Thông điệp yêu thương từ MẶT TRỜI TÂM THỨC

CÁC BẬC THẦY CHỨNG NGỘ CỦA THẾ KỶ 20 -21

XỨ SỞ GIÂY PHÚT HIỆN TẠI

XỨ SỞ GIÂY PHÚT HIỆN TẠI

Quảng cáo online

Chữ chạy

Chào mừng bạn đến với blog MẶT TRỜI TÂM THỨC Email : mattroitamthuc@yahoo.com - Phone 0903070348

Quảng cáo thay đổi

Truyện cười

CHÀO MỪNG CÁC BẠN ĐANG ĐẾN VỚI PHÚT GIÂY HIỆN TẠI

Giây phút hiện tại

Sống trong giây phút hiện tại là một phép lạ. Phép lạ không phải là để đi trên mặt nước.
Phép lạ là đi trên trên hành tinh xanh xinh đẹp này trong trong giây phút hiện tại, biết trân quý sự bình an và vẻ đẹp có sẵn ngay bây giờ.

Thứ Tư, 8 tháng 8, 2012

Cái bóng của bản ngã

Sầu não hay gắn bó nào
có thể còn có đấy cho linh hồn đã chứng ngộ -
người trí huệ -
khi mọi đối tượng hữu tình và vô tình
của thế giới
đã trở thành cái ta của người ấy,
khi người ấy thấy cái một ở mọi nơi?

Sầu não nào hay gắn bó nào có thể có đó cho người đã nhận
ra - người trí huệ - người đã biết bản thân mình trong mọi đối
tượng hữu tình và vô tình, hay đã biết mọi đối tượng hữu tình và
vô tình trong bản thân người ấy?
Có ba hay bốn điểm quan trọng cần phải hiểu trong lời kinh
này. Thứ nhất, Upanishad gọi ai là người trí huệ? Từ gốc mà từ
này được dẫn ra là ved. Từ ved nghĩa là biết. Ý nghĩa của từ
‘người trí huệ’ là người biết. Người ấy biết cái gì? Ai đó biết về
toán học, ai đó biết về hoá học, ai đó biết về vật lí. Có cả nghìn
thứ để biết. Ai đó biết kinh sách. Một số biết tất cả những vấn đề
về bí ẩn sâu sắc do các vị thánh nói lại. Nhưng Upanishad không
coi họ là trí huệ.
Đây là một điều rất kì lạ và đáng quan tâm. Tích luỹ thông
tin không phải là tri thức theo Upanishad. Họ gọi người trí huệ là
người biết chỉ một yếu tố vĩ đại - chân lí: tức là người biết bản
thân mình, vì người biết bản thân mình, biết tất cả. Khi người ấy
biết bản thân mình, người ấy trở thành tấm gương mà trong đó
hình ảnh được phản xạ của tất cả mọi thứ bắt đầu xuất hiện.
Nhưng sự kiện là người ấy biết tất cả không có nghĩa là người ấy
phải là một nhà toán học lớn hay một nhà hoá học nổi danh hay
một nhà khoa học vĩ đại. Không, đấy không phải là nghĩa. Nghĩa
duy nhất của câu này - “Bởi việc biết bản thân mình người ấy
biết tất cả” - là ở chỗ qua việc biết bản thân mình người ấy đi tới
biết rằng cái tối cao đó, cái thuần khiết nhất đó, yếu tố huyền bí
đó đang bị che giấu bên trong tất cả. Người ấy biết công thức, cái
bản chất có vai trò là tất cả điều này. Người ấy biết rằng luật tối
cao có thẩm quyền ngự trị tại mọi nơi. Người ấy biết rằng vị chúa
tể tối cao có trong mọi con người. Người ấy biết rằng ông bầu tối
cao đó giữ trong tay mình sợi dây để điểu khiển mọi con rối nhảy
múa. 

