Thông điệp yêu thương từ MẶT TRỜI TÂM THỨC

CÁC BẬC THẦY CHỨNG NGỘ CỦA THẾ KỶ 20 -21

XỨ SỞ GIÂY PHÚT HIỆN TẠI

XỨ SỞ GIÂY PHÚT HIỆN TẠI

Quảng cáo online

Chữ chạy

Chào mừng bạn đến với blog MẶT TRỜI TÂM THỨC Email : mattroitamthuc@yahoo.com - Phone 0903070348

Quảng cáo thay đổi

Truyện cười

CHÀO MỪNG CÁC BẠN ĐANG ĐẾN VỚI PHÚT GIÂY HIỆN TẠI

Giây phút hiện tại

Sống trong giây phút hiện tại là một phép lạ. Phép lạ không phải là để đi trên mặt nước.
Phép lạ là đi trên trên hành tinh xanh xinh đẹp này trong trong giây phút hiện tại, biết trân quý sự bình an và vẻ đẹp có sẵn ngay bây giờ.

Thứ Năm, 24 tháng 11, 2011

TẠI SAO BẠN ĐANG ĐƯỢC GIÁO DỤC?

TẠI SAO BẠN ĐANG ĐƯỢC GIÁO DỤC?

Liệu đó là chính bản thể của sự dốt nát khi chúng ta phụ thuộc vào những người khác để
có tầm nhìn bên trong này, hiểu rõ bên trong này, sự quan sát bên trong này về những tiến
hành lạ thường xảy ra? Phụ thuộc vào những người chuyên môn để chỉ bảo chúng ta suy
nghĩ như thế nào về chính chúng ta, và nhìn vào chính chúng ta qua đôi mắt của người
triết lý, hay qua đôi mắt của người đạo sư, hay qua đôi mắt của bất kỳ những người lãnh
đạo nào khắp thế giới – đó không là sự dốt nát hay sao?
***
Và nếu bạn là một sinh viên, tương lai của bạn là gì? Chỉ đậu kỳ thi nào đó, có một việc
làm, và rơi vào cái bẫy mà thế hệ quá khứ đã giăng ra, lập gia đình, có một ngôi nhà nhỏ
cùng một người vợ và những người con? Và vật lộn, đấu tranh, luôn luôn không thỏa
mãn, đau khổ? Đó là điều gì sẽ xảy ra? Chắc chắn nó sẽ xảy ra, dù bạn có lẽ là một
chuyên viên công nghệ có một bậc lương cao, một chức vụ tốt và sự quan trọng riêng của
bạn. Bạn có lẽ có một mảnh bằng, làm công việc phi thường, giúp đỡ đi đến mặt trăng
hay sống dưới biển một tháng. Những sự việc không thể tin được đó đã được thực hiện
bằng công nghệ. Nhưng như những con người, chúng ta là gì?

VỀ HIỂU BIẾT VÀ DỐT NÁT
Nói chuyện lần thứ nhất tại Đại học Bombay 1969
Thuộc một khía cạnh, chúng ta vun đắp sự hiểu biết về thiên nhiên, về vật chất, khoa học,
và vân vân; và có thể lại hoàn toàn lơ là một sự việc quan trọng nhất trong sống, đó là
cấu trúc và bản chất của cái trí riêng của chúng ta. Chắc chắn, nó là sự dốt nát.
ặp gỡ này được thực hiện cho những sinh viên, và tôi lại không thấy có bao nhiêu sinh
viên hiện diện. Nhưng dẫu vậy, tôi hy vọng các bạn không phiền nếu người nói chú ý vào
những sinh viên.
Người ta thường không hiểu tại sao người ta nhận được sự giáo dục. Liệu nó là để
thâu lượm hiểu biết thuộc những loại khác nhau đang xảy ra trên thế giới, hầu hết để cung
cấp thông tin – thuộc công nghệ, xã hội, và kinh tế? Chắc chắn, hiểu biết đó là cần thiết.
Và có thể hầu hết chúng ta, khi chúng ta đi đến cao đẳng hay đại học, đều hy vọng để
chuẩn bị – dù từ ngữ đó có bất kỳ ý nghĩa gì – cho tương lai sắp đến, cho cuộc sống mà
người ta phải sống hàng ngày: kiếm được một việc làm, giữ gìn việc làm, và leo lên
G
những nấc thang của thành công, nếu người ta có khả năng. Chắc chắn, muốn có điều đó,
hiểu biết thuộc khoa học, kinh tế, hay văn chương là cần thiết.
Vậy thì hiểu biết và dốt nát bắt đầu từ đâu? Người ta có lẽ có tất cả hiểu biết công
nghệ về thế giới, về nguyên tử, về cách chế tạo những máy tính phi thường, làm thế nào
đi đến mặt trăng, và làm tất cả những việc phi thường mà con người đang thực hiện khắp
thế giới. Một tiến bộ thuộc công nghệ phi thường nhất, một cách mạng to tát, đang xảy ra
ở đó, và tôi nghĩ hầu hết chúng ta đều nhận biết việc này. Chúng ta đang trở nên có thông
tin nhiều hơn, càng ngày càng có thể gặp gỡ thế giới, gặp gỡ thiên nhiên và những cơn
bão của nó, đi đến mặt trăng và ra xa khỏi đó. Cái trí có khả năng lạ thường. Và người ta
hỏi: Dốt nát là gì? Bạn biết hiểu biết là gì: đi đến cao đẳng, đại học, nếu bạn đủ may mắn,
thâu lượm tất cả hiểu biết sách vở và điều gì những giáo sư và những chuyên gia có thể
trao cho bạn trong bất kỳ phạm vi đó – xã hội, kinh tế, vật lý, sinh học, nhân loại học, và
vân vân. Điều đó chúng ta gọi là hiểu biết.
Tiếp theo, dốt nát là gì? Rõ ràng, chúng ta là những người dốt nát, và vì vậy
chúng ta phải thâu lượm hiểu biết để gặp gỡ xã hội phức tạp lạ lùng này, để sống trong
thế giới này. Vì vậy chúng ta nói, ‘Chúng ta phải có hiểu biết, không chỉ kiếm được một
công việc tốt hơn nhưng còn cả sống trong thế giới hiện đại này.’ Điều đó là hiển nhiên,
điều đó là như vậy. Tôi nghĩ hầu hết chúng ta sẽ đồng ý rằng điều này là cần thiết. Vậy
thì, cái sự việc được gọi là dốt nát là gì? Hay tìm hiểu dốt nát là gì không bao giờ có
trong những cái trí của chúng ta? Chúng ta đã thâu lượm hiểu biết, nhưng rõ ràng chúng
ta đã không tìm hiểu toàn lãnh vực thuộc dốt nát của con người.
Dốt nát là gì? Liệu nó không là hoàn toàn xem thường, hoàn toàn bỏ quên thế giới thuộc
tâm lý, rất tinh tế, và phức tạp, hay sao? Và chắc chắn ở đó cũng vậy, chúng ta có hiểu
biết nào đó được trao tặng bởi những chuyên gia, những người triết lý, những người tâm
lý, những người phân tích và vân vân. Nhưng lại nữa, chúng ta đã thâu lượm hiểu biết về
chính chúng ta qua những người khác, qua Gita, qua Upanishads, Koran, Bible, Freuds,
và Jungs. Họ đã chỉ bảo cho con người anh ấy là gì. Điều đó vẫn còn là hiểu biết: được
thông tin qua những người khác về chính chúng ta. Liệu hiểu biết này, hay liệu nó là dốt
nát tổng thể, khi chúng ta vun đắp thông tin, khi chúng ta học hành từ những người khác
về chúng ta là gì và chúng ta nên suy nghĩ như thế nào và chúng ta nên suy nghĩ cái gì?
Liệu nó không là chính bản thể của dốt nát khi chúng ta phụ thuộc vào những người khác
cho tầm nhìn phía bên trong này, hiểu rõ phía bên trong, quan sát phía bên trong này về
những tiến trình xảy ra? Phụ thuộc vào những người chuyên môn để chỉ bảo cho chúng ta
phải suy nghĩ ra sao về chính chúng ta, và quan sát chúng ta qua đôi mắt của người triết
lý, hay qua đôi mắt của người đạo sư, hay qua đôi mắt của bất kỳ những người lãnh đạo
tôn giáo nào khắp thế giới – đó không là dốt nát hay sao? Một mặt chúng ta vun đắp hiểu
biết về thiên nhiên, về vật chất, khoa học, và vân vân, và mặt khác chúng ta lại hoàn toàn
quên bẵng một sự việc quan trọng nhất trong sống, mà là cấu trúc và bản chất của cái trí
riêng của chúng ta. Chắc chắn, đó là dốt nát. Dù có lẽ chúng ta khôn ngoan bao nhiêu, dù
chúng ta có những thông tin tốt và uyên bác về tất cả những sự kiện hiện nay, dù chúng ta
tài giỏi thuộc công nghệ ra sao, khi chúng ta hoàn toàn bỏ quên điều gì đang xảy ra phía
bên trong làn da, nó là một dạng của dốt nát tổng thể. Vì vậy, một mặt bạn có hiểu biết
phi thường về một khía cạnh và mặt kia bạn lại dốt nát tuyệt đối về khía cạnh còn lại.
Và dốt nát này, không hiểu rõ về chính chúng ta này, đang tạo ra thảm họa trong thế giới,
bất kể tất cả những trường đại học, dù chúng là những trường đại học cộng sản hay
những trường đại học tư bản hay những trường đại học trong quốc gia này. Sự bỏ quên
hoàn toàn điều gì đang xảy ra phía bên trong, thuộc tâm lý này, và sự phân chia này đang
tạo ra thảm họa khôn lường; người ta thấy điều này nếu người ta quan sát, nếu người ta
nhận biết được điều gì đang xảy ra trong thế giới. Những nổi loạn của sinh viên khắp thế
giới để có việc làm tốt hơn, để tạo ra cuộc sống chắc chắn hơn trong một thế giới quá dư
thừa dân số và nơi mọi thứ đã trở thành không chắc chắn, không an toàn lạ kỳ; và bởi vì
không thể giải quyết được nó, chúng ta nương dựa những người khác để được thông tin
về chính chúng ta, để được hướng dẫn. Và đây là nơi xung đột, đau khổ bắt đầu, khi
chúng ta phân chia thế giới thành bên ngoài và bên trong; khi chúng ta hoàn toàn tập
trung vào bên ngoài và lại hoàn toàn bỏ bê bên trong; hay trao tất cả ý nghĩ của chúng ta
vào bên trong và hoàn toàn không lưu tâm đến bên ngoài, đang tìm kiếm bản thể và
không màng đến sự diễn tả của bản thể đó. Vì vậy chúng ta có hai thế giới này: bên ngoài
và bên trong. Tương tự như vậy, chúng ta đã phân chia con người thành cái cao hơn, linh
hồn, đại ngã, và cơ quan thuộc vật chất như hai trạng thái hay thực thể tách rời. Nhưng
nếu người ta nhận biết, người ta thấy rằng chỉ có một liên hệ tương quan giữa cái trí và
thân thể đang xảy ra liên tục – một trao đổi giữa thân thể và cái trí, và cái trí và thân thể.
Vì vậy câu hỏi không phải là làm cách nào tạo ra một cách mạng bên ngoài. Đã có những
cách mạng bên ngoài, mà đã không thay đổi con người gì cả: cách mạng Cộng sản, cách
mạng Pháp, và những hình thức cách mạng khác mà đã cố tình hủy diệt hàng triệu con
người để cưỡng bách con người tuân phục vào một khuôn mẫu. Tất cả chúng đã hoàn
toàn thất bại.
Và chắc chắn chỉ có một cách mạng duy nhất, cách mạng bên trong này, mới gây ảnh
hưởng bên ngoài. Không phải bên ngoài trước, rồi sau đó bên trong, hay bên trong trước
và bên ngoài là thứ hai; nó là một chuyển động đồng nhất. Vì vậy người ta không thể dốt
nát hay bỏ bê phía bên trong, bởi vì những đòi hỏi bên trong, những thôi thúc bên trong,
những ham muốn, những động cơ, những thúc đẩy bên trong, thay đổi bên ngoài – hình
thức bên ngoài, diễn tả bên ngoài, luân lý bên ngoài. Vì vậy trong thâm nhập bên trong
chúng ta không đang lơ là bên ngoài. Chúng ta chỉ đang nói rằng, nếu không có hiểu rõ
bên trong, dù bạn có lẽ thay đổi bên ngoài nhiều bao nhiêu bởi những luật lệ mới, những
cấu trúc xã hội mới, kinh tế mới, những quy định xã hội mới, bạn không thể giải quyết
được vấn đề của con người. Bạn có lẽ mang lại một chút trật tự hơn, trật tự đó rõ ràng sẽ
bị hủy hoại bởi những đòi hỏi, tham lam, sợ hãi bên trong riêng của bạn. Vì vậy dù bạn
thông thái ra sao, dù bạn có nhiều bằng cấp bao nhiêu, dốt nát là chất lượng của cái trí đó
mà hoàn toàn không nhận biết được điều gì đang xảy ra bên trong làn da. Không phải phụ
thuộc người giáo sư nào đó, không phải phụ thuộc hệ thống triết học hay một đạo sư đặc
biệt nào đó, nhưng tùy theo điều gì đang thực sự xảy ra, không phải dựa vào ‘cái gì nên
là’ nhưng ‘cái gì là’. Vì vậy sự phân chia này đang xảy ra trong thế giới và sự bỏ bê hoàn
toàn này về điều gì đang xảy ra bên trong tạo ra không chỉ thảm họa mà còn cả một biến
dạng hoàn toàn của cái trí con người. Và tôi nghĩ rất quan trọng phải tìm hiểu việc đó.
Tìm hiểu, không phải được chỉ bảo tìm hiểu cái gì, quan sát, không phải được chỉ bảo
quan sát cái gì.

