Thông điệp yêu thương từ MẶT TRỜI TÂM THỨC

CÁC BẬC THẦY CHỨNG NGỘ CỦA THẾ KỶ 20 -21

XỨ SỞ GIÂY PHÚT HIỆN TẠI

XỨ SỞ GIÂY PHÚT HIỆN TẠI

Quảng cáo online

Chữ chạy

Chào mừng bạn đến với blog MẶT TRỜI TÂM THỨC Email : mattroitamthuc@yahoo.com - Phone 0903070348

Quảng cáo thay đổi

Truyện cười

CHÀO MỪNG CÁC BẠN ĐANG ĐẾN VỚI PHÚT GIÂY HIỆN TẠI

Giây phút hiện tại

Sống trong giây phút hiện tại là một phép lạ. Phép lạ không phải là để đi trên mặt nước.
Phép lạ là đi trên trên hành tinh xanh xinh đẹp này trong trong giây phút hiện tại, biết trân quý sự bình an và vẻ đẹp có sẵn ngay bây giờ.

Thứ Năm, 27 tháng 10, 2011

KHỦNG HOẢNG TRONG THẾ GIỚI CON NGƯỜI VÀ CÔNG NGHỆ

KHỦNG HOẢNG TRONG THẾ GIỚI CON NGƯỜI VÀ CÔNG NGHỆ

Nói chuyện tại Benares Hindu University năm 1969

Vì vậy điều gì cần thiết là, một thay đổi tổng thể, một thay đổi hoàn toàn, của toàn cấu trúc và bản chất của bộ não và cũng của cái trí, bởi vì sự khủng hoảng quá rộng lớn, quá phức tạp . . .có lẽ, sau khi tôi nói chuyện một chút xíu, bạn sẽ có đủ chú ý để đặt ra những câu hỏi,
và vẫn vậy chúng ta sẽ có thể chuyển tải lẫn nhau một cách tự do hơn.


Tôi nghĩ hầu hết mọi người phải rất rõ ràng rằng bạo lực đang lan tràn khắp thế giới, mọi hình thức của bạo lực: nổi loạn, những chiến tranh, sự căm thù của một nhóm người đối với một nhóm người khác. Ở Mỹ bạn thấy những bạo loạn chủng tộc và những phản đối của sinh viên; ở Châu âu nó mang một hình thức khác. Và ở Ấn độ, bạn có lẽ biết điều gì đang xảy ra rõ ràng hơn tôi. Vì vậy một trong những câu hỏi quan trọng là tại sao con người sống trong bạo lực. Tại sao anh ấy cứ tiếp tục bạo lực? Những người trí thức đã đưa ra nhiều giải thích: dư thừa dân số, cuộc sống xã hội hiện đại, con người bị nhốt trong những thành phố nơi họ không có không gian, sự phát triển thuộc công nghệ mà nuôi dưỡng chỉ một phần nhân loại, và vân vân. Họ đã thí nghiệm khi nuôi những con chuột trong một không gian rất chật chội và phát hiện rằng những con chuột bị mất phương hướng và hủy diệt lẫn nhau bởi vì chúng không có không gian để sống. Cũng đã có những giải thích khác: rằng xã hội đang trải qua một thay đổi quan trọng bởi vì những tôn giáo, giáo dục, khoa học đã hoàn toàn thất bại, và chúng đã không tạo ra hòa bình giữa con người và con người. Trái lại, xã hội đang trở nên mỗi lúc một phức tạp hơn; càng nhiều đạo luật đã và đang được thông qua, và vì vậy có những người yêu cầu phải có sự lãnh đạo độc tài hơn, rộng rãi hơn, cao quí hơn, to lớn hơn. Có thế giới cộng sản cùng uy quyền của nó, cùng sự độc tài của nó, và điều đó cũng không giải quyết được vấn đề. Nếu có bất kỳ loại bày tỏ tự do nào, người ta bị đưa vào một nhà thương điên hoặc quyền công dân của họ hay bất kỳ cái gì, bị tước đoạt; và những người viết văn, những người họa sĩ, những người suy nghĩ không còn là con người gì cả. Vì vậy đó là điều gì đang xảy ra trong thế giới.


Làm thế nào bạo lực này sẽ được chấm dứt? Quốc gia này trong nhiều năm đã giảng thuyết về không-bạo lực như một lý tưởng, nhưng tôi nghĩ rằng lý tưởng không có giá trị gì cả bởi vì những con người vẫn bạo lực không suy giảm ở bất kỳ nơi đâu, như đã được thể hiện trong sự nổi loạn của sinh viên trong trường đại học này; trong những thành phố khác cũng có những bạo loạn. Dường như điều này là sự diễn tả thịnh hành nhất của sự liên hệ con người: nếu không vận hành tốt, chúng ta hãy thiêu rụi một con người khác hay hủy diệt anh ấy qua chiến tranh, mà bị gây ra bởi những phân chia như chủng tộc, quốc tịch, và vân vân.


Vậy là, một cách khách quan, khi thấy tất cả điều này, không phải như một người triết lý hay một người trí thức, không phải như một người Ấn giáo hay một người Hồi giáo hay một người Phật giáo hay thậm chí như một người khoa học, khi thấy tất cả những hỗn loạn và đau khổ này đang xảy ra trong thế giới, người ta hỏi rằng liệu dòng chảy của bạo lực này có thể được chặn đứng. Liệu một triết thuyết mới, một người lãnh đạo mới, một tôn giáo mới, một đảng phái chính trị mới sẽ kết thúc được sự liên hệ hủy hoại, thoái hóa này giữa con người và con người?


Không triết thuyết, không tôn giáo có tổ chức, không người lãnh đạo nào có thể thay đổi được cái trí con người – và chúng ta quan tâm đến cái trí con người, cái trí mà đã bị quy định, định hình, uốn khuôn trong nhiều triệu năm để bạo lực, để tạo ra thù địch, để sống trong căm hận, để xung đột, và để chiến tranh. Tôi nghĩ đây là một sự thật mà hầu hết con người đều chấp nhận. Vậy thì, vì thấy được hiện tượng lạ lùng này, khủng hoảng này,
một con người phải làm gì? Đó là bạn và tôi – chúng ta sẽ phải làm gì?

 Không phải về một hình thức đặc biệt của bạo lực hoặc trong quốc gia này hay ở Châu âu, trong nước Mỹ hay nước Nga, nhưng bạo lực như một tổng thể. Vì vậy hình thức đặc biệt của bạo lực phải được hiểu rõ trong ngữ cảnh của tổng thể bạo lực. Đó là, không tốt lành gì khi xử lý một hình thức của bạo lực: sự phản đối của sinh viên hay chiến tranh hay những khác biệt về giai cấp, hay những bạo loạn, người da trắng chống lại người da đen, hay
một hệ thống đặc biệt của những lý tưởng, hay như người cộng sản chống đối lại chủ nghĩa xã hội và tư bản. Tôi nghĩ hiện tượng của bạo lực này phải được tiếp cận từ quan điểm của sự bạo lực tổng thể của con người. Tại sao anh ấy bạo lực, bạo lực trong tất cả liên hệ của anh ấy, bạo lực tình dục?

Tại sao có bạo lực này mà chối bỏ sự an toàn tổng thể của nhân loại?

