Thông điệp yêu thương từ MẶT TRỜI TÂM THỨC

CÁC BẬC THẦY CHỨNG NGỘ CỦA THẾ KỶ 20 -21

XỨ SỞ GIÂY PHÚT HIỆN TẠI

XỨ SỞ GIÂY PHÚT HIỆN TẠI

Quảng cáo online

Chữ chạy

Chào mừng bạn đến với blog MẶT TRỜI TÂM THỨC Email : mattroitamthuc@yahoo.com - Phone 0903070348

Quảng cáo thay đổi

Truyện cười

CHÀO MỪNG CÁC BẠN ĐANG ĐẾN VỚI PHÚT GIÂY HIỆN TẠI

Giây phút hiện tại

Sống trong giây phút hiện tại là một phép lạ. Phép lạ không phải là để đi trên mặt nước.
Phép lạ là đi trên trên hành tinh xanh xinh đẹp này trong trong giây phút hiện tại, biết trân quý sự bình an và vẻ đẹp có sẵn ngay bây giờ.

Thứ Ba, 17 tháng 4, 2012

Buông xuôi và tôi sẽ lo phần còn lại

Osho kính yêu,
Thầy đã nói: Phải hàng nghìn và hàng nghìn năm
mới có cơ hội tới trái đất này.
Và thầy cũng đã nói: Thời đại này cũng giống như
mọi thời đại khác.
Thầy đã nói: Buông xuôi theo tảng đá và sự việc sẽ
xảy ra.
Và thầy đã nói: Điều cơ bản khi dấn bước vào con
đường nguy hiểm này là phải có hướng dẫn của một
thầy thực sự.
Thầy đã nói: Buông xuôi và tôi sẽ lo phần còn lại.
Và thầy lại nói: Ta chẳng làm gì cả.
Đối với chúng tôi ở đây và bây giờ, và đối với những
người ở phương Tây, những người sẽ đọc những lời
này, xin thầy nói cho chúng tôi thêm đôi điều về hiện
tượng thầy/đệ tử.

Tôi tự mâu thuẫn và tôi làm việc đó một cách có chủ ý.
Chân lí là vô hạn đến mức, vĩ đại đến mức không phát biểu
bộ phận nào có thể hàm chứa được nó; điều đối lập phải
được bao hàm ngay tức khắc. Cái toàn thể bao giờ cũng mâu
thuẫn, chỉ bộ phận mới có thể nhất quán - bởi vì cái toàn thể
phải xem xét cả cái đối lập nữa. Cái đối lập vẫn có đó. Nó
vẫn tồn tại.
Các triết gia có thể nhất quán bởi vì hiểu biết của họ là
bộ phận. Họ có thể gọn gàng và ngăn nắp, họ có thể đảm
đương được tính logic. Tôi không thể đảm đương được điều
đó, bởi vì nếu tôi cố gắng nhất quán, ngay lập tức toàn bộ
mọi việc trở thành không đúng. Cái đối lập phải được tham
gia vào, cái đối lập phải được hấp thu.
Chẳng hạn, khi tôi nói: Buông xuôi và tôi sẽ lo phần còn
lại, đây mới là một phần. Và tại sao tôi lại nói điều đó? Tôi
nói điều đó để bạn có thể buông xuôi hoàn toàn. Nếu bạn có
thể cảm thấy điều này và tin cậy điều này, rằng phần còn lại
sẽ được thực hiện, buông xuôi của bạn có thể hoàn toàn.
Nếu bạn còn sợ, còn chưa tin, thế thì thậm chí sau khi
buông xuôi bạn sẽ phải làm cái gì đó, việc buông xuôi này
không thể là hoàn toàn được. Nếu sau khi buông xuôi bạn
vẫn phải làm cái gì đó, thế thì bạn phải giữ lại bản thân mình,
bạn phải cầm lại - buông xuôi không thể là toàn bộ. Và khi
buông xuôi không toàn bộ thì nó không phải là buông xuôi
chút nào. Buông xuôi chỉ có thể là toàn bộ, bạn không thể
buông xuôi một phần. Bạn không thể nói: tôi buông xuôi một nửa - bởi vì một nửa đã được giữ lại sẽ chống lại việc buông
xuôi. Nó chỉ có thể được duy trì chống lại nó.
Cho nên buông xuôi chỉ có thể là toàn bộ. Cũng giống
như một vòng tròn, một vòng tròn hình học. Nó không thể là
một nửa; bạn không thể vẽ ra nửa vòng tròn. Nếu bạn vẽ nó
ra bạn không thể gọi nó là vòng tròn được. Vòng tròn phải
hoàn chỉnh. Một nửa, thế thì nó là cái gì đó khác, không phải
là vòng tròn chút nào. Buông xuôi chỉ có thể là toàn bộ. Nó
cũng là vòng tròn, vòng tròn tâm linh. Bạn buông xuôi từ đầu
cuối tới đầu cuối. Không còn gì bỏ lại phía sau.
Để giúp làm rõ điều này, tôi nói: Buông xuôi đi, và phần
còn lại tôi sẽ làm. Điều nhấn mạnh là tôi sẽ làm - bạn đơn
giản buông xuôi - là để làm cho việc buông xuôi của bạn là
toàn bộ. Nhưng tôi biết rằng nếu bạn đã buông xuôi, chẳng
cần phải làm gì nữa cả, thậm chí cả phần tôi. Buông xuôi bản
thân nó là toàn bộ một việc, không cần gì khác nữa. Chính
hiện tượng buông xuôi là đủ. Không cần thêm giúp đỡ nào
nữa. Mọi thứ sẽ được thực hiện bởi bản thân việc buông
xuôi. Buông xuôi có nghĩa là bạn không còn nữa, buông xuôi
nghĩa là bản ngã đã bị vứt bỏ. Buông xuôi nghĩa là bây giờ
trung tâm đã giải tán; bạn tồn tại nhưng không có trung tâm.
Nếu không có trung tâm, chẳng cái gì cần bảo vệ; bức tường
sẽ tự vứt bỏ nó. Nếu không có ai, toàn bộ cấu trúc phòng vệ
của bạn biến dần đi; nó trở thành vô ích. Bạn trở thành
không gian mở.
Không gian mở này sẽ làm mọi thứ, tính mở này sẽ làm
mọi điều. Thượng đế sẽ xuyên qua bạn không bị ngăn trở gì.
Thượng đế có thể đi qua bạn, vào và ra - không ai tạo ra bất
kì rào chắn nào. Buông xuôi, bạn trở thành để mở cho các
lực thiêng liêng. Mọi thứ xảy ra tự phát sau đó.
Vấn đề là buông xuôi. Sau khi buông xuôi không còn
vấn đề gì nữa. Cho nên tôi cũng chẳng cần để giúp bạn.
Chẳng cái gì cần cả. Đó là lí do tại sao tôi cứ mâu thuẫn với
chính mình và tôi nói tôi chẳng làm gì cả. Không có nhu cầu!
Bây giờ bạn có thể nhìn vào cái toàn thể.
Nếu tôi nói tôi sẽ không làm, tôi không thể làm được
điều gì, không có nhu cầu - nếu tôi chỉ nói thế, thì việc
buông xuôi của bạn sẽ không thể có được. Bạn sẽ sợ - một
mình, đi vào cái chưa biết, không ai giúp đỡ, không ai hướng
dẫn, và người này nói: tôi không định làm gì cả - làm sao bạn
có thể buông xuôi toàn bộ được? Điều đó sẽ khó cho bạn.
Nếu tôi chỉ nói rằng tôi sẽ làm mọi thứ không mâu thuẫn với
nó, điều đó sẽ không đúng, vì, quả thực, tôi không định làm
gì cả. Cho nên phải làm gì bây giờ? Làm sao nói cái toàn thể
này? Chỉ có một cách, mâu thuẫn một cách nhất quán.
Quan hệ thầy và đệ tử là hiện tượng rất phức tạp - theo
cách này thì rất đơn giản, theo cách khác lại rất phức tạp. Nó
đơn giản bởi vì quan hệ chỉ tồn tại về phần đệ tử. Về phần
thầy không có quan hệ, bởi vì thầy không tồn tại. Thầy
không có đó. Thầy là không ai cả. Đối với bạn dường như là
thầy có đấy. Dáng vẻ này cứ còn mãi chừng nào bạn còn
chưa buông xuôi. Một khi bạn buông xuôi, một khi bạn trở
thành vô hiện hữu, bỗng nhiên bạn sẽ thấy rằng thầy chưa
bao giờ có đấy cả.
Thầy là sự vắng mặt. Nhưng sự vắng mặt chỉ có thể thấy
được khi bạn cũng đã trở thành sự vắng mặt. Chỉ hai sự vắng
mặt mới gặp nhau. Nếu bạn hiện diện, bạn cứ phóng chiếu
lên thầy rằng thầy có đấy. Đấy chỉ là phóng chiếu của bạn,
bởi vì bản ngã của bạn không thể thấy được cái không bản
ngã. Chỉ cái tương tự mới có thể đáp ứng với cái tương tự.
Bản ngã của bạn chỉ có thể thấy bản ngã ở mọi nơi. Đó là cách bảo vệ cái ta riêng của bạn. Bất kì khi nào bạn nhìn, lập
tức bạn phóng chiếu bản ngã. Cho nên ngay thầy cũng giống
như một ai đó, một bản ngã nào đó. Và bạn sẽ tìm ra cách
thức và phương tiện để chứng minh cho mình rằng thầy cũng
là một bản ngã. Việc hợp lí hoá của bạn có thể hoàn toàn
logic, nhưng tôi nói chúng ngớ ngẩn, bởi vì bạn không thể
thấy hiện tượng của không có bản ngã như bạn đang hiện
hữu. Buông xuôi, bỗng nhiên bạn sẽ thấy rằng thầy không có
đó. Nếu bạn buông xuôi ngay khoảnh khắc này bạn sẽ thấy
cái ghế này trống rỗng. Con người này đang ngồi nói với bạn
không ở đây. Con người này chỉ là sự trống rỗng. Nhưng chỉ
sự vắng mặt mới làm cho bạn có khả năng thấy được sự vắng
mặt này.
Mối quan hệ không thể tồn tại về phần thầy. Nếu nó tồn
tại, người đó không phải là thầy chút nào - ông ta vẫn còn có
đó. Ông ta không thể hướng dẫn bạn, ông ta chỉ có thể dẫn
sai đường cho bạn. Giáo huấn có thể hay nhưng ông ta sẽ
hướng dẫn sai cho bạn, bởi vì bất kì điều gì ông ta làm - tôi
nói bất kì điều gì, vô điều kiện - đều sẽ sai. Vấn đề không
phải là điều này sai còn điều kia đúng. Bất kì cái gì phát xuất
từ bản ngã cũng đều sai. Nó có thể đức hạnh, nó có thể phi
bạo lực, nó có thể là tình yêu - nhưng bất kì cái gì bắt nguồn
từ bản ngã cũng đều sai. Bản ngã xuyên tạc mọi thứ. Bản ngã
là kẻ xuyên tạc lớn nhất.
Nếu thầy yêu bạn và bản ngã có đó, tình yêu của ông ấy
sẽ trở thành sở hữu. Ông ấy sẽ phá huỷ bạn, ông ấy sẽ giết
chết bạn. Mối quan hệ sẽ bị đầu độc. Quan hệ tình yêu thông
thường sẽ có đó. Ông ta sẽ không cho phép bạn được đến với
thầy khác. Ông ta sẽ tranh đấu, ông ta sẽ tạo ra rào chắn để
cho bạn không thể rời xa ông ta - bởi vì ông ta phụ thuộc vào
bạn, bản ngã của ông ta phụ thuộc vào bạn.
Thầy, nếu còn bản ngã, không thể tồn tại mà không có
tín đồ. Tín đồ là cần để nuôi dưỡng. Đám đông càng lớn thầy
càng cảm thấy dễ chịu hơn. Nếu mọi người rời bỏ ông ta,
ông ta đơn giản sẽ chết. Thế thì bản ngã bị tổn thương. Cho
nên cái gọi là thầy ấy cứ tranh đấu, cạnh tranh với cái gọi là
thầy khác. Điều đó trở thành cái chợ. Toàn bộ sự cạnh tranh
của bãi chợ bước vào.
Nếu thầy có bản ngã, điều đó có nghĩa là ông ta không
thực là thầy - chỉ giả vờ. Thế thì từ bi của ông ấy sẽ chỉ là từ
bi nhân danh. Ông ta sẽ độc ác, ông ta sẽ hành hạ bạn - tất
nhiên, theo cách mà bạn cảm thấy sự hành hạ này là kỉ luật.
Ông ta sẽ buộc bạn phải làm những điều đau đớn và không
cần thiết, nhưng ông ta tận hưởng đau đớn đó. Ông ta sẽ hợp
lí hoá nó. Ông ta sẽ nói: nhịn ăn, vì nếu không nhịn ăn, con
không thể đạt tới được. Và khi bạn nhịn ăn, bạn bị hành hạ,
ông ta sẽ sung sướng. Từ bi của ông ta chỉ là độc ác được
che dấu. Nhân danh từ bi, ông ta là kẻ bạo ác. Hành hạ, ông
ta sẽ cảm thấy sung sướng. Nhìn vào bạn, thấy bạn buồn bã,
bị hành hạ, chán nản, ông ta sẽ nói: Vairagya đã thắng - bạn
đã trở thành không gắn bó.
Bạn càng buồn, ông ta sẽ càng sung sướng. Nếu ông ta
nhận ra nụ cười trên khuôn mặt bạn, ông ta sẽ lên án nó ngay
lập tức. Nếu ông ta cảm thấy bạn đang có phúc lạc, lập tức
ông ta sẽ tìm ra cái gì đó đi sai, bởi vì làm sao bạn có thể
được phúc lạc trong thế giới này, trong thế giới sai trái này?
Làm sao bạn có thể hạnh phúc được? Cuộc sống là khổ. Làm
sao bạn có thể cực lạc được? Thế thì bạn phải tận hưởng
những ý nghĩa đó ở đâu đó, bằng cách nào đó. Nếu bạn còn
trông trẻ trung và tươi tắn, sinh động, thế thì bạn còn quá
nhiều gắn bó với thân thể. 