Trước hết, muốn tìm hiểu cần đến sự tự do. Nếu cái trí bị thành kiến, nếu nó bám chặt
vào một niềm tin, giáo điều, hy vọng nào đó – và vì vậy thất vọng và sợ hãi – nó không
được tự do để tìm hiểu. Một cái trí bị trói chặt vào một niềm tin nào đó – rằng có một linh
hồn, một đại ngã, rằng không có đại ngã và vân vân – bị trói buộc vào một kết luận đặc
biệt, thuộc tôn giáo hay không tôn giáo, Marxist hay Vedantist, không thể tìm hiểu. Vì
vậy phải có tự do.
Bên trong, chúng ta không được tự do. Bạn có lẽ có tiền bạc, một công việc khiến cho
bạn đi lại khắp thế giới – công việc đặc biệt của tôi là đi lại khắp thế giới – nhưng đó
không là tự do. Tự do là học hành, thâm nhập, khám phá, tìm ra. Và không thể thâm
nhập, học hành nếu có sợ hãi, nếu có một đòi hỏi ép buộc hay một quy định cố chấp. Vì
vậy muốn tìm hiểu cần đến sự tự do. Ngược lại người khoa học không thể nhìn vào kính
hiển vi và khám phá; anh ấy phải được tự do khỏi tất cả những giả thuyết. Nếu anh ấy
nhìn những sự việc qua một kính hiển vi bằng một cái trí có một giả thuyết, anh ấy không
thể thấy điều gì thực sự đang xảy ra. Vậy là muốn tìm hiểu toàn thế giới này của chính
chúng ta, sự tự do tuyệt đối là cần thiết, không phải sự tự do tương đối.
Vì vậy, chúng ta cần tìm hiểu tự do đó là gì mà sẽ giúp chúng ta quan sát – không phải
quan sát cái gì, nhưng sự tự do để quan sát. Nếu có bất kỳ hình thức nào của biến dạng,
bất kỳ xuyên tạc, không chỉ trong đôi mắt vật chất nhưng cũng còn trong đôi mắt bên
trong, trong cái trí, trong quả tim, lúc đó tìm hiểu không có ý nghĩa gì cả. Không phải
như thế sao? Nếu tôi nói, ‘Tôi là một người Ấn giáo’ và quan sát bằng tất cả những thành
kiến, những mê tín, và tình trạng bị quy định của tôi, tôi không thể thấy. Tôi sẽ thấy. Tôi
sẽ thấy điều gì tôi đã bị chỉ bảo hay bị quy định, chiếu rọi điều đó từ nền quá khứ của tôi,
và thấy điều gì tôi nên thấy. Vì vậy tự do là phủ nhận bất kỳ biến dạng nào.
Tự do chỉ có thể khi không có sợ hãi. Sợ hãi ngăn cản người ta không nhìn. Nó giống như
một cái trí sống trong bóng tối và đang tìm kiếm ánh sáng. Tự do là chuyển động đó của
cái trí và quả tim khi không có sợ hãi thuộc bất kỳ loại nào. Đúng chứ? Vậy thì câu hỏi
của chúng ta là: Liệu cái trí và bộ não và các cơ quan vật chất có thể được hoàn toàn tự
do khỏi sợ hãi? Lúc này, cùng nhau chúng ta sẽ tìm ra. Bạn sẽ không được chỉ bảo phải
làm gì bởi người nói, để cho bạn ghi nhớ và sau đó áp dụng điều gì bạn đã học hành để
loại bỏ sợ hãi – đó là điều gì chúng ta đã và đang làm trong hàng triệu năm. Chúng ta sẽ
tìm ra cho chính chúng ta sợ hãi là gì, tìm hiểu nó, học hành tất cả về nó, thâm nhập nó,
và thấy liệu cái trí có thể làm tự do chính nó hoàn toàn khỏi sợ hãi.
Có sợ hãi, sợ hãi của các cơ quan để tồn tại: sợ hãi thuộc thân thể mà đòi hỏi thực phẩm,
quần áo, và chỗ ở; sợ hãi mà nảy sinh khi bạn gặp con rắn hay nguy hiểm. Và có nhiều
hình thức sợ hãi khác, một số mà chúng ta sẽ tìm hiểu trong chốc lát. Sự đòi hỏi có an
toàn vật chất cho các cơ quan có thể tồn tại – nó là sợ hãi sao? Bạn hiểu rõ chứ? Khi bạn
gặp một nguy hiểm thuộc vật chất và bạn phản ứng đến nó, nó là sợ hãi à? Khi bạn gặp
một con rắn hay một con thú hoang nào đó và bạn phản ứng tức khắc, phản ứng đó được
đặt nền tảng trên sợ hãi? Làm ơn, chúng ta đang tìm hiểu. Người nói sẽ không bảo cho
bạn nó được đặt nền tảng trên cái gì; chúng ta đang học hành, chúng ta đang chuyển tải
lẫn nhau. Cơ quan thân thể, cùng bộ não của nó, đã bị quy đinh trong hàng triệu năm để
gặp gỡ sự nguy hiểm. Khi bạn thấy một con rắn, có phản ứng tức khắc. Phản ứng đó được
đặt nền tảng trên sợ hãi hay trên thông minh?
Hãy tìm hiểu điều này cho chính bạn. Đừng chờ đợi một đáp án từ người nói. Nếu bạn
chờ đợi một đáp án, vậy thì bạn biến người nói thành một uy quyền, thành một giáo sư;
và như chúng ta đang nói trong một trường đại học, người giáo sư trở thành uy quyền, và
tôi hy vọng bạn sẽ không biến người nói thành một uy quyền, bởi vì uy quyền là sự
khước từ tự do khi chúng ta đang thâm nhập. Vì vậy không có uy quyền, ít nhất đến mức
độ mà chúng ta quan tâm. Và đó là một hành động vĩ đại của hiểu rõ khi bạn gạt đi tất cả
uy quyền với mục đích để tìm ra, để thâm nhập – cái trí của bạn được tự do rồi. Và thâm
nhập toàn câu hỏi về uy quyền không phải điều gì chúng ta quan tâm vào lúc này. Nhưng
trong tìm hiểu sợ hãi, chúng ta sẽ thấy sự liên quan của nó đến uy quyền.
Vì vậy chúng ta đang hỏi: Liệu do bởi sợ hãi mà khơi dậy hành động tức khắc khi bạn
gặp nguy hiểm? Mặc dù ngay từ khởi đầu của thời gian những tế bào não và toàn cơ quan
thân thể đã bị quy định để phản ứng đến sự nguy hiểm, chắc chắn phản ứng không là sợ
hãi nhưng là thông minh. Thông minh đòi hỏi rằng bạn phải tồn tại; nếu không, bạn sẽ đi
và và quăng bạn vào gầm một xe buýt! Vì vậy thông minh là nhận biết được sự nguy
hiểm và hiểm họa của bị hủy diệt, của không-tồn tại. Tôi biết điều này mở ra nhiều câu
hỏi, nhưng chúng ta sẽ gặp gỡ những câu hỏi đó nếu chúng ta bắt đầu hiểu rõ bản chất
của sợ hãi.
Lúc này, chúng ta đang thâm nhập vào sợ hãi, không chỉ tại mức độ ý thức mà còn tại
những tầng sâu thẳm hơn của cái trí, không phải bằng cách theo sát những từ ngữ nhưng
bằng cách quan sát những sợ hãi riêng của chúng ta. Nếu bạn là một sinh viên, bạn sợ hãi
về tương lai, rõ ràng như vậy. Trong một quốc gia dư thừa dân số như thế này, có sự
hoang mang về những việc làm, và vân vân. Vì vậy có sợ hãi, và khi có sợ hãi chúng ta
không thể tìm hiểu – hoặc vào cấu trúc bên ngoài của xã hội hoặc vào lãnh vực tinh tế,
phức tạp hơn nhiều của chính chúng ta. Vì vậy người ta phải hiểu rõ, học hành, nhận biết
được toàn cấu trúc và bản chất của sợ hãi.
Sợ hãi là kháng cự, và kháng cự hàm ý sự phân chia. Và nơi nào có phân chia có khôngan
toàn, và vì vậy phải có sợ hãi. Chúng ta đang theo cùng nhau chứ? Chúng ta đã học
hành cái gì đó mới mẻ, chúng ta đã khám phá cái gì đó mới mẻ: kháng cự đó có những
hình thức khác nhau, như quốc tịch, như gia đình, như niềm tin của tôi và niềm tin của
bạn, quan điểm của tôi và quan điểm của bạn, thượng đế của tôi và thượng đế của bạn,
cách suy nghĩ của tôi và cách suy nghĩ của bạn, trải nghiệm của tôi đối nghịch với trải
nghiệm hay hiểu biết của bạn. Và bất kỳ kết luận nào là một kháng cự. Nơi nào có bất kỳ
hình thức của kháng cự, chắc chắn nó phải tạo ra sợ hãi.
Vì vậy cái trí, trong quan sát, đang học hành về bản chất và cấu trúc của sợ hãi. Vì vậy,
khi bạn đang học hành về sợ hãi, nó là đang học hành của bạn, không phải đang học hành
của tôi đang trao tặng cho bạn. Bạn biết, một trong những việc kỳ lạ nhất trong sống là
chúng ta muốn được chỉ bảo phải làm gì, chúng ta luôn luôn đang tìm kiếm ai đó để dẫn
dắt chúng ta. Người nói không có gì để cống hiến, ông ta không có thông điệp nào để trao
tặng cho bạn. Ông ta không đang chỉ bảo cho bạn phải làm gì hay đang gửi gấm cho bạn
những lý tưởng mới, những triết lý mới, hay một bộ mới mẻ của những qui luật. Tất cả
ông ta đang nói là, ‘Hãy quan sát, hãy nhìn ngắm.’ Và bạn không thể nhìn ngắm, quan
sát, và lắng nghe nếu có sợ hãi.
Vì vậy có sợ hãi khi có bất kỳ hình thức nào của phân chia, và kháng cự. Khi bạn sử dụng
từ ngữ ‘chủ nghĩa quốc gia’, bạn phân chia thế giới. Khi bạn tách rời chính bạn như một
người Ấn giáo, một người Hồi giáo, một người Parsi, và mọi chuyện của nó, và người
khác cũng làm tương tự như vậy, chắc chắn các bạn có những chiến tranh. Vì vậy bất kỳ
hình thức nào của tách rời, loại trừ, rõ ràng sẽ tạo ra thảm hoạ và sợ hãi. Đúng chứ? Vì
vậy sự kháng cự, mà là dựng lên một bức tường quanh chính người ta, chắc chắn sẽ tạo ra
sợ hãi.
Vậy thì sự thâm nhập kế tiếp là: Tại sao cái trí và những tế bào não kháng cự, phân chia
như ‘chúng tôi’ và ‘chúng nó’ và vân vân? Tại sao? Tôi không biết chúng ta sẽ thâm nhập
câu hỏi này như thế nào, bởi vì cái trí bị phân chia trong chính nó, như tầng ý thức bên
ngoài và tầng ý thức bên trong, như truyền thống và hiểu biết mới mẻ, như cái của tôi và
cái của bạn. Và một phần, một mảnh, của cái trí nói, ‘Tôi phải tìm hiểu tại sao toàn phân
chia và kháng cự này lại xảy ra.’ Kháng cự hiện diện vì chúng ta không muốn bị tổn
thương; chúng ta mong muốn được an toàn. Và chính kháng cự đó tạo ra sợ hãi. Vì vậy
cái trí, khi nhận ra điều này, chất vấn, ‘Tại sao tôi phân chia, tại sao tôi kháng cự?’ Bây
giờ, phần nào của bộ não đang đặt ra câu hỏi này? Nó là một phần mà đã tự-tách rời
chính nó hay là tổng thể của thân tâm mà đang đặt ra câu hỏi? Bạn thấy sự khác biệt?
Một mảnh của cái trí mà đã tự-tách rời chính nó khỏi sợ hãi nói, ‘Bây giờ tôi đã hiểu rõ
rằng sợ hãi hiện diện khi có bất kỳ hình thức nào của kháng cự.’ Cái phần riêng biệt đó
đặt ra câu hỏi, ‘Tại sao tôi kháng cự?’ Đó không là câu hỏi sai lầm hay sao? Làm thế nào
bạn có thể trả lời một nghi vấn tổng thể, căn bản khi nghi vấn đó bị đặt ra bởi một mảnh
nhỏ của cái trí? Đáp án của nó sẽ luôn luôn là từng phần và không đúng thực. Liệu một
mảnh của cái trí có thể đặt ra một nghi vấn mà là tổng thể hay sao? Hay chính là một cái
trí không-phân chia mới có thể đặt ra nghi vấn này?
Vậy là lúc này, sự thâm nhập không phải cái gì tạo ra sự kháng cự nhưng liệu cái trí có
thể thấy tổng thể của sợ hãi: sợ hãi của chết, sợ hãi của bị chi phối bởi một người khác,
sợ hãi của không có an toàn, sợ hãi của mất đi cuộc sống của một người – bạn sẽ trả lời
mỗi sợ hãi riêng của nó, bằng một trong những phân chia của cái trí, hay bạn sẽ đặt ra
một nghi vấn tổng thể mà sẽ có đáp án tổng thể?
Vậy là lúc này, chúng ta sẽ tìm ra, thâm nhập, không phải vào sợ hãi nhưng vào bản chất
của một cái trí không-phân chia, để cho khi nó đặt ra một nghi vấn sẽ có một đáp án tổng
thể. Bạn nắm được chứ? Lúc này, cái trí và quả tim mà không-phân chia, không-kháng cự
và vì vậy không-sợ hãi, và vì vậy có thể thâm nhập vào sợ hãi, là gì? Khi chúng ta nói
‘một mảnh của cái trí’, ‘một miếng’, ‘một phần’, điều đó có nghĩa gì? Bạn có khi nào
quan sát cái trí riêng của bạn? Hãy quan sát nó, không sửa đổi nó, không nói nó đúng hay
sai, nhưng chỉ quan sát nó? – làm thế nào có vô số những phân chia này trong chính
người ta, vô số ham muốn, vô số vui thú, sợ hãi, đau khổ; và làm thế nào có sự theo đuổi
vui thú và lẩn tránh đau khổ, sợ hãi. Bạn có khi nào quan sát nó trong chính bạn? Nếu
bạn đã quan sát, ai là người quan sát? Anh ấy không là một mảnh của bộ não, của cái trí,
đang quan sát? Đó là, một phần, một mảnh, đang quan sát những mảnh khác, những phần
bị vỡ vụn khác. Điều này thực sự thú vị. Nếu một mảnh đang quan sát mảnh còn lại, đáp
án của nó sẽ luôn luôn là từng phần, và thế là sự kháng cự không bao giờ có thể được giải
đáp. Và vì vậy sợ hãi không bao giờ có thể biến mất. Vì vậy câu hỏi của chúng ta là: Cái
trí nhìn ngắm, quan sát như thế nào? Nó quan sát như một phần, một mảnh, hay tổng thể
của cái trí đang quan sát?
Lúc này, chúng ta đang tìm hiểu liệu cái trí có thể quan sát mà không có bất kỳ mảnh vỡ
nào, không có người quan sát đang tham gia. Liệu có một quan sát mà không có miếng,
mảnh, đang hành động? Mà là, quan sát không có người quan sát. Người quan sát là
mảnh, quá khứ. Khi bạn quan sát cái micro này, hay nghìn ngắm hoàng hôn, cây dừa, hay
người vợ của bạn, bạn đang nhìn ngắm qua quá khứ, quá khứ là hiểu biết, thông tin, trải
nghiệm, mà cốt lõi là một mảnh. Và chắc chắn quá khứ phải tạo ra sự kháng cự. Bởi vì
bạn đã có sợ hãi, bạn đã có vui thú, bạn nói rằng, ‘Chúa ơi, liệu ngày mai tôi sẽ có nhiều
đau khổ hơn nữa?’ ‘Liệu, ngày mai tôi sẽ có nhiều vui thú hơn nữa?’ Vì vậy quá khứ là
người quan sát, là mảnh vỡ. Và cái trí hỏi, ‘Liệu có thể có sự quan sát mà không có người
quan sát?’ Đây thực sự là một nghi vấn quan trọng lạ thường. Bởi vì nếu đáp án là đúng
thực, vậy thì bạn đã phá vỡ toàn cấu trúc của nỗ lực, của đấu tranh, của xung đột, và thế
là của bạo lực.
Vì vậy muốn tìm ra, người ta phải quan sát cách thấy của người ta trong sống hàng ngày
