Thông điệp yêu thương từ MẶT TRỜI TÂM THỨC

CÁC BẬC THẦY CHỨNG NGỘ CỦA THẾ KỶ 20 -21

XỨ SỞ GIÂY PHÚT HIỆN TẠI

XỨ SỞ GIÂY PHÚT HIỆN TẠI

Quảng cáo online

Chữ chạy

Chào mừng bạn đến với blog MẶT TRỜI TÂM THỨC Email : mattroitamthuc@yahoo.com - Phone 0903070348

Quảng cáo thay đổi

Truyện cười

CHÀO MỪNG CÁC BẠN ĐANG ĐẾN VỚI PHÚT GIÂY HIỆN TẠI

Giây phút hiện tại

Sống trong giây phút hiện tại là một phép lạ. Phép lạ không phải là để đi trên mặt nước.
Phép lạ là đi trên trên hành tinh xanh xinh đẹp này trong trong giây phút hiện tại, biết trân quý sự bình an và vẻ đẹp có sẵn ngay bây giờ.

Thứ Hai, 19 tháng 3, 2012

Chỉ việc biết còn lại

Khuôn mặt của Brahman đó, ngồi ở giữa sự tràn trề ánh sáng, bị che phủ bởi tấm màn vàng.
Xin Thượng đế cởi bỏ tấm màn đó ra để cho con, người tìm kiếm chân lí, có thể đạt tới điều tối cao.

Lời kinh này hơi khó hiểu, nhưng nó có ý nghĩa phi thường
bởi nhiều lí do. Trước hết, chúng ta nói chung vẫn tin rằng nếu
chân lí bị che phủ, nó phải bị che phủ bởi bóng tối, nhưng lời
kinh này nói nó bị che phủ bởi ánh sáng; do đó có lời cầu nguyện
rằng Thượng đế sẽ cởi bỏ tấm màn ánh sáng.
Đây là kinh nghiệm của người đã tiến hành tìm kiếm sâu sắc
về chân lí. Những người chỉ suy nghĩ bao giờ cũng sẽ nói rằng
chân lí bị bao phủ trong bóng tối, nhưng những người đã biết qua
kinh nghiệm sâu sắc sẽ nói nó bị che phủ trong ánh sáng; và nếu
nó trông có vẻ tối, đấy là vì cái chói của ánh sáng này. Chúng ta
bị loá mắt khi ánh sáng quá mạnh; thế thì ánh sáng trông như
bóng tối bởi vì nhược điểm của mắt chúng ta, chúng không thể
chịu đựng được quá nhiều ánh sáng.

Nhìn vào mặt trời với mắt mở to, và trong một vài giây bạn
sẽ trong bóng tối. Mặt trời chói lọi đến mức mắt không thể chịu
đựng nổi nó. Cho nên những người đã biết từ một khoảng cách
và không trực tiếp - người chỉ nghĩ về nó - sẽ nói rằng ngôi đền
của Thượng đế bị giấu trong bóng tối. Nhưng những người đã
biết đến kinh nghiệm về nó sẽ nói nó bị giấu trong ánh sáng, và
họ sẽ cầu nguyện Thượng đế bỏ tấm màn đó. Ảo tưởng được tạo
ra bởi vì mắt chúng ta quá yếu không trụ nổi trước dư thừa ánh
sáng. Con người chúng ta không thích hợp để đón nhận nó.
Khi người ta tiến tới chân lí, ánh sáng bắt đầu tăng lên, trở
nên ngày càng chói lọi hơn. Những người đang đi xa thêm vào
trong thiền dần dần đi tới biết việc toả sáng tăng lên khi việc
thiền của họ trở nên ngày càng sâu hơn. Một sannyasin người
Italia tên là Veet Sandeh hôm nay bảo tôi rằng có quá nhiều ánh
sáng bên trong cô ấy đến mức cô ấy kinh nghiệm các tia sáng loé
ra từ cô ấy, và toàn bộ thân thể cô ấy bùng cháy cứ như mặt trời
đang chiếu sáng bên trong cô ấy. Sức nóng không đến từ bên
ngoài mà từ bên trong, và ánh sáng đó chói lọi đến mức cô ấy khó ngủ được trong
đêm. “Khi tôi lơ mơ,” cô ấy nói, “toàn ánh sáng là ánh sáng khắp xung quanh.”

Khi người ta đi ngày càng sâu hơn vào thiền, ánh sáng này
trở nên càng mạnh, tập trung và xuyên thấu, và một khoảnh khắc
sẽ tới khi cường độ ánh sáng lớn đến mức người đó kinh nghiệm
bóng tối sâu sắc. Chỉ các vị thánh Ki tô giáo đặt tên đúng cho
khoảnh khắc này. Họ gọi nó là, “Đêm tối của linh hồn.” Nhưng
đêm tối như hắc ín này là do ánh sáng quá mức, sự tràn trề ánh
sáng. Chính trong khoảnh khắc này mà con người cầu nguyện
Thượng đế bỏ đi tấm màn ánh sáng, “Để cho con có thể thấy
khuôn mặt của chân lí ẩn đằng sau nó.”

Điều duy nhất được trông đợi là sẽ có quá nhiều ánh sáng
bao quanh chân lí đến mức nó làm mù mắt chúng ta. Điều khớp
và tốt là chân lí được che giấu bên trong vòng tròn ánh sáng đó.
Chỉ ảo tưởng của chúng ta là chân lí bị che giấu trong bóng tối.
Làm sao có thể có bóng tối bao quanh chân lí được? Nếu bóng
tối bao quanh chân lí, thế thì chúng ta sẽ tìm ra ánh sáng ở đâu
trong thế giới này? Làm sao bóng tối có thể bao quanh chân lí
được? Không có khả năng nào, không cách nào, để bóng tối tồn
tại gần ánh sáng được. Nơi có chân lí chắc chắn sẽ có ánh sáng;
nó chỉ trông như bóng tối đối với chúng ta. Nếu chúng ta hỏi nhà
huyền môn Sufi, họ sẽ bảo chúng ta rằng khi chúng ta đi sâu vào
thiền không chỉ có một mặt trời, có cả nghìn mặt trời. Cho nên
việc tràn trề ánh sáng thì dường như là có vô số mặt trời đang
chiếu sáng đồng thời bên trong. Một cách tự nhiên, chúng ta sẽ bị
loá mắt như mù.

Chân lí được ẩn trong ánh sáng. Và bạn có để ý không? - thật
dễ dàng cho chúng ta mở mắt trong bóng tối, nhưng rất khó để
mở mắt trong sự tràn trề ánh sáng. Có gì khó khăn trong việc để
mắt mở, hay trong việc mở chúng, vào đêm không trăng? Nhưng
nếu mặt trời chiếu vào mắt chúng ta thấy rất khó mở mắt ra.
Xung đột cuối cùng của những người tiến tới chân lí là với ánh
sáng, không phải với bóng tối.

Lời kinh này nói về thời kì đó của xung đột. Trong khoảnh
khắc đó người tìm kiếm cầu nguyện, “Xin Thượng đế bỏ tấm
màn đó ra để cho con có thể thấy được khuôn mặt nguyên thuỷ,
thực sự của ngài.” Có vẻ hoàn toàn tự nhiên nếu ai đó cầu
nguyện, “Xin đưa chúng con ra xa khỏi bóng tối; xin dẫn dắt
chúng con ra khỏi bóng tối,” nhưng, “Xin bỏ ánh sáng này”... là
sao? Và một điểm đáng quan tâm nữa là từ vàng được dùng để
mô tả ánh sáng - đấy là một từ rất dễ chịu. Ánh sáng này giống
như vàng. Nó là ánh sáng mà chúng ta sẽ không có ước ao nào bỏ
nó đi. Rất khó để yêu cầu nó được bỏ đi, nhưng chân lí không thể
được thấy cho tới khi ánh sáng đó được loại bỏ. Cho nên để
chúng ta hiểu điểm này.

