Thông điệp yêu thương từ MẶT TRỜI TÂM THỨC

CÁC BẬC THẦY CHỨNG NGỘ CỦA THẾ KỶ 20 -21

XỨ SỞ GIÂY PHÚT HIỆN TẠI

XỨ SỞ GIÂY PHÚT HIỆN TẠI

Quảng cáo online

Chữ chạy

Chào mừng bạn đến với blog MẶT TRỜI TÂM THỨC Email : mattroitamthuc@yahoo.com - Phone 0903070348

Quảng cáo thay đổi

Truyện cười

CHÀO MỪNG CÁC BẠN ĐANG ĐẾN VỚI PHÚT GIÂY HIỆN TẠI

Giây phút hiện tại

Sống trong giây phút hiện tại là một phép lạ. Phép lạ không phải là để đi trên mặt nước.
Phép lạ là đi trên trên hành tinh xanh xinh đẹp này trong trong giây phút hiện tại, biết trân quý sự bình an và vẻ đẹp có sẵn ngay bây giờ.

Thứ Hai, 7 tháng 11, 2011

Dửng dưng và Siêu việt

Với tôi dường như là sống ở đây với thầy nghĩa là buông bỏ mọi thứ - không chỉ khổ sở, sợ hãi, buồn rầu và cái gọi là chỗ tiêu cực, mà còn cả cảm giác hạnh phúc, yêu thương, tuôn chảy, cái gọi là chỗ tích cực mà bao giờ cũng là mục đích của tôi. Thưa thầy kính yêu, đây có phải chính là đạo không?


Anand Hareesh, tích cực và tiêu cực, đêm và ngày, mùa hè và mùa đông, sinh và tử - chúng không tách rời đâu. Nếu bạn muốn buông bỏ cái này, bạn sẽ phải cho phép cái kia cũng bị buông bỏ.


Đó là một trong những thế tiến thoái lưỡng nan lớn lao nhất: mọi người muốn cái tích cực còn lại với họ - nhưng nếu cái tích cực còn lại, cái tiêu cực cũng còn lại như cái bóng của nó. Cái tích cực sẽ không có ý nghĩa gì nếu không có cái tiêu cực. Nếu bạn không biết bóng tối là gì thì bạn sẽ không có khả năng thấy ánh sáng chút nào đâu. Nếu bạn muốn thấy ánh sáng bạn sẽ phải sẵn sàng kinh nghiệm bóng tối nữa. Bạn không thể tránh được cái chết nếu bạn níu bám lấy cuộc sống. Chính cuộc sống đem cái chết vào.


Và mọi người đều muốn níu bám lấy chỗ tích cực và mọi người đều muốn né tránh chỗ tiêu cực. Đây là điều không thể được - điều này ngược với luật vĩnh hằng.


Nếu bạn quan sát cẩn thận bạn sẽ thấy rằng nếu điều tiêu cực đang hành hạ bạn quá nhiều thế thì điều tích cực chỉ là cái vỏ bọc. Bạn ngụ ý gì khi bạn nói rằng bạn hạnh phúc? Bạn đơn giản ngụ ý rằng “Tại thời điểm này bất hạnh của tôi đang bị che đậy.” Bạn ngụ ý gì khi bạn nói rằng “Bây giờ tôi thảnh thơi "? Nó đơn giản nghĩa là căng thẳng đã đi sâu hơn vào trong vô thức; bây giờ bạn quên lãng chúng.


Nhưng chẳng chóng thì chầy chúng sẽ khẳng định, chẳng chóng thì chầy chúng sẽ có thời điểm riêng của chúng. Bạn không thể còn với điều tích cực mãi mãi được. Điều tiêu cực và tích cực bao giờ cũng cân bằng nhau: bạn sẽ có nhiều hạnh phúc như bạn sẵn sàng có bất hạnh.


Do đó một trong các điều huyền bí: xã hội càng giàu có, khổ sở càng nhiều hơn. Không có nước nào khổ nhiều hơn Mĩ, bởi lẽ đơn giản là Mĩ bây giờ có đỉnh cao nhất của sung sướng; nó không thể tránh được chiều sâu thấp nhất. Đỉnh núi cao là có thể chỉ khi đi cùng với thung lũng - đỉnh núi càng cao, thung kũng càng sâu.


Ở Ấn Độ mọi người cảm thấy rất thoả mãn. Lí do là họ không biết tới đỉnh cao của hạnh phúc; do đó họ không biết tới thung lũng của bất hạnh. Họ sống ít nhiều trên nền trung lập, không tích cực không tiêu cực. Đây không phải là mãn nguyện đúng đâu, đaya đơn giản là việc thiếu chỗ của tích cực - do đó chỗ tiêu cực cũng thiếu luôn.


