Thông điệp yêu thương từ MẶT TRỜI TÂM THỨC

CÁC BẬC THẦY CHỨNG NGỘ CỦA THẾ KỶ 20 -21

XỨ SỞ GIÂY PHÚT HIỆN TẠI

XỨ SỞ GIÂY PHÚT HIỆN TẠI

Quảng cáo online

Chữ chạy

Chào mừng bạn đến với blog MẶT TRỜI TÂM THỨC Email : mattroitamthuc@yahoo.com - Phone 0903070348

Quảng cáo thay đổi

Truyện cười

CHÀO MỪNG CÁC BẠN ĐANG ĐẾN VỚI PHÚT GIÂY HIỆN TẠI

Giây phút hiện tại

Sống trong giây phút hiện tại là một phép lạ. Phép lạ không phải là để đi trên mặt nước.
Phép lạ là đi trên trên hành tinh xanh xinh đẹp này trong trong giây phút hiện tại, biết trân quý sự bình an và vẻ đẹp có sẵn ngay bây giờ.

Thứ Ba, 8 tháng 5, 2012

Phép màu vĩ đại nhất

Câu hỏi thứ nhất
Ai đó hỏi một thiền sư, 'Phép màu lớn nhất trên
thế giới này là gì?' Thầy đáp, 'Ta đang ngồi đây
một mình với ta.' Ý nghĩa của chuyện ngụ ngôn
này là gì?

Nó không phải là chuyện ngụ ngôn đâu, nó đơn
giản là sự kiện. Nhìn thẳng vào trong nó. Không có
nhu cầu tìm kiếm bất kì ý nghĩa nào. Nó cũng giống
như bông hồng vậy - một phát biểu đơn giản. Nếu bạn
bắt đầu tìm nghĩa, bạn sẽ bỏ lỡ nghĩa của nó. Nghĩa có
đó, hiển nhiên; không có nhu cầu tìm nó. Khoảnh
khắc bạn bắt đầu tìm nghĩa cho những sự kiện đơn
giản như vậy, bạn vẩn vơ vào các triết lí, bạn tạo ra
siêu hình. Và thế thì bạn cứ đi mãi, và bạn đi xa khỏi
sự kiện.
Đó là một phát biểu đơn giản. Thiền sư này nói,
'Ta đang ngồi đây một mình với bản thân ta.' Đây là
phép màu vĩ đại nhất. Ở một mình là thành tựu lớn lao
nhất. Người ta bao giờ cũng cảm thấy nhu cầu về
người khác. Có nhu cầu mênh mông về người khác
bởi vì cái gì đó bị thiếu bên trong chúng ta. Chúng ta
có lỗ lổng trong bản thể mình; chúng ta nhét vào lỗ
hổng đó sự hiện diện của người khác. Người khác
bằng cách nào đó làm cho chúng ta đầy đủ, bằng
không thì chúng ta không đầy đủ.
Không có người khác chúng ta không biết mình là
ai, chúng ta mất đi cá tính của mình. Người khác trở
thành tấm gương và chúng ta có thể nhìn khuôn mặt
của mình trong đó. Không có người khác chúng ta
bỗng nhiên bị ném về chính bản thân mình. Không
thoải mái lớn, bất tiện nảy sinh, bởi vì chúng ta không
biết mình là ai. Khi chúng ta một mình chúng ta đang
trong một nhóm rất kì lạ, một nhóm rất ngơ ngác.
Chúng ta không biết chúng ta đang ở với ai.
Ở cùng người khác, mọi sự là rõ ràng, được xác
định. Chúng ta biết tên, chúng ta biết hình dạng,
chúng ta biết đàn ông hay đàn bà - người Hindu,
người Ki tô giáo, người Ấn Độ, người Mĩ - có những
cách nào đó để xác định người khác. Làm sao bạn xác
định bản thân mình?
Sâu bên dưới có vực thẳm... không xác định được.
Có vực thẳm... trống rỗng. Bạn bắt đầu hội nhập vào
trong điều đó. Điều đó tạo ra nỗi sợ. Bạn trở nên
hoảng sợ. Bạn muốn chạy xô tới người khác. Người khác giúp cho bạn treo đó, người khác giúp bạn vẫn
còn ở ngoài. Khi không có ai bạn đơn giản bị bỏ lại
với trống rỗng của mình.
Không ai muốn một mình cả. Nỗi sợ lớn nhất trên
thế giới là bị bỏ lại một mình. Mọi người đều làm cả
nghìn lẻ một thứ chỉ để không bị bỏ lại một mình. Bạn
bắt chước hàng xóm của mình để cho bạn cũng giống
như họ và bạn không bị bỏ lại một mình. Bạn đánh
mất đi tính cá nhân của mình, bạn đánh mất sự duy
nhất của mình, bạn trở thành kẻ bắt chước, bởi vì nếu
bạn không là kẻ bắt chước thì bạn sẽ bị bỏ lại một
mình.
Bạn trở thành một phần của đám đông, bạn trở
thành một phần của nhà thờ, bạn trở thành một phần
của tổ chức. Bằng cách nào đó bạn muốn hội nhập với
đám đông nơi bạn có thể cảm thấy thoải mái, rằng bạn
không một mình, có nhiều người giống như bạn -
nhiều người Mô ha mét giáo như bạn, nhiều người
Hindu giáo như bạn, nhiều người Ki tô giáo, hàng
triệu người trong số họ... bạn không một mình.
Ở một mình thực sự là phép màu vĩ đại nhất. Điều
đó nghĩa là bây giờ bạn không thuộc vào nhà thờ nào,
bạn không thuộc vào tổ chức nào, bạn không thuộc
vào bất kì thượng đế học nào, bạn không thuộc vào
bất kì ý thức hệ nào - xã hội, cộng sản, phát xít, Hindu
giáo, Ki tô giáo, Jaina giáo, Phật giáo - bạn không
thuộc vào đó, bạn đơn giản hiện hữu. Và bạn đã học
cách yêu cái không xác định của mình, thực tại không
thể nói ra được của mình. Bạn đã đi tới biết cách ở
với bản thân mình.
Nhu cầu của bạn về người khác đã biến mất. Bạn
không có chỗ hở nào, bạn không thiếu cái gì, bạn
không có khiếm khuyết nào - bạn đơn giản hạnh phúc
với chính bản thân mình. Bạn không cần cái gì cả,
phúc lạc của bạn là vô điều kiện. Vâng, nó là phép
màu vĩ đại nhất trên thế giới.
Nhưng nhớ cho, thầy nói, 'Ta ở đây một mình với
bản thân ta.' Khi bạn một mình bạn lại không một
mình đâu, bạn đơn giản cô đơn - và có khác biệt mênh
mông giữa cô đơn và một mình. Khi bạn cô đơn bạn
nghĩ tới người khác, bạn thiếu người khác. Cô đơn là
trạng thái tiêu cực. Bạn cảm thấy rằng nếu như người
khác có đó thì sẽ tốt hơn - bạn của bạn, vợ bạn, mẹ
bạn, người yêu của bạn, chồng bạn. Đáng ra thì tốt
nếu người khác có đó, nhưng người khác lại không
có.
Cô đơn là thiếu vắng người khác. Một mình là
hiện diện của bản thân mình. Một mình rất tích cực.
Nó là sự hiện diện, hiện diện tràn ngập. Bạn tràn đầy
hiện diện tới mức bạn có thể rót đầy toàn thể vũ trụ
bằng hiện diện của mình và không có nhu cầu về bất
kì ai.
Nếu toàn thể thế giới biến mất, Thiền sư này vẫn
sẽ không thiếu cái gì cả. Nếu bỗng nhiên bằng phép
thuật nào đó toàn thế giới biến mất và Thiền sư này bị
bỏ lại một mình, ông ấy sẽ vẫn hạnh phúc như bao
giờ, ông ấy sẽ không thiếu cái gì cả. Ông ấy sẽ yêu sự
trống rỗng mênh mông đó, cái vô hạn thuần khiết này.
Ông ấy sẽ không bỏ lỡ cái gì bởi vì ông ấy đã về tới
nhà. Ông ấy biết rằng bản thân mình là đủ cho chính
mình. 

Điều này không có nghĩa là người đã trở nên
chứng ngộ và đã về nhà thì không sống với người
khác. Thực tế chỉ người đó mới có khả năng sống
cùng người khác. Bởi vì người đó có khả năng ở với
chính mình nên người đó trở nên có khả năng ở với
người khác. Nếu bạn không có khả năng ở cùng bản
thân mình, làm sao bạn có thể có khả năng ở cùng
người khác được? Bạn đang ở chỗ gần nhất rồi. Ngay
cả với bản thân mình mà bạn còn không có khả năng
sống trong tình yêu sâu sắc, trong vui sướng - thì làm
sao bạn có thể sống cùng người khác được? Người
khác còn xa thẳm.
Người yêu mến sự một mình của mình thì có khả
năng yêu, và người cảm thấy sự cô đơn của mình thì
không có khả năng yêu. Người hạnh phúc với bản
thân mình thì tràn đầy tình yêu, tuôn chảy. Người đó
không cần tình yêu của người khác, do đó người đó có
thể cho. Khi bạn đang cần, làm sao bạn có thể cho
được? Bạn là kẻ ăn mày. Và khi bạn có thể cho, nhiều
tình yêu lại tới với bạn. Đó là đáp ứng, đáp ứng tự
nhiên. Bài học thứ nhất của tình yêu là học cách ở
một mình.
Đó là một phát biểu rất có ý nghĩa. Nó chẳng có
gì giống như ngụ ngôn trong đó cả. Nó là tức khắc,
trực tiếp. Nó cũng giống như bông hồng bạn bắt gặp.
Bạn không bao giờ hỏi về bông hồng, 'Bông hồng này
ngụ ý cái gì?' Bạn không hỏi, 'Ý nghĩa của bông hồng
này là gì?'
Thầy cũng giống như bông hồng. Nếu bạn có thể
nhìn được, thì nhìn. Nếu bạn không thể nhìn được, thì
quên. Bạn sẽ không bao giờ có khả năng biết ý nghĩa
của nó bởi vì ý nghĩa ở ngay trước bạn rồi. Đừng làm
ra ngụ ngôn về nó. Ngụ ngôn nghĩa là bạn đã bắt đầu
diễn giải, và bất kì cái gì bạn diễn giải thì cũng sẽ là
diễn giải của bạn mà thôi.
Tôi đã nghe:
Mulla Nasruddin bị bắt khi câu cá tại nơi có tấm
biển lớn đề: Không câu cá ở đây. Người giám sát đã
bắt anh ta hỏi, 'Nasruddin, anh không thấy tấm biển
này sao? Anh không biết đọc à? - Không câu cá ở
đây.' Anh ta trỏ vào tấm biến.
Mulla Nasruddin nói, 'Có chứ, tôi biết đọc, nhưng
tôi không đồng ý. Câu cá tốt ở đây là đằng khác. Ai
nói "không câu cá ở đây". Câu cá tốt ở đây. Cứ nhìn
vào bao nhiêu cá tôi đã câu được hôm nay đây này.
Bất kì ai cắm tấm biển ở đó phải gàn dở lắm.'
Bây giờ đây là diễn giải của bạn. Nó đơn giản là
tấm biển - Không câu cá ở đây. Nghĩa không phải là
để tìm, nó đơn giản ở đó rồi.
Khi Thiền sư nói điều gì đó, hay khi bất kì thầy
nào nói điều gì đó, nghĩa của thầy là tuyệt đối rõ ràng,
hiển nhiên. Nó ở ngay trước bạn. Đừng cố tránh né
nó. Nếu bạn bắt đầu tìm ý nghĩa thì bạn sẽ nhìn trái
nhìn phải và bạn sẽ bỏ lỡ cái đang ở ngay trước bạn.
Nó là một phát biểu đơn giản: 'Ta đang ngồi đây một
mình với ta.' 

Thử điều đó đi, để có cảm giác ấy. Thỉnh thoảng
ngồi một mình. Tất cả thiền cũng chỉ là thế thôi - chỉ
ngồi một mình, không làm gì cả. Thử mà xem. Nếu
bạn bắt đầu cảm thấy cô đơn thế thì cái gì đó còn
thiếu trong con người bạn, thế thì bạn vẫn chưa có
khả năng hiểu mình là ai.
Thế thì hãy đi sâu hơn vào trong cái cô đơn này
cho tới khi bạn đi tới một tầng mà bỗng nhiên cô đơn
biến đổi bản thân nó thành một mình. Nó biến đổi - nó
là mặt tiêu cực của cùng một hiện tượng. Cô đơn là
mặt tiêu cực của một mình. Nếu bạn đi sâu hơn vào
trong nó, một khoảnh khắc nhất định tới khi bỗng
nhiên bạn sẽ bắt đầu cảm thấy mặt tích cực của nó.
Bởi vì cả hai mặt bao giờ cũng cùng nhau.
Cho nên cứ cô đơn đi, chịu đựng cô đơn. Điều đó
là khó, thiền là khó. Mọi người tới tôi và họ hỏi,
'Vâng, chúng tôi đã sẵn sàng ngồi, nhưng cho chúng
tôi câu mật chú để cho chúng tôi có thể tụng mật chú.'
Họ đang hỏi gì? Họ đang nói rằng họ không muốn
một mình, họ không muốn đối diện với cô đơn của
mình. Họ sẽ tụng mật chú - mật chú sẽ trở thành bạn
đồng hành của họ. Họ sẽ nói, 'Ram, Ram, Ram' - bây
giờ họ không một mình. Bây giờ âm thanh này của
'Ram' liên tục được lặp lại sẽ trở thành bạn đồng hành
của họ.
Họ đang bỏ lỡ toàn bộ vấn đề. Thiền siêu việt,
TM, không phải là thiền chút nào, bởi vì thiền đơn
giản nghĩa là một mình, không làm gì cả - thậm chí
không tụng mật chú. Bởi vì đây là thủ đoạn của tâm
trí. Đó là điều tâm trí bao giờ cũng làm. Khi bạn ngồi
một mình, bạn có quan sát bao nhiêu tưởng tượng lộ
diện chúng ra cho bạn không?.. vô số tưởng tượng,
những giấc mơ ngày. Bất kì khi nào bạn một mình,
bạn bắt đầu mơ ngày. Bất kì khi nào bạn không có gì
để làm và bạn cảm thấy chán, lập tức bạn trốn vào
trong những giấc mơ ngày.
Đó là lí do tại sao nếu một người đi tới sa mạc, tới
sa mạc A rập, tới sa mạc Sahara, và ngồi đó, thì người
đó sẽ bắt đầu tưởng tượng, linh ảnh sẽ bắt đầu tới với
người đó, bởi vì sa mạc là thứ rất đơn điệu. Chẳng có
gì để mà chú ý cả - chỉ mỗi cảnh cát và cát trải rộng
đơn điệu; chẳng có gì làm sao lãng, chẳng cái gì mới -
đơn điệu, chán ngán thế. Nếu không có gì mới bên
ngoài, người ta tạo ra thế giới tưởng tượng bên trong
của riêng mình và bắt đầu nhìn vào trong nó.
Đó là điều xảy ra cho nhưng người đi lên
Himalaya và ngồi trong hang động để thiền. Họ bắt
đầu tưởng tượng. Thế rồi họ có thể tưởng tượng ra bất
kì cái gì - nam thần và nữ thần và apsaras và các thiên
thần và Krishna đang thổi sáo, và Rama đang đứng
cùng cây cung, và Jesus - và bất kì cái gì là tưởng
tượng của bạn, bất kì cái gì là ước định của bạn. Nếu
bạn đã được ước định là người Ki tô giáo, chẳng
chóng thì chầy trong hang động Himalaya bạn sẽ bắt
gặp Jesus, và điều này sẽ là tưởng tượng thuần khiết.
Không có gì làm sao lãng tâm trí từ bên ngoài, tâm trí
bắt đầu tạo ra những giấc mơ bên trong của riêng nó.
Và khi bạn liên tục mơ, những giấc mơ đó có vẻ rất,
rất thực.
Nhiều kinh nghiệm đã được thực hiện ở phương
Tây về mất cảm giác. Nếu một người bị mất tất cả các
cảm giác - mắt bị bịt kín, người đó bị cho vào trong một cái hộp, tai bị bịt kín, toàn thân bị bọc trong bọt
cao su để cho xúc giác thành đơn điệu, bóng tối ở mắt
là đơn điệu, vô âm thanh đơn điệu, mọi thứ đều đơn
điệu - trong hai, ba giờ người đó bắt đầu mơ - những
giấc mơ lớn lao thế, và thực thế... còn thực hơn là
thực. Và nếu một người bị mất cảm giác trong hai
mươi mốt ngày thì người đó sẽ không bao giờ trở lại
lành mạnh được nữa. Người đó sẽ trở thành gàn dở,
bởi vì tưởng tượng của người đó sẽ chiếm lĩnh người
đó hoàn toàn.
Nhưng tại sao tâm trí bắt đầu mơ ngày? Giải thích
khoa học là ở chỗ tâm trí không thể sống một mình
với bản thân nó được. Cho nên hoặc nó cần ai đó
trong thực tế, hoặc nếu trong thực tế ai đó không có
đó, thế thì nó tạo ra tưởng tượng. Tưởng tượng là cái
thay thế. Tâm trí không thể sống được một mình.
Đó là lí do tại sao bạn lại mơ vào ban đêm - bởi vì
trong giấc ngủ bạn một mình; thế giới biến mất.
Chồng bạn không còn đó nữa, con bạn không còn đó
nữa, vợ bạn không còn đó nữa, bạn đơn giản một
mình - và bạn đã trở nên không có khả năng một
mình. Tâm trí bạn đơn giản thay thế một thế giới mơ
khác vào; mơ, chu trình mơ cả đêm. Sao giấc mơ lại
được cần tới? Bởi vì bạn không thể một mình được.
Toàn thể ảo tượng này tồn tại quanh bạn là bởi vì
bạn đã không học một điều cơ bản - việc ở một mình.
Thiền sư này là đúng. Ông ấy nói, 'Đây là phép màu
vĩ đại nhất. Ta ngồi đây một mình với bản thân ta.'
Hiện hữu với bản thân mình và hạnh phúc với bản
thân mình, phúc lạc với bản thân mình, và không đi
vào tưởng tượng... thế thì bỗng nhiên người ta ở nhà,
người ta đi vào trong vực thẳm riêng của mình.
Nó có vẻ giống như trống rỗng khi bạn bước vào,
nhưng một khi bạn đã đi vào trong nó thì lại có chính
sự tràn đầy của hiện hữu, sự hoàn thành, sự nở hoa,
đỉnh cao nhất, cao trào. Nó không phải là trống rỗng.
Nó chỉ có vẻ là trống rỗng bởi vì bạn đã sống với
người khác và đột nhiên bạn bị thiếu người khác; đó
là lí do tại sao bạn lại diễn giải nó là trống rỗng.
Người khác không có đó, chỉ bạn mới có đó - nhưng
bạn không thể thấy được bản thân mình ngay bây giờ,
bạn đơn giản thiếu người khác.
Bạn đã trở nên quá quen; ý tưởng về người khác
đã trở thành thâm căn cố đế, nó đã trở thành thói quen
máy móc, cho nên khi bạn bỏ nó bạn cảm thấy mình
trống rỗng, cô đơn, rơi vào trong vực thẳm. Nhưng
nếu bạn cho phép và cứ rơi vào trong vực thẳm đó,
chẳng mấy chốc bạn sẽ nhận ra vực thẳm này đã biến
mất, và cùng với vực thẳm đó tất cả mọi gắn bó ảo
tưởng đã biến mất. Thế thì phép màu vĩ đại nhất xảy
ra - rằng bạn đơn giản hạnh phúc chẳng bởi lí do nào
cả.
Nhớ lấy, khi hạnh phúc của bạn phụ thuộc vào
người khác, thì bất hạnh của bạn cũng sẽ phụ thuộc
vào người khác. Nếu bạn hạnh phúc bởi vì người đàn
bà yêu bạn, bạn sẽ trở nên bất hạnh nếu cô ấy không
yêu bạn. Nếu bạn hạnh phúc vì bất kì lí do nào về bất
kì cái gì, thế thì bất kì ngày nào lí do đó không còn
nữa, bạn sẽ trở nên bất hạnh. Hạnh phúc của bạn bao
giờ cũng như trứng treo trên đá, bạn bao giờ cũng vẫn
còn trong lúc bão tố. Bạn sẽ chẳng bao giờ chắc chắn được liệu bạn có hạnh phúc hay bất hạnh, bởi vì từng
khoảnh khắc bạn sẽ thấy đất dưới chân có thể biến
mất - bất kì khoảnh khắc nào nó cũng có thể biến mất.
Bạn không bao giờ có thể chắc chắn được. Người đàn
bà đó mỉm cười ngay bây giờ đấy, và thế rồi cô ấy lại
trở nên giận dữ. Người chồng đang nói hay thế và
bỗng nhiên anh ấy mất hút vào tâm trạng tức giận.
Phụ thuộc vào người khác là phụ thuộc thôi - nó
là tù túng, nó là phụ thuộc, và người ta không bao giờ
có thể cảm thấy thực sự phúc lạc được.
Phúc lạc là có thể chỉ trong tự do toàn bộ, vô điều
kiện. Đó là lí do tại sao ở phương Đông chúng ta gọi
nó là moksha. Moksha nghĩa là tự do tuyệt đối. Hiện
hữu với chính mình là moksha bởi vì bây giờ bạn
không phụ thuộc. Hạnh phúc của bạn đơn giản là của
riêng bạn, bạn không vay mượn nó từ bất kì ai. Không
ai có thể lấy được nó đi, ngay cả cái chết.
Nhớ lấy, cái chết chỉ tách bạn ra khỏi người khác,
nó chưa bao giờ tách bạn khỏi bản thân mình. Cái
chết dường như đáng sợ thế bởi vì nó sẽ lôi bạn ra
khỏi người khác - vợ sẽ không còn với chồng nữa, mẹ
sẽ không còn với con nữa. Cái chết chỉ tách bạn ra
khỏi người khác thôi. Nó không thể tách bạn ra khỏi
bản thân mình được; không có cách nào để tách bạn
ra khỏi bản thân mình.
Một khi bạn đã học được cách hiện hữu với chính
mình thế thì cái chết là vô nghĩa, thế thì cái chết
không tồn tại. Bạn trở thành bất tử. Thế thì cái chết
không thể lấy được gì từ bạn. Cái mà cái chết có thể
lấy đi được khỏi bạn, bạn đã buông xuôi theo cách
riêng của mình rồi.
Đó chính là tất cả mọi điều về thiền - buông xuôi
cái không bản chất, cái mà cái chết có thể lấy đi khỏi
bạn. Cái mà cái chết sẽ làm, thì thiền nhân làm theo
cách riêng của mình, một cách tự nguyện. Biết rõ điều
đó - rằng cái này sẽ bị lấy đi - người đó buông xuôi
nó.
Hiện hữu một mình là cực kì đẹp. Không có gì so
sánh được với nó. Cái đẹp của nó là cái đẹp tối
thượng, vĩ đại của nó là vĩ đại tối thượng, sức mạnh
của nó là sức mạnh tối thượng.
Quay về nhà đi. Và con đường là: bạn sẽ phải
chịu đựng cô đơn trước hết. Chịu đựng nó đi, đi qua
nó. Bạn phải trả giá cho phúc lạc sẽ là của bạn - bạn
phải trả giá cho nó. Việc chịu đựng đơn độc này chính
là việc trả giá cho nó. Bạn sẽ được lợi vô cùng.