Rất dễ dàng từ bỏ cái xấu, nhưng khó khăn thực nảy sinh khi
thời điểm tới để từ bỏ cái tốt. Đâu là khó khăn khi từ bỏ xiềng
xích sắt? Khó khăn nảy sinh khi xiềng xích vàng bị từ bỏ, bởi vì
khó mà coi xiềng xích vàng là xiềng xích. Chúng trông như đồ
trang sức. Rất dễ dàng vứt bỏ cái không thánh thiện, nhưng ngay
cả cái thánh thiện cũng trở thành cảnh nô lệ trong giai đoạn cuối
cùng. Khi điều ấy nữa cũng phải từ bỏ, khó khăn lớn nảy sinh.
Trong giai đoạn cuối cùng đó cái tốt cũng phải bị từ bỏ, bởi vì
ngay cả gắn bó ngần ấy trở thành cảnh nô lệ, và ngay cả cảnh nô
lệ ngầy ấy là rào chắn trong việc tìm kiếm chân lí. Chỉ tuyệt đối
không gắn bó, tuyệt đối tự do mới có tác dụng. Cho nên người
tìm kiếm này, người đã phải tranh đấu với bóng tối và đã chinh
phục được nó, bây giờ cầu nguyện Thượng đế rút bỏ tấm màn
vàng. Không khó khăn để tranh đấu chống lại bóng tối, nhưng sẽ
có nhiều khó khăn khi khoảnh khắc tới để tranh đấu chống lại
ánh sáng.

Ánh sáng - và tranh đấu chống lại nó sao? Điều này thật
đáng ngạc nhiên. Ánh sáng dễ chịu thế, tuyệt trần thế, đem lại an
bình thế, hăng hái, đầy nước cam lồ của cuộc sống đến mức thật
đau đớn phải nói tới việc loại bỏ nó. Và do đó hiền nhân này cầu
nguyện Thượng đế rút bỏ nó: “Tự con không thể làm được điều
đó. Tâm trí con sẽ thuyết phục con rằng hội nhập vào với nó là
hơn,” Nhớ lấy, bạn sẽ phải tự cứu bản thân mình ngay cả với ánh
sáng khi thiền của bạn đem bạn tới sự chói lọi tối thượng của nó.
Cuộc hành trình của bạn phải đi ra ngoài cả điều đó. Bạn phải
vượt qua nó, bạn phải siêu việt lên nó. Bạn phải vượt ra ngoài
bóng tối, và vượt ra ngoài ánh sáng nữa. Khi tâm thức đi ra ngoài
bóng tối và ánh sáng, nhị nguyên chấm dứt và bất nhị bắt đầu.
Thế thì cái một đó được thấy, cái không ánh sáng không bóng tối,
không đêm không ngày, không sống không chết, cái bao giờ cũng
có đó, và vượt ra ngoài tất cả mọi nhị nguyên. Bạn đối diện với
xung đột cuối cùng với ánh sáng trước khi cái bất nhị đó được đạt
tới.

Cách khác để hiểu điều ấy là thế này: bao giờ cũng dễ dàng
từ bỏ bất hạnh; cái mà chúng ta có thể tranh đấu chống lại.
Nhưng nếu hạnh phúc tới trên con đường của chúng ta, rất khó để
tranh đấu chống lại nó - gần như không thể được. Làm sao chúng
ta có thể tranh đấu chống lại nó được? Nhưng giải thoát là không
thể có được nếu chúng ta bị mắc và bị gắn vào hạnh phúc. Như
tôi đã nói với các bạn sáng nay, hạnh phúc sẽ tạo ra cõi trời cho
bạn, và trong cõi trời đó bạn sẽ thấy mình lại trong cảnh nô lệ, bị
cám dỗ vào trong hoan lạc và tình yêu; không có giải thoát ở đây.
Lời cầu nguyện này, ham muốn này của hiền nhân để rút bỏ
tấm màn ánh sáng và thấy khuôn mặt của Brahman bị bao phủ
bởi ánh sáng loá mắt đó, làm lộ ra cái bất lực cuối cùng của tâm
trí con người. Tâm trí con người không có ao ước được tự do
khỏi ánh sáng hay hạnh phúc hay cõi trời. Nhưng người ta phải
tự do khỏi chúng. Hiền nhân này đang đứng ở ngưỡng cửa. Một
bên là bản tính con người của ông ấy, cái thúc giục ông ấy nhảy
múa với vui thú trong ánh sáng đó, để đồng nhất bản thân mình
với ánh sáng đó và được hấp thu vào trong nó; trong khi bên kia
là khao khát sâu xa bên trong về chân lí, cái thôi thúc ông ấy vượt
ra ngoài. Chính trong khoảnh khắc khó khăn và quyết định đó mà
ông ấy thốt ra lời kinh này, lời cầu nguyện này, “Xin Thượng đế
cởi bỏ tấm màn ánh sáng quá mức đó ra. “ Ông ấy cầu nguyện,
“Xin cởi bỏ vui thích này, dạng tuyệt trần này để cho con có thể
thấy chân lí hoàn toàn, trần trụi, mà chính là ngài!”

Những người sống trong khổ không biết rằng hạnh phúc có
cái khổ của nó. Những người sống giữa kẻ thù không biết rằng
bạn bè cũng có những xung đột riêng của họ. Những người sống
trong địa ngục không biết rằng cõi trời có những rắc rối của riêng
nó. Làm sao những người sống trong bóng tối hình dung được
rằng ánh sáng trở thành nhà tù?
Chừng nào có nhị nguyên không có giải thoát, có cảnh nô lệ.
Thế thì cái gì sẽ còn lại khi ánh sáng bị loại bỏ đi, khi bóng tối bị
loại bỏ đi? Cái gì là khuôn mặt của chân lí? Cái gì được thấy?
Hiện tại, như trí tuởng tượng của chúng ta có thể vươn tới, cái xa
nhất ý nghĩ của chúng ta có thể bay tới, cái xa nhất tâm trí chúng
ta có thể đạt tới, cực điểm chúng ta có thể hình dung ra là ở chỗ
nếu chân lí có khuôn mặt nó sẽ là ánh sáng - ánh sáng chói lọi.

Tại sao chúng ta nghĩ như vậy?

Hiểu một hay hai điểm. Chúng ta vẫn chưa thấy ánh sáng
đâu. Bạn có thể đáp, “Thầy ngụ ý gì, chúng tôi không thấy ánh
sáng sao? Chúng tôi có thấy ánh sáng đấy. Chúng tôi thấy ánh
sáng khi mặt trời lên vào buổi sáng. Chúng tôi thấy ánh sáng vào
ban đêm khi trăng chiếu sáng và có ánh trăng mọi nơi.” Không,
tôi nhắc lại, bạn chưa thấy ánh sáng đâu. Bạn chỉ thấy các vật
được chiếu sáng. Khi mặt trời lên bạn thấy mọi vật được chiếu
sáng - núi, sông, suối, cây, người. Bóng điện bây giờ đang cho bạn ánh sáng. Bạn
sẽ nói, “Chúng tôi thấy ánh sáng.” Nhưng không, bạn không thấy ánh sáng. Bạn thấy bóng điện chiếu sáng.
Bạn thấy mọi người đang đứng trong ánh sáng của nó. Bạn thấy
các đối tượng, không phải là ánh sáng. Không thể có bất kì kinh
nghiệm nào về ánh sáng trong thế giới bên ngoài. Chỉ những đối
tượng phát sáng được thấy, và khi chúng không được thấy chúng
ta nói đó là bóng tối. Khi nào có bóng tối trong phòng này? Khi
không gì có thể được thấy trong phòng này chúng ta nói có bóng
tối, và khi các đối tượng là thấy được thì chúng ta nói có ánh
sáng.

Chúng ta không thấy ánh sáng trực tiếp. Nếu không có vật
nào trong phòng này bạn sẽ không có khả năng thấy được ánh
sáng. Ánh sáng chạm vào một vật; hình dạng của vật này được
bạn thấy và bạn nghĩ bạn đang thấy ánh sáng. Nếu vật này được
thấy rất rõ ràng bạn nói có nhiều ánh sáng, nếu nó không được rõ
ràng lắm bạn nói ánh sáng không đủ, và nếu nó không được thấy
chút nào bạn nói có bóng tối. Nếu bạn không thể biết được cái gì
về hình dạng và đối tượng bạn nói trời tối đen như hắc ín. Nhưng
bạn dã không thấy ánh sáng lẫn bóng tối. Chính sự phỏng đoán
của chúng ta là có ánh sáng bất kì khi nào ta có thể thấy các đối
tượng. Thực ra, bản thân ánh sáng là một năng lượng chốc lát đến
mức nó không thể được thấy từ bên ngoài.