Mĩ thực sự là nơi hành hạ về tinh thần, một chấn động tâm lí lớn lao. Không xã hội nào đã từng ở vào trạng thái như vậy. Cá nhân, tất nhiên, đã từng như vậy.


Phật Gautam là con của một ông vua. Ông ấy có đủ mọi vui vẻ - đó là lí do tại sao ông ấy đã trở nên nhận biết về nỗi khổ của cuộc sống. Không phải ngẫu nhiên mà tất cả hai mươi bốn tirthankaras của người Jainas đều là vua. Phật là vua, Rama và Krishna là vua, tất cả các avatara của người Hindu đều là vua. Có cái gì đó trong điều này, cái gì đó rất nền tảng. Tại sao người ăn xin không trở thành tirthankaras, avataras, chư phật? Bởi một lẽ đơn giản là họ không biết hạnh phúc là gì - làm sao họ có thể nhận biết về khổ sở của cuộc sống được?


Phật nói: Sống là dukkha - thuần khổ. Chỉ vị phật mới có thể nói được điều đó bởi vì ông ấy đã biết các đỉnh. Việc biết đỉnh là đồng thời trở nên nhận biết về thung lũng. Nếu bạn sống mãnh liệt, đam mê, bạn sẽ nhận biết về cái chết nhiều hơn là người sống theo kiểu hờ hững, người sống chỉ làng nhàng, người không mãnh liệt và đam mê trong cuộc sống của mình. Người đó không thể rất tỉnh táo về cái chết được. Bạn càng lao sâu vào trong cuộc sống, nhận biết của bạn về cái chết sẽ càng lớn hơn. Điều tích cực và tiêu cực liên tục cân bằng lẫn nhau.


Người Ấn Độ đã tự lừa mình. Họ đã trở thành trung lập: "Đừng lên các đỉnh cao của vui vẻ; đó là con đường né tránh chiều sâu của khổ sở, đau đớn, buồn rầu." Nhưng đây không phải là cuộc cách mạng đúng. Cuộc cách mạng đúng không phải là bằng việc trở nên dửng dưng, bằng việc trở nên hờ hững, bằng việc sống cuộc sống rất, rất đờ đẫn. Cuộc cách mạng thức xảy ra qua siêu việt.


Hai từ này phải được hiểu bởi vì sự khác biệt là rất tinh tế và tinh vi: 'dửng dưng' và 'siêu việt'. Dửng dưng đơn giản có nghĩa là bạn né tránh cái tích cực để né tránh cái tiêu cực. Siêu việt nghĩa là bạn không né tránh cái gì cả, không tránh cái tích cực lẫn cái tiêu cực. Bạn sống cái tích cực trong tính toàn bộ của nó và bạn sống cái tiêu cực trong tính toàn bộ của nó, bằng một phẩm chất mới - và phẩm chất đó là phẩm chất của nhân chứng. Bạn sống một cách toàn bộ nhưng đồng thời bạn vẫn còn tỉnh táo, nhận biết một cách im lặng.


Bạn biết hạnh phúc bao quanh mình nhưng bạn không phải là nó; bạn biết bất hạnh bao quanh mình nhưng bạn không phải là nó. Bạn biết nó là ngày nhưng bạn không là nó, và bạn biết nó là đêm nhưng bạn không là nó. Bạn biết bây giờ bạn đang sống động nhưng bạn không là nó; thế thì khi bạn sẽ chết bạn sẽ biết bạn không là nó. Đây là siêu việt.


Neti, neti - không cái này chẳng cái nọ - là công thức bí mật của siêu việt: không tích cực chẳng tiêu cực. Nhưng điều đó không có nghĩa là sống điều tích cực và tiêu cực. Nếu bạn né tránh việc sống bạn sẽ trở nên đờ đẫn, rất đờ đẫn; bạn sẽ đánh mất tất cả mọi thông minh.


Đó là sự khác biệt giữa tính chất sannyas cũa và tầm nhìn mới của tôi về tính chất sannyas. Tính chất sannyas cũ dạy bạn dửng dưng, trung lập: "Đừng đi lên đỉnh núi cao để bạn không cần phải ngã vào chiều sâu." Toán học đơn giản! "Đừng hạnh phúc, thế thì bạn sẽ không bất hạnh." Làm sao bạn có thể bất hạnh được nếu bạn chưa bao giờ hạnh phúc? "Đừng hân hoan, thế thì sẽ không có buồn rầu, và đừng cười, thế thì nước mắt là không thể có được." Đây là toán học đơn giản, nhưng không phải là chân lí của siêu việt, không phải là chân lí của tính chất sannyas thực.