Người ấy không phải là chuyên gia - người ấy không phải là
chuyên gia chút nào. Nếu bạn hỏi người ấy về một điều đặc biệt
người ấy có thể không biết câu trả lời. Người ấy biết điều bản
chất ẩn kín trong toàn thể vũ trụ. Người ấy không biết từng cái lá,
nhưng người ấy cầm chiếc rễ trong tay. Người ấy biết sinh lực
sâu sắc và vĩ đại, bí ẩn; và ngay khi người ấy biết điều đó, người
ấy trở thành tự do khỏi sầu não và gắn bó.
Đây là đặc trưng của người trí huệ, và nó là đặc trưng kì lạ.
Nó không phải là năng lực của ông ấy để đáp lại các câu hỏi của
bạn, không phải là ông ấy sẽ có khả năng giải quyết các vấn đề
của bạn. Đấy chỉ là việc ông ấy trở nên tự do khỏi ảnh hưởng của
sầu não và gắn bó. Một nhà toán học, dù là một chuyên gia lớn
đến đâu, sẽ không thể thoát khỏi sầu não và gắn bó. Cứ cho là
ông ấy là một nhà tâm lí vĩ đại như Freud - và có rất ít nhà tâm lí
như Freud trên thế giới này - tâm trí của ông ấy vẫn sẽ là tâm trí
của người thường, ngay cả sau khi biết rất nhiều về tâm trí. Đâu
có khác biệt gì, không có một biến đổi nhỏ nhất nào trong tâm trí
ông ấy. Ông ấy vẫn trở nên lo lắng, sợ sệt, bùng lên với giận dữ
và ghen tức, và vẫn sầu não và gắn bó như bất kì người thường
nào. Và điều ngược đời là ở chỗ ông ấy có nhiều tri thức lí thuyết
về sợ hãi, về ghen tức, có lẽ là hơn bất kì người nào khác trên thế
giới. Ông ấy có đầy tri thức về dục tính, nhưng ngay cả trong tuổi
già nó vẫn khuấy động tâm trí ông ấy nhiều như nó khuấy động
tâm trí của bất kì ai khác.
Upanishad không coi người như thế là có học. Upanishad
thậm chí không coi tri thức của ông ấy là tri thức đúng. Họ gọi nó
là kho thông tin. Người như thế là chuyên gia. Bất kì điều gì
được biết về sợ đều được ông ấy biết tới. Ông ấy biết về sợ,
nhưng không phải là bản thân nỗi sợ. Nếu ông ấy đã biết thực sự
về sợ, ông ấy sẽ được tự do khỏi nó. Một chuyên gia về kinh sách
tôn giáo biết mọi điều về tôn giáo, nhưng không biết đến tôn
giáo. Ông ấy biết điều Veda nói, điều Upanishad nói, điều Gita
nói, điều Koran nói, điều Kinh thánh nói - ông ấy biết tất cả
những điều này. Ông ấy biết điều được nói, nhưng ông ấy không
biết về người nói ra điều này, cách thức nào điều này được nói ra,
với kinh nghiệm nào điều này được nói ra.
Khác biệt tựa như thế này - rằng một người biết mọi điều về
việc bơi nhưng không biết cách bơi. Không khó để biết việc bơi
về mặt lí thuyết; có thể nghiên cứu qua một cuốn sách về bơi. Tất
cả tài liệu về bơi lội đều có thể được ghi nhớ. Một người có thể là
một chuyên gia về bơi lội và có thể trả lời bất kì câu hỏi nào
được hỏi về việc bơi. Và vậy mà, đừng sai lầm đẩy người ấy
xuống sông, vì biết bơi là vấn đề hoàn toàn khác.
Không cần phải biết mọi điều về việc bơi đối với một người
biết bơi. Có thể là người ấy chỉ biết bơi nhưng dốt nát về bất kì
tri thức lí thuyết nào. Nhưng toàn bộ tri thức lí thuyết của một
người sẽ không hữu dụng gì cho người ấy nếu thuyền của người
ấy bị chìm và cuộc sống của người ấy bị lâm nguy. Vào lúc như
vậy, người không biết gì về tri thức bơi lội nhưng biết chính việc
bơi sẽ có khả năng bơi và cứu mạng mình. Đây là lí do tại sao
hiền nhân của Upanishad chỉ đúng những đặc trưng nền tảng của
người có học thực sự. Ông ấy nói họ là người có học, người trí
huệ, người thấy mọi đối tượng hữu tình và vô tình trong bản thân
họ và thấy bản thân họ trong mọi đối tượng hữu tình và vô tình.
Những người như thế trở thành tự do khỏi mọi sầu não và gắn bó.
Tại sao ông ấy đã gộp nhóm hai điều này - sầu não và gắn bó
- với nhau? Chúng được gộp nhóm với nhau bởi vì hai điều này
là một; chúng là những bộ phận cùng xảy ra, không tránh khỏi
của cùng một hoàn cảnh tâm trí. Trong hai điều này, một điều
không bao giờ đứng một mình. Cho nên hiểu chúng cho đúng.
Tâm trí bị gắn bó thì sẽ buồn rầu và sầu não nữa; và nơi không có
gắn bó sầu não không thể có đó được. Thực ra, sầu não xảy ra khi
đối tượng của gắn bó bị phá huỷ. Không có lí do nào khác cho buồn rầu. Giả sử tôi có gắn bó với ai đó: nếu người ấy chết, tôi bị
đắm chìm trong buồn rầu. Buồn rầu tựa như cái bóng đi theo gắn
bó. Nếu tôi không có gắn bó với bất kì ai, không thể buồn được,
cho dù tôi muốn thế.
Có một ngôi nhà mà tôi gắn bó. Nếu nó bị cháy tôi cảm thấy
sầu não. Có sầu não ngay khi gắn bó bị dứt đoạn và đứt gẫy - bất
kì đâu nó gặp khó khăn, bất kì đâu nó bị tan vỡ, bất kì đâu nó bị
chống đối. Và nhớ lấy, khi sầu não tới thì bạn sẽ phải tạo ra gắn
bó để cứu lấy bản thân mình khỏi sầu não. Khi sầu não tới bạn sẽ
phải tìm ra một đối tượng mới cho gắn bó của bạn, để cứu bản
thân bạn khỏi sầu não, để tránh xa nó. Nếu một người bạn yêu
chết đi, bạn không có khả năng quên được người đó chừng nào
bạn còn chưa tìm thấy cái thay thế để yêu. Khó quên gắn bó cũ
chừng nào bạn còn chưa ném nó đi và thay thế nó bởi việc bầy tỏ
tình yêu của bạn cho cái thay thế mới.
Cho nên sầu não tới khi gắn bó bị tan vỡ, và để trốn chạy
khỏi sầu não đó chúng ta phải tạo ra những đối tượng mới cho
gắn bó của mình. Vậy cái vòng luẩn quẩn này cứ tiếp diễn. Mọi
gắn bó đều đem tới sầu não và mọi sầu não bị kìm nén bởi những
đối tượng mới của gắn bó. Bệnh tật tới; thuốc phải được cho, và
nó gây ra các kiểu bệnh tật khác. Thế rồi thuốc mới được đưa ra
cho bệnh mới và những bệnh mới này làm phát sinh những bệnh
mới nữa. Vậy là cái vòng này cứ tiếp diễn. Cho nên đó là một
quyết định trí huệ gộp nhóm hai điều này với nhau.
Đây là lí do tại sao người ta nói rằng người biết trở nên tự do
khỏi sầu não và gắn bó. Làm sao những ý tưởng về của tôi và của
anh có thể tới được với người thấy bản thân mình trong mọi đối
tượng hữu tình và vô tình và thấy tất cả chúng trong bản thân
người ấy? Thế thì làm sao gắn bó được tạo ra? Nó được tạo ra chỉ
khi bạn gắn bản thân mình với ai đó, và nói, “Cái này là của tôi,
phần còn lại không phải của tôi,” hay khi bạn nói, “Toà nhà này
là của tôi, phần còn lại không phải là của tôi.”
Khi tôi tới đây, một bà nào đó tới gặp tôi. Bà ấy nói, “Do ân
huệ lớn của thầy cửa hàng của con trai tôi được cứu khỏi bị bắt
cháy. Toà nhà kế bên bị bắt cháy, và lửa sắp lan sang cửa hàng
chúng tôi. Nhưng cửa hàng của chúng tôi đã được cứu.” Bà ấy
mang đồ ngọt tới biếu tôi. Bà ấy vui mừng rằng cửa hàng của con
bà ấy đã được cứu. Không, bà ấy không tiếc gì cho toà nhà đã bị
lửa tàn phá cả, vì bà ấy không có gắn bó với chúng. Ngược lại, bà
ấy hài lòng vì toà nhà mà bà ấy gắn bó đã được cứu thoát.
Gắn bó bao giờ cũng mang tính loại trừ; nó bám vào cái này
và bỏ ra phần còn lại. Nó nói, “Đây là vợ tôi, đây là chồng tôi,
đây là con tôi, đây là nhà tôi, đây là cửa hàng của tôi” - có cái tôi
trong tất cả những thứ này - “và tôi không quan tâm tới những cái
còn lại!” Nếu bất kì điều gì xảy ra cho phần còn lại, nó không
ảnh hưởng tới bạn theo bất kì cách nào, nó không tạo ra khác biệt
gì cho bạn. Bạn hài lòng rằng cái của riêng bạn được cứu thoát.
Mức độ gắn bó giảm đi khi trường gắn bó trải rộng ra. Cái
gắn bó lớn lao nhất là cho bản thân mình, vì không cái gì dường
như là ‘của tôi’ nhiều hơn bản thân người ta. Cho nên, chẳng hạn,
dường như là con thuyền đang chìm, có một người chồng và một
người vợ đang trong nó, và tình huống là tới mức chỉ một trong
hai người có thể được cứu, thế thì cả hai đều sẽ muốn được cứu.
Nếu lửa bùng lên trong toà nhà, người chủ sẽ nhảy ra trước hết và
rồi hỏi han về các thành viên khác trong gia đình. Một người biết
tới đám cháy không sớm hơn bản thân người đó chạy ra. Cho
nên, gắn bó được tập trung phần lớn quanh cái tôi; nó là liên kết
mạnh nhất với cái tôi. Thế rồi nó giảm dần đi khi trường của cái
‘của tôi’ mở rộng ra. Nó sẽ ít hơn khi hướng tới gia đình, ít nữa
khi hướng tới thành phố, càng ít nữa khi hướng tới quốc gia, và
thậm chí còn ít hơn nữa khi hướng tới toàn thể nhân loại. Và nếu mọi người đang sống trên hành tinh khác nào đó, sẽ không có
gắn bó nào hướng tới họ.
Các nhà khoa học tuyên bố rằng có sự sống trên ít nhất năm
mươi nghìn hành tinh khác. Chúng ta không biểu lộ sự gắn bó gì
với họ cả. Ngay cả hướng tới nhân loại cũng dường như tối thiểu.
Chúng ta vẫn còn không quan tâm và không bị ảnh hưởng khi
bẩy trăm nghìn người chết ở Pakistan. Nếu một người chết trong
gia đình chúng ta, chúng ta còn bị tác động sầu não hơn là khi
biết bao nhiêu người chết ở Pakistan, và nếu một ngón tay chúng
ta bị đứt, chúng ta kinh nghiệm còn đau hơn là chúng ta cảm thấy
khi bẩy trăm nghìn người kia chết. Khi chúng ta tiến dần tới cái
‘tôi’, gắn bó trở nên tập trung hơn, và khi chúng ta đi xa khỏi cái
‘của tôi’, bóng dáng của nó trở nên mảnh mai và hiếm hơn.
Gắn bó là cái bóng của bản ngã. Gắn bó lập tức được tạo ra
bất kì chỗ nào bạn thấy ‘tôi đây’. Nhưng như tôi đã nói, gắn bó
mang tính loại trừ; để làm gắn bó thành có thể, cái gì đó hay ai đó
phải bị bỏ ra. Do đó, hiền nhân này nói, người đã thấy mọi đối
tượng hữu tình và vô tình trong bản thân mình, trở thành không
loại trừ; cảm giác trong người ấy bây giờ là, “Tất cả đều là của
ta.” Người ấy trở thành người bao hàm tất cả. Thế thì gắn bó
không xảy ra, bởi vì bây giờ không có nền tảng cho nó.
Khi tất cả đều là ‘của tôi’, không có mục đích nào trong việc
gọi bất kì ai là của tôi. Đã có một mục đích cho việc nói ‘của tôi’
chừng nào còn có một mục đích cho việc nói ‘của bạn’ - có ai đó
không phải là ‘của tôi’. Cho nên bạn tạo ra biên giới, bạn vẽ ra
đường bao để chỉ ra giới hạn của cái ‘của tôi’. Bạn tạo ra bức
tường, biên giới. Bên ngoài giới hạn này, một thế giới khác bắt
đầu mà với nó bạn không quan tâm chút nào. “Dù nó chết hay bị
tàn phá là không liên quan tới cái của tôi.” Phía bên này của biên
giới là thế giới của bạn, vì cái đó mà bạn mong muốn rằng không
có khổ, không có tai hoạ, không có đau buồn, vì bạn bị sầu não
khi nó gặp rắc rối.
Upanishad nói gắn bó của một người tan biến đi khi người
ấy thấy bản thân mình không chỉ trong mọi loài vật, không chỉ
trong mọi vật sống, mà trong mọi đối tượng hữu tình và vô tình,
thậm chí trong từng hạt cát - tức là nói trong bất kì sự tồn tại nào
trong thế giới này. Thế thì không có gắn bó nào còn lại. Gắn bó
có đó trong khi biên giới có đó. Gắn bó không thể vô giới hạn
được. Nhớ lấy, gắn bó vô giới hạn là không thể được. Nó sống
bên trong các giới hạn. Khi biên giới mở rộng dần ra, gắn bó yếu
đi; và khi các giới hạn hẹp lại, gắn bó trở nên mạnh thêm. Trong
cái vô giới hạn, gắn bó biến mất.
Và thế thì làm sao sầu não có thể có được khi gắn bó đã biến
mất? Nó không tồn tại mà không có gắn bó. Nếu không có gắn
bó, không có sầu não. Cho nên Upanishad gọi người ấy là người
trí huệ, người đứng ngoài cả gắn bó và sầu não. Và làm sao
người ấy đứng ngoài? Người ấy đứng ngoài bởi việc thấy bản
thân mình trong toàn bộ sự tồn tại, cái có đó lan toả bao quanh tất
cả chúng ta nhưng không thấy được đối với chúng ta bởi vì
chúng ta cũng có đó trong nó.
Sự kiện sau đây xảy ra trong cuộc sống của Rabindranath
Tagore. Cũng đáng để ý đến. Ông ấy đã viết lời cầu nguyện về
Thượng đế trong Gitanjali, bởi điều đó ông ấy đã nhận được giải
thưởng Nobel và trở nên nổi tiếng trên thế giới. Nhưng còn có
một cụ già sống gần nhà ông, người bắt đầu thường xuyên gây
phiền nhiễu cho ông. Bất kì khi nào cụ già gặp Rabindranath, cụ
đều giữ ông tấy lại và hỏi, “Xin nói cho tôi sự thực: ông đã biết
Thượng đế chưa?”
Cụ già thật bướng bỉnh còn Rabindranath, là một người
lương thiện, không thể nói dối được. Cụ già nhìn thẳng và sâu
vào mắt Rabindranath đến mức tay và chân ông ấy run lên. Đây là người đã được giải thưởng Nobel đấy. Bất kì khi nào ông ấy đi
ra ngoài ông ấy đều được nhiều người tôn kính. Người ta hay nói,
“Đây là tấm gương sống về một người mà Upanishad gọi là
Maharishi.” Vậy mà ông ấy ở đây, bị một cụ già hàng xóm làm
cho bối rối. Và việc gây phiền nhiễu này không chỉ có một ngày
hay một sáng hay một tối, mà liên tục mọi ngày, vì cụ già, không
có gì làm, để toàn bộ thời gian ngồi trên ghế cạnh cửa nhà ông ấy
cho nên Rabindranath thấy khó mà tránh được cụ.
Rabindranath đã viết trong nhật kí rằng ông thấy rất khó rời
khỏi nhà: ‘Trước khi đi ra ngoài, tôi sẽ hỏi liệu cụ già này có
đang ngồi đó hay không. Bằng không cụ ấy sẽ túm lấy tôi và hỏi,
“Ông đã thấy Thượng đế chưa? Ông có biết ngài không?” Tôi
thường bị run lên khi nghe những câu hỏi này bởi vì tôi không
biết gì về ngài cả. Khi nghe câu trả lời của tôi, cụ già sẽ cười to
và toàn tâm. Cái cười của cụ theo cách đó làm hỏng giấc ngủ của
tôi, nó bắt đầu ám ảnh tôi; tôi bắt đầu sợ ông cụ ấy. Một lần tôi
nghĩ, ‘Mình thực sự tạo ra rắc rối cho bản thân mình khi viết
cuốn Gitanjali này.’ Tôi nghĩ, ‘Cụ già đó phải đã có thoáng nhìn
nào đó về Thượng đế, bằng không cụ không thể ám ảnh mình đến
thế.’” Từ mắt cụ ấy dường như là cụ đã biết điều gì đó, bởi vì
Rabindranath không thể trốn tránh cái nhìn đó được khi nhìn vào
cụ và lặp lại một hay hai dòng Gitanjali để trả lời cho câu hỏi của
cụ.
Rồi nhiều năm trôi qua, và cụ già vẫn cứ tiếp tục là nỗi ám
ảnh của ông ấy. Rabindranath đã nói: “Một tải trọng lớn được
nhấc ra khỏi tâm trí tôi vào cái ngày mà tôi có thể nói cho cụ,
‘Tôi đã biết Thượng đế.’” Đó là vào đầu mùa mưa, và những cơn
mưa để bùn nhão nhoét ở mọi nơi. Vũng chứa nước và những hố
nhỏ trên đường tràn đầy nước. Ếch kêu ồm ộp. Hôm đó là buổi
sáng và Rabindranath bị lôi cuốn đi ra ngoài bởi những thay đổi
đó trong tự nhiên - tiếng ếch kêu oàm oạp, tiếng rào rào của mưa
rơi, hương mới của đất. Ông ấy thấy cụ già ấy không ngồi ở vị trí
thường lệ. Có lẽ cụ già còn chưa dậy.
Rabindranath chạy ra khỏi nhà. Mặt trời đã lên trên biển.
Ông dừng trên bãi biển. Mặt trời lung linh trên sóng. Ông nhìn
vào mặt trời và sự phản xạ của nó, và rồi bắt đầu trở về nhà. Mặt
trời được phản xạ trong từng vũng nước, trong từng ao nhỏ, trong
từng rãnh nước bẩn bên vệ đường. Nó lấp lánh khắp xung quanh
- trong những vũng nước bẩn, trên biển khơi, trên dòng suối nhỏ
sạch sẽ, trong mọi phía. Thấy tất cả điều này, một điệu nhạc nào
đó, một cái chưa biết nào đó, một âm thanh vô định bên trong bắt
đầu ngân lên trong tim Rabindranath.
Khi ông ấy quay trở về, ông ấy nhảy múa. Ông ấy nhảy múa
vì ông đã thấy rằng sự phản xạ của mặt trời không bao giờ bị mờ
xỉn . Ông ấy nhảy múa bởi vì ông ấy đã thấy rằng sự phản xạ của
mặt trời tươi tắn và sạch sẽ trong nước bùn bẩn cứ như là trong
nước sạch nhất. Sự phản xạ không bao giờ bẩn cả. Làm sao nó có
thể bẩn được? Chỉ nước có thể bùn và bẩn thôi. Nhưng mặt trời
mà nhìn trong đó, sự phản xạ của mặt trời trong đó, là không bẩn.
Nó tuyệt đối tươi tắn và sạch sẽ. Không nước nào có thể làm hư
hỏng nó được. Đây là một kinh nghiệm cách mạng, rất lớn lao
cho ông ấy. Điều đó có nghĩa là Thượng đế, người ở bên trong
ngay cả cái tồi tệ nhất của con người, không thể bị làm bẩn. Sự
phản xạ của Thượng đế trong con người tội lỗi nhất là thuần khiết
như nó có trong những người ngoan đạo nhất. Cho nên ông ấy đã
trở về trong nhảy múa. Cánh cửa đã mở ra bên trong.
Cụ già kia đã ngồi gần cánh cửa. Đây là lần đầu tiên ông ấy
không còn sợ cụ già, và lần đầu tiên cụ già nói, “Được rồi, dường
như là anh đã biết ngài.” Cụ già lại gần Rabindranath ôm choàng
lấy ông ấy và nói, “Cực lạc của anh, điệu nhảy của anh hôm nay
đã nói cho ta rằng anh đã biết ngài. Bây giờ ta có thể kính trọng
anh!” 

