30-4-2025 MẶT TRỜI TÂM THỨC: Khi hai số không gặp nhau

Thông điệp yêu thương từ MẶT TRỜI TÂM THỨC

CÁC BẬC THẦY CHỨNG NGỘ CỦA THẾ KỶ 20 -21

XỨ SỞ GIÂY PHÚT HIỆN TẠI

XỨ SỞ GIÂY PHÚT HIỆN TẠI

Quảng cáo online

Chữ chạy

Chào mừng bạn đến với blog MẶT TRỜI TÂM THỨC Email : mattroitamthuc@yahoo.com - Phone 0903070348

Quảng cáo thay đổi

Truyện cười

CHÀO MỪNG CÁC BẠN ĐANG ĐẾN VỚI PHÚT GIÂY HIỆN TẠI

Giây phút hiện tại

Sống trong giây phút hiện tại là một phép lạ. Phép lạ không phải là để đi trên mặt nước.
Phép lạ là đi trên trên hành tinh xanh xinh đẹp này trong trong giây phút hiện tại, biết trân quý sự bình an và vẻ đẹp có sẵn ngay bây giờ.

Thứ Hai, 11 tháng 6, 2012

Khi hai số không gặp nhau

Câu hỏi thứ nhất:
Quan điểm của thầy về thành công trong cuộc
sống đời thường là gì? - tôi sợ thầy chống lại
thành công!

Tôi không chống cái gì mà cũng không ủng hộ cái
gì. Bất kì cái gì xảy ra thì cứ xảy ra. Người ta không
nên chọn lựa - bởi vì với chọn lựa là khổ. Nếu bạn
muốn thành công bạn sẽ vẫn còn khổ. Bạn có thể
thành công, bạn có thể không thành công; nhưng một
điều là chắc chắn: bạn sẽ vẫn còn khổ.
Nếu bạn muốn thành công, và bạn ngẫu nhiên
thành công, bởi tình cờ, điều đó sẽ không thoả mãn
cho bạn - bởi vì đây là cách thức của tâm trí. Bất kì
cái gì bạn có được đều trở thành vô nghĩa, và tâm trí
bắt đầu tiến lên trước bạn. Nó ham muốn thêm nữa,
nữa và nữa - tâm trí không là gì ngoài ham muốn
thêm nữa. Và ham muốn này chẳng bao giờ có thể
được thoả mãn, bởi vì bất kì cái gì bạn có được, bạn
bao giờ cũng có thể tưởng tượng ra hơn nữa. Và
khoảng cách giữa cái 'nữa' đó và cái bạn đã có sẽ vẫn
cứ là một hằng số.
Đây là một trong những điều bất biến nhất trong
kinh nghiệm con người: mọi thứ đều thay đổi, nhưng
khoảng cách giữa cái bạn có và cái bạn muốn có vẫn
cứ là một hằng số.
Albert Einstein nói: Tốc độ của thời gian vẫn còn
là hằng số - đó là hằng số duy nhất. Còn Phật nói: Tốc
độ của tâm trí vẫn còn là hằng số. Và chân lí là ở chỗ
tâm trí và thời gian không phải là hai thứ - chúng cả
hai đều là một; hai cái tên cho cùng một thứ.
Cho nên nếu bạn muốn thành công, bạn có thể
thành công, nhưng bạn sẽ không vừa lòng. Và ý nghĩa
của thành công là gì nếu bạn không vừa lòng? Và điều
này, tôi nói, chỉ là trùng hợp ngẫu nhiên mà bạn mới
có thể thành công; khả năng lớn hơn là ở chỗ bạn sẽ
thất bại, bởi vì bạn không săn đuổi thành công một
mình - hàng triệu người cũng đang săn đuổi.
Trong một đất nước sáu trăm triệu người chỉ một
người mới có thể trở thành thủ tướng - và sáu trăm
triệu người đều muốn là tổng thống hay thủ tướng.
Cho nên chỉ một người thành công, còn toàn thể đám đông thất bại. Khả năng lớn hơn là ở chỗ bạn sẽ thất
bại; về mặt toán học điều đó dường như còn chắc
chắn hơn là thành công.
Nếu bạn thất bại, bạn cảm thấy thất vọng; cả đời
bạn dường như là cực kì lãng phí. Nếu bạn thành
công, bạn lại chẳng bao giờ thành công; nếu bạn thất
bại, thì bạn thất bại - đây là toàn bộ trò chơi.
Bạn nói rằng bạn ngờ là tôi chống lại thành công -
không, tôi đâu có chống lại. Bởi vì nếu bạn chống lại
thành công, thế thì bạn lại có ý tưởng khác về việc
thành công; đó là: làm sao vứt bỏ cái vô nghĩa này
của việc thành công. Thế thì bạn có ý tưởng khác... lại
một khoảng cách, lại ham muốn.
Bây giờ, đây là điều làm cho mọi người thành sư,
làm cho mọi người vào tu viện. Họ chống lại thành
công. Họ muốn đi ra khỏi thế giới này, nơi có cạnh
tranh - họ muốn trốn thoát khỏi nó để cho không có
khiêu khích, không có cám dỗ; họ có thể nghỉ ngơi
trong mình. Và họ cố gắng không ham muốn thành
công - nhưng đây là một ham muốn! Bây giờ họ có ý
tưởng về thành công tâm linh: làm sao thành công và
trở thành một Phật, làm sao thành công và trở thành
một Christ, làm sao thành công và trở thành một
Mahavira. Lại một ý tưởng, lại khoảng cách, lại ham
muốn - lại toàn bộ trò chơi.
Tôi không chống lại thành công; đó là lí do tại sao
tôi ở trong thế giới này bằng không tôi đã trốn đi rồi.
Tôi không ủng hộ nó, tôi không chống lại nó. Tôi nói:
Là mẩu gỗ trôi giạt - bất kì cái gì xảy ra, cứ để cho nó
xảy ra. Đừng có chọn lựa của riêng bạn. Bất kì cái gì
đến trên con đường của bạn, đón chào nó. Đôi khi nó
là ngày, đôi khi nó là đêm; đôi khi nó là hạnh phúc,
đôi khi nó là bất hạnh - bạn vô chọn lựa, bạn chấp
nhận bất kì cái gì đang là hoàn cảnh.
Đây là điều tôi gọi là phẩm chất của con người
tâm linh. Đây là điều tôi gọi là tâm thức tôn giáo.
Không ủng hộ không chống đối - bởi vì nếu bạn ủng
hộ, thì bạn sẽ chống đối; nếu bạn chống đối, thì bạn sẽ
ủng hộ. Và khi bạn ủng hộ cái gì đó hay chống đối cái
gì đó, bạn đã chia sự tồn tại ra làm đôi. Bạn có chọn
lựa, và chọn lựa là địa ngục. Vô chọn lựa mới là thoát
khỏi địa ngục.
Để cho mọi sự hiện hữu đi. Bạn chỉ di chuyển, tận
hưởng bất kì cái gì trở nên sẵn có. Nếu thành công có
đó, tận hưởng nó. Nếu thất bại có đó, tận hưởng nó -
bởi vì thất bại cũng đem lại vài niềm vui mà không
thành công nào có thể đem lại được. Thành công cũng
đem lại vài niềm vui mà không thất bại nào có thể
đem lại. Và một người không có ý tưởng nào của
riêng mình thì có khả năng tận hưởng mọi thứ, bất kì
cái gì xảy ra. Nếu người đó mạnh khoẻ, người đó tận
hưởng mạnh khoẻ; nếu người đó ốm yếu, người đó
nghỉ trên giường và tận hưởng ốm yếu.
Bạn đã bao giờ tận hưởng ốm yếu chưa? Nếu bạn
chưa tận hưởng nó thì bạn bỏ lỡ nhiều đấy. Chỉ nằm
ra trên giường không làm gì cả, không lo nghĩ về thế
giới, và mọi người chăm sóc bạn, và bạn bỗng nhiên
trở thành quốc vương - mọi người chú ý, lắng nghe,
yêu mến. Và bạn chẳng có gì mà làm cả, không lo
nghĩ trong thế giới. Bạn chỉ nghỉ ngơi. Bạn nghe chim
hót, bạn nghe nhạc, hay bạn đọc một chút, rồi ngủ lơ
mơ. Điều đó thật tuyệt! Nó có cái đẹp riêng của nó. 

Nhưng nếu bạn có ý tưởng rằng bạn bao giờ cũng
phải mạnh khoẻ, thế thì bạn sẽ khổ.
Khổ tới bởi vì chúng ta chọn lựa. Phúc lạc là khi
chúng ta không chọn lựa.
"Quan điểm của thầy về thành công trong cuộc
sống đời thường là gì?" Quan điểm của tôi là: Nếu
bạn có thể bình thường, thì bạn thành công.
Bệnh nhân phàn nàn với bạn bè mình: "Sau khi
mất một năm và ba nghìn đô la với nhà tâm thần kia,
ông ấy bảo tôi đã được chữa khỏi rồi. Chữa khỏi rồi!
Một năm trước đây tôi còn là Abraham Lincoln - bây
giờ tôi chẳng là ai cả."
Đây là ý tưởng của tôi về thành công: Là không ai
cả. Không cần phải là Abraham Lincolns, không cần
là Adolf Hitlers. Chỉ là người thường, không ai cả, và
cuộc sống sẽ cực kì vui vẻ với bạn. Đơn giản. Đừng
tạo ra phức cảm quanh mình. Đừng tạo ra đòi hỏi. Bất
kì cái gì tới theo cách riêng của nó, bạn đón nhận nó
như món quà, ân huệ của Thượng đế, và tận hưởng và
vui sướng trong nó. Và niềm vui có hàng triệu vẫn
mưa rào lên bạn, nhưng bởi vì tâm trí đòi hỏi của
mình mà bạn không thể thấy được chúng. Tâm trí bạn
vội vã để được thành công, để là ai đó đặc biệt, đến
mức bạn bỏ lỡ mọi niềm vinh quang đang có sẵn.
Bình thường là phi thường. Đơn giản tức là đã về
nhà.
Nhưng điều đó còn tuỳ: chính với từ 'bình thường'
và bạn bắt đầu cảm thấy vị đắng hơn - thường thế
sao? mình mà lại bình thường sao? Có thể người nào
đó khác là bình thường nhưng bạn đặc biệt. Cái điên
khùng này, cái loạn thần kinh này tồn tại trong tâm trí
mọi người.
Người Arabs có một chuyện cười đặc biệt về điều
đó. Họ nói rằng khi Thượng đế tạo ra con người, ông
ấy thì thào điều gì đó vào tai từng cá nhân và ông ấy
nói: "Ta chưa bao giờ làm một người đàn ông giống
như con hay người đàn bà giống như con - con là đặc
biệt. Mọi người khác đều chỉ là người thường."
Ông ấy cứ chơi cái trò đùa này và mọi người tới
thế giới đầy những chuyện nhảm nhí này - rằng
"Mình là đặc biệt. Đích thân Thượng đế đã nói thế,
rằng mình là duy nhất." Bạn có thể không nói thế bởi
vì bạn nghĩ những người thường này sẽ không có khả
năng hiểu nó; bằng không sao phải nói? - không có
nhu cầu nói. Và sao lại tạo ra rắc rối cho bản thân
mình? Bạn biết, và bạn tuyệt đối chắc chắn về điều
đó.
Và mọi người đều trong cùng một con thuyền:
chuyện đùa này không chỉ được chơi trên bạn.
Thượng đế cứ chơi cùng trò đùa này cho mọi người.
Có thể ngài đã dừng việc làm điều đó và ngài chỉ gắn
cái máy tính vào cứ lặp lại cùng một điều, một thiết bị
máy móc.
Điều đó tuỳ thuộc vào cách bạn diễn giải. Từ
'bình thường' là cực kì có ý nghĩa - nhưng điều đó còn
tuỳ! Nếu bạn hiểu... Những cây này là bình thường.
Chim chóc này là bình thường. Mây là bình thường. 

Các ngôi sao là bình thường. Đó là lí do tại sao chúng
không loạn thần kinh. Đó là lí do tại sao chúng không
cần tràng kỉ của nhà tâm thần nào. Chúng lành mạnh,
chúng đầy nhựa sống và cuộc sống. Chúng đơn giản
là bình thường! Không cây nào điên mà đi cạnh tranh,
và không chim chóc nào bận tâm tới con chim quyền
lực nhất trên thế giới - không chim chóc nào quan tâm
tới điều đó. Nó đơn giản cứ làm việc của mình, và tận
hưởng nó. Nhưng điều đó tuỳ thuộc vào diễn giải của
bạn.
Một ông bố đưa đứa con trai nhỏ tới nhà hát thành
phố để mở mang văn hoá. Người chỉ huy bước ra với
que chỉ huy, rồi một nữ danh ca lớn cũng bước ra, và
cô ấy bắt đầu hát bản aria. Khi người chỉ huy vẫy que
chỉ huy, đứa bé nói, "Bố ơi, sao ông kia lại đánh cô
kia?"
Người bố nói, "Ông ấy không đánh cô ấy đâu -
đấy là người chỉ huy."
"Thế nếu ông ấy không đánh cô ấy thì sao cô ấy
lại hét lên?" đứa bé hỏi.
Bất kì điều gì bạn thấy trong cuộc sống đều là
diễn giải của bạn. Với tôi, từ 'thông thường' là cực kì
có ý nghĩa. Nếu bạn nghe tôi, nếu bạn nghe thấy tôi,
nếu bạn hiểu tôi, bạn sẽ muốn chỉ là bình thường. Và,
là bình thường thì không cần tranh đấu cho nó. Nó đã
có rồi.
Thế thì mọi tranh đấu biến mất, mọi xung đột biến
mất. Bạn đơn giản bắt đầu tận hưởng cuộc sống khi
nó tới, khi nó hiển lộ ra. Bạn tận hưởng tuổi thơ, bạn
tận hưởng tuổi thanh xuân, bạn tận hưởng tuổi già -
bạn tận hưởng cuộc sống của mình và bạn cũng tận
hưởng cái chết của mình. Bạn tận hưởng mọi mùa
quanh năm - và từng mùa có cái đẹp riêng của nó, và
từng mùa có cái gì đó cho bạn, niềm cực lạc nào đó
của riêng nó.
Câu hỏi thứ hai:
Thầy không bao giờ mệt vì nói sao? Sao thầy cứ
nói đều đặn mọi sáng vậy? Đôi khi thầy không
cảm thấy thích đi nghỉ sao?
Tôi không phải là Thượng đế của người Ki tô
giáo. Thượng đế của Ki tô giáo đã tạo ra thế giới
trong sáu ngày và ngày thứ bảy ông ấy nghỉ; do đó,
chủ nhật là ngày nghỉ. ''Holiday' - ngày nghỉ, nghĩa là
ngày linh thiêng, ngày nghỉ của Thượng đế.
Tại phương Đông chúng ta chưa bao giờ biết tới
bất kì Thượng đế nào nghỉ cả. Chính cái ý tưởng này
là ngu xuẩn: Thượng đế và nghỉ ngơi sao? Nghỉ ngơi
là cần nếu điều bạn đang làm không phải là của trái
tim bạn; thế thì bạn mệt mỏi. Khi nó là từ trái tim bạn
và từ tình yêu của bạn, bạn không mệt; trong thực tế,
bạn được nó nuôi dưỡng. 