Ánh sáng là thấy được ở bên trong bởi vì không có đối tượng
nào bên trong mà có thể được chiếu sáng. Không có các đối
tượng bên trong mà có thể phát sáng và chúng ta có thể thấy
được, cho nên khi chúng ta kinh nghiệm ánh sáng bên trong, đấy
là ánh sáng thuần tuý, nó là trực tiếp, nó không có bất kì trung
gian nào. Chúng ta thấy hai thứ bên ngoài - đối tượng được chiếu
sáng và nguồn ánh sáng; và ánh sáng ở giữa hai điều này chúng
ta không bao giờ thấy được. Mặt trời là thấy được hay bóng điện
là thấy được, và các vật được chiếu sáng ở đây là thấy được;
nhưng ánh sáng ở giữa cả hai là không thấy được.
Khi ánh sáng được thấy ở bên trong không có các đối tượng,
không có nguồn nào cả - nó là ánh sáng vô nguồn. Không có mặt
trời mà từ đó ánh sáng toả ra. Không có đèn phát ra ánh sáng. Chỉ
có ánh sáng vô nguồn. Khi ánh sáng được thấy lần đầu tiên trong
thế giới vô vật ấy, thế thì Kabir, Mohammed, các nhà huyền môn
Sufi, các nhà huyền môn Baul, các nhà huyền môn Jaina, bắt đầu
nhảy múa, tuyên bố điều chúng ta gọi là ánh sáng thì chỉ là bóng
tối.

Aurobindo đã viết, “Một lần tôi đã thấy bên trong, vấn đề trở
nên rõ ràng rằng cái mà tôi vẫn hiểu là ánh sáng đã là bóng tối.
Khi tôi nhìn vào bên trong tôi đã thấy rằng cái mà tôi đã coi là
sống thực tế là chết.” Quả thực rất khó để nhận ra và chịu đựng
ánh sáng, vô nguồn, vô vật và vô hình dạng được sinh ra bên
trong. Khó khăn lớn nhất là ở chỗ tâm trí chúng ta có khuynh
hướng nghĩ, “Mình đã đạt tới chỗ kết thúc của cuộc hành trình
của mình, mình đã đạt tới đích đến của mình.”

Giác quan không phải là chướng ngại lớn trên con đường của
người tìm kiếm chân lí; người đó vượt qua chúng. Ý nghĩ cũng
không phải là cản trở lớn; người đó vượt ra ngoài chúng. Nhưng
chân chúng ta từ chối di chuyển khi đoá hoa của vui mừng và vui
vẻ của thành đạt bắt đầu hiển lộ bên trong. Chúng ta cảm thấy
không thích từ bỏ chúng và loại bỏ chúng. Chúng ta thấy thiếu
dũng cảm và bạo dạn trong mình để vượt ra ngoài chúng, và
chúng ta nghĩ chúng ta đã đạt tới đích. Đây là khoảnh khắc hiền
nhân này đã cầu nguyện, “Xin Thượng đế cởi bỏ ánh sáng chói
lọi này nữa. Con ước ao biết cái nằm ngoài ánh sáng ấy. Con đã
đi qua bóng tối - bây giờ xin đưa con vượt ra ngoài ánh sáng.”
Nhớ lấy điều này. Ý chí và quyết tâm có thể giúp chúng ta
vượt ra ngoài bóng tối, nhưng chỉ buông xuôi giúp chúng ta vượt
ra ngoài ánh sáng. Chúng ta phải đi vào trong xung đột để vượt ra
ngoài bóng tối; chúng ta phải vật lộn và tranh đấu vất vả. Và con người tìm thấy
đủ sức mạnh trong tranh đấu với bóng tối, nhưng
con người tuyệt đối yếu đuối khi cơ hội nảy sinh để tranh đấu
chống lại ánh sáng. Con người gần như là không có. Quyết tâm
và ý chí mạnh mẽ sẽ không có tác dụng ở đây; chúng là vô hiệu
quả. Chỉ buông xuôi có hiệu lực.
Lời kinh này nói cho chúng ta về buông xuôi. Hiền nhân này
đã tới chỗ ánh sáng được sinh ra. Bây giờ ông ấy bị thất bại. Cho
tới lúc này ông ấy đã không cầu nguyện để được giúp đỡ. Cho tới
lúc này ông ấy đã không yêu cầu Thượng đế làm bất kì điều gì
cho mình. Với tự tin trong bản thân mình, ông ấy đã làm ra con
đường của mình cho tới điểm này. Con người có thể đi xa tới
điểm này, nhưng những người phụ thuộc vào quyết tâm không
bao giờ có thể vượt ra ngoài điều này. Chỉ những người được
chuẩn bị để buông xuôi toàn bộ mới có thể vượt qua biên giới
này.

Điều này sẽ dễ hiểu nếu chúng ta diễn tả nó theo cách này:
thiền đưa chúng ta tới kinh nghiệm lớn về ánh sáng. Sau điều
này, thiền không còn hữu dụng. Cho nên những người chưa bao
giờ thực hành thiền mà chỉ cúng dường lời cầu nguyện là ngu
xuẩn - không có nhu cầu về lời cầu nguyện nơi họ đang ở. Và
những người đã thực hành thiền và coi lời cầu nguyện là không
cần thiết cũng là ngu xuẩn, bởi vì thiền sẽ đem chúng ta tới cánh
cửa ánh sáng, nhưng một khi ở đấy rồi, chỉ lời cầu nguyện chân
thành sâu sắc mới có thể có ích.

Đến cuối bạn sẽ phải cầu nguyện, “Con đang trong tay ngài,
xin dẫn con đi! Con đã tới điểm này, bây giờ xin dẫn con vượt ra
ngoài điều này.” Và nhớ lấy, người đã du hành tới những giới
hạn của thiền giành được quyền yêu cầu Thượng đế dẫn mình
vượt ra ngoài. Bây giờ, khi ân huệ của Thượng đế bắt đầu giáng
xuống người đó, người đó được chuẩn bị. Người đó đã đạt tới nơi
xa nhất con người có thể tới, và ngay cả Thượng đế cũng không
thể trông đợi nhiều hơn điều này từ người đó. Đây là giới hạn tột
bậc của khả năng con người. Nếu bây giờ Thượng đế cũng đòi
hỏi thêm từ con người, đấy là bạo chúa, đấy là quá đáng.
Không còn vấn đề nào hơn vấn đề này nảy sinh. Bây giờ, chỉ
lời cầu nguyện có thể giúp ích, và lời cầu nguyện là, “Con buông
xuôi theo tay ngài: Xin Thượng đế cởi bỏ tấm màn này.” Lời cầu
nguyện là bước đưa thiền tới sự hoàn tất của nó, và buông xuôi
toàn bộ là bước cuối cùng trên con đường của ý chí và quyết tâm.
Bạn phải nỗ lực nhiều nhất có thể được, nhưng khoảnh khắc bạn
cảm thấy, “Mình không thể đi xa hơn thế này,” phải viện tới lời
cầu nguyện. Vào khoảnh khắc đó, kêu to xin ân huệ của Thượng
đế đi; nói với ngài, “Con đã đi xa nhất có thể được trên đôi chân
yếu đuối của mình, nhưng điều đó nằm ngoài khả năng con đi xa
hơn. Bây giờ xin ngài chăm nom cho con!” Đây là khoảnh khắc
khi hiền nhân cầu nguyện rằng tấm màn có thể được cởi bỏ và
khuôn mặt thật được lộ ra.