Ông ta sẽ bắt đầu phá huỷ thân thể bạn. Ông ta là kẻ bạo
ác và là kẻ bạo ác rất tinh vi, còn tinh vi hơn cả Hitler hay
Mussolini - bởi vì chúng giết người ngay lập tức, cách giết
người của chúng đơn giản. Nhưng con người này sẽ giết bạn,
nhưng trong nhiều khoảnh khắc - dần dần, dần dần. Đi khắp
đất nước này mà xem: bạn sẽ thấy nhiều người đang giết
người khác.
Và nhớ: ông ta có thể giết bạn chỉ nếu ông ta cũng tự tử,
bằng không thì không có chuyện ấy được. Nếu ông ta thích
ăn ngon, ông ta không thể buộc bạn nhịn ăn được - không thể
được. Nếu ông ta sống trong nhà đẹp, ông ta không thể bảo
bạn sống trong lều, trong nhà tranh. Cho nên điều này tuyệt
đối logic: nếu ông ta muốn phá huỷ bạn, ông ta sẽ phải phá
huỷ chính mình. Ông ta càng tự hành hạ mình, ông ta càng
kiểm soát việc hành hạ bạn. Ông ta sẽ nhịn ăn, ông ta sẽ tự
huỷ hoại bản thân mình. Và ông ta càng huỷ hoại bản thân
mình, ông ta càng siết chặt cổ bạn. Bây giờ ông ta có thể
nghiền nát bạn hoàn toàn và nghiền nát với ý thức rõ rệt.
Đây là một hiện tượng. Với thầy giả, với thầy đầy bản
ngã, bất kì cái gì xảy ra cũng đều sai; kỉ luật của ông ta trở
nên bạo ác, cuộc đời riêng của ông ta trở thành bạo chúa,
toàn bộ hiện hữu ông ta trở thành huỷ diệt. Bản ngã mang
tính huỷ diệt. Thế thì mối quan hệ có thể tồn tại. Với thầy
giả, mối quan hệ có thể tồn tại, bởi vì về phần thầy cũng có
bản ngã, và bản ngã muốn tạo quan hệ. Bản ngã không thể
tồn tại không quan hệ.
Nhưng nếu có thầy thực, quan hệ chỉ tồn tại ở phần đệ
tử. Bạn yêu thầy. Bạn vâng lời thầy. Thầy không bận tâm tới
vâng lời của bạn. Thầy không bận tâm tới tình yêu của bạn.
Điều đó không có nghĩa là thầy không quan tâm. Thầy chăm
nom vô hạn, nhưng không ai có thể có quan hệ. Chăm nom
của thầy là tự nhiên - giống như nước chảy xuống, chăm
nom của thầy cũng chảy xuống bạn. Cho dù bạn không có
đó, chăm nom của thầy vẫn cứ tuôn chảy.
Dù cái gì chăng nữa tôi vẫn ở đây với bạn, khi bạn không
ở đây, tôi vẫn thế, sự hiện hữu tôi vẫn cứ tuôn chảy theo
cùng cách. Khi không ai có đó tôi vẫn thế. Khi bạn có đó tôi
vẫn thế. Nếu tôi thay đổi thế thì bản ngã có đó, bởi vì bản
ngã tồn tại trong quan hệ. Khi bạn đến, bản ngã đến theo, trở
nên hoạt động và sống động. Khi bạn đi, bản ngã trở nên lười
biếng, rơi vào giấc ngủ. Thế thì có sự thay đổi.
Cùng bạn hay không cùng bạn, sự trống rỗng của tôi vẫn
thế. Chăm nom vẫn cứ tuôn chảy. Tình yêu vẫn cứ tuôn
chảy. Không có người yêu. Tôi không thể chọn yêu hay
không yêu. Nếu tôi có thể chọn, thế thì tôi có đó. Quan hệ
tồn tại về phần bạn, và nó sẽ còn tiếp tục tồn tại chừng nào
bạn chưa buông xuôi.
Cho nên buông xuôi là quan hệ lớn nhất và sâu sắc nhất -
và cũng là kết thúc của quan hệ. Nếu bạn buông xuôi bạn đã
đi tới quan hệ sâu sắc nhất có thể có. Bên ngoài việc đó,
quan hệ biến mất. Buông xuôi, bạn không còn nữa; còn thầy
thì chưa bao giờ có đó. Hai không gian trống rỗng không thể
là hai. Bạn không thể vẽ được đường phân chia giữa hai
không gian trống rỗng. Bạn không thể tạo ra biên giới quanh
cái trống rỗng. Hai cái trống rỗng trở thành một, và quan hệ
không thể tồn tại - bởi vì với quan hệ, hai là cần.
Cho nên vào khoảnh khắc cuối của buông xuôi - cố hiểu
việc này - vào khoảnh khắc cuối của buông xuôi, quan hệ lớn
nhất có thể có sẽ tồn tại. Quan hệ thân mật nhất, sâu sắc nhất
tồn tại - tất nhiên, về phần bạn. Khoảnh khắc tiếp, khi bạn đã
buông xuôi, mọi thứ đã biến mất. Bây giờ không thầy không
đệ tử. Và bây giờ cả thầy lẫn đệ tử đều có thể cười to. Họ có thể cười vỡ bụng. Họ có thể phá lên cười ầm ĩ về toàn bộ
những điều vô nghĩa vừa mới có ở ngay khoảnh khắc trước.
Nỗ lực để giúp đỡ, nỗ lực để nhận giúp đỡ, việc buông
xuôi, cuộc vật lộn thường xuyên của bản ngã không chịu
buông xuôi, mọi điều giải thích, mọi giáo huấn - toàn bộ mọi
thứ trở thành ngớ ngẩn. Nhiều, nhiều kiếp sống của bạn trở
thành tựa mơ. Và bây giờ bạn có thể cười, bởi vì bạn có thể
tỉnh thức mọi lúc. Bạn có thể đã trở thành chứng ngộ, bạn có
thể thoát ra khỏi mơ của mình bất kì khoảnh khắc nào trong
bất kì kiếp sống nào.
Một khi bạn đạt tới chứng ngộ này... bởi vì buông xuôi là
một khía cạnh, chứng ngộ là mặt kia của đồng tiền. Nó là
cùng một cánh cửa. Khi bạn đi vào, trên một cánh cửa viết:
Buông xuôi. Khi bạn bước vào và nhìn lại, phía bên kia cửa
viết: Chứng ngộ. Vẫn trên cùng một cánh cửa! Từ một phía
đó là lối vào; phía bên kia là lối ra. Đó là lí do tại sao có
nhiều nhấn mạnh tới buông xuôi đến thế - samarpan.
Quan hệ rất phức tạp, bởi vì chỉ một bên tồn tại. Phía bên
kia không có đó. Cho nên mọi trò chơi với thầy đều thực sự
chỉ là trò chơi của bạn. Bạn đang chơi, đó là trò chơi về lòng
kiên nhẫn. Phía bên kia đơn giản quan sát bạn chơi. Bạn thay
đổi chiến thuật, bạn thử cách này rồi cách khác. Bạn thử
nhiều cách, nhưng không cần thiết, bởi vì nỗ lực duy nhất sẽ
có ích là buông xuôi. Mọi nỗ lực khác đều chỉ để chuẩn bị
cho bạn đi đến khoảnh khắc nhận ra khi nào bạn thấy toàn bộ
ngớ ngẩn của mọi nỗ lực và đơn giản vứt bỏ nó.
Có nhiều kĩ thuật được dùng. Những kĩ thuật đó không
thực sự có ích lắm. Chúng chỉ có ích để giúp cho bạn nhận ra
rằng bạn phải buông xuôi. Chúng sẽ đơn giản chứng tỏ sự
vô ích của mọi nỗ lực. Nhưng bạn đang chơi trò chơi. Bạn cứ
thay đổi chiến thuật. Bản ngã sử dụng mọi kiểu mưu lược -
đối với bản ngã đó là vấn đề sống và chết. Nó sẽ lừa dối bạn,
nó sẽ liên tục lừa dối bạn. Và bản ngã là nhà duy lí hoàn hảo.
Khi nó lừa dối nó nêu cho bạn lí do. Bạn không thể tranh
biện với nó, và nếu bạn cố gắng tranh luận bạn sẽ thất bại.
Do đó mới có uy quyền tối cao của tin tưởng và đức tin. Chỉ
với niềm tin người ta mới có thể buông xuôi, và chỉ với niềm
tin người ta mới có thể đạt tới tột đỉnh của sự tồn tại, tới cực
đỉnh của phúc lạc.
Ở phương Tây một trong những nhà tâm lí học sâu sắc
nhất thế kỉ này là Abraham Maslow. Toàn bộ cuộc đời ông
dành cho nghiên cứu quanh hiện tượng về kinh nghiệm tột
đỉnh. Ông cống hiến toàn bộ cuộc đời cho hiện tượng về một
số kinh nghiệm mà ông gọi là tột đỉnh, tối thượng, chung
cuộc - chứng ngộ của Phật, hay vô thức chói lọi của
Ramakrishna, hay cực lạc của Meera, Bohme, Eckhart - tột
đỉnh, nơi cao nhất có thể xảy ra cho tâm thức con người.
Thử thăm dò vào trong hiện tượng này, Maslow trở nên
nhận biết rằng có hai kiểu người. Một kiểu người ông gọi là
người trên đỉnh; kiểu kia ông gọi là người phi đỉnh. Người
trên đỉnh là những người đã sẵn sàng, cởi mở và dễ đón
nhận; người phi đỉnh là những người bị thuyết phục rằng
không kinh nghiệm tột đỉnh nào là có thể có. Trong những
người phi đỉnh ông kể cả các nhà khoa học, nhà duy lí, nhà
logic học, nhà duy vật, nhà kinh doanh, chính khách - các
kiểu người thực hành, cái gọi là những người thực hành, đối
với họ mục đích là vô nghĩa; họ là người hướng phương tiện.
Những người này tạo ra các bức tường xung quanh họ, và
bởi vì những bức tường đó mà họ không thể có bất kì cực lạc
nào. Khi họ không thể có bất kì cực lạc nào, quan điểm
nguyên thuỷ của họ được xác nhận. Thế thì họ lại tạo ra
nhiều bức tường hơn, và điều đó trở thành cái vòng luẩn
quẩn. 