Nói với các bạn, tôi cảm thấy được nuôi dưỡng.
Sau khi nói với bạn tôi cảm thấy nhiều năng lượng
hơn bao giờ - bởi vì đấy là tình yêu của tôi. Tôi tận
hưởng nó! Đấy không phải là làm việc.
Bạn có thể bị mệt nếu bạn làm việc. Nếu bạn
chơi, làm sao bạn bị mệt được? Người ta chưa từng
nghe nói về người bị mệt bởi vì chơi cả. Trong thực
tế, khi mọi người bị mệt vì công việc, họ đi chơi xem
như việc nghỉ - họ thư dãn. Sáu ngày họ đã làm việc
trong văn phòng, trong xưởng máy, tại chợ; ngày thứ
bẩy họ đi câu cá, hay họ đi chơi golf - họ chơi. Họ
mời bạn bè đi picnic; họ đi xe bò trên núi. Đó là nghỉ
ngơi.
Với tôi, mọi ngày đều là ngày nghỉ. Nếu bạn yêu
bất kì cái gì mình đang làm, bạn chẳng bao giờ mệt vì
nó cả; nó là việc nuôi dưỡng, nó là việc cho năng
lượng, nó là việc truyền sức sống.
Nhưng tôi có thể hiểu được câu hỏi này. Câu hỏi
này là từ Yoga Chinmaya - toàn bộ khái niệm của anh
ấy về làm việc là sai. Anh ấy làm việc rất miễn cưỡng.
Anh ấy cố gắng vất vả để tránh công việc. Anh ấy tìm
ra các cách thức và phương tiện để thoát khỏi công
việc. Anh ấy cứ trì hoãn và anh ấy bao giờ cũng sẵn
sàng ở đó với cái cớ tại sao công việc của mình lại bị
trì hoãn. Anh ấy không yêu công việc. Do đó mới có
câu hỏi này.
Câu hỏi này không liên quan tới tôi - các bạn bao
giờ cũng nhớ - câu hỏi là của bạn, không phải của tôi.
Nó chỉ ra điều gì đó về bạn.
Một hôm Mulla Nasruddin nói với tôi: "Osho ơi,
thầy có biết khác biệt giữa phản ứng của phụ nữ Pháp,
phụ nữ Anh và phụ nữ Do Thái khi cô ấy được chồng
hôn trên giường không?"
Tôi nói, "Không, tôi không biết - bạn nói cho tôi
đi."
Anh ta nói, "Phụ nữ Pháp sẽ nói: 'Ô là la, Pierre,
cái hôn của anh là ô là la.'
"Phụ nữ Anh nói, 'Hôn cừ lắm - em nói, Winston
ơi cái hôn của anh hôn cừ lắm!'
"Phụ nữ Do Thái nói, 'Anh biết đấy, Sam, trần
nhà cần sơn lại.'"
Điều đó tuỳ thuộc vào cách bạn nhìn vào mọi sự...
Bây giờ, Yoga Chinmaya giống như phụ nữ Do Thái.
Cái nhìn của anh ấy về cuộc sống không phải là cái
nhìn của tâm thức vui sướng. Anh ấy chỉ tránh né.
Anh ấy chỉ cứ đi tìm thật nhiều cớ. Năng lượng mà
anh ấy đặt vào việc đi tìm cớ sẽ đủ để làm việc. Và
thế rồi anh ấy cảm thấy mặc cảm và xấu hổ.
Công việc là sự tôn thờ. Công việc là lời cầu
nguyện.
Trong khi tôi đang nói với các bạn, đấy là việc
cầu nguyện với tôi, đấy là việc tôn thờ. Bạn là ngôi
đền của tôi, thượng đế của tôi. Bất kì điều gì tôi nói,
tôi không chỉ nói để thuyết giảng điều gì đó. Thuyết
giảng là sản phẩm phụ, là hệ quả. Bất kì điều gì tôi
nói cũng đều là lời cầu nguyện - nó là tình yêu, nó là sự quan tâm. Tôi quan tâm tới các bạn; tôi quan tâm
cũng như hoạ sĩ quan tâm tới bức vẽ của mình.
Bạn đã bao giờ nghe nói tới Van Gogh đi nghỉ
không? Bạn đã bao giờ nghe nói tới Picasso đi nghỉ
không? - vâng, bạn phải đã nghe nói rồi. Ông ấy hay
đi nhiều kì nghỉ, nhưng bao giờ cũng cùng với vải vẽ
và bút vẽ của mình; vào kì nghỉ ông ấy cũng sẽ vẽ.
Đấy không phải là ngày nghỉ không vẽ.
Khi bạn yêu cái gì đó, thì không có ngày nghỉ - và
thế thì mọi ngày của bạn đều là ngày nghỉ. Từng ngày
với tôi đều là chủ nhật, đầy ánh sáng - đó là lí do tại
sao tôi gọi nó là chủ nhật. Từng ngày với tôi đều là
chủ nhật bởi vì nó đầy tính thiêng liêng.
Thái độ của Chinmaya với cuộc sống là thái độ
của người theo thuyết thực lợi. Điều đó không phải là
vui đùa. Anh ấy lo nghĩ về công việc, căng thẳng về
nó. Điều đó nữa cũng có lí do: anh ấy là người cầu
toàn - và chủ nghĩa cầu toàn là căn nguyên gốc rễ của
mọi chứng loạn thần kinh. Người cầu toàn là người
thần kinh; chẳng chóng thì chầy người đó sẽ tạo ra
ngày càng nhiều chứng thần kinh xung quanh mình.
Tôi không phải là người cầu toàn. Tôi không bận
tâm chút nào về việc là người cầu toàn. Tôi là người
mang tính toàn thể. Tôi thích mọi thứ trong tính toàn
bộ của nó, nhưng tôi chưa bao giờ bận tâm về tính
toàn thiện của chúng. Chẳng cái gì có thể hoàn hảo
trong thế giới này - và trong thực tế không cái gì nên
hoàn hảo trong thế giới này, bởi vì bất kì khi nào một
thứ hoàn hảo thì nó đều chết.
Một nhà thơ đã sống với tôi trong vài năm. Ông
ấy viết đi, viết lại, lại xoá bỏ nó đi, viết lại lần nữa -
trong nhiều ngày cuối cùng ông ấy sẽ trau chuốt thơ
của mình. Và vào lúc ông ấy cảm thấy nó đã hoàn
hảo, tôi sẽ công bố nó đã chết.
Thoáng nhìn đầu tiên là cái gì đó sống động - nó
không hoàn hảo, có những khiếm khuyết trong nó.
Thế rồi ông ấy cứ cải tiến nó, loại bỏ mọi khiếm
khuyết, đem vào ngày một nhiều nhịp thơ, văn phạm,
cách diễn đạt hay hơn, lời đẹp hơn, lời mang âm
hưởng hơn, nhiều nhạc tính hơn. Trong nhiều tháng
ông ấy sẽ trau chuốt và sửa chữa, và vào lúc ông ấy
cho là đã đến lúc đưa ra báo chí thì tôi tuyên bố, "Bây
giờ, ông đưa nó tới bác sĩ để làm giải phẫu tử thi đi -
nó chết rồi! ông đã giết chết nó."
Quan sát xem: bố mẹ cầu toàn bao giờ cũng giết
chết con cái mình. Các thánh nhân cầu toàn tự giết
chết chính mình và giết chết các tín đồ của họ. Rất
khó sống với thánh nhân cầu toàn - ông ấy chán thế,
đơn điệu và luôn kết án. Bất kì khi nào bạn tới ông ấy
thì ông ấy sẽ nhìn theo thái độ cầu toàn của mình, và
bạn sẽ bị rút xuống dưới tính người của mình. Và ông
ấy sẽ tận hưởng việc kết án bạn - bạn là tội nhân. Điều
này là sai, điều kia là sai - mọi thứ đều sai.
Tôi không phải là người cầu toàn. Tôi chấp nhận
bạn với mọi nhược điểm con người của bạn, với mọi
khiếm khuyết con người của bạn, với mọi giới hạn
con người của bạn. Tôi yêu bạn như bạn đang thế.
Tôi không nói cứ cẩu thả - đó lại là một cực đoan
khác. Điều đó nghĩa là bạn không quan tâm chút nào
tới mọi điều bạn làm. Người cầu toàn quan tâm quá nhiều - người đó không lo nghĩ về công việc, người
đó lo nghĩ về hoàn hảo. Người đó có ý tưởng phải
hoàn thành. Còn người cầu thả lại chẳng quan tâm
chút nào. Với người cầu thả, thơ ca sẽ chẳng bao giờ
được viết ra, còn với người cầu toàn nó sẽ được viết
ra cả nghìn lẻ một lần - và vào lúc người đó công bố
rằng người đó thoả mãn, thơ sẽ chết.
Chỉ giữa hai điều này, ở đâu đó mới là cách tiếp
cận toàn thể. Đừng là người cầu thả, đừng là người
cầu toàn - là con người thôi!
Chinmaya đã bị ung thư dạ dầy bởi vì thái độ cầu
toàn của mình. Anh ấy trở nên lo lắng quá nhiều; anh
ấy phải làm mọi thứ hoàn hảo nhất có thể được - đấy
là ám ảnh. Khi nó là ám ảnh, thế thì tất nhiên bạn bị
mệt mỏi, mệt đến chết vì nó. Bạn muốn tránh né nó,
bởi vì một khi bạn đem bất kì việc nào vào tay mình
thì bạn sẽ phát điên, bạn sẽ trở nên bị ám ảnh.
Người ta cần cân bằng. Cân bằng là lành mạnh,
cân bằng là mạnh khoẻ.
Tôi không mệt chút nào. Và nếu ngày nào đó tôi
mệt, tôi sẽ không nói với các bạn - bởi vì tôi sẽ không
bao giờ ép buộc cái gì lên mình cả. Tôi không ép buộc
điều gì lên bạn, làm sao tôi có thể ép buộc cái gì lên
tôi được? Nếu tôi mệt thì kết thúc thôi! Nếu tôi không
cảm thấy thích nói, thế thì tôi có thể dừng ngay giữa
bài nói của mình, hay thậm chí ngay giữa câu - tôi sẽ
không hoàn thành nó, nhớ lấy. Khoảnh khắc tôi cảm
thấy rằng tôi mệt, đấy là chỉ dẫn, một chỉ dẫn chắc
chắn, rằng bây giờ tôi phải dừng. Và tôi sẽ không đợi
dù chỉ một khoảnh khắc để dừng. Đó là cách tôi sống.
Tôi không ép buộc cái gì lên bản thân mình. Bất
kì cái gì tự nhiên cũng đều tốt. Thoải mái là phải!
Câu hỏi thứ ba:
Tôi đang đánh mất đi mọi ý nghĩa, mục đích,
cảm giác trong mọi thứ. Thế giới này là một
đống những đốm sáng lấp lánh. Tôi đang... tôi
không đang... tôi đang... tôi không đang quay,
xoay tròn, một cơn lốc xoáy... trong không gian
đó không có ý nghĩa. Tôi không hạnh phúc, tôi
không buồn. Thậm chí chẳng có gì để hiểu,
dường như vậy. Thế rồi, khi tôi quay về thực tại
thường lệ, tôi thấy tôi đi tìm ý nghĩa để cho
cuộc sống một chất liệu nào đó. Ý nghĩa đó là
tình yêu. Phải chăng tình yêu là cái gì đó đi đôi
với chiều hướng con người? Phải chăng nó là
cái gì đó chúng ta tạo ra, hay nó là tất cả những
cái đang có đó và ở đây cho chúng tôi khám
phá? Xin cám ơn thầy về việc tạo ra không gian
tình yêu cho chúng tôi!!
Câu hỏi này là từ Divya.

Ý nghĩa tối thượng bao giờ cũng giống như vô
nghĩa. Điều tối thượng chắc chắn là sự trống rỗng của
tất cả những cái có nghĩa mà bạn có thể tưởng tượng
ra, tất cả những cái có nghĩa mà bạn muốn nó có - đấy
là sự trống rỗng của tất cả những cái đó. Nó là sự
trống rỗng của các ý tưởng con người. Nó là sự trống
rỗng của các triết lí con người, thượng đế học. Nó là
sự trống rỗng của tôn giáo con người, các ý thức hệ.
Nó là sự trống rỗng của ngôn ngữ con người và việc lí
thuyết hoá của con người.
Cho nên khi bạn bắt đầu tới gần hơn với điều tối
thượng, với hiện thực thực sự, bạn bắt đầu cảm thấy
rằng tất cả mọi ý nghĩa đều bị mất. Vâng, ý nghĩa của
bạn bị mất đi. Điều tối thượng không có gì giống như
ý nghĩa của bạn cả, nó chẳng có gì để hoàn thành các
ý tưởng của bạn về ý nghĩa - nhưng điều đó không có
nghĩa là nó không có ý nghĩa chút nào. Nó có ý nghĩa
của riêng nó.
Một khi bạn đã đi tới điểm mà ý nghĩa của bạn
biến mất, thế thì ý nghĩa thực xuất hiện. Trong thực
tế, thậm chí gọi nó là 'ý nghĩa' cũng không đúng bởi vì
nó không hoàn thành bất kì khái niệm nào của con
người. Nhưng dầu vậy tôi vẫn muốn gọi nó là ý nghĩa
bởi vì không có từ khác về bản chất; ý nghĩa không
mang tính bên ngoài.
Ý nghĩa của con người là bên ngoài, chưa bao giờ
bên trong cả. Bạn làm điều gì đó, bạn kiếm tiền, và ai
đó hỏi, "Ý nghĩa của việc kiếm tiền là gì?" Và bạn
nói, "Tôi muốn có ngôi nhà riêng của mình - đó là lí
do tại sao. Đó là lí do tại sao tôi lại kiếm tiền." Ý
tưởng về việc có ngôi nhà riêng của mình đem lại ý
nghĩa cho nỗ lực mà bạn phải làm để kiếm tiền. Tiền
bản thân nó dường như là vô nghĩa. Ý nghĩa tới từ đâu
đó khác. Tất cả các hoạt động của con người đều
giống thế.
Hoạt động của con người được phân chia ra giữa
phương tiện và mục đích. Mục đích có ý nghĩa, và
bạn cứ làm hoạt động thành ý nghĩa bởi vì không có
nó thì sẽ không có mục đích. Nhưng ý nghĩa tối
thượng lại không có sự phân chia, không chia chẻ.
Thượng đế là không chia chẻ được theo bất kì cách
nào; Thượng đế không phân liệt theo bất kì cách nào.
Thượng đế là sự thống nhất, nhất trí. Ý nghĩa là thực
chất. Phương tiện và mục đích không có đó. Bản thân
phương tiện là mục đích và bản thân cuộc hành trình
là mục tiêu.
Chẳng hạn, tôi đang nói với bạn - bây giờ, nếu tôi
đang nói với bạn để được cái gì đó từ nó, thế thì đấy
là hoạt động trần tục, thế thì nó chẳng liên quan gì với
tôn giáo cả. Nghe điều đó một cách thật sâu sắc đi.
Nếu tôi nói ở đây để kiếm được cái gì đó từ việc nói
của mình như một mục đích - tiền bạc, quyền lực, uy
tín, kính trọng... bất kì cái gì - thế thì hoạt động của
tôi là trần tục.
Nếu tôi nói chỉ từ tình yêu của tôi, nếu tôi tận
hưởng bản thân việc nói - không phải là vì cái gì đó
bên ngoài đang chờ đợi tôi mà sẽ làm cho tôi hạnh
phúc - nếu tôi hạnh phúc trong khi nói, nếu tôi hạnh
phúc khi tôi đang nói, nếu việc nói của tôi là hoạt
động toàn bộ trong chính nó, phương tiện và mục đích
là cùng nhau, thế thì đấy là hoạt động tâm linh. 

