Thông điệp yêu thương từ MẶT TRỜI TÂM THỨC

CÁC BẬC THẦY CHỨNG NGỘ CỦA THẾ KỶ 20 -21

XỨ SỞ GIÂY PHÚT HIỆN TẠI

XỨ SỞ GIÂY PHÚT HIỆN TẠI

Quảng cáo online

Chữ chạy

Chào mừng bạn đến với blog MẶT TRỜI TÂM THỨC Email : mattroitamthuc@yahoo.com - Phone 0903070348

Quảng cáo thay đổi

Truyện cười

CHÀO MỪNG CÁC BẠN ĐANG ĐẾN VỚI PHÚT GIÂY HIỆN TẠI

Giây phút hiện tại

Sống trong giây phút hiện tại là một phép lạ. Phép lạ không phải là để đi trên mặt nước.
Phép lạ là đi trên trên hành tinh xanh xinh đẹp này trong trong giây phút hiện tại, biết trân quý sự bình an và vẻ đẹp có sẵn ngay bây giờ.

Thứ Tư, 28 tháng 3, 2012

Hiểu biết: Luật duy nhất

Câu hỏi thứ nhất:
Osho kính yêu,
Tôi tới từ một gia đình đã có bốn người tự tử bên đằng
ngoại, kể cả bà tôi. Làm sao điều này ảnh hưởng tới
cái chết của người ta? Có sự giúp đỡ nào để vượt qua
được sự bóp méo này của cái chết mà vẫn cứ diễn ra
như một chủ đề trong gia đình?

Hiện tượng chết là một trong những điều bí hiểm
nhất và hiện tượng tự tử cũng vậy. Bạn đừng quyết định
trên bề mặt tự tử là gì. Nó có thể là nhiều điều đấy. Cách
hiểu riêng của tôi là ở chỗ người tự tử là những người
nhạy cảm nhất trên thế giới, rất thông minh. Bởi sự nhạy
cảm của họ, bởi cái thông minh của họ mà họ thấy khó
đối phó được với thế giới thần kinh này.
Xã hội là thần kinh. Nó tồn tại trên các nền tảng thần
kinh. Toàn bộ lịch sử của nó là lịch sử của điên khùng,
của bạo hành, chiến tranh, huỷ diệt. Ai đó nói, “Quốc gia
chúng ta là quốc gia vĩ đại nhất trên thế giới” - bây giờ
đây là thần kinh. Ai đó nói, “Tôn giáo của tôi là tôn giáo
vĩ đại nhất và cao cả nhất trên thế giới” - bây giờ đây là
thần kinh. Và cái thần kinh này đã ăn sâu vào tận máu và
xương, và mọi người đã trở thành rất, rất trì trệ, không
nhạy cảm. Họ phải trở thành như vậy, nếu không thì cuộc
sống sẽ là điều không thể được.
Bạn phải trở thành không nhạy cảm để đối phó với
cuộc sống trì trệ này quanh bạn; nếu không bạn sẽ mất
hài hoà với nó. Nếu bạn mất hài hoà với xã hội, thì xã hội
sẽ tuyên bố bạn điên. Xã hội điên, nhưng nếu bạn không
điều chỉnh theo nó, thì nó sẽ tuyên bố bạn điên. Cho nên
hoặc là bạn phải phát điên, hoặc là bạn phải tìm ra cách
thoát khỏi xã hội; đó chính là tự tử là gì. Cuộc sống trở
thành không thể dung thứ được. Dường như là không thể
nào đối phó được với biết bao nhiêu người quanh bạn -
và tất cả họ đều điên khùng. Bạn sẽ làm gì nếu bạn bị
ném vào giữa một nhà thương điên?

Điều đó đã xảy ra cho một trong những người bạn
tôi; anh ta trong bệnh viện tâm thần. Anh ta bị toà án
tống vào đó trong chín tháng. Sau sáu tháng - anh ta đã
điên, cho nên anh ta có thể làm điều đó - anh ta tìm thấy
một chai phenol trong nhà tắm và uống hết. Trong mười
lăm ngày anh ta bị ỉa chảy và nôn mửa, và bởi vì việc ỉa
chảy và nôn mửa đó mà anh ta trở lại với thế giới. Lục
phủ ngũ tạng của anh ta được thanh lọc, chất độc biến
mất. Anh ta bảo với tôi rằng ba tháng tiếp sau đó là khó khăn nhất, “Sáu tháng đầu thì đẹp đẽ bởi vì tôi điên, và mọi người cũng điên. Mọi thứ đơn giản diễn ra tốt đẹp,
không có vấn đề gì. Tôi đã hài hoà với toàn bộ cái điên
khùng quanh tôi.”

Khi anh ta uống phenol, và mười lăm ngày ỉa chảy và
nôn mửa, bằng cách nào đó tình cờ lục phủ ngũ tạng của
anh ta được thanh lọc, dạ dầy của anh ta được thanh lọc.
Anh ta không thể ăn được trong mười lăm ngày này -
việc nôn mửa quá nhiều - cho nên anh ta phải nhịn ăn.
Anh ta nằm trên giường trong mười lăm ngày. Việc nghỉ
ngơi đó, việc nhịn ăn đó, việc thanh lọc đó đã có ích - nó
là một sự ngẫu nhiên - và anh ta trở nên lành mạnh. Anh
ta tới bác sĩ, bảo với họ “Tôi đã được lành mạnh”; tất cả
họ đều cười phá lên. Họ nói, “Ai mà chẳng nói vậy.” Anh
ta càng nhấn mạnh, thì họ lại càng khăng khăng, “Anh
điên đấy, bởi vì mọi người điên đều nói như vậy. Anh cứ
đơn giản đi và làm việc của anh đi. Anh không thể nào
được thả ra trước khi lệnh của toà án tới đâu.”
“Ba tháng ấy thật không thể nào chịu đựng nổi,” anh
ta nói, “thật là ác mộng!” Nhiều lần anh ta nghĩ tới tự tử.
Nhưng anh ta là một người có ý chí mạnh mẽ. Và đấy chỉ
là vấn đề của ba tháng, anh ta có thể đợi. Thật không thể
dung thứ được! - ai đó kéo tóc anh ta, ai đó kéo chân anh
ta, ai đó đơn giản nhảy lên mình anh ta. Tất cả những cái
đã xảy ra trong sáu tháng, nhưng anh ta đã là một phần
trong nó. Anh ta cũng làm cùng những việc như thế; anh
ta là thành viên hoàn hảo của xã hội điên đó. Nhưng
trong ba tháng điều đó là không thể được bởi vì anh ta đã
lành mạnh còn mọi người thì điên khùng.

Trong thế giới thần kinh này, nếu bạn lành mạnh,
nhạy cảm, thông minh, thì hoặc là bạn phải thành điên,
hoặc bạn phải tự tử - hay bạn phải trở thành sannyasin.
Còn gì khác nữa nào?
Câu hỏi này là của Jane Ferber; cô ấy là vợ của
Bodhicitta. Cô ấy đã tới tôi đúng lúc. Cô ấy có thể trở
thành một sannyasin và tránh được việc tự tử.
Tại phương Đông, tự tử không tồn tại nhiều lắm, bởi
vì sannyas là một phương thức thay thế. Bạn có thể mất
hút một cách đáng kính trọng; phương Đông chấp nhận
điều đó. Bạn có thể bắt đầu làm việc của riêng mình;
phương Đông đã tôn kính điều đó. Do đó, khác biệt giữa
Ấn Độ và Mĩ lên tới năm lần: cứ một người Ấn Độ tự tử,
thì có năm người Mĩ tự tử. Và hiện tượng tự tử là hiện
tượng đang tăng lên ở Mĩ. Trí thông minh tăng lên, tính
nhạy cảm tăng lên, và xã hội thì lại trì trệ. Và xã hội
không đưa ra một thế giới thông minh - thế thì phải làm
gì? Cứ chịu đựng một cách không cần thiết mãi sao?
Thế thì người ta bắt đầu nghĩ, “Tại sao lại không loại
bỏ tất cả điều đó đi? Tại sao lại không kết thúc nó đi? Tại
sao không trả vé lại cho Thượng đế?” Tại Mĩ, nếu
sannyas trở thành một phong trào lớn, tỉ lệ tự tử sẽ bắt
đầu giảm đi, bởi vì người ta sẽ có phương án sáng tạo
hơn và tốt hơn nhiều về loại bỏ. Bạn đã bao giờ quan sát
điều xảy ra là những kẻ hippie không tự tử không? Đấy
là một thế giới ngay thẳng, thế giới theo tập tục nơi tự tử
lại còn phổ biến hơn. Kẻ hippie đã vứt bỏ. Anh ta là một
loại sannyasin - không thật hoàn toàn tỉnh táo về điều
mình làm nhưng đang trên con đường phải; di chuyển, dò
dẫm, nhưng theo hướng phải. Kẻ hippie là việc bắt đầu
của sannyas. Kẻ hippie đang nói, “Tôi không muốn là
một phần của trò chơi đồi bại này, tôi không muốn là một
phần của trò chơi chính trị này. Tôi thấy mọi điều, và tôi
muốn sống cuộc sống của riêng mình. Tôi không muốn trở thành bất kì ai khác cả. Tôi không muốn bị giết trong bất kì mặt trận chiến tranh nào. Tôi không muốn đánh
nhau - còn rất nhiều điều đẹp đẽ phải làm.”
Nhưng đối với hàng triệu người thì chẳng có gì cả;
xã hội đã tước đi tất cả khả năng cho trưởng thành của
họ. Họ bị mắc kẹt. Người ta tự tử bởi vì họ đang cảm
thấy bị mắc kẹt và họ không thấy lối ra nào cả. Họ tới
bước đường cùng. Và bạn càng là người thông minh bạn
càng chóng đi tới bước đường cùng đó, ngõ cụt đó. Và
thế thì bạn định làm gì? Xã hội không cho bạn bất kì
phương án nào khác; xã hội không cho phép một xã hội
khác.
Sannyas là một xã hội khác. Điều có vẻ kì lạ là ở Ấn
Độ, tỉ lệ tự tử là thấp nhất trên thế giới. Một cách logic
nó đáng phải là cao nhất, bởi vì mọi người đều đau khổ,
mọi người đều khổ, chết đói. Nhưng hiện tượng kì lạ này
đã xảy ra tại mọi nơi: người nghèo không tự tử. Họ chẳng
có gì để sống, họ chẳng có gì để chết. Bởi vì họ đã chết
đói nên họ bận tâm tới thức ăn, chỗ ở, tiền bạc, mọi thứ
như thế. Họ không thể đảm đương được với việc nghĩ về
tự tử, họ còn chưa đủ giầu có. Mĩ có mọi thứ, Ấn Độ
chẳng có gì.

Mới ngày hôm nọ, tôi mới đọc... Một ai đó đã viết:
“Mĩ có Jimmy Carter, Johnny Cash và Bob Hope mỉm
cười. Còn Ấn Độ thì có Morarji Desai khô khan, trì trệ,
không tiền mặt, và rất ít hi vọng.”
Nhưng người ta vẫn không tự tử: họ vẫn cứ sống, họ
tận hưởng cuộc sống. Thậm chí đến kẻ ăn xin cũng xúc
động, kích động. Chẳng có gì để mà kích động, nhưng họ
vẫn hi vọng.
Tại sao điều này xảy ra ở Mĩ nhiều thế? - các vấn đề
thông thường của cuộc sống đã biến mất, tâm trí được tự
do đi lên cao hơn tâm thức thông thường. Tâm trí có thể
vượt ra ngoài thân thể, vượt ra ngoài bản thân tâm trí.
Tâm thức sẵn sàng cất cánh nhưng xã hội không cho
phép điều đó. Cứ trong mười người tự tử có chín người
nhạy cảm. Nhìn thấy cái vô nghĩa của cuộc sống, thấy sự
sỉ nhục mà cuộc sống áp đặt cho, thấy những thoả hiệp
mà người ta phải làm chẳng vì cái gì cả, thấy tất cả
những cái lầm lì, nhìn quanh và thấy điều này - “câu
chuyện do thằng ngốc kể lại, chẳng có nghĩa lí gì” - họ
quyết định loại bỏ thân thể. Nếu như họ có cánh liền thân
thể, thì họ chắc sẽ không quyết định như thế.
Thế thì tự tử còn có một ý nghĩa khác nữa; điều đó
cần phải được hiểu. Trong cuộc sống mọi thứ dường như
đều tầm thường, bắt chước. Bạn không thể nào có một
chiếc xe mà người khác không có. Hàng triệu người có
cùng chiếc xe như của bạn. Hàng triệu người đang sống
trong cùng cuộc sống như bạn sống, xem cùng phim,
cùng chương trình ti vi như bạn xem, đọc cùng tờ báo
như bạn đọc. Cuộc sống quá tầm thường, chẳng có gì duy
nhất còn lại cho bạn làm, cho bạn hiện hữu. Tự tử dường
như là một hiện tượng duy nhất: chỉ bạn mới có thể chết
cho mình, không ai khác chết cho bạn cả. Cái chết của
bạn là cái chết của bạn, không của ai khác cả. Cái chết là
duy nhất!

Nhìn vào hiện tượng này: chết là duy nhất - nó xác
định bạn như một cá nhân, nó cho bạn tính cá nhân. Xã
hội đã lấy đi tính cá nhân của bạn; bạn chỉ là một cái
răng trong bánh xe, có thể thay thế được. Nếu bạn chết đi
thì chẳng ai thiếu bạn cả, bạn sẽ được thay thế. Nếu bạn
là giáo sư đại học, thì người khác sẽ là giáo sư đại học. 

Ngay cả nếu bạn có là tổng thống một nước, thì người
khác cũng sẽ là tổng thống của nước đó, ngay lập tức,
khoảnh khắc mà bạn không còn nữa. Bạn là thay thế
được.
Điều này làm tổn thương - rằng giá trị của bạn chẳng
nhiều nhặn gì, rằng bạn sẽ không bị bỏ quên, rằng một
ngày nào đó bạn sẽ biến mất và rồi chẳng mấy chốc
những người sẽ nhớ bạn cũng sẽ biến mất. Thế thì, cũng
hầu như là bạn chưa bao giờ có đó. Nghĩ về ngày đó mà
xem. Bạn sẽ biến mất... Vâng, trong vài ngày mọi người
sẽ nhớ - người yêu của bạn sẽ nhớ tới bạn, con bạn sẽ
nhớ tới bạn, có thể thêm vài người bạn nữa. Dần dần, kí
ức của họ sẽ trở nên lu mờ, phôi phai, sẽ bắt đầu biến
mất. Nhưng có thể trong khi những người mà bạn cảm
thấy thân thiết, vẫn còn sống, thì bạn có thể được họ nhớ
tới đôi lúc. Nhưng khi mà họ cũng đã qua đi, thế thì ...
thế thì bạn đơn giản biến mất, dường như bạn chưa bao
giờ có ở đây. Thế thì cũng chẳng khác biệt gì liệu bạn đã
từng ở đây hay chưa từng ở đây.

Cuộc sống không tạo cho bạn sự tôn trọng duy nhất.
Nó rất hay gây bẽ mặt. Nó hướng bạn vào cái hố, nơi bạn
chỉ là một chiếc răng trong bánh xe, một chiếc răng trong
cỗ máy bao la. Nó làm cho bạn thành ẩn danh.
Cái chết, ít nhất, cũng là duy nhất. Và tự tử còn duy
nhất hơn cái chết. Tại sao? - bởi vì cái chết tới, còn tự tử
lại là một cái gì đó mà bạn làm ra. Cái chết ở bên ngoài
bạn: khi nó tới, nó sẽ tới. Nhưng tự tử thì bạn có thể điều
khiển được, bạn không phải là nạn nhân. Tự tử thì bạn có
thể điều khiển được. Với cái chết bạn là nạn nhân, với tự
tử bạn sẽ trong kiểm soát. Cái sinh đã xảy ra - bây giờ
bạn không thể nào làm bất kì cái gì về nó, và bạn đã
không làm bất kì cái gì trước khi bạn được sinh ra - nó là
một điều ngẫu nhiên.
Có ba điều rất chủ chốt trong cuộc sống: sinh, yêu và
chết. Việc sinh đã xảy ra; chẳng có gì phải làm về nó cả.
Bạn thậm chí còn không được hỏi ý kiến liệu bạn có
muốn được sinh ra hay không. Bạn là nạn nhân. Tình yêu
cũng xảy ra; bạn chẳng thể làm được gì về nó cả, bạn bất
lực. Một hôm nào đó bạn phải lòng ai đó, bạn chẳng thể
làm gì về điều đó. Nếu bạn muốn phải lòng ai đó thì bạn
cũng chẳng thể điều khiển được, đấy là điều không thể
được. Và khi bạn yêu ai đó, nếu bạn không muốn yêu -
nếu bạn muốn rút chạy - điều đó nữa cũng dường như
khó khăn. Việc sinh là một sự xảy ra, việc yêu cũng vậy.
Bây giờ chỉ có cái chết còn là cái gì đó có thể làm được:
bạn có thể là nạn nhân hay bạn có thể quyết định theo ý
riêng mình.

Người tự tử là người quyết định, người nói, “Để cho
tôi ít nhất thì cũng làm một việc trong sự tồn tại này mà
tôi gần như không ngẫu nhiên: tôi sẽ tự tử. Chí ít thì cũng
có một việc tôi có thể làm!” Việc sinh là không thể nào
làm được rồi; việc yêu cũng không thể được tạo ra nếu
nó không có đó; nhưng việc chết... cái chết có một
phương án. Hoặc là bạn có thể là nạn nhân hoặc là bạn có
thể quyết định.
Xã hội này đã lấy đi tất cả phẩm giá từ bạn. Đó là lí
do tại sao người ta tự tử - bởi vì việc tự tử của họ sẽ cho
họ một loại phẩm giá. Họ có thể nói với Thượng đế,
“Con đã từ bỏ thế giới của mình và cuộc đời mình. Nó
không xứng đáng!” Những người tự tử gần như bao giờ
cũng nhạy cảm hơn người khác, những người cứ sống
kéo lê. Và tôi không nói cứ tự tử đi, tôi đang nói có một
khả năng cao hơn. Mỗi khoảnh khắc cuộc sống đều có thể đẹp thế, cá nhân thế, không bắt chước, không lặp lại.

Mỗi khoảnh khắc đều có thể quí giá thế! Thế thì không
cần phải tự tử. Mỗi khoảnh khắc đều có thể đem lại phúc
lạc thế, và mỗi khoảnh khắc đều có thể xác định bạn như
điều duy nhất - bởi vì bạn là duy nhất! Trước đây chưa
hề có một người như bạn, và cũng chẳng bao giờ sẽ có
người như bạn nữa.
Nhưng xã hội buộc bạn phải trở thành một phần của
đám đông lớn. Xã hội chưa bao giờ thích một người đi
theo đường riêng của mình. Xã hội muốn bạn là một
phần của đám đông: là một người Hindu, là một người Ki
tô giáo, là một người Do Thái, là một người Mĩ, là một
người Ấn Độ - nhưng là một phần của đám đông; bất kì
đám đông nào, nhưng cứ là một phần của đám đông đi.
Đừng bao giờ là bản thân mình. Và những người muốn là
chính họ... và những người đó là muối trên trái đất,
những người muốn là chính họ. Họ là người có giá trị
nhất trên trái đất. Trái đất có ít phẩm giá và hương thơm
bởi vì những người này. Thế thì họ tự tử.
Sannyas và tự tử là các phương án. Đây là kinh
nghiệm của tôi: bạn có thể trở thành một sannyasin chỉ
khi bạn đã tới điểm mà, nếu không phải là sannyas, thì là
tự tử. Sannyas có nghĩa là, “Tôi sẽ cố gắng trở thành một
cá nhân trong khi đang sống! Tôi sẽ sống cuộc đời mình
theo cách riêng của mình. Tôi sẽ không bị sai khiến,
không bị chi phối. Tôi sẽ không vận hành như cái máy,
như một người máy. Tôi sẽ không có ý tưởng nào, và tôi
sẽ không có mục đích nào. Tôi sẽ sống trong từng
khoảnh khắc, và tôi sẽ sống do sự thôi thúc của tình thế.