Có những người trên đỉnh... Nhà thơ, vũ công, nhạc sĩ,
người điên, người phiêu lưu phi thực tế - đó là những người
trên đỉnh. Họ không bận tâm, họ không tranh biện với tâm trí
của mình - họ đơn giản cho phép mọi việc xảy ra. Và thế thì
thậm chí trong cuộc sống đời thường đôi khi những cực đỉnh
nào đó được đạt tới.
Tôi đã nghe nói về một nhà phân tâm học người đang
được một nhà phân tâm học khác phân tích. Nhà phân tâm
thứ nhất, người đang được phân tích, đi nghỉ. Từ nơi nghỉ
người đó gửi bức điện tín cho người kia, nói: tôi cảm thấy rất
hạnh phúc - tại sao?
Kiểu người này không thể chấp nhận ngay cả hạnh phúc.
Họ sẽ hỏi: Tại sao? Tại sao tôi lại cảm thấy hạnh phúc? Phải
có điều gì sai. Họ có khái niệm rằng hạnh phúc là không thể
có.
Nhà tâm lí học vĩ đại Freud nói rằng hạnh phúc là không
thể có cho con người. Ông nói chính cấu trúc tâm trí con
người là sao cho hạnh phúc không thể có được; nhiều nhất
bạn chỉ có thể có bất hạnh dung thứ được. Nếu đây là thái độ
- và Freud đã tự thuyết phục mình, ông đã tự củng cố mình
bằng đủ loại luận cứ - nếu đây là khái niệm, quan niệm, ý
tưởng rằng hạnh phúc là không thể có được, thế thì bạn bị
đóng kín. Thế thì hạnh phúc sẽ không thể có cho bạn. Và khi
nó là không thể có, khái niệm nguyên thuỷ của bạn lại được
làm mạnh thêm nữa, rằng bạn đúng. Thế thì càng ít có khả
năng cho hạnh phúc. Thế rồi khái niệm nguyên thuỷ của bạn
lại được làm mạnh thêm nữa, và rồi lại càng ít khả năng cho
hạnh phúc hơn. Cuối cùng một khoảnh khắc sẽ tới khi bạn
nói rằng bất hạnh là khả năng duy nhất.
Đệ tử nên là người trên đỉnh... và sự cởi mở lớn nhất sẽ
tới cùng với buông xuôi. Nhưng người trên đỉnh nên có gì?
Người đó nên cấu trúc tâm trí mình ra sao để người đó cởi
mở? Ít lập luận đi, nhiều tin cậy vào; ít thực tế đi, nhiều
phiêu lưu vào; ít văn xuôi, nhiều thơ ca. Phi logic đi; nếu
không hạnh phúc sẽ không dành cho bạn.
Logic là kẻ thù. Logic sẽ chứng minh rằng cuộc sống là
khổ. Logic sẽ chứng minh rằng không có ý nghĩa. Logic sẽ
chứng minh rằng không có Thượng đế. Logic sẽ chứng minh
rằng không có khả năng cho bất kì cực lạc nào. Logic sẽ
chứng minh rằng cuộc sống chỉ là điều ngẫu nhiên, và trong
cái ngẫu nhiên này không có khả năng nào hết. Giữa sinh và
chết, nhiều nhất nếu bạn có thể xoay xở được theo cách nào
đó để tồn tại, thế là đủ.
Logic là tự tử. Nếu bạn đi với nó, cuối cùng nó sẽ cho
bạn chìa khoá để ra khỏi cuộc đời. Cuối cùng nó sẽ nói rằng
tự tử là bước logic nhất cần phải thực hiện, bởi vì cuộc sống
là vô nghĩa. Bạn đang làm gì ở đây, cứ lặp đi lặp lại các việc
thường lệ thế? Buổi sáng dậy khỏi giường - chẳng cần thiết,
vì ngày nào bạn cũng dậy mà chẳng có gì xảy ra cả. Vậy tại
sao hôm nay lại phải dậy nữa? Và thế rồi ăn sáng - bạn vẫn
ăn sáng cả đời, và chẳng có gì xảy ra về nó. Thế rồi đọc báo,
đi tới văn phòng, lại quay về nhà, lại làm toàn những việc vô
nghĩa! Và thế rồi lại ăn, thế rồi đi ngủ, thế rồi sáng hôm sau
lại thế... vòng tròn luẩn quẩn, chẳng dẫn đến đâu, đi trong
đường mòn. Nếu bạn thực sự logic, tâm trí bạn sẽ nói: Tự tử
quách đi cho rồi! Tại sao kéo dài toàn bộ điều vô nghĩa này?
Logic dẫn tới tự tử; niềm tin dẫn tới cuộc sống tối cao.
Và niềm tin thì phi logic - nó không hỏi, nó không tranh
biện, nó đơn giản đi vào cái chưa biết, nó thử để kinh
nghiệm. Kinh nghiệm là cách biện minh duy nhất cho người
có niềm tin. Người đó sẽ thử nếm trải nó, người đó sẽ thử
kinh nghiệm nó. Không kinh nghiệm người đó không nói điều gì. Người đó sẽ không quyết định, người đó sẽ còn để
mở.
Từ một bước, rồi bước nữa, bước nữa, niềm tin dẫn bạn
tới buông xuôi - bởi vì bạn càng thử với niềm tin bạn càng
hiểu biết, bạn càng kinh nghiệm nhiều hơn. Cuộc đời của bạn
trở nên mãnh liệt. Mỗi bước đều nói với bạn: Vượt ra ngoài
nó, còn nhiều điều được dấu kín ở bên kia. Bên kia trở thành
mục đích. Siêu việt lên mọi thứ và đi sang bên kia. Và cuộc
sống trở thành cuộc phiêu lưu, việc khám phá liên tục về
điều chưa biết. Thế thì thêm niềm tin cậy lại được tạo nên.
Khi mọi bước dẫn tới cái chưa biết đem lại cho bạn
thoáng nhìn phúc lạc, khi mọi bước dẫn tới điên khùng đem
lại cho bạn hình thái cực lạc cao hơn, khi mọi bước dẫn tới
cái chưa biết giúp cho bạn nhận ra rằng cuộc sống không chỉ
bao gồm tâm trí, nó là hiện tượng tổ chức toàn bộ, toàn bản
thể bạn đều được cần tới và được vẫy mời - thế thì dần dần
bản thể bên trong của bạn trở nên được thuyết phục. Và đó
không phải là thuyết phục logic, đó là kinh nghiệm của bạn,
đó là thực nghiệm; hay bạn có thể nói đó là sự tồn tại, không
phải là trí năng - đó là toàn bộ. Thế thì một thời điểm sẽ tới
khi bạn có thể buông xuôi.
Buông xuôi là bạo dạn lớn nhất. Buông xuôi nghĩa là gạt
tâm trí hoàn toàn sang một bên. Buông xuôi có nghĩa phát
điên. Tôi nói buông xuôi có nghĩa phát điên, bởi vì tất cả
những người sống trong logic và trong tâm trí sẽ coi bạn đã
phát điên. Đối với tôi đấy không phải là điên khùng. Với tôi,
điên khùng, kiểu điên khùng này, là cách sống dũng cảm duy
nhất. Đối với tôi điên khùng này là bước nhảy sâu sắc nhất.
Với tôi, điên khùng này là tất cả những gì xứng đáng để gọi
đó là một con người. Nhưng với các nhà logic tin cậy của
bạn sẽ tựa như điên khùng. Đây là một trong những hiện
tượng cần phải được hiểu thấu rất sâu sắc.
Tất cả mọi tôn giáo vĩ đại đều nảy sinh xung quanh một
người khùng nào đó. Một Jesus là một người khùng, hoàn
toàn điên rồ. Một Phật là một người khùng. Nhưng những
người tụ tập xung quanh không phải tất cả đều điên khùng.
Nhiều người tới không phải là là người trên đỉnh, họ là các
nhà trí thức. Họ bị hấp dẫn tới Jesus và cũng tới cả Phật.
Chính sự hiện hữu Phật đến tận bây giờ vẫn có sức hấp dẫn,
tràn đầy bao nhiêu năng lượng vô hạn đến mức họ bị hấp dẫn
tới. Tâm trí họ lập luận rằng con người này đã đạt tới cái gì
đó - nhưng họ không phải là người trên đỉnh, họ là những
người phi đỉnh. Họ bị hấp dẫn đến về mặt trí tuệ. Chính hiện
tượng về một Phật và bản thể ông ấy đã trở thành một luận
chứng logic cho họ. Họ lắng nghe Phật, họ hợp lí hoá những
lời ông ấy nói, họ tạo ra siêu hình quanh chúng, thế rồi tôn
giáo được sinh ra. Tại cơ sở là một người khùng, nhưng
trong cấu trúc lại là các nhà logic. Họ là những con người
mâu thuẫn, tuyệt đối mâu thuẫn, đối lập với Phật. Họ tạo ra
tổ chức. Họ tạo ra Phật giáo và triết học.
Jesus là người khùng, thánh Paul thì không. Ông này là
nhà logic hoàn hảo. Nhà thờ do thánh Paul tạo nên, không
phải là Jesus. Toàn bộ Ki tô giáo đều được thánh Paul tạo ra,
không phải là Jesus. Và đây là một trong những điều nguy
hiểm nhất đã từng xảy ra. Không có cách nào ngăn cản được
nó. Đó là bản chất của mọi vật.
Nếu Jesus được sinh ra bây giờ, nhà thờ sẽ từ chối ông
ngay lập tức. Nhà thờ sẽ không cho phép bất kì người điên
khùng nào. Eckhart hay Bohme, nhà thờ sẽ từ chối họ - họ là
người khùng. Họ sẽ bị trục xuất khỏi tổ chức. Họ sẽ không
được chấp nhận bởi vì họ có thể chứng tỏ phá huỷ. Họ nói những điều mà, nếu mọi người lắng nghe họ và tin họ thì họ
sẽ phá huỷ toàn bộ cấu trúc, toàn bộ tổ chức.
Tôn giáo được sinh ra. Tại cơ sở là một người khùng, và
rồi nó được kế tục bởi các nhà logic, những người đối lập.
Họ tạo ra mọi tổ chức. Người trên đỉnh cho sinh thành, rồi
đứa trẻ được những người phi đỉnh nhận làm con nuôi. Cho
nên mọi tôn giáo tại cội nguồn sinh thành đều đẹp đẽ - nhưng
không bao giờ có lại lần nữa. Thế thì nó trở nên xấu xí. Thế
thì, quả thực nó trở thành phi tôn giáo.
Bất kì điều gì tôi đang nói với bạn, bạn đều may mắn -
bạn đang ở cội nguồn, đó là lí do tại sao tôi nói bạn may
mắn. Và điều xảy ra là chỉ sau hàng nghìn năm bạn mới ở
gần cội nguồn. Điều đó sẽ không như thế lại lần nữa. Ngay
cả với ý tưởng của tôi điều đó cũng không như vậy nữa. Sớm
hay muộn nhà logic sẽ bước vào, người phi đỉnh sẽ tới. Họ
nhất định tới - họ đã trên đường rồi. Họ sẽ hệ thống hoá mọi
điều, họ sẽ phá huỷ mọi thứ. Và thế thì cơ hội sẽ bị lỡ. Thế
thì nó sẽ là một điều chết. Ngay bây giờ nó đang sống động
và bạn đang gần cội nguồn. Đó là lí do tại sao tôi nói bạn
may mắn.
Trong tâm trí của bạn cả hai khả năng đều có đó - người
trên đỉnh và người phi đỉnh. Nếu bạn cho phép người trên
đỉnh của mình, bạn sẽ buông xuôi. Nếu bạn cho phép người
phi đỉnh của mình, thế thì bạn sẽ lắng nghe tôi, tranh cãi về
nó, hợp lí hoá nó, triết lí nó. Thế thì hoặc bạn bị tôi thuyết
phục, hoặc không bị tôi thuyết phục. Nếu bạn bị thuyết phục,
bạn sẽ quanh quẩn bên tôi. Nếu bạn không bị thuyết phục,
bạn sẽ bỏ đi. Nhưng cả hai trường hợp bạn đều bỏ lỡ. Dù bạn
quanh quẩn bên tôi hay bỏ đi, chẳng can hệ gì.
Nếu bạn cố gắng để được thuyết phục về mặt trí tuệ thì
bạn đã lỡ. Điều này có thể làm được khi tôi chết. Ngay bây
giờ cái gì đó khác là có thể và có thể được thực hiện - và đó
là: cho phép người trên đỉnh của bạn, cho phép linh hồn tin
cậy của bạn phiêu lưu. Đừng làm cho nó thành lập luận bên
trong bạn. Làm nó thành bước nhảy. Cội nguồn hiếm khi xảy
ra, và rất ít người có thể tận dụng được. Điều này đã từng
bao giờ cũng như vậy; điều này bao giờ cũng sẽ như vậy.
Xung quanh Jesus chỉ còn vài người; xung quanh Phật chỉ
còn vài người. Và thế rồi trong nhiều thế kỉ họ kêu, họ khóc.
Khi Phật sắp chết nhiều người kêu khóc. Chỉ có vài
người ngồi một cách phúc lạc xung quanh - chỉ có vài người.
Đó là những người trên đỉnh, người ngồi một cách phúc lạc;
họ đã trở thành một với cội nguồn. Họ đã trở thành một với
Phật; đệ tử và thầy đã biến mất từ lâu và bây giờ không có
cái chết xảy ra. Chỉ vài người - một Mahakashyapa, một
Sariputta, đang ngồi im lặng, tận hưởng. Ngay cả Anada, đại
đệ tử của Phật cũng kêu khóc.
Phật mở mắt và nói: Sao ông lại khóc, Ananda?
Ananda nói: Trong bao nhiêu, bao nhiêu năm tôi ở cùng
thầy mà tôi đã bỏ lỡ cơ hội, nay thì thầy sắp không còn nữa.
Điều gì sẽ xảy ra cho tôi bây giờ? Thầy đã có đó mà tôi
không thể đạt tới. Bây giờ thầy sẽ không còn ở đây. Điều gì
sẽ xảy ra cho tôi đây? Bây giờ tôi sẽ phải vẩn vơ bao nhiêu
kiếp nữa?
Ngay cả khi cội nguồn có sẵn cho bạn, bạn vẫn có thể bỏ
lỡ. Bạn có thể bỏ lỡ bởi vì không buông xuôi. Buông xuôi đi
và phần còn lại tôi sẽ lo cho.