như thế nào: cái nhìn của bạn đến cái cây, đến người vợ hay người chồng của bạn, đến vị
giáo sư của bạn, đến tương lai. Và liệu bạn có thể thấy mà không có người quan sát? Bởi
vì khi có một người quan sát, anh ấy tạo tác không gian và thời gian, mà là một kháng cự.
Vì vậy chính bản thể của xung đột là sự phân chia này giữa người quan sát và vật được
quan sát. Và đó là tình trạng bị quy định của chúng ta. Chúng ta đã được nuôi dưỡng như
thế từ thời niên thiếu. Đó đã là tình trạng bị quy định của chúng ta trong hàng ngàn năm –
cái tôi cao hơn và cái tôi thấp hơn, đại ngã và vật chất, Thượng đế và quỉ dữ, tốt lành và
xấu xa, luân lý xã hội và vô-luân lý của nó, và vân vân. Vì vậy, liệu ‘Cái tôi’, đó là quả
tim, cái trí, những tế bào não, những cơ quan vật chất có thể tự-quan sát mà không chiếu
rọi những hàm ý, những liên tưởng của quá khứ?
Bạn biết, những người sử dụng thuốc men, đặc biệt loại thuốc LSD, đã bảo với chúng tôi
rằng khi họ sử dụng dạng đặc biệt của chất hóa học này, không gian giữa người quan sát
và vật được quan sát biến mất. Và vì vậy có một liên hệ tức khắc, một tiếp xúc tức khắc,
một tiếp xúc trực tiếp, một liên hệ trực tiếp. Bạn thấy những vật như thể bạn chưa bao giờ
thấy bất kỳ thứ gì trước kia trong sống của bạn. Tôi biết một người dùng thuốc này và đi
đến viện bảo tàng quan sát những bức tranh ở đó. Và những màu sắc và những nét cân
đối, chiều sâu, những chuyển màu và ánh sáng anh ấy thấy là cái gì đó không thể tin
được. Và việc đó bị gây ra bởi phản ứng hóa học; thế là, bạn lệ thuộc vào thuốc men và
bạn phải sử dụng nó nhiều thêm nữa, giống như một người nghiện rượu. Bạn phải luôn
luôn sử dụng nó để thấy những tuyệt vời của thế giới.
Bây giờ, điều gì chúng ta đang nói là: nếu không có thuốc men, nếu không có qui trình
hóa học – mà cũng xảy ra khi bạn nhịn đói, làm cho thân thể của bạn nhạy cảm lạ thường
– nếu không làm bất kỳ trò ma mãnh này, liệu bạn có thể thấy, quan sát mà không có
người quan sát? Vậy thì bạn sẽ thấy điều lạ thường nhất đang xảy ra, điều nào đó khác
biệt lạ thường với điều gì xảy ra qua thuốc men. Bởi vì lúc đó nó không là một việc bị
thôi thúc, không là một việc được vun quén, nhưng một thực tế, trải nghiệm được. Điều
đó có nghĩa không có sự tách rời của thời gian và khoảng cách và, vì vậy, không có nỗ
lực. Lúc đó sống là cái gì đó hoàn toàn khác hẳn. Nếu bạn tạo ra một lỗi lầm, bạn sửa
chữa ngay tức khắc. Nếu có chút ít xung đột, bạn quan sát nó và loại bỏ nó; có một loại
bỏ của nó qua sự quan sát, bởi vì không có người quan sát. Vì vậy có hành động tức khắc.
Thế là, cái trí quan sát sợ hãi mà không có người quan sát. Chỉ đến lúc đó bạn có thể đặt
ra nghi vấn tổng thể. Và đáp án tổng thể, chắc chắn, là, ‘Không có sợ hãi’, mà không là
một kết luận hợp lý nhưng một sự kiện thực sự. Hãy quan sát, thưa các bạn, người ta sợ
chết. Tôi không biết tại sao, nhưng người ta là như thế. Lúc này, làm thế nào bạn sẽ trả
lời nghi vấn đó? Làm ơn, hãy quan sát nó, hãy thâm nhập nó một cách tự do, không đang
hỏi rằng liệu có đầu thai hay một linh hồn vĩnh viễn và mọi chuyện như thế. Đó là tất cả
những trả lời lỗi thời, truyền thống và thực sự không giải đáp bất kỳ vấn đề nào cả. Bởi vì
nếu bạn thực sự tin vào luân hồi, nó có nghĩa rằng lúc này bạn phải sống tại tột đỉnh; nếu
không bạn phải trả lại cho nó vào đời sau. Đúng chứ? Và bạn không sống; bạn tin vào
luân hồi và vẫn vậy bạn sống theo cái cách cũ kỹ. Vì vậy, niềm tin đó không có giá trị gì
cả. Điều gì có giá trị là đang sống của bạn, không phải điều gì xảy ra ngày mai.
Bây giờ, người ta sợ hãi chết. Bạn biết chết, sự kết thúc của các cơ quan thân thể, chết
của tất cả điều gì bạn đã ấp ủ, đã giữ gìn quý báu; bạn biết điều gì được hàm ý bởi chết.
Lúc này, làm thế nào cái trí nhìn vào vấn đề này? Cái trí kháng cự nó? Cái trí sợ hãi nó?
Liệu có một hy vọng trong một ý tưởng luân hồi hay một cuộc đời tương lai, hay ngồi
bên cạnh Thượng đế trong một đám mây, và mọi chuyện như thế? Hay cái trí quan sát mà
không có người quan sát? Bạn đang theo kịp điều này chứ? Nếu bạn quan sát mà không
có người quan sát, liệu có chết hay không? Có chết các cơ quan thân thể. Nhưng lúc đó
liệu có một sự việc được gọi là chết mà đã chi phối sống của chúng ta như thế? Hãy tìm
ra, không phải qua thuốc men, nhưng qua sự quan sát tổng thể cấu trúc của sợ hãi; hãy
tìm ra sự quan sát là gì, sợ hãi là gì, kháng cự là gì, nhận biết được sự kháng cự, nhận biết
được không chỉ những sợ hãi tầng bên ngoài mà cũng còn cả những sợ hãi tầng bên
trong. Nhưng chúng ta không có đủ thời gian để tìm hiểu vấn đề đó lúc này.
Vì vậy chúng ta quay trở lại câu hỏi căn bản: Dốt nát là gì? Dốt nát là không nhận biết
được toàn cấu trúc và bản chất của cái trí, bộ não, và tất cả chuyển động của nó; đó chính
là bản thể của dốt nát. Bạn học hành từ những quyển sách, từ những giáo sư của bạn, đậu
những kỳ thi, có một vài mảnh bằng và có một việc làm – đó không là gì cả. Nó cần thiết
trong thế giới điên cuồng này, nhưng hoàn toàn không nhận biết được chuyển động lạ
thường, vẻ đẹp, sự tinh tế, sự mau lẹ của tất cả chuyển động bên trong đó, không ý thức
được, không tỉnh thức được nó, không chỉ là dốt nát, nhưng nó còn tạo ra sự hủy hoại
riêng của nó.
Có lẽ, nếu bạn không chán nản hay mệt mỏi, bạn muốn đặt ra những câu hỏi. Nhưng
trước khi bạn đặt những câu hỏi, hãy tìm ra tại sao bạn đặt ra chúng, bởi vì nếu bạn có thể
trả lời ‘tại sao’, vì lý do gì bạn đang hỏi, bạn sẽ tìm ra đáp án cho chính bạn. Chúng ta đặt
ra một câu hỏi cho ai đó để chỉ bảo cho chúng ta đáp án, và hoặc đồng ý hoặc khôngđồng
ý với đáp án đó. Vì vậy lúc đó bạn thực sự không đặt ra một câu hỏi gì cả; bạn chỉ
đang cống hiến một quan điểm trong hình thức một câu hỏi. Và quan điểm không là sự
thật. Theo lý luận, quan điểm không thể hiện sự thật là gì. Vì vậy nếu bạn tìm hiểu toàn
nghi vấn của đặt ra những câu hỏi, nó là một sự việc lạ thường. Tại sao chúng ta đặt ra
một câu hỏi? Ai sẽ trả lời? Và khi bạn nghe đáp án liệu bạn có thể hiểu rõ nó? Hay bạn
muốn có đáp án tùy theo tình trạng bị quy định của bạn, tùy theo ưa thích và không-ưa
thích của bạn? Đó là, khi bạn nghe đáp án, liệu bạn diễn giải nó tùy theo những đòi hỏi và
những ham muốn đặc biệt của bạn? Hay bạn đang lắng nghe một cách tự do. Nếu bạn
đang lắng nghe một cách tự do và nếu bạn đặt câu hỏi một cách tự do, vậy thì có một vẻ
đẹp trong đáp án. Vậy thì, bạn có muốn đưa ra bất kỳ câu hỏi nào hay không?
Người hỏi: Có một vật như là linh hồn hay không?
Krishnamurti: Có một vật như là linh hồn, s-o-u-l linh hồn? Hay s-o-l-e một mình?
(Tiếng cười) Có cái gì đó tách khỏi thân thể, khỏi bộ não, khỏi suy nghĩ, cái gì đó không
thời gian, cái gì đó không bị trói buộc trong lãnh vực của thời gian, không hướng về thời
gian? Đúng chứ? Đó là điều gì chúng ta thường thường có ý qua từ ngữ ‘linh hồn’. Bây
giờ, chúng ta sẽ tìm hiểu ý nghĩa của từ ngữ đó, sự thật đằng sau từ ngữ. Làm thế nào bạn
biết rằng linh hồn có tồn tại? Bạn đã được dạy dỗ, phải không? Bạn đã bị quy định –
giống như người cộng sản bị quy định để không tin một linh hồn. Bạn bị quy định để tin
tưởng một linh hồn, đại ngã, cái tôi siêu việt, vân vân, vân vân, và một người khác bị quy
định để không tin tưởng tất cả điều này. Lúc này, chúng ta sẽ tìm ra sự thật của vấn đề.
Liệu có cái gì đó vĩnh cửu trong chúng ta? Vĩnh cửu có nghĩa không thời gian, cái gì đó
không thể bị tác động bởi suy nghĩ – bởi vì suy nghĩ là thời gian, suy nghĩ là quá khứ.
Nhưng nếu bạn nghĩ rằng có một linh hồn, bạn đã tạo ra nó trong thời gian, và nếu suy
nghĩ có thể mang nó vào trong phạm vi của nó, vậy thì nó là bộ phận của suy nghĩ. Thế
là, linh hồn không vĩnh cửu; nó là bộ phận của suy nghĩ, và bởi vì đã tạo ra ý tưởng về
linh hồn này như cái gì đó vĩnh cửu, suy nghĩ có sự an toàn trong đó.
Vì vậy câu hỏi là: Liệu có cái gì đó vĩnh cửu mà không bị đặt vào chung bởi suy nghĩ,
suy nghĩ là trải nghiệm, lặp lại, thói quen, truyền thống, tình trạng bị quy định? Liệu có
cái gì đó vượt khỏi thời gian, vượt khỏi tất cả đo lường của suy nghĩ? Bây giờ, muốn tìm
ra điều đó – không phải như một niềm tin hay bằng cách lặp lại điều gì Shankara hay
Buddha hay người nào đó đã nói – muốn thực sự tìm ra điều đó, suy nghĩ phải hoàn toàn
không còn, suy nghĩ là người quan sát. Vì vây nếu bạn quan sát mà không có thời gian,
bạn có toàn vũ trụ trong hai mắt của bạn, trong quả tim của bạn.
Người hỏi: Sau cái chết của nó, liệu thực thể ‘cái tôi’, mà cố gắng vô vàn để tích lũy, sở
hữu, và thành tựu qua sự tồn tại của nó, và trong tiến trình sống nó trải nghiệm những
dòng chảy lần lượt của hạnh phúc và đau khổ, liệu cái tôi đó có tiếp tục tồn tại qua sự
vĩnh cửu, miễn là thực thể cái tôi còn ao ước tiếp tục trong cùng hình thức này hay trong
bất kỳ hình thức nào khác?
Krishnamurti: Chỉ lắng nghe rất cẩn thận. Câu hỏi này được đặt ra bởi một sinh viên và
nó nói về chết, về ‘cái tôi’. Nó không nói về sống có nghĩa gì, sống hạnh phúc, sáng tạo,
cùng hân hoan vô cùng trong thế giới. Đây là một câu hỏi kiểu mẫu của Ấn độ. Ở Châu
âu và Mỹ họ không đặt ra một câu hỏi như thế. Họ đặt ra những loại câu hỏi khác. Trong
quốc gia này, bởi vì chúng ta nghĩ chúng ta là những người tôn giáo, chúng ta đặt ra
những câu hỏi này, mà có nghĩa rằng chúng ta đã tách rời tôn giáo khỏi sống, khỏi đang
sống hàng ngày. Vì vậy người hỏi đang muốn biết: ‘Cái tôi’ này là gì, và khi thân thể chết
đi, liệu cái tôi vẫn còn sống trong một hình dạng khác hay trong cùng hình dạng này, và
‘cái tôi’ đó có một tiếp tục hay không?
Bây giờ rõ ràng rằng từ câu hỏi, ‘cái tôi’ được coi như một vật vĩnh cửu, cái gì đó
không thể bị hủy diệt. Liệu có bất kỳ cái gì trong sống mà không thể bị hủy diệt? Liệu có
bất kỳ cái gì trong sống mà vĩnh cửu? ‘Cái tôi’ của bạn vĩnh cửu hay sao? Bạn muốn nó
được như thế, nhưng nó vĩnh cửu hay sao? Làm ơn hãy tìm hiểu. ‘Cái tôi’ này là gì? Nó
không là một mớ của những kỷ niệm: những trải nghiệm của tôi, ngôi nhà của tôi, đồ đạc
của tôi, sự nhận dạng cùng người vợ của tôi, con cái của tôi, đồ đạc của tôi, tài khoản
ngân hàng của tôi, hay cùng một nghề nghiệp đặc biệt, một khả năng đặc biệt, hay sao?
‘Cái tôi’ mà giận dữ, ghen tuông, đố kỵ, chiếm hữu, thống trị, hung hăng – ‘Cái tôi’ đó
vĩnh cửu hay sao? Nó là một ký ức, bạn hiểu chứ? Và ký ức là vĩnh cửu hay sao? Người
ta muốn nghĩ rằng ‘cái tôi’ là vĩnh cửu bởi vì, lại nữa, trong đó có sự an toàn rằng ít nhất
‘cái tôi’ vẫn tiếp tục, bất kể các cơ quan thân thể. Và vì thế chúng ta bám vào điều đó.
Bạn có lẽ không gọi nó là ‘cái tôi’. Bạn có lẽ gọi nó là cái đại ngã, linh hồn, cái tôi cao
hơn, cho nó vô số danh tánh, nhưng nó được sinh ra cùng khuynh hướng, cùng động cơ
để có cái gì đó vĩnh cửu trong thế giới không vĩnh cửu này. Và khi người ta quan sát một
cách tự do, người ta thấy rằng không có sự việc như ‘cái tôi’ như là một thực thể vĩnh
cửu. Vậy thì người ta có lẽ hỏi: ‘Nếu không có gì vĩnh cửu, tại sao lại vun đắp bất kỳ đạo
đức nào? Làm việc đó có ý nghĩa gì? Tất cả trải nghiệm này là gì?
Muốn tìm ra sự thật của vấn đề, thưa bạn, bạn phải tìm hiểu toàn vấn đề này của cái gì
đang suy nghĩ, tìm hiểu liệu suy nghĩ, được gắn kết với ‘cái tôi’ – đồ đạc của tôi, trải
nghiệm của tôi, vui thú của tôi, sợ hãi của tôi – có bất kỳ vĩnh cửu nào hay không. Chắc
chắn nó không-vĩnh cửu. Cái gì có, nếu người ta có thể sử dụng từ ngữ ‘vĩnh cửu’, là
chuyển động của sự sống. Chuyển động – không phải chuyển động của bạn và chuyển
động của tôi, chỉ vẻ đẹp của chuyển động. Và chuyển động cùng chuyển động đó, không
người quan sát, là nhận biết được cái gì đó thuộc một kích thước hoàn toàn khác hẳn.
Bạn biết không, thưa bạn, thiền định là một trong những sự việc quan trọng nhất trong
sống. Thiền định là một sự việc tuyệt vời. Muốn hiểu rõ thiền định là gì bạn phải hiểu rõ
người thiền định. Người thiền định là thiền định và không còn gì nữa. Và nếu bạn hiểu rõ
người thiền định, bạn đã hiểu rõ sự khởi đầu tổng thể và sự kết thúc của sống.