Câu hỏi thứ hai

Thầy nói các sannyassin chỉ lo lắng về bản thân
họ thôi - và họ làm điều đó! Ở Arica chúng tôi có
điều được biết tới là thống nhất nhóm. Qui tắc là
thế này: Nhóm chỉ lên cao tới mức của thành viên
thấp nhất của nhóm. Do đó tiến hoá của chúng tôi
là gắn bó lẫn nhau. Nhân loại là một thể; sao
nhấn mạnh vào tính cá nhân nhiều hơn tính toàn
thể?

Vâng, chúng ta là một phần của nhau. Không chỉ
nhân loại là một, sự tồn tại là một. Nhưng tính một
này có thể được cảm thấy ở hai mức: một mức là
trong vô thức sâu và mức kia là trong siêu thức. Hoặc
bạn phải trở thành cái cây - thế thì bạn là một với cái
toàn thể; hoặc bạn phải trở thành vị phật - thế thì bạn
là một với cái toàn thể. Giữa hai điều này bạn không
thể là một với cái toàn thể được.
Ý thức mang tính cá nhân, vô thức mang tính toàn
thể; siêu thức mang tính toàn thể, ý thức mang tính cá
nhân. Cho nên nếu chỗ nào đó ở Arica hay chỗ nào đó
khác họ dạy bạn là một phần của nhóm, bạn sẽ trở nên
vô thức. Khả năng lớn hơn là ở chỗ bạn sẽ tụt về ý
thức của mình. Chừng nào bạn còn chưa trở thành vị
phật, bạn không thể trở thành cái một được, bạn
không thể biết tới cái một thực của cái toàn thể.
Cái một thực của cái toàn thể chỉ có thể được biết
tới theo hai cách: hoặc là trở thành vô thức, đánh mất
đi ý thức của bạn - tính cá nhân bị mất; hoặc vượt ra
ngoài ý thức - thế thì tính cá nhân của bạn bị mất.
Đó là lí do tại sao đám đông lại hấp dẫn mọi
người nhiều thế. Bạn đã bao giờ thấy mọi người trong
đám đông chưa, họ trông sung sướng thế nào? Người
Mô ha mét giáo sẽ phá huỷ đền thờ, hay người Hindus
sẽ giết người Mô ha mét giáo - nhìn sự sung sướng
làm sao, sôi sùng sục, phát toả năng lượng. Những
người đờ đẫn... bạn đã thấy họ trước đây, bước đi trên
phố - đờ đẫn, chết. Bây giờ bỗng nhiên họ đã trở
thành sống động - hò hét, trêu đùa lẫn nhau, xô lên
phía trước, cứ dường như cái gì đó đẹp đẽ đang sắp
xảy ra.
Sao mọi người lại cảm thấy sung sướng thế trong
đám đông? Sao sung sướng trong đám đông lại trở
nên lây nhiễm thế? Bởi vì trong đám đông họ rơi
xuống, họ trở thành vô ý thức. Họ làm mất tính cá
nhân của mình, họ hội nhập tính cá nhân của mình.
Bằng việc vứt bỏ ý thức của mình họ vứt bỏ tính cá
nhân của mình. Thế thì họ sung sướng, thế thì không
có lo nghĩ, thế thì không có trách nhiệm.
Bạn đã bao giờ quan sát sự kiện là các cá nhân
không phạm tội ác lớn trong thế giới không? Tất cả
những tội ác lớn đều do đám đông phạm phải, không
bao giờ bởi các cá nhân. Quân đội có thể phạm phải
hàng triệu tội ác. Hỏi từng cá nhân của quân đội đó và
họ sẽ bắt đầu cảm thấy có trách nhiệm. Hỏi họ, 'Một
mình anh có thể làm điều đó được không?' Họ sẽ nói,
'Không. Làm sao tôi có thể làm điều đó một mình
được? Đấy là đám đông, tôi trở nên bị mất hút trong
đó. Tôi quên mất bản thân mình. Tâm trạng đám
đông, trong đám người quá lớn. Tôi bị mất hút. Đám
đông đang làm điều gì đó, tôi đơn giản trở thành một
phần của nó. Tôi đã không làm điều đó.' Hỏi một
người Mô ha mét giáo, 'Anh có thể đốt đền hay giết
người Hindus được không?' Hỏi người Hindus, 'Anh
có thể sát hại người Mô ha mét giáo được không -
riêng cá nhân anh thôi?'
Đây là phép màu, nhưng chúng ta không quan sát
điều đó. Không cá nhân người Mô ha mét giáo nào
xấu cả, không cá nhân người Hindu giáo nào xấu cả...
cá nhân là những người đẹp đẽ, vì mọi người bao giờ
cũng đẹp. Trong đám đông bỗng nhiên họ đổi khuôn
mặt mình... sự biến hình xảy ra. Họ không còn là cá
nhân nữa, họ không còn là con người có ý thức nữa; họ bị mất đi. Thế rồi đám đông có cách riêng của nó,
không ai có thể điều khiển được nó.
Thế thì tất nhiên, Arica là đúng - Qui tắc là thế
này: nhóm chỉ lên cao tới mức của cá nhân thấp nhất
của nó. Đó là lí do tại sao tôi lại nói đừng trở thành
thành viên của nhóm. Bằng không bạn sẽ ở thấp như
thành viên thấp nhất. Trở thành cá nhân đi. Trong
nhóm bạn bao giờ cũng sẽ tụt xuống mẫu số thấp
nhất.
Điều đó là tự nhiên, điều đó rất khoa học. Nếu
bạn bước đi cùng một nhóm một trăm người, thì
người đi chậm nhất sẽ quyết định tốc độ. Bởi vì người
chậm nhất không thể đi nhanh hơn được, người đó có
giới hạn của mình. Và nếu nhóm phải vẫn giữ là một
nhóm thì nhóm phải đi cùng với người chậm nhất.
Người đi nhanh hơn có thể đi chậm lại, nhưng người
đi chậm hơn thì không thể trở nên nhanh được; người
đó có giới hạn của mình.
Nhóm bao giờ cũng bị cai quản bởi người ngu.
Người ngu không thể trở nên thông minh được, nhưng
người thông minh thì có thể dễ dàng rơi lại và trở
thành ngu. Bạn đã từng thấy người ngu nào làm điều
gì thông minh bao giờ chưa? Nhưng bạn đã thấy
nhiều người thông minh làm những hành động ngu
xuẩn, hành động ngốc nghếch. Bất kì lúc nào bạn
cũng có thể trở thành ngu, nhưng lại không dễ thế để
trở nên khôn ngoan mọi khoảnh khắc. Người ngu rất
nhất quán - người đó vẫn còn ngu. Người đó không
thể thỉnh thoảng thông minh được, điều đó là không
thể được. Nhưng người khôn ngoan thì lại không nhất
quán thế; đôi khi người đó trở lại, trở thành ngu. Có
những khoảnh khắc ngu xuẩn trong cuộc sống của
người đó. Có những ngày nghỉ trong cuộc sống người
đó khi người đó xả hơi chút ít và không bận tâm tới
khôn ngoan của mình.
Nếu bạn bị buộc với một người thấp hơn bạn
trong tiến hoá, thế thì bạn sẽ phải đi cùng người đó.
Tất nhiên người đó không thể bước đi cùng bạn được.
Do đó tôi nói tôi cũng tin vào qui tắc này, nhưng tôi
diễn giải nó theo cách khác. Qui tắc này hoàn toàn
đúng - Nhóm chỉ lên cao tới mức của người thấp nhất
của nhóm thôi. Cho nên nếu bạn muốn đi lên cao, xin
nhớ lấy - đừng bao giờ trở thành thành viên của bất kì
nhóm nào. Nhớ lấy vẫn còn là cá nhân. Thế thì bạn tự
do đi theo nhịp riêng của mình. Thế thì bạn hoàn toàn
tự do đi một mình. Trong nhóm bạn bị buộc lại.
Và tất nhiên, người ngu có khuynh hướng tạo
thành nhóm bởi vì một mình họ không thể dựa vào
bản thân mình được. Họ sợ, họ không có thông minh
nào. Họ biết rằng một mình họ sẽ bị lạc. Họ có
khuynh hướng tạo thành nhóm, đám đông. Cho nên
bất kì khi nào nhà thờ tồn tại, bất kì khi nào giáo phái
tồn tại, chín mươi chín phần trăm nó bao gồm người
ngu. Nó phải như vậy. Họ quyết định chính sách của
tôn giáo, chính trị và mọi thứ.
Nhận biết về sự thống trị của quần chúng này và
tỉnh táo. Bởi vì trong bạn cũng có những khoảnh
khắc, những khoảnh khắc ngu xuẩn, khi bạn muốn
thảnh thơi. Thế thì bạn không chịu trách nhiệm, thế
thì không có lo nghĩ. Thế thì bạn bao giờ cũng có thể
đổ trách nhiệm lên nhóm. Bạn bao giờ cũng có thể
nói, 'Tôi có thể làm được gì nào? Tôi bước đi cùng nhóm, và nhóm đi chậm, cho nên tôi đi chậm. Thành
viên chậm nhất đang quyết định mọi thứ.'
Nếu bạn thực sự muốn trưởng thành, hãy một
mình. Nếu bạn thực sự muốn tự do, có trách nhiệm đi.
Do đó tôi nhấn mạnh vào tính cá nhân. Điều đó không
có nghĩa là tôi không biết rằng vũ trụ là một. Nhưng
có hai cách để biết nó: hoặc tụt xuống dưới ý thức, thế
thì vũ trụ là một - nhưng thế thì bạn không biết nó bởi
vì bạn đã tụt xuống dưới ý thức; hay, vươn lên trên ý
thức, trở thành siêu thức, trở nên chứng ngộ, trở thành
vị phật. Thế thì bạn cũng biết rằng cái toàn thể là một,
nhưng thế thì cái toàn thể không thể lôi bạn xuống
được. Thực tế vị phật bắt đầu lôi cái toàn thể lên.
Trong trạng thái vô thức, cái thấp nhất xác định tỉ
lệ trưởng thành. Trong trạng thái siêu thức cái cao
nhất, cái lớn nhất quyết định. Vị Phật kéo bạn lên.
Chính sự hiện diện của ông ấy kéo bạn lên tới những
đỉnh cao còn chưa được biết tới với bạn, chưa từng
được mơ tới. Thế thì cái cao nhất trở thành nhân tố
quyết định.
Đó là lí do tại sao ở phương Đông chúng ta bao
giờ cũng nhấn mạnh vào tính cá nhân, và chúng ta bao
giờ cũng nhấn mạnh vào việc tìm ra thầy riêng hơn là
trở thành một phần của bất kì nhóm nào. Có liên hệ cá
nhân với một thầy đi. Thế thì cái cao nhất xác định
cuộc sống của bạn; thế thì bạn có thể được thầy kéo
lên. Trong một nhóm, cái thấp nhất sẽ xác định cuộc
sống của bạn.
Đừng là người Hindu. Nếu bạn có thể tìm thấy
Krishna, nhất định đi theo - nhưng đừng là người
Hindu giáo. Đừng là người Ki tô giáo. Nếu bạn có thể
tìm thấy Jesus ở đâu đó, chạy xô về ông ấy, quên hết
tất cả đi... Nhưng nếu bạn không thể tìm ra một Jesus,
đừng là người Ki tô giáo, bởi vì Ki tô giáo là đám
đông. Jesus là siêu cá nhân. Tìm ra một thầy và sống
trong satsang với thầy, sống trong sự hiện diện của
thầy - và để nó là mối liên hệ cá nhân.
Tôi cho bạn tính chất sannyas. Bạn không trở
thành một phần của bất kì nhà thờ nào, bạn không trở
thành một phần của bất kì đám đông nào. Mối quan
hệ của bạn mang tính cá nhân với tôi. Có hàng nghìn
sannyasin, nhưng từng sannyasin đều có liên hệ cá
nhân với tôi. Bạn không có liên hệ với sannyasin khác
chút nào, nhớ lấy. Mối quan hệ của bạn là với tôi...
một cách cá nhân, một cách riêng tư.
Bạn không có quan hệ với các sannyasins như
một nhóm. Không có nhu cầu. Bạn tất cả chỉ có quan
hệ với tôi một cách cá nhân, và tất nhiên bạn có quan
hệ theo cách nào đó với nhau, nhưng điều đó là bởi vì
tôi. Mối quan hệ đó là không trực tiếp, nó là thông
qua tôi.
Và tôi muốn bạn trở nên ngày một cá nhân hơn.
Một ngày nào đó bạn sẽ trở thành vũ trụ, nhưng đó là
hi vọng, nó chưa phải là thực tại - chưa phải dành cho
bạn. Và nếu bạn muốn làm cho nó thành thực tại, bạn
sẽ phải trở nên ngày một ý thức hơn - ý thức cao tới
mức một ngày nào đó ý thức không được cần tới nữa.
Bạn đã trở thành ý thức tới mức ý thức không còn
được cần tới nữa, bạn có thể gạt nó sang bên.
Đi và xem người say bước đi trên phố. Người đó
đã làm gì? Người đó đã làm cùng điều như vị phật.
Quan sát vị phật và quan sát người say - họ cả hai đều làm cùng một điều. Người say đã rơi vào vô thức và
trở thành một phần của vũ trụ. Người đó đã uống rượu
để làm chìm ngập ý thức và lo nghĩ, tính cá nhân của
mình. Người đó đã trở thành một phần của vô thức
tập thể.
Và thế rồi có Phật, bước đi với vẻ duyên dáng,
với vẻ đẹp, với sự vĩ đại của ông ấy. Ông ấy cũng đã
biến mất - nhưng không giống người say. Ông ấy đã
không tụt xuống dưới nhân loại, ông ấy đã vượt ra
ngoài nhân loại. Cả hai theo một cách nào đó là tương
tự, bởi vì cả hai đều không là cá nhân. Cho nên người
say có cái gì đó tương tự như vị phật - cả hai đều
không là cá nhân. Vậy mà bạn không thể tìm thấy
được hai người ở xa nhau thế, ở các cực đoan thế - thế
mà họ lại có cái gì đó tương tự.
Hay, lấy một ví dụ khác. Patanjali nói rằng ngủ và
samadhi (định), ngủ say và samadhi, là giống nhau.
Bởi vì trong samadhi cá nhân biến mất và trong giấc
ngủ say cá nhân cũng biến mất. Trong giấc ngủ say
bạn trở thành một phần của vô thức, vô thức tập thể.
Trong samadhi bạn trở thành một phần của siêu thức
tập thể.
Chúng là tương tự và vậy mà chúng là các cực
điểm, các cực đối lập. Sự tương tự chỉ là một - rằng
trong cả hai bản ngã biến mất. Nhưng nó biến mất
theo những cách khác nhau. Trong giấc ngủ bạn lại
trở thành giống như cây cỏ. Bạn sống vô vị, bạn giống
như tảng đá; bạn không có tính cá nhân nào.
Trong samadhi bản ngã bị vứt bỏ. Bây giờ bạn
không có giới hạn nào, không định nghĩa, bạn được
hội nhập với cái toàn thể - nhưng được hội nhập với
cái toàn thể trong nhận biết vô cùng. Bạn không ngủ.
Lo nghĩ đã biến mất, bởi vì lo nghĩ chỉ tồn tại với bản
ngã. Cho nên có hai cách để vứt bỏ lo nghĩ - hoặc trở
thành một phần của một nhóm, hoặc trở thành một
phần của bình diện siêu thức.
Người Aricans nói điều gì đó đúng, nhưng điều
họ làm lại tuyệt đối sai.
Thầy nói các sannyassin hãy chỉ lo lắng về bản
thân họ thôi - và họ làm điều đó!
Vâng, tôi nói với họ hãy chỉ lo nghĩ về phần họ
thôi, bởi vì ngay bây giờ điều đó nên là mối quan tâm
duy nhất của họ. Nếu họ bắt đầu lo nghĩ về toàn thế
giới thì họ sẽ không có khả năng làm gì cả. Thậm chí
lo nghĩ về bản thân mình cũng là quá nhiều rồi. Gạt
bỏ những lo nghĩ đó cũng là quá nhiều rồi, điều đó là
khó, và nếu bạn lo nghĩ về toàn thể thế giới thế thì
không có cách nào thoát ra khỏi nó cả. Thế thì bạn có
thể chắc chắn bạn bao giờ cũng sẽ vẫn còn lo nghĩ.
Và đừng nghĩ cho dù là một khoảnh khắc rằng
bạn đang giúp cho thế giới bằng việc lo nghĩ về nó.
Bạn chẳng giúp gì thế giới bằng việc lo nghĩ về nó,
bởi vì người lo không thể giúp được ai cả. Người đó
là lực huỷ hoại.
Cho nên trước hết giảm nỗi lo xuống mức tối
thiểu đi. Tức là, hạn chế nỗi lo của bạn vào bản thân
mình thôi, thế là đủ rồi. Tuyệt đối ích kỉ. Vâng, đó là
điều tôi nói đấy - tuyệt đối ích kỉ nếu bạn muốn giúp đỡ người khác. Nếu một ngày nào đó bạn muốn thực
sự vị tha, thì vị kỉ đã.
Trước hết thay đổi con người bạn. Trước hết tạo
ra ánh sáng bên trong trái tim bạn, trở nên toả sáng.
Thế thì bạn có thể giúp được người khác. Và bạn sẽ
có khả năng giúp đỡ mà không lo lắng. Bởi vì lo lắng
chẳng bao giờ giúp được ai cả. Ai đó sắp chết và bạn
ngồi bên cạnh người đó và bạn lo lắng. Điều đó sẽ
giúp đỡ thế nào được? Nếu bệnh nhân sắp chết và bác
sĩ lo lắng, điều đó sẽ chẳng giúp ích gì. Bác sĩ lo lắng
bao nhiêu cũng là vô ích. Ông ấy phải làm điều gì đó.
Và khi bệnh nhân sắp chết, cần có bác sĩ biết cách
không lo lắng. Chỉ thế thì ông ấy mới có thể có ích,
bởi vì chỉ thế thì chẩn đoán của ông ấy mới rõ ràng
hơn, đúng đắn hơn. Đó là lí do tại sao nếu bạn ốm và
chồng bạn là bác sĩ, anh ấy sẽ không có ích gì nhiều,
bởi vì anh ấy sẽ lo lắng quá nhiều về bạn. Cần có ai
đó là người khách quan.
Đứa trẻ cần mổ. Bố nó có thể là nhà giải phẫu lớn,
nhưng ông ấy không được phép mổ cho đứa con bởi
vì ông ấy sẽ lo lắng quá nhiều. Tay ông ấy sẽ run -
con của ông ấy mà; ông ấy không thể chỉ là người
quan sát. Ông ấy không thể khách quan được, ông ấy
bị dính líu quá nhiều. Ông ấy sẽ giết chết đứa trẻ. Cần
nhà giải phẫu nào đó khác, người có thể vẫn còn vô
tư, người có thể vẫn còn ở xa xăm, xa rời, cách xa,
không lo lắng.
Cho nên nếu bạn thực sự muốn giúp cho nhân
loại, trước hết bạn phải trở thành không lo lắng. Và để
trở nên không lo lắng trước hết bạn phải vứt bỏ những
lo nghĩ không cần thiết. Đừng nghĩ tới thế giới vội.
Thế giới vẫn tiếp tục điều đó và nó sẽ tiếp tục điều đó.
Đừng ngu xuẩn. Tất cả những người không tưởng đều
có chút ít ngu xuẩn - họ mong đợi cái gì đó sẽ chẳng
bao giờ xảy ra, chưa bao giờ xảy ra cả.
Tất cả mọi điều đều là có thể - hiện thực đi, khoa
học đi - tất cả mọi điều có thể là ở chỗ bạn có thể siêu
việt lên trên lo lắng. Cho nên lo về bản thân mình đi
và tìm ra cách vượt lên trên chúng đi, vượt ra ngoài
chúng. Khi bạn đã vượt ra ngoài rồi, bạn có thể cực kì
có ích cho thế giới.
Câu hỏi thứ ba
Phần lớn thời gian tôi cảm thấy dường như mình
chỉ tồn tại trong con mắt của người khác, dường
như tôi phản ứng lại mong đợi của họ về tôi. Tôi
cảm thấy không phải là tôi đã siêu việt lên trên
bản ngã, nhưng dường như tôi không có bản ngã,
không có bản thể, không bản chất. Tôi cảm thấy
không thực thế. Tôi ở đâu đây? Tôi có thể làm gì -
hay không làm gì?
Điều đầu tiên - không chỉ bạn tồn tại trong con
mắt của người khác đâu; mọi người đều tồn tại theo
cách đó. Đó là cách thức thông thường của sự tồn tại.
Bạn dùng người khác làm tấm gương. Ý kiến của
người khác trở thành rất quan trọng, có giá trị mênh
mông - bởi vì chúng định nghĩa ra bạn.

Ai đó nói bạn đẹp; trong khoảnh khắc đó bạn trở
thành đẹp. Ai đó nói bạn ngu; trong khoảnh khắc đó
bạn bắt đầu nghi ngờ - có thể bạn là người ngu thật.
Bạn có thể bực mình, bạn có thể phủ nhận, nhưng sâu
bên dưới bạn đã trở nên nghi ngờ về thông minh của
mình. Ai đó nói bạn thánh thiện thế và bạn bắt đầu
hành xử như người thánh thiện, bởi vì bạn phải giữ
hình ảnh của mình.
Một khi xã hội đã quyết định rằng bạn là tội đồ,
thì bạn bắt đầu cư xử như tội đồ. Bởi vì bây giờ phỏng
có ích gì nữa? Họ đã quyết định rằng bạn là tội đồ rồi
mà. Dù bạn có là tội đồ hay không thì cũng chẳng
thành vấn đề gì mấy, cho nên sao không là tội đồ đi
cho rồi? Một khi một người vào tù, người đó trở thành
khách thăm vĩnh viễn ở đó; người đó cứ tới đó mãi.
Một khi xã hội đã biết rằng người đó là tội đồ và
người đó đã bị trừng phạt, một khi người đó đã bị dán
nhãn là tội đồ, thì người đó quyết định, 'Bây giờ thì
phỏng còn có ích gì?'
Các nhà tâm lí nói rằng nếu trong gia đình bạn bị
đối xử như người ngu hay như anh hề, thì dần dần bạn
bắt đầu đóng vai đó. Bạn phải chấp nhận nó bởi vì
bạn không biết mình là ai. Ít nhất mọi người cũng gọi
là đồ ngu; họ cho bạn một định nghĩa nào đó. Bạn có
thể tin vào họ. Một khi một đứa nhỏ được bảo rằng nó
là ngu - ở nhà, ở trường - thì nó bắt đầu cư xử theo
cách ngu xuẩn, bởi vì điều đó trở thành định nghĩa
của nó. Bằng không thì nó không biết mình là ai.
Điều đầu tiên cần hiểu - không chỉ bạn đang tồn
tại chỉ trong con mắt người khác đâu; mọi người đều
tồn tại trong con mắt của người khác. Đây là thế giới.
Đây là điều ở Ấn Độ chúng ta gọi thế giới là maya, ảo
tưởng. Bạn tồn tại trong con mắt người khác và người
khác tồn tại trong con mắt của bạn. Đó là lừa dối lẫn
nhau. Họ không biết họ là ai, bạn không biết bạn là ai.
Bạn định nghĩa họ, họ định nghĩa bạn. Đó là thủ đoạn
qua lại. Họ chơi trò định nghĩa bạn; bạn chơi trò định
nghĩa họ. Và tất cả các định nghĩa đều là giả, bởi vì
linh hồn bạn chưa bao giờ được phản chiếu trong con
mắt của bất kì ai.
Nếu bạn muốn biết mình là ai, bạn thậm chí sẽ
phải nhắm mắt mình lại - bạn sẽ phải đi vào bên
trong. Bạn sẽ phải quên đi cả thiên hạ, bạn sẽ phải
quên đi điều họ nói về bạn. Bạn sẽ phải đi sâu vào bên
trong mình và đương đầu với thực tại riêng của mình.
Đó là điều tôi đang thuyết giảng ở đây - đừng phụ
thuộc vào người khác, đừng nhìn vào mắt họ. Không
có manh mối nào trong mắt của họ đâu. Họ vô nhận
biết cũng như bạn vậy - làm sao họ có thể định nghĩa
được bạn?
Tôi đã nghe nói về hai nhà chiêm tinh mọi sáng
thường hay ra chợ của thị trấn nào đó để ngồi đó và
nói cho mọi người về tương lai của họ. Vào buổi sáng
họ sẽ tới và chìa tay mình ra cho nhau, chỉ để biết
tương lai riêng của mình, điều gì sẽ xảy ra vào ngày
hôm đó, liệu họ có kiếm được tiền hay không. Và nhà
chiêm tinh này sẽ nói về nhà chiêm tinh kia, và người
kia sẽ nói về người này, và họ cả hai đều sung sướng.
Điều đó tất nhiên là không mất tiền, bởi vì cả hai đều
phục vụ cho nhau. Bây giờ, những người đó đang tiên
đoán về tương lai của người khác đấy! 