Tính chất sannyas thực nghĩa là: cười sâu sắc, nhưng vẫn nhớ bạn không phải là người cười; và kêu khóc sâu sắc, để nước mắt chan hoà, hãy toàn bộ trong nó, và vậy mà vẫn tỉnh táo, ngọn lửa bên trong quan sát tất cả nó.


Hareesh, bạn phải siêu việt lên, đừng từ bỏ. Nếu bạn từ bỏ bạn bỏ lỡ vấn đề. Và khi tôi nói, "Buông bỏ!" tôi đơn giản ngụ ý không níu bám. Tôi không nói bạn đừng cố gắng hạnh phúc. Hãy làm mọi nỗ lực có thể được để hạnh phúc, vui sướng, nhưng vẫn nhớ rằng nỗi buồn sẽ theo sau - điều đó là tự nhiên. Hãy chấp nhận nó, và khi nó tới, đừng chạy trốn khỏi nó, đừng trốn khỏi nó. Điều đó nữa cũng là đẹp, một phần của cuộc sống, một phần của trưởng thành; không có nó sẽ không có chín chắn. Hãy đi sâu vào trong nó.


Vui vẻ có cái gì đó đóng góp cho sự trưởng thành của bạn, và buồn rầu cũng vậy. Vui vẻ đem tới sự tươi tắn, sự tươi tắn của giọt sương sớm. Vui vẻ đem tới tuổi trẻ, vui vẻ đem tới điệu vũ cho trái tim bạn. Buồn bã cũng đem tới nhiều món quà nhưng bạn lại trốn khỏi buồn bã; do đó bạn chưa bao giờ trở nên nhận biết về những món quà này. Buồn bã đem tới im lặng mà không niềm vui nào có thể đem tới được. Vui vẻ bao giờ cũng có chút ít ồn ào; buồn bã hoàn toàn im lặng. Vui vẻ bao giờ cũng có chút ít nông cạn; buồn bã thì sâu sắc, nó có chiều sâu. Vui vẻ bao giờ cũng làm bạn quên đi bản thân mình; sẽ dễ dàng hơn để nhấn chìm bạn vào niềm vui, để làm bạn bị ngất ngây với vui vẻ. Nó giữ bạn vô ý thức. Buồn bã đem tới nhận biết bởi vì bạn không thể nhấn chìm bản thân mình trong nó được. Bạn không thể tham gia được, bạn phải đứng ở ngoài - bởi vì bạn không muốn nó!


Bài học đầu tiên về chứng kiến xảy ra trong buồn rầu. Người ta học chứng kiến trong buồn rầu và chỉ thế, về sau, cùng việc chứng kiến đó có thể được áp dụng cho những khoảnh khắc của vui thú. Nhưng chính bằng việc chứng kiến mà người ta siêu việt lên.


Và khi tôi nói, "Hãy buông bỏ nó tất cả đi, cả cái tích cực và cái tiêu cực," tôi đơn giản ngụ ý không níu bám, không bị đồng nhất. Tôi không nói, "Hãy từ bỏ!" Hãy sống, và vậy mà sống ở trên. Hãy bước đi trên đất, nhưng không, đừng để chân bạn chạm đất. Vâng, có nghệ thuật cho điều đó đấy.


Và đó là điều tính chất sannyas tất cả là gì: nghệ thuật của việc sống trong thế giới mà không là một phần của nó, nghệ thuật sống cuộc sống mà không bị đồng nhất với nó. Đó là buông bỏ thực là gì.


Tính chất sannyas cũ là tính chất của dửng dưng. Đích xác đó là từ được dùng trong kinh sách cổ: một sannyasin trở thành udasin - dửng dưng với tất cả mọi cái đang hiện hữu - vairagya. Người đó trở thành lạnh lẽo và tách rời. Người đó trốn khỏi thế giới nhị nguyên. Người đó đi vào trong tu viện hay trong hang động Himalaya, sống một mình, sống không có niềm vui, không có nỗi buồn.


Người đó sống một loại cái chết: người đó đã trong nấm mồ của mình, người đó không sống. Cuộc sống của người đó không đáng gọi là cuộc sống. Người đó đã sa ngã xuống thấp hơn loài người; người đó ở gần với con vật hơn là với con người. Do đó việc tìm kiếm của người đó là về hang động, rừng sâu, rừng rậm, núi non, sa mạc - người đó sợ việc ở cùng con người. Người đó muốn rơi xuống dưới con người, bởi vì con người nhất định bị phân chia bởi tính cực lớn lao này, tích cực và tiêu cực, và người đó sợ điều đó.


