Thông điệp yêu thương từ MẶT TRỜI TÂM THỨC

CÁC BẬC THẦY CHỨNG NGỘ CỦA THẾ KỶ 20 -21

XỨ SỞ GIÂY PHÚT HIỆN TẠI

XỨ SỞ GIÂY PHÚT HIỆN TẠI

Quảng cáo online

Chữ chạy

Chào mừng bạn đến với blog MẶT TRỜI TÂM THỨC Email : mattroitamthuc@yahoo.com - Phone 0903070348

Quảng cáo thay đổi

Truyện cười

CHÀO MỪNG CÁC BẠN ĐANG ĐẾN VỚI PHÚT GIÂY HIỆN TẠI

Giây phút hiện tại

Sống trong giây phút hiện tại là một phép lạ. Phép lạ không phải là để đi trên mặt nước.
Phép lạ là đi trên trên hành tinh xanh xinh đẹp này trong trong giây phút hiện tại, biết trân quý sự bình an và vẻ đẹp có sẵn ngay bây giờ.

Thứ Bảy, 3 tháng 9, 2011

BẢN NGÃ – TÌNH TRẠNG HIỆN THỜI CỦA NHÂN LOẠI


CHƯƠNG 2 : BẢN NGÃ – TÌNH TRẠNG HIỆN THỜI CỦA NHÂN LOẠI

Ngôn từ , dù phát thành tiếng trên môi hay đang còn dưới dạng những ý nghĩ , thì vẫn có sức cuốn hút như là một thứ bùa mê . Bạn dễ dàng đánh mất mình trong mớ ngôn từ đó , chúng dễ làm cho bạn mê mẩn đến độ bạn cả tin một cách sai lầm rằng khi gọi tên một vật nào đó thì bạn đã biết được bản chất của vật ấy . Sự thật là bạn không thể nào biết được bản chất của một vật nào cả .

Khi bạn gọi tên một sự vật , chỉ là bạn vừa gắn một khái niệm lên một điều gì đó còn rất bí mật . Suy cho cùng , ta không thể thực sự biết một cái gì hết : dù đó là một con chim , một cành cây , một hòn sỏi và nhất là một con người .

Lý do là vì mỗi thứ ấy đều có một chiều sâu vô lượng . Những gì ta suy nghĩ , cảm nhận , hay kinh nghiệm về vật ấy chỉ là lớp vỏ mỏng bên ngoài của thực tại , những điều ta biết ấy thực ra còn ít hơn một cái chop nhỏ tí teo nhô lên mặt nước của một tảng băng trôi .

Ẩn dưới vẻ bề ngoài đó , mọi thứ không những rất liên quan đến những thứ khác , mà còn liên quan mật thiết đến Tâm – Cội nguồn của sự sống – nơi sản sinh ra mọi vật . Thế nên một bông hoa , một con chim ,thậm chí một hòn sỏi cũng có thể dẫn lối cho ta trở về với Nguồn Cội , với Thượng Đế , và với chính ta .

Khi ta nhìn ngắm một vật hay cầm nó lên, và để cho nó được hiện hữu mà không gán ghép một tên gọi nào hay một nhãn hiệu nào lên vật đó thì ta sẽ có cảm giác sững sờ , và kinh ngạc dâng trào trong ta . Bản chất chân thực của vật đó sẽ lặng lẽ truyền đến ta , đồng thời giúp ta phản ánh bản chất chân thực của chính mình . Đây là điều mà các họa sĩ bậc Thầy đã cảm nhận và chuyển tải rất thành công những tác phẩm nghệ thuật của họ . Van Gogh đã không nói “ Ồ , đây chỉ là một chiếc ghế cũ “. Ông nhìn đi , rồi nhìn lại , không biết bao nhiêu lần . Cho đến khi ông cảm nhận được tính hiện hữu của chiếc ghế cũ . Rồi ông mới cầm cọ ra ngồi trước khuôn vải và bắt đầu vẽ . Bản thân chiếc ghế cũ ấy hẳn chỉ có vài dola .Nhưng bức tranh về chiếc ghế cũ mà Van Gogh đã vẽ có lẻ giờ phải trên 25 triệu dola .

Khi bạn không còn che lấp thế giới bằng ngôn từnhãn mác thì một cảm giác huyền nhiệm trở lại trong đời sống của bạn , dù cảm giác này đã biến mất từ lâu khi nhân loại , thay vì sử dụng ý nghĩ , thì lại bị ý nghĩ chi phối và chiếm hữu .

(Ý  nghĩ chi phối và chiếm hữu : ý nghĩ là một cái gì đó xảy ra tự nhiên ở trong đầu bạn , như bong bong trên mặt nước , như mây xuất hiện trên bầu trời . Ý nghĩ tự nó không phải là vấn đề ; khổ đau chỉ xảy ra khi bạn cả tin vào những ý nghĩ này , tự đồng nhất khi cho rằng mình chính là những ý nghĩ đó . Đó là lúc bạn bị chi phối và chiếm hữu bởi ý nghĩ )

Đời sống của bạn vừa lấy lại được chiều sâu .Mọi thứ phục hồi được sự trẻ trung và tươi mới . Nhưng điều kỳ lạ nhất là bạn đang chứng nghiệm lại được bản chất chân thật của mình , trước khi bị những ngôn từ , ý nghĩ , hay hình tướng nào đó làm cho lu mờ đi . Điều này chỉ có thể xảy ra khi bạn tách bạch con người đích thực của bạn , ra khỏi mọi thứ hỗn tạp khác mà bạn đã sai lầm tự đồng nhất với mình . Cuốn sách này sẽ giúp bạn thực hiện quá trình tách bạch này .

Khi bạn càng vội vàng gắn những nhãn mác ( bằng suy nghĩ trong tâm trí hay bằng cách gọi tên ) lên một đồ vật , một người hay một hoàn cảnh nào đó thì đời sống của bạn sẽ trở nên nông cạn và tẻ nhạt . Và bạn càng dễ dàng chai lỳ trước hiện thực của đời sống , khiến bạn không thấy được những điều dịu kỳ của đời sống vốn vẫn luôn trải ra bên trong bạn và chung quanh bạn . Như thế , bạn có thể đạt được chút khôn ngoan lém lỉnh , nhưng sẽ đánh mất đi sự thông thái cùng với niềm vui , óc sang tạo , tình yêu và sức sống – chúng như những gạch nối tĩnh tại và thầm lặng , bị chèn ép giữa những khái niệm và suy luận của bạn . Dĩ nhiên chúng ta cần phải sử dụng ngôn từ và ý tưởng – những thứ có vẻ đẹp riêng của chúng – nhưng chúng ta có cần phải tự trói buộc mình vào những ngôn từ và ý tưởng đó không ?

Ngôn từ không thể nói lên được gì nhiều về thực tại vì chúng luôn giản lược thực tại thành một điều gì đó mà trí năng con người có thể nắm bắt được . Ngôn từ trong Anh Ngữ chỉ bao gồm năm nguyên âm căn bản : a,e , I,o,u , còn lại chỉ là các phụ âm tạo nên áp suất của không khí trong vòm miệng như s , f , g,…. Vậy sao bạn có thể tin rằng sự kết hợp của những âm thanh như thế lại có thể giải thích được bản chất chân thật của bạn , giải thích được mục đích tối hậu của vũ trụ , hay thậm chí giải thích được chiều sâu , hay bản chất của mỗi gốc cây , mỗi hòn sỏi ?