Một lần chuyện xảy ra, tôi ở trong một thành phố
và vài người bạn đưa một nhà chiêm tinh rất nổi tiếng
tới gặp tôi. Ông ấy chỉ xem tay cho nếu bạn trả cho
ông ấy một nghìn lẻ một ru pi. Ông ấy cứ nghĩ rằng
tất nhiên ông ấy được trả tiền. Ông ấy nhìn tay tôi và
thế rồi ông ấy đòi tiền. Tôi nói, 'Ông không thể thấy
được rằng tôi sẽ không trả tiền sao? Ông không thể
thấy được chừng đó sao? Nếu ông mà là nhà chiêm
tinh thực sự và ông biết tương lai của tôi, thì ông ít
nhất cũng phải biết tương lai của ông chứ.'
Các bạn đang nhìn vào mắt nhau để xem mình là
ai. Vâng, phản xạ nào đó có đấy, khuôn mặt của bạn
được phản xạ đấy. Nhưng khuôn mặt của bạn không
phải là bạn; bạn còn ở xa đằng sau khuôn mặt đó.
Khuôn mặt của bạn đã thay đổi nhiều tới mức bạn
không thể là khuôn mặt của mình được.
Bạn có nhớ bạn trông như thế nào vào ngày đầu
tiên khi bạn vào bụng mẹ bạn không? Chẳng có
khuôn mặt nào cả. Bạn có đó, nhưng không có mặt.
Bạn không thể nào được thấy bằng mắt trần; chỉ kính
hiển vi mới giúp cho thấy được. Và không có mặt
đâu, bạn chỉ là một thân thể, một tế bào. Nhưng bạn
có đó.
Thế rồi bạn bắt đầu lớn lên và nhiều khuôn mặt
trôi qua. Và thế rồi bạn được sinh ra. Nếu ai đó đem
bức ảnh của bạn vào cái ngày bạn được sinh ra đó,
bạn có cho rằng bạn sẽ có khả năng nhận ra đó là bạn
không? Vâng, nếu ai đó nói - mẹ bạn và bố bạn - rằng
đây là bạn, thì bạn có thể tin, nhưng bạn không thể
nhận ra được rằng đây là bạn. Thay đổi thường
xuyên... khuôn mặt bạn là một luồng. Nó cứ thay đổi
mọi ngày, mọi khoảnh khắc.
Bạn không phải là khuôn mặt. Đâu đó sâu bên
dưới được giấu kín là tâm thức bạn; nó chưa bao giờ
được phản xạ vào trong mắt của bất kì ai. Vâng, vài
điều có được phản xạ: hành động của bạn. Bạn làm
điều gì đó; điều đó được phản xạ trong mắt người
khác. Nhưng việc làm của bạn không phải là bạn. Bạn
còn vĩ đại hơn nhiều so với hành động của bạn.
Hành động chỉ giống như lá khô, lá úa rơi xuống
từ trên cây. Hành động giống như lá khô, lá chết rơi
rụng đi khỏi bạn - nó không phải là bạn. Trong hành
động của bạn không có định nghĩa nào về bạn cả. Cứ
dường như là bạn đi dưới cái cây và thu nhặt tất cả
những lá khô và bạn nghĩ bạn đã biết cái cây. Cái cây
còn lớn lao hơn nhiều, sống động. Bất kì hành động
nào, khoảnh khắc nó được hoàn thành, nó chết. Nó là
một phần của quá khứ, nó không còn sống nữa, nó là
cái lá chết.
Vâng, nhiều hành động xảy ra cho bạn như lá xảy
ra cho cây. Nhưng chúng cứ xảy ra. Và có những
khoảnh khắc khi tất cả các lá đều rơi rụng đi và cây
trơ trụi còn lại, trần trụi nổi trên trời... không lá. Cho
nên lá không thể định nghĩa ra cây được, chúng tới rồi
đi. Đến mùa rụng lá chúng biến mất, đến mùa xuân
chúng lại tới. Tán lá lớn lại tới, mầu lục lớn lại tới,
hoa lớn lại tới - nhưng cây là cái gì đó khác.
Bạn là sự hiện hữu đó - cái cây. Hành động tới và
đi; hành động không định nghĩa ra bạn, chúng được
phản xạ. Và thực tế mọi người không nói về hành
động của bạn đâu, họ nói về diễn giải của họ về hành động của bạn. Họ không nói điều bạn đã làm, họ lập
tức đánh giá nó. Chẳng hạn, nếu bạn giận, họ nghĩ
bạn đang làm điều gì đó xấu. Họ không phản xạ giận
dữ của bạn, họ phản xạ thái độ của họ về cơn giận.
Bây giờ nghiên cứu hiện đại về tâm trí con người
nói rằng giận dữ là đẹp, nó không xấu, thực tế kìm
nén giận dữ mới xấu - đó là diễn giải mới. Nếu bạn
kìm nén giận dữ nó trở thành hận thù - hận thù là giận
dữ bị kìm nén thường xuyên. Nếu bạn đơn giản bày tỏ
giận dữ của mình thì bạn không bao giờ tích luỹ giận
dữ đủ để tạo ra hận thù.
Cũng giống như đứa trẻ nhỏ - trong một khoảnh
khắc nó giận dữ thế, bốc lửa, cứ dường như nó có thể
phá huỷ toàn thế giới, và khoảnh khắc tiếp nó lại chơi
với cùng đứa trẻ đó, hay ngồi vào lòng bạn, cười rinh
rích - nó đã quên hoàn toàn. Nó không mang ác ý, nó
không mang hận thù. Bất kì cái gì tới, đều trôi qua.
Giận dữ tới như làn gió thoảng và qua đi.
Nếu bạn kìm nén giận dữ thế thì bạn cứ chồng
chất nó, bên trong nó cứ tích luỹ lại. Nó trở thành mủ,
và thế rồi nó bùng nổ một ngày nào đó thành hận thù.
Người dễ dàng nổi cơn giận thì không bao giờ có thể
giết người được. Người không bao giờ trở nên giận và
bao giờ cũng trong kiểm soát - cảnh giác với người
đó. Người đó có thể giết người một ngày nào đó bởi
vì người đó đang tích luỹ.
Bây giờ, đây là diễn giải mới. Tôi không nói liệu
điều này là đúng hay sai, tôi đơn giản nói cách diễn
giải thay đổi. Trong quá khứ, giận dữ là xấu và người
giận dữ là người ác. Bây giờ Phong trào tiềm năng
nhân bản đã tạo ra một cách diễn giải mới. Họ nói
giận dữ là tốt, nó đơn giản chỉ ra sự sống động; nó là
năng lượng thuần khiết, nó là việc trao đổi; nó là tự
nhiên, nó mang tính con người, không có gì sai trong
nó, đừng kìm nén nó - hãy tận hưởng nó.
Tâm lí học mới nói nếu bạn tận hưởng giận dữ thì
bạn sẽ trở nên có nhiều khả năng hơn để tận hưởng
tình yêu. Tâm lí học cũ hay nói rằng nếu bạn trở nên
giận dữ thì bạn sẽ đánh mất tất cả tình yêu, thế thì tình
yêu của bạn sẽ biến mất. Bây giờ cách diễn giải đã
thay đổi hoàn toàn. Bây giờ nếu bạn kìm nén giận dữ
thì bạn sẽ trở thành ghét bỏ; hận thù sẽ được tích luỹ.
Và nếu bạn diễn đạt giận dữ, nó không là gì ngoài
việc diễn đạt của tình yêu.
Thực tế bạn trở nên giận dữ chỉ với người bạn
chăm sóc tới, bằng không bạn không bận tâm. Con
bạn đang làm điều gì đó; bạn trở nên giận dữ bởi vì
bạn chăm sóc, bởi vì bạn yêu. Vợ bạn đang làm điều
gì đó; bạn trở nên giận dữ bởi vì bạn yêu, bạn chăm
sóc. Vợ hàng xóm đang làm cùng một điều. Cứ để cô
ấy làm - ai bận tâm? Bạn chưa bao giờ trở nên giận dữ
bởi vì không có quan hệ. Giận dữ là mối quan hệ.
Lại để tôi nhắc bạn tôi không nói ai đúng, ai sai.
Tôi đơn giản nói rằng cách diễn giải thay đổi và mọi
người không phản xạ bạn hay hành động của bạn; họ
phản xạ cách diễn giải của họ. Bây giờ nếu một người
truyền thống, kiểu cổ mà quan sát bạn giận dữ, trong
cơn cáu kỉnh, nhảy lên và đi lại và ném đồ đạc, người
đó sẽ nói bạn điên. Còn người nhân văn sẽ nói bạn là
con người.

Tôi đã nghe:
Cô y tá trẻ vừa mới hoàn thành khoá huấn luyện
và không may bắt gặp một bệnh nhân đặc biệt khó
tính vào ngày đầu tiên trong khu bệnh viện. Ông ta
phàn nàn về mọi thứ, cứ mong đợi mọi người phục vụ
mọi nhu cầu của ông ta không chậm trễ, và nói chung
bản thân ông ta là mối phiền hà lớn.
Cô y tá đáng thương mệt mỏi quá sức chịu đựng
và, nhớ tới bài học về mối quan hệ y tá - bệnh nhân,
cuối cùng mất hết sự kiểm soát và bực tức thốt lên, 'A
cái ông này - ông con người này!'
Bây giờ thậm chí 'con người' cũng có thể được
dùng trong một câu kết án: 'A cái ông này - ông con
người này!' Điều đó tuỳ thuộc vào cách diễn giải của
bạn.
Bản thể bạn chưa bao giờ được phản ánh trong
con mắt của người khác. Bản thể bạn phải đi tới biết
chỉ theo một cách - và đó là bằng việc nhắm mắt lại
với mọi tấm gương. Bạn phải đi vào trong sự tồn tại
nội tâm riêng của mình, đối diện trực tiếp với nó.
Không ai có thể cho bạn ý tưởng nào về nó, nó là gì.
Bạn có thể biết nó, nhưng không từ người khác. Nó
không bao giờ có thể là tri thức vay mượn, nó chỉ có
thể là kinh nghiệm trực tiếp, việc kinh nghiệm trực
tiếp, tức khắc.
Cho nên, đừng lo nghĩ về nó.
"Tôi cảm thấy không phải là tôi đã siêu việt lên
trên bản ngã, nhưng dường như tôi không có bản ngã,
không có bản thể, không bản chất. Tôi cảm thấy
không thực thế. Tôi ở đâu đây?" Bạn đang ở ngay
giữa hai thế giới này. Điều đó xảy ra cho mọi thiền
nhân. Hừ? Bạn đã có sự đồng nhất được thu thập từ
con mắt của người khác, được chọn lựa từ ý kiến của
người khác. Thế rồi bạn bắt đầu đi vào bên trong; sự
đồng nhất đó trở nên mơ hồ, mơ hồ hơn, bắt đầu biến
mất. Bạn không biết mình là ai, và tất cả mọi điều bạn
biết về bản thân mình lại đang biến mất. Một ngày
nào đó bạn đứng ở giữa.
Đây là khoảnh khắc chuyển dịch. Bạn còn chưa
vào, và bạn đã rời xa khỏi cái bên ngoài. Bạn đang
đứng ngay trên ngưỡng cửa. Thế giới không còn đó
nữa, nhưng bạn cũng chưa hiện hữu. Trong khoảnh
khắc này người ta cảm thấy rất không thực, chỉ là ảo
ảnh, bởi vì người ta không có ý tưởng nào mình là ai,
và tất cả mọi ý tưởng người ta đã có thì đều đã mất.
Và trong thực tế không ai có thể siêu việt lên trên
bản ngã được bởi vì bản ngã không tồn tại. Khi chúng
ta nói 'siêu việt lên trên bản ngã' điều đó đơn giản
nghĩa là đi tới biết rằng bản ngã không tồn tại. Nó
không phải là cái gì đó thực mà bạn có thể siêu việt
lên trên hay bạn có thể vứt bỏ đi, nó là một ý tưởng
không thực mà bạn chỉ phải hiểu ra. Chính việc hiểu
đó là siêu việt.
Bây giờ để tôi nhắc lại toàn bộ câu hỏi 

Phần lớn thời gian tôi cảm thấy dường như mình
chỉ tồn tại trong con mắt của người khác, dường
như tôi phản ứng lại mong đợi của họ về tôi. Tôi
cảm thấy không phải là tôi đã siêu việt lên trên
bản ngã, nhưng dường như tôi không có bản ngã,
không có bản thể, không bản chất. Tôi cảm thấy
không thực thế. Tôi ở đâu đây? Tôi có thể làm gì,
hay không làm gì?
Bạn đang trên ngưỡng đấy. Bạn đã đi tới hiểu ra
rằng sự đồng nhất của bạn trong con mắt của người
khác là giả tạo. Do đó bạn không thể tạo ra được bản
ngã của mình. Chính thức ăn cho bản ngã đã biến mất.
Bạn cảm thấy không thực. Bản ngã đã từng là thực tại
duy nhất của bạn cho tới giờ, và bạn cảm thấy mất đi,
bạn không biết mình là ai, nhưng tôi biết bạn ở đâu.
Bạn đang ở ngay chính giữa của hai thế giới - thế giới
này và thế giới kia. Bạn đang ở ngay khoảnh khắc
chuyển đổi giữa sansara và sannyas - giữa thế giới và
việc từ bỏ thực.
Bây giờ, vào khoảnh khắc này bạn không được
mong đợi phải làm gì, bởi vì bất kì cái gì bạn làm
cũng đều sẽ đưa bạn trở lại trong thế giới. Việc làm
đưa mọi người vào trong thế giới. Chẳng ai mong đợi
bạn phải làm cái gì cả. Bạn không định làm gì, bạn
đơn giản chờ đợi và quan sát, không làm. Không làm
sẽ có tác dụng.
Đừng làm gì cả và đừng cố gắng thay đổi tình
huống này, bởi vì nếu bạn cố gắng thay đổi nó thì bạn
sẽ lại rơi về thế giới quen thuộc đã biết riêng của
mình; bạn sẽ lại níu bám lấy sự đồng nhất cũ của
mình. Bạn đơn giản chờ đợi. Chỉ bằng việc chờ đợi,
và dần dần bạn sẽ trượt vào trong thế giới nội tâm.
Chẳng cần làm cái gì về nó cả, chỉ vô làm mới có tác
dụng.
Điều đó cũng giống như dòng suối bị ngầu bùn.
Bạn làm gì để làm trong lại dòng suối? Bạn đơn giản
ngồi trên bờ; dần dần cát bụi lắng xuống. Dòng suối
lại tuôn chảy trong veo, trong như pha lê. Chỉ chờ đợi
thôi. Ngồi ở giữa hai thế giới này. Tôi biết điều đó rất
bất tiện, rất không thoải mái. Người ta muốn có thực
tại nào đó, và điều đó lại rất không thực. Nhưng chờ
đợi đi.
Đây chính là điều, trên con đường, vẫn được gọi
là khổ hạnh, tapascharya. Đây là điều gian nan, gian
nan thực sự - khi người ta đang làm mất đi cái cũ mà
cái mới còn chưa tới. Bạn đã lấy bước nhảy từ cái cũ
và bạn còn chưa có khả năng tìm ra nơi tiếp đất - vẫn
đang treo ở giữa, trong trạng thái lơ lửng. Điều đó
không thoải mái, nhưng đợi đấy. Mọi sự sẽ tự chúng
lắng đọng.
Trong thế giới bên trong, hành động là không
được cần tới; chỉ vô hành động mới có ích. Vô hành
động chính là hành động của thế giới bên trong. Lão
Tử gọi nó là vô vi - hành động vô hành động, hành
động thụ động. Bạn không làm gì, bạn đơn giản chờ
đợi và mọi sự xảy ra chỉ bởi chờ đợi của bạn.
Điều tốt là bạn cảm thấy được tự do với ý kiến
của người khác. Là không thực còn tốt hơn là thực
một cách giả tạo. Cái phi thực tại của bạn có cái thực
tại trong nó. Khi bạn là thực trong con mắt của người
khác, bạn là thực một cách giả tạo đấy. Bạn chỉ có vẻ là thực thôi, bạn không phải là thực. Và bây giờ bạn
đã hiểu ra, nhận biết đi - cái bẫy thì lớn và ở mọi phía
xung quanh, và mọi người đều sẵn sàng buộc bạn trở
lại trong bẫy, bởi vì không ai muốn bạn thoát ra ngoài
cái bẫy của họ. Bố muốn bạn làm mọi điều theo cách
ông ấy muốn chúng xảy ra. Mẹ muốn bạn làm mọi
điều như bà ấy muốn chúng được làm. Vợ có ý tưởng
riêng của mình, con bạn, chúng có ý tưởng riêng của
chúng. Và mọi người đều nghĩ rằng mình có manh
mối đúng, và họ tất cả đều cứ làm cho bạn thành lẩm
cẩm.
Tôi đã nghe:
Tấm màn quen thuộc được đặt cẩn thận ở vị trí
xung quanh giường của bệnh nhân, và người y tá đi
vào cầm thước dây. Bệnh nhân vẫn còn im lặng và
không phản đối khi cô y tá đo anh ta từ đầu tới chân
và từ vai nọ sang vai kia, nhưng không thể kìm mình
được lâu hơn khi cô ta đo khoảng cách từ nệm trên
giường tới chiều cao của dạ dầy thay vì chiều rộng.
'Cô làm cái quái quỉ gì thế này, cô y tá?' anh ta hỏi
một cách yếu ớt.
'Tôi đo anh để làm quan tài,' một lời đáp thật bất
ngờ.
'Nhưng tôi đã chết đâu!'
'Anh im đi! Bác sĩ là đồ ngốc sao?'
Bây giờ, bác sĩ nói, mà bác sĩ thì biết rõ hơn liệu
bạn chết hay sống. 'Anh im đi!' cô ta nói. 'Bác sĩ là đồ
ngốc sao?'
Bất kì điều gì bạn làm cũng đều sai, bởi vì bạn sẽ
đi ngược lại ý muốn của ai đó, ý tưởng của ai đó. Rất
khó làm hài lòng tất cả mọi người, và nếu bạn cứ cố
gắng làm hài lòng tất cả, bạn đơn giản sẽ làm phí hoài
cuộc đời mình. Và không ai hài lòng cả, không ai có
thể được hài lòng, không thể nào làm hài lòng cho
mọi người.
Chấm dứt đáp ứng các mong đợi của người khác
đi, bởi vì đó là cách duy nhất bạn có thể tự tử. Bạn
không ở đây để hoàn thành mong đợi của bất kì ai và
không ai khác ở đây để hoàn thành các mong đợi của
bạn. Đừng bao giờ trở thành nạn nhân của mong đợi
của người khác và đừng làm cho bất kì ai thành nạn
nhân của mong đợi của bạn.
Đây là điều tôi gọi là tính cá nhân. Kính trọng
tính cá nhân riêng của bạn và kính trọng tính cá nhân
của người khác. Đừng bao giờ can thiệp vào cuộc
sống của bất kì ai và đừng cho phép bất kì ai can thiệp
vào cuộc sống của bạn. Chỉ thế thì một ngày nào đó
bạn mới có thể trưởng thành trong tính tâm linh.
Bằng không, chín mươi chín phần trăm mọi người
đơn giản tự tử. Toàn thể cuộc sống của họ không là gì
ngoài việc tự tử chậm chạp. Việc hoàn thành mong
đợi này... ngày nào đó đấy là bố, ngày nào đó đấy là
mẹ, ngày nào đó đấy là vợ, chồng, thế rồi đến con cái
- họ cũng mong đợi. Bạn phải hoàn thành các mong
đợi của họ. Thế rồi xã hội, tu sĩ và chính khách, và tất
cả mọi người xung quanh đều mong đợi. Và bạn tội nghiệp ở đó, chỉ một người tội nghiệp - và toàn thế
giới đang mong đợi bạn làm điều này điều nọ. Và nếu
bạn không hoàn thành những mong đợi của họ... và
bạn không thể nào hoàn thành tất cả mọi mong đợi
của họ, bởi vì chúng mâu thuẫn.
Tôi đã ở trong một gia đình và tôi hỏi một cậu bé,
'Cháu định trở thành cái gì?'
Nó nói, 'Cháu không biết. Cháu nghĩ cháu sẽ phát
điên.'
'Cháu định nói gì?'
Nó nói, 'Bố cháu muốn cháu trở thành kĩ sư, mẹ
cháu muốn cháu trở thành bác sĩ. Bác cháu nói, "Là
nhà kinh doanh đi, chỉ thế thì cháu mới có thể..."
'Một bác khác, bác ấy nói làm thầy giáo bởi vì đó
là nghề đơn giản nhất. Và cháu không biết. Nhưng
điều này thì cháu biết - rằng nếu tất cả mọi mong đợi
đều được hoàn thành thì cháu sẽ phát điên.'
Đó là cách nhiều người đã phát điên. Và khi tôi
nói nhiều người đã phát điên, đừng tạo ra ngoại lệ về
bản thân bạn. Bạn đã phát điên khi hoàn thành mong
đợi của mọi người. Và bạn chẳng hoàn thành mong
đợi của ai cả; chẳng ai hạnh phúc. Đây là cái đẹp đấy.
Bạn bị mất, hoàn toàn bị phá huỷ, và không ai hạnh
phúc cả. Bởi vì những người không hạnh phúc với
bản thân mình thì không thể hạnh phúc theo bất kì
cách nào. Bất kì cái gì bạn làm, họ sẽ tìm cách để bất
hạnh với bạn, bởi vì họ không thể hạnh phúc được.
Hạnh phúc là nghệ thuật mà người ta phải học. Điều
đó chẳng liên quan gì tới việc bạn làm hay không làm.