Ngày 19 tháng mười hai năm 1969




TẠI SAO BẠN ĐANG ĐƯỢC GIÁO DỤC?

Liệu đó là chính bản thể của sự dốt nát khi chúng ta phụ thuộc vào những người khác để
có tầm nhìn bên trong này, hiểu rõ bên trong này, sự quan sát bên trong này về những tiến
hành lạ thường xảy ra? Phụ thuộc vào những người chuyên môn để chỉ bảo chúng ta suy
nghĩ như thế nào về chính chúng ta, và nhìn vào chính chúng ta qua đôi mắt của người
triết lý, hay qua đôi mắt của người đạo sư, hay qua đôi mắt của bất kỳ những người lãnh
đạo nào khắp thế giới – đó không là sự dốt nát hay sao?
***
Và nếu bạn là một sinh viên, tương lai của bạn là gì? Chỉ đậu kỳ thi nào đó, có một việc
làm, và rơi vào cái bẫy mà thế hệ quá khứ đã giăng ra, lập gia đình, có một ngôi nhà nhỏ
cùng một người vợ và những người con? Và vật lộn, đấu tranh, luôn luôn không thỏa
mãn, đau khổ? Đó là điều gì sẽ xảy ra? Chắc chắn nó sẽ xảy ra, dù bạn có lẽ là một
chuyên viên công nghệ có một bậc lương cao, một chức vụ tốt và sự quan trọng riêng của
bạn. Bạn có lẽ có một mảnh bằng, làm công việc phi thường, giúp đỡ đi đến mặt trăng
hay sống dưới biển một tháng. Những sự việc không thể tin được đó đã được thực hiện
bằng công nghệ. Nhưng như những con người, chúng ta là gì?