Liệu anh ấy có thể sống hoà bình cùng người hàng xóm của anh ấy không ở trong tầm tay của con người hay sao? Tôi không hiểu có khi nào bạn đã đặt ra cho chính mình câu hỏi rằng liệu người ta có thể sống trong thế giới này – không phải như một ý tưởng nhưng thực sự, không phải thuộc lý thuyết nhưng thực tế – mà không rút lui vào một tu viện hay khoác vào chiếc áo khất sĩ, liệu người ta có thể sống mà không có xung đột?
Nếu bạn đặt ra câu hỏi này một cách nghiêm túc, cùng sự chú ý và ân cần, đáp án của bạn sẽ là gì? Tại sao trong con người có sự bạo lực thuộc tâm lý, phía bên trong, mà tự-diễn tả chính nó ra phía bên ngoài – xã hội, kinh tế, chủng tộc? Tôi nghĩ đây thực sự là một câu hỏi rất quan trọng. Tại sao con người đã sống hàng triệu năm và đã thừa hưởng sự
bạo lực này từ động vật, lại không tìm được một phương cách sống – một sống của tồn tại hàng ngày – trong đó không còn xung đột gì cả?
Xung đột là sự mâu thuẫn bên trong chính người ta: sự phân chia toàn cấu trúc của thân tâm chúng ta, của cái trí và quả tim chúng ta, bị vỡ vụn, bị phân chia. Và nơi nào có sự phân chia trong bất kỳ hình thức nào, phải có bạo lực. Nếu một con người trong chính anh ấy, giam giữ sự sống trong những cái ngăn – cuộc sống kinh doanh, cuộc sống tôn
giáo, cuộc sống xã hội, cuộc sống gia đình, cuộc sống quốc gia, và vân vân – nơi nào có một phân chia như thế, mà là một phân chia trong chính anh ấy, phải có không những bạo lực nhưng còn cả sự tồn tại phân hai này. Và từ việc này nảy sinh sự quan trọng kỳ lạ mà anh ấy đã đòi hỏi cho tình dục, mà lúc này cũng đã trở thành một hình thức khác của bạo lực.


Nó cũng là bạo lực khi chúng ta tự-hành hạ mình để phù hợp vào một khuôn mẫu được thiết lập bởi xã hội, bởi tôn giáo, khi chúng ta tự-kiểm điểm chính chúng ta, hay tự-kỷ luật chính chúng ta để tuân phục vào một khuôn mẫu. Từ ngữ ‘discipline’ có nghĩa học hành, không phải để tuân phục, không phải để vâng lời, không phải để bắt chước, nhưng học hành, và một cái trí đang học hành và một quả tim đang nhìn ngắm, đang quan sát,
không ở trong xung đột. Xung đột nảy sinh chỉ khi nào có sự tích lũy hiểu biết như sự đối nghịch với học hành – hiểu biết như người Ấn giáo hay người Hồi giáo, người có giáo dục hay không có giáo dục. Chắc chắn, sự phân chia này phải nuôi dưỡng xung đột. Vì vậy tại sao trong xã hội, mà là trong sự liên hệ giữa con người và con người, thuộc tình dục và thuộc tôn giáo, tại sao chúng ta đã đến một thời kỳ, đến một khủng hoảng, khi
phản ứng đến sự thách thức lại luôn luôn phải dựa vào bạo lực? Tôi hy vọng, trong chừng mực nào đó, tôi đã nêu rõ. Có một thách thức khác thường trong thế giới ngày nay, một thách thức mới mẻ, một khủng hoảng to tát, và đáp lại của chúng ta đến khủng hoảng này
lại là sự bạo lực và trao sự quan trọng lạ thường vào vui thú trong mọi hình thức. Phản ứng của chúng ta đến thách thức lại phụ thuộc tình trạng bị quy định của chúng ta, và tình trạng bị quy định của chúng ta được đặt nền tảng cốt yếu vào bạo lực, phân chia, và vui thú. Tôi nghĩ điều này khá rõ ràng. Truyền thống trong quốc gia này đảm đương một vai trò phá hoại lạ thường, và chúng ta đáp trả đến sự thách thức như một người Ấn giáo hay
một người Phật giáo hay một người Hồi giáo, như một sinh viên hay người này hay người kia. Và vì vậy khi chúng ta đáp trả đến thách thức này không-trọn vẹn – đó là, khi chúng ta đáp trả một cách truyền thống hay bằng cách tìm kiếm sự vui thú – chính không-trọn vẹn khi phản ứng của chúng ta, tạo ra sự phá hoại lớn lao, tạo ra sự đau khổ vô cùng, không chỉ cho chính chúng ta mà còn cả cho những người khác.


Vì vậy người ta phải làm gì? Những hệ thống đã thất bại. Bạn hiểu rõ sự kiện này chứ?


Thí dụ, chủ nghĩa cộng sản, mà đã hứa hẹn quá nhiều – không chiến tranh, không còn những Chính thể, và vân vân – bây giờ đã trở thành một chế độ độc tài tàn bạo nơi không còn có tự do. Và bất kỳ hệ thống nào – dù hệ thống nào chăng nữa, thuộc xã hội hay thuộc tôn giáo, chắc chắn sẽ thất bại bởi vì đáp án là tạo ra, không phải một hệ thống mới mẻ nhưng một chất lượng mới mẻ của cái trí, một cảm thấy khác hẳn, một ý thức khác hẳn của sự liên hệ giữa con người và con người. Vì vậy, chúng ta không thể đáp lại sự thách thức dựa vào cái cũ kỹ. Làm ơn hãy hiểu rõ sự thật rất đơn giản này.


Vì vậy điều gì cần thiết là một thay đổi tổng thể, một thay đổi trọn vẹn, về toàn cấu trúc và bản chất của bộ não và cũng của cả cái trí, bởi vì sự khủng hoảng quá rộng lớn, quá phức tạp, không chỉ trong thế giới công nghệ mà còn cả trong thế giới con người, trong thế giới của đang sống hàng ngày. Nó đòi hỏi một cái trí mới mẻ, một quả tim mới mẻ, và điều này không thể xảy ra qua bất kỳ hệ thống, bất kỳ người lãnh đạo, qua bất kỳ loại giáo
dục có tổ chức nào. Nó xảy ra chỉ khi nào những con người – bạn – tỉnh thức, bên trong nhận biết được điều gì đang xảy ra trong chính bạn, nhận biết được bạn đã phân chia sự sống như thế nào thành cuộc sống kinh doanh, khoa học, tôn giáo, và gia đình – nhận biết được sự phân chia này của toàn cấu trúc thuộc sống của bạn. Và sự phân chia này xảy ra
khi có sợ hãi. Bạn biết sợ hãi là gì, không chỉ những sợ hãi thuộc thân thể nhưng còn cả những sợ hãi thuộc tâm lý nghiêm trọng hơn. Sợ hãi có liên quan đến cái gì đó; nó không tự-tồn tại một mình. Lúc này, liệu bạn có thể nhận biết được sợ hãi này, thâm nhập nó, hiểu rõ nó? Sợ hãi là sự diễn tả của đòi hỏi hoàn toàn được an toàn bởi vì bộ não đòi hỏi rằng nó phải tuyệt đối và trọn vẹn được an toàn, được bảo vệ, giống như đứa trẻ. Nơi nào không có sự an toàn như trong xã hội hiện đại, có sợ hãi. Và liệu sợ hãi này có thể được xóa sạch qua sự phân tích?