Thế rồi trong ba ngày Rabindranath vẫn còn trong trạng thái
cực lạc - trong trạng thái điên khùng. Mọi người trong gia đình
đều lo sợ khi thấy điều này. Chỉ cụ già ấy thường tới và bảo họ,
“Vui mừng đi! Vui vẻ đi!” và bắt đầu thông báo cho láng giềng
rằng ông ấy đã biết Thượng đế. Nhưng mọi người trong nhà đều
rất sợ vì Rabindranath hành xử một cách rất kì cục. Nếu ông ấy
thấy một cột trụ, ông sẽ ôm chầm lấy nó. Nếu một con bò đi
ngang qua trên đường ông ấy sẽ ôm lấy con bò nữa. Nếu ông ấy
thấy một cái cây ông ấy sẽ ôm chầm lấy nó. Mọi người trong nhà
nghĩ ông ấy đã mất trí: “Ông ấy đã phát điên rồi!” Nhưng cụ già
này vẫn tiếp tục nói, “Đừng lo. Ông ấy điên khùng từ trước cho
tới nay, và bây giờ ông ấy lành mạnh. Bây giờ ông ấy bắt đầu
thấy, trong tất cả sự tồn tại, cái mà không có nó bài hát ông ấy
vẫn hát mọi lần đều vô dụng. Đấy chỉ là nhịp điệu, một cái cớ
nghèo nàn cho nhà thơ. Chỉ bây giờ, âm nhạc thực sự được sinh
ra trong cuộc đời ông ấy.”
Rabindranath đã viết: “Tôi có thể, dần dần, kiểm soát bản
thân mình và đem cực lạc của mình vào sự kiểm soát, với nỗ lực
rất lớn. Bằng không tôi mong mỏi ôm choàng mọi người và mọi
thứ tôi gặp. Cho tới nay tôi đã mong mỏi và cầu nguyện, ‘Cầu
Trời, cánh cửa của ngài ở đâu?’ Bây giờ Thượng đế là cánh cửa
của tôi, và bây giờ bất kì khi nào tôi nhìn tôi đều thấy cánh cửa
của ngài. Từ trước tới nay tôi vẫn cứ tìm ngài và hỏi, ‘Ngài trốn
ở đâu vậy?’ Nhưng bây giờ tôi ngạc nhiên bởi vì ngài đã có đó
trong tôi; không cái gì khác ngoài ngài.”
Người thấy sự hiện diện của mình trong tất cả sự tồn tại hay
thấy toàn bộ sự tồn tại trong bản thân mình thực sự là người trí
huệ; và người như vậy ở ngoài gắn bó và sầu não. Nhớ lấy,
không có hạnh phúc không có bất hạnh trong cuộc đời người đó,
chỉ có cực lạc. Cái thuần khiết của sự tồn tại nhảy múa trong
cuộc đời người ấy. Người ấy là bản thân cuộc sống; nhảy múa và
ca hát ngợi ca sự tồn tại. Bản thân cuộc đời người ấy là âm nhạc;
và tất cả những cái đem đến sầu não, tất cả những cái trói buộc,
tất cả những cái trở thành gắn bó, tất cả những cái dường như là
đem lại hạnh phúc hôm nay nhưng là nguyên nhân của bất hạnh
ngày mai - tất cả những cái này không còn chỗ trong cuộc sống
người ấy. Người ấy bây giờ là tấm gương.
Khi bạn đứng trước một tấm gương bạn được phản chiếu vào
trong nó, và khi bạn đi xa khỏi nó, nó lập tức rời bỏ bạn. Nó
không nắm giữ bạn. Ngay khi bạn đi ra khỏi nó, nó trở thành
trống rỗng, không phản xạ. Tấm gương không mang gắn bó nào
với bạn. Đó là lí do tại sao, khi bạn đứng dẹp sang bên, thay vì
đứng trước nó, nó không bị tan thành từng mảnh vì buồn rầu với
bạn. Trái tim nó không tan nát. Nó không nói, “Làm sao tôi có
thể sống được mà không có bạn?” Thay vì thế nó nói, “Khi bạn
đứng trước tôi bạn rất đẹp, rất tốt, và bạn đã biểu lộ ân huệ lớn
cho tôi; và khi bạn rời bỏ tôi, tôi không cảm thấy khó chịu.”
Không cái gì thay đổi. Tấm gương vui vẻ khi nó rỗng không và
không phản xạ cũng như khi nó tràn đầy với phản xạ.
Do vậy người có học sống tựa tấm gương trong thế giới.
Người ấy hài lòng với bất kì cái gì tới trước mình. Người ấy hạnh
phúc nếu thấy hoa và trở thành phản xạ của hoa, dội sự phản xạ
của nó lại, thấy tính thượng đế trong nó. Nếu không có ai ở trước
người ấy - khi tất cả là trống rỗng - người ấy thấy tính thượng đế
trong cái trống rỗng. Chính cái trống rỗng là tính thượng đế. Thế
thì người ấy nhảy múa trong cái trống rỗng đó, và người ấy là
trong cực lạc ngay cả trong cái trống rỗng.
Đủ cho hôm nay. Bây giờ tự chúng ta thử trở thành những
tấm gương. 