CÁI “TÔI” ĐƯỢC TẠO RA DO MÊ MỜ

Tùy theo cách dùng mà đại từ “Tôi” có thể tượng trưng cho một sai lầm lớn nhất hoặc có thể nói lên được chân lý sâu sắc nhất . Trong cách dùng thông thường , không những đó là một từ được dùng nhiều nhất trong ngôn ngữ ( và dùng chung với những từ khác như : “của tôi” và “chính tôi” ) mà còn là một trong những từ gây ra lầm lỗi nhất . Theo cách dùng thường ngày , từ “Tôi” là một biểu tượng của một sai lầm từ gốc rễ , là cảm nhận sai lầm về bản chất chân thật của bạn , là sự đồng hóa một cách mê mờ về chính mình . Đây chính là bản ngã . Cảm giác sai lầm về “ cái Tôi”  này là những gì mà Einstein – người đã hiểu sâu – không những bản chất thực của không gian và thời gian , mà cả về bản chất của con người – đã từng đề cập đến .

Einstein nhìn nhận sai lầm trong nhận thức đó như là “ một ảo giác về thị giác của nhận thức” . Và “cái Tôi” sai lầm đó lại làm cơ sở cho mọi suy diễn sai lạc sau này của chúng ta về thực tại , về những cách suy tư về các mối quan hệ và giao tiếp của bạn. Thực tại , lúc đó chỉ còn là sự phản ánh của sai lầm căn bản này .

Điều đáng mừng là nếu bạn nhận thức rằng đó chỉ là sự mê mờ thì tự nó sẽ tan biến ngay . Khi bạn nhận thức được sự mê mờ thì đó cũng là điểm kết thúc của sự vô minh ấy . Sở dĩ vô minh còn tồn tại được chỉ vì bạn đã lầm tưởng vô minh là thực tại . Khi nhận chân được mình không phải là điều đó thì tự thân bản chất chân thật của bạn được phơi bày . Điều này sẽ xảy ra với bạn khi bạn đọc chậm rãi và kỹ càng chương này và những chương kế tiếp , khi tôi nói rõ về cơ chế hoạt động của “cái tôi giả dối” mà ta thường gọi là bản ngã . Vậy thì bản chất của bản ngã là gì?

Thông thường , khi bạn dùng từ “Tôi” thì “cái Tôi” mà bạn muốn nói đó không phải là bản chất chân thực của bạn .Vì chỉ qua một thao tác rút gọn sai lạc mà chiều sâu vô hạn của bản chất chất chân thực của bạn đã bị nhầm lẫn với một âm thanh nào đó do thanh quản của bạn phát ra , hay với một ý niệm “Tôi” trong óc bạn và tất thảy những gì mà cái “Tôi”  đồng hóa với nó . Vậy thì chữ “Tôi” , “Của tôi” muốn nói là gì ?

Khi một đứa bé biết được âm thanh do bố mẹ phát ra là tên của nó thì đứa bé ấy bắt đầu tự đồng nhất nó với một danh từ , dưới dạng một ý niệm ở trong đầu , với bản chất chân thực của nó . Ở giai đoạn đó , đứa bé tự liên hệ với mình khi nói : “Ôi , Join đói bụng quá “. Sau đó chúng học được đại từ “Tôi” , và ghép từ này với tên mình , cái tên chúng lầm lẫn với bản chất chân thực của chúng . Sau đó , những ý-nghĩ-có-dính-líu-đến-Tôi ban đầu này được bổ sung bởi những ý nghĩ khác .

Bước tiếp theo là những ý nghĩ về “Tôi” và “của Tôi” để nói về những thứ như là một phần của “Tôi”. Đây chính là trạng thái tự đồng nhất mình với đồ vật . Tức là tìm thấy ở “đồ vật” ( mà thực ra trong chiều sâu , đó là những ý niệm tượng trưng cho đồ vật đó ) một cảm nhận về bản thân mình , và cũng từ cảm nhận đó mà chúng ta tạo ra một nhân cách về bản thân mình dựa trên những đồ vật đó

Do đó , khi một món đồ “của tôi” bị hư hoặc mất đi thì “Tôi” cảm thấy rất đau khổ . Đây không phải là sự mất mát thuộc về giá trị nội tại của món đồ vì đứa trẻ sẽ rất chóng quên và thay vào đó bằng các món đồ khác, nhưng sự mất mát này có dính đến ý nghĩ , như thể một cái gì đó của tôi vừa bị mất đi . Món đồ chơi trở thành một phần cảm nhận về một cái “Tôi” đang được phát triển ở trong bé .

Và khi lớn lên , cách suy nghĩ có-liên-hệ-về-Tôi ngày càng được bổ sung thêm bằng những thứ khác “của Tôi” như : giới tính , nghề nghiệp, tài sản , thân thế ,dòng giống, quốc tịch , tôn giáo….Thêm vào đó là các vai trò khác mà “cái Tôi” cũng thường dễ đồng hóa theo như vai trò làm mẹ , làm cha, làm vợ, làm chồng …. Những kiến thúc hay ý tưởng đã được tích lũy qua ngày tháng , những sở thích hay những điều không thích , và cả những gì đã xảy ra “cho Tôi” trong quá khứ mà ký ức về nó chính là những ý niệm giúp bạn định nghĩa thêm cảm nhận về bản than, như là “Tôi và những câu chuyện của Tôi”. Nhưng đây chỉ là những thứ mà người ta căn cứ vào đó để có được cảm nhận về giá trị của con người họ.Chung quy những thứ này cũng chỉ là tập hợp của những ý niệm góp nhặt lại một cách không bền vững , vì tất cả đều chỉ mang lại một cảm nhận về cái Tôi . Vì khi nói “Tôi” thì thường ta muốn ngụ ý về cấu trúc có tính chất đầy suy tư và lý luận này . Nói chính xác hơn là trong hầu hết các trường hợp , khi bạn nói “Tôi” thì không phải bản thân bạn đang nói mà chính là một khía cạnh của cấu trúc trí năng này , là “cái Tôi” bản ngã của bạn đang nói. Khi bạn đã tỉnh thức, bạn vẫn dùng chữ “Tôi”  , nhưng những điều bạn nói xuất phát từ một chỗ rộng thoáng , sâu xa ở trong bạn .

(chỗ rộng thoáng , sâu xa ở trong bạn : tức là từ chỗ nhận ra được bạn chính là Đời Sống , là tất cả những gì đang biểu hiện ở khắp mọi nơi trong vũ trụ và bạn cũng chính là Vô tướng , Cội nguồn của mọi vật )

Hầu hết mọi người vẫn còn hoàn toàn tự đồng nhất mình với thói quen suy nghĩ không ngừng , của lối tư tưởng bó buộc , không có chủ đích và thường lặp đi lặp lại ở trong đầu . Trong tâm thức họ , không có chút không gian rộng thoáng nào giữa cái “Tôi” chật hẹp và thói quen hay suy nghĩ lung tung hoặc những cảm xúc lo sợ vẩn vơ thường phát sinh ở trong lòng. Nên khi bạn bảo rằng trong đầu họ luôn có  một tiếng nói vang vang , không bao giờ ngừng nghỉ , họ sẽ hỏi lại bạn “Tiếng nói gì? “, hoặc họ trở nên giận dữ , phủ nhận điều bạn nói.