Tôi sẽ tự phát, và tôi sẽ mạo hiểm tất cả vì nó!”
Sannyas là mạo hiểm.
Jane, tôi muốn nói với bạn: tôi đã nhìn vào mắt bạn;
khả năng tự tử đã có đó nữa. Nhưng tôi nghĩ rằng bạn sẽ
không tự tử - sannyas sẽ xảy ra! Bạn còn may mắn hơn
bốn người trong gia đình bạn, những người đã tự tử.
Trong thực tế, mọi người thông minh đều có khả năng tự
tử, chỉ kẻ ngu đần mới không bao giờ tự tử. Bạn đã bao
giờ nghe thấy có kẻ đần độn nào tự tử chưa? Người ấy
chẳng bận tâm về cuộc sống; làm sao người ấy phải tự
tử? Chỉ người thông minh hiếm có mới bắt đầu cảm thấy
cần phải làm điều gì đó, bởi vì cuộc sống như nó đã được
sống thì không đáng sống. Cho nên, hoặc là làm điều gì
đó và thay đổi cuộc sống của bạn - cho nó một hình thức
mới, một chiều mới, một hướng mới - hoặc tại sao cứ
phải mang mãi cái gánh nặng ác mộng này, hết ngày nọ
tới ngày kia, năm nọ tới năm kia? và nó sẽ tiếp tục... Và
y học đang giúp bạn tiếp tục cuộc sống thậm chí còn dài
hơn - một trăm năm, một trăm hai mươi năm. Và bây giờ
người ta đang nói rằng con người có thể sống tới gần ba
trăm năm, dễ dàng. Thử nghĩ xem nếu người ta phải sống
ba trăm năm: tỉ lệ tự tử chắc sẽ rất cao - bởi vì thế thì
ngay cả một tâm trí xoàng xĩnh cũng sẽ bắt đầu nghĩ rằng
điều đó là vô ích.

Thông minh có nghĩa là thấy sâu sắc vào mọi việc.
Cuộc sống của bạn có ý nghĩa gì không? Cuộc sống của
bạn có niềm vui nào không? Cuộc sống của bạn có bài
thơ nào trong nó không? Cuộc sống của bạn có chút sáng
tạo nào trong nó không? Bạn có cảm thấy biết ơn là bạn
được ở đây không? Bạn có cảm thấy biết ơn rằng bạn đã
được sinh ra không? Bạn có cám ơn Thượng đế của mình
không? Bạn có thể nói với toàn bộ tấm lòng mình rằng
đây là phúc lành không? Nếu bạn không thể, thế thì tại
sao bạn cứ sống mãi làm gì? Hoặc là bạn làm cho cuộc
sống của mình thành phúc lạc... hoặc tại sao bạn cứ làm nặng gánh cho trái đất này? Biến đi cho rồi. Ai đó khác
có thể lấy chỗ bạn và có thể làm tốt hơn. Ý tưởng này tới
với tâm trí thông minh một cách tự nhiên. Nó là một ý
tưởng rất, rất tự nhiên khi bạn thông minh. Người thông
minh tự tử. Còn những người thông minh hơn người
thông minh - họ chọn tính chất sannyas. Họ bắt đầu tạo
ra ý nghĩa, họ bắt đầu tạo ra nghĩa lí, họ bắt đầu sống. Tại
sao bỏ lỡ cơ hội này?
Heidegger đã nói: “Cái chết cô lập tôi và làm cho tôi
thành cá nhân.” Đấy là cái chết của tôi, không phải là
đám đông mà tôi thuộc vào. Mỗi người trong chúng ta
đều chết cái chết của riêng mình; cái chết không thể nào
được lặp lại. Tôi có thể ngồi làm bài thi hai lần, ba lần;
so sánh cuộc hôn nhân thứ hai với cuộc hôn nhân đầu,
vân vân và vân vân. Tôi chỉ chết có một lần. Tôi có thể
xây dựng gia đình bao nhiêu lần tuỳ thích, tôi có thể đổi
việc bao nhiêu lần tuỳ thích, tôi có thể đổi thành phố bao
nhiêu lần tuỳ thích... nhưng tôi chỉ chết có một lần. Cái
chết thách thức thế vì nó là chắc chắn và không chắc
chắn. Điều nó sẽ tới là chắc chắn, khi nào nó sẽ tới là
không chắc chắn.

Do đó có tò mò lớn về cái chết, về nó là gì. Người ta
muốn biết về nó. Và chẳng có gì không lành mạnh trong
suy tư về cái chết. Những lời kết tội thuộc loại đó đơn
thuần là phương sách của ‘những người’ vô nhân xưng -
đám đông - để ngăn cản người ta thoát khỏi tên bạo chúa
của nó và trở thành cá nhân. Điều cần thiết là thấy cuộc
sống chúng ta như việc tiến tới cái chết. Một khi điều này
đã được đạt tới, có khả năng giải thoát khỏi điều vô vị
của cuộc sống thường ngày và sự nô lệ của nó vào những
quyền lực ẩn danh. Người đã đương đầu như vậy với cái
chết của mình do đó bị đau nhói đến thức tỉnh. Người ấy
nhận ra bản thân mình bây giờ như một cá nhân khác biệt
với đám đông, và được chuẩn bị để nhận lấy trách nhiệm
cho cuộc đời riêng của mình. Theo cách này, chúng ta
quyết định về sự tồn tại đích thực ngược với sự tồn tại
không đích thực. Chúng ta nổi lên từ đám đông và cuối
cùng trở thành bản thân mình.

Ngay cả việc suy tư về cái chết cũng cho bạn một cá
nhân, một hình hài, một dạng thức, một định nghĩa - bởi
vì đấy là cái chết của bạn. Đấy là điều duy nhất còn lại
trong thế giới mà là duy nhất. Và khi bạn nghĩ về tự tử
thì nó trở thành còn cá nhân hơn; đấy là quyết định của
bạn.
Và nhớ lấy, tôi không nói rằng bạn nên tự tử. Tôi nói
rằng cuộc sống của bạn, như nó hiện thế, đang dẫn bạn
tới tự tử. Thay đổi nó đi.
Và suy tư về cái chết. Nó có thể tới vào bất kì lúc
nào, cho nên đừng cho rằng việc nghĩ tới cái chết là
không lành mạnh. Không phải vậy, bởi vì cái chết là đỉnh
cao của cuộc sống, chính đỉnh cao nhất của cuộc sống.
Bạn phải lưu ý về nó. Nó đang tới - dù bạn tự tử hay nó
tới, ... nhưng nó vẫn đang tới. Nó phải xảy ra. Bạn phải
chuẩn bị cho nó, và cách duy nhất để chuẩn bị cho cái
chết - cách đúng đắn - không phải là tự tử; cách đúng đắn
là chết đi mỗi khoảnh khắc đi vào quá khứ. Đó là con
đường phải. Đó là điều một sannyasin được giả thiết cần
làm: chết đi từng khoảnh khắc đi vào quá khứ, không bao
giờ mang quá khứ dù chỉ một khoảnh khắc. Từng khoảnh
khắc, chết đi quá khứ và được sinh ra trong hiện tại. Điều
đó sẽ giữ bạn tươi tắn, trẻ trung, sống động, rạng ngời;
điều đó sẽ giữ cho bạn sinh động, rộn ràng, kích động,
cực lạc. Và một người biết cách chết từng khoảnh khắc
cho quá khứ thì cũng biết cách chết, và đó là tài năng và nghệ thuật vĩ đại nhất. Cho nên khi cái chết tới cho một người như vậy, người ấy nhảy múa với nó, người ấy ôm
choàng nó! - nó là người bạn, nó không phải là kẻ thù.
Đấy là Thượng đế tới với bạn dưới dạng cái chết. Đấy là
sự thảnh thơi toàn bộ trong sự tồn tại. Đấy là lần nữa trở
thành cái toàn thể, lần nữa trở thành cái một với cái toàn
thể.

Cho nên đừng gọi điều này là hư hỏng.
Bạn nói: “Tôi tới từ một gia đình có bốn người tự tử
bên đằng ngoại, kể cả bà tôi.”
Đừng kết án những người tội nghiệp đó, và đừng
khoảnh khắc nào nghĩ rằng họ là hư hỏng.
“Làm sao điều này ảnh hưởng tới cái chết của người
ta? Có giúp đỡ nào để vượt qua được sự bóp méo này của
cái chết mà vẫn cứ diễn ra như một chủ đề trong gia
đình?”
Đừng gọi nó là hư hỏng; nó không phải vậy. Những
người đó đơn giản là nạn nhân. Họ không thể đối phó
được với xã hội thần kinh, và họ đã quyết định biến mất
vào trong cái chưa biết. Có lòng từ bi với họ đi, đừng kết
án. Đừng nói xấu họ, đừng gọi tên họ - đừng gọi đó là hư
hỏng hay bất kì cái gì giống thế. Thương lấy họ và yêu
mến họ.
Không cần phải theo gương họ, nhưng cảm thông với
họ. Họ phải đã đau khổ nhiều lắm. Người ta không quyết
định rất dễ dàng để vứt bỏ cuộc sống đâu: họ phải đã đau
khổ ghê gớm lắm, họ phải đã thấy địa ngục của cuộc
sống. Người ta không bao giờ quyết định dễ dàng cho cái
chết, bởi vì sinh tồn là bản tính tự nhiên. Người ta cứ tiếp
tục sống trong đủ mọi loại tình huống và điều kiện.
Người ta cứ tiếp tục thoả hiệp - chỉ để sống còn. Khi ai
đó loại bỏ cuộc sống của mình, điều đó đơn giản chỉ ra
rằng cuộc sống đã vượt ra ngoài khả năng của người ấy
để thoả hiệp; đòi hỏi là quá đáng. Đòi hỏi là quá đáng
đến mức không còn đáng sống vì nó nữa; chỉ thế thì
người ta mới quyết định tự tử. Các bạn hãy thương lấy
những người này.
Và nếu bạn cảm thấy rằng cái gì đó sai, thế thì cái gì
đó là sai trong xã hội, chứ không phải trong những người
đó. Xã hội là hư hỏng! Trong xã hội nguyên thuỷ không
ai tự tử cả. Tôi đã từng tới các bộ lạc nguyên thuỷ ở Ấn
Độ: trong nhiều thế kỉ họ chẳng biết đến người nào tự tử
cả. Họ không có sổ ghi lại gì về bất kì ai đã tự tử. Tại sao
vậy? Xã hội là tự nhiên, xã hội còn chưa bị hư hỏng. Nó
không hướng người ta vào những cái trái tự nhiên. Xã
hội chấp nhận. Nó cho phép mọi người theo đường của
mình, theo việc chọn lựa của mình về cách sống cuộc đời
mình. Đó là quyền của mọi người. Cho dù ai đó có phát
điên, xã hội cũng chấp nhận điều đó. Nó cho phép điều
đó; đấy là quyền của người đó được phát điên. Không có
kết án. Trong thực tế, trong xã hội nguyên thuỷ, người
điên được kính trọng như các nhà huyền môn - và họ có
một loại bí ẩn quanh mình. Nếu bạn nhìn vào trong mắt
người điên và vào trong mắt nhà huyền môn, có điều gì
đó tương tự nhau - cái gì đó bao la, cái gì đó không xác
định, cái gì đó âm u, cái gì đó giống như hỗn loạn mà
sinh ra các ngôi sao. Nhà huyền môn và người điên có
những điều tương tự.

Mọi người điên không nhất thiết là nhà huyền môn,
nhưng mọi nhà huyền môn thì đều điên. Bởi ‘điên’ tôi
muốn nói họ đã vượt ra ngoài tâm trí. Người điên có thể
tụt xuống thấp hơn tâm trí, còn nhà huyền môn có thể đã
vượt ra ngoài tâm trí, nhưng một điều là tương tự - cả hai đều không trong tâm trí mình. Trong xã hội nguyên thuỷ ngay cả người điên cũng được kính trọng, cực kì kính
trọng. Nếu người ấy quyết định điên, điều đó là được. Xã
hội lo lắng đồ ăn cho người ấy, chỗ ở cho người ấy. Xã
hội yêu mến người ấy, yêu cái điên khùng của người ấy.
Xã hội không có luật lệ cố định; thế thì không ai phải tự
tử bởi vì tự do vẫn còn không bị động chạm tới.
Khi xã hội đòi hỏi sự nô lệ và tiếp tục phá huỷ tự do
của bạn và làm què quặt bạn từ mọi phía và làm tê liệt
linh hồn bạn và làm mờ xỉn con tim bạn... người ta đi tới
cảm thấy tốt hơn là chết đi chứ không thoả hiệp.
Đừng gọi họ là hư hỏng. Thương lấy họ; họ đau khổ
đã nhiều, họ là nạn nhân. Và cố gắng hiểu điều đã xảy ra
cho họ; điều đó sẽ cho bạn cái nhìn sáng suốt vào trong
cuộc sống riêng của mình. Và không cần phải lặp lại điều
đó, bởi vì tôi trao cho bạn một cơ hội được là chính bản
thân bạn. Tôi mở ra cánh cửa cho bạn. Nếu bạn hiểu, bạn
sẽ thấy ra vấn đề về nó, nhưng nếu bạn không hiểu thế thì
khó khăn. Tôi có thể tiếp tục hô to còn bạn thì sẽ chỉ
nghe cái mà bạn có thể nghe, và bạn sẽ nghe chỉ cái bạn
muốn nghe thôi - cái mà bạn muốn nghe.

Một người bạn là nhà tâm lí tới tôi: người ấy đã viết
một câu hỏi dài. Người ấy nói: “Tại sao thầy cứ nói mãi
về loại bỏ bản ngã? Chẳng ai có thể loại bỏ được bản ngã
cả.”
Bây giờ làm sao anh ta biết được điều đó - rằng
chẳng ai có thể loại bỏ được bản ngã? Anh ta nói điều đó
đã không thành công. Làm sao mà bạn biết được? Điều
đó đã thành công, mặc dầu nó đã thành công chỉ với rất ít
và rất hiếm người. Nhưng điều đó đã thành công, và nó
đã thành công chỉ với hiếm người bởi vì chỉ những người
hiếm hoi ấy mới cho phép nó thành công. Nó có thể
thành công cho mọi người, nhưng người ta không cho
phép nó thành công. Họ không sẵn sàng để làm mất bản
ngã của mình.
Anh ta là một nhà tâm lí, và anh ta nói, “Osho ơi, tôi
thấy thầy nữa cũng là một bản ngã lớn.” Như một nhà
tâm lí anh ta nói, “Tôi thấy bản ngã lớn trong thầy.”
Thế thì bạn chẳng trông thấy tôi chút nào cả. Thế thì
bạn đã thấy một cái gì đó chính là phóng chiếu của bạn.
Bản ngã cứ phóng chiếu bản thân nó. Bản ngã cứ tạo
ra thực tại của riêng nó quanh bản thân nó, sự phản xạ
của riêng nó.
Bây giờ, nếu bạn có thể thấy sâu vào bên trong tôi
đến thế thì tại sao bạn còn phải tới đây? - bạn có thể thấy
sâu vào trong chính bạn. Nếu bạn đã có cái nhìn sáng
suốt vĩ đại như thế, thì phỏng có ích gì mà tới đây? - điều
đó là vô ích. Và nếu bạn đã quyết định rằng bản ngã
không thể nào bị loại bỏ được, rằng điều đó là không thể,
thế thì bạn đã quyết định không cố gắng gì.

Và tôi không nói bản ngã có thể bị loại bỏ! Tôi đang
nói bản ngã không tồn tại! Làm sao bạn có thể loại bỏ cái
gì đó mà lại không tồn tại? Và Phật cũng chẳng nói rằng
phải loại bỏ bản ngã, ông ấy nói chỉ phải nhìn vào bản
ngã thôi - và bạn không tìm thấy nó đâu cả, do đó nó biến
mất.
Thế thì bạn có thể làm gì - khi bạn đi vào bên trong
bản thể mình và bạn không thấy bản ngã nào, bạn thấy
im lặng ở đấy; không cái ta nào thống trị cả, không trung
tâm nào giống như bản ngã có đấy? Việc loại bỏ bản ngã
không có nghĩa là bạn phải loại bỏ nó. Việc loại bỏ bản
ngã chỉ là biểu dụ. Nó đơn giản có nghĩa là khi bạn đi vào trong, bạn nhìn vào và bạn chẳng tìm thấy gì cả, bản
ngã biến mất. Trong thực tế, ngay cả việc nói ‘biến mất’
cũng không đúng, bởi vì ngay đầu tiên nó không có đó.
Nó là việc hiểu sai.
Bây giờ, thay vì đi vào trong bản thân mình, bạn lại
nhìn vào tôi. Và bạn nghĩ bạn đã nhìn được vào tôi! Và
bởi vì bạn là nhà phân tâm hay nhà tâm lí, nên bạn quyết
định. Và quyết định của bạn sẽ trở thành rào chắn - bởi vì
bản ngã không tồn tại trong tôi! Và tôi muốn tuyên bố:
bản ngã không tồn tại trong bạn! Ngay cả với anh bạn
nhà tâm lí này tôi sẽ nói: bản ngã không tồn tại trong anh
ta. Bản ngã không tồn tại! Nó là một ý tưởng không tồn
tại, chỉ là một ý tưởng.

Cũng giống như khi bạn thấy một sợi dây thừng
trong bóng tối và bạn nghĩ đấy là con rắn, và bạn bắt đầu
chạy, và bạn chạy hết hơi, và bạn vấp vào hòn đá, bị gẫy
xương, rồi sáng hôm sau bạn mới nhận ra là đấy chỉ là
sợi dây thừng. Nhưng nó đã có tác dụng ghê gớm! Con
rắn không có đó, nhưng nó ảnh hưởng vào thực tại của
bạn. Việc hiểu sai thì cũng thực như hiểu vậy. Điều đó
không đúng, nhưng nó là thực! Đó là khác biệt giữa thực
tại và chân lí. Con rắn được thấy qua sợi dây là thực, bởi
vì kết quả của nó, hậu quả của nó là thực. Nếu bạn yếu
tim thì có thể rất nguy hiểm khi nhìn con rắn trong sợi
dây thừng: bạn có thể chạy nhanh đến mức bạn có thể bị
đau tim. Điều đó có thể ảnh hưởng tới toàn bộ cuộc sống
của bạn. Và nó mới có vẻ kì cục làm sao; đấy chỉ là một
sợi dây thừng.
Điều tôi đang nói, hay điều Phật đang nói là: cầm lấy
chiếc đèn và đi vào trong. Nhìn cho kĩ liệu có rắn đó hay
không. Phật đã thấy nó không tồn tại trong ông ấy. Tôi
đã thấy nó không tồn tại trong tôi. Và cái ngày tôi thấy
nó không tồn tại trong tôi, tôi đã nhìn quanh vào mắt mọi
người và tôi chẳng bao giờ thấy nó cả. Đấy chỉ là ý tưởng
vô căn cứ. Đấy chỉ là mơ.

Nhưng nếu bạn nữa cũng lại tràn đầy mơ, bạn thậm
chí còn có thể phóng chiếu nó lên tôi. Và tôi không thể
nào làm được gì về điều đó. Nếu bạn phóng chiếu, thì
bạn cứ phóng chiếu. Cứ dường như là bạn đang đeo kính,
kính mầu, kính xanh, và toàn bộ thế giới trông xanh rờn.
Và bạn tới tôi và bạn nói, “Osho ơi, thầy đang mặc bộ
quần áo mầu xanh.” Tôi làm gì được nào? Tôi chỉ có thể
nói, “Bỏ kính ra đi.” Và bạn nói, “Chẳng ai có thể bỏ
kính của mình ra được. Điều ấy chưa bao giờ xảy ra!”
Thế thì khó khăn.
Nhưng đấy không phải là vấn đề đối với tôi; đấy là
vấn đề đối với bạn. Tôi cảm thấy tiếc cho bạn, bởi vì nếu
đây là ý tưởng của bạn thế thì bạn sẽ phải khổ cả đời
mình - bởi vì bản ngã tạo ra khổ. Và một ý tưởng không
thật, bị coi là thật, tạo ra khổ. Khổ thực sự là gì? Khổ là
khi bạn có một ý tưởng nào đó mà lại không tương ứng
với chân lí. Thế thì có khổ.
Chẳng hạn, bạn nghĩ đá là thức ăn và bạn ăn chúng;
thế thì bạn khổ, thế thì bạn bị đau dạ dầy. Nhưng nếu đấy
là thức ăn thực, thế thì bạn không khổ, thế thì bạn được
thoả mãn. Khổ được tạo ra bởi ý tưởng không đi đôi với
thực tại; phúc lạc được tạo ra khi bạn có ý tưởng đi đôi
với thực tại. Phúc lạc là cố kết giữa bạn và chân lí; đau
khổ là phân đôi, chia rẽ giữa bạn và chân lí. Khi bạn
không đi cùng chân lí, bạn trong địa ngục; khi bạn đi
cùng với chân lí, bạn trong thiên đường - tất cả là vậy.
Và đó là toàn bộ vấn đề cần phải hiểu.