Chân lí sẽ giống cái gì? Nó sẽ giống cái gì khi ánh sáng cũng
bị bỏ đi? Cần phải hiểu thấu điều này. Sẽ rất khó, rất tinh tế và
sâu sắc, nhưng cần phải hiểu nó một chút sao cho nó có thể hữu
dụng cho chúng ta. Tôi đã bảo các bạn rằng trong thế giới bên
ngoài có các đối tượng được chiếu sáng và có nguồn sáng. Không
có kinh nghiệm về bản thân ánh sáng trong thế giới bên ngoài.
Nó chỉ được kinh nghiệm ở bên trong, nơi không có đối tượng
lẫn nguồn sáng. Và thế thì, chung cuộc, ánh sáng cũng biến mất.
Chúng ta nghĩ sẽ có bóng tối khi ánh sáng biến mất, đó là
kinh nghiệm của chúng ta; và chúng ta có thể coi lời cầu nguyện
của hiền nhân này là ngu xuẩn, bởi vì làm sao ông ấy có thể thấy
khuôn mặt của Thượng đế trong bóng tối mà sẽ có đó khi tấm
màn ánh sáng được cởi bỏ ra? Nhớ lấy, ông ấy đã chinh phục
bóng tối; bây giờ, khi ánh sáng biến mất, sẽ không có bóng tối.
Bóng tối đã biến mất từ lâu trước đó rồi. Đối mặt với ông ấy bây
giờ là tấm màn ánh sáng. Cái gì sẽ còn lại khi ánh sáng biến mất?
Khi mặt trời lặn đấy là buổi tối; đêm còn chưa tới. Đó là thời
kì mà nguồn sáng đã biến mất và bóng tối chưa trùm xuống.
Khoảnh khắc chúng ta đang tìm kiếm để mô tả là lúc chạng vạng
nằm giữa ngày và đêm. Đó là lí do tại sao lời cầu nguyện và lúc
chạng vạng được mô tả bởi cùng một từ Hindu - sandhya - chúng
là đồng nghĩa. Người ta bắt đầu gọi lời cầu nguyện là sandhya, và
lấy lúc mặt trời lặn làm thời gian cầu nguyện. Có hai sandhya -
một trước khi mặt trời mọc và một sau khi mặt trời lặn. Chúng là
các điểm giữa; ngày qua rồi nhưng đêm còn chưa tới, hoặc đêm
qua rồi và ngày còn chưa tới. Lỗ hổng nhỏ đó giữa cả hai được
biết là sandhya, và chúng ta đã lấy thời kì đó làm thời gian tôn
thờ và cầu nguyện. Nhưng sự kiện thực là khác.
Sandhya đơn thuần là biểu tượng cho khoảnh khắc đó của
sandhya bên trong, khi cả hai bóng tối và ánh sáng đã biến mất.
Sandhya tới khi không có bóng tối không ánh sáng, chỉ có một
loại ánh sáng đặc biệt được biết là alok. Ý nghĩa từ điển của từ
này là ánh sáng. Điều ấy là không đúng. Alok có nghĩa là khoảnh
khắc không bóng tối không ánh sáng. Vào lúc bình minh mặt trời
còn chưa lên nhưng đêm đã trôi qua rồi. Khoảnh khắc đó của
alok là bình minh. Tôi tham chiếu điều này như một minh hoạ để
cho bạn có thể hiểu thấu ý tưởng, bởi vì không có cách nào khác
để cho bạn một ý tưởng về việc xảy ra đó ở bên trong. Không có
bóng tối không có ánh sáng. Chỉ có alok.

Như tôi đã nói với bạn, cả đối tượng và nguồn sáng biến mất
khi bạn quay vào trong và chỉ có ánh sáng còn lại. Một khi ánh
sáng đó, và cả bóng tối nữa, mất đi thì chỉ còn lại alok, thế thì cả
hai người biết và cái được biết cũng biến mất. Người thấy và cái
được thấy cả hai đều mất. Thế thì không phải là hiền nhân này
đang đứng đó nhìn vào chân lí, không; thế thì bản thân hiền nhân
trở thành chân lí. Thế thì chân lí trở thành hiền nhân. Thế thì
không có người biết không có cái được biết - cả hai biến mất.
Trong alok, bóng tối và ánh sáng, người biết và cái được biết
không còn nữa. Không có người kinh nghiệm không có kinh
nghiệm, chỉ có việc kinh nghiệm. Nơi có kinh nghiệm, kinh
nghiệm có đấy và cái được kinh nghiệm có đấy. Không, ở đây
không có người kinh nghiệm không có cái được kinh nghiệm.
Chỉ việc kinh nghiệm còn lại. Hiền nhân đang kinh nghiệm
không còn nữa, Thượng đế không còn nữa. Khác biệt, phân biệt
biến mất. Người yêu và đối tượng của tình yêu không còn nữa.
Đó là khoảnh khắc của giải thoát tối cao.

Không phải là trong khoảnh khắc này chúng ta đi tới biết cái
gì đó. Ngược lại, chúng ta biết rằng chúng ta không có; và chúng
ta cũng biết rằng không cái gì còn lại để biết. Chỉ có việc biết còn
lại. Cho nên thuật ngữ này được Mahavira dùng là thật tuyệt
diệu. Ông ấy đã gọi nó chỉ là việc biết. Người biết không có, cái
được biết không có - chỉ có việc biết. Cả hai đầu đã mất.
Nó cũng giống như thế này: mặt trời, cội nguồn nguyên thuỷ,
mất đi và các đối tượng nhận ánh sáng cũng mất đi. Tương tự
người biết - nguồn gốc - mất đi, và các đối tượng được biết cũng
mất đi; chỉ việc biết còn lại.

Trong cuộc hành trình hướng tới việc biết này, như tôi đã
bảo các bạn, bước đầu tiên là quyết tâm - ý chí mạnh mẽ - và
bước thứ hai là buông xuôi. Bước thứ nhất là về thiền, bước thứ
hai là về lời cầu nguyện.

Với người đã đi cả hai bước không cái gì còn lại để được biết
hay được đạt tới hay được kinh nghiệm.
Đủ cho hôm nay.
Khuôn mặt của Brahman đó, ngồi ở giữa sự tràn trề ánh sáng, bị che phủ bởi tấm màn vàng.
Xin Thượng đế cởi bỏ tấm màn đó ra để cho con, người tìm kiếm chân lí, có thể đạt tới điều tối cao.

Lời kinh này hơi khó hiểu, nhưng nó có ý nghĩa phi thường
bởi nhiều lí do. Trước hết, chúng ta nói chung vẫn tin rằng nếu
chân lí bị che phủ, nó phải bị che phủ bởi bóng tối, nhưng lời
kinh này nói nó bị che phủ bởi ánh sáng; do đó có lời cầu nguyện
rằng Thượng đế sẽ cởi bỏ tấm màn ánh sáng.
Đây là kinh nghiệm của người đã tiến hành tìm kiếm sâu sắc
về chân lí. Những người chỉ suy nghĩ bao giờ cũng sẽ nói rằng
chân lí bị bao phủ trong bóng tối, nhưng những người đã biết qua
kinh nghiệm sâu sắc sẽ nói nó bị che phủ trong ánh sáng; và nếu
nó trông có vẻ tối, đấy là vì cái chói của ánh sáng này. Chúng ta
bị loá mắt khi ánh sáng quá mạnh; thế thì ánh sáng trông như
bóng tối bởi vì nhược điểm của mắt chúng ta, chúng không thể
chịu đựng được quá nhiều ánh sáng.

Nhìn vào mặt trời với mắt mở to, và trong một vài giây bạn
sẽ trong bóng tối. Mặt trời chói lọi đến mức mắt không thể chịu
đựng nổi nó. Cho nên những người đã biết từ một khoảng cách
và không trực tiếp - người chỉ nghĩ về nó - sẽ nói rằng ngôi đền
của Thượng đế bị giấu trong bóng tối. Nhưng những người đã
biết đến kinh nghiệm về nó sẽ nói nó bị giấu trong ánh sáng, và
họ sẽ cầu nguyện Thượng đế bỏ tấm màn đó. Ảo tưởng được tạo
ra bởi vì mắt chúng ta quá yếu không trụ nổi trước dư thừa ánh
sáng. Con người chúng ta không thích hợp để đón nhận nó.
Khi người ta tiến tới chân lí, ánh sáng bắt đầu tăng lên, trở
nên ngày càng chói lọi hơn. Những người đang đi xa thêm vào
trong thiền dần dần đi tới biết việc toả sáng tăng lên khi việc
thiền của họ trở nên ngày càng sâu hơn. Một sannyasin người
Italia tên là Veet Sandeh hôm nay bảo tôi rằng có quá nhiều ánh
sáng bên trong cô ấy đến mức cô ấy kinh nghiệm các tia sáng loé
ra từ cô ấy, và toàn bộ thân thể cô ấy bùng cháy cứ như mặt trời
đang chiếu sáng bên trong cô ấy. Sức nóng không đến từ bên
ngoài mà từ bên trong, và ánh sáng đó chói lọi đến mức cô ấy khó ngủ được trong
đêm. “Khi tôi lơ mơ,” cô ấy nói, “toàn ánh sáng là ánh sáng khắp xung quanh.”