Dĩ nhiên phản ứng này của họ xuất phát từ tiếng nói của bản ngã luôn vang vọng , là dòng suy nghĩ miên man mà họ không thể dừng lại được , là phần trí năng của họ chưa được họ nhận biết . Có thể nói rằng thực thể này đã khống chế họ.

Một số người không thể nào quên được kinh nghiệm lần đầu tiên khi họ tách ly tâm thức của mình ra khỏi dòng suy nghĩ miên man ở trong đầu và cảm nhận được , dù chỉ trong chốc lát , một sự chuyển hóa lớn trong cách họ cảm nhận về chính mình , tức là từ chỗ thường tự đồng hóa mình một cách sai lầm với những gì mình đang suy nghĩ , sang một vị trí mới : Làm một nhân chứng đứng đằng sau những suy tư đó , và im lặng quan sát tất cả những gì đang xảy ra .

Đối với những người khác thì điều này đã xảy đến với họ một cách rất mơ hồ , khó nhận ra được cái gì quan trọng vừa xảy ra , cùng lắm thì họ chỉ cảm nhận được có một niềm vui tràn ngập và một sự an bình ở nội tâm mà họ không biết tại vì sao

TIẾNG NÓI ỒN ÀO Ở TRONG ĐẦU BẠN

Thoáng cảm nhận đầu tiên của tôi về tiếng nói ồn ào này xảy ra khi tôi còn là cậu sinh viên năm thứ nhất tại Đại Học Luân Đôn . Một tuần hai lần , tôi đón tàu điện ngầm để đến thư viện của trường , thường là vào khoảng chin giờ sáng , sau khi mọi người đã vội vã đến sở làm . Lần nọ , có một phụ nữ da trắng , trạc ngoài ba mươi , ngồi đối diện với tôi ở trên tàu . Tôi đã gặp cô ta một vài lần và không thể không chú ý . Mặc dù tàu điện đã chật ních hành khách những vẫn không ai muốn ngồi bên cạnh cô vì cô ta có vẻ khá điên rồ. Nét mặt cô ta rất căng thẳng , và mồm cô ta luôn nói lảm nhảm với chính cô bằng một giọng rất to và chứa đầy giận dữ . Đầu óc cô như lạc vào những suy nghĩ lung tung ở bên trong đến nỗi, cô dường như chẳng còn biết gì đến những người chung quanh . Đầu thì hơi cúi xuống và nghiêng về bên trái , cô như đang nói chuyện với một người nào đó ở bên cạnh, nhưng đó chỉ là một ô ghế trống , không có ai ngồi ở đó cả . Dù tôi không nhớ rõ những gì cô ta nói , nhưng cơn độc thoại đại loại như thế này : “ Và bà ta nói với tôi…nên tôi bảo bà là bà ta đã nói dối … Tại sao bà ta dám quy lỗi cho tôi …trong khi bà ta luôn lợi dụng lòng tin của tôi và phản bội lòng tin đó ….” . Giọng cô đầy tức giận như đang bị một người nào đó ngược đãi . Cô nói với giọng đanh thép như người đang cần bảo vệ quan điểm của mình .

Khi chuyến tàu đến ga Tottenham , cô ta đứng dậy và đi ra phía cửa để xuống ga nhưng vẫn không dứt những lời độc thoại . Tôi cũng xuống ở trạm đó và bước ngay sau lưng cô . Khi đã bước lên hết những bậc cấp ở dưới lòng đất để lên tới mặt đất , cô ta quay quả đi về phía quảng trường Bedford , mồm vẫn tiếp tục cuộc độc thoại , giọng đầy giận dữ , vừa tố cáo người kia vừa thanh minh cho quan điểm và cách tư duy của mình . Trí tò mò trong tôi bị kích động cao độ nên tôi quyết định đi theo sau cô , nếu cô tiếp tục đi cùng một hướng với mình . Dù vẫn mải mê với cuộc nói chuyện tưởng tượng nào đó ở trong đầu , nhưng cô ta dường như vẫn biết mình muốn đi về hướng nào . Chỉ một lát sau , tòa nhà Thượng viện đồ sộ của nước Anh , tòa cao ốc đã được xây dựng từ những thập niên ba mươi đã nằm trong tầm mắt của chúng tôi cùng các cơ quan hành chính và thư viện của trường Đại Học Luân Đôn. Tôi ngạc nhiên quá ! Lẽ nào chúng tôi lại đến cùng một nơi ? Đúng là cô ta đang tiến về hướng đó . Tôi thầm nhũ , như vậy thì cô ta là một giáo sư , là sinh viên hay nhân viên văn phòng , hay là quản thủ thư viện của nhà trường ? Nhưng cũng có thể cô ta chỉ là một bệnh nhân nằm trong một chương trình thực nghiệm nào đó của các nhà tâm lý học của trường . Tôi thật không thể nào biết được . Khi tôi chỉ còn cách cô ta có bốn , năm mét , vừa khi tôi bước vào trong một tòa cao ốc có thang máy thì cô ta đã mất dạng . Có lẽ cô đã ở trong một chiếc thang nào đó vừa đóng cửa và đang đi lên những tầng lầu ở phía trên.

Một phần ở  trong tôi cảm thấy rất sửng sốt trước những gì mình vừa chứng kiến . Là một sinh viên năm thứ nhất , ở độ tuổi hai mươi lăm , tôi tự coi mình đang trong quá trình rèn luyện để trở thành một nhà tri thức . Và tôi tin chắc rằng chỉ qua kiến thức và suy tư , chúng ta mới có thể tìm thấy mọi câu trả lời cho những vấn nạn sinh tồn của con người , và điều đó chỉ có thể xảy ra ở giới trí thức như tôi , tức là qua quá trình suy nghĩ và tư duy . Hồi đó tôi vẫn chưa nhận thức được rằng chính thói quen suy nghĩ miên man , thiếu sự nhận thức ở trong ta , mới chính là tình trạng tiến thoái lưỡng nan chủ yếu của con người . Tôi đã xem các giáo sư là bậc Thánh , những người có thể trả lời mọi câu hỏi của tôi và tôi cho rằng các trường đại học là đền thờ của tri thức nhân loại . Vậy thì làm thế nào một người điên dại như cô ta lại có thể là một phần của thế giới tri thức cao quý này .

Đầu óc tôi vẫn còn mãi suy nghĩ đến cô ta khi tôi đã bước vào một phòng vệ sinh nam trước khi đi vào thư viện . Và trong khi đang rửa tay , tôi chợt nghĩ :”Hy vọng cuộc đời mình không phải rơi vào một kết cuộc bi thảm như thế”. Người đàn ông đang đứng bên cạnh bỗng hơi ngước đầu lên và đảo mắt về phía tôi , khiến tôi bất chợt giật nãy mình nhận ra là không những tôi đã có một ý nghĩ như thế mà miệng tôi còn lảm nhảm thành tiếng ý nghĩ đó . Tôi hốt hoảng nghĩ thầm “ Thôi chết , mình đang trở thành một người mất trí như cô ta “.