Bây giờ người này tới từ nước Mĩ xa xôi. Khi lắng
nghe băng nói của tôi, anh ta bắt đầu cảm động về tôi.
Anh ta phải tới đây, nhưng nếu đây là cách anh ta nhìn
vào mọi thứ thì anh ta sẽ lỡ. Và nhớ lấy, đấy không phải
là vấn đề cho tôi. Nếu bạn nghĩ tôi là kẻ cá nhân lớn, thì
xin cám ơn bạn - đấy không phải là vấn đề cho tôi. Đấy
là ý tưởng của bạn, và bạn hoàn toàn có quyền có ý
tưởng. Nhưng nếu bạn đã chắc chắn về nó đến thế, thì
điều gì sẽ xảy ra?
Anh ta nói, “Tôi đã từng gặp nhiều thánh nhân thiêng
thiêng của nhiều tôn giáo và tất cả họ đều là kẻ bản ngã
cả.”
Bạn phải đeo cùng chiếc kính ở mọi nơi rồi. Bạn cứ
tạo ra thực tại riêng của mình, mà không đúng. Đó là lí
do tại sao Phật nhấn mạnh nhiều thế vào cái không, vào
vô trí - bởi vì khi tâm trí không có ý nghĩ thì bạn không
thể phóng chiếu điều gì. Thế thì bạn phải thấy cái đang
đấy. Khi bạn không có bất kì ý tưởng nào, khi bạn đơn
giản trống rỗng, tấm gương phản chiếu, thế thì bất kì cái
gì tới trước bạn cũng đều được phản chiếu ra. Và nó phản
chiếu cái đang đấy. Nhưng nếu bạn có ý tưởng, thế thì
bạn làm méo mó. Ý nghĩ là môi giới cho việc bóp méo.
Nếu bạn có thể thấy bản ngã trong tôi, thì bạn thực
sự đang làm phép mầu đấy. Nhưng có thể là... và bạn có
thể hưởng thú. Nhưng chính bạn sẽ bị hại bởi ý tưởng
của mình, không ai khác cả. Nếu ý tưởng này cứ còn dai
dẳng, thế thì sẽ không có khả năng nào để bắc cầu với
tôi. Ít nhất trong vài ngày bạn ở đây, gạt các ý tưởng của
bạn sang một bên đi. Và một điều là chắc chắn: cái nghề
tâm lí của bạn chẳng ích gì cho bạn đâu, nếu không thì
bạn đã chẳng cần phải ở đây chút nào.

Mói ngày hôm nọ anh ta còn ngồi trước tôi và nói về
vấn đề của mình. Và đôi khi tôi tự hỏi... anh ta sao có
lắm vấn đề thế, và anh ta là trưởng nhóm. Anh ta sẽ làm
gì với mọi người? Anh ta có thể giúp đỡ mọi người theo
kiểu nào? Và anh ta có tấm thân béo thế mà cũng còn
chẳng thể nào thay đổi được nó; mà anh ta lại cứ ních
thêm mãi vào mình. Và đây là vấn đề của anh ta. Và anh
ta lại sợ hãi đến mức anh ta cứ nài nỉ mãi với Laxmi rằng
anh ta cần một cuộc nói chuyện riêng tư, bởi vì, “Tôi
không thể nào nói mọi điều trước mọi người.” Tại sao?
Người ta sẽ thấy bạn, rằng bạn béo. Việc bạn có nói hay
không cũng chẳng thành vấn đề. Mọi người đều có mắt
và họ có thể thấy rằng bạn béo, và rằng bạn cứ ních mãi.
Làm sao bạn làm trống rỗng Vrindavan cho mọi người?
Họ sẽ biết.

Anh ta muốn có một cuộc nói chuyện riêng tư để cho
anh ta có thể nói vấn đề của mình, và vấn đề là về việc
béo - “Tôi cứ ăn mãi mà không thể nào dừng được; tôi
phải làm gì đây?” Nghề tâm lí của bạn thậm chí cũng
chẳng có ích gì nhiều lắm, và bạn nghĩ nghề tâm lí của
bạn có khả năng biết được tôi, thấy được tôi sao? Bạn
đừng bị lừa bởi trò chơi của riêng mình.
Và bạn cũng chưa ở cạnh bất kì người thiêng thiêng
nào đâu. Tôi không nói rằng họ là không thiêng liêng; tôi
đơn giản nói rằng bạn có thể đã ở đó, nhưng bạn chưa ở
cùng với họ. Nếu bạn không thể ở cùng tôi, làm sao bạn
ở cùng với họ được? Bạn chưa ở cùng với bất kì người
thiêng liêng nào. Dù bạn đến đâu, bạn cũng đến với nghề
tâm lí của mình, với tất cả những tri thức mà bạn đã thu
thập quanh mình. Và nó chẳng có ích gì cho bạn cả. Nó
là vô ích! Mà bạn thì cứ đi cố vấn cho mọi người. Bạn sẽ
tạo ra cùng loại chấn thương, phức tạp, ở người khác nữa. Nhà trị liệu có thể có ích chỉ khi lời khuyên của
người ấy không chỉ dành cho kẻ khác, mà khi lời khuyên
của người ấy là dành cho cuộc sống của người đó, khi
người đó đã sống với nó và đã thấy chân lí của nó.
Bạn nói rằng giáo huấn của các thời đại về loại bỏ
bản ngã, loại bỏ tâm trí, không có tác dụng. Nó có tác
dụng đấy! Nó đã làm việc cho tôi; đó là lí do tại sao tôi
nói nó đã làm việc. Tôi biết nó không có tác dụng cho
bạn. Nhưng chẳng có gì sai trong giáo huấn cả, cái gì đó
sai trong bạn; đó là lí do tại sao nó không có tác dụng
trong bạn. Nó đã có tác dụng cho hàng triệu người. Và
đôi khi việc xảy ra là người láng giềng của bạn có thể là
người chứng ngộ mà bạn thì có thể không thể nào thấy
được.

Điều ấy đã xảy ra...
Một người tìm kiếm tới từ Mĩ. Anh ta đã nghe nói có
một nhà huyền môn Sufi vĩ đại ở Dacca, Bangladesh, cho
nên anh ta nhào tới - vì người Mĩ thì tới ngay. Anh ta
nhào tới: anh ta đơn giản nhảy tới Dacca! Anh ta bắt một
chiếc taxi và nói, “Đưa tôi tới nhà huyền môn này!”
Người lái taxi cười to. Ông ta nói, “Ông có thực sự
quan tâm không đấy? Thế thì ông đã tìm đúng người rồi
đấy. Nếu ông hỏi bất kì tài xế taxi nào khác, thì chẳng ai
biết gì đâu. Tôi biết người này. Tôi đã sống với người
này gần năm mươi năm nay rồi.”
“Năm mươi năm cơ à? Ông ấy bao nhiêu tuổi rồi?”
người Mĩ hỏi.
Người lái tắc xi nói, “Ông ấy cũng năm mươi tuổi
rồi.”
Anh ta nghĩ, “Người này dường như mất trí!” Anh ta
thử hỏi những người lái taxi khác, nhưng chẳng ai biết về
người này cả cho nên anh ta phải trở lại với người mất trí
này.

Và người lái taxi nói, “Tôi đã bảo ông rồi là không ai
biết người đó đâu. Ông đi cùng tôi đi và tôi sẽ đưa ông
tới.” Và ông ta đưa người Mĩ đi - Dacca là thành phố cổ
với phố xá nhỏ bé tí hin - và ông ta phải đi zic zắc đây đó
hàng giờ. Còn người Mĩ thì rất sung sướng, vì mục tiêu
mỗi lúc lại càng gần đạt tới hơn. Sau ba, bốn giờ, họ
dừng lại trước một ngôi nhà nhỏ, một ngôi nhà của người
rất nghèo. Và người lái taxi nói, “Ông cứ đợi nhé, còn tôi
sẽ thu xếp cho ông gặp thầy.”
Thế rồi một phụ nữ tới và bà ta nói, “Thầy đang đợi
ông đấy.” Và người này đi vào, còn người lái xe taxi thì
đang ngồi đó.
Và ông ta nói, “Lại đây, con ta, con có việc gì cần
hỏi?”
Người Mĩ không thể nào tin vào điều đó. Anh ta nói,
“Ông mà là thầy ư?”
Người này nói, “Ta là thầy đây, và ta đã sống với con
người này trong năm mươi năm; không ai khác biết về
điều đó.” Hoá ra là ông ấy là thầy.
... Nhưng bạn có ý tưởng của mình: “Làm sao người
lái taxi lại có thể là thầy được?” Nghĩ về tôi như người
lái taxi xem sao... Bạn sẽ không tin - bạn tin được không?
Liệu anh bạn nhà tâm lí này có tin không? Điều ấy là
không thể được.

Bạn có ý tưởng. Bởi ý tưởng của mình mà bạn cứ bỏ
lỡ nhiều điều bao quanh. Trái đất này chưa bao giờ trống rỗng thầy. Có người ở mọi nơi, nhưng bạn không thể
thấy được! Và khi bạn muốn thấy họ, bạn tới Vatican bởi
vì bạn có ý tưởng nào đó rằng giáo hoàng phải đã chứng
ngộ. Trong thực tế, làm sao một người đã chứng ngộ có
thể là giáo hoàng được? Không người chứng ngộ nào sẽ
đồng ý với điều vô nghĩa ấy. Người ấy có thể ưa thích
làm tài xế taxi hơn.

Xin bỏ ý tưởng của bạn đi trong khi bạn còn ở đây,
trong vài ngày này. Cởi mở bản thân mình, đừng định
kiến từ ngay chính ban đầu rằng, “Điều này chưa bao giờ
xảy ra.” Điều này đã xảy ra rồi! Điều này đã xảy ra trong
tôi. Chẳng có gì cản trở nó ngoại trừ những ý tưởng này,
tri thức này. Đó là lí do tại sao tôi nói tri thức là cái đáng
nguyền rủa. Vứt tri thức của mình và bạn sẽ vứt bỏ bệnh
hoạn của mình!

Câu hỏi thứ hai:
Osho kính yêu,
Tôi đang yếu đuối. Vậy mà lần đầu tiên tôi cảm thấy
rằng tôi có thể thảnh thơi trong yếu đuối của tôi ở
đây. Tôi có phải mạnh mẽ và dũng cảm không?

Không có cái phải ở đây. Tất cả những cái phải, nên,
bắt buộc, đều phải loại bỏ. Chỉ thế thì bạn mới trở thành
con người tự nhiên.
Và cái gì sai trong khi là yếu đuối? Mọi người đều
yếu đuối cả. Làm sao bộ phận có thể mạnh được? - bộ
phận thì phải yếu chứ. Và chúng ta là những bộ phận tí
xíu, giọt nước trong đại dương bao la. Làm sao chúng ta
có thể mạnh được? - mạnh chống lại ai, mạnh vì cái gì?
Đúng, bạn đã được dạy, tôi biết, phải mạnh mẽ, bởi vì
bạn đã được dạy phải bạo hành, hung hăng, đấu tranh.
Bạn đã được dạy phải mạnh mẽ bởi vì bạn đã được dạy
phải cạnh tranh, tham vọng, bản ngã. Bạn đã được dạy tất
cả các loại hung hăng bởi vì bạn đã được dạy dỗ để cướp
đoạt người khác, cướp đoạt tự nhiên. Bạn chưa bao giờ
được dạy dỗ để yêu cả.

Tại đây, thông điệp là tình yêu - cho nên bạn cần sức
mạnh để làm gì? Thông điệp ở đây là buông xuôi. Thông
điệp ở đây là chấp nhận, chấp nhận toàn bộ bất kì cái gì
đang đấy.
Cái yếu là đẹp. Thảnh thơi trong nó, chấp nhận nó,
tận hưởng nó. Nó có vẻ đẹp riêng, nó có niềm vui riêng.
“Tôi yếu đuối...”
Xin bạn đừng dùng từ yếu đuối, bởi vì nó có mang ý
kết án trong đó. Nói “Tôi là bộ phận,” và bộ phận thì
nhất định là không tự lực được. Trong bản thân nó bộ
phận nhất định là bất lực. Bộ phận chỉ có hiệu lực cùng
với cái toàn thể. Sức mạnh của bạn là khi ở cùng chân lí;
không có sức mạnh nào khác. Chân lí là mạnh mẽ, chúng
ta là yếu. Thượng đế là mạnh mẽ, chúng ta yếu đuối.
Cùng với ngài chúng ta cũng thành mạnh; chống lại ngài,
không cùng ngài, chúng ta yếu. Tranh đấu với sông, cố
gắng lội ngược dòng và bạn sẽ được chứng minh về cái
yếu đuối. Trôi nổi với sông và xuôi theo dòng nước -
thậm chí không bơi nữa, trong buông bỏ và để cho dòng
sông đưa bạn đến chỗ nó tới - và thế thì không có yếu
đuối. Khi ý tưởng là mạnh đã bị loại bỏ đi thì cũng chẳng
cái yếu nào còn lại nữa. Chúng cả hai cùng biến đi. Và thế thì, bỗng nhiên, bạn chẳng yếu mà cũng chẳng mạnh.
Trong thực tế, bạn có đâu; Thượng đế có - chẳng yếu
cũng chẳng mạnh.

Bạn nói: “Vậy mà lần đầu tiên tôi cảm thấy rằng tôi
có thể thảnh thơi trong cái yếu đuối của tôi ở đây.”
Một cảm giác tốt; đừng bị mất dấu vết của nó. Một
cảm giác tốt: thảnh thơi - đó là toàn bộ giáo huấn của tôi.
Thảnh thơi trong bản thể của bạn, dù bạn là ai. Đừng áp
đặt bất kì ý tưởng nào. Đừng hướng bản thân mình thành
điên khùng; không cần đâu. Hiện hữu - loại bỏ việc trở
thành. Chúng ta không đi đâu cả, chúng ta chỉ hiện hữu ở
đây thôi. Và khoảnh khắc này đẹp làm sao, nó là phúc
lành thế; đừng đem bất kì tương lai nào vào trong nó, nếu
không bạn sẽ phá huỷ nó. Tương lai là chất độc. Thảnh
thơi và tận hưởng đi. Nếu tôi có thể giúp cho bạn thảnh
thơi và tận hưởng được, thì công việc của tôi là hoàn tất.
Nếu tôi có thể giúp bạn loại bỏ ý tưởng của bạn, ý tưởng
về bạn phải là thế nào và không phải là thế nào, nếu tôi
có thể lấy đi tất cả những lời răn dạy đã từng trao cho
bạn, thế thì công việc của tôi là được hoàn thành. Và khi
bạn không có bất kì lời răn dạy nào, và khi bạn sống
trong thôi thúc của tình huống - tự nhiên, tự phát, đơn
giản, thông thường - có mở hội lớn, bạn đã về đến nhà.
Bây giờ đừng đem nó lại nữa... “Tôi có phải mạnh
mẽ và dũng cảm không?” Để làm gì? Trong thực tế chính
cái yếu đuối mới mong là mạnh.

Cố hiểu điều này; nó có một chút ít phức tạp nhưng
chúng ta đi vào trong nó. Chính cái yếu đuối muốn được
là mạnh, chính cái thấp kém muốn là cái cao siêu, chính
cái dốt nát muốn hiểu biết - để cho nó có thể trốn bên
trong hiểu biết, để cho bạn có thể che dấu cái yếu đuối
của mình trong cái gọi là sức mạnh của bạn. Từ cái thấp
kém mà nảy sinh ra ham muốn được là cao siêu. Đấy là
toàn bộ nền móng của chính trị trên thế giới, chính trị
quyền lực. Chính những người thấp kém mới trở thành
chính khách: họ có thôi thúc về quyền lực, bởi vì họ biết
họ thấp kém. Nếu họ không trở thành tổng thống của một
nước hay thủ tướng của một nước, họ không thể nào
chứng minh được bản thân mình cho người khác. Trong
chính mình họ cảm thấy yếu đuối; họ hướng bản thân
mình về quyền lực.
Nhưng làm sao, bằng việc trở thành tổng thống, mà
bạn có thể có quyền lực được? Sâu bên trong bạn sẽ biết
rằng cái yếu đuối của bạn vẫn còn đó. Trong thực tế, điều
đó còn được cảm thấy nhiều hơn, thậm chí nhiều hơn
trước nữa, bởi vì bây giờ sẽ có tương phản. Trên bề ngoài
có quyền lực, và ở bên trong có yếu đuối - rõ ràng hơn,
giống như cái rủi trong cái may. Đó là điều xảy ra: bên
trong bạn cảm thấy nghèo túng và bạn bắt đầu chộp giữ,
bạn trở thành tham lam, bạn bắt đầu sở hữu mọi thứ, và
bạn cứ tiếp tục mãi, và không có cái kết thúc cho nó. Và
toàn bộ cuộc sống của bạn bị phí hoài trong mọi thứ,
trong tích luỹ.

Nhưng bạn càng tích luỹ nhiều, bạn càng cảm thấy
sâu sắc cái nghèo khó ở bên trong. Ngược với cái giầu
có, điều ấy có thể thấy rất dễ dàng. Khi bạn thấy điều này
- rằng cái yếu đuối cố gắng trở thành cái mạnh mẽ - đấy
là điều ngớ ngẩn. Làm sao cái yếu trở thành mạnh được?
Khi thấy được điều đó, bạn không còn muốn trở thành
mạnh nữa. Và khi bạn không muốn trở thành mạnh, cái
yếu cũng không thể còn lại trong bạn. Nó chỉ có thể còn
lại cùng với ý tưởng về cái mạnh - chúng đi đôi với nhau,
giống như các cực âm-dương của điện. Chúng tồn tại cùng nhau. Nếu bạn loại bỏ tham vọng này để trở thành mạnh, một ngày nào đó bỗng nhiên bạn sẽ thấy cái yếu
cũng biến mất. Nó không thể được giữ mãi trong bạn.
Nếu bạn vứt bỏ ý tưởng được giầu có, làm sao bạn có thể
cứ nghĩ mình là nghèo được? Làm sao bạn so sánh được,
và làm sao bạn đánh giá được rằng bạn là nghèo? So với
cái gì? Sẽ chẳng có khả năng nào để đo cái nghèo của
bạn cả. Khi vứt bỏ cái ý tưởng về giầu có, về cái giầu, thì
một ngày nào đó cái nghèo cũng biến mất.
Khi bạn không còn khao khát tri thức và bạn vứt bỏ
tri thức, làm sao bạn có thể vẫn còn dốt nát được? Khi tri
thức biến mất, trong thức tỉnh về nó, giống như cái bóng
của nó, dốt nát cũng biến mất. Thế thì con người thành trí
huệ. Trí huệ không phải là tri thức; trí huệ là việc thiếu
vắng cả tri thức lẫn dốt nát.

Đây là ba khả năng: bạn có thể dốt nát, bạn có thể
dốt nát và hiểu biết, và bạn có thể không dốt nát lẫn
không hiểu biết. Khả năng thứ ba chính là trí huệ. Đó là
điều Phật gọi là prajnaparamita - trí huệ vượt ra ngoài;
trí huệ siêu việt. Nó không phải là tri thức.
Trước hết, bỏ ham muốn này về sức mạnh, và quan
sát. Rồi một ngày bạn sẽ ngạc nhiên, bạn sẽ bắt đầu nhảy
múa: cái yếu đuối đã biến mất. Chúng là hai mặt của
cùng một đồng tiền: chúng sống cùng nhau, chúng đi đôi
với nhau. Một khi bạn đã hiểu thấu sự kiện này trong bản
thể mình, sẽ có chuyển biến vĩ đại.

Câu hỏi thứ ba:
Osho kính yêu,
Tại sao và làm thế nào mà mọi người tới với Thầy từ
bốn phương trên trái đất này?
Nếu người nào nói ra chân lí, người ấy chắc chắn sẽ
được mọi người tìm tới dù sớm hay muộn - đó là lí do tại
sao.

Điều này là không thể nào... nếu bạn đã thốt ra chân
lí, thì không thể nào người khác lại không tới. Họ đang
ao ước về điều đó, họ đang khát khao về điều đó, họ đang
đói về điều đó; và họ vẫn còn đói trong nhiều kiếp. Khi
một gợn sóng của chân lí phát sinh ở bất kì đâu, một bài
ca, thì với những người đang đói khát - họ có thể ở bất kì
đâu trên hành tinh này - cái gì đó trong tiềm thức của họ
bắt đầu xảy ra. Chúng ta được nối với nhau trong tiềm
thức; trong cõi giới sâu thẳm nhất của bản thể chúng ta,
chúng ta là một. Nếu một người trở thành vị Phật, thế thì
tiềm thức của mọi người đều cảm động. Bạn có thể
không biết một cách có ý thức, nhưng tiềm thức của mọi
người đều cảm động. Điều đó cũng giống như mạng nhện
vậy: bạn chạm vào nó từ bất kì đâu và toàn bộ mạng
nhện bắt đầu rung rinh. Chúng ta là một trong nền tảng
của mình. Chúng ta giống như một cái cây mạnh mẽ
cứng cáp, đứng vững chắc giữa đồng - to lớn, khổng lồ,
với tán lá lớn. Lá có hàng triệu, cành có rất nhiều, nhưng
tất cả đều phụ thuộc vào một thân cây vững chắc, và tất
cả chúng đều bắt rễ vào trong đất. Nếu một lá thành
chứng ngộ, toàn bộ cây sẽ biết điều đó một cách vô ý
thức ... “điều gì đó đã xảy ra.” 