Khi người ta đi ngày càng sâu hơn vào thiền, ánh sáng này
trở nên càng mạnh, tập trung và xuyên thấu, và một khoảnh khắc
sẽ tới khi cường độ ánh sáng lớn đến mức người đó kinh nghiệm
bóng tối sâu sắc. Chỉ các vị thánh Ki tô giáo đặt tên đúng cho
khoảnh khắc này. Họ gọi nó là, “Đêm tối của linh hồn.” Nhưng
đêm tối như hắc ín này là do ánh sáng quá mức, sự tràn trề ánh
sáng. Chính trong khoảnh khắc này mà con người cầu nguyện
Thượng đế bỏ đi tấm màn ánh sáng, “Để cho con có thể thấy
khuôn mặt của chân lí ẩn đằng sau nó.”

Điều duy nhất được trông đợi là sẽ có quá nhiều ánh sáng
bao quanh chân lí đến mức nó làm mù mắt chúng ta. Điều khớp
và tốt là chân lí được che giấu bên trong vòng tròn ánh sáng đó.
Chỉ ảo tưởng của chúng ta là chân lí bị che giấu trong bóng tối.
Làm sao có thể có bóng tối bao quanh chân lí được? Nếu bóng
tối bao quanh chân lí, thế thì chúng ta sẽ tìm ra ánh sáng ở đâu
trong thế giới này? Làm sao bóng tối có thể bao quanh chân lí
được? Không có khả năng nào, không cách nào, để bóng tối tồn
tại gần ánh sáng được. Nơi có chân lí chắc chắn sẽ có ánh sáng;
nó chỉ trông như bóng tối đối với chúng ta. Nếu chúng ta hỏi nhà
huyền môn Sufi, họ sẽ bảo chúng ta rằng khi chúng ta đi sâu vào
thiền không chỉ có một mặt trời, có cả nghìn mặt trời. Cho nên
việc tràn trề ánh sáng thì dường như là có vô số mặt trời đang
chiếu sáng đồng thời bên trong. Một cách tự nhiên, chúng ta sẽ bị
loá mắt như mù.

Chân lí được ẩn trong ánh sáng. Và bạn có để ý không? - thật
dễ dàng cho chúng ta mở mắt trong bóng tối, nhưng rất khó để
mở mắt trong sự tràn trề ánh sáng. Có gì khó khăn trong việc để
mắt mở, hay trong việc mở chúng, vào đêm không trăng? Nhưng
nếu mặt trời chiếu vào mắt chúng ta thấy rất khó mở mắt ra.
Xung đột cuối cùng của những người tiến tới chân lí là với ánh
sáng, không phải với bóng tối.

Lời kinh này nói về thời kì đó của xung đột. Trong khoảnh
khắc đó người tìm kiếm cầu nguyện, “Xin Thượng đế bỏ tấm
màn đó ra để cho con có thể thấy được khuôn mặt nguyên thuỷ,
thực sự của ngài.” Có vẻ hoàn toàn tự nhiên nếu ai đó cầu
nguyện, “Xin đưa chúng con ra xa khỏi bóng tối; xin dẫn dắt
chúng con ra khỏi bóng tối,” nhưng, “Xin bỏ ánh sáng này”... là
sao? Và một điểm đáng quan tâm nữa là từ vàng được dùng để
mô tả ánh sáng - đấy là một từ rất dễ chịu. Ánh sáng này giống
như vàng. Nó là ánh sáng mà chúng ta sẽ không có ước ao nào bỏ
nó đi. Rất khó để yêu cầu nó được bỏ đi, nhưng chân lí không thể
được thấy cho tới khi ánh sáng đó được loại bỏ. Cho nên để
chúng ta hiểu điểm này.

Rất dễ dàng từ bỏ cái xấu, nhưng khó khăn thực nảy sinh khi
thời điểm tới để từ bỏ cái tốt. Đâu là khó khăn khi từ bỏ xiềng
xích sắt? Khó khăn nảy sinh khi xiềng xích vàng bị từ bỏ, bởi vì
khó mà coi xiềng xích vàng là xiềng xích. Chúng trông như đồ
trang sức. Rất dễ dàng vứt bỏ cái không thánh thiện, nhưng ngay
cả cái thánh thiện cũng trở thành cảnh nô lệ trong giai đoạn cuối
cùng. Khi điều ấy nữa cũng phải từ bỏ, khó khăn lớn nảy sinh.
Trong giai đoạn cuối cùng đó cái tốt cũng phải bị từ bỏ, bởi vì
ngay cả gắn bó ngần ấy trở thành cảnh nô lệ, và ngay cả cảnh nô
lệ ngầy ấy là rào chắn trong việc tìm kiếm chân lí. Chỉ tuyệt đối
không gắn bó, tuyệt đối tự do mới có tác dụng. Cho nên người
tìm kiếm này, người đã phải tranh đấu với bóng tối và đã chinh
phục được nó, bây giờ cầu nguyện Thượng đế rút bỏ tấm màn
vàng. Không khó khăn để tranh đấu chống lại bóng tối, nhưng sẽ
có nhiều khó khăn khi khoảnh khắc tới để tranh đấu chống lại
ánh sáng.

Ánh sáng - và tranh đấu chống lại nó sao? Điều này thật
đáng ngạc nhiên. Ánh sáng dễ chịu thế, tuyệt trần thế, đem lại an
bình thế, hăng hái, đầy nước cam lồ của cuộc sống đến mức thật
đau đớn phải nói tới việc loại bỏ nó. Và do đó hiền nhân này cầu
nguyện Thượng đế rút bỏ nó: “Tự con không thể làm được điều
đó. Tâm trí con sẽ thuyết phục con rằng hội nhập vào với nó là
hơn,” Nhớ lấy, bạn sẽ phải tự cứu bản thân mình ngay cả với ánh
sáng khi thiền của bạn đem bạn tới sự chói lọi tối thượng của nó.
Cuộc hành trình của bạn phải đi ra ngoài cả điều đó. Bạn phải
vượt qua nó, bạn phải siêu việt lên nó. Bạn phải vượt ra ngoài
bóng tối, và vượt ra ngoài ánh sáng nữa. Khi tâm thức đi ra ngoài
bóng tối và ánh sáng, nhị nguyên chấm dứt và bất nhị bắt đầu.
Thế thì cái một đó được thấy, cái không ánh sáng không bóng tối,
không đêm không ngày, không sống không chết, cái bao giờ cũng
có đó, và vượt ra ngoài tất cả mọi nhị nguyên. Bạn đối diện với
xung đột cuối cùng với ánh sáng trước khi cái bất nhị đó được đạt
tới.

Cách khác để hiểu điều ấy là thế này: bao giờ cũng dễ dàng
từ bỏ bất hạnh; cái mà chúng ta có thể tranh đấu chống lại.
Nhưng nếu hạnh phúc tới trên con đường của chúng ta, rất khó để
tranh đấu chống lại nó - gần như không thể được. Làm sao chúng
ta có thể tranh đấu chống lại nó được? Nhưng giải thoát là không
thể có được nếu chúng ta bị mắc và bị gắn vào hạnh phúc. Như
tôi đã nói với các bạn sáng nay, hạnh phúc sẽ tạo ra cõi trời cho
bạn, và trong cõi trời đó bạn sẽ thấy mình lại trong cảnh nô lệ, bị
cám dỗ vào trong hoan lạc và tình yêu; không có giải thoát ở đây.
Lời cầu nguyện này, ham muốn này của hiền nhân để rút bỏ
tấm màn ánh sáng và thấy khuôn mặt của Brahman bị bao phủ
bởi ánh sáng loá mắt đó, làm lộ ra cái bất lực cuối cùng của tâm
trí con người. Tâm trí con người không có ao ước được tự do
khỏi ánh sáng hay hạnh phúc hay cõi trời. Nhưng người ta phải
tự do khỏi chúng. Hiền nhân này đang đứng ở ngưỡng cửa. Một
bên là bản tính con người của ông ấy, cái thúc giục ông ấy nhảy
múa với vui thú trong ánh sáng đó, để đồng nhất bản thân mình
với ánh sáng đó và được hấp thu vào trong nó; trong khi bên kia
là khao khát sâu xa bên trong về chân lí, cái thôi thúc ông ấy vượt
ra ngoài. Chính trong khoảnh khắc khó khăn và quyết định đó mà
ông ấy thốt ra lời kinh này, lời cầu nguyện này, “Xin Thượng đế
cởi bỏ tấm màn ánh sáng quá mức đó ra. “ Ông ấy cầu nguyện,
“Xin cởi bỏ vui thích này, dạng tuyệt trần này để cho con có thể
thấy chân lí hoàn toàn, trần trụi, mà chính là ngài!”