Rõ ràng đầu óc tôi lúc đó đã liên tục suy nghĩ và lo sợ miên man một cách không-có-chủ-đích giống như đầu óc của cô ta. Có khác chăng chỉ là vài khác biệt nhỏ . Cảm xúc và suy tư chủ yếu trong cô ấy là sự giận dữ và bất mãn với những gì đã xảy ra , còn trong tôi là một nỗi xao xuyến và bất an thường trực . Ở cô ta là thứ suy tư đã phát ra thành tiếng , còn trong tôi thì hầu hết chỉ xảy ra ở trong đầu . Nếu bảo rằng cô ta là một người điên thì hầu hết mọi người trong chúng ta , kể cả tôi trong đó nữa , cũng đều điên rồ hết , khác chăng là về mức độ .

Trong một thoáng , tôi đã có thể tách mình ra khỏi đầu-óc-thường-suy-tưởng-miên-man của mình và nhìn lại mình ở một cấp độ sâu hơn những gì đang được thể hiện. Có một sự chuyển dịch ngắn ngủi ở trong tôi từ trạng thái bận rộn với những suy tư của mình sang trạng thái có ý thức, nhưng không vướng bận chút suy tư nào

Tôi vẫn đứng trong phòng vệ sinh nam , không còn ai khác ngoài tôi , và tôi đang nhìn khuôn mặt của mình trong tấm gương lớn . Khi vừa thoát ra khỏi những suy tư bận rộn ở trong đầu mình , tôi bỗng bật cười lên thành tiếng . Tiếng cười của tôi có vẻ thật khùng, nhưng đó đúng là tiếng cười của sự thức tỉnh , tiếng cười của Đức Phật Di Lặc ,”Đời sống không đến nỗi nghiêm trọng như đầu óc của bạn vẫn thường nghĩ thế đâu!” , tiếng cười như muốn cho tôi biết như thế . Nhưng phút chốc của trạng thái có mặt , sang suốt và đầy nhận thức ở trong tôi đi qua rất nhanh và mau chóng bị lãng quên . Tôi sống ba năm sau đó trong một tâm trạng lo âu và buồn chán , hoàn toàn bị chi phối bởi thói quen suy nghĩ vẩn vơ hoặc lo sợ triền miên . Đến độ tôi đã nghĩ đến chuyện tự vãn , nhưng rồi nhận thức sáng tỏ ấy lại trở về trong tôi và lần này thì nhận thức sáng tỏ ấy kéo dài hơn lần đầu . Bây giờ thì tôi đã hoàn toàn thoát ra khỏi lối suy nghĩ thúc bách , bó buộc và thoát ra khỏi cái “Tôi” giả tạo do suy tư tạo ra .

Sự kiện trên không những đã giúp tôi hé thấy rất ngắn ngủi khả năng nhận thức ở trong mình , mà nó cũng gợi cho tôi mối nghi ngờ về giá trị tuyệt đối của tư duy hay kiến thức của con người . Và chỉ vài tháng sau , có một chuyện bi thảm xảy ra làm cho mối nghi ngờ đó ở trong tôi càng tăng thêm .

Đó là một buổi sáng thứ Hai bình thường , chúng tôi đang đến giảng đường để nghe buổi nói chuyện của một giáo sư danh tiếng của trường Đại Học Luân Đôn tổ chức . Nhưng không may chúng tôi được loan tin báo rằng vị giáo sư ấy đã nổ sung tự sát vào cuối tuần trước đó . Tôi sửng sốt trước biến cố này . Vì ông ấy là một vị giáo sư rất tiếng tăm của Trường và được rất nhiều người khâm phục bởi kiến thức uyên bác , khả năng hiểu biết mọi điều của ông. Tuy nhiên lúc đó tôi vẫn chưa thấy được điều gì có thể thay thế cho giá trị của thói quen tích lũy kiến thức trong đời sống mà chúng ta thường làm .

Tôi vẫn chưa nhận ra rằng , suy nghĩ , tức trí óc , chỉ là một khía cạnh nhỏ trong phần nhận thức rộng lớn ở trong ta . Tôi cũng chưa biết một tí gì về bản ngã , huống gì là chuyện nhận diện và vượt qua được bản ngã đó mỗi khi nó bắt đầu hoạt động trong con người mình .

CHƯƠNG 2 : BẢN NGÃ – TÌNH TRẠNG HIỆN THỜI CỦA NHÂN LOẠI

Ngôn từ , dù phát thành tiếng trên môi hay đang còn dưới dạng những ý nghĩ , thì vẫn có sức cuốn hút như là một thứ bùa mê . Bạn dễ dàng đánh mất mình trong mớ ngôn từ đó , chúng dễ làm cho bạn mê mẩn đến độ bạn cả tin một cách sai lầm rằng khi gọi tên một vật nào đó thì bạn đã biết được bản chất của vật ấy . Sự thật là bạn không thể nào biết được bản chất của một vật nào cả .

Khi bạn gọi tên một sự vật , chỉ là bạn vừa gắn một khái niệm lên một điều gì đó còn rất bí mật . Suy cho cùng , ta không thể thực sự biết một cái gì hết : dù đó là một con chim , một cành cây , một hòn sỏi và nhất là một con người .

Lý do là vì mỗi thứ ấy đều có một chiều sâu vô lượng . Những gì ta suy nghĩ , cảm nhận , hay kinh nghiệm về vật ấy chỉ là lớp vỏ mỏng bên ngoài của thực tại , những điều ta biết ấy thực ra còn ít hơn một cái chop nhỏ tí teo nhô lên mặt nước của một tảng băng trôi .

Ẩn dưới vẻ bề ngoài đó , mọi thứ không những rất liên quan đến những thứ khác , mà còn liên quan mật thiết đến Tâm – Cội nguồn của sự sống – nơi sản sinh ra mọi vật . Thế nên một bông hoa , một con chim ,thậm chí một hòn sỏi cũng có thể dẫn lối cho ta trở về với Nguồn Cội , với Thượng Đế , và với chính ta .

Khi ta nhìn ngắm một vật hay cầm nó lên, và để cho nó được hiện hữu mà không gán ghép một tên gọi nào hay một nhãn hiệu nào lên vật đó thì ta sẽ có cảm giác sững sờ , và kinh ngạc dâng trào trong ta . Bản chất chân thực của vật đó sẽ lặng lẽ truyền đến ta , đồng thời giúp ta phản ánh bản chất chân thực của chính mình . Đây là điều mà các họa sĩ bậc Thầy đã cảm nhận và chuyển tải rất thành công những tác phẩm nghệ thuật của họ . Van Gogh đã không nói “ Ồ , đây chỉ là một chiếc ghế cũ “. Ông nhìn đi , rồi nhìn lại , không biết bao nhiêu lần . Cho đến khi ông cảm nhận được tính hiện hữu của chiếc ghế cũ . Rồi ông mới cầm cọ ra ngồi trước khuôn vải và bắt đầu vẽ . Bản thân chiếc ghế cũ ấy hẳn chỉ có vài dola .Nhưng bức tranh về chiếc ghế cũ mà Van Gogh đã vẽ có lẻ giờ phải trên 25 triệu dola .