Nhưng sannyasin thực - sannyasin theo tầm nhìn của tôi - sống trong thế giới, trong sự dầy đặc của nó, trong thế giới đậm đặc. Người đó không từ bỏ cái gì cả. Người đó sống cuộc sống toàn bộ nhất có thể được, bởi vì nếu Thượng đế đã cho cuộc sống điều đó có nghĩa là có cái gì đó để đạt tới qua nó. Chỉ bằng việc sống nó thì người ta mới có thể đạt tới nó được, chỉ bằng việc sống nó thì mới có cái gì đó để được học. Siêu việt phải được học; đó là món quà lớn lao của cuộc sống.


Nếu bạn trở nên ngày một ý thức hơn, việc buông bỏ sẽ xảy ra và vậy mà bạn sẽ vẫn ở đây và bây giờ, và lại còn nhiều hơn cả trước đây. Bạ nsẽ ăn và bạn sẽ nếm nhiều hơn. Bạn sẽ yêu và bạn sẽ có kinh nghiệm cực thích sâu sắc hơn. Bạn sẽ chơi và trò chơi của bạn sẽ có cái gì đó tâm linh trong nó. Cuộc sống thường của bạn sẽ trở thành thiêng liêng.


Chỉ một điều phải được đưa vào: chứng kiến.


Trích trong "Dhammapada: Con đường của Phật" - tập 4
Với tôi dường như là sống ở đây với thầy nghĩa là buông bỏ mọi thứ - không chỉ khổ sở, sợ hãi, buồn rầu và cái gọi là chỗ tiêu cực, mà còn cả cảm giác hạnh phúc, yêu thương, tuôn chảy, cái gọi là chỗ tích cực mà bao giờ cũng là mục đích của tôi. Thưa thầy kính yêu, đây có phải chính là đạo không?


Anand Hareesh, tích cực và tiêu cực, đêm và ngày, mùa hè và mùa đông, sinh và tử - chúng không tách rời đâu. Nếu bạn muốn buông bỏ cái này, bạn sẽ phải cho phép cái kia cũng bị buông bỏ.


Đó là một trong những thế tiến thoái lưỡng nan lớn lao nhất: mọi người muốn cái tích cực còn lại với họ - nhưng nếu cái tích cực còn lại, cái tiêu cực cũng còn lại như cái bóng của nó. Cái tích cực sẽ không có ý nghĩa gì nếu không có cái tiêu cực. Nếu bạn không biết bóng tối là gì thì bạn sẽ không có khả năng thấy ánh sáng chút nào đâu. Nếu bạn muốn thấy ánh sáng bạn sẽ phải sẵn sàng kinh nghiệm bóng tối nữa. Bạn không thể tránh được cái chết nếu bạn níu bám lấy cuộc sống. Chính cuộc sống đem cái chết vào.


Và mọi người đều muốn níu bám lấy chỗ tích cực và mọi người đều muốn né tránh chỗ tiêu cực. Đây là điều không thể được - điều này ngược với luật vĩnh hằng.


Nếu bạn quan sát cẩn thận bạn sẽ thấy rằng nếu điều tiêu cực đang hành hạ bạn quá nhiều thế thì điều tích cực chỉ là cái vỏ bọc. Bạn ngụ ý gì khi bạn nói rằng bạn hạnh phúc? Bạn đơn giản ngụ ý rằng “Tại thời điểm này bất hạnh của tôi đang bị che đậy.” Bạn ngụ ý gì khi bạn nói rằng “Bây giờ tôi thảnh thơi "? Nó đơn giản nghĩa là căng thẳng đã đi sâu hơn vào trong vô thức; bây giờ bạn quên lãng chúng.


Nhưng chẳng chóng thì chầy chúng sẽ khẳng định, chẳng chóng thì chầy chúng sẽ có thời điểm riêng của chúng. Bạn không thể còn với điều tích cực mãi mãi được. Điều tiêu cực và tích cực bao giờ cũng cân bằng nhau: bạn sẽ có nhiều hạnh phúc như bạn sẵn sàng có bất hạnh.


Do đó một trong các điều huyền bí: xã hội càng giàu có, khổ sở càng nhiều hơn. Không có nước nào khổ nhiều hơn Mĩ, bởi lẽ đơn giản là Mĩ bây giờ có đỉnh cao nhất của sung sướng; nó không thể tránh được chiều sâu thấp nhất. Đỉnh núi cao là có thể chỉ khi đi cùng với thung lũng - đỉnh núi càng cao, thung kũng càng sâu.