Những người đang tìm kiếm chân lí một cách có ý
thức sẽ là người đầu tiên bắt đầu chuyển động. Tiềm thức
sẽ có những gợn sóng.
Một người bạn vừa mới viết: anh ấy đang ngồi ở đâu
đó tại California... Và điều này có thể xảy ra dễ dàng ở
California hơn bất kì đâu khác. California là tương lai;
tâm thức tiềm năng nhất đang xảy ra ở đó. California là
mong manh nhất, cho nên điều đó chỉ có thể xảy ra ở
California. Nó không thể xảy ra ở nước Nga xô viết được
- mọi thứ rất trì trệ và chết.
Một người bạn tới thăm một phụ nữ. Họ cùng ăn và
uống với nhau, rồi bỗng nhiên anh ấy nhìn vào trong mắt
người phụ nữ và có một sức mạnh mênh mông ở đó. Có
thể là rượu, đồ uống, âm nhạc, đơn độc của hai người
này, không khí yêu thương, làm phát khởi một cái gì đó .
Anh ấy thấy sức mạnh mênh mông trong mắt người phụ
nữ, và anh ấy bị dán chặt vào đôi mắt ấy, gần như bị hút
vào, bị thôi miên. Và anh ấy bắt đầu nhìn, và khi anh ấy
bắt đầu nhìn thì người phụ nữ bắt đầu đung đưa, một cái
gì đó bắt đầu chuyển động, một cái gì đó trong tiềm thức.
Và sau vài phút người phụ nữ bắt đầu nói, “Rau-neesh,
Rau-neesh, Rau-neesh” - mà cô ấy chẳng biết tôi chút
nào, chưa từng nghe nói về tôi. Khi cô ấy trở lại, người
đàn ông nói, “Em vừa lẩm bẩm cái tên nào đó - Rauneesh
- dường như rất là kì lạ. Anh chưa bao giờ nghe
thấy nó.”

Còn người phụ nữ thì nói, “Em cũng chưa bao giờ
nghe về cái tên ấy. Em không biết.” Cả hai đến quán bán
sách để tìm cái tên này. Tất nhiên, đấy không phải là
Rau-neesh, đấy là Rajneesh. Và anh ấy nhìn vào sách của
tôi, và đó là điều anh ấy đã tìm kiếm trong bao nhiêu, bao
nhiêu năm. Tháng sau anh ta tới đây. Bây giờ làm sao
điều đó đã xảy ra? Cái gì đó sâu trong người phụ nữ...
Việc nhận thông điệp là dễ dàng hơn cho phụ nữ, bởi
vì cô ấy gần tiềm thức hơn đàn ông. Đàn ông đã đi xa
khỏi tiềm thức. Đàn ông đã trở nên quá nghiêng về cái
đầu, vào ý thức. Đàn bà vẫn còn sống với linh cảm. Cái
gì đó bắt đầu khuấy động trong tiềm thức cô ấy khi người
đàn ông nhìn vào mắt cô ấy. Và người đàn ông này là
người tìm kiếm có ý thức; người đàn bà thì không. Đàn
bà chưa bao giờ tìm kiếm thầy. Cô ấy không tới. Cô ấy
phải giải thích điều đó như sự trùng hợp hay cái gì đó.
Cô ấy chưa bao giờ quan tâm tới bất kì việc tìm kiếm
nào, nhưng tiềm thức của cô ấy thì tiếp nhận nhiều hơn.
Là một phụ nữ, và thế rồi rượu, và người đàn ông này
nhìn như có lực từ hút sâu vào mắt cô ấy - tất cả những
điều này cùng tác động, một cái gì đó nổi lên bề mặt. Và
ý thức của người đàn ông này đang tìm kiếm. Nghe thấy
lời này anh ấy bị móc vào. Anh ấy bị móc vào với từ này;
anh ấy không thể nào quên được nó. Anh ấy phải tới
quán sách để tìm cho ra, tới thư viện, đây đó, hỏi bạn bè
từ này là gì.

Đấy không phải là phép mầu. Đấy là quá trình đơn
giản về cách mọi việc xảy ra.
Bạn hỏi tôi: “Tại sao và làm thế nào mà mọi người
tới với Thầy từ bốn phương trên trái đất này?”
Khoảng cách không phải là vấn đề; tìm kiếm, đói
khát mới là vấn đề. Nếu ai đó đang tìm kiếm, chẳng
chóng thì chầy người ấy sẽ nhận ra tôi - đôi khi tình cờ -
và người ấy sẽ bắt đầu có sức hút về phía tôi. Hàng triệu
người đang tìm kiếm, và càng nhiều người quanh tôi, và
càng nhiều bắt đầu đi sâu vào bản thể mình, thì càng nhiều người sẽ trở nên bị hút về chỗ này. Thế thì đấy sẽ
không chỉ là mình tôi kéo họ, không chỉ mình tôi khuấy
động chiều sâu của họ - toàn bộ chỗ này ở đây sẽ bắt đầu
hấp dẫn. Nó có thể trở thành một trung tâm từ lực.
Điều ấy phụ thuộc vào bạn, vào việc bạn bắt đầu di
chuyển bao xa trong bản thể mình, bạn hoà hợp bao xa
với tôi, buông xuôi của bạn sâu đến đâu.

Câu hỏi cuối cùng:

Osho kính yêu,
Phải làm gì với sợ? Tôi cảm thấy mệt mỏi bị nó lôi đi
quanh. Nó có thể bị làm chủ hay bị làm tiêu tan đi
không? làm thế nào?
Câu hỏi này là của Ramananda.

Nó không thể bị tiêu tan, nó không thể bị làm chủ, nó
chỉ có thể được hiểu. ‘Hiểu biết’ là từ khoá ở đây. Và chỉ
hiểu biết mới đem lại chuyển hoá, không cái gì khác.
Nếu bạn cố gắng làm chủ sợ hãi của mình, nó sẽ vẫn còn
bị đè nén, nó sẽ đi sâu bên trong bạn. Nó sẽ không có ích,
nó sẽ làm phức tạp vấn đề lên. Nó đang trên bề mặt, bạn
có thể kìm nén nó - đó là điều làm chủ là gì. Bạn có thể
đè nén nó; bạn có thể đè nén nó sâu đến mức nó biến mất
khỏi tâm thức của bạn hoàn toàn. Thế thì bạn sẽ chẳng
bao giờ nhận biết được về nó, nhưng nó sẽ có đó trong
tầng hầm, và nó sẽ có sức hút. Nó sẽ xoay xở, nó sẽ thao
tác bạn, nhưng nó sẽ thao tác bạn theo cách gián tiếp mà
bạn sẽ không trở nên nhận biết về nó. Nhưng thế thì nguy
hiểm đã đi sâu hơn rồi. Bây giờ bạn thậm chí không thể
nào hiểu được nó.

Cho nên sợ không cần phải được làm chủ - nó phải
không bị làm tiêu tan. Nó không thể bị làm tiêu tan nữa,
bởi vì sợ hãi có chứa một loại năng lượng và không năng
lượng nào có thể bị phá huỷ. Bạn có thấy rằng trong sợ
hãi bạn có thể có năng lượng mênh mông không? - cũng
hệt như bạn có thể có trong giận dữ; chúng cả hai đều là
hai khía cạnh của cùng một hiện tượng năng lượng. Giận
dữ là năng lượng hung hăng còn sợ hãi là năng lượng
không hung hăng. Sợ hãi là giận dữ trong trạng thái tiêu
cực; giận dữ là giận dữ trong trạng thái tích cực. Khi bạn
giận dữ bạn chẳng quan sát thấy bạn trở nên mạnh mẽ
đến đâu, bạn có năng lượng lớn đến đâu đó sao? Bạn có
thể ném một tảng đá lớn khi bạn đang giận dữ; bình
thường bạn thậm chí không thể nào lay nổi nó. Bạn trở
nên lớn gấp ba, gấp bốn lần khi bạn đang giận dữ. Bạn có
thể làm những việc nào đó mà bạn không thể làm nổi nếu
không giận dữ.

Hay, trong sợ hãi, bạn có thể chạy nhanh đến mức
ngay cả vận động viên Olympic cũng cảm thấy ghen tị.
Sợ hãi tạo ra năng lượng; sợ hãi là năng lượng, và năng
lượng thì không thể bị huỷ diệt. Không một giọt năng
lượng nào có thể bị huỷ bỏ khỏi sự tồn tại cả. Điều này
cần phải được ghi nhớ thường xuyên, nếu không bạn sẽ
làm điều gì đó sai sót. Bạn không thể phá huỷ được bất kì
cái gì, bạn chỉ có thể làm thay đổi hình dạng của nó. Bạn
không thể phá huỷ một hạt sỏi nhỏ; một nguyên tử cát
nhỏ bé cũng không thể nào bị huỷ diệt, nó sẽ chỉ thay đổi
hình dạng. Bạn không thể huỷ diệt một giọt nước. Bạn có
thể biến nó thành băng, bạn có thể làm bay hơi nó, những nó vẫn còn. Nó sẽ còn ở đâu đó, nó không thể nào thoát
ra ngoài sự tồn tại được.
Bạn không thể huỷ bỏ sợ hãi nữa. Và điều đó đã
được làm qua nhiều thời đại - người ta đã cố gắng huỷ bỏ
sợ hãi, cố gắng huỷ bỏ giận dữ, cố gắng huỷ bỏ dục, cố
gắng huỷ bỏ tham lam, thế này thế khác. Toàn bộ thế giới
cứ liên tục làm việc đó, và đâu là kết quả? Con người đã
trở thành đống lộn xộn. Chẳng cái gì bị huỷ bỏ cả, tất cả
vẫn còn đó; chỉ mọi thứ là bị làm lộn xộn lên. Không cần
phải huỷ bỏ thứ gì bởi vì ngay đầu tiên chẳng cái gì có
thể bị huỷ bỏ cả.

Thế thì phải làm gì đây? Bạn phải hiểu sợ hãi. Sợ hãi
là gì? Nó nảy sinh như thế nào? Nó tới từ đâu? Thông
điệp của nó là gì? Nhìn vào trong nó - và không có bất kì
đánh giá nào chỉ thế thì bạn mới hiểu được. Nếu bạn đã
có ý tưởng rằng sợ hãi là sai, rằng phải không nên thế -
“Mình phải không nên sợ” - thế thì bạn không thể nào
nhìn được. Làm sao bạn có thể đương đầu với sợ hãi?
Làm sao bạn có thể nhìn vào trong mắt của sợ hãi khi
bạn đã quyết định rằng nó là kẻ thù của bạn? Không ai
nhìn vào mắt của kẻ thù. Nếu bạn nghĩ nó là cái gì đó sai
trái, thế thì bạn sẽ cố gắng bỏ qua nó, tránh né nó, quên
lãng nó. Bạn sẽ cố gắng không gặp nó, nhưng nó sẽ vẫn
còn đó. Điều này chẳng ích gì.

Trước hết vứt tất cả các kết án, phán xét, đánh giá đi.
Sợ hãi là thực tại. Nó phải được đối diện, nó phải được
hiểu. Và chỉ qua hiểu biết nó mới có thể được biến đổi.
Trong thực tế, nó được biến đổi qua hiểu biết. Không cần
phải làm bất kì cái gì khác; hiểu biết sẽ biến đổi nó.
Sợ hãi là gì? Trước hết: sợ hãi bao giờ cũng bao
quanh ham muốn nào đó. Bạn muốn trở thành người nổi
tiếng, người nổi tiếng nhất trên thế giới - thế thì có sợ
hãi. Điều gì xảy ra nếu bạn không thể làm được điều đó?
- sợ hãi tới. Bây giờ sợ hãi tới như sản phẩm phụ của
ham muốn: bạn muốn trở thành người giầu nhất trên thế
giới. Điều gì xảy ra nếu bạn không thành công? Bạn bắt
đầu run rẩy; sợ hãi tới. Bạn sở hữu người đàn bà: bạn sợ
rằng ngày mai bạn có thể không còn sở hữu nữa, cô ấy có
thể đi với ai đó khác. Cô ấy vẫn còn sống động, cô ấy có
thể đi. Chỉ người phụ nữ chết mới không đi; cô ấy vẫn
còn sống động. Bạn có thể sở hữu chỉ mỗi cái xác - thế
thì không có sợ hãi, cái xác vẫn đấy. Bạn có thể sở hữu
đồ đạc, thế thì không có sợ hãi. Nhưng khi bạn cố gắng
sở hữu con người thì sợ hãi tới. Ai mà biết được, hôm
qua cô ấy còn chưa phải là của bạn, hôm nay cô ấy là của
bạn... Ai mà biết được - ngày mai cô ấy sẽ là của ai đó
khác. Sợ hãi nảy sinh. Sợ hãi đang nảy sinh từ ham muốn
sở hữu, nó là sản phẩm phụ; bởi vì bạn muốn sở hữu, do
đó mới có sợ hãi. Nếu bạn không muốn sở hữu, thế thì
không có sợ hãi. Nếu bạn không có ham muốn rằng bạn
sẽ thích được là cái này cái nọ trong tương lai, thế thì
không có sợ hãi. Nếu bạn không muốn lên cõi trời thì
chẳng có sợ hãi, thế thì tu sĩ không thể làm cho bạn sợ
được. Nếu bạn không muốn đi bất kì đâu thế thì không ai
có thể làm bạn sợ được.

Nếu bạn bắt đầu sống trong khoảnh khắc này, sợ hãi
biến mất. Sợ hãi tới qua ham muốn. Cho nên về cơ bản,
ham muốn tạo ra sợ hãi.
Nhìn vào trong nó đi. Bất kì khi nào có sợ hãi, nhìn
vào chỗ nó đang tới - ham muốn gì đang tạo ra nó - và
thế rồi thấy cái vô ích của nó. Làm sao bạn có thể sở hữu
người đàn bà hay đàn ông được? Đấy là ý tưởng ngu đần thế, xuẩn ngốc thế. Người ta chỉ sở hữu được các vật, không sở hữu được con người.

Con người là tự do. Con người đẹp đẽ bởi vì tự do.
Con chim đẹp đẽ tung cánh trên bầu trời: bạn nhốt nó vào
lồng - nó không còn là cùng con chim đó nữa. Bầu trời
đâu rồi? Mặt trời đâu rồi? Các cơn gió đâu rồi? Những
đám mây đâu rồi? Tự do trên đôi cánh đâu rồi? Tất cả đã
biến mất. Đây không phải là cùng con chim ấy nữa.
Bạn yêu người đàn bà bởi vì cô ấy tự do. Thế rồi bạn
nhốt cô ấy lại: thế rồi bạn đến toà án và bạn cưới nhau,
và bạn làm một cái lồng đẹp, có thể là bằng vàng, khảm
cả kim cương, bao quanh cô ấy, nhưng cô ấy không còn
là cùng người phụ nữ đó nữa. Và bây giờ sợ hãi tới. Bạn
sợ, sợ bởi vì người phụ nữ này có thể không thích cái
lồng đó. Cô ấy có thể ao ước được tự do trở lại. Và tự do
là giá trị cuối cùng, người ta không thể loại bỏ nó.
Con người tạo nên từ tự do, tâm thức tạo nên từ tự
do. Cho nên chẳng chóng thì chầy người phụ nữ sẽ bắt
đầu cảm thấy chán, ngấy. Cô ấy sẽ bắt đầu đi tìm ai đó.
Bạn sợ. Sợ hãi của bạn tới bởi vì bạn muốn sở hữu -
nhưng tại sao ngay từ đầu bạn muốn sở hữu? Đừng sở
hữu, và thế thì không có sợ hãi. Và khi không có sợ hãi,
nhiều năng lượng bị vướng vào, bị cột vào, bị khoá vào
trong sợ hãi, lại thành có sẵn, và năng lượng đó có thể trở
thành sáng tạo của bạn. Nó có thể trở thành điệu vũ, lễ
hội.

Bạn sợ chết sao? Phật nói: Bạn không thể chết được,
bởi vì ngay chỗ đầu tiên, bạn không có đó. Làm sao bạn
có thể chết được? Nhìn vào bản thể mình, đi sâu vào
trong nó đi. Nhìn xem, ai có đó để mà chết? - và bạn sẽ
chẳng tìm thấy bất kì bản ngã nào ở đó cả. Không có khả
năng nào cho cái chết cả. Duy nhất ý tưởng về bản ngã là
tạo ra sợ hãi chết. Khi không có bản ngã thì không có cái
chết. Bạn là im lặng hoàn toàn, bất tử, vĩnh hằng - không
phải như bạn, mà là như bầu trời rộng mở, không bị ô uế
bởi bất kì ý tưởng nào về cái ‘tôi’ cả, về cái ngã - không
bờ bến, không xác định. Thế thì không có sợ hãi.
Sợ hãi tới bởi vì có các thứ khác, Ramananda. Bạn sẽ
phải nhìn vào trong những thứ này, và việc nhìn vào
trong chúng sẽ bắt đầu làm thay đổi mọi thứ.

Cho nên xin đừng hỏi làm sao có thể làm chủ hay
làm tiêu tan nó. Nó không bị làm chủ, nó không bị tiêu
tan đâu. Nó không thể bị làm chủ được và nó không thể
bị tiêu tan được; nó chỉ có thể được hiểu. Để hiểu biết là
luật duy nhất của bạn.
Đủ cho hôm nay.
Câu hỏi thứ nhất:
Osho kính yêu,
Tôi tới từ một gia đình đã có bốn người tự tử bên đằng
ngoại, kể cả bà tôi. Làm sao điều này ảnh hưởng tới
cái chết của người ta? Có sự giúp đỡ nào để vượt qua
được sự bóp méo này của cái chết mà vẫn cứ diễn ra
như một chủ đề trong gia đình?

Hiện tượng chết là một trong những điều bí hiểm
nhất và hiện tượng tự tử cũng vậy. Bạn đừng quyết định
trên bề mặt tự tử là gì. Nó có thể là nhiều điều đấy. Cách
hiểu riêng của tôi là ở chỗ người tự tử là những người
nhạy cảm nhất trên thế giới, rất thông minh. Bởi sự nhạy
cảm của họ, bởi cái thông minh của họ mà họ thấy khó
đối phó được với thế giới thần kinh này.
Xã hội là thần kinh. Nó tồn tại trên các nền tảng thần
kinh. Toàn bộ lịch sử của nó là lịch sử của điên khùng,
của bạo hành, chiến tranh, huỷ diệt. Ai đó nói, “Quốc gia
chúng ta là quốc gia vĩ đại nhất trên thế giới” - bây giờ
đây là thần kinh. Ai đó nói, “Tôn giáo của tôi là tôn giáo
vĩ đại nhất và cao cả nhất trên thế giới” - bây giờ đây là
thần kinh. Và cái thần kinh này đã ăn sâu vào tận máu và
xương, và mọi người đã trở thành rất, rất trì trệ, không
nhạy cảm. Họ phải trở thành như vậy, nếu không thì cuộc
sống sẽ là điều không thể được.
Bạn phải trở thành không nhạy cảm để đối phó với
cuộc sống trì trệ này quanh bạn; nếu không bạn sẽ mất
hài hoà với nó. Nếu bạn mất hài hoà với xã hội, thì xã hội
sẽ tuyên bố bạn điên. Xã hội điên, nhưng nếu bạn không
điều chỉnh theo nó, thì nó sẽ tuyên bố bạn điên. Cho nên
hoặc là bạn phải phát điên, hoặc là bạn phải tìm ra cách
thoát khỏi xã hội; đó chính là tự tử là gì. Cuộc sống trở
thành không thể dung thứ được. Dường như là không thể
nào đối phó được với biết bao nhiêu người quanh bạn -
và tất cả họ đều điên khùng. Bạn sẽ làm gì nếu bạn bị
ném vào giữa một nhà thương điên?