Khi bạn không còn che lấp thế giới bằng ngôn từnhãn mác thì một cảm giác huyền nhiệm trở lại trong đời sống của bạn , dù cảm giác này đã biến mất từ lâu khi nhân loại , thay vì sử dụng ý nghĩ , thì lại bị ý nghĩ chi phối và chiếm hữu .

(Ý  nghĩ chi phối và chiếm hữu : ý nghĩ là một cái gì đó xảy ra tự nhiên ở trong đầu bạn , như bong bong trên mặt nước , như mây xuất hiện trên bầu trời . Ý nghĩ tự nó không phải là vấn đề ; khổ đau chỉ xảy ra khi bạn cả tin vào những ý nghĩ này , tự đồng nhất khi cho rằng mình chính là những ý nghĩ đó . Đó là lúc bạn bị chi phối và chiếm hữu bởi ý nghĩ )

Đời sống của bạn vừa lấy lại được chiều sâu .Mọi thứ phục hồi được sự trẻ trung và tươi mới . Nhưng điều kỳ lạ nhất là bạn đang chứng nghiệm lại được bản chất chân thật của mình , trước khi bị những ngôn từ , ý nghĩ , hay hình tướng nào đó làm cho lu mờ đi . Điều này chỉ có thể xảy ra khi bạn tách bạch con người đích thực của bạn , ra khỏi mọi thứ hỗn tạp khác mà bạn đã sai lầm tự đồng nhất với mình . Cuốn sách này sẽ giúp bạn thực hiện quá trình tách bạch này .

Khi bạn càng vội vàng gắn những nhãn mác ( bằng suy nghĩ trong tâm trí hay bằng cách gọi tên ) lên một đồ vật , một người hay một hoàn cảnh nào đó thì đời sống của bạn sẽ trở nên nông cạn và tẻ nhạt . Và bạn càng dễ dàng chai lỳ trước hiện thực của đời sống , khiến bạn không thấy được những điều dịu kỳ của đời sống vốn vẫn luôn trải ra bên trong bạn và chung quanh bạn . Như thế , bạn có thể đạt được chút khôn ngoan lém lỉnh , nhưng sẽ đánh mất đi sự thông thái cùng với niềm vui , óc sang tạo , tình yêu và sức sống – chúng như những gạch nối tĩnh tại và thầm lặng , bị chèn ép giữa những khái niệm và suy luận của bạn . Dĩ nhiên chúng ta cần phải sử dụng ngôn từ và ý tưởng – những thứ có vẻ đẹp riêng của chúng – nhưng chúng ta có cần phải tự trói buộc mình vào những ngôn từ và ý tưởng đó không ?

Ngôn từ không thể nói lên được gì nhiều về thực tại vì chúng luôn giản lược thực tại thành một điều gì đó mà trí năng con người có thể nắm bắt được . Ngôn từ trong Anh Ngữ chỉ bao gồm năm nguyên âm căn bản : a,e , I,o,u , còn lại chỉ là các phụ âm tạo nên áp suất của không khí trong vòm miệng như s , f , g,…. Vậy sao bạn có thể tin rằng sự kết hợp của những âm thanh như thế lại có thể giải thích được bản chất chân thật của bạn , giải thích được mục đích tối hậu của vũ trụ , hay thậm chí giải thích được chiều sâu , hay bản chất của mỗi gốc cây , mỗi hòn sỏi ?





CÁI “TÔI” ĐƯỢC TẠO RA DO MÊ MỜ

Tùy theo cách dùng mà đại từ “Tôi” có thể tượng trưng cho một sai lầm lớn nhất hoặc có thể nói lên được chân lý sâu sắc nhất . Trong cách dùng thông thường , không những đó là một từ được dùng nhiều nhất trong ngôn ngữ ( và dùng chung với những từ khác như : “của tôi” và “chính tôi” ) mà còn là một trong những từ gây ra lầm lỗi nhất . Theo cách dùng thường ngày , từ “Tôi” là một biểu tượng của một sai lầm từ gốc rễ , là cảm nhận sai lầm về bản chất chân thật của bạn , là sự đồng hóa một cách mê mờ về chính mình . Đây chính là bản ngã . Cảm giác sai lầm về “ cái Tôi”  này là những gì mà Einstein – người đã hiểu sâu – không những bản chất thực của không gian và thời gian , mà cả về bản chất của con người – đã từng đề cập đến .

Einstein nhìn nhận sai lầm trong nhận thức đó như là “ một ảo giác về thị giác của nhận thức” . Và “cái Tôi” sai lầm đó lại làm cơ sở cho mọi suy diễn sai lạc sau này của chúng ta về thực tại , về những cách suy tư về các mối quan hệ và giao tiếp của bạn. Thực tại , lúc đó chỉ còn là sự phản ánh của sai lầm căn bản này .

Điều đáng mừng là nếu bạn nhận thức rằng đó chỉ là sự mê mờ thì tự nó sẽ tan biến ngay . Khi bạn nhận thức được sự mê mờ thì đó cũng là điểm kết thúc của sự vô minh ấy . Sở dĩ vô minh còn tồn tại được chỉ vì bạn đã lầm tưởng vô minh là thực tại . Khi nhận chân được mình không phải là điều đó thì tự thân bản chất chân thật của bạn được phơi bày . Điều này sẽ xảy ra với bạn khi bạn đọc chậm rãi và kỹ càng chương này và những chương kế tiếp , khi tôi nói rõ về cơ chế hoạt động của “cái tôi giả dối” mà ta thường gọi là bản ngã . Vậy thì bản chất của bản ngã là gì?

Thông thường , khi bạn dùng từ “Tôi” thì “cái Tôi” mà bạn muốn nói đó không phải là bản chất chân thực của bạn .Vì chỉ qua một thao tác rút gọn sai lạc mà chiều sâu vô hạn của bản chất chất chân thực của bạn đã bị nhầm lẫn với một âm thanh nào đó do thanh quản của bạn phát ra , hay với một ý niệm “Tôi” trong óc bạn và tất thảy những gì mà cái “Tôi”  đồng hóa với nó . Vậy thì chữ “Tôi” , “Của tôi” muốn nói là gì ?

Khi một đứa bé biết được âm thanh do bố mẹ phát ra là tên của nó thì đứa bé ấy bắt đầu tự đồng nhất nó với một danh từ , dưới dạng một ý niệm ở trong đầu , với bản chất chân thực của nó . Ở giai đoạn đó , đứa bé tự liên hệ với mình khi nói : “Ôi , Join đói bụng quá “. Sau đó chúng học được đại từ “Tôi” , và ghép từ này với tên mình , cái tên chúng lầm lẫn với bản chất chân thực của chúng . Sau đó , những ý-nghĩ-có-dính-líu-đến-Tôi ban đầu này được bổ sung bởi những ý nghĩ khác .