Đây thực sự là một vấn đề rất nghiêm túc, không phải là một giải trí; nó cũng không là một vui chơi thuộc triết lý. Chúng ta đang làm việc cùng nhau. Chuyển tải có nghĩa rằng: làm việc, xây dựng, sáng tạo cùng nhau, không phải dành cho bạn chỉ lắng nghe một vài từ ngữ, đồng ý hay không đồng ý, và lang thang khỏi đây. Chúng ta đang cùng nhau tham gia trong sự hiểu rõ về một vấn đề to tát, mà không cần đồng ý hay không đồng ý. Nó yêu cầu rằng bạn chú ý nó, nhìn ngắm nó, học hành tất cả nó, nhưng bạn không thể học hành tất cả nó nếu bạn sợ hãi. Và do bởi sợ hãi, bạn cố gắng tẩu thoát khỏi nó. Tẩu thoát có lẽ qua nhậu nhẹt, phụ nữ, ái ân, đền chùa, hay trở thành một khất sĩ, một thầy tu; nhưng sợ hãi hiện diện ở đó.
Liệu sợ hãi này có thể được phân tích và xóa sạch? Đó là điều gì tất cả những người tâm lý học và những người phân tích đang cố gắng thực hiện. Liệu sợ hãi mà ở trong cái trí và quả tim của con người, có thể được xóa sạch? Liệu có thể được tự do khỏi sợ hãi qua sự phân tích? Trong phân tích được hàm ý người phân tích và vật được phân tích. Đúng chứ? Có người phân tích mà phân tích điều gì anh ấy gọi là sợ hãi, nhìn vào nguyên nhân
của sợ hãi, cố gắng phân tích nó, mổ xẻ nó, mở toang nó. Nhưng người phân tích có khác biệt sự việc anh ấy phân tích hay không? Hay người phân tích là vật được phân tích? Tôi không hiểu bạn sẽ trả lời câu hỏi này như thế nào. Có lẽ bạn đã không suy nghĩ về nó, dù bạn là những giáo sư quyền uy và những người trí thức. Điều này có lẽ mới mẻ với bạn, vì vậy bạn phải quan sát nó. Người quan sát khác biệt sự việc mà anh ấy quan sát? Chừng
nào còn có sự phân chia giữa người quan sát và vật được quan sát này, phải có xung đột, và đó là chính gốc rễ của bạo lực. Bạn hiểu rõ chứ, thưa bạn? Sự liên hệ của con người được đặt nền tảng trên nguyên tắc: người quan sát khác biệt với vật mà anh ấy quan sát.
Hãy quan sát nó, thưa bạn, bạn liên quan đến điều này. Bạn, người chồng hay người vợ, người cha hay người mẹ, bất kỳ là người nào, bạn có sống riêng của bạn, của tham vọng, tham lam, theo đuổi vui thú, sống ganh đua riêng của bạn, đang tìm kiếm chức vụ, thanh danh. Đó là sống của bạn, nếu bạn là một người đàn ông. Nếu bạn là một người phụ nữ, bạn có sống riêng của bạn, bị tách rời, khác biệt với sống của người chồng. Các bạn có
thể ngủ chung, nhưng sự kiện rằng các bạn là hai thực thể hoàn toàn khác biệt phía bên trong những bức tường của những ham muốn riêng của các bạn, phía bên trong những bức tường của những tham vọng riêng của các bạn và vân vân. Và sự liên hệ của các bạn được đặt nền tảng trên hình ảnh các bạn có về lẫn nhau. Sự liên hệ là giữa những hình ảnh, và vì vậy có sự phân chia và vì vậy có xung đột. Và đó là vấn đề thực sự: Liệu phân
chia này giữa con người và con người như người quan sát và vật được quan sát có thể biến mất.


Đó là, hiểu biết như trải nghiệm và ký ức tạo ra sự phân chia này giữa những con người.Bạn có một hình ảnh về người vợ, và người vợ có một hình ảnh về bạn, được dựng lên qua nhiều năm tháng của vui thú, bực dọc, tức giận và vân vân. Hai hình ảnh này có một liên hệ – không phải những con người nhưng những hình ảnh, mà là ký ức, quá khứ. Vì vậy, chừng nào còn có sự phân chia trong sống của một người như người quan sát và vật
được quan sát, phải có xung đột. Bạn biết không, thưa bạn, khi bạn nhìn một cái cây, thấy vẻ đẹp của nó, hình dáng, ánh sáng trên chiếc lá, thấy nó trong cơn mưa, thấy nó vào buổi tối và suốt thời gian ban ngày, nếu bạn nhìn nó bằng ký ức bạn đã có về cái cây đó, nếu bạn nói nó là một cây xoài hay một cây me hay bất kỳ cây gì, hiểu biết thuộc sinh học về
cái cây ngăn cản bạn nhìn ngắm nó. Bạn trở thành người quan sát cùng hiểu biết của bạn, và cái cây là cái gì đó tách khỏi bạn. Thế là, nơi nào có không gian giữa bạn như người quan sát và vật được quan sát, phải có sự mâu thuẫn và vì vậy phải có xung đột và bạo lực.


Vì vậy liệu phân chia này, mà là thời gian và không gian, có thể biến mất? Bạn hiểu câu hỏi của tôi chứ? Bởi vì chúng ta đã theo dõi rất cẩn thận qui trình của bạo lực, phương cách của bạo lực. Chừng nào còn có sự phân chia, sự tách rời, không gian, và thời gian giữa những con người, con người như người quan sát và người còn lại như vật được quan
sát, phải có xung đột. Khi người Ấn giáo, người Hồi giáo, người Thiên chúa giáo, cùng những hình ảnh của họ về chính họ và những niềm tin, những giáo điều, những mê tín riêng của họ, nhìn ngắm lẫn nhau, chắc chắn có sự phân chia và vì vậy xung đột và bạo lực. Đúng chứ? Bây giờ làm thế nào không gian này biến mất, không gian được tạo ra bởi suy nghĩ như người Ấn giáo, như người cộng sản, không gian được tạo ra bởi ký ức? Làm
thế nào điều đó biến mất để chúng ta gặp gỡ lẫn nhau mà không có người quan sát như ‘tôi’ và ‘bạn’, ‘chúng tôi’ và ‘chúng nó’? Làm thế nào điều này kết thúc hoàn toàn, trọn vẹn?


Và liệu tình yêu là vấn đề của vui thú, tình yêu là ham muốn? Bạn phải trả lời câu hỏi này, không phải dựa vào người nói, bởi vì điều đó không có giá trị gì cả. Luân lý, sự kính trọng trong xã hội của chúng ta được đặt nền tảng trên vui thú, và vì vậy nó hoàn toàn vô luân lý. Vì vậy người ta phải tìm ra cho chính người ta liệu không gian giữa con người và con người, như người quan sát và vật được quan sát, có thể hoàn toàn tan biến. Đó là, liệu
chúng ta có thể gặp gỡ nhau như những con người không có những nhãn hiệu, và liệu cái trí, mà là sản phẩm của thời gian, của tiến hoá, của hàng thế kỷ sang hàng thế kỷ của tình trạng bị quy định, có thể phá vỡ tình trạng bị quy định của nó, không phải trong thời gian xa xôi nào đó, nhưng ngay tức khắc? Ngược lại, ngôi nhà của bạn đang cháy, và bạn không đang thực hiện bất kỳ điều gì cho nó cả.