Điều đó đã xảy ra cho một trong những người bạn
tôi; anh ta trong bệnh viện tâm thần. Anh ta bị toà án
tống vào đó trong chín tháng. Sau sáu tháng - anh ta đã
điên, cho nên anh ta có thể làm điều đó - anh ta tìm thấy
một chai phenol trong nhà tắm và uống hết. Trong mười
lăm ngày anh ta bị ỉa chảy và nôn mửa, và bởi vì việc ỉa
chảy và nôn mửa đó mà anh ta trở lại với thế giới. Lục
phủ ngũ tạng của anh ta được thanh lọc, chất độc biến
mất. Anh ta bảo với tôi rằng ba tháng tiếp sau đó là khó khăn nhất, “Sáu tháng đầu thì đẹp đẽ bởi vì tôi điên, và mọi người cũng điên. Mọi thứ đơn giản diễn ra tốt đẹp,
không có vấn đề gì. Tôi đã hài hoà với toàn bộ cái điên
khùng quanh tôi.”

Khi anh ta uống phenol, và mười lăm ngày ỉa chảy và
nôn mửa, bằng cách nào đó tình cờ lục phủ ngũ tạng của
anh ta được thanh lọc, dạ dầy của anh ta được thanh lọc.
Anh ta không thể ăn được trong mười lăm ngày này -
việc nôn mửa quá nhiều - cho nên anh ta phải nhịn ăn.
Anh ta nằm trên giường trong mười lăm ngày. Việc nghỉ
ngơi đó, việc nhịn ăn đó, việc thanh lọc đó đã có ích - nó
là một sự ngẫu nhiên - và anh ta trở nên lành mạnh. Anh
ta tới bác sĩ, bảo với họ “Tôi đã được lành mạnh”; tất cả
họ đều cười phá lên. Họ nói, “Ai mà chẳng nói vậy.” Anh
ta càng nhấn mạnh, thì họ lại càng khăng khăng, “Anh
điên đấy, bởi vì mọi người điên đều nói như vậy. Anh cứ
đơn giản đi và làm việc của anh đi. Anh không thể nào
được thả ra trước khi lệnh của toà án tới đâu.”
“Ba tháng ấy thật không thể nào chịu đựng nổi,” anh
ta nói, “thật là ác mộng!” Nhiều lần anh ta nghĩ tới tự tử.
Nhưng anh ta là một người có ý chí mạnh mẽ. Và đấy chỉ
là vấn đề của ba tháng, anh ta có thể đợi. Thật không thể
dung thứ được! - ai đó kéo tóc anh ta, ai đó kéo chân anh
ta, ai đó đơn giản nhảy lên mình anh ta. Tất cả những cái
đã xảy ra trong sáu tháng, nhưng anh ta đã là một phần
trong nó. Anh ta cũng làm cùng những việc như thế; anh
ta là thành viên hoàn hảo của xã hội điên đó. Nhưng
trong ba tháng điều đó là không thể được bởi vì anh ta đã
lành mạnh còn mọi người thì điên khùng.

Trong thế giới thần kinh này, nếu bạn lành mạnh,
nhạy cảm, thông minh, thì hoặc là bạn phải thành điên,
hoặc bạn phải tự tử - hay bạn phải trở thành sannyasin.
Còn gì khác nữa nào?
Câu hỏi này là của Jane Ferber; cô ấy là vợ của
Bodhicitta. Cô ấy đã tới tôi đúng lúc. Cô ấy có thể trở
thành một sannyasin và tránh được việc tự tử.
Tại phương Đông, tự tử không tồn tại nhiều lắm, bởi
vì sannyas là một phương thức thay thế. Bạn có thể mất
hút một cách đáng kính trọng; phương Đông chấp nhận
điều đó. Bạn có thể bắt đầu làm việc của riêng mình;
phương Đông đã tôn kính điều đó. Do đó, khác biệt giữa
Ấn Độ và Mĩ lên tới năm lần: cứ một người Ấn Độ tự tử,
thì có năm người Mĩ tự tử. Và hiện tượng tự tử là hiện
tượng đang tăng lên ở Mĩ. Trí thông minh tăng lên, tính
nhạy cảm tăng lên, và xã hội thì lại trì trệ. Và xã hội
không đưa ra một thế giới thông minh - thế thì phải làm
gì? Cứ chịu đựng một cách không cần thiết mãi sao?
Thế thì người ta bắt đầu nghĩ, “Tại sao lại không loại
bỏ tất cả điều đó đi? Tại sao lại không kết thúc nó đi? Tại
sao không trả vé lại cho Thượng đế?” Tại Mĩ, nếu
sannyas trở thành một phong trào lớn, tỉ lệ tự tử sẽ bắt
đầu giảm đi, bởi vì người ta sẽ có phương án sáng tạo
hơn và tốt hơn nhiều về loại bỏ. Bạn đã bao giờ quan sát
điều xảy ra là những kẻ hippie không tự tử không? Đấy
là một thế giới ngay thẳng, thế giới theo tập tục nơi tự tử
lại còn phổ biến hơn. Kẻ hippie đã vứt bỏ. Anh ta là một
loại sannyasin - không thật hoàn toàn tỉnh táo về điều
mình làm nhưng đang trên con đường phải; di chuyển, dò
dẫm, nhưng theo hướng phải. Kẻ hippie là việc bắt đầu
của sannyas. Kẻ hippie đang nói, “Tôi không muốn là
một phần của trò chơi đồi bại này, tôi không muốn là một
phần của trò chơi chính trị này. Tôi thấy mọi điều, và tôi
muốn sống cuộc sống của riêng mình. Tôi không muốn trở thành bất kì ai khác cả. Tôi không muốn bị giết trong bất kì mặt trận chiến tranh nào. Tôi không muốn đánh
nhau - còn rất nhiều điều đẹp đẽ phải làm.”
Nhưng đối với hàng triệu người thì chẳng có gì cả;
xã hội đã tước đi tất cả khả năng cho trưởng thành của
họ. Họ bị mắc kẹt. Người ta tự tử bởi vì họ đang cảm
thấy bị mắc kẹt và họ không thấy lối ra nào cả. Họ tới
bước đường cùng. Và bạn càng là người thông minh bạn
càng chóng đi tới bước đường cùng đó, ngõ cụt đó. Và
thế thì bạn định làm gì? Xã hội không cho bạn bất kì
phương án nào khác; xã hội không cho phép một xã hội
khác.
Sannyas là một xã hội khác. Điều có vẻ kì lạ là ở Ấn
Độ, tỉ lệ tự tử là thấp nhất trên thế giới. Một cách logic
nó đáng phải là cao nhất, bởi vì mọi người đều đau khổ,
mọi người đều khổ, chết đói. Nhưng hiện tượng kì lạ này
đã xảy ra tại mọi nơi: người nghèo không tự tử. Họ chẳng
có gì để sống, họ chẳng có gì để chết. Bởi vì họ đã chết
đói nên họ bận tâm tới thức ăn, chỗ ở, tiền bạc, mọi thứ
như thế. Họ không thể đảm đương được với việc nghĩ về
tự tử, họ còn chưa đủ giầu có. Mĩ có mọi thứ, Ấn Độ
chẳng có gì.

Mới ngày hôm nọ, tôi mới đọc... Một ai đó đã viết:
“Mĩ có Jimmy Carter, Johnny Cash và Bob Hope mỉm
cười. Còn Ấn Độ thì có Morarji Desai khô khan, trì trệ,
không tiền mặt, và rất ít hi vọng.”
Nhưng người ta vẫn không tự tử: họ vẫn cứ sống, họ
tận hưởng cuộc sống. Thậm chí đến kẻ ăn xin cũng xúc
động, kích động. Chẳng có gì để mà kích động, nhưng họ
vẫn hi vọng.
Tại sao điều này xảy ra ở Mĩ nhiều thế? - các vấn đề
thông thường của cuộc sống đã biến mất, tâm trí được tự
do đi lên cao hơn tâm thức thông thường. Tâm trí có thể
vượt ra ngoài thân thể, vượt ra ngoài bản thân tâm trí.
Tâm thức sẵn sàng cất cánh nhưng xã hội không cho
phép điều đó. Cứ trong mười người tự tử có chín người
nhạy cảm. Nhìn thấy cái vô nghĩa của cuộc sống, thấy sự
sỉ nhục mà cuộc sống áp đặt cho, thấy những thoả hiệp
mà người ta phải làm chẳng vì cái gì cả, thấy tất cả
những cái lầm lì, nhìn quanh và thấy điều này - “câu
chuyện do thằng ngốc kể lại, chẳng có nghĩa lí gì” - họ
quyết định loại bỏ thân thể. Nếu như họ có cánh liền thân
thể, thì họ chắc sẽ không quyết định như thế.
Thế thì tự tử còn có một ý nghĩa khác nữa; điều đó
cần phải được hiểu. Trong cuộc sống mọi thứ dường như
đều tầm thường, bắt chước. Bạn không thể nào có một
chiếc xe mà người khác không có. Hàng triệu người có
cùng chiếc xe như của bạn. Hàng triệu người đang sống
trong cùng cuộc sống như bạn sống, xem cùng phim,
cùng chương trình ti vi như bạn xem, đọc cùng tờ báo
như bạn đọc. Cuộc sống quá tầm thường, chẳng có gì duy
nhất còn lại cho bạn làm, cho bạn hiện hữu. Tự tử dường
như là một hiện tượng duy nhất: chỉ bạn mới có thể chết
cho mình, không ai khác chết cho bạn cả. Cái chết của
bạn là cái chết của bạn, không của ai khác cả. Cái chết là
duy nhất!

Nhìn vào hiện tượng này: chết là duy nhất - nó xác
định bạn như một cá nhân, nó cho bạn tính cá nhân. Xã
hội đã lấy đi tính cá nhân của bạn; bạn chỉ là một cái
răng trong bánh xe, có thể thay thế được. Nếu bạn chết đi
thì chẳng ai thiếu bạn cả, bạn sẽ được thay thế. Nếu bạn
là giáo sư đại học, thì người khác sẽ là giáo sư đại học. 

Ngay cả nếu bạn có là tổng thống một nước, thì người
khác cũng sẽ là tổng thống của nước đó, ngay lập tức,
khoảnh khắc mà bạn không còn nữa. Bạn là thay thế
được.
Điều này làm tổn thương - rằng giá trị của bạn chẳng
nhiều nhặn gì, rằng bạn sẽ không bị bỏ quên, rằng một
ngày nào đó bạn sẽ biến mất và rồi chẳng mấy chốc
những người sẽ nhớ bạn cũng sẽ biến mất. Thế thì, cũng
hầu như là bạn chưa bao giờ có đó. Nghĩ về ngày đó mà
xem. Bạn sẽ biến mất... Vâng, trong vài ngày mọi người
sẽ nhớ - người yêu của bạn sẽ nhớ tới bạn, con bạn sẽ
nhớ tới bạn, có thể thêm vài người bạn nữa. Dần dần, kí
ức của họ sẽ trở nên lu mờ, phôi phai, sẽ bắt đầu biến
mất. Nhưng có thể trong khi những người mà bạn cảm
thấy thân thiết, vẫn còn sống, thì bạn có thể được họ nhớ
tới đôi lúc. Nhưng khi mà họ cũng đã qua đi, thế thì ...
thế thì bạn đơn giản biến mất, dường như bạn chưa bao
giờ có ở đây. Thế thì cũng chẳng khác biệt gì liệu bạn đã
từng ở đây hay chưa từng ở đây.

Cuộc sống không tạo cho bạn sự tôn trọng duy nhất.
Nó rất hay gây bẽ mặt. Nó hướng bạn vào cái hố, nơi bạn
chỉ là một chiếc răng trong bánh xe, một chiếc răng trong
cỗ máy bao la. Nó làm cho bạn thành ẩn danh.
Cái chết, ít nhất, cũng là duy nhất. Và tự tử còn duy
nhất hơn cái chết. Tại sao? - bởi vì cái chết tới, còn tự tử
lại là một cái gì đó mà bạn làm ra. Cái chết ở bên ngoài
bạn: khi nó tới, nó sẽ tới. Nhưng tự tử thì bạn có thể điều
khiển được, bạn không phải là nạn nhân. Tự tử thì bạn có
thể điều khiển được. Với cái chết bạn là nạn nhân, với tự
tử bạn sẽ trong kiểm soát. Cái sinh đã xảy ra - bây giờ
bạn không thể nào làm bất kì cái gì về nó, và bạn đã
không làm bất kì cái gì trước khi bạn được sinh ra - nó là
một điều ngẫu nhiên.
Có ba điều rất chủ chốt trong cuộc sống: sinh, yêu và
chết. Việc sinh đã xảy ra; chẳng có gì phải làm về nó cả.
Bạn thậm chí còn không được hỏi ý kiến liệu bạn có
muốn được sinh ra hay không. Bạn là nạn nhân. Tình yêu
cũng xảy ra; bạn chẳng thể làm được gì về nó cả, bạn bất
lực. Một hôm nào đó bạn phải lòng ai đó, bạn chẳng thể
làm gì về điều đó. Nếu bạn muốn phải lòng ai đó thì bạn
cũng chẳng thể điều khiển được, đấy là điều không thể
được. Và khi bạn yêu ai đó, nếu bạn không muốn yêu -
nếu bạn muốn rút chạy - điều đó nữa cũng dường như
khó khăn. Việc sinh là một sự xảy ra, việc yêu cũng vậy.
Bây giờ chỉ có cái chết còn là cái gì đó có thể làm được:
bạn có thể là nạn nhân hay bạn có thể quyết định theo ý
riêng mình.

Người tự tử là người quyết định, người nói, “Để cho
tôi ít nhất thì cũng làm một việc trong sự tồn tại này mà
tôi gần như không ngẫu nhiên: tôi sẽ tự tử. Chí ít thì cũng
có một việc tôi có thể làm!” Việc sinh là không thể nào
làm được rồi; việc yêu cũng không thể được tạo ra nếu
nó không có đó; nhưng việc chết... cái chết có một
phương án. Hoặc là bạn có thể là nạn nhân hoặc là bạn có
thể quyết định.
Xã hội này đã lấy đi tất cả phẩm giá từ bạn. Đó là lí
do tại sao người ta tự tử - bởi vì việc tự tử của họ sẽ cho
họ một loại phẩm giá. Họ có thể nói với Thượng đế,
“Con đã từ bỏ thế giới của mình và cuộc đời mình. Nó
không xứng đáng!” Những người tự tử gần như bao giờ
cũng nhạy cảm hơn người khác, những người cứ sống
kéo lê. Và tôi không nói cứ tự tử đi, tôi đang nói có một
khả năng cao hơn. Mỗi khoảnh khắc cuộc sống đều có thể đẹp thế, cá nhân thế, không bắt chước, không lặp lại.

Mỗi khoảnh khắc đều có thể quí giá thế! Thế thì không
cần phải tự tử. Mỗi khoảnh khắc đều có thể đem lại phúc
lạc thế, và mỗi khoảnh khắc đều có thể xác định bạn như
điều duy nhất - bởi vì bạn là duy nhất! Trước đây chưa
hề có một người như bạn, và cũng chẳng bao giờ sẽ có
người như bạn nữa.
Nhưng xã hội buộc bạn phải trở thành một phần của
đám đông lớn. Xã hội chưa bao giờ thích một người đi
theo đường riêng của mình. Xã hội muốn bạn là một
phần của đám đông: là một người Hindu, là một người Ki
tô giáo, là một người Do Thái, là một người Mĩ, là một
người Ấn Độ - nhưng là một phần của đám đông; bất kì
đám đông nào, nhưng cứ là một phần của đám đông đi.
Đừng bao giờ là bản thân mình. Và những người muốn là
chính họ... và những người đó là muối trên trái đất,
những người muốn là chính họ. Họ là người có giá trị
nhất trên trái đất. Trái đất có ít phẩm giá và hương thơm
bởi vì những người này. Thế thì họ tự tử.
Sannyas và tự tử là các phương án. Đây là kinh
nghiệm của tôi: bạn có thể trở thành một sannyasin chỉ
khi bạn đã tới điểm mà, nếu không phải là sannyas, thì là
tự tử. Sannyas có nghĩa là, “Tôi sẽ cố gắng trở thành một
cá nhân trong khi đang sống! Tôi sẽ sống cuộc đời mình
theo cách riêng của mình. Tôi sẽ không bị sai khiến,
không bị chi phối. Tôi sẽ không vận hành như cái máy,
như một người máy. Tôi sẽ không có ý tưởng nào, và tôi
sẽ không có mục đích nào. Tôi sẽ sống trong từng
khoảnh khắc, và tôi sẽ sống do sự thôi thúc của tình thế.

Tôi sẽ tự phát, và tôi sẽ mạo hiểm tất cả vì nó!”
Sannyas là mạo hiểm.
Jane, tôi muốn nói với bạn: tôi đã nhìn vào mắt bạn;
khả năng tự tử đã có đó nữa. Nhưng tôi nghĩ rằng bạn sẽ
không tự tử - sannyas sẽ xảy ra! Bạn còn may mắn hơn
bốn người trong gia đình bạn, những người đã tự tử.
Trong thực tế, mọi người thông minh đều có khả năng tự
tử, chỉ kẻ ngu đần mới không bao giờ tự tử. Bạn đã bao
giờ nghe thấy có kẻ đần độn nào tự tử chưa? Người ấy
chẳng bận tâm về cuộc sống; làm sao người ấy phải tự
tử? Chỉ người thông minh hiếm có mới bắt đầu cảm thấy
cần phải làm điều gì đó, bởi vì cuộc sống như nó đã được
sống thì không đáng sống. Cho nên, hoặc là làm điều gì
đó và thay đổi cuộc sống của bạn - cho nó một hình thức
mới, một chiều mới, một hướng mới - hoặc tại sao cứ
phải mang mãi cái gánh nặng ác mộng này, hết ngày nọ
tới ngày kia, năm nọ tới năm kia? và nó sẽ tiếp tục... Và
y học đang giúp bạn tiếp tục cuộc sống thậm chí còn dài
hơn - một trăm năm, một trăm hai mươi năm. Và bây giờ
người ta đang nói rằng con người có thể sống tới gần ba
trăm năm, dễ dàng. Thử nghĩ xem nếu người ta phải sống
ba trăm năm: tỉ lệ tự tử chắc sẽ rất cao - bởi vì thế thì
ngay cả một tâm trí xoàng xĩnh cũng sẽ bắt đầu nghĩ rằng
điều đó là vô ích.

Thông minh có nghĩa là thấy sâu sắc vào mọi việc.
Cuộc sống của bạn có ý nghĩa gì không? Cuộc sống của
bạn có niềm vui nào không? Cuộc sống của bạn có bài
thơ nào trong nó không? Cuộc sống của bạn có chút sáng
tạo nào trong nó không? Bạn có cảm thấy biết ơn là bạn
được ở đây không? Bạn có cảm thấy biết ơn rằng bạn đã
được sinh ra không? Bạn có cám ơn Thượng đế của mình
không? Bạn có thể nói với toàn bộ tấm lòng mình rằng
đây là phúc lành không? Nếu bạn không thể, thế thì tại
sao bạn cứ sống mãi làm gì? Hoặc là bạn làm cho cuộc
sống của mình thành phúc lạc... hoặc tại sao bạn cứ làm nặng gánh cho trái đất này? Biến đi cho rồi. Ai đó khác
có thể lấy chỗ bạn và có thể làm tốt hơn. Ý tưởng này tới
với tâm trí thông minh một cách tự nhiên. Nó là một ý
tưởng rất, rất tự nhiên khi bạn thông minh. Người thông
minh tự tử. Còn những người thông minh hơn người
thông minh - họ chọn tính chất sannyas. Họ bắt đầu tạo
ra ý nghĩa, họ bắt đầu tạo ra nghĩa lí, họ bắt đầu sống. Tại
sao bỏ lỡ cơ hội này?
Heidegger đã nói: “Cái chết cô lập tôi và làm cho tôi
thành cá nhân.” Đấy là cái chết của tôi, không phải là
đám đông mà tôi thuộc vào. Mỗi người trong chúng ta
đều chết cái chết của riêng mình; cái chết không thể nào
được lặp lại. Tôi có thể ngồi làm bài thi hai lần, ba lần;
so sánh cuộc hôn nhân thứ hai với cuộc hôn nhân đầu,
vân vân và vân vân. Tôi chỉ chết có một lần. Tôi có thể
xây dựng gia đình bao nhiêu lần tuỳ thích, tôi có thể đổi
việc bao nhiêu lần tuỳ thích, tôi có thể đổi thành phố bao
nhiêu lần tuỳ thích... nhưng tôi chỉ chết có một lần. Cái
chết thách thức thế vì nó là chắc chắn và không chắc
chắn. Điều nó sẽ tới là chắc chắn, khi nào nó sẽ tới là
không chắc chắn.