Đó là khác biệt giữa tu sĩ và thánh nhân. Tu sĩ nói
để kiếm cái gì đó từ việc nói; thánh nhân nói để chia
sẻ. Thánh nhân cảm thấy biết ơn bạn rằng bạn đã nghe
ông ấy, rằng bạn trở thành có sẵn cho ông ấy, rằng
bạn cởi mở trái tim mình cho ông ấy, rằng bạn cho
phép ông ấy được làm nhẹ lòng ông ấy - ông ấy có
của cải và kho báu vô biên và ông ấy muốn chia sẻ
nó. Ông ấy giống như đoá hoa muốn chia sẻ hương
thơm của nó cho gió - chẳng để thu được cái gì từ
việc đó cả.
Điều tối thượng có ý nghĩa, nhưng ý nghĩa này lại
không bị hoen ố bởi ý tưởng con người về ý nghĩa -
nó là điều bản chất. Đó là lí do tại sao người Hindu lại
nói rằng đấy là một hoạt động vui đùa.
Bạn đi dạo buổi sáng, thế thì bạn không có ý
tưởng nào; bạn chỉ tận hưởng việc đi dạo buổi sáng.
Bạn vẫn đi qua cùng con đường đó, theo cùng hướng
đó, tới văn phòng của mình nữa, nhưng thế thì nó
không phải là bản chất - bạn phải đi trên con đường
này bởi vì bạn phải tới văn phòng. Bạn đang vội vã,
hối hả - thế thì bạn không thấy cây cối hai bên đường,
bạn không thấy mây bay qua bầu trời, bạn không thấy
trẻ con chơi đùa, bạn không thấy chó sủa - bạn chỉ xô
đi. Cái nhìn của bạn rất hẹp. Nó bị hội tụ vào mục
tiêu: bạn phải tới văn phòng vào đúng mười một giờ.
Bạn không quan tâm tới mọi thứ đang diễn ra xung
quanh. Nhưng khi bạn đi dạo buổi sáng, bạn không
định đi đâu cả - bạn đơn giản tận hưởng. Chính hoạt
động đi dạo sung sướng thế: làn gió thoảng, mặt trời
buổi sáng, chim chóc, trẻ con, tiếng động - mọi thứ!
Và bạn không đi đâu cả.
Thượng đế không đi đâu cả. Ngài đơn giản ở đây
bây giờ. Hoạt động của ngài không mang tính mục
đích. Phương tiện và mục đích là cùng một điều.
Hành trình là mục tiêu.
Bạn hỏi: Tôi đang đánh mất đi mọi ý nghĩa ... -
tuyệt vời thế! Thần thoại thế! Vĩ đại thế! Đánh mất
nhanh nhất có thể được, đừng níu bám - ... vào mục
đích và ý nghĩa trong mọi thứ. Tuyệt vời! Khi tất cả ý
nghĩa, mục đích và nghĩa đều mất đi, thì điều thiêng
liêng sẽ gửi mục đích thiêng liêng, ý nghĩa thiêng
liêng được hiển lộ ra. Bạn đang trở nên sẵn sàng - sẵn
sàng nhận được món quà.
Thế giới này là một đống những đốm sáng lấp
lánh. Tôi đang... tôi không đang... tôi đang... tôi
không đang.
Tốt! Đấy là cách thức đấy, nếu bạn trở nên nhận
biết, bạn sẽ đi tới việc cảm: khi hơi thở đi ra, bạn sẽ
cảm thấy 'mình không có', khi hơi thở đi vào, bạn sẽ
cảm thấy 'mình có'. Có nhịp điệu. Đây là nhịp điệu
của cuộc sống và cái chết. Từng khoảnh khắc bạn chết
đi và bạn được tái sinh. Từng khoảnh khắc bạn biến
mất và bạn lại xuất hiện lại. Từng khoảnh khắc bạn đi
vào trong cái không và bạn đi ra từ nó lần nữa. Từng
khoảnh khắc bạn trở thành cái không, và từng khoảnh
khắc bạn lại vật chất hoá. Đây là phép mầu ảo thuật
của sự tồn tại - đây là điều bí ẩn.
Đây là nhịp điệu bên trong của bạn. Nếu bạn trở
nên nhận biết, bạn sẽ bắt đầu cảm thấy nó. Điều đó là
tốt. Cứ quan sát nó. Đừng sợ và đừng cố gắng trốn
thoát khỏi nó - bởi vì khi bỗng nhiên bạn cảm thấy 'mình không có', thì nỗi sợ phát sinh; bạn bắt đầu níu
bám lấy mọi thứ. Bằng cách nào đó, bạn muốn cảm
thấy bạn có. Bạn không muốn biến mất, bạn không
muốn chết. Nếu nỗi sợ này có đó, bạn sẽ bỏ lỡ cơ hội
lớn lao này - cái chết đã trở thành sẵn có cho bạn.
Khi bạn không có, thì bạn không có - thế thì đơn
giản là không hiện hữu thôi! Còn khi bạn có, thì lại
hiện hữu. Và đừng cho rằng có mâu thuẫn trong nó.
Bạn phải đang nghĩ có mâu thuẫn đây; đó là lí do tại
sao bạn nói: ... quay, xoay tròn, một cơn xoáy lốc...
Không, đấy đơn giản là nhịp điệu. Tận hưởng nó đi!
Biến mất khi bạn biến mất; xuất hiện khi bạn xuất
hiện. Và đừng khao khát cái khác, chỉ là cái đang đó.
Và chẳng mấy chốc bạn sẽ thấy hiện tượng mới
nảy sinh trong mình: nhân chứng - cái không bao giờ
biến mất và không bao giờ xuất hiện. Khi bạn không
có, thì thế nữa nhân chứng vẫn có đó; bằng không ai
sẽ biết 'mình không có'? Khi bạn có, thì thế nữa nhân
chứng cũng có đó, bằng không ai sẽ biết 'mình có
đây'?
'Tôi đang, tôi không đang' là giống như việc thở -
thở vào, thở ra. Cho phép nó.... Nghỉ ngơi sâu sắc
trong nó. Và xoáy tròn và cuộn xoáy và xoáy lốc, tất
cả những cảm giác đó sẽ biến mất và an bình lớn lao
sẽ giáng xuống bạn - như nó đã giáng xuống ngày nào
đó vào Jesus như một sứ giả hoà bình. An bình lớn sẽ
giáng xuống bạn, và trong an bình đó cái gì đó mới
mẻ sẽ được biển lộ ra - đó là nhân chứng. Bạn không
phải là cái đó. Nhân chứng đó là điều Thượng đế là gì
- nhân chứng cho tất cả mọi sự.
Tôi không hạnh phúc, tôi không buồn. Thậm chí
chẳng có gì để hiểu, dường như vậy. Đây là thời kì
chuyển tiếp Trước khi bạn thực sự trở nên hạnh phúc,
trước khi bạn thực sự đạt tới anand - phúc lạc - thì
khoảnh khắc này tới khi bạn không buồn cũng chẳng
hạnh phúc. Khác biệt lớn nảy sinh. Bạn đơn giản cảm
thấy không bị gắn bó vào bất kì cái gì: hạnh phúc, bất
hạnh - bạn trở thành người bàng quan với cả hai điều
này.
Chẳng chóng thì chầy, khi thời gian chín muồi và
mùa vụ đã tới với bạn, bỗng nhiên bạn sẽ thấy phúc
lạc nảy sinh trong mình. Phúc lạc đó chẳng liên quan
gì tới hạnh phúc thông thường của bạn cả. Hạnh phúc
thông thường của bạn bao giờ cũng mang hạt mầm
của bất hạnh trong nó. Hạnh phúc thông thường của
bạn bao giờ cũng biến thành bất hạnh - và bạn biết
điều đó! Bạn đã kinh nghiệm điều đó cả nghìn lẻ một
lần rồi. Bất hạnh của bạn mang bên trong nó hạt mầm
của hạnh phúc. Trong tiếng cười của bạn có cả nước
mắt - có thể là không thấy được, nhưng chúng có đó.
Và trong nước mắt của bạn cũng có tiếng cười.
Tôi đã nghe, nhiều lần, tiếng cười trong nước mắt
của bạn, và tôi đã thấy nước mắt nhiều lần trong tiếng
cười. Bạn mang nhị nguyên.
Thời kì chuyển tiếp này tới khi bạn trở nên ít bị
gắn bó với nhị nguyên, khi bạn bắt đầu hiểu rằng
tiếng cười và nước mắt không phải là hai thứ tách
biệt. Không có gì để chọn lựa cả: tiếng cười sẽ đem
lại nước mắt, nước mắt đem lại tiếng cười, cho nên
phỏng có ích gì mà chọn lựa? Bạn trở thành ít kén cá chọn canh hơn, thế thì bạn không buồn cũng không
hạnh phúc.
Đây là điều được gọi là im lặng, an bình. Nếu bạn
được hài hoà với nó một cách toàn bộ, thế thì phúc
lạc, cực lạc sẽ nảy sinh. Cực lạc đó không có hạt mầm
của cái gì cả. Nó là thuần khiết. Nó không có nhị
nguyên. Nó không thể biến thành cái đối lập của nó
được - nó không có cái đối lập cho nó. Đó là điều
chúng ta gọi là phúc lạc, anand, cực lạc. Nó không có
cái đối lập; nó đơn giản một mình có đó trong sự
thuần khiết, hồn nhiên tuyệt đối.
Ban đầu con người phải sống trong nhị nguyên -
lúc thì buồn, lúc thì vui, rồi lại buồn, lại vui - và
người đó cứ xoay tròn. Thế rồi nảy sinh an bình nếu
bạn bắt đầu trở nên mang tính quan sát. Đấy là giai
đoạn thứ hai: an bình. Nhị nguyên đang mất dần việc
nắm giữ bạn. Thế rồi cực lạc nảy sinh. Cực lạc là mục
tiêu.
Thượng đế không chỉ im lặng. Có vài tôn giáo đã
dừng lại ở im lặng; họ không phải là tôn giáo hoàn
chỉnh. Chẳng hạn, Jaina giáo đã dừng lại ở an bình,
im lặng. Tôi không cho rằng Mahavira đã dừng lại ở
đó - ông ấy là người cực lạc, vô cùng cực lạc, cực lạc
điên rồ. Nhưng người Jaina đã dừng lại ở an bình.
Phật đã dừng lại ở an bình. Phật tử cũng đã làm điều
đó, họ đã dừng lại ở an bình. Phật không chỉ là con
người của an bình - chắc chắn ông ấy là con người
của an bình, nhưng ông ấy còn hơn thế, ông ấy còn
thêm nữa.
Điểm thêm nữa đó bị mất đi trong Phật giáo; nó
đã có trong Phật, nhưng nó lại mất đi trong Phật giáo.
Cho nên bất kì khi nào một người bắt đầu thiền theo
đường lối Phật giáo thì người đó trở thành có chút ít
dửng dưng với hạnh phúc, bất hạnh. Người đó chắc
chắn trở nên an bình hơn, nhưng an bình của người đó
có phẩm chất nào đó của nỗi buồn trong nó, phẩm
chất nào đó của cái không sống. Trông có vẻ đông
cứng, người đó trông có vẻ hơi chết. Người đó không
rộn ràng, cuộc sống không tưng bừng trong người đó.
Người đó không đầy nhựa sống, người đó không đậm
mầu. Người đó dường như khô héo, như sa mạc,
không nở hoa. Đó là nguy cơ của thiền Phật giáo.
Người ta phải vượt ra ngoài nó.
Bao giờ cũng nhớ rằng an bình không phải là mục
tiêu. Mục tiêu là cực lạc. Chừng nào bạn còn chưa thể
nhảy múa, chừng nào bạn còn chưa thể bỏ bản thân
mình trong điệu vũ, chừng nào điệu vũ của bạn còn
chưa thể trở thành cực thích sâu sắc, chừng nào bạn
còn chưa thể nở hoa, đừng dừng bản thân mình lại ở
giữa cuộc hành trình.
Thậm chí chẳng có gì để hiểu, dường như vậy.
Bạn nói 'dường như' - trong thưc tế nó là vậy. Chẳng
có gì để hiểu cả. Cuộc sống là bí ẩn siêu việt lên trên
việc hiểu. Tất cả mọi việc hiểu đều chỉ là trò chơi trẻ
con. Bạn có thể chơi quanh! Người thực sự chín chắn
đi tới hiểu biết rằng không có gì để hiểu cả. Trong
thực tế, không có ai để hiểu và chẳng có gì để được
hiểu. Cuộc sống là bí ẩn để được sống, không để được
hiểu.
Thế rồi, khi tôi quay về thực tại thường lệ, tôi
thấy tôi đi tìm ý nghĩa để cho cuộc sống một chất liệu
nào đó. Đó là chỗ bạn đi sai. Bạn sẽ phải đem im lặng và an bình trở lại với lề thói thường ngày của mình,
về cuộc sống bình thường. Nếu bạn lại bắt đầu tìm
cách thức và phương tiện nào đó để làm tròn số không
đang nảy sinh trong bạn, để rót đầy cái trống rỗng
đang nảy sinh trong bạn; nếu bạn bắt đầu tìm cách
thức, sự bận bịu, phương pháp, quan hệ, để rót vào lỗ
hổng đang tới trong bạn, để có chất liệu nào đó - thế
thì bạn sẽ trong đống lộn xộn. Bởi vì một mặt một quá
trình vĩ đại đang diễn ra, và mặt khác bạn bắt đầu phá
huỷ quá trình đó. Vẫn còn trong vô chất liệu đi! bởi vì
đó là cách thực tại hiện hữu.
Đó là một trong những thông điệp của Phật, rằng
không có chất liệu gì cả. Vật chất là vô vật chất và
con người không có cái ngã. Chất liệu không tồn tại.
Mọi ham muốn đều có chất liệu nào đó bắt nguồn từ
dốt nát, từ sợ hãi. Bạn là cái không! Cái không sâu
lắng, vực thẳm không đáy. Cho nên đừng sợ hãi - rơi
vào trong nó, cứ rơi vào trong nó đi. Đừng cố gắng
treo bám vào cái rễ nào đó ở đâu đó, vào cành cây nào
đó, hay vào ai đó, vào mối bận tâm nào đó, vào cái gì
đó này khác. Đừng cố gắng treo vào đâu cả - chỉ thả
mình vào trong vực thẳm không đáy này. Thả mình
vào trong đó... thả vào trong đó... bạn biến mất. Bạn
biến mất như làn khói.
Và cái ngày bạn hoàn toàn biến mất chính là ngày
của Niết bàn - thế thì bạn biết mình thực sự là ai.
Con người giống như số không.
Khái niệm số không được sinh ra tại Ấn Độ.
Trong thực tế, chín chữ số và số không là do người
Ấn Độ phát minh ra. Nhưng số không trong bản thân
nó là vô nghĩa. Nó chỉ có nghĩa khi bạn gắn nó với
chữ số nào đó. Nếu bạn đặt nó sau số một, nó trở
thành có nghĩa - một trở thành mười; số không mang
ý nghĩa của việc tương đương với chín. Nếu bạn đặt
nó sau hai, thì nó trở thành hai mươi; bây giờ số
không mang nghĩa của mười chín. Bạn cứ đặt các con
số lớn hơn trước nó và số không cứ trở nên lớn hơn và
lớn hơn mãi, và số không cho cảm giác rất chất liệu.
Đó là điều chúng ta đang làm trong cuộc sống.
Con người được sinh ra giống như số không. Thế rồi
đặt thêm số dư ngân hàng vào trước người đó - người
đó trở thành có giá trị. Thế rồi bảo người đó rằng
"Anh đã trở thành tổng thống của đất nước chúng ta" -
người đó trở thành rất quan trọng. Số không bây giờ
mang nhiều ý nghĩa: người đó có tiền bạc, quyền lực,
uy tín, tên tuổi, danh vọng - thế thì số không trở nên
ngày một mang tính chất liệu hơn. Đó là lí do tại sao
chúng ta khao khát tên tuổi, danh vọng, tiền bạc, uy
tín: đặt cái gì đó vào để cho chúng ta không cảm thấy
trống rỗng.
Nhưng bất kì cái gì bạn làm cũng là vô tích sự,
bởi vì bạn là sự trống rỗng. Cái trống rỗng là bản tính
của bạn. Bạn có thể lừa dối, nhưng bạn không thể
thay đổi được thực tại.
Cho nên đây là gợi ý của tôi, rằng cho dù trong
thực tại bình thường của mình, khi bạn hạ xuống từ
trạng thái thiền, đem theo con số không đó - và đừng
cố gắng rót đầy nó bằng bất kì cái gì, bởi vì điều đó
rất bạo hành. Điều đó là giống như con voi; đó là điều
kinh sách Ấn Độ nói: Con voi đi ra sông, nó tắm,
phun nước lên mình, và rồi bước ra khỏi dòng sông và
ném bụi đất lên mình. Đấy là cách kinh sách Ấn Độ mô tả người đi vào thiền, đạt tới sự thuần khiết của
cái không, quay trở lại, và ném bụi đất lên mình. Điều
đó là ngu xuẩn, điều đó là tự tử. Tránh điều đó. Điều
đó là khuynh hướng tự nhiên, nhưng tránh nó ra.
Đừng là con voi.
Tôi thấy tôi đi tìm ý nghĩa để cho cuộc sống một
chất liệu nào đó. Ý nghĩa đó là tình yêu. Phải chăng
tình yêu là cái gì đó đi đôi với chiều hướng con
người?
Tình yêu đi đôi với chiều hướng con người thì
không thực là tình yêu; nó chỉ là thôi thúc sâu sắc để
rót đầy bản thân mình bằng sự hiện hữu của người
khác, để đặt ai đó khác lên trước số không của bạn để
cho bạn trở thành có nghĩa. Người đàn bà một mình
cảm thấy không có gì; đi cùng chồng, nhìn người đàn
bà này - cô ấy đang đi với một con số, số không đi với
một con số. Người đàn ông một mình cảm thấy trống
rỗng; đi cùng với một người đàn bà anh ta cảm thấy là
ai đó. Người chồng là ai đó! Người chưa vợ là không
ai cả.
Chúng ta cứ đi tìm bằng cách nào đó, với cái gì
đó, để ngáng trở kinh nghiệm về cái không này.
Không, tình yêu của con người không thực sự là
tình yêu. Nó chỉ là thủ đoạn lừa dối. Tình yêu thực là
cái gì đó vượt ra ngoài con người. Và tình yêu thực là
cái gì đó chẳng liên quan gì tới việc rót vào không
gian bên trong - chính là điều ngược lại. Nó có cái gì
đó liên quan tới việc chia sẻ không gian bên trong.
Bạn không đi như kẻ ăn mày tới người khác; bạn đi
như hoàng đế. Bạn không đi ăn xin; bạn đi chia sẻ. Và
nhớ hai từ này.
Nếu bạn xin cái gì đó từ ai đó, thế thì đấy không
phải là tình yêu. Nếu bạn chia sẻ, thế thì đấy là tình
yêu. Việc chia sẻ theo cách nào đó vượt ra ngoài con
người, và vậy mà theo cách nào đó lại ở bên trong khả
năng của con người. Chia sẻ là cây cầu nối con người
với điều thiêng liêng. Đó là lí do tại sao tình yêu lại là
cây cầu nối con người với điều thiêng liêng.
Cho nên đừng cố gắng tìm người bạn, bạn gái, ai
đó để rót vào không gian bên trong của mình. Không.
Tìm ai đó để chia sẻ cùng. Đừng tìm con số - một,
hai, ba - đừng tìm con số. Tìm ai đó cũng là số không.
Khi hai số không gặp nhau, có tình yêu. Khi hai cái
trống rỗng gặp nhau, có tình yêu.
Và nhớ lấy: khi hai số không gặp nhau, không có
hai số không - chỉ có một số không thôi. Không cộng
với không cộng với không - bạn có thể cứ đặt nhiều
số không tuỳ thích, nhưng nó bao giờ cũng đi tới một
số không. Tổng số không bao giờ nhiều hơn một số
không.
Tình yêu là khi hai người biến mất. Tình yêu là
khi người yêu không có và người được yêu cũng
không có. Ngay cả trong những chuyện tình vĩ đại, thì
cũng chỉ hiếm khi mới có những khoảnh khắc mà tình
yêu hiện hữu.
Để tôi nói với các bạn theo cách này: Tôi đã đọc
nhiều bài thơ vĩ đại, nhiều thiên anh hùng ca vĩ đại,
thậm chí trong Shakespeare, trong Kalidas, trong
Tulsidas, trong Milton, trong Dante, chỉ hiếm khi mới
có vài dòng mang tính thơ ca. Thỉnh thoảng chỉ một
đoạn của một dòng là mang tính thơ ca; đôi khi chỉ
một lời, chỉ một sắc thái là mang tính thơ ca. Thậm chí trong chuyện tình lớn thì đấy cũng là cách nó hiện
hữu: chỉ vài khoảnh khắc hiếm hoi mới là từ tình yêu.
Nhưng chỉ khi bạn hoàn toàn biến mất và hai người
không phải là hai và bất nhị tồn tại, và các cá tính
không còn va chạm nữa, các cá tính đã bị vứt bỏ - thế
thì tình yêu xuất hiện. Tình yêu đó có phẩm chất của
vô thời gian. Tình yêu đó có phẩm chất của cầu
nguyện. Tình yêu đó là Thượng đế.
Phải chăng tình yêu là cái gì đó đi đôi với chiều
hướng con người? Nó có thể đi đôi với chiều hướng
con người - nếu bạn làm việc vì nó, nếu bạn tạo ra cơ
hội cho nó, nếu bạn trở thành mong manh với nó. Một
cách tự nhiên, nó không sẵn có. Thông thường nó
không sẵn có. Thông thường chỉ dục là sẵn có, và dục
lại chẳng là gì ngoài phương tiện - upaya - để quên
bản thân mình.
Tỉnh yêu là việc cực kì đáng ghi nhớ lấy, nhận
biết vĩ đại, ngọn lửa rực rỡ không khói. Nhưng nó tồn
tại như hạt mầm trong bạn. Bạn có thể làm nó lớn lên,
bạn có thể lớn lên trong thực tại tình yêu đó. Bạn có
tiềm năng, nhưng nó phải được làm thành thực tại.
Phải chăng nó là cái gì đó chúng ta tạo ra, hay nó
là tất cả những cái đang có đó và ở đây cho chúng ta
khám phá? Không, chúng ta không tạo ra nó - tình
yêu không thể được tạo ra. Nó không thể được chế
tạo; nó không do con người làm ra. Tình yêu được tạo
ra là tình yêu giả; nó cũng giống như hoa nhựa vậy.
Tình yêu được khám phá là tình yêu thực. Bạn không
tạo ra nó - bạn trôi giạt vào trong nó. Bạn phải thảnh
thơi trong nó.
Vâng, Phật là đúng khi ông ấy nói: Trở thành
giống như mẩu gỗ nổi trôi theo dòng nước - ông sẽ
đạt tới đại dương. Tôi đảm bảo với bạn, bạn sẽ đạt tới
đại dương. Đại dương đã có đó rồi: dòng sông phải
phát hiện ra nó; sông không tạo ra đại dương. Làm
sao dòng sông có thể tạo ra được đại dương? Chỉ là
suy nghĩ về một ý tưởng khôi hài! - một dòng sông
sao? Làm sao nó có thể tạo ra đại dương được? Nếu
dòng sông tạo ra đại dương, thì đại dương sẽ chỉ là
vũng nước nhỏ, nó sẽ không phải là đại dương, nó sẽ
không vô hạn. Còn nếu dòng sông mà tạo ra đại
dương, thì nó sẽ trở thành bẩn thỉu, nó sẽ trở thành tù
đọng, nó sẽ trở thành chết.
Dòng sông phải tìm kiếm và khám phá. Đại
dương đã tồn tại rồi. Đại dương tồn tại từ trước khi
dòng sông tồn tại. Trong thực tế, dòng sông bắt nguồn
từ đại dương, qua mây. Đến cuối cùng chúng ta đạt
tới cội nguồn nguyên thuỷ, không ở đâu khác. Dòng
sông rơi vào trong đại dương bởi vì dòng sông đã bắt
nguồn từ đại dương. Chúng ta trở thành thượng đế bởi
vì chúng ta bắt nguồn từ Thượng đế.
Tình yêu phải được khám phá - nó đã có đó rồi.
Và làm sao khám phá ra nó? Bạn càng có thì càng ít
có khả năng để khám phá nó; bạn càng ít có, thì lại
càng nhiều khả năng khám phá nó. Khi dòng sông
biến mất trong đại dương, nó khám phá ra đại dương,
nó trở thành đại dương. 