Câu hỏi thứ tư
Nếu tình yêu trở nên bị phá huỷ trong hôn nhân,
làm sao chúng tôi sống được nếu chúng tôi muốn
chia sẻ tình yêu và ý nghĩ trên cơ sở hàng ngày,
và cũng nêu ra chuyện con cái với cả mẹ và cha?

Tôi chưa bao giờ nói rằng tình yêu bị hôn nhân
phá huỷ. Làm sao hôn nhân có thể phá huỷ được tình
yêu? Vâng, nó bị phá huỷ trong hôn nhân, nhưng nó
bị bạn phá huỷ chứ không phải bởi hôn nhân. Nó bị
các bạn tình cùng phá huỷ. Làm sao hôn nhân có thể
phá huỷ được tình yêu? Chính bạn mới là người phá
huỷ nó, bởi vì bạn không biết tình yêu là gì. Bạn đơn
giản giả vờ biết, bạn đơn giản hi vọng rằng bạn biết,
bạn mơ rằng bạn biết, nhưng bạn không biết tình yêu
là gì. Tình yêu phải được học; nó là kho báu lớn nhất
có đó.
Nếu mọi người nhảy múa và ai đó bảo bạn, 'Lại
đây và nhảy múa đi,' bạn nói, 'Tôi không biết nhảy.'
Bạn không nhảy lên và bắt đầu nhảy múa và để mọi
người nghĩ rằng bạn là một vũ công lớn. Bạn sẽ
không tự chứng tỏ mình là anh hề đâu. Bạn sẽ không
tự chứng minh mình là một vũ công. Điều đó phải được học - duyên dáng của nó, chuyển động của nó.
Bạn phải huấn luyện thân thể cho việc đó.
Bạn không đi và bắt đầu vẽ chỉ bởi vì bức vải vẽ
đang có sẵn cùng chổi vẽ và hộp mầu. Bạn không bắt
đầu vẽ đâu. Bạn nói, 'Tất cả mọi yêu cầu đều có ở đây
rồi, cho nên tôi có thể vẽ." Bạn có thể vẽ - nhưng bạn
sẽ không là hoạ sĩ theo cách đó đâu.
Bạn gặp một người đàn bà - bức vải vẽ có đó. Bạn
ngay lập tức trở thành người yêu - bạn bắt đầu vẽ. Và
cô ấy bắt đầu vẽ lên bạn. Tất nhiên cả hai bạn có thể
chứng tỏ sự ngu xuẩn - những kẻ ngu được tô vẽ - và
chẳng chóng thì chầy bạn hiểu điều đang xảy ra.
Nhưng bạn không bao giờ nghĩ rằng tình yêu là nghệ
thuật. Bạn được sinh ra mà không có nghệ thuật đó,
nó chẳng liên quan gì tới việc sinh của bạn cả. Bạn
phải học nghệ thuật đó. Nó là nghệ thuật tinh tế nhất.
Bạn được sinh ra với một khả năng. Tất nhiên,
bạn được sinh ra với một thân thể; bạn có thể là vũ
công bởi vì bạn có thân thể. Bạn có thể di chuyển thân
thể mình và bạn có thể là vũ công - nhưng nhảy múa
thì phải học. Phải cần tới nhiều cố gắng để học nhảy
múa. Và nhảy múa không khó lắm bởi vì một mình
bạn tham gia vào việc đó.
Tình yêu còn khó hơn nhiều. Nó là việc nhảy múa
với ai đó khác. Người khác cũng cần được biết nhảy
múa là gì. Khớp với ai đó, đấy là nghệ thuật lớn. Tạo
ra hài hoà giữa hai người... Hai người có nghĩa là hai
thế giới khác nhau. Khi hai thế giới lại gần, va chạm
nhất định có đó nếu bạn không biết cách làm hài hoà.
Tình yêu là hài hoà. Và hạnh phúc, mạnh khoẻ, hài
hoà, tất cả đều xảy ra từ tình yêu. Học yêu đi. Đừng
vội vã vì hôn nhân, học yêu đã. Trước hết trở thành
người yêu lớn lao.
Và yêu cầu là gì? Yêu cầu là ở chỗ người yêu lớn
bao giờ cũng sẵn sàng cho tình yêu và không bận tâm
liệu nó có được đền đáp lại hay không. Nó bao giờ
cũng được đáp lại, nó chính là ở bản chất của mọi sự.
Nó cũng tựa như bạn đi lên núi và bạn hát bài ca, và
thung lũng vọng lại. Bạn có thấy điểm vọng ở trên núi
trên đồi không? Bạn hét lên và thung lũng hét lên, hay
bạn ca lên và thung lũng ca lên. Từng trái tim đều là
thung lũng. Nếu bạn rót tình yêu vào trong nó, nó sẽ
đáp ứng.
Bài học đầu tiên về tình yêu là không hỏi xin tình
yêu, mà cho. Trở thành người cho. Và mọi người lại
đang làm điều đối lập lại. Ngay cả khi họ cho, họ cho
chỉ với ý tưởng rằng tình yêu phải quay lại. Đó là mặc
cả. Họ không chia sẻ, họ không chia sẻ một cách tự
do. Họ chia sẻ có điều kiện. Họ cứ liếc trộm xem liệu
nó có quay lại hay không. Những người rất tội
nghiệp... Họ không biết vận hành tự nhiên của tình
yêu. Bạn đơn giản đổ ra, nó sẽ tới.
Và nếu nó không tới, thì cũng chẳng có gì phải lo
âu cả - bởi vì người yêu biết rằng tình yêu là hạnh
phúc. Nếu nó tới, tốt; thế thì hạnh phúc được nhân
lên. Nhưng cho dù nó không bao giờ quay lại, trong
chính hành động yêu bạn đã trở nên hạnh phúc thế,
cực lạc thế, ai còn bận tâm tới việc nó tới hay không
nữa?
Tình yêu có hạnh phúc cố hữu của riêng nó. Nó
xảy ra khi bạn yêu. Không có nhu cầu chờ đợi kết
quả. Bắt đầu yêu đi. Dần dần bạn sẽ thấy thêm nhiều tình yêu nữa lại tới với bạn. Người ta yêu và đi tới
biết tình yêu là gì bằng việc yêu. Cũng như người ta
học bơi bằng việc bơi, bằng việc yêu người ta yêu.
Và mọi người đều rất keo kiệt. Họ chờ đợi người
yêu lớn lao nào đó xuất hiện, thế rồi họ sẽ yêu. Họ
vẫn còn đóng, họ vẫn còn rút vào trong. Họ chờ đợi.
Từ đâu đó một Cleopatra sẽ tới và thế rồi họ sẽ mở
tấm lòng mình, nhưng vào lúc đó họ đã hoàn toàn
quên mất cách mở nó ra.
Đừng bỏ lỡ bất kì cơ hội nào của tình yêu. Ngay
cả đi qua trên phố bạn cũng có thể là niềm yêu mến.
Ngay cả với người ăn xin bạn cũng có thể là niềm yêu
mến. Không có nhu cầu rằng bạn phải cho người đó
cái gì đó; ít nhất bạn có thể mỉm cười. Điều đó chẳng
tốn gì - nhưng chính nụ cười của bạn lại mở ra tấm
lòng mình, làm cho trái tim bạn sống động hơn. Cầm
tay ai đó - người bạn hay người lạ. Đừng chờ đợi rằng
bạn sẽ chỉ yêu khi người đúng xuất hiện. Thế thì
người đúng đó sẽ chẳng bao giờ xuất hiện cả. Cứ yêu
đi. Bạn càng yêu nhiều càng có nhiều khả năng cho
người đúng xảy ra, bởi vì tấm lòng bạn bắt đầu nở
hoa. Và trái tim nở hoa hấp dẫn nhiều ong bướm,
nhiều người yêu.
Bạn đã được huấn luyện theo cách rất sai. Thứ
nhất, mọi người đều sống dưới ảo tưởng sai lầm rằng
mọi người đều đã là người yêu. Được sinh ra, bạn cho
rằng bạn là người yêu rồi. Điều đó không dễ dàng thế.
Vâng, có tiềm năng, nhưng tiềm năng phải được huấn
luyện, phải được rèn luyện. Hạt mầm tồn tại, nhưng
nó phải trở thành hoa.
Bạn có thể cứ mang hạt mầm của mình; chẳng
ong bướm nào sẽ tới. Bạn đã bao giờ thấy ong bay tới
hạt mầm chưa? Chúng không biết rằng hạt mầm có
thể trở thành hoa sao? Nhưng chúng tới khi hạt mầm
đã trưởng thành. Trở thành hoa đi, đừng vẫn còn là
hạt mầm.
Hai người, bất hạnh tách biệt, tạo ra nhiều bất
hạnh hơn cho nhau khi họ tới với nhau. Đó là toán
học. Bạn đã bất hạnh, vợ bạn đã bất hạnh và các bạn
cả hai lại hi vọng rằng ở cùng nhau bạn cả hai sẽ trở
nên hạnh phúc sao? Đây là... đây là số học thông
thường thế - giống như hai cộng với hai thành bốn.
Nó là sự đơn giản đó. Nó không phải là một phần của
toán học cao cấp nào; nó rất bình thường, bạn có thể
đếm nó trên đầu ngón tay của mình. Các bạn cả hai sẽ
trở nên bất hạnh.
'Anh không yêu em nữa à?' vợ Mulla Nasruddin
hỏi. 'Anh chẳng bao giờ nói điều gì tình tứ với em như
anh đã nói khi chúng ta tán tỉnh nhau.' Cô ấy chùi
nước mắt bằng góc tạp dề.
'Anh yêu em, anh yêu em,' Mulla Nasruddin nói
lại. 'Bây giờ xin em hãy câm đi và để anh uống bia
trong an bình được chứ?'
Tán tỉnh là một chuyện. Đừng phụ thuộc vào việc
tán tỉnh. Thực tế trước khi bạn lấy nhau, gạt bỏ việc
tán tỉnh ra. Gợi ý của tôi là ở chỗ hôn nhân nên xảy ra
sau tuần trăng mật, đừng bao giờ trước nó. Chỉ nếu
mọi thứ đi đúng, chỉ thế thì hôn nhân mới nên xảy ra.

Tuần trăng mật sau hôn nhân là rất nguy hiểm.
Như tôi biết, chín mươi chín phần trăm hôn nhân kết
thúc vào lúc tuần trăng mật chấm dứt. Nhưng thế thì
bạn bị tóm rồi, thế thì bạn không còn đường thoát
nữa. Thế thì toàn thể xã hội, luật pháp, toà án - mọi
người đều chống lại bạn nếu bạn bỏ vợ, hay vợ bỏ
bạn. Thế thì toàn thể nền đạo đức, tôn giáo, tu sĩ, mọi
người đều chống lại bạn. Thực tế xã hội nên tạo ra đủ
loại rào chắn có thể có đối với hôn nhân và không rào
chắn nào với li dị. Xã hội không nên cho phép mọi
người lấy nhau dễ dàng thế. Toà án nên tạo ra rào
chắn - sống với người đàn bà ít nhất là hai năm, thế
rồi toà án có thể cho phép bạn xây dựng gia đình.
Ngay bây giờ họ đang làm chính điều ngược lại. Nếu
bạn muốn xây dựng gia đình, không ai hỏi liệu bạn đã
sẵn sàng hay liệu đấy chỉ là ý thích nhất thời, chỉ bởi
vì bạn thích cái mũi của người đàn bà. Ngu xuẩn làm
sao! Người ta không thể sống chỉ bởi cái mũi dài. Sau
hai ngày cái mũi sẽ bị quên phắt. Ai nhìn vào mũi của
vợ mình?
Tôi đã nghe:
Một khu vực nào đó đầy các nữ y tá trông cứ như
họ là người lọt vào vòng chung kết thi hoa hậu thế
giới, nhưng mọi lần một trong các bệnh nhân thấy họ,
anh ta đều nhìn một cách có chủ ý và nói, 'Rác rưởi!'
Người nằm giường bên cạnh không thể hiểu được
điều đó chút nào. 'Các y tá lộng lẫy thế này để chăm
sóc anh mà ất cả mọi điều anh có thể nói chỉ là "Rác
rưởi". Sao vậy?'
'Tôi không nghĩ tới y tá đâu,' người kia nói một
cách buồn bã, 'tôi đang nghĩ về vợ tôi đấy.'
Vợ chẳng bao giờ trông đẹp, chồng chẳng bao giờ
trông đẹp cả. Một khi bạn quen rồi, cái đẹp biến mất.
Hai người nên được phép sống cùng nhau đủ lâu
để trở nên quen thuộc, quen biết lẫn nhau. Và cho dù
họ muốn lấy nhau, họ cũng không nên được phép.
Thế thì li dị sẽ biến mất khỏi thế giới này. Li dị tồn tại
bởi vì hôn nhân là sai và bị ép buộc. Li dị tồn tại bởi
vì hôn nhân được thực hiện trong tâm trạng lãng mạn.
Tâm trạng lãng mạn là tốt nếu bạn là nhà thơ - và
người ta biết nhà thơ thì không phải là chồng tốt hay
vợ tốt. Thực tế nhà thơ gần như bao giờ cũng là người
độc thân. Họ lừa xung quanh nhưng họ chưa bao giờ
bị bắt cả, và do đó cái lãng mạn của họ vẫn còn sống
động. Họ cứ viết thơ, những bài thơ hay.
Người ta không nên lấy người đàn bà hay người
đàn ông trong tâm trạng thơ ca. Để tâm trạng văn xuôi
tới, thế rồi lắng đọng. Bởi vì cuộc sống hàng ngày
giống văn xuôi hơn là thơ ca. Người ta phải trở nên đủ
trưởng thành.
Trưởng thành nghĩa là người ta không còn là kẻ
ngốc lãng mạn nữa. Người ta hiểu cuộc sống, người ta
hiểu trách nhiệm về cuộc sống, người ta hiểu những
vấn đề của việc sống cùng với một người. Người ta
chấp nhận tất cả những khó khăn đó vậy mà vẫn quyết định sống cùng người đó. Người ta không hi vọng
rằng sẽ chỉ có thiên đường, toàn hoa hồng. Người ta
không hi vọng điều vô nghĩa; người ta biết thực tại là
khắc nghiệt. Nó khắc nghiệt đấy. Có hoa hồng, nhưng
lại xa xăm và chỉ có vài bông ở giữa; có nhiều gai.
Khi bạn đã trở nên tỉnh táo với tất cả những vấn
đề này và bạn vẫn quyết định rằng đáng mạo hiểm và
sống cùng với một người còn hơn là ở một mình, thế
thì lấy nhau. Thế thì hôn nhân sẽ không bao giờ giết
chết tình yêu, bởi vì tình yêu này mang tính thực tế.
Hôn nhân chỉ có thể giết chết tình yêu lãng mạn. Và
tình yêu lãng mạn là điều mọi người gọi là 'tình yêu
trẻ con'. Người ta không nên phụ thuộc vào nó. Người
ta không nên nghĩ về nó như thứ nuôi dưỡng. Nó có
thể giống như kem. Thỉnh thoảng bạn có thể ăn nó,
nhưng đừng phụ thuộc vào nó. Cuộc sống phải thực tế
hơn, văn xuôi hơn.
Và hôn nhân bản thân nó không bao giờ phá huỷ
cái gì cả. Hôn nhân đơn giản lôi ra bất kì cái gì bị giấu
kín trong bạn - nó đem cái đó ra. Nếu tình yêu bị giấu
kín đằng sau bạn, bên trong bạn, hôn nhân đem nó ra.
Nếu tình yêu chỉ là giả vờ, chỉ là cái mồi, thế thì
chẳng chóng thì chầy nó phải biến mất. Và thế thì
thực tại của bạn, cá tính xấu xí của bạn ló ra. Hôn
nhân đơn giản là cơ hội, cho nên bất kì cái gì bạn phải
đem ra thì sẽ ló ra.
Tôi không nói rằng tình yêu bị hôn nhân phá huỷ.
Tình yêu bị phá huỷ bởi vì ngay chỗ đầu tiên tình yêu
đã không có rồi. Bạn đã sống trong mơ, thực tại phá
huỷ giấc mơ đó. Bằng không thì tình yêu là cái gì đó
vĩnh hằng, một phần của cái vĩnh hằng. Nếu bạn lớn
lên, nếu bạn biết nghệ thuật này, và bạn chấp nhận
thực tại của cuộc sống-tình yêu, thế thì nó cứ lớn lên
mọi ngày. Hôn nhân trở thành cơ hội vô cùng để lớn
lên trong tình yêu.
Không cái gì có thể phá huỷ được tình yêu. Nếu
nó có đó, nó sẽ lớn lên. Nhưng cảm giác của tôi là, nó
không có đó ngay chỗ đầu tiên. Bạn đã hiểu lầm bản
thân mình; cái gì khác có đó. Có thể dục có đó, hấp
dẫn dục có đó. Thế thì nó sẽ bị phá huỷ, bởi vì một
khi bạn đã yêu người đàn bà, thế thì hấp dẫn dục biến
mất - bởi vì hấp dẫn dục chỉ có với cái không biết.
Một khi bạn đã nếm trải thân thể người đàn bà, thế thì
hấp dẫn dục biến mất. Nếu tình yêu của bạn chỉ là hấp
dẫn dục thế thì nó nhất định biến mất.
Cho nên đừng bao giờ hiểu lầm tình yêu vì cái gì
đó khác. Nếu yêu thực sự là yêu... Tôi ngụ ý gì khi tôi
nói 'thực sự yêu'? Tôi ngụ ý rằng chính hiện hữu trong
sự hiện diện của người khác, bạn bỗng nhiên cảm thấy
hạnh phúc, chỉ ở cùng nhau bạn cảm thấy cực lạc,
chính sự hiện hữu của người khác hoàn thành cái gì
đó sâu trong lòng bạn... cái gì đó bắt đầu hát lên trong
lòng bạn, bạn rơi vào sự hài hoà. Chính sự hiện diện
của người khác giúp cho bạn ở cùng nhau; bạn trở
thành cá nhân hơn, định tâm hơn, bắt đất hơn. Thế thì
đó là tình yêu.
Tình yêu không phải là đam mê, tình yêu không
phải là xúc động. Tình yêu là hiểu biết rất sâu sắc
rằng ai đó bằng cách nào đó làm đầy đủ bạn. Ai đó
làm cho bạn thành vòng tròn đầy đặn. Sự hiện diện
của người khác tôn cao sự hiện diện của bạn. Tình yêu cho tự do được là chính bản thân bạn; nó không
phải là tính sở hữu.
Cho nên, quan sát đi. Đừng bao giờ coi dục là tình
yêu, bằng không bạn sẽ bị lừa. Tỉnh táo, và khi bạn
bắt đầu cảm thấy với ai đó rằng chỉ sự hiện diện thôi,
sự hiện diện thuần khiết - không cái gì khác, không
cái gì khác được cần tới; bạn không hỏi xin cái gì cả -
chỉ sự hiện diện, chỉ mỗi điều người khác có đó, là đủ
để làm cho bạn hạnh phúc... cái gì đó bắt đầu nở hoa
bên trong bạn, và bông sen nở ra... thế thì bạn đang
trong tình yêu đấy, và thế thì bạn có thể trải qua mọi
khó khăn mà thực tế tạo ra. Nhiều phiền não, nhiều lo
âu - bạn sẽ có khả năng trải qua tất cả chúng, và tình
yêu của bạn sẽ nở hoa ngày một nhiều hơn, bởi vì tất
cả những tình huống đó sẽ trở thành thách thức. Và
tình yêu của bạn, bằng việc vượt qua chúng, sẽ trở
thành ngày một mạnh mẽ hơn.
Tình yêu là vĩnh hằng. Nếu nó có đó, thế thì nó cứ
lớn lên mãi. Tình yêu biết cái bắt đầu nhưng không
biết cái kết thúc.

 


Câu hỏi thứ nhất
Ai đó hỏi một thiền sư, 'Phép màu lớn nhất trên
thế giới này là gì?' Thầy đáp, 'Ta đang ngồi đây
một mình với ta.' Ý nghĩa của chuyện ngụ ngôn
này là gì?