VỀ HIỂU BIẾT VÀ DỐT NÁT
Nói chuyện lần thứ nhất tại Đại học Bombay 1969
Thuộc một khía cạnh, chúng ta vun đắp sự hiểu biết về thiên nhiên, về vật chất, khoa học,
và vân vân; và có thể lại hoàn toàn lơ là một sự việc quan trọng nhất trong sống, đó là
cấu trúc và bản chất của cái trí riêng của chúng ta. Chắc chắn, nó là sự dốt nát.
ặp gỡ này được thực hiện cho những sinh viên, và tôi lại không thấy có bao nhiêu sinh
viên hiện diện. Nhưng dẫu vậy, tôi hy vọng các bạn không phiền nếu người nói chú ý vào
những sinh viên.
Người ta thường không hiểu tại sao người ta nhận được sự giáo dục. Liệu nó là để
thâu lượm hiểu biết thuộc những loại khác nhau đang xảy ra trên thế giới, hầu hết để cung
cấp thông tin – thuộc công nghệ, xã hội, và kinh tế? Chắc chắn, hiểu biết đó là cần thiết.
Và có thể hầu hết chúng ta, khi chúng ta đi đến cao đẳng hay đại học, đều hy vọng để
chuẩn bị – dù từ ngữ đó có bất kỳ ý nghĩa gì – cho tương lai sắp đến, cho cuộc sống mà
người ta phải sống hàng ngày: kiếm được một việc làm, giữ gìn việc làm, và leo lên
G
những nấc thang của thành công, nếu người ta có khả năng. Chắc chắn, muốn có điều đó,
hiểu biết thuộc khoa học, kinh tế, hay văn chương là cần thiết.
Vậy thì hiểu biết và dốt nát bắt đầu từ đâu? Người ta có lẽ có tất cả hiểu biết công
nghệ về thế giới, về nguyên tử, về cách chế tạo những máy tính phi thường, làm thế nào
đi đến mặt trăng, và làm tất cả những việc phi thường mà con người đang thực hiện khắp
thế giới. Một tiến bộ thuộc công nghệ phi thường nhất, một cách mạng to tát, đang xảy ra
ở đó, và tôi nghĩ hầu hết chúng ta đều nhận biết việc này. Chúng ta đang trở nên có thông
tin nhiều hơn, càng ngày càng có thể gặp gỡ thế giới, gặp gỡ thiên nhiên và những cơn
bão của nó, đi đến mặt trăng và ra xa khỏi đó. Cái trí có khả năng lạ thường. Và người ta
hỏi: Dốt nát là gì? Bạn biết hiểu biết là gì: đi đến cao đẳng, đại học, nếu bạn đủ may mắn,
thâu lượm tất cả hiểu biết sách vở và điều gì những giáo sư và những chuyên gia có thể
trao cho bạn trong bất kỳ phạm vi đó – xã hội, kinh tế, vật lý, sinh học, nhân loại học, và
vân vân. Điều đó chúng ta gọi là hiểu biết.
Tiếp theo, dốt nát là gì? Rõ ràng, chúng ta là những người dốt nát, và vì vậy
chúng ta phải thâu lượm hiểu biết để gặp gỡ xã hội phức tạp lạ lùng này, để sống trong
thế giới này. Vì vậy chúng ta nói, ‘Chúng ta phải có hiểu biết, không chỉ kiếm được một
công việc tốt hơn nhưng còn cả sống trong thế giới hiện đại này.’ Điều đó là hiển nhiên,
điều đó là như vậy. Tôi nghĩ hầu hết chúng ta sẽ đồng ý rằng điều này là cần thiết. Vậy
thì, cái sự việc được gọi là dốt nát là gì? Hay tìm hiểu dốt nát là gì không bao giờ có
trong những cái trí của chúng ta? Chúng ta đã thâu lượm hiểu biết, nhưng rõ ràng chúng
ta đã không tìm hiểu toàn lãnh vực thuộc dốt nát của con người.
Dốt nát là gì? Liệu nó không là hoàn toàn xem thường, hoàn toàn bỏ quên thế giới thuộc
tâm lý, rất tinh tế, và phức tạp, hay sao? Và chắc chắn ở đó cũng vậy, chúng ta có hiểu
biết nào đó được trao tặng bởi những chuyên gia, những người triết lý, những người tâm
lý, những người phân tích và vân vân. Nhưng lại nữa, chúng ta đã thâu lượm hiểu biết về
chính chúng ta qua những người khác, qua Gita, qua Upanishads, Koran, Bible, Freuds,
và Jungs. Họ đã chỉ bảo cho con người anh ấy là gì. Điều đó vẫn còn là hiểu biết: được
thông tin qua những người khác về chính chúng ta. Liệu hiểu biết này, hay liệu nó là dốt
nát tổng thể, khi chúng ta vun đắp thông tin, khi chúng ta học hành từ những người khác
về chúng ta là gì và chúng ta nên suy nghĩ như thế nào và chúng ta nên suy nghĩ cái gì?
Liệu nó không là chính bản thể của dốt nát khi chúng ta phụ thuộc vào những người khác
cho tầm nhìn phía bên trong này, hiểu rõ phía bên trong, quan sát phía bên trong này về
những tiến trình xảy ra? Phụ thuộc vào những người chuyên môn để chỉ bảo cho chúng ta
phải suy nghĩ ra sao về chính chúng ta, và quan sát chúng ta qua đôi mắt của người triết
lý, hay qua đôi mắt của người đạo sư, hay qua đôi mắt của bất kỳ những người lãnh đạo
tôn giáo nào khắp thế giới – đó không là dốt nát hay sao? Một mặt chúng ta vun đắp hiểu
biết về thiên nhiên, về vật chất, khoa học, và vân vân, và mặt khác chúng ta lại hoàn toàn
quên bẵng một sự việc quan trọng nhất trong sống, mà là cấu trúc và bản chất của cái trí
riêng của chúng ta. Chắc chắn, đó là dốt nát. Dù có lẽ chúng ta khôn ngoan bao nhiêu, dù
chúng ta có những thông tin tốt và uyên bác về tất cả những sự kiện hiện nay, dù chúng ta
tài giỏi thuộc công nghệ ra sao, khi chúng ta hoàn toàn bỏ quên điều gì đang xảy ra phía
bên trong làn da, nó là một dạng của dốt nát tổng thể. Vì vậy, một mặt bạn có hiểu biết
phi thường về một khía cạnh và mặt kia bạn lại dốt nát tuyệt đối về khía cạnh còn lại.
Và dốt nát này, không hiểu rõ về chính chúng ta này, đang tạo ra thảm họa trong thế giới,
bất kể tất cả những trường đại học, dù chúng là những trường đại học cộng sản hay
những trường đại học tư bản hay những trường đại học trong quốc gia này. Sự bỏ quên
hoàn toàn điều gì đang xảy ra phía bên trong, thuộc tâm lý này, và sự phân chia này đang
tạo ra thảm họa khôn lường; người ta thấy điều này nếu người ta quan sát, nếu người ta
nhận biết được điều gì đang xảy ra trong thế giới. Những nổi loạn của sinh viên khắp thế
giới để có việc làm tốt hơn, để tạo ra cuộc sống chắc chắn hơn trong một thế giới quá dư
thừa dân số và nơi mọi thứ đã trở thành không chắc chắn, không an toàn lạ kỳ; và bởi vì
không thể giải quyết được nó, chúng ta nương dựa những người khác để được thông tin
về chính chúng ta, để được hướng dẫn. Và đây là nơi xung đột, đau khổ bắt đầu, khi
chúng ta phân chia thế giới thành bên ngoài và bên trong; khi chúng ta hoàn toàn tập
trung vào bên ngoài và lại hoàn toàn bỏ bê bên trong; hay trao tất cả ý nghĩ của chúng ta
vào bên trong và hoàn toàn không lưu tâm đến bên ngoài, đang tìm kiếm bản thể và
không màng đến sự diễn tả của bản thể đó. Vì vậy chúng ta có hai thế giới này: bên ngoài
và bên trong. Tương tự như vậy, chúng ta đã phân chia con người thành cái cao hơn, linh
hồn, đại ngã, và cơ quan thuộc vật chất như hai trạng thái hay thực thể tách rời. Nhưng
nếu người ta nhận biết, người ta thấy rằng chỉ có một liên hệ tương quan giữa cái trí và
thân thể đang xảy ra liên tục – một trao đổi giữa thân thể và cái trí, và cái trí và thân thể.
Vì vậy câu hỏi không phải là làm cách nào tạo ra một cách mạng bên ngoài. Đã có những
cách mạng bên ngoài, mà đã không thay đổi con người gì cả: cách mạng Cộng sản, cách
mạng Pháp, và những hình thức cách mạng khác mà đã cố tình hủy diệt hàng triệu con
người để cưỡng bách con người tuân phục vào một khuôn mẫu. Tất cả chúng đã hoàn
toàn thất bại.
Và chắc chắn chỉ có một cách mạng duy nhất, cách mạng bên trong này, mới gây ảnh
hưởng bên ngoài. Không phải bên ngoài trước, rồi sau đó bên trong, hay bên trong trước
và bên ngoài là thứ hai; nó là một chuyển động đồng nhất. Vì vậy người ta không thể dốt
nát hay bỏ bê phía bên trong, bởi vì những đòi hỏi bên trong, những thôi thúc bên trong,
những ham muốn, những động cơ, những thúc đẩy bên trong, thay đổi bên ngoài – hình
thức bên ngoài, diễn tả bên ngoài, luân lý bên ngoài. Vì vậy trong thâm nhập bên trong
chúng ta không đang lơ là bên ngoài. Chúng ta chỉ đang nói rằng, nếu không có hiểu rõ
bên trong, dù bạn có lẽ thay đổi bên ngoài nhiều bao nhiêu bởi những luật lệ mới, những
cấu trúc xã hội mới, kinh tế mới, những quy định xã hội mới, bạn không thể giải quyết
được vấn đề của con người. Bạn có lẽ mang lại một chút trật tự hơn, trật tự đó rõ ràng sẽ
bị hủy hoại bởi những đòi hỏi, tham lam, sợ hãi bên trong riêng của bạn. Vì vậy dù bạn
thông thái ra sao, dù bạn có nhiều bằng cấp bao nhiêu, dốt nát là chất lượng của cái trí đó
mà hoàn toàn không nhận biết được điều gì đang xảy ra bên trong làn da. Không phải phụ
thuộc người giáo sư nào đó, không phải phụ thuộc hệ thống triết học hay một đạo sư đặc
biệt nào đó, nhưng tùy theo điều gì đang thực sự xảy ra, không phải dựa vào ‘cái gì nên
là’ nhưng ‘cái gì là’. Vì vậy sự phân chia này đang xảy ra trong thế giới và sự bỏ bê hoàn
toàn này về điều gì đang xảy ra bên trong tạo ra không chỉ thảm họa mà còn cả một biến
dạng hoàn toàn của cái trí con người. Và tôi nghĩ rất quan trọng phải tìm hiểu việc đó.
Tìm hiểu, không phải được chỉ bảo tìm hiểu cái gì, quan sát, không phải được chỉ bảo
quan sát cái gì.