Câu hỏi thứ tư:
Có phải bởi vì quyết định của thầy mà thầy
không đi chơi ra khỏi chỗ ở không? Hay việc đi
ra đó chỉ đơn giản không xảy ra?
Không có đâu mà đi bây giờ. Mọi việc đi chơi đã
chấm dứt - bởi vì người quen đi chơi đã biến mất rồi.
Dù tôi ở đâu thì tôi cũng ở đây và bây giờ. Căn phòng
của tôi cũng hoàn hảo như bất kì chỗ nào khác, cho
nên phỏng có ích gì mà đi đâu? Điều đó là lạc lõng.
Bạn cứ đi tìm, bạn cứ đi mãi: đôi khi tới câu lạc
bộ, đôi khi đi xem phim, đôi khi tới khách sạn, lúc
chỗ này, lúc chỗ nọ. Bạn cứ đi chơi liên tục, bởi vì dù
bạn ở bất kì đâu thì bạn cũng không vừa lòng. Dù bạn
ở bất kì đâu, bạn cũng đều cảm thấy mình đang bỏ lỡ
cái gì đó mà phải đang xảy ra ở đâu đó khác.
Tất nhiên, bạn trở nên lo nghĩ về tôi nữa: Con
người này cứ làm gì thế nhỉ, cứ ngồi mãi trong phòng
của ông ấy? Thỉnh thoảng ông ấy có phát ngán
không? Sao ông ấy lại không đi chơi nhỉ? Thay vì hỏi
tôi sao tôi không đi chơi, xin hãy bắt đầu hỏi tại sao
bạn cứ đi chơi mãi.
Chuyện xảy ra: Rabiya al-Adabiya đang ngồi
trong phòng cô ấy thiền, cầu nguyện. Một nhà huyền
môn khác, Hassan, trọ cùng cô ấy. Anh ta đi chơi, lúc
đó là sáng sớm, mặt trời mới ở đường chân trời. Trời
thì đẹp. Trời đầy âm nhạc. Trời thật kì diệu. Và anh ta
gọi to: "Rabiya, sao chị không ra chơi?! Thượng đế đã
tạo ra một buổi bình minh tuyệt vời."
Và Rabiya cười to và nói, "Hassan, khi nào thì
anh mới trở nên chín chắn? Đi vào đi! thay vì gọi ta
ra. Bình minh thật đẹp, nhưng ở đây bên trong ta đang
đối diện với Đấng sáng tạo ra bình minh."
Phải đấy, Rabiya là phải: bên ngoài là đẹp, nhưng
chẳng có gì so sánh được với bên trong. Một khi bạn
đã có cái nhìn bên trong về mọi thứ, ai còn bận tâm
với bên ngoài nữa? Bên ngoài là đẹp, chẳng có gì sai
trong nó, nhưng nếu bạn cứ đi từ chỗ này sang chỗ nọ
và chẳng bao giờ về nhà, bạn sẽ vẫn còn trong khổ.
Tôi không đi chơi, không phải bởi vì đấy là quyết
định về phần tôi: trong hai mươi hai hay hai mươi ba
năm qua tôi đã không quyết định điều gì cả. Cái ngày
tôi chết đi, 21 tháng ba năm 1953, việc quyết định
cũng chết rồi. Tôi không có đó, cho nên ai quyết
định? Cho nên bất kì điều gì xảy ra thì cứ xảy ra - và
điều đó cực kì đẹp. Nhiều hơn nữa cũng không thể
trông đợi được. Điều đó còn nhiều hơn cái mà con
người có thể ham muốn.
Ông già tám mươi sáu tuổi Harry Hershfield được
cô gái làm tiền gạ gẫm bên ngoài câu lạc bộ Cừu.
Harry bảo cô gái: "Có ba lí do tại sao tôi không thể đi
với cô. Thứ nhất, tôi không có tiền - "
Quí cô này ngắt lời, "Thế thì hai lí do kia chẳng
thành vấn đề."
Tôi cũng có ba lí do tại sao tôi không đi ra ngoài
chơi. Lí do thứ nhất là : tôi không có - và hai lí do kia
chẳng thành vấn đề. 

Câu hỏi thứ năm:
Osho kính yêu,
Vì hậu thế đời sau, vì các nhà viết sử và những
người ghi chép sử biên niên, và vì tôi nữa, xin thầy
thật thà một lần trong đời mình - và xin thầy cắt bớt
những lời bình giảng về cái gì là chân lí và cái gì phi
chân lí. Chẳng phải đó là trường hợp chiếc khăn vốn
chẳng liên quan gì tới nước đệm Tây Tạng hay với
các loại ý nghĩa bí truyền bắt nguồn từ một căn phòng
nào đó trong nhà Jesus sao? Chẳng phải chỉ đơn giản
là thầy dùng chiếc khăn để xua đuổi sự xâm lấn của
muỗi vô hình khỏi Jabalpur đó sao?
Điều thứ nhất: cái có thể được nói ra tất cả đều là
phi chân lí; cái mà không thể nói ra được mới là chân
lí. Tất cả mọi kinh sách đều là những lời dối trá đẹp
đẽ. Và tất cả mọi buổi thuyết pháp của các Phật và
Christ đều là những lời dối trá được tô điểm đẹp đẽ.
Bạn hỏi tôi: "Xin thầy thật thà một lần trong đời
mình." Bạn đòi hỏi điều không thể được. Điều đó tôi
không thể nào làm được; không ai đã bao giờ làm
được điều đó - và không ai có thể làm được việc đó.
Chân lí không thể nào được diễn đạt. Và bằng việc
nói nó ra thật rõ ràng cho bạn, tôi tới gần nhất với
chân lí mà có thể được. Nó không thể nào được nói ra.
Và tất cả những cái có thể được nói ra sẽ vẫn còn là
một loại phi chân lí nào đó.
Lời phá huỷ chân lí. Việc diễn đạt làm biến chất
chân lí.
Và bạn hỏi tôi về chiếc khăn: "Chẳng phải đó là
trường hợp chiếc khăn vốn chẳng liên quan gì tới
nước đệm Tây Tạng...?"
Nó chẳng liên quan gì tới nước đệm hay bất kì
Tây Tạng nào. Ít nhất ngày nay nó chẳng liên quan gì
tới điều đó cả. Tôi không thể hứa với bạn về ngày mai
được, và tôi đã quên mọi điều về hôm qua.
Và tất cả mọi nghĩa bí truyền đang được gắn cho
nó đơn giản là ngu xuẩn. Nhưng có những người ngu
vẫn cần bịa đặt bí truyền, các cách lí thuyết hoá bí
truyền.
Chủ nghĩa bí truyền tồn tại trên thế giới này bởi vì
tâm trí ngu xuẩn của con người. Bằng không, thì mọi
thứ bao giờ cũng để mở, ngay trước bạn; chẳng có gì
bị che giấu ngay từ chính ban đầu. Làm sao chân lí có
thể bị che giấu? Nó có thể không được diễn đạt,
nhưng điều đó không có nghĩa là nó bị che giấu. Nó ở
ngay trước mắt bạn. Nó ở khắp mọi chỗ. Nó ở mọi
nơi, bên trong và bên ngoài.
Nhưng cũng tốt để hiểu cách thức những việc lí
thuyết hoá ngu xuẩn lại có thể được phát sinh ra từ
những điều đơn giản. Đấy chỉ là chuyện cười - nhưng
có những người thậm chí sẽ không tin vào điều này.
Họ sẽ tìm ý nghĩa bí truyền nào đó trong nó, tại sao
tôi gọi nó là chuyện cười. Có những người khó tính.
Nó chẳng liên quan tới cái gì cả. Đấy là điều duy
nhất mà tôi có. Để tôi kể cho bạn một giai thoại:

Một kẻ hippie đang đi trên phố cắp hộp xì gà dưới
nách thì gặp một kẻ hippie khác hỏi, "Này, anh bạn,
giấu diếm cái gì thế? Anh đi đâu với cái hộp xì gà
kia?"
"Tớ đang di chuyển," kẻ hippie thứ nhất nói.
Cho nên đây là cái gì đó mà bất kì khi nào tôi
muốn đi thì ít nhất tôi cũng có thể mang đi cùng mình.
Và tôi sẵn sàng vứt nó, tôi đã vứt nó rồi - nhưng
Maneesha sẽ không cho phép điều đó. Thế là cô ấy
bắt đầu hỏi về áo choàng.
Tôi có thể vứt cả cái đó nữa, nhưng điều đó sẽ tạo
ra nhiều khó khăn - không phải cho tôi mà cho bạn.
Chỉ vì bạn, tôi mới không vứt bỏ áo choàng.
Một ông già sáu mươi tuổi và một ông già tám
mươi tuổi gặp nhau. Ông già sáu mươi nói, "Tôi
không biết: tôi dường như không thể nào thoả mãn
được vợ mình. Tôi đã cố gắng nhưng - chẳng có gì."
Ông già tám mươi trả lời, "Tôi không có vấn đề
về bất kì cái gì. Mọi đêm tôi về nhà và cởi quần áo
ngay trước vợ tôi và tôi nói, 'Nhìn đây này. Em thoả
mãn chưa?' Bà ấy nhún vay 'rồi' và nó là vậy!"
Mọi người có thể cứ tìm cách hợp lí hoá - bây giờ
đây là kiểu hợp lí hoá gì vậy? Mọi việc giải thích bí
truyền đều giống thế này, chúng không thoả mãn bạn
- bởi vì làm sao chỉ những ý tưởng bịa đặt miệng lại
thoả mãn được? Chỉ chân lí mới có thể thoả mãn. Và
chân lí là ở chỗ nó chỉ là chuyện cười.
Tôi thích chuyện cười. Và không cần tìm bất kì
nghĩa bí truyền nào trong chúng. Chúng là đơn giản.
Nhưng lại khó chấp nhận cái gì đơn giản.
Giáo hoàng Pius XII của Rome đang tới cổng trời.
Thánh Peter ra mở cửa, hỏi tên ông này và lắc đầu,
"Chưa hề nghe thấy tên này."
'Thế thì vào hỏi Thượng đế cha đi, ông ấy sẽ nhận
ra tôi," Giáo hoàng yêu cầu.
Thánh Peter đi hỏi. "Này ông chủ, ông có biết một
người tên là Giáo hoàng Pius XII của Rome không? "
"Chưa hề nghe nói về ông ta," là câu trả lời của
Đức chúa cha.
Peter, quay lại cổng trời: "Ông ấy không biết
ông."
"Thế thì đi hỏi Jesus vậy."
Thánh Peter, đã chút ít mất kiên nhẫn, lại đi hỏi:
"Này Đức chúa con, ông ấy có biết một người tên là
Giáo hoàng Pius XII của Rome không?"
Đức chúa con: "Chưa bao giờ nghe nói, chưa bao
giờ gặp ông ta."
Thánh Peter quay lại để nói cho ông Giáo hoàng
thất vọng thông điệp này. "Xin ông cho tôi ân huệ
cuối cùng," Giáo hoàng nói, "ông đi hỏi Thánh Thần." 

Peter gật đầu và quay lại trời ông ấy hỏi Đức
Thánh thần: "Xin chào Đức Khói toả, ông ấy có biết
Giáo hoàng Pius XII của Rome không?"
Đức Khói toả lầm rầm: "Giáo hoàng Pius, Giáo
hoàng Pius XII của Rome... tống ông ta xuống Địa
ngục! Đấy là thằng cha đã kể câu chuyện bẩn thỉu về
Mary và ta!"
Đây là người đã bịa ra câu chuyện về cách Mary
trở nên mang thai - chẳng hề yêu người đàn ông nào.
Có những bác học và học giả, nhưng nhớ lấy: không
ai sẽ nhận ra bạn ở cổng trời.
Các lí thuyết là vô tích sự, nhưng tâm trí nài xin
và tâm trí muốn xoay tròn - quanh bất kì cái gì! Nhìn
xem... quanh chiếc khăn. Bạn đang tạo ra biết bao
nhiêu ồn ào về nó. Trong phòng của Chinmaya những
cuộc họp lớn vẫn tiếp diễn, và mọi người đến thăm
anh ta và hỏi anh ta, còn anh ta cứ giải thích...
Câu hỏi cuối cùng:
Chiếc khăn rơi xuống đất ngay trước Maitreya
và chiếc khăn anh ta lấy làm sở hữu của mình
đã biến mất một cách bí ẩn. Thầy phải nói gì về
điều này?
Những chiếc khăn này là rất thất thường. Tôi biết
chúng: một chuyện tình dài... hai mươi nhăm năm là
quá nhiều trên thế giới này nơi thậm chí sống với một
người đàn bà lâu như thế đã trở thành không thể được
- ba năm là nhiều nhất. Hai mươi nhăm năm tôi đã
sống với chiếc khăn đó. Chúng là rất thất thường.
Và tôi đã làm hỏng chúng nữa. Tôi đã yêu chúng,
kính trọng chúng, tôn thờ chúng. Bây giờ, Maitreya là
một người đơn giản. Anh ấy phải để chiếc khăn ở đâu
đó - chiếc khăn sẽ không thích điều đó theo cách đó.
Nó ở trong căn phòng này, tôi đảm bảo với bạn,
nhưng anh ấy sẽ phải trải qua chút ít thời gian tìm
hiểu. Anh ấy sẽ phải thì thầm và tán tỉnh. Và chiếc
khăn đặc biệt đó là chiếc khăn tắm cho phụ nữ. Hôm
nay tôi có một khăn tắm con trai, cho nên tôi đưa nó
cho Maitreya: giữ chúng cùng nhau. Chúng sẽ cảm
thấy sướng hơn và hạnh phúc hơn.


Câu hỏi thứ nhất:
Quan điểm của thầy về thành công trong cuộc
sống đời thường là gì? - tôi sợ thầy chống lại
thành công!