Nó không phải là chuyện ngụ ngôn đâu, nó đơn
giản là sự kiện. Nhìn thẳng vào trong nó. Không có
nhu cầu tìm kiếm bất kì ý nghĩa nào. Nó cũng giống
như bông hồng vậy - một phát biểu đơn giản. Nếu bạn
bắt đầu tìm nghĩa, bạn sẽ bỏ lỡ nghĩa của nó. Nghĩa có
đó, hiển nhiên; không có nhu cầu tìm nó. Khoảnh
khắc bạn bắt đầu tìm nghĩa cho những sự kiện đơn
giản như vậy, bạn vẩn vơ vào các triết lí, bạn tạo ra
siêu hình. Và thế thì bạn cứ đi mãi, và bạn đi xa khỏi
sự kiện.
Đó là một phát biểu đơn giản. Thiền sư này nói,
'Ta đang ngồi đây một mình với bản thân ta.' Đây là
phép màu vĩ đại nhất. Ở một mình là thành tựu lớn lao
nhất. Người ta bao giờ cũng cảm thấy nhu cầu về
người khác. Có nhu cầu mênh mông về người khác
bởi vì cái gì đó bị thiếu bên trong chúng ta. Chúng ta
có lỗ lổng trong bản thể mình; chúng ta nhét vào lỗ
hổng đó sự hiện diện của người khác. Người khác
bằng cách nào đó làm cho chúng ta đầy đủ, bằng
không thì chúng ta không đầy đủ.
Không có người khác chúng ta không biết mình là
ai, chúng ta mất đi cá tính của mình. Người khác trở
thành tấm gương và chúng ta có thể nhìn khuôn mặt
của mình trong đó. Không có người khác chúng ta
bỗng nhiên bị ném về chính bản thân mình. Không
thoải mái lớn, bất tiện nảy sinh, bởi vì chúng ta không
biết mình là ai. Khi chúng ta một mình chúng ta đang
trong một nhóm rất kì lạ, một nhóm rất ngơ ngác.
Chúng ta không biết chúng ta đang ở với ai.
Ở cùng người khác, mọi sự là rõ ràng, được xác
định. Chúng ta biết tên, chúng ta biết hình dạng,
chúng ta biết đàn ông hay đàn bà - người Hindu,
người Ki tô giáo, người Ấn Độ, người Mĩ - có những
cách nào đó để xác định người khác. Làm sao bạn xác
định bản thân mình?
Sâu bên dưới có vực thẳm... không xác định được.
Có vực thẳm... trống rỗng. Bạn bắt đầu hội nhập vào
trong điều đó. Điều đó tạo ra nỗi sợ. Bạn trở nên
hoảng sợ. Bạn muốn chạy xô tới người khác. Người khác giúp cho bạn treo đó, người khác giúp bạn vẫn
còn ở ngoài. Khi không có ai bạn đơn giản bị bỏ lại
với trống rỗng của mình.
Không ai muốn một mình cả. Nỗi sợ lớn nhất trên
thế giới là bị bỏ lại một mình. Mọi người đều làm cả
nghìn lẻ một thứ chỉ để không bị bỏ lại một mình. Bạn
bắt chước hàng xóm của mình để cho bạn cũng giống
như họ và bạn không bị bỏ lại một mình. Bạn đánh
mất đi tính cá nhân của mình, bạn đánh mất sự duy
nhất của mình, bạn trở thành kẻ bắt chước, bởi vì nếu
bạn không là kẻ bắt chước thì bạn sẽ bị bỏ lại một
mình.
Bạn trở thành một phần của đám đông, bạn trở
thành một phần của nhà thờ, bạn trở thành một phần
của tổ chức. Bằng cách nào đó bạn muốn hội nhập với
đám đông nơi bạn có thể cảm thấy thoải mái, rằng bạn
không một mình, có nhiều người giống như bạn -
nhiều người Mô ha mét giáo như bạn, nhiều người
Hindu giáo như bạn, nhiều người Ki tô giáo, hàng
triệu người trong số họ... bạn không một mình.
Ở một mình thực sự là phép màu vĩ đại nhất. Điều
đó nghĩa là bây giờ bạn không thuộc vào nhà thờ nào,
bạn không thuộc vào tổ chức nào, bạn không thuộc
vào bất kì thượng đế học nào, bạn không thuộc vào
bất kì ý thức hệ nào - xã hội, cộng sản, phát xít, Hindu
giáo, Ki tô giáo, Jaina giáo, Phật giáo - bạn không
thuộc vào đó, bạn đơn giản hiện hữu. Và bạn đã học
cách yêu cái không xác định của mình, thực tại không
thể nói ra được của mình. Bạn đã đi tới biết cách ở
với bản thân mình.
Nhu cầu của bạn về người khác đã biến mất. Bạn
không có chỗ hở nào, bạn không thiếu cái gì, bạn
không có khiếm khuyết nào - bạn đơn giản hạnh phúc
với chính bản thân mình. Bạn không cần cái gì cả,
phúc lạc của bạn là vô điều kiện. Vâng, nó là phép
màu vĩ đại nhất trên thế giới.
Nhưng nhớ cho, thầy nói, 'Ta ở đây một mình với
bản thân ta.' Khi bạn một mình bạn lại không một
mình đâu, bạn đơn giản cô đơn - và có khác biệt mênh
mông giữa cô đơn và một mình. Khi bạn cô đơn bạn
nghĩ tới người khác, bạn thiếu người khác. Cô đơn là
trạng thái tiêu cực. Bạn cảm thấy rằng nếu như người
khác có đó thì sẽ tốt hơn - bạn của bạn, vợ bạn, mẹ
bạn, người yêu của bạn, chồng bạn. Đáng ra thì tốt
nếu người khác có đó, nhưng người khác lại không
có.
Cô đơn là thiếu vắng người khác. Một mình là
hiện diện của bản thân mình. Một mình rất tích cực.
Nó là sự hiện diện, hiện diện tràn ngập. Bạn tràn đầy
hiện diện tới mức bạn có thể rót đầy toàn thể vũ trụ
bằng hiện diện của mình và không có nhu cầu về bất
kì ai.
Nếu toàn thể thế giới biến mất, Thiền sư này vẫn
sẽ không thiếu cái gì cả. Nếu bỗng nhiên bằng phép
thuật nào đó toàn thế giới biến mất và Thiền sư này bị
bỏ lại một mình, ông ấy sẽ vẫn hạnh phúc như bao
giờ, ông ấy sẽ không thiếu cái gì cả. Ông ấy sẽ yêu sự
trống rỗng mênh mông đó, cái vô hạn thuần khiết này.
Ông ấy sẽ không bỏ lỡ cái gì bởi vì ông ấy đã về tới
nhà. Ông ấy biết rằng bản thân mình là đủ cho chính
mình. 

Điều này không có nghĩa là người đã trở nên
chứng ngộ và đã về nhà thì không sống với người
khác. Thực tế chỉ người đó mới có khả năng sống
cùng người khác. Bởi vì người đó có khả năng ở với
chính mình nên người đó trở nên có khả năng ở với
người khác. Nếu bạn không có khả năng ở cùng bản
thân mình, làm sao bạn có thể có khả năng ở cùng
người khác được? Bạn đang ở chỗ gần nhất rồi. Ngay
cả với bản thân mình mà bạn còn không có khả năng
sống trong tình yêu sâu sắc, trong vui sướng - thì làm
sao bạn có thể sống cùng người khác được? Người
khác còn xa thẳm.
Người yêu mến sự một mình của mình thì có khả
năng yêu, và người cảm thấy sự cô đơn của mình thì
không có khả năng yêu. Người hạnh phúc với bản
thân mình thì tràn đầy tình yêu, tuôn chảy. Người đó
không cần tình yêu của người khác, do đó người đó có
thể cho. Khi bạn đang cần, làm sao bạn có thể cho
được? Bạn là kẻ ăn mày. Và khi bạn có thể cho, nhiều
tình yêu lại tới với bạn. Đó là đáp ứng, đáp ứng tự
nhiên. Bài học thứ nhất của tình yêu là học cách ở
một mình.
Đó là một phát biểu rất có ý nghĩa. Nó chẳng có
gì giống như ngụ ngôn trong đó cả. Nó là tức khắc,
trực tiếp. Nó cũng giống như bông hồng bạn bắt gặp.
Bạn không bao giờ hỏi về bông hồng, 'Bông hồng này
ngụ ý cái gì?' Bạn không hỏi, 'Ý nghĩa của bông hồng
này là gì?'
Thầy cũng giống như bông hồng. Nếu bạn có thể
nhìn được, thì nhìn. Nếu bạn không thể nhìn được, thì
quên. Bạn sẽ không bao giờ có khả năng biết ý nghĩa
của nó bởi vì ý nghĩa ở ngay trước bạn rồi. Đừng làm
ra ngụ ngôn về nó. Ngụ ngôn nghĩa là bạn đã bắt đầu
diễn giải, và bất kì cái gì bạn diễn giải thì cũng sẽ là
diễn giải của bạn mà thôi.
Tôi đã nghe:
Mulla Nasruddin bị bắt khi câu cá tại nơi có tấm
biển lớn đề: Không câu cá ở đây. Người giám sát đã
bắt anh ta hỏi, 'Nasruddin, anh không thấy tấm biển
này sao? Anh không biết đọc à? - Không câu cá ở
đây.' Anh ta trỏ vào tấm biến.
Mulla Nasruddin nói, 'Có chứ, tôi biết đọc, nhưng
tôi không đồng ý. Câu cá tốt ở đây là đằng khác. Ai
nói "không câu cá ở đây". Câu cá tốt ở đây. Cứ nhìn
vào bao nhiêu cá tôi đã câu được hôm nay đây này.
Bất kì ai cắm tấm biển ở đó phải gàn dở lắm.'
Bây giờ đây là diễn giải của bạn. Nó đơn giản là
tấm biển - Không câu cá ở đây. Nghĩa không phải là
để tìm, nó đơn giản ở đó rồi.
Khi Thiền sư nói điều gì đó, hay khi bất kì thầy
nào nói điều gì đó, nghĩa của thầy là tuyệt đối rõ ràng,
hiển nhiên. Nó ở ngay trước bạn. Đừng cố tránh né
nó. Nếu bạn bắt đầu tìm ý nghĩa thì bạn sẽ nhìn trái
nhìn phải và bạn sẽ bỏ lỡ cái đang ở ngay trước bạn.
Nó là một phát biểu đơn giản: 'Ta đang ngồi đây một
mình với ta.' 

Thử điều đó đi, để có cảm giác ấy. Thỉnh thoảng
ngồi một mình. Tất cả thiền cũng chỉ là thế thôi - chỉ
ngồi một mình, không làm gì cả. Thử mà xem. Nếu
bạn bắt đầu cảm thấy cô đơn thế thì cái gì đó còn
thiếu trong con người bạn, thế thì bạn vẫn chưa có
khả năng hiểu mình là ai.
Thế thì hãy đi sâu hơn vào trong cái cô đơn này
cho tới khi bạn đi tới một tầng mà bỗng nhiên cô đơn
biến đổi bản thân nó thành một mình. Nó biến đổi - nó
là mặt tiêu cực của cùng một hiện tượng. Cô đơn là
mặt tiêu cực của một mình. Nếu bạn đi sâu hơn vào
trong nó, một khoảnh khắc nhất định tới khi bỗng
nhiên bạn sẽ bắt đầu cảm thấy mặt tích cực của nó.
Bởi vì cả hai mặt bao giờ cũng cùng nhau.
Cho nên cứ cô đơn đi, chịu đựng cô đơn. Điều đó
là khó, thiền là khó. Mọi người tới tôi và họ hỏi,
'Vâng, chúng tôi đã sẵn sàng ngồi, nhưng cho chúng
tôi câu mật chú để cho chúng tôi có thể tụng mật chú.'
Họ đang hỏi gì? Họ đang nói rằng họ không muốn
một mình, họ không muốn đối diện với cô đơn của
mình. Họ sẽ tụng mật chú - mật chú sẽ trở thành bạn
đồng hành của họ. Họ sẽ nói, 'Ram, Ram, Ram' - bây
giờ họ không một mình. Bây giờ âm thanh này của
'Ram' liên tục được lặp lại sẽ trở thành bạn đồng hành
của họ.
Họ đang bỏ lỡ toàn bộ vấn đề. Thiền siêu việt,
TM, không phải là thiền chút nào, bởi vì thiền đơn
giản nghĩa là một mình, không làm gì cả - thậm chí
không tụng mật chú. Bởi vì đây là thủ đoạn của tâm
trí. Đó là điều tâm trí bao giờ cũng làm. Khi bạn ngồi
một mình, bạn có quan sát bao nhiêu tưởng tượng lộ
diện chúng ra cho bạn không?.. vô số tưởng tượng,
những giấc mơ ngày. Bất kì khi nào bạn một mình,
bạn bắt đầu mơ ngày. Bất kì khi nào bạn không có gì
để làm và bạn cảm thấy chán, lập tức bạn trốn vào
trong những giấc mơ ngày.
Đó là lí do tại sao nếu một người đi tới sa mạc, tới
sa mạc A rập, tới sa mạc Sahara, và ngồi đó, thì người
đó sẽ bắt đầu tưởng tượng, linh ảnh sẽ bắt đầu tới với
người đó, bởi vì sa mạc là thứ rất đơn điệu. Chẳng có
gì để mà chú ý cả - chỉ mỗi cảnh cát và cát trải rộng
đơn điệu; chẳng có gì làm sao lãng, chẳng cái gì mới -
đơn điệu, chán ngán thế. Nếu không có gì mới bên
ngoài, người ta tạo ra thế giới tưởng tượng bên trong
của riêng mình và bắt đầu nhìn vào trong nó.
Đó là điều xảy ra cho nhưng người đi lên
Himalaya và ngồi trong hang động để thiền. Họ bắt
đầu tưởng tượng. Thế rồi họ có thể tưởng tượng ra bất
kì cái gì - nam thần và nữ thần và apsaras và các thiên
thần và Krishna đang thổi sáo, và Rama đang đứng
cùng cây cung, và Jesus - và bất kì cái gì là tưởng
tượng của bạn, bất kì cái gì là ước định của bạn. Nếu
bạn đã được ước định là người Ki tô giáo, chẳng
chóng thì chầy trong hang động Himalaya bạn sẽ bắt
gặp Jesus, và điều này sẽ là tưởng tượng thuần khiết.
Không có gì làm sao lãng tâm trí từ bên ngoài, tâm trí
bắt đầu tạo ra những giấc mơ bên trong của riêng nó.
Và khi bạn liên tục mơ, những giấc mơ đó có vẻ rất,
rất thực.
Nhiều kinh nghiệm đã được thực hiện ở phương
Tây về mất cảm giác. Nếu một người bị mất tất cả các
cảm giác - mắt bị bịt kín, người đó bị cho vào trong một cái hộp, tai bị bịt kín, toàn thân bị bọc trong bọt
cao su để cho xúc giác thành đơn điệu, bóng tối ở mắt
là đơn điệu, vô âm thanh đơn điệu, mọi thứ đều đơn
điệu - trong hai, ba giờ người đó bắt đầu mơ - những
giấc mơ lớn lao thế, và thực thế... còn thực hơn là
thực. Và nếu một người bị mất cảm giác trong hai
mươi mốt ngày thì người đó sẽ không bao giờ trở lại
lành mạnh được nữa. Người đó sẽ trở thành gàn dở,
bởi vì tưởng tượng của người đó sẽ chiếm lĩnh người
đó hoàn toàn.
Nhưng tại sao tâm trí bắt đầu mơ ngày? Giải thích
khoa học là ở chỗ tâm trí không thể sống một mình
với bản thân nó được. Cho nên hoặc nó cần ai đó
trong thực tế, hoặc nếu trong thực tế ai đó không có
đó, thế thì nó tạo ra tưởng tượng. Tưởng tượng là cái
thay thế. Tâm trí không thể sống được một mình.
Đó là lí do tại sao bạn lại mơ vào ban đêm - bởi vì
trong giấc ngủ bạn một mình; thế giới biến mất.
Chồng bạn không còn đó nữa, con bạn không còn đó
nữa, vợ bạn không còn đó nữa, bạn đơn giản một
mình - và bạn đã trở nên không có khả năng một
mình. Tâm trí bạn đơn giản thay thế một thế giới mơ
khác vào; mơ, chu trình mơ cả đêm. Sao giấc mơ lại
được cần tới? Bởi vì bạn không thể một mình được.
Toàn thể ảo tượng này tồn tại quanh bạn là bởi vì
bạn đã không học một điều cơ bản - việc ở một mình.
Thiền sư này là đúng. Ông ấy nói, 'Đây là phép màu
vĩ đại nhất. Ta ngồi đây một mình với bản thân ta.'
Hiện hữu với bản thân mình và hạnh phúc với bản
thân mình, phúc lạc với bản thân mình, và không đi
vào tưởng tượng... thế thì bỗng nhiên người ta ở nhà,
người ta đi vào trong vực thẳm riêng của mình.
Nó có vẻ giống như trống rỗng khi bạn bước vào,
nhưng một khi bạn đã đi vào trong nó thì lại có chính
sự tràn đầy của hiện hữu, sự hoàn thành, sự nở hoa,
đỉnh cao nhất, cao trào. Nó không phải là trống rỗng.
Nó chỉ có vẻ là trống rỗng bởi vì bạn đã sống với
người khác và đột nhiên bạn bị thiếu người khác; đó
là lí do tại sao bạn lại diễn giải nó là trống rỗng.
Người khác không có đó, chỉ bạn mới có đó - nhưng
bạn không thể thấy được bản thân mình ngay bây giờ,
bạn đơn giản thiếu người khác.
Bạn đã trở nên quá quen; ý tưởng về người khác
đã trở thành thâm căn cố đế, nó đã trở thành thói quen
máy móc, cho nên khi bạn bỏ nó bạn cảm thấy mình
trống rỗng, cô đơn, rơi vào trong vực thẳm. Nhưng
nếu bạn cho phép và cứ rơi vào trong vực thẳm đó,
chẳng mấy chốc bạn sẽ nhận ra vực thẳm này đã biến
mất, và cùng với vực thẳm đó tất cả mọi gắn bó ảo
tưởng đã biến mất. Thế thì phép màu vĩ đại nhất xảy
ra - rằng bạn đơn giản hạnh phúc chẳng bởi lí do nào
cả.
Nhớ lấy, khi hạnh phúc của bạn phụ thuộc vào
người khác, thì bất hạnh của bạn cũng sẽ phụ thuộc
vào người khác. Nếu bạn hạnh phúc bởi vì người đàn
bà yêu bạn, bạn sẽ trở nên bất hạnh nếu cô ấy không
yêu bạn. Nếu bạn hạnh phúc vì bất kì lí do nào về bất
kì cái gì, thế thì bất kì ngày nào lí do đó không còn
nữa, bạn sẽ trở nên bất hạnh. Hạnh phúc của bạn bao
giờ cũng như trứng treo trên đá, bạn bao giờ cũng vẫn
còn trong lúc bão tố. Bạn sẽ chẳng bao giờ chắc chắn được liệu bạn có hạnh phúc hay bất hạnh, bởi vì từng
khoảnh khắc bạn sẽ thấy đất dưới chân có thể biến
mất - bất kì khoảnh khắc nào nó cũng có thể biến mất.
Bạn không bao giờ có thể chắc chắn được. Người đàn
bà đó mỉm cười ngay bây giờ đấy, và thế rồi cô ấy lại
trở nên giận dữ. Người chồng đang nói hay thế và
bỗng nhiên anh ấy mất hút vào tâm trạng tức giận.
Phụ thuộc vào người khác là phụ thuộc thôi - nó
là tù túng, nó là phụ thuộc, và người ta không bao giờ
có thể cảm thấy thực sự phúc lạc được.
Phúc lạc là có thể chỉ trong tự do toàn bộ, vô điều
kiện. Đó là lí do tại sao ở phương Đông chúng ta gọi
nó là moksha. Moksha nghĩa là tự do tuyệt đối. Hiện
hữu với chính mình là moksha bởi vì bây giờ bạn
không phụ thuộc. Hạnh phúc của bạn đơn giản là của
riêng bạn, bạn không vay mượn nó từ bất kì ai. Không
ai có thể lấy được nó đi, ngay cả cái chết.
Nhớ lấy, cái chết chỉ tách bạn ra khỏi người khác,
nó chưa bao giờ tách bạn khỏi bản thân mình. Cái
chết dường như đáng sợ thế bởi vì nó sẽ lôi bạn ra
khỏi người khác - vợ sẽ không còn với chồng nữa, mẹ
sẽ không còn với con nữa. Cái chết chỉ tách bạn ra
khỏi người khác thôi. Nó không thể tách bạn ra khỏi
bản thân mình được; không có cách nào để tách bạn
ra khỏi bản thân mình.
Một khi bạn đã học được cách hiện hữu với chính
mình thế thì cái chết là vô nghĩa, thế thì cái chết
không tồn tại. Bạn trở thành bất tử. Thế thì cái chết
không thể lấy được gì từ bạn. Cái mà cái chết có thể
lấy đi được khỏi bạn, bạn đã buông xuôi theo cách
riêng của mình rồi.
Đó chính là tất cả mọi điều về thiền - buông xuôi
cái không bản chất, cái mà cái chết có thể lấy đi khỏi
bạn. Cái mà cái chết sẽ làm, thì thiền nhân làm theo
cách riêng của mình, một cách tự nguyện. Biết rõ điều
đó - rằng cái này sẽ bị lấy đi - người đó buông xuôi
nó.
Hiện hữu một mình là cực kì đẹp. Không có gì so
sánh được với nó. Cái đẹp của nó là cái đẹp tối
thượng, vĩ đại của nó là vĩ đại tối thượng, sức mạnh
của nó là sức mạnh tối thượng.
Quay về nhà đi. Và con đường là: bạn sẽ phải
chịu đựng cô đơn trước hết. Chịu đựng nó đi, đi qua
nó. Bạn phải trả giá cho phúc lạc sẽ là của bạn - bạn
phải trả giá cho nó. Việc chịu đựng đơn độc này chính
là việc trả giá cho nó. Bạn sẽ được lợi vô cùng.

Câu hỏi thứ hai

Thầy nói các sannyassin chỉ lo lắng về bản thân
họ thôi - và họ làm điều đó! Ở Arica chúng tôi có
điều được biết tới là thống nhất nhóm. Qui tắc là
thế này: Nhóm chỉ lên cao tới mức của thành viên
thấp nhất của nhóm. Do đó tiến hoá của chúng tôi
là gắn bó lẫn nhau. Nhân loại là một thể; sao
nhấn mạnh vào tính cá nhân nhiều hơn tính toàn
thể?

