Thông điệp yêu thương từ MẶT TRỜI TÂM THỨC

CÁC BẬC THẦY CHỨNG NGỘ CỦA THẾ KỶ 20 -21

XỨ SỞ GIÂY PHÚT HIỆN TẠI

XỨ SỞ GIÂY PHÚT HIỆN TẠI

Quảng cáo online

Chữ chạy

Chào mừng bạn đến với blog MẶT TRỜI TÂM THỨC Email : mattroitamthuc@yahoo.com - Phone 0903070348

Quảng cáo thay đổi

Truyện cười

CHÀO MỪNG CÁC BẠN ĐANG ĐẾN VỚI PHÚT GIÂY HIỆN TẠI

Giây phút hiện tại

Sống trong giây phút hiện tại là một phép lạ. Phép lạ không phải là để đi trên mặt nước.
Phép lạ là đi trên trên hành tinh xanh xinh đẹp này trong trong giây phút hiện tại, biết trân quý sự bình an và vẻ đẹp có sẵn ngay bây giờ.

Thứ Sáu, 2 tháng 9, 2011

CỐT LÕI CỦA BẢN NGÃ


CHƯƠNG 3 : CỐT LÕI CỦA BẢN NGÃ

Hầu hết mọi người thường sai lầm khi tự đồng nhất họ một cách hoàn toàn với cái tiếng nói vang vang ở trong đầu họ - đó là dòng suy nghĩ , không thể cưỡng lại được ở trong họ , tạo nên những cảm xúc đi kèm . Ta có thể nói rằng những người đó đã bị khống chế bởi dòng-suy-nghĩ-miên-man , không-có-chủ-đích ở trong họ . Chừng nào mà bạn hoàn toàn chưa nhận thức được điều này , thì bạn còn sai lầm khi cho rằng mình chính  là thói quen suy tư đó . Đây là thói quen suy nghĩ đầy tính chấp ngã ở trong chúng ta . Sở dĩ ta gọi đó là thói quen suy tư mang tính chấp ngã vì tất cả mọi suy nghĩ , ký ức , lập luận , ý kiến , quan điểm , xúc cảm hay phản ứng – xảy ra ở trong đầu ta – đều cho ta một cảm giác về chính mình , về một cái “Tôi” tách biệt với mọi người , với đời sống . Đây là trạng thái vô minh hay mê mờ căn bản của bạn . Vì tất cả những gì trong đầu bạn : ý nghĩ , cảm xúc , cách bạn cư xử ,tư duy… đều bị quy định và ảnh hưởng bởi quá khứ : điều kiện nuôi nấng , văn hóa , hoàn cảnh gia đình …. , mà bạn đã lớn lên . Căn cứ của mọi hoạt động trí năng là những ý nghĩ , cảm xúc , hay cách bạn phản ứng ,… trong khi giao tiếp với người khác , chúng có tính liên tục , lặp đi lặp lại , và bạn thường tự đồng nhất chính mình với những thứ đó . Đó chính là bản ngã của bạn .

(Cái tiếng nói vang vang ở trong đầu họ : Tiếng nói ồn ào , ở trong đầu bạn , luôn chê bai người này , phán xét người kia ,…. , là tiếng nói của bản ngã ở trong bạn. Bạn chỉ cần nhận ra “Ồ , đó chỉ là tiếng nói của bản ngã “ và không cần phải làm theo những thứ gì tiếng ấy nói muốn bạn làm )

Như ta đã biết , trong hầu hết trường hợp , khi bạn nói “Tôi” thì đó là tiếng nói của bản ngã bạn , chứ không phải là bạn đang nói .Đó là những ý niệm và cảm xúc , là một mớ các ký ức mà bạn tự đồng nhất mình . “Tôi và những sự cố đã xảy ra với tôi “ là những vai diễn theo thói quen mà bạn không nhận biết , là những thói quen tự đồng nhất có tính tập thể ở trong bạn như : quốc tịch , tôn giáo , dân tộc , giai cấp , xu hướng chính trị . Nó cũng bao gồm cả sự tự đồng nhất của cá nhân, không những với tài sản , mà còn với những định kiến , ngoại hình , cảm xúc ( như lòng oán hận ) , hoặc những khái niệm rằng mình giỏi hơn hoặc không bằng người khác , mình là một người thành công hay chỉ là một kẻ thất bại.

 Ở mỗi người , những vật sở hữu của bản ngã có thể khác nhau , nhưng cấu trúc của nó thì y như nhau . Nói cách khác , bản ngã chỉ khác nhau ở bề ngoài . Còn bên trong , tất cả bản ngã đều y hệt nhau . Chúng y hệt nhau ở những điểm nào ?

(Những vật sở hữu của bản ngã : những thứ như tài sản , đất đai , danh tiếng , địa vị xã hội , sắc đẹp , ý nghĩ , cảm xúc ,… là những thứ tự thân chúng không thể làm cho bạn khổ . Bạn chỉ khổ khi khái niệm sở hữu phát sinh ở trong đầu bạn và bạn cả tin vào khái niệm này thì tài sản bây giờ trở thành là “tài sản của Tôi” , đất đai trở thành “đất đai của tôi” , địa vị xã hội , sắc đẹp , ý nghĩ , cảm xúc….sẽ trở thành địa vị xã hội , sắc đẹp , ý nghĩ , cảm xúc “của Tôi” . Và từ đó , lo sợ sẽ phát sinh vì những vật ấy có thể mất mát hoặc hư hao )


Đó là bản ngã chỉ sống bằng thói quen tự đồng hóa với những gì xảy ra ở trong bạn và cảm giác cách biệt với đời sống . Khi bạn sống trong một nhân cách do suy tư và cảm xúc của bản ngã tạo ra thì những gì bạn nghĩ “Ồ , tôi là cái này” sẽ rất bấp bênh vì bản chất của mỗi suy nghĩ , cũng như mỗi cảm xúc ở trong bạn là một cái gì đó rất mong manh , chóng tàn . Cho nên mỗi bản ngã đều phải liên tục đấu tranh để sinh tồn , đều cố gắng để tự bảo vệ và bành trướng . Để củng cố cho lối suy nghĩ luôn-có-một-cái-gì-dính-đến-tôi , nó cần lối suy nghĩ đối nghịch lại , tức là khái niệm : “những kẻ khác”. Khái niệm “Tôi” không thể tồn tại được nếu không có khái niệm “những người khác “. Và “những người khác” ở đây hầu hết là những kẻ mà bạn xem như là kẻ thù . Ở đầu bên này của cán cân là những mô thức mê mờ của bản ngã – là những thói quen thích bới long tìm vết , trách cứ , chê bai người khác không thể cưỡng lại được của bản ngã . Chúa Jesus đã đề cập đến vấn đề này khi Ngài nói : “ Tại sao các anh em chỉ toàn thấy các lỗi lầm , dù nhỏ nhặt , trong những người anh , người chị của mình , trong khi các an hem không muốn thấy những lỗi lầm to như núi trong chính các an hem ? “ .

Còn ở đầu bên kia của cán cân là khuynh hướng bạo động giữa người với người hay chiến tranh giữa nước này với nước kia . Trong Kinh Thánh , câu hỏi ấy của Chúa Jesus vẫn chưa được trả lời , nhưng cẩu trả lời hiển nhiên là : Khi ta chỉ trích hay phê phán người khác , thì điều này sẽ làm cho cái “Tôi” nhỏ bé , bản ngã của bạn cảm thấy to lớn , vượt trội hơn người khác .

(  Khi ta chỉ trích hay phê phán người khác : Tức là Ta đang phê phán chính mình . Giả sử nếu người khác phê phán rằng : “Bạn chỉ là một kẻ ích kỷ”. , thì nguyên bản đầy đủ của ý nghĩ ấy của họ là : “ Nếu tôi mà là bạn và tôi hành động như bạn thì tôi quả là một kẻ ích kỷ “. Nhưng toàn bộ câu nói này đã được rút ngắn lại , chỉ còn lại phần cuối : “ Tôi quả là một kẻ ích kỷ “, nhưng chữ “Tôi” để nói về chính họ , đã được người đó phóng chiếu ra bên ngoài và trở thành một điều gì nói về một người khác , nói về “Bạn”, do đó câu nói của họ trở thành : “ Bạn chỉ là một kẻ ích kỷ!”. )

TÍNH THAN PHIỀN VÀ SỰ GHÉT BỎ

Than phiền là một trong những phương cách mà bản ngã thích dùng để tự củng cố chính mình . Mỗi lời than phiền là một câu chuyện nhỏ mà trí óc bạn thêu dệt nên và bạn hoàn toàn cả tin vào sự bịa đặt này . Than phiền dù được nói ra hay không thì vẫn là sự than phiền . Với những người không có nhiều thứ để đồng nhất mình thì chỉ cần có tật hay than phiền thôi cũng là đủ để cho bản ngã của họ sống sót . Khi bạn nằm dưới sự khống chế của bản ngã như thế thì tính ưa than phiền , đặc biệt là than phiền về người khác , đã trở thành một thói quen vô thức ở trong bạn , vì thực ra bạn không biết mình đang  làm như thế . Gán cho người khác một nhãn hiệu nào đó có tính tiêu cực , dù là bạn nói thẳng ra điều này hay bạn chỉ kín đáo chê bai họ với những người khác , hay thậm chí bạn không hề nói ra mà chỉ nghĩ xấu về họ mà thôi , như thế cũng đã là một phần của thói quen này . Nguyền rủa là hình thức thô thiển nhất của thói quen chê bai người khác . Đó là nhu yếu của bản ngã muốn cho rằng là mình đúng , rằng mình hay hơn người khác ; những câu lăng mạ như : “ Đồ khốn kiếp”, “Đồ mất dạy” , …. Và cả những tuyên bố có tính dứt khoát đến độ , dù có muốn phân trần , ta cũng không thể tranh biện gì được .

Ở mức độ thấp hơn của sự mê mờ là quát tháo , gào thét ; và mức độ kế tiếp là khuynh hướng bạo hành , sử dụng vũ lực đối với người khác .

Ghét bỏ là cảm xúc đi kèm với tính hay than phiền , thói quen thích dán nhãn hiệu , chê bai người khác ; đó là một thái độ chỉ làm cho bản ngã ở trong bạn mạnh thêm . Ghét bỏ tức là bạn cảm thấy cay đắng , phẫn nộ hay bị xúc phạm bởi một người nào đó . Bạn thường ghét bỏ tính tham lam của người khác , bạn ghét cái tính thiếu thật thà , thiếu liêm chính của họ ; bạn ghét những gì họ đã làm trong quá khứ , những điều họ nói , những gì họ đã thất hứa , những gì lẽ ra họ không nên làm hay nên làm …. Vì bản ngã ở trong bạn rất thích nhìn thấy những khiếm khuyến này . Thay vì bỏ qua những mê mờ của người khác , bạn lại muốn xem đó là bản chất của họ . Vậy thì cái gì ở trong bạn đã gây ra chuyện này ? Đó chính là sự mê mờ ở trong bạn  , là bản ngã của bạn . Thỉnh thoảng cái “sai” mà bạn nhìn thấy ở người khác thậm chí là điều không hề có thật . Vì đó chỉ là một suy diễn sai lầm , một sự phóng chiếu của thứ lý trí quen nhìn thấy người khác là kẻ thù của mình , để chứng tỏ rằng bạn đúng hay vượt trội hơn người khác . Cũng có lúc , người khác có thể có sai lầm , nhưng khi bạn chú trọng vào những sai lầm đó đến độ bạn không còn nhìn thấy những khía cạnh khác tích cực của họ , lúc đó bạn thường có khuynh hướng phóng đại những lầm lỡ đó một cách không cần thiết . Và khi bạn phản ứng mạnh với những gì tiêu cực mà bạn nhìn thấy ở người khác , tức là vô tình , bạn làm cho những khiếm khuyến ấy ở trong bạn trở nên mạnh hơn .

(Những gì tiêu cực mà bạn nhìn thấy ở người khác : thì đây là một dấu hiệu rất tốt để bạn nhìn lại xem , bạn có đang phản ứng một cách vô thức với những gì tiêu cực tương tự mà bạn đang có ở trong bạn , nhưng bạn chưa ý thức được )

Thực tập để không phản ứng với những cư xử khiếm khuyến , đượm nhiều tính chấp ngã ở người khác , là một trong những phương cách có hiệu quả nhất mà bạn có thể làm . Làm như thế , không những bạn sẽ vượt lên được tính chấp ngã ở trong mình , mà bạn còn giúp hóa giải được tính chấp ngã tập thể của những người chung quanh bạn . Bạn chỉ có thể ở trong trạng thái bất phản kháng khi nào bạn nhận thức rằng một hành vi vô thức của người khác là một hành vi đã xuất phát từ bản ngã của họ ; và đó chỉ là biểu hiện của sự tha hóa tập thể của con người . Khi thấy rằng những hành động đó không phải là một vấn đề đối với riêng cá nhân bạn thì bạn sẽ không có nhu cầu phản ứng lại như trước nữa . Nhờ thái độ bất khả kháng đối với những biểu hiện của bản ngã ở người khác , bạn tạo điều kiện cho sự minh mẫn , sáng suốt trong người khác được thể hiện ra . Ở đây , tâm thức sáng suốt chính là phần nhận thức chưa bị điều kiện hóa , đối nghịch với phần nhận thức đã bị tha hóa . Tất nhiên có lúc bạn phải có những hành động thực tiễn để tự bảo vệ mình khỏi những người quá mê mờ . Điều này bạn có thể thực hiện mà không cần phải biến họ thành kẻ thù của bạn . Hãy biết rằng sự bảo vệ tích cực nhất cho chính bạn chính là sự thúc tỉnh , tức là trạng thái nhận thức sáng suốt ở trong bạn . Khi nào bạn còn cho rằng sự thiếu nhận thức hoặc bản ngã của người khác là một vấn đề cá nhân đối với bạn thì vô tình bạn sẽ biến họ thành kẻ thù của bạn . Bất phản kháng là sự biểu lộ của sức mạnh , chứ không phải của sự yếu đuối . Bất phản kháng như lòng bao dung . Vì lòng bao dung là bỏ qua , là cách nhìn xuyên suốt , vượt lên trên những gì đã xảy ra . Khi bạn có lòng bao dung là bạn biết nhìn xuyên suốt qua bản ngã của người khác để tiếp xúc với sự sáng suốt vốn là bản chất ở trong mỗi con người .

( Không phản ứng với những cư xử khiếm khuyến , đượm nhiều tính chấp ngã ở người khác : Tiếp xúc với một người mà bạn đã từng có quan hệ trong quá khứ có thể tạo nên những phản ứng thù nghịch , hay tiêu cực ở người đó qua thái độ hoặc lời nói khiếm nhã đối với bạn. Điều duy nhất mà bạn có thể làm là không phản ứng với họ qua ý nghĩ , lời nói hay hành động của bạn . Ngay cả khi bạn không trao đổi hay nói năng qua lại gì với người đó , sự im lặng ấy của bạn cũng nằm trong thái độ không phản kháng từ phía bạn vì bạn hiểu rằng đó không phải là bản chất chân thật của họ . Người đó đang phản ứng  , cư xử với bạn từ một chỗ thiếu sáng suốt , vì họ vẩn còn đang cảm thấy bị tổn thương và ám ảnh bởi những gì đã xảy ra trong quá khứ . Cho nên bạn sẽ thấy rằng phản ứng lại với người đó là một điều không cần thiết . Ngạn ngữ phương Tây có câu “ Một cuộc khiêu vũ luôn cần phải có sự tham dự của hai phía “. Nếu người đó muốn tạo thêm xung đột và bi kịch trong giây phút này , nhưng bạn thì sáng suốt và không còn muốn tham dự vào những bi kịch này thì chỉ cần một bên : Bạn không tham dự thì cũng đủ làm cho mọi xung đột chấm dứt . Một, hai hay ba lần tiếp xúc với nhau mà bạn luôn chọn để không phản ứng thì bạn sẽ thấy mọi chuyện tự nhiên êm lắng lại . Bạn đang cải thiện mối quan hệ với người đó mà không cần phải hành động gì cả )

( Tính chấp ngã tập thể : Tính chấp ngã của tập thể có thể được biểu hiện qua niềm tự hào của một quốc gia , chủng tộc , tôn giáo ,…, để lôi kéo những người có nhu yếu đi tìm một tư cách , một bản ngã của mình qua thói quen tự đồng hóa họ với một đoàn thể chống lại một đoàn thể khác . Những người phát xít Đức trong Thế chiến thứ hai là một ví dụ điển hình về tính chấp ngã của tập thể , họ cho rằng chủng tộc của mình – người Đức – là một chủng tộc siêu đẳng , đưa đến nhu cầu muốn tiêu diệt những chủng tộc mà họ cho rằng là thấp kém hơn họ )


Bản ngã thích than phiền và bất mãn , không những đối với người khác mà còn với cả những hoàn cảnh trong đời sống . Những gì bạn đối xử với một con người , bạn cũng có thể đối xử với một hoàn cảnh nào đó : biến người đó hoặc hoàn cảnh đó thành kẻ thù của bạn . Bản ngã luôn luôn muốn ám chỉ rằng : Lẽ ra chuyện này không nên xảy ra , rằng bạn không hề muốn có mặt ở nơi này , rằng bạn không muốn làm những gì bạn cần phải làm , rằng bạn đang bị đối xử quá bất công, …. Và đối với bản ngã thì kẻ thù lớn nhất của nó chính là giây phút hiện tại , tức cũng chính là đời sống .

 (Lẽ ra chuyện này không nên xảy ra , rằng bạn không hề muốn có mặt ở nơi này : Đây là một thái độ chống đối với những gì đang xảy ra ở giây phút hiện tại . Hãy tưởng tượng rằng vì một lý do nào đó , bạn đang bị nhà chúc trách tạm giam giữ . Thay vì chấp nhận rằng “ Ồ , mình đang bị bắt giam “ , và tìm một chỗ trong phòng giam để nghỉ ngơi , …., như những người khác ở trong phòng giam đang làm , thì trái lại , bạn căng thẳng , đi đi lại lại trong phòng giam . Vì bạn đang có thái độ chống đối , rằng chuyện này không nên xảy ra , rằng bạn không hề muốn có mặt ở nơi đây . Thực ra , nên hay không nên thì bạn vẫn đang bị bắt giữ , bạn không thể tranh cãi gì được về hiện thực này và có muốn  ở đây hay không , bạn cũng phải ở đây , ở trong phòng giam đêm nay . Chống đối những gì đang có mặt là thái độ làm cho bạn đớn đau , khổ sở . Khi đã chấp nhận tình trạng , bạn có sự sáng suốt và không gian để làm những gì bạn cần làm ( gọi cho người thân , viết đơn kháng cáo … ) để giúp mình thoát ra khỏi tình trạng )

(Đối với bản ngã thì kẻ thù lớn nhất của nó chính là giây phút hiện tại , tức cũng chính là đời sống : Đời sống của bạn luôn luôn xảy ra trong giây phút hiện tại , và giây phút này là thứ duy nhất mà bạn sở hữu , và làm những gì bạn cần làm . Bạn đang ở sở làm ? Có những công việc bạn đang cần làm nhưng bạn không cảm thấy hứng thú gì trong công việc mình đang làm ? Nhưng công việc này có phải đang giúp bạn nuôi sống bản thân và gia đình bạn ? Chỉ cần bạn tôn trọng và chú tâm đến mổi công việc thì bạn sẽ cảm thấy rất dễ chịu và thú vị khi làm những công việc này . Do đó chống lại giây phút hiện tại , tức là chống lại chính đời sống ) 

Đừng nhầm lẫn thái độ than vãn của bạn với việc cho người khác biết là họ đã thiếu sót cốt chỉ giúp họ sửa sai , và thái độ không than vãn không nhất thiết có nghĩa là bạn phải nhận chịu một thái độ khiếm nhã hay một việc tệ hại mà người khác mang đến cho bạn . Nếu bạn bảo người hầu bàn bát canh mà người đó vừa mang ra cho bạn đã quá nguội lạnh , bạn nhờ họ hâm nóng lại một chút cho bạn thì đây không phải là thái độ của bản ngã , vì bạn chỉ nói lên một sự thật khách quan – bát canh đã nguội lạnh ; và bạn chỉ đưa ra sự kiện một cách khách quan thì điều đó luôn luôn có tính trung hòa , nghĩa là không nhắm đến chuyện ai đúng , ai sai . Ngược lại , nếu bạn bảo : “Tại sao anh dám mang cho tôi một bát canh nguội ngắc như thế này !” thì đó chính là một thái độ than vãn . Vì ở đây có một cái “Tôi” đang cảm thấy rằng nó bị xúc phạm vì bát canh nguội và cái “Tôi” ấy sẽ không dễ dàng gì bỏ qua chuyện này . Một cái “Tôi” rất thích chỉ ra rằng người khác đã làm điều gì đó sai . Thái độ than phiền mà chúng ta nói ở đây là chỉ nhằm phục vụ cho bản ngã chứ không phải để mang lại một sự thay đổi tích cực . Nhiều lúc , rõ rang bản ngã của bạn thực sự không muốn có một sự thay đổi nào cả , để nhờ đó mà nó có dịp tiếp tục than vãn .

(Nhiều lúc , rõ rang bản ngã của bạn thực sự không muốn có một sự thay đổi nào cả , để nhờ đó mà nó có dịp tiếp tục than vãn : Giả dụ bạn có một cô bạn đang có vấn đề với chuyện thiếu tự tin , làm chuyện gì cũng luôn chạy đến hỏi bạn. Còn bạn lại vừa thích làm cố vấn cho cô ấy , vừa đồng thời lại thích than vãn với người khác rằng :” Cô ấy thực ra không có một chút tự tin nào cho chính mình , một chuyện cỏn con gì cũng không biết giải quyết , phải luôn chạy đến hỏi “Tôi” “. Một hôm , cô bạn ấy khoe với bạn rằng cô ta bây giờ đang thực tập Thiền vì muốn vượt qua vấn đề thiếu tự tin của cô. Bạn nghe tin vui nhưng trong lòng lại không cảm thấy mừng rỡ như lẻ ra phải có , rằng : “bạn mình đang làm một điều hay , có thể giúp ích cho cô ấy . “. Vì biết đâu , nếu cô bạn thực sự thay đổi thì bạn sẽ không còn được cô ấy tìm đến để tham vấn nữa và quan trọng hơn là bạn không còn cớ để than phiền về vấn đề thiếu tự tin của cô ta )


Hãy để ý xem bạn có thể nắm bắt , tức là nhận ra tiếng nói luôn vang vang ở trong đầu bạn , ngay giây phút tiếng nói ồn ào ấy đang than phiền về một chuyện nào đó ? Bạn hãy nhận thức rằng đó là tiếng nói của bản ngã ở trong bạn , đó là một khuôn mẫu bó buộc của thói quen say tư không thể cưỡng lại ở trong bạn ; rằng đó chỉ là một ý nghĩ đang xảy ra ở trong bạn , thế thôi . Bất cứ lúc nào mà bạn nghe tiếng nói vang vang đó ở trong đầu , bạn sẽ nhận thức rằng bạn không phải là tiếng nói đó vì bạn chính là phần nhận ra tiếng nói đó . Thực vậy , bạn chính  là ý thức , cái đang nhận ra tiếng nói đó của bản ngã ở trong bạn . Vì ở đằng sau hậu trường của tâm thức bạn có một sự nhận biết . Còn ở đằng trước là tiếng nói ồn ào của bản ngã , là cái phần hay suy tư , lo lắng ở trong bạn.