Sầu não hay gắn bó nào
có thể còn có đấy cho linh hồn đã chứng ngộ -
người trí huệ -
khi mọi đối tượng hữu tình và vô tình
của thế giới
đã trở thành cái ta của người ấy,
khi người ấy thấy cái một ở mọi nơi?

Sầu não nào hay gắn bó nào có thể có đó cho người đã nhận
ra - người trí huệ - người đã biết bản thân mình trong mọi đối
tượng hữu tình và vô tình, hay đã biết mọi đối tượng hữu tình và
vô tình trong bản thân người ấy?
Có ba hay bốn điểm quan trọng cần phải hiểu trong lời kinh
này. Thứ nhất, Upanishad gọi ai là người trí huệ? Từ gốc mà từ
này được dẫn ra là ved. Từ ved nghĩa là biết. Ý nghĩa của từ
‘người trí huệ’ là người biết. Người ấy biết cái gì? Ai đó biết về
toán học, ai đó biết về hoá học, ai đó biết về vật lí. Có cả nghìn
thứ để biết. Ai đó biết kinh sách. Một số biết tất cả những vấn đề
về bí ẩn sâu sắc do các vị thánh nói lại. Nhưng Upanishad không
coi họ là trí huệ.
Đây là một điều rất kì lạ và đáng quan tâm. Tích luỹ thông
tin không phải là tri thức theo Upanishad. Họ gọi người trí huệ là
người biết chỉ một yếu tố vĩ đại - chân lí: tức là người biết bản
thân mình, vì người biết bản thân mình, biết tất cả. Khi người ấy
biết bản thân mình, người ấy trở thành tấm gương mà trong đó
hình ảnh được phản xạ của tất cả mọi thứ bắt đầu xuất hiện.
Nhưng sự kiện là người ấy biết tất cả không có nghĩa là người ấy
phải là một nhà toán học lớn hay một nhà hoá học nổi danh hay
một nhà khoa học vĩ đại. Không, đấy không phải là nghĩa. Nghĩa
duy nhất của câu này - “Bởi việc biết bản thân mình người ấy
biết tất cả” - là ở chỗ qua việc biết bản thân mình người ấy đi tới
biết rằng cái tối cao đó, cái thuần khiết nhất đó, yếu tố huyền bí
đó đang bị che giấu bên trong tất cả. Người ấy biết công thức, cái
bản chất có vai trò là tất cả điều này. Người ấy biết rằng luật tối
cao có thẩm quyền ngự trị tại mọi nơi. Người ấy biết rằng vị chúa
tể tối cao có trong mọi con người. Người ấy biết rằng ông bầu tối
cao đó giữ trong tay mình sợi dây để điểu khiển mọi con rối nhảy
múa. 