Những người sống trong khổ không biết rằng hạnh phúc có
cái khổ của nó. Những người sống giữa kẻ thù không biết rằng
bạn bè cũng có những xung đột riêng của họ. Những người sống
trong địa ngục không biết rằng cõi trời có những rắc rối của riêng
nó. Làm sao những người sống trong bóng tối hình dung được
rằng ánh sáng trở thành nhà tù?
Chừng nào có nhị nguyên không có giải thoát, có cảnh nô lệ.
Thế thì cái gì sẽ còn lại khi ánh sáng bị loại bỏ đi, khi bóng tối bị
loại bỏ đi? Cái gì là khuôn mặt của chân lí? Cái gì được thấy?
Hiện tại, như trí tuởng tượng của chúng ta có thể vươn tới, cái xa
nhất ý nghĩ của chúng ta có thể bay tới, cái xa nhất tâm trí chúng
ta có thể đạt tới, cực điểm chúng ta có thể hình dung ra là ở chỗ
nếu chân lí có khuôn mặt nó sẽ là ánh sáng - ánh sáng chói lọi.

Tại sao chúng ta nghĩ như vậy?

Hiểu một hay hai điểm. Chúng ta vẫn chưa thấy ánh sáng
đâu. Bạn có thể đáp, “Thầy ngụ ý gì, chúng tôi không thấy ánh
sáng sao? Chúng tôi có thấy ánh sáng đấy. Chúng tôi thấy ánh
sáng khi mặt trời lên vào buổi sáng. Chúng tôi thấy ánh sáng vào
ban đêm khi trăng chiếu sáng và có ánh trăng mọi nơi.” Không,
tôi nhắc lại, bạn chưa thấy ánh sáng đâu. Bạn chỉ thấy các vật
được chiếu sáng. Khi mặt trời lên bạn thấy mọi vật được chiếu
sáng - núi, sông, suối, cây, người. Bóng điện bây giờ đang cho bạn ánh sáng. Bạn
sẽ nói, “Chúng tôi thấy ánh sáng.” Nhưng không, bạn không thấy ánh sáng. Bạn thấy bóng điện chiếu sáng.
Bạn thấy mọi người đang đứng trong ánh sáng của nó. Bạn thấy
các đối tượng, không phải là ánh sáng. Không thể có bất kì kinh
nghiệm nào về ánh sáng trong thế giới bên ngoài. Chỉ những đối
tượng phát sáng được thấy, và khi chúng không được thấy chúng
ta nói đó là bóng tối. Khi nào có bóng tối trong phòng này? Khi
không gì có thể được thấy trong phòng này chúng ta nói có bóng
tối, và khi các đối tượng là thấy được thì chúng ta nói có ánh
sáng.

Chúng ta không thấy ánh sáng trực tiếp. Nếu không có vật
nào trong phòng này bạn sẽ không có khả năng thấy được ánh
sáng. Ánh sáng chạm vào một vật; hình dạng của vật này được
bạn thấy và bạn nghĩ bạn đang thấy ánh sáng. Nếu vật này được
thấy rất rõ ràng bạn nói có nhiều ánh sáng, nếu nó không được rõ
ràng lắm bạn nói ánh sáng không đủ, và nếu nó không được thấy
chút nào bạn nói có bóng tối. Nếu bạn không thể biết được cái gì
về hình dạng và đối tượng bạn nói trời tối đen như hắc ín. Nhưng
bạn dã không thấy ánh sáng lẫn bóng tối. Chính sự phỏng đoán
của chúng ta là có ánh sáng bất kì khi nào ta có thể thấy các đối
tượng. Thực ra, bản thân ánh sáng là một năng lượng chốc lát đến
mức nó không thể được thấy từ bên ngoài.

Ánh sáng là thấy được ở bên trong bởi vì không có đối tượng
nào bên trong mà có thể được chiếu sáng. Không có các đối
tượng bên trong mà có thể phát sáng và chúng ta có thể thấy
được, cho nên khi chúng ta kinh nghiệm ánh sáng bên trong, đấy
là ánh sáng thuần tuý, nó là trực tiếp, nó không có bất kì trung
gian nào. Chúng ta thấy hai thứ bên ngoài - đối tượng được chiếu
sáng và nguồn ánh sáng; và ánh sáng ở giữa hai điều này chúng
ta không bao giờ thấy được. Mặt trời là thấy được hay bóng điện
là thấy được, và các vật được chiếu sáng ở đây là thấy được;
nhưng ánh sáng ở giữa cả hai là không thấy được.
Khi ánh sáng được thấy ở bên trong không có các đối tượng,
không có nguồn nào cả - nó là ánh sáng vô nguồn. Không có mặt
trời mà từ đó ánh sáng toả ra. Không có đèn phát ra ánh sáng. Chỉ
có ánh sáng vô nguồn. Khi ánh sáng được thấy lần đầu tiên trong
thế giới vô vật ấy, thế thì Kabir, Mohammed, các nhà huyền môn
Sufi, các nhà huyền môn Baul, các nhà huyền môn Jaina, bắt đầu
nhảy múa, tuyên bố điều chúng ta gọi là ánh sáng thì chỉ là bóng
tối.

Aurobindo đã viết, “Một lần tôi đã thấy bên trong, vấn đề trở
nên rõ ràng rằng cái mà tôi vẫn hiểu là ánh sáng đã là bóng tối.
Khi tôi nhìn vào bên trong tôi đã thấy rằng cái mà tôi đã coi là
sống thực tế là chết.” Quả thực rất khó để nhận ra và chịu đựng
ánh sáng, vô nguồn, vô vật và vô hình dạng được sinh ra bên
trong. Khó khăn lớn nhất là ở chỗ tâm trí chúng ta có khuynh
hướng nghĩ, “Mình đã đạt tới chỗ kết thúc của cuộc hành trình
của mình, mình đã đạt tới đích đến của mình.”

Giác quan không phải là chướng ngại lớn trên con đường của
người tìm kiếm chân lí; người đó vượt qua chúng. Ý nghĩ cũng
không phải là cản trở lớn; người đó vượt ra ngoài chúng. Nhưng
chân chúng ta từ chối di chuyển khi đoá hoa của vui mừng và vui
vẻ của thành đạt bắt đầu hiển lộ bên trong. Chúng ta cảm thấy
không thích từ bỏ chúng và loại bỏ chúng. Chúng ta thấy thiếu
dũng cảm và bạo dạn trong mình để vượt ra ngoài chúng, và
chúng ta nghĩ chúng ta đã đạt tới đích. Đây là khoảnh khắc hiền
nhân này đã cầu nguyện, “Xin Thượng đế cởi bỏ ánh sáng chói
lọi này nữa. Con ước ao biết cái nằm ngoài ánh sáng ấy. Con đã
đi qua bóng tối - bây giờ xin đưa con vượt ra ngoài ánh sáng.”
Nhớ lấy điều này. Ý chí và quyết tâm có thể giúp chúng ta
vượt ra ngoài bóng tối, nhưng chỉ buông xuôi giúp chúng ta vượt
ra ngoài ánh sáng. Chúng ta phải đi vào trong xung đột để vượt ra
ngoài bóng tối; chúng ta phải vật lộn và tranh đấu vất vả. Và con người tìm thấy
đủ sức mạnh trong tranh đấu với bóng tối, nhưng
con người tuyệt đối yếu đuối khi cơ hội nảy sinh để tranh đấu
chống lại ánh sáng. Con người gần như là không có. Quyết tâm
và ý chí mạnh mẽ sẽ không có tác dụng ở đây; chúng là vô hiệu
quả. Chỉ buông xuôi có hiệu lực.
Lời kinh này nói cho chúng ta về buông xuôi. Hiền nhân này
đã tới chỗ ánh sáng được sinh ra. Bây giờ ông ấy bị thất bại. Cho
tới lúc này ông ấy đã không cầu nguyện để được giúp đỡ. Cho tới
lúc này ông ấy đã không yêu cầu Thượng đế làm bất kì điều gì
cho mình. Với tự tin trong bản thân mình, ông ấy đã làm ra con
đường của mình cho tới điểm này. Con người có thể đi xa tới
điểm này, nhưng những người phụ thuộc vào quyết tâm không
bao giờ có thể vượt ra ngoài điều này. Chỉ những người được
chuẩn bị để buông xuôi toàn bộ mới có thể vượt qua biên giới
này.