( Một khuôn mẫu bó buộc : Ví dụ , bạn là một người khá thành đạt , quen quyết định mọi việc từ trước đến giờ . Khi bước vào một quan hệ luyến ái thì bạn vẫn theo thói quen cư xử đó và cho rằng lối cư xử đó không có gì sai trái , vì nó đã từng giúp bạn thành công trước đây. Nhưng để có sự hòa điệu trong quan hệ luyến ái , bạn cần nhận ra và thực tập làm khác đi thói quen này )

( Bạn chính là phần nhận ra tiếng nói đó : Nhận thức này giúp bạn biết mình không phải là tiếng nói ồn ào , luôn luôn vang vọng đó , nên bạn không để Tâm hoặc làm theo những lời xúi giục , chê bai , phê phán của bản ngã )

( Có một sự nhận biết : Đây cũng là bản chất của chân thật , vô hình tướng của bạn )

Thực tập được như thế , bạn sẽ thoát khỏi sự khống chế của bản ngã , thoát ra khỏi phần suy tư chưa được nhận biết ở trong bạn . Phút giây mà bạn nhận ra được bộ mặt thật của bản ngã ở trong bạn thì lúc đó bản ngã của bạn sẽ không còn là bản ngã nữa , mà chỉ còn là một thói quen , một mô thức cũ kỹ , bị trói buộc của thói quen suy tư ở trong bạn . Nói đến bản ngã tức là ta đang nói đến sự vô minh , mê lầm và thiếu nhận thức ở trong bạn . Vì nhận thức sáng suốtbản ngã là hai thứ không thể cùng tồn tại với nhau trong cùng một khoảng khắc , một không gian . Tuy nhiên , những lối hành xử cũ hay những thói quen suy tư ở trong bạn vẫn có thể còn tồn tại và sẽ tái diễn trong một thời gian nữa , vì đằng sau nó có quán tính rất mạnh của những thói quen vô thức lâu đời trong tập thể của con người suốt hàng ngàn năm qua . May thay , mỗi khi thói quen cũ này bị nhận diện  , thì nó sẽ càng ngày càng yếu đi.

(Thực tập được như thế , bạn sẽ thoát khỏi sự khống chế của bản ngã : bản ngã của bạn như một gã nịnh thần mà bạn thường thấy trong các vở tuồng xưa . Nếu bạn là một vị hoàng đế thiếu sáng suốt , không biết những gì xảy ra trong Tâm mình thì bản ngã của bạn sẽ dụ hoặc , và tăng bốc bạn , … xúi giục bạn làm theo những điều xằng bậy mà gã nịnh thần ấy rủ rỉ vào tai bạn suốt ngày đêm . Khi thì bản ngã giả vờ nó là Bạn , nó lấn lướt và la mắng bạn như một kẻ quyền thần đang thao túng  , lộng quyền )

(Những lối hành xử cũ hay những thói quen suy tư ở trong bạn vẫn có thể còn tồn tại và sẽ tái diễn trong một thời gian nữa : Khi bạn nhận ra “Ồ , mình thường rơi vào thói quen rượu chè say sưa khi trong lòng có điều gì khổ tâm “, biết rằng đây là cách bạn tránh né những nỗi khổ ở trong mình , tuy nhiên , thói quen uống rượu sẽ còn tiếp diễn trong thời gian dài nữa vì quán tính . Điều bạn cần làm là giữ cho ý thức của mình được sáng tỏ rằng : “Tôi là một người có vấn đề nghiện ngập với rượu bia”, có ý chí muốn thực tập để thoát khỏi thói quen này và không để mình rơi vào thái độ buông xuôi , không làm gì cả với những thói quen tiêu cực ở trong mình )

(Mỗi khi thói quen cũ này bị nhận diện   : tức là khi thói quen ấy vừa phát sinh , bạn ý thức rằng : “Ồ , thói quen cũ của mình đang phát sinh đây “ và không tự đồng hóa , cho rằng thói quen đó là chính là mình , tức là bạn vừa nhận diện được một thói quen cũ . Điều này sẽ làm cho thói quen ấy suy yếu dần . Bạn có thể dùng phương pháp này để vượt qua những thói quen mà bạn nhận ra ở trong mình và muốn vượt qua )

THÁI ĐỘ PHẢN ĐỐI VÀ LÒNG OÁN GHÉT


Lòng oán ghét là cảm xúc luôn đi kèm với tính hay than vãn , nó còn có thể được bổ sung bởi một thứ cảm xúc mạnh mẽ hơn như sự tức giận hay một dạng bất bình nào đó . Khi đó , lòng oán ghét có thêm nhiều năng lượng , và thói quen than vãn sẽ trở thành thái độ phản đối , là một cách khác để bản ngã của bạn tự củng cố chính nó . Nhiều người luôn trong đợi có chuyện gì xảy ra để họ có cớ phản đối , để họ cảm thấy mình bị xúc phạm ; và như thế họ sẽ nhanh chóng tìm ra những chuyện ấy thôi . Lúc đó họ sẽ nói những câu :” Hãy nhìn xem , đây quả là một sự sỉ nhục “, “Sao ông dám….” , “Tôi thù ghét cái này “,… và họ trở nên ghiền những cảm xúc bực tức và giận dữ như người ta nghiện ma túy . Qua thái độ phản đối điều này hay điều nọ , họ củng cố và khẳng định một cách sai lầm thêm cảm nhận về sự có mặt bản ngã ở trong họ .

Nỗi bất mãn lâu ngày có thể trở thành một sự oán hận . Người luôn mang trong lòng nỗi oán hận với ai đó là một người thường xuyên ở trong trạng thái “ chống đối một điều gì” và đây là một phần cấu trúc đang kể của bản ngã ở trong nhiều người . Lòng oán hận về một chuyện đã qua của một tập thể có thể tồn tại qua nhiều thế kỷ trong tâm thức cộng đồng của một quốc gia hay một dân tộc và tạo nên vòng lẩn quẩn không lối thoát của bạo lực .

( Một người thường xuyên ở trong trạng thái “chống đối một điều gì “ : Đây là nhu yếu sống còn của bản ngã . Chống đối là nhiên liệu giúp cho bản ngã tiếp tục sống còn . Ví dụ , tuy chúng ta đã bước sang thế kỷ 21 , nhưng một người Do Thái đã sống trong trại tập trung của Phát xít Đức trong thế chiến thứ hai vẫn tiếp tục nghe người bạn cùng trại giam với mình thời ấy than phiền về sự tàn ác của những người lính Đức thời đó , như thể điều đó vẫn còn đang xảy ra trong lúc này . Cho nên có lần ông đã thẳng thắn nói với bạn mình : “Ồ , 60 năm đã trôi qua , thế mà tụi lính Đức vẫn còn giam cầm được anh “. Ý muốn nói là người bạn ấy bây giờ đã không còn bị giam cầm nữa , nhưng ông ta vẫn bị ám ảnh bởi quá khứ , như thể ông ta vẫn còn đang ở tù )


(Lòng oán hận về một chuyện đã qua của một tập thể có thể tồn tại qua nhiều thế kỷ : Trong lịch sử của một dân tộc , ta không thể tránh được sự thay đổi của những thể chế lúc này hay lúc khác , làm sao để ta ý thức rằng : “Ồ , tôi đang mang lòng oán hận một điều gì xưa cũ đã xảy ra 100 năm, 200 năm  về trước “. Quả thực , quá khứ là một điều đã xảy ra và chúng ta không thể xoay ngược bánh xe thời gian để thay đổi được quá khứ . Nhận thức đó giúp bạn buông bỏ được lòng oán hận , trở về để sống với phút giây hiện tại , với những điều kiện hạnh phúc mà bạn vẫn còn đang có . Lòng oán hận của bạn đối với người khác không thể làm tổn thương được họ - những người mà bạn nghĩ là đã làm cho bạn điêu đứng , đau khổ . Trái lại , lòng
  oán hận  sẽ làm tổn thương chính bạn , là chất cường toan thiêu đốt bạn , những người thân của bạn và môi trường chung quanh bạn trong giây phút này . )


Nỗi oán hận là một cảm xúc tiêu cực mạnh mẽ có liên quan đến một sự kiện nào đó thuộc về quá khứ ; nhưng lòng oán hận này được làm sống lại qua lối suy nghĩ đầy tính ám ảnh như thể chuyện ấy là một điều gì vẫn còn đang xảy ra ; hay qua lối ôn lại những câu chuyện kiểu : “Ông có biết bọn chúng đã đày ải chúng tôi như thế nào không ? “. Vấn đề là khi bạn vẫn còn mang nặng nỗi oán hận này , chúng sẽ làm ô nhiễm những lĩnh vực khác trong đời sống của bạn . Ví dụ , khi bạn nghĩ về một điều bất hạnh nào đó xảy ra trong quá khứ và nỗi oán hận bỗng trỗi dậy trong lòng bạn thì năng lượng tiêu cực của nó sẽ bóp méo những cảm nhận của bạn về những gì đang xảy ra , hay ảnh hưởng đến cách bạn nói năng và cư xử đối với người khác trong giây phút này . Chỉ cần một nỗi oán hận lớn và chưa dứt bỏ được cũng đủ làm ô nhiễm cuộc đời bạn và đặt bạn vào trong chiếc gọng kềm của bản ngã .

(Lối suy nghĩ đầy tính ám ảnh như thể chuyện ấy là một điều gì vẫn còn đang xảy ra : Đây là hội chứng về tâm lý , một căn bệnh về tâm thần mà phương Tây gọi là Post Traumatric Stress Disorder , viết tắt là PTSD , tức là sự Căng Thẳng và Ám Ảnh Tâm Lý của một người sau khi đã đi qua một kinh nghiệm kinh hoàng , trong đó có sự chấn thương trong cơ thể hoặc tinh thần .Một người bị tai nạn xe hơi , bị giam cầm , bị  hãm hiếp , hoặc bị người khác hành hung , hiếp đáp , la mắng , nói nặng lời ,…. Đều có thể gây ra hội chứng PTSD . Điều cần làm ở đây là xác nhận rằng ở đây người ấy có triệu chứng PTSD , có sự Căng Thẳng và Ám Ảnh Tâm Lý của một người đã trải qua một biến cố tâm lý . Điều cần làm là giúp cho người đó nhận thức rằng ở trong họ có những cảm giác sợ hãi , giận dữ , u sầu ,…, qua biến cố đó , rằng chuyện ấy là một biến cố có thể xảy ra cho bất kỳ ai chứ không phải riêng một cá nhân nào . Điều quan trọng là không quy lỗi cho ai trong biến cố này . Người ấy cần thổ lộ những gì đang ám ảnh họ , tiếp xúc và hóa giải những cảm xúc ấy , và hóa giải những suy luận , diễn dịch không xác thực về biến cố ấy ,…, giúp cho họ nhận thức rằng đó chỉ là những ám ảnh tâm lý đã thuộc về quá khứ vì trong giây phút này , không có chuyện gì đang sợ đang xảy ra cho họ hoặc cho người thân của họ cả . Hiểu , chấp nhận và tha thứ cho những gì đã xảy ra là cách duy nhất để họ hóa giải vết thương của quá khứ . )

Phải trung thực để xem trong đời bạn , bạn có đang nuôi dưỡng lòng oán hận một ai đó mà bạn chưa hoàn toàn tha thứ - một “kẻ thù” nào đó hay không . Nếu có , bạn hãy nhận diện cho rõ lòng thù ghét đó cả trên bình diện tư tưởng lẫn cảm xúc , tức là nhận ra những ý nghĩ nào thường lặp đi lặp lại ở trong đầu bạn khiến cho những cảm xúc ấy được tiếp diễn , và bạn cảm nhận phản ứng của cơ thể mình đối với những ý tưởng tiêu cực đó. Nhưng cũng đừng cố gắng bỏ qua những cảm giác oán hờn này . Vì tha thứ theo kiểu “cố gắng bỏ qua” sẽ không có tác dụng . Sự tha thứ chỉ đến một cách tự nhiên khi bạn nhận thức rằng nỗi hờn oán xưa cũ đó không có mục đích nào khác hơn là làm cho bạn tiếp tục bị khốn đốn trong phút giây hiện tại chỉ vì một điều đã xảy ra trong quá khứ , và chỉ để củng cố cảm nhận sai lầm về sự có mặt của một con người , một tư cách nạn nhân nào đó với mục đích là giúp cho bản ngã ở trong bạn tiếp tục tồn tại . Thấy được như vậy tức là giải thoát ; như Chúa Jesus đã từng dạy : “Hãy tha thứ cho kẻ thù của anh em “ , căn bản là nói về sự tháo gỡ , buông bỏ một trong những cơ cấu chính của bản ngã trong cách suy tư của con người .

(Cơ cấu chính của bản ngã trong cách suy tư của con người : Là cách nhìn sai lầm và phân biệt rằng có “Tôi” và có “những cái không dính gì đến Tôi “ ; trong đó những người khác và mọi thứ đều xoay quanh “Tôi”.Đây là một cách nhìn sai lầm từ gốc rễ vì ý niệm về “Tôi” chỉ là một ý niệm sai lầm , không hề có căn cứ trong thực tại ; “Tôi” chỉ là một ấn tượng không xác thực về con người không có ở trong bạn . Cách nhìn này gây nên tất cả những thống khổ ở trong bạn . Muốn vượt qua cơ cấu này , bạn có thể thực tập để buông bỏ tất cả những ý nghĩ dính đến một cái “Tôi” , hoặc “của Tôi” khi chúng phát sinh ở trong tâm thức bạn . Hãy đập vỡ cơ cấu sai lầm này khi trong bạn có sự căng thẳng vì một ý nghĩ vừa chớm lên ở trong đầu bạn rằng :”Chết , Tôi sẽ trễ tàu “, hoặc “ Tôi sẽ không có một chỗ ngồi tốt”, hoặc “ Tôi phải bước lên chuyến tàu này tối nay “, …., khi bạn đang đứng xếp hàng đợi tàu để đi xa . Ý nghĩ này không phải là vấn đề , chúng chỉ trở thành là vấn đề khi bạn cả tin vào ý nghĩ ấy , đến độ bạn tin rằng có một con người tách biệt với đời sống và mọi thứ thứ chung quanh ; con người ấy đang tìm mọi cách để bước lên tàu , con người ấy có thể giẫm lên những người chung quanh vì , trong giây phút khẩn cấp ấy , con người xa lạ ấy ở trong bạn không thể liên hệ được với đời sống và những người chung quanh . )

Quá khứ sẽ không có năng lực để lôi kéo bạn ra khỏi giây phút này . Chỉ có nỗi oán giận về những gì đã xảy ra trong quá khứ mới có thể lôi kéo bạn được . Vậy thì bản chất của lòng oán hận đó là gì ? Đó chỉ là tàn dư của những suy nghĩ và cảm xúc cũ kỹ , đã lỗi thời .


CĂN BỆNH LUÔN CHO RẰNG :”MÌNH ĐÚNG , KẺ KHÁC SAI “

Than phiền , phản ứng hay moi móc những khuyến điểm của người khác có khuynh hướng củng cố thêm cảm nhận của bản ngã về ranh giới và sự cách biệt , những thứ mà bản ngã cần dựa vào để tồn tại . Nhưng than phiền , phản ứng hay moi móc những khuyến điểm của người khác cũng làm cho bản ngã mạnh thêm bằng cách cho nó cảm nhận rằng nó siêu việt , nổi bật hơn người khác . Chúng ta chưa thấy rõ ngay về chuyện than phiền về một tình trạng kẹt xe , về một chính khách , về những kẻ giàu sụ “mà vẫn còn đầy lòng tham”, hay những kẻ lười biếng , ăn không ngồi rồi , hay về những người đồng sự , người tình cũ , người hôn phối của bạn , hoặc ông này , bà kia …, có thể cho ta cảm giác rằng mình cao vượt hơn những kẻ ấy .Nhưng khi rõ ràng bạn than phiền về họ , bạn kín đáo hàm ý là bạn đúng , còn người khác thì sai  .

Chẳng có gì củng cố cho bản ngã của bạn hơn việc cho rằng bạn luôn luôn đúng . Cho rằng mình luôn luôn đúng là tự đồng nhất mình với một quan điểm , một cách suy tư ở trong bạn : có thể đó là một quan điểm , một ý kiến , một câu chuyện hay một phán xét nào đó . Để thấy rằng mình đúng thì người khác chắc chắn là phải sai , vì bản ngã bạn thích biến cái gì đó thành sai để nó được đúng . Nói cách khác : Bạn cần người khác hay một tình huống nào đó sai , để bạn có thể cảm nhận mạnh hơn về một con người , một tư cách nào đó ở trong mình . Khi bạn tỏ ra than phiền và phản ứng về một tình huống “ sai trái” nào đó nghĩa là bạn ngụ ý rằng :” Lẽ ra chuyện này không nên xảy ra “.Khi bạn tự cho rằng mình đúng thì bạn tự đặt mình vào một vị thế giả tưởng , rằng bạn có đạo đức hơn người khác . Chính cái cảm giác vượt trội đó là thứ bản ngã bạn khát khao vì nhờ đó mà bản ngã tự củng cố chính nó.


BẢO VỆ CHO MỘT ẢO TƯỞNG


Các dữ kiện khoa học dữ nhiên là điều có thật . Nên khi bạn nói :”Ánh sáng đi nhanh hơn âm thanh” thì dĩ nhiên bạn đúng còn người khác sai . Điều này dễ dàng được khẳng định khi ta quan sát một cơn giông : ánh sáng có thể nhìn thấy được trước khi ra nghe có tiếng sấm. Không những bạn đúng mà còn biết rằng mình đúng . Vậy thì bản ngã có tham gia vào chuyện này không ?

Có thể chứ , nhưng không nhất thiết . Vì bạn chỉ đơn thuần nói lên những gì bạn biết là sự thật thì sẽ không có sự tham dự của bản ngã , vì không có sự chấp trước , hay tự đồng hóa mình . Vậy tự đồng hóa mình là tự đồng hóa mình với cái gì ? Với một cách tư duy ở trong mình  .Tuy nhiên , khuynh hướng tự đồng hóa mình như thế rất dễ xâm nhập vào bạn . Thế nên khi nào bạn nghe chính mình vừa nói “ Hãy tin tớ đi , tớ biết rõ điều này lắm mà !”, hoặc “Tại sao các cậu lại không tin tớ ? “ thì lúc đó bản ngã của bạn đã xâm nhập vào những điều bạn nói rồi . Bản ngã của bạn núp đằng sau chữ “Tớ” . Một câu nói đơn giản “Ánh sáng đi nhanh hơn âm thanh” dẫu rằng đúng thì giờ đây đã phục vụ cho một ảo tưởng , cho bản ngã . Câu nói ấy đã bị ô nhiễm bởi một cảm nhận sai lầm về một cái “Tôi” . Vì câu nói ấy đã bị cá thể hóa và trở thành một vị thế , một quan điểm trong cách bạn suy tư . Cái “Tôi” này cảm thấy giá trị của nó bị sút giảm hay xúc phạm vì người khác không tin theo những gì cái “Tôi” ấy nói ra .

Bản ngã của bạn xem xét mọi thứ chỉ theo quan điểm của riêng nó . Đi kèm với thái độ chủ quan trong suy nghĩ của bản ngã là sự búc xúc trong tình cảm , khuynh hướng bảo vệ ý kiến của mình và thậm chí là tranh cãi khi người khác tỏ ra bất đồng với bạn . Bạn có đang cố gắng bảo vệ sự thật không ?Không , bất luận trường hợp nào thì Sự thật không cần bạn hay ai bảo vệ cho nó . Ánh sáng hay âm thanh không quan tâm đến những gì bạn hay người khác nghĩ . Bạn chỉ đang bảo vệ cho chính mình , đúng hơn là bảo vệ cái ảo tưởng về mình , một thứ ảo tưởng do suy tư ở trong bạn tạo ra . Nói đúng hơn là ảo tưởng của bạn đang bảo vệ cho chính nó . Nếu dữ kiện khoa học đơn giản và hiển nhiên này , tức chuyện “ ánh sáng đi nhanh hơn âm thanh” , mà đã dễ bị bóp méo , biến thái bởi cái hiểu sai lầm của bản ngã thì những chuyện khác ít hiển nhiên , ít rõ rang hơn như một quan điểm , một ý kiến , một phán đoán ,… lại càng dễ bị biến thái và bóp méo bởi bản ngã hơn gấp bội .Vì tất cả tựu trung đều là những hình thúc khác nhau của suy tư , nên chúng càng rất dễ bị tiêm nhiễm bởi cái “Tôi” sai lầm ấy .

(Bảo vệ cái ảo tưởng về mình: bản ngã là một điều gì không có thực , không bao giờ hiện hữu . Cho nên ta chỉ đang bảo vệ cho một ảo tưởng về mình . Thực ra ,bạn không phải là người đứng ra bảo vệ , mà đó chính là bản ngã ở trong bạn, nó là cái đang đứng ra để cố bảo vệ cho ảo tưởng về sự xác thực của chính nó . Khi không còn bản ngã ở trong bạn thì làm việc , lái xe , nghỉ ngơi , ăn , ngủ , làm tình …., và những hoạt động khác  trong đời sống của bạn vẫn xảy ra , mà có khi còn trôi chảy hơn trước nữa vì giờ đây không có một cái Tôi tách biệt , không còn cái bản ngã nặng nề , đầy khổ đau luôn muốn tranh giành công lao trong những hoạt động đó qua ý nghĩ như : “ Hãy nhìn xem , chính Tôi làm những việc ấy đấy nhé “, hoặc thái độ xác định quyền sở hữu về những thứ như xe cộ , nhà cửa , tài sản , đất đai , ngay cả vợ chồng , con cái ,…, kiểu như : “ Những thứ đó là của Tôi hết thảy )

Bản ngã nào cũng đều lẫn lộn giữa một biến cố với quan điểm , hay ý kiến của bạn về biến cố đó . Ngoài ra ,bản ngã của bạn cũng không thể phân biệt được sự khác biệt giữa một sự kiện với phản ứng của bạn với sự kiện đó . Bản ngã nào cũng đều suy diễn , bóp méo sự việc và chỉ muốn chọn lọc ra những gì nó muốn nhìn  nhận . Chỉ qua nhận thức – không phải qua suy nghĩ – bạn mới phân biệt được sự khác biệt giữa một sự việcý kiến của bạn về sự việc đó . Chỉ qua nhận thức , mà không phải là qua suy tư , bạn mới có thể nhận thức được sự khác biệt giữa một dữ kiện và ý kiến của bạn về dữ kiện đó . Cũng chỉ qua nhận thức bạn mới có thể nhận ra : Ồ đây là tình huống và đây là những cảm xúc giận dữ của tôi về tình huống đó , rồi bạn nhận ra những phương cách khác nhau mà bạn có thể ứng xử trong tình huống đó . Chỉ qua nhận thức , bạn mới biết được bức tranh toàn thể của một vấn đề , hay người nào đó , thay vì chỉ nhìn từ một vấn đề rất hạn hẹp của vấn đề .