Tôi không chống cái gì mà cũng không ủng hộ cái
gì. Bất kì cái gì xảy ra thì cứ xảy ra. Người ta không
nên chọn lựa - bởi vì với chọn lựa là khổ. Nếu bạn
muốn thành công bạn sẽ vẫn còn khổ. Bạn có thể
thành công, bạn có thể không thành công; nhưng một
điều là chắc chắn: bạn sẽ vẫn còn khổ.
Nếu bạn muốn thành công, và bạn ngẫu nhiên
thành công, bởi tình cờ, điều đó sẽ không thoả mãn
cho bạn - bởi vì đây là cách thức của tâm trí. Bất kì
cái gì bạn có được đều trở thành vô nghĩa, và tâm trí
bắt đầu tiến lên trước bạn. Nó ham muốn thêm nữa,
nữa và nữa - tâm trí không là gì ngoài ham muốn
thêm nữa. Và ham muốn này chẳng bao giờ có thể
được thoả mãn, bởi vì bất kì cái gì bạn có được, bạn
bao giờ cũng có thể tưởng tượng ra hơn nữa. Và
khoảng cách giữa cái 'nữa' đó và cái bạn đã có sẽ vẫn
cứ là một hằng số.
Đây là một trong những điều bất biến nhất trong
kinh nghiệm con người: mọi thứ đều thay đổi, nhưng
khoảng cách giữa cái bạn có và cái bạn muốn có vẫn
cứ là một hằng số.
Albert Einstein nói: Tốc độ của thời gian vẫn còn
là hằng số - đó là hằng số duy nhất. Còn Phật nói: Tốc
độ của tâm trí vẫn còn là hằng số. Và chân lí là ở chỗ
tâm trí và thời gian không phải là hai thứ - chúng cả
hai đều là một; hai cái tên cho cùng một thứ.
Cho nên nếu bạn muốn thành công, bạn có thể
thành công, nhưng bạn sẽ không vừa lòng. Và ý nghĩa
của thành công là gì nếu bạn không vừa lòng? Và điều
này, tôi nói, chỉ là trùng hợp ngẫu nhiên mà bạn mới
có thể thành công; khả năng lớn hơn là ở chỗ bạn sẽ
thất bại, bởi vì bạn không săn đuổi thành công một
mình - hàng triệu người cũng đang săn đuổi.
Trong một đất nước sáu trăm triệu người chỉ một
người mới có thể trở thành thủ tướng - và sáu trăm
triệu người đều muốn là tổng thống hay thủ tướng.
Cho nên chỉ một người thành công, còn toàn thể đám đông thất bại. Khả năng lớn hơn là ở chỗ bạn sẽ thất
bại; về mặt toán học điều đó dường như còn chắc
chắn hơn là thành công.
Nếu bạn thất bại, bạn cảm thấy thất vọng; cả đời
bạn dường như là cực kì lãng phí. Nếu bạn thành
công, bạn lại chẳng bao giờ thành công; nếu bạn thất
bại, thì bạn thất bại - đây là toàn bộ trò chơi.
Bạn nói rằng bạn ngờ là tôi chống lại thành công -
không, tôi đâu có chống lại. Bởi vì nếu bạn chống lại
thành công, thế thì bạn lại có ý tưởng khác về việc
thành công; đó là: làm sao vứt bỏ cái vô nghĩa này
của việc thành công. Thế thì bạn có ý tưởng khác... lại
một khoảng cách, lại ham muốn.
Bây giờ, đây là điều làm cho mọi người thành sư,
làm cho mọi người vào tu viện. Họ chống lại thành
công. Họ muốn đi ra khỏi thế giới này, nơi có cạnh
tranh - họ muốn trốn thoát khỏi nó để cho không có
khiêu khích, không có cám dỗ; họ có thể nghỉ ngơi
trong mình. Và họ cố gắng không ham muốn thành
công - nhưng đây là một ham muốn! Bây giờ họ có ý
tưởng về thành công tâm linh: làm sao thành công và
trở thành một Phật, làm sao thành công và trở thành
một Christ, làm sao thành công và trở thành một
Mahavira. Lại một ý tưởng, lại khoảng cách, lại ham
muốn - lại toàn bộ trò chơi.
Tôi không chống lại thành công; đó là lí do tại sao
tôi ở trong thế giới này bằng không tôi đã trốn đi rồi.
Tôi không ủng hộ nó, tôi không chống lại nó. Tôi nói:
Là mẩu gỗ trôi giạt - bất kì cái gì xảy ra, cứ để cho nó
xảy ra. Đừng có chọn lựa của riêng bạn. Bất kì cái gì
đến trên con đường của bạn, đón chào nó. Đôi khi nó
là ngày, đôi khi nó là đêm; đôi khi nó là hạnh phúc,
đôi khi nó là bất hạnh - bạn vô chọn lựa, bạn chấp
nhận bất kì cái gì đang là hoàn cảnh.
Đây là điều tôi gọi là phẩm chất của con người
tâm linh. Đây là điều tôi gọi là tâm thức tôn giáo.
Không ủng hộ không chống đối - bởi vì nếu bạn ủng
hộ, thì bạn sẽ chống đối; nếu bạn chống đối, thì bạn sẽ
ủng hộ. Và khi bạn ủng hộ cái gì đó hay chống đối cái
gì đó, bạn đã chia sự tồn tại ra làm đôi. Bạn có chọn
lựa, và chọn lựa là địa ngục. Vô chọn lựa mới là thoát
khỏi địa ngục.
Để cho mọi sự hiện hữu đi. Bạn chỉ di chuyển, tận
hưởng bất kì cái gì trở nên sẵn có. Nếu thành công có
đó, tận hưởng nó. Nếu thất bại có đó, tận hưởng nó -
bởi vì thất bại cũng đem lại vài niềm vui mà không
thành công nào có thể đem lại được. Thành công cũng
đem lại vài niềm vui mà không thất bại nào có thể
đem lại. Và một người không có ý tưởng nào của
riêng mình thì có khả năng tận hưởng mọi thứ, bất kì
cái gì xảy ra. Nếu người đó mạnh khoẻ, người đó tận
hưởng mạnh khoẻ; nếu người đó ốm yếu, người đó
nghỉ trên giường và tận hưởng ốm yếu.
Bạn đã bao giờ tận hưởng ốm yếu chưa? Nếu bạn
chưa tận hưởng nó thì bạn bỏ lỡ nhiều đấy. Chỉ nằm
ra trên giường không làm gì cả, không lo nghĩ về thế
giới, và mọi người chăm sóc bạn, và bạn bỗng nhiên
trở thành quốc vương - mọi người chú ý, lắng nghe,
yêu mến. Và bạn chẳng có gì mà làm cả, không lo
nghĩ trong thế giới. Bạn chỉ nghỉ ngơi. Bạn nghe chim
hót, bạn nghe nhạc, hay bạn đọc một chút, rồi ngủ lơ
mơ. Điều đó thật tuyệt! Nó có cái đẹp riêng của nó. 

Nhưng nếu bạn có ý tưởng rằng bạn bao giờ cũng
phải mạnh khoẻ, thế thì bạn sẽ khổ.
Khổ tới bởi vì chúng ta chọn lựa. Phúc lạc là khi
chúng ta không chọn lựa.
"Quan điểm của thầy về thành công trong cuộc
sống đời thường là gì?" Quan điểm của tôi là: Nếu
bạn có thể bình thường, thì bạn thành công.
Bệnh nhân phàn nàn với bạn bè mình: "Sau khi
mất một năm và ba nghìn đô la với nhà tâm thần kia,
ông ấy bảo tôi đã được chữa khỏi rồi. Chữa khỏi rồi!
Một năm trước đây tôi còn là Abraham Lincoln - bây
giờ tôi chẳng là ai cả."
Đây là ý tưởng của tôi về thành công: Là không ai
cả. Không cần phải là Abraham Lincolns, không cần
là Adolf Hitlers. Chỉ là người thường, không ai cả, và
cuộc sống sẽ cực kì vui vẻ với bạn. Đơn giản. Đừng
tạo ra phức cảm quanh mình. Đừng tạo ra đòi hỏi. Bất
kì cái gì tới theo cách riêng của nó, bạn đón nhận nó
như món quà, ân huệ của Thượng đế, và tận hưởng và
vui sướng trong nó. Và niềm vui có hàng triệu vẫn
mưa rào lên bạn, nhưng bởi vì tâm trí đòi hỏi của
mình mà bạn không thể thấy được chúng. Tâm trí bạn
vội vã để được thành công, để là ai đó đặc biệt, đến
mức bạn bỏ lỡ mọi niềm vinh quang đang có sẵn.
Bình thường là phi thường. Đơn giản tức là đã về
nhà.
Nhưng điều đó còn tuỳ: chính với từ 'bình thường'
và bạn bắt đầu cảm thấy vị đắng hơn - thường thế
sao? mình mà lại bình thường sao? Có thể người nào
đó khác là bình thường nhưng bạn đặc biệt. Cái điên
khùng này, cái loạn thần kinh này tồn tại trong tâm trí
mọi người.
Người Arabs có một chuyện cười đặc biệt về điều
đó. Họ nói rằng khi Thượng đế tạo ra con người, ông
ấy thì thào điều gì đó vào tai từng cá nhân và ông ấy
nói: "Ta chưa bao giờ làm một người đàn ông giống
như con hay người đàn bà giống như con - con là đặc
biệt. Mọi người khác đều chỉ là người thường."
Ông ấy cứ chơi cái trò đùa này và mọi người tới
thế giới đầy những chuyện nhảm nhí này - rằng
"Mình là đặc biệt. Đích thân Thượng đế đã nói thế,
rằng mình là duy nhất." Bạn có thể không nói thế bởi
vì bạn nghĩ những người thường này sẽ không có khả
năng hiểu nó; bằng không sao phải nói? - không có
nhu cầu nói. Và sao lại tạo ra rắc rối cho bản thân
mình? Bạn biết, và bạn tuyệt đối chắc chắn về điều
đó.
Và mọi người đều trong cùng một con thuyền:
chuyện đùa này không chỉ được chơi trên bạn.
Thượng đế cứ chơi cùng trò đùa này cho mọi người.
Có thể ngài đã dừng việc làm điều đó và ngài chỉ gắn
cái máy tính vào cứ lặp lại cùng một điều, một thiết bị
máy móc.
Điều đó tuỳ thuộc vào cách bạn diễn giải. Từ
'bình thường' là cực kì có ý nghĩa - nhưng điều đó còn
tuỳ! Nếu bạn hiểu... Những cây này là bình thường.
Chim chóc này là bình thường. Mây là bình thường. 

Các ngôi sao là bình thường. Đó là lí do tại sao chúng
không loạn thần kinh. Đó là lí do tại sao chúng không
cần tràng kỉ của nhà tâm thần nào. Chúng lành mạnh,
chúng đầy nhựa sống và cuộc sống. Chúng đơn giản
là bình thường! Không cây nào điên mà đi cạnh tranh,
và không chim chóc nào bận tâm tới con chim quyền
lực nhất trên thế giới - không chim chóc nào quan tâm
tới điều đó. Nó đơn giản cứ làm việc của mình, và tận
hưởng nó. Nhưng điều đó tuỳ thuộc vào diễn giải của
bạn.
Một ông bố đưa đứa con trai nhỏ tới nhà hát thành
phố để mở mang văn hoá. Người chỉ huy bước ra với
que chỉ huy, rồi một nữ danh ca lớn cũng bước ra, và
cô ấy bắt đầu hát bản aria. Khi người chỉ huy vẫy que
chỉ huy, đứa bé nói, "Bố ơi, sao ông kia lại đánh cô
kia?"
Người bố nói, "Ông ấy không đánh cô ấy đâu -
đấy là người chỉ huy."
"Thế nếu ông ấy không đánh cô ấy thì sao cô ấy
lại hét lên?" đứa bé hỏi.
Bất kì điều gì bạn thấy trong cuộc sống đều là
diễn giải của bạn. Với tôi, từ 'thông thường' là cực kì
có ý nghĩa. Nếu bạn nghe tôi, nếu bạn nghe thấy tôi,
nếu bạn hiểu tôi, bạn sẽ muốn chỉ là bình thường. Và,
là bình thường thì không cần tranh đấu cho nó. Nó đã
có rồi.
Thế thì mọi tranh đấu biến mất, mọi xung đột biến
mất. Bạn đơn giản bắt đầu tận hưởng cuộc sống khi
nó tới, khi nó hiển lộ ra. Bạn tận hưởng tuổi thơ, bạn
tận hưởng tuổi thanh xuân, bạn tận hưởng tuổi già -
bạn tận hưởng cuộc sống của mình và bạn cũng tận
hưởng cái chết của mình. Bạn tận hưởng mọi mùa
quanh năm - và từng mùa có cái đẹp riêng của nó, và
từng mùa có cái gì đó cho bạn, niềm cực lạc nào đó
của riêng nó.
Câu hỏi thứ hai:
Thầy không bao giờ mệt vì nói sao? Sao thầy cứ
nói đều đặn mọi sáng vậy? Đôi khi thầy không
cảm thấy thích đi nghỉ sao?
Tôi không phải là Thượng đế của người Ki tô
giáo. Thượng đế của Ki tô giáo đã tạo ra thế giới
trong sáu ngày và ngày thứ bảy ông ấy nghỉ; do đó,
chủ nhật là ngày nghỉ. ''Holiday' - ngày nghỉ, nghĩa là
ngày linh thiêng, ngày nghỉ của Thượng đế.
Tại phương Đông chúng ta chưa bao giờ biết tới
bất kì Thượng đế nào nghỉ cả. Chính cái ý tưởng này
là ngu xuẩn: Thượng đế và nghỉ ngơi sao? Nghỉ ngơi
là cần nếu điều bạn đang làm không phải là của trái
tim bạn; thế thì bạn mệt mỏi. Khi nó là từ trái tim bạn
và từ tình yêu của bạn, bạn không mệt; trong thực tế,
bạn được nó nuôi dưỡng. 

Nói với các bạn, tôi cảm thấy được nuôi dưỡng.
Sau khi nói với bạn tôi cảm thấy nhiều năng lượng
hơn bao giờ - bởi vì đấy là tình yêu của tôi. Tôi tận
hưởng nó! Đấy không phải là làm việc.
Bạn có thể bị mệt nếu bạn làm việc. Nếu bạn
chơi, làm sao bạn bị mệt được? Người ta chưa từng
nghe nói về người bị mệt bởi vì chơi cả. Trong thực
tế, khi mọi người bị mệt vì công việc, họ đi chơi xem
như việc nghỉ - họ thư dãn. Sáu ngày họ đã làm việc
trong văn phòng, trong xưởng máy, tại chợ; ngày thứ
bẩy họ đi câu cá, hay họ đi chơi golf - họ chơi. Họ
mời bạn bè đi picnic; họ đi xe bò trên núi. Đó là nghỉ
ngơi.
Với tôi, mọi ngày đều là ngày nghỉ. Nếu bạn yêu
bất kì cái gì mình đang làm, bạn chẳng bao giờ mệt vì
nó cả; nó là việc nuôi dưỡng, nó là việc cho năng
lượng, nó là việc truyền sức sống.
Nhưng tôi có thể hiểu được câu hỏi này. Câu hỏi
này là từ Yoga Chinmaya - toàn bộ khái niệm của anh
ấy về làm việc là sai. Anh ấy làm việc rất miễn cưỡng.
Anh ấy cố gắng vất vả để tránh công việc. Anh ấy tìm
ra các cách thức và phương tiện để thoát khỏi công
việc. Anh ấy cứ trì hoãn và anh ấy bao giờ cũng sẵn
sàng ở đó với cái cớ tại sao công việc của mình lại bị
trì hoãn. Anh ấy không yêu công việc. Do đó mới có
câu hỏi này.
Câu hỏi này không liên quan tới tôi - các bạn bao
giờ cũng nhớ - câu hỏi là của bạn, không phải của tôi.
Nó chỉ ra điều gì đó về bạn.
Một hôm Mulla Nasruddin nói với tôi: "Osho ơi,
thầy có biết khác biệt giữa phản ứng của phụ nữ Pháp,
phụ nữ Anh và phụ nữ Do Thái khi cô ấy được chồng
hôn trên giường không?"
Tôi nói, "Không, tôi không biết - bạn nói cho tôi
đi."
Anh ta nói, "Phụ nữ Pháp sẽ nói: 'Ô là la, Pierre,
cái hôn của anh là ô là la.'
"Phụ nữ Anh nói, 'Hôn cừ lắm - em nói, Winston
ơi cái hôn của anh hôn cừ lắm!'
"Phụ nữ Do Thái nói, 'Anh biết đấy, Sam, trần
nhà cần sơn lại.'"
Điều đó tuỳ thuộc vào cách bạn nhìn vào mọi sự...
Bây giờ, Yoga Chinmaya giống như phụ nữ Do Thái.
Cái nhìn của anh ấy về cuộc sống không phải là cái
nhìn của tâm thức vui sướng. Anh ấy chỉ tránh né.
Anh ấy chỉ cứ đi tìm thật nhiều cớ. Năng lượng mà
anh ấy đặt vào việc đi tìm cớ sẽ đủ để làm việc. Và
thế rồi anh ấy cảm thấy mặc cảm và xấu hổ.
Công việc là sự tôn thờ. Công việc là lời cầu
nguyện.
Trong khi tôi đang nói với các bạn, đấy là việc
cầu nguyện với tôi, đấy là việc tôn thờ. Bạn là ngôi
đền của tôi, thượng đế của tôi. Bất kì điều gì tôi nói,
tôi không chỉ nói để thuyết giảng điều gì đó. Thuyết
giảng là sản phẩm phụ, là hệ quả. Bất kì điều gì tôi
nói cũng đều là lời cầu nguyện - nó là tình yêu, nó là sự quan tâm. Tôi quan tâm tới các bạn; tôi quan tâm
cũng như hoạ sĩ quan tâm tới bức vẽ của mình.
Bạn đã bao giờ nghe nói tới Van Gogh đi nghỉ
không? Bạn đã bao giờ nghe nói tới Picasso đi nghỉ
không? - vâng, bạn phải đã nghe nói rồi. Ông ấy hay
đi nhiều kì nghỉ, nhưng bao giờ cũng cùng với vải vẽ
và bút vẽ của mình; vào kì nghỉ ông ấy cũng sẽ vẽ.
Đấy không phải là ngày nghỉ không vẽ.
Khi bạn yêu cái gì đó, thì không có ngày nghỉ - và
thế thì mọi ngày của bạn đều là ngày nghỉ. Từng ngày
với tôi đều là chủ nhật, đầy ánh sáng - đó là lí do tại
sao tôi gọi nó là chủ nhật. Từng ngày với tôi đều là
chủ nhật bởi vì nó đầy tính thiêng liêng.
Thái độ của Chinmaya với cuộc sống là thái độ
của người theo thuyết thực lợi. Điều đó không phải là
vui đùa. Anh ấy lo nghĩ về công việc, căng thẳng về
nó. Điều đó nữa cũng có lí do: anh ấy là người cầu
toàn - và chủ nghĩa cầu toàn là căn nguyên gốc rễ của
mọi chứng loạn thần kinh. Người cầu toàn là người
thần kinh; chẳng chóng thì chầy người đó sẽ tạo ra
ngày càng nhiều chứng thần kinh xung quanh mình.
Tôi không phải là người cầu toàn. Tôi không bận
tâm chút nào về việc là người cầu toàn. Tôi là người
mang tính toàn thể. Tôi thích mọi thứ trong tính toàn
bộ của nó, nhưng tôi chưa bao giờ bận tâm về tính
toàn thiện của chúng. Chẳng cái gì có thể hoàn hảo
trong thế giới này - và trong thực tế không cái gì nên
hoàn hảo trong thế giới này, bởi vì bất kì khi nào một
thứ hoàn hảo thì nó đều chết.
Một nhà thơ đã sống với tôi trong vài năm. Ông
ấy viết đi, viết lại, lại xoá bỏ nó đi, viết lại lần nữa -
trong nhiều ngày cuối cùng ông ấy sẽ trau chuốt thơ
của mình. Và vào lúc ông ấy cảm thấy nó đã hoàn
hảo, tôi sẽ công bố nó đã chết.
Thoáng nhìn đầu tiên là cái gì đó sống động - nó
không hoàn hảo, có những khiếm khuyết trong nó.
Thế rồi ông ấy cứ cải tiến nó, loại bỏ mọi khiếm
khuyết, đem vào ngày một nhiều nhịp thơ, văn phạm,
cách diễn đạt hay hơn, lời đẹp hơn, lời mang âm
hưởng hơn, nhiều nhạc tính hơn. Trong nhiều tháng
ông ấy sẽ trau chuốt và sửa chữa, và vào lúc ông ấy
cho là đã đến lúc đưa ra báo chí thì tôi tuyên bố, "Bây
giờ, ông đưa nó tới bác sĩ để làm giải phẫu tử thi đi -
nó chết rồi! ông đã giết chết nó."
Quan sát xem: bố mẹ cầu toàn bao giờ cũng giết
chết con cái mình. Các thánh nhân cầu toàn tự giết
chết chính mình và giết chết các tín đồ của họ. Rất
khó sống với thánh nhân cầu toàn - ông ấy chán thế,
đơn điệu và luôn kết án. Bất kì khi nào bạn tới ông ấy
thì ông ấy sẽ nhìn theo thái độ cầu toàn của mình, và
bạn sẽ bị rút xuống dưới tính người của mình. Và ông
ấy sẽ tận hưởng việc kết án bạn - bạn là tội nhân. Điều
này là sai, điều kia là sai - mọi thứ đều sai.
Tôi không phải là người cầu toàn. Tôi chấp nhận
bạn với mọi nhược điểm con người của bạn, với mọi
khiếm khuyết con người của bạn, với mọi giới hạn
con người của bạn. Tôi yêu bạn như bạn đang thế.
Tôi không nói cứ cẩu thả - đó lại là một cực đoan
khác. Điều đó nghĩa là bạn không quan tâm chút nào
tới mọi điều bạn làm. Người cầu toàn quan tâm quá nhiều - người đó không lo nghĩ về công việc, người
đó lo nghĩ về hoàn hảo. Người đó có ý tưởng phải
hoàn thành. Còn người cầu thả lại chẳng quan tâm
chút nào. Với người cầu thả, thơ ca sẽ chẳng bao giờ
được viết ra, còn với người cầu toàn nó sẽ được viết
ra cả nghìn lẻ một lần - và vào lúc người đó công bố
rằng người đó thoả mãn, thơ sẽ chết.
Chỉ giữa hai điều này, ở đâu đó mới là cách tiếp
cận toàn thể. Đừng là người cầu thả, đừng là người
cầu toàn - là con người thôi!
Chinmaya đã bị ung thư dạ dầy bởi vì thái độ cầu
toàn của mình. Anh ấy trở nên lo lắng quá nhiều; anh
ấy phải làm mọi thứ hoàn hảo nhất có thể được - đấy
là ám ảnh. Khi nó là ám ảnh, thế thì tất nhiên bạn bị
mệt mỏi, mệt đến chết vì nó. Bạn muốn tránh né nó,
bởi vì một khi bạn đem bất kì việc nào vào tay mình
thì bạn sẽ phát điên, bạn sẽ trở nên bị ám ảnh.
Người ta cần cân bằng. Cân bằng là lành mạnh,
cân bằng là mạnh khoẻ.
Tôi không mệt chút nào. Và nếu ngày nào đó tôi
mệt, tôi sẽ không nói với các bạn - bởi vì tôi sẽ không
bao giờ ép buộc cái gì lên mình cả. Tôi không ép buộc
điều gì lên bạn, làm sao tôi có thể ép buộc cái gì lên
tôi được? Nếu tôi mệt thì kết thúc thôi! Nếu tôi không
cảm thấy thích nói, thế thì tôi có thể dừng ngay giữa
bài nói của mình, hay thậm chí ngay giữa câu - tôi sẽ
không hoàn thành nó, nhớ lấy. Khoảnh khắc tôi cảm
thấy rằng tôi mệt, đấy là chỉ dẫn, một chỉ dẫn chắc
chắn, rằng bây giờ tôi phải dừng. Và tôi sẽ không đợi
dù chỉ một khoảnh khắc để dừng. Đó là cách tôi sống.
Tôi không ép buộc cái gì lên bản thân mình. Bất
kì cái gì tự nhiên cũng đều tốt. Thoải mái là phải!
Câu hỏi thứ ba:
Tôi đang đánh mất đi mọi ý nghĩa, mục đích,
cảm giác trong mọi thứ. Thế giới này là một
đống những đốm sáng lấp lánh. Tôi đang... tôi
không đang... tôi đang... tôi không đang quay,
xoay tròn, một cơn lốc xoáy... trong không gian
đó không có ý nghĩa. Tôi không hạnh phúc, tôi
không buồn. Thậm chí chẳng có gì để hiểu,
dường như vậy. Thế rồi, khi tôi quay về thực tại
thường lệ, tôi thấy tôi đi tìm ý nghĩa để cho
cuộc sống một chất liệu nào đó. Ý nghĩa đó là
tình yêu. Phải chăng tình yêu là cái gì đó đi đôi
với chiều hướng con người? Phải chăng nó là
cái gì đó chúng ta tạo ra, hay nó là tất cả những
cái đang có đó và ở đây cho chúng tôi khám
phá? Xin cám ơn thầy về việc tạo ra không gian
tình yêu cho chúng tôi!!
Câu hỏi này là từ Divya.