Do đó có tò mò lớn về cái chết, về nó là gì. Người ta
muốn biết về nó. Và chẳng có gì không lành mạnh trong
suy tư về cái chết. Những lời kết tội thuộc loại đó đơn
thuần là phương sách của ‘những người’ vô nhân xưng -
đám đông - để ngăn cản người ta thoát khỏi tên bạo chúa
của nó và trở thành cá nhân. Điều cần thiết là thấy cuộc
sống chúng ta như việc tiến tới cái chết. Một khi điều này
đã được đạt tới, có khả năng giải thoát khỏi điều vô vị
của cuộc sống thường ngày và sự nô lệ của nó vào những
quyền lực ẩn danh. Người đã đương đầu như vậy với cái
chết của mình do đó bị đau nhói đến thức tỉnh. Người ấy
nhận ra bản thân mình bây giờ như một cá nhân khác biệt
với đám đông, và được chuẩn bị để nhận lấy trách nhiệm
cho cuộc đời riêng của mình. Theo cách này, chúng ta
quyết định về sự tồn tại đích thực ngược với sự tồn tại
không đích thực. Chúng ta nổi lên từ đám đông và cuối
cùng trở thành bản thân mình.

Ngay cả việc suy tư về cái chết cũng cho bạn một cá
nhân, một hình hài, một dạng thức, một định nghĩa - bởi
vì đấy là cái chết của bạn. Đấy là điều duy nhất còn lại
trong thế giới mà là duy nhất. Và khi bạn nghĩ về tự tử
thì nó trở thành còn cá nhân hơn; đấy là quyết định của
bạn.
Và nhớ lấy, tôi không nói rằng bạn nên tự tử. Tôi nói
rằng cuộc sống của bạn, như nó hiện thế, đang dẫn bạn
tới tự tử. Thay đổi nó đi.
Và suy tư về cái chết. Nó có thể tới vào bất kì lúc
nào, cho nên đừng cho rằng việc nghĩ tới cái chết là
không lành mạnh. Không phải vậy, bởi vì cái chết là đỉnh
cao của cuộc sống, chính đỉnh cao nhất của cuộc sống.
Bạn phải lưu ý về nó. Nó đang tới - dù bạn tự tử hay nó
tới, ... nhưng nó vẫn đang tới. Nó phải xảy ra. Bạn phải
chuẩn bị cho nó, và cách duy nhất để chuẩn bị cho cái
chết - cách đúng đắn - không phải là tự tử; cách đúng đắn
là chết đi mỗi khoảnh khắc đi vào quá khứ. Đó là con
đường phải. Đó là điều một sannyasin được giả thiết cần
làm: chết đi từng khoảnh khắc đi vào quá khứ, không bao
giờ mang quá khứ dù chỉ một khoảnh khắc. Từng khoảnh
khắc, chết đi quá khứ và được sinh ra trong hiện tại. Điều
đó sẽ giữ bạn tươi tắn, trẻ trung, sống động, rạng ngời;
điều đó sẽ giữ cho bạn sinh động, rộn ràng, kích động,
cực lạc. Và một người biết cách chết từng khoảnh khắc
cho quá khứ thì cũng biết cách chết, và đó là tài năng và nghệ thuật vĩ đại nhất. Cho nên khi cái chết tới cho một người như vậy, người ấy nhảy múa với nó, người ấy ôm
choàng nó! - nó là người bạn, nó không phải là kẻ thù.
Đấy là Thượng đế tới với bạn dưới dạng cái chết. Đấy là
sự thảnh thơi toàn bộ trong sự tồn tại. Đấy là lần nữa trở
thành cái toàn thể, lần nữa trở thành cái một với cái toàn
thể.

Cho nên đừng gọi điều này là hư hỏng.
Bạn nói: “Tôi tới từ một gia đình có bốn người tự tử
bên đằng ngoại, kể cả bà tôi.”
Đừng kết án những người tội nghiệp đó, và đừng
khoảnh khắc nào nghĩ rằng họ là hư hỏng.
“Làm sao điều này ảnh hưởng tới cái chết của người
ta? Có giúp đỡ nào để vượt qua được sự bóp méo này của
cái chết mà vẫn cứ diễn ra như một chủ đề trong gia
đình?”
Đừng gọi nó là hư hỏng; nó không phải vậy. Những
người đó đơn giản là nạn nhân. Họ không thể đối phó
được với xã hội thần kinh, và họ đã quyết định biến mất
vào trong cái chưa biết. Có lòng từ bi với họ đi, đừng kết
án. Đừng nói xấu họ, đừng gọi tên họ - đừng gọi đó là hư
hỏng hay bất kì cái gì giống thế. Thương lấy họ và yêu
mến họ.
Không cần phải theo gương họ, nhưng cảm thông với
họ. Họ phải đã đau khổ nhiều lắm. Người ta không quyết
định rất dễ dàng để vứt bỏ cuộc sống đâu: họ phải đã đau
khổ ghê gớm lắm, họ phải đã thấy địa ngục của cuộc
sống. Người ta không bao giờ quyết định dễ dàng cho cái
chết, bởi vì sinh tồn là bản tính tự nhiên. Người ta cứ tiếp
tục sống trong đủ mọi loại tình huống và điều kiện.
Người ta cứ tiếp tục thoả hiệp - chỉ để sống còn. Khi ai
đó loại bỏ cuộc sống của mình, điều đó đơn giản chỉ ra
rằng cuộc sống đã vượt ra ngoài khả năng của người ấy
để thoả hiệp; đòi hỏi là quá đáng. Đòi hỏi là quá đáng
đến mức không còn đáng sống vì nó nữa; chỉ thế thì
người ta mới quyết định tự tử. Các bạn hãy thương lấy
những người này.
Và nếu bạn cảm thấy rằng cái gì đó sai, thế thì cái gì
đó là sai trong xã hội, chứ không phải trong những người
đó. Xã hội là hư hỏng! Trong xã hội nguyên thuỷ không
ai tự tử cả. Tôi đã từng tới các bộ lạc nguyên thuỷ ở Ấn
Độ: trong nhiều thế kỉ họ chẳng biết đến người nào tự tử
cả. Họ không có sổ ghi lại gì về bất kì ai đã tự tử. Tại sao
vậy? Xã hội là tự nhiên, xã hội còn chưa bị hư hỏng. Nó
không hướng người ta vào những cái trái tự nhiên. Xã
hội chấp nhận. Nó cho phép mọi người theo đường của
mình, theo việc chọn lựa của mình về cách sống cuộc đời
mình. Đó là quyền của mọi người. Cho dù ai đó có phát
điên, xã hội cũng chấp nhận điều đó. Nó cho phép điều
đó; đấy là quyền của người đó được phát điên. Không có
kết án. Trong thực tế, trong xã hội nguyên thuỷ, người
điên được kính trọng như các nhà huyền môn - và họ có
một loại bí ẩn quanh mình. Nếu bạn nhìn vào trong mắt
người điên và vào trong mắt nhà huyền môn, có điều gì
đó tương tự nhau - cái gì đó bao la, cái gì đó không xác
định, cái gì đó âm u, cái gì đó giống như hỗn loạn mà
sinh ra các ngôi sao. Nhà huyền môn và người điên có
những điều tương tự.

Mọi người điên không nhất thiết là nhà huyền môn,
nhưng mọi nhà huyền môn thì đều điên. Bởi ‘điên’ tôi
muốn nói họ đã vượt ra ngoài tâm trí. Người điên có thể
tụt xuống thấp hơn tâm trí, còn nhà huyền môn có thể đã
vượt ra ngoài tâm trí, nhưng một điều là tương tự - cả hai đều không trong tâm trí mình. Trong xã hội nguyên thuỷ ngay cả người điên cũng được kính trọng, cực kì kính
trọng. Nếu người ấy quyết định điên, điều đó là được. Xã
hội lo lắng đồ ăn cho người ấy, chỗ ở cho người ấy. Xã
hội yêu mến người ấy, yêu cái điên khùng của người ấy.
Xã hội không có luật lệ cố định; thế thì không ai phải tự
tử bởi vì tự do vẫn còn không bị động chạm tới.
Khi xã hội đòi hỏi sự nô lệ và tiếp tục phá huỷ tự do
của bạn và làm què quặt bạn từ mọi phía và làm tê liệt
linh hồn bạn và làm mờ xỉn con tim bạn... người ta đi tới
cảm thấy tốt hơn là chết đi chứ không thoả hiệp.
Đừng gọi họ là hư hỏng. Thương lấy họ; họ đau khổ
đã nhiều, họ là nạn nhân. Và cố gắng hiểu điều đã xảy ra
cho họ; điều đó sẽ cho bạn cái nhìn sáng suốt vào trong
cuộc sống riêng của mình. Và không cần phải lặp lại điều
đó, bởi vì tôi trao cho bạn một cơ hội được là chính bản
thân bạn. Tôi mở ra cánh cửa cho bạn. Nếu bạn hiểu, bạn
sẽ thấy ra vấn đề về nó, nhưng nếu bạn không hiểu thế thì
khó khăn. Tôi có thể tiếp tục hô to còn bạn thì sẽ chỉ
nghe cái mà bạn có thể nghe, và bạn sẽ nghe chỉ cái bạn
muốn nghe thôi - cái mà bạn muốn nghe.

Một người bạn là nhà tâm lí tới tôi: người ấy đã viết
một câu hỏi dài. Người ấy nói: “Tại sao thầy cứ nói mãi
về loại bỏ bản ngã? Chẳng ai có thể loại bỏ được bản ngã
cả.”
Bây giờ làm sao anh ta biết được điều đó - rằng
chẳng ai có thể loại bỏ được bản ngã? Anh ta nói điều đó
đã không thành công. Làm sao mà bạn biết được? Điều
đó đã thành công, mặc dầu nó đã thành công chỉ với rất ít
và rất hiếm người. Nhưng điều đó đã thành công, và nó
đã thành công chỉ với hiếm người bởi vì chỉ những người
hiếm hoi ấy mới cho phép nó thành công. Nó có thể
thành công cho mọi người, nhưng người ta không cho
phép nó thành công. Họ không sẵn sàng để làm mất bản
ngã của mình.
Anh ta là một nhà tâm lí, và anh ta nói, “Osho ơi, tôi
thấy thầy nữa cũng là một bản ngã lớn.” Như một nhà
tâm lí anh ta nói, “Tôi thấy bản ngã lớn trong thầy.”
Thế thì bạn chẳng trông thấy tôi chút nào cả. Thế thì
bạn đã thấy một cái gì đó chính là phóng chiếu của bạn.
Bản ngã cứ phóng chiếu bản thân nó. Bản ngã cứ tạo
ra thực tại của riêng nó quanh bản thân nó, sự phản xạ
của riêng nó.
Bây giờ, nếu bạn có thể thấy sâu vào bên trong tôi
đến thế thì tại sao bạn còn phải tới đây? - bạn có thể thấy
sâu vào trong chính bạn. Nếu bạn đã có cái nhìn sáng
suốt vĩ đại như thế, thì phỏng có ích gì mà tới đây? - điều
đó là vô ích. Và nếu bạn đã quyết định rằng bản ngã
không thể nào bị loại bỏ được, rằng điều đó là không thể,
thế thì bạn đã quyết định không cố gắng gì.

Và tôi không nói bản ngã có thể bị loại bỏ! Tôi đang
nói bản ngã không tồn tại! Làm sao bạn có thể loại bỏ cái
gì đó mà lại không tồn tại? Và Phật cũng chẳng nói rằng
phải loại bỏ bản ngã, ông ấy nói chỉ phải nhìn vào bản
ngã thôi - và bạn không tìm thấy nó đâu cả, do đó nó biến
mất.
Thế thì bạn có thể làm gì - khi bạn đi vào bên trong
bản thể mình và bạn không thấy bản ngã nào, bạn thấy
im lặng ở đấy; không cái ta nào thống trị cả, không trung
tâm nào giống như bản ngã có đấy? Việc loại bỏ bản ngã
không có nghĩa là bạn phải loại bỏ nó. Việc loại bỏ bản
ngã chỉ là biểu dụ. Nó đơn giản có nghĩa là khi bạn đi vào trong, bạn nhìn vào và bạn chẳng tìm thấy gì cả, bản
ngã biến mất. Trong thực tế, ngay cả việc nói ‘biến mất’
cũng không đúng, bởi vì ngay đầu tiên nó không có đó.
Nó là việc hiểu sai.
Bây giờ, thay vì đi vào trong bản thân mình, bạn lại
nhìn vào tôi. Và bạn nghĩ bạn đã nhìn được vào tôi! Và
bởi vì bạn là nhà phân tâm hay nhà tâm lí, nên bạn quyết
định. Và quyết định của bạn sẽ trở thành rào chắn - bởi vì
bản ngã không tồn tại trong tôi! Và tôi muốn tuyên bố:
bản ngã không tồn tại trong bạn! Ngay cả với anh bạn
nhà tâm lí này tôi sẽ nói: bản ngã không tồn tại trong anh
ta. Bản ngã không tồn tại! Nó là một ý tưởng không tồn
tại, chỉ là một ý tưởng.

Cũng giống như khi bạn thấy một sợi dây thừng
trong bóng tối và bạn nghĩ đấy là con rắn, và bạn bắt đầu
chạy, và bạn chạy hết hơi, và bạn vấp vào hòn đá, bị gẫy
xương, rồi sáng hôm sau bạn mới nhận ra là đấy chỉ là
sợi dây thừng. Nhưng nó đã có tác dụng ghê gớm! Con
rắn không có đó, nhưng nó ảnh hưởng vào thực tại của
bạn. Việc hiểu sai thì cũng thực như hiểu vậy. Điều đó
không đúng, nhưng nó là thực! Đó là khác biệt giữa thực
tại và chân lí. Con rắn được thấy qua sợi dây là thực, bởi
vì kết quả của nó, hậu quả của nó là thực. Nếu bạn yếu
tim thì có thể rất nguy hiểm khi nhìn con rắn trong sợi
dây thừng: bạn có thể chạy nhanh đến mức bạn có thể bị
đau tim. Điều đó có thể ảnh hưởng tới toàn bộ cuộc sống
của bạn. Và nó mới có vẻ kì cục làm sao; đấy chỉ là một
sợi dây thừng.
Điều tôi đang nói, hay điều Phật đang nói là: cầm lấy
chiếc đèn và đi vào trong. Nhìn cho kĩ liệu có rắn đó hay
không. Phật đã thấy nó không tồn tại trong ông ấy. Tôi
đã thấy nó không tồn tại trong tôi. Và cái ngày tôi thấy
nó không tồn tại trong tôi, tôi đã nhìn quanh vào mắt mọi
người và tôi chẳng bao giờ thấy nó cả. Đấy chỉ là ý tưởng
vô căn cứ. Đấy chỉ là mơ.

Nhưng nếu bạn nữa cũng lại tràn đầy mơ, bạn thậm
chí còn có thể phóng chiếu nó lên tôi. Và tôi không thể
nào làm được gì về điều đó. Nếu bạn phóng chiếu, thì
bạn cứ phóng chiếu. Cứ dường như là bạn đang đeo kính,
kính mầu, kính xanh, và toàn bộ thế giới trông xanh rờn.
Và bạn tới tôi và bạn nói, “Osho ơi, thầy đang mặc bộ
quần áo mầu xanh.” Tôi làm gì được nào? Tôi chỉ có thể
nói, “Bỏ kính ra đi.” Và bạn nói, “Chẳng ai có thể bỏ
kính của mình ra được. Điều ấy chưa bao giờ xảy ra!”
Thế thì khó khăn.
Nhưng đấy không phải là vấn đề đối với tôi; đấy là
vấn đề đối với bạn. Tôi cảm thấy tiếc cho bạn, bởi vì nếu
đây là ý tưởng của bạn thế thì bạn sẽ phải khổ cả đời
mình - bởi vì bản ngã tạo ra khổ. Và một ý tưởng không
thật, bị coi là thật, tạo ra khổ. Khổ thực sự là gì? Khổ là
khi bạn có một ý tưởng nào đó mà lại không tương ứng
với chân lí. Thế thì có khổ.
Chẳng hạn, bạn nghĩ đá là thức ăn và bạn ăn chúng;
thế thì bạn khổ, thế thì bạn bị đau dạ dầy. Nhưng nếu đấy
là thức ăn thực, thế thì bạn không khổ, thế thì bạn được
thoả mãn. Khổ được tạo ra bởi ý tưởng không đi đôi với
thực tại; phúc lạc được tạo ra khi bạn có ý tưởng đi đôi
với thực tại. Phúc lạc là cố kết giữa bạn và chân lí; đau
khổ là phân đôi, chia rẽ giữa bạn và chân lí. Khi bạn
không đi cùng chân lí, bạn trong địa ngục; khi bạn đi
cùng với chân lí, bạn trong thiên đường - tất cả là vậy.
Và đó là toàn bộ vấn đề cần phải hiểu.

Bây giờ người này tới từ nước Mĩ xa xôi. Khi lắng
nghe băng nói của tôi, anh ta bắt đầu cảm động về tôi.
Anh ta phải tới đây, nhưng nếu đây là cách anh ta nhìn
vào mọi thứ thì anh ta sẽ lỡ. Và nhớ lấy, đấy không phải
là vấn đề cho tôi. Nếu bạn nghĩ tôi là kẻ cá nhân lớn, thì
xin cám ơn bạn - đấy không phải là vấn đề cho tôi. Đấy
là ý tưởng của bạn, và bạn hoàn toàn có quyền có ý
tưởng. Nhưng nếu bạn đã chắc chắn về nó đến thế, thì
điều gì sẽ xảy ra?
Anh ta nói, “Tôi đã từng gặp nhiều thánh nhân thiêng
thiêng của nhiều tôn giáo và tất cả họ đều là kẻ bản ngã
cả.”
Bạn phải đeo cùng chiếc kính ở mọi nơi rồi. Bạn cứ
tạo ra thực tại riêng của mình, mà không đúng. Đó là lí
do tại sao Phật nhấn mạnh nhiều thế vào cái không, vào
vô trí - bởi vì khi tâm trí không có ý nghĩ thì bạn không
thể phóng chiếu điều gì. Thế thì bạn phải thấy cái đang
đấy. Khi bạn không có bất kì ý tưởng nào, khi bạn đơn
giản trống rỗng, tấm gương phản chiếu, thế thì bất kì cái
gì tới trước bạn cũng đều được phản chiếu ra. Và nó phản
chiếu cái đang đấy. Nhưng nếu bạn có ý tưởng, thế thì
bạn làm méo mó. Ý nghĩ là môi giới cho việc bóp méo.
Nếu bạn có thể thấy bản ngã trong tôi, thì bạn thực
sự đang làm phép mầu đấy. Nhưng có thể là... và bạn có
thể hưởng thú. Nhưng chính bạn sẽ bị hại bởi ý tưởng
của mình, không ai khác cả. Nếu ý tưởng này cứ còn dai
dẳng, thế thì sẽ không có khả năng nào để bắc cầu với
tôi. Ít nhất trong vài ngày bạn ở đây, gạt các ý tưởng của
bạn sang một bên đi. Và một điều là chắc chắn: cái nghề
tâm lí của bạn chẳng ích gì cho bạn đâu, nếu không thì
bạn đã chẳng cần phải ở đây chút nào.

Mói ngày hôm nọ anh ta còn ngồi trước tôi và nói về
vấn đề của mình. Và đôi khi tôi tự hỏi... anh ta sao có
lắm vấn đề thế, và anh ta là trưởng nhóm. Anh ta sẽ làm
gì với mọi người? Anh ta có thể giúp đỡ mọi người theo
kiểu nào? Và anh ta có tấm thân béo thế mà cũng còn
chẳng thể nào thay đổi được nó; mà anh ta lại cứ ních
thêm mãi vào mình. Và đây là vấn đề của anh ta. Và anh
ta lại sợ hãi đến mức anh ta cứ nài nỉ mãi với Laxmi rằng
anh ta cần một cuộc nói chuyện riêng tư, bởi vì, “Tôi
không thể nào nói mọi điều trước mọi người.” Tại sao?
Người ta sẽ thấy bạn, rằng bạn béo. Việc bạn có nói hay
không cũng chẳng thành vấn đề. Mọi người đều có mắt
và họ có thể thấy rằng bạn béo, và rằng bạn cứ ních mãi.
Làm sao bạn làm trống rỗng Vrindavan cho mọi người?
Họ sẽ biết.