CHÂN LÝ : TƯƠNG ĐỐI HAY TUYỆT ĐỐI


Ngoại trừ những dữ kiện đơn giản và có thể dễ dàng được xác minh , thì thái độ quá chắc chắn rằng “ Tôi đúng , anh sai” là một điều rất nguy hại trong quan hệ cá nhân , cũng như trong quan hệ giữa các nước , các dân tộc , các tôn giáo ….

Thái độ “Tôi đúng , anh sai” chỉ là một trong những phương cách mà bản ngã thường dùng để tự củng cố , xác minh chính nó . Cho rằng mình đúng , biến người khác thành sai là một sự tha hóa về mặt tinh thần , luôn luôn gây ra sự phân cách và mâu thuẫn giữa con người với con người . Nhưng như thế thì không có chuyện gì hoàn toàn đúng – hay sai – hay sao ?

Lịch sử chiến tranh về tôn giáo là một ví dụ tiêu biểu về sự nguy hại của thái độ cho rằng chỉ có tôn giáo của mình là sở hữu chân lý ,là đúng đắn …. Vì thái độ này sẽ làm cho hành vi và cách suy nghĩ của chúng ta trở nên băng hoại . Trong nhiều thế kỷ qua , nhưng chuyện như thiêu sống người khác , hoặc tra tấn nếu họ biểu lộ thái độ không đồng ý với giáo lý hay những suy diễn mà một giáo phái cho là Chân Lý vẫn diễn ra , vì những tín đồ của giáo phái ấy luôn tự cho mình là đúng và người khác là “Sai” . Sai đến độ họ phải bị hành hình . Chân lý được coi như quan trọng hơn sinh mạng của một con người . Vậy cái được cho là Chân Lý đó thực ra là cái gì ? Đó chỉ là một câu chuyện chúng ta tự thêu dệt nêntin vào , đó chỉ là một mớ những suy tư ở trong đầu chúng ta .

Một số giáo phái rất đúng khi cho rằng không một tôn giáo nào có thể sở hữu Chân Lý một cách tuyệt đối . Và chân lý tuyệt đối cũng không thể được tìm ra ở nơi mà Chân lý không thể được tìm ra : tức là trong các giáo điều , các học thuyết , hệ tư tưởng hay ở các hệ thống luật lệ nào đó . Vì những thứ này có một đặc điểm giống nhau là chúng hoàn toàn do suy nghĩ mà ra . Giỏi lắm thì suy tư có thể chỉ cho chúng ta nhìn về hướng của Chân lý , nhưng tự thân chúng không bao giờ có thể là chân lý cả , như Phật Gautam đã nói : “ Ngón tay của ta chỉ về phía mặt trăng , chứ ngón tay của ta không phải là mặt trăng”. Tôn giáo nào cũng có mặt tốt và mặt xấu , tùy theo cách tiếp xử của chúng ta . Bạn có thể dùng tôn giáo để phục vụ cho bản ngã của riêng mình , hay dùng tôn giáo để phục vụ cho Chân lý . Nếu bạn cho rằng chỉ có tôn giáo của bạn mới là chân lý duy nhất , thì lúc đó bạn đang dùng tôn giáo để phục vụ cho bản ngã của bạn . Như thế , tôn giáo sẽ trở thành những giáo điều chết cứng và bạn sẽ có ảo giác rằng tôn giáo của mình cao siêu hơn những tôn giáo khác , và bạn sẽ tạo thêm sự phân 1y và mâu thuẫn . Để phục vụ cho Chân lý , tôn giáo phải là những tấm bảng chỉ đường hoặc những chiếc bản đồ mà các bậc khai sáng đã để lại để giúp cho bạn có sự thức tỉnh về tâm linh , thoát ra khỏi sự đồng nhất một cách vô thức với hình tướng .

Chỉ có một Chân lý Tuyệt đối , còn những Chân lý khác đều từ đó mà ra . Khi bạn tìm ra được Chân lý Tuyệt đối đó thì những gì bạn làm sẽ phù hợp với chân lý đó. Hành vi của con người là sự phản ảnh của Chân lý hay chỉ là phản ảnh của sự mê lầm. Vậy chân lý có thể được diễn tả bằng lời không ? Có thể , nhưng ngôn từ không phải là chân lý . Ngôn từ chỉ có thể giúp chúng ta hướng về Chân lý như ngón tay chỉ trăng của Phật Gautam .

Nhưng Chân lý Tuyệt đối không tách rời với bản chất chân thật của bạn . Đúng vậy , bạn chính là Chân lý . Nên khi bạn phóng Tâm đi tìm chân lý ở đâu khác bên ngoài bạn , thì bạn sẽ đi vào sự lầm lạc . Hiện Hữu thâm sâu nhất của bạn chính là Chân lý . Chúa Jesus muốn nói đến điều quan trọng này khi người nói “ Ta là con đường , là chân lý và là sự sống “ . Những lời Chúa Jesus đã thốt lên là một trong những bảng chỉ đường mạnh mẽ và trực tiếp nhất hướng về Chân lý. Nếu bạn hiểu sai thì chúng là những trở ngại lớn nhất . Chúa Jesus muốn nói về Hiện Hữu thâm sâu nhất của bạn , là bản tánh căn bản của mỗi người , mỗi thể sống .Người nói bạn chính là Sự sống đnag diễn ra ở khắp mọi nên trong vũ trụ . Người Cơ Đốc gọi đây là bản thể của Chúa , còn đạo Phật gọi đó là Phật tánh . Đạo Hindu gọi là Atman , là Thượng Đế vĩnh hằng . Khi bạn có thể tiếp xúc với chiều không gian này ở trong mình – như là một việc bình thường , mà không phải là một thành tựu có tính chất kỳ diệu nào – thì tất cả những quan hệ hay hành vi của bạn đều phản ánh tính Nhất Thể với đời sống mà bạn cảm nhận rất sâu sắc ở trong mình . Đây chính là tình yêu chân chính . Luật pháp , mệnh lệnh , nguyên tắc,… chỉ cần thiết khi con người đã bị tách biệt với bản chất chân thật của họ , tức là tách biệt với Chân lý ở trong họ . Những luật lệ mà chúng ta đề ra với mục đích ngăn ngừa sự tha hóa của bản ngã , nhưng thực ra là luật lệ cũng không làm được như điều mà chúng ta mong muốn . “ Hãy để cho lòng yêu thương mọi người được dâng trào một cách tự nhiên ở trong con và làm những gì con cần làm ‘, Thánh Augustine đã từng nói như vậy và không còn ngôn từ nào có thể nói hay hơn câu nói này .

(Nhất Thể với đời sống:tính Nhất Thể hay Nhất Như là tính chất như nhau , bất nhị , không khác biệt giữa bạn với toàn thể , với tổng thể của đời sống . Trong một cơ thể , tay , chân và tất cả các bộ phận khác trong cơ thể bạn có tính nhất thể , là một với bạn , và cũng chính là bạn . Nhìn rộng hơn trong đời sống , những người khác , muôn thú , đất đá , cỏ cây , cũng có tính nhất thể với bạn )



BẢN NGÃ KHÔNG PHẢI LÀ VẤN ĐỀ CÁ NHÂN CỦA BẠN


Trên bình diện tập thể , lối sy nghĩ “ Chúng tôi đúng , những người kia sai “ được xác lập một cách kiên cố ở nhiều nơi trên thế giới , nơi các cuộc xung đột khốc liệt và dai dẳng giữa các nước , các chủng tộc , tôn giáo , hay ý thức hệ ngày một tràn lan . Cả hai bên đều cố chấp vào những quan điểm , cách hiểu vấn đề của riêng mình ; nói một cách khác , họ tự đồng hóa họ một cách vô thức với những suy tư của họ . Cả hai đều bất lực như nhau , không thể thấy được là có một cách nhìn , một câu chuyện khác cũng có giá trị như thế . Y.Halevi , một văn hào người Do Thái , đã nói đến khả năng để chúng ta có được sự dung hòa cho những cái nhìn rất khác biệt nhau ; nhưng ở nhiều nơi trên thế giới , chúng ta chưa thể hay chưa muốn làm như vậy . Cả hai phía đều tin là chỉ có mình sở hữu Chân lý , cả hai đều xem mình là nạn nhân, còn “những người kia” là những kẻ xấu xa . Họ đã khái niệm hóa và hạ thấp nhân phẩm của “những người kia” thành kẻ thù nên họ có thể giết hại hay gieo rắc mọi hình thức bạo lực lên những người ấy , thậm chí là lên cả trẻ con mà không hề thấy được nhân phẩm và nỗi thống khổ của phía bên kia . Họ bị mắc kẹt vào một cơn lốc điên cuồng của tội ác , oán thù , bạo động và phản ứng .


Rõ ràng ở đây bản ngã tập thể của con người , dưới cách nhìn “chúng ta” đối nghịch với “chúng nó” càng trở nên điên rồ hơn so với biểu hiện của bản ngã của cá nhân “Tôi” , dù cơ chế của cả hai đều giống nhau . Đại đa số bạo lực mà con người gây ra cho nhau không phải là do các tội phạm hay những kẻ loạn thần kinh gây ra , mà do những con người rất bình thường , những công dân bình thường, khả kính gây ra để phục vụ cho bản ngã của tập thể . Nên chúng ta có thể cường điệu hơn một chút khi nói rằng sự “bình thường” trên thế gian này cũng có nghĩa là điên rồ . Như vậy , gốc rễ của sự điên rồ này là gì ? Đó chính là bản ngã , là sự hoàn toàn đồng nhất chính mình với những suy-nghĩ-không-có-chủ-đích và những cảm xúc miên man ở trong mình.

Dù thế giới này vẫn còn đầy rẫy những ích kỷ , tham lam , bóc lột và bạo tàn , …. Nhưng khi bạn chưa nhận thức được rằng đây chỉ là những biểu hiện của sự tha hóa tâm linh của cá nhân hay của tập thể , chúng ta sẽ sai lầm khi cá thể hóa những biểu hiện tha hóa đó . Bạn sẽ dựng nên khái niệm không có thực về một cá nhân hay một nhóm người nào đó ở trong đầu bạn và mạnh dạn tuyên bố “ Đây là bản chất của kẻ này . Đây là bản chất của chúng nó “. Khi bạn nhầm lẫn bản chất chân thực của một người với những biểu hiện sai trái của bản ngã của người đó , thì đó là lúc bản ngã ở trong bạn đang dùng sự suy diễn sai lạc này để củng cố cho chính nó qua việc cho rằng bạn đúng và vì thế bạn cảm thấy ưu việt hơn người khác , và qua thái độ chỉ trích , phẫn nộ , giận dữ đối với những người mà bạn cho là kẻ thù . Tất cả những tấn bi kịch này làm cho bản ngã ở trong bạn cảm thấy rất thỏa mãn . Thái độ này tạo nên sự cách biệt giữa bạn với những người chung quanh , những người mà bạn coi là “kẻ thù”sự khác biệt của họ, khi sự khác biệt này được  bản ngã của bạn khếch đại đến mức bạn không còn cảm nhận được rằng họ cũng là một con người như bạn , họ cũng có một phần rất căn bản của đời sống như bạn , cũng có tính chất cao thượng và thánh thiện như bạn .

Khi bạn phản ứng quá đáng đối với những cách cư xử khiếm khuyến đầy tính bản ngã ở một người nào , thì đó là một dấu hiệu cho thấy bạn không biết rằng bạn cũng có những lối hành xử khiếm khuyết , đầy tính bản ngã như thế ở trong mình . Cho nên , ta luôn có cơ hội học thêm nhiều điều hay từ những người mà ta cho là kẻ thù . Bạn thường cảm thấy bực tức , cay cú nhất đối với những gì bạn nhìn thấy ở họ ? Tính tham lam , tính ích kỷ của họ ? Sự đam mê quyền lực , thích đàn áp của họ ? Tính thiếu thành thật , xu hướng bạo lực hay một điểm nào đó ? Bạn cảm thấy chán ghét và có phản ứng dữ dội về những gì bạn nhìn thấy ở những người khác chỉ là một phản ứng vô thức của bạn về những khiếm khuyết tương tự mà bạn chưa nhận ra ở trong mình . Nhưng chẳng qua những thứ ấy chỉ là biểu hiện của bản ngã nói chung và hoàn cảnh không phải là vấn đề riêng của bạn . Nó chẳng liên quan gì đến bản chất chân thực của người đó , hay của bạn . Chỉ khi nào bạn nhầm lẫn những biểu hiện của bản ngã của con người nói chung với bản chất chân thực của họ thì điều này mới có thể ảnh hưởng đến cách bạn cảm nhận về nhân cách của chính bạn.


GÂY CHIẾN LÀ MỘT THÓI QUEN TRONG CÁCH TƯ DUY

Trong một số trường hợp , bạn cần phải bảo vệ mình hay người khác khỏi bị hãm hại nhưng bạn hãy coi chừng , vì không khéo bạn sẽ tự phong cho mình sứ mạng “ trừ gian diệt bạo “ và như thế bạn có thể trở thành chính những thứ mà bạn đang cố đấu tranh để loại trừ . Đấu tranh với sự mê mờ có thể làm cho bạn trở nên mê mờ . Vô thức hay những hành vi tha hóa của bản ngã là thứ ta không bao giờ có thể đánh bại được bằng cách trấn áp hay loại trừ . Dù bạn có khuất phục được đối thủ của mình sự thiếu nhận thức của kẻ ấy sẽ đi vào trong con người của bạn , vì kẻ địch mà bạn muốn tiêu diệt sẽ tạm rút lui và sẽ tìm cách để biểu hiện ra trong nay mai dưới một hình thức khác . Chống lại một cái gì đó tức là bạn vô tình làm cho cái đó trở nên mạnh thêm , khi kình chống một cái gì đó là bạn vô tình giúp cho cái đó được tiếp tục tồn tại.

Thỉnh thoảng ta nghe “cuộc chiến chống lại” cái này hay phong trào đấu tranh chống lại cái kia của các nước phương Tây và mỗi khi như thế thì chúng ta biết rằng thất bại là điều tất yếu sẽ xảy ra cho những cuộc chiến như thế . Nào là cuộc chiến chống ma túy , chống tội phạm , chống khủng bố , chống ung thư , chống đói nghèo ,…, thế nhưng , cho dù có cuộc chiến chống ma túy và tội ác thì trong 25 năm qua thống kê cho thấy các vụ tội phạm và những trường hợp liên quan đến ma túy ngày càng tăng mạnh mẽ . Năm 1980 số tù nhân ở Mỹ chưa đến 300 ngàn thì năm 2004 đã tăng đến con số 2.1 triệu . Cuộc chiến chống bệnh tật đã tạo ra nhiều vấn đề trong đó có việc lạm dụng thuốc kháng sinh . Thoạt đầu thì việc sử dụng thuốc kháng sinh dường như có vẻ cấp thời giúp chúng ta thắng được các bệnh truyền nhiễm . Nhưng giờ đây các chuyên gia y tế đã nhất trí rằng việc dùng kháng sinh tràn lan và thiếu thận trọng trong thời gian qua đã tạo nên một quả bom hẹn giờ và rằng các loại vi khuẩn mới có khả năng kháng thuốc mạnh hơn trước , hoặc các loài siêu vi khuẩn có nguy cơ dẫn đến sự tái xuất hiện của bệnh tật và có thể gây nên những trận dịch toàn cầu . Theo tờ Journal of the American Medical Association , tử vong do chữa trị bằng thuốc Tây là nguyên nhân tử vong đứng vào hàng thứ 3 ở Mỹ , tức là chỉ sau bệnh tim và bệnh ưng thư. Các phép chữa vi lượng đồng căn ( homeopathy ) và thuốc Bắc cổ truyền của Phương Đông là 2 ví dụ khả dĩ có thể thay thế cách trị bệnh bằng kháng sinh của Phương Tây vì hai phương pháp này không trị bệnh như kiểu thuốc phương Tây , tức là không đối xử với căn bệnh như kẻ thù , nên chúng không tạo ra những bệnh tật mới .


Gây chiến là một thói quen của các bạn suy tư , và mọi hành động xuất phát từ đó hoặc sẽ làm cho kẻ thù – tức là cái bạn cho là xấu – trở nên mạnh hơn , hoặc là tạo ra một kẻ thù mới nếu bạn thắng , hoặc ta sẽ tạo ra một điều xấu khác tương tự hay còn tệ hơn cái vừa mới bị đánh bại . Có một sự tương quan sâu sắc giữa trạng thái nhận thức bên trong của bạn và sự biểu hiện ra thế giới bên ngoài của bạn . Khi bạn đang vòng kiềm tỏa của phần tạm thức cộng đồng gọi là “gây chiến” thì cách suy luận của bạn sẽ có tính chọn lọc và thường bị méo mó . Nói một cách khác , bạn chỉ thấy những gì bạn muốn thấy , và diễn dịch sai lầm những điều bạn nhìn thấy . hãy thử hình dung xem có những hành vi tốt đẹp nào lại có thể phát sinh từ một cách nhìn sai lạc như thế .

Hãy nhận diện rõ bộ mặt thật của bản ngã ở trong bạn : đó chỉ là sự tha hóa có tính chất tập thể , là sự điên cuồng của trí năng ở trong con người nói chung . Khi bạn nhận ra mặt mũi chân thực của bản ngã là gì , bạn sẽ không còn nhận lầm nó với bản chất chân thực của một người . Khi đã nhận ra mặt mũi chân thực của bản ngã thì chuyện giữ cho mình không phản kháng với bản ngã trong người khác cũng dễ dàng hơn . Bạn không còn xem nó là vấn đề của riêng bạn nữa . Bạn sẽ không còn than vãn , chê trách hay cáo buộc ai . Không có đúng sai gì ở đây nữa cả , mà chỉ là biểu hiện của bản ngã ở trong con người đó , thế thôi . Lòng xót thương phát sinh khi bạn nhận ra tất cả những khổ đau của con người đều gây nên bởi sự bệnh hoạn của thói quen suy nghĩ miên man ở trong con người , có người thì bệnh nhẹ , có kẻ thì bệnh rất nặng. Ta không còn tiếp tay để gây thêm những bi kịch với những kiểu quan hệ có tính bản ngã như thế . Tiếp tay ở đây nghĩa là gì ? Là thái độ phản ứng của bạn đối với một vấn đề . Vì phản ứng là thứ nhiên liệu mà bản ngã của bạn rất ưu thích .

BẠN MUỐN ĐƯỢC YÊN HAY MUỐN CÓ NHỮNG BI KỊCH


Không ai lại không muốn có sự bình yên . Ấy vậy mà trong ta có một cái gì đó luôn muốn có những bi kịch , luôn muốn có sự xung đột . Bây giờ có thể bạn chưa nhận ra đâu . Nhưng rồi bạn sẽ nhận ra khi có một tình huống hay thậm chí là một ý nghĩ phát sinh và mong muốn đó trỗi dậy , châm ngòi cho phản ứng ở trong bạn . Khi bị người nào đó tố cáo bạn , không thừa nhận bạn , chất vấn cách hành xử của bạn hay tranh cãi với bạn về tiền bạc ,v.v…...lúc đó bạn có thấy trong mình có một nguồn lực đang dâng trào không ? Năng lực đó là nỗi sợ hãi được che đậy dưới dạng cảm xúc giận dữ và thù nghịch . Bạn có nhận ra giọng nói của mình đang đanh lại , lớn tiếng hay gằn giọng không ? Bạn có ý thức rằng lý trí của bạn đang gấp rút bảo vệ cho quan điểm của nó , đang biện minh , đả kích hay quở trách người khác ? Nói cách khác , bạn có tỉnh táo vào giây phút bạn vừa đánh mất nhận thức ở trong bạn không ? Bạn có cảm nhận được ở trong mình có một cái gì đó đang cảm thấy nó bị lâm nguy ; nó đang có biến động , và nó muốn sống còn với bất kỳ giá nào ; rằng nó cần có những bi kịch để khẳng định tư cách của mình là người chiến thắng trong màn kịch đó không  ? Bạn có cảm nhận rằng ở trong mình có một cái gì đó thà thấy mình đúng hơn là muốn được yên ?


VƯỢT LÊN BẢN NGÃ : BẢN THỂ ĐÍCH THỰC CỦA BẠN

Khi bản ngã của bạn đang ở trong tình trạng tranh chấp , hãy hiểu rằng đó chẳng qua là một ảo tưởng đang đấu tranh để tự bảo vệ chính nó . Ảo tưởng đó cho rằng nó là bạn . Thoạt đầu thật khó để bạn có mặt ở đó như là một chứng nhân , để nhìn thấy hết những cảm xúc và suy nghĩ đang xảy ra ở trong bạn , khó nhất là khi bản ngã của bạn đang ở trong tư thế phải đấu tranh để sống còn , chiến đấu để tồn tại , hay khi một khuôn mẫu phản ứng bó buộc trong tình cảm đang bị kích động ở trong bạn, nhưng khi bạn đã làm quen với sự có mặt ở đó như một nhân chứng rồi thì năng lực của Sự Có Mặt ở trong bạn sẽ dần dần lớn mạnh hơn và bản ngã của bạn sẽ không còn khả năng khống chế bạn nữa . Lúc đó có một năng lực mới , lớn hơn cả bản ngã và trí năng ,đi vào cuộc đời bạn. Để thoát khỏi sự kiềm chế của bản ngã thì bạn chỉ cần nhận diện được nó , ý thức được nó . Vì nhận thức và bản ngã là thứ đối nghịch nhau , không thể trong một lúc mà cùng tồn tại . Nhận thức là năng lực ẩn tàng trong giây phút hiện tại , vì thế ta còn gọi nó là Sự Có Mặt . Mục tiêu tối thượng của con người , cũng là mục tiêu của chính bạn , là đưa năng lực của Sự Có Mặt đó vào trong thế giới này . Điều này cũng cho thấy rằng chuyện vượt thoát khỏi bản ngã không thể là một mục tiêu phấn đấu nằm ở trong tương lai. Vì chỉ có sự có mặt của bạn trong giây phút này , tức Hiện Hữu , mới có thể giải thoát bạn ra khỏi bản ngã và bạn chỉ có thể có mặt ngay trong giây phút này , mà không thể là trong quá khứ hay tương lai. Chỉ có năng lực của sự có mặt của bạn trong phút giây hiện tại mới có thể hóa giải quá khứ ở trong bạn và qua đó mà chuyển hóa nhận thức của bạn.