Điều này sẽ dễ hiểu nếu chúng ta diễn tả nó theo cách này:
thiền đưa chúng ta tới kinh nghiệm lớn về ánh sáng. Sau điều
này, thiền không còn hữu dụng. Cho nên những người chưa bao
giờ thực hành thiền mà chỉ cúng dường lời cầu nguyện là ngu
xuẩn - không có nhu cầu về lời cầu nguyện nơi họ đang ở. Và
những người đã thực hành thiền và coi lời cầu nguyện là không
cần thiết cũng là ngu xuẩn, bởi vì thiền sẽ đem chúng ta tới cánh
cửa ánh sáng, nhưng một khi ở đấy rồi, chỉ lời cầu nguyện chân
thành sâu sắc mới có thể có ích.

Đến cuối bạn sẽ phải cầu nguyện, “Con đang trong tay ngài,
xin dẫn con đi! Con đã tới điểm này, bây giờ xin dẫn con vượt ra
ngoài điều này.” Và nhớ lấy, người đã du hành tới những giới
hạn của thiền giành được quyền yêu cầu Thượng đế dẫn mình
vượt ra ngoài. Bây giờ, khi ân huệ của Thượng đế bắt đầu giáng
xuống người đó, người đó được chuẩn bị. Người đó đã đạt tới nơi
xa nhất con người có thể tới, và ngay cả Thượng đế cũng không
thể trông đợi nhiều hơn điều này từ người đó. Đây là giới hạn tột
bậc của khả năng con người. Nếu bây giờ Thượng đế cũng đòi
hỏi thêm từ con người, đấy là bạo chúa, đấy là quá đáng.
Không còn vấn đề nào hơn vấn đề này nảy sinh. Bây giờ, chỉ
lời cầu nguyện có thể giúp ích, và lời cầu nguyện là, “Con buông
xuôi theo tay ngài: Xin Thượng đế cởi bỏ tấm màn này.” Lời cầu
nguyện là bước đưa thiền tới sự hoàn tất của nó, và buông xuôi
toàn bộ là bước cuối cùng trên con đường của ý chí và quyết tâm.
Bạn phải nỗ lực nhiều nhất có thể được, nhưng khoảnh khắc bạn
cảm thấy, “Mình không thể đi xa hơn thế này,” phải viện tới lời
cầu nguyện. Vào khoảnh khắc đó, kêu to xin ân huệ của Thượng
đế đi; nói với ngài, “Con đã đi xa nhất có thể được trên đôi chân
yếu đuối của mình, nhưng điều đó nằm ngoài khả năng con đi xa
hơn. Bây giờ xin ngài chăm nom cho con!” Đây là khoảnh khắc
khi hiền nhân cầu nguyện rằng tấm màn có thể được cởi bỏ và
khuôn mặt thật được lộ ra.

Chân lí sẽ giống cái gì? Nó sẽ giống cái gì khi ánh sáng cũng
bị bỏ đi? Cần phải hiểu thấu điều này. Sẽ rất khó, rất tinh tế và
sâu sắc, nhưng cần phải hiểu nó một chút sao cho nó có thể hữu
dụng cho chúng ta. Tôi đã bảo các bạn rằng trong thế giới bên
ngoài có các đối tượng được chiếu sáng và có nguồn sáng. Không
có kinh nghiệm về bản thân ánh sáng trong thế giới bên ngoài.
Nó chỉ được kinh nghiệm ở bên trong, nơi không có đối tượng
lẫn nguồn sáng. Và thế thì, chung cuộc, ánh sáng cũng biến mất.
Chúng ta nghĩ sẽ có bóng tối khi ánh sáng biến mất, đó là
kinh nghiệm của chúng ta; và chúng ta có thể coi lời cầu nguyện
của hiền nhân này là ngu xuẩn, bởi vì làm sao ông ấy có thể thấy
khuôn mặt của Thượng đế trong bóng tối mà sẽ có đó khi tấm
màn ánh sáng được cởi bỏ ra? Nhớ lấy, ông ấy đã chinh phục
bóng tối; bây giờ, khi ánh sáng biến mất, sẽ không có bóng tối.
Bóng tối đã biến mất từ lâu trước đó rồi. Đối mặt với ông ấy bây
giờ là tấm màn ánh sáng. Cái gì sẽ còn lại khi ánh sáng biến mất?
Khi mặt trời lặn đấy là buổi tối; đêm còn chưa tới. Đó là thời
kì mà nguồn sáng đã biến mất và bóng tối chưa trùm xuống.
Khoảnh khắc chúng ta đang tìm kiếm để mô tả là lúc chạng vạng
nằm giữa ngày và đêm. Đó là lí do tại sao lời cầu nguyện và lúc
chạng vạng được mô tả bởi cùng một từ Hindu - sandhya - chúng
là đồng nghĩa. Người ta bắt đầu gọi lời cầu nguyện là sandhya, và
lấy lúc mặt trời lặn làm thời gian cầu nguyện. Có hai sandhya -
một trước khi mặt trời mọc và một sau khi mặt trời lặn. Chúng là
các điểm giữa; ngày qua rồi nhưng đêm còn chưa tới, hoặc đêm
qua rồi và ngày còn chưa tới. Lỗ hổng nhỏ đó giữa cả hai được
biết là sandhya, và chúng ta đã lấy thời kì đó làm thời gian tôn
thờ và cầu nguyện. Nhưng sự kiện thực là khác.
Sandhya đơn thuần là biểu tượng cho khoảnh khắc đó của
sandhya bên trong, khi cả hai bóng tối và ánh sáng đã biến mất.
Sandhya tới khi không có bóng tối không ánh sáng, chỉ có một
loại ánh sáng đặc biệt được biết là alok. Ý nghĩa từ điển của từ
này là ánh sáng. Điều ấy là không đúng. Alok có nghĩa là khoảnh
khắc không bóng tối không ánh sáng. Vào lúc bình minh mặt trời
còn chưa lên nhưng đêm đã trôi qua rồi. Khoảnh khắc đó của
alok là bình minh. Tôi tham chiếu điều này như một minh hoạ để
cho bạn có thể hiểu thấu ý tưởng, bởi vì không có cách nào khác
để cho bạn một ý tưởng về việc xảy ra đó ở bên trong. Không có
bóng tối không có ánh sáng. Chỉ có alok.

Như tôi đã nói với bạn, cả đối tượng và nguồn sáng biến mất
khi bạn quay vào trong và chỉ có ánh sáng còn lại. Một khi ánh
sáng đó, và cả bóng tối nữa, mất đi thì chỉ còn lại alok, thế thì cả
hai người biết và cái được biết cũng biến mất. Người thấy và cái
được thấy cả hai đều mất. Thế thì không phải là hiền nhân này
đang đứng đó nhìn vào chân lí, không; thế thì bản thân hiền nhân
trở thành chân lí. Thế thì chân lí trở thành hiền nhân. Thế thì
không có người biết không có cái được biết - cả hai biến mất.
Trong alok, bóng tối và ánh sáng, người biết và cái được biết
không còn nữa. Không có người kinh nghiệm không có kinh
nghiệm, chỉ có việc kinh nghiệm. Nơi có kinh nghiệm, kinh
nghiệm có đấy và cái được kinh nghiệm có đấy. Không, ở đây
không có người kinh nghiệm không có cái được kinh nghiệm.
Chỉ việc kinh nghiệm còn lại. Hiền nhân đang kinh nghiệm
không còn nữa, Thượng đế không còn nữa. Khác biệt, phân biệt
biến mất. Người yêu và đối tượng của tình yêu không còn nữa.
Đó là khoảnh khắc của giải thoát tối cao.