Bước tiếp theo là những ý nghĩ về “Tôi” và “của Tôi” để nói về những thứ như là một phần của “Tôi”. Đây chính là trạng thái tự đồng nhất mình với đồ vật . Tức là tìm thấy ở “đồ vật” ( mà thực ra trong chiều sâu , đó là những ý niệm tượng trưng cho đồ vật đó ) một cảm nhận về bản thân mình , và cũng từ cảm nhận đó mà chúng ta tạo ra một nhân cách về bản thân mình dựa trên những đồ vật đó

Do đó , khi một món đồ “của tôi” bị hư hoặc mất đi thì “Tôi” cảm thấy rất đau khổ . Đây không phải là sự mất mát thuộc về giá trị nội tại của món đồ vì đứa trẻ sẽ rất chóng quên và thay vào đó bằng các món đồ khác, nhưng sự mất mát này có dính đến ý nghĩ , như thể một cái gì đó của tôi vừa bị mất đi . Món đồ chơi trở thành một phần cảm nhận về một cái “Tôi” đang được phát triển ở trong bé .

Và khi lớn lên , cách suy nghĩ có-liên-hệ-về-Tôi ngày càng được bổ sung thêm bằng những thứ khác “của Tôi” như : giới tính , nghề nghiệp, tài sản , thân thế ,dòng giống, quốc tịch , tôn giáo….Thêm vào đó là các vai trò khác mà “cái Tôi” cũng thường dễ đồng hóa theo như vai trò làm mẹ , làm cha, làm vợ, làm chồng …. Những kiến thúc hay ý tưởng đã được tích lũy qua ngày tháng , những sở thích hay những điều không thích , và cả những gì đã xảy ra “cho Tôi” trong quá khứ mà ký ức về nó chính là những ý niệm giúp bạn định nghĩa thêm cảm nhận về bản than, như là “Tôi và những câu chuyện của Tôi”. Nhưng đây chỉ là những thứ mà người ta căn cứ vào đó để có được cảm nhận về giá trị của con người họ.Chung quy những thứ này cũng chỉ là tập hợp của những ý niệm góp nhặt lại một cách không bền vững , vì tất cả đều chỉ mang lại một cảm nhận về cái Tôi . Vì khi nói “Tôi” thì thường ta muốn ngụ ý về cấu trúc có tính chất đầy suy tư và lý luận này . Nói chính xác hơn là trong hầu hết các trường hợp , khi bạn nói “Tôi” thì không phải bản thân bạn đang nói mà chính là một khía cạnh của cấu trúc trí năng này , là “cái Tôi” bản ngã của bạn đang nói. Khi bạn đã tỉnh thức, bạn vẫn dùng chữ “Tôi”  , nhưng những điều bạn nói xuất phát từ một chỗ rộng thoáng , sâu xa ở trong bạn .

(chỗ rộng thoáng , sâu xa ở trong bạn : tức là từ chỗ nhận ra được bạn chính là Đời Sống , là tất cả những gì đang biểu hiện ở khắp mọi nơi trong vũ trụ và bạn cũng chính là Vô tướng , Cội nguồn của mọi vật )

Hầu hết mọi người vẫn còn hoàn toàn tự đồng nhất mình với thói quen suy nghĩ không ngừng , của lối tư tưởng bó buộc , không có chủ đích và thường lặp đi lặp lại ở trong đầu . Trong tâm thức họ , không có chút không gian rộng thoáng nào giữa cái “Tôi” chật hẹp và thói quen hay suy nghĩ lung tung hoặc những cảm xúc lo sợ vẩn vơ thường phát sinh ở trong lòng. Nên khi bạn bảo rằng trong đầu họ luôn có  một tiếng nói vang vang , không bao giờ ngừng nghỉ , họ sẽ hỏi lại bạn “Tiếng nói gì? “, hoặc họ trở nên giận dữ , phủ nhận điều bạn nói.

Dĩ nhiên phản ứng này của họ xuất phát từ tiếng nói của bản ngã luôn vang vọng , là dòng suy nghĩ miên man mà họ không thể dừng lại được , là phần trí năng của họ chưa được họ nhận biết . Có thể nói rằng thực thể này đã khống chế họ.

Một số người không thể nào quên được kinh nghiệm lần đầu tiên khi họ tách ly tâm thức của mình ra khỏi dòng suy nghĩ miên man ở trong đầu và cảm nhận được , dù chỉ trong chốc lát , một sự chuyển hóa lớn trong cách họ cảm nhận về chính mình , tức là từ chỗ thường tự đồng hóa mình một cách sai lầm với những gì mình đang suy nghĩ , sang một vị trí mới : Làm một nhân chứng đứng đằng sau những suy tư đó , và im lặng quan sát tất cả những gì đang xảy ra .

Đối với những người khác thì điều này đã xảy đến với họ một cách rất mơ hồ , khó nhận ra được cái gì quan trọng vừa xảy ra , cùng lắm thì họ chỉ cảm nhận được có một niềm vui tràn ngập và một sự an bình ở nội tâm mà họ không biết tại vì sao

TIẾNG NÓI ỒN ÀO Ở TRONG ĐẦU BẠN

Thoáng cảm nhận đầu tiên của tôi về tiếng nói ồn ào này xảy ra khi tôi còn là cậu sinh viên năm thứ nhất tại Đại Học Luân Đôn . Một tuần hai lần , tôi đón tàu điện ngầm để đến thư viện của trường , thường là vào khoảng chin giờ sáng , sau khi mọi người đã vội vã đến sở làm . Lần nọ , có một phụ nữ da trắng , trạc ngoài ba mươi , ngồi đối diện với tôi ở trên tàu . Tôi đã gặp cô ta một vài lần và không thể không chú ý . Mặc dù tàu điện đã chật ních hành khách những vẫn không ai muốn ngồi bên cạnh cô vì cô ta có vẻ khá điên rồ. Nét mặt cô ta rất căng thẳng , và mồm cô ta luôn nói lảm nhảm với chính cô bằng một giọng rất to và chứa đầy giận dữ . Đầu óc cô như lạc vào những suy nghĩ lung tung ở bên trong đến nỗi, cô dường như chẳng còn biết gì đến những người chung quanh . Đầu thì hơi cúi xuống và nghiêng về bên trái , cô như đang nói chuyện với một người nào đó ở bên cạnh, nhưng đó chỉ là một ô ghế trống , không có ai ngồi ở đó cả . Dù tôi không nhớ rõ những gì cô ta nói , nhưng cơn độc thoại đại loại như thế này : “ Và bà ta nói với tôi…nên tôi bảo bà là bà ta đã nói dối … Tại sao bà ta dám quy lỗi cho tôi …trong khi bà ta luôn lợi dụng lòng tin của tôi và phản bội lòng tin đó ….” . Giọng cô đầy tức giận như đang bị một người nào đó ngược đãi . Cô nói với giọng đanh thép như người đang cần bảo vệ quan điểm của mình .