(Một khuôn mẫu phản ứng bó buộc trong tình cảm: mỗi lần có chuyện bất hòa trong quan hệ của bạn với người yêu , với vợ, hay chồng của mình ,…. Bạn cảm thấy rất khổ sở vì không được người kia đối xử với bạn một cách tôn trọng và hòa ái ? Bạn nghĩ : “Tại sao em lại đối xử tệ với Anh như vậy ?”. Thực ra , không ai có thể đối xử với bạn tệ bạc cả , nếu bạn không cho phép họ . Một người chỉ nhận chịu sự đối xử khiếm nhã ( như nói nặng lời , khinh rẻ , chửi mắng , hoặc bị đánh đập , ức hiếp ,… ) mà vẫn để cho tình trạng ấy kéo dài vì tự thân người đó đang có một khiếm khuyết , một như yếu hay một nỗi sợ nào đó mà họ không muốn đối diện và vượt qua. Nếu bạn nghĩ : “Tôi mà có phản ứng chính đáng thì cô ấy sẽ không cho tôi chạm vào người cô ấy “. Thực ra , bạn cần chuyện ấy bao nhiêu thì người kia cũng cần chuyện ấy y như bạn , hoặc có lẽ còn cần nhiều hơn bạn nữa , nhưng thông thường bạn là người chịu thua trước . Do đó , tình trạng đối xử khiếm nhã , lấn lướt nhau trong quan hệ của bạn cứ tiếp diễn . Nếu bạn muốn xây dựng một quan hệ mà hai bên đều đối xử với nhau trong tinh thần tương kính thì bạn phải thực tập để vượt qua nhu yếu này . Vì đây là cái làm cho bạn dễ dàng nhượng bộ , đánh mất tư cách của mình . Khi bạn đã vượt thắng được thói quen này ở trong mình , bạn có thể giúp cho người hôn phối của mình giỏi hơn , xây dựng sự thành thật và lòng tương kính trong quan hệ giữa đôi bên )


Như vậy giác ngộ tâm linh là gì ? Có phải là bạn tin rằng bạn là một người có đời sống tâm linh ? Không , đó chỉ là một ý tưởng , dù ý nghĩ này rất gần chân lý hơn một tí so với ý nghĩ cho rằng bạn là con người ở tong chứng minh thư của mình . Giác ngộ là nhận thức rõ ràng những gì bạn đang cảm nhận , đang trải nghiệm hay đang suy nghĩ , rốt cuộc đều không phải là bản thể đích thực của mình , rằng bạn không thể tìm thấy một cái Tôi riêng biệt trong tất thảy những thứ đang diễn ra , đang đi qua . Có lẽ Phật Gautam là người đầu tiên thấy rõ được điều này và vì thế mà Anata , tức là Vô Ngã , là một giáo lý căn bản trong tất cả những lời dạy của người . Còn Chúa Jesus thì nói : “ Hãy chối bỏ bản ngã của anh em”. Nghĩa là : Hãy phủ định ( và vì thế mà hóa giải ) ảo tưởng về một tư cách , một con người tách biệt với tất cả - ở trong bản thân . Nếu quả cái “Tôi” – tức bản ngã sai lầm ở trong bản thân – là một cái gì chân thật của mình thì chuyện phải “chối bỏ” nó đi quả là một điều rất ngớ ngẩn .

(Vô Ngã : tức là không có bản ngã , không có một cái “Tôi” tách biệt với đời sống và với mọi người chung quanh . Chúng ta luôn mang một ấn tượng rất mạnh rằng có một cái “Tôi”  , có một bản ngã ở trong mình. Ấn tượng ấy ăn sâu trong tâm thức và thẩm thấu vào tất cả những gì bạn nói , bạn nghĩ hay bạn làm. Bạn làm mọi thứ để chiều chuộng , làm vui lòng , phục dịch cho con người không có mặt mũi , không có thực ấy . Bạn loay hoay với chuyện kế sinh nhai , sống còn vì bạn sợ rằng “Tôi” sẽ chết đói , “Tôi” sẽ mất việc , “Tôi” sẽ mất đi những gì “Tôi” trân quý ,…. Nhưng bạn chưa bao giờ thực sự  gặp mặt , hay tìm ra “con người ấy” ở trong bạn cả . Chắc chắn rằng bạn không thể nào cho người khác giáp mặt với “con người ấy” ở trong bạn , hoặc để bạn giới thiệu với một người khác rằng : “Ồ đây xin giới thiệu Anh , đây là bản ngã của tôi”. Khổ đau không phải là một cái gì đó dễ chịu , nhưng bạn có thể chịu được . Nhưng điều làm cho bạn khổ sở muôn phần là ấn tượng rằng có một con người khổ đau , một cái “Tôi” khổ sở ở trong bạn .)

(Hãy chối bỏ bản ngã của anh em : nghĩa là tự nhắc mình rằng sự thực là “Không hề có Tôi, Tôi không bao giờ có thật “ , tức là bạn điều chỉnh lại sai lầm trong nhận thức của mình về tính xác thực của một cá nhân , một con người tách biệt , không bao giờ có thật ở trong mình . Quả thực khi không có một ý nghĩ nào xảy ra trong đầu bạn thì lúc đó chỉ có ý thức sáng tỏ ở trong bạn , mà không hề có một cá nhân , một thực thể gọi là “Tôi” ở trong bạn .Như thế khi bạn nhận ra mình đang làm một điều gì chỉ vì ấn tượng về bản ngã , vì lợi ích nhỏ nhen ở trong mình thì bạn hãy can đảm từ chối , nhất định không làm theo điều đó . Nếu đã lỡ làm rồi thì bạn sẽ tìm cách sửa chữa lại hoặc hủy bỏ những gì bạn biết là sai trái . Tập làm được như thế thì càng ngày bạn càng thoát ra khỏi gọng kềm tinh vi của bản ngã ở trong bạn )


Những gì còn lại chính là sự tỏa sáng của nhận thức thuần khiết , là không gian trong đó mỗi ý nghĩ , mỗi trải nghiệm , mỗi cảm xúc ,…, ở trong bạn xảy ra rồi tan biến đi . Nhận thức sáng tỏ đó chính là Hiện Hữu , là Chân Ngã sâu sắc và chân thực của bạn . Khi bạn biết rằng bạn chính là Hiện Hữu bất diệt , không hình tướng , tất thảy những gì xảy ra trong đời bạn không còn mang giá trị tuyệt đối nữa mà chỉ là một cái gì đó tương đối . Bạn vẫn trân trọng những gì bạn đang có , nhưng những thứ ( mà bạn đang tạm thời sở hữu ) ấy không còn mang tính chất tuyệt đối nữa , vì chúng không còn quá nghiêm trọng và nặng nề như trước . Điều quan trọng là : liệu lúc nào bạn cũng có thể cảm nhận được sự Hiện Hữu, cái Biết thường hằng, ở đằng sau hậu trường cuộc sống của bạn hay không ? Nói chính xác hơn là bạn có cảm nhận được Hiện Hữu đang ý thức chính nó trong giờ phút này không ? Bạn có thể cảm nhận được bản thể chân chính của mình chính là nhận thức , là Tâm không ? Hay bạn đang tự đánh mất mình trong suy tư , trong những gì đang xảy ra xung quanh ?

( Bạn chính là Hiện Hữu bất diệt , không hình tướng : Bởi ý thức , sự Có Mặt vô hình tướng ở trong bạn là một cái gì bất diệt vì cái ấy siêu việt cả thời gian , vì bản chất ấy chưa bao giờ từng sinh , nên nó cũng không bao giờ có thể bị hoại diệt . Điều tối quan trọng mà bạn luôn nhớ là bản chất ấy không mang hình tướng . Do đó khi bạn thực tập và nhận ra mình đang bị vướng mắc vào một vấn đề nào đó , tức là một hình tướng nào đó , thì bạn biết rằng : Ồ , đây không phải là bản chất chân thực của mình , vì bản chất của mình là vô hình tướng”. Do đó bạn nhanh chóng buông bỏ và thoát ra được sự vướng mắc này .)

TẤT CẢ MỌI CẤU TRÚC ĐỀU KHÔNG BỀN


Dù ẩn dưới hình thức gì đi nữa , động cơ vô thức ở đằng sau của bản ngã chỉ là để củng cố cảm nhận về một cái “Tôi” , cái “Tôi” hão huyền ấy sẽ xuất hiện khi có một ý nghĩ – đó có thể là một ân sủng hoặc là một lời nguyền – và ý nghĩ đó bắt đầu chiếm hữu và che mờ niềm vui đơn giản mà sâu sắc khi con người tiếp xúc với Hiện Hữu , với Cội Nguồn , với Thượng Đế . Dù cho bản ngã được thể hiện dưới bất kỳ lối cư xử nào thì động lực nằm đằng sau của bản ngã luôn luôn là : có nhu cầu được nổi bật , trở nên đặc biệt , để nắm quyền kiểm soát , nhu cầu có quyền lực , được người khác quan tâm đến mình , nhu cầu tích lũy tài sản hoặc kiến thức nhiều hơn ; và tất nhiên là cảm nhận về sự cách biệt giữa bạn với thế giới xung quanh , nói một cách khác , bản ngã của bạn luôn luôn có nhu cầu muốn có sự đối kháng , có một người để bạn cho là kẻ thù .

Bản ngã luôn muốn cái gì đó từ người khác , hay từ những tình huống nào đấy . Bản ngã ở trong bạn luôn luôn có một động cơ bí ẩn , vì nó luôn luôn cảm thấy “chưa đầy đủ” , hoặc có một sự thiếu thốn lớn cần phải lấp đầy . Bản ngã của bạn thích sử dụng người khác và những tình huống nào đấy để có được những gì nó muốn , ngay cả khi bản ngã của bạn thành công thì nó cũng không cảm thấy thỏa mãn được lâu . Thường thì những ý đồ của nó bị cản trở và trong hầu hết trường hợp , khoảng cách giữa “cái mà bản ngã của bạn muốn” và “những gì đang xảy ra” là nguyên nhân làm cho bạn rất khổ . Có một câu trong bài hát tiếng Anh từng rất thịnh hành :” I can’t get no satisfaction “- Tôi không bao giờ cảm thấy thỏa mãn- đã nói lên rất chính xác cảm giác của bản ngã ở trong bạn . Và sợ hãi là cảm xúc chính nằm đằng sau , chi phối tất cả mọi hoạt động của bản ngã . Bạn sợ mình chỉ là một kẻ vô tích sự , sợ mình sẽ bị hoại diệt , sợ phải chết đi. Mọi hành động của bạn rốt cuộc cũng chỉ là để xua đi nỗi sợ hãi này nhưng giỏi lắm thì bản ngã của bạn chỉ có thể tạm thời dùng một quan hệ luyến ái để chê đậy cho nỗi sợ ấy , hoặc qua chuyện bạn sở hữu một cái gì , hay giành giật được cái này , cái nọ . Nhưng một ảo tưởng sẽ không bao giờ làm cho bạn được thỏa mãn . Chỉ có nhận ra được bản chất chân chính của bạn mới đưa bạn đến tự do , giải thoát .

(Một ảo tưởng sẽ không bao giờ làm cho bạn được thỏa mãn : ngụ ý bản ngã là một ấn tượng chưa bao giờ được bạn kiểm chứng về tính xác thực của bản ngã , vì bản ngã chỉ là một ấn tượng sai lầm của con người . )


Nhưng tại sao bản ngã ở trong bạn thường có cảm giác sợ hãi đời sống ? Vì bản ngã được phát sinh khi bạn sai lầm tự đồng nhất mình với hình tướng , trong khi sâu trong lòng bạn biết rất rõ rằng không một hình tướng nào bền vững lâu dài , rằng tất cả mọi hình tướng rồi cũng sẽ phôi phai , chóng tàn . Do đó bản ngã của bạn luôn có một cảm giác bất an , dù bên ngoài nó tỏ ra rất tự tin.

Cách đây một vài năm , khi tôi đang dạo chơi với một người bạn ngang qua khu bảo tồn thiêng nhiên gần thành phố Malibu , bang California , chúng tôi tình cờ bắt gặp một khu trang trại bị hỏa hoạn trước đó vài thập niên . Khu nhà lâu ngày đã bị cây cối , dây leo mọc phủ đầy , và bên trong con đường mòn có một tấm bảng do ban quản lý công viên dựng lên . Tấm bảng ghi “Nguy hiểm , mọi cấu trúc đều không bền vững”. Tôi quay sang nói với người bạn “Đây quả là một câu kinh văn thật sâu sắc và thâm diệu” . Chúng tôi đứng lặng im trong niềm kính sợ . Khi bạn nhận ra và chấp nhận rằng bạn , mọi sự , mọi vật , kể cả những vật thể rắn chắc , đều không bền vững thì lúc đó sẽ có một niềm an bình trỗi dậy ở trong bạn . Đó là vì khi bạn nhận ra tính vô thường của mọi vật , mọi sự ; điều này sẽ làm thức tỉnh trong bạn một chiều không gian vô hình tướng , chiều không gian đó vượt thoát khỏi sinh tử . Chúa Jesus gọi đó là “Đời sống miên viễn”.

(Đây quả là một câu kinh văn thật sâu sắc và thâm diệu: bởi vì nó nói về tính vô thường của vạn vật , giúp ta thoát ra được sự vướng mắc vào những gì chóng hiện , chóng tàn , tiếp xúc được chiều không gian của Vô tướng , của vô sinh , bất diệt ở trong mình )


NHU YẾU MUỐN HƠN NGƯỜI KHÁC CỦA BẢN NGÃ


Có nhiều biểu hiện khá vi tế và dễ dàng bị bỏ qua của bản ngã ở trong bạn mà bạn có thể cảm nhận được ở người khác , và quan trọng hơn nữa là ở trong chính bạn . Hãy nhớ rằng khi bạn vừa nhận thức được bản ngã trong chính bạn thì nhận thức mới vừa phát sinh đó chính là bản chất chân thực của bạn vượt lên trên bản ngã . Nhận ra sự giả dối là làm cho những gì chân thực vươn lên.

Ta hãy lấy một ví dụ : khi nào bạn hứng định kể cho ai đó một mẫu tin vừa xảy ra “Thử đoán xem chuyện gì vừa xảy ra ? Cậu chưa biết , đúng không ? Để tớ kể cho mà nghe …” Nếu bạn có đủ sự tỉnh táo , đủ “có mặt” thì bạn sẽ phát hiện rằng có một chút thỏa mãn nào đấy ở trong bạn ngay trước khi bạn loan báo mẫu tin này , cho dù đó là một thông tin xấu .Sở dĩ như thế là vì trong một thoáng , dưới con mắt của bản ngã thì có một sự chênh lệch giữa bạn với người kia mà bạn đang là người chiếm ưu thế . Trong giây phút đó , bạn là người biết “nhiều hơn” người kia. Nỗi thỏa mãn mà bạn cảm nhận được đó là cảm giác thỏa mãn của bản ngã , phát sinh từ chuyện bạn có được cảm nhận về chính mình mạnh mẽ hơn người kia . Cho dù họ là một tổng thống hay một giáo chủ của một tôn giáo , trong giờ phút đó bạn giỏi hơn người đó vì bạn biết “nhiều hơn”. Đây là lý do mà nhiều người đâm nghiện những chuyện ngồi lê đôi mach . Ngoài ra , những câu chuyện tầm phào như thế thường mang yếu tố chỉ trích , phê phán hoặc có ác ý với người khác , do đó tự làm cho bản ngã ở trong bạn mạnh hơn , vì khi chê trách ai thì bạn có hàm ý rằng bạn là một người có đạo đức hơn người ấy .

Tuy nhiên , nếu có người nào đó có nhiều của cải hơn bạn , có kiến thức hơn bạn , hoặc làm việc siêng năng hơn bạn, …., thì bản ngã của bạn sẽ cảm thấy bị đe dọa vì bạn cảm thấy rằng có “ít của cải và kiến thức hơn” người khác sẽ làm giảm thiểu khả năng cảm nhận về chính mình ở trong bạn . Lúc đó bản ngã của bạn sẽ cố khôi phục lại vị thế của nó bằng cách hạ thấp , phê phán , hay làm giảm thiểu của cải , kiến thức hay năng lực của người kia . Cũng có thể bản ngã sẽ thay đổi chiến lược bằng cách thay vì đối chọi với người đó thì bản ngã sẽ tự củng cố chính nó bằng cách liên kết với người kia , nếu người kia tỏ ra là một người quan trọng dưới con mắt của những người xung quanh .





BẢN NGÃ VÀ DANH VỌNG

Có một hiện tượng khá phổ biến là việc ngầm khoe khoang sự quen biết của bạn với những người nổi tiếng với mục đích lòe người khác ; đây là một chiến lược của bản ngã để làm cho nó cảm thấy nổi bật hơn người . Nhu yếu muốn được nổi tiếng này che mờ bản chất chân thực của bạn . Nếu bạn là một người nổi tiếng thì hầu hết những người mà bạn gặp đều muốn tự củng cố hình ảnh về bản thân họ - tức là cảm nhận của họ về chính họ - nhờ sự quen biết với bạn . Bản thân họ có thể không biết rằng họ cũng chẳng hề quan tâm gì đến bạn , mà thực ra họ chỉ quan tâm đến chuyện nâng cao cảm nhận về chính bản thân họ , cái cảm giác mà chung cuộc chỉ là một điều hư cấu . Nhưng họ tin rằng , qua bạn , họ có thể “có nhiều hơn” . Họ trong mong để hoàn thiện chính họ qua bạn , hay nói một cách chính xác hơn , là qua cái hình ảnh trong trí óc của họ về bạn như là một người rất nổi tiếng.

(Nhu yếu muốn được nổi tiếng này che mờ bản chất chân thực của bạn : Vì không biết bản chất chân thực của mình , và để cảm thấy rằng mình là một người quan trọng , bạn có nhu yếu muốn khoe với người khác sự quen biết của mình với những người có địa vị , quyền chức ,…, trong xã hội . Khi làm như thế thì bạn đang vô thức tự đồng hóa mình với bản ngã , vì bản ngã luôn nghĩ rằng “Tôi giỏi hơn anh” , “Tôi quan trọng hơn anh”.)

Chuyện đề cao thái quá về danh tiếng chỉ là một trong nhiều cách thể hiện sự điên rồ đầy tính bản ngã trong đời sống. Một số người nổi tiếng rơi vào sai lầm này và đồng nhất bản thân với hư cấu có tính tập thể đó , tức là cái hình ảnh mà mọi người và các phương tiện truyền thông đã tạo ra cho họ , và họ thực sự thấy mình ưu việt hơn những người bình thường . Do đó càng ngày họ càng trở nên xa lạ với chính họ và những người chung quanh; và họ ngày càng cảm thấy khổ sở và càng phụ thuộc vào sự mến mộ của nhiều người . Họ luôn bị bao quanh bởi những người luôn vỗ béo cho cái hình ảnh bị thổi phồng về chính họ . Họ không còn khả năng để thiết lập những mối quan hệ chân chính với người khác .

Albert Einstein , người đề ra thuyết tương đối trong ngành vật lý học , không bao giờ tự đồng nhất ông với hình ảnh mà người khác đã tạo dựng về ông . Ông vẫn luôn luôn sống khiêm nhường , không mang nặng bản ngã . Quả thực , ông đã từng nói về “sự mâu thuẫn đáng buồn cười giữa những gì mà người ta xem là những năng lực và thành tựu của tôi với thực tế con người của tôi như thế nào và những gì tôi thực sự có thể làm”.

Đây là lý do tại sao mà một người nổi tiếng rất khó có được mối quan hệ chân chính với người khác . Một quan hệ chân chính là một quan hệ không bị chi phối bởi bản ngã , vì mục tiêu của bản ngã là chỉ để tạo dựng nên một hình ảnh không có thực hay dùng quan hệ ấy để cho bản ngã đi tìm chính nó . Trong một quan hệ chân chính , ta thấy có sự cởi mở và lòng quân tâm chân thành đối với người kia , mà không phải vì bất kỳ một hậu ý nào . Sự quan tâm tỉnh táo đó chính là sự Hiện Diện. Đó là điều kiện tiên quyết cho bất cứ mối quan hệ chân chính nào . Bản ngã hoặc là muốn cái gì đó hoặc là hoàn toàn lãnh đạm khi cảm thấy nó không thu lượm được gì từ người kia . Bản ngã không hề quan tâm đến bạn. Do đó , ba trạng thái chính của một quan hệ có tính bản ngã là : mưu cầu một cái gì đó , thất vọng vì mưu cầu ấy không được thỏa mãn ( bạn trở nên giận dữ , oán ghét , quở trách , hay than phiền) và lạnh nhạt.


(Mục tiêu của bản ngã là chỉ để tạo dựng nên một hình ảnh không có thực:Khuynh hướng “làm nổi” , dùng mánh lới và sự khôn khéo của mình để mua lòng than phục của người khác , tạo nên một ấn tượng không xác thực về mình )

(Dùng quan hệ ấy để cho bản ngã đi tìm chính nó: Bạn dùng quan hệ của mình : rằng “Tôi” có một người yêu xinh đẹp , hoặc giàu có , nổi tiếng,….như là một điều hay ho , cốt chỉ làm để người khác than phục bạn )

CHƯƠNG 3 : CỐT LÕI CỦA BẢN NGÃ

Hầu hết mọi người thường sai lầm khi tự đồng nhất họ một cách hoàn toàn với cái tiếng nói vang vang ở trong đầu họ - đó là dòng suy nghĩ , không thể cưỡng lại được ở trong họ , tạo nên những cảm xúc đi kèm . Ta có thể nói rằng những người đó đã bị khống chế bởi dòng-suy-nghĩ-miên-man , không-có-chủ-đích ở trong họ . Chừng nào mà bạn hoàn toàn chưa nhận thức được điều này , thì bạn còn sai lầm khi cho rằng mình chính  là thói quen suy tư đó . Đây là thói quen suy nghĩ đầy tính chấp ngã ở trong chúng ta . Sở dĩ ta gọi đó là thói quen suy tư mang tính chấp ngã vì tất cả mọi suy nghĩ , ký ức , lập luận , ý kiến , quan điểm , xúc cảm hay phản ứng – xảy ra ở trong đầu ta – đều cho ta một cảm giác về chính mình , về một cái “Tôi” tách biệt với mọi người , với đời sống . Đây là trạng thái vô minh hay mê mờ căn bản của bạn . Vì tất cả những gì trong đầu bạn : ý nghĩ , cảm xúc , cách bạn cư xử ,tư duy… đều bị quy định và ảnh hưởng bởi quá khứ : điều kiện nuôi nấng , văn hóa , hoàn cảnh gia đình …. , mà bạn đã lớn lên . Căn cứ của mọi hoạt động trí năng là những ý nghĩ , cảm xúc , hay cách bạn phản ứng ,… trong khi giao tiếp với người khác , chúng có tính liên tục , lặp đi lặp lại , và bạn thường tự đồng nhất chính mình với những thứ đó . Đó chính là bản ngã của bạn .

(Cái tiếng nói vang vang ở trong đầu họ : Tiếng nói ồn ào , ở trong đầu bạn , luôn chê bai người này , phán xét người kia ,…. , là tiếng nói của bản ngã ở trong bạn. Bạn chỉ cần nhận ra “Ồ , đó chỉ là tiếng nói của bản ngã “ và không cần phải làm theo những thứ gì tiếng ấy nói muốn bạn làm )

Như ta đã biết , trong hầu hết trường hợp , khi bạn nói “Tôi” thì đó là tiếng nói của bản ngã bạn , chứ không phải là bạn đang nói .Đó là những ý niệm và cảm xúc , là một mớ các ký ức mà bạn tự đồng nhất mình . “Tôi và những sự cố đã xảy ra với tôi “ là những vai diễn theo thói quen mà bạn không nhận biết , là những thói quen tự đồng nhất có tính tập thể ở trong bạn như : quốc tịch , tôn giáo , dân tộc , giai cấp , xu hướng chính trị . Nó cũng bao gồm cả sự tự đồng nhất của cá nhân, không những với tài sản , mà còn với những định kiến , ngoại hình , cảm xúc ( như lòng oán hận ) , hoặc những khái niệm rằng mình giỏi hơn hoặc không bằng người khác , mình là một người thành công hay chỉ là một kẻ thất bại.