Ý nghĩa tối thượng bao giờ cũng giống như vô
nghĩa. Điều tối thượng chắc chắn là sự trống rỗng của
tất cả những cái có nghĩa mà bạn có thể tưởng tượng
ra, tất cả những cái có nghĩa mà bạn muốn nó có - đấy
là sự trống rỗng của tất cả những cái đó. Nó là sự
trống rỗng của các ý tưởng con người. Nó là sự trống
rỗng của các triết lí con người, thượng đế học. Nó là
sự trống rỗng của tôn giáo con người, các ý thức hệ.
Nó là sự trống rỗng của ngôn ngữ con người và việc lí
thuyết hoá của con người.
Cho nên khi bạn bắt đầu tới gần hơn với điều tối
thượng, với hiện thực thực sự, bạn bắt đầu cảm thấy
rằng tất cả mọi ý nghĩa đều bị mất. Vâng, ý nghĩa của
bạn bị mất đi. Điều tối thượng không có gì giống như
ý nghĩa của bạn cả, nó chẳng có gì để hoàn thành các
ý tưởng của bạn về ý nghĩa - nhưng điều đó không có
nghĩa là nó không có ý nghĩa chút nào. Nó có ý nghĩa
của riêng nó.
Một khi bạn đã đi tới điểm mà ý nghĩa của bạn
biến mất, thế thì ý nghĩa thực xuất hiện. Trong thực
tế, thậm chí gọi nó là 'ý nghĩa' cũng không đúng bởi vì
nó không hoàn thành bất kì khái niệm nào của con
người. Nhưng dầu vậy tôi vẫn muốn gọi nó là ý nghĩa
bởi vì không có từ khác về bản chất; ý nghĩa không
mang tính bên ngoài.
Ý nghĩa của con người là bên ngoài, chưa bao giờ
bên trong cả. Bạn làm điều gì đó, bạn kiếm tiền, và ai
đó hỏi, "Ý nghĩa của việc kiếm tiền là gì?" Và bạn
nói, "Tôi muốn có ngôi nhà riêng của mình - đó là lí
do tại sao. Đó là lí do tại sao tôi lại kiếm tiền." Ý
tưởng về việc có ngôi nhà riêng của mình đem lại ý
nghĩa cho nỗ lực mà bạn phải làm để kiếm tiền. Tiền
bản thân nó dường như là vô nghĩa. Ý nghĩa tới từ đâu
đó khác. Tất cả các hoạt động của con người đều
giống thế.
Hoạt động của con người được phân chia ra giữa
phương tiện và mục đích. Mục đích có ý nghĩa, và
bạn cứ làm hoạt động thành ý nghĩa bởi vì không có
nó thì sẽ không có mục đích. Nhưng ý nghĩa tối
thượng lại không có sự phân chia, không chia chẻ.
Thượng đế là không chia chẻ được theo bất kì cách
nào; Thượng đế không phân liệt theo bất kì cách nào.
Thượng đế là sự thống nhất, nhất trí. Ý nghĩa là thực
chất. Phương tiện và mục đích không có đó. Bản thân
phương tiện là mục đích và bản thân cuộc hành trình
là mục tiêu.
Chẳng hạn, tôi đang nói với bạn - bây giờ, nếu tôi
đang nói với bạn để được cái gì đó từ nó, thế thì đấy
là hoạt động trần tục, thế thì nó chẳng liên quan gì với
tôn giáo cả. Nghe điều đó một cách thật sâu sắc đi.
Nếu tôi nói ở đây để kiếm được cái gì đó từ việc nói
của mình như một mục đích - tiền bạc, quyền lực, uy
tín, kính trọng... bất kì cái gì - thế thì hoạt động của
tôi là trần tục.
Nếu tôi nói chỉ từ tình yêu của tôi, nếu tôi tận
hưởng bản thân việc nói - không phải là vì cái gì đó
bên ngoài đang chờ đợi tôi mà sẽ làm cho tôi hạnh
phúc - nếu tôi hạnh phúc trong khi nói, nếu tôi hạnh
phúc khi tôi đang nói, nếu việc nói của tôi là hoạt
động toàn bộ trong chính nó, phương tiện và mục đích
là cùng nhau, thế thì đấy là hoạt động tâm linh. 