Vâng, chúng ta là một phần của nhau. Không chỉ
nhân loại là một, sự tồn tại là một. Nhưng tính một
này có thể được cảm thấy ở hai mức: một mức là
trong vô thức sâu và mức kia là trong siêu thức. Hoặc
bạn phải trở thành cái cây - thế thì bạn là một với cái
toàn thể; hoặc bạn phải trở thành vị phật - thế thì bạn
là một với cái toàn thể. Giữa hai điều này bạn không
thể là một với cái toàn thể được.
Ý thức mang tính cá nhân, vô thức mang tính toàn
thể; siêu thức mang tính toàn thể, ý thức mang tính cá
nhân. Cho nên nếu chỗ nào đó ở Arica hay chỗ nào đó
khác họ dạy bạn là một phần của nhóm, bạn sẽ trở nên
vô thức. Khả năng lớn hơn là ở chỗ bạn sẽ tụt về ý
thức của mình. Chừng nào bạn còn chưa trở thành vị
phật, bạn không thể trở thành cái một được, bạn
không thể biết tới cái một thực của cái toàn thể.
Cái một thực của cái toàn thể chỉ có thể được biết
tới theo hai cách: hoặc là trở thành vô thức, đánh mất
đi ý thức của bạn - tính cá nhân bị mất; hoặc vượt ra
ngoài ý thức - thế thì tính cá nhân của bạn bị mất.
Đó là lí do tại sao đám đông lại hấp dẫn mọi
người nhiều thế. Bạn đã bao giờ thấy mọi người trong
đám đông chưa, họ trông sung sướng thế nào? Người
Mô ha mét giáo sẽ phá huỷ đền thờ, hay người Hindus
sẽ giết người Mô ha mét giáo - nhìn sự sung sướng
làm sao, sôi sùng sục, phát toả năng lượng. Những
người đờ đẫn... bạn đã thấy họ trước đây, bước đi trên
phố - đờ đẫn, chết. Bây giờ bỗng nhiên họ đã trở
thành sống động - hò hét, trêu đùa lẫn nhau, xô lên
phía trước, cứ dường như cái gì đó đẹp đẽ đang sắp
xảy ra.
Sao mọi người lại cảm thấy sung sướng thế trong
đám đông? Sao sung sướng trong đám đông lại trở
nên lây nhiễm thế? Bởi vì trong đám đông họ rơi
xuống, họ trở thành vô ý thức. Họ làm mất tính cá
nhân của mình, họ hội nhập tính cá nhân của mình.
Bằng việc vứt bỏ ý thức của mình họ vứt bỏ tính cá
nhân của mình. Thế thì họ sung sướng, thế thì không
có lo nghĩ, thế thì không có trách nhiệm.
Bạn đã bao giờ quan sát sự kiện là các cá nhân
không phạm tội ác lớn trong thế giới không? Tất cả
những tội ác lớn đều do đám đông phạm phải, không
bao giờ bởi các cá nhân. Quân đội có thể phạm phải
hàng triệu tội ác. Hỏi từng cá nhân của quân đội đó và
họ sẽ bắt đầu cảm thấy có trách nhiệm. Hỏi họ, 'Một
mình anh có thể làm điều đó được không?' Họ sẽ nói,
'Không. Làm sao tôi có thể làm điều đó một mình
được? Đấy là đám đông, tôi trở nên bị mất hút trong
đó. Tôi quên mất bản thân mình. Tâm trạng đám
đông, trong đám người quá lớn. Tôi bị mất hút. Đám
đông đang làm điều gì đó, tôi đơn giản trở thành một
phần của nó. Tôi đã không làm điều đó.' Hỏi một
người Mô ha mét giáo, 'Anh có thể đốt đền hay giết
người Hindus được không?' Hỏi người Hindus, 'Anh
có thể sát hại người Mô ha mét giáo được không -
riêng cá nhân anh thôi?'
Đây là phép màu, nhưng chúng ta không quan sát
điều đó. Không cá nhân người Mô ha mét giáo nào
xấu cả, không cá nhân người Hindu giáo nào xấu cả...
cá nhân là những người đẹp đẽ, vì mọi người bao giờ
cũng đẹp. Trong đám đông bỗng nhiên họ đổi khuôn
mặt mình... sự biến hình xảy ra. Họ không còn là cá
nhân nữa, họ không còn là con người có ý thức nữa; họ bị mất đi. Thế rồi đám đông có cách riêng của nó,
không ai có thể điều khiển được nó.
Thế thì tất nhiên, Arica là đúng - Qui tắc là thế
này: nhóm chỉ lên cao tới mức của cá nhân thấp nhất
của nó. Đó là lí do tại sao tôi lại nói đừng trở thành
thành viên của nhóm. Bằng không bạn sẽ ở thấp như
thành viên thấp nhất. Trở thành cá nhân đi. Trong
nhóm bạn bao giờ cũng sẽ tụt xuống mẫu số thấp
nhất.
Điều đó là tự nhiên, điều đó rất khoa học. Nếu
bạn bước đi cùng một nhóm một trăm người, thì
người đi chậm nhất sẽ quyết định tốc độ. Bởi vì người
chậm nhất không thể đi nhanh hơn được, người đó có
giới hạn của mình. Và nếu nhóm phải vẫn giữ là một
nhóm thì nhóm phải đi cùng với người chậm nhất.
Người đi nhanh hơn có thể đi chậm lại, nhưng người
đi chậm hơn thì không thể trở nên nhanh được; người
đó có giới hạn của mình.
Nhóm bao giờ cũng bị cai quản bởi người ngu.
Người ngu không thể trở nên thông minh được, nhưng
người thông minh thì có thể dễ dàng rơi lại và trở
thành ngu. Bạn đã từng thấy người ngu nào làm điều
gì thông minh bao giờ chưa? Nhưng bạn đã thấy
nhiều người thông minh làm những hành động ngu
xuẩn, hành động ngốc nghếch. Bất kì lúc nào bạn
cũng có thể trở thành ngu, nhưng lại không dễ thế để
trở nên khôn ngoan mọi khoảnh khắc. Người ngu rất
nhất quán - người đó vẫn còn ngu. Người đó không
thể thỉnh thoảng thông minh được, điều đó là không
thể được. Nhưng người khôn ngoan thì lại không nhất
quán thế; đôi khi người đó trở lại, trở thành ngu. Có
những khoảnh khắc ngu xuẩn trong cuộc sống của
người đó. Có những ngày nghỉ trong cuộc sống người
đó khi người đó xả hơi chút ít và không bận tâm tới
khôn ngoan của mình.
Nếu bạn bị buộc với một người thấp hơn bạn
trong tiến hoá, thế thì bạn sẽ phải đi cùng người đó.
Tất nhiên người đó không thể bước đi cùng bạn được.
Do đó tôi nói tôi cũng tin vào qui tắc này, nhưng tôi
diễn giải nó theo cách khác. Qui tắc này hoàn toàn
đúng - Nhóm chỉ lên cao tới mức của người thấp nhất
của nhóm thôi. Cho nên nếu bạn muốn đi lên cao, xin
nhớ lấy - đừng bao giờ trở thành thành viên của bất kì
nhóm nào. Nhớ lấy vẫn còn là cá nhân. Thế thì bạn tự
do đi theo nhịp riêng của mình. Thế thì bạn hoàn toàn
tự do đi một mình. Trong nhóm bạn bị buộc lại.
Và tất nhiên, người ngu có khuynh hướng tạo
thành nhóm bởi vì một mình họ không thể dựa vào
bản thân mình được. Họ sợ, họ không có thông minh
nào. Họ biết rằng một mình họ sẽ bị lạc. Họ có
khuynh hướng tạo thành nhóm, đám đông. Cho nên
bất kì khi nào nhà thờ tồn tại, bất kì khi nào giáo phái
tồn tại, chín mươi chín phần trăm nó bao gồm người
ngu. Nó phải như vậy. Họ quyết định chính sách của
tôn giáo, chính trị và mọi thứ.
Nhận biết về sự thống trị của quần chúng này và
tỉnh táo. Bởi vì trong bạn cũng có những khoảnh
khắc, những khoảnh khắc ngu xuẩn, khi bạn muốn
thảnh thơi. Thế thì bạn không chịu trách nhiệm, thế
thì không có lo nghĩ. Thế thì bạn bao giờ cũng có thể
đổ trách nhiệm lên nhóm. Bạn bao giờ cũng có thể
nói, 'Tôi có thể làm được gì nào? Tôi bước đi cùng nhóm, và nhóm đi chậm, cho nên tôi đi chậm. Thành
viên chậm nhất đang quyết định mọi thứ.'
Nếu bạn thực sự muốn trưởng thành, hãy một
mình. Nếu bạn thực sự muốn tự do, có trách nhiệm đi.
Do đó tôi nhấn mạnh vào tính cá nhân. Điều đó không
có nghĩa là tôi không biết rằng vũ trụ là một. Nhưng
có hai cách để biết nó: hoặc tụt xuống dưới ý thức, thế
thì vũ trụ là một - nhưng thế thì bạn không biết nó bởi
vì bạn đã tụt xuống dưới ý thức; hay, vươn lên trên ý
thức, trở thành siêu thức, trở nên chứng ngộ, trở thành
vị phật. Thế thì bạn cũng biết rằng cái toàn thể là một,
nhưng thế thì cái toàn thể không thể lôi bạn xuống
được. Thực tế vị phật bắt đầu lôi cái toàn thể lên.
Trong trạng thái vô thức, cái thấp nhất xác định tỉ
lệ trưởng thành. Trong trạng thái siêu thức cái cao
nhất, cái lớn nhất quyết định. Vị Phật kéo bạn lên.
Chính sự hiện diện của ông ấy kéo bạn lên tới những
đỉnh cao còn chưa được biết tới với bạn, chưa từng
được mơ tới. Thế thì cái cao nhất trở thành nhân tố
quyết định.
Đó là lí do tại sao ở phương Đông chúng ta bao
giờ cũng nhấn mạnh vào tính cá nhân, và chúng ta bao
giờ cũng nhấn mạnh vào việc tìm ra thầy riêng hơn là
trở thành một phần của bất kì nhóm nào. Có liên hệ cá
nhân với một thầy đi. Thế thì cái cao nhất xác định
cuộc sống của bạn; thế thì bạn có thể được thầy kéo
lên. Trong một nhóm, cái thấp nhất sẽ xác định cuộc
sống của bạn.
Đừng là người Hindu. Nếu bạn có thể tìm thấy
Krishna, nhất định đi theo - nhưng đừng là người
Hindu giáo. Đừng là người Ki tô giáo. Nếu bạn có thể
tìm thấy Jesus ở đâu đó, chạy xô về ông ấy, quên hết
tất cả đi... Nhưng nếu bạn không thể tìm ra một Jesus,
đừng là người Ki tô giáo, bởi vì Ki tô giáo là đám
đông. Jesus là siêu cá nhân. Tìm ra một thầy và sống
trong satsang với thầy, sống trong sự hiện diện của
thầy - và để nó là mối liên hệ cá nhân.
Tôi cho bạn tính chất sannyas. Bạn không trở
thành một phần của bất kì nhà thờ nào, bạn không trở
thành một phần của bất kì đám đông nào. Mối quan
hệ của bạn mang tính cá nhân với tôi. Có hàng nghìn
sannyasin, nhưng từng sannyasin đều có liên hệ cá
nhân với tôi. Bạn không có liên hệ với sannyasin khác
chút nào, nhớ lấy. Mối quan hệ của bạn là với tôi...
một cách cá nhân, một cách riêng tư.
Bạn không có quan hệ với các sannyasins như
một nhóm. Không có nhu cầu. Bạn tất cả chỉ có quan
hệ với tôi một cách cá nhân, và tất nhiên bạn có quan
hệ theo cách nào đó với nhau, nhưng điều đó là bởi vì
tôi. Mối quan hệ đó là không trực tiếp, nó là thông
qua tôi.
Và tôi muốn bạn trở nên ngày một cá nhân hơn.
Một ngày nào đó bạn sẽ trở thành vũ trụ, nhưng đó là
hi vọng, nó chưa phải là thực tại - chưa phải dành cho
bạn. Và nếu bạn muốn làm cho nó thành thực tại, bạn
sẽ phải trở nên ngày một ý thức hơn - ý thức cao tới
mức một ngày nào đó ý thức không được cần tới nữa.
Bạn đã trở thành ý thức tới mức ý thức không còn
được cần tới nữa, bạn có thể gạt nó sang bên.
Đi và xem người say bước đi trên phố. Người đó
đã làm gì? Người đó đã làm cùng điều như vị phật.
Quan sát vị phật và quan sát người say - họ cả hai đều làm cùng một điều. Người say đã rơi vào vô thức và
trở thành một phần của vũ trụ. Người đó đã uống rượu
để làm chìm ngập ý thức và lo nghĩ, tính cá nhân của
mình. Người đó đã trở thành một phần của vô thức
tập thể.
Và thế rồi có Phật, bước đi với vẻ duyên dáng,
với vẻ đẹp, với sự vĩ đại của ông ấy. Ông ấy cũng đã
biến mất - nhưng không giống người say. Ông ấy đã
không tụt xuống dưới nhân loại, ông ấy đã vượt ra
ngoài nhân loại. Cả hai theo một cách nào đó là tương
tự, bởi vì cả hai đều không là cá nhân. Cho nên người
say có cái gì đó tương tự như vị phật - cả hai đều
không là cá nhân. Vậy mà bạn không thể tìm thấy
được hai người ở xa nhau thế, ở các cực đoan thế - thế
mà họ lại có cái gì đó tương tự.
Hay, lấy một ví dụ khác. Patanjali nói rằng ngủ và
samadhi (định), ngủ say và samadhi, là giống nhau.
Bởi vì trong samadhi cá nhân biến mất và trong giấc
ngủ say cá nhân cũng biến mất. Trong giấc ngủ say
bạn trở thành một phần của vô thức, vô thức tập thể.
Trong samadhi bạn trở thành một phần của siêu thức
tập thể.
Chúng là tương tự và vậy mà chúng là các cực
điểm, các cực đối lập. Sự tương tự chỉ là một - rằng
trong cả hai bản ngã biến mất. Nhưng nó biến mất
theo những cách khác nhau. Trong giấc ngủ bạn lại
trở thành giống như cây cỏ. Bạn sống vô vị, bạn giống
như tảng đá; bạn không có tính cá nhân nào.
Trong samadhi bản ngã bị vứt bỏ. Bây giờ bạn
không có giới hạn nào, không định nghĩa, bạn được
hội nhập với cái toàn thể - nhưng được hội nhập với
cái toàn thể trong nhận biết vô cùng. Bạn không ngủ.
Lo nghĩ đã biến mất, bởi vì lo nghĩ chỉ tồn tại với bản
ngã. Cho nên có hai cách để vứt bỏ lo nghĩ - hoặc trở
thành một phần của một nhóm, hoặc trở thành một
phần của bình diện siêu thức.
Người Aricans nói điều gì đó đúng, nhưng điều
họ làm lại tuyệt đối sai.
Thầy nói các sannyassin hãy chỉ lo lắng về bản
thân họ thôi - và họ làm điều đó!
Vâng, tôi nói với họ hãy chỉ lo nghĩ về phần họ
thôi, bởi vì ngay bây giờ điều đó nên là mối quan tâm
duy nhất của họ. Nếu họ bắt đầu lo nghĩ về toàn thế
giới thì họ sẽ không có khả năng làm gì cả. Thậm chí
lo nghĩ về bản thân mình cũng là quá nhiều rồi. Gạt
bỏ những lo nghĩ đó cũng là quá nhiều rồi, điều đó là
khó, và nếu bạn lo nghĩ về toàn thể thế giới thế thì
không có cách nào thoát ra khỏi nó cả. Thế thì bạn có
thể chắc chắn bạn bao giờ cũng sẽ vẫn còn lo nghĩ.
Và đừng nghĩ cho dù là một khoảnh khắc rằng
bạn đang giúp cho thế giới bằng việc lo nghĩ về nó.
Bạn chẳng giúp gì thế giới bằng việc lo nghĩ về nó,
bởi vì người lo không thể giúp được ai cả. Người đó
là lực huỷ hoại.
Cho nên trước hết giảm nỗi lo xuống mức tối
thiểu đi. Tức là, hạn chế nỗi lo của bạn vào bản thân
mình thôi, thế là đủ rồi. Tuyệt đối ích kỉ. Vâng, đó là
điều tôi nói đấy - tuyệt đối ích kỉ nếu bạn muốn giúp đỡ người khác. Nếu một ngày nào đó bạn muốn thực
sự vị tha, thì vị kỉ đã.
Trước hết thay đổi con người bạn. Trước hết tạo
ra ánh sáng bên trong trái tim bạn, trở nên toả sáng.
Thế thì bạn có thể giúp được người khác. Và bạn sẽ
có khả năng giúp đỡ mà không lo lắng. Bởi vì lo lắng
chẳng bao giờ giúp được ai cả. Ai đó sắp chết và bạn
ngồi bên cạnh người đó và bạn lo lắng. Điều đó sẽ
giúp đỡ thế nào được? Nếu bệnh nhân sắp chết và bác
sĩ lo lắng, điều đó sẽ chẳng giúp ích gì. Bác sĩ lo lắng
bao nhiêu cũng là vô ích. Ông ấy phải làm điều gì đó.
Và khi bệnh nhân sắp chết, cần có bác sĩ biết cách
không lo lắng. Chỉ thế thì ông ấy mới có thể có ích,
bởi vì chỉ thế thì chẩn đoán của ông ấy mới rõ ràng
hơn, đúng đắn hơn. Đó là lí do tại sao nếu bạn ốm và
chồng bạn là bác sĩ, anh ấy sẽ không có ích gì nhiều,
bởi vì anh ấy sẽ lo lắng quá nhiều về bạn. Cần có ai
đó là người khách quan.
Đứa trẻ cần mổ. Bố nó có thể là nhà giải phẫu lớn,
nhưng ông ấy không được phép mổ cho đứa con bởi
vì ông ấy sẽ lo lắng quá nhiều. Tay ông ấy sẽ run -
con của ông ấy mà; ông ấy không thể chỉ là người
quan sát. Ông ấy không thể khách quan được, ông ấy
bị dính líu quá nhiều. Ông ấy sẽ giết chết đứa trẻ. Cần
nhà giải phẫu nào đó khác, người có thể vẫn còn vô
tư, người có thể vẫn còn ở xa xăm, xa rời, cách xa,
không lo lắng.
Cho nên nếu bạn thực sự muốn giúp cho nhân
loại, trước hết bạn phải trở thành không lo lắng. Và để
trở nên không lo lắng trước hết bạn phải vứt bỏ những
lo nghĩ không cần thiết. Đừng nghĩ tới thế giới vội.
Thế giới vẫn tiếp tục điều đó và nó sẽ tiếp tục điều đó.
Đừng ngu xuẩn. Tất cả những người không tưởng đều
có chút ít ngu xuẩn - họ mong đợi cái gì đó sẽ chẳng
bao giờ xảy ra, chưa bao giờ xảy ra cả.
Tất cả mọi điều đều là có thể - hiện thực đi, khoa
học đi - tất cả mọi điều có thể là ở chỗ bạn có thể siêu
việt lên trên lo lắng. Cho nên lo về bản thân mình đi
và tìm ra cách vượt lên trên chúng đi, vượt ra ngoài
chúng. Khi bạn đã vượt ra ngoài rồi, bạn có thể cực kì
có ích cho thế giới.
Câu hỏi thứ ba
Phần lớn thời gian tôi cảm thấy dường như mình
chỉ tồn tại trong con mắt của người khác, dường
như tôi phản ứng lại mong đợi của họ về tôi. Tôi
cảm thấy không phải là tôi đã siêu việt lên trên
bản ngã, nhưng dường như tôi không có bản ngã,
không có bản thể, không bản chất. Tôi cảm thấy
không thực thế. Tôi ở đâu đây? Tôi có thể làm gì -
hay không làm gì?
Điều đầu tiên - không chỉ bạn tồn tại trong con
mắt của người khác đâu; mọi người đều tồn tại theo
cách đó. Đó là cách thức thông thường của sự tồn tại.
Bạn dùng người khác làm tấm gương. Ý kiến của
người khác trở thành rất quan trọng, có giá trị mênh
mông - bởi vì chúng định nghĩa ra bạn.

Ai đó nói bạn đẹp; trong khoảnh khắc đó bạn trở
thành đẹp. Ai đó nói bạn ngu; trong khoảnh khắc đó
bạn bắt đầu nghi ngờ - có thể bạn là người ngu thật.
Bạn có thể bực mình, bạn có thể phủ nhận, nhưng sâu
bên dưới bạn đã trở nên nghi ngờ về thông minh của
mình. Ai đó nói bạn thánh thiện thế và bạn bắt đầu
hành xử như người thánh thiện, bởi vì bạn phải giữ
hình ảnh của mình.
Một khi xã hội đã quyết định rằng bạn là tội đồ,
thì bạn bắt đầu cư xử như tội đồ. Bởi vì bây giờ phỏng
có ích gì nữa? Họ đã quyết định rằng bạn là tội đồ rồi
mà. Dù bạn có là tội đồ hay không thì cũng chẳng
thành vấn đề gì mấy, cho nên sao không là tội đồ đi
cho rồi? Một khi một người vào tù, người đó trở thành
khách thăm vĩnh viễn ở đó; người đó cứ tới đó mãi.
Một khi xã hội đã biết rằng người đó là tội đồ và
người đó đã bị trừng phạt, một khi người đó đã bị dán
nhãn là tội đồ, thì người đó quyết định, 'Bây giờ thì
phỏng còn có ích gì?'
Các nhà tâm lí nói rằng nếu trong gia đình bạn bị
đối xử như người ngu hay như anh hề, thì dần dần bạn
bắt đầu đóng vai đó. Bạn phải chấp nhận nó bởi vì
bạn không biết mình là ai. Ít nhất mọi người cũng gọi
là đồ ngu; họ cho bạn một định nghĩa nào đó. Bạn có
thể tin vào họ. Một khi một đứa nhỏ được bảo rằng nó
là ngu - ở nhà, ở trường - thì nó bắt đầu cư xử theo
cách ngu xuẩn, bởi vì điều đó trở thành định nghĩa
của nó. Bằng không thì nó không biết mình là ai.
Điều đầu tiên cần hiểu - không chỉ bạn đang tồn
tại chỉ trong con mắt người khác đâu; mọi người đều
tồn tại trong con mắt của người khác. Đây là thế giới.
Đây là điều ở Ấn Độ chúng ta gọi thế giới là maya, ảo
tưởng. Bạn tồn tại trong con mắt người khác và người
khác tồn tại trong con mắt của bạn. Đó là lừa dối lẫn
nhau. Họ không biết họ là ai, bạn không biết bạn là ai.
Bạn định nghĩa họ, họ định nghĩa bạn. Đó là thủ đoạn
qua lại. Họ chơi trò định nghĩa bạn; bạn chơi trò định
nghĩa họ. Và tất cả các định nghĩa đều là giả, bởi vì
linh hồn bạn chưa bao giờ được phản chiếu trong con
mắt của bất kì ai.
Nếu bạn muốn biết mình là ai, bạn thậm chí sẽ
phải nhắm mắt mình lại - bạn sẽ phải đi vào bên
trong. Bạn sẽ phải quên đi cả thiên hạ, bạn sẽ phải
quên đi điều họ nói về bạn. Bạn sẽ phải đi sâu vào bên
trong mình và đương đầu với thực tại riêng của mình.
Đó là điều tôi đang thuyết giảng ở đây - đừng phụ
thuộc vào người khác, đừng nhìn vào mắt họ. Không
có manh mối nào trong mắt của họ đâu. Họ vô nhận
biết cũng như bạn vậy - làm sao họ có thể định nghĩa
được bạn?
Tôi đã nghe nói về hai nhà chiêm tinh mọi sáng
thường hay ra chợ của thị trấn nào đó để ngồi đó và
nói cho mọi người về tương lai của họ. Vào buổi sáng
họ sẽ tới và chìa tay mình ra cho nhau, chỉ để biết
tương lai riêng của mình, điều gì sẽ xảy ra vào ngày
hôm đó, liệu họ có kiếm được tiền hay không. Và nhà
chiêm tinh này sẽ nói về nhà chiêm tinh kia, và người
kia sẽ nói về người này, và họ cả hai đều sung sướng.
Điều đó tất nhiên là không mất tiền, bởi vì cả hai đều
phục vụ cho nhau. Bây giờ, những người đó đang tiên
đoán về tương lai của người khác đấy! 