Anh ta muốn có một cuộc nói chuyện riêng tư để cho
anh ta có thể nói vấn đề của mình, và vấn đề là về việc
béo - “Tôi cứ ăn mãi mà không thể nào dừng được; tôi
phải làm gì đây?” Nghề tâm lí của bạn thậm chí cũng
chẳng có ích gì nhiều lắm, và bạn nghĩ nghề tâm lí của
bạn có khả năng biết được tôi, thấy được tôi sao? Bạn
đừng bị lừa bởi trò chơi của riêng mình.
Và bạn cũng chưa ở cạnh bất kì người thiêng thiêng
nào đâu. Tôi không nói rằng họ là không thiêng liêng; tôi
đơn giản nói rằng bạn có thể đã ở đó, nhưng bạn chưa ở
cùng với họ. Nếu bạn không thể ở cùng tôi, làm sao bạn
ở cùng với họ được? Bạn chưa ở cùng với bất kì người
thiêng liêng nào. Dù bạn đến đâu, bạn cũng đến với nghề
tâm lí của mình, với tất cả những tri thức mà bạn đã thu
thập quanh mình. Và nó chẳng có ích gì cho bạn cả. Nó
là vô ích! Mà bạn thì cứ đi cố vấn cho mọi người. Bạn sẽ
tạo ra cùng loại chấn thương, phức tạp, ở người khác nữa. Nhà trị liệu có thể có ích chỉ khi lời khuyên của
người ấy không chỉ dành cho kẻ khác, mà khi lời khuyên
của người ấy là dành cho cuộc sống của người đó, khi
người đó đã sống với nó và đã thấy chân lí của nó.
Bạn nói rằng giáo huấn của các thời đại về loại bỏ
bản ngã, loại bỏ tâm trí, không có tác dụng. Nó có tác
dụng đấy! Nó đã làm việc cho tôi; đó là lí do tại sao tôi
nói nó đã làm việc. Tôi biết nó không có tác dụng cho
bạn. Nhưng chẳng có gì sai trong giáo huấn cả, cái gì đó
sai trong bạn; đó là lí do tại sao nó không có tác dụng
trong bạn. Nó đã có tác dụng cho hàng triệu người. Và
đôi khi việc xảy ra là người láng giềng của bạn có thể là
người chứng ngộ mà bạn thì có thể không thể nào thấy
được.

Điều ấy đã xảy ra...
Một người tìm kiếm tới từ Mĩ. Anh ta đã nghe nói có
một nhà huyền môn Sufi vĩ đại ở Dacca, Bangladesh, cho
nên anh ta nhào tới - vì người Mĩ thì tới ngay. Anh ta
nhào tới: anh ta đơn giản nhảy tới Dacca! Anh ta bắt một
chiếc taxi và nói, “Đưa tôi tới nhà huyền môn này!”
Người lái taxi cười to. Ông ta nói, “Ông có thực sự
quan tâm không đấy? Thế thì ông đã tìm đúng người rồi
đấy. Nếu ông hỏi bất kì tài xế taxi nào khác, thì chẳng ai
biết gì đâu. Tôi biết người này. Tôi đã sống với người
này gần năm mươi năm nay rồi.”
“Năm mươi năm cơ à? Ông ấy bao nhiêu tuổi rồi?”
người Mĩ hỏi.
Người lái tắc xi nói, “Ông ấy cũng năm mươi tuổi
rồi.”
Anh ta nghĩ, “Người này dường như mất trí!” Anh ta
thử hỏi những người lái taxi khác, nhưng chẳng ai biết về
người này cả cho nên anh ta phải trở lại với người mất trí
này.

Và người lái taxi nói, “Tôi đã bảo ông rồi là không ai
biết người đó đâu. Ông đi cùng tôi đi và tôi sẽ đưa ông
tới.” Và ông ta đưa người Mĩ đi - Dacca là thành phố cổ
với phố xá nhỏ bé tí hin - và ông ta phải đi zic zắc đây đó
hàng giờ. Còn người Mĩ thì rất sung sướng, vì mục tiêu
mỗi lúc lại càng gần đạt tới hơn. Sau ba, bốn giờ, họ
dừng lại trước một ngôi nhà nhỏ, một ngôi nhà của người
rất nghèo. Và người lái taxi nói, “Ông cứ đợi nhé, còn tôi
sẽ thu xếp cho ông gặp thầy.”
Thế rồi một phụ nữ tới và bà ta nói, “Thầy đang đợi
ông đấy.” Và người này đi vào, còn người lái xe taxi thì
đang ngồi đó.
Và ông ta nói, “Lại đây, con ta, con có việc gì cần
hỏi?”
Người Mĩ không thể nào tin vào điều đó. Anh ta nói,
“Ông mà là thầy ư?”
Người này nói, “Ta là thầy đây, và ta đã sống với con
người này trong năm mươi năm; không ai khác biết về
điều đó.” Hoá ra là ông ấy là thầy.
... Nhưng bạn có ý tưởng của mình: “Làm sao người
lái taxi lại có thể là thầy được?” Nghĩ về tôi như người
lái taxi xem sao... Bạn sẽ không tin - bạn tin được không?
Liệu anh bạn nhà tâm lí này có tin không? Điều ấy là
không thể được.

Bạn có ý tưởng. Bởi ý tưởng của mình mà bạn cứ bỏ
lỡ nhiều điều bao quanh. Trái đất này chưa bao giờ trống rỗng thầy. Có người ở mọi nơi, nhưng bạn không thể
thấy được! Và khi bạn muốn thấy họ, bạn tới Vatican bởi
vì bạn có ý tưởng nào đó rằng giáo hoàng phải đã chứng
ngộ. Trong thực tế, làm sao một người đã chứng ngộ có
thể là giáo hoàng được? Không người chứng ngộ nào sẽ
đồng ý với điều vô nghĩa ấy. Người ấy có thể ưa thích
làm tài xế taxi hơn.

Xin bỏ ý tưởng của bạn đi trong khi bạn còn ở đây,
trong vài ngày này. Cởi mở bản thân mình, đừng định
kiến từ ngay chính ban đầu rằng, “Điều này chưa bao giờ
xảy ra.” Điều này đã xảy ra rồi! Điều này đã xảy ra trong
tôi. Chẳng có gì cản trở nó ngoại trừ những ý tưởng này,
tri thức này. Đó là lí do tại sao tôi nói tri thức là cái đáng
nguyền rủa. Vứt tri thức của mình và bạn sẽ vứt bỏ bệnh
hoạn của mình!

Câu hỏi thứ hai:
Osho kính yêu,
Tôi đang yếu đuối. Vậy mà lần đầu tiên tôi cảm thấy
rằng tôi có thể thảnh thơi trong yếu đuối của tôi ở
đây. Tôi có phải mạnh mẽ và dũng cảm không?

Không có cái phải ở đây. Tất cả những cái phải, nên,
bắt buộc, đều phải loại bỏ. Chỉ thế thì bạn mới trở thành
con người tự nhiên.
Và cái gì sai trong khi là yếu đuối? Mọi người đều
yếu đuối cả. Làm sao bộ phận có thể mạnh được? - bộ
phận thì phải yếu chứ. Và chúng ta là những bộ phận tí
xíu, giọt nước trong đại dương bao la. Làm sao chúng ta
có thể mạnh được? - mạnh chống lại ai, mạnh vì cái gì?
Đúng, bạn đã được dạy, tôi biết, phải mạnh mẽ, bởi vì
bạn đã được dạy phải bạo hành, hung hăng, đấu tranh.
Bạn đã được dạy phải mạnh mẽ bởi vì bạn đã được dạy
phải cạnh tranh, tham vọng, bản ngã. Bạn đã được dạy tất
cả các loại hung hăng bởi vì bạn đã được dạy dỗ để cướp
đoạt người khác, cướp đoạt tự nhiên. Bạn chưa bao giờ
được dạy dỗ để yêu cả.

Tại đây, thông điệp là tình yêu - cho nên bạn cần sức
mạnh để làm gì? Thông điệp ở đây là buông xuôi. Thông
điệp ở đây là chấp nhận, chấp nhận toàn bộ bất kì cái gì
đang đấy.
Cái yếu là đẹp. Thảnh thơi trong nó, chấp nhận nó,
tận hưởng nó. Nó có vẻ đẹp riêng, nó có niềm vui riêng.
“Tôi yếu đuối...”
Xin bạn đừng dùng từ yếu đuối, bởi vì nó có mang ý
kết án trong đó. Nói “Tôi là bộ phận,” và bộ phận thì
nhất định là không tự lực được. Trong bản thân nó bộ
phận nhất định là bất lực. Bộ phận chỉ có hiệu lực cùng
với cái toàn thể. Sức mạnh của bạn là khi ở cùng chân lí;
không có sức mạnh nào khác. Chân lí là mạnh mẽ, chúng
ta là yếu. Thượng đế là mạnh mẽ, chúng ta yếu đuối.
Cùng với ngài chúng ta cũng thành mạnh; chống lại ngài,
không cùng ngài, chúng ta yếu. Tranh đấu với sông, cố
gắng lội ngược dòng và bạn sẽ được chứng minh về cái
yếu đuối. Trôi nổi với sông và xuôi theo dòng nước -
thậm chí không bơi nữa, trong buông bỏ và để cho dòng
sông đưa bạn đến chỗ nó tới - và thế thì không có yếu
đuối. Khi ý tưởng là mạnh đã bị loại bỏ đi thì cũng chẳng
cái yếu nào còn lại nữa. Chúng cả hai cùng biến đi. Và thế thì, bỗng nhiên, bạn chẳng yếu mà cũng chẳng mạnh.
Trong thực tế, bạn có đâu; Thượng đế có - chẳng yếu
cũng chẳng mạnh.

Bạn nói: “Vậy mà lần đầu tiên tôi cảm thấy rằng tôi
có thể thảnh thơi trong cái yếu đuối của tôi ở đây.”
Một cảm giác tốt; đừng bị mất dấu vết của nó. Một
cảm giác tốt: thảnh thơi - đó là toàn bộ giáo huấn của tôi.
Thảnh thơi trong bản thể của bạn, dù bạn là ai. Đừng áp
đặt bất kì ý tưởng nào. Đừng hướng bản thân mình thành
điên khùng; không cần đâu. Hiện hữu - loại bỏ việc trở
thành. Chúng ta không đi đâu cả, chúng ta chỉ hiện hữu ở
đây thôi. Và khoảnh khắc này đẹp làm sao, nó là phúc
lành thế; đừng đem bất kì tương lai nào vào trong nó, nếu
không bạn sẽ phá huỷ nó. Tương lai là chất độc. Thảnh
thơi và tận hưởng đi. Nếu tôi có thể giúp cho bạn thảnh
thơi và tận hưởng được, thì công việc của tôi là hoàn tất.
Nếu tôi có thể giúp bạn loại bỏ ý tưởng của bạn, ý tưởng
về bạn phải là thế nào và không phải là thế nào, nếu tôi
có thể lấy đi tất cả những lời răn dạy đã từng trao cho
bạn, thế thì công việc của tôi là được hoàn thành. Và khi
bạn không có bất kì lời răn dạy nào, và khi bạn sống
trong thôi thúc của tình huống - tự nhiên, tự phát, đơn
giản, thông thường - có mở hội lớn, bạn đã về đến nhà.
Bây giờ đừng đem nó lại nữa... “Tôi có phải mạnh
mẽ và dũng cảm không?” Để làm gì? Trong thực tế chính
cái yếu đuối mới mong là mạnh.

Cố hiểu điều này; nó có một chút ít phức tạp nhưng
chúng ta đi vào trong nó. Chính cái yếu đuối muốn được
là mạnh, chính cái thấp kém muốn là cái cao siêu, chính
cái dốt nát muốn hiểu biết - để cho nó có thể trốn bên
trong hiểu biết, để cho bạn có thể che dấu cái yếu đuối
của mình trong cái gọi là sức mạnh của bạn. Từ cái thấp
kém mà nảy sinh ra ham muốn được là cao siêu. Đấy là
toàn bộ nền móng của chính trị trên thế giới, chính trị
quyền lực. Chính những người thấp kém mới trở thành
chính khách: họ có thôi thúc về quyền lực, bởi vì họ biết
họ thấp kém. Nếu họ không trở thành tổng thống của một
nước hay thủ tướng của một nước, họ không thể nào
chứng minh được bản thân mình cho người khác. Trong
chính mình họ cảm thấy yếu đuối; họ hướng bản thân
mình về quyền lực.
Nhưng làm sao, bằng việc trở thành tổng thống, mà
bạn có thể có quyền lực được? Sâu bên trong bạn sẽ biết
rằng cái yếu đuối của bạn vẫn còn đó. Trong thực tế, điều
đó còn được cảm thấy nhiều hơn, thậm chí nhiều hơn
trước nữa, bởi vì bây giờ sẽ có tương phản. Trên bề ngoài
có quyền lực, và ở bên trong có yếu đuối - rõ ràng hơn,
giống như cái rủi trong cái may. Đó là điều xảy ra: bên
trong bạn cảm thấy nghèo túng và bạn bắt đầu chộp giữ,
bạn trở thành tham lam, bạn bắt đầu sở hữu mọi thứ, và
bạn cứ tiếp tục mãi, và không có cái kết thúc cho nó. Và
toàn bộ cuộc sống của bạn bị phí hoài trong mọi thứ,
trong tích luỹ.

Nhưng bạn càng tích luỹ nhiều, bạn càng cảm thấy
sâu sắc cái nghèo khó ở bên trong. Ngược với cái giầu
có, điều ấy có thể thấy rất dễ dàng. Khi bạn thấy điều này
- rằng cái yếu đuối cố gắng trở thành cái mạnh mẽ - đấy
là điều ngớ ngẩn. Làm sao cái yếu trở thành mạnh được?
Khi thấy được điều đó, bạn không còn muốn trở thành
mạnh nữa. Và khi bạn không muốn trở thành mạnh, cái
yếu cũng không thể còn lại trong bạn. Nó chỉ có thể còn
lại cùng với ý tưởng về cái mạnh - chúng đi đôi với nhau,
giống như các cực âm-dương của điện. Chúng tồn tại cùng nhau. Nếu bạn loại bỏ tham vọng này để trở thành mạnh, một ngày nào đó bỗng nhiên bạn sẽ thấy cái yếu
cũng biến mất. Nó không thể được giữ mãi trong bạn.
Nếu bạn vứt bỏ ý tưởng được giầu có, làm sao bạn có thể
cứ nghĩ mình là nghèo được? Làm sao bạn so sánh được,
và làm sao bạn đánh giá được rằng bạn là nghèo? So với
cái gì? Sẽ chẳng có khả năng nào để đo cái nghèo của
bạn cả. Khi vứt bỏ cái ý tưởng về giầu có, về cái giầu, thì
một ngày nào đó cái nghèo cũng biến mất.
Khi bạn không còn khao khát tri thức và bạn vứt bỏ
tri thức, làm sao bạn có thể vẫn còn dốt nát được? Khi tri
thức biến mất, trong thức tỉnh về nó, giống như cái bóng
của nó, dốt nát cũng biến mất. Thế thì con người thành trí
huệ. Trí huệ không phải là tri thức; trí huệ là việc thiếu
vắng cả tri thức lẫn dốt nát.

Đây là ba khả năng: bạn có thể dốt nát, bạn có thể
dốt nát và hiểu biết, và bạn có thể không dốt nát lẫn
không hiểu biết. Khả năng thứ ba chính là trí huệ. Đó là
điều Phật gọi là prajnaparamita - trí huệ vượt ra ngoài;
trí huệ siêu việt. Nó không phải là tri thức.
Trước hết, bỏ ham muốn này về sức mạnh, và quan
sát. Rồi một ngày bạn sẽ ngạc nhiên, bạn sẽ bắt đầu nhảy
múa: cái yếu đuối đã biến mất. Chúng là hai mặt của
cùng một đồng tiền: chúng sống cùng nhau, chúng đi đôi
với nhau. Một khi bạn đã hiểu thấu sự kiện này trong bản
thể mình, sẽ có chuyển biến vĩ đại.

Câu hỏi thứ ba:
Osho kính yêu,
Tại sao và làm thế nào mà mọi người tới với Thầy từ
bốn phương trên trái đất này?
Nếu người nào nói ra chân lí, người ấy chắc chắn sẽ
được mọi người tìm tới dù sớm hay muộn - đó là lí do tại
sao.

Điều này là không thể nào... nếu bạn đã thốt ra chân
lí, thì không thể nào người khác lại không tới. Họ đang
ao ước về điều đó, họ đang khát khao về điều đó, họ đang
đói về điều đó; và họ vẫn còn đói trong nhiều kiếp. Khi
một gợn sóng của chân lí phát sinh ở bất kì đâu, một bài
ca, thì với những người đang đói khát - họ có thể ở bất kì
đâu trên hành tinh này - cái gì đó trong tiềm thức của họ
bắt đầu xảy ra. Chúng ta được nối với nhau trong tiềm
thức; trong cõi giới sâu thẳm nhất của bản thể chúng ta,
chúng ta là một. Nếu một người trở thành vị Phật, thế thì
tiềm thức của mọi người đều cảm động. Bạn có thể
không biết một cách có ý thức, nhưng tiềm thức của mọi
người đều cảm động. Điều đó cũng giống như mạng nhện
vậy: bạn chạm vào nó từ bất kì đâu và toàn bộ mạng
nhện bắt đầu rung rinh. Chúng ta là một trong nền tảng
của mình. Chúng ta giống như một cái cây mạnh mẽ
cứng cáp, đứng vững chắc giữa đồng - to lớn, khổng lồ,
với tán lá lớn. Lá có hàng triệu, cành có rất nhiều, nhưng
tất cả đều phụ thuộc vào một thân cây vững chắc, và tất
cả chúng đều bắt rễ vào trong đất. Nếu một lá thành
chứng ngộ, toàn bộ cây sẽ biết điều đó một cách vô ý
thức ... “điều gì đó đã xảy ra.” 

Những người đang tìm kiếm chân lí một cách có ý
thức sẽ là người đầu tiên bắt đầu chuyển động. Tiềm thức
sẽ có những gợn sóng.
Một người bạn vừa mới viết: anh ấy đang ngồi ở đâu
đó tại California... Và điều này có thể xảy ra dễ dàng ở
California hơn bất kì đâu khác. California là tương lai;
tâm thức tiềm năng nhất đang xảy ra ở đó. California là
mong manh nhất, cho nên điều đó chỉ có thể xảy ra ở
California. Nó không thể xảy ra ở nước Nga xô viết được
- mọi thứ rất trì trệ và chết.
Một người bạn tới thăm một phụ nữ. Họ cùng ăn và
uống với nhau, rồi bỗng nhiên anh ấy nhìn vào trong mắt
người phụ nữ và có một sức mạnh mênh mông ở đó. Có
thể là rượu, đồ uống, âm nhạc, đơn độc của hai người
này, không khí yêu thương, làm phát khởi một cái gì đó .
Anh ấy thấy sức mạnh mênh mông trong mắt người phụ
nữ, và anh ấy bị dán chặt vào đôi mắt ấy, gần như bị hút
vào, bị thôi miên. Và anh ấy bắt đầu nhìn, và khi anh ấy
bắt đầu nhìn thì người phụ nữ bắt đầu đung đưa, một cái
gì đó bắt đầu chuyển động, một cái gì đó trong tiềm thức.
Và sau vài phút người phụ nữ bắt đầu nói, “Rau-neesh,
Rau-neesh, Rau-neesh” - mà cô ấy chẳng biết tôi chút
nào, chưa từng nghe nói về tôi. Khi cô ấy trở lại, người
đàn ông nói, “Em vừa lẩm bẩm cái tên nào đó - Rauneesh
- dường như rất là kì lạ. Anh chưa bao giờ nghe
thấy nó.”

Còn người phụ nữ thì nói, “Em cũng chưa bao giờ
nghe về cái tên ấy. Em không biết.” Cả hai đến quán bán
sách để tìm cái tên này. Tất nhiên, đấy không phải là
Rau-neesh, đấy là Rajneesh. Và anh ấy nhìn vào sách của
tôi, và đó là điều anh ấy đã tìm kiếm trong bao nhiêu, bao
nhiêu năm. Tháng sau anh ta tới đây. Bây giờ làm sao
điều đó đã xảy ra? Cái gì đó sâu trong người phụ nữ...
Việc nhận thông điệp là dễ dàng hơn cho phụ nữ, bởi
vì cô ấy gần tiềm thức hơn đàn ông. Đàn ông đã đi xa
khỏi tiềm thức. Đàn ông đã trở nên quá nghiêng về cái
đầu, vào ý thức. Đàn bà vẫn còn sống với linh cảm. Cái
gì đó bắt đầu khuấy động trong tiềm thức cô ấy khi người
đàn ông nhìn vào mắt cô ấy. Và người đàn ông này là
người tìm kiếm có ý thức; người đàn bà thì không. Đàn
bà chưa bao giờ tìm kiếm thầy. Cô ấy không tới. Cô ấy
phải giải thích điều đó như sự trùng hợp hay cái gì đó.
Cô ấy chưa bao giờ quan tâm tới bất kì việc tìm kiếm
nào, nhưng tiềm thức của cô ấy thì tiếp nhận nhiều hơn.
Là một phụ nữ, và thế rồi rượu, và người đàn ông này
nhìn như có lực từ hút sâu vào mắt cô ấy - tất cả những
điều này cùng tác động, một cái gì đó nổi lên bề mặt. Và
ý thức của người đàn ông này đang tìm kiếm. Nghe thấy
lời này anh ấy bị móc vào. Anh ấy bị móc vào với từ này;
anh ấy không thể nào quên được nó. Anh ấy phải tới
quán sách để tìm cho ra, tới thư viện, đây đó, hỏi bạn bè
từ này là gì.