Khi chuyến tàu đến ga Tottenham , cô ta đứng dậy và đi ra phía cửa để xuống ga nhưng vẫn không dứt những lời độc thoại . Tôi cũng xuống ở trạm đó và bước ngay sau lưng cô . Khi đã bước lên hết những bậc cấp ở dưới lòng đất để lên tới mặt đất , cô ta quay quả đi về phía quảng trường Bedford , mồm vẫn tiếp tục cuộc độc thoại , giọng đầy giận dữ , vừa tố cáo người kia vừa thanh minh cho quan điểm và cách tư duy của mình . Trí tò mò trong tôi bị kích động cao độ nên tôi quyết định đi theo sau cô , nếu cô tiếp tục đi cùng một hướng với mình . Dù vẫn mải mê với cuộc nói chuyện tưởng tượng nào đó ở trong đầu , nhưng cô ta dường như vẫn biết mình muốn đi về hướng nào . Chỉ một lát sau , tòa nhà Thượng viện đồ sộ của nước Anh , tòa cao ốc đã được xây dựng từ những thập niên ba mươi đã nằm trong tầm mắt của chúng tôi cùng các cơ quan hành chính và thư viện của trường Đại Học Luân Đôn. Tôi ngạc nhiên quá ! Lẽ nào chúng tôi lại đến cùng một nơi ? Đúng là cô ta đang tiến về hướng đó . Tôi thầm nhũ , như vậy thì cô ta là một giáo sư , là sinh viên hay nhân viên văn phòng , hay là quản thủ thư viện của nhà trường ? Nhưng cũng có thể cô ta chỉ là một bệnh nhân nằm trong một chương trình thực nghiệm nào đó của các nhà tâm lý học của trường . Tôi thật không thể nào biết được . Khi tôi chỉ còn cách cô ta có bốn , năm mét , vừa khi tôi bước vào trong một tòa cao ốc có thang máy thì cô ta đã mất dạng . Có lẽ cô đã ở trong một chiếc thang nào đó vừa đóng cửa và đang đi lên những tầng lầu ở phía trên.

Một phần ở  trong tôi cảm thấy rất sửng sốt trước những gì mình vừa chứng kiến . Là một sinh viên năm thứ nhất , ở độ tuổi hai mươi lăm , tôi tự coi mình đang trong quá trình rèn luyện để trở thành một nhà tri thức . Và tôi tin chắc rằng chỉ qua kiến thức và suy tư , chúng ta mới có thể tìm thấy mọi câu trả lời cho những vấn nạn sinh tồn của con người , và điều đó chỉ có thể xảy ra ở giới trí thức như tôi , tức là qua quá trình suy nghĩ và tư duy . Hồi đó tôi vẫn chưa nhận thức được rằng chính thói quen suy nghĩ miên man , thiếu sự nhận thức ở trong ta , mới chính là tình trạng tiến thoái lưỡng nan chủ yếu của con người . Tôi đã xem các giáo sư là bậc Thánh , những người có thể trả lời mọi câu hỏi của tôi và tôi cho rằng các trường đại học là đền thờ của tri thức nhân loại . Vậy thì làm thế nào một người điên dại như cô ta lại có thể là một phần của thế giới tri thức cao quý này .

Đầu óc tôi vẫn còn mãi suy nghĩ đến cô ta khi tôi đã bước vào một phòng vệ sinh nam trước khi đi vào thư viện . Và trong khi đang rửa tay , tôi chợt nghĩ :”Hy vọng cuộc đời mình không phải rơi vào một kết cuộc bi thảm như thế”. Người đàn ông đang đứng bên cạnh bỗng hơi ngước đầu lên và đảo mắt về phía tôi , khiến tôi bất chợt giật nãy mình nhận ra là không những tôi đã có một ý nghĩ như thế mà miệng tôi còn lảm nhảm thành tiếng ý nghĩ đó . Tôi hốt hoảng nghĩ thầm “ Thôi chết , mình đang trở thành một người mất trí như cô ta “.

Rõ ràng đầu óc tôi lúc đó đã liên tục suy nghĩ và lo sợ miên man một cách không-có-chủ-đích giống như đầu óc của cô ta. Có khác chăng chỉ là vài khác biệt nhỏ . Cảm xúc và suy tư chủ yếu trong cô ấy là sự giận dữ và bất mãn với những gì đã xảy ra , còn trong tôi là một nỗi xao xuyến và bất an thường trực . Ở cô ta là thứ suy tư đã phát ra thành tiếng , còn trong tôi thì hầu hết chỉ xảy ra ở trong đầu . Nếu bảo rằng cô ta là một người điên thì hầu hết mọi người trong chúng ta , kể cả tôi trong đó nữa , cũng đều điên rồ hết , khác chăng là về mức độ .

Trong một thoáng , tôi đã có thể tách mình ra khỏi đầu-óc-thường-suy-tưởng-miên-man của mình và nhìn lại mình ở một cấp độ sâu hơn những gì đang được thể hiện. Có một sự chuyển dịch ngắn ngủi ở trong tôi từ trạng thái bận rộn với những suy tư của mình sang trạng thái có ý thức, nhưng không vướng bận chút suy tư nào

Tôi vẫn đứng trong phòng vệ sinh nam , không còn ai khác ngoài tôi , và tôi đang nhìn khuôn mặt của mình trong tấm gương lớn . Khi vừa thoát ra khỏi những suy tư bận rộn ở trong đầu mình , tôi bỗng bật cười lên thành tiếng . Tiếng cười của tôi có vẻ thật khùng, nhưng đó đúng là tiếng cười của sự thức tỉnh , tiếng cười của Đức Phật Di Lặc ,”Đời sống không đến nỗi nghiêm trọng như đầu óc của bạn vẫn thường nghĩ thế đâu!” , tiếng cười như muốn cho tôi biết như thế . Nhưng phút chốc của trạng thái có mặt , sang suốt và đầy nhận thức ở trong tôi đi qua rất nhanh và mau chóng bị lãng quên . Tôi sống ba năm sau đó trong một tâm trạng lo âu và buồn chán , hoàn toàn bị chi phối bởi thói quen suy nghĩ vẩn vơ hoặc lo sợ triền miên . Đến độ tôi đã nghĩ đến chuyện tự vãn , nhưng rồi nhận thức sáng tỏ ấy lại trở về trong tôi và lần này thì nhận thức sáng tỏ ấy kéo dài hơn lần đầu . Bây giờ thì tôi đã hoàn toàn thoát ra khỏi lối suy nghĩ thúc bách , bó buộc và thoát ra khỏi cái “Tôi” giả tạo do suy tư tạo ra .

Sự kiện trên không những đã giúp tôi hé thấy rất ngắn ngủi khả năng nhận thức ở trong mình , mà nó cũng gợi cho tôi mối nghi ngờ về giá trị tuyệt đối của tư duy hay kiến thức của con người . Và chỉ vài tháng sau , có một chuyện bi thảm xảy ra làm cho mối nghi ngờ đó ở trong tôi càng tăng thêm .

Đó là một buổi sáng thứ Hai bình thường , chúng tôi đang đến giảng đường để nghe buổi nói chuyện của một giáo sư danh tiếng của trường Đại Học Luân Đôn tổ chức . Nhưng không may chúng tôi được loan tin báo rằng vị giáo sư ấy đã nổ sung tự sát vào cuối tuần trước đó . Tôi sửng sốt trước biến cố này . Vì ông ấy là một vị giáo sư rất tiếng tăm của Trường và được rất nhiều người khâm phục bởi kiến thức uyên bác , khả năng hiểu biết mọi điều của ông. Tuy nhiên lúc đó tôi vẫn chưa thấy được điều gì có thể thay thế cho giá trị của thói quen tích lũy kiến thức trong đời sống mà chúng ta thường làm .

Tôi vẫn chưa nhận ra rằng , suy nghĩ , tức trí óc , chỉ là một khía cạnh nhỏ trong phần nhận thức rộng lớn ở trong ta . Tôi cũng chưa biết một tí gì về bản ngã , huống gì là chuyện nhận diện và vượt qua được bản ngã đó mỗi khi nó bắt đầu hoạt động trong con người mình .