Osho kính yêu,
Trước khi thầy bắt đầu nói chuyện, thầy mỉm cười.
Khi thầy bắt đầu nói, nụ cười thầy biến mất và thầy
không mỉm cười lại chừng nào thầy chưa kết thúc.
Thầy có thể nói cho chúng tôi về điều đó không?

Điều đó có liên quan đấy, bởi vì nói là một hoạt động
cực nhọc và vô ích đến thế. Nó phải được làm bởi vì chẳng
còn cách nào khác để đưa bạn tới cái im lặng đang tồn tại
trong tôi. Bạn sẽ không lắng nghe nó; bạn chỉ có thể lắng
nghe lời nói. Cho nên tôi mỉm cười khi tôi bắt đầu nói,
nhưng khi tôi đang nói, khó mỉm cười được. Đấy là một nỗ
lực cực nhọc và vô ích để nói một điều gì đó vốn không thể
nói được, để kể về cái gì đó vốn không thể kể được, để tiếp
tục chỉ ngón tay liên tục lên mặt trăng mà vốn không thể chỉ
được. Nhưng chẳng còn cách nào khác, cho nên tôi phải tiếp
tục nói.
Dần dần bạn sẽ trở nên có khả năng lắng nghe điều
không lời, không tiếng. Dần dần bạn sẽ trở nên có khả năng
lắng nghe khi tôi không nói. Thế thì sẽ không có nhu cầu...
thế thì tôi sẽ mỉm cười liên tục. Cho nên khi tôi kết thúc, tôi
lại mỉm cười lần nữa - hết hành hạ rồi!
Osho kính yêu,
Thầy đã nói: Phải hàng nghìn và hàng nghìn năm
mới có cơ hội tới trái đất này.
Và thầy cũng đã nói: Thời đại này cũng giống như
mọi thời đại khác.
Thầy đã nói: Buông xuôi theo tảng đá và sự việc sẽ
xảy ra.
Và thầy đã nói: Điều cơ bản khi dấn bước vào con
đường nguy hiểm này là phải có hướng dẫn của một
thầy thực sự.
Thầy đã nói: Buông xuôi và tôi sẽ lo phần còn lại.
Và thầy lại nói: Ta chẳng làm gì cả.
Đối với chúng tôi ở đây và bây giờ, và đối với những
người ở phương Tây, những người sẽ đọc những lời
này, xin thầy nói cho chúng tôi thêm đôi điều về hiện
tượng thầy/đệ tử.