Không phải là trong khoảnh khắc này chúng ta đi tới biết cái
gì đó. Ngược lại, chúng ta biết rằng chúng ta không có; và chúng
ta cũng biết rằng không cái gì còn lại để biết. Chỉ có việc biết còn
lại. Cho nên thuật ngữ này được Mahavira dùng là thật tuyệt
diệu. Ông ấy đã gọi nó chỉ là việc biết. Người biết không có, cái
được biết không có - chỉ có việc biết. Cả hai đầu đã mất.
Nó cũng giống như thế này: mặt trời, cội nguồn nguyên thuỷ,
mất đi và các đối tượng nhận ánh sáng cũng mất đi. Tương tự
người biết - nguồn gốc - mất đi, và các đối tượng được biết cũng
mất đi; chỉ việc biết còn lại.

Trong cuộc hành trình hướng tới việc biết này, như tôi đã
bảo các bạn, bước đầu tiên là quyết tâm - ý chí mạnh mẽ - và
bước thứ hai là buông xuôi. Bước thứ nhất là về thiền, bước thứ
hai là về lời cầu nguyện.

Với người đã đi cả hai bước không cái gì còn lại để được biết
hay được đạt tới hay được kinh nghiệm.
Đủ cho hôm nay.

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét

HÃY TÌM LẠI CHÍNH MÌNH BẰNG SỰ THỨC TÌNH MỤC ĐÍCH SỐNG

Nhân loại đã thực sự sẵn sàng cho một quá trình chuyển biến nhận thức , một quá trình nở hoa sâu sắc và triệt để của tâm thức đến độ , so với quá trình này thì việc cây cỏ nở hoa 114 triệu năm trước đây , dù cho đẹp đến mấy thì đấy cũng chỉ là sự phản ánh nhạt nhòa ? Liệu con người có thể từ bỏ tầng tầng lớp lớp những cách nghĩ bị bó buộc cũ và trở nên giống như những tinh thể pha lê trong suốt để ánh sang nhận thức xuyên qua dễ dàng ?

Liệu con người có thể thoát ra khỏi trường hấp dẫn của chủ nghĩa vật chất , thoát ra khỏi tình trạng tự đồng nhất mình với hình tướng ?

Khả năng chuyển hóa này cũng là thông điệp chính của những giáo lý sâu sắc để khai thị cho con người .Những người phát đi thông điệp này – như Đức Phật , chúa Jesus và nhiều người khác – là những bông hoa đầu tiên của nhân loại . Họ là những vị Thầy tiên phong , rất hiếm hoi và quý giá vô cùng . Tuy vậy , một sự chuyển hóa rộng khắp chưa thể xảy ra vào thời điểm đó được , nên thông điệp của họ bị bóp méo đi rất nhiều . Ngoại trừ ở một số ít người , tâm thức của con người thời ấy nói chung chưa được chuyển hóa nhiều

Bây giờ thì nhân loại đã sẵn sàng để chuyển hóa chưa ? tại sao lúc này mới thật là thời cơ ? Ban có thể làm gì để thúc đẩy quá trình chuyển hóa nội tại này ? Đặc điểm của nhận thức cũ đầy tính bản ngã là gì và đâu là dấu hiệu của một tâm thức mới đang trổi dậy ?

Những câu hỏi này và một số câu hỏi khác sẽ được đề cập trong cuốn sách này . Quan trọng hơn , quyển sách cũng chính là một công cụ có tính chuyển hóa , xuất phát từ một nhận thức mới đầy tính nổi dậy . Những ý tưởng và khái niệm ở đây tuy quan trọng , nhưng đó cũng là thứ yếu . Chính những tấm bảng chỉ đường giúp bảng chỉ đường giúp bạn đi đến trạng thái thức tỉnh . Trong lúc đọc quyển sách này , một sự chuyển hóa sẽ xảy ra trong bạn

Mục đích chính của quyển sách không phải là để cung cấp thêm thông tin hay những niềm tin mù quáng cho trí năng của bạn , hay cố thuyết phục bạn về một điều gì đó , mà nó mang đến cho bạn một sự chuyển hóa trong nhận thức , tức là thức tỉnh bạn ra khỏi những dòng suy nghĩ miên man ở trong đầu

Nếu được như vậy thì bạn sẽ không chỉ thấy cuốn sách này là “thú vị” . Vì “thú vị” có nghĩa là bạn còn đứng ở bên ngoài , tìm vui với những ý nghĩ , và khái niệm ở trong đầu bạn để tu duy rằng mình đồng ý hay không đồng ý với cuốn sách .

Vì cuốn sách này được viết cho bạn , do đó cuốn sách hoặc rất vô nghĩa đối với bạn , hoặc nó làm cho nhận thức của bạn có sự thay đổi lớn . Tuy nhiên cuốn sách này chỉ có thể thức tỉnh những người đã sẵn sang để tỉnh thức

Tuy nhiên khi có một người vừa tỉnh thức thì biến cố này sẽ tạo nên một quán tính trong tâm thức của tập thể , giúp cho sự tỉnh thức xảy ra dễ dàng hơn ở những người khác . Nếu trong lúc này bạn chưa rõ tỉnh thức nghĩa là gì , thì bạn cũng không cần bận tâm nhiều vể nghĩa của từ ấy , hãy cứ tiếp tục đọc và trong bạn có sự tỉnh thức , thì bạn sẽ hiểu “ tỉnh thức “ có nghĩa là gì

Quá trình tỉnh thức một khi đã bắt đầu ở trong bạn rồi thì không thể đảo ngược lại ; và để cho quá trình này được bắt đầu ,bạn chỉ cần trải qua trạng thái thức tỉnh – dù chỉ tong môt thoáng chốc

Đối với một số người thì một thoáng chốc của trạng thái thức tỉnh đó sẽ xảy đến khi họ đọc cuốn sách này . Còn đối với những người khác thì cuốn sách sẽ giúp họ nhận ra rằng quá trình tỉnh thức đã xảy ra ở trong họ rồi , nhưng bây giờ họ mới nhận ra .

Ở một số người thì quá trình tỉnh thức chỉ xảy ra khi họ gặp phải những mất mát hay khổ đau lớn

Trong khi ở những người khác , là khi họ tiếp xúc với những bậc Thầy hay những giáo lý về tâm linh , hay do đọc cuốn “ Sức mạnh của Hiện tại “ hay những cuốn sách có giá trị tâm linh sống động khác . Hoặc có thể là sự tổng hợp của tất cả những điều ấy . Tuy nhiên , một khi sự thức tỉnh đã bắt đầu ở trong bạn thì cuốn sách này sẽ giúp cho bạn đẩy nhanh và gia tăng cường độ tỉnh thức

Điều căn bản nhất của quá trình thức tỉnh là :

Nhận ra sự mê mờ đang tồn tại trong bạn

Nhận diện bản ngã của bạn khi nó đang nói , đang nghĩ , đang làm một việc nào đó

Nhận ra thói quen suy nghĩ đầy tính băng hoại trong tâm thức của tập thể đang thẩm thấu vào mọi khía cạnh của đời sống , kéo dài thêm tình trạng chưa thức tỉnh

Đó là lý do tôi viết quyển sách này : để nêu lên những khía cạnh chính của bản ngã và cách bản ngã hoạt động trong bạn cũng như trong tâm thức tập thể . Điều này có ý nghĩa quan trọng , vì hai lý do chính .

Trước hết , nếu bạn không nhận ra được những cơ cấu hoạt động của bản ngã , bạn sẽ không nhận diện được nó , và sẽ nhầm lẫn mà liên tục tự đồng hóa mình với bản ngã , tức là vô tình bạn để cho bản ngã chứ ngự lấy bạn , mạo danh là bạn

Thứ hai , tự than việc nhận diện bản ngã ở trong bạn chính là một trong những phương cách giúp cho sự tỉnh thức ở trong bạn được diễn ra . Khi bạn nhận ra sự mê lầm của mình , thì cái làm cho sự nhận biết ấy có thể diễn ra chính là thứ nhận thức mới đang trỗi dậy , đó cũng chính là tỉnh thức .

như ta không thể đấu tranh lại bong tối , hay chống đối lại sự mê mờ . Điều mà ta cần làm là mang ánh sáng của nhận thức vào những nơi tối tăm này

Và bạn chính là Ánh sang đó

Bài đăng phổ biến