Trước hết, muốn tìm hiểu cần đến sự tự do. Nếu cái trí bị thành kiến, nếu nó bám chặt
vào một niềm tin, giáo điều, hy vọng nào đó – và vì vậy thất vọng và sợ hãi – nó không
được tự do để tìm hiểu. Một cái trí bị trói chặt vào một niềm tin nào đó – rằng có một linh
hồn, một đại ngã, rằng không có đại ngã và vân vân – bị trói buộc vào một kết luận đặc
biệt, thuộc tôn giáo hay không tôn giáo, Marxist hay Vedantist, không thể tìm hiểu. Vì
vậy phải có tự do.
Bên trong, chúng ta không được tự do. Bạn có lẽ có tiền bạc, một công việc khiến cho
bạn đi lại khắp thế giới – công việc đặc biệt của tôi là đi lại khắp thế giới – nhưng đó
không là tự do. Tự do là học hành, thâm nhập, khám phá, tìm ra. Và không thể thâm
nhập, học hành nếu có sợ hãi, nếu có một đòi hỏi ép buộc hay một quy định cố chấp. Vì
vậy muốn tìm hiểu cần đến sự tự do. Ngược lại người khoa học không thể nhìn vào kính
hiển vi và khám phá; anh ấy phải được tự do khỏi tất cả những giả thuyết. Nếu anh ấy
nhìn những sự việc qua một kính hiển vi bằng một cái trí có một giả thuyết, anh ấy không
thể thấy điều gì thực sự đang xảy ra. Vậy là muốn tìm hiểu toàn thế giới này của chính
chúng ta, sự tự do tuyệt đối là cần thiết, không phải sự tự do tương đối.
Vì vậy, chúng ta cần tìm hiểu tự do đó là gì mà sẽ giúp chúng ta quan sát – không phải
quan sát cái gì, nhưng sự tự do để quan sát. Nếu có bất kỳ hình thức nào của biến dạng,
bất kỳ xuyên tạc, không chỉ trong đôi mắt vật chất nhưng cũng còn trong đôi mắt bên
trong, trong cái trí, trong quả tim, lúc đó tìm hiểu không có ý nghĩa gì cả. Không phải
như thế sao? Nếu tôi nói, ‘Tôi là một người Ấn giáo’ và quan sát bằng tất cả những thành
kiến, những mê tín, và tình trạng bị quy định của tôi, tôi không thể thấy. Tôi sẽ thấy. Tôi
sẽ thấy điều gì tôi đã bị chỉ bảo hay bị quy định, chiếu rọi điều đó từ nền quá khứ của tôi,
và thấy điều gì tôi nên thấy. Vì vậy tự do là phủ nhận bất kỳ biến dạng nào.
Tự do chỉ có thể khi không có sợ hãi. Sợ hãi ngăn cản người ta không nhìn. Nó giống như
một cái trí sống trong bóng tối và đang tìm kiếm ánh sáng. Tự do là chuyển động đó của
cái trí và quả tim khi không có sợ hãi thuộc bất kỳ loại nào. Đúng chứ? Vậy thì câu hỏi
của chúng ta là: Liệu cái trí và bộ não và các cơ quan vật chất có thể được hoàn toàn tự
do khỏi sợ hãi? Lúc này, cùng nhau chúng ta sẽ tìm ra. Bạn sẽ không được chỉ bảo phải
làm gì bởi người nói, để cho bạn ghi nhớ và sau đó áp dụng điều gì bạn đã học hành để
loại bỏ sợ hãi – đó là điều gì chúng ta đã và đang làm trong hàng triệu năm. Chúng ta sẽ
tìm ra cho chính chúng ta sợ hãi là gì, tìm hiểu nó, học hành tất cả về nó, thâm nhập nó,
và thấy liệu cái trí có thể làm tự do chính nó hoàn toàn khỏi sợ hãi.
Có sợ hãi, sợ hãi của các cơ quan để tồn tại: sợ hãi thuộc thân thể mà đòi hỏi thực phẩm,
quần áo, và chỗ ở; sợ hãi mà nảy sinh khi bạn gặp con rắn hay nguy hiểm. Và có nhiều
hình thức sợ hãi khác, một số mà chúng ta sẽ tìm hiểu trong chốc lát. Sự đòi hỏi có an
toàn vật chất cho các cơ quan có thể tồn tại – nó là sợ hãi sao? Bạn hiểu rõ chứ? Khi bạn
gặp một nguy hiểm thuộc vật chất và bạn phản ứng đến nó, nó là sợ hãi à? Khi bạn gặp
một con rắn hay một con thú hoang nào đó và bạn phản ứng tức khắc, phản ứng đó được
đặt nền tảng trên sợ hãi? Làm ơn, chúng ta đang tìm hiểu. Người nói sẽ không bảo cho
bạn nó được đặt nền tảng trên cái gì; chúng ta đang học hành, chúng ta đang chuyển tải
lẫn nhau. Cơ quan thân thể, cùng bộ não của nó, đã bị quy đinh trong hàng triệu năm để
gặp gỡ sự nguy hiểm. Khi bạn thấy một con rắn, có phản ứng tức khắc. Phản ứng đó được
đặt nền tảng trên sợ hãi hay trên thông minh?
Hãy tìm hiểu điều này cho chính bạn. Đừng chờ đợi một đáp án từ người nói. Nếu bạn
chờ đợi một đáp án, vậy thì bạn biến người nói thành một uy quyền, thành một giáo sư;
và như chúng ta đang nói trong một trường đại học, người giáo sư trở thành uy quyền, và
tôi hy vọng bạn sẽ không biến người nói thành một uy quyền, bởi vì uy quyền là sự
khước từ tự do khi chúng ta đang thâm nhập. Vì vậy không có uy quyền, ít nhất đến mức
độ mà chúng ta quan tâm. Và đó là một hành động vĩ đại của hiểu rõ khi bạn gạt đi tất cả
uy quyền với mục đích để tìm ra, để thâm nhập – cái trí của bạn được tự do rồi. Và thâm
nhập toàn câu hỏi về uy quyền không phải điều gì chúng ta quan tâm vào lúc này. Nhưng
trong tìm hiểu sợ hãi, chúng ta sẽ thấy sự liên quan của nó đến uy quyền.
Vì vậy chúng ta đang hỏi: Liệu do bởi sợ hãi mà khơi dậy hành động tức khắc khi bạn
gặp nguy hiểm? Mặc dù ngay từ khởi đầu của thời gian những tế bào não và toàn cơ quan
thân thể đã bị quy định để phản ứng đến sự nguy hiểm, chắc chắn phản ứng không là sợ
hãi nhưng là thông minh. Thông minh đòi hỏi rằng bạn phải tồn tại; nếu không, bạn sẽ đi
và và quăng bạn vào gầm một xe buýt! Vì vậy thông minh là nhận biết được sự nguy
hiểm và hiểm họa của bị hủy diệt, của không-tồn tại. Tôi biết điều này mở ra nhiều câu
hỏi, nhưng chúng ta sẽ gặp gỡ những câu hỏi đó nếu chúng ta bắt đầu hiểu rõ bản chất
của sợ hãi.
Lúc này, chúng ta đang thâm nhập vào sợ hãi, không chỉ tại mức độ ý thức mà còn tại
những tầng sâu thẳm hơn của cái trí, không phải bằng cách theo sát những từ ngữ nhưng
bằng cách quan sát những sợ hãi riêng của chúng ta. Nếu bạn là một sinh viên, bạn sợ hãi
về tương lai, rõ ràng như vậy. Trong một quốc gia dư thừa dân số như thế này, có sự
hoang mang về những việc làm, và vân vân. Vì vậy có sợ hãi, và khi có sợ hãi chúng ta
không thể tìm hiểu – hoặc vào cấu trúc bên ngoài của xã hội hoặc vào lãnh vực tinh tế,
phức tạp hơn nhiều của chính chúng ta. Vì vậy người ta phải hiểu rõ, học hành, nhận biết
được toàn cấu trúc và bản chất của sợ hãi.
Sợ hãi là kháng cự, và kháng cự hàm ý sự phân chia. Và nơi nào có phân chia có khôngan
toàn, và vì vậy phải có sợ hãi. Chúng ta đang theo cùng nhau chứ? Chúng ta đã học
hành cái gì đó mới mẻ, chúng ta đã khám phá cái gì đó mới mẻ: kháng cự đó có những
hình thức khác nhau, như quốc tịch, như gia đình, như niềm tin của tôi và niềm tin của
bạn, quan điểm của tôi và quan điểm của bạn, thượng đế của tôi và thượng đế của bạn,
cách suy nghĩ của tôi và cách suy nghĩ của bạn, trải nghiệm của tôi đối nghịch với trải
nghiệm hay hiểu biết của bạn. Và bất kỳ kết luận nào là một kháng cự. Nơi nào có bất kỳ
hình thức của kháng cự, chắc chắn nó phải tạo ra sợ hãi.
Vì vậy cái trí, trong quan sát, đang học hành về bản chất và cấu trúc của sợ hãi. Vì vậy,
khi bạn đang học hành về sợ hãi, nó là đang học hành của bạn, không phải đang học hành
của tôi đang trao tặng cho bạn. Bạn biết, một trong những việc kỳ lạ nhất trong sống là
chúng ta muốn được chỉ bảo phải làm gì, chúng ta luôn luôn đang tìm kiếm ai đó để dẫn
dắt chúng ta. Người nói không có gì để cống hiến, ông ta không có thông điệp nào để trao
tặng cho bạn. Ông ta không đang chỉ bảo cho bạn phải làm gì hay đang gửi gấm cho bạn
những lý tưởng mới, những triết lý mới, hay một bộ mới mẻ của những qui luật. Tất cả
ông ta đang nói là, ‘Hãy quan sát, hãy nhìn ngắm.’ Và bạn không thể nhìn ngắm, quan
sát, và lắng nghe nếu có sợ hãi.
Vì vậy có sợ hãi khi có bất kỳ hình thức nào của phân chia, và kháng cự. Khi bạn sử dụng
từ ngữ ‘chủ nghĩa quốc gia’, bạn phân chia thế giới. Khi bạn tách rời chính bạn như một
người Ấn giáo, một người Hồi giáo, một người Parsi, và mọi chuyện của nó, và người
khác cũng làm tương tự như vậy, chắc chắn các bạn có những chiến tranh. Vì vậy bất kỳ
hình thức nào của tách rời, loại trừ, rõ ràng sẽ tạo ra thảm hoạ và sợ hãi. Đúng chứ? Vì
vậy sự kháng cự, mà là dựng lên một bức tường quanh chính người ta, chắc chắn sẽ tạo ra
sợ hãi.
Vậy thì sự thâm nhập kế tiếp là: Tại sao cái trí và những tế bào não kháng cự, phân chia
như ‘chúng tôi’ và ‘chúng nó’ và vân vân? Tại sao? Tôi không biết chúng ta sẽ thâm nhập
câu hỏi này như thế nào, bởi vì cái trí bị phân chia trong chính nó, như tầng ý thức bên
ngoài và tầng ý thức bên trong, như truyền thống và hiểu biết mới mẻ, như cái của tôi và
cái của bạn. Và một phần, một mảnh, của cái trí nói, ‘Tôi phải tìm hiểu tại sao toàn phân
chia và kháng cự này lại xảy ra.’ Kháng cự hiện diện vì chúng ta không muốn bị tổn
thương; chúng ta mong muốn được an toàn. Và chính kháng cự đó tạo ra sợ hãi. Vì vậy
cái trí, khi nhận ra điều này, chất vấn, ‘Tại sao tôi phân chia, tại sao tôi kháng cự?’ Bây
giờ, phần nào của bộ não đang đặt ra câu hỏi này? Nó là một phần mà đã tự-tách rời
chính nó hay là tổng thể của thân tâm mà đang đặt ra câu hỏi? Bạn thấy sự khác biệt?
Một mảnh của cái trí mà đã tự-tách rời chính nó khỏi sợ hãi nói, ‘Bây giờ tôi đã hiểu rõ
rằng sợ hãi hiện diện khi có bất kỳ hình thức nào của kháng cự.’ Cái phần riêng biệt đó
đặt ra câu hỏi, ‘Tại sao tôi kháng cự?’ Đó không là câu hỏi sai lầm hay sao? Làm thế nào
bạn có thể trả lời một nghi vấn tổng thể, căn bản khi nghi vấn đó bị đặt ra bởi một mảnh
nhỏ của cái trí? Đáp án của nó sẽ luôn luôn là từng phần và không đúng thực. Liệu một
mảnh của cái trí có thể đặt ra một nghi vấn mà là tổng thể hay sao? Hay chính là một cái
trí không-phân chia mới có thể đặt ra nghi vấn này?
Vậy là lúc này, sự thâm nhập không phải cái gì tạo ra sự kháng cự nhưng liệu cái trí có
thể thấy tổng thể của sợ hãi: sợ hãi của chết, sợ hãi của bị chi phối bởi một người khác,
sợ hãi của không có an toàn, sợ hãi của mất đi cuộc sống của một người – bạn sẽ trả lời
mỗi sợ hãi riêng của nó, bằng một trong những phân chia của cái trí, hay bạn sẽ đặt ra
một nghi vấn tổng thể mà sẽ có đáp án tổng thể?
Vậy là lúc này, chúng ta sẽ tìm ra, thâm nhập, không phải vào sợ hãi nhưng vào bản chất
của một cái trí không-phân chia, để cho khi nó đặt ra một nghi vấn sẽ có một đáp án tổng
thể. Bạn nắm được chứ? Lúc này, cái trí và quả tim mà không-phân chia, không-kháng cự
và vì vậy không-sợ hãi, và vì vậy có thể thâm nhập vào sợ hãi, là gì? Khi chúng ta nói
‘một mảnh của cái trí’, ‘một miếng’, ‘một phần’, điều đó có nghĩa gì? Bạn có khi nào
quan sát cái trí riêng của bạn? Hãy quan sát nó, không sửa đổi nó, không nói nó đúng hay
sai, nhưng chỉ quan sát nó? – làm thế nào có vô số những phân chia này trong chính
người ta, vô số ham muốn, vô số vui thú, sợ hãi, đau khổ; và làm thế nào có sự theo đuổi
vui thú và lẩn tránh đau khổ, sợ hãi. Bạn có khi nào quan sát nó trong chính bạn? Nếu
bạn đã quan sát, ai là người quan sát? Anh ấy không là một mảnh của bộ não, của cái trí,
đang quan sát? Đó là, một phần, một mảnh, đang quan sát những mảnh khác, những phần
bị vỡ vụn khác. Điều này thực sự thú vị. Nếu một mảnh đang quan sát mảnh còn lại, đáp
án của nó sẽ luôn luôn là từng phần, và thế là sự kháng cự không bao giờ có thể được giải
đáp. Và vì vậy sợ hãi không bao giờ có thể biến mất. Vì vậy câu hỏi của chúng ta là: Cái
trí nhìn ngắm, quan sát như thế nào? Nó quan sát như một phần, một mảnh, hay tổng thể
của cái trí đang quan sát?
Lúc này, chúng ta đang tìm hiểu liệu cái trí có thể quan sát mà không có bất kỳ mảnh vỡ
nào, không có người quan sát đang tham gia. Liệu có một quan sát mà không có miếng,
mảnh, đang hành động? Mà là, quan sát không có người quan sát. Người quan sát là
mảnh, quá khứ. Khi bạn quan sát cái micro này, hay nghìn ngắm hoàng hôn, cây dừa, hay
người vợ của bạn, bạn đang nhìn ngắm qua quá khứ, quá khứ là hiểu biết, thông tin, trải
nghiệm, mà cốt lõi là một mảnh. Và chắc chắn quá khứ phải tạo ra sự kháng cự. Bởi vì
bạn đã có sợ hãi, bạn đã có vui thú, bạn nói rằng, ‘Chúa ơi, liệu ngày mai tôi sẽ có nhiều
đau khổ hơn nữa?’ ‘Liệu, ngày mai tôi sẽ có nhiều vui thú hơn nữa?’ Vì vậy quá khứ là
người quan sát, là mảnh vỡ. Và cái trí hỏi, ‘Liệu có thể có sự quan sát mà không có người
quan sát?’ Đây thực sự là một nghi vấn quan trọng lạ thường. Bởi vì nếu đáp án là đúng
thực, vậy thì bạn đã phá vỡ toàn cấu trúc của nỗ lực, của đấu tranh, của xung đột, và thế
là của bạo lực.
Vì vậy muốn tìm ra, người ta phải quan sát cách thấy của người ta trong sống hàng ngày