 Ở mỗi người , những vật sở hữu của bản ngã có thể khác nhau , nhưng cấu trúc của nó thì y như nhau . Nói cách khác , bản ngã chỉ khác nhau ở bề ngoài . Còn bên trong , tất cả bản ngã đều y hệt nhau . Chúng y hệt nhau ở những điểm nào ?

(Những vật sở hữu của bản ngã : những thứ như tài sản , đất đai , danh tiếng , địa vị xã hội , sắc đẹp , ý nghĩ , cảm xúc ,… là những thứ tự thân chúng không thể làm cho bạn khổ . Bạn chỉ khổ khi khái niệm sở hữu phát sinh ở trong đầu bạn và bạn cả tin vào khái niệm này thì tài sản bây giờ trở thành là “tài sản của Tôi” , đất đai trở thành “đất đai của tôi” , địa vị xã hội , sắc đẹp , ý nghĩ , cảm xúc….sẽ trở thành địa vị xã hội , sắc đẹp , ý nghĩ , cảm xúc “của Tôi” . Và từ đó , lo sợ sẽ phát sinh vì những vật ấy có thể mất mát hoặc hư hao )


Đó là bản ngã chỉ sống bằng thói quen tự đồng hóa với những gì xảy ra ở trong bạn và cảm giác cách biệt với đời sống . Khi bạn sống trong một nhân cách do suy tư và cảm xúc của bản ngã tạo ra thì những gì bạn nghĩ “Ồ , tôi là cái này” sẽ rất bấp bênh vì bản chất của mỗi suy nghĩ , cũng như mỗi cảm xúc ở trong bạn là một cái gì đó rất mong manh , chóng tàn . Cho nên mỗi bản ngã đều phải liên tục đấu tranh để sinh tồn , đều cố gắng để tự bảo vệ và bành trướng . Để củng cố cho lối suy nghĩ luôn-có-một-cái-gì-dính-đến-tôi , nó cần lối suy nghĩ đối nghịch lại , tức là khái niệm : “những kẻ khác”. Khái niệm “Tôi” không thể tồn tại được nếu không có khái niệm “những người khác “. Và “những người khác” ở đây hầu hết là những kẻ mà bạn xem như là kẻ thù . Ở đầu bên này của cán cân là những mô thức mê mờ của bản ngã – là những thói quen thích bới long tìm vết , trách cứ , chê bai người khác không thể cưỡng lại được của bản ngã . Chúa Jesus đã đề cập đến vấn đề này khi Ngài nói : “ Tại sao các anh em chỉ toàn thấy các lỗi lầm , dù nhỏ nhặt , trong những người anh , người chị của mình , trong khi các an hem không muốn thấy những lỗi lầm to như núi trong chính các an hem ? “ .

Còn ở đầu bên kia của cán cân là khuynh hướng bạo động giữa người với người hay chiến tranh giữa nước này với nước kia . Trong Kinh Thánh , câu hỏi ấy của Chúa Jesus vẫn chưa được trả lời , nhưng cẩu trả lời hiển nhiên là : Khi ta chỉ trích hay phê phán người khác , thì điều này sẽ làm cho cái “Tôi” nhỏ bé , bản ngã của bạn cảm thấy to lớn , vượt trội hơn người khác .

(  Khi ta chỉ trích hay phê phán người khác : Tức là Ta đang phê phán chính mình . Giả sử nếu người khác phê phán rằng : “Bạn chỉ là một kẻ ích kỷ”. , thì nguyên bản đầy đủ của ý nghĩ ấy của họ là : “ Nếu tôi mà là bạn và tôi hành động như bạn thì tôi quả là một kẻ ích kỷ “. Nhưng toàn bộ câu nói này đã được rút ngắn lại , chỉ còn lại phần cuối : “ Tôi quả là một kẻ ích kỷ “, nhưng chữ “Tôi” để nói về chính họ , đã được người đó phóng chiếu ra bên ngoài và trở thành một điều gì nói về một người khác , nói về “Bạn”, do đó câu nói của họ trở thành : “ Bạn chỉ là một kẻ ích kỷ!”. )

TÍNH THAN PHIỀN VÀ SỰ GHÉT BỎ

Than phiền là một trong những phương cách mà bản ngã thích dùng để tự củng cố chính mình . Mỗi lời than phiền là một câu chuyện nhỏ mà trí óc bạn thêu dệt nên và bạn hoàn toàn cả tin vào sự bịa đặt này . Than phiền dù được nói ra hay không thì vẫn là sự than phiền . Với những người không có nhiều thứ để đồng nhất mình thì chỉ cần có tật hay than phiền thôi cũng là đủ để cho bản ngã của họ sống sót . Khi bạn nằm dưới sự khống chế của bản ngã như thế thì tính ưa than phiền , đặc biệt là than phiền về người khác , đã trở thành một thói quen vô thức ở trong bạn , vì thực ra bạn không biết mình đang  làm như thế . Gán cho người khác một nhãn hiệu nào đó có tính tiêu cực , dù là bạn nói thẳng ra điều này hay bạn chỉ kín đáo chê bai họ với những người khác , hay thậm chí bạn không hề nói ra mà chỉ nghĩ xấu về họ mà thôi , như thế cũng đã là một phần của thói quen này . Nguyền rủa là hình thức thô thiển nhất của thói quen chê bai người khác . Đó là nhu yếu của bản ngã muốn cho rằng là mình đúng , rằng mình hay hơn người khác ; những câu lăng mạ như : “ Đồ khốn kiếp”, “Đồ mất dạy” , …. Và cả những tuyên bố có tính dứt khoát đến độ , dù có muốn phân trần , ta cũng không thể tranh biện gì được .

Ở mức độ thấp hơn của sự mê mờ là quát tháo , gào thét ; và mức độ kế tiếp là khuynh hướng bạo hành , sử dụng vũ lực đối với người khác .

Ghét bỏ là cảm xúc đi kèm với tính hay than phiền , thói quen thích dán nhãn hiệu , chê bai người khác ; đó là một thái độ chỉ làm cho bản ngã ở trong bạn mạnh thêm . Ghét bỏ tức là bạn cảm thấy cay đắng , phẫn nộ hay bị xúc phạm bởi một người nào đó . Bạn thường ghét bỏ tính tham lam của người khác , bạn ghét cái tính thiếu thật thà , thiếu liêm chính của họ ; bạn ghét những gì họ đã làm trong quá khứ , những điều họ nói , những gì họ đã thất hứa , những gì lẽ ra họ không nên làm hay nên làm …. Vì bản ngã ở trong bạn rất thích nhìn thấy những khiếm khuyến này . Thay vì bỏ qua những mê mờ của người khác , bạn lại muốn xem đó là bản chất của họ . Vậy thì cái gì ở trong bạn đã gây ra chuyện này ? Đó chính là sự mê mờ ở trong bạn  , là bản ngã của bạn . Thỉnh thoảng cái “sai” mà bạn nhìn thấy ở người khác thậm chí là điều không hề có thật . Vì đó chỉ là một suy diễn sai lầm , một sự phóng chiếu của thứ lý trí quen nhìn thấy người khác là kẻ thù của mình , để chứng tỏ rằng bạn đúng hay vượt trội hơn người khác . Cũng có lúc , người khác có thể có sai lầm , nhưng khi bạn chú trọng vào những sai lầm đó đến độ bạn không còn nhìn thấy những khía cạnh khác tích cực của họ , lúc đó bạn thường có khuynh hướng phóng đại những lầm lỡ đó một cách không cần thiết . Và khi bạn phản ứng mạnh với những gì tiêu cực mà bạn nhìn thấy ở người khác , tức là vô tình , bạn làm cho những khiếm khuyến ấy ở trong bạn trở nên mạnh hơn .

(Những gì tiêu cực mà bạn nhìn thấy ở người khác : thì đây là một dấu hiệu rất tốt để bạn nhìn lại xem , bạn có đang phản ứng một cách vô thức với những gì tiêu cực tương tự mà bạn đang có ở trong bạn , nhưng bạn chưa ý thức được )

Thực tập để không phản ứng với những cư xử khiếm khuyến , đượm nhiều tính chấp ngã ở người khác , là một trong những phương cách có hiệu quả nhất mà bạn có thể làm . Làm như thế , không những bạn sẽ vượt lên được tính chấp ngã ở trong mình , mà bạn còn giúp hóa giải được tính chấp ngã tập thể của những người chung quanh bạn . Bạn chỉ có thể ở trong trạng thái bất phản kháng khi nào bạn nhận thức rằng một hành vi vô thức của người khác là một hành vi đã xuất phát từ bản ngã của họ ; và đó chỉ là biểu hiện của sự tha hóa tập thể của con người . Khi thấy rằng những hành động đó không phải là một vấn đề đối với riêng cá nhân bạn thì bạn sẽ không có nhu cầu phản ứng lại như trước nữa . Nhờ thái độ bất khả kháng đối với những biểu hiện của bản ngã ở người khác , bạn tạo điều kiện cho sự minh mẫn , sáng suốt trong người khác được thể hiện ra . Ở đây , tâm thức sáng suốt chính là phần nhận thức chưa bị điều kiện hóa , đối nghịch với phần nhận thức đã bị tha hóa . Tất nhiên có lúc bạn phải có những hành động thực tiễn để tự bảo vệ mình khỏi những người quá mê mờ . Điều này bạn có thể thực hiện mà không cần phải biến họ thành kẻ thù của bạn . Hãy biết rằng sự bảo vệ tích cực nhất cho chính bạn chính là sự thúc tỉnh , tức là trạng thái nhận thức sáng suốt ở trong bạn . Khi nào bạn còn cho rằng sự thiếu nhận thức hoặc bản ngã của người khác là một vấn đề cá nhân đối với bạn thì vô tình bạn sẽ biến họ thành kẻ thù của bạn . Bất phản kháng là sự biểu lộ của sức mạnh , chứ không phải của sự yếu đuối . Bất phản kháng như lòng bao dung . Vì lòng bao dung là bỏ qua , là cách nhìn xuyên suốt , vượt lên trên những gì đã xảy ra . Khi bạn có lòng bao dung là bạn biết nhìn xuyên suốt qua bản ngã của người khác để tiếp xúc với sự sáng suốt vốn là bản chất ở trong mỗi con người .

( Không phản ứng với những cư xử khiếm khuyến , đượm nhiều tính chấp ngã ở người khác : Tiếp xúc với một người mà bạn đã từng có quan hệ trong quá khứ có thể tạo nên những phản ứng thù nghịch , hay tiêu cực ở người đó qua thái độ hoặc lời nói khiếm nhã đối với bạn. Điều duy nhất mà bạn có thể làm là không phản ứng với họ qua ý nghĩ , lời nói hay hành động của bạn . Ngay cả khi bạn không trao đổi hay nói năng qua lại gì với người đó , sự im lặng ấy của bạn cũng nằm trong thái độ không phản kháng từ phía bạn vì bạn hiểu rằng đó không phải là bản chất chân thật của họ . Người đó đang phản ứng  , cư xử với bạn từ một chỗ thiếu sáng suốt , vì họ vẩn còn đang cảm thấy bị tổn thương và ám ảnh bởi những gì đã xảy ra trong quá khứ . Cho nên bạn sẽ thấy rằng phản ứng lại với người đó là một điều không cần thiết . Ngạn ngữ phương Tây có câu “ Một cuộc khiêu vũ luôn cần phải có sự tham dự của hai phía “. Nếu người đó muốn tạo thêm xung đột và bi kịch trong giây phút này , nhưng bạn thì sáng suốt và không còn muốn tham dự vào những bi kịch này thì chỉ cần một bên : Bạn không tham dự thì cũng đủ làm cho mọi xung đột chấm dứt . Một, hai hay ba lần tiếp xúc với nhau mà bạn luôn chọn để không phản ứng thì bạn sẽ thấy mọi chuyện tự nhiên êm lắng lại . Bạn đang cải thiện mối quan hệ với người đó mà không cần phải hành động gì cả )

( Tính chấp ngã tập thể : Tính chấp ngã của tập thể có thể được biểu hiện qua niềm tự hào của một quốc gia , chủng tộc , tôn giáo ,…, để lôi kéo những người có nhu yếu đi tìm một tư cách , một bản ngã của mình qua thói quen tự đồng hóa họ với một đoàn thể chống lại một đoàn thể khác . Những người phát xít Đức trong Thế chiến thứ hai là một ví dụ điển hình về tính chấp ngã của tập thể , họ cho rằng chủng tộc của mình – người Đức – là một chủng tộc siêu đẳng , đưa đến nhu cầu muốn tiêu diệt những chủng tộc mà họ cho rằng là thấp kém hơn họ )


Bản ngã thích than phiền và bất mãn , không những đối với người khác mà còn với cả những hoàn cảnh trong đời sống . Những gì bạn đối xử với một con người , bạn cũng có thể đối xử với một hoàn cảnh nào đó : biến người đó hoặc hoàn cảnh đó thành kẻ thù của bạn . Bản ngã luôn luôn muốn ám chỉ rằng : Lẽ ra chuyện này không nên xảy ra , rằng bạn không hề muốn có mặt ở nơi này , rằng bạn không muốn làm những gì bạn cần phải làm , rằng bạn đang bị đối xử quá bất công, …. Và đối với bản ngã thì kẻ thù lớn nhất của nó chính là giây phút hiện tại , tức cũng chính là đời sống .

 (Lẽ ra chuyện này không nên xảy ra , rằng bạn không hề muốn có mặt ở nơi này : Đây là một thái độ chống đối với những gì đang xảy ra ở giây phút hiện tại . Hãy tưởng tượng rằng vì một lý do nào đó , bạn đang bị nhà chúc trách tạm giam giữ . Thay vì chấp nhận rằng “ Ồ , mình đang bị bắt giam “ , và tìm một chỗ trong phòng giam để nghỉ ngơi , …., như những người khác ở trong phòng giam đang làm , thì trái lại , bạn căng thẳng , đi đi lại lại trong phòng giam . Vì bạn đang có thái độ chống đối , rằng chuyện này không nên xảy ra , rằng bạn không hề muốn có mặt ở nơi đây . Thực ra , nên hay không nên thì bạn vẫn đang bị bắt giữ , bạn không thể tranh cãi gì được về hiện thực này và có muốn  ở đây hay không , bạn cũng phải ở đây , ở trong phòng giam đêm nay . Chống đối những gì đang có mặt là thái độ làm cho bạn đớn đau , khổ sở . Khi đã chấp nhận tình trạng , bạn có sự sáng suốt và không gian để làm những gì bạn cần làm ( gọi cho người thân , viết đơn kháng cáo … ) để giúp mình thoát ra khỏi tình trạng )

(Đối với bản ngã thì kẻ thù lớn nhất của nó chính là giây phút hiện tại , tức cũng chính là đời sống : Đời sống của bạn luôn luôn xảy ra trong giây phút hiện tại , và giây phút này là thứ duy nhất mà bạn sở hữu , và làm những gì bạn cần làm . Bạn đang ở sở làm ? Có những công việc bạn đang cần làm nhưng bạn không cảm thấy hứng thú gì trong công việc mình đang làm ? Nhưng công việc này có phải đang giúp bạn nuôi sống bản thân và gia đình bạn ? Chỉ cần bạn tôn trọng và chú tâm đến mổi công việc thì bạn sẽ cảm thấy rất dễ chịu và thú vị khi làm những công việc này . Do đó chống lại giây phút hiện tại , tức là chống lại chính đời sống ) 

Đừng nhầm lẫn thái độ than vãn của bạn với việc cho người khác biết là họ đã thiếu sót cốt chỉ giúp họ sửa sai , và thái độ không than vãn không nhất thiết có nghĩa là bạn phải nhận chịu một thái độ khiếm nhã hay một việc tệ hại mà người khác mang đến cho bạn . Nếu bạn bảo người hầu bàn bát canh mà người đó vừa mang ra cho bạn đã quá nguội lạnh , bạn nhờ họ hâm nóng lại một chút cho bạn thì đây không phải là thái độ của bản ngã , vì bạn chỉ nói lên một sự thật khách quan – bát canh đã nguội lạnh ; và bạn chỉ đưa ra sự kiện một cách khách quan thì điều đó luôn luôn có tính trung hòa , nghĩa là không nhắm đến chuyện ai đúng , ai sai . Ngược lại , nếu bạn bảo : “Tại sao anh dám mang cho tôi một bát canh nguội ngắc như thế này !” thì đó chính là một thái độ than vãn . Vì ở đây có một cái “Tôi” đang cảm thấy rằng nó bị xúc phạm vì bát canh nguội và cái “Tôi” ấy sẽ không dễ dàng gì bỏ qua chuyện này . Một cái “Tôi” rất thích chỉ ra rằng người khác đã làm điều gì đó sai . Thái độ than phiền mà chúng ta nói ở đây là chỉ nhằm phục vụ cho bản ngã chứ không phải để mang lại một sự thay đổi tích cực . Nhiều lúc , rõ rang bản ngã của bạn thực sự không muốn có một sự thay đổi nào cả , để nhờ đó mà nó có dịp tiếp tục than vãn .

(Nhiều lúc , rõ rang bản ngã của bạn thực sự không muốn có một sự thay đổi nào cả , để nhờ đó mà nó có dịp tiếp tục than vãn : Giả dụ bạn có một cô bạn đang có vấn đề với chuyện thiếu tự tin , làm chuyện gì cũng luôn chạy đến hỏi bạn. Còn bạn lại vừa thích làm cố vấn cho cô ấy , vừa đồng thời lại thích than vãn với người khác rằng :” Cô ấy thực ra không có một chút tự tin nào cho chính mình , một chuyện cỏn con gì cũng không biết giải quyết , phải luôn chạy đến hỏi “Tôi” “. Một hôm , cô bạn ấy khoe với bạn rằng cô ta bây giờ đang thực tập Thiền vì muốn vượt qua vấn đề thiếu tự tin của cô. Bạn nghe tin vui nhưng trong lòng lại không cảm thấy mừng rỡ như lẻ ra phải có , rằng : “bạn mình đang làm một điều hay , có thể giúp ích cho cô ấy . “. Vì biết đâu , nếu cô bạn thực sự thay đổi thì bạn sẽ không còn được cô ấy tìm đến để tham vấn nữa và quan trọng hơn là bạn không còn cớ để than phiền về vấn đề thiếu tự tin của cô ta )


Hãy để ý xem bạn có thể nắm bắt , tức là nhận ra tiếng nói luôn vang vang ở trong đầu bạn , ngay giây phút tiếng nói ồn ào ấy đang than phiền về một chuyện nào đó ? Bạn hãy nhận thức rằng đó là tiếng nói của bản ngã ở trong bạn , đó là một khuôn mẫu bó buộc của thói quen say tư không thể cưỡng lại ở trong bạn ; rằng đó chỉ là một ý nghĩ đang xảy ra ở trong bạn , thế thôi . Bất cứ lúc nào mà bạn nghe tiếng nói vang vang đó ở trong đầu , bạn sẽ nhận thức rằng bạn không phải là tiếng nói đó vì bạn chính là phần nhận ra tiếng nói đó . Thực vậy , bạn chính  là ý thức , cái đang nhận ra tiếng nói đó của bản ngã ở trong bạn . Vì ở đằng sau hậu trường của tâm thức bạn có một sự nhận biết . Còn ở đằng trước là tiếng nói ồn ào của bản ngã , là cái phần hay suy tư , lo lắng ở trong bạn.

( Một khuôn mẫu bó buộc : Ví dụ , bạn là một người khá thành đạt , quen quyết định mọi việc từ trước đến giờ . Khi bước vào một quan hệ luyến ái thì bạn vẫn theo thói quen cư xử đó và cho rằng lối cư xử đó không có gì sai trái , vì nó đã từng giúp bạn thành công trước đây. Nhưng để có sự hòa điệu trong quan hệ luyến ái , bạn cần nhận ra và thực tập làm khác đi thói quen này )

( Bạn chính là phần nhận ra tiếng nói đó : Nhận thức này giúp bạn biết mình không phải là tiếng nói ồn ào , luôn luôn vang vọng đó , nên bạn không để Tâm hoặc làm theo những lời xúi giục , chê bai , phê phán của bản ngã )

( Có một sự nhận biết : Đây cũng là bản chất của chân thật , vô hình tướng của bạn )

Thực tập được như thế , bạn sẽ thoát khỏi sự khống chế của bản ngã , thoát ra khỏi phần suy tư chưa được nhận biết ở trong bạn . Phút giây mà bạn nhận ra được bộ mặt thật của bản ngã ở trong bạn thì lúc đó bản ngã của bạn sẽ không còn là bản ngã nữa , mà chỉ còn là một thói quen , một mô thức cũ kỹ , bị trói buộc của thói quen suy tư ở trong bạn . Nói đến bản ngã tức là ta đang nói đến sự vô minh , mê lầm và thiếu nhận thức ở trong bạn . Vì nhận thức sáng suốtbản ngã là hai thứ không thể cùng tồn tại với nhau trong cùng một khoảng khắc , một không gian . Tuy nhiên , những lối hành xử cũ hay những thói quen suy tư ở trong bạn vẫn có thể còn tồn tại và sẽ tái diễn trong một thời gian nữa , vì đằng sau nó có quán tính rất mạnh của những thói quen vô thức lâu đời trong tập thể của con người suốt hàng ngàn năm qua . May thay , mỗi khi thói quen cũ này bị nhận diện  , thì nó sẽ càng ngày càng yếu đi.

(Thực tập được như thế , bạn sẽ thoát khỏi sự khống chế của bản ngã : bản ngã của bạn như một gã nịnh thần mà bạn thường thấy trong các vở tuồng xưa . Nếu bạn là một vị hoàng đế thiếu sáng suốt , không biết những gì xảy ra trong Tâm mình thì bản ngã của bạn sẽ dụ hoặc , và tăng bốc bạn , … xúi giục bạn làm theo những điều xằng bậy mà gã nịnh thần ấy rủ rỉ vào tai bạn suốt ngày đêm . Khi thì bản ngã giả vờ nó là Bạn , nó lấn lướt và la mắng bạn như một kẻ quyền thần đang thao túng  , lộng quyền )

(Những lối hành xử cũ hay những thói quen suy tư ở trong bạn vẫn có thể còn tồn tại và sẽ tái diễn trong một thời gian nữa : Khi bạn nhận ra “Ồ , mình thường rơi vào thói quen rượu chè say sưa khi trong lòng có điều gì khổ tâm “, biết rằng đây là cách bạn tránh né những nỗi khổ ở trong mình , tuy nhiên , thói quen uống rượu sẽ còn tiếp diễn trong thời gian dài nữa vì quán tính . Điều bạn cần làm là giữ cho ý thức của mình được sáng tỏ rằng : “Tôi là một người có vấn đề nghiện ngập với rượu bia”, có ý chí muốn thực tập để thoát khỏi thói quen này và không để mình rơi vào thái độ buông xuôi , không làm gì cả với những thói quen tiêu cực ở trong mình )

(Mỗi khi thói quen cũ này bị nhận diện   : tức là khi thói quen ấy vừa phát sinh , bạn ý thức rằng : “Ồ , thói quen cũ của mình đang phát sinh đây “ và không tự đồng hóa , cho rằng thói quen đó là chính là mình , tức là bạn vừa nhận diện được một thói quen cũ . Điều này sẽ làm cho thói quen ấy suy yếu dần . Bạn có thể dùng phương pháp này để vượt qua những thói quen mà bạn nhận ra ở trong mình và muốn vượt qua )

THÁI ĐỘ PHẢN ĐỐI VÀ LÒNG OÁN GHÉT


Lòng oán ghét là cảm xúc luôn đi kèm với tính hay than vãn , nó còn có thể được bổ sung bởi một thứ cảm xúc mạnh mẽ hơn như sự tức giận hay một dạng bất bình nào đó . Khi đó , lòng oán ghét có thêm nhiều năng lượng , và thói quen than vãn sẽ trở thành thái độ phản đối , là một cách khác để bản ngã của bạn tự củng cố chính nó . Nhiều người luôn trong đợi có chuyện gì xảy ra để họ có cớ phản đối , để họ cảm thấy mình bị xúc phạm ; và như thế họ sẽ nhanh chóng tìm ra những chuyện ấy thôi . Lúc đó họ sẽ nói những câu :” Hãy nhìn xem , đây quả là một sự sỉ nhục “, “Sao ông dám….” , “Tôi thù ghét cái này “,… và họ trở nên ghiền những cảm xúc bực tức và giận dữ như người ta nghiện ma túy . Qua thái độ phản đối điều này hay điều nọ , họ củng cố và khẳng định một cách sai lầm thêm cảm nhận về sự có mặt bản ngã ở trong họ .

