đoan thế về nó. Bằng không thì điều đó đã là không thể được. Hay bạn nói bạn nổi giận để giúp cho người khác. Theo cách này, bạn tạo ra vô hạn điều hợp lí hoá để tự an ủi mình. Thế rồi, nếu sau rốt, bạn nổi giận, điều đó gây đau đớn. Bản ngã của bạn bị thu lại chẳng còn gì trong con mắt riêng của bạn. Bản ngã cảm thấy, “Điều gì đã xảy ra cho người tốt này? Điều đó có nghĩa là mình không phải là người tốt sao? Mình đã nổi giận rồi. Bây giờ cách duy nhất để sửa chữa hình ảnh tan nát của mình là hối hận. Cho nên bây giờ mình hối hận! Điều mình đã làm sai, nó thật tồi tệ. Mình không nên làm điều đó. Nó chỉ xảy ra. Nó là điều không thể quan niệm nổi, nhưng nó đã xảy ra. Nó đã mang định mệnh theo cách này, nó đã là số phận: mình trở nên vô ý thức, mình mất mọi lí trí. Tình huống đã gây ra nó.” Bạn tìm ra cả nghìn lẻ một cớ để hối hận và thú nhận rằng bạn đã làm điều gì đó sai.

Bạn có hiểu điều này nghĩa là gì không? Nó nghĩa là bạn nghĩ, “Thực tế, mình là người tốt chứ. Một điều xấu đã xảy ra, nhưng mình không phải là người xấu. Có sự khác biệt lớn giữa hành động xấu và là người xấu. Một cái lá có thể đã héo trên cây, nhưng điều đó không có nghĩa là toàn thể cái cây bị khô héo. Mình vẫn là người tốt. Một trong hàng triệu hành động có thể xấu, nhưng điều đó chẳng làm cho mình sai hay xấu.” Bằng việc hối hận, bạn ném đi một chiếc lá khô và cái cây lại vẫn xanh rờn. Bạn lại lắng động vào trong ý tưởng rằng, “Mình là người tốt. Một hành động xấu không làm cho mình xấu đâu. Ai mà chẳng phạm sai lầm? Hơn nữa, mình đã cảm thấy tiếc về nó rồi. Người xấu có bao giờ cảm thấy tiếc đâu? Mình thậm chí còn có thể cầu xin sự tha thứ.” Nhưng từ tất cả những điều này, điều bạn đang làm là cố gắng trở lại đích xác cùng trạng thái mà bạn đã có trước hành động giận dữ. Khoảnh khắc bạn trở lại điều đó, bạn lại ở cùng điểm mà từ đó bạn có thể giận dữ. Bạn sẽ lại giận nữa.

Hiện tượng mà bạn gọi là lương tâm chỉ đưa bạn vào trong kìm nén, mặc cảm, đạo đức giả. Nhưng nó có ích cho xã hội bởi vì thế thì xã hội có thể có loại kiểm soát nào đó lên bạn.
Đạo đức nói rằng ý nghĩ và hành động của bạn phải là một - nhưng bạn sẽ thấy chẳng mấy người có ý nghĩ và hành động là một đâu. Không có cách thức khoa học để kiểm tra điều đó, bằng không thì chúng ta đã thấy rằng ngay cả những người chúng ta nghĩ là lương thiện, cũng không lương thiện. Nếu một người thực sự lương thiện và người đó nghe theo lương tâm xã hội của mình, người đó sẽ phát điên. Nếu người đó không phát điên, đấy chỉ là vì người đó đang xoay xở tìm lối ra đâu đó. Người đó phải có lối cửa sau nào đó trong cuộc sống của mình qua đó người đó có thể thoát ra và xả ra chứng điên của mình.