như thế nào: cái nhìn của bạn đến cái cây, đến người vợ hay người chồng của bạn, đến vị
giáo sư của bạn, đến tương lai. Và liệu bạn có thể thấy mà không có người quan sát? Bởi
vì khi có một người quan sát, anh ấy tạo tác không gian và thời gian, mà là một kháng cự.
Vì vậy chính bản thể của xung đột là sự phân chia này giữa người quan sát và vật được
quan sát. Và đó là tình trạng bị quy định của chúng ta. Chúng ta đã được nuôi dưỡng như
thế từ thời niên thiếu. Đó đã là tình trạng bị quy định của chúng ta trong hàng ngàn năm –
cái tôi cao hơn và cái tôi thấp hơn, đại ngã và vật chất, Thượng đế và quỉ dữ, tốt lành và
xấu xa, luân lý xã hội và vô-luân lý của nó, và vân vân. Vì vậy, liệu ‘Cái tôi’, đó là quả
tim, cái trí, những tế bào não, những cơ quan vật chất có thể tự-quan sát mà không chiếu
rọi những hàm ý, những liên tưởng của quá khứ?
Bạn biết, những người sử dụng thuốc men, đặc biệt loại thuốc LSD, đã bảo với chúng tôi
rằng khi họ sử dụng dạng đặc biệt của chất hóa học này, không gian giữa người quan sát
và vật được quan sát biến mất. Và vì vậy có một liên hệ tức khắc, một tiếp xúc tức khắc,
một tiếp xúc trực tiếp, một liên hệ trực tiếp. Bạn thấy những vật như thể bạn chưa bao giờ
thấy bất kỳ thứ gì trước kia trong sống của bạn. Tôi biết một người dùng thuốc này và đi
đến viện bảo tàng quan sát những bức tranh ở đó. Và những màu sắc và những nét cân
đối, chiều sâu, những chuyển màu và ánh sáng anh ấy thấy là cái gì đó không thể tin
được. Và việc đó bị gây ra bởi phản ứng hóa học; thế là, bạn lệ thuộc vào thuốc men và
bạn phải sử dụng nó nhiều thêm nữa, giống như một người nghiện rượu. Bạn phải luôn
luôn sử dụng nó để thấy những tuyệt vời của thế giới.
Bây giờ, điều gì chúng ta đang nói là: nếu không có thuốc men, nếu không có qui trình
hóa học – mà cũng xảy ra khi bạn nhịn đói, làm cho thân thể của bạn nhạy cảm lạ thường
– nếu không làm bất kỳ trò ma mãnh này, liệu bạn có thể thấy, quan sát mà không có
người quan sát? Vậy thì bạn sẽ thấy điều lạ thường nhất đang xảy ra, điều nào đó khác
biệt lạ thường với điều gì xảy ra qua thuốc men. Bởi vì lúc đó nó không là một việc bị
thôi thúc, không là một việc được vun quén, nhưng một thực tế, trải nghiệm được. Điều
đó có nghĩa không có sự tách rời của thời gian và khoảng cách và, vì vậy, không có nỗ
lực. Lúc đó sống là cái gì đó hoàn toàn khác hẳn. Nếu bạn tạo ra một lỗi lầm, bạn sửa
chữa ngay tức khắc. Nếu có chút ít xung đột, bạn quan sát nó và loại bỏ nó; có một loại
bỏ của nó qua sự quan sát, bởi vì không có người quan sát. Vì vậy có hành động tức khắc.
Thế là, cái trí quan sát sợ hãi mà không có người quan sát. Chỉ đến lúc đó bạn có thể đặt
ra nghi vấn tổng thể. Và đáp án tổng thể, chắc chắn, là, ‘Không có sợ hãi’, mà không là
một kết luận hợp lý nhưng một sự kiện thực sự. Hãy quan sát, thưa các bạn, người ta sợ
chết. Tôi không biết tại sao, nhưng người ta là như thế. Lúc này, làm thế nào bạn sẽ trả
lời nghi vấn đó? Làm ơn, hãy quan sát nó, hãy thâm nhập nó một cách tự do, không đang
hỏi rằng liệu có đầu thai hay một linh hồn vĩnh viễn và mọi chuyện như thế. Đó là tất cả
những trả lời lỗi thời, truyền thống và thực sự không giải đáp bất kỳ vấn đề nào cả. Bởi vì
nếu bạn thực sự tin vào luân hồi, nó có nghĩa rằng lúc này bạn phải sống tại tột đỉnh; nếu
không bạn phải trả lại cho nó vào đời sau. Đúng chứ? Và bạn không sống; bạn tin vào
luân hồi và vẫn vậy bạn sống theo cái cách cũ kỹ. Vì vậy, niềm tin đó không có giá trị gì
cả. Điều gì có giá trị là đang sống của bạn, không phải điều gì xảy ra ngày mai.
Bây giờ, người ta sợ hãi chết. Bạn biết chết, sự kết thúc của các cơ quan thân thể, chết
của tất cả điều gì bạn đã ấp ủ, đã giữ gìn quý báu; bạn biết điều gì được hàm ý bởi chết.
Lúc này, làm thế nào cái trí nhìn vào vấn đề này? Cái trí kháng cự nó? Cái trí sợ hãi nó?
Liệu có một hy vọng trong một ý tưởng luân hồi hay một cuộc đời tương lai, hay ngồi
bên cạnh Thượng đế trong một đám mây, và mọi chuyện như thế? Hay cái trí quan sát mà
không có người quan sát? Bạn đang theo kịp điều này chứ? Nếu bạn quan sát mà không
có người quan sát, liệu có chết hay không? Có chết các cơ quan thân thể. Nhưng lúc đó
liệu có một sự việc được gọi là chết mà đã chi phối sống của chúng ta như thế? Hãy tìm
ra, không phải qua thuốc men, nhưng qua sự quan sát tổng thể cấu trúc của sợ hãi; hãy
tìm ra sự quan sát là gì, sợ hãi là gì, kháng cự là gì, nhận biết được sự kháng cự, nhận biết
được không chỉ những sợ hãi tầng bên ngoài mà cũng còn cả những sợ hãi tầng bên
trong. Nhưng chúng ta không có đủ thời gian để tìm hiểu vấn đề đó lúc này.
Vì vậy chúng ta quay trở lại câu hỏi căn bản: Dốt nát là gì? Dốt nát là không nhận biết
được toàn cấu trúc và bản chất của cái trí, bộ não, và tất cả chuyển động của nó; đó chính
là bản thể của dốt nát. Bạn học hành từ những quyển sách, từ những giáo sư của bạn, đậu
những kỳ thi, có một vài mảnh bằng và có một việc làm – đó không là gì cả. Nó cần thiết
trong thế giới điên cuồng này, nhưng hoàn toàn không nhận biết được chuyển động lạ
thường, vẻ đẹp, sự tinh tế, sự mau lẹ của tất cả chuyển động bên trong đó, không ý thức
được, không tỉnh thức được nó, không chỉ là dốt nát, nhưng nó còn tạo ra sự hủy hoại
riêng của nó.
Có lẽ, nếu bạn không chán nản hay mệt mỏi, bạn muốn đặt ra những câu hỏi. Nhưng
trước khi bạn đặt những câu hỏi, hãy tìm ra tại sao bạn đặt ra chúng, bởi vì nếu bạn có thể
trả lời ‘tại sao’, vì lý do gì bạn đang hỏi, bạn sẽ tìm ra đáp án cho chính bạn. Chúng ta đặt
ra một câu hỏi cho ai đó để chỉ bảo cho chúng ta đáp án, và hoặc đồng ý hoặc khôngđồng
ý với đáp án đó. Vì vậy lúc đó bạn thực sự không đặt ra một câu hỏi gì cả; bạn chỉ
đang cống hiến một quan điểm trong hình thức một câu hỏi. Và quan điểm không là sự
thật. Theo lý luận, quan điểm không thể hiện sự thật là gì. Vì vậy nếu bạn tìm hiểu toàn
nghi vấn của đặt ra những câu hỏi, nó là một sự việc lạ thường. Tại sao chúng ta đặt ra
một câu hỏi? Ai sẽ trả lời? Và khi bạn nghe đáp án liệu bạn có thể hiểu rõ nó? Hay bạn
muốn có đáp án tùy theo tình trạng bị quy định của bạn, tùy theo ưa thích và không-ưa
thích của bạn? Đó là, khi bạn nghe đáp án, liệu bạn diễn giải nó tùy theo những đòi hỏi và
những ham muốn đặc biệt của bạn? Hay bạn đang lắng nghe một cách tự do. Nếu bạn
đang lắng nghe một cách tự do và nếu bạn đặt câu hỏi một cách tự do, vậy thì có một vẻ
đẹp trong đáp án. Vậy thì, bạn có muốn đưa ra bất kỳ câu hỏi nào hay không?
Người hỏi: Có một vật như là linh hồn hay không?
Krishnamurti: Có một vật như là linh hồn, s-o-u-l linh hồn? Hay s-o-l-e một mình?
(Tiếng cười) Có cái gì đó tách khỏi thân thể, khỏi bộ não, khỏi suy nghĩ, cái gì đó không
thời gian, cái gì đó không bị trói buộc trong lãnh vực của thời gian, không hướng về thời
gian? Đúng chứ? Đó là điều gì chúng ta thường thường có ý qua từ ngữ ‘linh hồn’. Bây
giờ, chúng ta sẽ tìm hiểu ý nghĩa của từ ngữ đó, sự thật đằng sau từ ngữ. Làm thế nào bạn
biết rằng linh hồn có tồn tại? Bạn đã được dạy dỗ, phải không? Bạn đã bị quy định –
giống như người cộng sản bị quy định để không tin một linh hồn. Bạn bị quy định để tin
tưởng một linh hồn, đại ngã, cái tôi siêu việt, vân vân, vân vân, và một người khác bị quy
định để không tin tưởng tất cả điều này. Lúc này, chúng ta sẽ tìm ra sự thật của vấn đề.
Liệu có cái gì đó vĩnh cửu trong chúng ta? Vĩnh cửu có nghĩa không thời gian, cái gì đó
không thể bị tác động bởi suy nghĩ – bởi vì suy nghĩ là thời gian, suy nghĩ là quá khứ.
Nhưng nếu bạn nghĩ rằng có một linh hồn, bạn đã tạo ra nó trong thời gian, và nếu suy
nghĩ có thể mang nó vào trong phạm vi của nó, vậy thì nó là bộ phận của suy nghĩ. Thế
là, linh hồn không vĩnh cửu; nó là bộ phận của suy nghĩ, và bởi vì đã tạo ra ý tưởng về
linh hồn này như cái gì đó vĩnh cửu, suy nghĩ có sự an toàn trong đó.
Vì vậy câu hỏi là: Liệu có cái gì đó vĩnh cửu mà không bị đặt vào chung bởi suy nghĩ,
suy nghĩ là trải nghiệm, lặp lại, thói quen, truyền thống, tình trạng bị quy định? Liệu có
cái gì đó vượt khỏi thời gian, vượt khỏi tất cả đo lường của suy nghĩ? Bây giờ, muốn tìm
ra điều đó – không phải như một niềm tin hay bằng cách lặp lại điều gì Shankara hay
Buddha hay người nào đó đã nói – muốn thực sự tìm ra điều đó, suy nghĩ phải hoàn toàn
không còn, suy nghĩ là người quan sát. Vì vây nếu bạn quan sát mà không có thời gian,
bạn có toàn vũ trụ trong hai mắt của bạn, trong quả tim của bạn.
Người hỏi: Sau cái chết của nó, liệu thực thể ‘cái tôi’, mà cố gắng vô vàn để tích lũy, sở
hữu, và thành tựu qua sự tồn tại của nó, và trong tiến trình sống nó trải nghiệm những
dòng chảy lần lượt của hạnh phúc và đau khổ, liệu cái tôi đó có tiếp tục tồn tại qua sự
vĩnh cửu, miễn là thực thể cái tôi còn ao ước tiếp tục trong cùng hình thức này hay trong
bất kỳ hình thức nào khác?
Krishnamurti: Chỉ lắng nghe rất cẩn thận. Câu hỏi này được đặt ra bởi một sinh viên và
nó nói về chết, về ‘cái tôi’. Nó không nói về sống có nghĩa gì, sống hạnh phúc, sáng tạo,
cùng hân hoan vô cùng trong thế giới. Đây là một câu hỏi kiểu mẫu của Ấn độ. Ở Châu
âu và Mỹ họ không đặt ra một câu hỏi như thế. Họ đặt ra những loại câu hỏi khác. Trong
quốc gia này, bởi vì chúng ta nghĩ chúng ta là những người tôn giáo, chúng ta đặt ra
những câu hỏi này, mà có nghĩa rằng chúng ta đã tách rời tôn giáo khỏi sống, khỏi đang
sống hàng ngày. Vì vậy người hỏi đang muốn biết: ‘Cái tôi’ này là gì, và khi thân thể chết
đi, liệu cái tôi vẫn còn sống trong một hình dạng khác hay trong cùng hình dạng này, và
‘cái tôi’ đó có một tiếp tục hay không?
Bây giờ rõ ràng rằng từ câu hỏi, ‘cái tôi’ được coi như một vật vĩnh cửu, cái gì đó
không thể bị hủy diệt. Liệu có bất kỳ cái gì trong sống mà không thể bị hủy diệt? Liệu có
bất kỳ cái gì trong sống mà vĩnh cửu? ‘Cái tôi’ của bạn vĩnh cửu hay sao? Bạn muốn nó
được như thế, nhưng nó vĩnh cửu hay sao? Làm ơn hãy tìm hiểu. ‘Cái tôi’ này là gì? Nó
không là một mớ của những kỷ niệm: những trải nghiệm của tôi, ngôi nhà của tôi, đồ đạc
của tôi, sự nhận dạng cùng người vợ của tôi, con cái của tôi, đồ đạc của tôi, tài khoản
ngân hàng của tôi, hay cùng một nghề nghiệp đặc biệt, một khả năng đặc biệt, hay sao?
‘Cái tôi’ mà giận dữ, ghen tuông, đố kỵ, chiếm hữu, thống trị, hung hăng – ‘Cái tôi’ đó
vĩnh cửu hay sao? Nó là một ký ức, bạn hiểu chứ? Và ký ức là vĩnh cửu hay sao? Người
ta muốn nghĩ rằng ‘cái tôi’ là vĩnh cửu bởi vì, lại nữa, trong đó có sự an toàn rằng ít nhất
‘cái tôi’ vẫn tiếp tục, bất kể các cơ quan thân thể. Và vì thế chúng ta bám vào điều đó.
Bạn có lẽ không gọi nó là ‘cái tôi’. Bạn có lẽ gọi nó là cái đại ngã, linh hồn, cái tôi cao
hơn, cho nó vô số danh tánh, nhưng nó được sinh ra cùng khuynh hướng, cùng động cơ
để có cái gì đó vĩnh cửu trong thế giới không vĩnh cửu này. Và khi người ta quan sát một
cách tự do, người ta thấy rằng không có sự việc như ‘cái tôi’ như là một thực thể vĩnh
cửu. Vậy thì người ta có lẽ hỏi: ‘Nếu không có gì vĩnh cửu, tại sao lại vun đắp bất kỳ đạo
đức nào? Làm việc đó có ý nghĩa gì? Tất cả trải nghiệm này là gì?
Muốn tìm ra sự thật của vấn đề, thưa bạn, bạn phải tìm hiểu toàn vấn đề này của cái gì
đang suy nghĩ, tìm hiểu liệu suy nghĩ, được gắn kết với ‘cái tôi’ – đồ đạc của tôi, trải
nghiệm của tôi, vui thú của tôi, sợ hãi của tôi – có bất kỳ vĩnh cửu nào hay không. Chắc
chắn nó không-vĩnh cửu. Cái gì có, nếu người ta có thể sử dụng từ ngữ ‘vĩnh cửu’, là
chuyển động của sự sống. Chuyển động – không phải chuyển động của bạn và chuyển
động của tôi, chỉ vẻ đẹp của chuyển động. Và chuyển động cùng chuyển động đó, không
người quan sát, là nhận biết được cái gì đó thuộc một kích thước hoàn toàn khác hẳn.
Bạn biết không, thưa bạn, thiền định là một trong những sự việc quan trọng nhất trong
sống. Thiền định là một sự việc tuyệt vời. Muốn hiểu rõ thiền định là gì bạn phải hiểu rõ
người thiền định. Người thiền định là thiền định và không còn gì nữa. Và nếu bạn hiểu rõ
người thiền định, bạn đã hiểu rõ sự khởi đầu tổng thể và sự kết thúc của sống.