Nỗi bất mãn lâu ngày có thể trở thành một sự oán hận . Người luôn mang trong lòng nỗi oán hận với ai đó là một người thường xuyên ở trong trạng thái “ chống đối một điều gì” và đây là một phần cấu trúc đang kể của bản ngã ở trong nhiều người . Lòng oán hận về một chuyện đã qua của một tập thể có thể tồn tại qua nhiều thế kỷ trong tâm thức cộng đồng của một quốc gia hay một dân tộc và tạo nên vòng lẩn quẩn không lối thoát của bạo lực .

( Một người thường xuyên ở trong trạng thái “chống đối một điều gì “ : Đây là nhu yếu sống còn của bản ngã . Chống đối là nhiên liệu giúp cho bản ngã tiếp tục sống còn . Ví dụ , tuy chúng ta đã bước sang thế kỷ 21 , nhưng một người Do Thái đã sống trong trại tập trung của Phát xít Đức trong thế chiến thứ hai vẫn tiếp tục nghe người bạn cùng trại giam với mình thời ấy than phiền về sự tàn ác của những người lính Đức thời đó , như thể điều đó vẫn còn đang xảy ra trong lúc này . Cho nên có lần ông đã thẳng thắn nói với bạn mình : “Ồ , 60 năm đã trôi qua , thế mà tụi lính Đức vẫn còn giam cầm được anh “. Ý muốn nói là người bạn ấy bây giờ đã không còn bị giam cầm nữa , nhưng ông ta vẫn bị ám ảnh bởi quá khứ , như thể ông ta vẫn còn đang ở tù )


(Lòng oán hận về một chuyện đã qua của một tập thể có thể tồn tại qua nhiều thế kỷ : Trong lịch sử của một dân tộc , ta không thể tránh được sự thay đổi của những thể chế lúc này hay lúc khác , làm sao để ta ý thức rằng : “Ồ , tôi đang mang lòng oán hận một điều gì xưa cũ đã xảy ra 100 năm, 200 năm  về trước “. Quả thực , quá khứ là một điều đã xảy ra và chúng ta không thể xoay ngược bánh xe thời gian để thay đổi được quá khứ . Nhận thức đó giúp bạn buông bỏ được lòng oán hận , trở về để sống với phút giây hiện tại , với những điều kiện hạnh phúc mà bạn vẫn còn đang có . Lòng oán hận của bạn đối với người khác không thể làm tổn thương được họ - những người mà bạn nghĩ là đã làm cho bạn điêu đứng , đau khổ . Trái lại , lòng
  oán hận  sẽ làm tổn thương chính bạn , là chất cường toan thiêu đốt bạn , những người thân của bạn và môi trường chung quanh bạn trong giây phút này . )


Nỗi oán hận là một cảm xúc tiêu cực mạnh mẽ có liên quan đến một sự kiện nào đó thuộc về quá khứ ; nhưng lòng oán hận này được làm sống lại qua lối suy nghĩ đầy tính ám ảnh như thể chuyện ấy là một điều gì vẫn còn đang xảy ra ; hay qua lối ôn lại những câu chuyện kiểu : “Ông có biết bọn chúng đã đày ải chúng tôi như thế nào không ? “. Vấn đề là khi bạn vẫn còn mang nặng nỗi oán hận này , chúng sẽ làm ô nhiễm những lĩnh vực khác trong đời sống của bạn . Ví dụ , khi bạn nghĩ về một điều bất hạnh nào đó xảy ra trong quá khứ và nỗi oán hận bỗng trỗi dậy trong lòng bạn thì năng lượng tiêu cực của nó sẽ bóp méo những cảm nhận của bạn về những gì đang xảy ra , hay ảnh hưởng đến cách bạn nói năng và cư xử đối với người khác trong giây phút này . Chỉ cần một nỗi oán hận lớn và chưa dứt bỏ được cũng đủ làm ô nhiễm cuộc đời bạn và đặt bạn vào trong chiếc gọng kềm của bản ngã .

(Lối suy nghĩ đầy tính ám ảnh như thể chuyện ấy là một điều gì vẫn còn đang xảy ra : Đây là hội chứng về tâm lý , một căn bệnh về tâm thần mà phương Tây gọi là Post Traumatric Stress Disorder , viết tắt là PTSD , tức là sự Căng Thẳng và Ám Ảnh Tâm Lý của một người sau khi đã đi qua một kinh nghiệm kinh hoàng , trong đó có sự chấn thương trong cơ thể hoặc tinh thần .Một người bị tai nạn xe hơi , bị giam cầm , bị  hãm hiếp , hoặc bị người khác hành hung , hiếp đáp , la mắng , nói nặng lời ,…. Đều có thể gây ra hội chứng PTSD . Điều cần làm ở đây là xác nhận rằng ở đây người ấy có triệu chứng PTSD , có sự Căng Thẳng và Ám Ảnh Tâm Lý của một người đã trải qua một biến cố tâm lý . Điều cần làm là giúp cho người đó nhận thức rằng ở trong họ có những cảm giác sợ hãi , giận dữ , u sầu ,…, qua biến cố đó , rằng chuyện ấy là một biến cố có thể xảy ra cho bất kỳ ai chứ không phải riêng một cá nhân nào . Điều quan trọng là không quy lỗi cho ai trong biến cố này . Người ấy cần thổ lộ những gì đang ám ảnh họ , tiếp xúc và hóa giải những cảm xúc ấy , và hóa giải những suy luận , diễn dịch không xác thực về biến cố ấy ,…, giúp cho họ nhận thức rằng đó chỉ là những ám ảnh tâm lý đã thuộc về quá khứ vì trong giây phút này , không có chuyện gì đang sợ đang xảy ra cho họ hoặc cho người thân của họ cả . Hiểu , chấp nhận và tha thứ cho những gì đã xảy ra là cách duy nhất để họ hóa giải vết thương của quá khứ . )

Phải trung thực để xem trong đời bạn , bạn có đang nuôi dưỡng lòng oán hận một ai đó mà bạn chưa hoàn toàn tha thứ - một “kẻ thù” nào đó hay không . Nếu có , bạn hãy nhận diện cho rõ lòng thù ghét đó cả trên bình diện tư tưởng lẫn cảm xúc , tức là nhận ra những ý nghĩ nào thường lặp đi lặp lại ở trong đầu bạn khiến cho những cảm xúc ấy được tiếp diễn , và bạn cảm nhận phản ứng của cơ thể mình đối với những ý tưởng tiêu cực đó. Nhưng cũng đừng cố gắng bỏ qua những cảm giác oán hờn này . Vì tha thứ theo kiểu “cố gắng bỏ qua” sẽ không có tác dụng . Sự tha thứ chỉ đến một cách tự nhiên khi bạn nhận thức rằng nỗi hờn oán xưa cũ đó không có mục đích nào khác hơn là làm cho bạn tiếp tục bị khốn đốn trong phút giây hiện tại chỉ vì một điều đã xảy ra trong quá khứ , và chỉ để củng cố cảm nhận sai lầm về sự có mặt của một con người , một tư cách nạn nhân nào đó với mục đích là giúp cho bản ngã ở trong bạn tiếp tục tồn tại . Thấy được như vậy tức là giải thoát ; như Chúa Jesus đã từng dạy : “Hãy tha thứ cho kẻ thù của anh em “ , căn bản là nói về sự tháo gỡ , buông bỏ một trong những cơ cấu chính của bản ngã trong cách suy tư của con người .

(Cơ cấu chính của bản ngã trong cách suy tư của con người : Là cách nhìn sai lầm và phân biệt rằng có “Tôi” và có “những cái không dính gì đến Tôi “ ; trong đó những người khác và mọi thứ đều xoay quanh “Tôi”.Đây là một cách nhìn sai lầm từ gốc rễ vì ý niệm về “Tôi” chỉ là một ý niệm sai lầm , không hề có căn cứ trong thực tại ; “Tôi” chỉ là một ấn tượng không xác thực về con người không có ở trong bạn . Cách nhìn này gây nên tất cả những thống khổ ở trong bạn . Muốn vượt qua cơ cấu này , bạn có thể thực tập để buông bỏ tất cả những ý nghĩ dính đến một cái “Tôi” , hoặc “của Tôi” khi chúng phát sinh ở trong tâm thức bạn . Hãy đập vỡ cơ cấu sai lầm này khi trong bạn có sự căng thẳng vì một ý nghĩ vừa chớm lên ở trong đầu bạn rằng :”Chết , Tôi sẽ trễ tàu “, hoặc “ Tôi sẽ không có một chỗ ngồi tốt”, hoặc “ Tôi phải bước lên chuyến tàu này tối nay “, …., khi bạn đang đứng xếp hàng đợi tàu để đi xa . Ý nghĩ này không phải là vấn đề , chúng chỉ trở thành là vấn đề khi bạn cả tin vào ý nghĩ ấy , đến độ bạn tin rằng có một con người tách biệt với đời sống và mọi thứ thứ chung quanh ; con người ấy đang tìm mọi cách để bước lên tàu , con người ấy có thể giẫm lên những người chung quanh vì , trong giây phút khẩn cấp ấy , con người xa lạ ấy ở trong bạn không thể liên hệ được với đời sống và những người chung quanh . )

Quá khứ sẽ không có năng lực để lôi kéo bạn ra khỏi giây phút này . Chỉ có nỗi oán giận về những gì đã xảy ra trong quá khứ mới có thể lôi kéo bạn được . Vậy thì bản chất của lòng oán hận đó là gì ? Đó chỉ là tàn dư của những suy nghĩ và cảm xúc cũ kỹ , đã lỗi thời .


CĂN BỆNH LUÔN CHO RẰNG :”MÌNH ĐÚNG , KẺ KHÁC SAI “

Than phiền , phản ứng hay moi móc những khuyến điểm của người khác có khuynh hướng củng cố thêm cảm nhận của bản ngã về ranh giới và sự cách biệt , những thứ mà bản ngã cần dựa vào để tồn tại . Nhưng than phiền , phản ứng hay moi móc những khuyến điểm của người khác cũng làm cho bản ngã mạnh thêm bằng cách cho nó cảm nhận rằng nó siêu việt , nổi bật hơn người khác . Chúng ta chưa thấy rõ ngay về chuyện than phiền về một tình trạng kẹt xe , về một chính khách , về những kẻ giàu sụ “mà vẫn còn đầy lòng tham”, hay những kẻ lười biếng , ăn không ngồi rồi , hay về những người đồng sự , người tình cũ , người hôn phối của bạn , hoặc ông này , bà kia …, có thể cho ta cảm giác rằng mình cao vượt hơn những kẻ ấy .Nhưng khi rõ ràng bạn than phiền về họ , bạn kín đáo hàm ý là bạn đúng , còn người khác thì sai  .

Chẳng có gì củng cố cho bản ngã của bạn hơn việc cho rằng bạn luôn luôn đúng . Cho rằng mình luôn luôn đúng là tự đồng nhất mình với một quan điểm , một cách suy tư ở trong bạn : có thể đó là một quan điểm , một ý kiến , một câu chuyện hay một phán xét nào đó . Để thấy rằng mình đúng thì người khác chắc chắn là phải sai , vì bản ngã bạn thích biến cái gì đó thành sai để nó được đúng . Nói cách khác : Bạn cần người khác hay một tình huống nào đó sai , để bạn có thể cảm nhận mạnh hơn về một con người , một tư cách nào đó ở trong mình . Khi bạn tỏ ra than phiền và phản ứng về một tình huống “ sai trái” nào đó nghĩa là bạn ngụ ý rằng :” Lẽ ra chuyện này không nên xảy ra “.Khi bạn tự cho rằng mình đúng thì bạn tự đặt mình vào một vị thế giả tưởng , rằng bạn có đạo đức hơn người khác . Chính cái cảm giác vượt trội đó là thứ bản ngã bạn khát khao vì nhờ đó mà bản ngã tự củng cố chính nó.


BẢO VỆ CHO MỘT ẢO TƯỞNG


Các dữ kiện khoa học dữ nhiên là điều có thật . Nên khi bạn nói :”Ánh sáng đi nhanh hơn âm thanh” thì dĩ nhiên bạn đúng còn người khác sai . Điều này dễ dàng được khẳng định khi ta quan sát một cơn giông : ánh sáng có thể nhìn thấy được trước khi ra nghe có tiếng sấm. Không những bạn đúng mà còn biết rằng mình đúng . Vậy thì bản ngã có tham gia vào chuyện này không ?

Có thể chứ , nhưng không nhất thiết . Vì bạn chỉ đơn thuần nói lên những gì bạn biết là sự thật thì sẽ không có sự tham dự của bản ngã , vì không có sự chấp trước , hay tự đồng hóa mình . Vậy tự đồng hóa mình là tự đồng hóa mình với cái gì ? Với một cách tư duy ở trong mình  .Tuy nhiên , khuynh hướng tự đồng hóa mình như thế rất dễ xâm nhập vào bạn . Thế nên khi nào bạn nghe chính mình vừa nói “ Hãy tin tớ đi , tớ biết rõ điều này lắm mà !”, hoặc “Tại sao các cậu lại không tin tớ ? “ thì lúc đó bản ngã của bạn đã xâm nhập vào những điều bạn nói rồi . Bản ngã của bạn núp đằng sau chữ “Tớ” . Một câu nói đơn giản “Ánh sáng đi nhanh hơn âm thanh” dẫu rằng đúng thì giờ đây đã phục vụ cho một ảo tưởng , cho bản ngã . Câu nói ấy đã bị ô nhiễm bởi một cảm nhận sai lầm về một cái “Tôi” . Vì câu nói ấy đã bị cá thể hóa và trở thành một vị thế , một quan điểm trong cách bạn suy tư . Cái “Tôi” này cảm thấy giá trị của nó bị sút giảm hay xúc phạm vì người khác không tin theo những gì cái “Tôi” ấy nói ra .

Bản ngã của bạn xem xét mọi thứ chỉ theo quan điểm của riêng nó . Đi kèm với thái độ chủ quan trong suy nghĩ của bản ngã là sự búc xúc trong tình cảm , khuynh hướng bảo vệ ý kiến của mình và thậm chí là tranh cãi khi người khác tỏ ra bất đồng với bạn . Bạn có đang cố gắng bảo vệ sự thật không ?Không , bất luận trường hợp nào thì Sự thật không cần bạn hay ai bảo vệ cho nó . Ánh sáng hay âm thanh không quan tâm đến những gì bạn hay người khác nghĩ . Bạn chỉ đang bảo vệ cho chính mình , đúng hơn là bảo vệ cái ảo tưởng về mình , một thứ ảo tưởng do suy tư ở trong bạn tạo ra . Nói đúng hơn là ảo tưởng của bạn đang bảo vệ cho chính nó . Nếu dữ kiện khoa học đơn giản và hiển nhiên này , tức chuyện “ ánh sáng đi nhanh hơn âm thanh” , mà đã dễ bị bóp méo , biến thái bởi cái hiểu sai lầm của bản ngã thì những chuyện khác ít hiển nhiên , ít rõ rang hơn như một quan điểm , một ý kiến , một phán đoán ,… lại càng dễ bị biến thái và bóp méo bởi bản ngã hơn gấp bội .Vì tất cả tựu trung đều là những hình thúc khác nhau của suy tư , nên chúng càng rất dễ bị tiêm nhiễm bởi cái “Tôi” sai lầm ấy .

(Bảo vệ cái ảo tưởng về mình: bản ngã là một điều gì không có thực , không bao giờ hiện hữu . Cho nên ta chỉ đang bảo vệ cho một ảo tưởng về mình . Thực ra ,bạn không phải là người đứng ra bảo vệ , mà đó chính là bản ngã ở trong bạn, nó là cái đang đứng ra để cố bảo vệ cho ảo tưởng về sự xác thực của chính nó . Khi không còn bản ngã ở trong bạn thì làm việc , lái xe , nghỉ ngơi , ăn , ngủ , làm tình …., và những hoạt động khác  trong đời sống của bạn vẫn xảy ra , mà có khi còn trôi chảy hơn trước nữa vì giờ đây không có một cái Tôi tách biệt , không còn cái bản ngã nặng nề , đầy khổ đau luôn muốn tranh giành công lao trong những hoạt động đó qua ý nghĩ như : “ Hãy nhìn xem , chính Tôi làm những việc ấy đấy nhé “, hoặc thái độ xác định quyền sở hữu về những thứ như xe cộ , nhà cửa , tài sản , đất đai , ngay cả vợ chồng , con cái ,…, kiểu như : “ Những thứ đó là của Tôi hết thảy )

Bản ngã nào cũng đều lẫn lộn giữa một biến cố với quan điểm , hay ý kiến của bạn về biến cố đó . Ngoài ra ,bản ngã của bạn cũng không thể phân biệt được sự khác biệt giữa một sự kiện với phản ứng của bạn với sự kiện đó . Bản ngã nào cũng đều suy diễn , bóp méo sự việc và chỉ muốn chọn lọc ra những gì nó muốn nhìn  nhận . Chỉ qua nhận thức – không phải qua suy nghĩ – bạn mới phân biệt được sự khác biệt giữa một sự việcý kiến của bạn về sự việc đó . Chỉ qua nhận thức , mà không phải là qua suy tư , bạn mới có thể nhận thức được sự khác biệt giữa một dữ kiện và ý kiến của bạn về dữ kiện đó . Cũng chỉ qua nhận thức bạn mới có thể nhận ra : Ồ đây là tình huống và đây là những cảm xúc giận dữ của tôi về tình huống đó , rồi bạn nhận ra những phương cách khác nhau mà bạn có thể ứng xử trong tình huống đó . Chỉ qua nhận thức , bạn mới biết được bức tranh toàn thể của một vấn đề , hay người nào đó , thay vì chỉ nhìn từ một vấn đề rất hạn hẹp của vấn đề .







CHÂN LÝ : TƯƠNG ĐỐI HAY TUYỆT ĐỐI


Ngoại trừ những dữ kiện đơn giản và có thể dễ dàng được xác minh , thì thái độ quá chắc chắn rằng “ Tôi đúng , anh sai” là một điều rất nguy hại trong quan hệ cá nhân , cũng như trong quan hệ giữa các nước , các dân tộc , các tôn giáo ….

Thái độ “Tôi đúng , anh sai” chỉ là một trong những phương cách mà bản ngã thường dùng để tự củng cố , xác minh chính nó . Cho rằng mình đúng , biến người khác thành sai là một sự tha hóa về mặt tinh thần , luôn luôn gây ra sự phân cách và mâu thuẫn giữa con người với con người . Nhưng như thế thì không có chuyện gì hoàn toàn đúng – hay sai – hay sao ?

Lịch sử chiến tranh về tôn giáo là một ví dụ tiêu biểu về sự nguy hại của thái độ cho rằng chỉ có tôn giáo của mình là sở hữu chân lý ,là đúng đắn …. Vì thái độ này sẽ làm cho hành vi và cách suy nghĩ của chúng ta trở nên băng hoại . Trong nhiều thế kỷ qua , nhưng chuyện như thiêu sống người khác , hoặc tra tấn nếu họ biểu lộ thái độ không đồng ý với giáo lý hay những suy diễn mà một giáo phái cho là Chân Lý vẫn diễn ra , vì những tín đồ của giáo phái ấy luôn tự cho mình là đúng và người khác là “Sai” . Sai đến độ họ phải bị hành hình . Chân lý được coi như quan trọng hơn sinh mạng của một con người . Vậy cái được cho là Chân Lý đó thực ra là cái gì ? Đó chỉ là một câu chuyện chúng ta tự thêu dệt nêntin vào , đó chỉ là một mớ những suy tư ở trong đầu chúng ta .

Một số giáo phái rất đúng khi cho rằng không một tôn giáo nào có thể sở hữu Chân Lý một cách tuyệt đối . Và chân lý tuyệt đối cũng không thể được tìm ra ở nơi mà Chân lý không thể được tìm ra : tức là trong các giáo điều , các học thuyết , hệ tư tưởng hay ở các hệ thống luật lệ nào đó . Vì những thứ này có một đặc điểm giống nhau là chúng hoàn toàn do suy nghĩ mà ra . Giỏi lắm thì suy tư có thể chỉ cho chúng ta nhìn về hướng của Chân lý , nhưng tự thân chúng không bao giờ có thể là chân lý cả , như Phật Gautam đã nói : “ Ngón tay của ta chỉ về phía mặt trăng , chứ ngón tay của ta không phải là mặt trăng”. Tôn giáo nào cũng có mặt tốt và mặt xấu , tùy theo cách tiếp xử của chúng ta . Bạn có thể dùng tôn giáo để phục vụ cho bản ngã của riêng mình , hay dùng tôn giáo để phục vụ cho Chân lý . Nếu bạn cho rằng chỉ có tôn giáo của bạn mới là chân lý duy nhất , thì lúc đó bạn đang dùng tôn giáo để phục vụ cho bản ngã của bạn . Như thế , tôn giáo sẽ trở thành những giáo điều chết cứng và bạn sẽ có ảo giác rằng tôn giáo của mình cao siêu hơn những tôn giáo khác , và bạn sẽ tạo thêm sự phân 1y và mâu thuẫn . Để phục vụ cho Chân lý , tôn giáo phải là những tấm bảng chỉ đường hoặc những chiếc bản đồ mà các bậc khai sáng đã để lại để giúp cho bạn có sự thức tỉnh về tâm linh , thoát ra khỏi sự đồng nhất một cách vô thức với hình tướng .

Chỉ có một Chân lý Tuyệt đối , còn những Chân lý khác đều từ đó mà ra . Khi bạn tìm ra được Chân lý Tuyệt đối đó thì những gì bạn làm sẽ phù hợp với chân lý đó. Hành vi của con người là sự phản ảnh của Chân lý hay chỉ là phản ảnh của sự mê lầm. Vậy chân lý có thể được diễn tả bằng lời không ? Có thể , nhưng ngôn từ không phải là chân lý . Ngôn từ chỉ có thể giúp chúng ta hướng về Chân lý như ngón tay chỉ trăng của Phật Gautam .