Người ấy không phải là chuyên gia - người ấy không phải là
chuyên gia chút nào. Nếu bạn hỏi người ấy về một điều đặc biệt
người ấy có thể không biết câu trả lời. Người ấy biết điều bản
chất ẩn kín trong toàn thể vũ trụ. Người ấy không biết từng cái lá,
nhưng người ấy cầm chiếc rễ trong tay. Người ấy biết sinh lực
sâu sắc và vĩ đại, bí ẩn; và ngay khi người ấy biết điều đó, người
ấy trở thành tự do khỏi sầu não và gắn bó.
Đây là đặc trưng của người trí huệ, và nó là đặc trưng kì lạ.
Nó không phải là năng lực của ông ấy để đáp lại các câu hỏi của
bạn, không phải là ông ấy sẽ có khả năng giải quyết các vấn đề
của bạn. Đấy chỉ là việc ông ấy trở nên tự do khỏi ảnh hưởng của
sầu não và gắn bó. Một nhà toán học, dù là một chuyên gia lớn
đến đâu, sẽ không thể thoát khỏi sầu não và gắn bó. Cứ cho là
ông ấy là một nhà tâm lí vĩ đại như Freud - và có rất ít nhà tâm lí
như Freud trên thế giới này - tâm trí của ông ấy vẫn sẽ là tâm trí
của người thường, ngay cả sau khi biết rất nhiều về tâm trí. Đâu
có khác biệt gì, không có một biến đổi nhỏ nhất nào trong tâm trí
ông ấy. Ông ấy vẫn trở nên lo lắng, sợ sệt, bùng lên với giận dữ
và ghen tức, và vẫn sầu não và gắn bó như bất kì người thường
nào. Và điều ngược đời là ở chỗ ông ấy có nhiều tri thức lí thuyết
về sợ hãi, về ghen tức, có lẽ là hơn bất kì người nào khác trên thế
giới. Ông ấy có đầy tri thức về dục tính, nhưng ngay cả trong tuổi
già nó vẫn khuấy động tâm trí ông ấy nhiều như nó khuấy động
tâm trí của bất kì ai khác.
Upanishad không coi người như thế là có học. Upanishad
thậm chí không coi tri thức của ông ấy là tri thức đúng. Họ gọi nó
là kho thông tin. Người như thế là chuyên gia. Bất kì điều gì
được biết về sợ đều được ông ấy biết tới. Ông ấy biết về sợ,
nhưng không phải là bản thân nỗi sợ. Nếu ông ấy đã biết thực sự
về sợ, ông ấy sẽ được tự do khỏi nó. Một chuyên gia về kinh sách
tôn giáo biết mọi điều về tôn giáo, nhưng không biết đến tôn
giáo. Ông ấy biết điều Veda nói, điều Upanishad nói, điều Gita
nói, điều Koran nói, điều Kinh thánh nói - ông ấy biết tất cả
những điều này. Ông ấy biết điều được nói, nhưng ông ấy không
biết về người nói ra điều này, cách thức nào điều này được nói ra,
với kinh nghiệm nào điều này được nói ra.
Khác biệt tựa như thế này - rằng một người biết mọi điều về
việc bơi nhưng không biết cách bơi. Không khó để biết việc bơi
về mặt lí thuyết; có thể nghiên cứu qua một cuốn sách về bơi. Tất
cả tài liệu về bơi lội đều có thể được ghi nhớ. Một người có thể là
một chuyên gia về bơi lội và có thể trả lời bất kì câu hỏi nào
được hỏi về việc bơi. Và vậy mà, đừng sai lầm đẩy người ấy
xuống sông, vì biết bơi là vấn đề hoàn toàn khác.
Không cần phải biết mọi điều về việc bơi đối với một người
biết bơi. Có thể là người ấy chỉ biết bơi nhưng dốt nát về bất kì
tri thức lí thuyết nào. Nhưng toàn bộ tri thức lí thuyết của một
người sẽ không hữu dụng gì cho người ấy nếu thuyền của người
ấy bị chìm và cuộc sống của người ấy bị lâm nguy. Vào lúc như
vậy, người không biết gì về tri thức bơi lội nhưng biết chính việc
bơi sẽ có khả năng bơi và cứu mạng mình. Đây là lí do tại sao
hiền nhân của Upanishad chỉ đúng những đặc trưng nền tảng của
người có học thực sự. Ông ấy nói họ là người có học, người trí
huệ, người thấy mọi đối tượng hữu tình và vô tình trong bản thân
họ và thấy bản thân họ trong mọi đối tượng hữu tình và vô tình.
Những người như thế trở thành tự do khỏi mọi sầu não và gắn bó.
Tại sao ông ấy đã gộp nhóm hai điều này - sầu não và gắn bó
- với nhau? Chúng được gộp nhóm với nhau bởi vì hai điều này
là một; chúng là những bộ phận cùng xảy ra, không tránh khỏi
của cùng một hoàn cảnh tâm trí. Trong hai điều này, một điều
không bao giờ đứng một mình. Cho nên hiểu chúng cho đúng.
Tâm trí bị gắn bó thì sẽ buồn rầu và sầu não nữa; và nơi không có
gắn bó sầu não không thể có đó được. Thực ra, sầu não xảy ra khi
đối tượng của gắn bó bị phá huỷ. Không có lí do nào khác cho buồn rầu. Giả sử tôi có gắn bó với ai đó: nếu người ấy chết, tôi bị
đắm chìm trong buồn rầu. Buồn rầu tựa như cái bóng đi theo gắn
bó. Nếu tôi không có gắn bó với bất kì ai, không thể buồn được,
cho dù tôi muốn thế.
Có một ngôi nhà mà tôi gắn bó. Nếu nó bị cháy tôi cảm thấy
sầu não. Có sầu não ngay khi gắn bó bị dứt đoạn và đứt gẫy - bất
kì đâu nó gặp khó khăn, bất kì đâu nó bị tan vỡ, bất kì đâu nó bị
chống đối. Và nhớ lấy, khi sầu não tới thì bạn sẽ phải tạo ra gắn
bó để cứu lấy bản thân mình khỏi sầu não. Khi sầu não tới bạn sẽ
phải tìm ra một đối tượng mới cho gắn bó của bạn, để cứu bản
thân bạn khỏi sầu não, để tránh xa nó. Nếu một người bạn yêu
chết đi, bạn không có khả năng quên được người đó chừng nào
bạn còn chưa tìm thấy cái thay thế để yêu. Khó quên gắn bó cũ
chừng nào bạn còn chưa ném nó đi và thay thế nó bởi việc bầy tỏ
tình yêu của bạn cho cái thay thế mới.
Cho nên sầu não tới khi gắn bó bị tan vỡ, và để trốn chạy
khỏi sầu não đó chúng ta phải tạo ra những đối tượng mới cho
gắn bó của mình. Vậy cái vòng luẩn quẩn này cứ tiếp diễn. Mọi
gắn bó đều đem tới sầu não và mọi sầu não bị kìm nén bởi những
đối tượng mới của gắn bó. Bệnh tật tới; thuốc phải được cho, và
nó gây ra các kiểu bệnh tật khác. Thế rồi thuốc mới được đưa ra
cho bệnh mới và những bệnh mới này làm phát sinh những bệnh
mới nữa. Vậy là cái vòng này cứ tiếp diễn. Cho nên đó là một
quyết định trí huệ gộp nhóm hai điều này với nhau.
Đây là lí do tại sao người ta nói rằng người biết trở nên tự do
khỏi sầu não và gắn bó. Làm sao những ý tưởng về của tôi và của
anh có thể tới được với người thấy bản thân mình trong mọi đối
tượng hữu tình và vô tình và thấy tất cả chúng trong bản thân
người ấy? Thế thì làm sao gắn bó được tạo ra? Nó được tạo ra chỉ
khi bạn gắn bản thân mình với ai đó, và nói, “Cái này là của tôi,
phần còn lại không phải của tôi,” hay khi bạn nói, “Toà nhà này
là của tôi, phần còn lại không phải là của tôi.”
Khi tôi tới đây, một bà nào đó tới gặp tôi. Bà ấy nói, “Do ân
huệ lớn của thầy cửa hàng của con trai tôi được cứu khỏi bị bắt
cháy. Toà nhà kế bên bị bắt cháy, và lửa sắp lan sang cửa hàng
chúng tôi. Nhưng cửa hàng của chúng tôi đã được cứu.” Bà ấy
mang đồ ngọt tới biếu tôi. Bà ấy vui mừng rằng cửa hàng của con
bà ấy đã được cứu. Không, bà ấy không tiếc gì cho toà nhà đã bị
lửa tàn phá cả, vì bà ấy không có gắn bó với chúng. Ngược lại, bà
ấy hài lòng vì toà nhà mà bà ấy gắn bó đã được cứu thoát.
Gắn bó bao giờ cũng mang tính loại trừ; nó bám vào cái này
và bỏ ra phần còn lại. Nó nói, “Đây là vợ tôi, đây là chồng tôi,
đây là con tôi, đây là nhà tôi, đây là cửa hàng của tôi” - có cái tôi
trong tất cả những thứ này - “và tôi không quan tâm tới những cái
còn lại!” Nếu bất kì điều gì xảy ra cho phần còn lại, nó không
ảnh hưởng tới bạn theo bất kì cách nào, nó không tạo ra khác biệt
gì cho bạn. Bạn hài lòng rằng cái của riêng bạn được cứu thoát.
Mức độ gắn bó giảm đi khi trường gắn bó trải rộng ra. Cái
gắn bó lớn lao nhất là cho bản thân mình, vì không cái gì dường
như là ‘của tôi’ nhiều hơn bản thân người ta. Cho nên, chẳng hạn,
dường như là con thuyền đang chìm, có một người chồng và một
người vợ đang trong nó, và tình huống là tới mức chỉ một trong
hai người có thể được cứu, thế thì cả hai đều sẽ muốn được cứu.
Nếu lửa bùng lên trong toà nhà, người chủ sẽ nhảy ra trước hết và
rồi hỏi han về các thành viên khác trong gia đình. Một người biết
tới đám cháy không sớm hơn bản thân người đó chạy ra. Cho
nên, gắn bó được tập trung phần lớn quanh cái tôi; nó là liên kết
mạnh nhất với cái tôi. Thế rồi nó giảm dần đi khi trường của cái