Đó là khác biệt giữa tu sĩ và thánh nhân. Tu sĩ nói
để kiếm cái gì đó từ việc nói; thánh nhân nói để chia
sẻ. Thánh nhân cảm thấy biết ơn bạn rằng bạn đã nghe
ông ấy, rằng bạn trở thành có sẵn cho ông ấy, rằng
bạn cởi mở trái tim mình cho ông ấy, rằng bạn cho
phép ông ấy được làm nhẹ lòng ông ấy - ông ấy có
của cải và kho báu vô biên và ông ấy muốn chia sẻ
nó. Ông ấy giống như đoá hoa muốn chia sẻ hương
thơm của nó cho gió - chẳng để thu được cái gì từ
việc đó cả.
Điều tối thượng có ý nghĩa, nhưng ý nghĩa này lại
không bị hoen ố bởi ý tưởng con người về ý nghĩa -
nó là điều bản chất. Đó là lí do tại sao người Hindu lại
nói rằng đấy là một hoạt động vui đùa.
Bạn đi dạo buổi sáng, thế thì bạn không có ý
tưởng nào; bạn chỉ tận hưởng việc đi dạo buổi sáng.
Bạn vẫn đi qua cùng con đường đó, theo cùng hướng
đó, tới văn phòng của mình nữa, nhưng thế thì nó
không phải là bản chất - bạn phải đi trên con đường
này bởi vì bạn phải tới văn phòng. Bạn đang vội vã,
hối hả - thế thì bạn không thấy cây cối hai bên đường,
bạn không thấy mây bay qua bầu trời, bạn không thấy
trẻ con chơi đùa, bạn không thấy chó sủa - bạn chỉ xô
đi. Cái nhìn của bạn rất hẹp. Nó bị hội tụ vào mục
tiêu: bạn phải tới văn phòng vào đúng mười một giờ.
Bạn không quan tâm tới mọi thứ đang diễn ra xung
quanh. Nhưng khi bạn đi dạo buổi sáng, bạn không
định đi đâu cả - bạn đơn giản tận hưởng. Chính hoạt
động đi dạo sung sướng thế: làn gió thoảng, mặt trời
buổi sáng, chim chóc, trẻ con, tiếng động - mọi thứ!
Và bạn không đi đâu cả.
Thượng đế không đi đâu cả. Ngài đơn giản ở đây
bây giờ. Hoạt động của ngài không mang tính mục
đích. Phương tiện và mục đích là cùng một điều.
Hành trình là mục tiêu.
Bạn hỏi: Tôi đang đánh mất đi mọi ý nghĩa ... -
tuyệt vời thế! Thần thoại thế! Vĩ đại thế! Đánh mất
nhanh nhất có thể được, đừng níu bám - ... vào mục
đích và ý nghĩa trong mọi thứ. Tuyệt vời! Khi tất cả ý
nghĩa, mục đích và nghĩa đều mất đi, thì điều thiêng
liêng sẽ gửi mục đích thiêng liêng, ý nghĩa thiêng
liêng được hiển lộ ra. Bạn đang trở nên sẵn sàng - sẵn
sàng nhận được món quà.
Thế giới này là một đống những đốm sáng lấp
lánh. Tôi đang... tôi không đang... tôi đang... tôi
không đang.
Tốt! Đấy là cách thức đấy, nếu bạn trở nên nhận
biết, bạn sẽ đi tới việc cảm: khi hơi thở đi ra, bạn sẽ
cảm thấy 'mình không có', khi hơi thở đi vào, bạn sẽ
cảm thấy 'mình có'. Có nhịp điệu. Đây là nhịp điệu
của cuộc sống và cái chết. Từng khoảnh khắc bạn chết
đi và bạn được tái sinh. Từng khoảnh khắc bạn biến
mất và bạn lại xuất hiện lại. Từng khoảnh khắc bạn đi
vào trong cái không và bạn đi ra từ nó lần nữa. Từng
khoảnh khắc bạn trở thành cái không, và từng khoảnh
khắc bạn lại vật chất hoá. Đây là phép mầu ảo thuật
của sự tồn tại - đây là điều bí ẩn.
Đây là nhịp điệu bên trong của bạn. Nếu bạn trở
nên nhận biết, bạn sẽ bắt đầu cảm thấy nó. Điều đó là
tốt. Cứ quan sát nó. Đừng sợ và đừng cố gắng trốn
thoát khỏi nó - bởi vì khi bỗng nhiên bạn cảm thấy 'mình không có', thì nỗi sợ phát sinh; bạn bắt đầu níu
bám lấy mọi thứ. Bằng cách nào đó, bạn muốn cảm
thấy bạn có. Bạn không muốn biến mất, bạn không
muốn chết. Nếu nỗi sợ này có đó, bạn sẽ bỏ lỡ cơ hội
lớn lao này - cái chết đã trở thành sẵn có cho bạn.
Khi bạn không có, thì bạn không có - thế thì đơn
giản là không hiện hữu thôi! Còn khi bạn có, thì lại
hiện hữu. Và đừng cho rằng có mâu thuẫn trong nó.
Bạn phải đang nghĩ có mâu thuẫn đây; đó là lí do tại
sao bạn nói: ... quay, xoay tròn, một cơn xoáy lốc...
Không, đấy đơn giản là nhịp điệu. Tận hưởng nó đi!
Biến mất khi bạn biến mất; xuất hiện khi bạn xuất
hiện. Và đừng khao khát cái khác, chỉ là cái đang đó.
Và chẳng mấy chốc bạn sẽ thấy hiện tượng mới
nảy sinh trong mình: nhân chứng - cái không bao giờ
biến mất và không bao giờ xuất hiện. Khi bạn không
có, thì thế nữa nhân chứng vẫn có đó; bằng không ai
sẽ biết 'mình không có'? Khi bạn có, thì thế nữa nhân
chứng cũng có đó, bằng không ai sẽ biết 'mình có
đây'?
'Tôi đang, tôi không đang' là giống như việc thở -
thở vào, thở ra. Cho phép nó.... Nghỉ ngơi sâu sắc
trong nó. Và xoáy tròn và cuộn xoáy và xoáy lốc, tất
cả những cảm giác đó sẽ biến mất và an bình lớn lao
sẽ giáng xuống bạn - như nó đã giáng xuống ngày nào
đó vào Jesus như một sứ giả hoà bình. An bình lớn sẽ
giáng xuống bạn, và trong an bình đó cái gì đó mới
mẻ sẽ được biển lộ ra - đó là nhân chứng. Bạn không
phải là cái đó. Nhân chứng đó là điều Thượng đế là gì
- nhân chứng cho tất cả mọi sự.
Tôi không hạnh phúc, tôi không buồn. Thậm chí
chẳng có gì để hiểu, dường như vậy. Đây là thời kì
chuyển tiếp Trước khi bạn thực sự trở nên hạnh phúc,
trước khi bạn thực sự đạt tới anand - phúc lạc - thì
khoảnh khắc này tới khi bạn không buồn cũng chẳng
hạnh phúc. Khác biệt lớn nảy sinh. Bạn đơn giản cảm
thấy không bị gắn bó vào bất kì cái gì: hạnh phúc, bất
hạnh - bạn trở thành người bàng quan với cả hai điều
này.
Chẳng chóng thì chầy, khi thời gian chín muồi và
mùa vụ đã tới với bạn, bỗng nhiên bạn sẽ thấy phúc
lạc nảy sinh trong mình. Phúc lạc đó chẳng liên quan
gì tới hạnh phúc thông thường của bạn cả. Hạnh phúc
thông thường của bạn bao giờ cũng mang hạt mầm
của bất hạnh trong nó. Hạnh phúc thông thường của
bạn bao giờ cũng biến thành bất hạnh - và bạn biết
điều đó! Bạn đã kinh nghiệm điều đó cả nghìn lẻ một
lần rồi. Bất hạnh của bạn mang bên trong nó hạt mầm
của hạnh phúc. Trong tiếng cười của bạn có cả nước
mắt - có thể là không thấy được, nhưng chúng có đó.
Và trong nước mắt của bạn cũng có tiếng cười.
Tôi đã nghe, nhiều lần, tiếng cười trong nước mắt
của bạn, và tôi đã thấy nước mắt nhiều lần trong tiếng
cười. Bạn mang nhị nguyên.
Thời kì chuyển tiếp này tới khi bạn trở nên ít bị
gắn bó với nhị nguyên, khi bạn bắt đầu hiểu rằng
tiếng cười và nước mắt không phải là hai thứ tách
biệt. Không có gì để chọn lựa cả: tiếng cười sẽ đem
lại nước mắt, nước mắt đem lại tiếng cười, cho nên
phỏng có ích gì mà chọn lựa? Bạn trở thành ít kén cá chọn canh hơn, thế thì bạn không buồn cũng không
hạnh phúc.
Đây là điều được gọi là im lặng, an bình. Nếu bạn
được hài hoà với nó một cách toàn bộ, thế thì phúc
lạc, cực lạc sẽ nảy sinh. Cực lạc đó không có hạt mầm
của cái gì cả. Nó là thuần khiết. Nó không có nhị
nguyên. Nó không thể biến thành cái đối lập của nó
được - nó không có cái đối lập cho nó. Đó là điều
chúng ta gọi là phúc lạc, anand, cực lạc. Nó không có
cái đối lập; nó đơn giản một mình có đó trong sự
thuần khiết, hồn nhiên tuyệt đối.
Ban đầu con người phải sống trong nhị nguyên -
lúc thì buồn, lúc thì vui, rồi lại buồn, lại vui - và
người đó cứ xoay tròn. Thế rồi nảy sinh an bình nếu
bạn bắt đầu trở nên mang tính quan sát. Đấy là giai
đoạn thứ hai: an bình. Nhị nguyên đang mất dần việc
nắm giữ bạn. Thế rồi cực lạc nảy sinh. Cực lạc là mục
tiêu.
Thượng đế không chỉ im lặng. Có vài tôn giáo đã
dừng lại ở im lặng; họ không phải là tôn giáo hoàn
chỉnh. Chẳng hạn, Jaina giáo đã dừng lại ở an bình,
im lặng. Tôi không cho rằng Mahavira đã dừng lại ở
đó - ông ấy là người cực lạc, vô cùng cực lạc, cực lạc
điên rồ. Nhưng người Jaina đã dừng lại ở an bình.
Phật đã dừng lại ở an bình. Phật tử cũng đã làm điều
đó, họ đã dừng lại ở an bình. Phật không chỉ là con
người của an bình - chắc chắn ông ấy là con người
của an bình, nhưng ông ấy còn hơn thế, ông ấy còn
thêm nữa.
Điểm thêm nữa đó bị mất đi trong Phật giáo; nó
đã có trong Phật, nhưng nó lại mất đi trong Phật giáo.
Cho nên bất kì khi nào một người bắt đầu thiền theo
đường lối Phật giáo thì người đó trở thành có chút ít
dửng dưng với hạnh phúc, bất hạnh. Người đó chắc
chắn trở nên an bình hơn, nhưng an bình của người đó
có phẩm chất nào đó của nỗi buồn trong nó, phẩm
chất nào đó của cái không sống. Trông có vẻ đông
cứng, người đó trông có vẻ hơi chết. Người đó không
rộn ràng, cuộc sống không tưng bừng trong người đó.
Người đó không đầy nhựa sống, người đó không đậm
mầu. Người đó dường như khô héo, như sa mạc,
không nở hoa. Đó là nguy cơ của thiền Phật giáo.
Người ta phải vượt ra ngoài nó.
Bao giờ cũng nhớ rằng an bình không phải là mục
tiêu. Mục tiêu là cực lạc. Chừng nào bạn còn chưa thể
nhảy múa, chừng nào bạn còn chưa thể bỏ bản thân
mình trong điệu vũ, chừng nào điệu vũ của bạn còn
chưa thể trở thành cực thích sâu sắc, chừng nào bạn
còn chưa thể nở hoa, đừng dừng bản thân mình lại ở
giữa cuộc hành trình.
Thậm chí chẳng có gì để hiểu, dường như vậy.
Bạn nói 'dường như' - trong thưc tế nó là vậy. Chẳng
có gì để hiểu cả. Cuộc sống là bí ẩn siêu việt lên trên
việc hiểu. Tất cả mọi việc hiểu đều chỉ là trò chơi trẻ
con. Bạn có thể chơi quanh! Người thực sự chín chắn
đi tới hiểu biết rằng không có gì để hiểu cả. Trong
thực tế, không có ai để hiểu và chẳng có gì để được
hiểu. Cuộc sống là bí ẩn để được sống, không để được
hiểu.
Thế rồi, khi tôi quay về thực tại thường lệ, tôi
thấy tôi đi tìm ý nghĩa để cho cuộc sống một chất liệu
nào đó. Đó là chỗ bạn đi sai. Bạn sẽ phải đem im lặng và an bình trở lại với lề thói thường ngày của mình,
về cuộc sống bình thường. Nếu bạn lại bắt đầu tìm
cách thức và phương tiện nào đó để làm tròn số không
đang nảy sinh trong bạn, để rót đầy cái trống rỗng
đang nảy sinh trong bạn; nếu bạn bắt đầu tìm cách
thức, sự bận bịu, phương pháp, quan hệ, để rót vào lỗ
hổng đang tới trong bạn, để có chất liệu nào đó - thế
thì bạn sẽ trong đống lộn xộn. Bởi vì một mặt một quá
trình vĩ đại đang diễn ra, và mặt khác bạn bắt đầu phá
huỷ quá trình đó. Vẫn còn trong vô chất liệu đi! bởi vì
đó là cách thực tại hiện hữu.
Đó là một trong những thông điệp của Phật, rằng
không có chất liệu gì cả. Vật chất là vô vật chất và
con người không có cái ngã. Chất liệu không tồn tại.
Mọi ham muốn đều có chất liệu nào đó bắt nguồn từ
dốt nát, từ sợ hãi. Bạn là cái không! Cái không sâu
lắng, vực thẳm không đáy. Cho nên đừng sợ hãi - rơi
vào trong nó, cứ rơi vào trong nó đi. Đừng cố gắng
treo bám vào cái rễ nào đó ở đâu đó, vào cành cây nào
đó, hay vào ai đó, vào mối bận tâm nào đó, vào cái gì
đó này khác. Đừng cố gắng treo vào đâu cả - chỉ thả
mình vào trong vực thẳm không đáy này. Thả mình
vào trong đó... thả vào trong đó... bạn biến mất. Bạn
biến mất như làn khói.
Và cái ngày bạn hoàn toàn biến mất chính là ngày
của Niết bàn - thế thì bạn biết mình thực sự là ai.
Con người giống như số không.
Khái niệm số không được sinh ra tại Ấn Độ.
Trong thực tế, chín chữ số và số không là do người
Ấn Độ phát minh ra. Nhưng số không trong bản thân
nó là vô nghĩa. Nó chỉ có nghĩa khi bạn gắn nó với
chữ số nào đó. Nếu bạn đặt nó sau số một, nó trở
thành có nghĩa - một trở thành mười; số không mang
ý nghĩa của việc tương đương với chín. Nếu bạn đặt
nó sau hai, thì nó trở thành hai mươi; bây giờ số
không mang nghĩa của mười chín. Bạn cứ đặt các con
số lớn hơn trước nó và số không cứ trở nên lớn hơn và
lớn hơn mãi, và số không cho cảm giác rất chất liệu.
Đó là điều chúng ta đang làm trong cuộc sống.
Con người được sinh ra giống như số không. Thế rồi
đặt thêm số dư ngân hàng vào trước người đó - người
đó trở thành có giá trị. Thế rồi bảo người đó rằng
"Anh đã trở thành tổng thống của đất nước chúng ta" -
người đó trở thành rất quan trọng. Số không bây giờ
mang nhiều ý nghĩa: người đó có tiền bạc, quyền lực,
uy tín, tên tuổi, danh vọng - thế thì số không trở nên
ngày một mang tính chất liệu hơn. Đó là lí do tại sao
chúng ta khao khát tên tuổi, danh vọng, tiền bạc, uy
tín: đặt cái gì đó vào để cho chúng ta không cảm thấy
trống rỗng.
Nhưng bất kì cái gì bạn làm cũng là vô tích sự,
bởi vì bạn là sự trống rỗng. Cái trống rỗng là bản tính
của bạn. Bạn có thể lừa dối, nhưng bạn không thể
thay đổi được thực tại.
Cho nên đây là gợi ý của tôi, rằng cho dù trong
thực tại bình thường của mình, khi bạn hạ xuống từ
trạng thái thiền, đem theo con số không đó - và đừng
cố gắng rót đầy nó bằng bất kì cái gì, bởi vì điều đó
rất bạo hành. Điều đó là giống như con voi; đó là điều
kinh sách Ấn Độ nói: Con voi đi ra sông, nó tắm,
phun nước lên mình, và rồi bước ra khỏi dòng sông và
ném bụi đất lên mình. Đấy là cách kinh sách Ấn Độ mô tả người đi vào thiền, đạt tới sự thuần khiết của
cái không, quay trở lại, và ném bụi đất lên mình. Điều
đó là ngu xuẩn, điều đó là tự tử. Tránh điều đó. Điều
đó là khuynh hướng tự nhiên, nhưng tránh nó ra.
Đừng là con voi.
Tôi thấy tôi đi tìm ý nghĩa để cho cuộc sống một
chất liệu nào đó. Ý nghĩa đó là tình yêu. Phải chăng
tình yêu là cái gì đó đi đôi với chiều hướng con
người?
Tình yêu đi đôi với chiều hướng con người thì
không thực là tình yêu; nó chỉ là thôi thúc sâu sắc để
rót đầy bản thân mình bằng sự hiện hữu của người
khác, để đặt ai đó khác lên trước số không của bạn để
cho bạn trở thành có nghĩa. Người đàn bà một mình
cảm thấy không có gì; đi cùng chồng, nhìn người đàn
bà này - cô ấy đang đi với một con số, số không đi với
một con số. Người đàn ông một mình cảm thấy trống
rỗng; đi cùng với một người đàn bà anh ta cảm thấy là
ai đó. Người chồng là ai đó! Người chưa vợ là không
ai cả.
Chúng ta cứ đi tìm bằng cách nào đó, với cái gì
đó, để ngáng trở kinh nghiệm về cái không này.
Không, tình yêu của con người không thực sự là
tình yêu. Nó chỉ là thủ đoạn lừa dối. Tình yêu thực là
cái gì đó vượt ra ngoài con người. Và tình yêu thực là
cái gì đó chẳng liên quan gì tới việc rót vào không
gian bên trong - chính là điều ngược lại. Nó có cái gì
đó liên quan tới việc chia sẻ không gian bên trong.
Bạn không đi như kẻ ăn mày tới người khác; bạn đi
như hoàng đế. Bạn không đi ăn xin; bạn đi chia sẻ. Và
nhớ hai từ này.
Nếu bạn xin cái gì đó từ ai đó, thế thì đấy không
phải là tình yêu. Nếu bạn chia sẻ, thế thì đấy là tình
yêu. Việc chia sẻ theo cách nào đó vượt ra ngoài con
người, và vậy mà theo cách nào đó lại ở bên trong khả
năng của con người. Chia sẻ là cây cầu nối con người
với điều thiêng liêng. Đó là lí do tại sao tình yêu lại là
cây cầu nối con người với điều thiêng liêng.
Cho nên đừng cố gắng tìm người bạn, bạn gái, ai
đó để rót vào không gian bên trong của mình. Không.
Tìm ai đó để chia sẻ cùng. Đừng tìm con số - một,
hai, ba - đừng tìm con số. Tìm ai đó cũng là số không.
Khi hai số không gặp nhau, có tình yêu. Khi hai cái
trống rỗng gặp nhau, có tình yêu.
Và nhớ lấy: khi hai số không gặp nhau, không có
hai số không - chỉ có một số không thôi. Không cộng
với không cộng với không - bạn có thể cứ đặt nhiều
số không tuỳ thích, nhưng nó bao giờ cũng đi tới một
số không. Tổng số không bao giờ nhiều hơn một số
không.
Tình yêu là khi hai người biến mất. Tình yêu là
khi người yêu không có và người được yêu cũng
không có. Ngay cả trong những chuyện tình vĩ đại, thì
cũng chỉ hiếm khi mới có những khoảnh khắc mà tình
yêu hiện hữu.
Để tôi nói với các bạn theo cách này: Tôi đã đọc
nhiều bài thơ vĩ đại, nhiều thiên anh hùng ca vĩ đại,
thậm chí trong Shakespeare, trong Kalidas, trong
Tulsidas, trong Milton, trong Dante, chỉ hiếm khi mới
có vài dòng mang tính thơ ca. Thỉnh thoảng chỉ một
đoạn của một dòng là mang tính thơ ca; đôi khi chỉ
một lời, chỉ một sắc thái là mang tính thơ ca. Thậm chí trong chuyện tình lớn thì đấy cũng là cách nó hiện
hữu: chỉ vài khoảnh khắc hiếm hoi mới là từ tình yêu.
Nhưng chỉ khi bạn hoàn toàn biến mất và hai người
không phải là hai và bất nhị tồn tại, và các cá tính
không còn va chạm nữa, các cá tính đã bị vứt bỏ - thế
thì tình yêu xuất hiện. Tình yêu đó có phẩm chất của
vô thời gian. Tình yêu đó có phẩm chất của cầu
nguyện. Tình yêu đó là Thượng đế.
Phải chăng tình yêu là cái gì đó đi đôi với chiều
hướng con người? Nó có thể đi đôi với chiều hướng
con người - nếu bạn làm việc vì nó, nếu bạn tạo ra cơ
hội cho nó, nếu bạn trở thành mong manh với nó. Một
cách tự nhiên, nó không sẵn có. Thông thường nó
không sẵn có. Thông thường chỉ dục là sẵn có, và dục
lại chẳng là gì ngoài phương tiện - upaya - để quên
bản thân mình.
Tỉnh yêu là việc cực kì đáng ghi nhớ lấy, nhận
biết vĩ đại, ngọn lửa rực rỡ không khói. Nhưng nó tồn
tại như hạt mầm trong bạn. Bạn có thể làm nó lớn lên,
bạn có thể lớn lên trong thực tại tình yêu đó. Bạn có
tiềm năng, nhưng nó phải được làm thành thực tại.
Phải chăng nó là cái gì đó chúng ta tạo ra, hay nó
là tất cả những cái đang có đó và ở đây cho chúng ta
khám phá? Không, chúng ta không tạo ra nó - tình
yêu không thể được tạo ra. Nó không thể được chế
tạo; nó không do con người làm ra. Tình yêu được tạo
ra là tình yêu giả; nó cũng giống như hoa nhựa vậy.
Tình yêu được khám phá là tình yêu thực. Bạn không
tạo ra nó - bạn trôi giạt vào trong nó. Bạn phải thảnh
thơi trong nó.
Vâng, Phật là đúng khi ông ấy nói: Trở thành
giống như mẩu gỗ nổi trôi theo dòng nước - ông sẽ
đạt tới đại dương. Tôi đảm bảo với bạn, bạn sẽ đạt tới
đại dương. Đại dương đã có đó rồi: dòng sông phải
phát hiện ra nó; sông không tạo ra đại dương. Làm
sao dòng sông có thể tạo ra được đại dương? Chỉ là
suy nghĩ về một ý tưởng khôi hài! - một dòng sông
sao? Làm sao nó có thể tạo ra đại dương được? Nếu
dòng sông tạo ra đại dương, thì đại dương sẽ chỉ là
vũng nước nhỏ, nó sẽ không phải là đại dương, nó sẽ
không vô hạn. Còn nếu dòng sông mà tạo ra đại
dương, thì nó sẽ trở thành bẩn thỉu, nó sẽ trở thành tù
đọng, nó sẽ trở thành chết.
Dòng sông phải tìm kiếm và khám phá. Đại
dương đã tồn tại rồi. Đại dương tồn tại từ trước khi
dòng sông tồn tại. Trong thực tế, dòng sông bắt nguồn
từ đại dương, qua mây. Đến cuối cùng chúng ta đạt
tới cội nguồn nguyên thuỷ, không ở đâu khác. Dòng
sông rơi vào trong đại dương bởi vì dòng sông đã bắt
nguồn từ đại dương. Chúng ta trở thành thượng đế bởi
vì chúng ta bắt nguồn từ Thượng đế.
Tình yêu phải được khám phá - nó đã có đó rồi.
Và làm sao khám phá ra nó? Bạn càng có thì càng ít
có khả năng để khám phá nó; bạn càng ít có, thì lại
càng nhiều khả năng khám phá nó. Khi dòng sông
biến mất trong đại dương, nó khám phá ra đại dương,
nó trở thành đại dương. 

Câu hỏi thứ tư:
Có phải bởi vì quyết định của thầy mà thầy
không đi chơi ra khỏi chỗ ở không? Hay việc đi
ra đó chỉ đơn giản không xảy ra?
Không có đâu mà đi bây giờ. Mọi việc đi chơi đã
chấm dứt - bởi vì người quen đi chơi đã biến mất rồi.
Dù tôi ở đâu thì tôi cũng ở đây và bây giờ. Căn phòng
của tôi cũng hoàn hảo như bất kì chỗ nào khác, cho
nên phỏng có ích gì mà đi đâu? Điều đó là lạc lõng.
Bạn cứ đi tìm, bạn cứ đi mãi: đôi khi tới câu lạc
bộ, đôi khi đi xem phim, đôi khi tới khách sạn, lúc
chỗ này, lúc chỗ nọ. Bạn cứ đi chơi liên tục, bởi vì dù
bạn ở bất kì đâu thì bạn cũng không vừa lòng. Dù bạn
ở bất kì đâu, bạn cũng đều cảm thấy mình đang bỏ lỡ
cái gì đó mà phải đang xảy ra ở đâu đó khác.
Tất nhiên, bạn trở nên lo nghĩ về tôi nữa: Con
người này cứ làm gì thế nhỉ, cứ ngồi mãi trong phòng
của ông ấy? Thỉnh thoảng ông ấy có phát ngán
không? Sao ông ấy lại không đi chơi nhỉ? Thay vì hỏi
tôi sao tôi không đi chơi, xin hãy bắt đầu hỏi tại sao
bạn cứ đi chơi mãi.
Chuyện xảy ra: Rabiya al-Adabiya đang ngồi
trong phòng cô ấy thiền, cầu nguyện. Một nhà huyền
môn khác, Hassan, trọ cùng cô ấy. Anh ta đi chơi, lúc
đó là sáng sớm, mặt trời mới ở đường chân trời. Trời
thì đẹp. Trời đầy âm nhạc. Trời thật kì diệu. Và anh ta
gọi to: "Rabiya, sao chị không ra chơi?! Thượng đế đã
tạo ra một buổi bình minh tuyệt vời."
Và Rabiya cười to và nói, "Hassan, khi nào thì
anh mới trở nên chín chắn? Đi vào đi! thay vì gọi ta
ra. Bình minh thật đẹp, nhưng ở đây bên trong ta đang
đối diện với Đấng sáng tạo ra bình minh."
Phải đấy, Rabiya là phải: bên ngoài là đẹp, nhưng
chẳng có gì so sánh được với bên trong. Một khi bạn
đã có cái nhìn bên trong về mọi thứ, ai còn bận tâm
với bên ngoài nữa? Bên ngoài là đẹp, chẳng có gì sai
trong nó, nhưng nếu bạn cứ đi từ chỗ này sang chỗ nọ
và chẳng bao giờ về nhà, bạn sẽ vẫn còn trong khổ.
Tôi không đi chơi, không phải bởi vì đấy là quyết
định về phần tôi: trong hai mươi hai hay hai mươi ba
năm qua tôi đã không quyết định điều gì cả. Cái ngày
tôi chết đi, 21 tháng ba năm 1953, việc quyết định
cũng chết rồi. Tôi không có đó, cho nên ai quyết
định? Cho nên bất kì điều gì xảy ra thì cứ xảy ra - và
điều đó cực kì đẹp. Nhiều hơn nữa cũng không thể
trông đợi được. Điều đó còn nhiều hơn cái mà con
người có thể ham muốn.
Ông già tám mươi sáu tuổi Harry Hershfield được
cô gái làm tiền gạ gẫm bên ngoài câu lạc bộ Cừu.
Harry bảo cô gái: "Có ba lí do tại sao tôi không thể đi
với cô. Thứ nhất, tôi không có tiền - "
Quí cô này ngắt lời, "Thế thì hai lí do kia chẳng
thành vấn đề."
Tôi cũng có ba lí do tại sao tôi không đi ra ngoài
chơi. Lí do thứ nhất là : tôi không có - và hai lí do kia
chẳng thành vấn đề. 