Lương tâm xã hội này không phải là lương tâm được ngụ ý trong lời kinh này. Đây là điều thứ nhất. Lương tâm mà lời kinh này nói tới là cái còn lại khi bạn nhìn vào bên trong bản thân mình sau khi bạn đã gạt lương tâm xã hội sang bên. Bạn loại bỏ tất cả các tầng mà xã hội trao cho, bạn gạt xã hội sang bên theo mọi cách. Bạn gạt tất cả mọi điều xã hội đã áp đặt lên bạn, bó buộc lên bạn, tất cả mọi ước định nó đã tạo ra trong bạn để cho thậm chí không có cái bóng nào của chúng rơi lên bạn, và thế rồi nếu bạn nhìn vào bên tron bản thân mình, bạn đi tới biết lương tâm thuộc vào bạn - theo cùng cách mà mắt bạn, tim bạn và não bạn thuộc vào bạn.

Lương tâm này là phần bản chất của cuộc sống của bạn. Một khi sự thuần khiết của nó đi vào sự chú ý của bạn và bạn đã phát hiện ra nghệ thuật lắng nghe nó, thế thì sẽ không có khác biệt gì giữa ý nghĩ và hành động trong cuộc sống của bạn. Thế thì người ta sẽ không bao giờ nói, “Tôi cảm thấy điều này đúng nhưng tôi lại làm cái gì đó khác.” Thế thì người đó sẽ chỉ làm điều người đó cảm thấy là đúng.

Socrates đã nói rằng hiểu biết là hành động: ông ấy nói về hiểu biết tới từ lương tâm đúng. Thế thì sẽ không có sự khác biệt giữa hiểu biết của bạn và việc làm của bạn. Và nếu có, hãy biết rõ rằng lương tâm bạn đang nói tới đó không phải của riêng bạn đâu. Kinh nghiệm về lương tâm bên trong đích thực là giống như kinh nghiệm bạn có về việc bỏng lửa; bạn không cho tay vào trong lửa bởi vì bạn biết rằng nó gây bỏng. Bạn không bao giờ nói, “Tôi biết rằng lửa gây bỏng, nhưng tôi bất lực - tôi vẫn cho tay vào lửa.” Người tuân theo tiếng nói của lương tâm riêng của mình là theo hệt cách mà một người muốn rời bỏ toà nhà bước qua cửa. Người đó không bao giờ nói, “Tôi biết chỗ có cửa, nhưng tôi bất lực. Chính điểm yếu của tôi là tôi vẫn cố gắng bước qua tường và làm vỡ sọ mình - nhưng tôi biết chỗ có cửa.” Không, con người của lương tâm đích thực không bao giờ có thể nói, “Tôi biết cái gì là đúng, nhưng tôi vẫn cứ làm điều sai.”

Trong trạng thái này của lương tâm đích thực, hiểu biết và hiện hữu, hiểu biết và hành động, là đồng nghĩa. Thế thì người ta không nói, rằng người đó biết giận dữ là xấu, nhưng “Phải làm gì? - nó cứ tới,” hay rằng người đó biết rằng chửi thề và nguyền rủa là xấu và sau đó người đó hối hận về điều đó nhưng, “Phải làm gì? - nó cứ xảy ra.” Hãy nhớ, trạng thái này của tâm trí là chỉ báo rằng hành động của bạn đang tới từ một chỗ còn hiểu biết của bạn đã không đạt tới chiều sâu của bạn.

Lương tâm hời hợt của bạn được xã hội dạy cho bạn. Nếu xã hội đã dạy bạn rằng giận dữ là xấu, thế thì bạn biết rằng giận dữ là xấu. Nhưng cá tính của bạn còn sâu hơn điều này: nó nổi giận và bạn cảm thấy bất lực về nó, bạn không có kiểm soát nào trên nó. Vâng, bạn có thể làm một điều mà mọi người với lương tâm giả phải thường xuyên làm, và đó là hối hận. Trước hết bạn sẽ giận dữ, và thế rồi bạn sẽ hối hận.