‘của tôi’ mở rộng ra. Nó sẽ ít hơn khi hướng tới gia đình, ít nữa
khi hướng tới thành phố, càng ít nữa khi hướng tới quốc gia, và
thậm chí còn ít hơn nữa khi hướng tới toàn thể nhân loại. Và nếu mọi người đang sống trên hành tinh khác nào đó, sẽ không có
gắn bó nào hướng tới họ.
Các nhà khoa học tuyên bố rằng có sự sống trên ít nhất năm
mươi nghìn hành tinh khác. Chúng ta không biểu lộ sự gắn bó gì
với họ cả. Ngay cả hướng tới nhân loại cũng dường như tối thiểu.
Chúng ta vẫn còn không quan tâm và không bị ảnh hưởng khi
bẩy trăm nghìn người chết ở Pakistan. Nếu một người chết trong
gia đình chúng ta, chúng ta còn bị tác động sầu não hơn là khi
biết bao nhiêu người chết ở Pakistan, và nếu một ngón tay chúng
ta bị đứt, chúng ta kinh nghiệm còn đau hơn là chúng ta cảm thấy
khi bẩy trăm nghìn người kia chết. Khi chúng ta tiến dần tới cái
‘tôi’, gắn bó trở nên tập trung hơn, và khi chúng ta đi xa khỏi cái
‘của tôi’, bóng dáng của nó trở nên mảnh mai và hiếm hơn.
Gắn bó là cái bóng của bản ngã. Gắn bó lập tức được tạo ra
bất kì chỗ nào bạn thấy ‘tôi đây’. Nhưng như tôi đã nói, gắn bó
mang tính loại trừ; để làm gắn bó thành có thể, cái gì đó hay ai đó
phải bị bỏ ra. Do đó, hiền nhân này nói, người đã thấy mọi đối
tượng hữu tình và vô tình trong bản thân mình, trở thành không
loại trừ; cảm giác trong người ấy bây giờ là, “Tất cả đều là của
ta.” Người ấy trở thành người bao hàm tất cả. Thế thì gắn bó
không xảy ra, bởi vì bây giờ không có nền tảng cho nó.
Khi tất cả đều là ‘của tôi’, không có mục đích nào trong việc
gọi bất kì ai là của tôi. Đã có một mục đích cho việc nói ‘của tôi’
chừng nào còn có một mục đích cho việc nói ‘của bạn’ - có ai đó
không phải là ‘của tôi’. Cho nên bạn tạo ra biên giới, bạn vẽ ra
đường bao để chỉ ra giới hạn của cái ‘của tôi’. Bạn tạo ra bức
tường, biên giới. Bên ngoài giới hạn này, một thế giới khác bắt
đầu mà với nó bạn không quan tâm chút nào. “Dù nó chết hay bị
tàn phá là không liên quan tới cái của tôi.” Phía bên này của biên
giới là thế giới của bạn, vì cái đó mà bạn mong muốn rằng không
có khổ, không có tai hoạ, không có đau buồn, vì bạn bị sầu não
khi nó gặp rắc rối.
Upanishad nói gắn bó của một người tan biến đi khi người
ấy thấy bản thân mình không chỉ trong mọi loài vật, không chỉ
trong mọi vật sống, mà trong mọi đối tượng hữu tình và vô tình,
thậm chí trong từng hạt cát - tức là nói trong bất kì sự tồn tại nào
trong thế giới này. Thế thì không có gắn bó nào còn lại. Gắn bó
có đó trong khi biên giới có đó. Gắn bó không thể vô giới hạn
được. Nhớ lấy, gắn bó vô giới hạn là không thể được. Nó sống
bên trong các giới hạn. Khi biên giới mở rộng dần ra, gắn bó yếu
đi; và khi các giới hạn hẹp lại, gắn bó trở nên mạnh thêm. Trong
cái vô giới hạn, gắn bó biến mất.
Và thế thì làm sao sầu não có thể có được khi gắn bó đã biến
mất? Nó không tồn tại mà không có gắn bó. Nếu không có gắn
bó, không có sầu não. Cho nên Upanishad gọi người ấy là người
trí huệ, người đứng ngoài cả gắn bó và sầu não. Và làm sao
người ấy đứng ngoài? Người ấy đứng ngoài bởi việc thấy bản
thân mình trong toàn bộ sự tồn tại, cái có đó lan toả bao quanh tất
cả chúng ta nhưng không thấy được đối với chúng ta bởi vì
chúng ta cũng có đó trong nó.
Sự kiện sau đây xảy ra trong cuộc sống của Rabindranath
Tagore. Cũng đáng để ý đến. Ông ấy đã viết lời cầu nguyện về
Thượng đế trong Gitanjali, bởi điều đó ông ấy đã nhận được giải
thưởng Nobel và trở nên nổi tiếng trên thế giới. Nhưng còn có
một cụ già sống gần nhà ông, người bắt đầu thường xuyên gây
phiền nhiễu cho ông. Bất kì khi nào cụ già gặp Rabindranath, cụ
đều giữ ông tấy lại và hỏi, “Xin nói cho tôi sự thực: ông đã biết
Thượng đế chưa?”
Cụ già thật bướng bỉnh còn Rabindranath, là một người
lương thiện, không thể nói dối được. Cụ già nhìn thẳng và sâu
vào mắt Rabindranath đến mức tay và chân ông ấy run lên. Đây là người đã được giải thưởng Nobel đấy. Bất kì khi nào ông ấy đi
ra ngoài ông ấy đều được nhiều người tôn kính. Người ta hay nói,
“Đây là tấm gương sống về một người mà Upanishad gọi là
Maharishi.” Vậy mà ông ấy ở đây, bị một cụ già hàng xóm làm
cho bối rối. Và việc gây phiền nhiễu này không chỉ có một ngày
hay một sáng hay một tối, mà liên tục mọi ngày, vì cụ già, không
có gì làm, để toàn bộ thời gian ngồi trên ghế cạnh cửa nhà ông ấy
cho nên Rabindranath thấy khó mà tránh được cụ.
Rabindranath đã viết trong nhật kí rằng ông thấy rất khó rời
khỏi nhà: ‘Trước khi đi ra ngoài, tôi sẽ hỏi liệu cụ già này có
đang ngồi đó hay không. Bằng không cụ ấy sẽ túm lấy tôi và hỏi,
“Ông đã thấy Thượng đế chưa? Ông có biết ngài không?” Tôi
thường bị run lên khi nghe những câu hỏi này bởi vì tôi không
biết gì về ngài cả. Khi nghe câu trả lời của tôi, cụ già sẽ cười to
và toàn tâm. Cái cười của cụ theo cách đó làm hỏng giấc ngủ của
tôi, nó bắt đầu ám ảnh tôi; tôi bắt đầu sợ ông cụ ấy. Một lần tôi
nghĩ, ‘Mình thực sự tạo ra rắc rối cho bản thân mình khi viết
cuốn Gitanjali này.’ Tôi nghĩ, ‘Cụ già đó phải đã có thoáng nhìn
nào đó về Thượng đế, bằng không cụ không thể ám ảnh mình đến
thế.’” Từ mắt cụ ấy dường như là cụ đã biết điều gì đó, bởi vì
Rabindranath không thể trốn tránh cái nhìn đó được khi nhìn vào
cụ và lặp lại một hay hai dòng Gitanjali để trả lời cho câu hỏi của
cụ.
Rồi nhiều năm trôi qua, và cụ già vẫn cứ tiếp tục là nỗi ám
ảnh của ông ấy. Rabindranath đã nói: “Một tải trọng lớn được
nhấc ra khỏi tâm trí tôi vào cái ngày mà tôi có thể nói cho cụ,
‘Tôi đã biết Thượng đế.’” Đó là vào đầu mùa mưa, và những cơn
mưa để bùn nhão nhoét ở mọi nơi. Vũng chứa nước và những hố
nhỏ trên đường tràn đầy nước. Ếch kêu ồm ộp. Hôm đó là buổi
sáng và Rabindranath bị lôi cuốn đi ra ngoài bởi những thay đổi
đó trong tự nhiên - tiếng ếch kêu oàm oạp, tiếng rào rào của mưa
rơi, hương mới của đất. Ông ấy thấy cụ già ấy không ngồi ở vị trí
thường lệ. Có lẽ cụ già còn chưa dậy.
Rabindranath chạy ra khỏi nhà. Mặt trời đã lên trên biển.
Ông dừng trên bãi biển. Mặt trời lung linh trên sóng. Ông nhìn
vào mặt trời và sự phản xạ của nó, và rồi bắt đầu trở về nhà. Mặt
trời được phản xạ trong từng vũng nước, trong từng ao nhỏ, trong
từng rãnh nước bẩn bên vệ đường. Nó lấp lánh khắp xung quanh
- trong những vũng nước bẩn, trên biển khơi, trên dòng suối nhỏ
sạch sẽ, trong mọi phía. Thấy tất cả điều này, một điệu nhạc nào
đó, một cái chưa biết nào đó, một âm thanh vô định bên trong bắt
đầu ngân lên trong tim Rabindranath.
Khi ông ấy quay trở về, ông ấy nhảy múa. Ông ấy nhảy múa
vì ông đã thấy rằng sự phản xạ của mặt trời không bao giờ bị mờ
xỉn . Ông ấy nhảy múa bởi vì ông ấy đã thấy rằng sự phản xạ của
mặt trời tươi tắn và sạch sẽ trong nước bùn bẩn cứ như là trong
nước sạch nhất. Sự phản xạ không bao giờ bẩn cả. Làm sao nó có
thể bẩn được? Chỉ nước có thể bùn và bẩn thôi. Nhưng mặt trời
mà nhìn trong đó, sự phản xạ của mặt trời trong đó, là không bẩn.
Nó tuyệt đối tươi tắn và sạch sẽ. Không nước nào có thể làm hư
hỏng nó được. Đây là một kinh nghiệm cách mạng, rất lớn lao
cho ông ấy. Điều đó có nghĩa là Thượng đế, người ở bên trong
ngay cả cái tồi tệ nhất của con người, không thể bị làm bẩn. Sự
phản xạ của Thượng đế trong con người tội lỗi nhất là thuần khiết
như nó có trong những người ngoan đạo nhất. Cho nên ông ấy đã
trở về trong nhảy múa. Cánh cửa đã mở ra bên trong.
Cụ già kia đã ngồi gần cánh cửa. Đây là lần đầu tiên ông ấy
không còn sợ cụ già, và lần đầu tiên cụ già nói, “Được rồi, dường
như là anh đã biết ngài.” Cụ già lại gần Rabindranath ôm choàng
lấy ông ấy và nói, “Cực lạc của anh, điệu nhảy của anh hôm nay
đã nói cho ta rằng anh đã biết ngài. Bây giờ ta có thể kính trọng
anh!” 