Đấy không phải là phép mầu. Đấy là quá trình đơn
giản về cách mọi việc xảy ra.
Bạn hỏi tôi: “Tại sao và làm thế nào mà mọi người
tới với Thầy từ bốn phương trên trái đất này?”
Khoảng cách không phải là vấn đề; tìm kiếm, đói
khát mới là vấn đề. Nếu ai đó đang tìm kiếm, chẳng
chóng thì chầy người ấy sẽ nhận ra tôi - đôi khi tình cờ -
và người ấy sẽ bắt đầu có sức hút về phía tôi. Hàng triệu
người đang tìm kiếm, và càng nhiều người quanh tôi, và
càng nhiều bắt đầu đi sâu vào bản thể mình, thì càng nhiều người sẽ trở nên bị hút về chỗ này. Thế thì đấy sẽ
không chỉ là mình tôi kéo họ, không chỉ mình tôi khuấy
động chiều sâu của họ - toàn bộ chỗ này ở đây sẽ bắt đầu
hấp dẫn. Nó có thể trở thành một trung tâm từ lực.
Điều ấy phụ thuộc vào bạn, vào việc bạn bắt đầu di
chuyển bao xa trong bản thể mình, bạn hoà hợp bao xa
với tôi, buông xuôi của bạn sâu đến đâu.

Câu hỏi cuối cùng:

Osho kính yêu,
Phải làm gì với sợ? Tôi cảm thấy mệt mỏi bị nó lôi đi
quanh. Nó có thể bị làm chủ hay bị làm tiêu tan đi
không? làm thế nào?
Câu hỏi này là của Ramananda.

Nó không thể bị tiêu tan, nó không thể bị làm chủ, nó
chỉ có thể được hiểu. ‘Hiểu biết’ là từ khoá ở đây. Và chỉ
hiểu biết mới đem lại chuyển hoá, không cái gì khác.
Nếu bạn cố gắng làm chủ sợ hãi của mình, nó sẽ vẫn còn
bị đè nén, nó sẽ đi sâu bên trong bạn. Nó sẽ không có ích,
nó sẽ làm phức tạp vấn đề lên. Nó đang trên bề mặt, bạn
có thể kìm nén nó - đó là điều làm chủ là gì. Bạn có thể
đè nén nó; bạn có thể đè nén nó sâu đến mức nó biến mất
khỏi tâm thức của bạn hoàn toàn. Thế thì bạn sẽ chẳng
bao giờ nhận biết được về nó, nhưng nó sẽ có đó trong
tầng hầm, và nó sẽ có sức hút. Nó sẽ xoay xở, nó sẽ thao
tác bạn, nhưng nó sẽ thao tác bạn theo cách gián tiếp mà
bạn sẽ không trở nên nhận biết về nó. Nhưng thế thì nguy
hiểm đã đi sâu hơn rồi. Bây giờ bạn thậm chí không thể
nào hiểu được nó.

Cho nên sợ không cần phải được làm chủ - nó phải
không bị làm tiêu tan. Nó không thể bị làm tiêu tan nữa,
bởi vì sợ hãi có chứa một loại năng lượng và không năng
lượng nào có thể bị phá huỷ. Bạn có thấy rằng trong sợ
hãi bạn có thể có năng lượng mênh mông không? - cũng
hệt như bạn có thể có trong giận dữ; chúng cả hai đều là
hai khía cạnh của cùng một hiện tượng năng lượng. Giận
dữ là năng lượng hung hăng còn sợ hãi là năng lượng
không hung hăng. Sợ hãi là giận dữ trong trạng thái tiêu
cực; giận dữ là giận dữ trong trạng thái tích cực. Khi bạn
giận dữ bạn chẳng quan sát thấy bạn trở nên mạnh mẽ
đến đâu, bạn có năng lượng lớn đến đâu đó sao? Bạn có
thể ném một tảng đá lớn khi bạn đang giận dữ; bình
thường bạn thậm chí không thể nào lay nổi nó. Bạn trở
nên lớn gấp ba, gấp bốn lần khi bạn đang giận dữ. Bạn có
thể làm những việc nào đó mà bạn không thể làm nổi nếu
không giận dữ.

Hay, trong sợ hãi, bạn có thể chạy nhanh đến mức
ngay cả vận động viên Olympic cũng cảm thấy ghen tị.
Sợ hãi tạo ra năng lượng; sợ hãi là năng lượng, và năng
lượng thì không thể bị huỷ diệt. Không một giọt năng
lượng nào có thể bị huỷ bỏ khỏi sự tồn tại cả. Điều này
cần phải được ghi nhớ thường xuyên, nếu không bạn sẽ
làm điều gì đó sai sót. Bạn không thể phá huỷ được bất kì
cái gì, bạn chỉ có thể làm thay đổi hình dạng của nó. Bạn
không thể phá huỷ một hạt sỏi nhỏ; một nguyên tử cát
nhỏ bé cũng không thể nào bị huỷ diệt, nó sẽ chỉ thay đổi
hình dạng. Bạn không thể huỷ diệt một giọt nước. Bạn có
thể biến nó thành băng, bạn có thể làm bay hơi nó, những nó vẫn còn. Nó sẽ còn ở đâu đó, nó không thể nào thoát
ra ngoài sự tồn tại được.
Bạn không thể huỷ bỏ sợ hãi nữa. Và điều đó đã
được làm qua nhiều thời đại - người ta đã cố gắng huỷ bỏ
sợ hãi, cố gắng huỷ bỏ giận dữ, cố gắng huỷ bỏ dục, cố
gắng huỷ bỏ tham lam, thế này thế khác. Toàn bộ thế giới
cứ liên tục làm việc đó, và đâu là kết quả? Con người đã
trở thành đống lộn xộn. Chẳng cái gì bị huỷ bỏ cả, tất cả
vẫn còn đó; chỉ mọi thứ là bị làm lộn xộn lên. Không cần
phải huỷ bỏ thứ gì bởi vì ngay đầu tiên chẳng cái gì có
thể bị huỷ bỏ cả.

Thế thì phải làm gì đây? Bạn phải hiểu sợ hãi. Sợ hãi
là gì? Nó nảy sinh như thế nào? Nó tới từ đâu? Thông
điệp của nó là gì? Nhìn vào trong nó - và không có bất kì
đánh giá nào chỉ thế thì bạn mới hiểu được. Nếu bạn đã
có ý tưởng rằng sợ hãi là sai, rằng phải không nên thế -
“Mình phải không nên sợ” - thế thì bạn không thể nào
nhìn được. Làm sao bạn có thể đương đầu với sợ hãi?
Làm sao bạn có thể nhìn vào trong mắt của sợ hãi khi
bạn đã quyết định rằng nó là kẻ thù của bạn? Không ai
nhìn vào mắt của kẻ thù. Nếu bạn nghĩ nó là cái gì đó sai
trái, thế thì bạn sẽ cố gắng bỏ qua nó, tránh né nó, quên
lãng nó. Bạn sẽ cố gắng không gặp nó, nhưng nó sẽ vẫn
còn đó. Điều này chẳng ích gì.

Trước hết vứt tất cả các kết án, phán xét, đánh giá đi.
Sợ hãi là thực tại. Nó phải được đối diện, nó phải được
hiểu. Và chỉ qua hiểu biết nó mới có thể được biến đổi.
Trong thực tế, nó được biến đổi qua hiểu biết. Không cần
phải làm bất kì cái gì khác; hiểu biết sẽ biến đổi nó.
Sợ hãi là gì? Trước hết: sợ hãi bao giờ cũng bao
quanh ham muốn nào đó. Bạn muốn trở thành người nổi
tiếng, người nổi tiếng nhất trên thế giới - thế thì có sợ
hãi. Điều gì xảy ra nếu bạn không thể làm được điều đó?
- sợ hãi tới. Bây giờ sợ hãi tới như sản phẩm phụ của
ham muốn: bạn muốn trở thành người giầu nhất trên thế
giới. Điều gì xảy ra nếu bạn không thành công? Bạn bắt
đầu run rẩy; sợ hãi tới. Bạn sở hữu người đàn bà: bạn sợ
rằng ngày mai bạn có thể không còn sở hữu nữa, cô ấy có
thể đi với ai đó khác. Cô ấy vẫn còn sống động, cô ấy có
thể đi. Chỉ người phụ nữ chết mới không đi; cô ấy vẫn
còn sống động. Bạn có thể sở hữu chỉ mỗi cái xác - thế
thì không có sợ hãi, cái xác vẫn đấy. Bạn có thể sở hữu
đồ đạc, thế thì không có sợ hãi. Nhưng khi bạn cố gắng
sở hữu con người thì sợ hãi tới. Ai mà biết được, hôm
qua cô ấy còn chưa phải là của bạn, hôm nay cô ấy là của
bạn... Ai mà biết được - ngày mai cô ấy sẽ là của ai đó
khác. Sợ hãi nảy sinh. Sợ hãi đang nảy sinh từ ham muốn
sở hữu, nó là sản phẩm phụ; bởi vì bạn muốn sở hữu, do
đó mới có sợ hãi. Nếu bạn không muốn sở hữu, thế thì
không có sợ hãi. Nếu bạn không có ham muốn rằng bạn
sẽ thích được là cái này cái nọ trong tương lai, thế thì
không có sợ hãi. Nếu bạn không muốn lên cõi trời thì
chẳng có sợ hãi, thế thì tu sĩ không thể làm cho bạn sợ
được. Nếu bạn không muốn đi bất kì đâu thế thì không ai
có thể làm bạn sợ được.

Nếu bạn bắt đầu sống trong khoảnh khắc này, sợ hãi
biến mất. Sợ hãi tới qua ham muốn. Cho nên về cơ bản,
ham muốn tạo ra sợ hãi.
Nhìn vào trong nó đi. Bất kì khi nào có sợ hãi, nhìn
vào chỗ nó đang tới - ham muốn gì đang tạo ra nó - và
thế rồi thấy cái vô ích của nó. Làm sao bạn có thể sở hữu
người đàn bà hay đàn ông được? Đấy là ý tưởng ngu đần thế, xuẩn ngốc thế. Người ta chỉ sở hữu được các vật, không sở hữu được con người.

Con người là tự do. Con người đẹp đẽ bởi vì tự do.
Con chim đẹp đẽ tung cánh trên bầu trời: bạn nhốt nó vào
lồng - nó không còn là cùng con chim đó nữa. Bầu trời
đâu rồi? Mặt trời đâu rồi? Các cơn gió đâu rồi? Những
đám mây đâu rồi? Tự do trên đôi cánh đâu rồi? Tất cả đã
biến mất. Đây không phải là cùng con chim ấy nữa.
Bạn yêu người đàn bà bởi vì cô ấy tự do. Thế rồi bạn
nhốt cô ấy lại: thế rồi bạn đến toà án và bạn cưới nhau,
và bạn làm một cái lồng đẹp, có thể là bằng vàng, khảm
cả kim cương, bao quanh cô ấy, nhưng cô ấy không còn
là cùng người phụ nữ đó nữa. Và bây giờ sợ hãi tới. Bạn
sợ, sợ bởi vì người phụ nữ này có thể không thích cái
lồng đó. Cô ấy có thể ao ước được tự do trở lại. Và tự do
là giá trị cuối cùng, người ta không thể loại bỏ nó.
Con người tạo nên từ tự do, tâm thức tạo nên từ tự
do. Cho nên chẳng chóng thì chầy người phụ nữ sẽ bắt
đầu cảm thấy chán, ngấy. Cô ấy sẽ bắt đầu đi tìm ai đó.
Bạn sợ. Sợ hãi của bạn tới bởi vì bạn muốn sở hữu -
nhưng tại sao ngay từ đầu bạn muốn sở hữu? Đừng sở
hữu, và thế thì không có sợ hãi. Và khi không có sợ hãi,
nhiều năng lượng bị vướng vào, bị cột vào, bị khoá vào
trong sợ hãi, lại thành có sẵn, và năng lượng đó có thể trở
thành sáng tạo của bạn. Nó có thể trở thành điệu vũ, lễ
hội.

Bạn sợ chết sao? Phật nói: Bạn không thể chết được,
bởi vì ngay chỗ đầu tiên, bạn không có đó. Làm sao bạn
có thể chết được? Nhìn vào bản thể mình, đi sâu vào
trong nó đi. Nhìn xem, ai có đó để mà chết? - và bạn sẽ
chẳng tìm thấy bất kì bản ngã nào ở đó cả. Không có khả
năng nào cho cái chết cả. Duy nhất ý tưởng về bản ngã là
tạo ra sợ hãi chết. Khi không có bản ngã thì không có cái
chết. Bạn là im lặng hoàn toàn, bất tử, vĩnh hằng - không
phải như bạn, mà là như bầu trời rộng mở, không bị ô uế
bởi bất kì ý tưởng nào về cái ‘tôi’ cả, về cái ngã - không
bờ bến, không xác định. Thế thì không có sợ hãi.
Sợ hãi tới bởi vì có các thứ khác, Ramananda. Bạn sẽ
phải nhìn vào trong những thứ này, và việc nhìn vào
trong chúng sẽ bắt đầu làm thay đổi mọi thứ.

Cho nên xin đừng hỏi làm sao có thể làm chủ hay
làm tiêu tan nó. Nó không bị làm chủ, nó không bị tiêu
tan đâu. Nó không thể bị làm chủ được và nó không thể
bị tiêu tan được; nó chỉ có thể được hiểu. Để hiểu biết là
luật duy nhất của bạn.
Đủ cho hôm nay.

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét

HÃY TÌM LẠI CHÍNH MÌNH BẰNG SỰ THỨC TÌNH MỤC ĐÍCH SỐNG

Nhân loại đã thực sự sẵn sàng cho một quá trình chuyển biến nhận thức , một quá trình nở hoa sâu sắc và triệt để của tâm thức đến độ , so với quá trình này thì việc cây cỏ nở hoa 114 triệu năm trước đây , dù cho đẹp đến mấy thì đấy cũng chỉ là sự phản ánh nhạt nhòa ? Liệu con người có thể từ bỏ tầng tầng lớp lớp những cách nghĩ bị bó buộc cũ và trở nên giống như những tinh thể pha lê trong suốt để ánh sang nhận thức xuyên qua dễ dàng ?

Liệu con người có thể thoát ra khỏi trường hấp dẫn của chủ nghĩa vật chất , thoát ra khỏi tình trạng tự đồng nhất mình với hình tướng ?

Khả năng chuyển hóa này cũng là thông điệp chính của những giáo lý sâu sắc để khai thị cho con người .Những người phát đi thông điệp này – như Đức Phật , chúa Jesus và nhiều người khác – là những bông hoa đầu tiên của nhân loại . Họ là những vị Thầy tiên phong , rất hiếm hoi và quý giá vô cùng . Tuy vậy , một sự chuyển hóa rộng khắp chưa thể xảy ra vào thời điểm đó được , nên thông điệp của họ bị bóp méo đi rất nhiều . Ngoại trừ ở một số ít người , tâm thức của con người thời ấy nói chung chưa được chuyển hóa nhiều

Bây giờ thì nhân loại đã sẵn sàng để chuyển hóa chưa ? tại sao lúc này mới thật là thời cơ ? Ban có thể làm gì để thúc đẩy quá trình chuyển hóa nội tại này ? Đặc điểm của nhận thức cũ đầy tính bản ngã là gì và đâu là dấu hiệu của một tâm thức mới đang trổi dậy ?

Những câu hỏi này và một số câu hỏi khác sẽ được đề cập trong cuốn sách này . Quan trọng hơn , quyển sách cũng chính là một công cụ có tính chuyển hóa , xuất phát từ một nhận thức mới đầy tính nổi dậy . Những ý tưởng và khái niệm ở đây tuy quan trọng , nhưng đó cũng là thứ yếu . Chính những tấm bảng chỉ đường giúp bảng chỉ đường giúp bạn đi đến trạng thái thức tỉnh . Trong lúc đọc quyển sách này , một sự chuyển hóa sẽ xảy ra trong bạn

Mục đích chính của quyển sách không phải là để cung cấp thêm thông tin hay những niềm tin mù quáng cho trí năng của bạn , hay cố thuyết phục bạn về một điều gì đó , mà nó mang đến cho bạn một sự chuyển hóa trong nhận thức , tức là thức tỉnh bạn ra khỏi những dòng suy nghĩ miên man ở trong đầu

Nếu được như vậy thì bạn sẽ không chỉ thấy cuốn sách này là “thú vị” . Vì “thú vị” có nghĩa là bạn còn đứng ở bên ngoài , tìm vui với những ý nghĩ , và khái niệm ở trong đầu bạn để tu duy rằng mình đồng ý hay không đồng ý với cuốn sách .

Vì cuốn sách này được viết cho bạn , do đó cuốn sách hoặc rất vô nghĩa đối với bạn , hoặc nó làm cho nhận thức của bạn có sự thay đổi lớn . Tuy nhiên cuốn sách này chỉ có thể thức tỉnh những người đã sẵn sang để tỉnh thức

Tuy nhiên khi có một người vừa tỉnh thức thì biến cố này sẽ tạo nên một quán tính trong tâm thức của tập thể , giúp cho sự tỉnh thức xảy ra dễ dàng hơn ở những người khác . Nếu trong lúc này bạn chưa rõ tỉnh thức nghĩa là gì , thì bạn cũng không cần bận tâm nhiều vể nghĩa của từ ấy , hãy cứ tiếp tục đọc và trong bạn có sự tỉnh thức , thì bạn sẽ hiểu “ tỉnh thức “ có nghĩa là gì

Quá trình tỉnh thức một khi đã bắt đầu ở trong bạn rồi thì không thể đảo ngược lại ; và để cho quá trình này được bắt đầu ,bạn chỉ cần trải qua trạng thái thức tỉnh – dù chỉ tong môt thoáng chốc

Đối với một số người thì một thoáng chốc của trạng thái thức tỉnh đó sẽ xảy đến khi họ đọc cuốn sách này . Còn đối với những người khác thì cuốn sách sẽ giúp họ nhận ra rằng quá trình tỉnh thức đã xảy ra ở trong họ rồi , nhưng bây giờ họ mới nhận ra .

Ở một số người thì quá trình tỉnh thức chỉ xảy ra khi họ gặp phải những mất mát hay khổ đau lớn

Trong khi ở những người khác , là khi họ tiếp xúc với những bậc Thầy hay những giáo lý về tâm linh , hay do đọc cuốn “ Sức mạnh của Hiện tại “ hay những cuốn sách có giá trị tâm linh sống động khác . Hoặc có thể là sự tổng hợp của tất cả những điều ấy . Tuy nhiên , một khi sự thức tỉnh đã bắt đầu ở trong bạn thì cuốn sách này sẽ giúp cho bạn đẩy nhanh và gia tăng cường độ tỉnh thức

Điều căn bản nhất của quá trình thức tỉnh là :

Nhận ra sự mê mờ đang tồn tại trong bạn

Nhận diện bản ngã của bạn khi nó đang nói , đang nghĩ , đang làm một việc nào đó

Nhận ra thói quen suy nghĩ đầy tính băng hoại trong tâm thức của tập thể đang thẩm thấu vào mọi khía cạnh của đời sống , kéo dài thêm tình trạng chưa thức tỉnh

Đó là lý do tôi viết quyển sách này : để nêu lên những khía cạnh chính của bản ngã và cách bản ngã hoạt động trong bạn cũng như trong tâm thức tập thể . Điều này có ý nghĩa quan trọng , vì hai lý do chính .

Trước hết , nếu bạn không nhận ra được những cơ cấu hoạt động của bản ngã , bạn sẽ không nhận diện được nó , và sẽ nhầm lẫn mà liên tục tự đồng hóa mình với bản ngã , tức là vô tình bạn để cho bản ngã chứ ngự lấy bạn , mạo danh là bạn

Thứ hai , tự than việc nhận diện bản ngã ở trong bạn chính là một trong những phương cách giúp cho sự tỉnh thức ở trong bạn được diễn ra . Khi bạn nhận ra sự mê lầm của mình , thì cái làm cho sự nhận biết ấy có thể diễn ra chính là thứ nhận thức mới đang trỗi dậy , đó cũng chính là tỉnh thức .

như ta không thể đấu tranh lại bong tối , hay chống đối lại sự mê mờ . Điều mà ta cần làm là mang ánh sáng của nhận thức vào những nơi tối tăm này

Và bạn chính là Ánh sang đó

Bài đăng phổ biến