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét

HÃY TÌM LẠI CHÍNH MÌNH BẰNG SỰ THỨC TÌNH MỤC ĐÍCH SỐNG

Nhân loại đã thực sự sẵn sàng cho một quá trình chuyển biến nhận thức , một quá trình nở hoa sâu sắc và triệt để của tâm thức đến độ , so với quá trình này thì việc cây cỏ nở hoa 114 triệu năm trước đây , dù cho đẹp đến mấy thì đấy cũng chỉ là sự phản ánh nhạt nhòa ? Liệu con người có thể từ bỏ tầng tầng lớp lớp những cách nghĩ bị bó buộc cũ và trở nên giống như những tinh thể pha lê trong suốt để ánh sang nhận thức xuyên qua dễ dàng ?

Liệu con người có thể thoát ra khỏi trường hấp dẫn của chủ nghĩa vật chất , thoát ra khỏi tình trạng tự đồng nhất mình với hình tướng ?

Khả năng chuyển hóa này cũng là thông điệp chính của những giáo lý sâu sắc để khai thị cho con người .Những người phát đi thông điệp này – như Đức Phật , chúa Jesus và nhiều người khác – là những bông hoa đầu tiên của nhân loại . Họ là những vị Thầy tiên phong , rất hiếm hoi và quý giá vô cùng . Tuy vậy , một sự chuyển hóa rộng khắp chưa thể xảy ra vào thời điểm đó được , nên thông điệp của họ bị bóp méo đi rất nhiều . Ngoại trừ ở một số ít người , tâm thức của con người thời ấy nói chung chưa được chuyển hóa nhiều

Bây giờ thì nhân loại đã sẵn sàng để chuyển hóa chưa ? tại sao lúc này mới thật là thời cơ ? Ban có thể làm gì để thúc đẩy quá trình chuyển hóa nội tại này ? Đặc điểm của nhận thức cũ đầy tính bản ngã là gì và đâu là dấu hiệu của một tâm thức mới đang trổi dậy ?

Những câu hỏi này và một số câu hỏi khác sẽ được đề cập trong cuốn sách này . Quan trọng hơn , quyển sách cũng chính là một công cụ có tính chuyển hóa , xuất phát từ một nhận thức mới đầy tính nổi dậy . Những ý tưởng và khái niệm ở đây tuy quan trọng , nhưng đó cũng là thứ yếu . Chính những tấm bảng chỉ đường giúp bảng chỉ đường giúp bạn đi đến trạng thái thức tỉnh . Trong lúc đọc quyển sách này , một sự chuyển hóa sẽ xảy ra trong bạn

Mục đích chính của quyển sách không phải là để cung cấp thêm thông tin hay những niềm tin mù quáng cho trí năng của bạn , hay cố thuyết phục bạn về một điều gì đó , mà nó mang đến cho bạn một sự chuyển hóa trong nhận thức , tức là thức tỉnh bạn ra khỏi những dòng suy nghĩ miên man ở trong đầu

Nếu được như vậy thì bạn sẽ không chỉ thấy cuốn sách này là “thú vị” . Vì “thú vị” có nghĩa là bạn còn đứng ở bên ngoài , tìm vui với những ý nghĩ , và khái niệm ở trong đầu bạn để tu duy rằng mình đồng ý hay không đồng ý với cuốn sách .

Vì cuốn sách này được viết cho bạn , do đó cuốn sách hoặc rất vô nghĩa đối với bạn , hoặc nó làm cho nhận thức của bạn có sự thay đổi lớn . Tuy nhiên cuốn sách này chỉ có thể thức tỉnh những người đã sẵn sang để tỉnh thức

Tuy nhiên khi có một người vừa tỉnh thức thì biến cố này sẽ tạo nên một quán tính trong tâm thức của tập thể , giúp cho sự tỉnh thức xảy ra dễ dàng hơn ở những người khác . Nếu trong lúc này bạn chưa rõ tỉnh thức nghĩa là gì , thì bạn cũng không cần bận tâm nhiều vể nghĩa của từ ấy , hãy cứ tiếp tục đọc và trong bạn có sự tỉnh thức , thì bạn sẽ hiểu “ tỉnh thức “ có nghĩa là gì

Quá trình tỉnh thức một khi đã bắt đầu ở trong bạn rồi thì không thể đảo ngược lại ; và để cho quá trình này được bắt đầu ,bạn chỉ cần trải qua trạng thái thức tỉnh – dù chỉ tong môt thoáng chốc

Đối với một số người thì một thoáng chốc của trạng thái thức tỉnh đó sẽ xảy đến khi họ đọc cuốn sách này . Còn đối với những người khác thì cuốn sách sẽ giúp họ nhận ra rằng quá trình tỉnh thức đã xảy ra ở trong họ rồi , nhưng bây giờ họ mới nhận ra .

Ở một số người thì quá trình tỉnh thức chỉ xảy ra khi họ gặp phải những mất mát hay khổ đau lớn

Trong khi ở những người khác , là khi họ tiếp xúc với những bậc Thầy hay những giáo lý về tâm linh , hay do đọc cuốn “ Sức mạnh của Hiện tại “ hay những cuốn sách có giá trị tâm linh sống động khác . Hoặc có thể là sự tổng hợp của tất cả những điều ấy . Tuy nhiên , một khi sự thức tỉnh đã bắt đầu ở trong bạn thì cuốn sách này sẽ giúp cho bạn đẩy nhanh và gia tăng cường độ tỉnh thức

Điều căn bản nhất của quá trình thức tỉnh là :

Nhận ra sự mê mờ đang tồn tại trong bạn

Nhận diện bản ngã của bạn khi nó đang nói , đang nghĩ , đang làm một việc nào đó

Nhận ra thói quen suy nghĩ đầy tính băng hoại trong tâm thức của tập thể đang thẩm thấu vào mọi khía cạnh của đời sống , kéo dài thêm tình trạng chưa thức tỉnh

Đó là lý do tôi viết quyển sách này : để nêu lên những khía cạnh chính của bản ngã và cách bản ngã hoạt động trong bạn cũng như trong tâm thức tập thể . Điều này có ý nghĩa quan trọng , vì hai lý do chính .

Trước hết , nếu bạn không nhận ra được những cơ cấu hoạt động của bản ngã , bạn sẽ không nhận diện được nó , và sẽ nhầm lẫn mà liên tục tự đồng hóa mình với bản ngã , tức là vô tình bạn để cho bản ngã chứ ngự lấy bạn , mạo danh là bạn

Thứ hai , tự than việc nhận diện bản ngã ở trong bạn chính là một trong những phương cách giúp cho sự tỉnh thức ở trong bạn được diễn ra . Khi bạn nhận ra sự mê lầm của mình , thì cái làm cho sự nhận biết ấy có thể diễn ra chính là thứ nhận thức mới đang trỗi dậy , đó cũng chính là tỉnh thức .

như ta không thể đấu tranh lại bong tối , hay chống đối lại sự mê mờ . Điều mà ta cần làm là mang ánh sáng của nhận thức vào những nơi tối tăm này

Và bạn chính là Ánh sang đó

Bài đăng phổ biến