Một lần chuyện xảy ra, tôi ở trong một thành phố
và vài người bạn đưa một nhà chiêm tinh rất nổi tiếng
tới gặp tôi. Ông ấy chỉ xem tay cho nếu bạn trả cho
ông ấy một nghìn lẻ một ru pi. Ông ấy cứ nghĩ rằng
tất nhiên ông ấy được trả tiền. Ông ấy nhìn tay tôi và
thế rồi ông ấy đòi tiền. Tôi nói, 'Ông không thể thấy
được rằng tôi sẽ không trả tiền sao? Ông không thể
thấy được chừng đó sao? Nếu ông mà là nhà chiêm
tinh thực sự và ông biết tương lai của tôi, thì ông ít
nhất cũng phải biết tương lai của ông chứ.'
Các bạn đang nhìn vào mắt nhau để xem mình là
ai. Vâng, phản xạ nào đó có đấy, khuôn mặt của bạn
được phản xạ đấy. Nhưng khuôn mặt của bạn không
phải là bạn; bạn còn ở xa đằng sau khuôn mặt đó.
Khuôn mặt của bạn đã thay đổi nhiều tới mức bạn
không thể là khuôn mặt của mình được.
Bạn có nhớ bạn trông như thế nào vào ngày đầu
tiên khi bạn vào bụng mẹ bạn không? Chẳng có
khuôn mặt nào cả. Bạn có đó, nhưng không có mặt.
Bạn không thể nào được thấy bằng mắt trần; chỉ kính
hiển vi mới giúp cho thấy được. Và không có mặt
đâu, bạn chỉ là một thân thể, một tế bào. Nhưng bạn
có đó.
Thế rồi bạn bắt đầu lớn lên và nhiều khuôn mặt
trôi qua. Và thế rồi bạn được sinh ra. Nếu ai đó đem
bức ảnh của bạn vào cái ngày bạn được sinh ra đó,
bạn có cho rằng bạn sẽ có khả năng nhận ra đó là bạn
không? Vâng, nếu ai đó nói - mẹ bạn và bố bạn - rằng
đây là bạn, thì bạn có thể tin, nhưng bạn không thể
nhận ra được rằng đây là bạn. Thay đổi thường
xuyên... khuôn mặt bạn là một luồng. Nó cứ thay đổi
mọi ngày, mọi khoảnh khắc.
Bạn không phải là khuôn mặt. Đâu đó sâu bên
dưới được giấu kín là tâm thức bạn; nó chưa bao giờ
được phản xạ vào trong mắt của bất kì ai. Vâng, vài
điều có được phản xạ: hành động của bạn. Bạn làm
điều gì đó; điều đó được phản xạ trong mắt người
khác. Nhưng việc làm của bạn không phải là bạn. Bạn
còn vĩ đại hơn nhiều so với hành động của bạn.
Hành động chỉ giống như lá khô, lá úa rơi xuống
từ trên cây. Hành động giống như lá khô, lá chết rơi
rụng đi khỏi bạn - nó không phải là bạn. Trong hành
động của bạn không có định nghĩa nào về bạn cả. Cứ
dường như là bạn đi dưới cái cây và thu nhặt tất cả
những lá khô và bạn nghĩ bạn đã biết cái cây. Cái cây
còn lớn lao hơn nhiều, sống động. Bất kì hành động
nào, khoảnh khắc nó được hoàn thành, nó chết. Nó là
một phần của quá khứ, nó không còn sống nữa, nó là
cái lá chết.
Vâng, nhiều hành động xảy ra cho bạn như lá xảy
ra cho cây. Nhưng chúng cứ xảy ra. Và có những
khoảnh khắc khi tất cả các lá đều rơi rụng đi và cây
trơ trụi còn lại, trần trụi nổi trên trời... không lá. Cho
nên lá không thể định nghĩa ra cây được, chúng tới rồi
đi. Đến mùa rụng lá chúng biến mất, đến mùa xuân
chúng lại tới. Tán lá lớn lại tới, mầu lục lớn lại tới,
hoa lớn lại tới - nhưng cây là cái gì đó khác.
Bạn là sự hiện hữu đó - cái cây. Hành động tới và
đi; hành động không định nghĩa ra bạn, chúng được
phản xạ. Và thực tế mọi người không nói về hành
động của bạn đâu, họ nói về diễn giải của họ về hành động của bạn. Họ không nói điều bạn đã làm, họ lập
tức đánh giá nó. Chẳng hạn, nếu bạn giận, họ nghĩ
bạn đang làm điều gì đó xấu. Họ không phản xạ giận
dữ của bạn, họ phản xạ thái độ của họ về cơn giận.
Bây giờ nghiên cứu hiện đại về tâm trí con người
nói rằng giận dữ là đẹp, nó không xấu, thực tế kìm
nén giận dữ mới xấu - đó là diễn giải mới. Nếu bạn
kìm nén giận dữ nó trở thành hận thù - hận thù là giận
dữ bị kìm nén thường xuyên. Nếu bạn đơn giản bày tỏ
giận dữ của mình thì bạn không bao giờ tích luỹ giận
dữ đủ để tạo ra hận thù.
Cũng giống như đứa trẻ nhỏ - trong một khoảnh
khắc nó giận dữ thế, bốc lửa, cứ dường như nó có thể
phá huỷ toàn thế giới, và khoảnh khắc tiếp nó lại chơi
với cùng đứa trẻ đó, hay ngồi vào lòng bạn, cười rinh
rích - nó đã quên hoàn toàn. Nó không mang ác ý, nó
không mang hận thù. Bất kì cái gì tới, đều trôi qua.
Giận dữ tới như làn gió thoảng và qua đi.
Nếu bạn kìm nén giận dữ thế thì bạn cứ chồng
chất nó, bên trong nó cứ tích luỹ lại. Nó trở thành mủ,
và thế rồi nó bùng nổ một ngày nào đó thành hận thù.
Người dễ dàng nổi cơn giận thì không bao giờ có thể
giết người được. Người không bao giờ trở nên giận và
bao giờ cũng trong kiểm soát - cảnh giác với người
đó. Người đó có thể giết người một ngày nào đó bởi
vì người đó đang tích luỹ.
Bây giờ, đây là diễn giải mới. Tôi không nói liệu
điều này là đúng hay sai, tôi đơn giản nói cách diễn
giải thay đổi. Trong quá khứ, giận dữ là xấu và người
giận dữ là người ác. Bây giờ Phong trào tiềm năng
nhân bản đã tạo ra một cách diễn giải mới. Họ nói
giận dữ là tốt, nó đơn giản chỉ ra sự sống động; nó là
năng lượng thuần khiết, nó là việc trao đổi; nó là tự
nhiên, nó mang tính con người, không có gì sai trong
nó, đừng kìm nén nó - hãy tận hưởng nó.
Tâm lí học mới nói nếu bạn tận hưởng giận dữ thì
bạn sẽ trở nên có nhiều khả năng hơn để tận hưởng
tình yêu. Tâm lí học cũ hay nói rằng nếu bạn trở nên
giận dữ thì bạn sẽ đánh mất tất cả tình yêu, thế thì tình
yêu của bạn sẽ biến mất. Bây giờ cách diễn giải đã
thay đổi hoàn toàn. Bây giờ nếu bạn kìm nén giận dữ
thì bạn sẽ trở thành ghét bỏ; hận thù sẽ được tích luỹ.
Và nếu bạn diễn đạt giận dữ, nó không là gì ngoài
việc diễn đạt của tình yêu.
Thực tế bạn trở nên giận dữ chỉ với người bạn
chăm sóc tới, bằng không bạn không bận tâm. Con
bạn đang làm điều gì đó; bạn trở nên giận dữ bởi vì
bạn chăm sóc, bởi vì bạn yêu. Vợ bạn đang làm điều
gì đó; bạn trở nên giận dữ bởi vì bạn yêu, bạn chăm
sóc. Vợ hàng xóm đang làm cùng một điều. Cứ để cô
ấy làm - ai bận tâm? Bạn chưa bao giờ trở nên giận dữ
bởi vì không có quan hệ. Giận dữ là mối quan hệ.
Lại để tôi nhắc bạn tôi không nói ai đúng, ai sai.
Tôi đơn giản nói rằng cách diễn giải thay đổi và mọi
người không phản xạ bạn hay hành động của bạn; họ
phản xạ cách diễn giải của họ. Bây giờ nếu một người
truyền thống, kiểu cổ mà quan sát bạn giận dữ, trong
cơn cáu kỉnh, nhảy lên và đi lại và ném đồ đạc, người
đó sẽ nói bạn điên. Còn người nhân văn sẽ nói bạn là
con người.

Tôi đã nghe:
Cô y tá trẻ vừa mới hoàn thành khoá huấn luyện
và không may bắt gặp một bệnh nhân đặc biệt khó
tính vào ngày đầu tiên trong khu bệnh viện. Ông ta
phàn nàn về mọi thứ, cứ mong đợi mọi người phục vụ
mọi nhu cầu của ông ta không chậm trễ, và nói chung
bản thân ông ta là mối phiền hà lớn.
Cô y tá đáng thương mệt mỏi quá sức chịu đựng
và, nhớ tới bài học về mối quan hệ y tá - bệnh nhân,
cuối cùng mất hết sự kiểm soát và bực tức thốt lên, 'A
cái ông này - ông con người này!'
Bây giờ thậm chí 'con người' cũng có thể được
dùng trong một câu kết án: 'A cái ông này - ông con
người này!' Điều đó tuỳ thuộc vào cách diễn giải của
bạn.
Bản thể bạn chưa bao giờ được phản ánh trong
con mắt của người khác. Bản thể bạn phải đi tới biết
chỉ theo một cách - và đó là bằng việc nhắm mắt lại
với mọi tấm gương. Bạn phải đi vào trong sự tồn tại
nội tâm riêng của mình, đối diện trực tiếp với nó.
Không ai có thể cho bạn ý tưởng nào về nó, nó là gì.
Bạn có thể biết nó, nhưng không từ người khác. Nó
không bao giờ có thể là tri thức vay mượn, nó chỉ có
thể là kinh nghiệm trực tiếp, việc kinh nghiệm trực
tiếp, tức khắc.
Cho nên, đừng lo nghĩ về nó.
"Tôi cảm thấy không phải là tôi đã siêu việt lên
trên bản ngã, nhưng dường như tôi không có bản ngã,
không có bản thể, không bản chất. Tôi cảm thấy
không thực thế. Tôi ở đâu đây?" Bạn đang ở ngay
giữa hai thế giới này. Điều đó xảy ra cho mọi thiền
nhân. Hừ? Bạn đã có sự đồng nhất được thu thập từ
con mắt của người khác, được chọn lựa từ ý kiến của
người khác. Thế rồi bạn bắt đầu đi vào bên trong; sự
đồng nhất đó trở nên mơ hồ, mơ hồ hơn, bắt đầu biến
mất. Bạn không biết mình là ai, và tất cả mọi điều bạn
biết về bản thân mình lại đang biến mất. Một ngày
nào đó bạn đứng ở giữa.
Đây là khoảnh khắc chuyển dịch. Bạn còn chưa
vào, và bạn đã rời xa khỏi cái bên ngoài. Bạn đang
đứng ngay trên ngưỡng cửa. Thế giới không còn đó
nữa, nhưng bạn cũng chưa hiện hữu. Trong khoảnh
khắc này người ta cảm thấy rất không thực, chỉ là ảo
ảnh, bởi vì người ta không có ý tưởng nào mình là ai,
và tất cả mọi ý tưởng người ta đã có thì đều đã mất.
Và trong thực tế không ai có thể siêu việt lên trên
bản ngã được bởi vì bản ngã không tồn tại. Khi chúng
ta nói 'siêu việt lên trên bản ngã' điều đó đơn giản
nghĩa là đi tới biết rằng bản ngã không tồn tại. Nó
không phải là cái gì đó thực mà bạn có thể siêu việt
lên trên hay bạn có thể vứt bỏ đi, nó là một ý tưởng
không thực mà bạn chỉ phải hiểu ra. Chính việc hiểu
đó là siêu việt.
Bây giờ để tôi nhắc lại toàn bộ câu hỏi 

Phần lớn thời gian tôi cảm thấy dường như mình
chỉ tồn tại trong con mắt của người khác, dường
như tôi phản ứng lại mong đợi của họ về tôi. Tôi
cảm thấy không phải là tôi đã siêu việt lên trên
bản ngã, nhưng dường như tôi không có bản ngã,
không có bản thể, không bản chất. Tôi cảm thấy
không thực thế. Tôi ở đâu đây? Tôi có thể làm gì,
hay không làm gì?
Bạn đang trên ngưỡng đấy. Bạn đã đi tới hiểu ra
rằng sự đồng nhất của bạn trong con mắt của người
khác là giả tạo. Do đó bạn không thể tạo ra được bản
ngã của mình. Chính thức ăn cho bản ngã đã biến mất.
Bạn cảm thấy không thực. Bản ngã đã từng là thực tại
duy nhất của bạn cho tới giờ, và bạn cảm thấy mất đi,
bạn không biết mình là ai, nhưng tôi biết bạn ở đâu.
Bạn đang ở ngay chính giữa của hai thế giới - thế giới
này và thế giới kia. Bạn đang ở ngay khoảnh khắc
chuyển đổi giữa sansara và sannyas - giữa thế giới và
việc từ bỏ thực.
Bây giờ, vào khoảnh khắc này bạn không được
mong đợi phải làm gì, bởi vì bất kì cái gì bạn làm
cũng đều sẽ đưa bạn trở lại trong thế giới. Việc làm
đưa mọi người vào trong thế giới. Chẳng ai mong đợi
bạn phải làm cái gì cả. Bạn không định làm gì, bạn
đơn giản chờ đợi và quan sát, không làm. Không làm
sẽ có tác dụng.
Đừng làm gì cả và đừng cố gắng thay đổi tình
huống này, bởi vì nếu bạn cố gắng thay đổi nó thì bạn
sẽ lại rơi về thế giới quen thuộc đã biết riêng của
mình; bạn sẽ lại níu bám lấy sự đồng nhất cũ của
mình. Bạn đơn giản chờ đợi. Chỉ bằng việc chờ đợi,
và dần dần bạn sẽ trượt vào trong thế giới nội tâm.
Chẳng cần làm cái gì về nó cả, chỉ vô làm mới có tác
dụng.
Điều đó cũng giống như dòng suối bị ngầu bùn.
Bạn làm gì để làm trong lại dòng suối? Bạn đơn giản
ngồi trên bờ; dần dần cát bụi lắng xuống. Dòng suối
lại tuôn chảy trong veo, trong như pha lê. Chỉ chờ đợi
thôi. Ngồi ở giữa hai thế giới này. Tôi biết điều đó rất
bất tiện, rất không thoải mái. Người ta muốn có thực
tại nào đó, và điều đó lại rất không thực. Nhưng chờ
đợi đi.
Đây chính là điều, trên con đường, vẫn được gọi
là khổ hạnh, tapascharya. Đây là điều gian nan, gian
nan thực sự - khi người ta đang làm mất đi cái cũ mà
cái mới còn chưa tới. Bạn đã lấy bước nhảy từ cái cũ
và bạn còn chưa có khả năng tìm ra nơi tiếp đất - vẫn
đang treo ở giữa, trong trạng thái lơ lửng. Điều đó
không thoải mái, nhưng đợi đấy. Mọi sự sẽ tự chúng
lắng đọng.
Trong thế giới bên trong, hành động là không
được cần tới; chỉ vô hành động mới có ích. Vô hành
động chính là hành động của thế giới bên trong. Lão
Tử gọi nó là vô vi - hành động vô hành động, hành
động thụ động. Bạn không làm gì, bạn đơn giản chờ
đợi và mọi sự xảy ra chỉ bởi chờ đợi của bạn.
Điều tốt là bạn cảm thấy được tự do với ý kiến
của người khác. Là không thực còn tốt hơn là thực
một cách giả tạo. Cái phi thực tại của bạn có cái thực
tại trong nó. Khi bạn là thực trong con mắt của người
khác, bạn là thực một cách giả tạo đấy. Bạn chỉ có vẻ là thực thôi, bạn không phải là thực. Và bây giờ bạn
đã hiểu ra, nhận biết đi - cái bẫy thì lớn và ở mọi phía
xung quanh, và mọi người đều sẵn sàng buộc bạn trở
lại trong bẫy, bởi vì không ai muốn bạn thoát ra ngoài
cái bẫy của họ. Bố muốn bạn làm mọi điều theo cách
ông ấy muốn chúng xảy ra. Mẹ muốn bạn làm mọi
điều như bà ấy muốn chúng được làm. Vợ có ý tưởng
riêng của mình, con bạn, chúng có ý tưởng riêng của
chúng. Và mọi người đều nghĩ rằng mình có manh
mối đúng, và họ tất cả đều cứ làm cho bạn thành lẩm
cẩm.
Tôi đã nghe:
Tấm màn quen thuộc được đặt cẩn thận ở vị trí
xung quanh giường của bệnh nhân, và người y tá đi
vào cầm thước dây. Bệnh nhân vẫn còn im lặng và
không phản đối khi cô y tá đo anh ta từ đầu tới chân
và từ vai nọ sang vai kia, nhưng không thể kìm mình
được lâu hơn khi cô ta đo khoảng cách từ nệm trên
giường tới chiều cao của dạ dầy thay vì chiều rộng.
'Cô làm cái quái quỉ gì thế này, cô y tá?' anh ta hỏi
một cách yếu ớt.
'Tôi đo anh để làm quan tài,' một lời đáp thật bất
ngờ.
'Nhưng tôi đã chết đâu!'
'Anh im đi! Bác sĩ là đồ ngốc sao?'
Bây giờ, bác sĩ nói, mà bác sĩ thì biết rõ hơn liệu
bạn chết hay sống. 'Anh im đi!' cô ta nói. 'Bác sĩ là đồ
ngốc sao?'
Bất kì điều gì bạn làm cũng đều sai, bởi vì bạn sẽ
đi ngược lại ý muốn của ai đó, ý tưởng của ai đó. Rất
khó làm hài lòng tất cả mọi người, và nếu bạn cứ cố
gắng làm hài lòng tất cả, bạn đơn giản sẽ làm phí hoài
cuộc đời mình. Và không ai hài lòng cả, không ai có
thể được hài lòng, không thể nào làm hài lòng cho
mọi người.
Chấm dứt đáp ứng các mong đợi của người khác
đi, bởi vì đó là cách duy nhất bạn có thể tự tử. Bạn
không ở đây để hoàn thành mong đợi của bất kì ai và
không ai khác ở đây để hoàn thành các mong đợi của
bạn. Đừng bao giờ trở thành nạn nhân của mong đợi
của người khác và đừng làm cho bất kì ai thành nạn
nhân của mong đợi của bạn.
Đây là điều tôi gọi là tính cá nhân. Kính trọng
tính cá nhân riêng của bạn và kính trọng tính cá nhân
của người khác. Đừng bao giờ can thiệp vào cuộc
sống của bất kì ai và đừng cho phép bất kì ai can thiệp
vào cuộc sống của bạn. Chỉ thế thì một ngày nào đó
bạn mới có thể trưởng thành trong tính tâm linh.
Bằng không, chín mươi chín phần trăm mọi người
đơn giản tự tử. Toàn thể cuộc sống của họ không là gì
ngoài việc tự tử chậm chạp. Việc hoàn thành mong
đợi này... ngày nào đó đấy là bố, ngày nào đó đấy là
mẹ, ngày nào đó đấy là vợ, chồng, thế rồi đến con cái
- họ cũng mong đợi. Bạn phải hoàn thành các mong
đợi của họ. Thế rồi xã hội, tu sĩ và chính khách, và tất
cả mọi người xung quanh đều mong đợi. Và bạn tội nghiệp ở đó, chỉ một người tội nghiệp - và toàn thế
giới đang mong đợi bạn làm điều này điều nọ. Và nếu
bạn không hoàn thành những mong đợi của họ... và
bạn không thể nào hoàn thành tất cả mọi mong đợi
của họ, bởi vì chúng mâu thuẫn.
Tôi đã ở trong một gia đình và tôi hỏi một cậu bé,
'Cháu định trở thành cái gì?'
Nó nói, 'Cháu không biết. Cháu nghĩ cháu sẽ phát
điên.'
'Cháu định nói gì?'
Nó nói, 'Bố cháu muốn cháu trở thành kĩ sư, mẹ
cháu muốn cháu trở thành bác sĩ. Bác cháu nói, "Là
nhà kinh doanh đi, chỉ thế thì cháu mới có thể..."
'Một bác khác, bác ấy nói làm thầy giáo bởi vì đó
là nghề đơn giản nhất. Và cháu không biết. Nhưng
điều này thì cháu biết - rằng nếu tất cả mọi mong đợi
đều được hoàn thành thì cháu sẽ phát điên.'
Đó là cách nhiều người đã phát điên. Và khi tôi
nói nhiều người đã phát điên, đừng tạo ra ngoại lệ về
bản thân bạn. Bạn đã phát điên khi hoàn thành mong
đợi của mọi người. Và bạn chẳng hoàn thành mong
đợi của ai cả; chẳng ai hạnh phúc. Đây là cái đẹp đấy.
Bạn bị mất, hoàn toàn bị phá huỷ, và không ai hạnh
phúc cả. Bởi vì những người không hạnh phúc với
bản thân mình thì không thể hạnh phúc theo bất kì
cách nào. Bất kì cái gì bạn làm, họ sẽ tìm cách để bất
hạnh với bạn, bởi vì họ không thể hạnh phúc được.
Hạnh phúc là nghệ thuật mà người ta phải học. Điều
đó chẳng liên quan gì tới việc bạn làm hay không làm.

Câu hỏi thứ tư
Nếu tình yêu trở nên bị phá huỷ trong hôn nhân,
làm sao chúng tôi sống được nếu chúng tôi muốn
chia sẻ tình yêu và ý nghĩ trên cơ sở hàng ngày,
và cũng nêu ra chuyện con cái với cả mẹ và cha?