Và điều đáng quan tâm là ở chỗ dù bạn có hối hận nhiều thế nào, nó sẽ không làm biến đổi hành động của bạn. Ban ngày bạn giận dữ, ban tối bạn hối hận, sáng mai bạn sẽ lại trở nên giận dữ và đến tối bạn sẽ lại hối hận. Hối hận chỉ trở thành một phần tích hợp của giận dữ của bạn.
Nói chung, chúng ta nghĩ rằng một người hối hận là người tốt: “Ít nhất con người đáng thương này đã lấy làm tiếc là mình đã giận dữ. Chẳng bao giờ để ý rằng hôm nay người đó đã giận dữ và thế rồi người đó đã hối hận. Dần dần khi hiểu biết của người đó lớn lên qua việc hối hận, giận dữ của người đó sẽ dừng lại.” Nhưng thực tế lại chính là điều đối lập lại: người đó không hối hận bởi vì điều đó sẽ dừng người đó khỏi giận dữ, người đó hối hận bởi vì bản ngã của người đó cảm thấy đau là người đó đã giận dữ. Người đó xoá đi cảm giác đau bằng việc hối hận và thế rồi lại đứng trên cùng mảnh đất nơi người đó đã đứng trước khi người đó giận. Bây giờ người đó sẵn sàng giận dữ lần nữa.

Bạn cho rằng bạn là người tốt - và mọi người đều nghĩ theo cách này - bạn cho rằng bạn không bao giơ nổi giận, và nếu thỉnh thoảng bạn quả có nổi giận, đấy chỉ bởi vì người khác đang tạo ra sự khêu gợi cực đoan thế về nó. Bằng không thì điều đó đã là không thể được. Hay bạn nói bạn nổi giận để giúp cho người khác. Theo cách này, bạn tạo ra vô hạn điều hợp lí hoá để tự an ủi mình. Thế rồi, nếu sau rốt, bạn nổi giận, điều đó gây đau đớn. Bản ngã của bạn bị thu lại chẳng còn gì trong con mắt riêng của bạn. Bản ngã cảm thấy, “Điều gì đã xảy ra cho người tốt này? Điều đó có nghĩa là mình không phải là người tốt sao? Mình đã nổi giận rồi. Bây giờ cách duy nhất để sửa chữa hình ảnh tan nát của mình là hối hận. Cho nên bây giờ mình hối hận! Điều mình đã làm sai, nó thật tồi tệ. Mình không nên làm điều đó. Nó chỉ xảy ra. Nó là điều không thể quan niệm nổi, nhưng nó đã xảy ra. Nó đã mang định mệnh theo cách này, nó đã là số phận: mình trở nên vô ý thức, mình mất mọi lí trí. Tình huống đã gây ra nó.” Bạn tìm ra cả nghìn lẻ một cớ để hối hận và thú nhận rằng bạn đã làm điều gì đó sai.

Bạn có hiểu điều này nghĩa là gì không? Nó nghĩa là bạn nghĩ, “Thực tế, mình là người tốt chứ. Một điều xấu đã xảy ra, nhưng mình không phải là người xấu. Có sự khác biệt lớn giữa hành động xấu và là người xấu. Một cái lá có thể đã héo trên cây, nhưng điều đó không có nghĩa là toàn thể cái cây bị khô héo. Mình vẫn là người tốt. Một trong hàng triệu hành động có thể xấu, nhưng điều đó chẳng làm cho mình sai hay xấu.” Bằng việc hối hận, bạn ném đi một chiếc lá khô và cái cây lại vẫn xanh rờn. Bạn lại lắng động vào trong ý tưởng rằng, “Mình là người tốt. Một hành động xấu không làm cho mình xấu đâu. Ai mà chẳng phạm sai lầm? Hơn nữa, mình đã cảm thấy tiếc về nó rồi. Người xấu có bao giờ cảm thấy tiếc đâu? Mình thậm chí còn có thể cầu xin sự tha thứ.” Nhưng từ tất cả những điều này, điều bạn đang làm là cố gắng trở lại đích xác cùng trạng thái mà bạn đã có trước hành động giận dữ. Khoảnh khắc bạn trở lại điều đó, bạn lại ở cùng điểm mà từ đó bạn có thể giận dữ. Bạn sẽ lại giận nữa.