Nhưng Chân lý Tuyệt đối không tách rời với bản chất chân thật của bạn . Đúng vậy , bạn chính là Chân lý . Nên khi bạn phóng Tâm đi tìm chân lý ở đâu khác bên ngoài bạn , thì bạn sẽ đi vào sự lầm lạc . Hiện Hữu thâm sâu nhất của bạn chính là Chân lý . Chúa Jesus muốn nói đến điều quan trọng này khi người nói “ Ta là con đường , là chân lý và là sự sống “ . Những lời Chúa Jesus đã thốt lên là một trong những bảng chỉ đường mạnh mẽ và trực tiếp nhất hướng về Chân lý. Nếu bạn hiểu sai thì chúng là những trở ngại lớn nhất . Chúa Jesus muốn nói về Hiện Hữu thâm sâu nhất của bạn , là bản tánh căn bản của mỗi người , mỗi thể sống .Người nói bạn chính là Sự sống đnag diễn ra ở khắp mọi nên trong vũ trụ . Người Cơ Đốc gọi đây là bản thể của Chúa , còn đạo Phật gọi đó là Phật tánh . Đạo Hindu gọi là Atman , là Thượng Đế vĩnh hằng . Khi bạn có thể tiếp xúc với chiều không gian này ở trong mình – như là một việc bình thường , mà không phải là một thành tựu có tính chất kỳ diệu nào – thì tất cả những quan hệ hay hành vi của bạn đều phản ánh tính Nhất Thể với đời sống mà bạn cảm nhận rất sâu sắc ở trong mình . Đây chính là tình yêu chân chính . Luật pháp , mệnh lệnh , nguyên tắc,… chỉ cần thiết khi con người đã bị tách biệt với bản chất chân thật của họ , tức là tách biệt với Chân lý ở trong họ . Những luật lệ mà chúng ta đề ra với mục đích ngăn ngừa sự tha hóa của bản ngã , nhưng thực ra là luật lệ cũng không làm được như điều mà chúng ta mong muốn . “ Hãy để cho lòng yêu thương mọi người được dâng trào một cách tự nhiên ở trong con và làm những gì con cần làm ‘, Thánh Augustine đã từng nói như vậy và không còn ngôn từ nào có thể nói hay hơn câu nói này .

(Nhất Thể với đời sống:tính Nhất Thể hay Nhất Như là tính chất như nhau , bất nhị , không khác biệt giữa bạn với toàn thể , với tổng thể của đời sống . Trong một cơ thể , tay , chân và tất cả các bộ phận khác trong cơ thể bạn có tính nhất thể , là một với bạn , và cũng chính là bạn . Nhìn rộng hơn trong đời sống , những người khác , muôn thú , đất đá , cỏ cây , cũng có tính nhất thể với bạn )



BẢN NGÃ KHÔNG PHẢI LÀ VẤN ĐỀ CÁ NHÂN CỦA BẠN


Trên bình diện tập thể , lối sy nghĩ “ Chúng tôi đúng , những người kia sai “ được xác lập một cách kiên cố ở nhiều nơi trên thế giới , nơi các cuộc xung đột khốc liệt và dai dẳng giữa các nước , các chủng tộc , tôn giáo , hay ý thức hệ ngày một tràn lan . Cả hai bên đều cố chấp vào những quan điểm , cách hiểu vấn đề của riêng mình ; nói một cách khác , họ tự đồng hóa họ một cách vô thức với những suy tư của họ . Cả hai đều bất lực như nhau , không thể thấy được là có một cách nhìn , một câu chuyện khác cũng có giá trị như thế . Y.Halevi , một văn hào người Do Thái , đã nói đến khả năng để chúng ta có được sự dung hòa cho những cái nhìn rất khác biệt nhau ; nhưng ở nhiều nơi trên thế giới , chúng ta chưa thể hay chưa muốn làm như vậy . Cả hai phía đều tin là chỉ có mình sở hữu Chân lý , cả hai đều xem mình là nạn nhân, còn “những người kia” là những kẻ xấu xa . Họ đã khái niệm hóa và hạ thấp nhân phẩm của “những người kia” thành kẻ thù nên họ có thể giết hại hay gieo rắc mọi hình thức bạo lực lên những người ấy , thậm chí là lên cả trẻ con mà không hề thấy được nhân phẩm và nỗi thống khổ của phía bên kia . Họ bị mắc kẹt vào một cơn lốc điên cuồng của tội ác , oán thù , bạo động và phản ứng .


Rõ ràng ở đây bản ngã tập thể của con người , dưới cách nhìn “chúng ta” đối nghịch với “chúng nó” càng trở nên điên rồ hơn so với biểu hiện của bản ngã của cá nhân “Tôi” , dù cơ chế của cả hai đều giống nhau . Đại đa số bạo lực mà con người gây ra cho nhau không phải là do các tội phạm hay những kẻ loạn thần kinh gây ra , mà do những con người rất bình thường , những công dân bình thường, khả kính gây ra để phục vụ cho bản ngã của tập thể . Nên chúng ta có thể cường điệu hơn một chút khi nói rằng sự “bình thường” trên thế gian này cũng có nghĩa là điên rồ . Như vậy , gốc rễ của sự điên rồ này là gì ? Đó chính là bản ngã , là sự hoàn toàn đồng nhất chính mình với những suy-nghĩ-không-có-chủ-đích và những cảm xúc miên man ở trong mình.

Dù thế giới này vẫn còn đầy rẫy những ích kỷ , tham lam , bóc lột và bạo tàn , …. Nhưng khi bạn chưa nhận thức được rằng đây chỉ là những biểu hiện của sự tha hóa tâm linh của cá nhân hay của tập thể , chúng ta sẽ sai lầm khi cá thể hóa những biểu hiện tha hóa đó . Bạn sẽ dựng nên khái niệm không có thực về một cá nhân hay một nhóm người nào đó ở trong đầu bạn và mạnh dạn tuyên bố “ Đây là bản chất của kẻ này . Đây là bản chất của chúng nó “. Khi bạn nhầm lẫn bản chất chân thực của một người với những biểu hiện sai trái của bản ngã của người đó , thì đó là lúc bản ngã ở trong bạn đang dùng sự suy diễn sai lạc này để củng cố cho chính nó qua việc cho rằng bạn đúng và vì thế bạn cảm thấy ưu việt hơn người khác , và qua thái độ chỉ trích , phẫn nộ , giận dữ đối với những người mà bạn cho là kẻ thù . Tất cả những tấn bi kịch này làm cho bản ngã ở trong bạn cảm thấy rất thỏa mãn . Thái độ này tạo nên sự cách biệt giữa bạn với những người chung quanh , những người mà bạn coi là “kẻ thù”sự khác biệt của họ, khi sự khác biệt này được  bản ngã của bạn khếch đại đến mức bạn không còn cảm nhận được rằng họ cũng là một con người như bạn , họ cũng có một phần rất căn bản của đời sống như bạn , cũng có tính chất cao thượng và thánh thiện như bạn .

Khi bạn phản ứng quá đáng đối với những cách cư xử khiếm khuyến đầy tính bản ngã ở một người nào , thì đó là một dấu hiệu cho thấy bạn không biết rằng bạn cũng có những lối hành xử khiếm khuyết , đầy tính bản ngã như thế ở trong mình . Cho nên , ta luôn có cơ hội học thêm nhiều điều hay từ những người mà ta cho là kẻ thù . Bạn thường cảm thấy bực tức , cay cú nhất đối với những gì bạn nhìn thấy ở họ ? Tính tham lam , tính ích kỷ của họ ? Sự đam mê quyền lực , thích đàn áp của họ ? Tính thiếu thành thật , xu hướng bạo lực hay một điểm nào đó ? Bạn cảm thấy chán ghét và có phản ứng dữ dội về những gì bạn nhìn thấy ở những người khác chỉ là một phản ứng vô thức của bạn về những khiếm khuyết tương tự mà bạn chưa nhận ra ở trong mình . Nhưng chẳng qua những thứ ấy chỉ là biểu hiện của bản ngã nói chung và hoàn cảnh không phải là vấn đề riêng của bạn . Nó chẳng liên quan gì đến bản chất chân thực của người đó , hay của bạn . Chỉ khi nào bạn nhầm lẫn những biểu hiện của bản ngã của con người nói chung với bản chất chân thực của họ thì điều này mới có thể ảnh hưởng đến cách bạn cảm nhận về nhân cách của chính bạn.


GÂY CHIẾN LÀ MỘT THÓI QUEN TRONG CÁCH TƯ DUY

Trong một số trường hợp , bạn cần phải bảo vệ mình hay người khác khỏi bị hãm hại nhưng bạn hãy coi chừng , vì không khéo bạn sẽ tự phong cho mình sứ mạng “ trừ gian diệt bạo “ và như thế bạn có thể trở thành chính những thứ mà bạn đang cố đấu tranh để loại trừ . Đấu tranh với sự mê mờ có thể làm cho bạn trở nên mê mờ . Vô thức hay những hành vi tha hóa của bản ngã là thứ ta không bao giờ có thể đánh bại được bằng cách trấn áp hay loại trừ . Dù bạn có khuất phục được đối thủ của mình sự thiếu nhận thức của kẻ ấy sẽ đi vào trong con người của bạn , vì kẻ địch mà bạn muốn tiêu diệt sẽ tạm rút lui và sẽ tìm cách để biểu hiện ra trong nay mai dưới một hình thức khác . Chống lại một cái gì đó tức là bạn vô tình làm cho cái đó trở nên mạnh thêm , khi kình chống một cái gì đó là bạn vô tình giúp cho cái đó được tiếp tục tồn tại.

Thỉnh thoảng ta nghe “cuộc chiến chống lại” cái này hay phong trào đấu tranh chống lại cái kia của các nước phương Tây và mỗi khi như thế thì chúng ta biết rằng thất bại là điều tất yếu sẽ xảy ra cho những cuộc chiến như thế . Nào là cuộc chiến chống ma túy , chống tội phạm , chống khủng bố , chống ung thư , chống đói nghèo ,…, thế nhưng , cho dù có cuộc chiến chống ma túy và tội ác thì trong 25 năm qua thống kê cho thấy các vụ tội phạm và những trường hợp liên quan đến ma túy ngày càng tăng mạnh mẽ . Năm 1980 số tù nhân ở Mỹ chưa đến 300 ngàn thì năm 2004 đã tăng đến con số 2.1 triệu . Cuộc chiến chống bệnh tật đã tạo ra nhiều vấn đề trong đó có việc lạm dụng thuốc kháng sinh . Thoạt đầu thì việc sử dụng thuốc kháng sinh dường như có vẻ cấp thời giúp chúng ta thắng được các bệnh truyền nhiễm . Nhưng giờ đây các chuyên gia y tế đã nhất trí rằng việc dùng kháng sinh tràn lan và thiếu thận trọng trong thời gian qua đã tạo nên một quả bom hẹn giờ và rằng các loại vi khuẩn mới có khả năng kháng thuốc mạnh hơn trước , hoặc các loài siêu vi khuẩn có nguy cơ dẫn đến sự tái xuất hiện của bệnh tật và có thể gây nên những trận dịch toàn cầu . Theo tờ Journal of the American Medical Association , tử vong do chữa trị bằng thuốc Tây là nguyên nhân tử vong đứng vào hàng thứ 3 ở Mỹ , tức là chỉ sau bệnh tim và bệnh ưng thư. Các phép chữa vi lượng đồng căn ( homeopathy ) và thuốc Bắc cổ truyền của Phương Đông là 2 ví dụ khả dĩ có thể thay thế cách trị bệnh bằng kháng sinh của Phương Tây vì hai phương pháp này không trị bệnh như kiểu thuốc phương Tây , tức là không đối xử với căn bệnh như kẻ thù , nên chúng không tạo ra những bệnh tật mới .


Gây chiến là một thói quen của các bạn suy tư , và mọi hành động xuất phát từ đó hoặc sẽ làm cho kẻ thù – tức là cái bạn cho là xấu – trở nên mạnh hơn , hoặc là tạo ra một kẻ thù mới nếu bạn thắng , hoặc ta sẽ tạo ra một điều xấu khác tương tự hay còn tệ hơn cái vừa mới bị đánh bại . Có một sự tương quan sâu sắc giữa trạng thái nhận thức bên trong của bạn và sự biểu hiện ra thế giới bên ngoài của bạn . Khi bạn đang vòng kiềm tỏa của phần tạm thức cộng đồng gọi là “gây chiến” thì cách suy luận của bạn sẽ có tính chọn lọc và thường bị méo mó . Nói một cách khác , bạn chỉ thấy những gì bạn muốn thấy , và diễn dịch sai lầm những điều bạn nhìn thấy . hãy thử hình dung xem có những hành vi tốt đẹp nào lại có thể phát sinh từ một cách nhìn sai lạc như thế .

Hãy nhận diện rõ bộ mặt thật của bản ngã ở trong bạn : đó chỉ là sự tha hóa có tính chất tập thể , là sự điên cuồng của trí năng ở trong con người nói chung . Khi bạn nhận ra mặt mũi chân thực của bản ngã là gì , bạn sẽ không còn nhận lầm nó với bản chất chân thực của một người . Khi đã nhận ra mặt mũi chân thực của bản ngã thì chuyện giữ cho mình không phản kháng với bản ngã trong người khác cũng dễ dàng hơn . Bạn không còn xem nó là vấn đề của riêng bạn nữa . Bạn sẽ không còn than vãn , chê trách hay cáo buộc ai . Không có đúng sai gì ở đây nữa cả , mà chỉ là biểu hiện của bản ngã ở trong con người đó , thế thôi . Lòng xót thương phát sinh khi bạn nhận ra tất cả những khổ đau của con người đều gây nên bởi sự bệnh hoạn của thói quen suy nghĩ miên man ở trong con người , có người thì bệnh nhẹ , có kẻ thì bệnh rất nặng. Ta không còn tiếp tay để gây thêm những bi kịch với những kiểu quan hệ có tính bản ngã như thế . Tiếp tay ở đây nghĩa là gì ? Là thái độ phản ứng của bạn đối với một vấn đề . Vì phản ứng là thứ nhiên liệu mà bản ngã của bạn rất ưu thích .

BẠN MUỐN ĐƯỢC YÊN HAY MUỐN CÓ NHỮNG BI KỊCH


Không ai lại không muốn có sự bình yên . Ấy vậy mà trong ta có một cái gì đó luôn muốn có những bi kịch , luôn muốn có sự xung đột . Bây giờ có thể bạn chưa nhận ra đâu . Nhưng rồi bạn sẽ nhận ra khi có một tình huống hay thậm chí là một ý nghĩ phát sinh và mong muốn đó trỗi dậy , châm ngòi cho phản ứng ở trong bạn . Khi bị người nào đó tố cáo bạn , không thừa nhận bạn , chất vấn cách hành xử của bạn hay tranh cãi với bạn về tiền bạc ,v.v…...lúc đó bạn có thấy trong mình có một nguồn lực đang dâng trào không ? Năng lực đó là nỗi sợ hãi được che đậy dưới dạng cảm xúc giận dữ và thù nghịch . Bạn có nhận ra giọng nói của mình đang đanh lại , lớn tiếng hay gằn giọng không ? Bạn có ý thức rằng lý trí của bạn đang gấp rút bảo vệ cho quan điểm của nó , đang biện minh , đả kích hay quở trách người khác ? Nói cách khác , bạn có tỉnh táo vào giây phút bạn vừa đánh mất nhận thức ở trong bạn không ? Bạn có cảm nhận được ở trong mình có một cái gì đó đang cảm thấy nó bị lâm nguy ; nó đang có biến động , và nó muốn sống còn với bất kỳ giá nào ; rằng nó cần có những bi kịch để khẳng định tư cách của mình là người chiến thắng trong màn kịch đó không  ? Bạn có cảm nhận rằng ở trong mình có một cái gì đó thà thấy mình đúng hơn là muốn được yên ?


VƯỢT LÊN BẢN NGÃ : BẢN THỂ ĐÍCH THỰC CỦA BẠN

Khi bản ngã của bạn đang ở trong tình trạng tranh chấp , hãy hiểu rằng đó chẳng qua là một ảo tưởng đang đấu tranh để tự bảo vệ chính nó . Ảo tưởng đó cho rằng nó là bạn . Thoạt đầu thật khó để bạn có mặt ở đó như là một chứng nhân , để nhìn thấy hết những cảm xúc và suy nghĩ đang xảy ra ở trong bạn , khó nhất là khi bản ngã của bạn đang ở trong tư thế phải đấu tranh để sống còn , chiến đấu để tồn tại , hay khi một khuôn mẫu phản ứng bó buộc trong tình cảm đang bị kích động ở trong bạn, nhưng khi bạn đã làm quen với sự có mặt ở đó như một nhân chứng rồi thì năng lực của Sự Có Mặt ở trong bạn sẽ dần dần lớn mạnh hơn và bản ngã của bạn sẽ không còn khả năng khống chế bạn nữa . Lúc đó có một năng lực mới , lớn hơn cả bản ngã và trí năng ,đi vào cuộc đời bạn. Để thoát khỏi sự kiềm chế của bản ngã thì bạn chỉ cần nhận diện được nó , ý thức được nó . Vì nhận thức và bản ngã là thứ đối nghịch nhau , không thể trong một lúc mà cùng tồn tại . Nhận thức là năng lực ẩn tàng trong giây phút hiện tại , vì thế ta còn gọi nó là Sự Có Mặt . Mục tiêu tối thượng của con người , cũng là mục tiêu của chính bạn , là đưa năng lực của Sự Có Mặt đó vào trong thế giới này . Điều này cũng cho thấy rằng chuyện vượt thoát khỏi bản ngã không thể là một mục tiêu phấn đấu nằm ở trong tương lai. Vì chỉ có sự có mặt của bạn trong giây phút này , tức Hiện Hữu , mới có thể giải thoát bạn ra khỏi bản ngã và bạn chỉ có thể có mặt ngay trong giây phút này , mà không thể là trong quá khứ hay tương lai. Chỉ có năng lực của sự có mặt của bạn trong phút giây hiện tại mới có thể hóa giải quá khứ ở trong bạn và qua đó mà chuyển hóa nhận thức của bạn.

(Một khuôn mẫu phản ứng bó buộc trong tình cảm: mỗi lần có chuyện bất hòa trong quan hệ của bạn với người yêu , với vợ, hay chồng của mình ,…. Bạn cảm thấy rất khổ sở vì không được người kia đối xử với bạn một cách tôn trọng và hòa ái ? Bạn nghĩ : “Tại sao em lại đối xử tệ với Anh như vậy ?”. Thực ra , không ai có thể đối xử với bạn tệ bạc cả , nếu bạn không cho phép họ . Một người chỉ nhận chịu sự đối xử khiếm nhã ( như nói nặng lời , khinh rẻ , chửi mắng , hoặc bị đánh đập , ức hiếp ,… ) mà vẫn để cho tình trạng ấy kéo dài vì tự thân người đó đang có một khiếm khuyết , một như yếu hay một nỗi sợ nào đó mà họ không muốn đối diện và vượt qua. Nếu bạn nghĩ : “Tôi mà có phản ứng chính đáng thì cô ấy sẽ không cho tôi chạm vào người cô ấy “. Thực ra , bạn cần chuyện ấy bao nhiêu thì người kia cũng cần chuyện ấy y như bạn , hoặc có lẽ còn cần nhiều hơn bạn nữa , nhưng thông thường bạn là người chịu thua trước . Do đó , tình trạng đối xử khiếm nhã , lấn lướt nhau trong quan hệ của bạn cứ tiếp diễn . Nếu bạn muốn xây dựng một quan hệ mà hai bên đều đối xử với nhau trong tinh thần tương kính thì bạn phải thực tập để vượt qua nhu yếu này . Vì đây là cái làm cho bạn dễ dàng nhượng bộ , đánh mất tư cách của mình . Khi bạn đã vượt thắng được thói quen này ở trong mình , bạn có thể giúp cho người hôn phối của mình giỏi hơn , xây dựng sự thành thật và lòng tương kính trong quan hệ giữa đôi bên )


Như vậy giác ngộ tâm linh là gì ? Có phải là bạn tin rằng bạn là một người có đời sống tâm linh ? Không , đó chỉ là một ý tưởng , dù ý nghĩ này rất gần chân lý hơn một tí so với ý nghĩ cho rằng bạn là con người ở tong chứng minh thư của mình . Giác ngộ là nhận thức rõ ràng những gì bạn đang cảm nhận , đang trải nghiệm hay đang suy nghĩ , rốt cuộc đều không phải là bản thể đích thực của mình , rằng bạn không thể tìm thấy một cái Tôi riêng biệt trong tất thảy những thứ đang diễn ra , đang đi qua . Có lẽ Phật Gautam là người đầu tiên thấy rõ được điều này và vì thế mà Anata , tức là Vô Ngã , là một giáo lý căn bản trong tất cả những lời dạy của người . Còn Chúa Jesus thì nói : “ Hãy chối bỏ bản ngã của anh em”. Nghĩa là : Hãy phủ định ( và vì thế mà hóa giải ) ảo tưởng về một tư cách , một con người tách biệt với tất cả - ở trong bản thân . Nếu quả cái “Tôi” – tức bản ngã sai lầm ở trong bản thân – là một cái gì chân thật của mình thì chuyện phải “chối bỏ” nó đi quả là một điều rất ngớ ngẩn .

(Vô Ngã : tức là không có bản ngã , không có một cái “Tôi” tách biệt với đời sống và với mọi người chung quanh . Chúng ta luôn mang một ấn tượng rất mạnh rằng có một cái “Tôi”  , có một bản ngã ở trong mình. Ấn tượng ấy ăn sâu trong tâm thức và thẩm thấu vào tất cả những gì bạn nói , bạn nghĩ hay bạn làm. Bạn làm mọi thứ để chiều chuộng , làm vui lòng , phục dịch cho con người không có mặt mũi , không có thực ấy . Bạn loay hoay với chuyện kế sinh nhai , sống còn vì bạn sợ rằng “Tôi” sẽ chết đói , “Tôi” sẽ mất việc , “Tôi” sẽ mất đi những gì “Tôi” trân quý ,…. Nhưng bạn chưa bao giờ thực sự  gặp mặt , hay tìm ra “con người ấy” ở trong bạn cả . Chắc chắn rằng bạn không thể nào cho người khác giáp mặt với “con người ấy” ở trong bạn , hoặc để bạn giới thiệu với một người khác rằng : “Ồ đây xin giới thiệu Anh , đây là bản ngã của tôi”. Khổ đau không phải là một cái gì đó dễ chịu , nhưng bạn có thể chịu được . Nhưng điều làm cho bạn khổ sở muôn phần là ấn tượng rằng có một con người khổ đau , một cái “Tôi” khổ sở ở trong bạn .)