Lúc này đây là ‘Thiền định,’ nếu tôi có thể sử dụng từ ngữ đó, mà tôi hy vọng bạn sẽ quan sát, sẽ lắng nghe thật tinh tế, không phải cùng những hệ thống thiền định đặc biệt của bạn, không phải cùng ý tưởng đặc biệt của bạn về thiền định nên là gì, Phật giáo,
Zen, Ấn giáo. Nếu bạn quên tất cả điều đó và lắng nghe, bạn sẽ phát giác rằng từ ngữ ‘thiền định’ có nghĩa là cân nhắc, quan sát, chú ý, học hành. Nó không tuân theo hệ thống ngu xuẩn nào của thiền định nhưng làm cho cái trí tỉnh táo, sinh động lạ thường, không bị tắc nghẽn và thế là được tự do. Muốn tìm ra sự thật của phân chia này giữa con người và con người cần đến chất lượng của thiền định đó. Không quyển sách nào sẽ dạy bạn về nó,
không kinh Gita, kinh Upanishad, kinh Koran, kinh Bible, bởi vì những quyển sách đều vô giá trị dù chúng thiêng liêng đến chừng nào. Vì vậy bạn phải thâm nhập vào chính bạn, nhưng bạn không được đào một cái hố quá sâu bởi vì bạn càng đào sâu nhiều bao
nhiêu, bạn càng nhận được cùng sự việc; thâm nhập sâu hơn và sâu hơn bạn bị trói buộc trong chiều sâu. Bạn phải tiếp cận nó một cách nhẹ nhàng bởi vì sự thâm nhập vào chính người ta cần đến sự tinh tế vô cùng. Bạn đang học hành về nó. Và muốn học hành điều gì đó bạn không được tiếp cận nó bằng hiểu biết có trước, nói rằng bạn là đại ngã hay
không-đại ngã, linh hồn hay không-linh hồn; bạn phải đến với nó bằng cái trí mới mẻ. Và đó là vẻ đẹp của thiền định – không phải tất cả những ranh ma mà người ta đùa giỡn với nó.
Thế là, chúng ta có vấn đề này. Có một thách thức trong thế giới, không chỉ trong phần đất đặc biệt này của thế giới nhưng khắp mọi nơi, và tất cả những thách thức luôn luôn mới mẻ. Nó không là một thách thức cũ kỹ, và vì vậy nó yêu cầu bạn đáp lại nó bằng một cách hoàn toàn khác hẳn, bằng một phương pháp mới mẻ. Nếu bạn đáp lại nó bằng những quy định cũ kỹ, bạn đang phá hoại thế giới. Vì vậy bạn phải có một cái trí trong sáng, một
cái trí mới mẻ, một chất lượng mới mẻ của cái trí và quả tim. Điều đó có thể xảy ra chỉ khi nào bạn quan sát về chính bạn, khi bạn nhận biết về chính bạn, không phải chỉ trích bạn, nhưng chỉ đang nhận biết, đang nhìn ngắm. Và trong nhìn ngắm này không có hàm ý của đạo đức, và vì vậy không có chỉ trích. Nhìn ngắm như thế thực sự là cái trí tôn giáo, và chỉ một cái trí như thế mới có thể sống an bình cùng chính nó và sáng tạo hòa bình
trong thế giới.


Bây giờ, có lẽ, bạn thích đặt ra những câu hỏi. Trước hết, thưa các bạn, trước khi các bạn đặt ra những câu hỏi, hãy tìm ra tại sao các bạn đang đặt ra chúng, liệu rằng nó có thử thách người nói, gài bẫy ông ta, thể hiện sự khôn ngoan của các bạn, chất vấn vì sự lợi ích của tranh luận, hay liệu bạn đang đặt ra chúng để tìm ra sự thật là gì, một cách khách quan và phía bên trong. Hay liệu bạn đang đặt ra những câu hỏi trích dẫn từ những quyển
sách, so sánh điều gì đang được nói với điều gì bạn đã đọc rồi, hãy cho phép tôi được cam đoan với bạn rằng người nói đã không đọc bất kỳ những quyển sách triết học hay tâm lý, kinh Gita hay kinh Upanishads. Bởi vậy, nếu bạn sắp sửa trích dẫn và so sánh, lúc
đó bạn sẽ trích dẫn và so sánh cho chính bạn. Và muốn đặt ra nghi vấn đúng đắn là điều quan trọng lạ thường bởi vì nghi vấn đúng đắn chỉ có thể được đặt ra bởi một cái trí mà đã thực sự tìm hiểu tất cả điều này, đã thực sự tìm hiểu một cách khách quan, không phải như một người Ấn giáo hay như một người triết lý hay một giáo sư hay một người khoa học, nhưng như một con người. Vì vậy cái trí phải được tự do để tìm hiểu, và khi một cái
trí như thế đặt ra một nghi vấn, nó có giá trị, sức sống, sự quan trọng và chiều sâu. Nhưng làm ơn đừng suy nghĩ rằng trong khi nói điều này tôi đang ngăn cản bạn không đặt ra những câu hỏi.


KHỦNG HOẢNG TRONG THẾ GIỚI CON NGƯỜI VÀ CÔNG NGHỆ

Nói chuyện tại Benares Hindu University năm 1969

Vì vậy điều gì cần thiết là, một thay đổi tổng thể, một thay đổi hoàn toàn, của toàn cấu trúc và bản chất của bộ não và cũng của cái trí, bởi vì sự khủng hoảng quá rộng lớn, quá phức tạp . . .có lẽ, sau khi tôi nói chuyện một chút xíu, bạn sẽ có đủ chú ý để đặt ra những câu hỏi,
và vẫn vậy chúng ta sẽ có thể chuyển tải lẫn nhau một cách tự do hơn.


Tôi nghĩ hầu hết mọi người phải rất rõ ràng rằng bạo lực đang lan tràn khắp thế giới, mọi hình thức của bạo lực: nổi loạn, những chiến tranh, sự căm thù của một nhóm người đối với một nhóm người khác. Ở Mỹ bạn thấy những bạo loạn chủng tộc và những phản đối của sinh viên; ở Châu âu nó mang một hình thức khác. Và ở Ấn độ, bạn có lẽ biết điều gì đang xảy ra rõ ràng hơn tôi. Vì vậy một trong những câu hỏi quan trọng là tại sao con người sống trong bạo lực. Tại sao anh ấy cứ tiếp tục bạo lực? Những người trí thức đã đưa ra nhiều giải thích: dư thừa dân số, cuộc sống xã hội hiện đại, con người bị nhốt trong những thành phố nơi họ không có không gian, sự phát triển thuộc công nghệ mà nuôi dưỡng chỉ một phần nhân loại, và vân vân. Họ đã thí nghiệm khi nuôi những con chuột trong một không gian rất chật chội và phát hiện rằng những con chuột bị mất phương hướng và hủy diệt lẫn nhau bởi vì chúng không có không gian để sống. Cũng đã có những giải thích khác: rằng xã hội đang trải qua một thay đổi quan trọng bởi vì những tôn giáo, giáo dục, khoa học đã hoàn toàn thất bại, và chúng đã không tạo ra hòa bình giữa con người và con người. Trái lại, xã hội đang trở nên mỗi lúc một phức tạp hơn; càng nhiều đạo luật đã và đang được thông qua, và vì vậy có những người yêu cầu phải có sự lãnh đạo độc tài hơn, rộng rãi hơn, cao quí hơn, to lớn hơn. Có thế giới cộng sản cùng uy quyền của nó, cùng sự độc tài của nó, và điều đó cũng không giải quyết được vấn đề. Nếu có bất kỳ loại bày tỏ tự do nào, người ta bị đưa vào một nhà thương điên hoặc quyền công dân của họ hay bất kỳ cái gì, bị tước đoạt; và những người viết văn, những người họa sĩ, những người suy nghĩ không còn là con người gì cả. Vì vậy đó là điều gì đang xảy ra trong thế giới.