Tôi tự mâu thuẫn và tôi làm việc đó một cách có chủ ý.
Chân lí là vô hạn đến mức, vĩ đại đến mức không phát biểu
bộ phận nào có thể hàm chứa được nó; điều đối lập phải
được bao hàm ngay tức khắc. Cái toàn thể bao giờ cũng mâu
thuẫn, chỉ bộ phận mới có thể nhất quán - bởi vì cái toàn thể
phải xem xét cả cái đối lập nữa. Cái đối lập vẫn có đó. Nó
vẫn tồn tại.
Các triết gia có thể nhất quán bởi vì hiểu biết của họ là
bộ phận. Họ có thể gọn gàng và ngăn nắp, họ có thể đảm
đương được tính logic. Tôi không thể đảm đương được điều
đó, bởi vì nếu tôi cố gắng nhất quán, ngay lập tức toàn bộ
mọi việc trở thành không đúng. Cái đối lập phải được tham
gia vào, cái đối lập phải được hấp thu.
Chẳng hạn, khi tôi nói: Buông xuôi và tôi sẽ lo phần còn
lại, đây mới là một phần. Và tại sao tôi lại nói điều đó? Tôi
nói điều đó để bạn có thể buông xuôi hoàn toàn. Nếu bạn có
thể cảm thấy điều này và tin cậy điều này, rằng phần còn lại
sẽ được thực hiện, buông xuôi của bạn có thể hoàn toàn.
Nếu bạn còn sợ, còn chưa tin, thế thì thậm chí sau khi
buông xuôi bạn sẽ phải làm cái gì đó, việc buông xuôi này
không thể là hoàn toàn được. Nếu sau khi buông xuôi bạn
vẫn phải làm cái gì đó, thế thì bạn phải giữ lại bản thân mình,
bạn phải cầm lại - buông xuôi không thể là toàn bộ. Và khi
buông xuôi không toàn bộ thì nó không phải là buông xuôi
chút nào. Buông xuôi chỉ có thể là toàn bộ, bạn không thể
buông xuôi một phần. Bạn không thể nói: tôi buông xuôi một nửa - bởi vì một nửa đã được giữ lại sẽ chống lại việc buông
xuôi. Nó chỉ có thể được duy trì chống lại nó.
Cho nên buông xuôi chỉ có thể là toàn bộ. Cũng giống
như một vòng tròn, một vòng tròn hình học. Nó không thể là
một nửa; bạn không thể vẽ ra nửa vòng tròn. Nếu bạn vẽ nó
ra bạn không thể gọi nó là vòng tròn được. Vòng tròn phải
hoàn chỉnh. Một nửa, thế thì nó là cái gì đó khác, không phải
là vòng tròn chút nào. Buông xuôi chỉ có thể là toàn bộ. Nó
cũng là vòng tròn, vòng tròn tâm linh. Bạn buông xuôi từ đầu
cuối tới đầu cuối. Không còn gì bỏ lại phía sau.
Để giúp làm rõ điều này, tôi nói: Buông xuôi đi, và phần
còn lại tôi sẽ làm. Điều nhấn mạnh là tôi sẽ làm - bạn đơn
giản buông xuôi - là để làm cho việc buông xuôi của bạn là
toàn bộ. Nhưng tôi biết rằng nếu bạn đã buông xuôi, chẳng
cần phải làm gì nữa cả, thậm chí cả phần tôi. Buông xuôi bản
thân nó là toàn bộ một việc, không cần gì khác nữa. Chính
hiện tượng buông xuôi là đủ. Không cần thêm giúp đỡ nào
nữa. Mọi thứ sẽ được thực hiện bởi bản thân việc buông
xuôi. Buông xuôi có nghĩa là bạn không còn nữa, buông xuôi
nghĩa là bản ngã đã bị vứt bỏ. Buông xuôi nghĩa là bây giờ
trung tâm đã giải tán; bạn tồn tại nhưng không có trung tâm.
Nếu không có trung tâm, chẳng cái gì cần bảo vệ; bức tường
sẽ tự vứt bỏ nó. Nếu không có ai, toàn bộ cấu trúc phòng vệ
của bạn biến dần đi; nó trở thành vô ích. Bạn trở thành
không gian mở.
Không gian mở này sẽ làm mọi thứ, tính mở này sẽ làm
mọi điều. Thượng đế sẽ xuyên qua bạn không bị ngăn trở gì.
Thượng đế có thể đi qua bạn, vào và ra - không ai tạo ra bất
kì rào chắn nào. Buông xuôi, bạn trở thành để mở cho các
lực thiêng liêng. Mọi thứ xảy ra tự phát sau đó.
Vấn đề là buông xuôi. Sau khi buông xuôi không còn
vấn đề gì nữa. Cho nên tôi cũng chẳng cần để giúp bạn.
Chẳng cái gì cần cả. Đó là lí do tại sao tôi cứ mâu thuẫn với
chính mình và tôi nói tôi chẳng làm gì cả. Không có nhu cầu!
Bây giờ bạn có thể nhìn vào cái toàn thể.
Nếu tôi nói tôi sẽ không làm, tôi không thể làm được
điều gì, không có nhu cầu - nếu tôi chỉ nói thế, thì việc
buông xuôi của bạn sẽ không thể có được. Bạn sẽ sợ - một
mình, đi vào cái chưa biết, không ai giúp đỡ, không ai hướng
dẫn, và người này nói: tôi không định làm gì cả - làm sao bạn
có thể buông xuôi toàn bộ được? Điều đó sẽ khó cho bạn.
Nếu tôi chỉ nói rằng tôi sẽ làm mọi thứ không mâu thuẫn với
nó, điều đó sẽ không đúng, vì, quả thực, tôi không định làm
gì cả. Cho nên phải làm gì bây giờ? Làm sao nói cái toàn thể
này? Chỉ có một cách, mâu thuẫn một cách nhất quán.
Quan hệ thầy và đệ tử là hiện tượng rất phức tạp - theo
cách này thì rất đơn giản, theo cách khác lại rất phức tạp. Nó
đơn giản bởi vì quan hệ chỉ tồn tại về phần đệ tử. Về phần
thầy không có quan hệ, bởi vì thầy không tồn tại. Thầy
không có đó. Thầy là không ai cả. Đối với bạn dường như là
thầy có đấy. Dáng vẻ này cứ còn mãi chừng nào bạn còn
chưa buông xuôi. Một khi bạn buông xuôi, một khi bạn trở
thành vô hiện hữu, bỗng nhiên bạn sẽ thấy rằng thầy chưa
bao giờ có đấy cả.
Thầy là sự vắng mặt. Nhưng sự vắng mặt chỉ có thể thấy
được khi bạn cũng đã trở thành sự vắng mặt. Chỉ hai sự vắng
mặt mới gặp nhau. Nếu bạn hiện diện, bạn cứ phóng chiếu
lên thầy rằng thầy có đấy. Đấy chỉ là phóng chiếu của bạn,
bởi vì bản ngã của bạn không thể thấy được cái không bản
ngã. Chỉ cái tương tự mới có thể đáp ứng với cái tương tự.
Bản ngã của bạn chỉ có thể thấy bản ngã ở mọi nơi. Đó là cách bảo vệ cái ta riêng của bạn. Bất kì khi nào bạn nhìn, lập
tức bạn phóng chiếu bản ngã. Cho nên ngay thầy cũng giống
như một ai đó, một bản ngã nào đó. Và bạn sẽ tìm ra cách
thức và phương tiện để chứng minh cho mình rằng thầy cũng
là một bản ngã. Việc hợp lí hoá của bạn có thể hoàn toàn
logic, nhưng tôi nói chúng ngớ ngẩn, bởi vì bạn không thể
thấy hiện tượng của không có bản ngã như bạn đang hiện
hữu. Buông xuôi, bỗng nhiên bạn sẽ thấy rằng thầy không có
đó. Nếu bạn buông xuôi ngay khoảnh khắc này bạn sẽ thấy
cái ghế này trống rỗng. Con người này đang ngồi nói với bạn
không ở đây. Con người này chỉ là sự trống rỗng. Nhưng chỉ
sự vắng mặt mới làm cho bạn có khả năng thấy được sự vắng
mặt này.
Mối quan hệ không thể tồn tại về phần thầy. Nếu nó tồn
tại, người đó không phải là thầy chút nào - ông ta vẫn còn có
đó. Ông ta không thể hướng dẫn bạn, ông ta chỉ có thể dẫn
sai đường cho bạn. Giáo huấn có thể hay nhưng ông ta sẽ
hướng dẫn sai cho bạn, bởi vì bất kì điều gì ông ta làm - tôi
nói bất kì điều gì, vô điều kiện - đều sẽ sai. Vấn đề không
phải là điều này sai còn điều kia đúng. Bất kì cái gì phát xuất
từ bản ngã cũng đều sai. Nó có thể đức hạnh, nó có thể phi
bạo lực, nó có thể là tình yêu - nhưng bất kì cái gì bắt nguồn
từ bản ngã cũng đều sai. Bản ngã xuyên tạc mọi thứ. Bản ngã
là kẻ xuyên tạc lớn nhất.
Nếu thầy yêu bạn và bản ngã có đó, tình yêu của ông ấy
sẽ trở thành sở hữu. Ông ấy sẽ phá huỷ bạn, ông ấy sẽ giết
chết bạn. Mối quan hệ sẽ bị đầu độc. Quan hệ tình yêu thông
thường sẽ có đó. Ông ta sẽ không cho phép bạn được đến với
thầy khác. Ông ta sẽ tranh đấu, ông ta sẽ tạo ra rào chắn để
cho bạn không thể rời xa ông ta - bởi vì ông ta phụ thuộc vào
bạn, bản ngã của ông ta phụ thuộc vào bạn.
Thầy, nếu còn bản ngã, không thể tồn tại mà không có
tín đồ. Tín đồ là cần để nuôi dưỡng. Đám đông càng lớn thầy
càng cảm thấy dễ chịu hơn. Nếu mọi người rời bỏ ông ta,
ông ta đơn giản sẽ chết. Thế thì bản ngã bị tổn thương. Cho
nên cái gọi là thầy ấy cứ tranh đấu, cạnh tranh với cái gọi là
thầy khác. Điều đó trở thành cái chợ. Toàn bộ sự cạnh tranh
của bãi chợ bước vào.
Nếu thầy có bản ngã, điều đó có nghĩa là ông ta không
thực là thầy - chỉ giả vờ. Thế thì từ bi của ông ấy sẽ chỉ là từ
bi nhân danh. Ông ta sẽ độc ác, ông ta sẽ hành hạ bạn - tất
nhiên, theo cách mà bạn cảm thấy sự hành hạ này là kỉ luật.
Ông ta sẽ buộc bạn phải làm những điều đau đớn và không
cần thiết, nhưng ông ta tận hưởng đau đớn đó. Ông ta sẽ hợp
lí hoá nó. Ông ta sẽ nói: nhịn ăn, vì nếu không nhịn ăn, con
không thể đạt tới được. Và khi bạn nhịn ăn, bạn bị hành hạ,
ông ta sẽ sung sướng. Từ bi của ông ta chỉ là độc ác được
che dấu. Nhân danh từ bi, ông ta là kẻ bạo ác. Hành hạ, ông
ta sẽ cảm thấy sung sướng. Nhìn vào bạn, thấy bạn buồn bã,
bị hành hạ, chán nản, ông ta sẽ nói: Vairagya đã thắng - bạn
đã trở thành không gắn bó.
Bạn càng buồn, ông ta sẽ càng sung sướng. Nếu ông ta
nhận ra nụ cười trên khuôn mặt bạn, ông ta sẽ lên án nó ngay
lập tức. Nếu ông ta cảm thấy bạn đang có phúc lạc, lập tức
ông ta sẽ tìm ra cái gì đó đi sai, bởi vì làm sao bạn có thể
được phúc lạc trong thế giới này, trong thế giới sai trái này?
Làm sao bạn có thể hạnh phúc được? Cuộc sống là khổ. Làm
sao bạn có thể cực lạc được? Thế thì bạn phải tận hưởng
những ý nghĩa đó ở đâu đó, bằng cách nào đó. Nếu bạn còn
trông trẻ trung và tươi tắn, sinh động, thế thì bạn còn quá
nhiều gắn bó với thân thể. 