Hiện tượng mà bạn gọi là lương tâm chỉ đưa bạn vào trong kìm nén, mặc cảm, đạo đức giả. Nhưng nó có ích cho xã hội bởi vì thế thì xã hội có thể có loại kiểm soát nào đó lên bạn.

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét

HÃY TÌM LẠI CHÍNH MÌNH BẰNG SỰ THỨC TÌNH MỤC ĐÍCH SỐNG

Nhân loại đã thực sự sẵn sàng cho một quá trình chuyển biến nhận thức , một quá trình nở hoa sâu sắc và triệt để của tâm thức đến độ , so với quá trình này thì việc cây cỏ nở hoa 114 triệu năm trước đây , dù cho đẹp đến mấy thì đấy cũng chỉ là sự phản ánh nhạt nhòa ? Liệu con người có thể từ bỏ tầng tầng lớp lớp những cách nghĩ bị bó buộc cũ và trở nên giống như những tinh thể pha lê trong suốt để ánh sang nhận thức xuyên qua dễ dàng ?

Liệu con người có thể thoát ra khỏi trường hấp dẫn của chủ nghĩa vật chất , thoát ra khỏi tình trạng tự đồng nhất mình với hình tướng ?

Khả năng chuyển hóa này cũng là thông điệp chính của những giáo lý sâu sắc để khai thị cho con người .Những người phát đi thông điệp này – như Đức Phật , chúa Jesus và nhiều người khác – là những bông hoa đầu tiên của nhân loại . Họ là những vị Thầy tiên phong , rất hiếm hoi và quý giá vô cùng . Tuy vậy , một sự chuyển hóa rộng khắp chưa thể xảy ra vào thời điểm đó được , nên thông điệp của họ bị bóp méo đi rất nhiều . Ngoại trừ ở một số ít người , tâm thức của con người thời ấy nói chung chưa được chuyển hóa nhiều

Bây giờ thì nhân loại đã sẵn sàng để chuyển hóa chưa ? tại sao lúc này mới thật là thời cơ ? Ban có thể làm gì để thúc đẩy quá trình chuyển hóa nội tại này ? Đặc điểm của nhận thức cũ đầy tính bản ngã là gì và đâu là dấu hiệu của một tâm thức mới đang trổi dậy ?

Những câu hỏi này và một số câu hỏi khác sẽ được đề cập trong cuốn sách này . Quan trọng hơn , quyển sách cũng chính là một công cụ có tính chuyển hóa , xuất phát từ một nhận thức mới đầy tính nổi dậy . Những ý tưởng và khái niệm ở đây tuy quan trọng , nhưng đó cũng là thứ yếu . Chính những tấm bảng chỉ đường giúp bảng chỉ đường giúp bạn đi đến trạng thái thức tỉnh . Trong lúc đọc quyển sách này , một sự chuyển hóa sẽ xảy ra trong bạn

Mục đích chính của quyển sách không phải là để cung cấp thêm thông tin hay những niềm tin mù quáng cho trí năng của bạn , hay cố thuyết phục bạn về một điều gì đó , mà nó mang đến cho bạn một sự chuyển hóa trong nhận thức , tức là thức tỉnh bạn ra khỏi những dòng suy nghĩ miên man ở trong đầu

Nếu được như vậy thì bạn sẽ không chỉ thấy cuốn sách này là “thú vị” . Vì “thú vị” có nghĩa là bạn còn đứng ở bên ngoài , tìm vui với những ý nghĩ , và khái niệm ở trong đầu bạn để tu duy rằng mình đồng ý hay không đồng ý với cuốn sách .