Làm thế nào bạo lực này sẽ được chấm dứt? Quốc gia này trong nhiều năm đã giảng thuyết về không-bạo lực như một lý tưởng, nhưng tôi nghĩ rằng lý tưởng không có giá trị gì cả bởi vì những con người vẫn bạo lực không suy giảm ở bất kỳ nơi đâu, như đã được thể hiện trong sự nổi loạn của sinh viên trong trường đại học này; trong những thành phố khác cũng có những bạo loạn. Dường như điều này là sự diễn tả thịnh hành nhất của sự liên hệ con người: nếu không vận hành tốt, chúng ta hãy thiêu rụi một con người khác hay hủy diệt anh ấy qua chiến tranh, mà bị gây ra bởi những phân chia như chủng tộc, quốc tịch, và vân vân.


Vậy là, một cách khách quan, khi thấy tất cả điều này, không phải như một người triết lý hay một người trí thức, không phải như một người Ấn giáo hay một người Hồi giáo hay một người Phật giáo hay thậm chí như một người khoa học, khi thấy tất cả những hỗn loạn và đau khổ này đang xảy ra trong thế giới, người ta hỏi rằng liệu dòng chảy của bạo lực này có thể được chặn đứng. Liệu một triết thuyết mới, một người lãnh đạo mới, một tôn giáo mới, một đảng phái chính trị mới sẽ kết thúc được sự liên hệ hủy hoại, thoái hóa này giữa con người và con người?


Không triết thuyết, không tôn giáo có tổ chức, không người lãnh đạo nào có thể thay đổi được cái trí con người – và chúng ta quan tâm đến cái trí con người, cái trí mà đã bị quy định, định hình, uốn khuôn trong nhiều triệu năm để bạo lực, để tạo ra thù địch, để sống trong căm hận, để xung đột, và để chiến tranh. Tôi nghĩ đây là một sự thật mà hầu hết con người đều chấp nhận. Vậy thì, vì thấy được hiện tượng lạ lùng này, khủng hoảng này,
một con người phải làm gì? Đó là bạn và tôi – chúng ta sẽ phải làm gì?

 Không phải về một hình thức đặc biệt của bạo lực hoặc trong quốc gia này hay ở Châu âu, trong nước Mỹ hay nước Nga, nhưng bạo lực như một tổng thể. Vì vậy hình thức đặc biệt của bạo lực phải được hiểu rõ trong ngữ cảnh của tổng thể bạo lực. Đó là, không tốt lành gì khi xử lý một hình thức của bạo lực: sự phản đối của sinh viên hay chiến tranh hay những khác biệt về giai cấp, hay những bạo loạn, người da trắng chống lại người da đen, hay
một hệ thống đặc biệt của những lý tưởng, hay như người cộng sản chống đối lại chủ nghĩa xã hội và tư bản. Tôi nghĩ hiện tượng của bạo lực này phải được tiếp cận từ quan điểm của sự bạo lực tổng thể của con người. Tại sao anh ấy bạo lực, bạo lực trong tất cả liên hệ của anh ấy, bạo lực tình dục?

Tại sao có bạo lực này mà chối bỏ sự an toàn tổng thể của nhân loại?

Liệu anh ấy có thể sống hoà bình cùng người hàng xóm của anh ấy không ở trong tầm tay của con người hay sao? Tôi không hiểu có khi nào bạn đã đặt ra cho chính mình câu hỏi rằng liệu người ta có thể sống trong thế giới này – không phải như một ý tưởng nhưng thực sự, không phải thuộc lý thuyết nhưng thực tế – mà không rút lui vào một tu viện hay khoác vào chiếc áo khất sĩ, liệu người ta có thể sống mà không có xung đột?
Nếu bạn đặt ra câu hỏi này một cách nghiêm túc, cùng sự chú ý và ân cần, đáp án của bạn sẽ là gì? Tại sao trong con người có sự bạo lực thuộc tâm lý, phía bên trong, mà tự-diễn tả chính nó ra phía bên ngoài – xã hội, kinh tế, chủng tộc? Tôi nghĩ đây thực sự là một câu hỏi rất quan trọng. Tại sao con người đã sống hàng triệu năm và đã thừa hưởng sự
bạo lực này từ động vật, lại không tìm được một phương cách sống – một sống của tồn tại hàng ngày – trong đó không còn xung đột gì cả?
Xung đột là sự mâu thuẫn bên trong chính người ta: sự phân chia toàn cấu trúc của thân tâm chúng ta, của cái trí và quả tim chúng ta, bị vỡ vụn, bị phân chia. Và nơi nào có sự phân chia trong bất kỳ hình thức nào, phải có bạo lực. Nếu một con người trong chính anh ấy, giam giữ sự sống trong những cái ngăn – cuộc sống kinh doanh, cuộc sống tôn
giáo, cuộc sống xã hội, cuộc sống gia đình, cuộc sống quốc gia, và vân vân – nơi nào có một phân chia như thế, mà là một phân chia trong chính anh ấy, phải có không những bạo lực nhưng còn cả sự tồn tại phân hai này. Và từ việc này nảy sinh sự quan trọng kỳ lạ mà anh ấy đã đòi hỏi cho tình dục, mà lúc này cũng đã trở thành một hình thức khác của bạo lực.


Nó cũng là bạo lực khi chúng ta tự-hành hạ mình để phù hợp vào một khuôn mẫu được thiết lập bởi xã hội, bởi tôn giáo, khi chúng ta tự-kiểm điểm chính chúng ta, hay tự-kỷ luật chính chúng ta để tuân phục vào một khuôn mẫu. Từ ngữ ‘discipline’ có nghĩa học hành, không phải để tuân phục, không phải để vâng lời, không phải để bắt chước, nhưng học hành, và một cái trí đang học hành và một quả tim đang nhìn ngắm, đang quan sát,
không ở trong xung đột. Xung đột nảy sinh chỉ khi nào có sự tích lũy hiểu biết như sự đối nghịch với học hành – hiểu biết như người Ấn giáo hay người Hồi giáo, người có giáo dục hay không có giáo dục. Chắc chắn, sự phân chia này phải nuôi dưỡng xung đột. Vì vậy tại sao trong xã hội, mà là trong sự liên hệ giữa con người và con người, thuộc tình dục và thuộc tôn giáo, tại sao chúng ta đã đến một thời kỳ, đến một khủng hoảng, khi
phản ứng đến sự thách thức lại luôn luôn phải dựa vào bạo lực? Tôi hy vọng, trong chừng mực nào đó, tôi đã nêu rõ. Có một thách thức khác thường trong thế giới ngày nay, một thách thức mới mẻ, một khủng hoảng to tát, và đáp lại của chúng ta đến khủng hoảng này
lại là sự bạo lực và trao sự quan trọng lạ thường vào vui thú trong mọi hình thức. Phản ứng của chúng ta đến thách thức lại phụ thuộc tình trạng bị quy định của chúng ta, và tình trạng bị quy định của chúng ta được đặt nền tảng cốt yếu vào bạo lực, phân chia, và vui thú. Tôi nghĩ điều này khá rõ ràng. Truyền thống trong quốc gia này đảm đương một vai trò phá hoại lạ thường, và chúng ta đáp trả đến sự thách thức như một người Ấn giáo hay
một người Phật giáo hay một người Hồi giáo, như một sinh viên hay người này hay người kia. Và vì vậy khi chúng ta đáp trả đến thách thức này không-trọn vẹn – đó là, khi chúng ta đáp trả một cách truyền thống hay bằng cách tìm kiếm sự vui thú – chính không-trọn vẹn khi phản ứng của chúng ta, tạo ra sự phá hoại lớn lao, tạo ra sự đau khổ vô cùng, không chỉ cho chính chúng ta mà còn cả cho những người khác.