Ông ta sẽ bắt đầu phá huỷ thân thể bạn. Ông ta là kẻ bạo
ác và là kẻ bạo ác rất tinh vi, còn tinh vi hơn cả Hitler hay
Mussolini - bởi vì chúng giết người ngay lập tức, cách giết
người của chúng đơn giản. Nhưng con người này sẽ giết bạn,
nhưng trong nhiều khoảnh khắc - dần dần, dần dần. Đi khắp
đất nước này mà xem: bạn sẽ thấy nhiều người đang giết
người khác.
Và nhớ: ông ta có thể giết bạn chỉ nếu ông ta cũng tự tử,
bằng không thì không có chuyện ấy được. Nếu ông ta thích
ăn ngon, ông ta không thể buộc bạn nhịn ăn được - không thể
được. Nếu ông ta sống trong nhà đẹp, ông ta không thể bảo
bạn sống trong lều, trong nhà tranh. Cho nên điều này tuyệt
đối logic: nếu ông ta muốn phá huỷ bạn, ông ta sẽ phải phá
huỷ chính mình. Ông ta càng tự hành hạ mình, ông ta càng
kiểm soát việc hành hạ bạn. Ông ta sẽ nhịn ăn, ông ta sẽ tự
huỷ hoại bản thân mình. Và ông ta càng huỷ hoại bản thân
mình, ông ta càng siết chặt cổ bạn. Bây giờ ông ta có thể
nghiền nát bạn hoàn toàn và nghiền nát với ý thức rõ rệt.
Đây là một hiện tượng. Với thầy giả, với thầy đầy bản
ngã, bất kì cái gì xảy ra cũng đều sai; kỉ luật của ông ta trở
nên bạo ác, cuộc đời riêng của ông ta trở thành bạo chúa,
toàn bộ hiện hữu ông ta trở thành huỷ diệt. Bản ngã mang
tính huỷ diệt. Thế thì mối quan hệ có thể tồn tại. Với thầy
giả, mối quan hệ có thể tồn tại, bởi vì về phần thầy cũng có
bản ngã, và bản ngã muốn tạo quan hệ. Bản ngã không thể
tồn tại không quan hệ.
Nhưng nếu có thầy thực, quan hệ chỉ tồn tại ở phần đệ
tử. Bạn yêu thầy. Bạn vâng lời thầy. Thầy không bận tâm tới
vâng lời của bạn. Thầy không bận tâm tới tình yêu của bạn.
Điều đó không có nghĩa là thầy không quan tâm. Thầy chăm
nom vô hạn, nhưng không ai có thể có quan hệ. Chăm nom
của thầy là tự nhiên - giống như nước chảy xuống, chăm
nom của thầy cũng chảy xuống bạn. Cho dù bạn không có
đó, chăm nom của thầy vẫn cứ tuôn chảy.
Dù cái gì chăng nữa tôi vẫn ở đây với bạn, khi bạn không
ở đây, tôi vẫn thế, sự hiện hữu tôi vẫn cứ tuôn chảy theo
cùng cách. Khi không ai có đó tôi vẫn thế. Khi bạn có đó tôi
vẫn thế. Nếu tôi thay đổi thế thì bản ngã có đó, bởi vì bản
ngã tồn tại trong quan hệ. Khi bạn đến, bản ngã đến theo, trở
nên hoạt động và sống động. Khi bạn đi, bản ngã trở nên lười
biếng, rơi vào giấc ngủ. Thế thì có sự thay đổi.
Cùng bạn hay không cùng bạn, sự trống rỗng của tôi vẫn
thế. Chăm nom vẫn cứ tuôn chảy. Tình yêu vẫn cứ tuôn
chảy. Không có người yêu. Tôi không thể chọn yêu hay
không yêu. Nếu tôi có thể chọn, thế thì tôi có đó. Quan hệ
tồn tại về phần bạn, và nó sẽ còn tiếp tục tồn tại chừng nào
bạn chưa buông xuôi.
Cho nên buông xuôi là quan hệ lớn nhất và sâu sắc nhất -
và cũng là kết thúc của quan hệ. Nếu bạn buông xuôi bạn đã
đi tới quan hệ sâu sắc nhất có thể có. Bên ngoài việc đó,
quan hệ biến mất. Buông xuôi, bạn không còn nữa; còn thầy
thì chưa bao giờ có đó. Hai không gian trống rỗng không thể
là hai. Bạn không thể vẽ được đường phân chia giữa hai
không gian trống rỗng. Bạn không thể tạo ra biên giới quanh
cái trống rỗng. Hai cái trống rỗng trở thành một, và quan hệ
không thể tồn tại - bởi vì với quan hệ, hai là cần.
Cho nên vào khoảnh khắc cuối của buông xuôi - cố hiểu
việc này - vào khoảnh khắc cuối của buông xuôi, quan hệ lớn
nhất có thể có sẽ tồn tại. Quan hệ thân mật nhất, sâu sắc nhất
tồn tại - tất nhiên, về phần bạn. Khoảnh khắc tiếp, khi bạn đã
buông xuôi, mọi thứ đã biến mất. Bây giờ không thầy không
đệ tử. Và bây giờ cả thầy lẫn đệ tử đều có thể cười to. Họ có thể cười vỡ bụng. Họ có thể phá lên cười ầm ĩ về toàn bộ
những điều vô nghĩa vừa mới có ở ngay khoảnh khắc trước.
Nỗ lực để giúp đỡ, nỗ lực để nhận giúp đỡ, việc buông
xuôi, cuộc vật lộn thường xuyên của bản ngã không chịu
buông xuôi, mọi điều giải thích, mọi giáo huấn - toàn bộ mọi
thứ trở thành ngớ ngẩn. Nhiều, nhiều kiếp sống của bạn trở
thành tựa mơ. Và bây giờ bạn có thể cười, bởi vì bạn có thể
tỉnh thức mọi lúc. Bạn có thể đã trở thành chứng ngộ, bạn có
thể thoát ra khỏi mơ của mình bất kì khoảnh khắc nào trong
bất kì kiếp sống nào.
Một khi bạn đạt tới chứng ngộ này... bởi vì buông xuôi là
một khía cạnh, chứng ngộ là mặt kia của đồng tiền. Nó là
cùng một cánh cửa. Khi bạn đi vào, trên một cánh cửa viết:
Buông xuôi. Khi bạn bước vào và nhìn lại, phía bên kia cửa
viết: Chứng ngộ. Vẫn trên cùng một cánh cửa! Từ một phía
đó là lối vào; phía bên kia là lối ra. Đó là lí do tại sao có
nhiều nhấn mạnh tới buông xuôi đến thế - samarpan.
Quan hệ rất phức tạp, bởi vì chỉ một bên tồn tại. Phía bên
kia không có đó. Cho nên mọi trò chơi với thầy đều thực sự
chỉ là trò chơi của bạn. Bạn đang chơi, đó là trò chơi về lòng
kiên nhẫn. Phía bên kia đơn giản quan sát bạn chơi. Bạn thay
đổi chiến thuật, bạn thử cách này rồi cách khác. Bạn thử
nhiều cách, nhưng không cần thiết, bởi vì nỗ lực duy nhất sẽ
có ích là buông xuôi. Mọi nỗ lực khác đều chỉ để chuẩn bị
cho bạn đi đến khoảnh khắc nhận ra khi nào bạn thấy toàn bộ
ngớ ngẩn của mọi nỗ lực và đơn giản vứt bỏ nó.
Có nhiều kĩ thuật được dùng. Những kĩ thuật đó không
thực sự có ích lắm. Chúng chỉ có ích để giúp cho bạn nhận ra
rằng bạn phải buông xuôi. Chúng sẽ đơn giản chứng tỏ sự
vô ích của mọi nỗ lực. Nhưng bạn đang chơi trò chơi. Bạn cứ
thay đổi chiến thuật. Bản ngã sử dụng mọi kiểu mưu lược -
đối với bản ngã đó là vấn đề sống và chết. Nó sẽ lừa dối bạn,
nó sẽ liên tục lừa dối bạn. Và bản ngã là nhà duy lí hoàn hảo.
Khi nó lừa dối nó nêu cho bạn lí do. Bạn không thể tranh
biện với nó, và nếu bạn cố gắng tranh luận bạn sẽ thất bại.
Do đó mới có uy quyền tối cao của tin tưởng và đức tin. Chỉ
với niềm tin người ta mới có thể buông xuôi, và chỉ với niềm
tin người ta mới có thể đạt tới tột đỉnh của sự tồn tại, tới cực
đỉnh của phúc lạc.
Ở phương Tây một trong những nhà tâm lí học sâu sắc
nhất thế kỉ này là Abraham Maslow. Toàn bộ cuộc đời ông
dành cho nghiên cứu quanh hiện tượng về kinh nghiệm tột
đỉnh. Ông cống hiến toàn bộ cuộc đời cho hiện tượng về một
số kinh nghiệm mà ông gọi là tột đỉnh, tối thượng, chung
cuộc - chứng ngộ của Phật, hay vô thức chói lọi của
Ramakrishna, hay cực lạc của Meera, Bohme, Eckhart - tột
đỉnh, nơi cao nhất có thể xảy ra cho tâm thức con người.
Thử thăm dò vào trong hiện tượng này, Maslow trở nên
nhận biết rằng có hai kiểu người. Một kiểu người ông gọi là
người trên đỉnh; kiểu kia ông gọi là người phi đỉnh. Người
trên đỉnh là những người đã sẵn sàng, cởi mở và dễ đón
nhận; người phi đỉnh là những người bị thuyết phục rằng
không kinh nghiệm tột đỉnh nào là có thể có. Trong những
người phi đỉnh ông kể cả các nhà khoa học, nhà duy lí, nhà
logic học, nhà duy vật, nhà kinh doanh, chính khách - các
kiểu người thực hành, cái gọi là những người thực hành, đối
với họ mục đích là vô nghĩa; họ là người hướng phương tiện.
Những người này tạo ra các bức tường xung quanh họ, và
bởi vì những bức tường đó mà họ không thể có bất kì cực lạc
nào. Khi họ không thể có bất kì cực lạc nào, quan điểm
nguyên thuỷ của họ được xác nhận. Thế thì họ lại tạo ra
nhiều bức tường hơn, và điều đó trở thành cái vòng luẩn
quẩn. 