Ngày 19 tháng mười hai năm 1969




Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét

HÃY TÌM LẠI CHÍNH MÌNH BẰNG SỰ THỨC TÌNH MỤC ĐÍCH SỐNG

Nhân loại đã thực sự sẵn sàng cho một quá trình chuyển biến nhận thức , một quá trình nở hoa sâu sắc và triệt để của tâm thức đến độ , so với quá trình này thì việc cây cỏ nở hoa 114 triệu năm trước đây , dù cho đẹp đến mấy thì đấy cũng chỉ là sự phản ánh nhạt nhòa ? Liệu con người có thể từ bỏ tầng tầng lớp lớp những cách nghĩ bị bó buộc cũ và trở nên giống như những tinh thể pha lê trong suốt để ánh sang nhận thức xuyên qua dễ dàng ?

Liệu con người có thể thoát ra khỏi trường hấp dẫn của chủ nghĩa vật chất , thoát ra khỏi tình trạng tự đồng nhất mình với hình tướng ?

Khả năng chuyển hóa này cũng là thông điệp chính của những giáo lý sâu sắc để khai thị cho con người .Những người phát đi thông điệp này – như Đức Phật , chúa Jesus và nhiều người khác – là những bông hoa đầu tiên của nhân loại . Họ là những vị Thầy tiên phong , rất hiếm hoi và quý giá vô cùng . Tuy vậy , một sự chuyển hóa rộng khắp chưa thể xảy ra vào thời điểm đó được , nên thông điệp của họ bị bóp méo đi rất nhiều . Ngoại trừ ở một số ít người , tâm thức của con người thời ấy nói chung chưa được chuyển hóa nhiều

Bây giờ thì nhân loại đã sẵn sàng để chuyển hóa chưa ? tại sao lúc này mới thật là thời cơ ? Ban có thể làm gì để thúc đẩy quá trình chuyển hóa nội tại này ? Đặc điểm của nhận thức cũ đầy tính bản ngã là gì và đâu là dấu hiệu của một tâm thức mới đang trổi dậy ?

Những câu hỏi này và một số câu hỏi khác sẽ được đề cập trong cuốn sách này . Quan trọng hơn , quyển sách cũng chính là một công cụ có tính chuyển hóa , xuất phát từ một nhận thức mới đầy tính nổi dậy . Những ý tưởng và khái niệm ở đây tuy quan trọng , nhưng đó cũng là thứ yếu . Chính những tấm bảng chỉ đường giúp bảng chỉ đường giúp bạn đi đến trạng thái thức tỉnh . Trong lúc đọc quyển sách này , một sự chuyển hóa sẽ xảy ra trong bạn

Mục đích chính của quyển sách không phải là để cung cấp thêm thông tin hay những niềm tin mù quáng cho trí năng của bạn , hay cố thuyết phục bạn về một điều gì đó , mà nó mang đến cho bạn một sự chuyển hóa trong nhận thức , tức là thức tỉnh bạn ra khỏi những dòng suy nghĩ miên man ở trong đầu

Nếu được như vậy thì bạn sẽ không chỉ thấy cuốn sách này là “thú vị” . Vì “thú vị” có nghĩa là bạn còn đứng ở bên ngoài , tìm vui với những ý nghĩ , và khái niệm ở trong đầu bạn để tu duy rằng mình đồng ý hay không đồng ý với cuốn sách .

Vì cuốn sách này được viết cho bạn , do đó cuốn sách hoặc rất vô nghĩa đối với bạn , hoặc nó làm cho nhận thức của bạn có sự thay đổi lớn . Tuy nhiên cuốn sách này chỉ có thể thức tỉnh những người đã sẵn sang để tỉnh thức

Tuy nhiên khi có một người vừa tỉnh thức thì biến cố này sẽ tạo nên một quán tính trong tâm thức của tập thể , giúp cho sự tỉnh thức xảy ra dễ dàng hơn ở những người khác . Nếu trong lúc này bạn chưa rõ tỉnh thức nghĩa là gì , thì bạn cũng không cần bận tâm nhiều vể nghĩa của từ ấy , hãy cứ tiếp tục đọc và trong bạn có sự tỉnh thức , thì bạn sẽ hiểu “ tỉnh thức “ có nghĩa là gì

Quá trình tỉnh thức một khi đã bắt đầu ở trong bạn rồi thì không thể đảo ngược lại ; và để cho quá trình này được bắt đầu ,bạn chỉ cần trải qua trạng thái thức tỉnh – dù chỉ tong môt thoáng chốc

Đối với một số người thì một thoáng chốc của trạng thái thức tỉnh đó sẽ xảy đến khi họ đọc cuốn sách này . Còn đối với những người khác thì cuốn sách sẽ giúp họ nhận ra rằng quá trình tỉnh thức đã xảy ra ở trong họ rồi , nhưng bây giờ họ mới nhận ra .

Ở một số người thì quá trình tỉnh thức chỉ xảy ra khi họ gặp phải những mất mát hay khổ đau lớn

Trong khi ở những người khác , là khi họ tiếp xúc với những bậc Thầy hay những giáo lý về tâm linh , hay do đọc cuốn “ Sức mạnh của Hiện tại “ hay những cuốn sách có giá trị tâm linh sống động khác . Hoặc có thể là sự tổng hợp của tất cả những điều ấy . Tuy nhiên , một khi sự thức tỉnh đã bắt đầu ở trong bạn thì cuốn sách này sẽ giúp cho bạn đẩy nhanh và gia tăng cường độ tỉnh thức

Điều căn bản nhất của quá trình thức tỉnh là :

Nhận ra sự mê mờ đang tồn tại trong bạn

Nhận diện bản ngã của bạn khi nó đang nói , đang nghĩ , đang làm một việc nào đó

Nhận ra thói quen suy nghĩ đầy tính băng hoại trong tâm thức của tập thể đang thẩm thấu vào mọi khía cạnh của đời sống , kéo dài thêm tình trạng chưa thức tỉnh

Đó là lý do tôi viết quyển sách này : để nêu lên những khía cạnh chính của bản ngã và cách bản ngã hoạt động trong bạn cũng như trong tâm thức tập thể . Điều này có ý nghĩa quan trọng , vì hai lý do chính .

Trước hết , nếu bạn không nhận ra được những cơ cấu hoạt động của bản ngã , bạn sẽ không nhận diện được nó , và sẽ nhầm lẫn mà liên tục tự đồng hóa mình với bản ngã , tức là vô tình bạn để cho bản ngã chứ ngự lấy bạn , mạo danh là bạn

Thứ hai , tự than việc nhận diện bản ngã ở trong bạn chính là một trong những phương cách giúp cho sự tỉnh thức ở trong bạn được diễn ra . Khi bạn nhận ra sự mê lầm của mình , thì cái làm cho sự nhận biết ấy có thể diễn ra chính là thứ nhận thức mới đang trỗi dậy , đó cũng chính là tỉnh thức .

như ta không thể đấu tranh lại bong tối , hay chống đối lại sự mê mờ . Điều mà ta cần làm là mang ánh sáng của nhận thức vào những nơi tối tăm này

Và bạn chính là Ánh sang đó

Bài đăng phổ biến

Lưu trữ Blog