Vì vậy người ta phải làm gì? Những hệ thống đã thất bại. Bạn hiểu rõ sự kiện này chứ?


Thí dụ, chủ nghĩa cộng sản, mà đã hứa hẹn quá nhiều – không chiến tranh, không còn những Chính thể, và vân vân – bây giờ đã trở thành một chế độ độc tài tàn bạo nơi không còn có tự do. Và bất kỳ hệ thống nào – dù hệ thống nào chăng nữa, thuộc xã hội hay thuộc tôn giáo, chắc chắn sẽ thất bại bởi vì đáp án là tạo ra, không phải một hệ thống mới mẻ nhưng một chất lượng mới mẻ của cái trí, một cảm thấy khác hẳn, một ý thức khác hẳn của sự liên hệ giữa con người và con người. Vì vậy, chúng ta không thể đáp lại sự thách thức dựa vào cái cũ kỹ. Làm ơn hãy hiểu rõ sự thật rất đơn giản này.


Vì vậy điều gì cần thiết là một thay đổi tổng thể, một thay đổi trọn vẹn, về toàn cấu trúc và bản chất của bộ não và cũng của cả cái trí, bởi vì sự khủng hoảng quá rộng lớn, quá phức tạp, không chỉ trong thế giới công nghệ mà còn cả trong thế giới con người, trong thế giới của đang sống hàng ngày. Nó đòi hỏi một cái trí mới mẻ, một quả tim mới mẻ, và điều này không thể xảy ra qua bất kỳ hệ thống, bất kỳ người lãnh đạo, qua bất kỳ loại giáo
dục có tổ chức nào. Nó xảy ra chỉ khi nào những con người – bạn – tỉnh thức, bên trong nhận biết được điều gì đang xảy ra trong chính bạn, nhận biết được bạn đã phân chia sự sống như thế nào thành cuộc sống kinh doanh, khoa học, tôn giáo, và gia đình – nhận biết được sự phân chia này của toàn cấu trúc thuộc sống của bạn. Và sự phân chia này xảy ra
khi có sợ hãi. Bạn biết sợ hãi là gì, không chỉ những sợ hãi thuộc thân thể nhưng còn cả những sợ hãi thuộc tâm lý nghiêm trọng hơn. Sợ hãi có liên quan đến cái gì đó; nó không tự-tồn tại một mình. Lúc này, liệu bạn có thể nhận biết được sợ hãi này, thâm nhập nó, hiểu rõ nó? Sợ hãi là sự diễn tả của đòi hỏi hoàn toàn được an toàn bởi vì bộ não đòi hỏi rằng nó phải tuyệt đối và trọn vẹn được an toàn, được bảo vệ, giống như đứa trẻ. Nơi nào không có sự an toàn như trong xã hội hiện đại, có sợ hãi. Và liệu sợ hãi này có thể được xóa sạch qua sự phân tích?


Đây thực sự là một vấn đề rất nghiêm túc, không phải là một giải trí; nó cũng không là một vui chơi thuộc triết lý. Chúng ta đang làm việc cùng nhau. Chuyển tải có nghĩa rằng: làm việc, xây dựng, sáng tạo cùng nhau, không phải dành cho bạn chỉ lắng nghe một vài từ ngữ, đồng ý hay không đồng ý, và lang thang khỏi đây. Chúng ta đang cùng nhau tham gia trong sự hiểu rõ về một vấn đề to tát, mà không cần đồng ý hay không đồng ý. Nó yêu cầu rằng bạn chú ý nó, nhìn ngắm nó, học hành tất cả nó, nhưng bạn không thể học hành tất cả nó nếu bạn sợ hãi. Và do bởi sợ hãi, bạn cố gắng tẩu thoát khỏi nó. Tẩu thoát có lẽ qua nhậu nhẹt, phụ nữ, ái ân, đền chùa, hay trở thành một khất sĩ, một thầy tu; nhưng sợ hãi hiện diện ở đó.
Liệu sợ hãi này có thể được phân tích và xóa sạch? Đó là điều gì tất cả những người tâm lý học và những người phân tích đang cố gắng thực hiện. Liệu sợ hãi mà ở trong cái trí và quả tim của con người, có thể được xóa sạch? Liệu có thể được tự do khỏi sợ hãi qua sự phân tích? Trong phân tích được hàm ý người phân tích và vật được phân tích. Đúng chứ? Có người phân tích mà phân tích điều gì anh ấy gọi là sợ hãi, nhìn vào nguyên nhân
của sợ hãi, cố gắng phân tích nó, mổ xẻ nó, mở toang nó. Nhưng người phân tích có khác biệt sự việc anh ấy phân tích hay không? Hay người phân tích là vật được phân tích? Tôi không hiểu bạn sẽ trả lời câu hỏi này như thế nào. Có lẽ bạn đã không suy nghĩ về nó, dù bạn là những giáo sư quyền uy và những người trí thức. Điều này có lẽ mới mẻ với bạn, vì vậy bạn phải quan sát nó. Người quan sát khác biệt sự việc mà anh ấy quan sát? Chừng
nào còn có sự phân chia giữa người quan sát và vật được quan sát này, phải có xung đột, và đó là chính gốc rễ của bạo lực. Bạn hiểu rõ chứ, thưa bạn? Sự liên hệ của con người được đặt nền tảng trên nguyên tắc: người quan sát khác biệt với vật mà anh ấy quan sát.
Hãy quan sát nó, thưa bạn, bạn liên quan đến điều này. Bạn, người chồng hay người vợ, người cha hay người mẹ, bất kỳ là người nào, bạn có sống riêng của bạn, của tham vọng, tham lam, theo đuổi vui thú, sống ganh đua riêng của bạn, đang tìm kiếm chức vụ, thanh danh. Đó là sống của bạn, nếu bạn là một người đàn ông. Nếu bạn là một người phụ nữ, bạn có sống riêng của bạn, bị tách rời, khác biệt với sống của người chồng. Các bạn có
thể ngủ chung, nhưng sự kiện rằng các bạn là hai thực thể hoàn toàn khác biệt phía bên trong những bức tường của những ham muốn riêng của các bạn, phía bên trong những bức tường của những tham vọng riêng của các bạn và vân vân. Và sự liên hệ của các bạn được đặt nền tảng trên hình ảnh các bạn có về lẫn nhau. Sự liên hệ là giữa những hình ảnh, và vì vậy có sự phân chia và vì vậy có xung đột. Và đó là vấn đề thực sự: Liệu phân
chia này giữa con người và con người như người quan sát và vật được quan sát có thể biến mất.


Đó là, hiểu biết như trải nghiệm và ký ức tạo ra sự phân chia này giữa những con người.Bạn có một hình ảnh về người vợ, và người vợ có một hình ảnh về bạn, được dựng lên qua nhiều năm tháng của vui thú, bực dọc, tức giận và vân vân. Hai hình ảnh này có một liên hệ – không phải những con người nhưng những hình ảnh, mà là ký ức, quá khứ. Vì vậy, chừng nào còn có sự phân chia trong sống của một người như người quan sát và vật
được quan sát, phải có xung đột. Bạn biết không, thưa bạn, khi bạn nhìn một cái cây, thấy vẻ đẹp của nó, hình dáng, ánh sáng trên chiếc lá, thấy nó trong cơn mưa, thấy nó vào buổi tối và suốt thời gian ban ngày, nếu bạn nhìn nó bằng ký ức bạn đã có về cái cây đó, nếu bạn nói nó là một cây xoài hay một cây me hay bất kỳ cây gì, hiểu biết thuộc sinh học về
cái cây ngăn cản bạn nhìn ngắm nó. Bạn trở thành người quan sát cùng hiểu biết của bạn, và cái cây là cái gì đó tách khỏi bạn. Thế là, nơi nào có không gian giữa bạn như người quan sát và vật được quan sát, phải có sự mâu thuẫn và vì vậy phải có xung đột và bạo lực.