Có những người trên đỉnh... Nhà thơ, vũ công, nhạc sĩ,
người điên, người phiêu lưu phi thực tế - đó là những người
trên đỉnh. Họ không bận tâm, họ không tranh biện với tâm trí
của mình - họ đơn giản cho phép mọi việc xảy ra. Và thế thì
thậm chí trong cuộc sống đời thường đôi khi những cực đỉnh
nào đó được đạt tới.
Tôi đã nghe nói về một nhà phân tâm học người đang
được một nhà phân tâm học khác phân tích. Nhà phân tâm
thứ nhất, người đang được phân tích, đi nghỉ. Từ nơi nghỉ
người đó gửi bức điện tín cho người kia, nói: tôi cảm thấy rất
hạnh phúc - tại sao?
Kiểu người này không thể chấp nhận ngay cả hạnh phúc.
Họ sẽ hỏi: Tại sao? Tại sao tôi lại cảm thấy hạnh phúc? Phải
có điều gì sai. Họ có khái niệm rằng hạnh phúc là không thể
có.
Nhà tâm lí học vĩ đại Freud nói rằng hạnh phúc là không
thể có cho con người. Ông nói chính cấu trúc tâm trí con
người là sao cho hạnh phúc không thể có được; nhiều nhất
bạn chỉ có thể có bất hạnh dung thứ được. Nếu đây là thái độ
- và Freud đã tự thuyết phục mình, ông đã tự củng cố mình
bằng đủ loại luận cứ - nếu đây là khái niệm, quan niệm, ý
tưởng rằng hạnh phúc là không thể có được, thế thì bạn bị
đóng kín. Thế thì hạnh phúc sẽ không thể có cho bạn. Và khi
nó là không thể có, khái niệm nguyên thuỷ của bạn lại được
làm mạnh thêm nữa, rằng bạn đúng. Thế thì càng ít có khả
năng cho hạnh phúc. Thế rồi khái niệm nguyên thuỷ của bạn
lại được làm mạnh thêm nữa, và rồi lại càng ít khả năng cho
hạnh phúc hơn. Cuối cùng một khoảnh khắc sẽ tới khi bạn
nói rằng bất hạnh là khả năng duy nhất.
Đệ tử nên là người trên đỉnh... và sự cởi mở lớn nhất sẽ
tới cùng với buông xuôi. Nhưng người trên đỉnh nên có gì?
Người đó nên cấu trúc tâm trí mình ra sao để người đó cởi
mở? Ít lập luận đi, nhiều tin cậy vào; ít thực tế đi, nhiều
phiêu lưu vào; ít văn xuôi, nhiều thơ ca. Phi logic đi; nếu
không hạnh phúc sẽ không dành cho bạn.
Logic là kẻ thù. Logic sẽ chứng minh rằng cuộc sống là
khổ. Logic sẽ chứng minh rằng không có ý nghĩa. Logic sẽ
chứng minh rằng không có Thượng đế. Logic sẽ chứng minh
rằng không có khả năng cho bất kì cực lạc nào. Logic sẽ
chứng minh rằng cuộc sống chỉ là điều ngẫu nhiên, và trong
cái ngẫu nhiên này không có khả năng nào hết. Giữa sinh và
chết, nhiều nhất nếu bạn có thể xoay xở được theo cách nào
đó để tồn tại, thế là đủ.
Logic là tự tử. Nếu bạn đi với nó, cuối cùng nó sẽ cho
bạn chìa khoá để ra khỏi cuộc đời. Cuối cùng nó sẽ nói rằng
tự tử là bước logic nhất cần phải thực hiện, bởi vì cuộc sống
là vô nghĩa. Bạn đang làm gì ở đây, cứ lặp đi lặp lại các việc
thường lệ thế? Buổi sáng dậy khỏi giường - chẳng cần thiết,
vì ngày nào bạn cũng dậy mà chẳng có gì xảy ra cả. Vậy tại
sao hôm nay lại phải dậy nữa? Và thế rồi ăn sáng - bạn vẫn
ăn sáng cả đời, và chẳng có gì xảy ra về nó. Thế rồi đọc báo,
đi tới văn phòng, lại quay về nhà, lại làm toàn những việc vô
nghĩa! Và thế rồi lại ăn, thế rồi đi ngủ, thế rồi sáng hôm sau
lại thế... vòng tròn luẩn quẩn, chẳng dẫn đến đâu, đi trong
đường mòn. Nếu bạn thực sự logic, tâm trí bạn sẽ nói: Tự tử
quách đi cho rồi! Tại sao kéo dài toàn bộ điều vô nghĩa này?
Logic dẫn tới tự tử; niềm tin dẫn tới cuộc sống tối cao.
Và niềm tin thì phi logic - nó không hỏi, nó không tranh
biện, nó đơn giản đi vào cái chưa biết, nó thử để kinh
nghiệm. Kinh nghiệm là cách biện minh duy nhất cho người
có niềm tin. Người đó sẽ thử nếm trải nó, người đó sẽ thử
kinh nghiệm nó. Không kinh nghiệm người đó không nói điều gì. Người đó sẽ không quyết định, người đó sẽ còn để
mở.
Từ một bước, rồi bước nữa, bước nữa, niềm tin dẫn bạn
tới buông xuôi - bởi vì bạn càng thử với niềm tin bạn càng
hiểu biết, bạn càng kinh nghiệm nhiều hơn. Cuộc đời của bạn
trở nên mãnh liệt. Mỗi bước đều nói với bạn: Vượt ra ngoài
nó, còn nhiều điều được dấu kín ở bên kia. Bên kia trở thành
mục đích. Siêu việt lên mọi thứ và đi sang bên kia. Và cuộc
sống trở thành cuộc phiêu lưu, việc khám phá liên tục về
điều chưa biết. Thế thì thêm niềm tin cậy lại được tạo nên.
Khi mọi bước dẫn tới cái chưa biết đem lại cho bạn
thoáng nhìn phúc lạc, khi mọi bước dẫn tới điên khùng đem
lại cho bạn hình thái cực lạc cao hơn, khi mọi bước dẫn tới
cái chưa biết giúp cho bạn nhận ra rằng cuộc sống không chỉ
bao gồm tâm trí, nó là hiện tượng tổ chức toàn bộ, toàn bản
thể bạn đều được cần tới và được vẫy mời - thế thì dần dần
bản thể bên trong của bạn trở nên được thuyết phục. Và đó
không phải là thuyết phục logic, đó là kinh nghiệm của bạn,
đó là thực nghiệm; hay bạn có thể nói đó là sự tồn tại, không
phải là trí năng - đó là toàn bộ. Thế thì một thời điểm sẽ tới
khi bạn có thể buông xuôi.
Buông xuôi là bạo dạn lớn nhất. Buông xuôi nghĩa là gạt
tâm trí hoàn toàn sang một bên. Buông xuôi có nghĩa phát
điên. Tôi nói buông xuôi có nghĩa phát điên, bởi vì tất cả
những người sống trong logic và trong tâm trí sẽ coi bạn đã
phát điên. Đối với tôi đấy không phải là điên khùng. Với tôi,
điên khùng, kiểu điên khùng này, là cách sống dũng cảm duy
nhất. Đối với tôi điên khùng này là bước nhảy sâu sắc nhất.
Với tôi, điên khùng này là tất cả những gì xứng đáng để gọi
đó là một con người. Nhưng với các nhà logic tin cậy của
bạn sẽ tựa như điên khùng. Đây là một trong những hiện
tượng cần phải được hiểu thấu rất sâu sắc.
Tất cả mọi tôn giáo vĩ đại đều nảy sinh xung quanh một
người khùng nào đó. Một Jesus là một người khùng, hoàn
toàn điên rồ. Một Phật là một người khùng. Nhưng những
người tụ tập xung quanh không phải tất cả đều điên khùng.
Nhiều người tới không phải là là người trên đỉnh, họ là các
nhà trí thức. Họ bị hấp dẫn tới Jesus và cũng tới cả Phật.
Chính sự hiện hữu Phật đến tận bây giờ vẫn có sức hấp dẫn,
tràn đầy bao nhiêu năng lượng vô hạn đến mức họ bị hấp dẫn
tới. Tâm trí họ lập luận rằng con người này đã đạt tới cái gì
đó - nhưng họ không phải là người trên đỉnh, họ là những
người phi đỉnh. Họ bị hấp dẫn đến về mặt trí tuệ. Chính hiện
tượng về một Phật và bản thể ông ấy đã trở thành một luận
chứng logic cho họ. Họ lắng nghe Phật, họ hợp lí hoá những
lời ông ấy nói, họ tạo ra siêu hình quanh chúng, thế rồi tôn
giáo được sinh ra. Tại cơ sở là một người khùng, nhưng
trong cấu trúc lại là các nhà logic. Họ là những con người
mâu thuẫn, tuyệt đối mâu thuẫn, đối lập với Phật. Họ tạo ra
tổ chức. Họ tạo ra Phật giáo và triết học.
Jesus là người khùng, thánh Paul thì không. Ông này là
nhà logic hoàn hảo. Nhà thờ do thánh Paul tạo nên, không
phải là Jesus. Toàn bộ Ki tô giáo đều được thánh Paul tạo ra,
không phải là Jesus. Và đây là một trong những điều nguy
hiểm nhất đã từng xảy ra. Không có cách nào ngăn cản được
nó. Đó là bản chất của mọi vật.
Nếu Jesus được sinh ra bây giờ, nhà thờ sẽ từ chối ông
ngay lập tức. Nhà thờ sẽ không cho phép bất kì người điên
khùng nào. Eckhart hay Bohme, nhà thờ sẽ từ chối họ - họ là
người khùng. Họ sẽ bị trục xuất khỏi tổ chức. Họ sẽ không
được chấp nhận bởi vì họ có thể chứng tỏ phá huỷ. Họ nói những điều mà, nếu mọi người lắng nghe họ và tin họ thì họ
sẽ phá huỷ toàn bộ cấu trúc, toàn bộ tổ chức.
Tôn giáo được sinh ra. Tại cơ sở là một người khùng, và
rồi nó được kế tục bởi các nhà logic, những người đối lập.
Họ tạo ra mọi tổ chức. Người trên đỉnh cho sinh thành, rồi
đứa trẻ được những người phi đỉnh nhận làm con nuôi. Cho
nên mọi tôn giáo tại cội nguồn sinh thành đều đẹp đẽ - nhưng
không bao giờ có lại lần nữa. Thế thì nó trở nên xấu xí. Thế
thì, quả thực nó trở thành phi tôn giáo.
Bất kì điều gì tôi đang nói với bạn, bạn đều may mắn -
bạn đang ở cội nguồn, đó là lí do tại sao tôi nói bạn may
mắn. Và điều xảy ra là chỉ sau hàng nghìn năm bạn mới ở
gần cội nguồn. Điều đó sẽ không như thế lại lần nữa. Ngay
cả với ý tưởng của tôi điều đó cũng không như vậy nữa. Sớm
hay muộn nhà logic sẽ bước vào, người phi đỉnh sẽ tới. Họ
nhất định tới - họ đã trên đường rồi. Họ sẽ hệ thống hoá mọi
điều, họ sẽ phá huỷ mọi thứ. Và thế thì cơ hội sẽ bị lỡ. Thế
thì nó sẽ là một điều chết. Ngay bây giờ nó đang sống động
và bạn đang gần cội nguồn. Đó là lí do tại sao tôi nói bạn
may mắn.
Trong tâm trí của bạn cả hai khả năng đều có đó - người
trên đỉnh và người phi đỉnh. Nếu bạn cho phép người trên
đỉnh của mình, bạn sẽ buông xuôi. Nếu bạn cho phép người
phi đỉnh của mình, thế thì bạn sẽ lắng nghe tôi, tranh cãi về
nó, hợp lí hoá nó, triết lí nó. Thế thì hoặc bạn bị tôi thuyết
phục, hoặc không bị tôi thuyết phục. Nếu bạn bị thuyết phục,
bạn sẽ quanh quẩn bên tôi. Nếu bạn không bị thuyết phục,
bạn sẽ bỏ đi. Nhưng cả hai trường hợp bạn đều bỏ lỡ. Dù bạn
quanh quẩn bên tôi hay bỏ đi, chẳng can hệ gì.
Nếu bạn cố gắng để được thuyết phục về mặt trí tuệ thì
bạn đã lỡ. Điều này có thể làm được khi tôi chết. Ngay bây
giờ cái gì đó khác là có thể và có thể được thực hiện - và đó
là: cho phép người trên đỉnh của bạn, cho phép linh hồn tin
cậy của bạn phiêu lưu. Đừng làm cho nó thành lập luận bên
trong bạn. Làm nó thành bước nhảy. Cội nguồn hiếm khi xảy
ra, và rất ít người có thể tận dụng được. Điều này đã từng
bao giờ cũng như vậy; điều này bao giờ cũng sẽ như vậy.
Xung quanh Jesus chỉ còn vài người; xung quanh Phật chỉ
còn vài người. Và thế rồi trong nhiều thế kỉ họ kêu, họ khóc.
Khi Phật sắp chết nhiều người kêu khóc. Chỉ có vài
người ngồi một cách phúc lạc xung quanh - chỉ có vài người.
Đó là những người trên đỉnh, người ngồi một cách phúc lạc;
họ đã trở thành một với cội nguồn. Họ đã trở thành một với
Phật; đệ tử và thầy đã biến mất từ lâu và bây giờ không có
cái chết xảy ra. Chỉ vài người - một Mahakashyapa, một
Sariputta, đang ngồi im lặng, tận hưởng. Ngay cả Anada, đại
đệ tử của Phật cũng kêu khóc.
Phật mở mắt và nói: Sao ông lại khóc, Ananda?
Ananda nói: Trong bao nhiêu, bao nhiêu năm tôi ở cùng
thầy mà tôi đã bỏ lỡ cơ hội, nay thì thầy sắp không còn nữa.
Điều gì sẽ xảy ra cho tôi bây giờ? Thầy đã có đó mà tôi
không thể đạt tới. Bây giờ thầy sẽ không còn ở đây. Điều gì
sẽ xảy ra cho tôi đây? Bây giờ tôi sẽ phải vẩn vơ bao nhiêu
kiếp nữa?
Ngay cả khi cội nguồn có sẵn cho bạn, bạn vẫn có thể bỏ
lỡ. Bạn có thể bỏ lỡ bởi vì không buông xuôi. Buông xuôi đi
và phần còn lại tôi sẽ lo cho.