Ở Ấn Độ mọi người cảm thấy rất thoả mãn. Lí do là họ không biết tới đỉnh cao của hạnh phúc; do đó họ không biết tới thung lũng của bất hạnh. Họ sống ít nhiều trên nền trung lập, không tích cực không tiêu cực. Đây không phải là mãn nguyện đúng đâu, đaya đơn giản là việc thiếu chỗ của tích cực - do đó chỗ tiêu cực cũng thiếu luôn.


Mĩ thực sự là nơi hành hạ về tinh thần, một chấn động tâm lí lớn lao. Không xã hội nào đã từng ở vào trạng thái như vậy. Cá nhân, tất nhiên, đã từng như vậy.


Phật Gautam là con của một ông vua. Ông ấy có đủ mọi vui vẻ - đó là lí do tại sao ông ấy đã trở nên nhận biết về nỗi khổ của cuộc sống. Không phải ngẫu nhiên mà tất cả hai mươi bốn tirthankaras của người Jainas đều là vua. Phật là vua, Rama và Krishna là vua, tất cả các avatara của người Hindu đều là vua. Có cái gì đó trong điều này, cái gì đó rất nền tảng. Tại sao người ăn xin không trở thành tirthankaras, avataras, chư phật? Bởi một lẽ đơn giản là họ không biết hạnh phúc là gì - làm sao họ có thể nhận biết về khổ sở của cuộc sống được?


Phật nói: Sống là dukkha - thuần khổ. Chỉ vị phật mới có thể nói được điều đó bởi vì ông ấy đã biết các đỉnh. Việc biết đỉnh là đồng thời trở nên nhận biết về thung lũng. Nếu bạn sống mãnh liệt, đam mê, bạn sẽ nhận biết về cái chết nhiều hơn là người sống theo kiểu hờ hững, người sống chỉ làng nhàng, người không mãnh liệt và đam mê trong cuộc sống của mình. Người đó không thể rất tỉnh táo về cái chết được. Bạn càng lao sâu vào trong cuộc sống, nhận biết của bạn về cái chết sẽ càng lớn hơn. Điều tích cực và tiêu cực liên tục cân bằng lẫn nhau.


Người Ấn Độ đã tự lừa mình. Họ đã trở thành trung lập: "Đừng lên các đỉnh cao của vui vẻ; đó là con đường né tránh chiều sâu của khổ sở, đau đớn, buồn rầu." Nhưng đây không phải là cuộc cách mạng đúng. Cuộc cách mạng đúng không phải là bằng việc trở nên dửng dưng, bằng việc trở nên hờ hững, bằng việc sống cuộc sống rất, rất đờ đẫn. Cuộc cách mạng thức xảy ra qua siêu việt.


Hai từ này phải được hiểu bởi vì sự khác biệt là rất tinh tế và tinh vi: 'dửng dưng' và 'siêu việt'. Dửng dưng đơn giản có nghĩa là bạn né tránh cái tích cực để né tránh cái tiêu cực. Siêu việt nghĩa là bạn không né tránh cái gì cả, không tránh cái tích cực lẫn cái tiêu cực. Bạn sống cái tích cực trong tính toàn bộ của nó và bạn sống cái tiêu cực trong tính toàn bộ của nó, bằng một phẩm chất mới - và phẩm chất đó là phẩm chất của nhân chứng. Bạn sống một cách toàn bộ nhưng đồng thời bạn vẫn còn tỉnh táo, nhận biết một cách im lặng.


Bạn biết hạnh phúc bao quanh mình nhưng bạn không phải là nó; bạn biết bất hạnh bao quanh mình nhưng bạn không phải là nó. Bạn biết nó là ngày nhưng bạn không là nó, và bạn biết nó là đêm nhưng bạn không là nó. Bạn biết bây giờ bạn đang sống động nhưng bạn không là nó; thế thì khi bạn sẽ chết bạn sẽ biết bạn không là nó. Đây là siêu việt.


Neti, neti - không cái này chẳng cái nọ - là công thức bí mật của siêu việt: không tích cực chẳng tiêu cực. Nhưng điều đó không có nghĩa là sống điều tích cực và tiêu cực. Nếu bạn né tránh việc sống bạn sẽ trở nên đờ đẫn, rất đờ đẫn; bạn sẽ đánh mất tất cả mọi thông minh.