Vì vậy liệu phân chia này, mà là thời gian và không gian, có thể biến mất? Bạn hiểu câu hỏi của tôi chứ? Bởi vì chúng ta đã theo dõi rất cẩn thận qui trình của bạo lực, phương cách của bạo lực. Chừng nào còn có sự phân chia, sự tách rời, không gian, và thời gian giữa những con người, con người như người quan sát và người còn lại như vật được quan
sát, phải có xung đột. Khi người Ấn giáo, người Hồi giáo, người Thiên chúa giáo, cùng những hình ảnh của họ về chính họ và những niềm tin, những giáo điều, những mê tín riêng của họ, nhìn ngắm lẫn nhau, chắc chắn có sự phân chia và vì vậy xung đột và bạo lực. Đúng chứ? Bây giờ làm thế nào không gian này biến mất, không gian được tạo ra bởi suy nghĩ như người Ấn giáo, như người cộng sản, không gian được tạo ra bởi ký ức? Làm
thế nào điều đó biến mất để chúng ta gặp gỡ lẫn nhau mà không có người quan sát như ‘tôi’ và ‘bạn’, ‘chúng tôi’ và ‘chúng nó’? Làm thế nào điều này kết thúc hoàn toàn, trọn vẹn?


Và liệu tình yêu là vấn đề của vui thú, tình yêu là ham muốn? Bạn phải trả lời câu hỏi này, không phải dựa vào người nói, bởi vì điều đó không có giá trị gì cả. Luân lý, sự kính trọng trong xã hội của chúng ta được đặt nền tảng trên vui thú, và vì vậy nó hoàn toàn vô luân lý. Vì vậy người ta phải tìm ra cho chính người ta liệu không gian giữa con người và con người, như người quan sát và vật được quan sát, có thể hoàn toàn tan biến. Đó là, liệu
chúng ta có thể gặp gỡ nhau như những con người không có những nhãn hiệu, và liệu cái trí, mà là sản phẩm của thời gian, của tiến hoá, của hàng thế kỷ sang hàng thế kỷ của tình trạng bị quy định, có thể phá vỡ tình trạng bị quy định của nó, không phải trong thời gian xa xôi nào đó, nhưng ngay tức khắc? Ngược lại, ngôi nhà của bạn đang cháy, và bạn không đang thực hiện bất kỳ điều gì cho nó cả.


Lúc này đây là ‘Thiền định,’ nếu tôi có thể sử dụng từ ngữ đó, mà tôi hy vọng bạn sẽ quan sát, sẽ lắng nghe thật tinh tế, không phải cùng những hệ thống thiền định đặc biệt của bạn, không phải cùng ý tưởng đặc biệt của bạn về thiền định nên là gì, Phật giáo,
Zen, Ấn giáo. Nếu bạn quên tất cả điều đó và lắng nghe, bạn sẽ phát giác rằng từ ngữ ‘thiền định’ có nghĩa là cân nhắc, quan sát, chú ý, học hành. Nó không tuân theo hệ thống ngu xuẩn nào của thiền định nhưng làm cho cái trí tỉnh táo, sinh động lạ thường, không bị tắc nghẽn và thế là được tự do. Muốn tìm ra sự thật của phân chia này giữa con người và con người cần đến chất lượng của thiền định đó. Không quyển sách nào sẽ dạy bạn về nó,
không kinh Gita, kinh Upanishad, kinh Koran, kinh Bible, bởi vì những quyển sách đều vô giá trị dù chúng thiêng liêng đến chừng nào. Vì vậy bạn phải thâm nhập vào chính bạn, nhưng bạn không được đào một cái hố quá sâu bởi vì bạn càng đào sâu nhiều bao
nhiêu, bạn càng nhận được cùng sự việc; thâm nhập sâu hơn và sâu hơn bạn bị trói buộc trong chiều sâu. Bạn phải tiếp cận nó một cách nhẹ nhàng bởi vì sự thâm nhập vào chính người ta cần đến sự tinh tế vô cùng. Bạn đang học hành về nó. Và muốn học hành điều gì đó bạn không được tiếp cận nó bằng hiểu biết có trước, nói rằng bạn là đại ngã hay
không-đại ngã, linh hồn hay không-linh hồn; bạn phải đến với nó bằng cái trí mới mẻ. Và đó là vẻ đẹp của thiền định – không phải tất cả những ranh ma mà người ta đùa giỡn với nó.
Thế là, chúng ta có vấn đề này. Có một thách thức trong thế giới, không chỉ trong phần đất đặc biệt này của thế giới nhưng khắp mọi nơi, và tất cả những thách thức luôn luôn mới mẻ. Nó không là một thách thức cũ kỹ, và vì vậy nó yêu cầu bạn đáp lại nó bằng một cách hoàn toàn khác hẳn, bằng một phương pháp mới mẻ. Nếu bạn đáp lại nó bằng những quy định cũ kỹ, bạn đang phá hoại thế giới. Vì vậy bạn phải có một cái trí trong sáng, một
cái trí mới mẻ, một chất lượng mới mẻ của cái trí và quả tim. Điều đó có thể xảy ra chỉ khi nào bạn quan sát về chính bạn, khi bạn nhận biết về chính bạn, không phải chỉ trích bạn, nhưng chỉ đang nhận biết, đang nhìn ngắm. Và trong nhìn ngắm này không có hàm ý của đạo đức, và vì vậy không có chỉ trích. Nhìn ngắm như thế thực sự là cái trí tôn giáo, và chỉ một cái trí như thế mới có thể sống an bình cùng chính nó và sáng tạo hòa bình
trong thế giới.


Bây giờ, có lẽ, bạn thích đặt ra những câu hỏi. Trước hết, thưa các bạn, trước khi các bạn đặt ra những câu hỏi, hãy tìm ra tại sao các bạn đang đặt ra chúng, liệu rằng nó có thử thách người nói, gài bẫy ông ta, thể hiện sự khôn ngoan của các bạn, chất vấn vì sự lợi ích của tranh luận, hay liệu bạn đang đặt ra chúng để tìm ra sự thật là gì, một cách khách quan và phía bên trong. Hay liệu bạn đang đặt ra những câu hỏi trích dẫn từ những quyển
sách, so sánh điều gì đang được nói với điều gì bạn đã đọc rồi, hãy cho phép tôi được cam đoan với bạn rằng người nói đã không đọc bất kỳ những quyển sách triết học hay tâm lý, kinh Gita hay kinh Upanishads. Bởi vậy, nếu bạn sắp sửa trích dẫn và so sánh, lúc
đó bạn sẽ trích dẫn và so sánh cho chính bạn. Và muốn đặt ra nghi vấn đúng đắn là điều quan trọng lạ thường bởi vì nghi vấn đúng đắn chỉ có thể được đặt ra bởi một cái trí mà đã thực sự tìm hiểu tất cả điều này, đã thực sự tìm hiểu một cách khách quan, không phải như một người Ấn giáo hay như một người triết lý hay một giáo sư hay một người khoa học, nhưng như một con người. Vì vậy cái trí phải được tự do để tìm hiểu, và khi một cái
trí như thế đặt ra một nghi vấn, nó có giá trị, sức sống, sự quan trọng và chiều sâu. Nhưng làm ơn đừng suy nghĩ rằng trong khi nói điều này tôi đang ngăn cản bạn không đặt ra những câu hỏi.


Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét

HÃY TÌM LẠI CHÍNH MÌNH BẰNG SỰ THỨC TÌNH MỤC ĐÍCH SỐNG

Nhân loại đã thực sự sẵn sàng cho một quá trình chuyển biến nhận thức , một quá trình nở hoa sâu sắc và triệt để của tâm thức đến độ , so với quá trình này thì việc cây cỏ nở hoa 114 triệu năm trước đây , dù cho đẹp đến mấy thì đấy cũng chỉ là sự phản ánh nhạt nhòa ? Liệu con người có thể từ bỏ tầng tầng lớp lớp những cách nghĩ bị bó buộc cũ và trở nên giống như những tinh thể pha lê trong suốt để ánh sang nhận thức xuyên qua dễ dàng ?

Liệu con người có thể thoát ra khỏi trường hấp dẫn của chủ nghĩa vật chất , thoát ra khỏi tình trạng tự đồng nhất mình với hình tướng ?

Khả năng chuyển hóa này cũng là thông điệp chính của những giáo lý sâu sắc để khai thị cho con người .Những người phát đi thông điệp này – như Đức Phật , chúa Jesus và nhiều người khác – là những bông hoa đầu tiên của nhân loại . Họ là những vị Thầy tiên phong , rất hiếm hoi và quý giá vô cùng . Tuy vậy , một sự chuyển hóa rộng khắp chưa thể xảy ra vào thời điểm đó được , nên thông điệp của họ bị bóp méo đi rất nhiều . Ngoại trừ ở một số ít người , tâm thức của con người thời ấy nói chung chưa được chuyển hóa nhiều

Bây giờ thì nhân loại đã sẵn sàng để chuyển hóa chưa ? tại sao lúc này mới thật là thời cơ ? Ban có thể làm gì để thúc đẩy quá trình chuyển hóa nội tại này ? Đặc điểm của nhận thức cũ đầy tính bản ngã là gì và đâu là dấu hiệu của một tâm thức mới đang trổi dậy ?

Những câu hỏi này và một số câu hỏi khác sẽ được đề cập trong cuốn sách này . Quan trọng hơn , quyển sách cũng chính là một công cụ có tính chuyển hóa , xuất phát từ một nhận thức mới đầy tính nổi dậy . Những ý tưởng và khái niệm ở đây tuy quan trọng , nhưng đó cũng là thứ yếu . Chính những tấm bảng chỉ đường giúp bảng chỉ đường giúp bạn đi đến trạng thái thức tỉnh . Trong lúc đọc quyển sách này , một sự chuyển hóa sẽ xảy ra trong bạn

Mục đích chính của quyển sách không phải là để cung cấp thêm thông tin hay những niềm tin mù quáng cho trí năng của bạn , hay cố thuyết phục bạn về một điều gì đó , mà nó mang đến cho bạn một sự chuyển hóa trong nhận thức , tức là thức tỉnh bạn ra khỏi những dòng suy nghĩ miên man ở trong đầu

Nếu được như vậy thì bạn sẽ không chỉ thấy cuốn sách này là “thú vị” . Vì “thú vị” có nghĩa là bạn còn đứng ở bên ngoài , tìm vui với những ý nghĩ , và khái niệm ở trong đầu bạn để tu duy rằng mình đồng ý hay không đồng ý với cuốn sách .

Vì cuốn sách này được viết cho bạn , do đó cuốn sách hoặc rất vô nghĩa đối với bạn , hoặc nó làm cho nhận thức của bạn có sự thay đổi lớn . Tuy nhiên cuốn sách này chỉ có thể thức tỉnh những người đã sẵn sang để tỉnh thức

Tuy nhiên khi có một người vừa tỉnh thức thì biến cố này sẽ tạo nên một quán tính trong tâm thức của tập thể , giúp cho sự tỉnh thức xảy ra dễ dàng hơn ở những người khác . Nếu trong lúc này bạn chưa rõ tỉnh thức nghĩa là gì , thì bạn cũng không cần bận tâm nhiều vể nghĩa của từ ấy , hãy cứ tiếp tục đọc và trong bạn có sự tỉnh thức , thì bạn sẽ hiểu “ tỉnh thức “ có nghĩa là gì

Quá trình tỉnh thức một khi đã bắt đầu ở trong bạn rồi thì không thể đảo ngược lại ; và để cho quá trình này được bắt đầu ,bạn chỉ cần trải qua trạng thái thức tỉnh – dù chỉ tong môt thoáng chốc

Đối với một số người thì một thoáng chốc của trạng thái thức tỉnh đó sẽ xảy đến khi họ đọc cuốn sách này . Còn đối với những người khác thì cuốn sách sẽ giúp họ nhận ra rằng quá trình tỉnh thức đã xảy ra ở trong họ rồi , nhưng bây giờ họ mới nhận ra .

Ở một số người thì quá trình tỉnh thức chỉ xảy ra khi họ gặp phải những mất mát hay khổ đau lớn

Trong khi ở những người khác , là khi họ tiếp xúc với những bậc Thầy hay những giáo lý về tâm linh , hay do đọc cuốn “ Sức mạnh của Hiện tại “ hay những cuốn sách có giá trị tâm linh sống động khác . Hoặc có thể là sự tổng hợp của tất cả những điều ấy . Tuy nhiên , một khi sự thức tỉnh đã bắt đầu ở trong bạn thì cuốn sách này sẽ giúp cho bạn đẩy nhanh và gia tăng cường độ tỉnh thức

Điều căn bản nhất của quá trình thức tỉnh là :

Nhận ra sự mê mờ đang tồn tại trong bạn

Nhận diện bản ngã của bạn khi nó đang nói , đang nghĩ , đang làm một việc nào đó

Nhận ra thói quen suy nghĩ đầy tính băng hoại trong tâm thức của tập thể đang thẩm thấu vào mọi khía cạnh của đời sống , kéo dài thêm tình trạng chưa thức tỉnh

Đó là lý do tôi viết quyển sách này : để nêu lên những khía cạnh chính của bản ngã và cách bản ngã hoạt động trong bạn cũng như trong tâm thức tập thể . Điều này có ý nghĩa quan trọng , vì hai lý do chính .

Trước hết , nếu bạn không nhận ra được những cơ cấu hoạt động của bản ngã , bạn sẽ không nhận diện được nó , và sẽ nhầm lẫn mà liên tục tự đồng hóa mình với bản ngã , tức là vô tình bạn để cho bản ngã chứ ngự lấy bạn , mạo danh là bạn

Thứ hai , tự than việc nhận diện bản ngã ở trong bạn chính là một trong những phương cách giúp cho sự tỉnh thức ở trong bạn được diễn ra . Khi bạn nhận ra sự mê lầm của mình , thì cái làm cho sự nhận biết ấy có thể diễn ra chính là thứ nhận thức mới đang trỗi dậy , đó cũng chính là tỉnh thức .

như ta không thể đấu tranh lại bong tối , hay chống đối lại sự mê mờ . Điều mà ta cần làm là mang ánh sáng của nhận thức vào những nơi tối tăm này

Và bạn chính là Ánh sang đó

Bài đăng phổ biến