Vì cuốn sách này được viết cho bạn , do đó cuốn sách hoặc rất vô nghĩa đối với bạn , hoặc nó làm cho nhận thức của bạn có sự thay đổi lớn . Tuy nhiên cuốn sách này chỉ có thể thức tỉnh những người đã sẵn sang để tỉnh thức

Tuy nhiên khi có một người vừa tỉnh thức thì biến cố này sẽ tạo nên một quán tính trong tâm thức của tập thể , giúp cho sự tỉnh thức xảy ra dễ dàng hơn ở những người khác . Nếu trong lúc này bạn chưa rõ tỉnh thức nghĩa là gì , thì bạn cũng không cần bận tâm nhiều vể nghĩa của từ ấy , hãy cứ tiếp tục đọc và trong bạn có sự tỉnh thức , thì bạn sẽ hiểu “ tỉnh thức “ có nghĩa là gì

Quá trình tỉnh thức một khi đã bắt đầu ở trong bạn rồi thì không thể đảo ngược lại ; và để cho quá trình này được bắt đầu ,bạn chỉ cần trải qua trạng thái thức tỉnh – dù chỉ tong môt thoáng chốc

Đối với một số người thì một thoáng chốc của trạng thái thức tỉnh đó sẽ xảy đến khi họ đọc cuốn sách này . Còn đối với những người khác thì cuốn sách sẽ giúp họ nhận ra rằng quá trình tỉnh thức đã xảy ra ở trong họ rồi , nhưng bây giờ họ mới nhận ra .

Ở một số người thì quá trình tỉnh thức chỉ xảy ra khi họ gặp phải những mất mát hay khổ đau lớn

Trong khi ở những người khác , là khi họ tiếp xúc với những bậc Thầy hay những giáo lý về tâm linh , hay do đọc cuốn “ Sức mạnh của Hiện tại “ hay những cuốn sách có giá trị tâm linh sống động khác . Hoặc có thể là sự tổng hợp của tất cả những điều ấy . Tuy nhiên , một khi sự thức tỉnh đã bắt đầu ở trong bạn thì cuốn sách này sẽ giúp cho bạn đẩy nhanh và gia tăng cường độ tỉnh thức

Điều căn bản nhất của quá trình thức tỉnh là :

Nhận ra sự mê mờ đang tồn tại trong bạn

Nhận diện bản ngã của bạn khi nó đang nói , đang nghĩ , đang làm một việc nào đó

Nhận ra thói quen suy nghĩ đầy tính băng hoại trong tâm thức của tập thể đang thẩm thấu vào mọi khía cạnh của đời sống , kéo dài thêm tình trạng chưa thức tỉnh

Đó là lý do tôi viết quyển sách này : để nêu lên những khía cạnh chính của bản ngã và cách bản ngã hoạt động trong bạn cũng như trong tâm thức tập thể . Điều này có ý nghĩa quan trọng , vì hai lý do chính .

Trước hết , nếu bạn không nhận ra được những cơ cấu hoạt động của bản ngã , bạn sẽ không nhận diện được nó , và sẽ nhầm lẫn mà liên tục tự đồng hóa mình với bản ngã , tức là vô tình bạn để cho bản ngã chứ ngự lấy bạn , mạo danh là bạn

Thứ hai , tự than việc nhận diện bản ngã ở trong bạn chính là một trong những phương cách giúp cho sự tỉnh thức ở trong bạn được diễn ra . Khi bạn nhận ra sự mê lầm của mình , thì cái làm cho sự nhận biết ấy có thể diễn ra chính là thứ nhận thức mới đang trỗi dậy , đó cũng chính là tỉnh thức .

như ta không thể đấu tranh lại bong tối , hay chống đối lại sự mê mờ . Điều mà ta cần làm là mang ánh sáng của nhận thức vào những nơi tối tăm này

Và bạn chính là Ánh sang đó

Bài đăng phổ biến

Lưu trữ Blog