Đó là sự khác biệt giữa tính chất sannyas cũa và tầm nhìn mới của tôi về tính chất sannyas. Tính chất sannyas cũ dạy bạn dửng dưng, trung lập: "Đừng đi lên đỉnh núi cao để bạn không cần phải ngã vào chiều sâu." Toán học đơn giản! "Đừng hạnh phúc, thế thì bạn sẽ không bất hạnh." Làm sao bạn có thể bất hạnh được nếu bạn chưa bao giờ hạnh phúc? "Đừng hân hoan, thế thì sẽ không có buồn rầu, và đừng cười, thế thì nước mắt là không thể có được." Đây là toán học đơn giản, nhưng không phải là chân lí của siêu việt, không phải là chân lí của tính chất sannyas thực.


Tính chất sannyas thực nghĩa là: cười sâu sắc, nhưng vẫn nhớ bạn không phải là người cười; và kêu khóc sâu sắc, để nước mắt chan hoà, hãy toàn bộ trong nó, và vậy mà vẫn tỉnh táo, ngọn lửa bên trong quan sát tất cả nó.


Hareesh, bạn phải siêu việt lên, đừng từ bỏ. Nếu bạn từ bỏ bạn bỏ lỡ vấn đề. Và khi tôi nói, "Buông bỏ!" tôi đơn giản ngụ ý không níu bám. Tôi không nói bạn đừng cố gắng hạnh phúc. Hãy làm mọi nỗ lực có thể được để hạnh phúc, vui sướng, nhưng vẫn nhớ rằng nỗi buồn sẽ theo sau - điều đó là tự nhiên. Hãy chấp nhận nó, và khi nó tới, đừng chạy trốn khỏi nó, đừng trốn khỏi nó. Điều đó nữa cũng là đẹp, một phần của cuộc sống, một phần của trưởng thành; không có nó sẽ không có chín chắn. Hãy đi sâu vào trong nó.


Vui vẻ có cái gì đó đóng góp cho sự trưởng thành của bạn, và buồn rầu cũng vậy. Vui vẻ đem tới sự tươi tắn, sự tươi tắn của giọt sương sớm. Vui vẻ đem tới tuổi trẻ, vui vẻ đem tới điệu vũ cho trái tim bạn. Buồn bã cũng đem tới nhiều món quà nhưng bạn lại trốn khỏi buồn bã; do đó bạn chưa bao giờ trở nên nhận biết về những món quà này. Buồn bã đem tới im lặng mà không niềm vui nào có thể đem tới được. Vui vẻ bao giờ cũng có chút ít ồn ào; buồn bã hoàn toàn im lặng. Vui vẻ bao giờ cũng có chút ít nông cạn; buồn bã thì sâu sắc, nó có chiều sâu. Vui vẻ bao giờ cũng làm bạn quên đi bản thân mình; sẽ dễ dàng hơn để nhấn chìm bạn vào niềm vui, để làm bạn bị ngất ngây với vui vẻ. Nó giữ bạn vô ý thức. Buồn bã đem tới nhận biết bởi vì bạn không thể nhấn chìm bản thân mình trong nó được. Bạn không thể tham gia được, bạn phải đứng ở ngoài - bởi vì bạn không muốn nó!


Bài học đầu tiên về chứng kiến xảy ra trong buồn rầu. Người ta học chứng kiến trong buồn rầu và chỉ thế, về sau, cùng việc chứng kiến đó có thể được áp dụng cho những khoảnh khắc của vui thú. Nhưng chính bằng việc chứng kiến mà người ta siêu việt lên.


Và khi tôi nói, "Hãy buông bỏ nó tất cả đi, cả cái tích cực và cái tiêu cực," tôi đơn giản ngụ ý không níu bám, không bị đồng nhất. Tôi không nói, "Hãy từ bỏ!" Hãy sống, và vậy mà sống ở trên. Hãy bước đi trên đất, nhưng không, đừng để chân bạn chạm đất. Vâng, có nghệ thuật cho điều đó đấy.


Và đó là điều tính chất sannyas tất cả là gì: nghệ thuật của việc sống trong thế giới mà không là một phần của nó, nghệ thuật sống cuộc sống mà không bị đồng nhất với nó. Đó là buông bỏ thực là gì.


Tính chất sannyas cũ là tính chất của dửng dưng. Đích xác đó là từ được dùng trong kinh sách cổ: một sannyasin trở thành udasin - dửng dưng với tất cả mọi cái đang hiện hữu - vairagya. Người đó trở thành lạnh lẽo và tách rời. Người đó trốn khỏi thế giới nhị nguyên. Người đó đi vào trong tu viện hay trong hang động Himalaya, sống một mình, sống không có niềm vui, không có nỗi buồn.