Tôi chưa bao giờ nói rằng tình yêu bị hôn nhân
phá huỷ. Làm sao hôn nhân có thể phá huỷ được tình
yêu? Vâng, nó bị phá huỷ trong hôn nhân, nhưng nó
bị bạn phá huỷ chứ không phải bởi hôn nhân. Nó bị
các bạn tình cùng phá huỷ. Làm sao hôn nhân có thể
phá huỷ được tình yêu? Chính bạn mới là người phá
huỷ nó, bởi vì bạn không biết tình yêu là gì. Bạn đơn
giản giả vờ biết, bạn đơn giản hi vọng rằng bạn biết,
bạn mơ rằng bạn biết, nhưng bạn không biết tình yêu
là gì. Tình yêu phải được học; nó là kho báu lớn nhất
có đó.
Nếu mọi người nhảy múa và ai đó bảo bạn, 'Lại
đây và nhảy múa đi,' bạn nói, 'Tôi không biết nhảy.'
Bạn không nhảy lên và bắt đầu nhảy múa và để mọi
người nghĩ rằng bạn là một vũ công lớn. Bạn sẽ
không tự chứng tỏ mình là anh hề đâu. Bạn sẽ không
tự chứng minh mình là một vũ công. Điều đó phải được học - duyên dáng của nó, chuyển động của nó.
Bạn phải huấn luyện thân thể cho việc đó.
Bạn không đi và bắt đầu vẽ chỉ bởi vì bức vải vẽ
đang có sẵn cùng chổi vẽ và hộp mầu. Bạn không bắt
đầu vẽ đâu. Bạn nói, 'Tất cả mọi yêu cầu đều có ở đây
rồi, cho nên tôi có thể vẽ." Bạn có thể vẽ - nhưng bạn
sẽ không là hoạ sĩ theo cách đó đâu.
Bạn gặp một người đàn bà - bức vải vẽ có đó. Bạn
ngay lập tức trở thành người yêu - bạn bắt đầu vẽ. Và
cô ấy bắt đầu vẽ lên bạn. Tất nhiên cả hai bạn có thể
chứng tỏ sự ngu xuẩn - những kẻ ngu được tô vẽ - và
chẳng chóng thì chầy bạn hiểu điều đang xảy ra.
Nhưng bạn không bao giờ nghĩ rằng tình yêu là nghệ
thuật. Bạn được sinh ra mà không có nghệ thuật đó,
nó chẳng liên quan gì tới việc sinh của bạn cả. Bạn
phải học nghệ thuật đó. Nó là nghệ thuật tinh tế nhất.
Bạn được sinh ra với một khả năng. Tất nhiên,
bạn được sinh ra với một thân thể; bạn có thể là vũ
công bởi vì bạn có thân thể. Bạn có thể di chuyển thân
thể mình và bạn có thể là vũ công - nhưng nhảy múa
thì phải học. Phải cần tới nhiều cố gắng để học nhảy
múa. Và nhảy múa không khó lắm bởi vì một mình
bạn tham gia vào việc đó.
Tình yêu còn khó hơn nhiều. Nó là việc nhảy múa
với ai đó khác. Người khác cũng cần được biết nhảy
múa là gì. Khớp với ai đó, đấy là nghệ thuật lớn. Tạo
ra hài hoà giữa hai người... Hai người có nghĩa là hai
thế giới khác nhau. Khi hai thế giới lại gần, va chạm
nhất định có đó nếu bạn không biết cách làm hài hoà.
Tình yêu là hài hoà. Và hạnh phúc, mạnh khoẻ, hài
hoà, tất cả đều xảy ra từ tình yêu. Học yêu đi. Đừng
vội vã vì hôn nhân, học yêu đã. Trước hết trở thành
người yêu lớn lao.
Và yêu cầu là gì? Yêu cầu là ở chỗ người yêu lớn
bao giờ cũng sẵn sàng cho tình yêu và không bận tâm
liệu nó có được đền đáp lại hay không. Nó bao giờ
cũng được đáp lại, nó chính là ở bản chất của mọi sự.
Nó cũng tựa như bạn đi lên núi và bạn hát bài ca, và
thung lũng vọng lại. Bạn có thấy điểm vọng ở trên núi
trên đồi không? Bạn hét lên và thung lũng hét lên, hay
bạn ca lên và thung lũng ca lên. Từng trái tim đều là
thung lũng. Nếu bạn rót tình yêu vào trong nó, nó sẽ
đáp ứng.
Bài học đầu tiên về tình yêu là không hỏi xin tình
yêu, mà cho. Trở thành người cho. Và mọi người lại
đang làm điều đối lập lại. Ngay cả khi họ cho, họ cho
chỉ với ý tưởng rằng tình yêu phải quay lại. Đó là mặc
cả. Họ không chia sẻ, họ không chia sẻ một cách tự
do. Họ chia sẻ có điều kiện. Họ cứ liếc trộm xem liệu
nó có quay lại hay không. Những người rất tội
nghiệp... Họ không biết vận hành tự nhiên của tình
yêu. Bạn đơn giản đổ ra, nó sẽ tới.
Và nếu nó không tới, thì cũng chẳng có gì phải lo
âu cả - bởi vì người yêu biết rằng tình yêu là hạnh
phúc. Nếu nó tới, tốt; thế thì hạnh phúc được nhân
lên. Nhưng cho dù nó không bao giờ quay lại, trong
chính hành động yêu bạn đã trở nên hạnh phúc thế,
cực lạc thế, ai còn bận tâm tới việc nó tới hay không
nữa?
Tình yêu có hạnh phúc cố hữu của riêng nó. Nó
xảy ra khi bạn yêu. Không có nhu cầu chờ đợi kết
quả. Bắt đầu yêu đi. Dần dần bạn sẽ thấy thêm nhiều tình yêu nữa lại tới với bạn. Người ta yêu và đi tới
biết tình yêu là gì bằng việc yêu. Cũng như người ta
học bơi bằng việc bơi, bằng việc yêu người ta yêu.
Và mọi người đều rất keo kiệt. Họ chờ đợi người
yêu lớn lao nào đó xuất hiện, thế rồi họ sẽ yêu. Họ
vẫn còn đóng, họ vẫn còn rút vào trong. Họ chờ đợi.
Từ đâu đó một Cleopatra sẽ tới và thế rồi họ sẽ mở
tấm lòng mình, nhưng vào lúc đó họ đã hoàn toàn
quên mất cách mở nó ra.
Đừng bỏ lỡ bất kì cơ hội nào của tình yêu. Ngay
cả đi qua trên phố bạn cũng có thể là niềm yêu mến.
Ngay cả với người ăn xin bạn cũng có thể là niềm yêu
mến. Không có nhu cầu rằng bạn phải cho người đó
cái gì đó; ít nhất bạn có thể mỉm cười. Điều đó chẳng
tốn gì - nhưng chính nụ cười của bạn lại mở ra tấm
lòng mình, làm cho trái tim bạn sống động hơn. Cầm
tay ai đó - người bạn hay người lạ. Đừng chờ đợi rằng
bạn sẽ chỉ yêu khi người đúng xuất hiện. Thế thì
người đúng đó sẽ chẳng bao giờ xuất hiện cả. Cứ yêu
đi. Bạn càng yêu nhiều càng có nhiều khả năng cho
người đúng xảy ra, bởi vì tấm lòng bạn bắt đầu nở
hoa. Và trái tim nở hoa hấp dẫn nhiều ong bướm,
nhiều người yêu.
Bạn đã được huấn luyện theo cách rất sai. Thứ
nhất, mọi người đều sống dưới ảo tưởng sai lầm rằng
mọi người đều đã là người yêu. Được sinh ra, bạn cho
rằng bạn là người yêu rồi. Điều đó không dễ dàng thế.
Vâng, có tiềm năng, nhưng tiềm năng phải được huấn
luyện, phải được rèn luyện. Hạt mầm tồn tại, nhưng
nó phải trở thành hoa.
Bạn có thể cứ mang hạt mầm của mình; chẳng
ong bướm nào sẽ tới. Bạn đã bao giờ thấy ong bay tới
hạt mầm chưa? Chúng không biết rằng hạt mầm có
thể trở thành hoa sao? Nhưng chúng tới khi hạt mầm
đã trưởng thành. Trở thành hoa đi, đừng vẫn còn là
hạt mầm.
Hai người, bất hạnh tách biệt, tạo ra nhiều bất
hạnh hơn cho nhau khi họ tới với nhau. Đó là toán
học. Bạn đã bất hạnh, vợ bạn đã bất hạnh và các bạn
cả hai lại hi vọng rằng ở cùng nhau bạn cả hai sẽ trở
nên hạnh phúc sao? Đây là... đây là số học thông
thường thế - giống như hai cộng với hai thành bốn.
Nó là sự đơn giản đó. Nó không phải là một phần của
toán học cao cấp nào; nó rất bình thường, bạn có thể
đếm nó trên đầu ngón tay của mình. Các bạn cả hai sẽ
trở nên bất hạnh.
'Anh không yêu em nữa à?' vợ Mulla Nasruddin
hỏi. 'Anh chẳng bao giờ nói điều gì tình tứ với em như
anh đã nói khi chúng ta tán tỉnh nhau.' Cô ấy chùi
nước mắt bằng góc tạp dề.
'Anh yêu em, anh yêu em,' Mulla Nasruddin nói
lại. 'Bây giờ xin em hãy câm đi và để anh uống bia
trong an bình được chứ?'
Tán tỉnh là một chuyện. Đừng phụ thuộc vào việc
tán tỉnh. Thực tế trước khi bạn lấy nhau, gạt bỏ việc
tán tỉnh ra. Gợi ý của tôi là ở chỗ hôn nhân nên xảy ra
sau tuần trăng mật, đừng bao giờ trước nó. Chỉ nếu
mọi thứ đi đúng, chỉ thế thì hôn nhân mới nên xảy ra.

Tuần trăng mật sau hôn nhân là rất nguy hiểm.
Như tôi biết, chín mươi chín phần trăm hôn nhân kết
thúc vào lúc tuần trăng mật chấm dứt. Nhưng thế thì
bạn bị tóm rồi, thế thì bạn không còn đường thoát
nữa. Thế thì toàn thể xã hội, luật pháp, toà án - mọi
người đều chống lại bạn nếu bạn bỏ vợ, hay vợ bỏ
bạn. Thế thì toàn thể nền đạo đức, tôn giáo, tu sĩ, mọi
người đều chống lại bạn. Thực tế xã hội nên tạo ra đủ
loại rào chắn có thể có đối với hôn nhân và không rào
chắn nào với li dị. Xã hội không nên cho phép mọi
người lấy nhau dễ dàng thế. Toà án nên tạo ra rào
chắn - sống với người đàn bà ít nhất là hai năm, thế
rồi toà án có thể cho phép bạn xây dựng gia đình.
Ngay bây giờ họ đang làm chính điều ngược lại. Nếu
bạn muốn xây dựng gia đình, không ai hỏi liệu bạn đã
sẵn sàng hay liệu đấy chỉ là ý thích nhất thời, chỉ bởi
vì bạn thích cái mũi của người đàn bà. Ngu xuẩn làm
sao! Người ta không thể sống chỉ bởi cái mũi dài. Sau
hai ngày cái mũi sẽ bị quên phắt. Ai nhìn vào mũi của
vợ mình?
Tôi đã nghe:
Một khu vực nào đó đầy các nữ y tá trông cứ như
họ là người lọt vào vòng chung kết thi hoa hậu thế
giới, nhưng mọi lần một trong các bệnh nhân thấy họ,
anh ta đều nhìn một cách có chủ ý và nói, 'Rác rưởi!'
Người nằm giường bên cạnh không thể hiểu được
điều đó chút nào. 'Các y tá lộng lẫy thế này để chăm
sóc anh mà ất cả mọi điều anh có thể nói chỉ là "Rác
rưởi". Sao vậy?'
'Tôi không nghĩ tới y tá đâu,' người kia nói một
cách buồn bã, 'tôi đang nghĩ về vợ tôi đấy.'
Vợ chẳng bao giờ trông đẹp, chồng chẳng bao giờ
trông đẹp cả. Một khi bạn quen rồi, cái đẹp biến mất.
Hai người nên được phép sống cùng nhau đủ lâu
để trở nên quen thuộc, quen biết lẫn nhau. Và cho dù
họ muốn lấy nhau, họ cũng không nên được phép.
Thế thì li dị sẽ biến mất khỏi thế giới này. Li dị tồn tại
bởi vì hôn nhân là sai và bị ép buộc. Li dị tồn tại bởi
vì hôn nhân được thực hiện trong tâm trạng lãng mạn.
Tâm trạng lãng mạn là tốt nếu bạn là nhà thơ - và
người ta biết nhà thơ thì không phải là chồng tốt hay
vợ tốt. Thực tế nhà thơ gần như bao giờ cũng là người
độc thân. Họ lừa xung quanh nhưng họ chưa bao giờ
bị bắt cả, và do đó cái lãng mạn của họ vẫn còn sống
động. Họ cứ viết thơ, những bài thơ hay.
Người ta không nên lấy người đàn bà hay người
đàn ông trong tâm trạng thơ ca. Để tâm trạng văn xuôi
tới, thế rồi lắng đọng. Bởi vì cuộc sống hàng ngày
giống văn xuôi hơn là thơ ca. Người ta phải trở nên đủ
trưởng thành.
Trưởng thành nghĩa là người ta không còn là kẻ
ngốc lãng mạn nữa. Người ta hiểu cuộc sống, người ta
hiểu trách nhiệm về cuộc sống, người ta hiểu những
vấn đề của việc sống cùng với một người. Người ta
chấp nhận tất cả những khó khăn đó vậy mà vẫn quyết định sống cùng người đó. Người ta không hi vọng
rằng sẽ chỉ có thiên đường, toàn hoa hồng. Người ta
không hi vọng điều vô nghĩa; người ta biết thực tại là
khắc nghiệt. Nó khắc nghiệt đấy. Có hoa hồng, nhưng
lại xa xăm và chỉ có vài bông ở giữa; có nhiều gai.
Khi bạn đã trở nên tỉnh táo với tất cả những vấn
đề này và bạn vẫn quyết định rằng đáng mạo hiểm và
sống cùng với một người còn hơn là ở một mình, thế
thì lấy nhau. Thế thì hôn nhân sẽ không bao giờ giết
chết tình yêu, bởi vì tình yêu này mang tính thực tế.
Hôn nhân chỉ có thể giết chết tình yêu lãng mạn. Và
tình yêu lãng mạn là điều mọi người gọi là 'tình yêu
trẻ con'. Người ta không nên phụ thuộc vào nó. Người
ta không nên nghĩ về nó như thứ nuôi dưỡng. Nó có
thể giống như kem. Thỉnh thoảng bạn có thể ăn nó,
nhưng đừng phụ thuộc vào nó. Cuộc sống phải thực tế
hơn, văn xuôi hơn.
Và hôn nhân bản thân nó không bao giờ phá huỷ
cái gì cả. Hôn nhân đơn giản lôi ra bất kì cái gì bị giấu
kín trong bạn - nó đem cái đó ra. Nếu tình yêu bị giấu
kín đằng sau bạn, bên trong bạn, hôn nhân đem nó ra.
Nếu tình yêu chỉ là giả vờ, chỉ là cái mồi, thế thì
chẳng chóng thì chầy nó phải biến mất. Và thế thì
thực tại của bạn, cá tính xấu xí của bạn ló ra. Hôn
nhân đơn giản là cơ hội, cho nên bất kì cái gì bạn phải
đem ra thì sẽ ló ra.
Tôi không nói rằng tình yêu bị hôn nhân phá huỷ.
Tình yêu bị phá huỷ bởi vì ngay chỗ đầu tiên tình yêu
đã không có rồi. Bạn đã sống trong mơ, thực tại phá
huỷ giấc mơ đó. Bằng không thì tình yêu là cái gì đó
vĩnh hằng, một phần của cái vĩnh hằng. Nếu bạn lớn
lên, nếu bạn biết nghệ thuật này, và bạn chấp nhận
thực tại của cuộc sống-tình yêu, thế thì nó cứ lớn lên
mọi ngày. Hôn nhân trở thành cơ hội vô cùng để lớn
lên trong tình yêu.
Không cái gì có thể phá huỷ được tình yêu. Nếu
nó có đó, nó sẽ lớn lên. Nhưng cảm giác của tôi là, nó
không có đó ngay chỗ đầu tiên. Bạn đã hiểu lầm bản
thân mình; cái gì khác có đó. Có thể dục có đó, hấp
dẫn dục có đó. Thế thì nó sẽ bị phá huỷ, bởi vì một
khi bạn đã yêu người đàn bà, thế thì hấp dẫn dục biến
mất - bởi vì hấp dẫn dục chỉ có với cái không biết.
Một khi bạn đã nếm trải thân thể người đàn bà, thế thì
hấp dẫn dục biến mất. Nếu tình yêu của bạn chỉ là hấp
dẫn dục thế thì nó nhất định biến mất.
Cho nên đừng bao giờ hiểu lầm tình yêu vì cái gì
đó khác. Nếu yêu thực sự là yêu... Tôi ngụ ý gì khi tôi
nói 'thực sự yêu'? Tôi ngụ ý rằng chính hiện hữu trong
sự hiện diện của người khác, bạn bỗng nhiên cảm thấy
hạnh phúc, chỉ ở cùng nhau bạn cảm thấy cực lạc,
chính sự hiện hữu của người khác hoàn thành cái gì
đó sâu trong lòng bạn... cái gì đó bắt đầu hát lên trong
lòng bạn, bạn rơi vào sự hài hoà. Chính sự hiện diện
của người khác giúp cho bạn ở cùng nhau; bạn trở
thành cá nhân hơn, định tâm hơn, bắt đất hơn. Thế thì
đó là tình yêu.
Tình yêu không phải là đam mê, tình yêu không
phải là xúc động. Tình yêu là hiểu biết rất sâu sắc
rằng ai đó bằng cách nào đó làm đầy đủ bạn. Ai đó
làm cho bạn thành vòng tròn đầy đặn. Sự hiện diện
của người khác tôn cao sự hiện diện của bạn. Tình yêu cho tự do được là chính bản thân bạn; nó không
phải là tính sở hữu.
Cho nên, quan sát đi. Đừng bao giờ coi dục là tình
yêu, bằng không bạn sẽ bị lừa. Tỉnh táo, và khi bạn
bắt đầu cảm thấy với ai đó rằng chỉ sự hiện diện thôi,
sự hiện diện thuần khiết - không cái gì khác, không
cái gì khác được cần tới; bạn không hỏi xin cái gì cả -
chỉ sự hiện diện, chỉ mỗi điều người khác có đó, là đủ
để làm cho bạn hạnh phúc... cái gì đó bắt đầu nở hoa
bên trong bạn, và bông sen nở ra... thế thì bạn đang
trong tình yêu đấy, và thế thì bạn có thể trải qua mọi
khó khăn mà thực tế tạo ra. Nhiều phiền não, nhiều lo
âu - bạn sẽ có khả năng trải qua tất cả chúng, và tình
yêu của bạn sẽ nở hoa ngày một nhiều hơn, bởi vì tất
cả những tình huống đó sẽ trở thành thách thức. Và
tình yêu của bạn, bằng việc vượt qua chúng, sẽ trở
thành ngày một mạnh mẽ hơn.
Tình yêu là vĩnh hằng. Nếu nó có đó, thế thì nó cứ
lớn lên mãi. Tình yêu biết cái bắt đầu nhưng không
biết cái kết thúc.

 


Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét

HÃY TÌM LẠI CHÍNH MÌNH BẰNG SỰ THỨC TÌNH MỤC ĐÍCH SỐNG

Nhân loại đã thực sự sẵn sàng cho một quá trình chuyển biến nhận thức , một quá trình nở hoa sâu sắc và triệt để của tâm thức đến độ , so với quá trình này thì việc cây cỏ nở hoa 114 triệu năm trước đây , dù cho đẹp đến mấy thì đấy cũng chỉ là sự phản ánh nhạt nhòa ? Liệu con người có thể từ bỏ tầng tầng lớp lớp những cách nghĩ bị bó buộc cũ và trở nên giống như những tinh thể pha lê trong suốt để ánh sang nhận thức xuyên qua dễ dàng ?

Liệu con người có thể thoát ra khỏi trường hấp dẫn của chủ nghĩa vật chất , thoát ra khỏi tình trạng tự đồng nhất mình với hình tướng ?

Khả năng chuyển hóa này cũng là thông điệp chính của những giáo lý sâu sắc để khai thị cho con người .Những người phát đi thông điệp này – như Đức Phật , chúa Jesus và nhiều người khác – là những bông hoa đầu tiên của nhân loại . Họ là những vị Thầy tiên phong , rất hiếm hoi và quý giá vô cùng . Tuy vậy , một sự chuyển hóa rộng khắp chưa thể xảy ra vào thời điểm đó được , nên thông điệp của họ bị bóp méo đi rất nhiều . Ngoại trừ ở một số ít người , tâm thức của con người thời ấy nói chung chưa được chuyển hóa nhiều

Bây giờ thì nhân loại đã sẵn sàng để chuyển hóa chưa ? tại sao lúc này mới thật là thời cơ ? Ban có thể làm gì để thúc đẩy quá trình chuyển hóa nội tại này ? Đặc điểm của nhận thức cũ đầy tính bản ngã là gì và đâu là dấu hiệu của một tâm thức mới đang trổi dậy ?

Những câu hỏi này và một số câu hỏi khác sẽ được đề cập trong cuốn sách này . Quan trọng hơn , quyển sách cũng chính là một công cụ có tính chuyển hóa , xuất phát từ một nhận thức mới đầy tính nổi dậy . Những ý tưởng và khái niệm ở đây tuy quan trọng , nhưng đó cũng là thứ yếu . Chính những tấm bảng chỉ đường giúp bảng chỉ đường giúp bạn đi đến trạng thái thức tỉnh . Trong lúc đọc quyển sách này , một sự chuyển hóa sẽ xảy ra trong bạn

Mục đích chính của quyển sách không phải là để cung cấp thêm thông tin hay những niềm tin mù quáng cho trí năng của bạn , hay cố thuyết phục bạn về một điều gì đó , mà nó mang đến cho bạn một sự chuyển hóa trong nhận thức , tức là thức tỉnh bạn ra khỏi những dòng suy nghĩ miên man ở trong đầu

Nếu được như vậy thì bạn sẽ không chỉ thấy cuốn sách này là “thú vị” . Vì “thú vị” có nghĩa là bạn còn đứng ở bên ngoài , tìm vui với những ý nghĩ , và khái niệm ở trong đầu bạn để tu duy rằng mình đồng ý hay không đồng ý với cuốn sách .

Vì cuốn sách này được viết cho bạn , do đó cuốn sách hoặc rất vô nghĩa đối với bạn , hoặc nó làm cho nhận thức của bạn có sự thay đổi lớn . Tuy nhiên cuốn sách này chỉ có thể thức tỉnh những người đã sẵn sang để tỉnh thức

Tuy nhiên khi có một người vừa tỉnh thức thì biến cố này sẽ tạo nên một quán tính trong tâm thức của tập thể , giúp cho sự tỉnh thức xảy ra dễ dàng hơn ở những người khác . Nếu trong lúc này bạn chưa rõ tỉnh thức nghĩa là gì , thì bạn cũng không cần bận tâm nhiều vể nghĩa của từ ấy , hãy cứ tiếp tục đọc và trong bạn có sự tỉnh thức , thì bạn sẽ hiểu “ tỉnh thức “ có nghĩa là gì

Quá trình tỉnh thức một khi đã bắt đầu ở trong bạn rồi thì không thể đảo ngược lại ; và để cho quá trình này được bắt đầu ,bạn chỉ cần trải qua trạng thái thức tỉnh – dù chỉ tong môt thoáng chốc

Đối với một số người thì một thoáng chốc của trạng thái thức tỉnh đó sẽ xảy đến khi họ đọc cuốn sách này . Còn đối với những người khác thì cuốn sách sẽ giúp họ nhận ra rằng quá trình tỉnh thức đã xảy ra ở trong họ rồi , nhưng bây giờ họ mới nhận ra .

Ở một số người thì quá trình tỉnh thức chỉ xảy ra khi họ gặp phải những mất mát hay khổ đau lớn

Trong khi ở những người khác , là khi họ tiếp xúc với những bậc Thầy hay những giáo lý về tâm linh , hay do đọc cuốn “ Sức mạnh của Hiện tại “ hay những cuốn sách có giá trị tâm linh sống động khác . Hoặc có thể là sự tổng hợp của tất cả những điều ấy . Tuy nhiên , một khi sự thức tỉnh đã bắt đầu ở trong bạn thì cuốn sách này sẽ giúp cho bạn đẩy nhanh và gia tăng cường độ tỉnh thức

Điều căn bản nhất của quá trình thức tỉnh là :

Nhận ra sự mê mờ đang tồn tại trong bạn

Nhận diện bản ngã của bạn khi nó đang nói , đang nghĩ , đang làm một việc nào đó

Nhận ra thói quen suy nghĩ đầy tính băng hoại trong tâm thức của tập thể đang thẩm thấu vào mọi khía cạnh của đời sống , kéo dài thêm tình trạng chưa thức tỉnh

Đó là lý do tôi viết quyển sách này : để nêu lên những khía cạnh chính của bản ngã và cách bản ngã hoạt động trong bạn cũng như trong tâm thức tập thể . Điều này có ý nghĩa quan trọng , vì hai lý do chính .

Trước hết , nếu bạn không nhận ra được những cơ cấu hoạt động của bản ngã , bạn sẽ không nhận diện được nó , và sẽ nhầm lẫn mà liên tục tự đồng hóa mình với bản ngã , tức là vô tình bạn để cho bản ngã chứ ngự lấy bạn , mạo danh là bạn

Thứ hai , tự than việc nhận diện bản ngã ở trong bạn chính là một trong những phương cách giúp cho sự tỉnh thức ở trong bạn được diễn ra . Khi bạn nhận ra sự mê lầm của mình , thì cái làm cho sự nhận biết ấy có thể diễn ra chính là thứ nhận thức mới đang trỗi dậy , đó cũng chính là tỉnh thức .

như ta không thể đấu tranh lại bong tối , hay chống đối lại sự mê mờ . Điều mà ta cần làm là mang ánh sáng của nhận thức vào những nơi tối tăm này

Và bạn chính là Ánh sang đó

Bài đăng phổ biến