Thế rồi trong ba ngày Rabindranath vẫn còn trong trạng thái
cực lạc - trong trạng thái điên khùng. Mọi người trong gia đình
đều lo sợ khi thấy điều này. Chỉ cụ già ấy thường tới và bảo họ,
“Vui mừng đi! Vui vẻ đi!” và bắt đầu thông báo cho láng giềng
rằng ông ấy đã biết Thượng đế. Nhưng mọi người trong nhà đều
rất sợ vì Rabindranath hành xử một cách rất kì cục. Nếu ông ấy
thấy một cột trụ, ông sẽ ôm chầm lấy nó. Nếu một con bò đi
ngang qua trên đường ông ấy sẽ ôm lấy con bò nữa. Nếu ông ấy
thấy một cái cây ông ấy sẽ ôm chầm lấy nó. Mọi người trong nhà
nghĩ ông ấy đã mất trí: “Ông ấy đã phát điên rồi!” Nhưng cụ già
này vẫn tiếp tục nói, “Đừng lo. Ông ấy điên khùng từ trước cho
tới nay, và bây giờ ông ấy lành mạnh. Bây giờ ông ấy bắt đầu
thấy, trong tất cả sự tồn tại, cái mà không có nó bài hát ông ấy
vẫn hát mọi lần đều vô dụng. Đấy chỉ là nhịp điệu, một cái cớ
nghèo nàn cho nhà thơ. Chỉ bây giờ, âm nhạc thực sự được sinh
ra trong cuộc đời ông ấy.”
Rabindranath đã viết: “Tôi có thể, dần dần, kiểm soát bản
thân mình và đem cực lạc của mình vào sự kiểm soát, với nỗ lực
rất lớn. Bằng không tôi mong mỏi ôm choàng mọi người và mọi
thứ tôi gặp. Cho tới nay tôi đã mong mỏi và cầu nguyện, ‘Cầu
Trời, cánh cửa của ngài ở đâu?’ Bây giờ Thượng đế là cánh cửa
của tôi, và bây giờ bất kì khi nào tôi nhìn tôi đều thấy cánh cửa
của ngài. Từ trước tới nay tôi vẫn cứ tìm ngài và hỏi, ‘Ngài trốn
ở đâu vậy?’ Nhưng bây giờ tôi ngạc nhiên bởi vì ngài đã có đó
trong tôi; không cái gì khác ngoài ngài.”
Người thấy sự hiện diện của mình trong tất cả sự tồn tại hay
thấy toàn bộ sự tồn tại trong bản thân mình thực sự là người trí
huệ; và người như vậy ở ngoài gắn bó và sầu não. Nhớ lấy,
không có hạnh phúc không có bất hạnh trong cuộc đời người đó,
chỉ có cực lạc. Cái thuần khiết của sự tồn tại nhảy múa trong
cuộc đời người ấy. Người ấy là bản thân cuộc sống; nhảy múa và
ca hát ngợi ca sự tồn tại. Bản thân cuộc đời người ấy là âm nhạc;
và tất cả những cái đem đến sầu não, tất cả những cái trói buộc,
tất cả những cái trở thành gắn bó, tất cả những cái dường như là
đem lại hạnh phúc hôm nay nhưng là nguyên nhân của bất hạnh
ngày mai - tất cả những cái này không còn chỗ trong cuộc sống
người ấy. Người ấy bây giờ là tấm gương.
Khi bạn đứng trước một tấm gương bạn được phản chiếu vào
trong nó, và khi bạn đi xa khỏi nó, nó lập tức rời bỏ bạn. Nó
không nắm giữ bạn. Ngay khi bạn đi ra khỏi nó, nó trở thành
trống rỗng, không phản xạ. Tấm gương không mang gắn bó nào
với bạn. Đó là lí do tại sao, khi bạn đứng dẹp sang bên, thay vì
đứng trước nó, nó không bị tan thành từng mảnh vì buồn rầu với
bạn. Trái tim nó không tan nát. Nó không nói, “Làm sao tôi có
thể sống được mà không có bạn?” Thay vì thế nó nói, “Khi bạn
đứng trước tôi bạn rất đẹp, rất tốt, và bạn đã biểu lộ ân huệ lớn
cho tôi; và khi bạn rời bỏ tôi, tôi không cảm thấy khó chịu.”
Không cái gì thay đổi. Tấm gương vui vẻ khi nó rỗng không và
không phản xạ cũng như khi nó tràn đầy với phản xạ.
Do vậy người có học sống tựa tấm gương trong thế giới.
Người ấy hài lòng với bất kì cái gì tới trước mình. Người ấy hạnh
phúc nếu thấy hoa và trở thành phản xạ của hoa, dội sự phản xạ
của nó lại, thấy tính thượng đế trong nó. Nếu không có ai ở trước
người ấy - khi tất cả là trống rỗng - người ấy thấy tính thượng đế
trong cái trống rỗng. Chính cái trống rỗng là tính thượng đế. Thế
thì người ấy nhảy múa trong cái trống rỗng đó, và người ấy là
trong cực lạc ngay cả trong cái trống rỗng.
Đủ cho hôm nay. Bây giờ tự chúng ta thử trở thành những
tấm gương. 


Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét

HÃY TÌM LẠI CHÍNH MÌNH BẰNG SỰ THỨC TÌNH MỤC ĐÍCH SỐNG

Nhân loại đã thực sự sẵn sàng cho một quá trình chuyển biến nhận thức , một quá trình nở hoa sâu sắc và triệt để của tâm thức đến độ , so với quá trình này thì việc cây cỏ nở hoa 114 triệu năm trước đây , dù cho đẹp đến mấy thì đấy cũng chỉ là sự phản ánh nhạt nhòa ? Liệu con người có thể từ bỏ tầng tầng lớp lớp những cách nghĩ bị bó buộc cũ và trở nên giống như những tinh thể pha lê trong suốt để ánh sang nhận thức xuyên qua dễ dàng ?

Liệu con người có thể thoát ra khỏi trường hấp dẫn của chủ nghĩa vật chất , thoát ra khỏi tình trạng tự đồng nhất mình với hình tướng ?

Khả năng chuyển hóa này cũng là thông điệp chính của những giáo lý sâu sắc để khai thị cho con người .Những người phát đi thông điệp này – như Đức Phật , chúa Jesus và nhiều người khác – là những bông hoa đầu tiên của nhân loại . Họ là những vị Thầy tiên phong , rất hiếm hoi và quý giá vô cùng . Tuy vậy , một sự chuyển hóa rộng khắp chưa thể xảy ra vào thời điểm đó được , nên thông điệp của họ bị bóp méo đi rất nhiều . Ngoại trừ ở một số ít người , tâm thức của con người thời ấy nói chung chưa được chuyển hóa nhiều

Bây giờ thì nhân loại đã sẵn sàng để chuyển hóa chưa ? tại sao lúc này mới thật là thời cơ ? Ban có thể làm gì để thúc đẩy quá trình chuyển hóa nội tại này ? Đặc điểm của nhận thức cũ đầy tính bản ngã là gì và đâu là dấu hiệu của một tâm thức mới đang trổi dậy ?

Những câu hỏi này và một số câu hỏi khác sẽ được đề cập trong cuốn sách này . Quan trọng hơn , quyển sách cũng chính là một công cụ có tính chuyển hóa , xuất phát từ một nhận thức mới đầy tính nổi dậy . Những ý tưởng và khái niệm ở đây tuy quan trọng , nhưng đó cũng là thứ yếu . Chính những tấm bảng chỉ đường giúp bảng chỉ đường giúp bạn đi đến trạng thái thức tỉnh . Trong lúc đọc quyển sách này , một sự chuyển hóa sẽ xảy ra trong bạn

Mục đích chính của quyển sách không phải là để cung cấp thêm thông tin hay những niềm tin mù quáng cho trí năng của bạn , hay cố thuyết phục bạn về một điều gì đó , mà nó mang đến cho bạn một sự chuyển hóa trong nhận thức , tức là thức tỉnh bạn ra khỏi những dòng suy nghĩ miên man ở trong đầu

Nếu được như vậy thì bạn sẽ không chỉ thấy cuốn sách này là “thú vị” . Vì “thú vị” có nghĩa là bạn còn đứng ở bên ngoài , tìm vui với những ý nghĩ , và khái niệm ở trong đầu bạn để tu duy rằng mình đồng ý hay không đồng ý với cuốn sách .

Vì cuốn sách này được viết cho bạn , do đó cuốn sách hoặc rất vô nghĩa đối với bạn , hoặc nó làm cho nhận thức của bạn có sự thay đổi lớn . Tuy nhiên cuốn sách này chỉ có thể thức tỉnh những người đã sẵn sang để tỉnh thức

Tuy nhiên khi có một người vừa tỉnh thức thì biến cố này sẽ tạo nên một quán tính trong tâm thức của tập thể , giúp cho sự tỉnh thức xảy ra dễ dàng hơn ở những người khác . Nếu trong lúc này bạn chưa rõ tỉnh thức nghĩa là gì , thì bạn cũng không cần bận tâm nhiều vể nghĩa của từ ấy , hãy cứ tiếp tục đọc và trong bạn có sự tỉnh thức , thì bạn sẽ hiểu “ tỉnh thức “ có nghĩa là gì

Quá trình tỉnh thức một khi đã bắt đầu ở trong bạn rồi thì không thể đảo ngược lại ; và để cho quá trình này được bắt đầu ,bạn chỉ cần trải qua trạng thái thức tỉnh – dù chỉ tong môt thoáng chốc

Đối với một số người thì một thoáng chốc của trạng thái thức tỉnh đó sẽ xảy đến khi họ đọc cuốn sách này . Còn đối với những người khác thì cuốn sách sẽ giúp họ nhận ra rằng quá trình tỉnh thức đã xảy ra ở trong họ rồi , nhưng bây giờ họ mới nhận ra .

Ở một số người thì quá trình tỉnh thức chỉ xảy ra khi họ gặp phải những mất mát hay khổ đau lớn

Trong khi ở những người khác , là khi họ tiếp xúc với những bậc Thầy hay những giáo lý về tâm linh , hay do đọc cuốn “ Sức mạnh của Hiện tại “ hay những cuốn sách có giá trị tâm linh sống động khác . Hoặc có thể là sự tổng hợp của tất cả những điều ấy . Tuy nhiên , một khi sự thức tỉnh đã bắt đầu ở trong bạn thì cuốn sách này sẽ giúp cho bạn đẩy nhanh và gia tăng cường độ tỉnh thức

Điều căn bản nhất của quá trình thức tỉnh là :

Nhận ra sự mê mờ đang tồn tại trong bạn

Nhận diện bản ngã của bạn khi nó đang nói , đang nghĩ , đang làm một việc nào đó

Nhận ra thói quen suy nghĩ đầy tính băng hoại trong tâm thức của tập thể đang thẩm thấu vào mọi khía cạnh của đời sống , kéo dài thêm tình trạng chưa thức tỉnh

Đó là lý do tôi viết quyển sách này : để nêu lên những khía cạnh chính của bản ngã và cách bản ngã hoạt động trong bạn cũng như trong tâm thức tập thể . Điều này có ý nghĩa quan trọng , vì hai lý do chính .

Trước hết , nếu bạn không nhận ra được những cơ cấu hoạt động của bản ngã , bạn sẽ không nhận diện được nó , và sẽ nhầm lẫn mà liên tục tự đồng hóa mình với bản ngã , tức là vô tình bạn để cho bản ngã chứ ngự lấy bạn , mạo danh là bạn

Thứ hai , tự than việc nhận diện bản ngã ở trong bạn chính là một trong những phương cách giúp cho sự tỉnh thức ở trong bạn được diễn ra . Khi bạn nhận ra sự mê lầm của mình , thì cái làm cho sự nhận biết ấy có thể diễn ra chính là thứ nhận thức mới đang trỗi dậy , đó cũng chính là tỉnh thức .

như ta không thể đấu tranh lại bong tối , hay chống đối lại sự mê mờ . Điều mà ta cần làm là mang ánh sáng của nhận thức vào những nơi tối tăm này

Và bạn chính là Ánh sang đó

Bài đăng phổ biến