Người đó sống một loại cái chết: người đó đã trong nấm mồ của mình, người đó không sống. Cuộc sống của người đó không đáng gọi là cuộc sống. Người đó đã sa ngã xuống thấp hơn loài người; người đó ở gần với con vật hơn là với con người. Do đó việc tìm kiếm của người đó là về hang động, rừng sâu, rừng rậm, núi non, sa mạc - người đó sợ việc ở cùng con người. Người đó muốn rơi xuống dưới con người, bởi vì con người nhất định bị phân chia bởi tính cực lớn lao này, tích cực và tiêu cực, và người đó sợ điều đó.


Nhưng sannyasin thực - sannyasin theo tầm nhìn của tôi - sống trong thế giới, trong sự dầy đặc của nó, trong thế giới đậm đặc. Người đó không từ bỏ cái gì cả. Người đó sống cuộc sống toàn bộ nhất có thể được, bởi vì nếu Thượng đế đã cho cuộc sống điều đó có nghĩa là có cái gì đó để đạt tới qua nó. Chỉ bằng việc sống nó thì người ta mới có thể đạt tới nó được, chỉ bằng việc sống nó thì mới có cái gì đó để được học. Siêu việt phải được học; đó là món quà lớn lao của cuộc sống.


Nếu bạn trở nên ngày một ý thức hơn, việc buông bỏ sẽ xảy ra và vậy mà bạn sẽ vẫn ở đây và bây giờ, và lại còn nhiều hơn cả trước đây. Bạ nsẽ ăn và bạn sẽ nếm nhiều hơn. Bạn sẽ yêu và bạn sẽ có kinh nghiệm cực thích sâu sắc hơn. Bạn sẽ chơi và trò chơi của bạn sẽ có cái gì đó tâm linh trong nó. Cuộc sống thường của bạn sẽ trở thành thiêng liêng.


Chỉ một điều phải được đưa vào: chứng kiến.


Trích trong "Dhammapada: Con đường của Phật" - tập 4

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét

HÃY TÌM LẠI CHÍNH MÌNH BẰNG SỰ THỨC TÌNH MỤC ĐÍCH SỐNG

Nhân loại đã thực sự sẵn sàng cho một quá trình chuyển biến nhận thức , một quá trình nở hoa sâu sắc và triệt để của tâm thức đến độ , so với quá trình này thì việc cây cỏ nở hoa 114 triệu năm trước đây , dù cho đẹp đến mấy thì đấy cũng chỉ là sự phản ánh nhạt nhòa ? Liệu con người có thể từ bỏ tầng tầng lớp lớp những cách nghĩ bị bó buộc cũ và trở nên giống như những tinh thể pha lê trong suốt để ánh sang nhận thức xuyên qua dễ dàng ?

Liệu con người có thể thoát ra khỏi trường hấp dẫn của chủ nghĩa vật chất , thoát ra khỏi tình trạng tự đồng nhất mình với hình tướng ?

Khả năng chuyển hóa này cũng là thông điệp chính của những giáo lý sâu sắc để khai thị cho con người .Những người phát đi thông điệp này – như Đức Phật , chúa Jesus và nhiều người khác – là những bông hoa đầu tiên của nhân loại . Họ là những vị Thầy tiên phong , rất hiếm hoi và quý giá vô cùng . Tuy vậy , một sự chuyển hóa rộng khắp chưa thể xảy ra vào thời điểm đó được , nên thông điệp của họ bị bóp méo đi rất nhiều . Ngoại trừ ở một số ít người , tâm thức của con người thời ấy nói chung chưa được chuyển hóa nhiều

Bây giờ thì nhân loại đã sẵn sàng để chuyển hóa chưa ? tại sao lúc này mới thật là thời cơ ? Ban có thể làm gì để thúc đẩy quá trình chuyển hóa nội tại này ? Đặc điểm của nhận thức cũ đầy tính bản ngã là gì và đâu là dấu hiệu của một tâm thức mới đang trổi dậy ?