(Hãy chối bỏ bản ngã của anh em : nghĩa là tự nhắc mình rằng sự thực là “Không hề có Tôi, Tôi không bao giờ có thật “ , tức là bạn điều chỉnh lại sai lầm trong nhận thức của mình về tính xác thực của một cá nhân , một con người tách biệt , không bao giờ có thật ở trong mình . Quả thực khi không có một ý nghĩ nào xảy ra trong đầu bạn thì lúc đó chỉ có ý thức sáng tỏ ở trong bạn , mà không hề có một cá nhân , một thực thể gọi là “Tôi” ở trong bạn .Như thế khi bạn nhận ra mình đang làm một điều gì chỉ vì ấn tượng về bản ngã , vì lợi ích nhỏ nhen ở trong mình thì bạn hãy can đảm từ chối , nhất định không làm theo điều đó . Nếu đã lỡ làm rồi thì bạn sẽ tìm cách sửa chữa lại hoặc hủy bỏ những gì bạn biết là sai trái . Tập làm được như thế thì càng ngày bạn càng thoát ra khỏi gọng kềm tinh vi của bản ngã ở trong bạn )


Những gì còn lại chính là sự tỏa sáng của nhận thức thuần khiết , là không gian trong đó mỗi ý nghĩ , mỗi trải nghiệm , mỗi cảm xúc ,…, ở trong bạn xảy ra rồi tan biến đi . Nhận thức sáng tỏ đó chính là Hiện Hữu , là Chân Ngã sâu sắc và chân thực của bạn . Khi bạn biết rằng bạn chính là Hiện Hữu bất diệt , không hình tướng , tất thảy những gì xảy ra trong đời bạn không còn mang giá trị tuyệt đối nữa mà chỉ là một cái gì đó tương đối . Bạn vẫn trân trọng những gì bạn đang có , nhưng những thứ ( mà bạn đang tạm thời sở hữu ) ấy không còn mang tính chất tuyệt đối nữa , vì chúng không còn quá nghiêm trọng và nặng nề như trước . Điều quan trọng là : liệu lúc nào bạn cũng có thể cảm nhận được sự Hiện Hữu, cái Biết thường hằng, ở đằng sau hậu trường cuộc sống của bạn hay không ? Nói chính xác hơn là bạn có cảm nhận được Hiện Hữu đang ý thức chính nó trong giờ phút này không ? Bạn có thể cảm nhận được bản thể chân chính của mình chính là nhận thức , là Tâm không ? Hay bạn đang tự đánh mất mình trong suy tư , trong những gì đang xảy ra xung quanh ?

( Bạn chính là Hiện Hữu bất diệt , không hình tướng : Bởi ý thức , sự Có Mặt vô hình tướng ở trong bạn là một cái gì bất diệt vì cái ấy siêu việt cả thời gian , vì bản chất ấy chưa bao giờ từng sinh , nên nó cũng không bao giờ có thể bị hoại diệt . Điều tối quan trọng mà bạn luôn nhớ là bản chất ấy không mang hình tướng . Do đó khi bạn thực tập và nhận ra mình đang bị vướng mắc vào một vấn đề nào đó , tức là một hình tướng nào đó , thì bạn biết rằng : Ồ , đây không phải là bản chất chân thực của mình , vì bản chất của mình là vô hình tướng”. Do đó bạn nhanh chóng buông bỏ và thoát ra được sự vướng mắc này .)

TẤT CẢ MỌI CẤU TRÚC ĐỀU KHÔNG BỀN


Dù ẩn dưới hình thức gì đi nữa , động cơ vô thức ở đằng sau của bản ngã chỉ là để củng cố cảm nhận về một cái “Tôi” , cái “Tôi” hão huyền ấy sẽ xuất hiện khi có một ý nghĩ – đó có thể là một ân sủng hoặc là một lời nguyền – và ý nghĩ đó bắt đầu chiếm hữu và che mờ niềm vui đơn giản mà sâu sắc khi con người tiếp xúc với Hiện Hữu , với Cội Nguồn , với Thượng Đế . Dù cho bản ngã được thể hiện dưới bất kỳ lối cư xử nào thì động lực nằm đằng sau của bản ngã luôn luôn là : có nhu cầu được nổi bật , trở nên đặc biệt , để nắm quyền kiểm soát , nhu cầu có quyền lực , được người khác quan tâm đến mình , nhu cầu tích lũy tài sản hoặc kiến thức nhiều hơn ; và tất nhiên là cảm nhận về sự cách biệt giữa bạn với thế giới xung quanh , nói một cách khác , bản ngã của bạn luôn luôn có nhu cầu muốn có sự đối kháng , có một người để bạn cho là kẻ thù .

Bản ngã luôn muốn cái gì đó từ người khác , hay từ những tình huống nào đấy . Bản ngã ở trong bạn luôn luôn có một động cơ bí ẩn , vì nó luôn luôn cảm thấy “chưa đầy đủ” , hoặc có một sự thiếu thốn lớn cần phải lấp đầy . Bản ngã của bạn thích sử dụng người khác và những tình huống nào đấy để có được những gì nó muốn , ngay cả khi bản ngã của bạn thành công thì nó cũng không cảm thấy thỏa mãn được lâu . Thường thì những ý đồ của nó bị cản trở và trong hầu hết trường hợp , khoảng cách giữa “cái mà bản ngã của bạn muốn” và “những gì đang xảy ra” là nguyên nhân làm cho bạn rất khổ . Có một câu trong bài hát tiếng Anh từng rất thịnh hành :” I can’t get no satisfaction “- Tôi không bao giờ cảm thấy thỏa mãn- đã nói lên rất chính xác cảm giác của bản ngã ở trong bạn . Và sợ hãi là cảm xúc chính nằm đằng sau , chi phối tất cả mọi hoạt động của bản ngã . Bạn sợ mình chỉ là một kẻ vô tích sự , sợ mình sẽ bị hoại diệt , sợ phải chết đi. Mọi hành động của bạn rốt cuộc cũng chỉ là để xua đi nỗi sợ hãi này nhưng giỏi lắm thì bản ngã của bạn chỉ có thể tạm thời dùng một quan hệ luyến ái để chê đậy cho nỗi sợ ấy , hoặc qua chuyện bạn sở hữu một cái gì , hay giành giật được cái này , cái nọ . Nhưng một ảo tưởng sẽ không bao giờ làm cho bạn được thỏa mãn . Chỉ có nhận ra được bản chất chân chính của bạn mới đưa bạn đến tự do , giải thoát .

(Một ảo tưởng sẽ không bao giờ làm cho bạn được thỏa mãn : ngụ ý bản ngã là một ấn tượng chưa bao giờ được bạn kiểm chứng về tính xác thực của bản ngã , vì bản ngã chỉ là một ấn tượng sai lầm của con người . )


Nhưng tại sao bản ngã ở trong bạn thường có cảm giác sợ hãi đời sống ? Vì bản ngã được phát sinh khi bạn sai lầm tự đồng nhất mình với hình tướng , trong khi sâu trong lòng bạn biết rất rõ rằng không một hình tướng nào bền vững lâu dài , rằng tất cả mọi hình tướng rồi cũng sẽ phôi phai , chóng tàn . Do đó bản ngã của bạn luôn có một cảm giác bất an , dù bên ngoài nó tỏ ra rất tự tin.

Cách đây một vài năm , khi tôi đang dạo chơi với một người bạn ngang qua khu bảo tồn thiêng nhiên gần thành phố Malibu , bang California , chúng tôi tình cờ bắt gặp một khu trang trại bị hỏa hoạn trước đó vài thập niên . Khu nhà lâu ngày đã bị cây cối , dây leo mọc phủ đầy , và bên trong con đường mòn có một tấm bảng do ban quản lý công viên dựng lên . Tấm bảng ghi “Nguy hiểm , mọi cấu trúc đều không bền vững”. Tôi quay sang nói với người bạn “Đây quả là một câu kinh văn thật sâu sắc và thâm diệu” . Chúng tôi đứng lặng im trong niềm kính sợ . Khi bạn nhận ra và chấp nhận rằng bạn , mọi sự , mọi vật , kể cả những vật thể rắn chắc , đều không bền vững thì lúc đó sẽ có một niềm an bình trỗi dậy ở trong bạn . Đó là vì khi bạn nhận ra tính vô thường của mọi vật , mọi sự ; điều này sẽ làm thức tỉnh trong bạn một chiều không gian vô hình tướng , chiều không gian đó vượt thoát khỏi sinh tử . Chúa Jesus gọi đó là “Đời sống miên viễn”.

(Đây quả là một câu kinh văn thật sâu sắc và thâm diệu: bởi vì nó nói về tính vô thường của vạn vật , giúp ta thoát ra được sự vướng mắc vào những gì chóng hiện , chóng tàn , tiếp xúc được chiều không gian của Vô tướng , của vô sinh , bất diệt ở trong mình )


NHU YẾU MUỐN HƠN NGƯỜI KHÁC CỦA BẢN NGÃ


Có nhiều biểu hiện khá vi tế và dễ dàng bị bỏ qua của bản ngã ở trong bạn mà bạn có thể cảm nhận được ở người khác , và quan trọng hơn nữa là ở trong chính bạn . Hãy nhớ rằng khi bạn vừa nhận thức được bản ngã trong chính bạn thì nhận thức mới vừa phát sinh đó chính là bản chất chân thực của bạn vượt lên trên bản ngã . Nhận ra sự giả dối là làm cho những gì chân thực vươn lên.

Ta hãy lấy một ví dụ : khi nào bạn hứng định kể cho ai đó một mẫu tin vừa xảy ra “Thử đoán xem chuyện gì vừa xảy ra ? Cậu chưa biết , đúng không ? Để tớ kể cho mà nghe …” Nếu bạn có đủ sự tỉnh táo , đủ “có mặt” thì bạn sẽ phát hiện rằng có một chút thỏa mãn nào đấy ở trong bạn ngay trước khi bạn loan báo mẫu tin này , cho dù đó là một thông tin xấu .Sở dĩ như thế là vì trong một thoáng , dưới con mắt của bản ngã thì có một sự chênh lệch giữa bạn với người kia mà bạn đang là người chiếm ưu thế . Trong giây phút đó , bạn là người biết “nhiều hơn” người kia. Nỗi thỏa mãn mà bạn cảm nhận được đó là cảm giác thỏa mãn của bản ngã , phát sinh từ chuyện bạn có được cảm nhận về chính mình mạnh mẽ hơn người kia . Cho dù họ là một tổng thống hay một giáo chủ của một tôn giáo , trong giờ phút đó bạn giỏi hơn người đó vì bạn biết “nhiều hơn”. Đây là lý do mà nhiều người đâm nghiện những chuyện ngồi lê đôi mach . Ngoài ra , những câu chuyện tầm phào như thế thường mang yếu tố chỉ trích , phê phán hoặc có ác ý với người khác , do đó tự làm cho bản ngã ở trong bạn mạnh hơn , vì khi chê trách ai thì bạn có hàm ý rằng bạn là một người có đạo đức hơn người ấy .

Tuy nhiên , nếu có người nào đó có nhiều của cải hơn bạn , có kiến thức hơn bạn , hoặc làm việc siêng năng hơn bạn, …., thì bản ngã của bạn sẽ cảm thấy bị đe dọa vì bạn cảm thấy rằng có “ít của cải và kiến thức hơn” người khác sẽ làm giảm thiểu khả năng cảm nhận về chính mình ở trong bạn . Lúc đó bản ngã của bạn sẽ cố khôi phục lại vị thế của nó bằng cách hạ thấp , phê phán , hay làm giảm thiểu của cải , kiến thức hay năng lực của người kia . Cũng có thể bản ngã sẽ thay đổi chiến lược bằng cách thay vì đối chọi với người đó thì bản ngã sẽ tự củng cố chính nó bằng cách liên kết với người kia , nếu người kia tỏ ra là một người quan trọng dưới con mắt của những người xung quanh .





BẢN NGÃ VÀ DANH VỌNG

Có một hiện tượng khá phổ biến là việc ngầm khoe khoang sự quen biết của bạn với những người nổi tiếng với mục đích lòe người khác ; đây là một chiến lược của bản ngã để làm cho nó cảm thấy nổi bật hơn người . Nhu yếu muốn được nổi tiếng này che mờ bản chất chân thực của bạn . Nếu bạn là một người nổi tiếng thì hầu hết những người mà bạn gặp đều muốn tự củng cố hình ảnh về bản thân họ - tức là cảm nhận của họ về chính họ - nhờ sự quen biết với bạn . Bản thân họ có thể không biết rằng họ cũng chẳng hề quan tâm gì đến bạn , mà thực ra họ chỉ quan tâm đến chuyện nâng cao cảm nhận về chính bản thân họ , cái cảm giác mà chung cuộc chỉ là một điều hư cấu . Nhưng họ tin rằng , qua bạn , họ có thể “có nhiều hơn” . Họ trong mong để hoàn thiện chính họ qua bạn , hay nói một cách chính xác hơn , là qua cái hình ảnh trong trí óc của họ về bạn như là một người rất nổi tiếng.

(Nhu yếu muốn được nổi tiếng này che mờ bản chất chân thực của bạn : Vì không biết bản chất chân thực của mình , và để cảm thấy rằng mình là một người quan trọng , bạn có nhu yếu muốn khoe với người khác sự quen biết của mình với những người có địa vị , quyền chức ,…, trong xã hội . Khi làm như thế thì bạn đang vô thức tự đồng hóa mình với bản ngã , vì bản ngã luôn nghĩ rằng “Tôi giỏi hơn anh” , “Tôi quan trọng hơn anh”.)

Chuyện đề cao thái quá về danh tiếng chỉ là một trong nhiều cách thể hiện sự điên rồ đầy tính bản ngã trong đời sống. Một số người nổi tiếng rơi vào sai lầm này và đồng nhất bản thân với hư cấu có tính tập thể đó , tức là cái hình ảnh mà mọi người và các phương tiện truyền thông đã tạo ra cho họ , và họ thực sự thấy mình ưu việt hơn những người bình thường . Do đó càng ngày họ càng trở nên xa lạ với chính họ và những người chung quanh; và họ ngày càng cảm thấy khổ sở và càng phụ thuộc vào sự mến mộ của nhiều người . Họ luôn bị bao quanh bởi những người luôn vỗ béo cho cái hình ảnh bị thổi phồng về chính họ . Họ không còn khả năng để thiết lập những mối quan hệ chân chính với người khác .

Albert Einstein , người đề ra thuyết tương đối trong ngành vật lý học , không bao giờ tự đồng nhất ông với hình ảnh mà người khác đã tạo dựng về ông . Ông vẫn luôn luôn sống khiêm nhường , không mang nặng bản ngã . Quả thực , ông đã từng nói về “sự mâu thuẫn đáng buồn cười giữa những gì mà người ta xem là những năng lực và thành tựu của tôi với thực tế con người của tôi như thế nào và những gì tôi thực sự có thể làm”.

Đây là lý do tại sao mà một người nổi tiếng rất khó có được mối quan hệ chân chính với người khác . Một quan hệ chân chính là một quan hệ không bị chi phối bởi bản ngã , vì mục tiêu của bản ngã là chỉ để tạo dựng nên một hình ảnh không có thực hay dùng quan hệ ấy để cho bản ngã đi tìm chính nó . Trong một quan hệ chân chính , ta thấy có sự cởi mở và lòng quân tâm chân thành đối với người kia , mà không phải vì bất kỳ một hậu ý nào . Sự quan tâm tỉnh táo đó chính là sự Hiện Diện. Đó là điều kiện tiên quyết cho bất cứ mối quan hệ chân chính nào . Bản ngã hoặc là muốn cái gì đó hoặc là hoàn toàn lãnh đạm khi cảm thấy nó không thu lượm được gì từ người kia . Bản ngã không hề quan tâm đến bạn. Do đó , ba trạng thái chính của một quan hệ có tính bản ngã là : mưu cầu một cái gì đó , thất vọng vì mưu cầu ấy không được thỏa mãn ( bạn trở nên giận dữ , oán ghét , quở trách , hay than phiền) và lạnh nhạt.


(Mục tiêu của bản ngã là chỉ để tạo dựng nên một hình ảnh không có thực:Khuynh hướng “làm nổi” , dùng mánh lới và sự khôn khéo của mình để mua lòng than phục của người khác , tạo nên một ấn tượng không xác thực về mình )

(Dùng quan hệ ấy để cho bản ngã đi tìm chính nó: Bạn dùng quan hệ của mình : rằng “Tôi” có một người yêu xinh đẹp , hoặc giàu có , nổi tiếng,….như là một điều hay ho , cốt chỉ làm để người khác than phục bạn )

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét

HÃY TÌM LẠI CHÍNH MÌNH BẰNG SỰ THỨC TÌNH MỤC ĐÍCH SỐNG

Nhân loại đã thực sự sẵn sàng cho một quá trình chuyển biến nhận thức , một quá trình nở hoa sâu sắc và triệt để của tâm thức đến độ , so với quá trình này thì việc cây cỏ nở hoa 114 triệu năm trước đây , dù cho đẹp đến mấy thì đấy cũng chỉ là sự phản ánh nhạt nhòa ? Liệu con người có thể từ bỏ tầng tầng lớp lớp những cách nghĩ bị bó buộc cũ và trở nên giống như những tinh thể pha lê trong suốt để ánh sang nhận thức xuyên qua dễ dàng ?

Liệu con người có thể thoát ra khỏi trường hấp dẫn của chủ nghĩa vật chất , thoát ra khỏi tình trạng tự đồng nhất mình với hình tướng ?

Khả năng chuyển hóa này cũng là thông điệp chính của những giáo lý sâu sắc để khai thị cho con người .Những người phát đi thông điệp này – như Đức Phật , chúa Jesus và nhiều người khác – là những bông hoa đầu tiên của nhân loại . Họ là những vị Thầy tiên phong , rất hiếm hoi và quý giá vô cùng . Tuy vậy , một sự chuyển hóa rộng khắp chưa thể xảy ra vào thời điểm đó được , nên thông điệp của họ bị bóp méo đi rất nhiều . Ngoại trừ ở một số ít người , tâm thức của con người thời ấy nói chung chưa được chuyển hóa nhiều

Bây giờ thì nhân loại đã sẵn sàng để chuyển hóa chưa ? tại sao lúc này mới thật là thời cơ ? Ban có thể làm gì để thúc đẩy quá trình chuyển hóa nội tại này ? Đặc điểm của nhận thức cũ đầy tính bản ngã là gì và đâu là dấu hiệu của một tâm thức mới đang trổi dậy ?

Những câu hỏi này và một số câu hỏi khác sẽ được đề cập trong cuốn sách này . Quan trọng hơn , quyển sách cũng chính là một công cụ có tính chuyển hóa , xuất phát từ một nhận thức mới đầy tính nổi dậy . Những ý tưởng và khái niệm ở đây tuy quan trọng , nhưng đó cũng là thứ yếu . Chính những tấm bảng chỉ đường giúp bảng chỉ đường giúp bạn đi đến trạng thái thức tỉnh . Trong lúc đọc quyển sách này , một sự chuyển hóa sẽ xảy ra trong bạn

Mục đích chính của quyển sách không phải là để cung cấp thêm thông tin hay những niềm tin mù quáng cho trí năng của bạn , hay cố thuyết phục bạn về một điều gì đó , mà nó mang đến cho bạn một sự chuyển hóa trong nhận thức , tức là thức tỉnh bạn ra khỏi những dòng suy nghĩ miên man ở trong đầu

Nếu được như vậy thì bạn sẽ không chỉ thấy cuốn sách này là “thú vị” . Vì “thú vị” có nghĩa là bạn còn đứng ở bên ngoài , tìm vui với những ý nghĩ , và khái niệm ở trong đầu bạn để tu duy rằng mình đồng ý hay không đồng ý với cuốn sách .

Vì cuốn sách này được viết cho bạn , do đó cuốn sách hoặc rất vô nghĩa đối với bạn , hoặc nó làm cho nhận thức của bạn có sự thay đổi lớn . Tuy nhiên cuốn sách này chỉ có thể thức tỉnh những người đã sẵn sang để tỉnh thức

Tuy nhiên khi có một người vừa tỉnh thức thì biến cố này sẽ tạo nên một quán tính trong tâm thức của tập thể , giúp cho sự tỉnh thức xảy ra dễ dàng hơn ở những người khác . Nếu trong lúc này bạn chưa rõ tỉnh thức nghĩa là gì , thì bạn cũng không cần bận tâm nhiều vể nghĩa của từ ấy , hãy cứ tiếp tục đọc và trong bạn có sự tỉnh thức , thì bạn sẽ hiểu “ tỉnh thức “ có nghĩa là gì

Quá trình tỉnh thức một khi đã bắt đầu ở trong bạn rồi thì không thể đảo ngược lại ; và để cho quá trình này được bắt đầu ,bạn chỉ cần trải qua trạng thái thức tỉnh – dù chỉ tong môt thoáng chốc

Đối với một số người thì một thoáng chốc của trạng thái thức tỉnh đó sẽ xảy đến khi họ đọc cuốn sách này . Còn đối với những người khác thì cuốn sách sẽ giúp họ nhận ra rằng quá trình tỉnh thức đã xảy ra ở trong họ rồi , nhưng bây giờ họ mới nhận ra .

Ở một số người thì quá trình tỉnh thức chỉ xảy ra khi họ gặp phải những mất mát hay khổ đau lớn

Trong khi ở những người khác , là khi họ tiếp xúc với những bậc Thầy hay những giáo lý về tâm linh , hay do đọc cuốn “ Sức mạnh của Hiện tại “ hay những cuốn sách có giá trị tâm linh sống động khác . Hoặc có thể là sự tổng hợp của tất cả những điều ấy . Tuy nhiên , một khi sự thức tỉnh đã bắt đầu ở trong bạn thì cuốn sách này sẽ giúp cho bạn đẩy nhanh và gia tăng cường độ tỉnh thức

Điều căn bản nhất của quá trình thức tỉnh là :

Nhận ra sự mê mờ đang tồn tại trong bạn

Nhận diện bản ngã của bạn khi nó đang nói , đang nghĩ , đang làm một việc nào đó

Nhận ra thói quen suy nghĩ đầy tính băng hoại trong tâm thức của tập thể đang thẩm thấu vào mọi khía cạnh của đời sống , kéo dài thêm tình trạng chưa thức tỉnh

Đó là lý do tôi viết quyển sách này : để nêu lên những khía cạnh chính của bản ngã và cách bản ngã hoạt động trong bạn cũng như trong tâm thức tập thể . Điều này có ý nghĩa quan trọng , vì hai lý do chính .

Trước hết , nếu bạn không nhận ra được những cơ cấu hoạt động của bản ngã , bạn sẽ không nhận diện được nó , và sẽ nhầm lẫn mà liên tục tự đồng hóa mình với bản ngã , tức là vô tình bạn để cho bản ngã chứ ngự lấy bạn , mạo danh là bạn

Thứ hai , tự than việc nhận diện bản ngã ở trong bạn chính là một trong những phương cách giúp cho sự tỉnh thức ở trong bạn được diễn ra . Khi bạn nhận ra sự mê lầm của mình , thì cái làm cho sự nhận biết ấy có thể diễn ra chính là thứ nhận thức mới đang trỗi dậy , đó cũng chính là tỉnh thức .

như ta không thể đấu tranh lại bong tối , hay chống đối lại sự mê mờ . Điều mà ta cần làm là mang ánh sáng của nhận thức vào những nơi tối tăm này

Và bạn chính là Ánh sang đó

Bài đăng phổ biến