Câu hỏi thứ năm:
Osho kính yêu,
Vì hậu thế đời sau, vì các nhà viết sử và những
người ghi chép sử biên niên, và vì tôi nữa, xin thầy
thật thà một lần trong đời mình - và xin thầy cắt bớt
những lời bình giảng về cái gì là chân lí và cái gì phi
chân lí. Chẳng phải đó là trường hợp chiếc khăn vốn
chẳng liên quan gì tới nước đệm Tây Tạng hay với
các loại ý nghĩa bí truyền bắt nguồn từ một căn phòng
nào đó trong nhà Jesus sao? Chẳng phải chỉ đơn giản
là thầy dùng chiếc khăn để xua đuổi sự xâm lấn của
muỗi vô hình khỏi Jabalpur đó sao?
Điều thứ nhất: cái có thể được nói ra tất cả đều là
phi chân lí; cái mà không thể nói ra được mới là chân
lí. Tất cả mọi kinh sách đều là những lời dối trá đẹp
đẽ. Và tất cả mọi buổi thuyết pháp của các Phật và
Christ đều là những lời dối trá được tô điểm đẹp đẽ.
Bạn hỏi tôi: "Xin thầy thật thà một lần trong đời
mình." Bạn đòi hỏi điều không thể được. Điều đó tôi
không thể nào làm được; không ai đã bao giờ làm
được điều đó - và không ai có thể làm được việc đó.
Chân lí không thể nào được diễn đạt. Và bằng việc
nói nó ra thật rõ ràng cho bạn, tôi tới gần nhất với
chân lí mà có thể được. Nó không thể nào được nói ra.
Và tất cả những cái có thể được nói ra sẽ vẫn còn là
một loại phi chân lí nào đó.
Lời phá huỷ chân lí. Việc diễn đạt làm biến chất
chân lí.
Và bạn hỏi tôi về chiếc khăn: "Chẳng phải đó là
trường hợp chiếc khăn vốn chẳng liên quan gì tới
nước đệm Tây Tạng...?"
Nó chẳng liên quan gì tới nước đệm hay bất kì
Tây Tạng nào. Ít nhất ngày nay nó chẳng liên quan gì
tới điều đó cả. Tôi không thể hứa với bạn về ngày mai
được, và tôi đã quên mọi điều về hôm qua.
Và tất cả mọi nghĩa bí truyền đang được gắn cho
nó đơn giản là ngu xuẩn. Nhưng có những người ngu
vẫn cần bịa đặt bí truyền, các cách lí thuyết hoá bí
truyền.
Chủ nghĩa bí truyền tồn tại trên thế giới này bởi vì
tâm trí ngu xuẩn của con người. Bằng không, thì mọi
thứ bao giờ cũng để mở, ngay trước bạn; chẳng có gì
bị che giấu ngay từ chính ban đầu. Làm sao chân lí có
thể bị che giấu? Nó có thể không được diễn đạt,
nhưng điều đó không có nghĩa là nó bị che giấu. Nó ở
ngay trước mắt bạn. Nó ở khắp mọi chỗ. Nó ở mọi
nơi, bên trong và bên ngoài.
Nhưng cũng tốt để hiểu cách thức những việc lí
thuyết hoá ngu xuẩn lại có thể được phát sinh ra từ
những điều đơn giản. Đấy chỉ là chuyện cười - nhưng
có những người thậm chí sẽ không tin vào điều này.
Họ sẽ tìm ý nghĩa bí truyền nào đó trong nó, tại sao
tôi gọi nó là chuyện cười. Có những người khó tính.
Nó chẳng liên quan tới cái gì cả. Đấy là điều duy
nhất mà tôi có. Để tôi kể cho bạn một giai thoại:

Một kẻ hippie đang đi trên phố cắp hộp xì gà dưới
nách thì gặp một kẻ hippie khác hỏi, "Này, anh bạn,
giấu diếm cái gì thế? Anh đi đâu với cái hộp xì gà
kia?"
"Tớ đang di chuyển," kẻ hippie thứ nhất nói.
Cho nên đây là cái gì đó mà bất kì khi nào tôi
muốn đi thì ít nhất tôi cũng có thể mang đi cùng mình.
Và tôi sẵn sàng vứt nó, tôi đã vứt nó rồi - nhưng
Maneesha sẽ không cho phép điều đó. Thế là cô ấy
bắt đầu hỏi về áo choàng.
Tôi có thể vứt cả cái đó nữa, nhưng điều đó sẽ tạo
ra nhiều khó khăn - không phải cho tôi mà cho bạn.
Chỉ vì bạn, tôi mới không vứt bỏ áo choàng.
Một ông già sáu mươi tuổi và một ông già tám
mươi tuổi gặp nhau. Ông già sáu mươi nói, "Tôi
không biết: tôi dường như không thể nào thoả mãn
được vợ mình. Tôi đã cố gắng nhưng - chẳng có gì."
Ông già tám mươi trả lời, "Tôi không có vấn đề
về bất kì cái gì. Mọi đêm tôi về nhà và cởi quần áo
ngay trước vợ tôi và tôi nói, 'Nhìn đây này. Em thoả
mãn chưa?' Bà ấy nhún vay 'rồi' và nó là vậy!"
Mọi người có thể cứ tìm cách hợp lí hoá - bây giờ
đây là kiểu hợp lí hoá gì vậy? Mọi việc giải thích bí
truyền đều giống thế này, chúng không thoả mãn bạn
- bởi vì làm sao chỉ những ý tưởng bịa đặt miệng lại
thoả mãn được? Chỉ chân lí mới có thể thoả mãn. Và
chân lí là ở chỗ nó chỉ là chuyện cười.
Tôi thích chuyện cười. Và không cần tìm bất kì
nghĩa bí truyền nào trong chúng. Chúng là đơn giản.
Nhưng lại khó chấp nhận cái gì đơn giản.
Giáo hoàng Pius XII của Rome đang tới cổng trời.
Thánh Peter ra mở cửa, hỏi tên ông này và lắc đầu,
"Chưa hề nghe thấy tên này."
'Thế thì vào hỏi Thượng đế cha đi, ông ấy sẽ nhận
ra tôi," Giáo hoàng yêu cầu.
Thánh Peter đi hỏi. "Này ông chủ, ông có biết một
người tên là Giáo hoàng Pius XII của Rome không? "
"Chưa hề nghe nói về ông ta," là câu trả lời của
Đức chúa cha.
Peter, quay lại cổng trời: "Ông ấy không biết
ông."
"Thế thì đi hỏi Jesus vậy."
Thánh Peter, đã chút ít mất kiên nhẫn, lại đi hỏi:
"Này Đức chúa con, ông ấy có biết một người tên là
Giáo hoàng Pius XII của Rome không?"
Đức chúa con: "Chưa bao giờ nghe nói, chưa bao
giờ gặp ông ta."
Thánh Peter quay lại để nói cho ông Giáo hoàng
thất vọng thông điệp này. "Xin ông cho tôi ân huệ
cuối cùng," Giáo hoàng nói, "ông đi hỏi Thánh Thần." 

Peter gật đầu và quay lại trời ông ấy hỏi Đức
Thánh thần: "Xin chào Đức Khói toả, ông ấy có biết
Giáo hoàng Pius XII của Rome không?"
Đức Khói toả lầm rầm: "Giáo hoàng Pius, Giáo
hoàng Pius XII của Rome... tống ông ta xuống Địa
ngục! Đấy là thằng cha đã kể câu chuyện bẩn thỉu về
Mary và ta!"
Đây là người đã bịa ra câu chuyện về cách Mary
trở nên mang thai - chẳng hề yêu người đàn ông nào.
Có những bác học và học giả, nhưng nhớ lấy: không
ai sẽ nhận ra bạn ở cổng trời.
Các lí thuyết là vô tích sự, nhưng tâm trí nài xin
và tâm trí muốn xoay tròn - quanh bất kì cái gì! Nhìn
xem... quanh chiếc khăn. Bạn đang tạo ra biết bao
nhiêu ồn ào về nó. Trong phòng của Chinmaya những
cuộc họp lớn vẫn tiếp diễn, và mọi người đến thăm
anh ta và hỏi anh ta, còn anh ta cứ giải thích...
Câu hỏi cuối cùng:
Chiếc khăn rơi xuống đất ngay trước Maitreya
và chiếc khăn anh ta lấy làm sở hữu của mình
đã biến mất một cách bí ẩn. Thầy phải nói gì về
điều này?
Những chiếc khăn này là rất thất thường. Tôi biết
chúng: một chuyện tình dài... hai mươi nhăm năm là
quá nhiều trên thế giới này nơi thậm chí sống với một
người đàn bà lâu như thế đã trở thành không thể được
- ba năm là nhiều nhất. Hai mươi nhăm năm tôi đã
sống với chiếc khăn đó. Chúng là rất thất thường.
Và tôi đã làm hỏng chúng nữa. Tôi đã yêu chúng,
kính trọng chúng, tôn thờ chúng. Bây giờ, Maitreya là
một người đơn giản. Anh ấy phải để chiếc khăn ở đâu
đó - chiếc khăn sẽ không thích điều đó theo cách đó.
Nó ở trong căn phòng này, tôi đảm bảo với bạn,
nhưng anh ấy sẽ phải trải qua chút ít thời gian tìm
hiểu. Anh ấy sẽ phải thì thầm và tán tỉnh. Và chiếc
khăn đặc biệt đó là chiếc khăn tắm cho phụ nữ. Hôm
nay tôi có một khăn tắm con trai, cho nên tôi đưa nó
cho Maitreya: giữ chúng cùng nhau. Chúng sẽ cảm
thấy sướng hơn và hạnh phúc hơn.


Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét

HÃY TÌM LẠI CHÍNH MÌNH BẰNG SỰ THỨC TÌNH MỤC ĐÍCH SỐNG

Nhân loại đã thực sự sẵn sàng cho một quá trình chuyển biến nhận thức , một quá trình nở hoa sâu sắc và triệt để của tâm thức đến độ , so với quá trình này thì việc cây cỏ nở hoa 114 triệu năm trước đây , dù cho đẹp đến mấy thì đấy cũng chỉ là sự phản ánh nhạt nhòa ? Liệu con người có thể từ bỏ tầng tầng lớp lớp những cách nghĩ bị bó buộc cũ và trở nên giống như những tinh thể pha lê trong suốt để ánh sang nhận thức xuyên qua dễ dàng ?

Liệu con người có thể thoát ra khỏi trường hấp dẫn của chủ nghĩa vật chất , thoát ra khỏi tình trạng tự đồng nhất mình với hình tướng ?

Khả năng chuyển hóa này cũng là thông điệp chính của những giáo lý sâu sắc để khai thị cho con người .Những người phát đi thông điệp này – như Đức Phật , chúa Jesus và nhiều người khác – là những bông hoa đầu tiên của nhân loại . Họ là những vị Thầy tiên phong , rất hiếm hoi và quý giá vô cùng . Tuy vậy , một sự chuyển hóa rộng khắp chưa thể xảy ra vào thời điểm đó được , nên thông điệp của họ bị bóp méo đi rất nhiều . Ngoại trừ ở một số ít người , tâm thức của con người thời ấy nói chung chưa được chuyển hóa nhiều

Bây giờ thì nhân loại đã sẵn sàng để chuyển hóa chưa ? tại sao lúc này mới thật là thời cơ ? Ban có thể làm gì để thúc đẩy quá trình chuyển hóa nội tại này ? Đặc điểm của nhận thức cũ đầy tính bản ngã là gì và đâu là dấu hiệu của một tâm thức mới đang trổi dậy ?

Những câu hỏi này và một số câu hỏi khác sẽ được đề cập trong cuốn sách này . Quan trọng hơn , quyển sách cũng chính là một công cụ có tính chuyển hóa , xuất phát từ một nhận thức mới đầy tính nổi dậy . Những ý tưởng và khái niệm ở đây tuy quan trọng , nhưng đó cũng là thứ yếu . Chính những tấm bảng chỉ đường giúp bảng chỉ đường giúp bạn đi đến trạng thái thức tỉnh . Trong lúc đọc quyển sách này , một sự chuyển hóa sẽ xảy ra trong bạn

Mục đích chính của quyển sách không phải là để cung cấp thêm thông tin hay những niềm tin mù quáng cho trí năng của bạn , hay cố thuyết phục bạn về một điều gì đó , mà nó mang đến cho bạn một sự chuyển hóa trong nhận thức , tức là thức tỉnh bạn ra khỏi những dòng suy nghĩ miên man ở trong đầu

Nếu được như vậy thì bạn sẽ không chỉ thấy cuốn sách này là “thú vị” . Vì “thú vị” có nghĩa là bạn còn đứng ở bên ngoài , tìm vui với những ý nghĩ , và khái niệm ở trong đầu bạn để tu duy rằng mình đồng ý hay không đồng ý với cuốn sách .

Vì cuốn sách này được viết cho bạn , do đó cuốn sách hoặc rất vô nghĩa đối với bạn , hoặc nó làm cho nhận thức của bạn có sự thay đổi lớn . Tuy nhiên cuốn sách này chỉ có thể thức tỉnh những người đã sẵn sang để tỉnh thức

Tuy nhiên khi có một người vừa tỉnh thức thì biến cố này sẽ tạo nên một quán tính trong tâm thức của tập thể , giúp cho sự tỉnh thức xảy ra dễ dàng hơn ở những người khác . Nếu trong lúc này bạn chưa rõ tỉnh thức nghĩa là gì , thì bạn cũng không cần bận tâm nhiều vể nghĩa của từ ấy , hãy cứ tiếp tục đọc và trong bạn có sự tỉnh thức , thì bạn sẽ hiểu “ tỉnh thức “ có nghĩa là gì

Quá trình tỉnh thức một khi đã bắt đầu ở trong bạn rồi thì không thể đảo ngược lại ; và để cho quá trình này được bắt đầu ,bạn chỉ cần trải qua trạng thái thức tỉnh – dù chỉ tong môt thoáng chốc

Đối với một số người thì một thoáng chốc của trạng thái thức tỉnh đó sẽ xảy đến khi họ đọc cuốn sách này . Còn đối với những người khác thì cuốn sách sẽ giúp họ nhận ra rằng quá trình tỉnh thức đã xảy ra ở trong họ rồi , nhưng bây giờ họ mới nhận ra .

Ở một số người thì quá trình tỉnh thức chỉ xảy ra khi họ gặp phải những mất mát hay khổ đau lớn

Trong khi ở những người khác , là khi họ tiếp xúc với những bậc Thầy hay những giáo lý về tâm linh , hay do đọc cuốn “ Sức mạnh của Hiện tại “ hay những cuốn sách có giá trị tâm linh sống động khác . Hoặc có thể là sự tổng hợp của tất cả những điều ấy . Tuy nhiên , một khi sự thức tỉnh đã bắt đầu ở trong bạn thì cuốn sách này sẽ giúp cho bạn đẩy nhanh và gia tăng cường độ tỉnh thức

Điều căn bản nhất của quá trình thức tỉnh là :

Nhận ra sự mê mờ đang tồn tại trong bạn

Nhận diện bản ngã của bạn khi nó đang nói , đang nghĩ , đang làm một việc nào đó

Nhận ra thói quen suy nghĩ đầy tính băng hoại trong tâm thức của tập thể đang thẩm thấu vào mọi khía cạnh của đời sống , kéo dài thêm tình trạng chưa thức tỉnh

Đó là lý do tôi viết quyển sách này : để nêu lên những khía cạnh chính của bản ngã và cách bản ngã hoạt động trong bạn cũng như trong tâm thức tập thể . Điều này có ý nghĩa quan trọng , vì hai lý do chính .

Trước hết , nếu bạn không nhận ra được những cơ cấu hoạt động của bản ngã , bạn sẽ không nhận diện được nó , và sẽ nhầm lẫn mà liên tục tự đồng hóa mình với bản ngã , tức là vô tình bạn để cho bản ngã chứ ngự lấy bạn , mạo danh là bạn

Thứ hai , tự than việc nhận diện bản ngã ở trong bạn chính là một trong những phương cách giúp cho sự tỉnh thức ở trong bạn được diễn ra . Khi bạn nhận ra sự mê lầm của mình , thì cái làm cho sự nhận biết ấy có thể diễn ra chính là thứ nhận thức mới đang trỗi dậy , đó cũng chính là tỉnh thức .

như ta không thể đấu tranh lại bong tối , hay chống đối lại sự mê mờ . Điều mà ta cần làm là mang ánh sáng của nhận thức vào những nơi tối tăm này

Và bạn chính là Ánh sang đó

Bài đăng phổ biến