Những câu hỏi này và một số câu hỏi khác sẽ được đề cập trong cuốn sách này . Quan trọng hơn , quyển sách cũng chính là một công cụ có tính chuyển hóa , xuất phát từ một nhận thức mới đầy tính nổi dậy . Những ý tưởng và khái niệm ở đây tuy quan trọng , nhưng đó cũng là thứ yếu . Chính những tấm bảng chỉ đường giúp bảng chỉ đường giúp bạn đi đến trạng thái thức tỉnh . Trong lúc đọc quyển sách này , một sự chuyển hóa sẽ xảy ra trong bạn

Mục đích chính của quyển sách không phải là để cung cấp thêm thông tin hay những niềm tin mù quáng cho trí năng của bạn , hay cố thuyết phục bạn về một điều gì đó , mà nó mang đến cho bạn một sự chuyển hóa trong nhận thức , tức là thức tỉnh bạn ra khỏi những dòng suy nghĩ miên man ở trong đầu

Nếu được như vậy thì bạn sẽ không chỉ thấy cuốn sách này là “thú vị” . Vì “thú vị” có nghĩa là bạn còn đứng ở bên ngoài , tìm vui với những ý nghĩ , và khái niệm ở trong đầu bạn để tu duy rằng mình đồng ý hay không đồng ý với cuốn sách .

Vì cuốn sách này được viết cho bạn , do đó cuốn sách hoặc rất vô nghĩa đối với bạn , hoặc nó làm cho nhận thức của bạn có sự thay đổi lớn . Tuy nhiên cuốn sách này chỉ có thể thức tỉnh những người đã sẵn sang để tỉnh thức

Tuy nhiên khi có một người vừa tỉnh thức thì biến cố này sẽ tạo nên một quán tính trong tâm thức của tập thể , giúp cho sự tỉnh thức xảy ra dễ dàng hơn ở những người khác . Nếu trong lúc này bạn chưa rõ tỉnh thức nghĩa là gì , thì bạn cũng không cần bận tâm nhiều vể nghĩa của từ ấy , hãy cứ tiếp tục đọc và trong bạn có sự tỉnh thức , thì bạn sẽ hiểu “ tỉnh thức “ có nghĩa là gì

Quá trình tỉnh thức một khi đã bắt đầu ở trong bạn rồi thì không thể đảo ngược lại ; và để cho quá trình này được bắt đầu ,bạn chỉ cần trải qua trạng thái thức tỉnh – dù chỉ tong môt thoáng chốc

Đối với một số người thì một thoáng chốc của trạng thái thức tỉnh đó sẽ xảy đến khi họ đọc cuốn sách này . Còn đối với những người khác thì cuốn sách sẽ giúp họ nhận ra rằng quá trình tỉnh thức đã xảy ra ở trong họ rồi , nhưng bây giờ họ mới nhận ra .

Ở một số người thì quá trình tỉnh thức chỉ xảy ra khi họ gặp phải những mất mát hay khổ đau lớn

Trong khi ở những người khác , là khi họ tiếp xúc với những bậc Thầy hay những giáo lý về tâm linh , hay do đọc cuốn “ Sức mạnh của Hiện tại “ hay những cuốn sách có giá trị tâm linh sống động khác . Hoặc có thể là sự tổng hợp của tất cả những điều ấy . Tuy nhiên , một khi sự thức tỉnh đã bắt đầu ở trong bạn thì cuốn sách này sẽ giúp cho bạn đẩy nhanh và gia tăng cường độ tỉnh thức

Điều căn bản nhất của quá trình thức tỉnh là :

Nhận ra sự mê mờ đang tồn tại trong bạn

Nhận diện bản ngã của bạn khi nó đang nói , đang nghĩ , đang làm một việc nào đó

Nhận ra thói quen suy nghĩ đầy tính băng hoại trong tâm thức của tập thể đang thẩm thấu vào mọi khía cạnh của đời sống , kéo dài thêm tình trạng chưa thức tỉnh

Đó là lý do tôi viết quyển sách này : để nêu lên những khía cạnh chính của bản ngã và cách bản ngã hoạt động trong bạn cũng như trong tâm thức tập thể . Điều này có ý nghĩa quan trọng , vì hai lý do chính .

Trước hết , nếu bạn không nhận ra được những cơ cấu hoạt động của bản ngã , bạn sẽ không nhận diện được nó , và sẽ nhầm lẫn mà liên tục tự đồng hóa mình với bản ngã , tức là vô tình bạn để cho bản ngã chứ ngự lấy bạn , mạo danh là bạn

Thứ hai , tự than việc nhận diện bản ngã ở trong bạn chính là một trong những phương cách giúp cho sự tỉnh thức ở trong bạn được diễn ra . Khi bạn nhận ra sự mê lầm của mình , thì cái làm cho sự nhận biết ấy có thể diễn ra chính là thứ nhận thức mới đang trỗi dậy , đó cũng chính là tỉnh thức .

như ta không thể đấu tranh lại bong tối , hay chống đối lại sự mê mờ . Điều mà ta cần làm là mang ánh sáng của nhận thức vào những nơi tối tăm này

Và bạn chính là Ánh sang đó

Bài đăng phổ biến

Lưu trữ Blog