Osho kính yêu,
Trước khi thầy bắt đầu nói chuyện, thầy mỉm cười.
Khi thầy bắt đầu nói, nụ cười thầy biến mất và thầy
không mỉm cười lại chừng nào thầy chưa kết thúc.
Thầy có thể nói cho chúng tôi về điều đó không?

Điều đó có liên quan đấy, bởi vì nói là một hoạt động
cực nhọc và vô ích đến thế. Nó phải được làm bởi vì chẳng
còn cách nào khác để đưa bạn tới cái im lặng đang tồn tại
trong tôi. Bạn sẽ không lắng nghe nó; bạn chỉ có thể lắng
nghe lời nói. Cho nên tôi mỉm cười khi tôi bắt đầu nói,
nhưng khi tôi đang nói, khó mỉm cười được. Đấy là một nỗ
lực cực nhọc và vô ích để nói một điều gì đó vốn không thể
nói được, để kể về cái gì đó vốn không thể kể được, để tiếp
tục chỉ ngón tay liên tục lên mặt trăng mà vốn không thể chỉ
được. Nhưng chẳng còn cách nào khác, cho nên tôi phải tiếp
tục nói.
Dần dần bạn sẽ trở nên có khả năng lắng nghe điều
không lời, không tiếng. Dần dần bạn sẽ trở nên có khả năng
lắng nghe khi tôi không nói. Thế thì sẽ không có nhu cầu...
thế thì tôi sẽ mỉm cười liên tục. Cho nên khi tôi kết thúc, tôi
lại mỉm cười lần nữa - hết hành hạ rồi!

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét

HÃY TÌM LẠI CHÍNH MÌNH BẰNG SỰ THỨC TÌNH MỤC ĐÍCH SỐNG

Nhân loại đã thực sự sẵn sàng cho một quá trình chuyển biến nhận thức , một quá trình nở hoa sâu sắc và triệt để của tâm thức đến độ , so với quá trình này thì việc cây cỏ nở hoa 114 triệu năm trước đây , dù cho đẹp đến mấy thì đấy cũng chỉ là sự phản ánh nhạt nhòa ? Liệu con người có thể từ bỏ tầng tầng lớp lớp những cách nghĩ bị bó buộc cũ và trở nên giống như những tinh thể pha lê trong suốt để ánh sang nhận thức xuyên qua dễ dàng ?

Liệu con người có thể thoát ra khỏi trường hấp dẫn của chủ nghĩa vật chất , thoát ra khỏi tình trạng tự đồng nhất mình với hình tướng ?

Khả năng chuyển hóa này cũng là thông điệp chính của những giáo lý sâu sắc để khai thị cho con người .Những người phát đi thông điệp này – như Đức Phật , chúa Jesus và nhiều người khác – là những bông hoa đầu tiên của nhân loại . Họ là những vị Thầy tiên phong , rất hiếm hoi và quý giá vô cùng . Tuy vậy , một sự chuyển hóa rộng khắp chưa thể xảy ra vào thời điểm đó được , nên thông điệp của họ bị bóp méo đi rất nhiều . Ngoại trừ ở một số ít người , tâm thức của con người thời ấy nói chung chưa được chuyển hóa nhiều

Bây giờ thì nhân loại đã sẵn sàng để chuyển hóa chưa ? tại sao lúc này mới thật là thời cơ ? Ban có thể làm gì để thúc đẩy quá trình chuyển hóa nội tại này ? Đặc điểm của nhận thức cũ đầy tính bản ngã là gì và đâu là dấu hiệu của một tâm thức mới đang trổi dậy ?

Những câu hỏi này và một số câu hỏi khác sẽ được đề cập trong cuốn sách này . Quan trọng hơn , quyển sách cũng chính là một công cụ có tính chuyển hóa , xuất phát từ một nhận thức mới đầy tính nổi dậy . Những ý tưởng và khái niệm ở đây tuy quan trọng , nhưng đó cũng là thứ yếu . Chính những tấm bảng chỉ đường giúp bảng chỉ đường giúp bạn đi đến trạng thái thức tỉnh . Trong lúc đọc quyển sách này , một sự chuyển hóa sẽ xảy ra trong bạn

Mục đích chính của quyển sách không phải là để cung cấp thêm thông tin hay những niềm tin mù quáng cho trí năng của bạn , hay cố thuyết phục bạn về một điều gì đó , mà nó mang đến cho bạn một sự chuyển hóa trong nhận thức , tức là thức tỉnh bạn ra khỏi những dòng suy nghĩ miên man ở trong đầu

Nếu được như vậy thì bạn sẽ không chỉ thấy cuốn sách này là “thú vị” . Vì “thú vị” có nghĩa là bạn còn đứng ở bên ngoài , tìm vui với những ý nghĩ , và khái niệm ở trong đầu bạn để tu duy rằng mình đồng ý hay không đồng ý với cuốn sách .

Vì cuốn sách này được viết cho bạn , do đó cuốn sách hoặc rất vô nghĩa đối với bạn , hoặc nó làm cho nhận thức của bạn có sự thay đổi lớn . Tuy nhiên cuốn sách này chỉ có thể thức tỉnh những người đã sẵn sang để tỉnh thức

Tuy nhiên khi có một người vừa tỉnh thức thì biến cố này sẽ tạo nên một quán tính trong tâm thức của tập thể , giúp cho sự tỉnh thức xảy ra dễ dàng hơn ở những người khác . Nếu trong lúc này bạn chưa rõ tỉnh thức nghĩa là gì , thì bạn cũng không cần bận tâm nhiều vể nghĩa của từ ấy , hãy cứ tiếp tục đọc và trong bạn có sự tỉnh thức , thì bạn sẽ hiểu “ tỉnh thức “ có nghĩa là gì

Quá trình tỉnh thức một khi đã bắt đầu ở trong bạn rồi thì không thể đảo ngược lại ; và để cho quá trình này được bắt đầu ,bạn chỉ cần trải qua trạng thái thức tỉnh – dù chỉ tong môt thoáng chốc

Đối với một số người thì một thoáng chốc của trạng thái thức tỉnh đó sẽ xảy đến khi họ đọc cuốn sách này . Còn đối với những người khác thì cuốn sách sẽ giúp họ nhận ra rằng quá trình tỉnh thức đã xảy ra ở trong họ rồi , nhưng bây giờ họ mới nhận ra .

Ở một số người thì quá trình tỉnh thức chỉ xảy ra khi họ gặp phải những mất mát hay khổ đau lớn

Trong khi ở những người khác , là khi họ tiếp xúc với những bậc Thầy hay những giáo lý về tâm linh , hay do đọc cuốn “ Sức mạnh của Hiện tại “ hay những cuốn sách có giá trị tâm linh sống động khác . Hoặc có thể là sự tổng hợp của tất cả những điều ấy . Tuy nhiên , một khi sự thức tỉnh đã bắt đầu ở trong bạn thì cuốn sách này sẽ giúp cho bạn đẩy nhanh và gia tăng cường độ tỉnh thức

Điều căn bản nhất của quá trình thức tỉnh là :

Nhận ra sự mê mờ đang tồn tại trong bạn

Nhận diện bản ngã của bạn khi nó đang nói , đang nghĩ , đang làm một việc nào đó

Nhận ra thói quen suy nghĩ đầy tính băng hoại trong tâm thức của tập thể đang thẩm thấu vào mọi khía cạnh của đời sống , kéo dài thêm tình trạng chưa thức tỉnh

Đó là lý do tôi viết quyển sách này : để nêu lên những khía cạnh chính của bản ngã và cách bản ngã hoạt động trong bạn cũng như trong tâm thức tập thể . Điều này có ý nghĩa quan trọng , vì hai lý do chính .

Trước hết , nếu bạn không nhận ra được những cơ cấu hoạt động của bản ngã , bạn sẽ không nhận diện được nó , và sẽ nhầm lẫn mà liên tục tự đồng hóa mình với bản ngã , tức là vô tình bạn để cho bản ngã chứ ngự lấy bạn , mạo danh là bạn

Thứ hai , tự than việc nhận diện bản ngã ở trong bạn chính là một trong những phương cách giúp cho sự tỉnh thức ở trong bạn được diễn ra . Khi bạn nhận ra sự mê lầm của mình , thì cái làm cho sự nhận biết ấy có thể diễn ra chính là thứ nhận thức mới đang trỗi dậy , đó cũng chính là tỉnh thức .

như ta không thể đấu tranh lại bong tối , hay chống đối lại sự mê mờ . Điều mà ta cần làm là mang ánh sáng của nhận thức vào những nơi tối tăm này

Và bạn chính là Ánh sang đó

Bài đăng phổ biến